Tải bản đầy đủ (.pdf) (352 trang)

Bài đọc 4.3. Báo cáo thường niên ĐBSCL 2020: Nâng cao NLCT để phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.81 MB, 352 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÁO CÁO KINH TẾ THƯỜNG NIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2020. Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển bền vững.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Chỉ đạo biên soạn Vũ Tiến Lộc Chủ biên Nguyễn Phương Lam - Vũ Thành Tự Anh Tác giả Vũ Thành Tự Anh - Trưởng nhóm nghiên cứu Lê Duy Bình Vũ Sỹ Cường Huỳnh Thế Du Trần Hương Giang Hồ Thị Thu Hòa Lương Minh Huân Phan Đình Huê Lê Việt Phú Nguyễn Phú Son Ngô Viết Nam Sơn Hoàng Văn Thắng Nguyễn Xuân Thành Từ Minh Thiện Lê Anh Tuấn Đồng tác giả Nguyễn Thị Thu An Lê Thị Thanh Hiếu Thạch Phước Hùng Lê Tấn Nghiêm Trần Thị Phương Thư ký biên tập Trần Hương Giang Võ Thị Thu Hương Hoàng Văn Thắng Thiết kế Nguyễn Phương Nguyễn Quang Xuân Vinh.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> BÁO CÁO KINH TẾ THƯỜNG NIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2020. Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển bền vững. Ấn phẩm này là công trình nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và nhóm chuyên gia Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM). Những phân tích đánh giá, phát hiện và kết luận thể hiện trong báo cáo này là của các tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Ban lãnh đạo VCCI hay FSPPM. Các thông tin trong báo cáo này được tổng hợp từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, vì vậy VCCI và FSPPM không đảm bảo tính chính xác, đồng nhất trong các số liệu do các cơ quan công bố, cung cấp. Các bản đồ, hải đảo, hình ảnh, màu sắc, tên gọi,… trong ấn phẩm này phục vụ cho minh họa nghiên cứu, không hàm ý một sự xác nhận hay thừa nhận đường biên giới hoặc tuyên truyền, quảng cáo cho bất kỳ tổ chức hay đơn vị nào. Tất cả tư liệu trong ấn phẩm này đều có bản quyền. Chúng tôi khuyến khích việc truyền tải thông tin của báo cáo phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, tham vấn chính sách, luận dẫn trong triển khai hoạt động quản lý điều hành kinh tế. Việc sao chép và dẫn chứng phải ghi rõ nguồn gốc, các trường hợp sử dụng từng phần hoặc in lại bất cứ phần nội dung nào của báo cáo phải được sự đồng ý của VCCI và FSPPM. Hãy gửi thông tin đề nghị cho chúng tôi để được phép sử dụng hợp pháp..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Thông điệp của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Quý vị đang cầm trên tay là ấn phẩm Báo cáo Kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 với chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển bền vững”. Đây là báo cáo kinh tế đầu tiên và đầy đủ nhất về một vùng kinh tế trong cả nước, được thực hiện bởi sự phối hợp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (Đại học Fulbright Việt Nam). Ấn phẩm được xây dựng nhằm đánh giá lại giai đoạn phát triển 10 năm qua của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), triển vọng phát triển trong giai đoạn tới với bối cảnh phát triển mới của kinh tế Việt Nam và hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trong những năm qua, các Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành đã khẳng định vai trò và vị trí chiến lược của vùng ĐBSCL trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Quyết định số 245/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào năm 2014 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL (gồm thành phố Cần Thơ, tỉnh Cà Mau, An Giang và Kiên Giang) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quyết định số 245/QĐ-TTg đã khẳng định vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thủy sản, hoa quả, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước. Tiếp đến, Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu được ban hành vào năm 2017 một lần nữa khẳng định vai trò và vị thế của vùng ĐBSCL: đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% các loại trái cây; 95% sản lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu của cả nước. Không thể phủ nhận vai trò và đóng góp kinh tế của vùng ĐBSCL trong phát triển kinh tế của cả nước, tuy nhiên việc triển khai nhiều nghị quyết của Đảng, Quốc hội, chính sách của Chính phủ vẫn chưa theo kịp được với đòi hỏi thực tế của sự phát triển của vùng ĐBSCL. Sự chậm trễ trong triển khai nghị quyết và thực thi chính sách đang là một trở ngại trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cộng thêm tác động lớn nhất đối với Vùng là biến đổi khí hậu, đã đưa vùng kinh tế ĐBSCL vào một giai đoạn khó khăn, thách thức nhất trong lịch sử tồn tại của vùng và đó cũng là một thách thức chung của quốc gia. Để vượt qua thách thức này, Đảng, Nhà nước đã có sự quan tâm đặc biệt thông qua các nghị quyết, quy hoạch mới trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 68/QĐ-TTg, theo đó phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Gần đây nhất, Quyết định số 1163/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31 tháng 7 năm 2020 đã phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Việc lập quy hoạch vùng ĐBSCL theo Quyết định 1163/QĐ-TTg đã xác định vị trí và vai trò quan trọng của vùng ĐBSCL, với mục tiêu xác định phương hướng phát triển, đảm bảo tính liên kết toàn vùng, nhằm phát triển vùng ĐBSCL đến năm 2045 trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước theo yêu cầu đặt ra tại Nghị quyết số 120/NQ-CP năm 2017 của Chính phủ.. II.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Với vai trò là tổ chức quốc gia đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam luôn tham gia kiến tạo, thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển bền vững thông qua việc tham mưu, góp ý chính sách, lấy doanh nghiệp làm trung tâm trong cải cách và phát triển kinh tế. Hiện nay, hầu hết các địa phương đều xác định việc cải thiện môi trường kinh doanh và sự phát triển doanh nghiệp là động lực phát triển kinh tế của địa phương. Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 được ban hành vào giữa năm 2016, thể hiện quan điểm, định hướng, các nguyên tắc và biện pháp mà Chính phủ xác định trong công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp. Từ đó, cho thấy một quan điểm xuyên suốt của Nghị quyết 35 chính là tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và trở thành động lực của nền kinh tế. Đối với vùng ĐBSCL, để phát triển được bền vững, rất cần có một cơ cấu kinh tế vừa hiệu quả, vừa “thuận thiên” thích ứng với biến đổi khí hậu. Tôi đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực của Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ và các tác giả Ban biên soạn trong việc xây dựng Báo cáo này. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu, thông tin quan trọng để tham mưu cho Đảng, Chính phủ trong việc định hướng, hoạch định chính sách đầu tư phát triển vùng ĐBSCL; là công cụ hữu ích cho lãnh đạo các địa phương trong quá trình xây dựng và điều hành chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố. Báo cáo cũng là nguồn tham khảo quan trọng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước để có thông tin định hướng đầu tư, mở rộng thị trường trong chiến lược phát triển kinh doanh tại vùng ĐBSCL. Tôi kỳ vọng Báo cáo này sẽ được thực hiện thường niên và sẽ là tiếng nói quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế và doanh nghiệp của vùng ĐBSCL trong tương lai.. Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Báo cáo. Tiến sỹ Vũ Tiến Lộc. III.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Lời nói đầu Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long lần đầu tiên được thực hiện bởi nhóm các chuyên gia kinh tế, chính sách hàng đầu Việt Nam dưới sự chủ trì, điều phối của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và chịu trách nhiệm chuyên môn của Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM), Đại học Fulbright Việt Nam. Đây là báo cáo nghiên cứu trên phạm vi vùng kinh tế đầu tiên trong cả nước và ĐBSCL được chọn như là một sự điển hình về tính liên kết, sự nhất quán để hướng đến hình thành một thiết chế vùng kinh tế trong tương lai. Trong thập niên qua, đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước những thách thức lớn từ bên ngoài của biến đổi khí hậu như hạn mặn, sạt lở, ngập lụt và ô nhiễm môi trường gia tăng,... đến các vấn đề bên trong như chất lượng tăng trưởng giảm sút, và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao, cấu trúc kinh tế chưa thực sự ổn định, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế, năng suất lao động thấp, tình trạng di dân gia tăng… là những ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế xã hội mà ĐBSCL đang và sẽ phải đối mặt. Trong khi đó quan điểm khi nhìn nhận về ĐBSCL luôn gắn liền với những cụm từ trù phú, lợi thế tài nguyên, thiên nhiên ưu đãi, nguồn lao động dồi dào,… nhưng thực tế quá trình phát triển trong hơn hai thập niên qua cho thấy không là như thế. Bên cạnh đó hạ tầng cơ sở mặc dù được đầu tư nhưng còn quá nhiều điểm nghẽn, nhất là giao thông kết nối. Thiếu quy hoạch đồng bộ và logistics yếu kém dẫn đến sự gia tăng chi phí trong các khâu của chuỗi giá trị sản xuất, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp và kinh tế toàn vùng. Về mặt xã hội, chất lượng giáo dục không theo kịp các vùng miền khác, tỷ lệ bỏ học cao và trình độ học vấn của người dân khá thấp. Lợi thế của các tỉnh Tây Nam bộ là địa hình, thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu ôn hòa,… nay đã không còn nữa do tác động từ thiên tai và con người. Những thế mạnh khác trước đây đã tạo được qua nỗ lực cải cách, cải thiện trong công tác điều hành kinh tế địa phương nay cũng đang mất dần so với các vùng kinh tế khác. Những thách thức và hạn chế trên đang đẩy vùng đồng bằng này vào tình thế hết sức nan giải và rất cần một nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện. Trước thực trạng nền kinh tế cùng với kỳ vọng hơn một giai đoạn phát triển mới, VCCI và FSPPM tiến hành hợp tác xây dựng Báo cáo Kinh tế ĐBSCL. Sau một năm hoạch định, Ban biên soạn được hình thành và chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển bền vững” được lựa chọn để làm tâm điểm và động lực phát triển kinh tế vùng ĐBSCL trong thời gian tới. Không thể một vùng kinh tế với nhiều tiềm năng và đóng góp lớn như ĐBSCL cứ mãi manh mún và thiếu động lực phát triển như hiện nay, các chuyên gia kinh tế hàng đầu trong các lĩnh vực thể chế, chính sách, kinh tế, quy hoạch, môi trường, giao thông,… đã được mời cùng thực hiện báo cáo nghiên cứu đầy tâm huyết. Báo cáo đã đúc kết thành tựu trong một thập niên qua và nêu bật những hạn chế trong quá trình phát triển, đồng thời phác họa những cơ hội và thách thức đang và sẽ diễn ra đối với ĐBSCL.. IV.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Báo cáo được hoàn thành và ra mắt tại điểm vô cùng quan trọng của đất nước: Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XIII, cả nước buớc vào giai đoạn phát triển quan trọng với nhiều hiệp định thương mại toàn cầu có hiệu lực và nền kinh tế đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức chưa bao giờ có trong quá trình phát triển. Vì vậy, báo cáo là nguồn thông tin quý báu cho các cơ quan quản lý địa phương sử dụng trong điều hành, là tư liệu quan trọng để tham vấn chính sách cho Đảng, Quốc hội và Chính phủ trong việc định hướng, quyết nghị chiến lược và thiết lập các chính sách phát triển bền vững cho vùng kinh tế đặc biệt này. Trong tương lai, Báo cáo Kinh tế ĐBSCL sẽ được thực hiện thường niên để tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá các cơ hội, thách thức lớn tác động đến kinh tế của vùng, giúp cho các cơ quan quản lý, các nhà nghiên cứu, cộng đồng doanh nghiệp tìm hiểu và xây dựng chương trình hành động để thích ứng, cùng thúc đẩy vùng đồng bằng này phát triển ổn định và bền vững. Chúng tôi mong rằng Báo cáo Kinh tế Thường niên ĐBSCL này là tài liệu hữu ích cho những ai quan tâm đến vùng kinh tế Tây Nam bộ.. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Đại học Fulbright Việt Nam. Chi nhánh tại Cần Thơ. Trường Chính sách Công và Quản lý. Giám đốc. Giám đốc (2017 - 2020). Ths. Nguyễn Phương Lam. TS. Vũ Thành Tự Anh. V.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Lời cảm ơn Công trình này là kết quả của sự nỗ lực hợp tác giữa VCCI và FSPPM liên tục sau hơn một năm thực hiện. Báo cáo được hoàn thành dưới sự chỉ đạo chung của TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ. Chủ trì biên soạn và định hướng nội dung là ThS. Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI tại Cần Thơ và TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (2017-2020). Các dữ liệu kinh tế được thu thập, tổng hợp bởi Phòng Tư vấn và Thông tin Kinh tế của VCCI tại Cần Thơ và do các tác giả dày công biên soạn. Đứng đầu nhóm nghiên cứu là TS. Vũ Thành Tự Anh, Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm xây dựng chủ đề, nội dung, định hình phương pháp nghiên cứu và trình bày kết quả báo cáo nghiên cứu. Tham gia ban biên soạn gồm: Lê Duy Bình, Vũ Sỹ Cường, Huỳnh Thế Du, Trần Hương Giang, Hồ Thị Thu Hòa, Lương Minh Huân, Phan Đình Huê, Lê Việt Phú, Nguyễn Phú Son, Ngô Viết Nam Sơn, Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Xuân Thành, Từ Minh Thiện là những chuyên gia thực hiện các nội dung và bà Võ Thị Thu Hương là thư ký tổng hợp đã nỗ lực cùng các thành viên thực hiện trong hơn một năm qua. Kết quả nghiên cứu nhận được sự phản biện sâu sắc của bà Phạm Chi Lan, Chuyên gia kinh tế cao cấp, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ; TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh phản biện khoa học, Báo cáo còn nhận được các góp ý có giá trị của Nhà giáo Nhân dân, GS.TS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ; Chuyên gia Phan Chánh Dưỡng, Giảng viên thực tiễn Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright; TS. Nguyễn Văn Sánh, nguyên Viện trưởng Viện Phát triển ĐBSCL, trường Đại học Cần Thơ; ThS. Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI; Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta; bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn; ông Võ Quốc Thắng, TGĐ Công ty CP Đồng Tâm; ông Trương Tấn Lộc, Giám đốc Marketing Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn; Ông Phan Xuân Anh, Giám đốc Mekong Riverside Tiền Giang. Đây là những phản biện và góp ý rất có giá trị về học thuật và thực tiễn giúp cho báo cáo được hoàn thiện một cách tốt nhất. Đặc biệt, từ khi hình thành ý tưởng đến triển khai nghiên cứu, Ban biên soạn đón nhận sự quan tâm từ cơ quan các tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Ban biên soạn xin cảm ơn sự ủng hộ của lãnh đạo UBND các tỉnh, trong đó nhóm nghiên cứu nhận được các góp ý, đánh giá đầy tâm huyết của ông Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp; ông Lê Tiến Châu, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang; ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ; ông Trương Quang Hoài Nam, Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, nguyên Phó chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ; ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp; ông Trương Thanh Tùng, Phó Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam tại ĐBSCL, cùng nhiều lãnh đạo các cơ quan trong nước và quốc tế đã tham vấn và ủng hộ. Chúng tôi ghi nhận và cảm ơn sự đóng góp quý báu và đầy trách nhiệm này.. VI.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Trong quá trình thực hiện, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan và cá nhân, các tổ chức quốc tế trong việc cung cấp thông tin, số liệu, gợi ý, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực chuyên môn. Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn ông Võ Tân Thành, Phó chủ tịch VCCI, Giám đốc VCCI chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh; ông Lê Văn Nưng, Phó bí thư Tỉnh ủy An Giang; GS.TS Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Cần Thơ; GS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ; ông Trần Quốc Hà, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần Thơ và Ban Pháp chế VCCI đã quan tâm, ủng hộ. Chúng tôi xin chân thành ghi nhận sự ủng hộ của Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ, Tổng Lãnh sự Singapore, Tổng Lãnh sự Campuchia, Tổng Lãnh sự Vương quốc Anh tại thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Châu Á tại Hà Nội, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (Eurocharm), Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa kỳ (Amcharm) tại Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã quan tâm và ủng hộ ý tưởng nghiên cứu. Xin cảm ơn Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia IDI, Công ty CP Vĩnh Hoàn, Văn phòng Đại diện Tân Cảng Sài Gòn Khu vực Tây Nam Bộ, Cảng vụ Hàng hải Cần Thơ, Công ty CP Thuỷ sản Minh Phú - Hậu Giang, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, Công ty CP Thủy sản Sóc Trăng, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sóc Trăng, Ban Quản lý Khu Chế xuất Công nghiệp Thành phố Cần Thơ đã đón tiếp nhiệt tình và hỗ trợ các thành viên nhóm nghiên cứu trong quá trình khảo sát thực địa. Chúng tôi cũng xin cảm ơn họa sỹ Xuân Vinh đã phác thảo bức tranh “chật vật” theo ý tưởng từ Ban biên soạn để mô tả hình ảnh của ĐBSCL trong giai đoạn vừa qua với khao khát vươn ra biển lớn, làm bìa cho báo cáo kinh tế quan trọng này. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ và những sự đóng góp quý báu của các chuyên gia, các nhà quản lý cùng các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp để Báo cáo Kinh tế Thường niên ĐBSCL năm 2020 được hoàn thiện một cách tốt đẹp, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, tham vấn chính sách, điều hành kinh tế và nhu cầu tìm kiếm thông tin kinh tế xã hội về vùng ĐBSCL.. VII.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Mục lục THÔNG ĐIỆP. ii. LỜI NÓI ĐẦU. iv. LỜI CẢM ƠN. vi. MỤC LỤC. viii. DANH MỤC HÌNH. xxii. DANH MỤC BẢNG. xvi. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT. xviii. TÓM TẮT. xxii. CHƯƠNG I. TỔNG QUAN BỐI CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM. 1. 1.1 Tổng quan tình hình kinh tế thế giới và vĩ mô trong nước. 3. Những xu hướng quốc tế quan trọng. 4. Bối cảnh vĩ mô trong nước. 7. 1.2 Tác động kinh tế của đại dịch Covid-19. 15. Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến kinh tế toàn cầu. 16. Kinh tế Việt Nam trong đại dịch – những bất lợi và thuận lợi. 18. Tác động của đại dịch COVID-19 đến phát triển kinh tế vùng ĐBSCL. 19. CHƯƠNG II. NHÌN LẠI 10 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2009 – 2019. 21. 2.1 Kết quả hoạt động kinh tế của ĐBSCL dưới góc nhìn so sánh. 23. VIII. Các chỉ tiêu phản ảnh mức độ phát triển kinh tế. 24. Năng suất của vùng ĐBSCL. 29.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2.2 Dân số, lao động, việc làm, mức sống dân cư. 31. Dân số và biến động dân số của vùng ĐBSCL. 32. Lao động – việc làm. 34. Mức sống dân cư. 36. 2.3 Đầu tư. 39. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội. 40. Sự tương thích giữa đầu tư so với các nút thắt chính của vùng ĐBSCL. 42. 2.4 Xuất nhập khẩu. 45. Thực trạng xuất nhập khẩu của ĐBSCL. 46. Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực. 48. Hạ tầng phục vụ xuất khẩu của vùng. 56. 2.5 Thị trường tiêu dùng. 57. Quy mô thị trường. 58. Cơ sở hạ tầng phục vụ thị trường tiêu dùng nội địa. 59. 2.6 Đô thị hóa và di dân. 61. Đô thị hóa và phát triển kinh tế. 62. Di dân và đô thị hóa ở ĐBSCL giai đoạn 2009-2019. 64. Những nhân tố tác động đến di dân và đô thị hóa. 65. Xu hướng di dân và đô thị hóa giai đoạn 2020-2030. 66. Định hướng chính sách quy hoạch và phát triển đô thị. 69. IX.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> CHƯƠNG III. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. 71. 3.1. Điều kiện tự nhiên và các thách thức môi trường ở ĐBSCL. 75. Các dữ liệu về địa lý tự nhiên. 76. Các thay đổi trạng thái tự nhiên trong ba thập niên qua. 79. Các thách thức liên quan đến phát triển trong tương lai. 81. 3.2 Cơ sở hạ tầng Hạ tầng giao thông. 86. Hạ tầng điện năng. 95. Hạ tầng khu công nghiêp. 96. Định hướng quy hoạch xây dựng và hạ tầng cho vùng ĐBSCL. 98. 3.3 Nguồn nhân lực. 101. Đánh giá đặc điểm chất lượng nguồn nhân lực. 102. Nhận diện bối cảnh và xác định điểm nghẽn về nguồn nhân lực. 108. Khuyến nghị. 110. 3.4 Chính sách phát triển ĐBSCL từ góc nhìn tài khóa và tín dụng. 113. Dẫn nhập. 114. Khái quát về thực trạng ngân sách nhà nước vùng ĐBSCL. 114. Tín dụng, ngân hàng. 121. Kết luận và khuyến nghị. 125. 3.5 Môi trường kinh doanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. X. 85. 127. Tổng quan về môi trường kinh doanh của vùng ĐBSCL. 128. Cảm nhận của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh ở ĐBSCL. 131. Những sáng kiến cải thiện môi trường kinh doanh của vùng ĐBSCL. 137. Thách thức và yêu cầu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh của khu vực ĐBSCL. 138.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 3.6 Phát triển doanh nghiệp ở ĐBSCL giai đoạn 2009 – 2019. 141. Tình hình doanh nghiệp gia nhập và rút lui khỏi thị trường ở ĐBSCL. 142. Tình hình doanh nghiệp đang hoạt động vùng ĐBSCL. 151. CHƯƠNG IV. CÁC CỤM NGÀNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SỐNG CỬU LONG. 161. 4.1 Các cụm ngành hiện hữu ở Đồng bằng sông Cửu Long. 163. Cụm ngành lúa gạo. 164. Cụm ngành cá da trơn. 175. Cụm ngành tôm. 195. Cụm ngành rau quả tươi. 211. Cụm ngành du lịch. 225. Một số hoạt động công nghiệp chế biến - chế tạo khác. 237. 4.2 Các cụm ngành tiềm năng ở Đồng bằng sông Cửu Long. 243. Cụm ngành công nghiệp năng lượng. 244. Cụm ngành hạ tầng logistics. 255. CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH. 269. GIỚI THIỆU TÁC GIẢ. 279. PHỤ LỤC. 287. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 293. XI.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Danh mục hình Hình 1.1 Xu hướng bình thường mới trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu. 4. Hình 1.2 Xu hướng suy giảm của dòng vốn FDI toàn cầu. 5. Hình 1.3 Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn cầu. 5. Hình 1.4 Thương mại toàn cầu và lưu lượng dữ liệu xuyên biên giới. 6. Hình 1.5 Tăng trưởng của toàn cầu, Việt Nam và ĐBSCL. 7. Hình 1.6 Xu thế tăng trưởng GDP, tín dụng và lạm phát tại Việt Nam. 8. Hình 1.7 Dấu hiệu tích cực từ cán cân thanh toán (BoP) của Việt Nam. 8. Hình 1.8 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam phân theo khu vực (%). 9. Hình 1.9 Vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế tại Việt Nam. 10. Hình 1.10 Sự phát triển của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam. 11. Hình 1.11 Vốn đầu tư toàn xã hội phân theo thành phần kinh tế và hiệu quả đầu tư. 12. Hình 1.12 Thu, chi ngân sách và trả nợ qua các năm (tỷ đồng). 13. Hình 1.13 Đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại Việt Nam qua các năm. 13. Hình 1.14 Cơ cấu đầu tư FDI tại Việt Nam (lũy kế còn hiệu lực đến 31/12/2019). 14. Hình 1.15 Cán cân thương mại Việt Nam qua các năm. 15. Hình 1.16 Hiện trạng hội nhập quốc tế của Việt Nam. 16. Hình 2.1 Tỷ trọng GDP của ĐBSCL so với thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. 24. Hình 2.2 Cơ cấu GDP của ĐBSCL trong giai đoạn 1990 – 2019 (%). 26. Hình 2.3 Đóng góp của ba khu vực vào tăng trưởng GRDP vùng ĐBSCL (2010 – 2019). 27. Hình 2.4 Phân tách nguồn gốc tăng GDP ở ĐBSCL (2000 – 2010 và 2010 – 2019). 27. Hình 2.5 Phân tách nguồn gốc tăng GDP ở ĐBSCL cho từng khu vực (2000 – 2010). 28. Hình 2.6 Năng suất lao động của ba khu vực kinh tế (2010 – 2019). 30. Hình 2.7 Di cư, nhập cư và tăng dân số tự nhiên vùng ĐBSCL qua các năm. 33. Hình 2.8 Thay đổi cơ cấu lao động trong từng khu vực kinh tế tại ĐBSCL. 34. Hình 2.9 So sánh tỷ lệ lao động đã qua đào tạo giữa các vùng miền trong cả nước. 35. Hình 2.10 GRDP bình quân đầu người của ĐBSCL dưới góc nhìn so sánh (2010 – 2018). 36. XII.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Hình 2.11 Thay đổi tỷ lệ nghèo tại các vùng miền cả nước giai đoạn 2010 - 2016. 37. Hình 2.12 Thay đổi tỷ lệ nghèo tại các vùng miền cả nước (giai đoạn 2016 – 2019). 38. Hình 2.13 Vốn đầu tư toàn xã hội tại ĐBSCL (2010 – 2017). 40. Hình 2.14 Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế. 41. Hình 2.15 Vốn đầu tư tại ĐBSCL phân theo ngành kinh tế. 43. Hình 2.16 Kim ngạch xuất – nhập khẩu và cán cân thương mại của vùng ĐBSCL. 46. Hình 2.17 Thị trường nhập khẩu gạo trên thế giới năm 2018. 49. Hình 2.18 Xuất khẩu gạo (tỷ USD) và thị phần toàn cầu (%) của một số quốc gia hàng đầu (2017). 50. Hình 2.19 Nguồn nhập khẩu cá phi lê vào thị trường Mỹ năm 2017. 51. Hình 2.20 Thị trường cá phi lê toàn cầu (tỷ USD) và thị phần xuất khẩu (%) của các nước dẫn đầu. 51. Hình 2.21 Kim ngạch XK trái cây tiêu biểu có nguồn gốc chủ yếu từ ĐBSCL. 54. Hình 2.22 Tương quan giữa tỷ lệ đô thị hóa và GDP/người năm 2017. 63. Hình 2.23 Tỷ lệ dân số đô thị trong tổng dân số (2010 - 2019). 64. Hình 2.24 Tỷ phần dân số, dân số thành thị và GRDP của ĐBSCL so với cả nước. 65. Hình 2.25 Chi NS/người 2004 - 2016 và tỷ lệ nghèo 2016 của các địa phương thâm hụt. 65. Hình 2.26 Tổng thu và chi ngân sách bình quân đầu người giai đoạn 2004 - 2016 (triệu đồng). 66. Hình 2.27 Thay đổi dân số hàng năm giai đoạn 2010 - 2019. 66. Hình 2.28 Hiện trạng phân bố dân cư và sử dụng đất vùng ĐBSCL. 67. Hình 3.1 Các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 74. Hình 3.2 Đồng bằng sông Cửu Long và hệ thống sông rạch tự nhiên. 76. Hình 3.3 Năm bước thực hành thích nghi với biến đổi khí hậu. 83. Hình 3.4 Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 98. Hình 3.5 Phân bố độ sâu lũ tại thời điểm lũ mở rộng nhất với hai kịch bản “hiện tại” (2000s) và “tương lai” (2090s).. 100. Hình 3.6 Tỷ lệ dân trong độ tuổi học phổ thông hiện không đi học theo vùng 2019 (%). 103. Hình 3.7 Tỷ lệ đi học PTTH của các tỉnh ĐBSCL qua các năm (%). 105. Hình 3.8 Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo 2018 (%). 106. XIII.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Hình 3.9 Tỷ lệ chi chuyển nguồn so với tổng chi cân đối NSĐP 2018. 118. Hình 3.10 Tỷ lệ chi NSĐP cho GDĐT / tổng chi NSĐP và tỷ lệ nghèo. 118. Hình 3.11 Chỉ số PCI của các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2009 - 2019. 128. Hình 3.12 Chỉ số thành phần PCI trung bình của ĐBSCL năm 2018 và 2019. 129. Hình 3.13 Điểm PCI trung bình ĐBSCL so sánh với cả nước (2009 – 2019). 132. Hình 3.14 Điểm trung bình của ĐBSCL so với các khu vực kinh tế khác. 135. Hình 3.15 Xu hướng PCI của các vùng kinh tế giai đoạn 2009 - 2019. 137. Hình 3.16 Số lượng doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2013 – 2019 vùng ĐBSCL. 142. Hình 3.17 Số lượng doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2013 – 2019 ở các vùng. 143. Hình 3.18 Số lượng doanh nghiệp thành lập mới của các tỉnh vùng ĐBSCL. 143. Hình 3.19 Tăng trưởng số lượng DN thành lập mới giai đoạn 2015 - 2019 ở ĐBSCL. 144. Hình 3.20 Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động ở ĐBSCL (2013 – 2019). 145. Hình 3.21 Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động ở các vùng (2014 – 2019). 146. Hình 3.22 Phân loại doanh nghiệp ngừng hoạt động giai đoạn 2014 - 2019 vùng ĐBSCL. 147. Hình 3.23 Số doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký giai đoạn 2014 - 2019 ở các vùng. 148. Hình 3.24 Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký ở ĐBSCL (2018 - 2019). 149. Hình 3.25 Số doanh nghiệp giải thể vùng ĐBSCL giai đoạn 2013 - 2019. 150. Hình 3.26 Số doanh nghiệp giải thể theo vùng giai đoạn 2014 - 2019. 150. Hình 3.27 Số lượng doanh nghiệp giải thể năm ở ĐBSCL (2018 - 2019). 151. Hình 3.28 Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động vào 31/12/2019 tại các tỉnh ĐBSCL. 152. Hình 3.29 Số lượng doanh nghiệp hoạt động ở ĐBSCL giai đoạn 2009 - 2018. 153. Hình 3.30 Tăng trưởng bình quân về số lượng doanh nghiệp hoạt động giai đoạn 2009 - 2018. 154. Hình 3.31 Tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng doanh nghiệp ở ĐBSCL (2009 - 2018). 154. Hình 3.32 Phân bổ doanh nghiệp vùng ĐBSCL theo ngành năm 2018. 155. Hình 3.33 Quy mô lao động bình quân trong các doanh nghiệp ĐBSCL giai đoạn 2009 - 2018. 157. Hình 3.34 Quy mô lao động bình quân trong các doanh nghiệp theo ngành ở ĐBSCL 2018. 159. Hình 3.35 Quy mô vốn bình quân trong các doanh nghiệp ở ĐBSCL giai đoạn 2007 - 2017. 159. Hình 3.36 Phân bổ doanh nghiệp vùng ĐBSCL theo hình thức sở hữu năm 2018. 160. XIV.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Hình 4.1 Số lượng và GTXK gạo Việt Nam 2009 - 2019. 167. Hình 4.2 Tỷ trọng XK gạo bình quân qua các châu lục giai đoạn 1989 - 2017 (%). 167. Hình 4.3 Sơ đồ cụm ngành lúa gạo ĐBSCL. 172. Hình 4.4 Vị trí và số lượng ao nuôi cá tra thông minh tại ĐBSCL. 175. Hình 4.5 Diện tích, sản lượng và năng suất nuôi cá tra tại ĐBSCL. 178. Hình 4.6 Cơ cấu lao động của ngành cá tra tại ĐBSCL năm 2019. 182. Hình 4.7 Doanh thu và lợi nhuận gộp của Vĩnh Hoàn và IDI Corp. 184. Hình 4.8 Tỷ trọng của cá tra trong tổng GTXK thủy sản Việt Nam 2010 - 2019. 187. Hình 4.9 Tương quan giữa sản lượng nuôi trồng và kim ngạch XK cá da trơn tại ĐBSCL. 188. Hình 4.10 Nhu cầu nhập khẩu cá phi-lê toàn cầu qua các năm. 188. Hình 4.11 Cơ cấu XK cá da trơn của Việt Nam phân theo thị trường chính (2010 - 2019). 189. Hình 4.12 Đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành chế biến cá da trơn tại ĐBSCL. 194. Hình 4.13 Nhu cầu nhập khẩu tôm đông lạnh toàn cầu. 201. Hình 4.14 Tỷ trọng GTXK của tôm trong tổng GTXK thủy sản Việt Nam 2010 - 2019. 202. Hình 4.15 Chia sẻ thị phần xuất khẩu tôm nguyên liệu đông lạnh toàn cầu 2009 và 2018. 203. Hình 4.16 Xuất khẩu tôm của Việt Nam qua các năm. 204. Hình 4.17 Năng lực cạnh tranh của cụm ngành chế biến tôm tại ĐBSCL. 207. Hình 4.18 Sơ đồ cụm ngành thủy sản ĐBSCL. 208. Hình 4.19 Vùng sản xuất cây ăn trái của Việt Nam năm 2019. 212. Hình 4.20 Cơ cấu diện tích sản xuất trái cây ĐBSCL giai đoạn năm 2019. 213. Hình 4.21 Sơ đồ cụm ngành rau quả ĐBSCL. 221. Hình 4.22 Cơ cấu khách quốc tế đến Vĩnh Long phân theo quốc tịch 2019 (%). 230. Hình 4.23 Sơ đồ cụm ngành du lịch ĐBSCL. 234. Hình 4.24 Đánh giá môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp chế biến tại Long An. 242. Hình 4.25 Tiêu thụ điện cuối cùng theo thành phần tiêu thụ giai đoạn 2010 - 2018. 244. Hình 4.26 Danh sách các nhà máy nhiệt điện tại ĐBSCL theo Quy hoạch điện 7 hiệu chỉnh. 245. Hình 4.28 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố làm tăng chi phí logistics của doanh nghiệp. 260. XV.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Danh mục bảng Bảng 1.1 Top 10 nền kinh tế lớn nhất và tình trạng dịch Covid-19. 16. Bảng 2.1 Tỷ trọng lao động theo hoạt động kinh tế ở ĐBSCL năm 2010 và 2019 (%). 26. Bảng 2.2 Hệ số Gini của ĐBSCL và các vùng ở Việt Nam (2010 – 2018). 28. Bảng 2.3 Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng (%). 29. Bảng 2.4 Biến động dân số giữa các vùng qua các năm. 32. Bảng 2.5 Thu nhập đầu người và phân hóa giàu nghèo ở ĐBSCL từ góc nhìn so sánh. 37. Bảng 2.6 Vốn đầu tư FDI tại ĐBSCL trong tương quan với cả nước. 42. Bảng 2.7 Tăng trưởng XK và một số mặt hàng XK chủ lực của ĐBSCL. 47. Bảng 2.8 Xuất khẩu động vật giáp xác của Việt Nam và thị trường toàn cầu. 53. Bảng 2.9 Tăng trưởng nhập khẩu động vật giáp xác trên thế giới. 53. Bảng 2.10 Nhu cầu hàng hóa vận chuyển qua cảng biển của ĐSBCL so với cả nước. 56. Bảng 2.11 Tổng mức bán lẻ và tiêu dùng hàng hóa dịch vụ (ngàn tỷ đồng). 58. Bảng 2.12 Hạ tầng phục vụ thị trường tiêu dùng. 59. Bảng 3.1 Dân số và tổng thu nhập ở ĐBSCL phân theo tỉnh năm 2018. 78. Bảng 3.2 Tổng diện tích canh tác lúa ĐBSCL (Triệu ha). 79. Bảng 3.3 Phân tích chi phí – lợi ích của vùng trồng lúa 3 vụ ở An Giang. 79. Bảng 3.4 Nhu cầu phát triển hạ tầng giao thông tại ĐBSCL. 87. Bảng 3.5 Phát triển hạ tầng khu – cụm công nghiệp tại ĐBSCL. 96. Bảng 3.6 Mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT của ĐBSCL (2009 - 2019). 97. Bảng 3.7 Tỷ lệ đi học chung và đi học đúng tuổi theo cấp học và vùng KTXH 2019 (%). 104. Bảng 3.8 Hạ tầng y tế các tỉnh ĐBSCL so với cả nước 2018. 107. Bảng 3.9 Nhận diện điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức của nguồn nhân lực ĐBSCL. 108. XVI.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Bảng 3.10 So sánh tổng chi cân đối NSNN của Đồng bằng sông Cửu Long với các vùng (triệu đồng). 115. Bảng 3.11 Quy mô thu NSNN trên địa bàn vùng ĐBSCL và so sánh các vùng (triệu đồng). 116. Bảng 3.12 Cơ cấu chi cân đối NSNN các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long 2018 (triệu đồng). 117. Bảng 3.13 Cơ cấu thu NSĐP từ tiền sử dụng đất và thu xổ số kiến thiết vùng ĐBSCL. 119. Bảng 3.14 So sánh quy mô hoạt động tín dụng vùng ĐBSCL so với cả nước. 121. Bảng 3.15 Dư nợ tiền gửi và tín dụng các tỉnh ĐBSCL năm 2019 (tỷ đồng). 121. Bảng 3.16 Kết quả hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh An Giang qua các năm. 122. Bảng 3.17 So sánh tín dụng chính thức và phi chính thức cho hộ nuôi tôm ở Trà Vinh. 123. Bảng 3.18 Điểm số PCI và các CSTP trung bình giai đoạn 2009 - 2019 của các vùng kinh tế. 136. Bảng 3.19 Dịch chuyển doanh nghiệp theo ngành nghề tại vùng ĐBSCL giai đoạn 2009 - 2018. 156. Bảng 4.1 Tổng quan về ngành sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu tại ĐBSCL. 176. Bảng 4.2 Sản lượng nuôi tôm tại ĐBSCL trong tương quan với cả nước. 197. Bảng 4.3 Kim ngạch XK rau quả tươi và tổng kim ngạch XK của Việt Nam và thế giới (2016). 215. Bảng 4.4 Số lượng mã số vùng trồng được cấp tính đến hết năm 2018. 217. Bảng 4.5 Lượng khách và doanh thu du lịch của các tỉnh/thành ĐBSCL năm 2019. 229. Bảng 4.6 Tổng số khách nội địa và doanh thu du lịch ĐBSCL năm 2018 và 2019. 229. Bảng 4.7 Vai trò của CN CBCT với kinh tế ĐBSCL và tương quan với cả nước. 237. Bảng 4.8 Thống kê đường dây truyền tải từ ĐBSCL – Miền Đông Nam Bộ. 249. Bảng 4.9 Bảng xếp hạng LPI của Việt Nam qua các năm từ 2007 đến 2018. 256. Bảng 4.10 Tình hình kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản và thủy hải sản của ĐBSCL. 257. Bảng 4.11 Hệ thống nhà máy SX nông nghiệp ở ĐBSCL qua bản đồ GIS. 258. Bảng 4.12 Mô hình vận tải – Dự báo sự gia tăng của vận tải thủy nội địa 2030 - 2040. 264. XVII.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Danh mục từ viết tắt AFTA. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN. ASC. Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản. ASEAN. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. ATVSTP. An toàn vệ sinh thực phẩm. BCT. Bộ Công Thương. BĐKH. Biến đổi khí hậu. BMP. Thực hành sản xuất tốt. BOP. Cán cân thanh toán. BOT. Xây dựng- vận hành- chuyển giao. BTB & DHMT. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. BVTV. Bảo vệ thực vật. CCHC. Cải cách hành chính. CEIC. Tổ chức cung cấp dữ liệu kinh tế hơn 20 nước. CNTT. Công nghệ thông tin. CPI. Chỉ số giá. CPTPP. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. CSHT. Cơ sở hạ tầng. CSTP. Chỉ số thành phần. DN. Doanh nghiệp. DNCBXK. Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. DPPA. Hợp đồng mua bán điện trực tiếp. DT2019. Dự toán 2019. XVIII.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> ĐBSCL. Đồng bằng sông Cửu Long. ĐBSH. Đồng bằng sông Hồng. ĐNB. Đông Nam Bộ. ĐVT. Đơn vị tính. ESCO. Các tổ chức cung cấp dịch vụ năng lượng. EU. Liên minh Châu Âu. EVFTA. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Châu Âu. EVN. Tập đoàn Điện lực Việt Nam. FDI. Đầu tư trực tiếp nước ngoài. FIT (Fit-in-tariff). Cơ chế giá điện cố định. FTA. Hiệp định thương mại tự do. GDĐT. Giáo dục đào tạo. GDP. Tổng sản phẩm quốc nội. Global GAP. Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu. GRDP. Tổng sản phẩm trên địa bàn. GSO. Tổng cục thống kê. GTVT. Giao thông vận tải. GTXK. Giá trị xuất khẩu. HACCP. Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn. HSBC. Ngân hàng Hongkong Thượng Hải. HTX. Hợp tác xã. ICD. Cảng cạn. XIX.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> ICT. Công nghệ thông tin và truyền thông. IMF. Quỹ Tiền tệ Quốc tế. KBNN. Kho bạc nhà nước. KCN. Khu công nghiệp. KTHT. Kinh tế hợp tác. KH&ĐT. Kế hoạch và Đầu tư. KHCN. Khoa học công nghệ. M&A. Mua bán và sáp nhập. MT (metric ton). Tấn. NLCT. Năng lực cạnh tranh. NN&PTNT. Nông nghiệp và phát triển nông thôn. NQ-CP. Nghị quyết Chính phủ. NSĐP. Ngân sách địa phương. NSNN. Ngân sách nhà nước. NGTK. Niên giám thống kê. NHNN. Ngân hàng nhà nước. OECD. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. PCI. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. PPA. Hợp đồng mua bán điện. PTTH. Phổ thông trung học. PUC-product unit code. Mã vùng trồng. PHC-packing house code. Mã đóng gói. XX.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> QĐ-TTg. Quyết định Thủ tướng. QHGT. Quy hoạch giao thông. QL. Quốc lộ. SIPAS. Chỉ số hài lòng về dịch vụ hành chính công. TDMNPB. Trung du miền núi phía Bắc. TEU. Tương đương 20 feet container. TIN-treat inspection number. Mã chiếu xạ. TM. Thương mại. TMDV. Thương mại dịch vụ. TPHCM. Thành phố Hồ Chí Minh. TTTM. Trung tâm thương mại. THCS. Trung học cơ sở. UNCTAD. Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển. UNWTO. Tổ chức Du lịch Thế giới. USAID. Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ. USD. Đô la Mỹ. VASEP. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam. VCCI. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. VFA. Hiệp hội Lương thực Việt Nam. VHTTDL. Văn hoá thể thao du lịch. VLA. Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam. VLI. Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế. WB. Ngân hàng Thế giới. XK. Xuất khẩu. XXI.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Tóm tắt Bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế Trước đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế thế giới đã chậm lại và trở thành xu hướng “bình thường mới”. Đại dịch Covid-19, với tác động thậm chí còn nghiêm trọng hơn so với khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009, sẽ làm trầm trọng thêm xu thế này. Kinh tế thế giới, vì vậy, sẽ không chỉ tăng trưởng chậm lại mà còn trở nên bất định hơn. Dự báo của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi theo hình chữ V trong năm 2021, sau đó sẽ trở về trạng thái như trước đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh này, nổi lên một số xu thế mới, tác động trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Từ năm 2015 cho đến 2019, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu liên tục suy giảm. Theo dự báo của UNCTAD, cuộc khủng hoảng Covid-19 sẽ khiến FDI toàn cầu giảm tới 40% trong năm 2020, sau đó giảm thêm 5 – 10% vào năm 2021 và chỉ phục hồi trở lại trong năm 2022. Nhưng ngay cả khi ấy, sự hồi phục sẽ chậm chạp, trong khi tính bất định vẫn còn cao. Đối với các nước đang phát triển ở châu Á trong đó có Việt Nam, dòng vốn FDI năm 2019 đã giảm 5% so với năm 2018 và UNCTAD dự báo sẽ giảm thêm từ 30 – 45% trong năm 2020 do sự đứt gãy của chuỗi cung ứng, nhu cầu đa dạng hóa địa điểm sản xuất để hạn chế rủi ro và phong trào dân tộc chủ nghĩa. Điều này ngụ ý rằng mức độ cạnh tranh thu hút FDI giữa các quốc gia đang phát triển sẽ trở nên gay gắt hơn, đặc biệt là với những nền kinh tế thâm dụng vốn và lao động như Việt Nam.. Hình 0.1. Tăng trưởng GDP toàn cầu và một số nhóm nước (2005 – 2025) (%) 9 7 5 3 1 -1 -3 -5. Thế giới. Đã phát triển. Nguồn: IMF, World Economic Outlook, 10/2020. XXII. Đang phát triển & mới nổi. ASEAN-5. 2025. 2024. 2023. 2022. 2021. 2020. 2019. 2018. 2017. 2016. 2015. 2014. 2013. 2012. 2011. 2010. 2009. 2008. 2007. 2006. 2005. -7. Việt Nam.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Sự suy giảm và dịch chuyển của dòng vốn đầu tư xuyên biên giới cùng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung dẫn đến hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu suy giảm. Ở phương diện tích cực, sự phát triển của khoa học công nghệ gắn liền với cách mạng số (digital revolution), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data) là động lực cho sự phục hồi và phát triển của kinh tế toàn cầu. Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển của kinh tế số có thể mở ra muôn vàn cơ hội cho các nước đi sau bắt kịp các nước phát triển, nhưng đồng thời sẽ mang lại nguy cơ tụt lại phía sau ngày càng xa – tất cả phụ thuộc vào sự chuẩn bị và tích lũy về năng lực khoa học công nghệ của những nước này. Chủ nghĩa bảo hộ đang dâng cao cùng với yêu cầu ngày càng trở nên khắt khe của người tiêu dùng quốc tế khiến cho hoạt động xuất khẩu của các nước đang phát triển sẽ gặp phải nhiều rào cản phi thuế quan. Trong ngắn hạn, chắc chắn những rào cản này sẽ hạn chế khả năng xuất khẩu của tất cả các nước. Song trong trung và dài hạn, nó trở thành cơ chế sàng lọc những nhà xuất khẩu có năng lực nhất, và theo nghĩa đó có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy chất lượng và tiêu chuẩn của hàng xuất khẩu từ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong nước, cho đến trước đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức khá cao, trung bình 6,8% trong giai đoạn 2016 - 2019. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được duy trì ở mức thấp, tiêu dùng nội địa tăng trưởng, sự phụ thuộc vào vốn tín dụng giảm nhẹ, cán cân thanh toán thặng dư, nợ công và thâm hụt ngân sách đều giảm. Động lực tăng trưởng về phía cầu của nền kinh tế Việt Nam là tiêu dùng, đầu tư, và xuất khẩu (đặc biệt là FDI). Về phía cung, động lực đến từ công nghiệp chế tạo chế biến (cũng phụ thuộc vào FDI) và dịch vụ. Nhờ sự ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế cao, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn quốc tế. Tuy nhiên, khả năng hấp thu có hiệu quả các dòng vốn này còn phụ thuộc vào chất lượng cấp cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, và cải cách thể chế - ba nút thắt cơ bản của nền kinh tế Việt Nam. Bảng 0.1. So sánh chỉ số vĩ mô 2011 - 2015 & 2016 - 2019. VĨ MÔ. 2011 - 15. 2016 -19. Tăng trưởng GDP. 5,9%. 6,8%. Bội chi NSNN/GDP. 5,4%. 3,5%. 12,9%. 16,0%. Lạm phát. 6,7%. 3,9%. Tỷ lệ giảm giá VND so với USD. 8,3%. 2,6%. - 1,5%. 2,2%. 2,9%. 1,7%. 2016. 2019. Nợ công/GDP. 63,7%. 55%. Nợ chính phủ/GDP. 52,7%. 48%. Nợ nước ngoài/GDP. 49,0%. 47,1%. 2011 -15. 2016-19. Tăng trưởng tín dụng. Thâm hụt TM hàng hóa/GDP Thâm hụt cán cân vãng lai/GDP NỢ. NĂNG SUẤT Tốc độ tăng NSLĐ Đóng góp của TFP vào GDP ICOR. 4,3%. 5,8%. 37,1%. 47,3%. 6,3. 6,1. XXIII.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Nền kinh tế Việt Nam chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Riêng đối với ĐBSCL, do hoạt động công nghiệp chưa phát triển, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, du lịch chủ yếu phục vụ khách trong nước nên tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế ĐBSCL được đánh giá là nhẹ nhàng hơn so với các trung tâm công nghiệp, thương mại và du lịch của cả nước. Tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2020 của vùng đạt 2,08%, cao hơn mức bình quân cả nước (1,81%) nhưng là mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm 2,9% so với cùng kỳ 2019, hoạt động sản xuất và xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực như cá tra, tôm và trái cây giảm lần lượt -39,0%, -14,5% và -21,0% do chuỗi cung ứng tạm thời bị gián đoạn trong giai đoạn đầu khi dịch bùng phát ở Trung Quốc. Tuy vậy, trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh vẫn còn phức tạp và có thể kéo dài, ĐBSCL sẽ có thể phải đối diện một số hệ lụy tiêu cực, xuất phát từ vai trò cũng như cấu trúc nội tại của vùng. Thứ nhất, với vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia, việc ngừng xuất khẩu gạo có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào. Chính sách này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến giá thu mua nông sản và sinh kế của người dân ĐBSCL. Thứ hai, chuỗi cung ứng, xuất khẩu hàng hóa sẽ tiếp tục bị gián đoạn, thậm chí có thể bị đóng băng khi dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đồng thời chi phí logistics vốn đã bị đánh giá là cao sẽ tăng thêm do phát sinh chi phí liên quan đến an toàn phòng chống dịch bệnh. Thứ ba, dòng kiều hối đổ về ĐBSCL đang có xu hướng ngày càng gia tăng trong giai đoạn gần đây bởi hoạt động xuất khẩu lao động và kết hôn với người nước ngoài. Đại dịch Covid-19 kéo dài sẽ làm suy giảm nguồn thu nhập của kiều bào và nguy cơ mất việc của lao động xuất khẩu, qua đó dẫn đến suy giảm lượng kiều hối gửi về ĐBSCL. Thứ tư, làn sóng hồi hương của người ĐBSCL đang lao động ở Đông Nam Bộ hay người đi xuất khẩu lao động có thể trở thành gánh nặng của vùng. Thứ năm, trong bối cảnh dịch bệnh chưa thể kiểm soát, tình trạng hạn hán kéo dài, xâm lấn mặn ngày càng nghiêm trọng, tần suất xảy ra thời tiết cực đoan ngày càng dày làm môi trường kinh tế - xã hội trở nên bấp bênh, gánh nặng về tâm lý và kinh tế đối với cả doanh nghiệp, người dân và chính quyền trong vùng ngày càng lớn. Thứ sáu, sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc kết hợp với khó khăn trong đại dịch Covid-19 và tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn có thể trở thành sức ép buộc phải chuyển đổi cơ cấu và mô hình sản xuất nông nghiệp trong vùng.. Nhìn lại 10 năm phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long 2009 – 2019 Sau hơn ba thập kỷ kể từ Đổi mới, mặc dù ĐBSCL đã thành công trong việc thoát đói, giảm nghèo, nhưng vùng đất này vẫn chưa đem lại được sự thịnh vượng cho phần lớn người dân của mình. Bằng chứng là tốc độ phát triển của Vùng đã chậm lại một cách đáng kể, mức sống của người dân thấp hơn mức trung bình của cả nước, và ĐBSCL ngày càng tụt hậu về hầu hết các khía cạnh phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò kinh tế của ĐBSCL đang giảm dần so với các vùng khác trong cả nước (Hình 0.2). Đóng góp của ĐBSCL vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong ba thập kỷ qua giảm mạnh. Nếu so với thành phố Hồ Chí Minh thì vào năm 1990, GDP của thành phố Hồ Chí Minh chỉ bằng 2/3 so với ĐBSCL thì hai thập niên sau, tỷ lệ này đã hoàn toàn đảo ngược và duy trì cho đến ngày hôm nay. Điều này còn ngụ ý rằng, mặc dù có lợi thế nằm ngay sát thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ năng động và phát triển, song dường như ĐBSCL không được hưởng lợi đáng kể từ sự kết nối này, không những thế còn ngày một tụt hậu. Một nguyên nhân quan trọng khiến tăng trưởng GDP của ĐBSCL thấp hơn thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ là do ĐBSCL được giao sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước, vì vậy phải tập trung vào nông nghiệp và sản xuất lúa gạo, và kết quả là chậm chuyển dịch sang các ngành có năng suất cao hơn.. XXIV.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Hình 0.2. Tỷ trọng GDP của ĐBSCL so với thành phố Hồ Chí Minh và cả nước (%) 180. 167,7. 160 140 120 100. 91,7 79,2. 80. 66,8. 66,1. 67,6. 60 40. 27,0. 20 0. 17,7. So với TP. HCM 1990. 17,9. 18,3. 17,9. 17,7. So với cả nước 2000. 2005. 2010. 2015. 2019. Ghi chú: Giá cố định 1989 cho năm 1990, giá cố định 1994 cho giai đoạn 2000 - 2010, giá cố định 2010 cho các năm còn lại Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL. Sự chênh lệch về mức sống và thiếu cơ hội kinh tế là hai nguyên nhân quan trọng thúc đẩy tình trạng di cư của người dân đồng bằng về thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ. Kết quả là so với các vùng khác trong cả nước, ĐBSCL có tỷ lệ nhập cư thấp nhất, tỷ lệ xuất cư cao nhất, và do đó là vùng duy nhất có tỷ lệ tăng dân số là gần như bằng 0 trong giai đoạn 2009 – 2019 (Bảng 0.2).. Bảng 0.2. Biến động dân số và tình trạng di cư của các vùng (2009 – 2019). 2009. 2019. Giai đoạn 2009 - 2019. Dân số (triệu người). Tỷ trọng. Dân số (triệu người). Tỷ trọng. Tăng trưởng Dân số. Nhập cư (‰). Xuất cư (‰). Nhập cư ròng (‰). TDMNPB. 11,1. 12,90%. 12,5. 13,00%. 1,20%. 5,2. 23,1. -19,6. ĐBS Hồng. 19,6. 22,80%. 22,5. 23,40%. 1,40%. 16,6. 9,1. 9,7. BTB & DHMT. 18,8. 21,90%. 20,2. 21,00%. 0,70%. 4,9. 29,6. -25,2. Tây Nguyên. 5,1. 6,00%. 5,8. 6,10%. 1,40%. 11,1. 23,2. -13,5. Đông Nam Bộ. 14,1. 16,40%. 17,8. 18,50%. 2,40%. 80,3. 7,5. 70,7. ĐBSCL. 17,2. 20,00%. 17,3. 18,00%. 0,05%. 4,9. 44,8. -38,9. Cả nước. 85,9. 100,00%. 96,2. 100,00%. 1,10%. 22,2. 22,2. 0. Vùng. Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu Tổng điều tra dân số 2009 và 2019. XXV.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Thập niên 2010 – 2019 chứng kiến sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh mẽ ở ĐBSCL. Tỷ trọng khu vực I đã giảm từ 39,6% trong năm 2010 xuống chỉ còn 28,3% trong năm 2019, nhanh hơn hẳn tốc độ dịch chuyển cơ cấu trong hai thập niên trước đó. Tương tự như vậy, cơ cấu công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ cũng đang thay đổi mạnh mẽ, hội tụ ngày càng gần hơn so với cơ cấu kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, dư địa chuyển đổi cơ cấu không phải là vô hạn. Với đặc điểm tự nhiên vốn có, không thể và không nên yêu cầu ĐBSCL có cơ cấu kinh tế tương tự như cả nước. Hình 0.3. Cơ cấu GDP của ĐBSCL trong giai đoạn 1990 – 2019 (%) Cả nước Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0. 38,0. 32,0. 8,0. 18,5. 34,6. 44,6. 25,7 26,4. 54,0. 1990. 49,5. 39,6. 2000. 2010 Khu vực I. 28,3 2019 Khu vực II. 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Khu vực III. 9,91 38,6. 39,1. 39,0 41,64. 22,7 38,7 1990. 36,6. 40,5. 34,49. 24,3. 20,5. 13,96. 2000. 2010. 2019. Thuế - trợ cấp. Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Nedeco (1993), Cục thống kê thành phố Cần Thơ (2010), Viện nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (2011), Niên giám Thống kê các tỉnh ĐBSCL, Niên giám Thống kê Việt Nam. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ của ĐBSCL cũng được phản ảnh qua số liệu về cơ cấu lao động của Vùng. Cho đến năm 2010, 62,2% lao động ở vùng ĐBSCL vẫn nằm trong lĩnh vực nông nghiệp (so với 48,7% của cả nước). Thế nhưng đến năm 2019, nhờ tốc độ chuyển đổi cơ cấu lao động mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tỷ lệ này chỉ còn 43,3%. Tất nhiên, như đã lưu ý, sự chuyển đổi từ nông nghiệp sang các lĩnh vực còn lại không phải là vô hạn, vì vậy cũng không nên kỳ vọng tốc độ chuyển đổi lao động của thập niên vừa qua sẽ được tăng tốc trong thập niên tiếp theo. Một thành tích nổi bật của ĐBSCL trong hai thập niên trở lại đây là kết quả giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Chính phủ ở ĐBSCL đã giảm từ mức rất cao là 36,9% vào năm 1998 xuống chỉ còn 12,6% vào năm 2010 và 5,2% vào năm 2016, và tỷ lệ này tiếp tục giảm trong giai đoạn 2016 - 2019. Không những thế, tỷ lệ nghèo của ĐBSCL luôn thấp hơn so với mức trung bình của cả nước (Bảng 0.3). Kết quả giảm nghèo chứng tỏ lợi ích của tăng trưởng được chia sẻ rộng rãi, và người nghèo cũng đã được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế chung của toàn vùng. Tuy nhiên, đa số thành tích giảm nghèo của ĐBSCL (cũng như của cả nước nói chung) được thực hiện trong 6 năm từ 1998 đến 2004. Điều này, một mặt gợi ý rằng phần dễ dàng trong giảm nghèo đã gần hết, và vì vậy kết quả giảm nghèo sẽ càng ngày càng khiêm tốn hơn so với trước; mặt khác cho thấy từ nay trở đi kết quả giảm nghèo sẽ mong manh hơn và có thể bị đổi chiều dưới tác động của những rủi ro kinh tế, môi trường, và dịch bệnh trong và ngoài nước. Đối với ĐBSCL cũng như cả nước, thành tích giảm nghèo chỉ có thể được duy trì một cách bền vững nếu như nhịp độ tăng trưởng kinh tế được giữ ở mức cao và ổn định. Điều này, đến lượt mình, phụ thuộc vào đầu tư cho cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, công nghệ (đặc biệt là thông tin và sinh học),… để tăng năng suất và giá trị gia tăng trong các công việc hiện có, tăng khả năng tiếp cận cơ hội việc làm mới tốt hơn, nhờ đó tăng năng suất lao động, tạo thu nhập cao và ổn định hơn cho người lao động. XXVI.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Bảng 0.3. Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng (%). Chuẩn nghèo của Chính phủ. Chuẩn nghèo Chuẩn nghèo đa đa chiều chiều 2016 2017 2018. 1998. 2004. 2010. 2012. 2014. 2016. 37,4. 18,1. 14,2. 11,1. 8,4. 5,8. 9,2. 7,9. 6,8. Đồng bằng sông Hồng. 30,7. 12,7. 8,3. 6,0. 4,0. 2,4. 3,1. 2,6. 1,9. Trung du và miền núi phía Bắc. 64,5. 29,4. 29,4. 23,8. 18,4. 13,8. 23. 21. 18,4. Bắc Trung Bộ - DHMT. 42,5. 25,3. 20,4. 16,1. 11,8. 8,0. 11,6. 10,2. 8,7. Tây Nguyên. 52,4. 29,2. 22,2. 17,8. 13,8. 9,1. 18,5. 17,1. 13,9. 7,6. 4,6. 2,3. 1,3. 1,0. 0,6. 1,0. 0,9. 0,6. 36,9. 15,3. 12,6. 10,1. 7,9. 5,2. 8,6. 7,4. 5,8. Tỷ lệ nghèo chung của cả nước Phân theo vùng. Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long. (*) Chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011-2015 tính theo thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của hộ gia đình được cập nhật theo chỉ số giá tiêu dùng như sau: Năm 2010 là 400 nghìn đồng đối với khu vực nông thôn và 500 nghìn đồng đối với khu vực thành thị; tương tự, năm 2013 là 570 nghìn đồng và 710 nghìn đồng; năm 2014 là 605 nghìn đồng và 750 nghìn đồng; năm 2015 là 615 nghìn đồng và 760 nghìn đồng; năm 2016 là 630 nghìn đồng và 780 nghìn đồng. Nguồn: Niên giám Thống kê Năng suất lao động (NSLĐ) – đo bằng giá trị GRDP trung bình do một lao động tạo ra trong thời gian một năm – của ba khu vực kinh tế ở ĐBSCL được trình bày trong Hình 0.4. Cho đến năm 2010, NSLĐ của khu vực II cao hơn hẳn so với khu vực III, và đến lượt mình NSLĐ của khu vực III cao hơn hẳn so với khu vực I. Tuy nhiên, mối tương quan về năng suất giữa ba khu vực thay đổi nhanh chóng kể từ sau 2010 do dư chấn của bất ổn vĩ mô trong nước và khủng hoảng tài chính thế giới. Trong giai 2010 – 2019, NSLĐ của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và thương mại – dịch vụ tăng rất nhanh, với mức trung bình lần lượt là 5,2% và 8,3% trong giai đoạn 2010 – 2019. Đáng lưu ý là tốc độ tăng NSLĐ công nghiệp – xây dựng trong giai đoạn 2010 – 2019 chỉ là 3,5%/năm – thấp hơn hẳn so với khu vực nông - lâm - ngư nghiệp vốn là khu vực không có nhiều dư địa để tăng năng suất. Đến 2015, năng suất lao động trong khu vực III đã vượt lên, cao hơn năng suất lao động của khu vực II tới gần 10%; và đến năm 2019 thì năng suất lao động của khu vực III đã khẳng định vị thế vượt trội so với hai khu vực còn lại – cao hơn khu vực II tới 16% và gần gấp đôi khu vực I. Hình 0.4. Năng suất lao động của ba khu vực kinh tế (2010 – 2019) 100 86,4. Triệu đồng/năm (giá cố định 2010). 90 80. 74,4. 70 60. 54,6. 50 37,4. 40 30. 56,4. 51,6. 43,6. 42,1. 27,6. 20 10 0. Khu vực I. Khu vực II 2010. 2015. Khu vực III. 2019. Nguồn: Tính toán từ số liệu kinh tế - xã hội của ĐBSCL XXVII.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Có ba nguyên nhân trực tiếp nằm đằng sau thực trạng đáng lo ngại về tốc độ tăng năng suất công nghiệp ở ĐBSCL. Thứ nhất, năng suất công nghiệp phụ thuộc vào đầu tư, và trong bối cảnh của Việt Nam thì quan trọng nhất là đầu tư của khu vực FDI, mà đây chính là một điểm yếu cố hữu của ĐBSCL. Thứ hai, hoạt động sản xuất công nghiệp quan trọng nhất ở ĐBSCL là chế biến thủy hải sản, thế nhưng tốc độ tăng trưởng của hoạt động này lại khiêm tốn, không những thế còn chịu rủi ro từ những biến động thất thường không chỉ về khí hậu và tự nhiên, mà còn do khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Đại dịch Covid-19 có thể làm trầm trọng hơn tình trạng này, khiến công nghiệp ĐBSCL khó phát triển ít nhất là trong trung hạn. Thứ ba, các hoạt động sản xuất công nghiệp còn lại của ĐBSCL nhìn chung khá trầm lắng, nếu có tăng trưởng thì chủ yếu tập trung vào các hoạt động chế tạo – chế biến thâm dụng lao động với giá trị thấp. Nhìn sâu xa hơn, công nghiệp của ĐBSCL nói riêng và kinh tế - xã hội ĐBSCL nói chung đang bị cản trở bởi nút thắt nghiêm trọng về cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông kết nối với Đông Nam Bộ. Trong khi công nghiệp chế biến – chế tạo và cơ sở hạ tầng là hai nút thắt quan trọng cho tăng trưởng của ĐBSCL thì tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội của Vùng so với cả nước ngày càng suy giảm, đặc biệt là từ năm 2015 đến nay. Không những thế, nguồn đầu tư từ khu vực nhà nước ngày càng bị thu hẹp cả về quy mô tuyệt đối lẫn tỷ trọng tương đối (41,4% năm 2014 giảm còn 22,4% năm 2018). Hình 0.5. Vốn đầu tư toàn xã hội tại ĐBSCL (2010 – 2018) 25%. 300.000. Vốn đầu tư (tỷ đồng). 250.000. 19,2% 17,0%. 200.000. 14,4%. 13,7%. 20%. 15,8% 16,6%. 15%. 13,7% 12,4%. 150.000. 10,1%. 10%. 100.000 05%. 50.000. 0.000. 2010. 2011 KVNN. 2012. 2013. KV ngoài nhà nước. 2014. 2015 FDI. 2016. 2017. 2018. 00%. % Vốn NN/cả nước. Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ số liệu GSO và NGTK các tỉnh Đối với FDI, ĐBSCL chưa thực sự tỏ ra hấp dẫn. FDI của vùng chỉ chiếm 5,6% số dự án và 8,4% số vốn đăng ký của cả nước, chủ yếu do bất lợi về mặt địa lý và khả năng kết nối giao thông. Long An và Tiền Giang là các tỉnh có khả năng thu hút đầu tư FDI tốt nhất vùng nhờ có đường cao tốc nối liền với thành phố Hồ Chí Minh. Kiên Giang thu hút FDI tốt hơn các tỉnh còn lại nhờ hoạt động du lịch tại Phú Quốc, còn Trà Vinh nhờ vào tổ hợp nhà máy nhiệt điện Duyên Hải. Một cách tổng thể, nhu cầu đầu tư quan trọng nhất ở ĐBSCL là phát triển hạ tầng giao thông (cầu, đường cao tốc, đường tỉnh lộ), hỗ trợ đổi mới mô thức sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp và thích nghi với biến đổi khí hậu, và chế biến sản phẩm nông – thủy sản. Trong thời gian qua, các cây cầu trọng yếu ở ĐBSCL có vai trò tích cực, nhưng nhiều cây cầu quan trọng vẫn chưa được xây dựng. Nhiều công trình thủy lợi, ngăn mặn tuy thành công để thâm canh và tăng sản lượng lúa, nhưng cơ bản là thất bại trong việc gia tăng giá trị, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, thậm chí gây hại cho sự bền vững cả về kinh tế và môi trường trong tương lai. XXVIII.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Trong khi các nhu cầu đầu tư còn lại chưa thu hút được sự quan tâm đúng mức, do cả yếu tố khách quan (sự hấp dẫn của vùng, nguồn lực ngân sách TW còn hạn chế) và chủ quan (chiến lược phát triển vùng ĐBSCL chưa thực sự rõ ràng, cạnh tranh giữa các địa phương do đặc điểm tương đồng), nhiều hoạt động đầu tư đang mang tính đánh đổi giữa kinh tế và môi trường. Song hành và gắn bó gần gũi với công nghiệp là phát triển đô thị và và phát triển doanh nghiệp. Đô thị hóa tạo ra sự tập trung nguồn lực với quy mô lớn và mật độ cao, nhờ đó gắn kết các hoạt động kinh tế, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa và con người, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động công nghiệp – dịch vụ phát triển, thúc đẩy đổi mới và sáng tạo, nhờ đó đa dạng hóa và nâng cao năng suất kinh tế. ĐBSCL hiện là “vùng trũng” về đô thị hóa ở Việt Nam, trong khi Việt Nam là vùng trũng về đô thị hóa khi so với các nền kinh tế chủ yếu trong khu vực. Theo kết quả Điều tra Dân số và Nhà ở, dân số vùng ĐBSCL vào ngày 01/04/2019 là 17,3 triệu người, gần như không đổi so với mức 17,2 triệu người trước đó 10 năm. Số lượng di cư ròng khỏi ĐBSCL trong thập niên vừa qua là gần 1,1 triệu người, lớn hơn dân số của một số tỉnh trong Vùng và tương đương với số tăng dân số tự nhiên của cả Vùng. Trong khi ĐBSCL chiếm gần 18% dân số của cả nước thì trong giai đoạn 2009 - 2019, dân số thành thị của Vùng chỉ tăng 403 nghìn người, xấp xỉ 5,3% số tăng dân số thành thị của cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa của cả vùng trong 10 năm chỉ tăng nhẹ từ 22,8% lên 25,1%, trong khi cả nước tăng từ 29,6% lên 34,4%. Kết quả là khoảng cách về dân số đô thị của ĐBSCL so với cả nước đang ngày một giãn ra (Hình 0.6). Hình 0.6. Tỷ phần dân số, dân số thành thị và GRDP của ĐBSCL so với cả nước 22 20. Tỷ lệ %. 18 16. 19,8. 19,6. 16,6 15,2. 19,4. 19,3. 19,1. 14,9. 14,7. 14,5. 14,2. 14,1. 12. 2010. 18,6. 18,4. 18,2. 17,9. 17,1 14,3. 14. 10. 18,8. 2011. 2012. 2013. Dân số. 14,3. 2014 Dân số đô thị. 14,1. 13,9 13,3. 13. 2015. 2016. 13,6. 13,3. 13. 12,5. 2017. 2018. 2019. GRDP. Nguồn: Tập hợp từ các số liệu thống kê chính thức Nhìn về tương lai, nếu không có những yếu tố đột biến, rất khó để ĐBSCL có tốc độ tăng trưởng dân số chung và dân số đô thị cao hơn trong 10 năm tới. Trên thực tế, dân số cả Vùng hàng năm đã giảm 0,3% mỗi năm trong hai năm gần đây và dân số thành thị chỉ tăng khoảng 0,6%/năm. Nếu xu thế di dân tiếp tục như hiện nay, mà khả năng này rất cao, thì đến năm 2030, dân số của cả Vùng còn chưa đến 17 triệu người, và đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa rất khó đạt 30%. Để giảm thiểu những thách thức và bất lợi của ĐBSCL cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu, việc phân bố lại dân cư, từng bước xóa bỏ thói quen dân cư sống dọc tuyến giao thông, tập trung dân cư về thị trấn/ thị xã/ đô thị để cải thiện hiệu quả cung cấp hạ tầng và dịch vụ xã hội thiết yếu. Để thực hiện được chiến lược này, cần có quy hoạch bài bản và nhất quán về kinh tế - xã hội – môi trường, đồng thời Trung ương cần dành đủ nguồn lực để xây dựng các hạ tầng giao thông kết nối với vùng thành phố Hồ Chí Minh. XXIX.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Đánh giá năng lực cạnh tranh của Đồng bằng sông Cửu Long Trong Báo cáo này, năng lực cạnh tranh (NLCT) được đo lường bằng năng suất. Vì vậy, câu hỏi then chốt phải trả lời là: Đâu là những nhân tố quyết định năng suất và tốc độ tăng trưởng năng suất? Sử dụng khuôn khổ phân tích của Michael Porter, Báo cáo phân tích ba nhóm nhân tố quyết định NLCT của vùng ĐBSCL, bao gồm (i) Các yếu tố lợi thế tự nhiên và sẵn có của vùng, (ii) NLCT ở cấp độ địa phương; và (iii) NLCT ở cấp độ doanh nghiệp (Hình 0.7). Hình 0.7. Các nhóm nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của vùng ĐBSCL NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP. Trình độ phát triển cụm ngành. Môi trường kinh doanh. Hoạt động và chiến lược của DN. NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG. Hạ tầng kỹ thuật (GTVT, điện, nước, viễn thông). Hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội. Chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng, cơ cấu. CÁC YẾU TỐ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG. Tài nguyên tự nhiên. Vị trí địa lý. Quy mô của địa phương. Nguồn: Trường Fulbright điều chỉnh từ Michael Porter (1990, 1998, 2008). Các yếu tố sẵn có ở địa phương Nằm ở vị trí tận cùng phía Nam của đất nước, ĐBSCL là vùng đất châu thổ có tuổi địa chất rất non trẻ, hình thành từ khoảng 7.000 – 9.000 năm trong quá khứ do sự bồi tụ liên tục của dòng chảy cùng nguồn phù sa sông Mekong và quá trình biển lùi trong quá khứ từ hơn 4.000 - 5.000 năm trước. Quá trình bồi đắp âm thầm nhưng liên tục này đã kiến tạo nên một ĐBSCL màu mỡ với tổng diện tích tự nhiên là 40.572 km², chiếm 12,3% diện tích đất liền của cả nước. ĐBSCL có vùng biển đặc quyền kinh tế với diện tích xấp xỉ 360.000 km2, gấp 9 lần diện tích đất liền. Với diện tích đồng bằng rộng lớn và màu mỡ, hệ thống sông rạch dày đặc, với hai mặt giáp biển và bờ biển dài hơn 732 km, ĐBSCL được trời phú cho lợi thế sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản từ các vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Nhờ có thiên nhiên hiền hòa, ưu đãi nên việc canh tác nông nghiệp tương đối an nhàn, không đòi hỏi người nông dân phải phát minh, cải tiến, hay ứng dụng kỹ thuật phức tạp. XXX.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Tập quán canh tác chủ yếu dựa vào lợi thế sẵn có và tư duy nâng cao năng suất thông qua tận khai nguồn lợi tự nhiên đang dẫn đến mất cân bằng sinh thái như một biểu hiện của lời nguyền tài nguyên tại vùng ĐBSCL. Thực tế là những lợi thế trời phú của Vùng đang từng bước bị xói mòn bởi những nhân tố tác động từ bên ngoài cũng như từ chính sách và thói quen sản xuất nông nghiệp và thủy sản bên trong. Phong trào thâm canh lúa ba vụ kéo dài khiến cho chất lượng đất nông nghiệp ngày một suy giảm, vùng đất nằm trong đê bao do không nhận được phù sa trở nên bạc màu, dẫn đến việc phân hóa học và thuốc trừ sâu bị lạm dụng tối đa. Hiện nay, tài nguyên nước ở ĐBSCL phải tiếp tục đối diện với năm thử thách thường xuyên, trong đó có hai vấn đề về số lượng nước (ngập lụt và hạn hán) và ba vấn đề về chất lượng nước (suy giảm phù sa, nhiễm mặn và ô nhiễm nước). Tình trạng khó khăn này đang có xu thế gia tăng do tác động đồng thời của nhiều nhân tố: hiện tượng biến đổi khí hậu – nước biển dâng và vấn đề nước xuyên biên giới như các dự án phát triển và vận hành hồ chứa - thủy điện ở thượng nguồn, gia tăng tình trạng phá rừng, thay đổi sử dụng đất, đô thị hoá, thu hẹp các khu đất ngập nước tự nhiên, nguy cơ chuyển nước - khai thác nước trong mùa khô và ô nhiễm nguồn nước từ gia tăng hoạt động công nghiệp và nông nghiệp dọc theo hai bên bờ sông. Nhìn về tương lai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và những tác động về vấn đề nguồn nước xuyên biên giới sẽ tiếp tục là những thử thách rất lớn uy hiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của nền nông nghiệp vùng ĐBSCL. Chính phủ đã nhận thức được rằng các nguy cơ này không chỉ là nguy cơ cục bộ của ĐBSCL mà là nguy cơ của toàn vùng Nam Bộ và rộng hơn là của cả quốc gia để từ đó có những chiến lược và đối sách kịp thời và đúng mức. Đối với sản xuất lúa, cần phải có những điều chỉnh lịch thời vụ kịp thời, đẩy mạnh nghiên cứu tìm ra các giống lúa mới có thể chịu đựng khô hạn, nhiễm mặn tốt hơn. Các biện pháp công trình như ngăn mặn, giữ ngọt, khai thác nước ngầm, nạo vét củng cố hệ thống kênh mương nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng nước, xây dựng và khai thác các nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, sinh khối, dòng chảy) nhằm phục vụ sản xuất và sinh hoạt cần được thực hiện theo nguyên tắc “không hối tiếc”. Các quy hoạch và kế hoạch phát triển của từng địa phương và toàn vùng cần theo tinh thần “thuận tiện” và “hợp lòng dân” của Nghị quyết 120. Điều quan trọng nhất nhưng thường bị xem nhẹ trong chiến lược bảo vệ tài nguyên nước nói chung và lưu vực sông nói riêng ở ĐBSCL là phải có sự tham gia của cộng đồng như là những chủ nhân đích thực của nguồn tài nguyên quý giá này. Quy mô kinh tế của vùng ĐBSCL cũng là một yếu tố sẵn có quan trọng, quyết định mức độ hấp dẫn đối với các nhà kinh doanh – đầu tư tìm kiếm thị trường tại chỗ. Về phương diện này, ĐBSCL đang gặp phải bất lợi tương đối, đặc biệt khi so với vùng Đông Nam Bộ khi cả quy mô dân số, mức chi tiêu của người dân, và sự tập trung dân cư của ĐBSCL đều đang tụt lại phía sau ngày một xa. Đơn cử về quy mô thị trường, với thu nhập của dân cư ĐBSCL chỉ bằng khoảng 60% của thành phố Hồ Chí Minh, quy mô thị trường tiêu dùng của cả vùng ĐBSCL chỉ tương đương 86% của thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh này, nếu không nhanh chóng phát triển cơ sở hạ tầng cho ĐBSCL, đồng thời phát triển chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ và thay đổi các tập quán sản xuất nông nghiệp – thủy sản thiếu bền vững thì sự tụt hậu về kinh tế của ĐBSCL là không thể tránh khỏi.. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương Cơ sở hạ tầng: Giao thông là một trong những nhân tố quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất trong động lực phát triển của các địa phương kém phát triển. Với ĐBSCL, sự yếu kém của hệ thống giao thông kết nối nội Vùng cũng như giữa Vùng với thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ là một nút thắt quan trọng cho sự phát triển của Vùng.. XXXI.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Tới thời điểm Báo cáo này được xuất bản, cả ĐBSCL chỉ có 45km đường cao tốc, chiếm khoảng 3% chiều dài đường cao tốc của cả nước. Trục đường bộ chính phổ biến trong vùng chỉ có quy mô 2 làn ô tô và 1 làn xe máy cho mỗi bên và có dải phân cách, trong khi một số trục đường chính khác có quy mô chỉ 1 làn ô tô và 1 làn xe máy cho mỗi bên và không có dải phân cách. Một số tuyến lộ chính dọc ven sông còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng sạt lở. Năng lực vận chuyển hàng hóa từ vùng sản xuất, nuôi trồng đến nhà máy và trục giao thông chính cũng còn nhiều hạn chế và vẫn phụ thuộc nhiều vào giao thông đường thủy nội địa. Trục giao thông đường bộ cao tốc huyết mạch của vùng mặc dù đã có trong quy hoạch nhưng vẫn chưa thể hoàn thành hoặc chưa được đầu tư. Tuyến Trung Lương – Mỹ Thuận vẫn đang triển khai và chưa thể xác định thời gian hoàn thành. Tuyến Mỹ Thuận – Cần Thơ đến nay vẫn chưa khởi công. Còn tuyến Cần Thơ – Cà Mau mới chỉ trong giai đoạn nghiên cứu khả thi, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2021 – 2025 nhưng không có gì chắc chắn. Trong khi đó, trục ngang từ Sóc Trăng – Cần Thơ – Châu Đốc tiếp tục đưa vào quy hoạch trong các giai đoạn tiếp theo nhưng khả năng bố trí vốn chưa rõ ràng và thời điểm triển khai chưa được xác định. Trong bối cảnh nguồn lực đầu tư còn hạn chế, khả năng kêu gọi sự tham gia của khu vực tư nhân bị hạn chế bởi cơ chế PPP hiện tại cũng như các thất bại của các dự án PPP đã triển khai, việc có thể làm hiện nay, mang tính tình thế là cải tạo các tuyến quốc lộ hiện hữu. Tuy vậy, ngay cả giải pháp này cũng gặp khó khăn bởi nhu cầu đầu tư cải tạo quốc lộ rất lớn, trong khi quỹ bảo trì đường bộ chỉ đáp ứng được khoảng 35% nhu cầu đầu tư. Trong khi đó, nguồn lực đầu tư mới lại tiếp tục bị phân tán khi đầu tư vào các tuyến giao thông vành đai và ven biển với nhu cầu và lưu lượng hàng hóa rất thấp, khả năng kết nối không đồng bộ với các trục chính. Kết quả này phần nào phản ánh hạn chế trong nguồn lực cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, và cũng phản ánh sự thiếu tính liên kết trong đề xuất cũng như trong lựa chọn ưu tiên đầu tư giữa các tỉnh trong vùng. Khi khả năng kêu gọi PPP còn chưa khả thi, việc tập trung nguồn lực cho hai trục cao tốc huyết mạch cần được tất cả các tỉnh trong Vùng coi là ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn 2021 – 2025. ĐBSCL vẫn luôn được nhắc đến là địa bàn có nhiều tiềm năng khai thác giao thông đường thủy. Tuy vậy, hiện nay giao thông đường thủy nội địa mới chỉ đóng vai trò trong tập kết và thu gom hàng hóa với quy mô hết sức hạn chế. So với đường bộ, đường thủy có lợi thế trong việc vận chuyển hàng hóa có tải trọng lớn do có chi phí đơn vị thấp hơn, nhưng thay vào đó lại phát sinh chi phí bốc dỡ tại mỗi đầu cảng, thời gian vận chuyển cao hơn nhiều lần, do vậy không phù hợp với các mặt hàng nông thủy sản cần bảo quản đông lạnh. Kết quả là hiện nay, 70 - 75% lượng hàng xuất khẩu của vùng ĐBSCL đang phải vận chuyển lên cụm cảng vùng thành phố Hồ Chí Minh và Cái Mép – Thị Vải, trong khi các cụm cảng trong vùng ĐBSCL hoạt động cầm chừng. Ở phía nhập khẩu, nhu cầu vận chuyển chủ yếu phục vụ cho một số dự án đặc thù trong vùng như nhiệt điện (than), điện (tua bin khí) – là những mặt hàng không có tiềm năng tăng trưởng ổn định và dài hạn. Gần đây dự án cảng nước sâu của cả vùng cũng được đặt vấn đề trở lại. Tuy nhiên hai câu hỏi lớn nhất cần được trả lời là nguồn đầu tư đến từ đâu và tính khả thi về tài chính – kinh tế - xã hội của dự án này sẽ như thế nào? Lấy dự án cảng nước sâu Trần Đề làm ví dụ. Theo đánh giá của các chuyên gia, chân hàng khai thác hiện tại chỉ vào khoảng 10 - 15% công suất thiết kế của cảng Trần Đề bởi không phải tất cả hàng hóa trong vùng sẽ chọn hướng kết nối qua Sóc Trăng để xuống cảng Trần Đề, đặc biệt là các tỉnh phía Tây và Tây Bắc. Trong khi đó, tính khả thi của các nguồn hàng mới trong vùng cũng không cao, đặc biệt trong bối cảnh môi trường đầu tư tại vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng đáng kể bởi tình trạng nước biển dâng cao trong tương lai. Giao thông kết nối với cảng Trần Đề cũng chưa được đầu tư và đồng bộ. Nhu cầu nguồn lực đầu tư lớn trong bối cảnh ngân sách còn nhiều hạn chế và khả năng huy động nguồn lực đầu tư tư nhân không nhiều bởi tính khả thi về mặt tài chính của dự án là rất thấp. Bên cạnh đó, tác động lan tỏa của việc đầu tư cảng Trần Đề đối với phát triển kinh tế hay phát triển dân cư – đô thị cũng không thật sự rõ ràng khi so sánh với phát triển giao thông đường bộ.. XXXII.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Do vậy, nếu các địa phương trong vùng không xác định rõ ràng tính ưu tiên giữa ưu tiên hoàn thiện trục giao thông huyết mạch với phát triển cảng nước sâu cho toàn vùng thì kỳ vọng về một hệ thống giao thông hoàn thiện, đa dạng, có tính kết nối cho vùng ĐBSCL vẫn sẽ chỉ nằm trên quy hoạch như các giai đoạn trước. Về giao thông hàng không, sân bay quốc tế Cần Thơ là trung tâm kết nối của cả vùng nhưng công suất khai thác chỉ đạt khoảng 25%. Công suất khai thác của sân bay Cà Mau hay Rạch Giá (Kiên Giang) cũng không khả quan hơn. Sân bay quốc tế Phú Quốc (Kiên Giang) có công suất khai thác cao nhất vùng, song chủ yếu phục vụ nhu cầu đi lại của khách du lịch của Phú Quốc nên không có tính lan tỏa toàn vùng. Thực tế là ở Việt Nam, ngoài sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng có lãi, còn hầu hết các sân bay khác trong cả nước hiện nay đang được bù lỗ hàng năm. Trong bối cảnh này, việc đề xuất đầu tư các sân bay mới trong vùng ĐBSCL vừa không hợp lý, vừa bất khả thi. Đầu tư và nâng cấp hạ tầng giao thông đường bộ để đảm bảo thuận tiện trong kết nối giữa các trung tâm kinh tế của ĐBSCL và kết nối với vùng Đông Nam Bộ đóng vai trò quan trọng và thiết thực hơn nhiều. Nguồn vốn con người: Nhân lực là nguồn lực quan trọng mang tính quyết định cao đối với năng lực cạnh tranh. Thể lực, trí lực và nhân cách là ba yếu tố chính cấu thành chất lượng đội ngũ lao động tại mỗi địa phương. Trên cơ sở đó, văn hóa xã hội, giáo dục và y tế là các tác nhân đầu vào có ảnh hưởng đến đặc điểm nguồn nhân lực của một khu vực như ĐBSCL. Về văn hóa, ĐBSCL là vùng đất đa văn hóa, là nơi hội tụ và quần cư của nhiều cộng đồng cư dân, cả bản địa cả nhập cư đến “khẩn hoang lập ấp”. Về phương diện kinh tế, điều này một mặt tạo ra nguồn tài nguyên vô cùng phong phú cho hoạt động du lịch, song đồng thời hạn chế khả năng hợp tác giữa các cộng đồng khác nhau. Bên cạnh đó, đặc trưng “dân làng đi trước, nhà nước đến sau”, cùng với các hoạt động tôn giáo và lễ hội diễn ra rải rác trong năm khiến cho tác phong lao động của người dân thiếu tính kỷ luật và chuyên nghiệp. Như vậy, các giá trị văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú do lịch sử và tôn giáo để lại đã từng là niềm tự hào của người dân vùng ĐBSCL lại đang phần nào cản trở quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế của Vùng. Bên cạnh đó, điều kiện thuận lợi do tự nhiên ưu đãi khiến cho nguồn nhân lực không đủ động cơ để tự thay đổi, phát triển bản thân thích ứng với yêu cầu và bối cảnh mới. Về giáo dục phổ thông, ĐBSCL từ lâu đã luôn được xem là “vùng trũng” về giáo dục đào tạo của cả nước với tỷ lệ bỏ học cao, cơ sở hạ tầng hạn chế, tỷ lệ chi ngân sách địa phương cho giáo dục thấp hơn mức bình quân cả nước. Đáng lưu ý là mặc dù tỷ lệ đi học ở cấp tiểu học của ĐBSCL cao nhất so với cả nước, nhưng tỷ lệ này bắt đầu tuột dốc mạnh từ cấp THCS và tiếp tục ở cấp PTTH khiến cho ĐBSCL có tỷ lệ đi học phổ thông thấp nhất nước. Trong nội bộ vùng ĐBSCL, những địa phương có lợi thế về phát triển kinh tế và có khả năng tạo nhiều cơ hội nghề nghiệp sẽ có tỷ lệ đi học cao hơn. Vì vậy, để nâng cao tỷ lệ đi học (và giảm bớt tỷ lệ bỏ học), nếu chỉ tăng chi hỗ trợ hay tuyên truyền vận động thôi là không đủ, mà quan trọng hơn là phải phát triển kinh tế, tạo thêm cơ hội sinh kế và việc làm cho người lao động. Về giáo dục đại học, mặc dù ở ĐBSCL đã có nhiều trường đại học lớn ở các địa phương, đặc biệt các trường đại học ở Cần Thơ có uy tín về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, song một lần nữa do thiếu cơ hội việc làm tốt nên một tỷ lệ lớn nguồn nhân lực chất lượng cao có khuynh hướng di cư về miền Đông Nam Bộ. Về đào tạo nghề, hệ thống trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề nhìn chung không gắn kết với khu vực doanh nghiệp, đồng thời lạc hậu so với thực tiễn sản xuất – kinh doanh nên không giúp cung ứng nguồn lao động kỹ thuật lành nghề hay góp phần tích cực cho sự phát triển các ngành kinh tế đặc thù ở địa phương. Kết quả là ĐBSCL có tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo thấp nhất nước (13,3%), thậm chí thấp hơn cả Tây Nguyên và Trung du - miền núi phía Bắc. Về y tế, hầu hết các tỉnh trong khu vực ĐBSCL có số lượng giường bệnh và bác sĩ trên 10.000 dân rất thấp so với cả nước, một số tỉnh thậm chí chỉ bằng phân nửa số bình quân cả nước. Tuy nhiên, ĐBSCL có thuận lợi lớn khi có Cần Thơ và gần thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố lớn có hệ thống y tế phát triển nhất nước. XXXIII.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Với đặc điểm này, nếu thực hiện được việc kết nối hệ thống y tế giữa các địa phương với Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh thì trước mắt các tỉnh ít phát triển chỉ cần đóng vai trò khám sàng lọc, xử lý bệnh cơ bản và phân luồng bệnh nhân tốt. Hoạt động khám chữa bệnh ở mức độ cao hơn có thể được thực hiện ở những thành phố có thế mạnh về hạ tầng y tế. Tóm tắt lại, cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực ở ĐBSCL đang khá hạn chế, không những thế lại đang bị chảy máu chất xám. Để khắc phục tình trạng này, cần cải thiện các tác nhân đầu vào trong đó quan trọng nhất là cần thiết kế chính sách tạo động cơ đi học, đồng thời phát triển kinh tế để tạo thêm cơ hội việc làm, từ đó khuyến khích người dân theo đuổi việc học tập, phát triển bản thân, kích thích hệ thống giáo dục chuyên nghiệp phát triển. Ở một mức độ táo bạo hơn, tận dụng đặc điểm văn hóa cởi mở, dễ tiếp nhận cái mới và ít rào cản xã hội, ĐBSCL nên tìm cách xây dựng hệ sinh thái sáng tạo để hấp dẫn nhân tài lựa chọn đây là nơi khởi nghiệp và phát triển.. Chính sách tài khóa và tín dụng Trong 10 năm trở lại đây, số chi ngân sách nhà nước (NSNN) cho vùng ĐBSCL đã tăng lên cả về tuyệt đối và tương đối, Tuy nhiên nếu tính chung cả ngân sách trung ương và địa phương thì tốc độ tăng chi của vùng ĐBSCL vẫn thấp hơn tốc độ tăng tổng chi NSNN của cả nước. Về cơ cấu chi, tổng chi cân đối NSNN của vùng ĐBSCL cũng tăng nhẹ từ 12,4% năm 2010 lên 14,2% trong dự toán 2020. Sự thay đổi này thể hiện sự quan tâm của Chính phủ cho phát triển vùng ĐBSCL, nhất là sau khi có nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017. Tuy nhiên, mức tăng chi cân đối NSNN vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển vùng. Báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư (2019) cho thấy tỷ trọng đầu tư cho vùng ĐBSCL trong hai giai đoạn 2011 - 2015 và 2016 2020 chỉ chiếm khoảng 18% của cả nước. Trong giai đoạn 2021 - 2025, nhu cầu vốn đầu tư của vùng lên tới 45.000 tỷ đồng, song ngân sách chỉ có thể cân đối khoảng ½ trong số này. Như vậy tỷ lệ chi đầu tư của NSĐP trong tổng chi cân đối NSNN không hề thấp, song do quy mô tuyệt đối của chi đầu tư nhỏ, hơn nữa các khoản chi này bị phân tán dàn trải, hầu như không thể dồn sức cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trọng điểm mang tính liên vùng. Bên cạnh đó, do đặc điểm tự nhiên, kinh tế, và xã hội, ĐBSCL cũng khó có thể thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Hơn nữa, do số thu hạn chế nên việc huy động nguồn tài chính ngoài NSNN qua vay nợ của chính quyền địa phương cũng khó thực hiện. Nghị quyết 120/NQ-CP đã đề cập đến việc xem xét việc thành lập Quỹ phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, đến nay Quỹ này vẫn chưa được thành lập và các chính sách liên quan đến huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho các tỉnh ĐBSCL vẫn còn hạn chế. Phát triển ĐBSCL là yêu cầu cấp thiết nhằm khai thác tốt hơn nguồn lực và đáp ứng tốt hơn những thách thức trong giai đoạn tới của vùng này. Giải pháp tài chính – ngân sách trong giai đoạn tới cần phải: (i) bổ sung chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển ĐBSCL chống biến đổi khí hậu khi phân bổ vốn đầu tư phát triển trong cân đối thay thế Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg cho giai đoạn 2021 – 2025; (ii) số tăng thu được để lại địa phương có quyền chủ động phân bổ chi đầu tư thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, trong đó ưu tiên chi các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giáo dục - đào tạo, y tế, nông nghiệp, nông thôn, ứng phó với biến đổi khí hậu; (iii) đề xuất Quốc hội cho phép mở rộng hạn mức vay theo quy định của Luật NSNN đối với các tỉnh ĐBSCL để mở rộng dư địa tài chính cho mục tiêu đầu tư phát triển, nhất là cơ sở hạ tầng; (iv) kiến nghị xây dựng định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2021 - 2025 thay thế quyết định số 46/2016/QĐ-TTg tính đến đặc thù ĐBSCL để có tiêu chí phù hợp; (v) với chi đầu tư phát triển, Quốc hội và Chính phủ cũng cần xem xét ban hành chính sách cho phép chia sẻ gánh nặng tài chính ngân sách giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng ĐBSCL khi phát triển các công trình hạ tầng có tính chất liên vùng, liên tỉnh; (vi) cần đẩy nhanh việc xây dựng Quỹ phát triển ĐBSCL, đặc biệt là phát hành trái phiếu địa phương hoặc trái phiếu chính phủ riêng cho mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và ứng phó với biến đổi khí hậu ở ĐBSCL.. XXXIV.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Về tín dụng ngân hàng, hoạt động tín dụng ở ĐBSCL chưa tương xứng với vị thế kinh tế của vùng. Số dư tiền gửi và tín dụng năm 2019 của ĐBSCL chỉ chiếm lần lượt 5,4% và 8,2% so với quy mô cả nước trong khi Vùng đóng góp khoảng 18% vào GDP của nền kinh tế. Lũy kế đến 2019, cho thấy tổng nguồn lực huy động trong vùng chỉ tương đương 86% nhu cầu tín dụng, thấp hơn nhiều so với mức 129% của cả nước. Thoạt nhìn, số liệu này ngụ ý rằng nhu cầu vốn trong vùng vượt quá nguồn lực tiết kiệm, nhưng suy xét kỹ hơn thì thấy nguồn vốn cho doanh nghiệp và người dân không thiếu. Vấn đề thực sự nằm ở chỗ doanh nghiệp và người dân không có phương án, sản xuất kinh doanh hiệu quả hay có tài sản đảm bảo an toàn. Các khoản cho vay trong ngành nông nghiệp ở ĐBSCL có khuynh hướng tập trung vào một số doanh nghiệp dẫn đầu, có thị trường đầu ra và vùng nguyên liệu ổn định. Với các doanh nghiệp nhỏ, vốn tín dụng phụ thuộc vào xoay vòng nguồn vốn và ứng trước từ hợp đồng xuất khẩu đầu ra. Kết quả là hiệu quả kinh doanh giảm do phải chịu chi phí ứng trước lên đến khoảng 10% giá trị hợp đồng, rủi ro thua lỗ hay bỏ hợp đồng khá cao trong trường hợp giá giảm bất ngờ. Với nông hộ sản xuất, phần lớn nhu cầu vốn tín dụng phụ thuộc vào các mô hình tín dụng của thương lái hay nhà cung cấp thức ăn – vật tư, và do vậy phụ thuộc vào kết quả vụ mùa nuôi trồng vốn có tỉnh rủi ro tương đối cao vì phụ thuộc cả vào điều kiện thời tiết, dịch bệnh lẫn biến động thị trường. Các khoản vay này có điều kiện vay linh hoạt, số vốn cho vay cao hơn nhưng chi phí lãi vay đồng nghĩa cũng cao hơn.. Môi trường kinh doanh và phát triển doanh nghiệp Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tất cả các tỉnh ĐBSCL đều tăng rõ rệt trong năm năm trở lại đây (Hình 0.8). Thậm chí một số tỉnh như Long An, Đồng Tháp, Bến Tre và Vĩnh Long đã vươn lên nằm trong tốp đầu của cả nước. Hình 0.8. Chỉ số PCI của các tỉnh ĐBSCL trong giai đoạn 2009 - 2019 80,00. An Giang Bạc Liêu. 75,00. Bến Tre Cà Mau. Điểm số PCI. 70,00. Cần Thơ Đồng Tháp. 65,00. Hậu Giang Kiên Giang. 60,00. Long An 55,00. Sóc Trăng Tiền Giang. 50,00. Trà Vinh Vĩnh Long. 45,00 2009. 2010. 2011. 2012. 2013. 2014. 2015. 2016. 2017. 2018. 2019. Năm. Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát PCI các năm của VCCI - USAID XXXV.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Tương tự như vậy, khu vực ĐBSCL cũng có 4 tỉnh nằm trong tốp 10 tỉnh đứng đầu cả nước bao gồm về chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) là Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An và An Giang. Nếu so với cả nước thì điểm PAR Index trung bình của ĐBSCL năm 2018 đạt 76,81 điểm, chỉ đứng sau Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Tuy các chỉ số PCI và PAR Index tốt như vậy nhưng tình hình phát triển doanh nghiệp ở ĐBSCL lại không hề khả quan. Trong giai đoạn 2013 - 2019, tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp mới ở ĐBSCL là 4,4%/năm, chưa bằng một nửa tốc độ tăng trung bình của cả nước (10,2%/năm). Kết quả là tỷ trọng doanh nghiệp thành lập mới vùng ĐBSCL ngày càng thấp, giảm từ 9,4% năm 2013 xuống chỉ còn 6,8% trong năm 2019 và chỉ đứng trên hai vùng đặc biệt khó khăn là Trung du - miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Không những thế, ĐBSCL cũng là vùng có tốc độ tăng trưởng số doanh nghiệp ngừng hoạt động thuộc loại cao nhất nước – trong giai đoạn 2014 - 2019 lên tới 17,6%/năm, chỉ đứng sau vùng Trung du – miền núi phía Bắc (23,7%/năm) và cao hơn rất nhiều mức trung bình của nền kinh tế (14,2%/năm). Một điều đáng ngạc nhiên là cơ cấu doanh nghiệp của vùng ĐBSCL phân theo ngành kinh tế về cơ bản giống cả nước. Cụ thể là 5 ngành chiếm tỷ trọng doanh nghiệp lớn nhất vẫn là bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy (42,52%), công nghiệp chế biến chế tạo (16,37%), xây dựng (15,29%), hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (5,91%) và vận tải kho bãi (3,69%). Năm ngành này cùng nhau chiếm đến 83,78% số doanh nghiệp đang hoạt động ở vùng ĐBSCL. Một điều gây ngạc nhiên nữa là ngược lại với xu hướng của cả nước, quy mô bình quân về lao động của các doanh nghiệp vùng ĐBSCL đã có những giai đoạn tăng lên (từ 29 lên 32 lao động trong giai đoạn 2009 2014) trước khi giảm xuống còn 27 lao động trong giai đoạn 2010 - 2018. Kết quả là nếu như trước năm 2013, quy mô lao động bình quân của các doanh nghiệp vùng ĐBSCL luôn thấp hơn thì từ năm 2014 lại luôn cao hơn bình quân của cả nước. Nguồn vốn bình quân của các doanh nghiệp vùng ĐBSCL tuy cũng có xu hướng tăng lên về giá trị danh nghĩa nhưng luôn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước. Trong tổng số 18 ngành kinh tế, các doanh nghiệp vùng ĐBSCL có quy mô vốn trung bình nhỏ hơn mức trung bình của cả nước ở 14 ngành, nhất là các ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (cả nước 3.711 tỷ so với ĐBSCL chỉ là 236 tỷ), sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (753 tỷ so với 116 tỷ), khai khoáng (305 tỷ so với 78 tỷ) và hoạt động kinh doanh bất động sản (271 tỷ so với 171 tỷ). Bốn ngành mà các doanh nghiệp ở ĐBSCL có quy mô vốn cao hơn mức trung bình của cả nước là dịch vụ lưu trú và ăn uống (26 tỷ so với 42 tỷ), công nghiệp chế biến chế tạo (82 tỷ so với 97 tỷ), y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (40 tỷ so với 46 tỷ) và giáo dục và đào tạo (11 tỷ so với 12 tỷ). Về cơ cấu các thành phần kinh tế, tính đến thời điểm 31/12/2018 tại khu vực ĐBSCL, các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm chủ yếu với tỷ lệ 97,82%, trong khi các doanh nghiệp FDI chiếm 1,79% còn các doanh nghiệp nhà nước chỉ còn chiếm 0,39%. Tỷ lệ này trên quy mô cả nước lần lượt là 97,23%; 2,34% và 0,33%. Như vậy có thể thấy rõ sự hạn chế của vùng ĐBSCL trong việc thu hút các dự án FDI so với mặt bằng chung của cả nước.. XXXVI.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Năng lực cạnh tranh của các cụm ngành vùng ĐBSCL Cụm ngành lúa gạo Theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2019 gia tăng gần 5%, trong khi đó giá trị xuất khẩu (GTXK) gia tăng đến 24%. Đây là dấu hiệu đáng mừng, cho thấy sự cải thiện quan trọng về chất lượng gạo xuất khẩu. Trong dài hạn, cùng với sự biến đổi về cơ cấu nhân khẩu học và mức sống toàn cầu, định hướng hạn chế số lượng và tăng cường chất lượng lúa gạo xuất khẩu sẽ ngày càng trở thành chiến lược quan trọng để phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. Cụm ngành lúa gạo ở ĐBSCL có lợi thế cạnh tranh nhờ điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng và nguồn nước thích hợp; lực lượng lao động sản xuất giàu kinh nghiệm; hệ thống phân phối vật tư nông nghiệp dày đặc và rộng khắp. Đặc biệt gần đây, ĐBSCL đã lai tạo nhiều dòng lúa thơm có thương hiệu, phẩm chất cao, được thế giới công nhận. Cơ hội phát triển sản phẩm lúa gạo lớn mạnh còn đến từ xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Thêm vào đó, năng lực cạnh tranh của cụm ngành cũng luôn được bồi đắp bởi các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cũng như từ những chương trình/ dự án hỗ trợ kỹ thuật của nước ngoài. Bên cạnh những lợi thế cạnh tranh vừa nêu, cụm ngành lúa gạo cũng phải đối mặt với những bất lợi như: ảnh hưởng biến đổi khí hậu; suy kiệt nguồn nước tưới; khan hiếm lao động ở vùng nông thôn; cơ giới hóa trong ngành chưa đồng đều giữa các tỉnh trong vùng và chưa đồng bộ giữa các khâu trong chuỗi cung ứng; chất lượng gạo không đồng nhất; hạ tầng giao thông của vùng chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ; đối thủ cạnh tranh gay gắt về xuất khẩu gạo trên thế giới; khả năng tự túc lương thực của một số quốc gia nhập khẩu gạo lớn ngày càng gia tăng, trong khi chiến lược phát triển sản phẩm giá trị gia tăng từ lúa gạo của vùng vẫn chưa có lời giải. Cuối cùng, năng lực cạnh tranh của cụm ngành đang bị kìm hãm bởi năng lực liên kết của các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng. Cũng chính từ sự thiếu năng lực liên kết này đã dẫn đến tình trạng nông dân phải mua vật tư nông nghiệp qua các đại lý và chịu mức tín dụng cao, dẫn đến làm tăng chi phí trung gian, và do vậy làm giảm giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận) của toàn chuỗi giá trị lúa gạo.. Cụm ngành thủy sản (tôm và cá da trơn) Ngành nuôi trồng thủy sản hình thành và phát triển tại ĐBSCL gắn liền với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhưng sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy sản lại gắn liền với nhu cầu và sự phát triển của thị trường xuất khẩu. Điều này phần nào giải thích sự thăng trầm của ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn vừa qua do chịu tác động to lớn từ ảnh hưởng và biến động của thị trường xuất khẩu thế giới, đặc biệt là về giá xuất khẩu. Bên cạnh thế mạnh nổi bật về điều kiện thổ nhưỡng và nguồn nước phù hợp, ĐBSCL còn có ưu thế nhờ lực lượng lao động trong ngành thủy sản giàu kinh nghiệm và có trình độ đáp ứng nhu cầu kinh doanh và cạnh tranh. Tuy nhiên, sự thiếu hụt và già hóa lực lượng lao động ở các vùng nuôi sẽ là thách thức lớn cho ngành trong dài hạn. Về nuôi trồng, thách thức lớn nhất của ngành là đảm bảo nguồn cung dồi dào và ổn định các con giống sạch bệnh và có sức sống cao. Việc phụ thuộc vào nguồn cung ứng con giống bên ngoài vùng như hiện nay cũng là một hạn chế quan trọng. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tình trạng xâm nhập mặn có thể làm hạn chế tốc độ phát triển cụm ngành.. XXXVII.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Thị trường đầu ra của cụm ngành trong 10 năm qua đã tăng trưởng và đa dạng hóa, Tuy nhiên bài toán khó là làm thế nào đối phó với sự cạnh tranh ngày một gay gắt trên thị trường quốc tế, và để giải bài toán này cần sự phối hợp chặt chẽ của các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng, trong cụm ngành cũng như từ các Bộ ngành liên quan. Tất nhiên trong những thành tựu của cụm ngành, không thể phủ nhận vai trò thúc đẩy của Chính Phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, và đặc biệt là vai trò của VASEP. Tuy nhiên, vai trò của các tổ chức này vẫn chưa được thể hiện đầy đủ, nhất là trong việc khắc phục các khó khăn và thách thức của ngành vừa nêu ở trên. Năng lực cạnh tranh hiện tại cũng như trong tương lai cụm ngành bị hạn chế khá lớn bởi ba nhân tố quan trọng sau đây: Thứ nhất là sự yếu kém trong việc xây dựng mối liên kết dọc giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi, cũng như mối liên kết ngang giữa các thành viên trong cùng nhóm (giữa các hộ nuôi trong các tổ chức kinh tế hợp tác; giữa các DNCBXK thủy sản với nhau). Thứ hai, cơ sở hạ tầng giao thông và hệ thống logistics trong vùng chưa được đầu tư thích đáng và thiếu đồng bộ, khiến chi phí, giá thành và thời gian vận chuyển tăng lên đáng kể. Thứ ba, hạn chế về khả năng nghiên cứu phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng cũng như xây dựng thương hiệu riêng cho ĐBSCL.. Cụm ngành rau quả ĐBSCL có lợi thế nổi trội về canh tác rau quả nhờ điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi. Việc chuyển đổi canh tác từ thuần lúa sang rau màu và cây ăn trái là một xu thế tất yếu giúp cải thiện nguồn thu cho người nông dân. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, ngành rau quả vẫn chỉ mới ở giai đoạn định hình và đối mặt với nhiều thách thức. Ở tầm quốc gia, các chính sách tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng trồng rau quả chưa hoàn thiện và còn thiếu hiệu quả. Ở cấp độ vùng, mỗi tỉnh vẫn theo đuổi một chính sách riêng và việc quy hoạch các vùng trồng trọt vẫn chưa được xem xét về mặt tổng thể để có hướng phát triển tổng thể. Về mặt thị trường, việc phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, trong khi về cơ bản chưa đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc của các nước tiên tiến. Bên cạnh đó, tác động của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực do dịch Covid-19 cũng buộc ĐBSCL phải đánh giá lại vị thế, năng lực của ngành, từ đó tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh hướng đến những chuẩn mực cao hơn. Về phương diện sản xuất, các điểm yếu và khó khăn của cụm ngành bắt nguồn từ năm nguyên nhân chính. Thứ nhất, nguồn nhân lực có trình độ hạn chế, thái độ thiếu chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, tập quán canh tác lạc hậu, kỹ thuật canh tác thô sơ nhưng khả năng tiếp thu những quy trình mới đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế lại chưa cao. Ngoài ra, tư duy ngắn hạn, chạy theo lợi ích trước mắt khiến người nông dân lựa chọn nền nông nghiệp lạm dụng hóa chất và dễ bị dẫn dắt bởi thương lái hơn là liên kết với hợp tác xã hay các doanh nghiệp chế biến và thương mại lớn. Thứ hai, ĐBSCL là “vùng trũng” về cơ sở hạ tầng giao thông, yếu tố được xem là huyết mạch giúp lưu thông hoạt động kinh tế. Ngành rau quả ĐBSCL bị ảnh hưởng bởi sự yếu kém của hạ tầng giao thông khu vực rất lớn do đặc điểm hàng hóa yêu cầu phải đảm bảo được độ tươi ngon nên cần được vận chuyển nhanh chóng và an toàn. Thứ ba, các chính sách đặc thù phát triển ngành rau quả trên cả nước và khu vực chưa hình thành rõ nét, không tạo lực đẩy cho hoạt động trồng trọt, chế biến và thương mại. Chính sách an ninh lương thực kìm hãm chuyển đổi đất cũng tạo rào cản mở rộng quy mô trồng trọt rau quả. Ngoài ra, hoạt động liên kết giữa các tỉnh chưa được định hướng và hỗ trợ bởi các chính sách quốc gia và khu vực khiến thương hiệu rau quả ĐBSCL khó lớn mạnh. Thứ tư, do lịch sử để lại, các vùng nguyên liệu trồng rau quả đều manh mún, nhỏ lẻ, khó tạo lượng hàng hóa lớn, an toàn và đồng nhất. Thứ năm, chất lượng, sự ổn định và đồng đều của giống cũng là một nhược điểm quan trọng cần khắc phục.. XXXVIII.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Cụm ngành du lịch Trước đây, du lịch được xem như một loại hình dịch vụ giải trí của giới nhà giàu và do vậy tương đối “xa xỉ”. Ngày nay, du lịch đang ngày một trở thành một dịch vụ thiết yếu, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, học hỏi nâng cao giá trị bản thân và giúp tái tạo nguồn năng lượng trong cuộc sống của nhiều người. Sự thay đổi này bắt nguồn từ thu nhập của người dân cũng như quy mô của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng. Ngành du lịch ĐBSCL rất giàu tiềm năng nhờ những yếu tố sẵn có như tài nguyên thiên nhiên ưu đãi, nền văn hóa phong phú, khí hậu ôn hòa và vị trí địa lý thuận lợi. Tuy nhiên, tất cả những ưu điểm kể trên khó có thể phát huy tác dụng vì bị hạn chế bởi 3 điểm nghẽn chính yếu. Thứ nhất, nguồn nhân lực yếu kém khiến du lịch vùng khó phát huy nội lực. Du lịch là ngành mà nhân tố con người xuất hiện ở tất cả các khâu trong chuỗi sản phẩm và mang tính quyết định cao đến chất lượng dịch vụ. Trình độ dân trí và chất lượng lao động kém đang cản trở việc xây dựng một tổng thể du lịch tinh tế từ chi tiết nhỏ nhất. Thứ hai, hạ tầng giao thông yếu kém dẫn đến du lịch khu vực mất hết lợi thế cạnh tranh. Việc di chuyển khó khăn và mất nhiều thời gian khiến cho ĐBSCL khó có thể là điểm đến được ưu tiên lựa chọn. Giao thông đường thủy là thế mạnh gắn với nền văn hóa sông nước, có thể liên kết các địa điểm tham quan và hình thành các tour tuyến đặc sắc trên du thuyền lại chưa thế phát huy do nhiều hạn chế về bến bãi. Thứ ba, vai trò của các sở ngành chưa phát huy tác dụng thúc đẩy cùng với tình trạng thiếu các chính sách hỗ trợ ngành hiệu quả khiến việc liên kết giữa các địa phương trong vùng chủ yếu là ở hình thức hơn là những giá trị cụ thể. Hoạt động du lịch của các tỉnh trong khu vực cũng chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, giá trị thấp và đang dần bị xói mòn. ĐBSCL hiện đang là vựa lúa, vựa trái cây, vựa thủy sản của Việt Nam là điều ai cũng biết. Nhưng cần có tầm nhìn về một trung tâm du lịch nông nghiệp – nông thôn trong 10 năm tới. Khi đó, nói đến vùng Đất Chín Rồng là nói đến nơi có chuỗi giá trị kinh tế độc đáo: Môi trường trong lành - sản xuất sạch - thực phẩm an toàn kỳ nghỉ vùng quê. Sự phát triển du lịch sẽ biến nhà nông từ chân lấm tay bùn chỉ biết làm nông nghiệp để bán nông sản, thành những người làm ruộng, vườn, vuông tôm để bán dịch vụ du lịch và xa hơn nữa là bán trải nghiệm cho khách du lịch trong và ngoài nước.. Cụm ngành công nghiệp năng lượng ĐBSCL có tiềm năng rất lớn và những điều kiện thuận lợi đặc biệt để phát triển cụm ngành năng lượng tái tạo. Nhưng để tận dụng tối đa tiềm năng và lợi thế của khu vực, ĐBSCL cần vượt qua khá nhiều rào cản từ chính sách đến kinh tế và kỹ thuật. Các thách thức về mặt chính sách tập trung vào các thiết kế hợp đồng mua bán điện (PPA) không đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư khiến các dự án điện tái tạo trở nên khó hoặc không thể vay vốn từ các định chế tài chính ngoài nước. Một trong những khuyết điểm đó là các điều khoản liên quan đến cắt giảm công suất, rủi ro tỷ giá, các điều kiện bất khả kháng, giải quyết tranh chấp, và thiếu sự rõ ràng hay chậm trễ trong quá trình phê duyệt dự án, thu hồi đất đai, và các cáo buộc liên quan đến nhũng nhiễu của cơ quan cấp phép. Liên quan đến rào cản tài chính, giá mua điện đối với một số nguồn như điện gió, đặc biệt điện gió ngoài khơi, còn khá thấp so với suất đầu tư cũng như mức giá đang được áp dụng trên thế giới. Nhà đầu tư cũng phải gánh thêm cho phần phí xây dựng đường truyền tải đến các trạm biến áp trung áp. Đối với nhóm yếu tố kỹ thuật, thị trường sản xuất thiết bị trong nước còn khá nhỏ, và thiếu nguồn nhân lực có trình độ quản lý hệ thống, xây dựng, và bảo dưỡng các thiết bị, đặc biệt đối với công nghệ điện gió. Việt Nam cũng chưa có cơ sở hạ tầng để phát triển lưới điện thông minh, thiếu hoặc chất lượng dữ liệu kém cũng làm đội chi phí và kéo dài tiến trình đầu tư. Và để phát triển cụm ngành công nghiệp năng lượng, cần phải có chiến lược đầu tư nghiêm túc cho các ngành phụ trợ và liên quan.. XXXIX.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Ngoài ra, lĩnh vực năng lượng tái tạo cần được xem như là một phần của chiến lược phát triển kinh tế. Với mỗi chính sách đều có những đối tượng hưởng lợi và những đối tượng bị thiệt thòi khi chúng ta thực hiện chuyển đổi từ hệ thống điện tập trung thông thường sang hệ thống năng lượng phân tán với mức độ thâm nhập năng lượng tái tạo ở mức cao. Cần có thêm những bằng chứng rõ ràng về tác động lên công ăn việc làm tạo ra, tác động đến phân phối thu nhập, đến chính sách tài khóa của chính phủ, và tác động kinh tế xã hội và môi trường trong các kịch bản phát triển năng lượng. Khu vực tư nhân sẽ đóng một phần quan trọng trong cơ cấu năng lượng thông qua đầu tư vào năng lượng mặt trời và gió, lưu trữ năng lượng và thực hiện các sáng kiến hiệu quả năng lượng. Ngoài ra còn có những doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư trong lĩnh vực LNG, trong việc xây dựng các lưới truyền tải và cung cấp các dịch vụ năng lượng. Giá điện là một thành phần quan trọng của cải cách ngành năng lượng. Do đó, khi chuyển đổi cơ cấu năng lượng cũng cần làm rõ chi phí toàn bộ hệ thống là bao nhiêu và chi phí cho người dùng cuối là bao nhiêu, đồng thời còn duy trì hệ thống trợ cấp chéo rộng rãi như áp dụng hiện nay hay không.. Cụm ngành logistics Với vai trò là vựa lúa và vựa thủy sản lớn nhất cả nước, vùng ĐBSCL đóng góp 40% giá trị sản xuất nông nghiệp, trên 54% sản lượng lúa, 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy sản và 70% sản lượng trái cây. Tiềm năng xuất khẩu nông thủy sản của ĐBSCL tạo cơ hội và nhu cầu cấp thiết đối với sự phát triển ngành dịch vụ logistics, hướng đến phục vụ hàng nông thủy sản của toàn vùng với những dịch vụ logistics chủ yếu như vận tải, kho hàng, bảo quản hàng hóa và các dịch vụ giá trị gia tăng chẳng hạn như dịch vụ kho lạnh, chiếu xạ, hấp nhiệt đối với mặt hàng trái cây để đảm bảo chất lượng của hàng xuất khẩu cũng như hàng phân phối cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. Cụm ngành logistics hiện đang đứng trước ba khó khăn chính. Thứ nhất là hạn chế trong đầu tư công nghệ chuỗi lạnh (cold chain). Trong bối cảnh này, cần khuyến khích mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với công ty sản xuất để tăng cường tính kết nối và chia sẻ nguồn lực hạ tầng logistics chất lượng, góp phần cải thiện chuỗi giá trị hàng nông thủy sản xuất khẩu và phân phối tiêu dùng nội địa của vùng ĐBSCL. Thứ hai, hạ tầng cảng biển và cảng sông tuy đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nội địa và quốc tế cho hàng hóa nông thủy sản, song quy mô còn nhỏ, chất lượng hạn chế và chi phí (kể cả chi phí cơ hội của thời gian) lại cao. Thứ ba, hạ tầng logistics thiếu kết nối – bao gồm cả kết nối nội vùng, kết nối ngoại vùng, kết nối quốc tế, và kết nối đa phương tiện – cũng là một yếu tố quan trọng làm tăng chi phí logistics và giảm năng lực cạnh tranh của vùng. Thứ tư, các nhà cung cấp dịch vụ logistics trọn gói rất ít, phần lớn là các dịch vụ logistics nhỏ lẻ. Các trung tâm logistics có quy mô khá nhỏ (dưới 10 ha), chưa phát triển đến quy mô phục vụ cho một ngành hoặc một vùng kinh tế. Dịch vụ cung cấp của các trung tâm logistics còn hạn chế, tính liên kết, kết nối trong hoạt động logistics yếu. Thứ năm, ĐBSCL chưa có sự quy hoạch đồng bộ nguồn nguyên liệu, làm cơ sở cho chuyên môn hóa quy mô lớn. Hệ thống phân phối hàng hóa ở ĐBSCL còn mang tính tự phát, liên kết trong và ngoài hệ thống phân phối còn yếu trong khi cơ sở vật chất, kỹ thuật của mạng lưới chợ truyền thống còn nghèo nàn, lạc hậu, hệ thống hạ tầng giao thông vận tải còn nhiều hạn chế khiến cho phi phí logistics còn cao, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa từ khu vực ĐBSCL.. XL.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ĐBSCL đang trải qua một loạt những thách thức lớn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của mình. Nhóm thách thức thứ nhất liên quan tới đất, nước và môi trường: nước biển dâng và nhập mặn, sự suy giảm về cả khối lượng và chất lượng nước do mạng lưới chằng chịt hơn 140 đập thủy điện lớn ở thượng nguồn gây ra, và nguy hiểm hơn cả là những chính sách hay tập quán canh tác bất cập kéo dài đang bào mòn sức sống của đồng bằng. Nhóm thách thức thứ hai là về nhân khẩu học, số lượng và chất lượng lao động. Trong giai đoạn 2009 – 2019, dân số của ĐBSCL hầu như không đổi. Nguyên nhân chính là do ĐBSCL có tỷ suất di cư thuần cao nhất cả nước, lên tới -39,9‰, chủ yếu là do tình trạng thiếu cơ hội việc làm và cơ hội kinh tế tại địa phương. Thực tế là kể từ 2017 cho đến nay, lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, ĐBSCL ghi nhận sự suy giảm tuyệt đối về dân số. Hệ quả tất yếu của tình trạng này là hiện tượng thiếu lao động trở nên ngày càng phổ biến, đồng thời mức độ già hóa dân số trở nên ngày một trầm trọng. Không chỉ thiếu lao động, chất lượng nguồn nhân lực của ĐBSCL từ lâu luôn là vùng trũng của cả nước nhưng vẫn chưa được khắc phục. Nhóm biến cố thứ ba là về kinh tế. Trong khi các động lực tăng trưởng kinh tế truyền thống chính của vùng ĐBSCL như lúa và thủy hải sản đang có dấu hiệu đạt ngưỡng tới hạn thì các động lực tăng trưởng mới vẫn còn yếu ớt, thậm chí chưa thành hình. Đây là lý do chính khiến các tỉnh ở ĐBSCL trăn trở với bài toán chuyển đổi cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng nhưng chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng. Thách thức này càng trở nên bức xúc khi ĐBSCL tụt hậu ngày càng xa so với vùng Đông Nam Bộ, thậm chí cảm nhận mình bị “bỏ rơi” trong sự phát triển chung của cả nước. Nhóm thách thức thứ tư là về khoa học – công nghệ. Đây là những “cú sốc” không chỉ đối với ĐBSCL mà còn cho cả Việt Nam, và thậm chí có tính toàn cầu. Những công nghệ mới như internet vạn vật và dữ liệu lớn, tối ưu hóa công nghiệp chế tạo – chế biến nhờ trí thông minh nhân tạo, hiệu chỉnh gen không chỉ đối với thực vật mà cả con người v.v. sau một thời gian dài tiến hóa, đã trở nên chín muồi và sẽ làm thay đổi một cách cơ bản cách chúng ta sống, làm việc, sản xuất và tương tác với nhau. Là một “vùng trũng” về công nghệ, lại đang dựa chủ yếu vào nền sản xuất nông nghiệp truyền thống và công nghệ lạc hậu, những cú sốc này sẽ tạo ra nhiều thách thức to lớn cho ĐBSCL. Nếu biết tận dụng, các công nghệ mới này sẽ mở ra những cơ hội hết sức to lớn. Ngược lại, ĐBSCL sẽ tụt hậu ngày càng xa so với cả nước và thế giới. Trong nguy có cơ – không phải mọi “thách thức” đều bất lợi. Trái lại, chúng buộc các tỉnh ĐBSCL phải nhìn nhận lại một cách thấu đáo về mục tiêu phát triển, đánh giá lại các động lực tăng trưởng hiện có, suy nghĩ lại về thế mạnh và nguồn lực của mình, để từ đó tư duy lại về mô hình phát triển. Đồng bằng sông Cửu Long cần xây dựng cho mình, không chỉ là mô hình tăng trưởng kinh tế mới, mà quan trọng hơn là một mô hình phát triển mới. Hơn ba thập kỷ qua, mô hình kinh tế truyền thống tập trung vào sản xuất nông nghiệp thay vì kinh tế nông nghiệp, số lượng thay vì chất lượng, manh mún hơn là tích tụ ruộng đất, phân mảnh thay vì liên kết thành chuỗi cung ứng,... Mặc dù ĐBSCL đã thành công trong việc thoát đói, giảm nghèo, nhưng vùng đất này vẫn chưa đem lại được sự thịnh vượng cho phần lớn người dân của mình. Bằng chứng là tốc độ phát triển của Vùng đã chậm lại một cách đáng kể, mức sống của người dân thấp hơn mức trung bình của cả nước, và Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng tụt hậu về hầu hết các khía cạnh phát triển kinh tế - xã hội.. XLI.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Mô hình phát triển mới của ĐBSCL không chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế, mà quan trọng hơn, phải tạo ra được sự phát triển toàn diện về kinh tế – xã hội – văn hóa – giáo dục – môi trường cho Vùng, và sự phát triển này phải bền vững. May mắn là định hướng này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 120 của Chính phủ về “Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”. Tuy nhiên, có nghị quyết đúng mới chỉ là bước đầu, quan trọng hơn ĐBSCL phải cùng nhau đưa ra được chiến lược, chính sách, và quy hoạch tổng thể vùng nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi về môi trường, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, điều phối vùng, v.v. để có thể triển khai được mô hình phát triển này trên thực tế. Những kết luận và khuyến nghị chung, có tính tổng kết và xuyên suốt, về mô hình mới này bao gồm:. 1. Lợi thế cạnh tranh của ĐBSCL chủ yếu đến từ điều kiện tự nhiên sẵn có (tài nguyên đất, nước, hệ sinh thái) và di sản đến từ quá khứ (tài nguyên văn hóa, tôn giáo). Thế nhưng các tài nguyên này hoặc đang bị tận khai tới mức thiếu bền vững, hoặc đang đứng trước rủi ro to lớn từ bên ngoài, hoặc đang dần mai một theo năm tháng, hoặc đang bị cơ chế chính sách cản trở không phát huy hết được nội lực phong phú của mình.. 2. Tương lai phát triển của ĐBSCL một mặt phụ thuộc vào năng lực nuôi dưỡng các nguồn tài nguyên này cho các thế hệ kế tiếp, mặt khác phụ thuộc vào nỗ lực tìm kiếm và xây dựng những động lực phát triển mới cho vùng. Hai điều này, đến lượt mình, đòi hỏi tư duy và cách tiếp cận mới đối với bài toán phát triển của ĐBSCL, vì chỉ như vậy mới thoát ra được quỹ đạo hiện nay để chuyển sang mô hình phát triển mới cho toàn vùng ĐBSCL cũng như mỗi địa phương trong vùng.. 3. Mô hình phát triển mới phải được định hình từ chính thực trạng và phải đưa ra được lời giải cho những bài toán kinh tế - xã hội – môi trường nóng bỏng của ĐBSCL. Ở góc độ rộng hơn, mô hình phát triển mới này cũng phải gắn với bối cảnh kinh tế và thể chế của đất nước, đồng thời thuận theo các xu thế toàn cầu để tận dụng được các cơ hội mới nhờ sự chuyển hướng của các dòng đầu tư FDI, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng trên toàn thế giới.. 4. Là vùng có xuất phát điểm tương đối thấp, không những thế lại đang tụt hậu, có nguồn lực eo hẹp và phụ thuộc nhiều vào trung ương, một cách thực tế mô hình phát triển của ĐBSCL trong thập niên tiếp theo vẫn phải dựa vào các thế mạnh sẵn có nổi trội của mình. Tuy nhiên, thay bằng việc đi theo lối mòn truyền thống, các tỉnh ĐBSCL cần kiến tạo môi trường và điều kiện cần thiết để người dân, doanh nghiệp, và chính quyền cùng nhau tìm ra những giải pháp mới, những lối đi mới cho bài toán phát triển của mình, qua đó đóng góp cho sự phát triển của cả vùng.. XLII.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 5. Mặc dù trước mắt nền nông nghiệp truyền thống vẫn là nguồn tạo công ăn việc làm chủ yếu cho đa số nông dân, nhờ đó góp phần giảm nghèo và ổn định xã hội, song trong dài hạn, nông nghiệp truyền thống không thể là nền tảng phát triển kinh tế và ổn định xã hội cho Vùng. Vì vậy, ĐBSCL phải chuyển đổi nông nghiệp một cách cơ bản, trong đó then chốt là phải phát triển nền kinh tế nông nghiệp hiện đại thay cho nền sản xuất nông nghiệp truyền thống. Cụ thể là : Thị trường hóa hoạt động nông nghiệp, gắn với thị trường để ổn định đầu ra Công nghiệp hóa và công nghệ hóa nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng Dịch vụ hóa nông nghiệp để tăng cường chuyên môn hóa và cải thiện hiệu quả Nông nghiệp thích ứng với môi trường và khí hậu để phát triển bền vững. 6. Để phát triển một nền nông nghiệp bền vững cả về kinh tế và môi trường, chắc chắn phải thay thế các hệ thống thâm canh nông nghiệp – đặc biệt là lúa ba vụ – bằng các hệ thống canh tác hiệu quả và thân thiện với môi trường hơn. Nền nông nghiệp cần chuyển sang ưu tiên chất lượng thay cho số lượng, cạnh tranh nhờ giá trị cao thay cho giá cả thấp. Tổ chức và chính sách nông nghiệp cần theo định hướng cụm ngành và chuỗi giá trị thay vì phân tán và cục bộ như hiện nay.. 7. Về cơ cấu nông nghiệp, bên cạnh cơ cấu về chất lượng và giá trị như ở điểm [6], trong dài hạn, ĐBSCL cần chuyển đổi thứ bậc cơ cấu từ lúa gạo – thủy sản – trái cây sang thủy sản – trái cây – lúa gạo, trước tiên thông qua việc thay đổi tư duy về nguồn lực của đồng bằng, trong đó không chỉ coi trọng nước ngọt (phục vụ cho lúa gạo và trái cây) mà phải thấu hiểu nước mặn và nước lợ là các nguồn tài nguyên quý báu không chỉ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản trong đất liền mà còn cho việc phát triển các nguồn lợi thủy sản ven biển.. 8. Trong ngắn và trung hạn, du lịch chưa thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và nền tảng cho phát triển kinh tế của Vùng. Tuy nhiên, du lịch rất quan trọng trong việc cải thiện công ăn việc làm, thu nhập cho người dân, và hình ảnh của ĐBSCL. Thay cho phát triển du lịch theo lối mòn truyền thống, các tỉnh nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung cần tìm ra những mô hình phát triển du lịch mới mẻ, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của dân số tương đối trẻ và ngày một tinh tế của tầng lớp trung lưu đang phát triển rất nhanh ở Việt Nam.. 9. Trong thập niên sắp tới, ĐBSCL đứng trước nhiều cơ hội và sự lựa chọn trong phát triển công nghiệp nhờ sự phát triển của cơ sở hạ tầng kết nối, sự lan tỏa hoạt động công nghiệp từ vùng Đông Nam Bộ, lợi thế về đất đai và chi phí của Vùng. Tuy nhiên, công nghiệp của ĐBSCL nên gắn bó một cách hữu cơ và trở thành bệ đỡ cho phát triển kinh tế nông nghiệp của Vùng. Tất nhiên để phát triển nông nghiệp và du lịch chất lượng cao, ĐBSCL cần hạn chế tối đa các ngành công nghiệp ô nhiễm.. XLIII.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 10. Đối với các ngành truyền thống (như lúa gạo, thủy sản, trái cây, du lịch) và các ngành tiềm năng (như năng lượng tái tạo hay logistics), cần áp dụng cách tiếp cận cụm ngành và chuỗi giá trị, hướng đến các chỉ tiêu hiệu quả sau cùng như tạo công ăn việc làm, thu nhập của người lao động và đóng góp ngân sách cho địa phương. Trong nỗ lực này, doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò then chốt không chỉ trong việc tổ chức hoạt động sản xuất mà quan trọng hơn là xây dựng thương hiệu, tổ chức chuỗi giá trị, và đảm bảo thị trường đầu ra. Chính quyền địa phương đóng vai trò hỗ trợ, đặc biệt là tạo các điều kiện về môi trường kinh doanh và các thể chế hỗ trợ để nông dân và doanh nghiệp có thể liên kết với nhau và để các tác nhân tham gia cụm ngành có thể hợp tác để cùng phát triển.. 11. Cũng như cả nước, ĐBSCL đang gặp phải ba nút thắt quan trọng trong quá trình phát triển. Nút thắt đầu tiên, quan trọng nhất cản trở sự phát triển kinh tế của tất cả các tỉnh cũng như toàn vùng ĐBSCL nằm ở kết cấu hạ tầng, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông. Vì vậy, thay bằng việc mỗi tỉnh đơn phương vận động để xin trung ương sân bay hay cảng nước sâu cho riêng mình thì cả 13 địa phương cần đồng lòng kiến nghị trung ương xây dựng bằng được hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông thông suốt, đồng bộ, chất lượng để kết nối với nhau và với vùng Đông Nam Bộ. Phát triển trục đường cao tốc nối liền thành phố Hồ Chí Minh cho đến tận Cà Mau cần phải trở thành ưu tiên chiến lược hàng đầu của toàn Vùng trong thời gian tới.. 12. Kết cấu hạ tầng của ĐBSCL còn yếu kém là do không được đầu tư đúng mức trong một thời gian dài. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết là do thiếu đầu tư của trung ương như quan niệm phổ biến hiện nay. Thực tế là trung ương đã chi rất nhiều tiền để đầu tư vào các dự án khổng lồ như các đại dự án thủy lợi chuyển nước ngọt từ sông Hậu đến Quản Lộ - Phụng Hiệp, hệ thống đê bao ngăn lũ, hệ thống cống đập ngăn mặn, và gần đây là nhiều nhà máy nhiệt điện than v.v. Nếu những khoản đầu tư này được cân nhắc một cách thấu đáo hơn, ưu tiên cho cơ sở hạ tầng giao thông trọng yếu của toàn Vùng hay hệ thống giao thông kết nối từ vùng sản xuất đến đường quốc lộ, thì đến nay Đồng bằng sông Cửu Long đã có một hệ thống đường bộ phát triển, kết nối hiệu quả với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ. Như vậy, nút thắt hạ tầng giao thông tồn tại không thuần túy là do thiếu nguồn lực tài chính, mà chủ yếu là do nguồn lực này được ưu tiên phân bổ cho các mục đích sử dụng khác thay vì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.. 13. Nút thắt phát triển thứ hai ở ĐBSCL là nguồn nhân lực. Là vùng trũng trong cả nước về giáo dục và đào tạo, mô hình phát triển mới của ĐBSCL phải tìm cách tháo gỡ nút thắt quan trọng này bằng cách thiết kế chính sách tạo động cơ đi học, khắc phục tư duy ngắn hạn và việc theo đuổi lợi ích trước mắt khiến các gia đình cho con cái bỏ học sớm từ cấp THCS và PTTH. Suy đến cùng, động cơ này chủ yếu phụ thuộc vào khả năng tạo lập cơ hội việc làm để người dân thấy rõ lợi ích của kiến thức và kỹ năng, từ đó có động cơ mạnh mẽ để theo đuổi việc học tập, phát triển kỹ năng, nhờ đó tạo sức ép từ phía cầu để kích thích hệ thống giáo dục – đào tạo phát triển theo hướng liên kết với các doanh nghiệp và gắn kết với thị trường lao động.. XLIV.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> 14. Cơ chế - chính sách là nút thắt thứ ba cản trở sự phát triển của ĐBSCL. Báo cáo này phân tích và đưa ra nhiều khuyến nghị để tháo gỡ cơ chế - chính sách cho ĐBSCL phát triển. Ở đây chỉ nhấn mạnh ba khuyến nghị về đất, về nước, và về cơ chế điều phối vùng. Về đất, chính sách đất đai cần được thiết kế lại theo hướng tạo thị trường đất linh hoạt hơn, tăng khả năng chuyển dịch đất nông nghiệp trong phạm vi các lĩnh vực và đối tượng sản xuất nông nghiệp sao cho đất nông nghiệp có thể được sử dụng hiệu quả nhất (nhờ đạt quy mô hiệu quả, lựa chọn các sản phẩm phù hợp, áp dụng phương thức canh tác tiên tiến). Về nước, coi tất cả các nguồn nước – nước ngọt, nước mặn, nước lợ, nước ngầm, nước mặt v.v. – đều là tài nguyên quý báu để có chính sách quản lý, sử dụng, bảo vệ một cách phù hợp. Cần nói thêm rằng chỉ trên cơ sở bảo vệ được tài nguyên đất và nước thì ĐBSCL mới có thể gìn giữ không gian sinh tồn của mình, nhờ đó phát triển cộng đồng và bảo tồn văn hóa và tôn giáo truyền thống hết sức đặc sắc của vùng.. 15. Một trụ cột không thể thiếu được trong mô hình phát triển mới của ĐBSCL là cơ chế hợp tác và điều phối Vùng hiệu lực và hiệu quả thay cho những cơ chế mang nặng tính hình thức và không có tác dụng hiện nay. Một thông điệp quan trọng của Báo cáo này là những thách thức lớn nhất ở ĐBSCL như hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông yếu kém, tụt hậu về kinh tế và giáo dục, môi trường nước ô nhiễm, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bất trắc gây ra bởi các con đập thượng nguồn v.v. là thách thức của toàn vùng chứ không của riêng một địa phương nào cả. Vì vậy, để giải quyết thách thức chung của toàn vùng, nhất thiết phải có một cơ chế điều phối vùng thật sự hiệu lực và hiệu quả. Cụ thể là cần có một cấp chính quyền vùng (dưới cấp quốc gia nhưng trên cấp tỉnh), có quyền lực về tài khóa, quy hoạch, và nhân sự. Khi ấy chính quyền Vùng sẽ ở vị trí và có động cơ theo đuổi lợi ích chung cho toàn Vùng chứ không bị chi phối bởi lợi ích có tính cục bộ của từng địa phương riêng biệt. Đồng thời, khi ấy Vùng trở nên một đơn vị hành chính đủ lớn để có thể phát triển một kết cấu và hạ tầng kinh tế hoàn chỉnh và hiện đại. ĐBSCL đang đứng trước ngưỡng tới hạn của mô hình phát triển cũ. Nếu mô hình này – bao gồm cả chính sách của nhà nước và tập quán của người dân và doanh nghiệp – không thay đổi, thì tụt hậu là điều không thể tránh khỏi và sự tan rã của Đồng bằng sông Cửu Long chỉ là vấn đề thời gian. Ngược lại, nếu đủ dũng khí và trí tuệ để chuyển sang mô hình phát triển mới, những thách thức hiện nay sẽ trở thành cơ hội to lớn để Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, từ đó mở ra một tương lai xán lạn cho hơn 17 triệu đồng bào cũng như những thế hệ con cháu chúng ta sau này.. XLV.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> CHƯƠNG I TỔNG QUAN BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.

<span class='text_page_counter'>(49)</span>

<span class='text_page_counter'>(50)</span> 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VĨ MÔ TRONG NƯỚC.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> CHƯƠNG I - 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VĨ MÔ TRONG NƯỚC. Trên bình diện quốc tế, tăng trưởng kinh tế thế giới ngày càng chậm lại và trở thành một xu hướng bình thường mới. Xu hướng suy giảm của các dòng vốn đầu tư xuyên biên giới và thương mại hàng hóa, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, khủng hoảng nợ công và khủng hoảng chính trị Châu Âu, an ninh căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên và Trung Đông,… là những nguyên nhân chính. Trong khi đó, sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ được kỳ vọng là nhân tố mới cho động lực tăng trưởng toàn cầu, nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho các quốc gia không bắt kịp xu hướng này.. mà còn kéo dài và đã trở thành một xu hướng bình thường mới. Sự suy giảm của dòng vốn đầu tư xuyên biên giới từ 2015 là một trong những nhân tố quan trọng, dẫn đến mức độ cạnh tranh giữa các quốc gia đang phát triển hay các nền kinh tế mới nổi trong thu hút FDI ngày càng quyết liệt, đặc biệt là với những nền kinh tế thâm dụng vốn và lao động phổ thông là chủ yếu, như Việt Nam là ví dụ. Trong quá khứ, sự suy giảm mạnh của FDI toàn cầu chủ yếu do ảnh hưởng bởi chiến tranh (Thế chiến I và Thế chiến II), hay khủng hoảng kinh tế, tài chính (Đại suy thoái 1929 – 1932, khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 – 1999, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2008, khủng hoảng nợ công Châu Âu từ 2010). Theo quy luật, dòng vốn FDI sẽ được phục hồi sau khi khủng hoảng qua đi. Tuy nhiên, sự suy giảm của dòng vốn FDI toàn cầu từ 2015 đến nay chủ yếu do sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, kinh tế số, tự động hóa, hay sự suy giảm trong hoạt động đầu tư ra bên ngoài của các cường quốc và số lượng thương vụ M&A quốc tế, hay căng thẳng giữa của các nước lớn. Rõ ràng, đây là các yếu tố thay đổi mang tính chiến lược hoặc có xu hướng dài hạn. Vì vậy, Việt Nam cần một chiến lược thu hút FDI có chọn lọc và khuyến khích sự tích hợp FDI một cách hữu cơ vào nền kinh tế nội địa.. Trong nước, cho đến trước đại dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì ở mức tương đối cao và ổn định, lạm phát được duy trì ở mức thấp, cầu tiêu dùng nội địa tăng trưởng, sự phụ thuộc vào vốn tín dụng giảm nhẹ, cán cân thanh toán thặng dư, nợ công và thâm hụt ngân sách có xu hướng giảm là những biểu hiện tích cực. Tuy vậy, tăng trưởng trung bình vẫn thấp hơn so với giai đoạn trước khủng hoảng tài chính toàn cầu, tăng trưởng dựa vào vốn tín dụng vẫn còn cao trong bối cảnh nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng lớn nhưng nguồn lực ngân sách còn hạn chế và sự tham gia của khu vực tư nhân trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng suy giảm.. Những xu hướng quốc tế quan trọng Sự suy giảm trong kinh tế toàn cầu kể từ sau khủng hoảng 2008 - 2009 không chỉ là tác động nhất thời,. Hình 1.1: Xu hướng bình thường mới trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu. 10,0 8,0 6,0 4,0 2,0 0,0 -2,0. Không thuộc khối OECD. Khối OECD. 2019. 2018. 2017. 2016. 2015. 2014. 2013. 2012. 2011. 2010. 2009. 2008. 2007. 2060. 2005. 2004. 2003. 2002. 2001. 2000. -4,0. Thế giới. Nguồn: Economist Intelligence Unit 4.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> CHƯƠNG I - 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VĨ MÔ TRONG NƯỚC. Hình 1.2 Xu hướng suy giảm của dòng vốn FDI toàn cầu. Đỉnh 2 ngàn tỷ USD. 2. Hiện tại 1,5 ngàn tỷ 1,5. -60%. Đáy sau khủng hoảng tài chính toàn cầu (2009) 1,2 ngàn tỷ USD. -40%. 1. 0,5 2015. 2018. 2019. 2020. 2021. 2022. Nguồn: UNCTAD (2019), World Investment Report Sự suy giảm và dịch chuyển của dòng vốn đầu tư xuyên biên giới cùng chiến tranh thương mại Mỹ – Trung dẫn đến hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu suy giảm. Tuy vậy, cần lưu ý, sự suy giảm chủ yếu đến từ hoạt động thương mại hàng hóa, trong khi hoạt động xuất khẩu dịch vụ ngày càng có xu hướng gia tăng.. với tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa toàn cầu lần lượt là 15,5% và 11,5% vào năm 2018. Do vậy, sự suy giảm trong nhu cầu hàng hóa của Mỹ và Trung Quốc giai đoạn 2014 – 2016 giải thích vì sao thương mại toàn cầu suy giảm sau khi đã dần phục hồi sau khủng hoảng 2008 – 2009. Với Việt Nam, thị trường Mỹ và Trung Quốc chiếm đến khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu năm 2018.. Vai trò của Mỹ và Trung Quốc đối với dòng dịch chuyển thương mại hàng hóa toàn cầu là rất rõ nét,. Hình 1.3 Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ toàn cầu Xuất khẩu hàng hóa (tỷ USD). Xuất khẩu dịch vụ (tỷ USD). 30.000 25.000 20.000 15.000 10.000. Nguồn: World Bank and International Trade Statistics 5. 2019. 2018. 2017. 2016. 2015. 2014. 2013. 2012. 2011. 2010. 2009. 2008. 2007. 2006. 2005. 2004. 2003. 2002. 0. 2001. 5.000.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Do vậy, chiến tranh thương mại, hay có thể là chiến tranh công nghệ và kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ là rất rủi ro cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, đặc biệt là áp lực liên quan đến tỷ giá và rủi ro chuyển tải sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Bên cạnh đó, khủng hoảng nợ công và chính trị ở Châu Âu cũng phần nào ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu hàng hóa, và do vậy ảnh hưởng đáng kể đến xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn đã qua.. và các nước đang phát triển ở Châu Á – phân xưởng gia công của thế giới – sẽ là những nền kinh tế có nguy cơ bị tổn thương và ảnh hưởng nhiều nhất. Ở khía cạnh ngược lại, sự phát triển của khoa học công nghệ gắn liền với cách mạng số (digital revolution), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data) là động lực tích cực duy nhất đối với sự phục hồi và phát triển của kinh tế toàn cầu. Hình bên dưới cho thấy trong khi thương mại toàn cầu có xu hướng suy giảm thì dòng lưu lượng dữ liệu xuyên biên giới tăng trưởng không ngừng, đặc biệt trong giai đoạn hậu khủng hoảng 2008 – 2009.. Trong khi đó, an ninh căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên, Trung Đông,… có thể dẫn đến nguy cơ làm gián đoạn các chuỗi sản xuất toàn cầu. Khi đó, Việt Nam. Hình 1.4 Thương mại toàn cầu và lưu lượng dữ liệu xuyên biên giới 20 18. 120.000. 16. 100.000. 14 12. 80.000. 10 60.000. 8 6. 40.000. 4. 20.000. Dòng dữ liệu xuyên biên giới. Giá trị hàng hóa xuất khẩu, nghìn tỷ USD. 140.000. 2. 0 2015 2016. 2014. 2013. 2012. 2011. 2010. 2009. 2008. 2060 2007. 2005. 2004. 2003. 2001 2002. 2000. 1999. 1998. 1996 1997. 1995. 1993 1994. 1992. 1991. 1990. 0. Nguồn: Victor Mulas (2017), Startup innovation ecosystems as new sources of growth and jobs. World Bank Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển của kinh tế số có thể mở ra cơ hội cho các nước đi sau bắt kịp các nước phát triển nếu có thể xây dựng và tích lũy nền tảng công nghệ đủ mạnh, nhưng đồng thời sẽ là thách thức về sự tụt lại phía sau ngày càng xa đối với các nước nhỏ có trình độ khoa học công nghệ không phát triển.. 6.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> CHƯƠNG I - 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VĨ MÔ TRONG NƯỚC. Bối cảnh vĩ mô trong nước. lại đây, cho thấy các động lực tăng trưởng của vùng đã bão hòa.. Một cách tổng thể cho thấy xu hướng tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng cũng chịu ảnh hưởng bởi xu hướng chung của tăng trưởng kinh tế thế giới khi tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn hậu khủng hoảng 2008 - 2009 là thấp hơn so với giai đoạn trước đó.. Một điểm tích cực là Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong bối cảnh lạm phát được kiểm soát và sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng đã giảm đáng kể so với giai đoạn trước khủng hoảng. Ở một khía cạnh khác, thặng dư trong cán cân thanh toán (BoP) của Việt Nam trong giai đoạn từ 2012 đến nay chủ yếu đến từ: (i) Cán cân tài chính và vốn với động lực chủ yếu đến từ dòng vốn FDI, (ii) Cán cân vãng lai thặng dư nhờ sự vươn lên của xuất khẩu theo sau dòng vốn FDI; và (iii) Dòng kiều hối đổ về Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng. Những thuận lợi trên đã giúp tăng tích trữ ngoại hối, qua đó giúp nâng cao vị thế của Việt Nam, dư địa để ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam.. Trong khi kinh tế thế giới có dấu hiệu tiếp tục suy giảm và duy trì ở mức tăng trưởng thấp, dưới 3%, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn duy trì ở mức khá cao, khoảng 6 - 7%. Rõ ràng, với việc duy trì sự ổn định chính trị và tăng trưởng kinh tế ở mức cao, Việt Nam sẽ là điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn quốc tế. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế tại ĐBSCL mặc dù luôn cao hơn so với mặt bằng chung của cả nước nhưng khoảng cách đã thu hẹp đáng kể, đặc biệt từ 2015 trở. Hình 1.5 Tăng trưởng của Việt Nam và ĐBSCL trong tương quan với tăng trưởng toàn cầu. 4,4 2,2. 8,4. 8,2. 3,0. 3,9. 4,4. 4,3. 6,8 5,3. 4,3. 6,2 3,1. 1,9. -2,00. 6,9. 7,5. 7,9. 7,8. 6,7. 6,2. 5,3. 5,4. 6,0. 6,8. 7,1. 7,0. 2,5. 2,7. 2,9. 2,9. 2,6. 3,3. 3,0. 2,5. -1,7. Tăng trưởng KT ĐBSCL. 2008. 2007. 2006. 2005. 2004. 2003. 2002. 2001. 2000. -4,00. Tăng trưởng KT Việt Nam. Nguồn: World Bank, GSO và NGTK các tỉnh, thành vùng ĐBSCL. 7. 7,8. 8,5 6,2. 4,4 2,0. 0,00. 7,8. 8,8. Tăng trưởng KT Thế giới. 2019. 2,00. 7,2. 2011. 4,00. 7,0. 8,9. 2018. 6,9. 9,0. 2010. 6,00. 11,0. 2017. 6,8. 8,00. 9,8. 2016. 7,7. 12,0. 2015. 7,9. 12,7. 2009. 10,00. 13,5. 2014. 10,8 10,8. 12,00. 11,2 11,5. 12,5. 2013. 14,00. 2012. 16,00.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Hình 1.6 Xu thế tăng trưởng GDP, tín dụng và lạm phát tại Việt Nam 54,0. 60% 50% 38,0 31,5 25,0. 22,5. 31,0. 28,0. 30,0. 18,6. 20%. 23,0. 10%. 0,9. 2000. 2001. 3,1. 2003. -0,6. 4,1. 2002. 9,8. 0% -10 %. 27,6. 25,0. 8,9. 18,2. 14,0 13,5. 10,9. 12,6. 8,8. 17,3 18,3. 12,5 14,2. 9,2. 6,9. 6,7. 9,2. 6,6. 4,1. 0,6. 2,6. 3,5. 2017. 30%. 37,7. 2016. 40%. 3,5. 3,0. Tăng trưởng KT Việt Nam. Lạm phát. 2019. 2018. 2015. 2014. 2013. 2012. 2011. 2010. 2009. 2008. 2007. 2006. 2005. 2004. -20 %. Tăng trưởng tín dụng. Nguồn: GSO và NHNN. Hình 1.7 Dấu hiệu tích cực từ cán cân thanh toán (BoP) của Việt Nam % GDP. Tỷ USD. Tài khoản vốn. Tài khoản tài chính. 2019. 2018. 2017. 2016. 2015. 2014. 2013. 2012. 2011. 2010. 2009. -8. 2008. -20. 2007. -4. 2006. -10. 2005. 0. 2004. 0. 2003. 4. 2002. 10. 2001. 8. 2000. 20. 1999. 12. 1998. 30. 1997. 16. 1996. 40. Lỗi và sai số. Cán cân thanh toán theo % GDP. Nguồn: CEIC, IMF, HSBC¹. ¹ Trích Thư Kỳ (2020), Cán cân thanh toán quốc tế: Điểm tựa cho sự ổn định của VND. Thời báo Ngân hàng, truy cập tại: 8.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> CHƯƠNG I - 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VĨ MÔ TRONG NƯỚC. Nhìn vào động lực tăng trưởng trong từng khu vực cho thấy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2019 phụ thuộc chủ yếu vào vai trò của công nghiệp – xây dựng, nhưng đây là khu vực chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL (26,3% năm 2018). Trong khi đó, nông nghiệp, vốn là. nền tảng và thế mạnh của vùng ĐBSCL, luôn duy trì mức tăng trưởng thấp, chỉ đạt khoảng 3 - 4%. Chính điều này giải thích tại sao mức tăng trưởng kinh tế của vùng ĐBSCL ngày càng bị thu hẹp về mức tăng trưởng chung của cả nước.. Hình 1.8 Tăng trưởng kinh tế Việt Nam phân theo khu vực (%). 10,0 8,0 6,0. Nông - lâm - thủy sản. 4,0. Nông nghiệp - xây dựng TM - dịch vụ. 2,0. Thuế - TCSP 0,0 -2,0. Nguồn: GSO. 9. 2019. 2018. 2017. 2016. 2015. 2014. 2013. 2012. 2011. 2010. 2009. 2008. 2007. 2006. 2005. -4,0.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Phân theo thành phần kinh tế, có thể thấy FDI là nhân tố chính cho sự phát triển và tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hậu khủng hoảng 2008 2009. FDI là khu vực có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân cao nhất, đạt 9,3%/năm trong giai đoạn 2010 – 2019, so với 4,6%/năm của khu vực nhà nước và 6,6% của khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Khu vực FDI chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 20% GDP và đóng góp 23% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội nhưng chiếm đến trên 70% kim ngạch xuất khẩu cả. nước. Khu vực FDI mặc dù chỉ chiếm chưa đến 3% tổng lực lượng doanh nghiệp cả nước nhưng đóng góp trên 30% tổng số lao động, khoảng 20% nguồn vốn, gần 30% doanh thu thuần và trên 40% lợi nhuận trước thuế trong khu vực doanh nghiệp, nhưng đồng thời chỉ đóng góp khoảng 13% tổng thu ngân sách nhà nước mỗi năm. Những kết quả trái ngược này cho thấy giá trị mà FDI mang lại cho nền kinh tế Việt Nam chủ yếu đến từ tạo công ăn việc làm cho lao động phổ thông.. Hình 1.9 Vai trò của FDI đối với sự phát triển kinh tế tại Việt Nam Tăng trưởng GDP của khu vực FDI (%). Tăng trưởng GDP cả nước (%) 16 14. 12. 10 8. 6. 2019. 2018. 2017. 2016. 2015. 2014. 2013. 2012. 2011. 2010. 2009. 2008. 2007. 2006. 2005. 2004. 2003. 2002. 2001. 2000. 4. Nguồn: GSO. 10.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> CHƯƠNG I - 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VĨ MÔ TRONG NƯỚC. Hình 1.10 Sự phát triển của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam 100. Cơ cấu dân số %. 80. 60. 40. 20. Trung lưu ( > 15 USD PPP/ngày ). Trung lưu mới ( 5,51 - 15 USD PPP/ngày ). Cận nghèo ( 3,1 - 5,5 USD PPP/ngày ). Nghèo ( < 3,1 USD PPP/ngày ). 35 20. 34 20. 20. 33. 32 20. 31 20. 30 20. 29 20. 28 20. 27 20. 26 20. 25 20. 24 20. 20. 23. 22 20. 21 20. 19. 20 20. 20. 18 20. 17 20. 16 20. 20. 15. 0. * PPP: Sức mua tương đương. Nguồn: Bộ KH&ĐT và World Bank. Từ khía cạnh tiêu dùng, cầu thị trường nội địa tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao (6,6%/năm) nhưng chủ yếu là tiêu dùng của khu vực dân cư (chiếm 91,5% tổng tiêu dùng cuối cùng). Từ góc độ nhu cầu, tiêu dùng từ hoạt động bán lẻ vẫn đóng vai trò quan trọng (chiếm 76%), trong khi tiêu dùng cho lưu trú ăn uống, và dịch vụ – du lịch chỉ chiếm 12% mỗi nhóm. Ở một khía cạnh khác, nếu tiếp tục duy trì được sự tăng trưởng ổn định như vừa qua, tiêu dùng của khu vực hộ gia đình sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng. Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Thế giới đến năm 2035, có tới trên 50% dân số Việt Nam thuộc nhóm “trung lưu toàn cầu”. Khi đó, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng và du lịch sẽ tăng đáng kể. Từ góc độ đầu tư, mặc dù tỷ lệ đầu tư trên GDP không thể duy trì ở mức cao như trước khủng hoảng 2008 2009 nhưng luôn duy trì ở tỷ lệ 1/3 GDP là một mức rất cao, góp phần đáng kể vào tăng trưởng cao của. 11. Việt Nam trong giai đoạn gần đây. Tuy vậy, hiệu quả đầu tư vẫn là vấn đề mãn tính, thể hiện qua hệ số ICOR mặc dù ổn định ở mức trên 6,0 và cao hơn giai đoạn trước khủng hoảng 2008-2009 nhưng đang có xu hướng giảm nhẹ trong 10 năm trở lại đây. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân khoảng 10,5% giai đoạn 2010 – 2019, và động lực chủ yếu đến từ khu vực kinh tế tư nhân và FDI với mức tăng trưởng bình quân lần lượt là 15,6% và 10,1% trong giai đoạn 2015 - 2019, so với mức 5,1% của khu vực nhà nước trong cùng kỳ. Xu hướng dịch chuyển này là phù hợp với định hướng cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước và lấy tư nhân làm động lực tăng trưởng kinh tế, do vậy cần tiếp tục phát huy. Tuy vậy, các vấn đề trong quá trình thực thi luật đầu tư công và hợp tác công tư có thể hạn chế sự tham gia của khu vực tư nhân, và thực tế này khiến cho kỳ vọng thu hút đầu tư tư nhân để phát triển kết cấu hạ tầng của ĐBSCL không mấy sáng sủa..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> Với khu vực nhà nước, khả năng cải thiện nguồn lực cho đầu tư phát triển bằng vốn ngân sách là không cao bởi thu ngân sách hiện nay chỉ đủ cho chi thường xuyên và trả nợ. Trong khi đó, khả năng vậy nợ của Việt Nam cũng không còn hấp dẫn như trước đây khi Việt Nam đã bước vào nhóm các nước có thu nhập trung bình.. cơ sở hạ tầng, dịch vụ gặp nhiều trục trặc, dẫn đến tỷ lệ đầu tư cho cơ sở hạ tầng ngày càng giảm từ mức 12% GDP năm 2007 xuống chỉ còn 6% vào năm 2018. Hệ quả là cơ sở hạ tầng của Việt Nam thường xuyên trong tình trạng quá tải, tắc nghẽn, chất lượng thấp và thiếu đồng bộ trong công tác giải phóng mặt bằng và giải ngân vốn đầu tư. Trong đó, ĐBSCL là một trong những khu vực được đầu tư ít nhất.. Chính nguồn lực ngân sách có hạn và các chính sách thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân vào đầu tư. Hình 1.11 Vốn đầu tư toàn xã hội phân theo thành phần kinh tế và hiệu quả đầu tư Nghìn tỷ đồng. %. 2.500. 45. 42,7 37,5. 38,1. 38,2. 39,2. 38,5. 2.000. 40 33,3 31,1. 30,5. 31,0. 32,6. 33,0. 33,4. 33,5. 33,9. 35 30. 1.500. 25 20. 1.000 15. 500. 6,4 4,0. 4,6. 5,4. 6,8. 6,8. 5,7. 6,7. 6,3. 5,8. 6,4. 6,1. 6,0. 6,1. 7,3. 10 5 0. 0 2005. 2006. 2007. KTNN (5,1%). 2008. 2009. 2010. 2010. 2012. Tư nhân trong nước (15,6%). 2013. 2014. FDI (10,1%). 2015. 2016. 2017. % VĐT/GDP. 2018. 2019 ICOR. Nguồn: GSO. 12.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> CHƯƠNG I - 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VĨ MÔ TRONG NƯỚC. Hình 1.12 Thu, chi ngân sách và trả nợ qua các năm (tỷ đồng). 1.600.000 Thu NS (gồm cả viện trợ). 1.400.000. Chi thường xuyên + Trả lãi và nợ gốc. 1.200.000. Thu NS (Chi thường xuyên + Trả lãi và nợ gốc). 1.000.000 800.000 600.000 400.000 200.000 0. 2018. 2017. 2016. 2015. 2014. 2013. 2012. 2011. 2010. 2009. 2008. 2007. 2006. 2005. 2004. 2003. -200.000. Nguồn: Tổng hợp từ số liệu quyết toán ngân sách của Bộ Tài chính. Tỷ USD. 18 16. Đầu tư công vào CSHT Đầu tư tư nhânvào CSHT. 14%. Đầu tư vào CSHT (% GDP). 12%. 14 10%. 12 10. 8%. 8. 6%. 6. 4%. 4 2%. 2 0. 2007. 2008. 2009. Nguồn: Tính toán từ số liệu của GSO. 13. 2010. 2011. 2012. 2013. 2014. 2015. 2016. 2017. 2018. 0%. % GDP. Hình 1.13 Đầu tư cho cơ sở hạ tầng tại Việt Nam qua các năm.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Với khu vực tư nhân trong nước, nguồn lực đầu tư chủ yếu đến từ khu vực dân cư với quy mô manh mún, hiệu quả đầu tư thấp. Khu vực kinh tế tư nhân đang có xu hướng tăng trưởng ngày càng nhanh hơn, đặc biệt trong giai đoạn từ 2016 đến nay, nhưng nguồn lực còn hạn chế. Với khu vực FDI, Việt Nam luôn là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất. Trong giai đoạn 2010 – 2019, cả nước có tổng cộng 21.732 dự án FDI đăng ký tại Việt Nam với quy mô vốn trung bình 12,0 triệu USD/dự án, tức mỗi tháng có khoảng trên 2,2 tỷ USD. đăng ký, với tỷ lệ vốn thực hiện đạt bình quân 55,2%. Nhìn vào lĩnh vực đầu tư có thế thấy công nghiệp chế biến – chế tạo, bán buôn – bán lẻ, thông tin truyền thông và bất động sản là những lĩnh vực thu hút sự quan tâm của dòng vốn FDI tại Việt Nam. Nông nghiệp là thế mạnh của ĐBSCL nhưng khả năng thu hút FDI rất hạn chế. Ngay cả chế biến nông sản thì các tên tuổi hàng đầu cũng chủ yếu là doanh nghiệp nội địa, các doanh nghiệp FDI thường tham gia vào phân khúc sản xuất thức ăn, phân bón, là các phân khúc chiếm tỷ trọng cao trong cấu trúc chi phí của chuỗi giá trị sản xuất nông sản.. Hình 1.14 Cơ cấu đầu tư FDI tại Việt Nam (lũy kế còn hiệu lực đến 31/12/2019) Giáo dục Vận tải, kho bãi DV lưu trú và ăn uống. Nông - lâm - thủy sản. Khác. Nông - lâm - thủy sản 1%. Khác 10,8%. Giáo dục 1,2% Vận tải, kho bãi 1,4% DV lưu trú và ăn uống 3,3%. Bất động sản Xây dựng TTTT. CN chế biến. Khoa học và công nghệ Bán buôn bán lẻ. Nguồn: GSO. Số dự án. Bất động sản 16,1% CN chế biến 59,1% Xây dựng 2,9% TTTT 1,1% Khoa học và công nghệ 0,9%. Bán buôn bán lẻ 2,2%. Cơ cấu vốn đăng ký 14.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> CHƯƠNG I - 1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VĨ MÔ TRONG NƯỚC. Từ khía cạnh xuất nhập khẩu, cán cân thương mại của Việt Nam đã đổi chiều từ sau khủng hoảng 2008 2009 với mức thặng dư ngày càng tăng trong giai đoạn gần đây, tuy vậy mức độ thặng dư là không nhiều. Sự tăng trưởng thương mại của Việt Nam trong giai đoạn đã qua chủ yếu đến từ đóng góp của dòng vốn FDI, và đặc biệt là sự hiện diện của của tập đoàn Samsung và hệ thống các nhà cung ứng FDI cho hoạt. động sản xuất của Samsung tại Việt Nam.. Đáng chú ý, hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến chế tạo, bản chất là phục vụ cho hoạt động sản xuất của FDI. Tuy nhiên, giá trị gia tăng do khu vực kinh tế trong nước tạo ra là không cao, chủ yếu là thu nhập của lao động, thuế VAT và thuế nhập khẩu.. Hình 1.15 Cán cân thương mại Việt Nam qua các năm. Xuất khẩu. 15 10,9. Nhập khẩu. 6,5. 200 0,7. 0,0. 2,4. 1,6. 0. -4,3. -5. -4,3. -5,1. -10 -9,8. 50. Nguồn: GSO. 2019. 2018. 2017. 2016. 2015. 2014. 2013. 2012. 20 2011. -18,0 2008. 2007. 2006. 2005. 0. -15. -12,9 -12,6. -14,2. 2010. 100. 10 5. 1,9. 150. 2009. Xuất nhập khẩu ( tỷ USD ). 250. 15. 20. Cán cân thương mại. Cán cân thương mại ( tỷ USD ). 300.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> Việc mở rộng quy mô thị trường đầu ra cho đến thời điểm này là một cứu cánh quan trọng – ít nhất là trong ngắn và trung hạn – để duy trì tăng trưởng. Việt Nam đã hội nhập hết sức sâu rộng, và thực tế là chúng ta không còn nhiều dư địa để có thể tiếp tục mở rộng thị trường, đơn giản vì tỷ lệ thương mại/GDP của Việt Nam đã ở mức trên 200%. Vì vậy, nếu không nhanh chóng có chiến lược cụ thể để tiếp cận, hấp thụ và lan toả giá trị từ dòng vốn bên ngoài trong ngắn hạn, nguy cơ nền kinh tế bị tụt lại trong trung và dài hạn là hoàn toàn có thể xảy ra.. Tiến trình hội nhập sâu rộng, mở ra thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa và cơ hội việc làm ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, điều này cũng làm tăng khả năng bị phơi nhiễm, đồng thời hạn chế năng lực phòng vệ của Việt Nam trước với các cú sốc toàn cầu. Điều này càng bất lợi nếu làn sóng phản đối toàn cầu hóa và tự do thương mại đang tăng cao tại Mỹ và EU cùng sự dịch chuyển lớn trong chuỗi giá trị thương mại toàn cầu vẫn không thay đổi trong giai đoạn tiếp theo.. Hình 1.16 Hiện trạng hội nhập quốc tế của Việt Nam. Vietnam - Chile AFTA. Vietnam - Japan. ASEAN - China. Vietnam - Korea 10 Đã ký và có hiệu lực. ASEAN - Korea ASEAN - India. Vietnam - Eurasian Economic Union ASEAN - Hong Kong. ASEAN - Japan. CPTPP. ASEAN - Autralia/New Zealand. EVFTA. Vietnam - Israel. Vietnam - EFTA 3 Đang đàm phán. RCEP. Nguồn: Tổng hợp của Nhóm tác giả. 16.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> 1.2. TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> CHƯƠNG I - 1.2 TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19. Đại dịch Covid-19 là một cú sốc lớn với nền kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam, và những ảnh hưởng tiêu cực có thể còn kéo dài. Tuy vậy, đây cũng là thời điểm để các quốc gia định vị lại nền tảng và năng lực cạnh tranh, sự phụ thuộc vào nền kinh tế thế giới, từ đó định vị lại chiến lược cạnh tranh và hợp tác quốc tế phù hợp.. Tác động của dịch bệnh Covid-19 đến kinh tế toàn cầu Đại dịch Covid-19 đến một cách bất ngờ và không có sự chuẩn bị trước của hầu hết các quốc gia. Khủng hoảng Covid-19 lan rộng và không được kiểm soát đã dẫn đến khủng hoảng kinh tế, từ đó nguy cơ dẫn đến khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ.. xuất nhập khẩu, đầu tư xuyên biên giới và du lịch. Với nền kinh tế Việt Nam, xuất khẩu sang nhóm các quốc gia này chiếm đến 57%, vì vậy chắc chắn xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ chịu tác động đáng kể của đại dịch. Nguy cơ nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái trong năm 2020 và những năm tiếp theo là hết sức rõ ràng bởi một số lý do sau đây: Thứ nhất, dịch Covid-19 bùng nổ đúng vào giai đoạn kinh tế toàn cầu dễ bị tổn thương và nguy cơ lặp lại chu kỳ kinh tế. Tăng trưởng toàn cầu năm 2019 chỉ ở mức 2,9%, mức thấp nhất kể từ khủng hoảng 2008 2009. Kết quả, hầu hết các nền kinh tế quan trọng vừa có mức tăng trưởng thấp và bất định. Số liệu quý. Bảng 1.1 Tốp 10 nền kinh tế lớn nhất và tình trạng dịch COVID-19. Quốc gia US China Japan Germany UK France India Italy Brazil Canada % toàn cầu. GDP 24% 16% 6% 5% 3% 3% 3% 2% 2% 2% 66%. CN chế biến – chế tạo 16% 29% 8% 6% 2% 2% 3% 2% 1% 0% 69%. Xuất khẩu 8% 13% 4% 8% 2% 3% 2% 3% 1% 2% 46%. XK chế biến – chế tạo 8% 18% 5% 10% 3% 4% 2% 3% 1% 2% 56%. Số ca nhiễm COVID-19 1.725.275 82.993 16.557 181.288 265.227 182.722 151.876 230.555 394.507 86.647 58,2%. Số ca tử vong do COVID-19 100.572 4.634 846 8.498 37.048 28.530 4.346 32.955 24.593 6.639 76,4%. % xuất khẩu của Việt Nam 19,5% 17,0% 7,7% 2,8% 2,4% 1,5% 2,7% 1,2% 0,8% 1,2% 56,9%. Nguồn: Tính toán và tổng hợp của tác giả Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề nhất ở nhóm 10 nền kinh tế lớn nhất (nhóm các quốc gia này tạo ra 66% GDP, 69% sản lượng công nghiệp chế biến – chế tạo, 46% tổng kim ngạch xuất khẩu, hay 56% xuất khẩu công nghiệp chế biến – chế tạo toàn cầu). Thống kê đến ngày 25/10/2020 cho thấy, nhóm các quốc gia này chiếm 59% số ca nhiễm và 56,1% số ca tử vong do Covid-19 gây ra trên toàn thế giới. Khi các nền kinh tế này gặp khó khăn, kinh tế toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến. 04/2019 cho thấy tăng trưởng của Mỹ chỉ đạt 2,1%, Trung Quốc là 6,0% (thấp nhất trong 27 năm qua), Nhật Bản giảm còn 6,3%, sản lượng công nghiệp của Đức và Pháp đều tăng trưởng âm, lần lượt là -3,5% và -2,6% trong tháng 12 năm 2019. Bên cạnh đó, Mỹ, Nhật Bản, Anh và nhiều nước G20 đang thâm hụt ngân sách nặng nề trong bối cảnh nợ công đã ở mức rất cao. Đồng thời, lãi suất ở các nền kinh tế quan trọng nhất trong G20 đang rất thấp, thậm chí bằng 0 ở nhiều nước EU và âm ở Nhật Bản. Hệ quả là chính. 16.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> CHƯƠNG I - 1.2 TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19. Thứ hai, phạm vi lây nhiễm của Covid-19 đã bao phủ toàn cầu. Sau một quý kể từ khi phát hiện Covid-19, dịch bệnh đã lan ra khắp 188 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tâm dịch di chuyển, đầu tiên là Trung Quốc, sau đó là Hàn Quốc và Nhật Bản, và khi tình hình ở Trung Quốc bắt đầu ổn định thì tâm dịch chuyển sang Ý, Châu Âu và Mỹ,… Sự dịch chuyển tâm dịch khiến kinh tế toàn cầu liên tục ở trạng thái “đóng cửa” từng phần và hết sức bấp bênh. Thứ ba, tính kết nối và liên quan giữa các nền kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa là rất lớn. Các chuỗi cung ứng toàn cầu hiện đang chiếm khoảng 75% tăng trưởng thương mại toàn cầu, trong đó những nước chịu tác động mạnh nhất của dịch bệnh cũng là những người đóng vai trò quan trọng nhất. Khi khủng hoảng Covid-19 ập đến, các quốc gia phải đóng cửa từng phần hoặc toàn phần. Các dòng lưu chuyển về con người, vốn đầu tư (trực tiếp và gián tiếp), nguyên vật liệu sản xuất và hàng hóa bị đứt gẫy, từ đó gây ra những cú sốc to lớn cho tổng cung. Tương tự, sự suy giảm nghiêm trọng trong tổng cầu (đặc biệt nhập khẩu đầu vào và du lịch) khiến nhiều nước – đặc biệt là những nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam – bị ảnh hưởng nặng nề. Thứ tư, để khắc phục và hạn chế ảnh hưởng của Covid-19, cần có sự chung tay của các nước cho. 17. những giải pháp toàn cầu. Nhưng hiện nay, thế giới lại đang xung đột và ngày càng chia rẽ và dự báo có thể trở thành “chiến tranh lạnh mới”, trong đó mâu thuẫn về lợi ích chiến lược cốt lõi giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga đóng vai trò quan trọng. Tại Châu Âu, Anh đã ra khỏi EU và làm trầm trọng thêm sự chia rẽ của khối này. Trong phạm vi mỗi nước, bất đồng giữa các đảng phái cũng đang gây ra sự chia rẽ sâu sắc ở Mỹ, Anh, Pháp và nhiều nước khác. Hay cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Saudi Arabia và nguy cơ leo thang xung đột quân sự ở Syria tiếp tục làm cho tình hình chia rẽ ngày càng nghiêm trọng. Tóm lại, kinh tế thế giới sẽ suy thoái nặng nề trong năm 2020 và sẽ tiếp tục khó khăn trong những năm tiếp theo. Vào tháng 1/2020, IMF còn lạc quan dự báo kinh tế toàn cầu năm 2020 sẽ hồi phục nhẹ, với mức tăng trưởng 3,3%. Nhưng đến tháng 4/2020, tổ chức này đã hạ mức tăng trưởng toàn cầu chỉ còn -3,3%, và đến tháng 10/2020 hạ tiếp dự báo tăng trưởng toàn cầu ở mức -4,4%. Mức độ và thời gian suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ phụ thuộc vào: (i) diễn biến của dịch bệnh; (ii) hiệu lực phản ứng của từng quốc gia, cũng như sự phối hợp ứng phó toàn cầu; (iii) mức độ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu; (iv) mức độ suy giảm nhu cầu toàn cầu; và (v) mức độ khó khăn tài chính của khu vực doanh nghiệp và chính phủ..

<span class='text_page_counter'>(67)</span> Kinh tế Việt Nam trong đại dịch – những bất lợi và thuận lợi Để có thể ứng phó một cách hiệu quả trước suy thoái kinh tế toàn cầu do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhận diện các bất lợi và thuận lợi của nền kinh tế Việt Nam đóng vai trò quan trọng. Các đặc điểm bất lợi của nền kinh tế Việt Nam bao gồm: (i) Cơ cấu kinh tế phụ thuộc nhiều vào nhu cầu từ bên ngoài và năng lực xuất khẩu của khu vực FDI, nên Việt Nam rất dễ bị tổn thương trước khủng hoảng toàn cầu (khoảng trên 50% cơ cấu GDP của Việt Nam hiện nay bị phơi nhiễm nặng trước đại dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế); (ii) Việt Nam thuộc nhóm có độ mở thương mại lớn nhất thế giới (khoảng 200% so với GDP), trong đó, tất cả các thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam đều chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nên xuất khẩu của Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi cầu xuất khẩu giảm, trong khi phía cung cũng không thể sản xuất vì thiếu. đầu vào nhập khẩu, cũng như không có động cơ để sản xuất vì thiếu cầu; (iii) Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đầu tư FDI bình quân đầu người cao nhất thế giới, khi Covid-19 xảy ra, các dòng vốn FDI sẽ chậm lại, nhiều dự án FDI hiện hữu sẽ giảm công suất, thậm chí dừng hoạt động, từ đó ảnh hưởng đến khả năng đóng góp về việc làm, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, nộp thuế, GDP của khu vực FDI sẽ suy giảm mạnh; (iv) Du lịch và các dịch vụ liên đới (khách sạn, nhà hàng, vận tải v.v.) đang có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong nền kinh tế (khoảng 10% GDP) là lĩnh vực chịu tác động trực tiếp nặng nề nhất của đại dịch, đặc biệt là thu hút khách du lịch quốc tế, trong bối cảnh du lịch bước vào mùa cao điểm (kỳ nghỉ hè) và làn sóng dịch Covid-19 lần 2 đã xuất hiện tại Đà Nẵng và một số trung tâm du lịch miền Trung; (v) Tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL làm cho rủi ro của nền kinh tế càng gia tăng, bởi kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính trước đây cho thấy khu vực nông nghiệp đóng vai trò giảm sốc hết sức quan trọng.. 18.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> CHƯƠNG I - 1.2 TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19. Trong bối cảnh khó khăn như hiện tại, nền kinh tế Việt Nam cũng có những thuận lợi nhất định: (i) Tăng trưởng kinh tế trong thời gian gần đây tương đối tốt, tỷ lệ nợ công giảm, tỷ giá ổn định, lạm phát thấp, đây là những nền tảng vĩ mô hết sức quan trọng khi phải đối đầu với khủng hoảng kinh tế toàn cầu; (ii) Tỷ lệ nợ công đã giảm xuống chỉ còn 56,1% và lợi suất trái phiếu chính phủ đang tương đối thấp giúp tạo ra dư địa cần thiết cho sự can thiệp của chính sách tài khóa – là chính sách vĩ mô phù hợp nhất khi đối mặt với khủng hoảng kinh tế; (iii) Mặt bằng lãi suất của Việt Nam hiện vẫn còn cao nên chính sách tiền tệ vẫn còn dư địa để cắt lãi suất, tuy nhiên, điều này chỉ đóng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn ngắn hạn bởi đây là khủng hoảng kinh tế, không phải khủng hoảng tài chính. Tóm lại, Việt Nam chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Nếu không có sự can thiệp hiệu quả, hiệu lực và kịp thời của Chính phủ, một số ngành kinh tế và nhiều doanh nghiệp có thể đổ vỡ, kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng về tăng trưởng và việc làm, thậm chí có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế và tài chính trong tương lai gần.. Tác động của đại dịch Covid-19 đến phát triển kinh tế vùng ĐBSCL Hoạt động công nghiệp không phát triển, nông nghiệp là mặt hàng thiết yếu, du lịch chủ yếu là khách trong nước nên tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế ĐBSCL được đánh giá là nhẹ nhàng hơn so với các trung tâm công nghiệp, thương mại, và du lịch của cả nước. Tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2020 của vùng đạt 2,08%, cao hơn mức bình quân cả nước (1,81%) nhưng là mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm 2,9% so với cùng kỳ 2019, hoạt động sản xuất và xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực như cá tra, tôm và trái cây giảm lần lượt các mức -39,0%, -14,5% và 21,0% do chuỗi cung ứng tạm thời bị gián đoạn trong giai đoạn đầu khi dịch bùng phát ở Trung Quốc.. 19. Tuy vậy, trong tình huống diễn biến của dịch bệnh vẫn còn phức tạp và có thể kéo dài, một số tác động sau đây cần được xem xét và chuẩn bị các kịch bản ứng phó để không bị động: Với vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia, việc ngừng xuất khẩu gạo và một số nông sản thiết yếu có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào. Chính sách này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến giá thu mua nông sản và sinh kế của người dân ĐBSCL, đặc biệt khi hoạt động sản xuất nông sản vào chính vụ. Chuỗi cung ứng, xuất khẩu hàng hóa sẽ bị gián đoạn, thậm chí có thể bị đóng băng khi dịch bện diễn biến phức tạp. Đồng thời chi phí logistics vốn đã bị đánh giá là cao so với giá trị hàng hóa xuất khẩu của vùng sẽ ngày càng tăng do phát sinh chi phí liên quan đến an toàn phòng chống dịch bệnh. Dòng kiều hối đổ về ĐBSCL đang có xu hướng ngày càng gia tăng trong giai đoạn gần đây bởi hoạt động xuất khẩu lao động và kết hôn với người nước ngoài. Đại dịch Covid-19 kéo dài sẽ làm suy giảm nguồn thu nhập của kiều bào và nguy cơ mất việc của lao động xuất khẩu, qua đó dẫn đến suy giảm lượng kiều hối gửi về ĐBSCL. Làn sóng hồi hương của người dân ĐBSCL đang tham gia lực lượng lao động tại Đông Nam Bộ, hay tham gia xuất khẩu lao động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 kéo dài có thể là gánh nặng đối với kinh tế của vùng. Trong bối cảnh dịch bệnh chưa thể kiểm soát, tình trạng hạn hán kéo dài, xâm lấn mặn ngày càng nghiêm trọng, tần suất xảy ra thời tiết cực đoan ngày càng dày làm môi trường kinh tế - xã hội trở nên bấp bênh, gánh nặng về tâm lý và kinh tế đối với cả doanh nghiệp, người dân và chính quyền trong vùng ngày càng lớn..

<span class='text_page_counter'>(69)</span> Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, kinh tế vùng ĐBSCL có thể kỳ vọng vào việc Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ 01/8/2020 với khoảng 85% loại thuế quan được cắt giảm sẽ mở ra cơ hội đáng kể cho sản phẩm nông – thủy sản của vùng ĐBSCL. Trong bối cảnh nhu cầu hàng hóa vẫn chưa nhiều, đây là thời điểm thích hợp để các hoạt động sản xuất và chế biến nông sản định vị lại thị trường, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm và chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Bên. cạnh đó, vì nông sản là mặt hàng thiết yếu, nếu hoạt động hàng hải quốc tế hay giao thương biên giới vẫn được duy trì, tác động tới hoạt động chế biến và xuất khẩu nông sản sẽ là tích cực. Ở chiều ngược lại, sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc quá lớn kết hợp với khó khăn trong đại dịch Covid-19 và tình trạng hạn hán, xâm lấn mặn rõ ràng là không bền vững, và do vậy có thể trở thành sức ép cho quá trình chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp trong vùng.. 20.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> CHƯƠNG II NHÌN LẠI 10 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐBSCL 2009 – 2019.

<span class='text_page_counter'>(71)</span>

<span class='text_page_counter'>(72)</span> 2.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA ĐBSCL DƯỚI GÓC NHÌN SO SÁNH.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> CHƯƠNG II - 2.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA ĐBSCL DƯỚI GÓC NHÌN SO SÁNH. Phần này trình bày kết quả hoạt động kinh tế của vùng ĐBSCL trong mối quan hệ so sánh với mức trung bình của cả nước và với một số vùng kinh tế khác trong giai đoạn 2001 – 2019. Việc so sánh này được thực hiện đối với ba nhóm chỉ tiêu. Nhóm thứ nhất bao gồm những chỉ tiêu phản ảnh mức độ phát triển kinh tế cũng như sự phân phối lợi ích của phát triển kinh tế cho các nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là đối với nhóm người nghèo. Nhóm thứ hai là chỉ tiêu về năng suất lao động cũng như nguồn gốc của sự thay đổi năng suất theo thời gian. Nhóm cuối cùng là phân phối thu nhập và kết quả giảm nghèo ở ĐBSCL.. như vào năm 1990, GDP của thành phố Hồ Chí Minh chỉ bằng 2/3 so với ĐBSCL thì hai mươi năm sau, tỷ lệ này đã hoàn toàn đảo ngược và duy trì cho đến ngày hôm nay – GDP của ĐBSCL hiện nay chỉ bằng 2/3 so với thành phố Hồ Chí Minh. Điều này còn ngụ ý rằng, mặc dù có lợi thế nằm ngay sát thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ năng động và phát triển, song dường như ĐBSCL không được hưởng lợi đáng kể từ sự kết nối này, không những thế còn ngày một tụt hậu. Một nguyên nhân quan trọng khiến tăng trưởng GDP của ĐBSCL thấp hơn thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ là do ĐBSCL được giao sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước, vì vậy phải tập trung vào nông nghiệp và sản xuất lúa gạo, và kết quả là chậm chuyển dịch sang các ngành có năng suất cao hơn.. Các chỉ tiêu phản ảnh mức độ phát triển kinh tế. Tỷ trọng trong GDP giảm mạnh, trong khi tốc độ tăng dân số tương đương mức trung bình của cả nước làm cho GRDP bình quân trên đầu người của ĐBSCL giảm nhanh một cách tương đối. Cụ thể là so với mặt bằng chung của cả nước, nếu như vào năm 1990, GRDP bình quân của ĐBSCL còn cao hơn 22% thì đến nay đã trở nên thấp hơn 20% GDP bình quân đầu người của cả nước. Còn so với thành phố Hồ Chí Minh, nếu như vào năm 1990, GDP bình quân của ĐBSCL còn bằng khoảng một nửa của thành phố Hồ Chí Minh thì đến năm 2010, tỷ lệ này chỉ còn xấp xỉ một phần ba, và tỷ lệ này được duy trì tương đổi ổn định cho đến ngày nay (Hình 2.1).. Tổng sản phẩm quốc nội Đóng góp của ĐBSCL vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia trong ba thập kỷ qua giảm mạnh. Mặc dù trong 20 năm trở lại đây ĐBSCL duy trì được tỷ trọng trên dưới 18% trong tổng GDP quốc gia, song chỉ bằng hai phần ba của mức đóng góp 27% của năm 1990. Như vậy, vai trò kinh tế của ĐBSCL đang giảm dần so với các vùng khác trong cả nước. Hình 2.1 cũng cho thấy bức tranh tương phản về GDP giữa Vùng ĐBSCL và thành phố Hồ Chí Minh². Nếu. Hình 2.1 Tỷ trọng GDP của ĐBSCL so với thành phố Hồ Chí Minh và cả nước 180. 167,7. Ghi chú: Giá cố định 1989 cho năm 1990; giá cố định 1994 cho giai đoạn 2000-2010; giá cố định 2010 cho các năm còn lại.. 160 140 120 100 80. 91,7. 79,2. 66,8 66,1 67,6. 60 40. 27,0. 20. 17,7 17,9 18,3 17,9 17,7. 0 So với TP.HCM. 1990. 2000. So với cả nước. 2005. 2010. 2015. 2019. Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL ² Mục đích chính của sự so sánh ở đây là nhằm nêu bật tính xu thế chứ không nhằm so đo hơn kém. Một số độc giả có thể cho rằng so sánh ĐBSCL với ĐB sông Hồng (ĐBSH) sẽ phù hợp hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vùng ĐBSH bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình – tức là bao gồm cả hai thành phố trực thuộc trung ướng (trong đó có thủ đô Hà Nội) cũng như một số tỉnh công nghiệp (như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc) nên sự so sánh cũng sẽ khập khiễng.. 24.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> CHƯƠNG II - 2.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA ĐBSCL DƯỚI GÓC NHÌN SO SÁNH. Sự chênh lệch về mức sống và thiếu cơ hội kinh tế là hai nguyên nhân quan trọng thúc đẩy tình trạng di cư của người dân đồng bằng về thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ. Điều này một mặt làm khan hiếm thêm nguồn nhân lực (đặc biệt là lao động có kỹ năng và các nhà quản lý có trình độ) vốn đã eo hẹp của ĐBSCL, mặt khác tạo nên sức ép liên tục và ngày càng tăng đối với cơ sở hạ tầng và cung ứng dịch vụ công của thành phố Hồ Chí Minh.. Cơ cấu kinh tế và dịch chuyển cơ cấu kinh tế Số liệu từ Hình 2.2 cho thấy trong giai đoạn 1990 2010, cơ cấu GDP của Vùng ĐBSCL chuyển dịch rất chậm so với cả nước. Chẳng hạn như trong khi tỷ trọng khu vực I của cả nước giảm rất nhanh từ 38,7% năm 1990 xuống 24,3% năm 2000 và chỉ còn 20,6% năm 2010 thì các tỷ lệ này ở ĐBSCL lần lượt là 54,0%, 49,5% và 45,5%. Trong khu vực III, mặc dù với xuất phát điểm ngang nhau nhưng trong suốt giai đoạn 1990 – 2010, quỹ đạo chuyển dịch cơ cấu ở ĐBSCL (giảm từ 38% xuống 31,6%) lại hoàn toàn ngược với xu hướng chung của cả nước (tăng từ 38,6% lên 41,7%). Ở ĐBSCL, khu vực II có tốc độ chuyển dịch nhanh nhất. Tuy nhiên, ngay cả trong khu vực này thì sự dịch chuyển xảy ra chủ yếu trong giai đoạn 10 năm đầu (tăng từ 8% lên 18,5%), còn giai đoạn 10 năm sau dịch chuyển rất khiêm tốn (tăng từ 18,5% lên 22,9%). Nguyên nhân của việc chậm chuyển dịch cơ cấu ở ĐBSCL trong hai thập kỷ từ 1990 đến 2010, đặc biệt là trong thời kỳ đầu đổi mới, là do bối cảnh kinh tế Việt Nam khi ấy với nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và xuất. khẩu là ba trọng tâm. Như đã lưu ý ở trên, với lợi thế nổi bật về nông nghiệp so với cả nước, việc ĐBSCL tập trung phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực trong giai đoạn đất nước còn thiếu lương thực là hợp lý. Phát triển công nghiệp và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nhẹ của Việt Nam thời kỳ này dựa nhiều vào khu vực FDI, và lựa chọn của FDI đầu tư ở các tỉnh Đông Nam Bộ cũng là hợp lý. Tuy nhiên, khi đất nước đã vượt qua giai đoạn thiếu lương thực thì Chính phủ cần điều chỉnh chiến lược và chính sách để vùng ĐBSCL có cơ cấu kinh tế phát huy tốt nhất lợi thế so sánh. Điều này cùng hàm ý rằng, ngay cả khi phát triển công nghiệp và dịch vụ thì ĐBSCL cũng cần chọn lọc các ngành và sản phẩm thích hợp để bổ sung, nâng cao hơn chứ không gây phương hại hoặc làm mất đi lợi thế của vùng. Tương phản hoàn toàn so với giai đoạn 1990 - 2010, trong một thập niên trở lại đây, cơ cấu kinh tế của ĐBSCL đã chuyển dịch hết sức mạnh mẽ. Tỷ trọng khu vực I đã giảm từ 39,6% trong năm 2010 xuống chỉ còn 28,3% trong năm 2019 – một sự thay đổi to lớn, hơn hẳn tốc độ dịch chuyển cơ cấu trong hai thập niên trước đó. Tương tự như vậy, cơ cấu công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ cũng đang thay đổi mạnh mẽ, hội tụ ngày càng gần hơn so với cơ cấu kinh tế của cả nước. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng dư địa chuyển đổi cơ cấu không phải là vô hạn. Với đặc điểm tự nhiên vốn có, không thể và không nên yêu cầu ĐBSCL có cơ cấu kinh tế tương tự như cả nước. Điều này có nghĩa là dù chuyển đổi cơ cấu vẫn sẽ tiếp diễn trong thập niên tới, song cơ cấu nông nghiệp của ĐBSCL sẽ luôn cao hơn mặt bằng chung cả nước, đồng thời tỷ trọng công nghiệp cũng sẽ luôn thấp hơn đáng kể so với cả nước.. Hình 2.2 Cơ cấu GDP của ĐBSCL trong giai đoạn 1990 – 2019 (%) Đồng bằng sông Cửu Long 120 100 80 60. 38. 32. 8. 18,5. 40 20 0. Cả nước Việt Nam. 120. 54 1990. 49,5 2000. 34,6. 0,7. 100. 44,6. 80 60. 25,7. 26,4. 39,6. 28,3 2019. 2010 Khu vực I. Khu vực II. 40 20 0 Khu vực III. 9,91 38,6 22,7 38,7 1990. 39,1. 39. 36,6. 40,5. 24,3. 20,5. 13,96. 2000. 2010. 2019. 41,64. 34,49. Thuế trợ cấp. Nguồn: Đối với ĐBSCL, số liệu năm 1990 trích từ Nedeco (1993), số liệu năm 2000 tính toán từ Cục Thống kê thành phố Cần Thơ (2010), số liệu năm 2010 trích từ Viện nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (2011), số liệu năm 2019 tổng hợp từ Niên giám Thống kê các tỉnh ĐBSCL. Đối với cả nước, số liệu tính toán từ Niên giám Thống kê. 25.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ của ĐBSCL cũng được phản ảnh qua số liệu về cơ cấu lao động của Vùng. Cho đến năm 2010, 62,2% lao động ở vùng ĐBSCL vẫn nằm trong lĩnh vực nông nghiệp (so với 48,7% của cả nước). Hệ quả tất nhiên là tỷ lệ dân số hoạt động trong các khu vực còn lại (công nghiệp, xây dựng, và dịch vụ) đều thấp hơn nhiều so với cả nước (Bảng 2.1). Thế nhưng đến năm 2019, nhờ tốc độ chuyển đổi cơ cấu lao động mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ, khác biệt về cơ cấu lao động của cả nước và ĐBSCL đã giảm đi một cách đáng kể. Tất nhiên, như đã phân tích ở trên, sự chuyển đổi từ nông nghiệp sang các lĩnh vực còn lại không phải là vô hạn, vì vậy cũng không nên kỳ vọng tốc độ chuyển đổi lao động. của thập niên vừa qua sẽ được tăng tốc trong thập niên tiếp theo. Một góc nhìn nữa vào thực trạng chuyển đổi cơ cấu kinh tế của ĐBSCL là khảo sát nguồn gốc nằm đằng sau con số tăng trưởng GRDP của toàn Vùng. Cách thứ nhất để thực hiện mục tiêu này là xem xét đóng góp của từng khu vực vào tăng trưởng GRDP. Số liệu thống kê cho thấy trong giai đoạn 2010 – 2019, khu vực I mặc dù vẫn đóng góp 34,5% trong tổng GRDP của ĐBSCL, song chỉ đóng góp 22% vào tăng trưởng GRDP của Vùng (Hình 2.3). Nguyên nhân của mức động góp khiêm tốn này của nông nghiệp là vì năng suất của khu vực này thấp hơn nhiều so với hai khu vực còn lại.. Bảng 2.1 Tỷ trọng lao động theo hoạt động kinh tế ở ĐBSCL năm 2010 và 2019 (%). Khu vực I 2010. Khu vực II. 2019. 2010. Khu vực III. 2019. 2010. 2019. Long An. 42,0. 30,8. 31,0. 38,5. 27,0. 30,7. Tiền Giang. 62,6. 43,1. 12,9. 29,0. 24,5. 27,9. Bến Tre. 64,0. 51,5. 20. 20,2. 16,1. 28,3. Trà Vinh. 54,4. 46,5. 18,2. 22,0. 27,4. 28,0. Vĩnh Long. 58,3. 41,9. 15,7. 24,2. 26,0. 31,6. Đồng Tháp. 70,5. 39,1. 9,8. 22,0. 19,6. 36,2. An Giang. 58,2. 33,4. 11,5. 20,5. 30,3. 45,0. Kiên Giang. 65,8. 45,3. 10,5. 16,2. 23,8. 35,2. Cần Thơ. 42,1. 28,5. 21,1. 21,7. 36,9. 45,7. Hậu Giang. 67,2. 59,5. 10,5. 13,9. 22,3. 23,3. Sóc Trăng. 64,2. 46,0. 10,6. 19,3. 25,2. 31,9. Bạc Liêu. 65,0. 46,8. 8,8. 20,5. 26,2. 32,7. Cà Mau. 72,4. 50,4. 6,2. 19,7. 21,4. 29,9. Vùng ĐBSCL. 62,2. 43,3. 12,2. 22,1. 25,6. 32,8. Cả nước. 48,7. 34.5. 21,7. 30,1. 29,6. 35,4. Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám Thống kê của các tỉnh ĐBSCL và của Tổng cục Thống kê.. 26.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> CHƯƠNG II - 2.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA ĐBSCL DƯỚI GÓC NHÌN SO SÁNH. Số liệu từ Hình 2.3 cũng cho thấy trong giai đoạn 2010 - 2019, đóng góp của khu vực thương mại – dịch vụ vào tăng trưởng GRDP của Vùng lên tới 56,6% - tức là cao hơn đóng góp của cả hai khu vực còn lại cộng lại. Thú vị hơn nữa là trong thập niên trước đó (2000 – 2010), đóng góp của thương mại – dịch vụ vào tăng trưởng GRDP của Vùng mới chỉ ở mức khiêm tốn 40% thì nay đã lên tới 56,6%. Điều này cho thấy năng suất ở khu vực thương mại – dịch vụ của ĐBSCL trong thập niên vừa qua vượt trội đáng kể so với khu vực công nghiệp và nông nghiệp. Hình 2.3 Đóng góp của ba khu vực vào tăng trưởng GRDP vùng ĐBSCL (2010 – 2019) 1,7% 14,6%. Số liệu từ Hình 2.4 cho thấy tăng trưởng GRDP của vùng ĐBSCL trong cả hai giai đoạn 2000 – 2010 và 2010 – 2019 đều chủ yếu là do hiệu ứng nội ngành, tức là chủ yếu nhờ vào việc tăng năng suất trong nội bộ mỗi khu vực kinh tế. Tuy nhiên, tầm quan trọng của hiệu ứng tăng năng suất nội ngành đang có dấu hiệu giảm dần. Đáng lưu ý là vai trò tương đối của hiệu ứng động và hiệu ứng tĩnh đã có sự thay đổi quan trọng. Nếu như trong giai đoạn 2000 – 2010, hiệu ứng động chiếm xấp xỉ 10% và quan trọng hơn hẳn hiệu ứng tĩnh (chỉ chiếm 3,8%) thì đến giai đoạn 2010 – 2019, hiệu ứng tĩnh đã chiếm tới 15,3%, vượt xa hiệu ứng động (chỉ chiếm 6,8%). Điều này phù hợp với phân tích ở trên về sự tăng tốc dịch chuyển cơ cấu kinh tế của ĐBSCL từ nông nghiệp sang công nghiệp và đặc biệt là sang thương mại – dịch vụ trong 10 năm trở lại đây. Hình 2.4 Phân tách nguồn gốc tăng GDP ở ĐBSCL (2000 – 2010 và 2010 – 2019). 56,6%. 27,1%. 100%. 3,8%. 90%. 9,6%. 15,3% 6,8%. 80% 70% 60%. Khu vực I. Khu vực II. Khu vực III. Thuế - trợ cấp. 50% 40%. Nguồn: Tính toán từ số liệu kinh tế - xã hội của ĐBSCL. 86,7%. 77,9%. 30% 20%. Cách thứ hai để nhìn vào nguồn gốc tăng trưởng GRDP của vùng ĐBSCL là xem xét các hiệu ứng nội ngành, hiệu ứng tĩnh, và hiệu ứng động đóng góp như thế nào cho tăng trưởng (được gọi là “phân tích dịch chuyển cơ cấu”). Ở đây, hiệu ứng nội ngành được hiểu là sự cải thiện về năng suất trong nội bộ của từng khu vực kinh tế (khu vực I, II, và III); hiệu ứng tĩnh là sự di chuyển từ một khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao hơn (ví dụ như dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại – dịch vụ); và hiệu ứng động là sự di chuyển từ một khu vực có tốc độ tăng trưởng năng suất thấp sang khu vực có tốc độ tăng trưởng năng suất cao hơn.. 27. 10 0%. 2000 - 2010 Hiệu ứng nội ngành. 2010 - 2019 Hiệu ứng động. Hiệu ứng tĩnh. Nguồn: Tính toán từ số liệu kinh tế - xã hội của ĐBSCL Hình 2.5 cung cấp một cái nhìn chi tiết hơn cho từng khu vực kinh tế. Điểm nổi bật trong đồ thị này là vai trò của hiệu ứng tăng năng suất nội ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, và sau đó là lĩnh vực thương mại – dịch vụ. Ngược lại, ở khu vực công nghiệp – xây dựng, vai trò quan trọng nhất lại nằm ở hiệu ứng tĩnh, và vai trò của hiệu ứng nội ngành và động là tương đương nhau..

<span class='text_page_counter'>(77)</span> Hình 2.5 Phân tách nguồn gốc tăng GDP ở ĐBSCL cho từng khu vực (2000 – 2010) 2000 - 2010. 15 10. 10. 5. 5. 0. 0. -5. -5. -10. Nông lâm ngư nghiệp. Công nghiệp - Xây dựng. 2010 - 2019. 15. Thương mại - Dịch vụ. Hiệu ứng nội ngành. -10. Nguồn: Tính toán từ số liệu kinh tế - xã hội của ĐBSCL. Nông lâm ngư nghiệp. Hiệu ứng động. Phân phối thu nhập và kết quả giảm nghèo ở ĐBSCL Sự thành công về kinh tế của một địa phương không chỉ được đo lường bằng quy mô của sự thịnh vượng (thể hiện qua tổng GDP và tốc độ tăng GDP) mà còn nên được đánh giá qua mức độ công bằng mà sự thịnh vượng chung đó được chia sẻ cho các tầng lớp dân cư, đặc biệt là đối với những tầng lớp dưới của xã hội – những người dễ bị tổn thương nhất. Báo cáo này sử dụng hệ số Gini để đo lường mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Bảng 2.2) và sử dụng tỷ lệ hộ nghèo để phản ảnh nỗ lực cải thiện mức sống cho nhóm nghèo nhất của các vùng (Bảng 2.3).. Công nghiệp - Xây dựng. Thương mại - Dịch vụ. Hiệu ứng tĩnh. Nói chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thường đi đôi với sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập, thế nhưng số liệu về bất bình đẳng thu nhập ở ĐBSCL lại không đi theo mô thức này. Nếu số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình (Bảng 2.2) là đáng tin cậy thì mặc dù tốc độ tăng trưởng GRDP của ĐBSCL trong giai đoạn 2010 – 2019 không hề thấp nhưng hệ số Gini của ĐBSCL lại luôn dao động ổn định xung quanh mức 0,4, cho thấy mức độ bất bình đẳng về thu nhập của ĐBSCL giai đoạn này gần như không thay đổi. Bên cạnh đó, hệ số Gini của ĐBSCL luôn thấp hơn mức chung của cả nước và chỉ nhỉnh hơn một chút so với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.. Bảng 2.2 Hệ số Gini của ĐBSCL và các vùng ở Việt Nam (2010 – 2018). 2010. 2012. 2014. 2016. 2018. Cả nước. 0,433. 0,424. 0,43. 0,431. 0,424. Thành thị. 0,402. 0,385. 0,397. 0,391. 0,372. Nông thôn. 0,395. 0,399. 0,398. 0,408. 0,407. Đồng bằng sông Hồng. 0,408. 0,393. 0,407. 0,401. 0,392. Trung du và miền núi phía Bắc. 0,406. 0,411. 0,416. 0,433. 0,443. Bắc Trung bộ & Duyên hải miền Trung. 0,385. 0,384. 0,385. 0,393. 0,383. Tây Nguyên. 0,408. 0,397. 0,408. 0,439. 0,440. Đông Nam Bộ. 0,414. 0,390. 0,397. 0,387. 0,373. Đồng bằng sông Cửu Long. 0,398. 0,403. 0,395. 0,405. 0,399. 6 vùng kinh tế. Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình 2010 - 2018.. ³ Hệ số Gini nhận giá trị trong khoảng [0, 1] và tỷ lệ thuận với mức độ bất bình đẳng về thu nhập, nghĩa là nếu hệ số Gini càng gần 1 thì mức độ bất bình đẳng càng cao và ngược lại. 28.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> CHƯƠNG II - 2.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA ĐBSCL DƯỚI GÓC NHÌN SO SÁNH. Bảng 2.3 Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng (%). Chuẩn nghèo đa chiều. Chuẩn nghèo của Chính phủ (*) 1998. 2004. 2010. 2012. 2014. 2016. 2016. 2017. 2018. 37,4. 18,1. 14,2. 11,1. 8,4. 5,8. 9,2. 7,9. 6,8. Đồng bằng sông Hồng. 30,7. 12,7. 8,3. 6,0. 4,0. 2,4. 3,1. 2,6. 1,9. Trung du và miền núi phía Bắc. 64,5. 29,4. 29,4. 23,8. 18,4. 13,8. 23. 21. 18,4. Bắc Trung bộ - Duyên hải miền Trung. 42,5. 25,3. 20,4. 16,1. 11,8. 8,0. 11,6. 10,2. 8,7. Tây Nguyên. 52,4. 29,2. 22,2. 17,8. 13,8. 9,1. 18,5. 17,1. 13,9. 7,6. 4,6. 2,3. 1,3. 1,0. 0,6. 1,0. 0,9. 0,6. 36,9. 15,3. 12,6. 10,1. 7,9. 5,2. 8,6. 7,4. 5,8. Tỷ lệ nghèo chung của cả nước Phân theo vùng. Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long. (*) Chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011-2015 tính theo thu nhập bình quân 1 người 1 tháng của hộ gia đình được cập nhật theo chỉ số giá tiêu dùng như sau: Năm 2010 là 400 nghìn đồng đối với khu vực nông thôn và 500 nghìn đồng đối với khu vực thành thị; tương tự, năm 2013 là 570 nghìn đồng và 710 nghìn đồng; năm 2014 là 605 nghìn đồng và 750 nghìn đồng; năm 2015 là 615 nghìn đồng và 760 nghìn đồng; năm 2016 là 630 nghìn đồng và 780 nghìn đồng. Nguồn: Niên giám Thống kê Bảng 2.3 thống kê kết quả giảm nghèo của tất cả các vùng cũng như của cả nước. Theo số liệu này, thành tích giảm nghèo của ĐBSCL trong hai thập kỷ vừa qua hết sức ấn tượng. Tỷ lệ hộ nghèo của Vùng ĐBSCL theo chuẩn nghèo của Chính phủ đã giảm từ mức rất cao là 36,9% vào năm 1998 xuống chỉ còn 12,6% vào năm 2010 và 5,2% vào năm 2016, và tỷ lệ này tiếp tục giảm trong giai đoạn 2016 - 2019. Không những thế, tỷ lệ nghèo của ĐBSCL luôn thấp hơn so với mức trung bình của cả nước. Như vậy, đến thời điểm này, tỷ lệ nghèo của ĐBSCL chỉ cao hơn vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng, và thấp hơn rất nhiều so ba vùng còn lại. Tuy nhiên, đa số thành tích giảm nghèo của ĐBSCL (cũng như của cả nước nói chung) được thực hiện trong 6 năm từ 1998 đến 2004, còn trong những giai đoạn sau này, mặc dù tỷ lệ nghèo có giảm nhưng chậm hơn rất nhiều. Điều này một mặt gợi ý rằng phần dễ dàng trong giảm nghèo đã gần hết, vì vậy kết quả giảm nghèo sẽ càng ngày càng khiêm tốn hơn so với trước; mặt khác cho thấy từ nay trở đi kết quả giảm nghèo sẽ mong manh hơn và có thể bị đổi chiều dưới tác động của những rủi ro kinh tế và môi trường trong và ngoài nước – mà bằng chứng cụ thể là tình trạng nghèo gia tăng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu và gần đây hơn là đại dịch Covid-19. 29. Điều này có nghĩa là đối với ĐBSCL cũng như cả nước, thành tích giảm nghèo chỉ có thể được duy trì một cách bền vững nếu như nhịp độ tăng trưởng kinh tế được giữ ở mức cao và ổn định. Như phân tích ở mục II dưới đây về lao động, việc làm, và mức sống dân cư, việc giảm nghèo bền vững còn phụ thuộc vào đầu tư cho phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, thông tin, công nghệ,… để tăng khả năng nâng cao năng suất và giá trị gia tăng trong công việc hiện có, tiếp cận cơ hội việc làm mới và việc làm tốt hơn, nhờ đó tạo thu nhập cao và ổn định hơn cho người lao động.. Năng suất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long Năng suất là thước đo chính xác nhất cho năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế. Về mặt lý thuyết, sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng, có thể xác định được tỷ lệ đóng góp của các nhân tố đầu vào (như vốn và lao động) và của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) cho tăng trưởng GRDP. Rất tiếc là phương pháp hạch toán tăng trưởng cho vùng ĐBSCL không khả thi vì số liệu vừa không đầy đủ vừa không thực sự đáng tin cậy. Khiêm tốn hơn, Báo cáo này chỉ tập trung vào việc xem xét mức độ cũng như nguồn gốc của tăng trưởng năng suất lao động ở ĐBSCL..

<span class='text_page_counter'>(79)</span> 8,3% trong giai đoạn 2010 – 2019. Rất đáng lưu ý là nếu số liệu thống kê chính thức là chính xác thì tốc độ tăng năng suất lao động của khu vực công nghiệp – xây dựng trong giai đoạn 2010 – 2019 chỉ là 3,5%/năm – thấp hơn hẳn so với khu vực nông - lâm - ngư nghiệp vốn là khu vực không nhiều dư địa để tăng năng suất.. Năng suất lao động của ba khu vực kinh tế ở ĐBSCL được biểu diễn trong Hình 2.6, trong đó năng suất ở đây được đo lường bằng giá trị GRDP trung bình do một lao động tạo ra trong thời gian một năm. Đồ thị này cho thấy, cho đến năm 2010, năng suất lao động của khu vực II cao hơn hẳn so với khu vực III, và đến lượt mình năng suất lao động của khu vực III cao hơn hẳn so với khu vực I. Nguyên nhân là do cho đến 2010, khu vực công nghiệp – xây dựng không chỉ có mức năng suất cao hơn mà ngay cả tốc độ tăng năng suất cũng cao hơn so với khu vực thương mại – dịch vụ và nông nghiệp.4 Tương tự như vậy, khu vực thương mại – dịch vụ vừa có năng suất vừa có tốc độ tăng năng suất cao hơn hẳn so với khu vực nông nghiệp.. Có nhiều nguyên nhân nằm đằng sau thực trạng đáng lo ngại về tốc độ tăng năng suất công nghiệp ở ĐBSCL, và các nguyên nhân này sẽ được thảo luận chi tiết trong các phần còn lại của Báo cáo này. Một cách ngắn gọn, có ba nguyên nhân trực tiếp chủ yếu. Thứ nhất, năng suất công nghiệp phụ thuộc vào đầu tư, và trong bối cảnh của Việt Nam thì quan trọng nhất là đầu tư của khu vực FDI, mà đây chính là một điểm yếu cố hữu của ĐBSCL, đặc biệt là so với vùng Đông Nam Bộ (xem Phần 2.III). Nguyên nhân thứ hai đến từ cơ cấu sản xuất và xuất khẩu công nghiệp của ĐBSCL. Cho đến thời điểm này, hoạt động sản xuất công nghiệp quan trọng nhất của ĐBSCL là chế biến thủy hải sản, thế nhưng tốc độ tăng trưởng của hoạt động này lại khiêm tốn, không những thế còn chịu rủi ro từ những biến động thất thường không chỉ về khí hậu và tự nhiên, mà còn do khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và mới đây nhất là đại dịch Covid-19. Thứ ba, các hoạt động sản xuất công nghiệp còn lại của ĐBSCL nhìn chung khá trầm lắng, nếu có tăng trưởng thì chủ yếu tập trung vào các hoạt động chế tạo – chế biến thâm dụng lao động với giá trị thấp.. Tuy nhiên, mối tương quan về năng suất giữa ba khu vực thay đổi nhanh chóng kể từ sau 2010 do dư chấn của bất ổn vĩ mô trong nước và khủng hoảng tài chính thế giới. Đến 2015, năng suất lao động trong khu vực III đã vượt lên, cao hơn năng suất lao động của khu vực II tới gần 10%; và đến năm 2019 thì năng suất lao động của khu vực III đã khẳng định vị thế vượt trội so với hai khu vực còn lại – cao hơn khu vực II tới 16% và gần gấp đôi khu vực I. Nếu nhìn cụ thể hơn vào năng suất lao động của các tỉnh ĐBSCL thì sẽ thấy năng suất lao động của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và thương mại – dịch vụ tăng rất nhanh, với mức trung bình lần lượt là 5,2% và. Hình 2.6 Năng suất lao động của ba khu vực kinh tế (2010 – 2019) 100 86,4. 90 80. 74,4. 70 60. 54,6. 50 37,4. 40 30. 56,4. 51,6. 43,6. 42,1. Nguồn: Tính toán từ số liệu kinh tế xã hội của ĐBSCL. 27,6. 20 10 0. Khu vực I. Khu vực II 2010. 2015. Khu vực III 2019. 4 Tốc độ tăng năng suất của mỗi khu vực được thể hiện qua độ dốc của đường biểu diễn năng suất lao động tương ứng.. 30.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> 2.2. DÂN SỐ, LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM, MỨC SỐNG DÂN CƯ.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> CHƯƠNG II - 2.2 DÂN SỐ, LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM, MỨC SỐNG DÂN CƯ. Dân số và biến động dân số. Trong 10 năm, tốc độ tăng trưởng dân số của vùng ĐBSCL chỉ đạt 0,1%/năm, trong khi tốc độ chung của cả nước là 1,1%, và ngay cả vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung cũng có tốc độ tăng dân số trung bình là 0,7% mỗi năm. Kết quả này do ảnh hưởng bởi ba yếu tố quan trọng. Thứ nhất, tăng trưởng dân số tự nhiên giai đoạn 2008 – 2018 của vùng là thấp nhất cả nước (8,2%, tương đương 1,41 triệu dân), nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ sinh thô hằng năm luôn ở mức thấp nhất, tỷ lệ chết thô luôn ở mức cao nhất và cao hơn một cách đáng kể so với vùng ĐNB. Thứ hai, tỷ lệ nhập cư cũng thấp nhất cả nước. Thứ ba, tỷ lệ xuất cư của vùng cao nhất cả nước (Bảng 2.4).. Tính đến 01/4/2019, dân số của 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long là 17,3 triệu dân (chiếm 18,0% dân số cả nước), tỉnh có dân số cao nhất trong vùng là An Giang (1,9 triệu dân) và thấp nhất là Hậu Giang (733 nghìn dân). Mật độ dân số trung bình là 423 người/km², cao hơn so với trung bình cả nước (290 người/km²) nhưng thấp hơn rất nhiều so với các trung tâm kinh tế của cả nước (thành phố Hồ Chí Minh – 4.363 người/km² hay Hà Nội – 2.398 người/km²). Phần lớn dân số sống tập trung ở khu vực nông thôn (dân số thành thị của ĐBSCL là 21,7% năm 2008 và 25,1% năm 2019) và tốc độ đô thị hóa thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước (dân số thành thị cả nước là 29,0% năm 2008 và 34,4% năm 2019).5 Xem xét biến động dân số giữa các vùng miền trong giai đoạn 2009 – 2019 cho thấy ĐBSCL cùng với Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung (BTB&DHMT) là hai khu vực có tỷ trọng dân số ngày càng giảm dần, trong khi Đông Nam Bộ (ĐNB) là khu vực có sự tích tụ dân cư lớn nhất.. Đáng báo động hơn khi nhìn vào xu hướng biến động dân số qua các năm. Tăng dân số tự nhiên và nhập cư mặc dù thấp nhất cả nước nhưng lại có xu hướng ngày càng giảm mạnh. Xuất cư tuy giảm dần trong giai đoạn 2014 – 2017 nhưng bắt đầu tăng mạnh trở lại vào 2018.. Bảng 2.4 Biến động dân số giữa các vùng qua các năm 2009. 2019. Giai đoạn 2009 - 2019. Dân số (triệu người). Tỷ trọng. Dân số (triệu người). Tỷ trọng. Tăng trưởng Dân số. Nhập cư (‰). Xuất cư (‰). Nhập cư ròng (‰). TDMNPB. 11,1. 12,9%. 12,5. 13,0%. 1,2%. 5,2. 23,1. -19,6. ĐB Sông Hồng. 19,6. 22,8%. 22,5. 23,4%. 1,4%. 16,6. 9,1. 9,7. BTB & DHMT. 18,8. 21,9%. 20,2. 21,0%. 0,7%. 4,9. 29,6. -25,2. Tây Nguyên. 5,1. 6,0%. 5,8. 6,1%. 1,4%. 11,1. 23,2. -13,5. Đông Nam Bộ. 14,1. 16,4%. 17,8. 18,5%. 2,4%. 80,3. 7,5. 70,7. ĐBSCL. 17,2. 20,0%. 17,3. 18,0%. 0,1%. 4,9. 44,8. - 38,9. Cả nước. 85,9. 100%. 96,2. 100%. 1,1%. 22,2. 22,2. 0. Vùng. Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên Tổng điều tra dân số 2009 và 2019. 5 Tính toán từ số liệu của GSO và NGTK các tỉnh trong vùng ĐBSCL 32.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> CHƯƠNG II - 2.2 DÂN SỐ, LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM, MỨC SỐNG DÂN CƯ. Hình 2.7 Di cư, nhập cư và tăng dân số tự nhiên vùng ĐBSCL qua các năm 20. 17,13. 17,20. 17,25. 17,31. 17,38. 17,45. 17,59. 17,52. 17,67. 17,74. 17,80. 15 10,9 9,2. 10. 8,3. 5 1,6. 0,9. 8,9. 8,2. 1,8. 3,1. 8,3. 1,5. 7,3 2,7. 6,2. 5,9 2,2. 4,0 1,1. 1,1. 4,0 0,6. 1,0. 0. -5. -4,8 -6,5. -10. -9,3 2008. 2009. -10,2 2010. Tăng DS tự nhiên (‰). -7,0. -5,7. -4,5 -6,8. -8,9. -9,6 2011. -6,5. 2012 Xuất cư. 2013. 2014 Nhập cư ( ‰). 2015. 2016. 2017. 2018. Dân số ( triệu người). Nguồn: GSO Kết quả này đặt ra giả thuyết về điều kiện sống, việc làm và sinh kế của người dân tại ĐBSCL ngày càng khó khăn, dòng người rời đi khỏi ĐBSCL để tìm kiếm sinh kế tốt hơn là một quy luật tất yếu. Xu hướng này sẽ tiếp tục duy trì bởi các tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, hạn hán, xây đập thủy điện thượng nguồn đến hoạt động sản xuất, chất lượng cuộc. sống và môi trường tại ĐBSCL ngày càng biểu hiện rõ rệt. Điều này do bởi sinh kế của người dân tại ĐBSCL chủ yếu gắn với các điều kiện tự nhiên và tập trung tại các vùng đất dọc sông Tiền, sông Hậu và cửa biển, những nơi chịu ảnh hượng trực tiếp và nặng nề của biến đổi khí hậu.6. 6 Phạm Văn Búa (2010). Tìm hiểu đặc điểm dân cư và tâm lý người dân Đồng bằng sông Cửu Long nhằm thực hiện có hiệu quả chiến lược đại đoàn kết dân tộc. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ (13): 11-19 33.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> Lao động – việc làm Tính đến cuối 2018, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 10,5 triệu lao động đang làm việc trong nền kinh tế, chiếm 59,1% dân số toàn vùng và chiếm 19,4% lực lượng lao động cả nước, giảm nhẹ so với tỷ trọng năm 2009. Tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động bình quân giai đoạn 2009 – 2018 chỉ là 0,9%/năm, thấp hơn so với mức bình quân của cả nước là 1,4% trong cùng giai đoạn. Khoảng cách về tăng trưởng lao động trong vùng so với cả nước đã được thu hẹp do ĐBSCL vẫn đang trong giai đoạn đỉnh điểm của kỳ dân số vàng, trong khi cả nước đã bắt đầu ở bên kia sườn dốc của chu kỳ dân số. Do vậy, nếu không có các giải pháp. lớn lao động tập trung ở khu vực nông thôn gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ lực lượng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp tính đến cuối 2017 chỉ là 11,1%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ 27% của cả nước.7 Thứ hai, khu vực FDI mặc dù chỉ tạo ra khoảng 3,7% việc làm cho lao động trong vùng nhưng phần lớn là lao động trong khu vực chính thức và đang có xu hướng cải thiện so với 10 năm trước (năm 2009, lực lượng lao động trong khu vực FDI chỉ chiếm 1,4%). Hiện tại, vai trò của FDI trong tạo việc làm tại ĐBSCL so với cả nước còn mờ nhạt. Tuy vậy, sự vươn lên nhanh chóng gần đây của các địa phương nằm ở cửa ngõ của vùng như Long An và Tiền Giang, hay các địa phương có sự bứt phá nhờ kết. Hình 2.8 Thay đổi cơ cấu lao động trong từng khu vực kinh tế tại ĐBSCL 100%. 60%. 80%. 59%. 70% 60%. 58%. 50% 40% 30%. 57% 20,3%. 19,9%. 19,7%. 19,6%. 19,2%. 19,2%. 19,3%. 19,5%. 19,4%. 19,4%. 20%. 56%. Tỷ trọng lao động/Dân số. Tỷ trọng lao động theo khu vực và so với cả nước. 90%. 10% 00% 2009. 2010. 2011. 2012. 2013. 2014. 2015. 2016. 2017. Khu vực Nhà nước. Khu vực Ngoài nhà nước. Khu vực FDI. Tỷ trọng LĐ so với cả nước. Tỷ trọng LĐ/Dân số vùng ĐBSCL. Tỷ trọng LĐ/Dân số cả nước. 2018. 55%. Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ số liệu GSO và NGTK các tỉnh hay động lực mới để hạn chế tình trạng xuất cư cao như hiện nay, lợi thế về nguồn cung lao động dồi dào trong vùng sẽ nhanh chóng mất đi. Báo động hơn, tỷ lệ xuất cư hiện nay thường tập trung vào lực lượng lao động dưới 35 tuổi, bao gồm cả nhóm lao động có chuyên môn, dẫn đến lực lượng lao động còn lại có xu hướng ngày càng già hóa, kỹ năng thấp, thiếu linh hoạt và sẽ là gánh nặng cho vùng ĐBSCL trong trung và dài hạn. Xem xét biến động lực lượng lao động của Vùng cho thấy hai vấn đề quan trọng cần lưu ý. Thứ nhất, khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm cho người dân vùng ĐBSCL, bình quân trên 90%, so với cả nước là 85%. Tuy vậy, phần. nối giao thông như Bến Tre (cầu Rạch Miễu) và Trà Vinh (cầu Cổ Chiên) cho thấy vai trò của giao thông và dư địa thu hút của FDI của vùng là tương đối lớn. Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận càng sớm hoàn thành, cơ hội càng mở ra cho vùng ĐBSCL. Ở chiều ngược lại, tác động từ biến đổi khí hậu tạo ra nhiều rủi ro và là rào cản trong thu hút đầu tư. Xét về trình độ của lực lượng lao động, ĐBSCL cũng là vùng có tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp nhất cả nước, mặc dù xu hướng cho thấy tỷ lệ này đang dần cải thiện. Kết quả này cho thấy không những số lượng việc làm tạo ra trong vùng đã hạn chế, chất lượng việc làm hay nhu cầu lao động có kỹ năng cũng không cao.. 7 Chưa bao gồm lực lượng công chức, viên chức nhà nước do hạn chế về nguồn thông tin, tuy vậy không có nhiều khác biệt giữa các địa phương về lực lượng lao động này.. 34.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> CHƯƠNG II - 2.2 DÂN SỐ, LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM, MỨC SỐNG DÂN CƯ. Hình 2.9 So sánh tỷ lệ lao động đã qua đào tạo giữa các vùng miền trong cả nước 35,0 % Cả nước. 30,0 %. ĐBSH 25,0 %. TDMNPB. 20,0 %. BTB&DHMT. 15,0 %. Tây Nguyên. 10,0 %. ĐNB ĐBSCL. 5,0 % 0,0 %. 2008. 2009. 2010. 2011. 2012. 2013. 2014. 2015. 2016. 2017. 2018. Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ số liệu GSO và NGTK các tỉnh Về phía cầu việc làm, nhu cầu lao động từ lực lượng doanh nghiệp còn thấp. Mật độ doanh nghiệp tại ĐBSCL năm 2018 chỉ là 5,7 doanh nghiệp/1000 dân trong độ tuổi lao động, trong khi bình quân cả nước là 14,7 doanh nghiệp. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tại ĐBSCL cuối năm 2018 là 2,8%, cao gấp hai lần so với tỷ lệ chung của cả nước. Về phía cung lao động, động cơ. và áp lực vươn lên của người dân là không cao bởi trong một thời gian dài chủ yếu dựa vào khai thác các nguồn lợi tự nhiên. Các chương trình đào tạo đại học – cao đẳng chưa tương thích với nhu cầu và thiếu gắn kết với nhu cầu của doanh nghiệp, trong khi chất lượng và khả năng có việc làm sau đào tạo từ các chương trình đào tạo nghề không cao, chủ yếu là đào tạo nghề sơ cấp dưới 3 tháng (trên 90%).8. 8 Hoàng Chí Dũng – Chí Quốc (2018). Cần chính sách mạnh phát triển nguồn nhân lực. Báo Tuổi trẻ Online, truy cập tại: 35.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> Mức sống dân cư Với thực trạng tình hình lao động và việc làm như trên, không bất ngờ khi mức sống của người dân ĐBSCL luôn ở nhóm thấp nhất, và đặc biệt tụt hậu khá xa so với vùng Đông Nam Bộ. Điều này giải thích vì sao dòng người từ ĐBSCL thường ly hương đến vùng Đông Nam Bộ để tìm kiếm cơ hội mới tốt hơn. GRDP bình quân đầu người của ĐBSCL bằng khoảng 80% so với cả nước và chỉ xấp xỉ ¹⁄3 so với thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, hay ½ so với Đồng Nai. Báo động hơn là xu hướng về cách biệt ngày càng. gia tăng, cho thấy sự tụt hậu ngày càng rõ rệt của ĐBSCL so với mặt bằng chung của cả nước (Hình 2.10). Kết quả phân tích thu nhập bình quân đầu người cũng cho thấy xu hướng tương tự. Khoảng cách giàu nghèo tại ĐBSCL mặc dù thấp hơn mặt bằng chung cả nước nhưng luôn cao hơn so với các tỉnh trong vùng ĐNB, và xu hướng ngày càng gia tăng theo xu hướng chung của cả nước. Một lần nữa, điều này cho thấy môi trường làm việc và sinh sống tại vùng Đông Nam Bộ là lực hút quan trọng đối với lực lượng lao động tại Đồng bằng sông Cửu Long.. Hình 2.10 GRDP bình quân đầu người của ĐBSCL dưới góc nhìn so sánh (2010 – 2018) (Triệu đồng/người/năm) 160 140 120. Cả nước. 100. Bình Dương Đồng Nai. 80. TP. Hồ Chí Minh. 60. ĐBSCL. 40 20 0. 2010. 2011. 2012. 2013. 2014. 2015. 2016. 2017. 2018. Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ số liệu GSO và NGTK các tỉnh 36.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> CHƯƠNG II - 2.2 DÂN SỐ, LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM, MỨC SỐNG DÂN CƯ. Bảng 2.5 Thu nhập đầu người và phân hóa giàu nghèo ở ĐBSCL từ góc nhìn so sánh. Thu nhập (1.000 đồng/tháng). Cả nước Đông Nam Bộ Bình Dương Đồng Nai TP. Hồ Chí Minh ĐBSCL Chênh lệch Thu nhập Nhóm 5 | Nhóm 1 Cả nước Đông Nam Bộ Bình Dương Đồng Nai TP. Hồ Chí Minh ĐBSCL. 2010. 2012. 2014. 2016. 2018. 1.387 2.304 2.698 1.763 2.737 1.247. 2.000 3.173 3.568 2.577 3.653 1.797. 2.637 4.125 3.769 3.504 4.840 2.327. 3.098 4.662 5.005 4.328 5.109 2.778. 3.876 5.709 6.823 5.299 6.177 3.588. 2010. 2012. 2014. 2016. 2018. 9,2 7,7 7,2 6,6 6,7 7,4. 9,3 7,0 6,9 6,1 6,5 7,7. 9,7 7,1 7,0 6,1 6,5 7,4. 9,8 6,8 7,1 6,2 6,6 7,8. 10,0 7,1 7,4 6,5 6,9 8,2. Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ số liệu GSO và NGTK các tỉnh Ở một khía cạnh khác, thành tích giảm nghèo tại ĐBSCL là đáng ghi nhận trong 10 năm qua. Như đã phân tích, hệ số Gini của ĐBSCL dao động ổn định xung quanh mức 0,4 cho thấy mức độ bất bình đẳng về thu nhập của ĐBSCL giai đoạn này gần như không. thay đổi. Tuy vậy tốc độ và xu hướng cũng chỉ tương đương mặt bằng chung cả nước. Tính đến 2018, tỷ lệ hộ nghèo của người dân tại ĐBSCL là 5,2% theo chuẩn nghèo của Chính phủ và 5,8% theo chuẩn nghèo đa chiều.. Hình 2.11 Thay đổi tỷ lệ nghèo tại các vùng miền cả nước (giai đoạn 2010 - 2016) 35,00 30,00. Cả nước. 25,00. TDNMPB. 20,00. Tây Nguyên. 15,00. BTB%DHMT ĐBSCL. 10,00. ĐBSH. 5,00. ĐNB 2010. 2011. 2012. 2013. 2014. 2015. 2016. (*) Chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 tính theo thu nhập bình quân 1 người/tháng cập nhật theo chỉ số CPI: Năm 2010 là 400 nghìn đồng (nông thôn) và 500 nghìn đồng (thành thị); năm 2013 là 570 nghìn đồng và 710 nghìn đồng; năm 2014 là 605 nghìn đồng và 750 nghìn đồng; năm 2015 là 615 nghìn đồng và 760 nghìn đồng; năm 2016 là 630 nghìn đồng và 780 nghìn đồng. Nguồn: GSO. 37.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> Hình 2.12 Thay đổi tỷ lệ nghèo tại các vùng miền cả nước (giai đoạn 2016 – 2019) 25 20 15 10 5 0. 2016. 2017. 2018. 2019. Cả nước. Ðồng bằng sông Hồng. Trung du và miền núi phía Bắc. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Tây Nguyên. Ðông Nam Bộ. Ðồng bằng sông Cửu Long. (*) Chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020: Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Nguồn: GSO Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo trong vùng chủ yếu là do phụ thuộc lớn vào các hoạt động kinh tế gắn liền với điều kiện tự nhiên và có năng suất thấp, trong khi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng; thiếu sự kết nối với vùng ĐNB giàu có và năng động hơn; thiếu đất – thiếu vốn – thiếu tay nghề; cơ sở vật chất khó khăn, tỷ lệ nhà. thiếu kiên cố 26,4% so với bình quân cả nước là 9,2%; một bộ phận thiếu động cơ vươn lên, hạn chế khả năng tiếp cận các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở vùng nông thôn, đặc biệt là nhóm người dân tộc thiểu số (chiếm khoảng 8% dân số của vùng, chủ yếu là người Khmer và một phần là người Chăm, Hoa).9. Tóm lại, phân tích biến động dân cư, lao động, việc làm và mức sống của người dân ĐBSCL cho thấy xu hướng dòng người tiếp tục ra đi là rất cao nếu không có những thay đổi tích cực trong cấu trúc, động lực kinh tế, và cơ hội việc làm ở vùng ĐBSCL. Điều kiện sản xuất và sinh kế truyền thống của người dân ĐBSCL ngày càng suy giảm do ảnh hưởng của việc tận khai các nguồn lực tự nhiên trong một thời gian dài là nguyên nhân chính, đồng thời tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và các con đập thủy điện thượng nguồn ngày càng gia tăng. Việc dòng người rời khỏi ĐBSCL là điều không thể tránh khỏi, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế của vùng đang dư thừa. lao động, và tập trung chủ yếu vào nông nghiệp. Việc hút lao động ra khỏi ngành nông nghiệp có thể là yếu tố giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô thức sản xuất trong truyền thống và tăng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, nếu biết tận dụng cơ hội ở làn sóng lan tỏa công nghiệp từ vùng thành phố Hồ Chí Minh, hay các cơ hội trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư FDI để nâng cấp các hoạt động nông nghiệp truyền thống hướng đến công nghiệp hóa nông nghiệp, nhờ cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận cũng như nhiều dự án giao thông kết nối khác, sẽ giúp ĐBSCL thay đổi theo hướng tích cực hơn trong giai đoạn tiếp theo.. 9 Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương (2019). Tổ chức thực hiện và Kết quả sơ bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2019. Nhà Xuất bản Thống Kê. 38.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> 2.3. ĐẦU TƯ.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> CHƯƠNG II - 2.3 ĐẦU TƯ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội. 280. 3. Kinh tế ĐBSCL chưa phát triển như kỳ vọng và chưa tương xứng với tiềm năng, các điểm mạnh truyền thống gần như đã được khai thác tối đa và đang có dấu hiệu suy giảm. Trong bối cảnh này, vai trò của nguồn lực đầu tư – cả bên trong và bên ngoài – đối với ĐBSCL là vô cùng quan trọng. Tuy vậy, nguồn lực đầu tư cho ĐBSCL trong 10 năm qua rất thấp và không tương xứng với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Vùng. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn năm 2018 đạt gần 280 ngàn tỷ đồng (trung bình 21,5 ngàn tỷ đồng/địa phương), với tốc độ tăng trưởng bình quân 10,9%/năm tính theo giá thực tế. Tuy vậy, tỷ trọng vốn đầu tư so với cả nước ngày càng suy giảm, đặc biệt từ năm 2015 đến nay (trung bình khoảng 15 – 18%). Trong bối cảnh nguồn lực đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước ngày càng được mở rộng (53,1% năm 2014 tăng lên 68,5% năm 2018) thì nguồn lực từ khu vực nhà nước ngày càng thu hẹp (41,4% năm 2014 giảm còn 22,4% năm 2018). Nguồn lực đầu tư của khu vực FDI tại ĐBSCL cũng có những thay đổi tích cực, tuy vậy vai trò còn rất khiêm tốn và cũng không ổn định (chỉ chiếm 9,1% tỷ trọng vốn đầu tư năm 2018).. nghìn tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội vùng ĐBSCL đến cuối năm 2018 Số liệu từ Bộ GTVT so sánh với số liệu từ NGKT các tỉnh trong vùng ĐBSCL. Mặc dù nguồn lực đầu tư cho vùng ĐBSCL trong 10 năm qua là chưa như kỳ vọng, nhưng các công trình trọng điểm từ vốn ngân sách đã tạo ra nhiều sự thay đổi tích cực cho vùng ĐBSCL. Tiêu biểu là một loạt các cây cầu quan trọng gồm: Cầu Mỹ Thuận (2000), Cầu Rạch Miễu (2009), Cầu Cần Thơ (2010), Cầu Hàm Luông (2010), Cầu Cổ Chiên (2015), Cầu Mỹ Lợi (2015), Cầu Cao Lãnh (2018), Cầu Vàm Cống (2019). Một số công trình quan trọng khác như Cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương (2010), hay dự án Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đang được đầu tư cũng rất được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội phát triển mới cho toàn vùng.. Hình 2.13 Vốn đầu tư toàn xã hội tại ĐBSCL (2010 – 2017) Nghìn tỷ đồng 300. 25%. 250. 20%. 200 15% 150 10% 100 05%. 50 0. 00% 2010. 2011 KVNN. 2012. 2013. 2014. KV ngoài nhà nước. 2015 FDI. 2016. 2017. 2017. % Vốn NN/cả nước. Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ số liệu GSO và NGTK các tỉnh 40.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> CHƯƠNG II - 2.3 ĐẦU TƯ. Nhu cầu đầu tư cho vùng ĐBSCL, đặc biệt là hạ tầng giao thông vẫn còn rất lớn. Cho đến nay, mạng lưới giao thông huyết mạch của vùng vẫn chưa hoàn thiện. Với 7 dự án đường bộ cao tốc trọng điểm của vùng đang được đề xuất (Cần Thơ - Cà Mau, Chơn Thành Đức Hòa, Đức Hòa - Mỹ An, Mỹ An - Cao Lãnh, An Hữu - Cao Lãnh, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Hà Tiên Rạch Giá - Bạc Liêu) đã có nhu cầu vốn lên đến 55.000 tỷ đồng, riêng giai đoạn 2021 – 2025 đã là 37.500 tỷ đồng, đã tương đương tổng vốn đầu tư từ khu vực nhà nước tại ĐBSCL trong giai đoạn 2014 – 2018.¹0 Bên cạnh đó, nhu cầu đầu tư để giải quyết vấn đề sạt lở và thiếu nước ngọt cũng rất lớn. Do vậy, nếu không sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý để kêu gọi đầu tư sự tham gia của tư nhân theo phương thức PPP thì các dự án trên nhiều khả năng sẽ bị chậm tiến độ, thậm chí chỉ nằm trên quy hoạch. Khó khăn hơn, sự tham gia của khu vực tư nhân trong các dự án đầu tư hạ tầng ít nhiều đang bị tác động bởi thông tin về ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với ĐBSCL. Với dòng vốn ngoài nhà nước, vốn của dân cư vẫn đóng vai trò chủ đạo, nhưng dấu hiệu tích cực đang đến từ dòng vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân ngoài nhà nước. Với dòng vốn FDI, ĐBSCL không thực sự hấp dẫn nhà đầu tư (chỉ chiếm 5,6% số dự án và 8,4% số vốn đăng ký), chủ yếu do bất lợi về mặt địa lý và khả năng kết nối giao thông. Long An và Tiền Giang là các tỉnh có khả năng thu hút đầu tư FDI tốt nhất vùng nhờ tiếp giáp. thành phố Hồ Chí Minh và đang trở thành một trong các vệ tinh công nghiệp chế biến của vùng thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó, Kiên Giang thu hút FDI tốt hơn các tỉnh còn lại nhờ hoạt động du lịch tại Phú Quốc. Với Trà Vinh, khả năng thu hút FDI thực tế chủ yếu đến từ tổ hợp nhà máy nhiệt điện Duyên Hải.. Hình 2.14 Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế 100% 90% 80%. 35,4%. 36,1%. 33,1%. 36,2%. 40,4%. 38,3%. 32,5%. 28,5%. 22,4%. Vốn dân cư. 70%. DN ngoài nhà nước. 60% 50%. 26,0%. 25,0%. 23,0%. 21,6%. 19,8%. 22,7%. 24,6%. 29,5%. 30,5%. 40% 30% 20%. 36,4%. 36,7%. 34,4%. 32,5%. 6,8%. 7,5%. 5,5%. 5,4%. 2011. 2012. 2013. 2014. 33,3%. 32,1%. 5,3% 2010. 41. 38,0%. 35,9%. 34,4%. 6,5%. 6,9%. 7,6%. 9,1%. 2015. 2016. 2017. 2018. 10% 0%. FDI. KVNN. Nguồn: Tổng hợp NGTK các tỉnh vùng ĐBSCL.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> Bảng 2.6 Vốn đầu tư FDI tại ĐBSCL trong tương quan với cả nước Số dự án. % dự án. Vốn ĐK lũy kế đến 2017 (Triệu USD). % Vốn ĐK. Quy mô trung bình (Triệu USD/DA). CẢ NƯỚC. 27.454. 100,0%. 340.849,9. 100,0%. 12,4. ĐB Sông Hồng. 8.948. 32,6%. 99.042,0. 29,1%. 11,1. 5.110. 18,6%. 33.134,7. 9,7%. 6,5. 916. 3,3%. 16.177,6. 4,7%. 17,7. 1.722. 6,3%. 56.808,2. 16,7%. 33,0. 144. 0,5%. 909,1. 0,3%. 6,3. 14.139. 51,5%. 143.682,5. 42,2%. 10,2. 8.123. 29,6%. 45.194,3. 9,3%. 5,6. 1.535. 5,6%. 21.461,8. 8,4%. 14,0. 1.042. 3,8%. 7.396,4. 13,3%. 7,1. Kiên Giang. 51. 0,2%. 4.724,5. 6,3%. 92,6. Trà Vinh. 39. 0,1%. 3.231,2. 2,2%. 82,9. Tiền Giang. 114. 0,4%. 2.192,0. 0,6%. 19,2. Vùng, tỉnh thành. Hà Nội Trung du và MNPB BTB và DHMT Tây Nguyên Đông Nam Bộ TP.Hồ Chí Minh ĐBSCL Long An. Nguồn: Tổng cục Thống kê. Sự tương thích giữa đầu tư so với các nút thắt chính của vùng ĐBSCL Nhìn vào điểm đến của nguồn lực đầu tư trong 10 năm qua cho thấy, dòng vốn đầu tư lớn nhất tập trung vào công nghiệp chế biến chế tạo. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng của ngành cũng chỉ ở mức bình quân so với các ngành nghề khác, và cũng không phải là ngành có lợi thế so với cả nước. Cụ thể, đầu tư vào công nghiệp chế biến chủ yếu tập trung tại Long An và Tiền Giang (thuộc vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ). Với các tỉnh còn lại trong vùng, công nghiệp chế biến chủ yếu tập trung vào ngành chế biến nông - thủy sản nhưng khả năng tăng trưởng của ngành đã bão hòa xét cả trên diện tích, sản lượng, kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, giá cả thị trường xuất khẩu biến động mạnh, các hàng rào kỹ thuật ngày càng nghiêm ngặt nhưng khả năng. đổi mới và nâng cấp ngành chưa tương thích. Thị phần xuất khẩu chủ yếu là chuyển giao từ các doanh nghiệp phá sản sang các doanh nghiệp hiện hữu còn trụ lại. Nông lâm thủy sản mặc dù là ngành tiêu biểu của ĐBSCL nhưng nguồn vốn đầu tư vào ngành rất hạn chế. Điều này là do khả năng phát triển của ngành đã đạt ngưỡng bão hòa do chủ yếu dựa vào việc khai thác tối đa các nguồn lợi tự nhiên đang ngày một suy giảm. Trong khi ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp mặc dù được cổ vũ rất nhiều nhưng áp dụng lại hết sức hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sự tương thích giữa yêu cầu của “nông nghiệp 4.0” với trình độ quản lý và kỹ năng của người lao động, và đặc biệt là do thiếu động lực đổi mới mô hình sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh nguồn lao động vẫn rẻ và dư thừa.. ¹0 Số liệu từ Bộ GTVT so sánh với số liệu từ NGKT các tỉnh trong vùng ĐBSCL. 42.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> CHƯƠNG II - 2.3 ĐẦU TƯ. Nhu cầu vận chuyển nông sản từ các vùng sản xuất về các khu, cụm công nghiệp hay lên thành phố Hồ Chí Minh để xuất khẩu giải thích vì sao nguồn lực đầu tư vào ngành vận tải, kho bãi tại ĐBSCL đứng thứ 2, chỉ sau công nghiệp chế biến. Tuy vậy, lĩnh vực này không có nhiều dư địa để phát triển (tốc độ tăng trưởng dưới. tương thích của các hoạt động đầu tư so với nhu cầu. Các bất cập quan trọng bao gồm: (i) Mâu thuẫn giữa nguồn nước mặn để nuôi tôm và nguồn nước ngọt để trồng lúa và trồng màu dẫn đến tình trạng người dân phá cống ngăn mặn tại Bạc Liêu, Cà Mau; (ii) Sự kết nối thủy văn, hệ sinh thái và thủy triều biến mất, không còn. Hình 2.15 Vốn đầu tư tại ĐBSCL phân theo ngành kinh tế. Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ số liệu GSO và NGTK các tỉnh mức trung bình, và tỷ trọng cũng nhỏ so với cả nước) bởi hạ tầng giao thông vận tải tại vùng ĐBSCL vẫn còn nhiều hạn chế và nhu cầu vận tải cũng đã đạt ngưỡng do năng lực sản xuất đã tới hạn vì thiếu các động lực tăng trưởng mới. Bên cạnh đó, các công trình thủy lợi, các công trình ngăn mặn, giữ ngọt cho mục tiêu sản xuất nông nghiệp và thoát lũ cũng là một điểm nhấn quan trọng của hoạt động đầu tư tại ĐBSCL trong giai đoạn vừa qua. Tuy vậy các bất cập từ hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này qua nghiên cứu của Lê Anh Tuấn và cộng sự (2018) đã mô tả một bức tranh rõ nét về hiệu quả và sự. 43. hiện tượng nước lớn, nước ròng dẫn đến tình trạng ô nhiễm do rác thải và thuốc bảo vệ thực vật tích tụ; (iii) Nguồn lợi thủy sản bị thay đổi, suy giảm; (iv) Chất lượng đất bị suy giảm do tình trạng phủ mặn bên ngoài cống và cầm tù bên trong; (v) Thủy triều từ biển không vào được đồng nội làm cho hệ sinh vật cảnh và thực vật ngày càng suy giảm; (vi) Giao thông thủy bị ảnh hưởng do nước không lưu thông, lục bình phát triển mạnh. Hệ quả là sinh kế của người dân bị thay đổi dẫn đến tình trạng di dân. Hiệu quả kinh tế của các công trình không đảm bảo bởi sự tăng lên của sản lượng sản xuất nông nghiệp không tính đến chi phí đầu tư thủy lợi và các ngoại tác tiêu cực do các dự án này gây ra..

<span class='text_page_counter'>(93)</span> Tóm lại, bức tranh về đầu tư tại vùng ĐBSCL trong 10 năm qua cho thấy, nhu cầu quan trọng nhất là đầu tư phát triển hạ tầng giao thông (cầu, đường cao tốc, đường tỉnh lộ), nhu cầu đầu tư đổi mới mô thức sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp và thích nghi với biến đổi khí hậu, đầu tư chế biến sản phẩm nông – thủy sản. Các cây cầu trọng yếu đã được hình thành có ý nghĩa tích cực nhưng nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng vẫn còn rất lớn. Các công trình thủy lợi, ngăn mặn tuy thành công để tăng sản lượng lúa, nhưng cơ bản là thất bại trong việc gia tăng giá trị, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, thậm chí gây hại cho sự bền vững cả về kinh tế và môi trường trong tương lai. Trong khi các nhu cầu đầu tư còn lại chưa thu hút được sự quan tâm đúng mức, do cả yếu tố khách quan (sự hấp dẫn của vùng, nguồn lực ngân sách TW còn hạn chế) và chủ quan (chiến lược phát triển vùng ĐBSCL chưa thực sự rõ ràng, cạnh tranh giữa các địa phương do đặc điểm tương đồng), nhiều hoạt động đầu tư đang mang tính đánh đổi giữa kinh tế và môi trường.. 44.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> 2.4. XUẤT NHẬP KHẨU.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> CHƯƠNG II - 2.4 XUẤT NHẬP KHẨU. Thực trạng xuất nhập khẩu Nhìn vào kim ngạch xuất nhập khẩu của ĐSBSCL cho thấy cả xuất khẩu và nhập khẩu đều có xu hướng tăng và luôn trong tình trạng thặng dư thương mại. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu của ĐBSCL so với cả nước ngày càng giảm dần (Hình 2.16). Xuất khẩu của cả vùng ĐBSCL tăng trưởng bình quân 11,8%/năm trong giai đoạn 2010 – 2018, thấp hơn đáng kể so với mức bình quân của cả nước là 16,4%/năm. Kết quả này do các sản phẩm nông sản trong truyền thống (đặc biệt là gạo và thủy sản) có giá trị thấp, hơn nữa đã dần đạt đến trạng thái bão hòa về kim ngạch và suy giảm về sản lượng, chủ yếu vì ảnh. hưởng của biến đổi khí hậu và một phần diện tích canh tác chuyển đổi sang thủy sản ở các tỉnh ven biển như Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Với các tỉnh phụ thuộc lớn vào trồng trọt như An Giang, Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, kim ngạch xuất khẩu có xu hướng ngày càng giảm do hạn chế về công nghiệp chế biến nông sản. Sự gia tăng kim ngạch xuất khẩu của các địa phương khác chủ yếu dựa vào công nghiệp chế biến tập trung tại Long An, Tiền Giang; hay do đầu tư mới của FDI trong một số ngành thâm dụng lao động (để thu hút lao động nhàn rỗi từ lĩnh vực nông nghiệp) như dệt may, da giày. Chi tiết về tỷ trọng, xu hướng tăng trưởng xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của vùng ĐBSCL được trình bày trong Bảng 2.7.. Hình 2.16 Kim ngạch xuất – nhập khẩu và cán cân thương mại của vùng ĐBSCL 12%. 20 10%. 10%. Kim ngạch XK (+) và NK (-), tỷ USD. 8,6% 10. 8,4%. 8,3% 7,8%. 7,5%. 7,2%. 7,2%. 08%. 5 06% 0 04% -5 02%. -10 -15. 2010. 2011. 2012. 2013. 2014. 2015. Xuất khẩu ĐBSCL. Nhập khẩu ĐBSCL. Cán cân TM cả nước. % XK so với cả nước. 2016. 2017. 2018. Tỷ trọng XK ĐBSCL so với cả nước. 15. 00%. Cán cân TM ĐBSCL. Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ số liệu GSO và NGTK các tỉnh. 46.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> CHƯƠNG II - 2.4 XUẤT NHẬP KHẨU. Bảng 2.7 Tăng trưởng XK và một số mặt hàng XK chủ lực của ĐBSCL. Tỷ trọng XK 2018 trong vùng ĐBSCL. Xu hướng xuất khẩu. Mặt hàng XK có kim ngạch đang tăng. Mặt hàng XK có kim ngạch đang giảm. An Giang. 4,8%. Giảm (2013)*. Dệt may. Gạo, thủy sản. Cà Mau. 6,4%. Giảm (2014). Thủy sản, phân đạm. Gạo. Kiên Giang. 3,6%. Giảm (2013). Thủy sản. Gạo. Trà Vinh. 2,5%. Giảm (2015). Thủy sản, dừa. Gạo. Vĩnh Long. 2,6%. Giảm (2012). Dệt may, da giày. Gạo. Bạc Liêu. 3,4%. Tăng. Thủy sản. Gạo. Bến Tre. 5,5%. Tăng. Thủy sản. Gạo, sản phẩm từ dừa. Cần Thơ. 11,7%. Tăng. Thủy sản, đồ mỹ nghệ. Gạo. Đồng Tháp. 6,7%. Tăng. May mặc. Gạo. Hậu Giang. 4,3%. Tăng. Thủy sản. Gạo. Long An. 28,9%. Tăng. Sóc Trăng. 4,4%. Tăng. Thủy sản. Gạo. Tiền Giang. 15,2%. Tăng. Thủy sản, may mặc. Gạo. Tỉnh, thành phố. Gạo, dệt may, da giày. Vải. * Số trong ngoặc là năm mà tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2018. Nguồn: Tổng hợp từ NGTK các tỉnh. 47.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> Nhập khẩu tại vùng ĐBSCL không thực sự nổi bật, tương đương khoảng 45% kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu liên quan đến đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản và công nghiệp gia công như: thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, phân bón, hóa chất, máy móc – thiết bị – dụng cụ, vải nguyên liệu, nguyên phụ liệu da giày. Điều này cho thấy sự phát triển các hoạt động sản xuất, chế biến tại ĐBSCL vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu các yếu tố đầu vào quan trọng, và xu hướng ngày càng phụ thuộc khi nhìn vào sự thay đổi sản lượng hay kim ngạch nhập khẩu qua các năm.. Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực Do hạn chế về thông tin đầu vào, việc tính toán cơ cấu xuất khẩu theo từng sản phẩm của vùng chưa thể triển khai.¹¹ Tuy vậy, nhìn vào mặt hàng xuất khẩu chủ lực của từng địa phương có thể định vị. nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực của vùng bao gồm: gạo, thủy sản, trái cây. Với nhóm hàng dệt may và da giày, đây là các mặt hàng mới nổi do ảnh hưởng dịch chuyển chuỗi dệt nhuộm toàn cầu từ Trung Quốc sang các nước có mức chi phí đầu vào thấp hơn, khả năng chấp nhận các rủi ro về môi trường cao hơn, nhưng quy mô vẫn còn rất nhỏ so với cụm ngành dệt may tại Đông Nam Bộ nên không được phân tích sâu trong phạm vi của Báo cáo này. Phần sau đây trình bày bức tranh về thị trường xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực của vùng nhưng dựa trên dữ liệu xuất khẩu của cả nước, đặt trong bối cảnh xu hướng chung của thị trường toàn cầu và các đối thủ cạnh tranh. Việc sử dụng số liệu cả nước để xem xét cơ hội phát triển thị trường cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của vùng là hợp lý bởi các mặt hàng xuất khẩu của vùng có tính đặc trưng và có thể phần nào đại diện cho cả nước.. ¹¹ Không khả thi do không đồng nhất đơn vị quy về tiền tệ, một số địa phương sử dung đơn vị sản lượng. Muốn tính toán được cơ cấu của các mặt hàng chủ lực cần gửi biểu mẫu đề nghị ngành hải quan 13 tỉnh cung cấp (số liệu sẵn có nhưng phải đồng bộ cả 13 tỉnh). Đây là thách thức chung khi đánh giá ở cấp độ vùng. 48.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> CHƯƠNG II - 2.4 XUẤT NHẬP KHẨU. Thị trường xuất khẩu gạo và các đối thủ cạnh tranh Gạo là thực phẩm thiết yếu được tiêu thụ hằng ngày, do vậy nhu cầu nhập khẩu gạo gắn liền với các thị trường có đông dân cư, hoặc những nơi có điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng không phù hợp, hay các quốc gia phát triển nơi mà gạo không phải là ưu tiên sản xuất. Bức tranh nhập khẩu gạo toàn cầu cho thấy Trung Quốc, các nước khu vùng vịnh, các nước Châu Phi là những thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Nhìn vào thị trường xuất khẩu gạo hiện tại của Việt Nam cho thấy cơ hội để đa dạng và mở rộng thị trường là còn rất lớn. Ngoài Trung Quốc là thị trường chủ lực mà Việt Nam đang tập trung khai thác (Việt. Nam đáp ứng 52,8% nhu cầu nhập khẩu gạo của Trung Quốc, tương đương 37,6% kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam), các thị trường lớn chưa được khai thác bao gồm các nhóm nước vùng vịnh và các nước Châu Phi. Tuy vậy, đây là các thị trường đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi Ấn Độ và Thái Lan nhờ vị trí địa lý thuận lợi so với Việt Nam trong khả năng tiếp cận thị trường. Thị trường gạo toàn cầu dường như đã bão hòa, trong khi thị phần xuất khẩu gạo của Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam luôn chiếm khoảng 55 – 60% nhu cầu thế giới. Do vậy, sự thay đổi thị phần chủ yếu là sự thay thế giữa ba quốc gia này. Trong thập niên vừa qua, mặc dù luôn duy trì vị trí thứ 3, song thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam có xu hướng giảm, từ mức 15% (2010) xuống còn 10% (2017).. Hình 2.17 Thị trường nhập khẩu gạo trên thế giới. Nguồn: Atlas of Economy Complexity, Harvard University (2020). 49.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> Quan sát nguồn nhập khẩu gạo của Trung Quốc - đầu ra XK gạo lớn nhất của Việt Nam - cho thấy sự cạnh tranh quyết liệt giữa Thái Lan và Việt Nam. Năm 2008, Thái Lan chiếm 94,7% thị phần nhập khẩu gạo của Trung Quốc, Việt Nam chiếm chỉ 1,73%. Năm 2013, cán cân đã hoàn toàn đảo ngược, Việt Nam chiếm 63,5% thị phần nhập khẩu gạo của Trung Quốc, trong khi Thái Lan chỉ còn chiếm 19,8%. Tuy vậy, xu hướng lại tiếp tục đổi chiều khi đến cuối 2017, Việt Nam chỉ còn chiếm 52,9% và Thái Lan chiếm 30,3%. Sự thay đổi liên tục và nhanh chóng của thị trường Trung Quốc đặt ngành sản xuất lúa gạo luôn trong tình trạng rủi ro, đặc biệt về giá vì người mua có nhiều lựa chọn. khác nhau. Điều này hàm ý rằng, nếu không đa dạng thị trường, bài toán được mùa mất giá và mất mùa được giá là quy luật tất yếu. Bài học kinh nghiệm từ Ấn Độ là rất rõ ràng, chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu đã giải thích phần nào sự tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu gạo của Ấn Độ từ năm 2010 đến nay. Cụ thể, xuất khẩu gạo của Ấn Độ vào năm 2010 phụ thuộc trên 70% vào Saudi Arabia, United Arab Emirates, Iran và Kuwait, nhưng đến 2017, tỷ lệ này chỉ còn khoảng 30%. Thị trường Châu Phi là thị trường phát triển mạnh nhất của Ấn Độ, từ mức 55 triệu USD (2,2% kim ngạch XK) vào năm 2010 đã tăng lên 1,86 tỷ USD (26,7% kim ngạch XK) vào năm 2018.. Hình 2.18 Xuất khẩu gạo (tỷ USD) và thị phần toàn cầu (%) của một số quốc gia hàng đầu (2017) Tỷ USD 9,00. 45%. 8,00. 40%. 7,00. 35%. 6,00. 30%. 5,00. 25%. 4,00. 20%. 3,00. 15%. 2,00. 10%. 1,00. 05% 00%. 2008. 2009. 2010. 2011. 2012. 2013. 2014. 2015. XK Vietnam. XK Thai Lan. XK India. % Vietnam. % Thai Lan. % India. 2016. 2017. Nguồn: Tổng hợp từ Atlas of Economy Complexity, Harvard University (2020) 50.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> CHƯƠNG II - 2.4 XUẤT NHẬP KHẨU. Thị trường xuất khẩu cá phi lê Phi lê cá da trơn (chủ yếu là cá tra) là sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu của ngành chế biến thủy sản tại ĐBSCL. Tương tự như cây lúa, sản phẩm này cũng phụ thuộc chủ yếu vào một số thị trường lớn. Tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2019 đạt khoảng 2 tỷ USD, trong đó thị trường lớn nhất là Trung Quốc 663 triệu USD, chiếm 33% tổng kim ngạch. Các thị trường xuất khẩu nổi bật khác bao gồm Hoa Kỳ (14.4%), Mexico (4,6%) và Thái Lan (3,7%). Như vậy, Trung Quốc đã vươn lên thành nước nhập khẩu cá tra quan trọng nhất của Việt Nam, vượt rất xa tất cả các nước còn lại.. Trong giai đoạn 2015 - 2019, kim ngạch xuất khẩu cá tra tăng 28%, chủ yếu nhờ vào mức tăng trưởng mạnh của hai thị trường tiềm năng là Trung Quốc (tăng 310%) và ASEAN (tăng 44%). Hai thị trường này bù đắp cho sự sụt giảm đáng kể của thị trường EU (giảm 35%) và Hoa Kỳ (giảm 8,8%). Các thị trường khác cũng giảm sâu sau 5 năm (Brazil giảm 21%, Mexico giảm 3,6%). Xét tăng trưởng trung bình 5 năm của các thị trường thì Trung Quốc cũng có mức tăng lạc quan nhất tăng 44%, ASEAN tăng 9% và Hoa Kỳ tăng 3%.. Hình 2.19 Nguồn nhập khẩu cá phi lê vào thị trường Mỹ năm 2017. Nguồn: Atlas of Economy Complexity, Harvard University (2020) Hình 2.20 Thị trường cá phi lê toàn cầu (tỷ USD) và thị phần xuất khẩu (%) của các nước dẫn đầu Tỷ USD 100% 90%. 30,0 6,8%. 8,7%. 9,7%. 80% 70%. 9,4%. 7,7%. 6,1%. 8,5%. 9,9%. 9,7%. 10,0%. 9,5%. 10,5%. 10,3% 25,0. 7,3% 8,1%. 10,0%. 10,9%. 9,8%. 10,3%. 11,4%. 20,0. 60% 50% 40%. 18,5%. 20,7%. 20,5%. 20,9%. 20,0%. 15,0 19,4%. 19,7%. 19,5%. 18,6%. 18,3%. 30%. 10,0. 20%. 5,0. 10% 0%. 51. 9,3%. 9,2%. 9,0%. 9,6%. 9,5%. 9,1%. 9,0%. 9,4%. 9,0%. 8,4%. 2008. 2009. 2010. 2011. 2012. 2013. 2014. 2015. 2016. 2017. 0,0. % XK Norway % XK Chile % XK China % XK Việt Nam Nhu cầu thế giới Nhu cầu của Mỹ. Nguồn: Tổng hợp từ Atlas of Economy Complexity, Harvard University (2020).

<span class='text_page_counter'>(101)</span> Ngoài cạnh tranh với các nước xuất khẩu cá tra quan trọng khác như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia hay Bangladesh, cá tra phi lê của Việt Nam còn cạnh tranh với cá rô phi Trung Quốc, cá minh thái (pollock) của Nga và Mỹ. Cùng với Việt Nam, Chi Lê, Trung Quốc và Na Uy là các quốc gia xuất khẩu cá phi lê hàng đầu thế giới, chiếm gần 50% kim ngạch toàn cầu, và chiếm gần 70% nhu cầu nhập khẩu cá phi lê của Mỹ (nhu cầu nhập khẩu cá phi lê tại Mỹ chiếm 23% nhu cầu toàn thế giới).. nào gia tăng thị phần tại thị trường Mỹ đến năm 2016 (từ mức 3,4% lên 9,7%) nhưng đã bắt đầu suy giảm từ 2017 chỉ còn 8,8%. Mặc dù thị phần tại Mỹ tăng nhanh trong giai đoạn 2008 – 2016, thị phần toàn cầu của Việt Nam lại không gia tăng. Thực tế, thị trường xuất khẩu cá phi lê tại Việt Nam chỉ dịch chuyển từ Châu Âu và Châu Á sang thị trường Bắc Mỹ. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu năm 2017 tại Châu Âu và Châu Á chỉ đạt lần lượt 36,2% và 45,8% so với kim ngạch năm 2008.. Xem xét tăng trưởng nhu cầu toàn cầu cho thấy quy mô thị trường cá phi lê thế giới dần bão hòa. Sự tăng trưởng xuất khẩu của các quốc gia chủ yếu đến từ cạnh tranh thị phần lẫn nhau giữa các nước dẫn đầu. Trong đó, Chi Lê và Na Uy đang là các nước ngày càng chiếm lĩnh thị phần thế giới nhiều hơn.. Rõ ràng, việc để mất các thị trường truyền thống là một vấn đề đáng tiếc với Việt Nam. Tuy vậy, năng lực sản xuất trong nước phần nào cũng đã tới hạn do diện tích canh tác đã khai thác tối đa và còn ngày càng bị ảnh hưởng bởi tình trạng ô nhiễm và xâm nhập mặn. Số liệu thống kê cho thấy diện tích nuôi cá tra giai đoạn 2014 – 2018 của cả vùng chỉ tăng 2,8% và sản lượng tăng 3,1%, tương đương mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (vì 95% sản lượng cá tra được xuất khẩu).. Riêng tại thị trường Mỹ, vai trò của Trung Quốc ngày càng suy giảm mạnh và được thay thế chủ yếu bởi Chi Lê và Na Uy. Sau khủng hoảng 2008, Việt Nam phần. 52.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> CHƯƠNG II - 2.4 XUẤT NHẬP KHẨU. Xuất khẩu động vật giáp xác Các loài động vật giáp xác (crustacean) như tôm, cua,… cũng là thế mạnh xuất khẩu của vùng ĐBSCL. Tuy vậy, xu hướng xuất khẩu nhóm sản phẩm này đang dịch chuyển ngược lại so với cá phi lê. Bảng 2.8 Xuất khẩu động vật giáp xác của Việt Nam và thị trường toàn cầu Tăng trưởng ĐVT: triệu USD 2008 2017 2008 - 2017 Thị trường 5,46% 15.800 25.500 toàn cầu Xuất khẩu 4,08% 1.270 1.820 Việt Nam, tại: Châu Á 5,14% 576 904 Châu Âu. 10,92%. 190. 483. Bắc Mỹ. -2,19%. 448. 367. Mỹ Nhật Bản. -3,46%. 390. 284. 1,42%. 377. 428. Nguồn: Tổng hợp từ Atlas of Economy Complexity, Harvard University (2020) Cụ thể, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam (4,08%) thấp hơn tăng trưởng thị trường toàn cầu (5,46%). Thị trường chính Châu Âu tăng trưởng mạnh nhất, thị trường Châu Á duy trì mức tăng trưởng trung bình, trong khi thị trường Bắc Mỹ suy giảm (chủ yếu từ thị trường Mỹ), thị trường Nhật Bản tăng trưởng chậm. Sự suy giảm của các thị trường chính do giá xuất khẩu ngày càng cạnh tranh (nguồn cung lớn), hay các rào cản thương mại và bảo hộ sản xuất trong nước tại các thị trường chính, và một phần do đồng USD tăng giá so với VNĐ. Nhìn vào quy mô thị trường toàn cầu của nhóm mặt hàng này cho thấy Việt Nam là nước tăng trưởng nhu. 53. Bảng 2.9 Tăng trưởng nhập khẩu động vật giáp xác trên thế giới Tăng trưởng ĐVT: triệu USD 2008 - 2017 2008 2017 Toàn Cầu 5,4% 16.200 25.900 Châu Á. 10,3%. 4.320. 10.400. Châu Âu. 1,3%. 6.330. 7.140. Mỹ Nhật Bản. 4,7%. 4.690. 7.080. -0,1%. 2.220. 2.200. Trung Quốc. 18,1%. 425,0. 1.900. Việt Nam. 53,0%. 74. 3.400. Nguồn: Tổng hợp từ Atlas of Economy Complexity, Harvard University (2020) cầu nhập khẩu nhanh và khác biệt so với các thị trường chủ lực còn lại. Năm 2008, Việt Nam chỉ nhập khẩu 74 triệu USD, thì đến 2014, con số này là 3,4 tỷ USD gần gấp đôi so với kim ngạch xuất khẩu. Xem chi tiết mặt hàng xuất và nhập khẩu trong nhóm này cho thấy Việt Nam đang nhập khẩu chủ yếu là tôm nguyên liệu từ Ecuador và Ấn Độ (trên 90%). Rõ ràng nguồn cung nguyên liệu trong nước đang không đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Nếu nhìn vào hoạt động sản xuất, khả năng mở rộng là không còn khi tăng trưởng diện tích nuôi trồng tôm của vùng ĐBSCL từ 2014 - 2018 chỉ đạt bình quân 0,5%/năm. Khả năng tăng sản lượng phụ thuộc vào khả năng đổi mới phương thức sản xuất và ứng dụng công nghệ, và đây sẽ là xu hướng tất yếu nếu muốn phát triển ngành này. Thực tế, năng suất nuôi trồng tại vùng ĐBSCL đã cải thiện trong thời gian qua nhờ sự hiện diện của các dự án nuôi tôm công nghệ mới của FDI, tuy vậy mức tăng trưởng cũng chỉ đạt 3,9%/năm..

<span class='text_page_counter'>(103)</span> Thị trường xuất khẩu trái cây và các đối thủ cạnh tranh Bức tranh tổng quát về xuất khẩu các loại trái cây chủ lực của Việt Nam mà phần lớn có nguồn gốc từ vùng ĐBSCL cho thấy: (i) Dừa, ổi và xoài biến động rất thất thường và chủ yếu do ảnh hưởng thất thường từ thị trường Trung Quốc; (ii) Dưa lưới và đu đủ đã chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc nhưng đã bão hòa và đang đi xuống; (iii) Nhóm sản phẩm trái cây có múi được duy trì và đang tăng trưởng nhanh trong giai đoạn gần đây nhưng tác động chủ yếu đến từ Trung Quốc từ 2016. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ đứng thứ 4 về thị phần xuất khẩu sản phẩm trái cây có múi vào Trung Quốc (10%), đứng sau Nam Phi (24,8%), Úc (20,3%) và Ai Cập (14,7%). Dừa: Việt Nam xuất khẩu 62 triệu USD năm 2017, chiếm 4,4% thị phần 1,4 tỷ USD toàn cầu. Mức tăng trưởng thị trường toàn cầu bình quân đạt 10,1% giai đoạn 2008 – 2017, với các nước xuất khẩu hàng đầu là. Indonesia (28,8%), Philippines (22,6%), Thái Lan (9,37%). Thị trường xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là Trung Quốc (23,4%), Ai cập (9,43%) và gần đây là Thái Lan (14,6%). Ổi và xoài: Kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 7,5 triệu, chỉ chiếm thị phần 0,25% quy mô 3,0 tỷ USD toàn cầu vào 2017. Mức tăng trưởng thị trường toàn cầu là 9,6% giai đoạn 2008 – 2017 với các nước xuất khẩu hàng đầu là Thái Lan (17,0%), Mexico (13,8%), Brazil (10,8%), Hà Lan (10,4%), Peru (9,8%). Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam rất biến động, đầu giai đoạn 2008 – 2017 là Nhật Bản, Pháp, Canada, gần đây là Hàn Quốc, và UAE. Sự gia tăng của thị trường Trung Quốc từ năm 2012 đã làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc thị trường xuất khẩu sản phẩm này. Tuy vậy, sự thất thường trong nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc cũng khiến người nông dân và các nhà xuất khẩu trong nước lao đao. Ví dụ năm 2016, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 121 triệu USD, chiếm 95% cơ cấu nhưng năm 2017 Trung Quốc chỉ nhập của Việt Nam 75 nghìn USD, chiếm tỷ trọng 1%.. Hình 2.21 Kim ngạch XK trái cây tiêu biểu có nguồn gốc chủ yếu từ ĐBSCL (triệu USD) 140,00 120,00 100,00 Dừa. 80,00. Xoài và ổi Cam quýt. 60,00. Dưa và đu đủ 40,00. 0,00 2008. 2009. 2010. 2011. 2012. 2013. 2014. 2015. 2016. 2017. Nguồn: Tổng hợp từ Atlas of Economy Complexity, Harvard University (2020) 54.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> CHƯƠNG II - 2.4 XUẤT NHẬP KHẨU. Cây có múi: Quy mô thị trường toàn cầu lên đến 14,1 tỷ USD vào năm 2017. Tuy vậy mức tăng trưởng bình quân của thị trường toàn cầu chỉ đạt trung bình 2,8%/năm giai đoạn 2008 – 2017, với các nhà cung ứng hàng đầu như Tây Ban Nha (25,0%), Nam Phi (11,3%), Trung Quốc (7,21%), Hoa Kỳ (7,1%). Năm 2017, Việt Nam xuất khẩu 103 triệu USD nhóm sản phẩm này mức tăng trưởng nhanh chủ yếu đến từ sự nổi lên bất thường của thị trường Trung Quốc từ 2016 cũng như 2017. Sự thất thường trong hoạt động thu mua của Trung Quốc có thể gây xáo trộn trong cơ cấu cây trồng của Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng, đặc biệt là đối với các loại cây ăn quả dài ngày, sẽ rất rủi ro nếu sau khi chuyển đổi mà thị trường Trung Quốc không tiếp tục tiêu thụ. Do vậy, việc đánh giá nhu cầu tiêu thụ thực tại thị trường Trung Quốc (sản phẩm sau nhập khẩu vào Trung Quốc được tiêu thụ ở đâu, sử dụng để làm gì, ai là đối tượng tiêu dùng cuối cùng...) là rất cần thiết. 55. không chỉ cho trái cây, mà còn cho các sản phẩm chủ lực khác nói chung. Dưa lưới và đu đủ: Quy mô thị trường toàn cầu là 3,8 tỷ USD, nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 3,1%/năm giai đoạn 2008 – 2017. Các nhà cung ứng chính bao gồm Tây Ban Nha (20,1%), Mexico (12,8%), Brazil (10,1%). Việt Nam xuất khẩu 28,5 triệu USD nhóm sản phẩm này và 97,8% phục vụ thị trường Trung Quốc. Đây là thị trường truyền thống và gần như tuyệt đối của nhóm sản phẩm này, bắt đầu nổi lên năm 1997 (chiếm 71,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam). Tuy vậy, thị trường này cũng đã tới hạn và bắt đầu suy giảm kể từ sau khi đạt đỉnh vào năm 2012 với 45 triệu USD (chiếm 98,9% tổng xuất khẩu của Việt Nam). Việt Nam cũng là nước xuất khẩu tuyệt đối vào thị trường Trung Quốc (chiếm 74,2% nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc), nhưng đang bị cạnh tranh bởi sự vươn lên của các nhà cung ứng đến từ Myanmar (chiếm 23,8% thị phần tại Trung Quốc vào cuối 2017)..

<span class='text_page_counter'>(105)</span> Hạ tầng phục vụ xuất khẩu của vùng Sản phẩm xuất khẩu đặc trưng của vùng là nông sản nên hàng hóa chủ yếu vận chuyển bằng đường cảng biển với khối lượng, nhu cầu và dịch vụ xuất khẩu tương đối cao. Do vậy, hệ thống hạ tầng giao thông và logistics tại vùng ĐBSCL đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của vùng. Hàng hóa xuất khẩu của vùng chủ yếu vẫn phải vận chuyển về thành phố Hồ Chí Minh hay BR-VT để xuất qua cảng Cát Lái và Cái Mép – Thị Vải do năng lực và quy mô cảng biển trong vùng là rất hạn chế.. Bên cạnh đó, sự chia cắt giao thông xuất phát từ đặc trưng của mạng lưới sông ngòi cũng phần nào ảnh hưởng đến dịch vụ vận tải hàng hóa, qua đó làm chi phí vận tải vốn đã cao do khoảng cách địa lý, lại càng cao hơn do phải vận chuyển bằng xe tải trọng nhỏ. Sự hình thành các cây cầu trọng yếu trong thời gian qua đã phần nào giảm thiểu tác động của chi phí logistics. Tuy vậy, sự thiếu đồng bộ và khó khăn về kết nối giao thông đến các các tỉnh thành, vùng sản xuất, chế biến của ĐBSCL làm cho giá trị gia tăng của sản phẩm nông thủy sản giảm đáng kể. Ngoài ra, sản phẩm nông sản có giá trị sản phẩm trên mỗi đơn vị khối lượng thấp nên gánh nặng chi phí logistics càng cao nếu so với các mặt hàng công nghiệp.. Bảng 2.10 Nhu cầu hàng hóa vận chuyển qua cảng biển của ĐSBCL so với cả nước. STT. Khu vực. Tàu. Cảng. Tổng số 73.543. Nhập khẩu 32.835. Xuất khẩu 21.007. Nội địa 19.701. (1.000 TEU) 2.773. Khối lượng (triệu MT). Container. 1. Miền Bắc. Lượt 8.518. 2. Miền Trung. 1.627. 29.828. 3.878. 14.819. 10.890. 525. 3. Miền Nam, trong đó:. 355. 168.376. 74.430. 55.585. 25.973. 8.668. 89. 107.628. 45.978. 32.559. 16.704. 6.156. 6. 54.295. 27.838. 22.314. 4.141. 2.439. 0. 6.454. 614. 711. 5.128. 74. 9.166 10.500. 1.924 278.201. 142 111.757. 94 92.122. 1.688 61.693. 13 12.039. TP.HCM và Đồng Nai Bà Rịa Vũng Tàu 4. ĐBSCL, trong đó: Cần Thơ Tổng cộng. Nguồn: VPA. 56.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> 2.5. THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG TẠI ĐBSCL.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> CHƯƠNG II - 2.5 THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG TẠI ĐBSCL. Quy mô thị trường Tiêu dùng là một thành phần quan trọng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế: tiêu dùng phản ánh gián 3 tiếp thu nhập và mức sống của người dân, tiêu dùng là yếu tố hấp dẫn với các nhà đầu tư, kinh doanh nhờ lợi thế khai thác thị trường tại chỗ. Như vậy, quy mô dân số, mức chi tiêu của người dân, và sự tập trung dân cư là những nhân tố quan trọng đo lường sức hấp dẫn của thị trường nội địa. Theo số liệu của Tổng điều tra dân số 2019, quy mô dân số tại ĐBSCL là 17,3 triệu người, gần xấp xỉ với dân số của vùng ĐNB. Tuy vậy, mật độ dân số của ĐBSCL chỉ là 423 người/km², trong khi ở vùng ĐNB là 757 người/km², và của riêng thành phố Hồ Chí Minh là 4.363 người/km². Điều này vô hình trung hạn chế sự hấp dẫn của thị trường tiêu dùng tại ĐBSCL. Tác động trên càng rõ nét hơn với các địa phương nằm cách xa thành phố Hồ Chí Minh, bởi đặc điểm địa lý của Việt Nam là trải dài và thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu lớn nhất phía Nam. Bên cạnh đó, kết nối giao thông liên. 17,3. triệu người. Quy mô dân số tại ĐBSCL theo số liệu của Tổng điều tra dân số 2019 tỉnh giữa các địa phương trong vùng cũng là trở ngại. Cần Thơ có thể xem là thị trường trung tâm của vùng nhưng mật độ dân số cũng chưa bằng một phần tư mật độ dân số của thành phố Hồ Chí Minh và tuyến cao tốc nối giữa thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ đến nay vẫn chưa hoàn thành. Dân cư của các tỉnh trong vùng tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn và nông nghiệp cũng là điểm bất lợi vì quy mô thị trường càng bị phân tán hơn. Mức tiêu dùng của khu vực nông thôn thấp hơn so với khu vực thành thị. Một phần tiêu dùng của dân cư trong vùng có thể đến từ hình thức tự cung tự cấp nhờ các nguồn lợi tự nhiên sẵn có hay các sản phẩm nông nghiệp cơ bản.. Bảng 2.11 Tổng mức bán lẻ và tiêu dùng hàng hóa dịch vụ (ngàn tỷ đồng). Vùng/tỉnh thành CẢ NƯỚC ĐBSH Hà Nội TD&MNPB BTB & DHMT Tây Nguyên Đông Nam Bộ TP. HCM ĐBSCL Long An Tiền Giang Bến Tre Trà Vinh Vĩnh Long Đồng Tháp An Giang Kiên Giang Cần Thơ Hậu Giang Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Nguồn: GSO. 2008 1.007 237 133 51 157 40 337 232 186 12 15 11 7 11 17 28 20 21 7 12 9 15. 2010 1.677 364 197 79 247 69 616 449 303 18 24 16 9 18 29 51 31 33 13 23 14 24. 2012 2.369 513 268 114 356 103 863 606 419 29 33 21 13 24 47 52 42 46 18 35 25 35. 2014 2.916 645 336 145 465 137 979 664 545 40 43 26 16 32 55 65 53 60 26 43 42 44. 2015 3.223 724 376 161 522 149 1.071 711 596 48 46 28 18 34 60 74 63 65 28 47 37 47. 2016 3.546 802 413 178 576 159 1.171 779 661 55 52 30 20 37 66 86 71 70 30 55 40 49. 2017 3.957 876 430 200 641 180 1.313 872 746 64 58 35 23 40 75 100 81 79 34 62 43 52. 2018 4.417 974 470 223 717 197 1.470 971 836 74 64 40 26 45 84 111 90 88 36 69 49 60. Tăng trưởng 2008 - 18 15,9% 15,2% 13,4% 16,0% 16,4% 17,2% 15,9% 15,4% 16,2% 20,4% 15,2% 13,8% 14,5% 14,7% 17,4% 14,6% 16,5% 15,7% 17,9% 18,7% 18,0% 14,6% 58.

<span class='text_page_counter'>(108)</span> CHƯƠNG II - 2.5 THỊ TRƯỜNG TIÊU DÙNG TẠI ĐBSCL. Thu nhập và mức sống dân cư của vùng ĐBSCL cũng thấp hơn mặt bằng chung của cả nước và chỉ bằng khoảng 60% mức sống của dân cư tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả là nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của cả vùng ĐBSCL chỉ tương đương 86% so với riêng thị trường thành phố Hồ Chí Minh. Mức tăng trưởng tiêu dùng của Vùng ĐBSCL cao hơn không đáng kể so với mặt bằng chung cả nước, mặc dù có xuất phát điểm thấp do quy mô thị trường còn nhỏ. Thực tế, tổng mức bán lẻ và tiêu dùng bình quân đầu người của người dân trong vùng chỉ đạt 46,9 triệu đồng/năm, tương đương mức bình quân cả nước (46,7 triệu đồng/năm) nhưng chỉ bằng 41,5% mức bình quân tại thành phố Hồ Chí Minh. Cần Thơ vẫn là trung tâm đô thị của vùng với tổng mức bán lẻ và tiêu dùng cao nhất vùng, bình quân đạt 68,7 triệu đồng/năm (tương đương 61% so với thành phố Hồ Chí Minh). Xem xét các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của vùng như đã trình bày ở phần trước cũng cho thấy phần lớn là các sản phẩm đầu vào để phục vụ sản xuất, nhu cầu. phục vụ tiêu dùng là rất thấp. Tóm lại, thị trường tiêu dùng tại ĐBSCL hiện tại không thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Sự hấp dẫn từ thị trường nội địa chỉ đến tại các khu đô thị mới, nhưng hàng hóa và nguồn cung ứng sản phẩm chủ yếu vẫn đến từ trung tâm công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ.. Cơ sở hạ tầng thương mại phục vụ thị trường tiêu dùng nội địa Phân tích cơ sở hạ tầng thương mại phục vụ tiêu dùng tại vùng ĐBSCL một lần nữa cho thấy tính hấp dẫn của thị trường tiêu dùng nội địa là rất thấp bởi sự phân tán. Mặc dù quy mô thị trường tiêu dùng chỉ bằng 86% so với thành phố Hồ Chí Minh nhưng số lượng chợ tại vùng ĐBSCL lại cao gấp 7 lần so với thành phố Hồ Chí Minh, thể hiện mức độ phân tán và quy mô manh mún tại các chợ truyền thống.. Bảng 2.12 Hạ tầng phục vụ thị trường tiêu dùng Vùng, tỉnh thành. Chợ. Siêu thị. TTTM. 2009. 2018. 2009. 2018. 2009. 2018. CẢ NƯỚC. 8.495. 8.475. 451. 1.009. 85. 210. ĐBSH. 1.745. 1.861. 37. 298. 26. 52. Trung du và MNPB. 1.393. 1.413. 98. 101. 6. 28. BTB và DHMT. 2.475. 2.381. 14. 236. 16. 41. Tây Nguyên. 352. 385. 123. 30. 1. 6. Đông Nam Bộ. 763. 760. 17. 250. 31. 61. TP. HCM. 249. 238. 87. 204. 21. 45. 1.767. 1.675. 41. 94. 5. 22. ĐBSCL. Nguồn: GSO. 59.

<span class='text_page_counter'>(109)</span> Xu thế đô thị hóa và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu khiến hành vi mua sắm sẽ chuyển dần từ hình thức chợ truyền thống sang các hình thức mua sắm mới tại cửa hàng tiện lợi, siêu thị, trung tâm thương mại. Đây là một sự chuyển dịch tích cực bởi hàng hóa tiêu dùng tại các siêu thị và trung tâm thương mại thường có chất lượng được kiểm soát và quản lý tốt hơn. Điều kiện để thu hút đầu tư là sự tập trung dân cư, đặc biệt tại các vùng đô thị (tiêu biểu là thành phố Hồ Chí Minh). Tuy. nhiên, đây là yếu tố mà ĐBSCL được đánh giá thấp nhất như đã trình bày. Do sự bất lợi như đã nêu, sự hiện diện của các nhà đầu tư bán lẻ hàng đầu (Co.opmart, BigC, Metro, Lotte Mart, Aeon Mall,…) hay các chuỗi thức ăn nhanh (Circle K, KFC, Lotteria, Jollibee,…) tại vùng ĐBSCL là rất hạn chế, đa số chỉ tập trung tại các trung tâm đô thị chính của mỗi địa phương.. 60.

<span class='text_page_counter'>(110)</span> 2.6. ĐÔ THỊ HÓA VÀ DI DÂN Ở VÙNG ĐBSCL.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> CHƯƠNG II - 2.6 ĐÔ THỊ HÓA VÀ DI DÂN Ở VÙNG ĐBSCL. Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa, vựa thủy sản chủ yếu và đã từng là vùng đất trù phú bậc nhất Việt Nam. Đất đai màu mỡ, thiên nhiên giàu sản vật đã tạo ra danh tiếng của vùng đất gạo trắng nước trong. Trong hơn hai thập niên qua, cá, tôm và gạo của ĐBSCL đã có mặt khắp năm châu. Tuy nhiên, khi sản xuất nông nghiệp truyền thống tới hạn và sự phát triển ngày càng gắn với tiến trình công nghiệp hóa và đô thị hóa thì ĐBSCL lại ở vị thế bất lợi. So với cả nước, quy mô về dân số và kinh tế của ĐBSCL đang nhỏ đi rất nhanh (xem thêm mục 2.1). Đồng thời, ĐBSCL đang đối mặt với rất nhiều thách thức của di dân và đô thị hóa. Trong ba năm gần đây, dân số ĐBSCL đã giảm tuyệt đối. Nếu không có những thay đổi căn bản về mô hình và nền tảng phát. triển thì vị trí và vai trò của ĐBSCL còn “chìm sâu” hơn nữa cả về nghĩa đen và nghĩa bóng trong vài thập niên tới. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng làm cho tình trạng ngập lụt sẽ gia tăng; và các cơ hội kinh tế ngày một suy giảm làm cho làn sóng di cư tiếp tục tăng tốc. Bối cảnh này đặt ra một số câu hỏi quan trọng cần lời giải đáp. Thứ nhất, di dân và đô thị hóa tác động như thế nào đến nền kinh tế ĐBSCL? Thứ hai, những nhân tố nào ảnh hưởng đến quá trình di dân và đô thị hóa ở ĐBSCL? Thứ ba, những xu hướng về di dân và đô thị hóa ở ĐBSCL trong một thập niên tới như thế nào? Thứ tư, làm thế nào để phát triển đô thị ở ĐBSCL và biến đô thị trở thành một động lực tăng trưởng mới cho Vùng?. 62.

<span class='text_page_counter'>(112)</span> CHƯƠNG II - 2.6 ĐÔ THỊ HÓA VÀ DI DÂN Ở VÙNG ĐBSCL. Đô thị hóa và phát triển kinh tế. gấp đôi quy mô thành phố, năng suất tăng trung bình 5% (World Bank & Government of Vietnam, 2016).. Thực tiễn và các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một liên hệ mật thiết giữa quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế. Các nước có mức độ phát triển kinh tế cao, được thể hiện một cách đơn giản qua GDP bình quân người, cũng có tỷ lệ đô thị hóa cao hay hầu hết người dân đều sống ở các vùng đô thị. Hình 2.23 cho thấy tương quan dương giữa tỷ lệ đô thị hóa và GDP bình quân đầu người ở Việt Nam. Đô thị hóa tạo ra sự kết khối các hoạt động kinh tế, các thành phố có thể nâng cao năng suất, thúc đẩy đổi mới và đa dạng hóa kinh tế cả nước. Đặc điểm cơ bản nhất của lợi thế kinh tế nhờ kết khối là giảm chi phí vận chuyển hàng hóa và con người. Nhiều lợi ích trong số này tăng lên theo quy mô: các thị trấn và thành phố nhỏ không thể thu được cùng lợi ích như các thành phố lớn. Bằng chứng quốc tế cho thấy độ co dãn của thu nhập bình quân đầu người theo số dân thành phố nằm trong khoảng 3% đến 8% (Rosenthal & Strange, 2004). Mỗi khi tăng. Có tương quan mật thiết giữa đô thị hóa và công nghiệp hóa. Các hoạt động công nghiệp, chế biến, chế tạo và dịch vụ thường ở các đô thị. Các hoạt động kinh tế thường ghép cụm với nhau với những mật độ rất lớn. Các nghiên cứu của Edward Glaeser (2010), nhà kinh tế đô thị hàng đầu tại Đại học Harvard cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác cho thấy rất rõ sự tập trung các hoạt động và tác động tích cực của nó. Một đô thị nói riêng hay một khu vực kinh tế sẽ tiếp tục được mở rộng và phát triển khi có lợi thế cạnh tranh để có thể xuất khẩu các hàng hóa dịch vụ ra những vùng khác. Trái lại, một đô thị hay vùng kinh tế sẽ lụi tàn khi các lợi thế dần mất đi và không thể sản xuất ra các hàng hóa có khả năng cạnh tranh. Có nhiều dấu hiệu cho thấy ĐBSCL đang theo xu hướng thứ hai.. Hình 2.22 Tương quan giữa tỷ lệ đô thị hóa và GDP/người năm 2017 140 130. Hồ Chí Minh. Bắc Ninh 120 Bình Dương. GRDP bình quân đầu người (triệu đồng). 110. Đồng Nai. 90. Hà Nội. Hải Phòng 80 70. Tây Ninh. Vĩnh Phúc. 50. Đà Nẵng. Thái Nguyên. Long An. Cần Thơ. Khánh. 60. 40. Lào Cai. Lâm Đồng. Kiên Giang Tiền Giang Bình Thuận Trà Vinh Cà Mau Thừa Thiên Huế Vĩnh Long Sóc Trăng An Giang. 30 20 10%. Đồng Tháp. Hậu Giang. Hà Giang 20%. 30%. 40%. 50%. 60%. Tỷ lệ dân số thành thị hay đô thị hóa (%). Nguồn: Tác giả vẽ từ số liệu thống kê chính thức. 63. y = 118,47x + 19,114 R² = 0,3511. Quảng Ninh. 100. 70%. 80%. 90%. 100%.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> Di dân và đô thị hóa ở ĐBSCL giai đoạn 2009-2019 So với các quốc gia có sự thành công về tăng trưởng và phát triển kinh tế trong giai đoạn cất cánh như Hàn Quốc và Trung Quốc chẳng hạn thì tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam ở mức thấp. ĐBSCL còn là “vùng trũng” di dân và đô thị hóa của Việt Nam. Theo kết quả Điều tra Dân số và Nhà ở, dân số vùng ĐBSCL vào ngày 01/04/2019 là 17,273 triệu người, xấp xỉ mức 17,197 triệu người trước đó 10 năm. Số người di cư ròng trong thập niên vừa qua tương đương với số tăng dân số tự nhiên của cả Vùng. Con số ước tính là gần 1,1 triệu người và gần tương đương với dân số một tỉnh của Vùng.. Cà Mau, Cần Thơ, và Kiên Giang cũng có sự sụt giảm so với cả nước. Theo phân tích trong “Tăng trưởng các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2011 2017” của Tổng cục Thống kê, năm 2011, bốn địa phương này chiếm 4,92% GDP của cả nước; đến năm 2017 chỉ còn 4,69%. Trong các tỉnh ĐBSCL, Long An là địa phương có kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, theo kế hoạch phân vùng đang được đệ trình thì Long An sẽ được chuyển về vùng Đông Nam Bộ. Như vậy, vị thế và vai trò của ĐBSCL sẽ còn giảm hơn nữa. Hiện nay, các hoạt động kinh tế mà ĐBSCL có lợi thế chủ yếu vẫn là một số sản phẩm nông nghiệp dựa vào lợi thế tự nhiên, cụ thể là lúa và một số loại thủy sản (tôm và cá da trơn). Về lý thuyết, có thể gia tăng giá trị. Hình 2.23 Tỷ lệ dân số đô thị trong tổng dân số (2010-2019) 70% 60%. Đông Nam Bộ Cả nước. 50%. Đồng bằng sông Hồng Tây Nguyên. 40%. Bắc Trung Bộ và DHMT. 30%. ĐBSCL Miền núi phía Bắc. 20% 10% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019. Nguồn: Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 Trong giai đoạn 2009 - 2019, dân số thành thị của Vùng chỉ tăng 0,98%/năm và dân số tăng bình quân là 0,05%/năm, rất khiêm tốn so với 2,62% và 1,14% bình quân của cả nước. Trong 10 năm, dân số thành thị của ĐBSCL chỉ tăng 403 nghìn người, chiếm 5,3% số tăng dân số thành thị của cả nước, trong khi tổng dân số chiếm gần 18% dân số của cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa của cả vùng trong 10 năm chỉ tăng từ 22,8% lên 25,1%, so với từ 29,6% lên 34,4% của cả nước. Hình 2.23 cho thấy khoảng cách về dân số đô thị của ĐBSCL so với cả nước đang bị giãn ra. Đô thị của ĐBSCL không phát triển nên chưa tạo ra nhiều giá trị kinh tế gắn với việc làm dẫn đến tình trạng di cư rất lớn. Hình 2.23 cho thấy tỷ lệ dân số, dân số thành thị và GRDP của ĐBSCL so với cả nước đang giảm rất nhanh. Ngay cả bốn địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL là An Giang,. của chuỗi giá trị gạo. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế, để có thể công nghiệp hóa chuỗi giá trị gạo tại ĐBSCL (tăng giá trị gia tăng ở các khâu chế biến) là rất thách thức. Cụm ngành chế biến lương thực thực phẩm cần những lĩnh vực phụ trợ (chế biến) và tiêu thụ. Điều này thì thành phố Hồ Chí Minh hay vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có lợi thế hơn hẳn. Khác với tôm cá, lúa không phải là mặt hàng tươi sống, có thể vận chuyển dễ dàng và dễ bảo quản. Do vậy, việc đặt cơ sở sản xuất các loại sản phẩm có đầu vào là gạo tại nguồn không phải là lợi thế. Đối với các loại thủy sản, do là hàng tươi sống nên cần phải đặt các nhà máy tại nguồn. Tuy nhiên, các loại thủy sản này cũng chủ yếu là cá phi lê và tôm đông lạnh rất đơn giản. Việc chế biến sản phẩm ở các khâu sau, có giá trị gia tăng cao đòi hỏi những lĩnh vực phụ trợ khác. Tương tự như đối với gạo, thành phố Hồ Chí Minh đang có lợi thế hơn hẳn. 64.

<span class='text_page_counter'>(114)</span> CHƯƠNG II - 2.6 ĐÔ THỊ HÓA VÀ DI DÂN Ở VÙNG ĐBSCL. Hình 2.24 Tỷ phần dân số, dân số thành thị và GRDP của ĐBSCL so với cả nước 22% 20%. 19,8% 19,6% 19,4% 19,3% 19,1% 18,9%. 18% 16,6% 16% 14%. 18,6%. 18,4%. 18,2% 17,9%. 17,1%. 15,2% 14,9% 14,7% 14,5% 14,3% 14,1% 14,2%. 14,1%. Dân số 13,9%. 14,3%. 13,6%. 13,0% 13,3%. 12%. 13,3% 13,0%. Dân số đô thị. 12,5% GRDP. 10% 2010. 2011. 2012. 2013. 2014. 2015. 2016. 2017. 2018. 2019. Nguồn: Tác giả vẽ từ số liệu thống kê chính thức. Những nhân tố tác động đến di dân và đô thị hóa Có hai nhóm nhân tố tác động đến di cư và đô thị hóa ở ĐBSCL gồm: những nguyên nhân khách quan mà ở đó các chính sách có thể tác động rất ít và những nguyên nhân chủ quan với các chính sách tác động khả thi hơn. Vị trí gần vùng Đông Nam Bộ và cấu trúc địa lý ở khu vực thấp chịu tác động nặng nề bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng là một nguyên nhân khách quan. Vùng đất thấp ở khu vực cửa sông là lợi thế cho phát triển nông nghiệp, nhưng lại gây bất lợi trong phát triển công nghiệp do không thuận tiện cho việc xây dựng các nhà máy và cơ sở sản xuất. Thêm vào đó, văn hóa tập quán tự do của vùng sông nước. trù phú, ít muốn ràng buộc vào khuôn khổ, kỷ luật lao động cũng là một nguyên nhân làm cho việc phát triển công nghiệp khó khăn hơn. Cho dù tập quán, văn hóa là do con người tạo ra, nhưng yếu tố này thay đổi rất chậm theo thời gian. Không được dành đủ nguồn lực, đầu tư đúng mức, nhất là các cơ sở hạ tầng kết nối với vùng thành phố Hồ Chí Minh là một nguyên nhân chủ quan rất lớn cản trở tiến trình đô thị hóa nói riêng, phát triển của ĐBSCL nói chung. ĐBSCL hiện đang bất lợi về phương diện phân bổ các nguồn lực quốc gia, nhất là ngân sách và đầu tư cơ sở hạ tầng. Hình 2.24 cho thấy, mức chi ngân sách của các tỉnh ĐBSCL trong giai đoạn 2004 - 2016 thấp đồng loạt so với các địa phương khác có cùng tỷ lệ nghèo.. Hình 2.25 Chi NS/người 2004 -2016 và tỷ lệ nghèo 2016 của các địa phương thâm hụt. Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính 65.

<span class='text_page_counter'>(115)</span> Hình 2.26 Tổng thu và chi ngân sách bình quân đầu người giai đoạn 2004 - 2016 (triệu đồng) Thu. 251. Chi. 146 82. 83 35 MN phía Bắc. 102. 61 72. ĐBSH. Duyên Hải. 69. 35. Cả nước. 65. 65. Tây Nguyên. ĐNB. 33. 46. ĐBSCL. Nguồn: Tác giả vẽ từ số liệu của Bộ Tài chính Tổng hợp về mức thu và chi ngân sách bình quân của các vùng của cả nước cho thấy trong giai đoạn 2004 2016, thu ngân sách bình quân người của ĐBSCL xấp xỉ miền núi phía Bắc, nhưng chi ngân sách chỉ hơn phân nửa một chút (Hình 2.26). Thêm vào đó, hạ tầng là điểm nghẽn hết sức quan trọng của ĐBSCL. Trong khoảng 1.000 km đường cao tốc đã được xây dựng, thì khu vực chiếm gần 18% dân số của cả nước chỉ được khoảng 50 km hay 5% cả nước. Do các nhân tố chủ quan và khách quan, rất có thể ĐBSCL không trải qua giai đoạn sản xuất công nghiệp tương tự như vùng Đông Nam Bộ, hoặc ít nhất là các hoạt động công nghiệp xuất khẩu sẽ hạn chế. Trên thực tế, đầu tư vào sản xuất công nghiệp chế tạo – chế biến phi nông nghiệp của vùng ĐBSCL, đặc biệt là ở các tỉnh như Long An hay Tiền Giang, sẽ phụ thuộc rất. nhiều vào sự lan tỏa từ thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ. Đến lượt mình, tốc độ và quy mô của sự lan tỏa này phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống kết cấu hạ tầng, trong đó quan trọng nhất là hạ tầng giao thông và cảng vận chuyển hàng hóa.. Xu hướng di dân và đô thị hóa giai đoạn 2020-2030 Vào thời điểm 01/4/2019, ĐBSCL có 17,3 triệu dân, trong đó 25,1% sống ở khu vực đô thị. Theo số liệu của Tổng điều tra dân số, trong giai đoạn 2009 – 2019, ĐBSCL có tỷ lệ tăng dân số đô thị thấp nhất cả nước (chỉ là 1,01% so với 2,64% của cả nước). Trong giai đoạn này, ĐBSCL cũng là vùng có tỷ lệ tăng dân số nông thôn thấp nhất (- 0,26%), thực chất là dân số nông thôn giảm, trong khi mức tăng của cả nước là 0,43%.. Hình 2.27 Thay đổi dân số hàng năm (2010 - 2019) 1,3%. 1,4%. 1,1%. 1,1%. 1,0%. 0,4%. 1,0%. 0,9%. Tăng dân số dô thị cả vùng. 0,4%. 0,6%. 0,6%. -0,3%. -0,3%. -0,4%. -0,4%. 2018. 2019. Tăng dân số cả vùng. 0,2%. Tăng dân số cả vùng (trừ Long An) 0,1% 0,1%. 0,0%. 0,2%. 2011. 0,1%. 0,0%. 0,0% -0,1%. 0,0%. -0,2%. 2010. 1,0%. Nguồn: Tính toán từ số liệu của GSO. -0,1%. -0,1% -0,2%. 2012. 2013. 2014. 2015. 2016. 2017. 66.

<span class='text_page_counter'>(116)</span> CHƯƠNG II - 2.6 ĐÔ THỊ HÓA VÀ DI DÂN Ở VÙNG ĐBSCL. Trong bối cảnh hiện tại, nếu không có những yếu tố đột biến, rất khó để ĐBSCL có tốc độ tăng trưởng dân số chung và dân số đô thị trong 10 năm tới cao hơn 10 năm vừa qua. Trên thực tế, dân số cả Vùng hàng năm đã giảm 0,3% mỗi năm trong hai năm gần đây và dân số thành thị chỉ tăng khoảng 0,6%/năm (nếu không bao gồm Long An thì tốc độ giảm trên 0,4%/năm). Nếu dân số tiếp tục giảm tuyệt đối (khả năng này rất cao) thì đến năm 2030, dân số của cả Vùng còn chưa đến 17 triệu người hay có thể nói sẽ có một lượng dân số tương đương với một tỉnh tiếp tục rời ĐBSCL. Vào năm 2030, tỷ lệ dân số thành thị hay đô thị hóa rất khó có thể chạm ngưỡng 30%. Song song với sự phát triển kinh tế, các đô thị trong vùng ĐBSCL đã và đang phát triển lan rộng, trong đó một phần không nhỏ các khu đô thị phát triển tự phát thiếu kiểm soát. Điều này đã gây tác động tiêu cực đến vai trò đô thị hóa nói chung trong việc xây dựng các. không gian sống và làm việc bền vững. Trong đó cần lưu ý những tác động sau: Thứ nhất, việc gia tăng mật độ và xây chen vào các khu đô thị đã ổn định, tạo nên các áp lực không nhỏ đến nhu cầu cần phải nâng cấp hạ tầng tương xứng, điều mà đáng lý ra phải được thực hiện trước khi cho phép xây dựng mở rộng thêm. Điều này không những tạo nên tình huống phải bị động trong việc đầu tư cho hạ tầng, mà còn làm gia tăng gánh nặng ngân sách cho địa phương. Thứ hai, đô thị hóa tự phát không khống chế được tại các vùng đất thấp tạo nên tình trạng xấu đi về mặt an toàn đô thị và chống ngập cho đô thị trước nguy cơ biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho vùng ĐBSCL bị xếp vào loại khu vực có rủi ro cao về nguy cơ biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên thế giới.. Hình 2.28 Hiện trạng phân bố dân cư và sử dụng đất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. QĐ Hoàng Sa. Đảo Phú Quốc. QĐ Trường Sa. Nguồn: Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam, Bộ Xây dựng 67.

<span class='text_page_counter'>(117)</span> Để giải quyết các vấn đề của vùng ĐBSCL trước những thách thức từ tác động của biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, đề ra 5 nhóm giải pháp tổng thể, trong đó có giải pháp về xây dựng Quy hoạch Tổng thể phát triển bền vững ĐBSCL: Tổ chức không gian lãnh thổ: Hình thành các tiểu vùng sinh thái (vùng đồng bằng ngập lũ, vùng sinh thái nước ngọt, vùng sinh thái nước lợ, nước mặn,...) với định hướng phát triển kinh tế, nông nghiệp và cơ sở hạ tầng; Tổ chức, phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn phù hợp với đặc điểm của hệ sinh thái tự nhiên, điều kiện cụ thể của vùng và từng tiểu vùng sinh thái. Dành không gian thoát lũ và hạn chế việc xây dựng các điểm dân cư tập trung tại các vùng sát bờ sông, kênh, rạch có nguy cơ sạt lở cao. Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện của vùng, trên cơ sở tích hợp thống nhất các quy hoạch ngành, địa phương và sản phẩm chủ lực; Quy hoạch mới cần chuyển từ “sống chung với lũ” sang “chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn”, trên cơ sở quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông; Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên nước.. Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý: Xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo ba trọng tâm: thủy sản cây ăn quả - lúa gắn với các tiểu vùng sinh thái, trong đó coi thủy sản (nước ngọt, nước lợ, nước mặn) là sản phẩm chủ lực; Phát triển công nghiệp xanh, ít phát thải, không gây tổn hại đến hệ sinh thái tự nhiên; Phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ rừng và bờ biển; Phát triển dịch vụ - du lịch dựa trên tiềm năng, lợi thế về đặc điểm tự nhiên, sinh thái, văn hóa, con người với hiệu quả kinh tế cao; Phát triển các loại hình du lịch miệt vườn, du lịch sông nước, du lịch sinh thái gắn với các khu bảo tồn thiên nhiên. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế điều phối phát triển Vùng và tiểu vùng sinh thái để nâng cao hiệu quả, thực chất, theo hướng thu gọn đầu mối, lấy quản lý thông minh tài nguyên nước và thích ứng với biến đổi khí hậu làm trọng tâm xuyên suốt; Bảo đảm tính liên kết vùng dựa trên nguyên tắc hài hòa lợi ích của các bên liên quan, Hài hòa giữa điều kiện tự nhiên về đất, nước, hệ sinh thái và văn hóa, con người; Chú trọng liên kết vùng về hạ tầng, chuỗi sản phẩm với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thành phố Hồ Chí Minh, tiểu vùng Mekong. Ban hành các cơ chế, chính sách mang tính đột phá nhằm thu hút vốn từ nguồn ngoài ngân sách, nhất là từ nguồn vốn tư nhân.. 68.

<span class='text_page_counter'>(118)</span> CHƯƠNG II - 2.6 ĐÔ THỊ HÓA VÀ DI DÂN Ở VÙNG ĐBSCL. Định hướng chính sách quy hoạch và phát triển đô thị Về phương diện phát triển đô thị và di dân, những phân tích trong mục này cho thấy ĐBSCL đang trải qua giai đoạn di dân rất lớn cùng với một tiến trình đô thị hóa chậm chạp. Nguyên nhân của vấn đề này là các nền tảng cạnh tranh và tăng năng suất của Vùng thấp, không có nhiều cơ hội phát triển kinh tế và tạo việc làm nên người dân phải di cư. Điều này là do vị trí địa lý gần thành phố Hồ Chí Minh, nơi có khả năng tạo việc làm và các hoạt động kinh tế rất tốt trong khi ĐBSCL đang chịu tác động rất mạnh của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nguyên nhân khách quan này rất khó có thể thay đổi trong khung thời gian một vài thập niên tới (xu hướng bất lợi ngày càng gia tăng). Nguyên nhân chủ quan của vấn đề này là ĐBSCL đã không được đầu tư nguồn lực cần thiết để có thể xây dựng các hạ tầng kết nối với vùng thành phố Hồ Chí Minh, hạ tầng nội vùng và các khoản đầu tư cho phát triển các nền tảng tăng năng suất của vùng. Để giảm thiểu những thách thức và bất lợi của ĐBSCL cũng như ứng phó với thực tế, một số vấn đề chính sách sau đây cần được xem xét. Thứ nhất, trong một thập niên tới, khả năng đảo ngược tiến trình di dân gia tăng và đô thị hóa chậm chạp của ĐBSCL là rất thấp. Do vậy, các chính sách được thiết kế nên thuận theo xu hướng này thay vì mong muốn chủ quan. Thứ hai, để có khả năng chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu, việc tập trung dân cư vào các đô thị sẽ hiệu quả hơn so với việc dân cư sống phân tán vì khi đó các giải pháp cũng như việc xây dựng các hạ tầng cần thiết sẽ dễ dàng, khả thi và hiệu quả hơn. Do vậy, cho dù không có nhiều cơ hội phát triển kinh tế, nhưng ĐBSCL nên có những chính sách thúc đẩy và khuyến khích người dân sống tập trung vào các đô thị để có một đời sống tốt hơn cho bản thân gia đình và cho cả xã hội. Thứ ba, Trung ương cần dành đủ nguồn lực để xây dựng các hạ tầng giao thông kết nối với vùng thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, điều cần lưu ý là khi hạ tầng giao thông kết nối với vùng thành phố Hồ Chí Minh được cải thiện thì rất có thể sẽ ngược với kỳ vọng chung. Xu hướng di cư lên vùng thành phố Hồ Chí Minh sẽ gia tăng và khả năng thu hút đầu tư của vùng sẽ gặp khó khăn hơn so với hiện tại do việc vận chuyển các nguyên liệu trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.. 69. Về phương diện quy hoạch, trong bối cảnh các cơ quan trung ương phải bắt đầu tiến hành nghiên cứu các quy hoạch ngành quốc gia, và 63 tỉnh thành trên cả nước đang phải bắt đầu tiến hành nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch tỉnh thành, theo quy định của luật quy hoạch mới, được Quốc hội phê chuẩn năm 2017, và bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2019, đa số các cơ quan từ Trung ương cho đến địa phương đều đứng trước nhiều khó khăn thử thách lớn lao trong quá trình thực hiện, từ việc lập kế hoạch thực hiện quy hoạch, xây dựng chính sách và giải pháp thực hiện quy hoạch, phân bố nguồn lực thực hiện quy hoạch, đánh giá thực hiện quy hoạch,… cho đến rà soát và đề xuất điều chỉnh quy hoạch. Tuy nhiên, bên cạnh những thử thách đó, bộ Luật Quy hoạch 2017 cũng mở ra nhiều cơ hội mới cho công tác quy hoạch, khi quá trình thực hiện lập quy hoạch có nhiều đổi mới gần với tư duy khoa học và nhu cầu thực tế hơn, thể hiện quan hệ đa chiều theo tư duy đa ngành. Đây cũng là xu hướng tiên tiến theo cách làm quy hoạch trên thế giới hiện nay..

<span class='text_page_counter'>(119)</span> Thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện đang xúc tiến lập quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây đồng thời cũng là một trong những dự án lập quy hoạch vùng đầu tiên trên cả nước, tổ chức theo cách tiếp cận tích hợp đa ngành của Luật Quy hoạch 2017, bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2019. Bên cạnh yêu cầu cập nhật điều chỉnh Quy hoạch vùng ĐBSCL đã được duyệt năm 2018, Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cần đặc biệt lưu ý các vấn đề chiến lược sau: Đưa ra các giải pháp cụ thể hoàn chỉnh hơn và khả thi hơn về quy hoạch đô thị và phát triển hạ tầng (các hướng dẫn, quy chuẩn, tiêu chuẩn cụ thể về đô thị, hạ tầng, đầu tư xây dựng công trình) để đáp ứng yêu cầu ứng phó với tác động của BĐKH như nước biển dâng theo những kịch bản ngắn hạn và dài hạn, thay vì chỉ mới dừng ở mức độ cảnh báo và định hướng chung. Đồng thời, cần phải đưa ra cách giải quyết cụ thể cho việc chỉnh trang các khu đô thị có nguy cơ cao, cũng như cho việc khống chế không cho phát triển các khu dân cư mới trong vùng có nguy cơ cao. Đưa ra các giải pháp cụ thể hơn và khả thi về quy hoạch đô thị và phát triển hạ tầng để ứng phó với những diễn biến xấu và khó lường của sông Mekong đối với khu vực hạ lưu thuộc ĐBSCL, bao gồm tình. trạng thay đổi dòng chảy của sông, hạn hán do thiếu nước, xâm nhập mặn, … Ngoài ra, các chuyên gia quy hoạch cần hợp tác với các chuyên gia đa ngành khác (môi trường, kinh tế, xã hội, tài chính, kỹ thuật,…) để nghiên cứu tiềm năng tạo các khu vực trữ nước ngọt cấp vùng, chuyển đổi cơ cấu quy hoạch tổ chức không gian chức năng đô thị và nông thôn, sao cho phù hợp với các mô hình hoạt động kinh tế mới có thể cần được chuyển đổi trong tương lai cho nhiều khu vực trong ĐBSCL, sao cho các nhu cầu sống và làm việc của người dân vẫn được đảm bảo trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Đưa ra các giải pháp cụ thể hơn và khả thi về mặt hợp tác vùng giữa các địa phương, quy hoạch đô thị và phát triển hạ tầng theo một chiến lược thống nhất, đem lại lợi ích chung cao nhất cho các tỉnh thành trong ĐBSCL. Xây dựng các dự án, chương trình, kế hoạch đầu tư theo tư duy kinh tế thị trường, tận dụng sự hỗ trợ của ngân sách Trung ương và địa phương trong điều kiện khó khăn cùng với cơ chế chính sách mở, để tạo nguồn lực kích thích việc huy động các nguồn lực tài chính khác từ trong nước và nước ngoài. Ưu tiên kiện toàn hệ thống giao thông liên kết vùng, đặc biệt là các trục liên kết vùng theo hướng Bắc Nam và hướng Đông Tây, bao gồm trục kết nối thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Cà Mau và trục Sóc Trăng Cần Thơ - Châu Đốc Nghiên cứu các chương trình bảo vệ khu vực bờ biển trước nguy cơ xâm thực kết hợp với tiềm năng phát triển các khu vực lấn biển và phát triển đô thị với các loại hình kinh tế biển đa dạng. Phát triển bản sắc đô thị vùng ĐBSCL thiên về chất hơn về lượng, tức là tổ chức lại các khu đô thị theo hướng tập trung với chất lượng sống tốt, ít nguy cơ ngập lụt và ô nhiễm môi trường,… hơn là tiếp tục để xảy ra tình trạng phát triển phân tán lan nhanh theo chiều rộng. Đồng thời khuyến khích phát triển các khu đô thị nông nghiệp, gắn liền với việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, khuyến khích hình thành những tập đoàn nông sản mạnh, sản xuất quy mô lớn, năng suất cao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất, và tạo nên các sản phẩm có tính đặc trưng, đặc sản vùng miền.. 70.

<span class='text_page_counter'>(120)</span> CHƯƠNG III NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.

<span class='text_page_counter'>(121)</span> 250.

<span class='text_page_counter'>(122)</span> CHƯƠNG III - NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐBSCL. Phần 3 sử dụng khuôn khổ phân tích NLCT của GS. Michael Porter, được Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright điều chỉnh để thích hợp với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của Báo cáo (Hình 3.1).¹² Trong khuôn khổ phân tích này, năng suất sử dụng các nguồn lực (bao gồm vốn, lao động, đất đai và các tài nguyên khác) đóng vai trò trung tâm, một mặt vì nó là thước đo chính xác nhất và có ý nghĩa duy nhất cho NLCT; mặt khác nó là nhân tố quyết định sự thịnh vượng của các địa phương.¹³. Đâu là những nhân tố quyết định năng suất và tốc độ tăng trưởng năng suất?. Với vai trò trung tâm của năng suất trong khuôn khổ phân tích NLCT, một câu hỏi then chốt cần trả lời là:. Khung phân tích của Michael Porter được trình bày chi tiết trong Phụ lục 2, và các nội dung cụ thể sẽ được phân tích chi tiết trong các mục của Phần 3 dưới đây.. Trong Báo cáo này, sử dụng khuôn khổ phân tích của Michael Porter, có ba nhóm nhân tố quyết định NLCT của vùng ĐBSCL, bao gồm: Các yếu tố lợi thế tự nhiên của vùng; NLCT ở cấp độ địa phương; NLCT ở cấp độ doanh nghiệp.. ¹² Tóm tắt khung phân tích này được trình bày ở Phụ lục 1 của Báo cáo. ¹³ Địa phương ở đây dùng để chỉ một đơn vị kinh tế, có thể là một tỉnh, một thành phố, một vùng (như ĐBSCL), một quốc gia, thậm chí là một khu vực kinh tế (như ASEAN hay EU).. 73.

<span class='text_page_counter'>(123)</span> Hình 3.1 Các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh vùng Đồng bằng sông Cửu Long NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP. Môi trường kinh doanh. Trình độ phát triển cụm ngành. Hoạt động và chiến lược của DN. NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG. Hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội. Hạ tầng kỹ thuật (GTVT, điện, nước, viễn thông). Chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng, cơ cấu. CÁC YẾU TỐ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG. Tài nguyên tự nhiên. Vị trí địa lý. Quy mô của địa phương. Nguồn: Trường Fulbright điều chỉnh từ Michael Porter (1990, 1998, 2008).. 74.

<span class='text_page_counter'>(124)</span> 3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC THÁCH THỨC MÔI TRƯỜNG Ở ĐBSCL.

<span class='text_page_counter'>(125)</span> CHƯƠNG III - 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC THÁCH THỨC MÔI TRƯỜNG Ở ĐBSCL. Các dữ liệu về địa lý tự nhiên. 3. Nằm ở vị trí tận cùng phía Nam của đất nước, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vùng đất châu thổ có tuổi địa chất rất non trẻ, hình thành từ khoảng 7.000 – 9.000 năm trong quá khứ do sự bồi tụ liên tục của dòng chảy cùng nguồn phù sa sông Mekong và quá trình biển lùi trong quá khứ từ hơn 4.000 - 5.000 năm trước (Tsukawaki et al.., 2005; Hori and Saito, 2007; Tamura et al., 2009). Hơn một thế kỷ trước, nhờ lượng phù sa từ sông Mekong chủ yếu vào mùa lũ bồi đắp khoảng 160 triệu tấn mỗi năm (Lui et al., 2013; Loisel et al., 2014; Wild et al., 2015), vùng đồng bằng được nâng cao và mở rộng nhanh chóng (Lê Anh Tuấn, 2015). Trong suốt hơn 4.000 năm lịch sử, vùng đồng bằng đã tiến ra biển Đông với tốc độ. trung bình khoảng 15m/năm (Phùng Văn Phách, 2010). Tuy nhiên, vùng ĐBSCL chính thức có sự hiện diện của cư dân và hình thành cơ chế chính trị và xã hội chỉ khoảng từ 300 – 400 năm nay. Hiện nay, ĐBSCL có tổng diện tích tự nhiên, kể cả diện tích các đảo ven bờ, là 40.572 km² (Tổng cục Thống kê, 2013), chiếm 12,25% diện tích đất liền của cả nước, vùng biển đặc quyền kinh tế có diện tích hơn 9 lần diện tích đất liền, xấp xỉ 360.000 km², với hai mặt giáp Biển Đông và Vịnh Thái Lan, có một chiều dài vùng ven biển hơn 732 km (Hình 3.2). Diện tích đất ĐBSCL được sử dụng để sản xuất nông nghiệp hiện nay là hơn 2,5 triệu ha (chiếm khoảng 64% tổng diện tích tự nhiên), chủ yếu là canh tác lúa nước và nuôi trồng thuỷ sản từ các vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn.. Hình 3.2 Đồng bằng Sông Cửu Long và hệ thống sông rạch tự nhiên. Vịnh Thái Lan Đô thị ĐBSCL Mạng lưới sông , kênh. Biển Đông. Sông Mekong. Nguồn: Benedikter (2014). 76.

<span class='text_page_counter'>(126)</span> CHƯƠNG III - 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC THÁCH THỨC MÔI TRƯỜNG Ở ĐBSCL. Mekong là con sông quốc tế lớn nhất Đông Nam Á, đứng thứ 12 về chiều dài trên thế giới (Lui et al., 2009). Sông Mekong xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng ở độ cao khoảng 5.000 m so với với mực nước biển, dòng sông đổ xuôi theo hướng từ Bắc xuống Nam qua 6 quốc gia Trung Hoa, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và cuối cùng đến ĐBSCL trước khi đổ ra biển. Với một lưu vực rộng đến 795.000 km², nằm trong khu vực Châu Á gió mùa, nhận được một lượng mưa khá lớn nên tải lượng về đến ĐBSCL lên đến 475 tỷ m³ nước hằng năm (MRC, 2010). Nhờ lượng mưa tương đối cao (từ 1.600 – 2.200 mm/năm) và dòng chảy lớn của sông Mekong (có lưu lượng trung bình 15.000 m³/s), vùng ĐBSCL nhận được một tài nguyên nước ngọt trên mặt đất rất lớn, xấp xỉ 450 – 475 tỷ m³ nước/năm, chiếm hơn một nửa tổng lượng nước mặt của cả Việt Nam là 830 - 840 tỷ m³/năm.. Ngược lại, trong mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến đầu tháng 5, lượng mưa gần như không đáng kể và lượng nước từ sông Mekong đổ về đồng bằng rất thấp. Đặc biệt vào cao điểm mùa khô, tháng 3 – 4 hằng năm, lưu lượng trung bình nhiều năm chỉ vào khoảng 1.500 – 1.700 m³/s. Số liệu lưu lượng mùa kiệt lịch sử ở ĐBSCL là 1.200 m³/s, xảy ra vào ngày 17/4/1960. Dòng chảy thấp mùa khô gây nên hiện tượng xâm nhập mặn khá nghiêm trọng, đồng thời nguồn nước ngầm bị tụt giảm khá lớn. Ước tính vào cao điểm từ giữa đến cuối tháng 4, khoảng 45 – 50% diện tích vùng ĐBSCL bị nhiễm mặn. Chênh lệch mực nước ngầm trong mùa mưa và mùa khô có thể lên đến 12 – 15 m. Đây là một thách thức lớn cho việc cấp nước sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng ven biển đồng bằng.. Với địa hình thấp và phẳng, nguồn nước phong phú và có cả hai mặt giáp biển, vùng ĐBSCL được công nhận là vùng đất ngập nước lớn nhất Việt Nam (Tuan and Guido, 2007). Điều kiện khí hậu vùng ĐBSCL, nếu so với cả nước thì tương đối ôn hoà, ít thiên tai. Tuy nhiên, mưa và dòng chảy lớn tập trung chủ yếu vào mùa mưa tạo nên hiện tượng nước ngập lụt hằng năm, khi đó gần 50% diện tích vùng đồng bằng bị ngập từ 2 – 4 tháng. Mùa nước nổi, một hiện tượng tự nhiên chỉ mực nước trên sông dâng cao , gây ngập lụt nhiều tuần lễ và chảy tràn đồng, bắt đầu từ tháng 7, mực nước trên sông gia tăng dần từ tháng 8 – 9, cao điểm vào tháng 10 và rút dần vào tháng 11. Bình quân vào mùa mưa, lưu lượng dòng chảy trên sông Mekong cao nhất là 39.000 m³/giây, gây ngập từ 1,2 đến 1,9 triệu ha (Lê Anh Tuấn, 2010).. Theo An (2002), ngoài hệ thống sông rạch tự nhiên, mật độ kinh đào ở vùng ĐBSCL đã chiếm tới 9% diện tích toàn vùng, giúp cho ĐBSCL có một hệ thống thuỷ lợi dày đặc nhất Việt Nam. Ước tính tổng số chiều dài kênh ở ĐBSCL hiện nay xấp xỉ 8.000 km, trong đó có hơn 50% là các kinh chính có bề rộng từ 8 - 40 m và cao độ đáy kênh từ - 2 m đến - 4 m dưới mực nước biển trung bình. Các thành phố lớn ở vùng đồng bằng đều hình thành các giang cảng, bến tàu sông để đáp ứng việc trao đổi hành khách và hàng hóa. Có thể nói nguồn tài nguyên nước và đất đã thúc đẩy phát triển kinh tế cho cả vùng đô thị và nông thôn ĐBSCL.. 77.

<span class='text_page_counter'>(127)</span> Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam (2018), dân số vùng ĐBSCL là 17.806.340 người, với mật độ trung bình khoảng 438 người/km². Tổng GDP của cả ĐBSCL năm 2018 là 818.523 triệu đồng, trung bình khoảng 46 triệu đồng/người/năm, phân bố theo các tỉnh như Bảng 3.1. Nếu so với tổng GDP cả nước năm 2018 là 5.542,3. nghìn tỷ đồng, thì GDP ở ĐBSCL đóng góp khoảng 14,76%, nếu so sánh thu nhập bình quân đầu người năm 2018 của Việt Nam ước tính đạt 58,5 triệu đồng thì thu nhập theo GDP trên đầu người ở ĐBSCL chỉ bằng 78,17% so với mức bình quân cả nước.. Bảng 3.1 Dân số và tổng thu nhập ở ĐBSCL phân theo tỉnh năm 2018. Dân số (người) TT. GDP. GDP/người. Triệu VND. Triệu VND. Tỉnh Thành 2010. 2015. 2018. 1. An Giang. 2.148.299. 2.158.320. 2.164.151. 80.064. 37,0. 2. Bạc Liêu. 873.293. 889.109. 897.020. 39.198. 43,7. 3. Bến Tre. 1.256.618. 1.263.710. 1.268.204. 43.885. 34,6. 4. Cà Mau. 1.214.221. 1.218.821. 1.229.632. 52.108. 42,4. 5. Cần Thơ. 1.199.817. 1.251.809. 1.282.274. 87.234. 68,0. 6. Đồng Tháp. 1.669.622. 1.684.261. 1.693.313. 72.872. 43,0. 7. Hậu Giang. 761.711. 770.352. 776.663. 28.537. 36,7. 8. Kiên Giang. 1.712.120. 1.762.281. 1.810.454. 87.357. 48,3. 9. Long An. 1.442.828. 1.484.655. 1.503.126. 103.179. 68,6. 10. Sóc Trăng. 1.295.601. 1.310.703. 1.315.944. 48.445. 36,8. 11. Tiền Giang. 1.677.986. 1.728.679. 1.763.927. 82.682. 46,9. 12. Trà Vinh. 1.013.100. 1.034.600. 1.049.809. 45.846. 43,7. 13. Vĩnh Long. 1.026.521. 1.045.037. 1.051.823. 47.114. 44,8. 17.291.737. 17.602.337. 17.806.340. 818.523. 45,7. Tổng/ TB. Nguồn: Tổng cục thống kê (2018). 78.

<span class='text_page_counter'>(128)</span> CHƯƠNG III - 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC THÁCH THỨC MÔI TRƯỜNG Ở ĐBSCL. Các thay đổi trạng thái tự nhiên trong 3 thập niên vừa qua Trước các thập niên 1970 – 1980, vùng ĐBSCL chủ yếu là đất trồng lúa 2 vụ: vụ lúa Hè Thu (tập trung vào mùa mưa, khoảng từ tháng 4 đến tháng 7) và vụ lúa Đông Xuân (thông thường trong mùa khô từ tháng 12 đến tháng 2). Thời gian còn lại trong năm là thời kỳ nước tràn đồng, chảy ngập (từ tháng 8 đến tháng 11) hoặc bị nhiễm mặn sâu (tháng 3, tháng 4). Muốn tăng vụ, tăng sản lượng lúa, các địa phương thường phải làm đê bao triệt để khép kín để trồng canh tác vụ Thu Đông (từ tháng 8 đến tháng 11). Còn nếu canh tác lúa vụ Xuân Hè thì lượng nước bơm tưới phải rất lớn vì đây là thời điểm khô hạn cao và xâm nhập mặn lớn ở ĐBSCL. Phương thức canh tác lúa vụ 3 đã hình thành từ những năm giữa của thập niên 1980 tại những vùng có hệ thống thủy nông và đê bao tương đối chủ động ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp (Chu Thai Hoanh et al., 2014), với giống lúa ngắn ngày (105 ‐ 110 ngày) hoặc cực ngắn ngày (như các giống OMCS, thời gian trồng 95 ‐ 105 ngày). Thậm chí, có nơi như Long An, Tiền Giang đã làm 3 năm 7 vụ, hay tại vùng Ô Môn đã từng làm 3 năm 8 vụ. Dần dần, nhiều tỉnh và cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã khuyến khích mở rộng diện tích lúa vụ 3 như một giải pháp gia tăng nhanh sản lượng lúa, nhằm đưa Việt Nam thành một quốc gia xuất khẩu lúa gạo mạnh trên thế giới. Niên vụ 2009 ‐ 2010, diện tích canh tác lúa vụ 3 ở ĐBSCL đạt 3,8 triệu ha. Các số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, sản lượng lúa ở ĐBSCL gia tăng ấn tượng từ 4 triệu tấn lúa năm 1975 nhảy vọt lên 20,7 triệu tấn vào năm 2010. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010 – 2017, mức gia tăng chậm hơn, chỉ khoảng 2%. Sang niên vụ 2017 – 2018 thì sản lượng giảm đi do chủ trương giảm dần diện tích canh tác lúa (Bảng 3.2). Thực tế sau hơn 10 năm, ở những vùng canh tác lúa vụ 3 càng dài thì chất lượng tài nguyên đất càng suy giảm, vùng đê bao do không nhận được phù sa khiến năng suất cây lúa càng giảm, trong khi chi phí bón phân và phun thuốc trừ sâu lại tăng. Lúa sản xuất nhiều nhưng. 79. Bảng 3.2 Tổng diện tích canh tác lúa ĐBSCL (Triệu ha) Mùa vụ Vụ Xuân Hè (Tháng 2 – Tháng 5) Vụ Hè Thu (Tháng 5 – Tháng 8) Vụ Thu Đông (Tháng 11 – Tháng 2) Tổng cả năm. 2010. 2017. 2018. 1,56. 1,57. 1,57. 2,00. 2,42. 2,33. 0,37. 0,18. 0,19. 3,94. 4,18. 4,10. Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2019 giá thành giảm trong khi đó mọi dịch vụ liên quan như công lao động, xăng dầu, điện, dịch vụ ngoài xã hội liên tục tăng. Kết quả là hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa ngày càng suy giảm. Hệ lụy còn mở rộng hơn ở trên toàn đồng bằng, nếu xem xét các yếu tố môi trường nông thôn, thiệt hại cơ sở hạ tầng do diện tích ngập và xói lở mở rộng, gây nên tổn thất kinh tế lớn hơn rất nhiều. Một nghiên cứu theo dõi canh tác vùng đê bao cho 3 vụ lúa suốt 15 năm ở tỉnh An Giang (Gernado and Tonneijck, 2017) cho thấy lợi nhuận từ canh tác lúa chỉ gia tăng trong 5 năm đầu. Từ giai đoạn năm thứ 5 đến năm thứ 15, lợi nhuận sẽ giảm đi, thấp hơn vùng làm 2 vụ. Nghiên cứu này bỏ qua những phí tổn do suy giảm môi trường và vấn đề xã hội (Bảng 3.3). Bảng 3.3 Phân tích chi phí – lợi ích của vùng trồng lúa 3 vụ ở An Giang (USD/ha/năm) Hệ thống trồng lúa An Giang Tiền bán lúa (+). Hai vụ. Ba vụ. Ba vụ. (5 năm) (15 năm). 2.600. 3.900. 3.450. Tiền mua phân bón (-). 360. 800. 1.200. Tiền thuốc trừ sâu (-). 350. 625. 730. Tiền bơm nước (-). 100. 180. 180. 1.790. 2.295. 1.340. Lợi nhuận thu được (+/-). Nguồn: Gernado and Tonneijck, 2017.

<span class='text_page_counter'>(129)</span> Hiện nay và tương lai, tài nguyên nước ở ĐBSCL phải tiếp tục đối diện với năm thử thách thường xuyên, trong đó có hai vấn đề về số lượng nước (ngập lụt và hạn hán) và ba vấn đề về chất lượng nước (suy giảm phù sa, nhiễm mặn và ô nhiễm nước). Tình trạng khó khăn này đang có xu thế gia tăng do tác động đồng thời của nhiều nhân tố: hiện tượng biến đổi khí hậu – nước biển dâng và vấn đề nước xuyên biên giới như các dự án phát triển và vận hành hồ chứa - thuỷ điện ở thượng nguồn, gia tăng tình trạng phá rừng, thay đổi sử dụng đất, đô thị hoá, thu hẹp các khu đất ngập nước tự nhiên, nguy cơ chuyển nước - khai thác nước trong mùa khô và ô nhiễm nguồn nước từ gia tăng hoạt động công nghiệp và nông nghiệp dọc theo hai bên bờ sông. Có thể gộp các tác nhân làm suy thoái tài nguyên nước cho vùng ĐBSCL thành hai nhóm: (i) các tác nhân từ hoạt động của con người và (ii) các tác nhân từ sự biến động tự nhiên. Các tác nhân từ nguyên nhân con người, dưới các áp lực gia tăng như dân số, phát triển kinh tế và nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức, được xem là tác nhân chính yếu và có ảnh hưởng quan trọng gây nên sự ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên nước hiện nay. Tác nhân tự nhiên góp phần làm gia tăng làm suy giảm chất lượng nguồn đất và nước, bao gồm tình trạng khô hạn kéo dài, nước mặn xâm nhập từ biển, phèn xuất hiện lên tầng mặt canh tác do mức nước ngầm tầng trên bị tụt thấp, khô hạn kéo dài, khai thác cát quá mức. (Guillaume et al,. 2014) hiện tượng sạt lở ven sông, xâm thực biển do nước biển dâng, thiên tai và các tác động khác do biến đổi khí hậu (Tuan and Suppakorn, 201; Richard and Tran, 2014). Do sự phát triển ồ ạt các chuỗi đập thuỷ điện ở Trung Quốc, và sau này ở Lào, phù sa chuyển đến vùng châu thổ đã giảm sút rõ rệt (Lu and Siew, 2005; Piman, and Manish, 2017). Trước kia, mỗi năm sông Mekong tải về vùng đồng bằng khoảng 160 triệu tấn phù sa/năm (Piman, and Manish, 2017) nay đã giảm khoảng 50%, chỉ còn 80 triệu tấn/năm, tính chỉ riêng phần thượng nguồn sông Mekong, đoạn lang cang thuộc Trung Quốc (Apisom et al., 20118). Theo ước tính của Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE, 2015), thiệt hại kinh tế do sự sụt giảm phù sa vào khoảng 450 triệu USD/năm. Hiện tượng lún sụt mặt đất tự nhiên đang có nhiều dấu hiệu xuất hiện, đặc biệt khu vực bán đảo Cà Mau, khiến tình trạng ngập úng và xâm nhập mặn thêm trầm trọng. Báo cáo khoa học mới nhất đã cảnh báo cao độ trung bình mặt đất tự nhiên ở cả vùng đồng bằng chỉ cao hơn mực nước biển khoảng 0,8 m (Minderhoud et al., 2018). Tác nhân gây ô nhiễm từ con người và thiên nhiên không tách biệt nhau mà bồi thêm làm chất lượng môi trường vùng nông thôn bị giảm sút. Đây là những vấn đề cực kỳ khó khăn và nhạy cảm cho sinh hoạt và sản xuất vùng hạ lưu cũng như sự tồn tại của các hệ sinh thái đất ngập nước rất nhạy cảm của vùng đồng bằng.. 80.

<span class='text_page_counter'>(130)</span> CHƯƠNG III - 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC THÁCH THỨC MÔI TRƯỜNG Ở ĐBSCL. Các thách thức liên quan đến phát triển trong tương lai Biến đổi khí hậu, nước biển dâng và những tác động về vấn đề nguồn nước xuyên biên giới đang và sẽ là những thử thách rất lớn uy hiếp sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, khiến nền nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thể bị mất bền vững. Các nhà quản lý vĩ mô cần phải sớm nhận thức các nguy cơ này và phải có những đối sách hợp lý cho vấn đề. Đối với sản xuất lúa, cần phải có những điều chỉnh lịch thời vụ kịp thời, đẩy mạnh nghiên cứu tìm ra các giống lúa mới có thể chịu đựng khô hạn, nhiễm mặn tốt hơn. Trong canh tác lúa, biện pháp tưới tiết kiệm nước sẽ là một giải pháp giúp nông dân giảm chi phí sản xuất và phù hợp với sự suy kiệt nguồn nước. Ngoài ra các biện pháp công trình như ngăn mặn, giữ ngọt, khai thác nước ngầm, nạo vét củng cố hệ thống kênh mương nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng nước, xây dựng và khai thác các nguồn năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, sinh khối, dòng chảy) nhằm phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra, nên có những tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và các nhà quản lý, tập huấn. 81. phương pháp lồng ghép biến đổi khí hậu và kế hoạch phát triển của địa phương. Các địa phương nên phối hợp với các khoa học để tìm ra các biện pháp thích nghi hợp lý cho cộng đồng. Việc tăng cường hợp tác khoa học với các tổ chức trong và ngoài nước cũng cần đẩy mạnh để có những chia sẻ thông tin và kiến thức nhằm ứng phó hợp lý nhất cho vấn đề nóng về biến đổi khí hậu. Các giải pháp cho vấn đề sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Cửu Long không những có ý nghĩa đối với việc an ninh lượng thực quốc gia mà còn là một bảo đảm cho nguồn cung lương thực cho thế giới, cứu sống nhiều người ở các quốc gia đói nghèo khác nữa. An ninh nguồn nước bao gồm khả năng có đủ số lượng nước theo yêu cầu, nguồn nước phải sạch và an toàn, đồng thời việc cung ứng nước phải đúng thời điểm mong muốn. An ninh nguồn nước là nền tảng ban đầu cho việc hình thành an ninh lương thực. Trên cơ sở của an ninh lương thực, an ninh xã hội được bảo đảm, từ đó sự phát triển một vùng, một quốc gia mới cơ bản bền vững..

<span class='text_page_counter'>(131)</span> Điều quan trọng nhất trong chiến lược bảo vệ tài nguyên nước nói chung và lưu vực sông nói riêng là phải có sự tham gia của cộng đồng như là những chủ nhân đích thực của nguồn tài nguyên quý giá này. Cộng đồng dân cư sống trong lưu vực, thông qua đại diện của các tổ chức xã hội dân sự đích thực của họ, phải có quyền và kinh nghiệm phản biện trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước sông. Không một cơ quan chính quyền hay một tổ chức khoa học nào có thể phục hồi sự trong sạch của các dòng sông nếu thiếu những hành động có ý thức của chính người dân. Các dự án khai thác và xả thải vào nguồn nước phải minh bạch thông tin về những tác động tiêu cực có thể gây ra ngay từ khi chuẩn bị thực hiện. Các dự án này phải lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, tổ chức, thậm chí cá nhân liên quan như là một quy trình pháp lý và là một việc tự nhiên của thể chế dân chủ hoá cơ sở và là trách nhiệm của chủ đầu tư dự án và của chính quyền. Các mô hình ứng phó trong sản xuất nông nghiệp hiện nay ở ĐBSCL trước tiên mang tính tự phát do người nông dân nghĩ ra và sáng tạo cho phù hợp với điều kiện biến động thời tiết, nguồn nước và các yếu tố khác liên quan đến thị trường, lao động, vốn đầu tư và điều kiện thay đổi tài nguyên và sinh thái. Hầu hết mang tính đối phó trước mắt (coping) và phù hợp cho các mục tiêu ngắn và trung hạn. Sau đó, các nhà khoa học và các tổ chức phi chính phủ đã có những hỗ trợ căn cơ về mặt kỹ thuật hơn và hệ thống hơn nhằm có những giải pháp đối phó mang tính thích nghi lâu dài hơn (adaptation). Mặc dù sự biến đổi nào mang tính toàn cầu cũng mang lại cả rủi ro và cơ hội khác nhau cho các nhóm lợi ích trong cộng đồng. Tuy nhiên, tác động của biến đổi khí hậu dường như mang nhiều bất lợi chung cho cả xã hội hơn là thuận lợi. Do vậy, việc giảm nhẹ và thích nghi phải được nghiên cứu và đề xuất. Tổ chức Hợp tác vì Nước Toàn cầu (Global Water Partnership, 2004) đã định nghĩa: “Quản lý tài nguyên nước tổng hợp là một quá trình thúc đẩy sự phối hợp phát triển và quản lý nguồn nước, đất đai và tài nguyên liên quan, nhằm tối đa hoá lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không phương hại đến. tính bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu”. Quản lý tài nguyên nước tổng hợp bao gồm cả quản lý rủi ro, kết hợp quản lý đất và nước, dự báo, giám sát và lập kế hoạch dự phòng nhằm giảm nhẹ các hệ quả nghiêm trọng lên kinh tế. Việc tăng cường quản lý tổng hợp lưu vực sông dựa trên cơ sở tài nguyên đất và tài nguyên nước trong lưu vực cần phải xem là một thể đồng nhất. Mặc dù Luật Tài nguyên Nước và các văn bản pháp lý khác có khẳng định vai trò quản trị nước của chính quyền. Tuy nhiên, sự tham gia của các thành phần khác nhau, cơ chế cho người dân giám sát và sử dụng tài nguyên nước vẫn chưa rõ ràng. Các hành vi làm tổn hại nguồn nước cần phải tiếp tục bị chế tài bằng công cụ luật pháp và tòa án. Việc khôi phục, trồng và bảo vệ nguồn rừng đầu nguồn và hai bên bờ sông cần phải được đẩy mạnh và quản lý chặt chẽ hơn.. 82.

<span class='text_page_counter'>(132)</span> CHƯƠNG III - 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC THÁCH THỨC MÔI TRƯỜNG Ở ĐBSCL. Đối với các quốc gia nghèo và tài nguyên hạn chế, biện pháp thích nghi được chú trọng hơn hơn giảm thiểu mặc dù cả hai có thể bổ sung cho nhau. Thích nghi với biến đổi khí hậu đòi hỏi phải có một quá trình lâu dài. Xây dựng kế hoạch hành động thích nghi với biến đổi khí hậu vừa mang tính cấp bách trước mắt vừa mang tính chiến lược lâu dài nhằm giữ được sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội cũng như môi trường. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở ĐBSCL là vấn đề nghiêm trọng mà các quan chức hoạch định chính sách, các chuyên gia quy hoạch, giới khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, thương gia, các cán bộ địa phương và người dân phải nhận thức được. Các kịch bản và tình huống tác động cần phải được tiếp tục phân tích để có các dữ liệu thuyết phục và khoa học hơn. Căn cứ vào kết quả phân tích về mặt dữ liệu, tiếp đến cần có các chủ trương ủng hộ việc chia sẻ thông tin và tìm phương cách giảm nhẹ - thích ứng đặt ra. Mỗi địa phương và mỗi ban ngành cần xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp đến, cần triển khai các biện pháp thực hành thích nghi cho toàn xã hội. Cứ như vậy chúng ta sẽ tiếp tục thu thập các chứng cứ và dữ liệu từ thực tế Hình 3.3 Năm bước thực hành thích nghi với biến đổi khí hậu Analysis (Phân tích). Adaptation (Thích nghi). Action (Hành động) Nguồn: Lê Anh Tuấn, 2009. 83. Awareness (Nhận thức). Advocacy (Vận động). để quay vòng tiếp chu trình. Có thể hình dung các bước này qua một chu trình, tạm đặt tên là cách tiếp cận 5A (Hình 2): Phân tích (Analysis) – Nhận thức (Awareness) – Vận động (Advocacy) – Hành động (Action) – Thích nghi (Adaptation). Giải pháp ứng phó – bao gồm cả khái niệm giảm thiểu và thích nghi – với sự thay đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết bất thường không phải là điều gì mới mẻ trong lịch sử của con người. Trong quá trình định cư, canh tác và tìm sinh kế, từng cộng đồng đã sáng tạo ra rất nhiều hình thức hạn chế các tác hại của thiên tai và tìm cách tận dụng các lợi thế có thể có của sự thay đổi thời tiết cho phù hợp với điều kiện địa lý – nhân văn – kinh tế của mình. Đối với các quốc gia nghèo và tài nguyên hạn chế, biện pháp thích nghi được chú trọng hơn hơn giảm thiểu mặc dù cả hai có thể bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, khi quá trình biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn so với quá khứ và trong hoàn cảnh hiện tại – dân số đang gia tăng cao và nhiều hoạt động kinh tế - xã hội ngày thêm đa dạng và phức tạp - thì sự tác động tiêu cực của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ tạo nên nhiều thử thách mới. Ứng phó với biến đổi khí hậu đang trở nên một đòi hỏi mang tính cấp bách hơn bao giờ hết. Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam đã công bố Chương trình Mục tiêu Quốc gia Ứng phó với Biến đổi Khí hậu từ năm 2009. Hiện nay, các tỉnh có thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu”, căn cứ vào Quyết định 158/2008/QĐ-TTg ban hành ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Một số địa phương đã có những hoạt động nâng cao nhận thức đến cộng đồng về biến đổi khí hậu..

<span class='text_page_counter'>(133)</span> Thực tế, người dân vùng ĐBSCL đã có một số phương cách đối phó của riêng họ mang tính tự phát hoặc chọn lọc theo tình thế nhằm giảm thiểu tác động và thích nghi với biến đổi khí hậu. Đây là một hình thức mở rộng của quan điểm “sống chung với lũ” ở quy mô rộng hơn cho cả vùng đồng bằng chứ không giới hạn không gian cho riêng vùng bị ảnh hưởng của lũ lụt. Quan điểm “sống chung với biến đổi khí hậu” hiện chưa là một khẩu hiệu chính thức từ cấp chính quyền nhưng một số nơi đã được người dân và các phương tiện truyền thông đại chúng nói đến. Nhiều tỉnh đã và đang xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời có các bước lồng ghép yếu tố ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Nhiều tổ chức Chính phủ và Phi Chính phủ. đã có những hoạt động tập trung vào các dự án cụ thể liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu từ cấp tỉnh đến cấp cộng đồng. Ngày 17/11/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ – CP về Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”. Nghị quyết này ra đời trong bối cảnh vùng ĐBSCL đang đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, tài nguyên thiên nhiên cũng như các thay đổi về kinh tế - xã hội. Ngày 26/3/2018, Bộ KH&ĐT ban hành Quyết định 337 về Kế hoạch triển khai Nghị quyết 120, cụ thể là xây dựng “Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu đến 2030, tầm nhìn đến 2050”. Đây là cơ sở pháp lý và kỹ thuật cho các tỉnh xây dựng các chiến lược và kế hoạch hành động để phát triển kinh tế và xã hội vùng ĐBSCL, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.. 84.

<span class='text_page_counter'>(134)</span> 3.2. CƠ SỞ HẠ TẦNG.

<span class='text_page_counter'>(135)</span> CHƯƠNG III - 3.2 CƠ SỞ HẠ TẦNG. Hạ tầng giao thông Giao thông là một trong những nhân tố quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất, trong động lực phát triển của các địa phương, đặc biệt là các vùng kinh tế chưa phát triển. Loại hình giao thông, thời gian (hay tốc độ) kết nối có tương thích và đáp ứng nhu cầu vận chuyển của hành khách và hàng hóa đóng vai trò quan trọng. Với ĐBSCL, vai trò của giao thông kết nối với vùng TP.HCM và quốc tế đã luôn được xem là một trong những điểm yếu quan trọng của vùng. Các vấn đề liên quan đến chủ đề này liên tục được cập nhật thông qua các chương trình nghị sự quốc gia, các diễn đàn trong vùng và báo chí. Bảng 3.4 tổng hợp dưới đây cho thấy nhu cầu và mức độ quan trọng của giao thông đối với vùng ĐBSCL là rất cấp bách. Một cách tổng quan, có thể thấy nhu cầu đầu tư trong vùng là rất lớn ở tất cả các loại hình hạ tầng giao thông. cơ bản như đường bộ, đường thủy, hàng không và cả đường sắt. Tuy vậy, trong bối cảnh nguồn lực ngân sách còn hạn chế và tính ưu tiên trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông cho vùng ĐBSCL là không nhiều thì kết quả đạt được trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của vùng ĐBSCL giai đoạn 2009 - 2019 là rất khiêm tốn. Một số thành tựu quan trọng có thể kể đến bao gồm: khánh thành cao tốc TP.HCM – Trung Lương, chuyển đổi hầu hết các bến phà chính thành cầu giúp khả năng kết nối giao thông trong toàn vùng không còn bị chia cắt. Tuy vậy, rất nhiều công trình trọng điểm vẫn nằm trong quy hoạch hoặc tiến độ thi công gặp nhiều vướng mắc như: cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ, cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, cao tốc Châu Đốc – Sóc Trăng, cảng nước sâu của vùng,… Kết quả là tính độc đạo và quá tải trong giao thông đường bộ, đặc biệt là Quốc lộ 1A vẫn là nút thắt cơ bản cho sự phát triển của toàn vùng. Quy hoạch giao thông đường thủy vẫn chưa rõ ràng, kỳ vọng phát triển giao thông hàng không và đường sắt cũng không thật sự khả thi.. 86.

<span class='text_page_counter'>(136)</span> CHƯƠNG III - 3.2 CƠ SỞ HẠ TẦNG. Bảng 3.4 Nhu cầu phát triển hạ tầng giao thông tại ĐBSCL Thời điểm. 2005 - 2009. 2010. 11/2/2012 QĐ 11/2012/QĐTTg về Phê duyệt QHGT ĐBSCL đến 2030. 87. Dự án/Công trình ưu tiên Đường bộ: ■ Nâng cấp mở rộng QL 1A, Quốc lộ 80 (Đồng Tháp– Kiên Giang) ■ Cầu Cần Thơ (2008) ■ Nam Sông Hậu - QL 91 – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau Đường thủy: ■ Nạo vét tuyến TP.HCM – Kiên Lương, TP.HCM – Cà Mau Đường hàng không: ■ Nâng cấp, mở rộng sân bay Cần Thơ Đường bộ: ■ Khánh thành Cao tốc Trung Lương ■ Cầu Hàm Luông Đường bộ: ■ Cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ ■ Nâng cấp QL 91, 61, 63 ■ Đầu tư tuyến N1 (Hồng Ngự – Châu Đốc – Tịnh Biên) ■ Đường hành lang ven biển phía Nam ■ Đầu tư cầu Vàm Cống, Năm Căn, Long Bình Đường thủy: ■ Nâng cấp, mở rộng cảng Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau ■ Đầu tư luồng Kênh Quan Chánh Bố, luồng Sông Cửa Lớn Đường hàng không: ■ Cảng Cà Mau, Rạch Giá (Kiên Giang), Dương Tơ (Phú Quốc) Đường sắt: ■ Nghiên cứu tuyến Mỹ Tho – Cần Thơ kết nối vào tuyến TP.HCM – Mỹ Tho. 26/5/2012. Đường bộ: ■ Quá tải QL 1A – tuyến độc đạo kết nối vào cửa ngõ Trung Lương ■ Đề nghị đầu tư đường Đồng Tháp Mười – Tứ Giác Long Xuyên Đường thủy: ■ Tuyến TP.HCM – Cà Mau tối đa 10.000 tấn ■ Kênh Quan Chánh Bố thi công chậm ■ Tuyến TP.HCM – Cần Thơ (rủi ro ách tắc sông Chợ Gạo). 24/2/2014. Đường bộ: ■ Hoàn thành nâng cấp, đầu tư QL 1, QL 91, đường hành lang ven biển phía Nam, đường Hồ Chí Minh ■ Triển khai cầu Vàm Cống, Năm Căn, Long Bình ■ Xem xét cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng Đường hàng không: ■ Khai thác cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, Phú Quốc. 25/5/2015. Đường bộ: ■ Khánh thành cầu Cổ Chiên (Bến Tre – Trà Vinh), Cầu Mỹ Lợi (sông Vàm Cỏ) ■ Đầu tư, cải tạo QL 53 (Vĩnh Long – Trà Vinh), QL 30 (Tiền Giang – Đồng Tháp).

<span class='text_page_counter'>(137)</span> Thời điểm. Dự án/Công trình ưu tiên. 13/8/2016. Đường bộ: ■ Đầu tư tuyến tránh Cai Lậy ■ Xây dựng cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận ■ Đề xuất cao tốc TP.HCM – Cần Thơ – Cà Mau, hành lang ven biển ■ Vốn đường bộ 79% - đường thủy 13% Đường hàng không: ■ Nâng cấp cảng Cà Mau Đường sắt ■ Tìm nguồn vốn tuyến TP.HCM – Mỹ Tho – Cần Thơ. 16/8/2016. Hoàn thành Dự án WB5 ■ Nâng cấp QL 53-54-55-91 và tỉnh lộ ■ Cải tạo hành lang đường thủy (Đồng Tháp Mười -Tứ giác Long Xuyên) ■ Xây dựng âu thuyền Rạch Chanh. 8/7/2017. Đường bộ: ■ Xây dựng cầu Cao Lãnh ■ Dự án đường HCM (Năm Căn – Đất Mũi) ■ Nâng cấp mở rộng cầu trên QL 1A (Tiền Giang), tuyến nối Rạch Miễu – Cổ Chiên Vốn: 67.336 tỷ đồng cho 27 dự án quan trọng giai đoạn 2017 – 2020 ■ Đường HCM và đường N1. 4/10/2017. Đường hàng không: ■ Kêu gọi đầu tư sân bay An Giang (3.417 tỷ đồng giai đoạn 2016-2020). Đường bộ: Môt cach tông quan, co thê thây nhu câu đâu vung râtTP.HCM lơn ơ tât ca cacLương loai hinh hạThơ tầng giao thông cơ ban ■ Hoàn thiệntưvàtrong xây mới caolatốc: – Trung – Cần – Cà Mau; QĐ 68/QĐ-TTg Hàsăt. Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu; Châu Đốc – Cần Thơ sach – Sóccon Trăng đương thuy, về hang không va ca đương Tuy vây, trong bôi canh nguôn lưc ngân han chê va tinh ưu tiên t điều chỉnh quy ■ Nâng cấp các tuyến quốc lộ sơ ha tâng giao cho vung ĐBSCL la không nhiêu thi kêt qua đat đươc trong phat triên cơ sơ ha tâng giao th hoạchthông vùng ĐBSCL 15/1/2018. ĐBSCL giai đoan 2009 - 2019 la Đường rât khiêm bộ: tôn. Môt sô thanh tưu quan trong co thê kê đên bao gôm: khanh thanh cao Trung Lương, chuyên đôi hâu hêt cac bên pha kha năng nôiThuận giao –thông trong toan vung khô ■ Đề xuất đẩychinh nhanhthanh tiến độcâu caogiup tốc Trung Lươngkêt – Mỹ Cần Thơ 25/2/2018 căt. Tuy vây, rât nhiêu công trinh trong điêmtàu vân năm trong quy hoach ■ Mở tuyến quốc tế đến cụm cảng số 6 hoăc tiên đô thi công găp nhiêu vương mă Trung Lương – My Thuân – Cân Thơ, cao thành tôc Cân Ca Mau, cao tôc Châu Đôc – Soc Trăng, cang nươc sâu cun ■ Khánh cầuThơ Cao –Lãnh qua là tinh đôc đao va qua tai trong Đườnggiao bộ: thông đương bô, đăc biêt la Quôc lô 1A vân la nut thăt cơ ban cho sự phát vùng. Quy hoach giao thông đương■thuy vân chưa roVàm rang, kỳ vọng phat triên giao thông hang không va đương săt cu Khánh thành Cầu Cống 19/5/2019 sư kha thi. ■ Khai thác tàu du lịch Cảng Trần Đề – Côn Đảo ■ Ý tưởng đường sắt cao tốc TP.HCM – Cần Thơ (4,5 tỷ USD) 18/6/2019. ■ Vốn: 95.000 tỷ cho 32 dự án trọng điểm giai đoạn 2021-2025 ■ Hoàn thành cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Cần Thơ ■ Nghiên cứu khả thi cao tốc Cần Thơ – Cà Mau ■ Cảng nước sâu Trần Đề, Cầu Đại Ngãi. Nguồn: Tổng hợp nhóm tác giả. 88.

<span class='text_page_counter'>(138)</span> CHƯƠNG III - 3.2 CƠ SỞ HẠ TẦNG. Giao thông đường bộ Cao tốc TP.HCM – Trung Lương và một số cây cầu thay phà đã giúp rút ngắn thời gian kết nối của vùng ĐBSCL với vùng TP.HCM. Tuy vậy, các cửa ngõ kết nối vào Trung Lương vẫn mang tính độc đạo bởi năng lực vận tải của Quốc lộ 1A đã quá tải. Các dự án cải tạo Quốc lộ 1A được thực hiện từ giai đoạn trước khủng hoảng 2008 vẫn tiếp tục được duy trì trong giai đoạn vừa qua. Tuy vậy, hoạt động này không những không đáp ứng nhu cầu tăng trưởng lưu thông trong vùng mà còn gây ra các ảnh hưởng đến hoạt động giao thông và sinh hoạt của người dân khi các dự án mở rộng được triển khai một cách manh mún và kéo dài. Ở phía cửa ngõ của TP.HCM, việc chậm triển khai và hoàn thiện các tuyến đường vành đai và quy định hạn. 89. chế xe có tải trọng cao đi vào khu vực nội ô dẫn đến tình trạng hàng hóa có khuynh hướng tập trung vào cùng một thời điểm, dẫn đến rủi ro kẹt xe, và hàng hóa bị ùn ứ có nguy cơ bị hư hỏng trong các tình huống kẹt xe nghiêm trọng. Trục đường bộ chính phổ biến trong vùng chỉ có quy mô 2 làn ô tô và 1 làn xe máy cho mỗi bên và có dải phân cách, trong khi một số trục đường chính khác có quy mô chỉ 1 làn ô tô và 1 làn xe máy cho mỗi bên và không có dải phân cách. Một số tuyến lộ chính dọc ven sông còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng sạt lở. Năng lực vận chuyển của trục giao thông chính do vậy còn hạn chế, đặc biệt là vận chuyển hàng hóa từ vùng sản xuất, nuôi trồng đến nhà máy chế biến vẫn phụ thuộc nhiều vào giao thông đường thủy nội địa..

<span class='text_page_counter'>(139)</span> Trục giao thông đường bộ cao tốc huyết mạch của vùng mặc dù đã có trong quy hoạch nhưng vẫn chưa thể hoàn thành hoặc chưa được đầu tư. Trục dọc TP.HCM – Cần Thơ – Cà Mau đã kết nối được đến Trung Lương từ 2010, nhưng tuyến Trung Lương – Mỹ Thuận vẫn đang triển khai và chưa thể xác định thời gian hoàn thành cụ thể. Đồng thời, tuyến Cần Thơ – Cà Mau mới chỉ trong giai đoạn nghiên cứu khả thi. Trong khi đó, trục ngang từ Sóc Trăng – Cần Thơ – Châu Đốc tiếp tục đưa vào quy hoạch trong các giai đoạn tiếp theo với khả năng bố trí vốn chưa rõ ràng và thời điểm triển khai chưa được xác định. Kết quả này là không bất ngờ trong bối cảnh ngân sách có giới hạn, các bất cập trong công tác giải phóng mặt bằng, xác định khối lượng hoàn thành và tiến độ giải ngân, điều kiện thi công ảnh hưởng bởi thời tiết, và các vấn đề liên quan đến vị trí trạm thu phí BOT. Trong bối cảnh nguồn lực đầu tư còn hạn chế, khả năng kêu gọi sự tham gia của khu vực tư nhân bị ảnh. hưởng bởi cơ chế PPP hiện tại cũng như các bất cập từ các dự án PPP đã triển khai, việc đầu tư cải tạo các tuyến quốc lộ hiện hữu là giải pháp tình thế trong giai đoạn vừa qua. Tuy vậy, ngay cả giải pháp này cũng gặp khó khăn bởi nhu cầu đầu tư cải tạo quốc lộ rất lớn so với năng lực của quỹ bảo trì đường bộ mỗi năm (chỉ đáp ứng khoảng 35% nhu cầu đầu tư). Trong khi đó, nguồn lực đầu tư mới lại tiếp tục bị phân tán khi đầu tư vào các tuyến giao thông vành đai và ven biển với nhu cầu và lưu lượng hàng hóa rất thấp, khả năng kết nối không đồng bộ với các trục chính. Kết quả này phần nào phản ánh hạn chế trong nguồn lực cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, và cũng phản ánh tính liên kết trong đề xuất và lựa chọn ưu tiên giữa các tỉnh trong vùng. Khi các vấn đề trong kêu gọi PPP còn chưa được giải quyết, việc tập trung nguồn lực cho 2 trục cao tốc huyết mạch (trục dọc và trục ngang) của vùng là lựa chọn phù hợp mà các tỉnh trong vùng cần hướng đến trong giai đoạn 2021 – 2025.. 90.

<span class='text_page_counter'>(140)</span> CHƯƠNG III - 3.2 CƠ SỞ HẠ TẦNG. Giao thông đường thủy Kênh Quan Chánh Bố là công trình nổi bật được hoành thành và đưa vào khai thác từ 2009 đến nay. Tuy vậy, các hạn chế và thất bại trong chiến lược đầu tư và khai thác kênh Quan Chánh Bố trong thời gian vừa qua (tình trạng bồi lắng hằng năm dẫn đến mục tiêu khai thác không như dự kiến, kinh phí nạo vét mỗi năm tương đối lớn và hiệu quả cũng không như kỳ vọng) cho thấy lựa chọn đầu tư vào giao thông đường thủy tại ĐBSCL còn rất nhiều bất cập và thiếu tính ưu tiên trong khai thác, sử dụng nguồn lực đầu tư vốn đã hạn chế. ĐBSCL vẫn luôn được nhắc đến là địa bàn có nhiều tiềm năng khai thác giao thông đường thủy. Tuy vậy, tính đến thời điểm hiện tại, giao thông đường thủy nội địa mới chỉ đóng vai trò trong tập kết và thu gom hàng hóa với quy mô hết sức hạn chế. Nguyên nhân đầu tiên kìm hãm sự phát triển của giao thông đường thủy là hệ thống giao thông đường bộ của ĐBSCL, mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng đã đồng bộ và tốt hơn trước, nhờ đó rút ngắn thời gian di chuyển, giảm chi phí và cải thiện mức độ an toàn hơn trước nhiều. Nguyên nhân quan trọng thứ hai nằm ở hệ thống cơ chế - chính sách liên quan đến quản lý giao thông đường thủy. Cụ thể là việc tuân thủ các thủ tục hành chính để có thể đóng thuyền, đăng kiểm, đăng ký phức tạp, chi phí cao và mất nhiều thời gian. Quy trình hoạt động của thuyền bè ngày càng siết chặt bởi nhiều quy định về an toàn, bảo hiểm, thông tin liên lạc bộ đàm, kiểm tra để cấp phép. Quy định về tiêu chuẩn hành nghề, đào tạo và bằng cấp của lái thuyền ngày càng phức tạp v.v. Theo đánh giá của các chuyên gia quản lý vận tải hàng hải trong vùng cũng như các doanh nghiệp logistics, khoảng 70-75% nhu cầu hàng hóa của vùng ĐBSCL đang phải vận chuyển lên cụm cảng vùng TP.HCM và Cái Mép – Thị Vải trong khi các cụm cảng trong vùng ĐBSCL hoạt động cầm chừng và chưa khai thác hết công suất. Thứ ba, đường thủy có lợi thế so với đường bộ trong vận chuyển hàng hóa có tải trọng lớn, nhưng không. 91. phải tất cả các hàng hóa trong vùng đều phù hợp cho vận chuyển bằng đường thủy. Đường thủy có lợi thế về chi phí đơn vị trên mỗi tấn hàng hóa vận chuyển nhưng lại phát sinh chi phí bốc dở tại mỗi đầu cảng, và thời gian vận chuyển cao hơn nhiều lần so với vận tải đường bộ, do vậy không phù hợp với các mặt hàng nông thủy sản có nhu cầu bảo quản đông lạnh. Ở phía nhập khẩu, nhu cầu vận chuyển chủ yếu phục vụ cho một số dự án đặc thù trong vùng như nhiện điện (than), điện (tua bin khí). Rõ ràng, khả năng tăng trưởng từ các mặt hàng này là hữu hạn. Thứ tư, hạ tầng logistics phục vụ vận tải hàng hải quốc tế trực tiếp chưa đảm bảo do thiếu hạ tầng cảng nước sâu cho các tàu thu gom hàng (tàu feeder). Các cụm cảng hiện hữu phụ thuộc vào khả năng thông luồng tàu qua kênh Quan Chánh Bố, cửa Định An và cửa Trần Đề. Nhu cầu và tần suất hoạt động của các tàu feeder ngay cả khi khả năng thông tuyến đảm bảo cũng là nghi vấn cho tính khả thi của vận tải đường biển..

<span class='text_page_counter'>(141)</span> Cảng nước sâu của cả vùng cũng không phải là câu hỏi mới, nhưng thời gian gần đây được khơi lại. Tuy nhiên câu hỏi quan trọng nhất là tính khả thi của dự án này nếu được đầu tư xây dựng. Theo đánh giá của các chuyên gia, chân hàng khai thác hiện tại chỉ vào khoảng 10-15% công suất thiết kế của cảng Trần Đề bởi không phải tất cả hàng hóa trong vùng sẽ chọn hướng kết nối qua Sóc Trăng để xuống cảng Trần Đề, đặc biệt là các tỉnh phía Tây và Tây Bắc. Trong khi đó, tính khả thi của các nguồn hàng mới trong vùng cũng không cao, đặc biệt trong bối cảnh môi trường đầu tư tại vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng đáng kể bởi tình trạng nước biển dâng cao trong tương lai. Giao thông kết nối với cảng Trần Đề cũng chưa được đầu tư và đồng bộ. Nhu cầu nguồn lực đầu tư lớn trong bối cảnh ngân sách còn nhiều hạn chế. Khả năng huy động nguồn lực đầu tư tư nhân không nhiều ngay cả khi có một số nhà. đầu tư được cho là đang quan tâm, bởi tính khả thi về mặt tài chính của dự án là rất thấp. Vai trò của cảng Trần Đề gắn kết với lợi ích của các cụm cảng hiện hữu cũng là vấn đề quan ngại. Tác động lan tỏa của việc đầu tư cảng Trần Đề đối với phát triển kinh tế (thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến – chế tạo) hay phát triển dân cư – đô thị cũng không thật sự rõ ràng khi so sánh với phát triển giao thông đường bộ. Do vậy, nếu các địa phương trong vùng không xác định rõ ràng tính ưu tiên giữa hoàn thiện trục giao thông đường bộ cao tốc huyết mạch và mạng lưới giao thông đường bộ kết nối giữa các tỉnh trong vùng với phát triển giao thông đường thủy, thì sự kỳ vọng về một cơ sở giao thông hoàn thiện, đa dạng, có tính kết nối cho vùng ĐBSCL vẫn tiếp tục chỉ nằm trên quy hoạch như các giai đoạn trước.. 92.

<span class='text_page_counter'>(142)</span> CHƯƠNG III - 3.2 CƠ SỞ HẠ TẦNG. Giao thông hàng không Sân bay quốc tế Cần Thơ được xem là trung tâm kết nối giao thông hàng không của cả vùng nhưng công suất khai thác chỉ đạt khoảng 25%. Công suất khai thác của sân bay Cà Mau hay Rạch Giá (Kiên Giang) cũng không khả quan hơn. Trong khi đó, sân bay quốc tế Phú Quốc (Kiên Giang) có tính đặc dù do nằm ở huyện Đảo và chủ yếu phục vụ nhu cầu đi lại của khách du lịch tại Phú Quốc, nên không có tính lan tỏa đối với kinh tế của vùng. Với hoạt động hàng không, tính chất lợi thế theo quy mô để giảm chi phí cố định trên mỗi đơn vị hành khách vận chuyển là rất quan trọng. Vì vậy, việc khai thác với công suất thấp như hiện tại chắc chắn sẽ tạo ra gánh nặng tài chính cho ngành hàng không. Thực tế, ngoài sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài có lãi, tất cả các sân. bay khác trong cả nước hiện nay đang được bù lỗ hàng năm.¹4 Xét về vai trò lan tỏa nội vùng, các sân bay ở ĐBSCL chủ yếu phục vụ chuyên gia kỹ thuật (khách quốc tế) hoặc người đi công tác (khách nội địa). Với nhu cầu du lịch và kết nối với TP.HCM, giao thông đường bộ là lựa chọn ưu tiên bởi chi phí phù hợp, mạng lưới các nhà cung ứng dịch vụ vận tải hành khách dày đặc, phủ khắp các địa bàn và trung tâm chính. Rõ ràng, việc đề xuất đầu tư các sân bay mới trong vùng là không phù hợp trong bối cảnh nguồn lực hiện tại và nhu cầu thực tế. Đầu tư và nâng cấp hạ tầng giao thông đường bộ để đảm bảo thuận tiện trong kết nối giữa các trung tâm kinh tế trong vùng đóng vai trò quan trọng và thiết thực hơn.. ¹4 Đình Tuyển (2017). Đua mở sân bay rồi bù lỗ. Báo Thanh Niên, truy cập tại: 93.

<span class='text_page_counter'>(143)</span> Giao thông đường sắt Ý tưởng về tuyến giao thông đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho, hay xa hơn là Sài Gòn – Cần Thơ – và thậm chí là Sài Gòn – Cà Mau cũng bắt đầu được đề xuất trong giai đoạn gần đây với mục tiêu phục vụ nhu cầu vận chuyển đi lại của dân cư vùng ĐBSCL lên vùng TP.HCM để giảm tải cho giao thông đường bộ. Trong bối cảnh nguồn lực hạn chế, việc tập trung đồng thời quá nhiều phương án (đường bộ cao tốc, đường sắt, đường thủy, đường hàng không) là không khả thi và có thể dẫn đến sự manh mún. Tính linh động và thuận tiện trong mạng lưới giao thông kết nối hiện tại. phù hợp với giao thông đường bộ hơn. Không những thế, giao thông đường sắt đòi hỏi phải đầu tư trên cốt nền ổn định, do vậy cũng không thật sự phù hợp với đặc điểm địa chất của vùng ĐBSCL, nếu triển khai có thể làm tăng đáng kể suất đầu tư của công trình và tạo thêm gánh nặng cho nguồn lực đầu tư. Uớc tính sơ bộ của đơn vị tư vấn cho thấy tổng mức đầu tư 140 km đường sắt từ ga Tân Kiên (TP.HCM) đến Ga Cần Thơ và khoảng 34km từ ga An Bình (Bình Dương) – Tân Kiên (TP.HCM) – Cảng Hiệp Phước vào khoảng 4,5 tỷ USD.¹5 Tóm lại, ý tưởng về giao thông đường sắt có thể xem xét trên bình diện lý thuyết, nhưng lựa chọn phù hợp và ưu tiên trong bối cảnh hiện tại của vùng ĐBSCL là cao. ¹5 Đông Hà (2019). Gần 4.500 triệu USD làm đường sắt TP.HCM – Cần Thơ. Báo Pháp luật, truy cập tại: 94.

<span class='text_page_counter'>(144)</span> CHƯƠNG III - 3.2 CƠ SỞ HẠ TẦNG. Hạ tầng điện năng Quyết định 8054/QĐ-BCT năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực cho vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 dự báo nhu cầu và đầu tư hạ tầng lưới điện trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế khoảng 7,7% trong giai đoạn 2011 – 2015 và 8,6% giai đoạn 2016 – 2020. Thực tế, tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL đạt bình quân 9,1% giai đoạn 2011 – 2015 và 7,5% giai đoạn 2016 – 2019, cho thấy nguồn cung điện năng trên địa bàn sẽ được đảm bảo khi các dự án đầu tư được triển khai đúng theo dự kiến.. cấp; (ii) Sự phát triển nhanh, tự phát và không nằm trong quy hoạch vùng nuôi dẫn đến khả năng đáp ứng nhu cầu điện năng gặp khó khăn, nhiều hộ sử dụng điện sinh hoạt để phục vụ nuôi tôm; (iii) Sử dụng công nghệ lạc hậu và thô sơ dẫn đến nhu cầu tiêu thụ điện năng cao và thiếu an toàn khi sử dụng; và (iv) tình trạng thiếu điện thường xuyên xảy ra vào mùa khô.¹6. Rủi ro thiếu điện trong vùng cũng không đáng quan ngại khi ĐBSCL hiện có các trung tâm điện năng không chỉ phục vụ nhu cầu trong vùng mà còn phụ tải cho vùng TP.HCM và Đông Nam Bộ. Các trung tâm điện năng phủ khắp các địa bàn bao gồm: Nhiệt điện Duyên Hải (Trà Vinh), Nhiện điện và Điện khí Ô Môn (Cần Thơ), Nhiệt Điện Long Phú (Sóc Trăng), Nhiệt điện Sông Hậu (Hậu Giang), Nhiệt điện Kiên Lương (Kiên Giang), Điện khí (Cà Mau). Bên cạnh đó là tiềm năng phát triển điện gió tại các tỉnh ven biển như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, hay tiềm năng phát triển điện mặt trời (An Giang, Trà Vinh). Thách thức lớn nhất là mạng lưới phân phối và truyền tải điện, đặc biệt đáp ứng nhu cầu của ngành nuôi trồng thủy sản. Tình trạng xâm lấn mặn và chuyển đổi mô hình sản xuất từ cây lúa sang con tôm tại các tỉnh ven biển đã tạo áp lực đáng kể lên mạng lưới truyền tải và phân phối điện phục vụ ngành nuôi trồng thủy sản tại ĐBSCL bởi một số lý do: (i) Có đến 10/13 tỉnh thành trong vùng đang phát triển các mô hình nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp có nhu cầu sử dụng điện năng cao (12 tỷ kWh vào năm 2017 và dự báo tăng thêm khoảng 30% vào năm 2020), liên tục (20-24 giờ mỗi ngày) và yêu cầu tính ổn định của nguồn điện cung. ¹6 Nguyễn Anh Tuấn và Hoàng Dương Minh (2018). Điện cho phát triển thủy sản tại ĐBSCL. Tạp chí Năng lượng Việt Nam, truy cập tại: 95.

<span class='text_page_counter'>(145)</span> Hạ tầng khu công nghiệp Phát triển hạ tầng KCN nhằm tận dụng lợi thế tích tụ của các doanh nghiệp và chia sẻ hạ tầng cơ bản dùng chung. Tại ĐBSCL, phát triển KCN vừa nằm trong định hướng phát triển công nghiệp của cả nước, vừa kỳ vọng hướng đến nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông thủy sản. Tuy vậy, trong cả giai đoạn 2010 – 2019, số khu công nghiệp được quy hoạch mới tăng thêm là 29 nhưng số khu công nghiệp đã đầu tư cơ sở hạ tầng tăng thêm chỉ có 3. Kết quả này càng làm cho tình trạng bỏ hoang các khu công nghiệp tại vùng ĐBSCL ngày càng gia tăng (từ mức 42% năm 2010 tăng lên 56% vào thời điểm hiện tại). Dấu hiệu tích cực duy nhất là các khu công nghiệp đã đầu tư cơ sở hạ tầng có tỷ lệ lấp đầy tối thiểu khoảng 70%. Khả năng phát triển khu công nghiệp tại ĐBSCL hạn chế có thể giải thích bởi các yếu tố như sau: Thứ nhất, lợi thế duy nhất để phát triển công nghiệp tại ĐBSCL đến từ nguồn nguyên liệu nông sản đầu vào nhưng lại bất lợi về hạ tầng giao thông kết nối với thị trường tiêu dùng nội địa và quốc tế. Sự khác biệt trong phát triển KCN tại Long An so với phần còn lại của vùng ĐBSCL là minh chứng rõ ràng nhất cho vai trò của giao thông kết nối và gần thị trường tiêu dùng. Cụ thể, Long An có đến 16 KCN đã đi vào hoạt động (chiếm 1/3 tổng số KCN đã đầu tư cơ sở hạ tầng trong vùng), với tỷ lệ lấp đầy bình quân 85,2%.. Thứ tư, chính sách giá đất phân theo khu vực và loại đô thị đôi khi cũng ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư. Ví dụ, giá cho thuê đất tại KCN Hưng Phú (TP. Cần Thơ) lên đến 100 USD/m2/năm, trong khi giá thuê tại KCN Tân Phú Thạnh và KCN Bình Minh (Hậu Giang) có vị trí không khác biệt nhiều nhưng giá thuê chỉ bằng lần lượt 1/3 và 1/2 so với giá thuê tại KCN Hưng Phú và còn đi kèm nhiều ưu đãi khác do Hậu Giang là địa bàn đặc biệt khó khăn.¹7 Cuối cùng, do nằm cạnh TP.HCM, trung tâm kinh tế, công nghiệp của cả nước với nguồn nhân lực tứ phương đổ về dồi dào, nên sức hút từ phát triển công nghiệp tại ĐBSCL bị ảnh hưởng đáng kể, phụ thuộc nhiều vào sự lan tỏa công nghiệp từ Đông Nam bộ. Với thực trạng như trên, phát triển công nghiệp tại ĐBSCL cần định hướng rõ ràng gắn với các sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng, từ đó định hình chiến lược kêu gọi đầu tư phù hợp và đầu tư cơ sở hạ tầng tương thích. Bảng 3.5 Phát triển hạ tầng khu – cụm công nghiệp tại ĐBSCL. Chỉ tiêu Số lượng KCN quy hoạch Số lượng KCN. Thứ hai, hầu hết diện tích của vùng tương đối trũng, chịu ảnh hưởng của ngập mặn và thủy triều (vùng ven biển), bị ngập nước vào mùa nước nổi và mùa lũ.. đã đầu tư CSHT. Thứ ba, nhiều KCN đặt sai vị trí do kỳ vọng vào lợi thế biên giới với Campuchia, kết quả là không thu hút được đầu tư, ngay cả khi hạ tầng cơ bản đã hình thành như KCN Xuân Tô của An Giang là ví dụ.. Tỷ lệ lấp đầy/. Diện tích KCN quy hoạch (ha) đã đầu tư hạ tầng (%). Năm. Năm 2010. 2019 - 2020. 74. 103. 43. 46. 23.901. 26.129. 39,70%. 70 - 100%. Nguồn: Tổng hợp nhóm tác giả từ BQL KCN/KKT các tỉnh thành trong vùng. ¹7 Diễn đàn Doanh nghiệp (2020). Khu, cụm công nghiệp ĐBSCL “vỡ trận” (Kỳ III): Cạnh tranh không ngang sức. Truy cập tại: 96.

<span class='text_page_counter'>(146)</span> CHƯƠNG III - 3.2 CƠ SỞ HẠ TẦNG. Hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin Với sự phát triển nhanh chóng của hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin, các dịch vụ cơ bản liên quan đến trao đổi, chia sẻ thông tin và kết nối internet nhìn chung đã được cung ứng đến tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Do vậy, khả năng khai thác và ứng dụng các lợi ích từ hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng hơn.. kỹ thuật được đầu tư tốt và nguồn nhân lực đảm bảo. Trong đó, Cần Thơ là địa phương có nền tảng cơ sở hạ tầng tốt nhưng mức độ khai thác ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế và cần được cải thiện. Trong khi đó, với nhóm xếp hạng thấp, cho thấy cả hạ tầng kỹ thuật, nhân lực và mức độ ứng dụng CNTT đều thấp. Đây là hạn chế cần thay đổi, trước hết từ nhận thức về vai trò của khoa học công nghệ đối với phát triển kinh tế của địa phương.. Bảng 3.6 Mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT của ĐBSCL (2009 - 2019). Tỉnh/ Thành phố Cần Thơ Long An Tiền Giang Đồng Tháp An Giang Trà Vinh Vĩnh Long Kiên Giang Cà Mau Bạc Liêu Bến Tre Hậu Giang Sóc Trăng. 2009 ICTIndex. CSHT Kỹ thuật. 14 18 43 7 31 21 30 46 57 49 45 37 45. 22 19 58 17 50 16 39 38 60 51 23 56 35. CSHT Nhân sự 12 31 25 7 18 49 52 54 55 34 43 41 44. Ứng dụng CNTT 29 19 42 2 20 18 25 51 59 21 41 47 36. Nguồn: ICT-Index 2009 – 2019 Phân tích xếp hạng chỉ số mức độ sẵn sàng ứng dụng CNTT của các tỉnh trong vùng ĐBSCL cho thấy mức độ sẵn sàng của các tỉnh trong vùng là khá thấp vào năm 2019. Nếu so với năm 2009, nhìn chung các tỉnh đã có mức độ sẵn sàng cao ở đầu kỳ ngày càng cải thiện thứ hạng, trong khi nhóm có mức độ sẵn sàng thấp ngày càng tụt hậu. Ngoại trừ Tiền Giang là tỉnh có sự vươn lên mạnh mẽ nhất từ vị trí thứ 43 vào năm 2009, đã bước vào nhóm 10 tỉnh thành có mức độ sẵn sàng cao nhất. Kết quả này đến từ sự khác biệt trong đầu tư vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật (cải thiện từ vị trí thứ 58 lên hạng 10 trong giai đoạn này). Kết quả cũng ghi nhận sự thay đổi tích cực của các tỉnh Cần Thơ, Long An và Đồng Tháp với hệ thống hạ tầng. 97. 2019 ICTIndex 5 6 10 12 29 34 36 45 50 52 53 53 59. CSHT Kỹ thuật 16 22 10 11 3 27 38 25 58 52 50 47 49. CSHT Nhân sự 5 34 23 19 57 41 32 38 49 58 48 41 62. Ứng dụng CNTT 32 10 4 7 16 39 27 30 43 52 60 53 50.

<span class='text_page_counter'>(147)</span> Định hướng quy hoạch xây dựng và hạ tầng cho vùng ĐBSCL Vào năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 theo quyết định số 68/QĐ-TTG (Quy hoạch ĐBSCL 2018), trong đó vạch ra các định hướng dài hạn về quy hoạch đô thị và cơ sở hạ tầng như sau: Dân số: ĐBSCL dự kiến đạt dân số toàn vùng khoảng 18 - 19 triệu người vào năm 2030, trong đó dân số đô thị khoảng 6,5 - 7,5 triệu người; tương ứng tỷ lệ đô thị hóa 35% - 40% với tốc độ tăng bình quân 2,4% 3,3%/năm.. Cơ cấu tổ chức Vùng: ĐBSCL được chia thành 03 tiểu vùng, căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tác động của biến đổi khí hậu, và các tiềm năng phát triển. Tương ứng theo đó mà có những định hướng khác nhau về quy hoạch phát triển bền vững sao cho phù hợp: (1)Tiểu vùng ngập sâu (Gồm một phần các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và Tiền Giang, thuộc vùng Đồng Tháp Mười và một phần Tứ giác Long Xuyên); (2) Tiểu vùng ngập nông giữa đồng bằng (Gồm thành phố Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long và một phần các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, Long An); (3) Tiểu vùng ven biển chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn (Gồm các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh và một phần các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bến Tre, Tiền Giang, Long An).. Hình 3.4 Sơ đồ định hướng phát triển không gian vùng Đồng bằng sông Cửu Long. QĐ Hoàng Sa. Đảo Phú Quốc. QĐ Trường Sa. Nguồn: Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam, Bộ Xây dựng. 98.

<span class='text_page_counter'>(148)</span> CHƯƠNG III - 3.2 CƠ SỞ HẠ TẦNG. Hạ tầng giao thông bộ: ĐBSCL có các trục giao thông chính giúp kết nối các trung tâm đô thị, trung tâm kinh tế, cửa khẩu quốc tế và các đầu mối hạ tầng trọng điểm trong vùng, bao gồm: Các trục chính hướng Đông Bắc - Tây Nam gồm: Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh - N2, đường ven biển Đông; (2) Các trục chính hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm: Cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu; trục dọc Sông Hậu đi qua Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; (3) Các tuyến đường cao tốc đang được hoàn thiện và xây mới: Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Cần Thơ - Cà Mau; Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Hạ tầng giao thông thủy: gồm các tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau (qua kênh Xà No), thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau (tuyến duyên hải), thành phố Hồ Chí Minh - Kiên Lương, Hà Tiên, Cà Mau - Rạch Giá - Hà Tiên và 6 trục ngang kết nối Campuchia và biển Đông qua các sông: Sông Tiền, Sông Hậu, Hàm Luông, Cổ Chiên, Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông. ĐBSCL còn có các cảng tổng hợp quốc gia đầu mối loại I (gồm Cảng Cần Thơ, cảng Hòn Khoai Cà Mau, và cảng Bạc Liêu dự kiến xây sau năm 2030); các cảng tổng hợp và chuyên dùng loại II (tại Khu vực sông Tiền, Khu vực sông Hậu, Khu vực bán đảo Cà Mau và ven biển Tây).. 99. Hạ tầng giao thông hàng không và đường sắt: có các cảng hàng không quốc tế (Cần Thơ, Phú Quốc) và cảng hàng không nội địa (Cà Mau, Rạch Giá). Bên cạnh đó còn có kế hoạch xây dựng và phát triển các tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ - Cà Mau. Hạ tầng cấp nước: Nguồn nước cấp cho ĐBSCL chủ yếu sử dụng nước mặt từ hệ thống sông Tiền, sông Hậu. Nguồn nước ngầm để cấp nước phải hạn chế sử dụng, chỉ trừ những khu vực có khó khăn về nguồn nước mặt, xa mạng lưới cấp nước của vùng. Hạ tầng cấp điện: Xây dựng mới và cải tạo mạng lưới điện trong vùng hòa với mạng lưới điện quốc gia đảm bảo đáp ứng cung cấp điện. Ngoài các nhà máy hiện hữu (ở Trà Nóc, Ô Môn, Cà Mau, điện gió Bạc Liêu) còn có kế hoạch xây dựng nhà máy điện mới (ở Long An, An Giang, Bến Tre, Duyên Hải, Hậu Giang, Long Phú, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu). Hạ tầng xử lý nước thải: Tất cả các đô thị loại V trở lên và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở khu vực thượng nguồn sông Tiền, Sông Hậu, từ biên mặn trở lên phải xây dựng khu xử lý nước thải đạt theo tiêu chuẩn hiện hành cho nước thải sinh hoạt và theo tiêu chuẩn hiện hành đối với nước thải công nghiệp trước khi xả ra sông. Các bãi chôn lấp rác, các khu liên hiệp xử lý rác nằm ở khu vực thượng nguồn sông Hậu, sông Tiền (từ biên mặn trở lên) phải xây dựng khu xử lý nước rỉ rác đạt theo tiêu chuẩn hiện hành..

<span class='text_page_counter'>(149)</span> Nhìn lại quá trình triển khai quy hoạch xây dựng và hạ tầng ĐBSCL theo hướng phát triển bền vững trong giai đoạn trước 2019, có thể đưa ra một số nhận xét như sau: Về mặt môi trường, ĐBSCL đang chịu ảnh hưởng lớn từ thuỷ triều và xâm nhập mặn theo mùa hàng năm với diện tích nhiễm mặn lên tới 1,3 triệu ha. Nhiều khu vực hiện tại đã nằm dưới mực nước triều cường của Biển Đông, dẫn đến nước mặn thâm nhập rất sâu vào các khu vực ven biển và các thành phố dọc các nhánh sông Mekong. Trong đợt hạn mặn lịch sử mùa khô năm 2015 - 2016 đã làm hầu hết các cửa sông tại ĐBSCL bị xâm mặn từ 50 km đến 70 km. Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết từ năm 2010 tới nay cho thấy, toàn vùng ĐBSCL sạt lở diễn biến phức tạp, gia tăng cả về phạm vi, mức độ với trên 550 điểm sạt lở trong tổng chiều dài trên 800 km. Về mặt phát triển đô thị, tỷ lệ đô thị hóa tăng lên, chất lượng sống của đô thị trong vùng đang dần được cải thiện. Toàn vùng hiện có 169 đô thị gồm: 02 đô thị loại I, 9 đô thị loại II, 8 đô thị loại III, 26 đô thị loại IV và 124 đô thị loại V, trong đó có 5 đô thị được nâng loại, 3 đô thị được thành lập mới so với năm 2017. Tỷ lệ đô thị hóa toàn Vùng đạt trên 27,2% tăng 0,7% so với năm 2017 nhưng thấp hơn hẳn so với mức 38,4% của cả nước. Chương trình nâng cấp đô thị tại 6 tỉnh/thành phố ĐBSCL do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ giai đoạn 2012-2019 với tổng vốn tài trợ gần 300 triệu USD đã thực hiện được khoảng 93%. Tuy nhiên, tình trạng phát triển tự phát trong khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng là một vấn đề đáng lo ngại. Về mặt phát triển hạ tầng giao thông, theo Bộ Giao thông Vận tải, nhiều dự án hạ tầng giao thông được triển khai cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với tổng số vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2015 chiếm 12,26% tổng vốn đầu tư thực hiện của cả nước. Giai đoạn 2016 - 2020, tổng số vốn đầu tư chiếm 15,15% tổng vốn đầu tư thực hiện cả nước. Tỷ lệ đầu tư này còn thấp, nên cần được xem xét tăng lên trong thời gian tới, để tương xứng hơn với tiềm năng phát triển tương lai và đóng góp cho ngân sách quốc gia của ĐBSCL. Nói chung, cơ sở hạ tầng kết nối vùng tuy đã và đang được cải thiện nhưng vẫn thiếu đồng bộ và hiệu. quả, do khó khăn về nguồn lực nên hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng như khai thác tiềm năng về nông, thủy sản của vùng. Việc đầu tư các tuyến kết nối giao thông vẫn chưa được sự hỗ trợ và đồng thuận cao. Vận tải đường sắt, đường thủy chưa được quan tâm đúng mức. Hạn chế về hạ tầng giao thông khiến chi phí logistics trong khu vực khá cao, giảm khả năng cạnh tranh của kinh tế đô thị. Về mặt phát triển hạ tầng cấp nước, tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch trung bình toàn vùng đạt khoảng 89,6%, cao hơn so với trung bình của cả nước (khoảng 86%), tăng 1% so với năm 2017. Tuy nhiên, xét đến những diễn biến bất thường của vùng hạ lưu sông Mekong, do tác động của phát triển thủy điện và các phát triển kém bền vững khác, cần chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho việc bảo vệ và phát triển tài nguyên nước, phục vụ cho đời sống và cho các hoạt động kinh tế khác trong vùng. Về mặt xử lý nước thải và chất thải, một số địa phương trong Vùng đã tiếp nhận và đang thực hiện các dự án ODA để đáp ứng yêu cầu về xử lý nước thải, trong đó tổng lượng nước thải sinh hoạt toàn vùng khoảng 1 triệu m3/ngày. Toàn vùng hiện có khoảng 10 nhà máy xử lý chất thải rắn tập trung đang hoạt động, với tổng công suất thiết kế đáp ứng khoảng 30% lượng chất thải rắn phát sinh, còn lại là chôn lấp. Hình 3.5 Phân bố độ sâu lũ tại thời điểm lũ mở rộng nhất với hai kịch bản “hiện tại” (2000s) và “tương lai” (2090s).. Đảo Phú Quốc. Đảo Phú Quốc. QĐ Hoàng Sa. Đảo Phú Quốc. Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam. 100. QĐ Trường Sa.

<span class='text_page_counter'>(150)</span> 3.3. NGUỒN NHÂN LỰC Ở ĐBSCL.

<span class='text_page_counter'>(151)</span> CHƯƠNG III - 3.3 NGUỒN NHÂN LỰC Ở DBSCL. Đánh giá đặc điểm chất lượng nguồn nhân lực khu vực ĐBSCL Nhân lực là nguồn lực quan trọng mang tính quyết định cao đối với năng lực cạnh tranh của một tổ chức, một khu vực hoặc một quốc gia. Thể lực, trí lực và nhân cách là ba yếu tố chính cấu thành chất lượng đội ngũ lao động tại mỗi địa phương. Trên cơ sở đó, văn hóa xã hội, giáo dục và y tế là các tác nhân đầu vào có ảnh hưởng đến đặc điểm nguồn nhân lực của một khu vực như ĐBSCL.. Văn hóa Ảnh hưởng của văn hóa đến nguồn nhân lực có tính nội sinh vì nó tồn tại trong một con người ngay từ lúc vừa mới sinh ra khi thừa hưởng gen di truyền, tập quán sinh sống và truyền thống từ các thế hệ đi trước. Văn hóa có ảnh hưởng đến thái độ và tư duy của nguồn nhân lực. Tất nhiên, qua một quá trình phát triển và thích ứng, một số văn hóa có thể bị lỗi thời và mai một, một số khác tiếp tục thay đổi và được duy trì, dần trở thành một thể thống nhất trong cộng đồng. ĐBSCL là một phần của Châu thổ sông Mekong, có địa hình đất bằng phẳng, được bồi đắp phù sa màu mỡ. So với các vùng trồng trọt trên cả nước, diện tích đất canh tác nông nghiệp nơi đây rộng nhất và cung ứng sản lượng lúa cao nhất nên được gọi với danh xưng “vựa lúa”.. Việt Nam có hai vùng đồng bằng lớn là Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL. ĐBSH có lịch sử thâm canh lâu hơn và theo phương thức trị thủy nên áp dụng hệ thống đê điều bao quanh khiến vùng đất trong đê thoái hóa bạc màu. Trong khi đó, ĐBSCL lại có điều kiện tự nhiên phù hợp với phương thức tận thủy, khi lượng nước từ sông Mekong dâng cao cũng là lúc mùa nước nổi tràn về mang theo nhiều sản vật phong phú. Đặc điểm khí hậu và lượng mưa ở đây đều có lợi thế cho trồng trọt, hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt đặc thù thuận lợi cho cả hoạt động canh tác lẫn giao thương trong nông nghiệp. Những ưu điểm nêu trên đã có tác động rất lớn đến nguồn nhân lực vùng. Đặc điểm lao động gắn chặt với nông nghiệp thuần túy truyền thống ở Việt Nam không yêu cầu nguồn nhân lực phải có trình độ quá cao. Nhờ thiên nhiên ưu đãi nên việc canh tác nông nghiệp không đòi hỏi người nông dân phải ứng dụng nhiều kỹ thuật, hàm lượng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp cũng rất ít. Việc sở hữu nhiều đất đai nông nghiệp là một trong những nguyên nhân chính khiến nguồn nhân lực trẻ dễ có thiên hướng lựa chọn lao động trong ngành trồng trọt, chăn nuôi. Tập quán canh tác chủ yếu dựa vào lợi thế sẵn có và tư duy nâng cao năng suất thông qua khai thác quá mức nguồn lợi tự nhiên đang dẫn đến mất cân bằng sinh thái như một biểu hiện của lời nguyền tài nguyên tại đây.. 102.

<span class='text_page_counter'>(152)</span> CHƯƠNG III - 3.3 NGUỒN NHÂN LỰC Ở DBSCL. Lịch sử Việt Nam ghi nhận ĐBSCL chính thức là một phần của Việt Nam gắn với sự kiện Nguyễn Hữu Cảnh theo lời chúa Nguyễn vào kinh lý miền Nam. Tuy nhiên, vùng đất này được hình thành trước đó với sự dịch chuyển của rất nhiều nhóm người thuộc mọi dân tộc, xuất thân từ các nền văn hóa khác nhau đến “khẩn hoang lập ấp”. Vì vậy, ĐBSCL từng được mệnh danh là vùng đất “dân làng đi trước, nhà nước đến sau”.¹8 Đặc điểm đa văn hóa kết hợp với lịch sử hình thành một cách tự phát tạo ra hệ quả khác biệt giữa các nhóm người khiến nguồn nhân lực có nguy cơ khó phối hợp dẫn đến các hoạt động lao động trở nên manh mún, nhỏ lẻ, không thể đáp ứng nhu cầu chuyên môn hóa. Đa dân tộc, đa văn hóa ở miền Tây Nam Bộ hình thành đa tôn giáo là một nét đặc trưng của ĐBSCL. Tôn giáo của người miền Tây Nam Bộ tuy phát triển mạnh về số lượng nhưng chủ yếu tồn tại thông qua các hoạt động thờ cúng và lễ hội diễn ra rải rác trong năm. Đặc điểm này cũng có ảnh hưởng đến tác phong lao động của nguồn nhân lực, làm giảm tính kỷ luật và chuyên nghiệp trong công việc. Như vậy, các giá trị văn hóa truyền thống đa dạng, phong phú do lịch sử và tôn giáo để lại đã từng là niềm tự hào của người dân vùng ĐBSCL lại đang đi ngược với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại. Bên cạnh đó, điều kiện thuận lợi do tự nhiên ưu đãi khiến cho nguồn nhân lực không đủ động cơ để tự thay đổi, phát triển bản thân thích ứng với yêu cầu và bối cảnh mới.. Giáo dục Giáo dục gây ảnh hưởng trực tiếp đến trí lực của nguồn nhân lực trong khu vực. Một nền giáo dục tốt có thể tạo ngoại tác tích cực không chỉ đối với người được hưởng thụ trực tiếp mà còn gây hiệu ứng lan tỏa lên cộng đồng, từ đó theo thời gian sẽ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực diện rộng. Giáo dục phổ thông không chỉ là nền tảng ban đầu cho thói quen học tập và thích nghi với môi trường mà còn giúp nâng cao tính kỷ luật, thái độ sống và khả năng sáng tạo. Giáo dục Đại Học-Cao Đẳng và đào tạo nghề cung cấp kiến thức chuyên môn, kỹ năng lao động hiệu quả, tiếp tục hoàn thiện tư duy và khả năng sáng tạo trong công việc. Hệ thống giáo dục từ cấp phổ thông lên đến cấp đại học, hoặc cao hơn có tính kế thừa, hỗ trợ lẫn nhau để đào tạo được nguồn lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.. Giáo dục phổ thông ĐBSCL từ lâu đã luôn được xem là “vùng trũng” về giáo dục đào tạo của cả nước với tỷ lệ bỏ học cao, cơ sở hạ tầng hạn chế, tỷ lệ chi ngân sách địa phương cho giáo dục đều thấp hơn mức bình quân cả nước. Đây chính là đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo khi nói về giáo dục của vùng.¹9 Theo kết quả điều tra của Tổng cục thống kê trong năm 2019, ĐBSCL có tỷ lệ dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện không đi học cao nhất cả nước (13,3%), cao hơn rất nhiều so với mức bình quân của toàn quốc (8,3%), trong khi đó tỷ lệ này đang là thấp nhất ở vùng ĐBSH (3,2%), nơi có hoạt động nông nghiệp phát triển đứng thứ hai.. Hình 3.6 Tỷ lệ dân trong độ tuổi học phổ thông hiện không đi học theo vùng 2019 (%) 13,3. 14 12 10. 8,3. 13,3 9,5. 8,7 6,7. 8 6. 3,2. 4 2 0 Toàn quốc. Trung du và miền núi phía Bắc. Đồng bằng sông Hồng. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Nguồn: Tổng cục thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019 103. Tây Nguyên. Đông Nam Bộ. Đồng bằng sông Cửu Long.

<span class='text_page_counter'>(153)</span> Đánh giá tình trạng này qua các cấp cho thấy tỷ lệ đi học ở cấp tiểu học của ĐBSCL cao nhất so với cả nước, nhưng tỷ lệ này bắt đầu tuột dốc mạnh từ cấp THCS và tiếp tục ở cấp THPT khiến cho ĐBSCL có tỷ lệ đi học phổ thông thấp nhất cả nước. Ngay cả Tây Nguyên là khu vực có tỷ lệ bỏ học cao tương đương ĐBSCL thì tỷ lệ đi học ở cấp THCS và THPT cũng đạt cao hơn ĐBSCL. Thực trạng trên cho thấy chất lượng lao động ĐBSCL rất thấp. Các chính sách hướng đến giảm tỷ lệ bỏ học. trong khu vực được kêu gọi đề xuất và áp dụng khá nhiều thể hiện quyết tâm cao của chính phủ và chính quyền các địa phương. Giải pháp thường xoay quanh vấn đề tăng chi ngân sách cho giáo dục và tuyên truyền, hỗ trợ các đối tượng đã hoặc có nguy cơ bỏ học tiếp tục đến trường. Tuy nhiên, việc áp dụng qua thời gian vẫn chưa đem lại hiệu quả mong đợi, các ý tưởng dần đi theo lối mòn, thiếu tính sáng tạo và chưa tập trung vào động cơ của người dân để giải quyết vấn đề.. Bảng 3.7 Tỷ lệ đi học chung và đi học đúng tuổi theo cấp học và vùng KTXH 2019 (%) Tỷ lệ đi học chung Tiểu học. THCS. THPT. Tỷ lệ đi học đúng tuổi Tiểu học. THCS. THPT. Toàn quốc. 101,0. 92,8. 72,3. 98,0. 89,2. 68,3. Trung du và miền núi phía Bắc. 100,5. 93,4. 68,4. 98,1. 90,2. 65,1. Đồng bằng sông Hồng. 101,1. 97,4. 87,0. 98,8. 94,9. 83,7. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. 100,7. 95,2. 77,1. 98,4. 92,4. 73,8. Tây Nguyên. 100,7. 86,9. 60,7. 96,8. 82,8. 56,4. Đông Nam Bộ. 101,1. 92,4. 70,1. 97,7. 87,5. 64,2. Đồng bằng sông Cửu Long. 101,4. 86,8. 59,6. 97,1. 82,4. 55,3. Nguồn: Tổng cục thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở 2019 ¹8 Theo Nam Bộ xưa và nay (nhiều tác giả), khi Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam, lúc ấy “đất đai đã mở rộng ngàn dặm, dân số có dư tứ vạn hộ” trên cơ sở lưu dân Việt Nam tự phát tới “khẩn hoang lập ấp”. ¹9 Lê Nguyên (2019). "Vùng trũng" giáo dục ở ĐBSCL đang thiếu hơn 16.700 giáo viên mầm non, phổ thông. Báo Sức khỏe và Đời sống. truy cập tại: 104.

<span class='text_page_counter'>(154)</span> CHƯƠNG III - 3.3 NGUỒN NHÂN LỰC Ở DBSCL. Nếu nhìn vào tỷ lệ đi học THPT của các tỉnh ĐBSCL qua các năm sẽ thấy một đặc điểm chung đó là những địa phương có lợi thế về phát triển kinh tế và có khả năng tạo nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn sẽ có tỷ lệ đi học cao hơn. Ví dụ những tỉnh có vị trí địa lý ở gần khu vực Đông Nam Bộ, cụ thể là TPHCM như Long An, Bến Tre và Vĩnh Long đều là những địa phương có tỷ lệ đi học THPT cao nhất khu vực ĐBSCL. Riêng đối với Tiền Giang là địa phương hưởng lợi ích kinh tế từ việc hình thành tuyến đường cao tốc TPHCM – Trung Lương giúp rút ngắn khoảng cách với Đông Nam Bộ cũng là tỉnh có tỷ lệ đi học THPT tăng nhanh nhất,. vươn lên nhóm những địa phương dẫn đầu khu vực. Đối với Cần Thơ là thành phố lớn, có nền kinh tế năng động nhất khu vực và được hưởng lợi từ việc có sân bay riêng cũng là một địa phương có tỷ lệ đi học THPT cao. Các tỉnh có tỷ lệ đi học THPT thấp nhất là những địa phương có ít lợi thế về phát triển kinh tế và cơ hội việc làm như Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang và Trà Vinh. Điều này cho thấy động cơ thúc đẩy nguồn nhân lực tham gia hệ thống giáo dục để phát triển bản thân là rất quan trọng.. Hình 3.7 Tỷ lệ đi học THPT của các tỉnh ĐBSCL qua các năm (%) 90,00 80,00 70,00 60,00 50,00 40,00 30,00 2015 - 2016. 2017 - 2018. 2018 - 2019. Long An. Tiền Giang. Bến Tre. An Giang. Cà Mau. Đồng Tháp. Cần Thơ. Vĩnh Long. Sóc Trăng. Bạc Liêu. Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh.. 105. 2016 - 2017.

<span class='text_page_counter'>(155)</span> Giáo dục Đại Học - Cao Đẳng, Trung Cấp và Dạy Nghề Giáo dục Đại Học và Cao Đẳng giúp cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao, hệ thống đào tạo trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề giúp đào tạo nguồn lao động kỹ thuật lành nghề, góp phần phát triển các ngành kinh tế ở địa phương. Đánh giá tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo cho thấy sứ mệnh như nêu trên của các trường Đại Học, Cao Đẳng và trường nghề ở vùng ĐBSCL không đạt hiệu quả cao khi so sánh với các khu vực khác. ĐBSCL có tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo thấp nhất so với các khu vực khác trên cả nước (13,3%), trong khi đó, ĐBSH là khu vực có tỷ lệ cao nhất (30,5%). Đặc biệt tỷ lệ nguồn lao động có việc làm đã qua đào tạo Đại Học đạt cao nhất ở ĐBSH và Đông Nam Bộ (13,6%), điều này có thể lý giải là vì hai khu vực này có sự tồn tại của hai thành phố lớn, có nền kinh tế năng động nhất nước là Hà Nội và Hồ Chí Minh.. trường đại học, cao đẳng hoặc đào tạo nghề thì nhu cầu thị trường cũng là yếu tố quan trọng giúp tạo động cơ giảng dạy và học tập. ĐBSCL cũng đã hình thành được rất nhiều trường đại học lớn ở các địa phương, đặc biệt các trường Đại học ở Cần Thơ có uy tín về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và đóng góp nhiều nghiên cứu có giá trị cho quá trình phát triển khu vực. Tuy nhiên, đa phần nguồn nhân lực chất lượng cao được đào tạo đã ít lại có khuynh hướng di cư về miền Đông Nam Bộ, nơi có cơ hội việc làm và thăng tiến cao hơn, điều này đã được thể hiện qua tỷ lệ xuất cư ròng của khu vực. Nếu nhìn lại hạ tầng giáo dục ĐBSCL từ thấp đến cao sẽ thấy có hiện tượng “hụt hơi” khiến các bậc học càng về sau càng kém hiệu quả. Hai vấn đề lớn có thể nhận thấy của giáo dục ĐBSCL đó là: hiện tượng bỏ học rất cao ở các cấp THCS và PTTH khiến một phần rất lớn nguồn nhân lực tại đây có trình độ thấp và vai trò của các trường đại học và dạy nghề ít hiệu quả đối với nền kinh tế khu vực. Việc thiếu động cơ để phát triển là một trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn đến hai tình trạng nêu trên.. Hiệu quả của hệ thống giáo dục chuyên ngành ngoài việc bị ảnh hưởng bởi chất lượng đào tạo của các. Hình 3.8 Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo 2018 (%) 16 14 12 10 8 6 4 2 0. 13,6. 4,7 4,2. 6,4 2,9. Trung du và miền núi phía Bắc. 13,6 8,7. 8,5 4,4 4,0. Đồng bằng sông Hồng. Dạy nghề. 5,1. 4,0 3,1. Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Trung cấp. 3,2 3,1 2,2. 5,6. Tây Nguyên. Cao Đẳng. 6,7. 3,7 4,0. Đông Nam Bộ. 6,2 2,8 2,7 1,7. ĐBSCL. Đại học. Nguồn: Tổng cục thống kê, Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2018. 106.

<span class='text_page_counter'>(156)</span> CHƯƠNG III - 3.3 NGUỒN NHÂN LỰC Ở DBSCL. Y tế Hạ tầng y tế phát triển đảm bảo chăm sóc sức khỏe nguồn nhân lực nhằm nâng cao thể lực người lao động. Ngoài vai trò đó, y tế còn là một trong những điều kiện tiên quyết giúp thu hút các cơ hội việc làm và nguồn lao động có chất lượng từ khu vực khác.. vùng thiếu thuận lợi thì rõ ràng y tế vẫn là một yếu điểm trong việc phát triển nguồn nhân lực khu vực ĐBSCL. Bảng 3.8 Hạ tầng y tế các tỉnh ĐBSCL so với cả nước 2018 Giường bệnh/ 10.000 dân. Bác sĩ/ 10.000 dân. Hầu hết các tỉnh trong khu vực ĐBSCL có số lượng giường bệnh và bác sĩ trên 10.000 dân rất thấp so với cả nước, một số tỉnh thậm chí chỉ bằng phân nửa số bình quân cả nước. Tuy nhiên, đặc điểm y tế khu vực này có thuận lợi lớn khi tiếp giáp TPHCM là một thành phố lớn, có hệ thống y tế phát triển nhất nước. Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ thuộc ĐBSCL có cơ sở y tế phát triển cao hơn rất nhiều so với bình quân cả nước và có số lượng bác sĩ trên 10.000 dân cao hơn TPHCM. Với đặc điểm này, nếu thực hiện được việc kết nối hệ thống y tế giữa các địa phương tốt thì các tỉnh chưa phát triển hạ tầng y tế trước mắt chỉ cần đóng vai trò khám sàng lọc, xử lý bệnh cơ bản và phân luồng bệnh nhân tốt. Hoạt động khám chữa bệnh ở mức độ cao hơn có thể được thực hiện ở những thành phố có thế mạnh về hạ tầng y tế.. CẢ NƯỚC. 31,3. 9,0. TP. HCM. 41,8. 11,9. ĐBSCL. 24,8. 7,7. Cần Thơ. 41,8. 16,9. Đồng Tháp. 24,5. 9,3. Cà Mau. 28,9. 8,7. An Giang. 19,9. 7,8. Bạc Liêu. 23,0. 7,1. Bến Tre. 27,8. 7,0. Kiên Giang. 26,9. 6,7. Vĩnh Long. 20,8. 6,6. Trà Vinh. 20,5. 6,6. Hậu Giang. 28,2. 6,4. Long An. 23,4. 6,3. Tuy nhiên, nếu việc kết nối hệ thống y tế giữa các địa phương chưa thực hiện tốt, đặc biệt là do vấn đề giao thông giúp lưu chuyển bệnh nhân giữa các. Tiền Giang. 16,1. 5,3. Sóc Trăng. 26,2. 5,0. 107. Nguồn: GSO và NGTK các tỉnh.

<span class='text_page_counter'>(157)</span> Nhận diện bối cảnh và xác định điểm nghẽn về nguồn nhân lực ĐBSCL Bối cảnh nguồn nhân lực ĐBSCL ở thời điểm hiện tại với các điểm mạnh yếu và cơ hội, thách thức được nhận diện như sau: Bảng 3.9 Nhận diện điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức của nguồn nhân lực ĐBSCL. ĐIỂM MẠNH • Nhân lực dồi dào • Phản ứng hiệu quả với các cơ hội.. CƠ HỘI • Thời kỳ hậu công nghiệp mở ra cơ hội phát triển nhân lực không phụ thuộc vào địa lý và trình độ.. Điểm mạnh – Điểm yếu Theo báo cáo điều tra lao động 2018 của Tổng cục thống kê thì ĐBSCL là một trong ba khu vực có lực lượng lao động đông nhất, chiếm 20% số lao động của cả nước, đây là một lợi thế rất lớn. Tuy nhiên cũng trong chính báo cáo này, ĐBSCL có tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động cao nhất. Rõ ràng lợi thế nguồn nhân lực dồi dào đã không được khai thác tốt như kỳ vọng. Chất lượng nguồn nhân lực ở ĐBSCL thấp dẫn đến nền kinh tế khó có khả năng sử dụng hiệu quả là điều có thể lý giải vì như đã phân tích bên trên, các tác nhân đầu vào ảnh hưởng đến đặc điểm lao động khu vực đều có nhiều hạn chế, đặc biệt là hệ thống giáo dục yếu kém. Tuy nhiên, bản thân nền kinh tế khu vực chưa phát triển đủ mạnh dẫn đến thị trường lao động không đủ khả năng hấp thu hết lực lượng lao động cũng là một nguyên nhân. Số liệu lao động việc làm năm 2018 cho thấy tỷ lệ lao động tự làm và lao động gia đình tại ĐBSCL chiếm 21% số lao động cả nước và gần 60% số lao động tại đây. Rõ ràng khả năng tạo cơ hội việc làm tại khu vực này rất thấp dẫn đến khó có thể tạo động cơ cho nguồn nhân lực phát triển.. ĐIỂM YẾU • Chất lượng nguồn nhân lực thấp. • Lực lượng lao động bị già hóa, lao động trẻ có xu hướng di cư sang khu vực khác. • Không có đủ động cơ phát triển.. THÁCH THỨC • Môi trường sống thay đổi ngày càng khắc nghiệt • Năng lực thu hút nhân tài kém. Thực trạng đang diễn ra ở ĐBSCL đó là hiện tượng già hóa lực lượng lao động và tỷ lệ xuất cư lao động trẻ cao. Vấn đề này cũng là một trong những hệ quả của việc nền kinh tế phát triển không đủ mạnh, chưa tạo đủ cơ hội lao động cho nguồn nhân lực, gây xói mòn năng lực của cộng đồng lao động vùng nông thôn. Tương quan giữa chất lượng nguồn nhân lực và thị trường lao động khu vực là một bài toán khó giải. Việc nền kinh tế kém phát triển, thị trường lao động chưa đủ khả năng hấp thu nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ không thể tạo động cơ khuyến khích lao động trẻ theo đuổi việc học tập tự phát triển bản thân và hệ thống giáo dục hoạt động hiệu quả. Hơn nữa, cho dù có đào tạo được lực lượng lao động chất lượng cao thì nguồn lực này cũng sẽ di cư sang khu vực khác có nhiều cơ hội hơn. Ngược lại, nếu ĐBSCL không có sẵn được nguồn nhân lực chất lượng cao thì sẽ không tạo tiền đề phát triển nền kinh tế khu vực, thu hút nguồn vốn đầu tư và các doanh nghiệp lớn đặt cơ sở tại ĐBSCL. Bức tranh nội tại nguồn nhân lực ĐBSCL là một vòng tròn đi xuống không có hồi kết và rất cần có một cú huých từ bên ngoài vào. 108.

<span class='text_page_counter'>(158)</span> CHƯƠNG III - 3.3 NGUỒN NHÂN LỰC Ở DBSCL. Cơ hội – Thách thức Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra thời kỳ hậu công nghiệp và nền kinh tế tri thức, sáng tạo đang hình thành những cơ hội đặc biệt cho một số các địa phương vốn không phù hợp với nền kinh tế công nghiệp hóa chủ yếu dựa vào lợi thế về địa lý và sự quy tụ nguồn vốn. Vai trò của các công ty, tập đoàn lớn với hoạt động chuyên môn hóa cao đang dần chuyển giao cho các thành phố mà cốt lõi là đội ngũ nhân tài. Đây có thể là một cơ hội hiếm có để những khu vực như ĐBSCL tìm ra một giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực nội tại yếu kém là một điểm yếu cốt lõi khiến nền kinh tế khu vực khó phát triển. Tuy nhiên, để tạo một cú huých từ bên ngoài vào giúp thay đổi vòng xoáy đi xuống của nguồn nhân lực và nền kinh tế như đã phân tích bên trên, thách thức đặt ra là ĐBSCL có thể thu hút được nguồn lực và nhân tài từ nơi khác đến đây để tạo thành động lực phát triển hay không. Dù việc hướng ĐBSCL theo mục tiêu xây dựng một nền kinh tế tri thức, nơi thu hút và hội tụ nhân tài sẽ là một kế hoạch khó khăn và mất rất nhiều thời gian nhưng đây lại là một cơ hội hiếm hoi phù hợp với bối cảnh còn nhiều khó khăn và ít hướng giải quyết của khu vực. ĐBSCL cũng có một vài đặc điểm tiềm năng giúp các chính sách xây dựng hệ sinh thái sáng tạo nhằm tạo lập, thu hút và giữ chân nhân tài có thể được thực hiện. Thứ nhất, đặc điểm văn hóa miền Tây Nam Bộ khá cởi mở, dễ tiếp nhận cái mới và ít rào cản, khuôn khổ xã hội sẽ là một điều kiện thuận lợi. Thứ hai, một số địa phương như Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre có sự phát triển hạ tầng nhất định đủ để tiên phong trong việc quy hoạch, xây dựng những khu vực đặc thù về mặt địa lý tạo môi trường sống và các hoạt động phù hợp cho đội ngũ nhân tài. Thứ ba, việc tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất nước và có tầm ảnh hưởng trong khu vực Đông Nam Á là một thuận lợi lớn. Hồ Chí Minh có dáng dấp của một thành phố tiên phong. 109. phát triển nền kinh tế tri thức sáng tạo và đây cũng là địa phương có xu hướng sử dụng nguồn lao động xuất cư từ khu vực ĐBSCL rất lớn, nên sẽ tạo động cơ để các địa phương tiếp giáp thành phố Hồ Chí Minh nỗ lực xây dựng đội ngũ nhân tài, trở thành những vệ tinh tri thức hiệu quả, từ đó sẽ lan tỏa ra các địa phương xa hơn. Thứ tư, hệ thống giao thông ĐBSCL bao gồm các trục đường cao tốc, quốc lộ chính và các tuyến đường kết nối đang được quan tâm đầu tư thực hiện sẽ là điều kiện thuận lợi giúp việc liên kết giữa các địa phương cao hơn, tăng tính thuận tiện trong di chuyển đáp ứng nhu cầu đi lại và nâng cao chất lượng sống của khu vực. Thứ năm, sự bùng nổ của công nghệ thông tin cùng vai trò của nền kinh tế chia sẻ và mạng xã hội đang thiết lập một luật chơi mới, nơi các khu vực yếu thế như ĐBSCL có thể định vị và xác lập vai trò mới cho mình. Tuy nhiên, tại thời điểm cơ hội của nền kinh tế tri thức mở ra, ĐBSCL cũng đang phải đối diện với một thách thức từ hệ lụy do chính sai lầm trong quá trình khai thác quá mức nguồn lợi tự nhiên và tư duy nóng lòng phát triển kinh tế bất chấp sự mất cân bằng sinh thái. Môi trường sống tại miền Tây Nam Bộ đang trở nên khắc nghiệt hơn trước rất nhiều khi nguồn nước ngày càng khô hạn và độ mặn ngày càng cao, tài nguyên phù sa trong đất và các sản vật ngày càng cạn kiệt, mức độ ô nhiễm môi trường tăng từ quá trình công nghiệp hóa và nền nông nghiệp lạm dụng hóa chất. Tất cả những tác động tiêu cực này đang biến ĐBSCL trở thành một nơi ít đáng sống hơn và khó có khả năng tạo dựng hệ sinh thái sáng tạo lý tưởng. Như vậy, thời kỳ hậu công nghiệp đang mở ra một cơ hội quý giá để ĐBSCL có thể xây dựng một hệ sinh thái sáng tạo thu hút nhân tài và xây dựng nền kinh tế tri thức. Đây rõ ràng là một chiến lược đầy khó khăn và thách thức, nhất là khi khu vực Tây Nam Bộ đang phải đối mặt với điều kiện sinh thái ngày càng đi xuống và môi trường sống trở nên khắc nghiệt hơn..

<span class='text_page_counter'>(159)</span> Khuyến nghị Từ việc nhận định đặc điểm và bối cảnh phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh khu vực sẽ đi theo hai nhóm chính:. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua cải thiện các tác nhân đầu vào Việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực tại khu vực nên được nhìn nhận thông qua giải quyết hai điểm yếu chính: giảm tỷ lệ bỏ học và nâng cao vai trò nguồn nhân lực có trình độ. Cụ thể, việc cần làm sẽ là: Thiết kế chính sách tạo động cơ đi học. Các địa phương nên có cơ chế khuyến khích và chế tài tác động trực tiếp đến hành vi của người dân, triệt tiêu. tư duy ngắn hạn và việc theo đuổi lợi ích trước mắt khiến họ lựa chọn giải pháp bỏ học sớm ở cấp THCS và THPT. Tạo lập cơ hội việc làm để nâng cao vai trò của nguồn nhân lực có trình độ, tạo động cơ cho lực lượng lao động theo đuổi việc học tập, phát triển bản thân, kích thích hệ thống giáo dục chuyên ngành phát triển. Giáo dục chuyên ngành cần liên kết với các doanh nghiệp, thị trường lao động để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn lực. Các chính sách giải quyết những tồn tại của hệ thống giáo dục nên tác động trực diện vào vấn đề chính yếu gây giảm chất lượng nguồn nhân lực, điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vừa đảm bảo hành vi của người dân phản ứng hiệu quả với các chính sách trong ngắn hạn.. 110.

<span class='text_page_counter'>(160)</span> CHƯƠNG III - 3.3 NGUỒN NHÂN LỰC Ở DBSCL. Tạo hệ sinh thái sáng tạo để thu hút và giữ chân nhân tài, xây dựng nền kinh tế tri thức như một cú huých phát triển nguồn nhân lực ĐBSCL Đây là nhóm giải pháp giúp tạo ngoại lực tác động từ bên ngoài. Việc tạo hệ sinh thái sáng tạo đòi hỏi nhiều thời gian và quyết tâm từ phía lãnh đạo các địa phương. Trên cơ sở những đặc điểm thuận lợi và thách thức sẵn có của vùng và do đây là một chiến lược thực hiện trong phạm vi một khu vực nên việc thực thi cần được thực hiện theo hai hướng, từ trên xuống và từ dưới lên. Tạo hệ sinh thái sáng tạo theo hướng từ trên xuống: quá trình này nên được bắt đầu từ các chính sách của lãnh đạo cấp quốc gia, khu vực và địa phương, cụ thể: Thu hút nhân tài thông qua các dự án sáng tạo, chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với các cá nhân hoặc nhóm lựa chọn ĐBSCL là nơi thực hiện các dự án, công việc khởi nghiệp sáng tạo đổi mới.. 111. Các trường Đại Học nên có thêm sứ mệnh tạo lập và nuôi dưỡng đội ngũ nhân tài cho khu vực thông qua các chương trình nghiên cứu, kêu gọi sáng kiến, tư duy khởi nghiệp. Chương trình phổ thông nên bổ sung thêm mảng giáo dục kỹ năng sáng tạo và tư duy đổi mới, thích ứng vừa giúp việc học trở nên hứng thú hơn vừa đáp ứng nhu cầu xây dựng nguồn nhân lực cho một nền kinh tế tri thức trong tương lai. Quy hoạch hệ sinh thái sáng tạo nơi có môi trường sống phù hợp cho các công việc có tính sáng tạo và hàm lượng chất xám cao. Đây có thể là một khu vực có không gian, môi trường sống gần gũi thiên nhiên nhưng phải được trang bị các tiện nghi cần thiết để đảm bảo cho công việc của đội ngũ nhân tài như hệ thống internet, phương tiện đi lại, bệnh viện, trường học,… Ngoài ra, các hoạt động như quán cà phê, các dịch vụ giải trí phục vụ cho quá trình sáng tạo cũng cần được thiết kế hài hòa với tổng thể..

<span class='text_page_counter'>(161)</span> Tạo hệ sinh thái sáng tạo theo hướng từ dưới lên: Để thực hiện chiến lược từ dưới lên, các địa phương nên tạo một thể chế tự do đủ lớn để đội ngũ nhân tài tự thiết lập môi trường và luật chơi phù hợp kiến tạo hệ sinh thái sáng tạo nhằm phát triển nền kinh tế tri thức trong khu vực. Lãnh đạo khu vực và các địa phương cần có sự tương tác, lắng nghe, tiếp nhận ý kiến từ nhóm các nhân tài để có sự phối hợp ăn ý, bên cạnh đó, nên có chính sách khuyến khích, động viên nhóm này thực hiện các hoạt động lan tỏa tư duy tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là những người trẻ trong khu vực.. Đối với một khu vực có nền tảng nguồn nhân lực thấp và chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tạo lập hệ sinh thái sáng tạo như ĐBSCL, việc xây dựng nền kinh tế tri thức theo hướng từ dưới lên sẽ quan trọng và hiệu quả hơn. Do đó, trong mọi trường hợp phải đưa ra những cân nhắc về cách thức thực hiện, việc ưu tiên cho quyền tự quyết định tạo lập hệ sinh thái sáng tạo nên luôn được giao cho đội ngũ nhân tài thực hiện.. 112.

<span class='text_page_counter'>(162)</span> 3.4. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐBSCL TỪ GÓC NHÌN TÀI KHÓA VÀ TÍN DỤNG.

<span class='text_page_counter'>(163)</span> CHƯƠNG III - 3.4 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐBSCL TỪ GÓC NHÌN TÀI KHÓA VÀ TÍN DỤNG. Dẫn nhập Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất có lợi thế về phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, du lịch, năng lượng tái tạo; là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam: đóng góp 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% các loại trái cây của cả nước; 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu; có vị trí thuận tiện trong giao thương với các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mekong. ĐBSCL là trung tâm sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. hiện nay, vùng này chiếm gần một phần năm dân số cả nước, có nhiều điều kiện cho phát triển song đóng góp chưa tới 18% GDP cả nước.²0 Hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long đứng trước một số thử thách về mặt môi trường, đe dọa hoạt động nông nghiệp, sự ổn định khu vực ở miền nam và an toàn lương thực của đất nước, tốc độ phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương chưa đồng bộ, tính khả thi chưa cao, thiếu tính liên kết toàn vùng, chưa gắn kết chặt chẽ với thành phố Hồ Chí Minh, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Tiểu vùng sông Mekong. Việc huy động, sử dụng nguồn lực cho đầu tư phát triển còn hạn chế. Mặc dù liên tục có sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất ra khỏi hoạt động nông nghiệp, thế nhưng đến năm 2019 vẫn có gần một nửa lực lượng lao động hoạt động trong khu vực này. Đây cũng là vùng phải đối mặt với nhiều rủi ro của biến đổi khí hậu song cơ sở hạ tầng kinh tế và kỹ thuật vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, một trong những vấn đề lớn của vùng này hiện nay là trình độ học vấn của người dân, chất lượng giáo dục, y tế vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển, hơn nữa nhân lực chất lượng cao đang có xu hướng dịch chuyển sang các địa phương khác.²¹ Mục này bàn về một số vấn đề liên quan đến chính sách tài khóa và tín dụng cho phát triển vùng nói chung và cho doanh nghiệp – hộ sản xuất nói riêng. Nội dung mục này ngoài phần dẫn nhập sẽ gồm 4 phần chính: thứ nhất là khái quát về tình hình ngân sách của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; phần tiếp theo là phân tích về những vấn đề liên quan đến chính sách tài khóa cho phát triển vùng; thứ ba một vài khuyến nghị chính sách tài chính ngân sách; và cuối cùng là thực trạng cung cấp và phân bổ tín dụng ở ĐBSCL.. <18. % GDP cả nước. Tỷ trọng đóng góp GDP cả nước của ĐBSCL. Khái quát về thực trạng ngân sách nhà nước vùng ĐBSCL Quy mô ngân sách nhà nước vùng ĐBSCL Phân tích số liệu về chi ngân sách nhà nước (NSNN) trong những năm gần đây cho thấy số chi cả tuyệt đối và tương đối NSNN cho vùng ĐBSCL trong giai đoạn 10 năm gần đây đã tăng lên. Số dự toán chi cân đối NSNN năm 2020 của vùng tăng lên gần 2,3 lần so với số quyết toán năm 2010, mức tăng này là cao nhất so với tất cả các vùng còn lại và cũng cao hơn so với mức tăng chung của tổng chi NSĐP của Việt Nam (năm 2020 chỉ tăng gấp 1,94 lần so với năm 2010). Tuy nhiên, nếu tính chung cả ngân sách trung ương và địa phương thì tốc độ tăng chi của vùng ĐBSCL vẫn thấp hơn tốc độ tăng tổng chi NSNN của Việt Nam (2,69 lần trong giai đoạn từ 2010-2020). Về cơ cấu chi tính theo vùng thì tổng chi cân đối NSNN của vùng ĐBSCL cũng tăng nhẹ từ 12,4% tổng chi NSĐP năm 2010 lên 14,2% tổng chi NSĐP của cả nước). Sự thay đổi này thể hiện sự quan tâm của Việt Nam cho phát triển vùng, nhất là sau khi có nghị quyết 120/ NQ-CP năm 2017 của Chính phủ. Tuy nhiên, mức tăng chi cân đối NSNN vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển vùng. Báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư (2019) cho thấy tổng đầu tư cho Vùng ĐBSCL giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 17-18% tổng nguồn vốn đầu tư cho cả nước và giai đoạn 2016 - 2020 chiếm khoảng 18%. Trong 5 năm tới giai đoạn 2021-2025, nhu cầu vốn đầu tư của vùng lên tới 45.000 tỷ đồng (khoảng 2 tỷ USD) song ngân sách chỉ có thể cân đối khoảng ½ trong số này. ²0 Số liệu của Bộ Kế hoạch đầu tư (2018). ²¹ Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long. 114.

<span class='text_page_counter'>(164)</span> CHƯƠNG III - 3.4 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐBSCL TỪ GÓC NHÌN TÀI KHÓA VÀ TÍN DỤNG. Bảng 3.10 So sánh tổng chi cân đối NSNN của Đồng bằng sông Cửu Long với các vùng (triệu đồng). Chỉ tiêu. 2020. Cơ cấu (%). 2015. Cơ cấu (%). 2010. Cơ cấu (%). TỔNG SỐ NSĐP. 880.012.778. 100. 830.085.413. 100. 452.103.885. 100. I. Miền núi phía Bắc. 126.313.234. 14,4. 131.367.129. 15,8. 65.220.900. 14,4. II. ĐB sông Hồng. 250.255.597. 28,4. 227.936.610. 27,5. 129.563.617. 28,7. III. BTB và DHMT. 178.295.396. 20,3. 187.158.313. 22,5. 100.862.500. 22,3. IV. Tây Nguyên. 46.599.904. 5,3. 43.842.212. 5,3. 26.605.360. 5,9. V. Đông Nam bộ. 153.894.809. 17,5. 130.500.884. 15,7. 73.908.897. 16,3. VI. ĐBSCL. 124.653.838. 14,2. 109.280.263. 13,2. 55.942.612. 12,4. 1. Long An. 12.782.127. 1,5. 10.827.460. 1,3. 5.673.543. 1,3. 2. Tiền Giang. 11.917.187. 1,4. 8.440.447. 1,0. 4.648.584. 1,0. 3. Bến Tre. 8.278.971. 0,9. 6.045.598. 0,7. 3.382.269. 0,7. 4. Trà Vinh. 8.335.385. 0,9. 7.706.188. 0,9. 3.498.871. 0,8. 5. Vĩnh Long. 7.200.678. 0,8. 5.550.331. 0,7. 3.475.321. 0,8. 6. Cần Thơ. 9.793.169. 1,1. 8.957.712. 1,1. 5.987.877. 1,3. 7. Hậu Giang. 5.429.132. 0,6. 5.727.191. 0,7. 3.145.776. 0,7. 8. Sóc Trăng. 8.911.852. 1,0. 9.178.584. 1,1. 4.249.927. 0,9. 9. An Giang. 12.373.166. 1,4. 11.118.859. 1,3. 5.420.467. 1,2. 10. Đồng Tháp. 11.524.776. 1,3. 9.739.938. 1,2. 5.294.321. 1,2. 11. Kiên Giang. 13.801.539. 1,6. 12.637.011. 1,5. 4.760.052. 1,1. 12. Bạc Liêu. 5.832.998. 0,7. 5.206.150. 0,6. 2.700.680. 0,6. 13. Cà Mau. 8.472.858. 1,0. 8.144.795. 1,0. 3.704.925. 0,8. STT. Nguồn: Báo cáo công khai quyết toán ngân sách nhiều năm của Bộ Tài chính, năm 2020 là số dự toán Một trong những lý do dẫn đến quy mô chi ngân sách nhà nước của các địa phương vùng ĐBSCL bị hạn chế là do quy mô thu NSNN của các tỉnh trong vùng còn khá thấp. Cả vùng chỉ có thành phố Cần thơ là có thể tự chủ tài chính và có điều tiết về trung ương, trong khi tất cả các tỉnh còn lại đều phải trông chờ vào bổ sung từ NSTW. Mặc dù tổng thu NSĐP của vùng ĐBSCL tăng với tốc độ khá cao trong giai đoạn 2010-2020 song trong tổng thu NSNN, vùng này cũng chỉ đóng góp khoảng 6% , chỉ cao hơn 02 vùng nghèo khác là Tây Nguyên và Tây Bắc Bộ, thua khá xa vùng Đồng bằng sông Hồng (nếu không tính Hà Nội thì trong dự toán NSNN năm 2020, các tỉnh Đồng bằng sông Hồng. 115. vẫn thu NSNN trên địa bàn cao gấp 2,5 lần số thu của các tỉnh ĐBSCL). Do nguồn thu NSNN hạn chế nên hầu hết các tỉnh ĐBSCL cũng bị hạn chế về khả năng vay nợ của chính quyền địa phương. Ngay trong bản thân vùng ĐBSCL cũng có sự khác biệt khá lớn về số thu NSNN khi mà dự toán thu 2020 của Long An cao hơn gần 5 lần so với Bạc Liêu, Sóc Trăng và gấp 3 nhiều tỉnh trong vùng. Đặc điểm của vùng với tỷ trọng cao về sản xuất nông nghiệp là một lý do quan trọng giải thích sự hạn chế về nguồn thu NSNN..

<span class='text_page_counter'>(165)</span> Bảng 3.11 Quy mô thu NSNN trên địa bàn vùng ĐBSCL và so sánh các vùng (triệu đồng). STT. Chỉ tiêu. 2020. 2015. Cơ cấu (%). 2010. Cơ cấu (%). 2020/ 2015. 2015/ 2010. TỔNG SỐ THU NSNN. Cơ cấu (%). 1.637.300.000. 100. 1.217.781.896. 100. 728.300.190. 100. 134.4. 167,2. I. MNPB. 63.868.000. 3,9. 60.098.651. 4,9. 30.471.078. 4,2. 106.3. 197,2. II. ĐBSH. 543.479.000. 33,2. 423.382.827. 34,8. 232.675.719. 31,9. 128.4. 182,0. III. BTB và DHMT. 189.063.000. 11,5. 161.936.827. 13,3. 94.437.621. 13,0. 116.8. 171,5. IV. Tây Nguyên. 24.260.200. 1,5. 20.824.268. 1,7. 16.920.744. 2,3. 116.5. 123,1. V. Đông Nam bộ. 612.861.000. 37,4. 478.737.930. 39,3. 311.252.418. 42,7. 128.0. 153,8. VI. ĐBSCL. 98.668.800. 6,0. 72.801.393. 6,0. 42.542.611. 5,8. 135.5. 171,1. 1. Long An. 16.765.000. 1,0. 10.882.131. 0,9. 5.509.782. 0,8. 154.1. 197,5. 2. Tiền Giang. 11.055.000. 0,7. 5.923.460. 0,5. 3.558.304. 0,5. 186.6. 166,5. 3. Bến Tre. 4.835.000. 0,3. 2.378.010. 0,2. 1.636.268. 0,2. 203.3. 145,3. 4. Trà Vinh. 4.800.000. 0,3. 3.490.487. 0,3. 1.592.486. 0,2. 137.5. 219,2. 5. Vĩnh Long. 7.160.000. 0,4. 5.444.174. 0,4. 3.194.177. 0,4. 131.5. 170,4. 6. Cần Thơ. 11.618.000. 0,7. 12.406.032. 1,0. 7.537.948. 1,0. 93.6. 164,6. 7. Hậu Giang. 3.641.000. 0,2. 2.730.011. 0,2. 1.685.039. 0,2. 133.4. 162,0. 8. Sóc Trăng. 3.683.500. 0,2. 3.739.270. 0,3. 1.834.727. 0,3. 98.5. 203,8. 9. An Giang. 6.648.000. 0,4. 5.183.714. 0,4. 3.708.605. 0,5. 128.2. 139,8. 10. Đồng Tháp. 8.391.000. 0,5. 5.800.367. 0,5. 4.301.373. 0,6. 144.7. 134,8. 11. Kiên Giang. 11.540.000. 0,7. 7.735.824. 0,6. 3.351.043. 0,5. 149.2. 230,8. 12. Bạc Liêu. 3.320.300. 0,2. 2.583.798. 0,2. 1.413.670. 0,2. 128.5. 182,8. 13. Cà Mau. 5.212.000. 0,3. 4.504.115. 0,4. 3.219.188. 0,4. 115.7. 139,9. Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo quyết toán và dự toán NSNN nhiều năm của Bộ Tài chính, năm 2020 là số dự toán.. Một số vấn đề đặt ra về tài chính ngân sách ở Đồng bằng sông Cửu Long Thứ nhất: Cơ chế phân bổ vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách địa phương. Giai đoạn 2016-2020, vốn đầu tư được phân bổ vốn thực hiện theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó cho phép ngành giáo dục được chi cho các dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị các cơ sở giáo dục, đào tạo và cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các cấp học từ mầm non đến đại học và hạ tầng kỹ thuật các khu đại học. Căn cứ vào các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển tại Quyết định này, khả năng tài chính và đặc điểm tình hình của địa phương, HĐND tỉnh quyết định các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN cho các ngành,. các cấp của địa phương. Về nguyên tắc ưu tiên phân bổ cho các địa phương, Quyết định 40/2015/QĐ-TTg đề cập đến nguyên tắc chung “Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các địa phương có số thu lớn, có tỷ lệ điều tiết cao về ngân sách trung ương, với việc ưu tiên các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn khác để góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng miền trong cả nước”. Theo đó, tiêu chí phân bổ vốn cho các địa phương gồm 5 nhóm: tiêu chí dân số; tiêu chí về trình độ phát triển; tiêu chí diện tích; tiêu chí về đơn vị hành chính cấp huyện và các tiêu chí bổ sung.. 116.

<span class='text_page_counter'>(166)</span> CHƯƠNG III - 3.4 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐBSCL TỪ GÓC NHÌN TÀI KHÓA VÀ TÍN DỤNG. Cũng theo Quyết định này, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được nhấn mạnh ưu tiên bố trí phân bổ vốn đầu tư trong ba chương trình mục tiêu: Phát triển kinh tế thủy sản bền vững; Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo và Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo có hai Chương trình mục tiêu đó là Giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và Giáo dục Nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động, song cả hai chương trình này đều không đề cập đến phân bổ ưu tiên cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Có thể thấy là tỷ lệ chi đầu tư của NSĐP trong tổng chi cân đối NSNN khá cao song do quy mô tuyệt đối của chi đầu tư nhỏ nên rất khó có thể thực hiện được các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn mang tính liên vùng.. Hơn nữa, do công tác lập kế hoạch dự toán và triển khai giải ngân chưa tốt nên tỷ lệ chi chuyển nguồn rất cao (xem Bảng 3.12). Thứ hai, về tỷ lệ chi NSNN dành cho giáo dục đào tạo. Do chỉ có quy định tỷ lệ chung cả nước là 20% mà không có hướng dẫn cụ thể cho các địa phương, để đảm bảo chi cho GDĐT theo đúng quy định sẽ dẫn tới tình trạng tỉnh càng nghèo thì tỷ lệ chi cho GDĐT trong NSĐP càng cao. Tuy nhiên, hàng năm Bộ Tài chính đều yêu cầu các địa phương phải thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên và giáo dục sẽ là lĩnh vực bị cắt giảm trong bối cảnh phần lớn các tỉnh vùng ĐBSCL là tỉnh nghèo có tỷ lệ chi NSĐP cho GDĐT cao.. Bảng 3.12 Cơ cấu chi cân đối NSNN các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long 2018 (triệu đồng). 120.908.957. Chi thường xuyên 81.272.904. Long An. 11.677.331. 7.292.090. 62,4. 3.356.927. 28,7. Tiền Giang. 10.040.491. 6.810.687. 67,8. 3.228.659. 32,2. Bến Tre. 7.179.475. 5.317.314. 74,1. 1.800.944. 25,1. Trà Vinh. 7.853.563. 5.465.975. 69,6. 2.386.588. 30,4. Vĩnh Long. 7.814.248. 5.081.859. 65,0. 2.731.389. 35,0. Cần Thơ. 8.925.455. 5.579.560. 47,0. 3.333.062. 28,1. Hậu Giang. 8.864.542. 3.976.001. 44,9. 2.959.481. 33,4. Sóc Trăng. 9.434.603. 6.574.161. 69,7. 2.814.582. 29,8. An Giang. 12.508.880. 9.119.296. 72,9. 3.388.414. 27,1. Đồng Tháp. 10.895.260. 7.613.338. 69,9. 2.866.350. 26,3. Kiên Giang. 11.337.745. 8.196.384. 72,3. 3.140.321. 27,7. Bạc Liêu. 5.861.399. 4.005.506. 68,3. 1.734.420. 29,6. Cà Mau. 8.515.965. 6.240.733. 73,3. 2.273.828. 26,7. Địa phương ĐB sông Cửu Long. Tổng chi cố định. Cơ cấu (%). Chi đầu tư. Cơ cấu (%). 67,2. 36.014.965. 29,8. Nguồn: Quyết toán NSNN 2018 của các địa phương, riêng Đồng Tháp và Bạc liêu là số dự toán 2019.. 117.

<span class='text_page_counter'>(167)</span> Hình 3.9 Tỷ lệ chi chuyển nguồn so với tổng chi cân đối NSĐP 2018 70,0 60,0 50,0 40,0 30,0 20,0 10,0 0,0. NG LO. AN T. N IỀ. G AN GI B. ẾN. E TR T. RÀ. G. V. H IN. NH. VĨ. N LO. N CẦ. Ơ TH. U HẬ. G AN GI. ÓC. S. T. NG RĂ. AN. G. NG IA. G ỒN. Đ. TH. ÁP KI. ÊN. G AN I G. C BẠ. ÊU. LI. CÀ. M. AU. Tỷ lệ chi chuyển nguồn/ Tổng chỉ CĐNSĐP. Nguồn: Quyết toán NSĐP 2018, trừ Đồng Tháp và Bạc Liêu là QT2017 So sánh NSĐP dành cho GDĐT với tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh cũng cho thấy nhận xét thú vị. Một số tỉnh vùng ĐBSCL có tỷ lệ chi cho GDĐT chiếm gần 70% tổng thu NSNN trên địa bàn, trường hợp Hậu Giang còn lên tới 100% . Như vậy, trong thời kỳ ổn định ngân sách,. nếu số thu NSNN không đạt dự toán hoặc chi GDĐT tăng mạnh do thay đổi chính sách sẽ có nguy cơ một số địa phương không đủ nguồn để chi cho GDĐT theo quy định.. Hình 3.10 Tỷ lệ chi NSĐP cho GDĐT / tổng chi NSĐP và tỷ lệ nghèo. Nguồn: tính toán từ số liệu quyết toán KBNN 2016 và niên giám thống kê 2016. 118.

<span class='text_page_counter'>(168)</span> CHƯƠNG III - 3.4 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐBSCL TỪ GÓC NHÌN TÀI KHÓA VÀ TÍN DỤNG. Bảng 3.13 Cơ cấu thu NSĐP từ tiền sử dụng đất và thu xổ số kiến thiết vùng ĐBSCL (triệu đồng). Tỉnh, TP. Tổng thu cân đối NSĐP (triệu đồng). Thu tiền SD đất (triệu đồng). Thu xổ số. Cơ cấu. (triệu đồng). Cơ cấu. ĐBSCL. 76.721.859. 5.797.853. 7,6. 15.595.246. 20,3. Long An. 12.855.000. 690.000. 5,4. 1.200.000. 9,3. Tiền Giang. 7.902.623. 387.833. 4,9. 1.602.566. 20,3. Bến Tre. 3.534.245. 127.745. 3,6. 1.256.378. 35,5. Trà Vinh. 3.606.416. 248.796. 6,9. 1.024.853. 28,4. Vĩnh Long. 5.213.946. 551.748. 10,6. 1.305.900. 25,0. Cần Thơ. 8.634.189. 744.434. 8,6. 1.263.084. 14,6. Hậu Giang. 2.972.327. 219.424. 7,4. 691.007. 23,2. Sóc Trăng. 3.019.086. 208.033. 6,9. 943.903. 31,3. An Giang. 5.284.396. 348.866. 6,6. 1.472.980. 27,9. Đồng Tháp. 7.007.000. 450.000. 6,4. 1.380.000. 19,7. Kiên Giang. 9.421.025. 1.430.974. 15,2. 1.424.575. 15,1. Bạc Liêu. 2.914.600. 80.000. 2,7. 1.180.000. 40,5. Cà Mau. 4.357.005. 310.000. 7,1. 850.000. 19,5. Nguồn: Quyết toán NSĐP 2018, trừ Đồng Tháp và Bạc Liêu là dự toán 2019 Thứ ba, vấn đề tính ổn định của nguồn thu ngân sách địa phương. Theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện nay, nguồn thu từ đất đai (đặc biệt là nguồn thu từ tiền sử dụng đất) và nguồn thu từ xổ số kiến thiết được phân bổ hoàn toàn cho NSĐP. Do đặc điểm của vùng ĐBSCL, hai nguồn thu này có sự khác biệt khá lớn so với các địa phương ở các vùng khác, nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng. Theo luật NSNN 2015, thu từ xổ số kiến thiết được tính vào cân đối NSĐP, tỷ lệ thu từ nguồn này của các tỉnh vùng ĐBSCL rất cao (trung bình toàn vùng là 20,3% trong khi tỷ lệ này trong tổng ngân sách cả nước chỉ là. 119. 2,1% và đối với hầu hết các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng chỉ là dưới 5%). Ngược lại, do đặc điểm về đất đai, các tỉnh ĐBSCL có rất ít đất công và hầu hết đất nông nghiệp đều do các hộ gia đình nông dân nắm giữ từ lâu đời nên việc đền bù giải phóng mặt bằng cũng khá cao. Ở An Giang là khoảng 18 tỷ đồng cho mỗi ha năm 2020.²² Điều này khác với vùng Đồng bằng sông Hồng khi đất đai được giao là sau khi tập thể hóa và do vậy khả năng đền bù, thu hồi cho các dự án phát triển kinh tế xã hội có nhiều thuận lợi hơn. Do đó, số thu từ tiền sử dụng đất của các tỉnh ĐBSH cũng cao hơn rất nhiều các tỉnh ĐBSCL.. ²²

<span class='text_page_counter'>(169)</span> Thứ tư, vấn đề chia sẻ nguồn lực tài chính ngân sách giữa các địa phương. Tổng thu ngân sách toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2018 đạt hơn 243.200 tỷ đồng, đóng góp 18% GDP cả nước, trong đó thành phố Cần Thơ là địa phương duy nhất của vùng điều tiết ngân sách về Trung ương. Số thu thấp song lại được sử dụng phân tán dẫn đến những khó khăn rất lớn cho việc phát triển các dự án hạ tầng mang tính liên vùng. Trên thực tế, mặc dù TP. Hồ Chí Minh có số thu NSNN rất lớn song rất nhiều hoạt động kinh tế trên thực tế diễn ra trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL. Hiện nay, do quy định về quản lý thuế, các doanh nghiệp có trụ sở ở TP. Hồ Chí Minh vẫn khai báo và nộp thuế tại đây dù họ có các chi nhánh, nhà máy tại các tỉnh vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, hiện chưa có cơ chế để có thể đảm bảo sự điều tiết NSNN mang tính vùng và cũng chưa có chính sách để có thể huy động nguồn lực tài chính ngân sách cho phát triển chung của vùng.. Do vậy, ngoài các dự án về hạ tầng do NSTW đảm nhận, hiện các địa phương vùng ĐBSCL đang gặp khó khăn về việc huy động và chia sẻ trách nhiệm tài chính khi phát triển các dự án liên vùng. Thứ năm, vấn đề về huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước. Do đặc điểm của vùng về tự nhiên, kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, ĐBSCL đang gặp nhiều khó khăn trong thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Hơn nữa, do số thu hạn chế nên việc huy động nguồn tài chính ngoài NSNN qua vay nợ của chính quyền địa phương cũng khó thực hiện. Trong nghị quyết 120/NQ-CP đã đề cập đến việc xem xét việc thành lập Quỹ phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, đến nay Quỹ này vẫn chưa được thành lập và các chính sách liên quan đến huy động nguồn lực ngoài ngân sách cho các tỉnh ĐBSCL vẫn còn hạn chế.. 120.

<span class='text_page_counter'>(170)</span> CHƯƠNG III - 3.4 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐBSCL TỪ GÓC NHÌN TÀI KHÓA VÀ TÍN DỤNG. Tín dụng, ngân hàng Vốn tín dụng là nhu cầu cần thiết cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, cho nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của người dân. Tại ĐBSCL, hoạt động tín dụng không thực sự phát triển tương xứng với vị thế kinh tế của vùng. Số dư tiền gửi và tín dụng năm 2019 của ĐBSCL chỉ chiếm lần lượt 5,4% và 8,2% so với quy mô cả nước trong khi đóng góp gần 20% vào GDP của nền kinh tế. Tuy vậy, với sự hiện diện của 350 chi nhánh tổ chức tín dụng và 150 mô hình quỹ tín dụng nhân dân, mô hình tín dụng tư thương khác, thì nhu cầu vốn và các phương thức giao dịch tín dụng trên địa bàn vẫn được đảm bảo. Bình quân giai đoạn 2015 – 2018, tăng trưởng tín dụng của khu vưc đạt khoảng 15%/năm (tương đương mức tăng trưởng tín dụng bình quân cả nước trong cùng giai đoạn). Lũy kế đến 2019, cho thấy tổng nguồn lực huy động trong vùng chỉ tương đương 86% nhu cầu tín dụng (trong khi tỷ lệ này của cả nước là 129%), bước đầu có thể nhận định nhu cầu vốn trong vùng cao hơn so với nguồn lực tiết kiệm. Nhưng thực tế, nguồn vốn để cung. cấp cho doanh nghiệp và người dân là không thiếu. Vấn đề là doanh nghiệp và người dân không có phương án, sản xuất kinh doanh hiệu quả hay có tài sản đảm bảo an toàn. Đặc điểm chung của nguồn vốn huy động chủ yếu đến từ khu vực dân cư, có kỳ hạn gửi dưới 12 tháng và từ 12 tháng trở lên tương đồng. Đối tượng đi vay chủ yếu cũng là dân cư và kỳ hạn vay chủ yếu là ngắn hạn, trong khi nhu cầu và khả năng vay vốn của doanh nghiệp thấp và có xu hướng ngày càng giảm (xem minh họa kết quả hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh An Giang qua các năm ở Bảng 3.16 bên dưới). Bảng 3.14 So sánh quy mô hoạt động tín dụng vùng ĐBSCL so với cả nước. Năm. 2018. 2019. 9.212. 10.574. 498. 572. 7.211. 8.195. 579. 662. Dư nợ tiền gửi (ngàn tỷ đồng) Cả nước ĐBSCL Dư nợ tín dụng (ngàn tỷ đồng) Cả nước ĐBSCL. Nguồn: GSO và Hội nghị kết nối Ngân hàng – Doanh nghiệp vùng ĐBSCL năm 2019.. Bảng 3.15 Dư nợ tiền gửi và tín dụng các tỉnh ĐBSCL năm 2019 (tỷ đồng). Tỉnh, thành. Dư nợ tiền gửi 2019 +/- so với 2018. Dư nợ tín dụng. 12,12%. 2019 91.328. +/- so với 2018 17,65%. Cần Thơ. 81.292. Kiên Giang. 50.515. 9,99%. 80.254. 16,96%. An Giang. 54.218. 17,97%. 72.553. 10,93%. Long An. 68.350. 13,05%. 69.807. 12,91%. Đồng Tháp. 47.950. 15,08%. 65.096. 14,29%. Tiền Giang. 69.447. 15,09%. 56.314. 16,24%. Cà Mau. 30.403. 10,02%. 42.929. 3,62%. Sóc Trăng. 31.457. 17,69%. 41.124. 22,63%. Bến Tre. 39.386. 18,89%. 36.449. 17,47%. Vĩnh Long. 39.237. 15,90%. 28.516. 14,79%. Bạc Liêu. 21.637. 16,59%. 27.128. 14,39%. Trà Vinh. 23.476. 19,89%. 26.767. 13,17%. Hậu Giang. 14.386. 18,97%. 23.391. 6,74%. Tổng cộng. 571.754. 14,71%. 661.656. 14,28%. 121. Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo NHNN, chi nhánh các địa phương.

<span class='text_page_counter'>(171)</span> Bảng 3.16 Kết quả hoạt động tín dụng trên địa bàn tỉnh An Giang qua các năm. ĐVT: tỷ đồng Dư nợ tiền gửi. 2010 21.121. 2011 17.311. Dân cư DN Khác. 54,8% 43,3% 1,9%. 77,0% 19,5% 3,6%. < 12 tháng > 12 tháng Dư nợ tín dụng. 48,4% 51,6% 30.555. 48,1% 51,9% 33.042. Dân cư DN Khác. 59,6% 40,4% 0,0%. 57,3% 42,7% 0,0%. Ngắn hạn Dài hạn. 72,1% 27,9%. 76,9% 23,1%. 2012 2013 2014 22.961 23.739 25.680 Phân theo nguồn 78,9% 83,6% 87,4% 16,5% 14,1% 11,7% 4,6% 2,4% 0,9% Phân theo kỳ hạn 49,7% 49,0% 35,5% 50,3% 51,0% 64,5% 36.076 41.844 45.853 Phân theo đối tượng cho vay 59,0% 60,6% 61,1% 41,0% 39,3% 38,7% 0,0% 0,1% 0,1% Phân theo kỳ hạn 72,0% 71,3% 68,8% 28,0% 28,7% 31,2%. 2015 30.139. 2016 36.593. 2017 41.229. 2018 45.937. 84,0% 13,8% 2,2%. 86,1% 12,6% 1,3%. 87,7% 10,3% 2,0%. 82,0% 15,4% 2,5%. 51,1% 48,9% 51.590. 41,5% 58,5% 56.276. 51,0% 49,0% 60.789. 51,4% 48,6% 65.406. 62,1% 37,7% 0,2%. 64,0% 35,7% 0,3%. 67,7% 32,0% 0,3%. 71,1% 28,8% 0,1%. 68,3% 31,7%. 65,8% 34,2%. 67,2% 32,8%. 68,7% 31,3%. Nguồn: Ngân hàng nhà nước, chi nhánh tỉnh An Giang. Số liệu về kết quả hoạt động tín dụng cho thấy một số vấn đề sau: (i) Nhu cầu tín dụng cho dân cư chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng, với hoạt động sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu vốn lưu động trong mỗi mùa vụ (giống, thức ăn, chi phí sản xuất khác) nhưng khả năng vay chính thức từ các tổ chức tín dụng không cao do không có tài sản thế chấp; (ii) Nhu cầu vốn của doanh nghiệp chủ yếu để tài trợ vốn lưu động mua nguyên liệu đầu vào, trả lương lao động, và có tốc độ quay vòng rất cao. Nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất rất hạn chế. Điều này cho thấy, rủi ro từ hoạt động cho vay tín dụng trên địa bàn là rất cao, khả năng trả nợ của các đối tượng vay chủ yếu phụ thuộc vào kết quả vụ mùa sản. xuất và các đơn hàng xuất khẩu. Nguồn lực tài chính tự có của doanh nghiệp hay cơ hội phát triển từ đầu tư, mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp trong vùng là rất hạn chế. Phân theo lĩnh vực cấp tín dụng, dư nợ cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tính đến cuối năm 2019 là 365,2 tỷ đồng, chiếm đến 55% tổng dư nợ cho vay của toàn nền kinh tế vùng ĐBSCL. Với hoạt động nông nghiệp, sự phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thị trường thế giới trong bối cảnh thị trường ngày càng biến động, đặc biệt là vấn đề giá cả dẫn đến mức độ rủi ro cho vay ngày càng cao. 122.

<span class='text_page_counter'>(172)</span> Thực tế là các khoản cho vay trong ngành nông nghiệp có khuynh hướng tập trung vào một số doanh nghiệp dẫn đầu, có thị trường đầu ra và vùng nguyên liệu ổn định. Với các doanh nghiệp nhỏ, vốn tín dụng phụ thuộc vào xoay vòng nguồn vốn và ứng trước từ hợp đồng xuất khẩu đầu ra. Kết quả là hiệu quả kinh doanh giảm do phải chịu chi phí ứng trước lên đến khoảng 10% giá trị hợp đồng, rủi ro thua lỗ hay bỏ hợp đồng khá cao trong trường hợp giá giảm bất ngờ.. cấp bởi thương lái thu mua, cơ sở cung cấp thức ăn – vật tư nuôi trồng) và phụ thuộc vào kết quả vụ mùa nuôi trồng: sản lượng có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi vấn đề dịch bệnh, thời tiết biến đổi cực đoan; trong khi giá cả đầu ra phụ thuộc vào biến động giá xuất khẩu và có thể bị thao túng bởi thương lái thu mua hay các doanh nghiệp lớn trong ngành do nguồn cung và cầu thường không tương thích, sản xuất ồ ạt khi giá vụ trước tăng và ngược lại. Các khoảng vay tư thương với các điều kiện vay linh hoạt, số vốn cho vay cao hơn nhưng chi phí lãi vay đồng nghĩa cũng cao hơn.. Với nông hộ sản xuất, phần lớn nhu cầu vốn tín dụng phụ thuộc vào các mô hình tín dụng tư thương (cung. Bảng 3.17 So sánh tín dụng chính thức và phi chính thức cho hộ nuôi tôm ở Trà Vinh. Số quan sát. Số tiền vay trung bình. Tỷ trọng vốn vay (%). Lãi suất trung bình (%). 1. Tín dụng chính thức (TCTD và Quỹ TDND). 130. 41,2. 35,8. 13,6%. 2. Tín dụng phi chính thức (Thương lái, đại lý thức ăn, vật tư). 144. 72,3. 62,8. 38,3%. Nguồn vay. Nguồn: Bùi Văn Trịnh (2014), trích Dương Văn Lăng (2019).²³. 123.

<span class='text_page_counter'>(173)</span> Mô hình liên kết giữa doanh nghiệp, ngân hàng, nông hộ, tư thương giúp giảm thiểu rủi ro nhưng mức độ áp dụng vẫn còn thấp do tính cam kết của các bên liên quan khi tham gia liên kết là rất thấp. Trong bối cảnh nhu cầu vốn cao, nguồn tín dụng cho vay có nhưng không thể giải ngân, nhiều chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn đã được triển khai như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi vay; tiếp tục cho vay mới để khách hàng khắc phục khó khăn, khôi phục sản xuất,… nhưng hiệu quả triển khai thấp, do các điều kiện để được hỗ trợ không đảm bảo. Trong 2 quý đầu năm 2019, các tổ chức tín dụng đã hỗ trợ 250 doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng dư nợ các khoản vay hỗ trợ chỉ đạt 3.720 tỷ đồng, rất thấp so với. 4.400 doanh nghiệp được cấp tín dụng và nguồn vốn giải ngân hơn 70.000 tỷ đồng. Một số lĩnh vực là đối tượng ưu tiên cho vay như khuyến khích nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp xanh, hay nâng cấp tàu đánh bắt xa bờ có dư nợ toàn vùng cũng chỉ đạt lần lượt 2.000 và 1.100 tỷ đồng.²4 Tóm lại, hoạt động tín dụng tại ĐBSCL có quy mô tương đối nhỏ so với vị thế kinh tế của vùng. Nhu cầu vốn của người dân và doanh nghiệp là rất lớn, chủ yếu phục vụ nhu cầu vốn lưu động trong ngắn hạn, nhu cầu vốn đầu tư hạn chế. Nguồn vốn có thể cho vay không thiếu, vấn đề là thiếu các phương án kinh doanh, đầu tư hiệu quả và tài sản đảm bảo cần thiết.. ²³ Bùi Văn Trịnh (2014). Phân tích khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức: Trường hợp của nông hộ nuôi tôm tại Trà Vinh. Tạp chí Khoa học – Đại học Cần Thơ. Trích trong Dương Văn Lăng (2019). Những đặc điểm của mô hình tín dụng tư thương trong ngành nuôi tôm tại ĐBSCL và ham ý chính sách. Luận văn Thạc sĩ MPP, Trường Đại học Fulbright Việt Nam. ²4 Thạch Bình (2019). Gần 71.300 tỷ đồng tín dụng kết nối Đồng bằng sông Cửu Long. Thời báo ngân hàng, truy cập tại: 124.

<span class='text_page_counter'>(174)</span> CHƯƠNG III - 3.4 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN ĐBSCL TỪ GÓC NHÌN TÀI KHÓA VÀ TÍN DỤNG. Kết luận và khuyến nghị Phát triển ĐBSCL là yêu cầu cấp thiết nhằm khai thác tốt hơn nguồn lực và đáp ứng tốt hơn những thách thức trong giai đoạn tới của vùng này. Trong các giải pháp chính sách, cần có các giải pháp về tài chính và ngân sách. Một số khuyến nghị có thể xem xét gồm: Thứ nhất, xem xét bổ sung chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển Đồng bằng sông Cửu Long chống biến đổi khí hậu trong phân bổ vốn đầu tư phát triển trong cân đối thay thế Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg cho giai đoạn 2021 – 2025. Hiện nay, cũng như các vùng khác trên cả nước, vùng ĐBSCL mới chỉ nhận được vốn bổ sung có mục tiêu từ NSNN theo hai chương trình mục tiêu quốc gia là chương trình Xóa đói giảm nghèo và chương trình Nông thôn mới. Tuy nhiên, vùng ĐBSCL hiện là vùng có rủi ro lớn nhất do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Vì vậy, cần đề xuất quốc hội xem xét bổ sung riêng một chương trình mục tiêu quốc gia cho vùng này. Thứ hai, đối với nguồn thu từ sử dụng đất, hiện văn bản của Bộ Tài chính chỉ yêu cầu chung chung là ưu tiên đầu tư để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung. Có thể đề nghị quy định nguyên tắc ưu tiên đầu tư cho giáo dục từ nguồn này với những tỉnh còn khó khăn về cơ sở vật chất giáo dục. Tương tự như vậy đối với nguồn thu từ xổ số kiến thiết Đồng bằng sông Cửu Long có thể đề xuất mức bố trí tối thiểu là 60% nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề và lĩnh vực y tế giống như các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Tuy nhiên, nguồn thu của các tỉnh lại không giống nhau và việc phát triển cơ sở vật chất cho giáo dục và y tế ở một số tỉnh đã khá tốt, do vậy, cần xem xét quy định lại mang tính linh động hơn cho địa phương.. 125. Thứ ba, hiện nay các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính đều nhấn mạnh trong tổ chức thực hiện dự toán nếu phát sinh tăng thu so với dự toán, số tăng thu được để lại địa phương có quyền chủ động phân bổ chi đầu tư thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, trong đó ưu tiên chi các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, nông nghiệp, nông thôn, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đề xuất đối với Đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ có thể hướng dẫn ưu tiên thực hiện chi giáo dục – đào tạo từ nguồn này trong giai đoạn 2021 - 2025 để sớm thoát khỏi “vùng trũng” về giáo dục tiến tới phát triển giáo dục và đào tạo ở mức cao hơn so với cả nước như Nghị quyết 120/NQ-CP yêu cầu. Thứ tư, đề xuất Quốc hội cho phép mở rộng hạn mức vay theo quy định của Luật NSNN đối với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để mở rộng dư địa tài chính cho mục tiêu đầu tư phát triển. Mức dư nợ vay (bao gồm vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay về cho vay lại và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật) của ngân sách tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng thêm 5 - 10% mức hiện hành theo quy định tại điều 7 Luật NSNN 2015. Số vay tăng thêm này sử dụng đầu tư cho các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển của địa phương như giáo dục, đào tạo, chống biến đổi khí hậu. Trong quá trình tổ chức thực hiện, căn cứ vào tiến độ giải ngân và khả năng vay, ưu tiên cho các tỉnh ĐBSCL được phép tăng hoặc giảm nguồn vốn vay trong nước và nguồn vốn vay nước ngoài về cho địa phương vay lại trên cơ sở đảm bảo không vượt quá tổng mức dự toán vay được cấp có thẩm quyền giao trong cả thời kỳ ổn định ngân sách (ví dụ: 2021 - 2015)..

<span class='text_page_counter'>(175)</span> Thứ năm, cần nghiên cứu khi xây dựng định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN giai đoạn 2021 2025 thay thế quyết định số 46/2016/QĐ-TTg cần xem xét đặc thù Đồng bằng sông Cửu Long để có tiêu chí phù hợp. Với chi đầu tư phát triển, Quốc hội và Chính phủ cũng cần xem xét ban hành chính sách cho phép việc chia sẻ gánh nặng tài chính ngân sách giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng ĐBSCL khi phát triển các công trình hạ tầng có tính chất liên vùng, liên tỉnh. Thứ sáu, cần đẩy nhanh việc xây dựng Quỹ phát triển ĐBSCL nhằm huy động nguồn lực cho phát triển vùng, đặc biệt là huy động bằng phát hành trái phiếu địa phương hoặc trái phiếu chính phủ riêng cho mục tiêu phát triển ĐBCSL với chống biến đổi khí hậu.. kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong huy động nguồn lực tài chính cho phát triển ĐBSCL. Về ngắn hạn, Bộ KHĐT cần đẩy nhanh việc phối hợp Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam làm đầu mối và các tổ chức quốc tế khác xây dựng một khoản vay Hỗ trợ chính sách phát triển cho vùng ĐBSCL (dự kiến gói hỗ trợ có quy mô khoảng 1,05 tỷ USD trong giai đoạn 2021 2023 Thứ bảy, cần đẩy nhanh việc hoàn thiện quy hoạch phát triển chi tiết về các lĩnh vực của Vùng để làm cơ sở huy động nguồn lực trong và ngoài NSNN cho phát triển. Về ngắn hạn để phát huy tích cực vai trò của đầu tư công cần có biện pháp để cải thiện năng lực lập và quản lý đầu tư công của các tỉnh ĐBSCL. Việc chi chuyển nguồn quá nhiều hiện nay phản ánh những hạn chế nhất định trong việc lập và thực thi ngân sách của các tỉnh trong vùng.. Trong bối cảnh NSNN còn hạn chế, cần tiếp tục tìm. 126.

<span class='text_page_counter'>(176)</span> 3.5. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÙNG ĐBSCL QĐ Hoàng Sa. Đảo Phú Quốc. QĐ Trường Sa.

<span class='text_page_counter'>(177)</span> CHƯƠNG III - 3.5 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÙNG ĐBSCL. Tổng quan về môi trường kinh doanh của vùng ĐBSCL Thực trạng Môi trường kinh doanh qua chỉ số PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI (viết tắt của Provincial Competitiveness Index) là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển doanh nghiệp dân doanh. Đây là dự án hợp tác nghiên cứu giữa Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát. triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Chỉ số PCI là một chỉ số quan trọng đo lường môi trường kinh doanh của các tỉnh thành trong nước, giúp nhà đầu tư có cơ sở đánh giá và lựa chọn địa điểm kinh doanh. Chỉ số PCI tổng hợp từ 10 chỉ số thành phần (với thang điểm 100) nhằm đánh giá và xếp hạng các tỉnh về chất lượng điều hành cấp tỉnh tại Việt Nam dựa trên đánh giá và cảm nhận của doanh nghiệp dân doanh (VCCI, 2020). Những chỉ số đó là: gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, cạnh tranh bình đẳng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động, và thiết chế pháp lý.. Hình 3.11 Chỉ số PCI của các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 2009-2019²5 80,00. An Giang Bạc Liêu. 75,00. Bến Tre Cà Mau. Điểm số PCI. 70,00. Cần Thơ Đồng Tháp. 65,00. Hậu Giang Kiên Giang. 60,00. Long An 55,00. Sóc Trăng Tiền Giang. 50,00. Trà Vinh Vĩnh Long. 45,00 2009. 2010. 2011. 2012. 2013. 2014. 2015. 2016. 2017. 2018. 2019. Năm. Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát PCI các năm của VCCI-USAID. ²5 Giai đoạn 2009-2019, VCCI đã thay đổi phương pháp luận và một số chỉ tiêu đánh giá PCI vào năm 2013 và năm 2017 128.

<span class='text_page_counter'>(178)</span> CHƯƠNG III - 3.5 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÙNG ĐBSCL. Nhìn chung, chỉ số PCI của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2019 hầu hết được cải thiện so với năm 2009, một số tỉnh như Long An, Đồng Tháp và Bến Tre đã có cải thiện, vươn lên nằm trong tốp đầu của cả nước. Có một số tỉnh, điểm số PCI đã giảm trong 10 năm trở lại đây ví dụ như Trà Vinh, Hậu Giang và Tiền Giang, Vĩnh Long (điểm số của các tỉnh này năm 2018 thấp hơn điểm số của năm 2009). Trong 10 năm từ 2009 tới 2018, các tỉnh khác như Sóc Trăng, Bạc Liêu và An Giang, Cần Thơ có mức tăng điểm PCI đáng kể thể hiện nỗ lực nâng cao môi trường kinh doanh của tỉnh mình (Hình 3.11). Mặc dù trong giai đoạn 2009-2018, VCCI đã có những điều chỉnh về phương pháp luận và các chỉ số thành phần vào năm 2009, 2013 và 2017, nhưng nhìn chung xu thế hội tụ điểm của PCI các tỉnh được thể hiện rõ nét, biên độ tăng/giảm điểm qua từng năm hoặc chênh lệch điểm giữa các tỉnh trong khu vực dần thu hẹp. Năm 2018 và 2019, trong số 13 tỉnh thành ĐBSCL thì có tới 4 tỉnh nằm trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu cả nước là Đồng. Tháp, Long An, Bến Tre, và Vĩnh Long; trong đó đáng chú ý năm 2019, Đồng Tháp đứng vị trí thứ hai và Vĩnh Long đứng vị trí thứ ba trong tổng số 63 tỉnh thành cả nước. Theo VCCI, giai đoạn 2017-2020, phương pháp luận PCI được duy trì ổn định theo chu kỳ 4 năm một lần sửa đổi. Năm 2019, điểm trung bình của các chỉ số thành phần đã được cải thiện so với năm 2018 ở 8 chỉ số trong 10 chỉ số thành phần của PCI, trừ chỉ số gia nhập thị trường và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (Hình 3.12). Theo số liệu PCI 2019,²6 trong số 10 chỉ số thành phần của PCI, có tới 8 chỉ số thành phần cao hơn điểm trung bình của cả nước đó là các chỉ số về tiếp cận đất đai, hỗ trợ doanh nghiệp, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, tính năng động, cạnh tranh bình đẳng, và thể chế pháp lý và an ninh trật tự, và tính minh bạch. Chỉ có hai chỉ số về đào tạo lao động và gia nhập thị trường là hai chỉ số mà ĐBSCL yếu hơn so với trung bình của cả nước.. Hình 3.12 Chỉ số thành phần PCI trung bình của ĐBSCL năm 2018 và 2019 PCI ĐBSCL 2018. Thiết chế pháp lý và ANTT Đào tạo lao động. Gia nhập thị trường 8,00 6,00 4,00 2,00. PCI ĐBSCL 2019. Đào tạo lao động Dịch vụ Hỗ trợ doanh nghiệp Tiếp cận đất đai Tính minh bạch Chi phí thời gian. Tính năng động. Tính năng động Cạnh tranh bình đẳng Chi phí không chính thức Chi phí thời gian Tính minh bạch. 0,00 Dịch vụ Hỗ trợ doanh.... Thiết chế pháp lý và ANTT. Tiếp cận đất đai Gia nhập thị trường. Chi phí không chính thức Cạnh tranh bình đẳng. Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát PCI các năm của VCCI-USAID. ²6 PCI 2019 là số liệu PCI cập nhật nhất tính tới tháng 5 năm 2020. 129. 3,00. 4,00. PCI ĐBSCL 2019. 5,00. 6,00. 7,00. 8,00. PCI ĐBSCL 2018. 8,00.

<span class='text_page_counter'>(179)</span> Môi trường kinh doanh của vùng ĐBSCL qua các chỉ số khác Chỉ số PAR Index là chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, được xác định dựa trên 7 chỉ số thành phần, gồm: công tác chỉ đạo, điều hành CCHC; xây dựng và tổ chức thực hiện VBPL; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức; đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp; hiện đại hóa hành chính. Năm 2018, khu vực ĐBSCL có 4 tỉnh nằm trong tốp 10 tỉnh đứng đầu cả nước bao gồm: Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An và An Giang. Khu vực ĐBSCL có điểm PAR Index trung bình năm 2018 đạt 76,81 điểm đứng chỉ sau khu vực ĐB sông Hồng và Đông Nam Bộ. Cụ thể, tỉnh Đồng Tháp đã có những cải thiện đáng kể về kết quả chỉ số CCHC năm 2018, đạt 83,71/100 điểm, tăng 1,80 điểm so với năm 2017, đứng ở vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng tổng hợp và đạt kết quả cao nhất trong số 13 tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ. Năm 2018, Đồng Tháp là đơn vị tiên phong cụ thể hóa các chủ trương của Đảng về CCHC. Tỉnh đã ban hành Đề án thí điểm chuyển giao các nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công trên địa bàn tỉnh, giao cho doanh nghiệp bưu chính công ích của tỉnh.. hành của các tỉnh, thành phố khu vực này không đồng đều. Chính vì thế mà giá trị trung bình chỉ số thành phần này của khu vực Tây Nam Bộ chỉ xếp thứ 5/6 khu vực kinh tế. Ngoài chỉ số PAR Index, chỉ số SIPAS (Satisfaction Index of Public Administration Services) cũng là một chỉ số đáng được lưu tâm khi đánh giá môi trường kinh doanh của một tỉnh dựa trên sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Chỉ số PAR Index cũng được xây dựng dựa trên chỉ số SIPAS và một số chỉ số khác, đây là một trong chỉ tiêu đánh giá mức độ CCHC công của các tỉnh cùng với các khảo sát liên quan tới lãnh đạo quản lý và tác động của cải cách đến phát triển kinh tế - xã hội. Trong 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL thì có 8 tỉnh nằm trong nửa trên của bảng xếp hạng chỉ số SIPAS năm 2018 bao gồm Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh. Nhìn chung, theo phản ánh của người dân, tổ chức được khảo sát gần như 100% người được khảo sát đã thực hiện giao dịch dịch vụ hành chính công tại bộ phận một cửa, nhận kết quả đúng hẹn và sớm hẹn, không bị phiền hà, sách nhiễu và không bị gợi ý nộp thêm tiền ngoài phí hoặc lệ phí.. Tỉnh Trà Vinh nằm trong nhóm 5 địa phương đứng cuối bảng xếp hạng PAR Index của cả nước năm 2018, xếp thứ 61/63 đạt 69,85%. Cách biệt giữa nhóm tỉnh thành có điểm cao nhất và thấp nhất trong khu vực ĐBSCL còn khá lớn, thể hiện sự chênh lệch về CCHC giữa các tỉnh trong cùng một khu vực. Ví dụ, Đồng Tháp là đơn vị dẫn đầu bảng xếp hạng về chỉ số thành phần “Công tác chỉ đạo điều hành CCHC”, và cũng là đơn vị duy nhất đạt số điểm tuyệt đối 9/9 (100%). Trong nhóm 10 đơn vị đứng đầu chỉ số thành phần “Công tác chỉ đạo điều hành CCHC”, ngoài Đồng Tháp, còn có sự góp mặt của 3 tỉnh khu vực Tây Nam Bộ khác đó là: Cần Thơ, đạt chỉ số 88,89%; Sóc Trăng, đạt chỉ số 88,10% và An Giang, đạt chỉ số 85,86%. Mặc dù vậy, trong nhóm 10 đơn vị đứng cuối bảng xếp hạng chỉ số thành phần “Công tác chỉ đạo điều hành CCHC” năm 2018 cũng có sự góp mặt của 4 địa phương của khu vực Tây Nam Bộ. Có thể thấy, mức độ quan tâm và hiệu quả trong công tác chỉ đạo điều. 130.

<span class='text_page_counter'>(180)</span> CHƯƠNG III - 3.5 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÙNG ĐBSCL. Tóm tắt các vấn đề cơ bản liên quan tới Môi trường kinh doanh của ĐBSCL ĐBSCL có môi trường kinh doanh khá thuận lợi cải thiện liên tục, được cộng đồng doanh nghiệp dân doanh đánh giá cao thể hiện qua điểm số PCI trung bình của vùng liên tiếp đứng đầu cả nước trong những năm gần đây. Cụ thể, trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất qua điều tra PCI năm 2017, 2018 thì đã có tới 5 tỉnh, thành phố thuộc vùng như Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, năm 2019 vùng có 4 tỉnh. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long luôn là nơi có điểm số trung bình PCI cao nhất so với 6 vùng trong cả nước, liên tục từ năm 2014 đến năm 2018, năm 2019 vùng đứng vị trí thứ hai sau Đồng bằng sông Hồng. Mặt khác, môi trường kinh doanh của ĐBSCL liên tục được cải thiện, thể hiện qua các chỉ số khác ví dụ như chỉ số về cải cách thủ tục hành chính PAR-Index và mức độ hài lòng của người dân SIPAS. Một điểm đáng chú ý là môi trường kinh doanh có nhiều khác biệt trong nội tại khu vực, một số tỉnh nằm trong top đầu cả nước như Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, một số tỉnh lại nằm ở trong nhóm xếp cuối bảng xếp hạng của cả nước như Bạc Liêu, Sóc Trăng và Trà Vinh. Mặc dù được đánh giá cao về tổng thể môi trường kinh doanh của khu vực, một số chỉ số thành phần của Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh như: đào tạo lao động, gia nhập thị trường, thể chế pháp lý, tính năng động, và hỗ trợ doanh nghiệp cần được chú trọng trong công tác điều hành của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt là các tỉnh thuộc nhóm cuối bảng như Trà Vinh, Bạc Liêu. Khu vực ĐBSCL có một số địa phương trong top cuối cả nước về điểm số của các chỉ số thành phần là Kiên Giang, Cần Thơ, và Đồng Tháp - chỉ số Gia nhập thị trường và Cà Mau, Sóc Trăng và Trà Vinh - chỉ số Đào tạo lao động. Điểm yếu chung của vùng đó chính là vấn đề về thủ tục hành chính hậu đăng ký doanh nghiệp còn khó khăn khi có hơn 16% doanh nghiệp phải chờ hơn 1 tháng mới có đủ tất cả các giấy tờ cần thiết khác để có thể đi vào hoạt động. Ngoài ra, điều tra PCI năm 2019 cho thấy tính minh bạch và chỉ số tiếp cận đất đai đôi khi vẫn còn gây trở ngại cho cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó, yếu tố đào tạo lao động của vùng xếp cuối trên bản đồ xếp hạng khi chỉ đạt điểm trung. 131. bình 6,11 điểm, thấp hơn điểm trung bình của cả nước là 6,68 điểm; bên cạnh đó, các yếu tố về nguồn lao động của địa phương cũng chưa thể đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.. Cảm nhận của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh ở ĐBSCL Thực trạng cảm nhận doanh nghiệp về Môi trường kinh doanh của Khu vực Xu hướng tăng điểm của các chỉ số thành phần PCI qua các năm gần đây cho thấy cảm nhận của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh của Khu vực đã có cải thiện đáng kể và xuất hiện nhiều điểm lạc quan. Nhìn chung ĐBSCL có điểm PCI trung bình cao hơn điểm trung bình của cả nước liên tục từ năm 2009 tới nay. Tốc độ tăng điểm PCI qua các năm của ĐBSCL biến động thất thường. Từ năm 2009 tới năm 2015, điểm PCI trung bình của cả khu vực giảm dần trong khi điểm trung bình của cả nước có năm tăng có năm giảm. Tuy nhiên, từ năm 2014 tới 2019, hòa chung vào xu thế tăng điểm của cả nước, điểm trung bình PCI của ĐBSCL cũng tăng mạnh, ổn định và dẫn đầu cả nước (Hình 3.13). Điều này cho thấy cảm nhận về môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp dân doanh ngày càng tốt sau những điều chỉnh hợp lý, thể hiện tinh thần vì doanh nghiệp và mong muốn thu hút đầu tư vào khu vực của chính quyền các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long..

<span class='text_page_counter'>(181)</span> Hình 3.13 Điểm PCI trung bình ĐBSCL so sánh với cả nước (2009 – 2019) 68 66 64 62 60 58 56 54 52 2009. 2010. 2011. 2012. PCI trung bình ĐBSCL. 2013. 2014. 2015. PCI trung bình cả nước. 2016. 2017. 2018. 2019. PCI trung bình ĐBSCL. Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát PCI các năm của VCCI-USAID Mặc dù gia nhập thị trường của các doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, tuy nhiên các vấn đề liên quan tới chuyên môn của cán bộ hướng dẫn, thái độ và sự thân thiện của cán bộ tại bộ phận đăng ký kinh doanh đều được doanh nghiệp trên địa bàn ĐBSCL ghi nhận và đánh giá tốt hơn các năm trước. Cụ thể, điều tra PCI năm 2019 cho thấy hơn 16% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ phải chờ hơn 1 tháng để hoàn thành các thủ tục và chính thức hoạt động, trong đó có gần 5,5% doanh nghiệp trả lời họ phải chờ hơn 3 tháng. Trong số doanh nghiệp tham gia khảo sát PCI năm 2019, 39% thực hiện đăng ký kinh doanh qua phương thức trực tuyến hoặc bưu điện, khoảng 66% cho biết thủ tục đăng ký được niêm yết công khai. Trung bình hơn 70% doanh nghiệp trong khảo sát đánh giá cán bộ phục vụ doanh nghiệp có thái độ tốt, chuyên môn cao. Tuy nhiên số ngày doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trung bình của toàn khu vực là hơn 5 ngày, vẫn cao so với các khu vực kinh tế khác của cả nước. Về tiếp cận đất đai, các doanh nghiệp ĐBSCL đánh giá các tỉnh trong khu vực đã có nhiều cải thiện. Năm 2019, 51% doanh nghiệp tham gia khảo sát PCI phản. ánh không gặp cản trở về tiếp cận hoặc mở rộng mặt bằng kinh doanh, tăng hơn 4% so với năm 2018. Trong vòng hai năm qua, trung bình có 40% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng họ không gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai tại các tỉnh ĐBSCL. Đáng chú ý, doanh nghiệp đánh giá rủi ro thu hồi đất giảm ở mức rất thấp hoặc thấp (tương đương 1,52 điểm năm 2019 giảm từ 1,59 điểm năm 2018). Tuy nhiên, số doanh nghiệp không có giấy chứng nhận sử dụng đất do lo ngại thủ tục hành chính rườm rà hoặc cán bộ nhũng nhiễu tăng mạnh từ 6,8% năm 2018 lên 10,02% năm 2019. Về tính minh bạch của môi trường kinh doanh, mặc dù có một số cải thiện trong tiếp cận tài liệu về quy hoạch, pháp lý, thông tin mời thầu được công khai hơn, số doanh nghiệp cho rằng cần có quan hệ mới có được các tài liệu của tỉnh có giảm, tuy nhiên vẫn ở mức cao (59% năm 2019), các chỉ tiêu liên quan tới tính công khai của thông tin trên website của tỉnh năm 2019 đã được nâng cao năm 2018. Nhìn chung, tính minh bạch của môi trường kinh doanh năm 2019 tăng điểm nhẹ so với năm 2018 (tăng 9% về điểm số trung bình).. 132.

<span class='text_page_counter'>(182)</span> CHƯƠNG III - 3.5 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÙNG ĐBSCL. Liên quan tới chi phí thời gian mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính tại ĐBSCL, năm 2019, trung bình toàn khu vực Tây Nam Bộ có gần 29% doanh nghiệp dành hơn 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật, trong khi có gần 67% doanh nghiệp không phải đi lại nhiều lần để hoàn tất các thủ tục hành chính, cải thiện đáng kể so với năm 2018. Lý do được hơn 86% doanh nghiệp đưa ra là do cán bộ công chức giải quyết công việc hiệu quả và thân thiện, hơn 66% doanh nghiệp cho rằng giấy tờ thủ tục đơn giản, lệ phí và phí được công khai. Chỉ một số ít doanh nghiệp năm 2019 (khoảng 5%) phải tiếp nhiều cuộc thanh tra trong một năm, và 11,5% doanh nghiệp cho rằng thanh tra, kiểm tra tạo cơ hội cho cán bộ nhũng nhiễu doanh nghiệp, đã giảm nhẹ so với năm 2018. Điểm trung bình về chi phí thời gian của ĐBSCL năm 2019 đạt 7,92 điểm cao nhất trong giai đoạn 2009-2019, cao hơn trung bình của cả nước. Điều này cho thấy các doanh nghiệp miền Tây Nam Bộ tốn ít chi phí về thời gian để thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước hơn các doanh nghiệp khu vực kinh tế khác của cả nước, có 8 trong tổng số 13 tỉnh thành đứng trong nhóm 10 tỉnh có điểm số về chi phí thời gian tốt nhất cả nước. ĐBSCL là khu vực có sự cải thiện rõ rệt về chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải chi trả cho cán bộ công chức nhà nước để thực hiện các thủ tục hành chính, và để công việc làm ăn được diễn ra suôn sẻ. Năm 2019, có 24,36% doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức cho cán bộ thanh tra, kiểm tra. Số doanh nghiệp phải chi trả trên 10% doanh thu cho các loại chi phí không chính thức cũng giảm chỉ còn 6,21%. Bên cạnh đó, hơn 36% doanh nghiệp cũng cho rằng chi phí không chính thức là điều bắt buộc để đảm bảo trúng thầu, hơn 53% doanh nghiệp cho rằng chi phí không chính thức giúp cho công việc đạt được kết quả mong đợi. Từ năm 2014 tới nay, điểm số PCI về chi phí không chính thức của ĐBSCL liên tục được cải thiện và cao hơn trung bình của cả nước. Miền Tây Nam Bộ luôn đi đầu cả nước trong các nỗ lực nhằm cắt giảm các khoản chi không cần thiết cho doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh của ĐBSCL được các doanh nghiệp đánh giá bình đẳng hơn, với chỉ số thành phần. 133. PCI về Cạnh tranh bình đẳng năm 2019 đạt điểm 6,75 tăng nhẹ khoảng 2% so với năm 2018. Hơn 30% doanh nghiệp dân doanh cho rằng doanh nghiệp nhà nước được tỉnh ưu tiên hơn và gây khó khăn cho họ. Vẫn còn tỷ lệ cao khoảng hơn 20% doanh nghiệp dân doanh cho rằng doanh nghiệp nhà nước thuận lợi hơn trong tiếp cận đất đai, trong tiếp cận các khoản vay, thực hiện thủ tục hành chính và có được các hợp đồng từ cơ quan nhà nước. Doanh nghiệp FDI cũng được 30% doanh nghiệp dân doanh cho rằng được tỉnh ưu tiên phát triển hơn, gần 20% cho rằng doanh nghiệp FDI có thuận lợi về tiếp cận đất đai, 17% cho rằng doanh nghiệp FDI có đặc quyền trong miễn/ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và 14,68% cho rằng doanh nghiệp FDI thuận lợi trong thực hiện các thủ tục hành chính. Đáng chú ý, có khoảng 61% doanh nghiệp cho rằng nguồn lực kinh doanh bao gồm hợp đồng, đất đai và một số yếu tố khác chủ yếu bị chi phối bởi một số doanh nghiệp thân quen với cán bộ nhà nước. Chỉ số về cạnh tranh bình đẳng được VCCI đo lường từ năm 2013, từ đó tới nay điểm trung bình về chỉ số thành phần này của ĐBSCL liên tiếp tăng và cao hơn điểm trung bình của cả nước. Năm 2019 cũng ghi nhận cách giải quyết của chính quyền nhà nước cấp tỉnh của ĐBSCL về các phản hồi của doanh nghiệp. Tính năng động của ĐBSCL được đánh giá tốt ở cách giải quyết khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp. Có tới gần 93% doanh nghiệp trong khảo sát PCI cho biết họ nhận được phản hồi của cơ quan nhà nước sau khi phản ánh khó khăn và 83,5% hài lòng với cách giải quyết của tỉnh. Có 84% doanh nghiệp đánh giá tỉnh đã vận dụng pháp luật linh hoạt nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho kinh tế tư nhân. Đáng chú ý điểm số PCI trung bình vùng về tính năng động của lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL luôn cao hơn điểm số PCI trung bình của cả nước. Đây cũng là kết quả từ nỗ lực và ý chí của những người đứng đầu chính quyền địa phương tại các tỉnh trong việc tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp trên địa bàn sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm cần lưu ý như 71% doanh nghiệp cho rằng lãnh đạo tỉnh có sáng kiến hay nhưng chưa được thực thi tốt ở các sở/ ngành; 54% đánh giá lãnh đạo tỉnh có chủ trương đúng nhưng chưa được thực hiện tốt ở cấp huyện/ thị..

<span class='text_page_counter'>(183)</span> Về dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, các tỉnh ĐBSCL đã có chính sách hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp dân doanh một cách tích cực mặc dù điểm trung bình cho chỉ số PCI này năm 2019 có giảm nhẹ so với năm 2018. Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như tìm kiếm thông tin, cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật có cải thiện rõ rệt. Cụ thể, có hơn 60% doanh nghiệp từng sử dụng dịch vụ tư vấn về pháp luật, có khoảng 67% doanh nghiệp từng sử dụng dịch vụ xúc tiến thương mại và gần 56% doanh nghiệp từng sử dụng dịch vụ tìm kiếm thông tin thị trường. Theo cảm nhận của doanh nghiệp dân doanh, những dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp này hữu ích, tỷ lệ doanh nghiệp tiếp tục sử dụng dịch vụ đạt tỷ lệ cao. Đào tạo lao động của các doanh nghiệp ĐBSCL còn hạn chế vì nhiều lý do ví dụ như tỷ lệ lao động qua đào tạo trên tổng lực lượng lao động thấp (trung bình đạt 7,36% năm 2018), tỷ lệ lao động qua đào tạo đang làm việc tại doanh nghiệp đạt 52,5%. Mặc dù điểm số về đào tạo lao động của các tỉnh ĐBSCL đã có nhiều cải thiện từ 2009 tới nay, nhưng điểm trung bình vùng vẫn thấp hơn điểm trung bình của cả nước. Điều này thể hiện thực tế nguồn lao động tại các tỉnh ĐBSCL trong những năm qua, nguồn lao động đã qua đào tạo của vùng còn hạn chế và ở tỷ lệ thấp. Hàng năm, doanh nghiệp phải bỏ ra khoảng 6% tổng chi phí cho đào tạo lao động và khoảng 5,32% chi phí cho tuyển dụng lao động theo kết quả khảo sát PCI năm 2019. Hệ thống pháp luật tại các tỉnh ĐBSCL được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao. Gần 90% doanh nghiệp tin tưởng hệ thống pháp luật sẽ đảm bảo. quyền tài sản/ thực thi hợp đồng của doanh nghiệp. Tuy nhiên tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng hệ thống pháp luật sẽ giúp doanh nghiệp tố cáo cán bộ nhũng nhiễu hay lãnh đạo tỉnh sẽ không bao che cho cán bộ nhũng nhiễu còn thấp, chưa đạt 50%, dù tỷ lệ này năm 2019 đã cao hơn năm 2018 và năm 2017. Tình hình an ninh trật tự tại ĐBSCL được các doanh nghiệp đánh giá tương đối ổn định theo chiều hướng cải thiện dần, tỷ lệ doanh nghiệp phải trả tiền bảo kê cho băng nhóm côn đồ, xã hội đen để yên ổn làm ăn rất thấp (năm 2018 là 1,27%). Điểm trung bình của chỉ số thiết chế pháp lý của vùng đạt 6,96 cao nhất kể từ năm 2015 và cao hơn điểm trung bình của cả nước. Một hệ thống pháp luật minh bạch, không nhũng nhiễu làm tăng sự tin tưởng của các doanh nghiệp địa phương, là một thế mạnh để thu hút đầu tư. Nhìn nhận một cách tổng thể, trong giai đoạn 2009 2019, môi trường kinh doanh của ĐBSCL có rất nhiều điểm được cải thiện như thiết chế pháp lý, đào tạo lao động, hỗ trợ doanh nghiệp, cạnh tranh bình đẳng, chi phí thời gian. Bên cạnh những chỉ số thành phần của PCI, hạ tầng kinh tế kỹ thuật của vùng đã có sự cải thiện nhất định, chất lượng hạ tầng internet, điện, nước được doanh nghiệp đánh giá rất tốt. Tuy nhiên, sự thay đổi hạ tầng giao thông, logistics trong vùng còn rất khiêm tốn, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và thủ tục để doanh nghiệp gia nhập thị trường của vùng năm 2019 giảm điểm so với các năm trước, đào tạo lao động vẫn đứng cuối trong các vùng... Rõ ràng, đây là những điểm mà các tỉnh, thành phố trong vùng cần lưu ý cải thiện.. 134.

<span class='text_page_counter'>(184)</span> CHƯƠNG III - 3.5 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÙNG ĐBSCL. So sánh cảm nhận của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh So với các khu vực kinh tế khác trong cả nước, thì cảm nhận của doanh nghiệp về môi trường kinh doanh của ĐBSCL luôn đứng đầu trong 6 vùng kinh tế. Điều này được thể hiện qua điểm số PCI trung bình của ĐBSCL cao hơn trung bình của cả nước cho thấy chất lượng điều hành kinh tế vượt trội. Nhìn lại bức tranh PCI qua các năm: năm 2016, Tây Nam Bộ chỉ có 2 đại diện nằm trong top 10 đó là Đồng Tháp và Vĩnh Long; năm 2017, Tây Nam Bộ đã quyết tâm cải cách mạnh mẽ, có 5 trong số 13 tỉnh của ĐBSCL nằm trong top 10 đó là Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long và Cần Thơ. Năm 2018, tuy có một chút sụt giảm so với năm 2017 khi có 4 tỉnh nằm trong bảng, nhưng tổng thể điểm PCI trung bình của ĐBSCL vẫn dẫn đầu cả nước. Năm 2019, ĐBSCL có 2 tỉnh nằm trong nhóm 5 tỉnh đứng đầu cả nước (đó là Đồng Tháp ở vị trí thứ 2 và Vĩnh Long ở vị trí thứ 3), có 4 tỉnh nằm trong nhóm 10 tỉnh đứng đầu, và có 5 tỉnh nằm trong nhóm 20 tỉnh có điểm cao nhất; điểm trung bình toàn khu vực tăng hơn hai điểm và đứng. thứ hai sau Đồng bằng sông Hồng. Điều này thể hiện sự hài lòng và tin tưởng của doanh nghiệp dân doanh trong khu vực vào chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh ĐBSCL ngày càng gia tăng. Nhiều chỉ số thành phần như: tiếp cận đất đai, thủ tục hành chính, chi phí không chính thức, môi trường kinh doanh bình đẳng hơn, đặc biệt là tính tiên phong năng động của chính quyền khu vực ĐBSCL được đánh giá tốt hơn so với các vùng khác. Hình 3.14 cho thấy điểm số PCI trung bình của khu vực ĐBSCL năm 2018 tiếp tục dẫn đầu cả nước (đạt 64,31 điểm), cao nhất trong 6 vùng miền của cả nước: Đồng bằng sông Hồng (63,95 điểm), Đông Nam Bộ (63,76 điểm), Duyên hải miền Trung (63,65 điểm), Miền núi phía Bắc (61,95 điểm) và thấp nhất là khu vực Tây Nguyên (61,63 điểm). Tuy nhiên, năm 2019 vị trí đầu bảng được vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng chiếm giữ với biên độ tăng điểm trung bình lớn (tăng gần 3 điểm), Đồng bằng sông Cửu Long dù mức tăng điểm trung bình cao so với năm 2018 (hơn 2 điểm) nhưng đứng ở vị trí thứ hai trong 6 vùng kinh tế của cả nước.. Hình 3.14 Điểm trung bình của ĐBSCL so với các khu vực kinh tế khác 2017. 2018. 2019. 63,40. ĐB sông Cửu Long. 64,31. ĐB sông Cửu Long 63,32. ĐB sông Hồng. 63,95. ĐB sông Hồng 63,09. Duyên hải miền Trung. 63,76. Đông Nam Bộ 62,84. Đông Nam Bộ. 61,95. 60,73. Miền núi phía Bắc. Miền núi phía Bắc 60,05. Tây Nguyên. 61, 63. Tây Nguyên. Nguồn: Điều tra PCI các năm của VCCI-USAID. 135. 63,65. Duyên hải miền Trung. 66,91. ĐB sông Hồng 66,48. ĐB sông Cửu Long 65,98. Duyên hải miền Trung 65,85. Đông Nam Bộ 64,11. Miền núi phía Bắc 64,08. Tây Nguyên.

<span class='text_page_counter'>(185)</span> Bảng 3.18 Điểm số PCI và các CSTP trung bình giai đoạn 2009 – 2019 của các vùng kinh tế. Điểm số PCI. Gia nhập thị trường. Tiếp cận đất đai. Tính minh bạch. Chi phí thời gian. Miền núi phía Bắc. 57,54. 7,86. 5,94. 5,93. 5,89. Chi phí không chính thức 5,41. ĐB sông Hồng Duyên hải miền Trung Tây Nguyên. 60,31. 7,86. 5,98. 5,96. 6,47. 60,52. 8,17. 6,28. 6,22. 57,14. 7,66. 6,41. Đông Nam Bộ. 61,21. 7,81. ĐB sông Cửu Long. 61,60. 8,12. Các vùng kinth tế. Cạnh tranh bình đẳng. Tính năng động. Dịch vụ hỗ trợ DN. Đào tạo lao động. Thiết chế pháp lý. 5,42. 4,99. 5,27. 5,49. 5,36. 5,89. 5,06. 5,06. 5,56. 6,24. 5,34. 6,53. 5,76. 4,99. 5,11. 5,52. 5,87. 5,53. 5,88. 5,95. 5,48. 5,78. 4,47. 5,46. 5,25. 5,41. 6,41. 6,10. 6,71. 6,18. 5,38. 5,31. 5,62. 5,96. 5,41. 6,99. 6,10. 7,25. 6,82. 6,04. 5,87. 5,13. 5,21. 5,97. Nguồn: Tổng hợp từ Điều tra PCI các năm của VCCI-USAID Bảng 3.18 cho thấy thế mạnh của các tỉnh miền Tây Nam Bộ so với các vùng kinh tế khác trong cả nước. Trong 10 chỉ số thành phần của PCI, thì Đồng bằng sông Cửu Long có 6 chỉ số có điểm trung bình cao nhất cả nước tính trong giai đoạn 2009 – 2019. Đồng bằng sông Cửu Long với các lợi thế về: (i)Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định, (ii) Chi phí thời gian thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng, (iii) Chi phí không chính thức thấp, (iv) Môi trường cạnh tranh bình đẳng, (v) Tính năng động và sáng tạo của lãnh đạo tỉnh trong việc thực thi các chính sách đến doanh nghiệp; hiện là khu vực đang được sự quan tâm hướng đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thay đổi ấn tượng của ĐBSCL trong năm 2019 rõ nhất là tính năng động của cán bộ lãnh đạo và tính minh bạch thông tin với biên độ tăng điểm cao so với năm 2018. Chi phí không chính thức là chỉ số nổi bật khi có 5 tỉnh đứng đầu cả nước, 6 tỉnh trong top 10 và 10 tỉnh ở top 20. Chỉ số “Chi phí thời gian” như là một đặc trưng riêng của vùng khi có 8 tỉnh của khu vực nằm trong nhóm 10 tỉnh đứng đầu cả nước, nhiều doanh nghiệp ở ĐBSCL cảm nhận dường như không có khó khăn khi tiếp cận các thông tin về phí và lệ phí, chi phí thời gian để doanh nghiệp bỏ ra tìm hiểu và thực hiện quy định pháp luật chiếm dưới 10% quỹ thời gian, cán bộ thực hiện thủ tục thân thiện, cởi mở và giải quyết công việc hiệu quả. Ngoài một số điểm mạnh trong môi trường kinh doanh, ĐBSCL còn có một số hạn chế về đào tạo lao động và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp so với các vùng kinh tế khác. Những hạn chế trong đào tạo lao động. có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm cả những lý do khách quan có thể kể tới như chất lượng lao động tại khu vực không cao so với các vùng kinh tế lớn như Đồng bằng Sông Hồng hay Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, chính quyền của vùng đã rất nỗ lực trong những năm qua để cải thiện tình hình, bằng chứng là chỉ số về đào tạo lao động đã tăng dần qua các năm từ 4,67 năm 2009 lên 6,11 năm 2019. Tương tự, hạn chế về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã được các tỉnh miền Tây Nam Bộ tập trung cải thiện dần qua các năm từ năm 2009 cùng với xu hướng đi lên chung của các vùng kinh tế khác trong cả nước. Xu thế chung của môi trường cạnh tranh thể hiện qua PCI của các địa phương dần hội tụ về một điểm (Hình 3.15) dưới sự tác động mạnh của Trung ương ví dụ như Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đây là động lực cũng thúc đẩy các địa phương có những chính sách cải thiện môi trường cạnh tranh của tỉnh mình, đặc biệt là các tỉnh có điểm số PCI thấp trong cả nước. Từ giai đoạn có những khác biệt lớn trong môi trường kinh doanh thể hiện ở sự phân tán điểm mạnh các chỉ số thành phần PCI của các vùng kinh tế trong những năm đầu thực hiện PCI, hiện nay các vùng kinh tế đã cải thiện các chỉ số thấp điểm, chú trọng hơn vào việc dỡ bỏ các rào cản về thể chế và thủ tục hành chính dẫn tới thu hẹp khoảng cách giữa các vùng. Hình 3.15 cho thấy có hai nhóm chính là nhóm dẫn đầu bao gồm ĐB sông Hồng, ĐBSCL, Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và nhóm đứng cuối là Tây Nguyên và Miền núi phía Bắc.. 136.

<span class='text_page_counter'>(186)</span> CHƯƠNG III - 3.5 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÙNG ĐBSCL. Hình 3.15 Xu hướng PCI của các vùng kinh tế giai đoạn 2009 -2019 70,00. Miền núi phía Bắc. 65,00. Điểm PCI. ĐB sông Hồng 60,00. Duyên hải miền Trung Tây Nguyên. 55,00. Đông Nam Bộ ĐB sông Cửu Long. 50,00. 45,00 2009. 2010. 2011. 2012. 2013. 2014. 2015. 2016. 2017. 2018. 2019. Nguồn: Tổng hợp từ Điều tra PCI các năm của VCCI-USAID Đồng bằng sông Cửu Long đang ở trong giai đoạn quan trọng khi ưu thế về môi trường kinh doanh đang bị Đồng bằng sông Hồng đuổi kịp, cụ thể là điểm số PCI năm 2019 trung bình của ĐBSCL đã bị ĐBSH vượt qua. Tuy nhiên, đi vào chi tiết, một số điểm của môi trường kinh doanh như chi phí thời gian thực hiện các thủ tục hành chính, hay tiếp cận đất đai, thiết chế pháp lý, và chi phí không chính thức vẫn là các thế mạnh của vùng. Trong thời gian tới, việc tập trung cải thiện hạn chế về đào tạo lao động và đa dạng hóa các chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp cần được thực hiện. Hơn thế nữa, cách biệt về môi trường kinh doanh trong nội bộ khu vực cũng cần được chú ý hơn nữa, khoảng cách giữa tỉnh đứng đầu khu vực và các tỉnh đứng cuối khu vực cần được thu hẹp lại.. Những sáng kiến cải thiện môi trường kinh doanh của vùng ĐBSCL ĐBSCL có nhiều cách làm mới như cafe doanh nhân ở Đồng Tháp, tiếp doanh nghiệp trong ngày đầu tuần ở Cần Thơ, đối thoại doanh nghiệp thường kỳ nhất tại Sóc Trăng... Thậm chí tỉnh An Giang đang có kế hoạch cafe doanh nhân ở cấp huyện. Với kết quả trên, chính quyền các tỉnh ĐBSCL đang nỗ lực vì môi trường kinh doanh tốt hơn.. 137. Bên cạnh đó, Bến Tre đã có nhiều những bước tiến mạnh mẽ về cải thiện điểm PCI, tăng hạng 7 lên hạng 5 năm 2017, tăng lên hạng 4 năm 2018. Bến Tre đã tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao PCI gắn với việc thực hiện có hiệu quả Chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp - một trong những chương trình trọng tâm trong Nhiệm kỳ 2015-2020 của địa phương. Để tạo diễn đàn trao đổi, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, nhà đầu tư, mỗi năm Bến Tre tổ chức 4 diễn đàn đối thoại doanh nghiệp. Định kỳ hàng tháng, tỉnh đều tổ chức “Cafe doanh nghiệp”, “Bàn tròn khởi nghiệp”… Qua đó, hầu hết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp được tháo gỡ, xử lý nhanh. Ở Đồng Tháp nhiều năm qua, chính quyền tỉnh này luôn xem doanh nghiệp là nhà tư vấn chứ không phải doanh nghiệp đến gặp tỉnh để giải quyết khó khăn. Lãnh đạo của tỉnh Đồng Tháp xác định một doanh nghiệp đến chia sẻ khó khăn thì đó không phải là khó khăn riêng của doanh nghiệp mà là khó khăn chung nhiều doanh nghiệp khác cũng đang gặp phải. Lãnh đạo tỉnh công khai số điện thoại, email để người dân và doanh nghiệp phản ánh trực tiếp, đó cũng là giải pháp hiệu quả để tháo gỡ khó khăn cùng doanh nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(187)</span> Tại An Giang, do đất đai manh mún, nhỏ lẻ trong khi dân số đông nên nếu tập trung tích tụ đất đai phát triển công nghiệp công nghệ cao thì rất khó; nguồn ngân sách không được dồi dào, các khu công nghiệp muốn lấp đầy, mở rộng và kêu gọi đầu tư rất khó bởi hầu như địa phương đều xa các đô thị lớn. Do dân số đông vì vậy giá đất đô thị cao, doanh nghiệp tiếp cận chi phí lớn nên doanh nghiệp còn e ngại. Vì vậy thời gian qua An Giang xây dựng nhiều giải pháp tháo gỡ đó là thành lập nhóm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai; xây dựng kế hoạch tạo quỹ đất cho vay từng giai đoạn để kêu gọi đầu tư. Hiện tỉnh này đã xây dựng đề án chuyển nhượng hoặc thuê lại đất nông nghiệp không hiệu quả của nông dân rồi cho doanh nghiệp thuê lại… Chính quyền cam kết với doanh nghiệp mọi khó khăn phải giải quyết nhanh chóng, dứt điểm ngay tại cuộc họp.. Thách thức và yêu cầu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh của ĐBSCL Những điểm mạnh vốn có của ĐBSCL nay đã giảm.. Đó là chi phí gia nhập thị trường không còn nhiều tỉnh đứng đầu, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ngày càng vắng tên tuổi trong nhóm các tỉnh đứng đầu cả nước. Tính năng động của cán bộ lãnh đạo vốn là thế mạnh nay chỉ còn có một vài tỉnh của Khu vực nằm trong nhóm những tỉnh đứng đầu cả nước. Đây là những chỉ số mà trước đây vốn rất nhiều tỉnh miền Tây Nam bộ dẫn đầu thì nay các địa phương khác trên cả nước đã cải thiện nhanh hơn. Bên cạnh đó môi trường cạnh tranh của các tỉnh ĐBSCL khá chênh lệch, có nhiều khác biệt giữa các tỉnh như Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre là các tỉnh đứng đầu cả nước trên bảng xếp hạng PCI và các tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu nằm trong nhóm các tỉnh ở cuối bảng xếp hạng PCI. Yêu cầu đặt ra đối với khu vực là thu hẹp khoảng cách về môi trường cạnh tranh giữa các tỉnh, tạo ra một tập thể đồng nhất, liên kết chặt chẽ với nhau để cùng hỗ trợ doanh nghiệp. So với cả nước đây là vùng trũng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vấn đề khó khăn của vùng là làm thế nào dựa vào nguồn vốn đầu tư này để phát triển.. 138.

<span class='text_page_counter'>(188)</span> CHƯƠNG III - 3.5 MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÙNG ĐBSCL. Thách thức của môi trường kinh doanh ĐBSCL là về hạ tầng và nguồn nhân lực. Do giao thông chưa thuận lợi, thiếu sự đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, nên đầu tư vào khu vực ĐBSCL còn hạn chế. Hệ thống logistics cũng yếu kém trong khi nhu cầu vẫn chuyển hàng hóa giữa vùng và các vùng kinh tế khác, giữa các doanh nghiệp trong vùng ngày càng gia tăng. Các tuyến đường bộ thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông vào dịp lễ, Tết. Những hạn chế này kiến chi phí vận chuyển hàng hóa tăng cao, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của khu vực ĐBSCL. Lao động tại ĐBSCL có chất lượng thấp, chủ yếu là lao động nông. 139. nghiệp, nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nguồn cung lao động ở ĐBSCL luôn xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động trình độ cao, lao động một số ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, viễn thông, du lịch…) và công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp. Một bộ phận lớn người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(189)</span> Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc. Yêu cầu đặt ra cho ĐBSCL trong thời gian tới là tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng, giao thông kết nối các tỉnh trong khu vực và khu vực ĐBSCL với các khu vực kinh tế trong cả nước cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Các chương trình đào tạo, thu hút lao. động trở về ĐBSCL làm việc cần được chú trọng. Chính quyền cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về mảng đào tạo lao động, giải quyết các khó khăn của doanh nghiệp về thiếu hụt lao động chất lượng, thiếu hụt lao động theo mùa vụ. Một số khó khăn về thủ tục hành chính như các thủ tục hành chính hậu đăng ký doanh nghiệp còn khó khăn khi có hơn 15% doanh nghiệp phải chờ hơn 1 tháng mới có đủ tất cả các giấy tờ cần thiết khác để có thể đi vào hoạt động cần được giải quyết dứt điểm, tạo động lực cho doanh nghiệp đăng ký mới, cải thiện môi trường đầu tư tại khu vực.. 140.

<span class='text_page_counter'>(190)</span> 3.6. PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Ở ĐBSCL GIAI ĐOẠN 2009 – 2019.

<span class='text_page_counter'>(191)</span> CHƯƠNG III - 3.6 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Ở ĐBSCL GIAI ĐOẠN 2009 – 2019. Tình hình doanh nghiệp gia nhập thị trường ở ĐBSCL. 12.343. Năm 2019, tổng số doanh nghiệp gia nhập thị trường ở ĐBSCL là 12.343 DN (tăng 7,1%), trong đó có 9.388 DN thành lập mới (tăng 1,3%) và 2.955 DN quay trở lại hoạt động (30,9%).. Tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp mới Năm 2019, cả nước có 138.139 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 1.730.173 tỷ đồng, tăng 5,2% về số doanh nghiệp và tăng 17,1% về số vốn đăng ký. Đây là năm thứ năm liên tiếp có số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký đạt cao nhất trong lịch sử. Xét theo các vùng kinh tế-xã hội, năm 2019, Đông Nam Bộ là vùng có số DN đăng ký nhiều nhất, đạt 58.673 DN, chiếm 42,5% tổng số doanh nghiệp đăng ký mới trong cả nước. Tiếp theo là vùng Đồng bằng sông Hồng với 41.842 DN đăng ký mới, chiếm 30,3%. Trong khi đó, vùng ĐBSCL chỉ có 9.388 DN đăng ký mới, chiếm 6,8%, chỉ đứng trên hai vùng là Trung du và miền núi phía Bắc (5.382 DN, chiếm 3,9%) và Tây Nguyên (3.599 DN, chiếm 2,6%). Xét trong giai đoạn 2013 - 2019, số lượng doanh nghiệp thành lập mới vùng ĐBSCL ngày càng tăng lên, từ 7.234 DN năm 2013 lên 9.388 DN năm 2019, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình là 4,4%/năm, chưa bằng một nửa tốc độ tăng trung bình của cả nước trong giai đoạn này (10,2%/năm). Chính vì tốc. doanh nghiệp. Gia nhập thị trường ở ĐBSCL trong năm 2019 độ tăng trưởng thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước, nên tỷ trọng doanh nghiệp thành lập mới vùng ĐBSCL trong cả nước đã ngày càng có xu hướng giảm đi, từ 9,4% năm 2013 xuống còn 6,8% năm 2019. Trong số 6 vùng kinh tế - xã hội, vùng ĐBSCL luôn đứng thứ 4 về số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong suốt giai đoạn 2013 - 2019, chỉ đứng trên hai vùng là Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Tuy diễn biến về xu hướng tăng trưởng số lượng doanh nghiệp thành lập mới ở vùng ĐBSCL cũng gần giống với các vùng khác trong cả nước, nhưng điều đáng nói là tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2013 - 2019 lại thấp nhất, chỉ đạt 4,44%/năm, thấp hơn cả vùng Tây Nguyên (4,95%/năm). Trong khi tốc độ tăng trưởng bình quân về số doanh nghiệp thành lập mới ở các vùng khác thường khoảng 10%/năm. Chính điều này đã khiến khoảng cách về số lượng doanh nghiệp thành lập mới của vùng ĐBSCL ngày càng cách xa so với vùng có số lượng doanh nghiệp thành lập nhiều nhất là Đông Nam Bộ (từ 1/4,4 lần năm 2013 lên 1/6,3 lần năm 2019). Điều này chứng tỏ sự việc thúc đẩy thành lập doanh nghiệp mới ở vùng ĐBSCL vẫn thành công như các vùng khác.. Hình 3.16 Số lượng doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2013 – 2019 vùng ĐBSCL 10.000 8.000. 8.994 7.210. 7.234 6.040. 6.000 4.000. 7.890 16,2. 19,4. 9,4. 9.271. 9.388. 30,0 20,0. 15,2 14,0 3,5 3,1. -2,7. 5,2 1,3. 10,0 0,0 -10,0. 2.000 -16,5. 0 2013. 2014. -20,0 2015. 2016. 2017. 2018. 2019. Số doanh nghiệp vùng ĐBSCL ( trục trái - DN) Tăng trưởng DN đăng ký thành lập mới vùng ĐBSCL ( Trục phải - % ) Tăng trưởng DN đăng ký thành lập mới cả nước ( Trục phải - % ). Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư 142.

<span class='text_page_counter'>(192)</span> CHƯƠNG III - 3.6 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Ở ĐBSCL GIAI ĐOẠN 2009 – 2019. Hình 3.17 Số lượng doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2013 – 2019 ở các vùng (doanh nghiệp) 6.000 Đồng bằng sông Hồng. 5.000. Trung du và miền núi phía Bắc 4.000 Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung 3.000 Tây Nguyên 2.000 Đông Nam Bộ 1.000 0. Đồng bằng sông Cửu Long 2013. 2014. 2015. 2016. 2017. 2018. 2019. Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Xét chi tiết các tỉnh, năm 2019, Long An là tỉnh có nhiều doanh nghiệp thành lập mới nhất vùng ĐBSCL với 1.713 DN, chiếm 18,25% tổng số doanh nghiệp thành lập mới cả vùng. Tỉnh có số doanh nghiệp thành lập mới nhiều tiếp theo là Cần Thơ (1.483 DN, chiếm 15,8%) và Kiên Giang (1.447 DN, chiếm 15,41%). Trong số 13 tỉnh vùng ĐBSCL, chỉ có 3 tỉnh này là có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập năm 2019 đạt trên 1.000 doanh nghiệp, chiếm gần. một nửa số doanh nghiệp thành lập mới trong vùng, 10 tỉnh còn lại đều có số lượng doanh nghiệp thành lập mới không quá 720 DN. Năm tỉnh có số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập thấp nhất đều không quá 400 doanh nghiệp lần lượt là: Sóc Trăng (349 DN, chiếm 3,72%), Vĩnh Long (360 DN, chiếm 3,83%), Hậu Giang (366 DN, chiếm 3,90%), Trà Vinh (382 DN, chiếm 4,07%) và Bạc Liêu (384 DN, chiếm 4,09%).. Hình 3.18 Số lượng doanh nghiệp thành lập mới của các tỉnh vùng ĐBSCL (doanh nghiệp) 1.800. Long An. 1.600. Cần Thơ Kiên Giang. 1.400. An Giang. 1.200. Tiền Giang. 1.000. Đồng Tháp Bến Tre. 800. Cà Mau. 600. Bạc Liêu. 400. Trà Vinh Hậu Giang. 200. Vĩnh Long. 0. Sóc Trăng 2015. 2016. 2017. 2018. Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 143. 2019.

<span class='text_page_counter'>(193)</span> Xét trong giai đoạn 2015-2019, Long An cũng là tỉnh có tốc độ tăng trưởng về số doanh nghiệp mới thành lập cao nhất, đạt 22,29%/năm, cao hơn mức trung bình của cả nước (16,56%/năm) và gấp gần 2 lần mức trung bình của vùng ĐBSCL. Nhờ tốc độ tăng cao như vậy mà số lượng doanh nghiệp thành lập mới của Long An đã tăng gấp hơn hai lần từ 766 DN năm 2015 (đứng thứ 3) lên 1.713 DN năm 2019 (đứng thứ 1). Trà Vinh là tỉnh có tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp mới cao thứ hai, đạt 20,53%, tăng từ 181 DN năm 2015 lên 382 DN năm 2019, Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp tại tỉnh vẫn còn thấp, đứng thứ 10/13 tỉnh vùng ĐBSCL. Đây cũng là 2 tỉnh duy nhất có tốc độ tăng trưởng trung bình về số doanh nghiệp mới cao hơn mức trung bình của cả nước.. Giang (4,32%/năm), Cà Mau (5,23%/năm), Kiên Giang (5,89%/năm) và Vĩnh Long (8,27%/năm). Trong số 4 tỉnh này, trừ trường hợp của Vĩnh Long vốn thường đứng cuối về số lượng doanh nghiệp thành lập mới, thì mức tăng trưởng thấp ở ba tỉnh còn lại cho thấy những vấn đề trong phát triển doanh nghiệp mới tại đây. Kiên Giang từng đứng đầu về số lượng doanh nghiệp thành lập mới năm 2015 - 2016, tuy nhiên đã dần tụt xuống vị trí thứ 2 năm 2017 - 2018 và thứ 3 năm 2019. Tương tự, Cà Mau đã từng đứng vị trí thứ 5 năm 2015, nhưng số doanh nghiệp thành lập mới tăng chậm trong các năm 2016 - 2017 và thậm chí còn giảm đi trong hai năm 2018 - 2019 nên đã tụt xuống vị trí thứ 8 năm 2019. An Giang tuy vẫn giữ được vị trí thứ 4 về số lượng doanh nghiệp mới, tuy nhiên khoảng cách so với nhóm 3 tỉnh dẫn đầu ngày càng cách xa.. Bốn tỉnh có mức tăng trưởng thấp nhất, thấp hơn cả mức tăng trưởng trung bình của vùng lần lượt là An. Hình 3.19 Tăng trưởng số lượng doanh nghiệp thành lập mới giai đoạn 2015 - 2019 ở ĐBSCL (doanh nghiệp) 25. 22,29. 20,53. 20. 16,56 15. 13,55 13,19 12,53 12,23. 12. 11,66. 11,71 11,61. 10. 8,27 5,89. 5,23. 5. 4,32. nư. ớc. L Cả. SC ĐB. g an Gi. Au. An. g an. Cà. Gi ên. M. ng Ki. Lo. áp nh Vĩ. ng. Đồ. Gi ậu H. Th. an. g. êu Li. c. Bạ. c. Tr ă. ng. ơ Th n. Cầ. Só. Ti. ền. Gi. an. g. Tr e n Bế. nh Vi. Tr à. Lo. ng. An. 0. Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư 144.

<span class='text_page_counter'>(194)</span> CHƯƠNG III - 3.6 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Ở ĐBSCL GIAI ĐOẠN 2009 – 2019. Tình hình doanh nghiệp rút khỏi thị trường Số lượng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động (có đăng ký hoặc không đăng ký) hoặc giải thể sẽ cho thấy số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường mỗi năm.. Tình hình doanh nghiệp ngừng hoạt động Trong giai đoạn 2013 - 2019, diễn biến về số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động vùng ĐBSCL khá tương đồng với cả nước, khi mà số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng liên tục trong giai đoạn 2013 - 2015, sau đó giảm mạnh trong hai năm 2016 2017, rồi lại tăng mạnh trong năm 2018. Điểm khác biệt duy nhất là năm 2019, khi mà số doanh nghiệp ngừng hoạt động của vùng ĐBSCL vẫn tăng mạnh đến 45,2%, thì cả nước lại giảm 20,1%. Chính điều này làm tỷ trọng của vùng ĐBSCL về số doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng mạnh lên 11,2% so với mức khoảng 6% trong các năm 2016 - 2018.. Trong số 6 vùng kinh tế-xã hội, ĐBSCL luôn đứng thứ 4 về số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động trong giai đoạn 2013-2019, trên hai vùng là Tây Nguyên và Trung du và miền núi phía Bắc. Điều này cũng giống như tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhưng điểm khác biệt chính lại là tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động. Tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động ở vùng ĐBSCL thường nằm trong top đầu, dẫn đến tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2013 - 2019 đạt 19,2%/năm, cao thứ 3, chỉ thua so với vùng Trung du miền núi phía Bắc (24,3%/năm) và Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung (20,9%/năm). Điều này đã làm thu hẹp khoảng cách tương đối về số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động giữa ĐBSCL với Đông Nam Bộ, vùng thường có số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động cao nhất, từ mức 1/4,6 lần năm 2013 xuống 1/3,7 lần năm 2019. Vấn đề này đặt ra câu hỏi về sức khỏe của cộng đồng doanh nghiệp ở vùng ĐBSCL và hiệu quả chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tại đây, khi mà tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động luôn ở mức cao hơn so với các vùng khác.. Hình 3.20 Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động ở ĐBSCL (2013 – 2019) 9.000. 8.089. 8.000. 6.565. 7.000 6.000 5.000 4.000. 5.570. 4.884 3.907. 3.861. 3.000 2.000 1.000 0 2013. 2014. 2015. 2016. 2017. 2018. Số doanh nghiệp vùng ĐBSCL ( trục trái - DN) Tăng trưởng DN đăng ký thành lập mới vùng ĐBSCL ( Trục phải - % ) Tăng trưởng DN đăng ký thành lập mới cả nước ( Trục phải - % ). Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 145. 2019. 60,0 50,0 40,0 30,0 20,0 10,0 0,0 -10,0 -20,0 -30,0 -40,0 -50,0.

<span class='text_page_counter'>(195)</span> Hình 3.21 Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động ở các vùng (2014 – 2019) 4.500 4.000 Đồng bằng sông Hồng. 3.500. Trung du và miền núi phía Bắc. 3.000 2.500. Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung. 2.000. Tây Nguyên. 1.500. Đông Nam Bộ. 1.000. Đồng bằng sông Cửu Long. 500 0 2013. 2014. 2015. 2016. 2017. 2018. 2019. Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trong số các doanh nghiệp ngừng hoạt động, nếu như các doanh nghiệp ngừng hoạt động và có đăng ký là những doanh nghiệp đã lên kế hoạch trước, thường là ngừng hoạt động theo thời vụ, ngừng để đầu tư máy móc, nâng cấp nhà máy, hay vì một lý do cá nhân nào đó… Thông thường, những doanh nghiệp này sẽ quay trở lại hoạt động sau khi hết thời hạn. đăng ký. Trong khi đó, các doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không đăng ký hoặc chờ giải thể thường là những doanh nghiệp sẽ thực sự rút khỏi thị trường. Chính vì thế, việc tỷ lệ các doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký tăng cao sẽ cho thấy sự khó khăn của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.. 146.

<span class='text_page_counter'>(196)</span> CHƯƠNG III - 3.6 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Ở ĐBSCL GIAI ĐOẠN 2009 – 2019. Hình 3.22 Phân loại doanh nghiệp ngừng hoạt động giai đoạn 2014 - 2019 vùng ĐBSCL (doanh nghiệp) 9.000 8.000 7.000 6.000 5.000. 6.574. 4.000 3.000. 4.266. 5.581 2.558. 984. 1.162. 1.223. 1.499. 1.515. 2015. 2016. 2017. 2018. 2019. 2.000 1.000 0. 618. 4.071. 2.745. Số DN ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể. Số DN tạm ngừng có thời hạn. Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trong giai đoạn 2014 - 2019, dù số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động có đăng ký luôn có xu hướng tăng lên, nhưng tăng với tỷ lệ thấp và khá ổn định. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể lại lớn và diễn biến không ổn định, tăng cao vào các năm 2015, 2018 và 2019. Đáng chú ý, năm 2018 - 2019 tuy nền kinh tế có nhiều dấu hiệu tích cực, tăng trưởng cao trên 7%, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập ở vùng ĐBSCL đạt trên 9 nghìn doanh nghiệp, nhưng số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký cũng tăng cao, đặc biệt năm 2019 với trên 9 nghìn DN. Điều này một mặt ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển về số lượng doanh nghiệp của vùng, mặt khác cho thấy tính. 147. không bền vững trong phát triển doanh nghiệp. Nếu so sánh về tốc độ tăng trưởng số doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký trong giai đoạn 2014 - 2019, ĐBSCL là vùng có tốc độ tăng trưởng bình quân cao thứ 2 đạt 17,6%/năm, chỉ đứng sau vùng Trung du và miền núi phía Bắc (với 23,7%/năm) và cao hơn nhiều mức trung bình của nền kinh tế, 14,2%/năm. Ngay cả các vùng tập trung nhiều doanh nghiệp như Đông Nam Bộ hay Đồng bằng sông Hồng, các chỉ số này cũng chỉ ở mức 10%-15%/năm. Điều này chứng tỏ khả năng chống chịu và duy trì hoạt động của doanh nghiệp ở vùng ĐBSCL kém hơn so với các vùng khác..

<span class='text_page_counter'>(197)</span> Hình 3.23 Số doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký giai đoạn 2014 - 2019 ở các vùng (doanh nghiệp) 3.500 3.000. Đồng bằng sông Hồng. 2.500. Trung du và miền núi phía Bắc. 2.000. Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung. 1.500. Tây Nguyên. 1.000. Đông Nam Bộ. 500 0. Đồng bằng sông Cửu Long. 2014. 2015. 2016. 2017. 2018. 2019. Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký ở ĐBSCL năm 2019 cao chủ yếu do sự tăng đột biến tại các tỉnh An Giang (tăng gấp hơn 3 lần, từ 400 DN lên 1.389 DN), Long An (tăng 2 lần từ 534 DN lên 1.094 DN). Riêng hai tỉnh này đã chiếm đến 37,8% số doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký tại vùng ĐBSCL năm 2019. Ngoài ra, một số tỉnh khác cũng có sự tăng mạnh về số doanh nghiệp ngừng. hoạt động không đăng ký như Vĩnh Long (từ 178 DN lên 553 DN), Hậu Giang (từ 224 DN lên 521 DN), Bến Tre (từ 118 DN lên 351 DN), Bạc Liêu (từ 90 DN lên 267 DN). Trong khi đó, hai tỉnh có số doanh nghiệp ngừng hoạt động không đăng ký cao nhất năm 2018 là Cần Thơ và Kiên Giang lại giảm khá mạnh năm 2019.. 148.

<span class='text_page_counter'>(198)</span> CHƯƠNG III - 3.6 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Ở ĐBSCL GIAI ĐOẠN 2009 – 2019. Hình 3.24 Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không đăng ký ở ĐBSCL (2018 - 2019) An Giang. 1.389. 400. Long An. 534 555. Kiên Giang Vĩnh Long. 521. 224. 492. Cần Thơ Tiền Giang. 355. Bến Tre. 677. 553. 178. Hậu Giang. 1.094. 749. 491. 351. 118. 2019. 310. Cà Mau. 254 275 214 267. Đồng Tháp Bạc Liêu. 90. 2018. 195 158. Trà Vinh 81. Sóc Trăng 0. 120 200. 400. 600. 800. 1.000. 1.200. 1.400. 1.600. Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tình hình doanh nghiệp giải thể Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong năm 2019 của cả nước là 16.840 doanh nghiệp, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2018. Về cơ cấu DN giải thể theo vùng, Đông Nam Bộ tiếp tục duy trì là vùng có số DN giải thể nhiều nhất trong năm với 6.385 DN, chiếm tới 37,92%. Đồng bằng sông Hồng là vùng có số doanh. 149. nghiệp giải thể cao thứ hai, với 3.529 DN, chiếm 20,96%, tiếp đến là ĐBSCL với 3.014 DN giải thể, chiếm 17,9%, đứng trên cả vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với 2.541 DN, chiếm 15,09%. Như vậy, so với năm 2018, vùng ĐBSCL đã có số doanh nghiệp giải thể tăng đến 54,8%, tăng cao nhất trong số 6 vùng kinh tế xã hội. Tây Nguyên là nơi có ít doanh nghiệp giải thể nhất, với 516 doanh nghiệp, chiếm 3,06%..

<span class='text_page_counter'>(199)</span> Hình 3.25 Số doanh nghiệp giải thể vùng ĐBSCL giai đoạn 2013 - 2019 3.500. 60,0 3.014. 3.000. 50,0. 2.500. 40,0. 2.000. 1.932. 1.800. 1.500. 18,3. 1.953. 1.817. 20,3. 1.947. 30,0. 1.704. 19,2. 1.000. 17,9. 16,1. 13,7. 11,9. 20,0 10,0. 500. 0,0. 0 2013. 2014. 2015. 2016. 2017. 2018. 2019. -10,0. Số doanh nghiệp vùng ĐBSCL ( trục trái - DN) Tăng trưởng DN đăng ký thành lập mới vùng ĐBSCL ( Trục phải - % ) Tăng trưởng DN đăng ký thành lập mới cả nước ( Trục phải - % ) Tỷ trọng số DN tại ĐBSCL so với cả nước ( Trục phải - % ). Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nếu xét trong giai đoạn 2013 - 2019, số lượng doanh nghiệp giải thể ở vùng ĐBSCL khá ổn định trong những năm 2013 - 2018, thường dưới 2.000 DN, giúp tỷ trọng của vùng ĐBSCL có xu hướng giảm đi, Tuy nhiên năm 2019 đã tăng mạnh lên trên 3.000 DN, khiến tỷ trọng tăng từ 11,9% lên 17,9%. Một điểm lưu ý nữa là diễn biến sự thay đổi về số lượng doanh. nghiệp giải thể ở vùng ĐBSCL lại thường ngược chiều với xu hướng chung của cả nước. Trong số 6 vùng, ĐBSCL đứng thứ 4 về tốc độ tăng trưởng số doanh nghiệp giải thể trong giai đoạn 2013 - 2019, đạt 9%/năm, thấp hơn mức trung bình của cả nước là 9,4%/năm.. Hình 3.26 Số doanh nghiệp giải thể theo vùng giai đoạn 2014 - 2019 (doanh nghiệp) 7.000 6.000. Đồng bằng sông Hồng. 5.000. Trung du và miền núi phía Bắc. 4.000. Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung. 3.000. Tây Nguyên Đông Nam Bộ. 2.000. Đồng bằng sông Cửu Long. 1.000 0 2013. 2014. 2015. 2016. 2017. 2018. 2019. Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư 150.

<span class='text_page_counter'>(200)</span> CHƯƠNG III - 3.6 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Ở ĐBSCL GIAI ĐOẠN 2009 – 2019. Sự tăng đột biến về số doanh nghiệp giải thể năm 2019 ở vùng ĐBSCL đến từ việc tăng đột biến ở tỉnh Cà Mau. Dù là tỉnh đã có số doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể cao nhất năm 2018 với 298 DN, nhưng sang năm 2019, con số này đã tăng gấp gần 5 lần, lên 1.439 DN, chiếm đến 47,7% tổng số doanh nghiệp giải thể của cả vùng. Nếu so với các tỉnh thành trong cả nước, số doanh nghiệp giải thể ở Cà Mau chỉ đứng sau 2 trung tâm kinh tế lớn nhất là thành phố Hồ Chí Minh (5.146 DN) và Hà Nội (2.110 DN).. Tình hình doanh nghiệp đang hoạt động vùng ĐBSCL Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại vùng ĐBSCL năm 2019 Theo sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2020, số doanh nghiệp đang hoạt động tại vùng ĐBSCL thời điểm 31/12/2019 là 55.089 DN, chiếm 7,26% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước (758.610. DN), đứng thứ 4 trong số 6 vùng kinh tế-xã hội. Vùng có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động nhất là Đông Nam Bộ (312.821 DN, chiếm 41,24%), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (238.386 DN, chiếm 31,42%), Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (100.725 DN, chiếm 13,28%). Hai vùng có số doanh nghiệp thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc (31.812 DN, chiếm 4,19%) và Tây Nguyên (19.777 DN, chiếm 2,61%). Đáng chú ý, ĐBSCL là vùng có tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động thấp nhất trong số 6 vùng kinh tế-xã hội trong giai đoạn 2017 2019, chỉ đạt 5,7%/năm, đứng sau cả vùng Trung du và miền núi phía Bắc (6,5%/năm) và kém xa Đông Nam Bộ, vùng có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 8,6%/năm. Tăng trưởng của ba vùng còn lại cũng đạt trên 7%/năm và mức trung bình của cả nước là 7,6%/năm. Điều này cho thấy sự phát triển về doanh nghiệp đang hoạt động ở vùng ĐBSCL đang gặp nhiều trở ngại.. Hình 3.27 Số lượng doanh nghiệp giải thể năm ở ĐBSCL (2018 - 2019) (doanh nghiệp) Cà Mau. 1.439. 298 264. Kiên Giang. 205 207 224 173 193 160 159. Long An Vĩnh Long Cần Thơ. 136 140 134 134 132. Đồng Tháp An Giang Bến Tre. 92 112 69 92 102 85. Bạc Liêu Tiền Giang Trà Vinh. 2019 2018. 233. 59 65. Sóc Trăng. 21 33. Hậu Giang 0. 200. 400. 600. 800. 1.000. Nguồn: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 151. 1.200. 1.400. 1.600.

<span class='text_page_counter'>(201)</span> Hình 3.28 Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại 31/12/2019 tại các tỉnh vùng ĐBSCL (doanh nghiệp) Bạc Liêu. 1.882. 54. Hậu Giang. 1.998. 51. Trà Vinh. 2.027. 50. Sóc Trăng. 2.412. 47. Vĩnh Long. 2.483. 46 3.065. Bến Tre Đồng Tháp. 3.404. Cà Mau. 3.406. 42 41 40. An Giang. 4.449. 34. Tiền Giang. 4.512. 32. Kiên Giang. 7.276. Cần Thơ. 16 8.471. 15 9.694. Long An 0. 2.000. 4.000. 6.000. 8.000. 10.000. 12 12.000. Nguồn: Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2020 – Bộ KH&ĐT Trong số 13 tỉnh ĐBSCL, tỉnh có số doanh nghiệp đang hoạt động nhiều nhất là Long An với 9.694 DN, chiếm 17,6% tổng số DN trong cả vùng, đứng thứ 12 về số DN trên cả nước. Hai tỉnh tiếp theo có số DN cao trên 5.000 là Cần Thơ (8.471 DN, chiếm 15,38%, đứng thứ 15/63), Kiên Giang (7.276 DN, chiếm 13,21, đứng thứ 16/63). Ba tỉnh này đã chiếm tới 46,18% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại vùng ĐBSCL năm 2019. Mười tỉnh còn lại có số lượng doanh nghiệp hoạt động dưới 5 nghìn doanh nghiệp, trong đó thấp nhất là Bạc Liêu (1.882 DN, chiếm 3,42%, đứng thứ 54/63), Hậu Giang (1.998 DN, chiếm 3,63%, đứng thứ 51/63). Đây là 2 tỉnh có dưới 2.000 doanh nghiệp đang hoạt động tính đến 31/12/2019 Xét về mật độ doanh nghiệp trên dân số, ĐBSCL là vùng có mật độ doanh nghiệp rất thấp, đạt 3,2 DN/1.000 người, chỉ cao hơn vùng Trung du và miền núi phía Bắc (2,5 DN/1.000 người), thấp hơn cả vùng Tây Nguyên (3,4 DN/1.000 người) và thấp hơn nhiều mức trung bình của cả nước là mức 7,9 DN/1.000 người. Vùng có mật độ doanh nghiệp cao nhất là Đông Nam Bộ (17,4 DN/1.000 người), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (10,5 DN/1.000 người), Bắc. Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (5 DN/1.000 người). Điều này cho thấy mức độ phát triển doanh nghiệp ở vùng ĐBSCL còn rất thấp, cần khuyến khích tinh thần khởi nghiệp và thành lập doanh nghiệp ở vùng này. Tương tự số lượng doanh nghiệp đang hoạt động, Cần Thơ và Long An vẫn là hai tỉnh đứng đầu về mật độ doanh nghiệp. Tuy nhiên vị trí đã thay đổi khi Cần Thơ là tỉnh có mật độ doanh nghiệp cao nhất, đạt 6,9 DN/1.000 người, cao hơn 2 lần so với mức trung bình của vùng, nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình của cả nước, tiếp đến mới là Long An với 5,7 DN/1.000 người. Kiên Giang vẫn đứng ở vị trí thứ 3 của vùng, với 4,2 DN/1.000 người. Chỉ có 3 tỉnh này có mật độ doanh nghiệp cao hơn mức trung bình của vùng, đáng chú ý có đến 4 tỉnh có mật độ doanh nghiệp rất thấp, chỉ khoảng 2 DN/1.000 người, đó là Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp và Bạc Liêu. Ngay cả An Giang, tỉnh có số lượng DN đứng thứ 4 trong vùng, nhưng khi xét về mật độ doanh nghiệp cũng chỉ đạt 2,3 DN/1.000 người. Đây cũng là thực trạng chung của nhiều tỉnh vùng ĐBSCL khi xét về mật độ doanh nghiệp, thứ hạng các tỉnh đã bị tụt xuống rất thấp, trừ TP. Cần Thơ.. 152.

<span class='text_page_counter'>(202)</span> CHƯƠNG III - 3.6 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Ở ĐBSCL GIAI ĐOẠN 2009 – 2019. Sự phát triển doanh nghiệp ĐBSCL giai đoạn 2009 - 2018 Tình trạng phát triển doanh nghiệp của một vùng tương ứng với mức độ phát triển kinh tế của vùng ấy. Từ góc nhìn này, có thể thấy thực trạng phát triển doanh nghiệp ở ĐBSCL thấp hơn so với nhiều vùng khác trong cả nước, điều này cũng có thể được lý giải bởi sự chênh lệch phát triển kinh tế giữa ĐBSCL với các vùng này như đã phân tích ở Phần 2. Để có cái nhìn đầy đủ hơn về sự phát triển của doanh nghiệp vùng ĐBSCL, Báo cáo sẽ phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn 2009 - 2018 dựa trên kết quả khảo sát doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê. Kết quả này sẽ cho thấy thực trạng phát triển cả về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp hoạt động có kết quả kinh doanh do Tổng cục Thống kê thu thập được qua khảo sát hàng năm.. Phát triển về số lượng doanh nghiệp hoạt động giai đoạn 2009 - 2018 Doanh nghiệp đang hoạt động ở ĐBSCL đã có những bước phát triển trong giai đoạn 2009 - 2018. Từ con số 22.140 doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả kinh doanh năm 2009, số lượng doanh nghiệp ở ĐBSCL sau 9 năm là 45.967 doanh nghiệp, gấp 2,1 lần so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng. bình quân giai đoạn 2009 - 2019 đạt 8,46%/năm, thấp hơn tốc độ tăng trung bình của cả nước trong cùng thời kỳ là 11,12%/năm. Chính vì vậy, tỷ trọng doanh nghiệp vùng ĐBSCL trong cả nước giai đoạn 2009 - 2018 đã có xu hướng giảm dần từ 9,4% năm 2009 xuống còn 7,5% năm 2018. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp ở vùng ĐBSCL không ổn định, sau khi tăng mạnh năm 2011 (một phần nguyên nhân từ gói kích cầu sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 - 2009), đã giảm mạnh trong các năm 2012 - 2014, trước khi phục hồi lại trong giai đoạn 2015 - 2017. Nhìn chung, nếu như những năm giai đoạn 2009 - 2014, tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp vùng ĐBSCL thường thấp hơn nhiều so với cả nước, thì những năm gần đây đã có sự tương đồng về tăng trưởng. Trong số 6 vùng kinh tế - xã hội, ĐBSCL là vùng có tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả kinh doanh thấp nhất trong giai đoạn 2009 - 2018, thua cả các vùng Tây Nguyên và Trung du và miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ theo từng giai đoạn, có thể thấy nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp ở vùng ĐBSCL thấp hơn so với các vùng khác đến từ giai đoạn 2011 - 2015, còn trong giai đoạn 2016 - 2018, tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả kinh doanh đã được cải thiện rất nhiều, cao hơn 1,75 lần so với giai đoạn 2011 - 2015, đứng thứ 3 trong số các vùng kinh tế xã hội.. Hình 3.29 Số lượng doanh nghiệp hoạt động ở ĐBSCL giai đoạn 2009 - 2018 50.0 42,8 40.0. 46,0. 20,0. 37,4. 30.0. 27,2 22,1. 27,4. 28,7. 30,0. 25,0. 32.6 15,0. 23,3. 20.0. 10,0. 10.0. 5,0. 0.0. 0.0 2009. 2010. 2011. 2012. 2013. 2014. 2015. 2016. 2017. 2018. Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động vùng ĐBSCL ( trục trái - Nghìn DN) Tăng trưởng về số lượng DN đang hoạt động vùng ĐBSCL ( trục phải - %) Tăng trưởng về số lượng DN đang hoạt động vùng cả nước ( trục phải - %) Tỷ trọng DN ĐBSCL/Cả nước ( trục phải - %). Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát hàng năm của TCTK 153. 62.

<span class='text_page_counter'>(203)</span> Hình 3.30 Tăng trưởng bình quân về số lượng doanh nghiệp hoạt động giai đoạn 2009 - 2018 (%/năm) 13,3. 14 12. 12,3 11,7 10,5. 10,8. 8,3. 8,2. 7,8. 12,1. 11,4 11,3. 10,1. 10 8. 13,0. 11,9. 9,5. 11,3 9,6. 9,3. 11,1. 8,5 7,0. 6 4 2 0 Trung du và miền núi phía Bắc. Đồng bằng sông Hồng. Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung. Giai đoạn 2011 - 2015. Tây Nguyên. Đông Nam Bộ. Giai đoạn 2016 - 2018. Đồng bằng sông Cửu Long. Cả nước. Giai đoạn 2009 - 2018. Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát hàng năm của TCTK Trong số các tỉnh vùng ĐBSCL, Hậu Giang là tỉnh có tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp cao nhất với tốc độ tăng trưởng trung bình là 11,37%/năm trong giai đoạn 2009 - 2018. Đây cũng là tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao hơn mặt bằng chung của cả nước. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp của Hậu Giang vẫn ở mức thấp, dưới 2.000 DN. Long An và An Giang là hai tỉnh có tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp cao thứ 2 trong. vùng, lần lượt đạt 10,34%/năm và 10,19%/năm. Có 7 tỉnh có tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp cao hơn mức trung bình của vùng. Ở chiều ngược lại Cà Mau là tỉnh có tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng doanh nghiệp thấp nhất chỉ đạt 5,99%/năm. Năm tỉnh khác có tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng doanh nghiệp thấp hơn mức trung bình toàn vùng là Sóc Trăng, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang và Đồng Tháp.. Hình 3.31 Tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng doanh nghiệp ở ĐBSCL (2009 - 2018) (%) 11,37. Hậu Giang 10,34. Long An An Giang. 10,19. Trà Vinh. 9,78 9,12. Kiên Giang Bạc Liêu. 8,81. Thành phố CầnThơ. 8,64 8,30. Đồng Tháp. Cả nước 11,12. 6,99. Tiền Giang. ĐBSCL 8,46. 6,75. Bến Tre. 6,49. Vĩnh Long Sóc Trăng. 6,40. Cà Mau. 5,99 0. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát hàng năm của TCTK 154.

<span class='text_page_counter'>(204)</span> CHƯƠNG III - 3.6 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Ở ĐBSCL GIAI ĐOẠN 2009 – 2019. Phát triển về ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2009 - 2018 Cơ cấu doanh nghiệp vùng ĐBSCL phân theo ngành kinh tế cơ bản giống cả nước khi mà những ngành chiếm tỷ trọng doanh nghiệp cao vẫn là Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (42,52%), Công nghiệp chế biến chế tạo (16,37%), Xây dựng (15,29%), hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (5,91%) và Vận tải kho bãi (3,69%). Thứ hạng 5 ngành đứng đầu này ở vùng ĐBSCL giống hoàn toàn thực trạng chung của cả nước. Năm ngành này đã chiếm đến 83,78% số doanh nghiệp đang hoạt động ở vùng ĐBSCL.. Một số điểm khác biệt về cơ cấu ngành kinh tế ở vùng ĐBSCL so với cả nước có thể chỉ ra thông qua so sánh tỷ trọng các ngành đó là: Xu hướng phát triển doanh nghiệp trong các ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí (cao gấp 3,5 lần cả nước), nông lâm thủy sản (cao gấp 2,5 lần), cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải (cao gấp 1,8 lần), nghệ thuật, vui chơi và giải trí (1,5 lần). Ở chiều ngược lại, có những ngành mà vùng ĐBSCL thu hút ít doanh nghiệp hơn nhiều so với mặt bằng chung cả nước như: thông tin và truyền thông (bằng 1/5 lần cả nước), khai khoáng (bằng 2/5 lần), giáo dục và đào tạo (1/2 lần), hoạt động kinh doanh bất động sản (bằng 3/5), vận tải kho bãi (bằng 3/6).. Hình 3.32 Phân bổ doanh nghiệp vùng ĐBSCL theo ngành năm 2018 (%) Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng,... Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác... Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm Nghệ thuật, vui chơi và giải trí Khai khoáng Hoạt động dịch vụ khác Nông nghiệp, lân nghiệp và thủy sản Giáo dục và đào tạo Thông tin và truyền thông Hoạt động khinh doanh bất động sản Dịch vụ lưu trú và ăn uống Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ Vận tải kho bãi Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ. 0,88 0,25 0,32 0,37 0,70 0,39 0,43 0,52 0,81 0,54 0,24 0,58 0,66 0,72 2,84 1,15 0,69 1,44 0,41 2,09 1,50 2,52 4,08 3,69 2,67 3,83 3,69 5,86 5,91 8,45. ĐBSCL Cả nước. 15,29 13,21 16,37 15,96. Xây dựng Công nghiệp chế biến chế tạo Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe.... 38,43 0,00. 10,00. Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê.. 155. 20,00. 30,00. 40,00. 42,52 50,00.

<span class='text_page_counter'>(205)</span> Giai đoạn 2009 - 2018, chứng kiến sự phát triển ấn tượng về số lượng doanh nghiệp trong các ngành dịch vụ ở vùng ĐBSCL, nhất là hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (23,4%/năm), nghệ thuật, vui chơi và giải trí (22%/năm) và giáo dục đào tạo (18,61%/năm). Số lượng doanh nghiệp tăng từ 5-7 lần trong giai đoạn 2009-2018. Đây cũng là xu hướng chung của Việt Nam trong giai đoạn này.. Những ngành khác cũng có mức độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình của cả nước như: y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (17,4%/năm), hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (15,7%/năm), hoạt động kinh doanh bất động sản (13,3%/năm) và vận tải kho bãi (12,7%/năm). Tuy nhiên đây thường là những ngành có số lượng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong vùng.. Bảng 3.19 Dịch chuyển doanh nghiệp theo ngành nghề tại vùng ĐBSCL giai đoạn 2009 - 2018. 2009 Ngành kinh tế. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Số lượng (DN). 2018 Tỷ trọng (%). Số lượng (DN). Tỷ trọng (%). Tăng trưởng bình quân ĐBSCL (%/năm). Tăng trưởng bình quân cả nước (%/năm). 942. 4,25. 1.303. 2,83. 3,67. 12,28. 77. 0,35. 112. 0,24. 4,25. 5,32. 4.027. 18,19. 7.523. 16,37. 7,19. 9,45. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí. 407. 1,84. 400. 0,87. -0,19. 6,38. Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải. 129. 0,58. 316. 0,69. 10,47. 13,25. Xây dựng. 3.414. 15,42. 7.037. 15,31. 8,37. 9,63. Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác. 9.740. 43,99. 19.557. 42,54. 8,05. 10,41. Vận tải kho bãi. 575. 2,60. 1.687. 3,67. 12,70. 16,19. Dịch vụ lưu trú và ăn uống. 890. 4,02. 1.872. 4,07. 8,61. 10,99. Thông tin và truyền thông. 399. 1,80. 172. 0,37. -8,93. 12,36. 85. 0,38. 198. 0,43. 9,85. 12,66. Hoạt động kinh doanh bất động sản. 228. 1,03. 699. 1,52. 13,26. 15,77. Hoạt động chuyên môn, KHCN. 734. 3,32. 2.722. 5,92. 15,68. 13,07. Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ. 185. 0,84. 1.229. 2,67. 23,42. 16,08. Giáo dục và đào tạo. 68. 0,31. 316. 0,69. 18,61. 19,48. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội. 35. 0,16. 148. 0,32. 17,38. 14,52. Nghệ thuật, vui chơi và giải trí. 63. 0,28. 376. 0,82. 21,96. 16,97. 141. 0,64. 301. 0,65. 8,79. 13,61. 22.139. 100. 45.967. 100. 8,46. 11,12. Khai khoáng Công nghiệp chế biến chế tạo. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Hoạt động dịch vụ khác Toàn bộ doanh nghiệp. Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê 156.

<span class='text_page_counter'>(206)</span> CHƯƠNG III - 3.6 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Ở ĐBSCL GIAI ĐOẠN 2009 – 2019. Ở chiều ngược lại, có hai ngành có sự suy giảm về số lượng doanh nghiệp trong giai đoạn 2009-2018 ở vùng ĐBSCL là thông tin và truyền thông (-8,9%/năm), sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí (-0,2%/năm). Đây là sự khác biệt lớn so với cả nước khi mà tất cả các ngành đều có sự phát triển trong giai đoạn 2009-2018, trong đó hai ngành trên lần lượt có tốc độ tăng trưởng là 12,4%/năm và 6,4%/năm. Hai ngành có tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp thấp ở vùng ĐBSCL là nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (3,7%/năm) và Khai khoáng (4,3%/năm). Nếu khai khoáng không phải là lợi thế của vùng thì việc nông nghiệp chỉ có tốc độ tăng trưởng thấp nhất so với các ngành có sự tăng trưởng cho thấy lĩnh vực này vẫn chưa thu hút được sự đầu tư của doanh nghiệp mà mới chỉ dừng lại ở các hộ kinh doanh, người nông dân. Đáng nói hơn nữa là tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong nông nghiệp ở vùng ĐBSCL trong giai đoạn 2009-2018 chưa bằng 1/3 so với mặt bằng chung cả nước. Đa số các ngành ở vùng ĐBSCL đều có tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp thấp hơn mặt bằng chung của cả nước, trừ 5 ngành là hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ, hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ, giáo dục và đào tạo, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội và nghệ thuật, vui chơi và giải trí.. Phát triển về quy mô doanh nghiệp vùng ĐBSCL giai đoạn 2009 - 2018 Không giống với xu hướng ngày càng giảm của cả nước, quy mô bình quân về lao động của các doanh nghiệp vùng ĐBSCL đã có những giai đoạn tăng lên (từ 29 lao động lên 32 lao động giai đoạn 2009 2014) trước khi giảm đi trong giai đoạn 2010 - 2018, xuống còn 27 lao động/doanh nghiệp. Nếu những năm 2013 trở về trước, quy mô lao động bình quân của các doanh nghiệp vùng ĐBSCL luôn thấp hơn bình quân của cả nước thì từ năm 2014 lại luôn cao hơn so với lao động bình quân của cả nền kinh tế. Nếu so sánh chi tiết giữa các ngành năm 2018 có thể thấy quy mô lao động của doanh nghiệp ở vùng ĐBSCL nhỏ hơn so với mặt bằng chung của cả nước trong 15/18 ngành, trong đó có một số ngành có sự cách biệt rất lớn như tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí, khai khoáng. Ba ngành mà quy mô lao động bình quân ở khu vực ĐBSCL cao hơn cả nước đó là công nghiệp chế biến chế tạo, y tế và hoạt động trợ giúp xã hội và nghệ thuật, vui chơi và giải trí.. Hình 3.33 Quy mô lao động bình quân trong các doanh nghiệp ĐBSCL giai đoạn 2009 - 2018 (lao động) DN ĐBSCL 40. 37. 35. 35 30 25. 29. 30. 34. 29. 32 30. 31 30. Toàn bộ DN. 32. 30. 31. 29. 30. 28. 20. 27. 26. 27. 23. 15 10 5 0 2009. 2010. 2011. 2012. 2013. 2014. 2015. 2016. 2017. 2018. Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát hàng năm của TCTK. 157. 62.

<span class='text_page_counter'>(207)</span> Nếu xét về nguồn vốn, nguồn vốn bình quân của các doanh nghiệp vùng ĐBSCL cũng có xu hướng tăng lên giống như trung bình của cả nước. Tuy nhiên các doanh nghiệp vùng ĐBSCL có vốn bình quân thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước. Trong tổng số 18 ngành kinh tế, các doanh nghiệp vùng ĐBSCL có quy mô vốn trung bình nhỏ hơn mức trung bình của cả nước ở 14 ngành, nhất là các ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (cả nước 3.711 tỷ - ĐBSCL 236 tỷ) , sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí (753 tỷ - 116 tỷ), khai khoáng (305 tỷ - 78 tỷ) và hoạt động kinh doanh bất động sản (271 tỷ -. 62. 171 tỷ). Bốn ngành mà các doanh nghiệp ở ĐBSCL có quy mô vốn cao hơn mức trung bình của cả nước là dịch vụ lưu trú và ăn uống (26 tỷ - 42 tỷ), công nghiệp chế biến chế tạo (82 tỷ - 97 tỷ), y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (40 tỷ - 46 tỷ) và giáo dục và đào tạo (11 tỷ - 12 tỷ). Như vậy có thể thấy nhìn chung, quy mô các doanh nghiệp ở vùng ĐBSCL thường nhỏ hơn so với cả nước, trừ các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo và y tế và hoạt động trợ giúp xã hội.. 158.

<span class='text_page_counter'>(208)</span> CHƯƠNG III - 3.6 PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Ở ĐBSCL GIAI ĐOẠN 2009 – 2019. Hình 3.34 Quy mô lao động bình quân trong các doanh nghiệp theo ngành ĐBSCL năm 2018 (lao động/ doanh nghiệp) 74,8. Công nghiệp chế biến chế tạo 36,7. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội Nghệ thuật, vui chơi và giải trí Giáo dục và đào tạo Hoạt động khinh doanh bất động sản Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe... Hoạt động dịch vụ khác. 8,7 7,1 8,6 7,0 7,9 6,3. Vận tải kho bãi Dịch vụ lưu trú và ăn uống Xây dựng Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ. 55,3. 20,0 21,3 13,6 13,2 13,5 12,4. Cả nước. 17,0 13,6 16,3 11,9 19,9 13,6 20,5 13,7. ĐBSCL. 46,8 38,8. Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác... Thông tin và truyền thông. 108.8. 7,8. 16,5. Nông nghiệp, lân nghiệp và thủy sản. 26,4. Khai khoáng. 36,0 0,88. 21,7. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng,.... 17,8. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. 16,0. 89,0 123.7. Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát hàng năm của TCTK Hình 3.35 Quy mô vốn bình quân trong các doanh nghiệp ĐBSCL giai đoạn 2007 - 2017 (tỷ đồng) 70 60 50 40. 43. 46. 46. 50. 53. 53. 56. 59. 46. 37 DN ĐBSCL. 30 20 10. 23. 25. 27. 29. 29. 2013. 2014. 33 28. 35. Toàn bộ DN. 29. 14. 0 2009. 2010. 2011. 2012. 2015. 2016. 2017. 2018. Nguồn: Xử lý dữ liệu khảo sát hàng năm của TCTK 159. 62.

<span class='text_page_counter'>(209)</span> Phân bổ doanh nghiệp theo hình thức sở hữu. nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước chỉ còn chiếm 2,72% lực lượng lao động trong khu vực doanh nghiệp.. Tính đến thời điểm 31/12/2018 tại khu vực ĐBSCL, các doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm chủ yếu với tỷ lệ 97,82%, trong khi các doanh nghiệp FDI chiếm 1,79% còn các doanh nghiệp nhà nước chỉ còn chiếm 0,39%. Tỷ lệ này trên quy mô cả nước lần lượt là 97,23%, 2,34% và 0,33%. Như vậy có thể thấy rõ sự hạn chế của vùng ĐBSCL trong việc thu hút các dự án FDI so với mặt bằng chung của cả nước.. Về nguồn vốn, tỷ trọng của các doanh nghiệp nhà nước chiếm 9,7%, cao hơn nhiều so với tỷ trọng về lao động và cao hơn rất nhiều tỷ trọng về số lượng doanh nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu khi các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là các tập đoàn, tổng công ty với số vốn rất lớn. Cũng giống các DNNN, các doanh nghiệp FDI cũng thường là doanh nghiệp có vốn lớn, vì thế tỷ trọng về nguồn vốn của khu vực. Hình 3.36 Phân bổ doanh nghiệp vùng ĐBSCL theo hình thức sở hữu năm 2018 Doanh thu. 10,4. Nguồn vốn. 9,7. 74,6. 71,4. 61,94. DN nhà nước. 35,34. 0,39 0%. 18,9. DN ngoài nhà nước. Lao động 2,72. Số DN. 15,1. DN FDI. 97,82 10%. 20%. 30%. 40%. 50%. 1,79 60%. 70%. 80%. 90%. 100%. Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK Về số lượng lao động, các doanh nghiệp ngoài nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn với 61,94%. Các doanh nghiệp FDI đã chiếm tỷ trọng nhiều hơn về lao động với 35,34% so với chỉ 1,79% về số lượng doanh. 62. này chiếm đến 18,9%. Trong khi đó, dù chiếm đến 97,82% về số lượng doanh nghiệp, các doanh nghiệp ngoài nhà nước chỉ chiếm 71,4% về nguồn vốn. Thực trạng tương tự cũng diễn ra về doanh thu của khu vực doanh nghiệp vùng ĐBSCL.. 160.

<span class='text_page_counter'>(210)</span> CHƯƠNG IV CÁC CỤM NGÀNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.

<span class='text_page_counter'>(211)</span>

<span class='text_page_counter'>(212)</span> 4.1. CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU.

<span class='text_page_counter'>(213)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Cụm ngành lúa gạo Trong bối cảnh ngành lúa gạo thường xuyên đối mặt với các khó khăn thách thức như dư thừa nguồn cung, giá thành đầu ra thiếu ổn định, lợi nhuận từ cây lúa thấp hơn so với một số cây trồng khác dẫn đến nhu cầu chuyển dịch cây trồng cao, quy mô diện tích canh tác trên sở hữu của mỗi hộ dân nhỏ nên khó áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật khiến chi phí đầu vào cao, năng suất bão hòa,… thì việc phân tích NLCT cụm ngành lúa gạo sẽ là cơ sở để đề xuất các chiến lược phát triển trong tương lai.. Đánh giá cụm ngành qua mô hình kim cương Các yếu tố đầu vào Đất đai, điều kiện tự nhiên ĐBSCL có đặc điểm tự nhiên thuận lợi cho trồng trọt, diện tích đất canh tác lớn, được bồi đắp phù sa bởi sông Mekong nên khá màu mỡ. Tuy nhiên việc xây dựng đê bao ngăn lũ, canh tác lúa ba vụ cho thấy dư địa phát triển ngành không còn nhiều, hệ lụy là sự suy giảm chất lượng đất và xói mòn dinh dưỡng từ đất. Trong một thời gian dài, dưới sức ép và cơ chế khuyến khích đạt năng suất cao, nông dân đã lạm dụng hóa học từ phân bón một cách không cân đối, dẫn đến sâu bệnh xâm nhập, do đó buộc phải dùng thuốc BVTV. Kết quả là đất bị chai, ngày càng nghèo dinh dưỡng, khiến giá thành sản xuất lúa tăng, đồng thời gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Quy mô canh tác manh mún gây khó khăn trong việc áp dụng cơ giới hóa, tiến bộ KHCN và liên kết với doanh nghiệp, dẫn đến chi phí đầu vào sản xuất tăng. Một số tỉnh/thành ở ĐBSCL đã xây dựng được cánh đồng lớn, bước đầu cải thiện đặc điểm đất đai sản xuất lúa manh mún, tạo điều kiện nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho các hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL (Nguyễn Phú Son và ctg, 2017). Gần đây, tác động của biến đổi khí hậu là thách thức lớn đối với cụm ngành lúa gạo, ảnh hưởng đến giá thành và chất lượng sản phẩm, làm giảm năng lực cạnh tranh của cụm ngành (Nguyễn Hữu Đặng và ctg, 2016).. Lao động Mặc dù kinh nghiệm của người lao động tham gia trong ngành rất cao do đây là ngành truyền thống của vùng từ nhiều năm nay, tuy nhiên, giống như những cụm ngành nông nghiệp khác ở ĐBSCL, cụm ngành lúa gạo cũng gặp phải thách thức trong tương lai về lực lượng lao động trẻ khan hiếm do tốc độ đô thị hóa phát triển đã thu hút lao động ở nông thôn (Huỳnh Trường Huy và ctg, 2016). Thêm vào đó, lực lượng lao động trẻ có trình độ học vấn và chuyên môn cao sau khi được đào tạo không sẵn lòng quay lại vùng nông thôn làm việc do tiền lương thấp và cơ hội thăng tiến trong chuyên môn, nghiệp vụ hạn hẹp. Số liệu xuất cư lao động của ngành cao cho thấy thu nhập từ cây lúa thấp hơn so với mặt bằng chung. Ngoài ra, ngành trồng trọt nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng có tính mùa vụ, việc kết hợp với các ngành khác để gia tăng các hoạt động tạo thêm sinh kế trong thời gian nhàn rỗi là vấn đề cần lưu ý nếu muốn giữ chân lao động. Tuy nhiên, từ một góc nhìn khác, xuất cư lao động dư thừa trong ngành có thể trở thành sức ép để cải tiến hoạt động, áp dụng công nghệ và đổi mới mô hình sản xuất. Thực tế là hầu hết các khâu trong hoạt động sản xuất lúa hiện nay đã được cơ giới hóa - từ chuẩn bị đất sạ cấy cho đến gặt đập - khiến lao động trồng lúa dôi dư, thì giờ nhàn rỗi nhiều hơn trước nên dễ tạo nên tình trạng “nhàn cư vi bất thiện”, gây ra nhiều tệ nạn nếu không có công việc ngoài đồng áng. Nước tưới Sự gia tăng của dân số và hoạt động kinh tế khiến nguồn nước ngày càng cạn kiệt, chỉ số nước bình quân trên đầu người giảm. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu dẫn đến lượng mưa trung bình hằng năm ngày một ít dần, vùng có lượng mưa giảm nhiều hơn vùng có lượng mưa tăng, nhiệt độ không khí tăng khiến lượng nước bốc hơi cũng tăng theo. Diện tích và độ che phủ rừng thấp vì thực trạng tàn phá, cháy rừng, dẫn đến giảm khả năng trữ và điều tiết nước. Quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hóa nông thôn ngày càng được đẩy mạnh, trong khi nguồn nước đang đối mặt với nguy cơ bị ô nhiễm. Những yếu tố trên, dẫn đến tài nguyên nước của cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng bị sụt giảm, trong khi nhu cầu dùng nước tăng khiến sự thiếu hụt nước ngày 164.

<span class='text_page_counter'>(214)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. càng gay gắt (Đặng Kiều Nhân và ctg, 2016). Ở ĐBSCL, một số nơi có địa hình cao thường thiếu nước vào mùa khô, trồng lúa tiết kiệm nước được xem như là một phương thức canh tác mới có triển vọng. Một số địa phương như An Giang đã áp dụng chương trình “Tiết kiệm nước” giúp cho các hộ sản xuất tiết kiệm được lượng nước tưới. Gần đây, nguồn nước tưới của ĐBSCL còn bị ảnh hưởng bởi mực nước thượng nguồn giảm và thay đổi khó lường do các chính sách điều tiết thượng nguồn, đặc biệt là vai trò của Trung Quốc dẫn đến hoạt động canh tác lúa có thể bị động. Lượng phù sa trong nước cũng suy giảm do bị lặng đóng và giữ lại ở các đập thủy điện thượng nguồn trước khi đổ về theo mùa lũ. Giống và lúa nguyên liệu cho chế biến gạo Các giống lúa trồng ở ĐBSCL hiện nay vẫn chỉ mới quan tâm đáp ứng yêu cầu về năng suất, độ dẻo thơm, thích ứng với biến đổi khí hậu và dịch bệnh nhưng còn thiếu khả năng tạo ra một thương hiệu lúa gạo đặc trưng cho vùng. Hoạt động nghiên cứu giống chưa phát triển mạnh, chủ yếu phụ thuộc vào Viện Lúa Ô Môn, Đại học Cần Thơ và Tập đoàn Lộc Trời. Chênh lệch giá lúa giống cao, ở một số nơi nông dân tự sản xuất giống có chất lượng không đồng bộ, ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu và chèn ép giá từ thương lái khi được mùa.. cả thị trường xuất khẩu và nội địa. Vật tư nông nghiệp Hệ thống phân phối vật tư đầu vào (phân bón và thuốc bảo vệ thực vật) hầu như phủ khắp từ các thành phố, huyện đến tận thôn/ấp ở các tỉnh ĐBSCL, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất lựa chọn để sử dụng bón cho lúa. Các sản phẩm chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, ngay cả khi sản xuất trong nước vẫn tồn tại, do nguồn phân bón nhập khẩu có chất lượng ổn định và giá cạnh tranh hơn. Vấn đề tồn tại là các hộ chưa mua được vật tư với giá thấp do không thực hiện liên kết. Nguyên nhân một phần do các hợp tác xã chưa cung cấp dịch vụ cung ứng tập trung, đúng với tôn chỉ hoạt động của một tổ chức kinh tế hợp tác (Nguyễn Phú Son và ctg, 2017). Không những thế, một thực trạng đã tồn tại trong thời gian qua là nhiều nông dân sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV một cách quá mức vì nghe theo các đại lý, với hàng trăm chủng loại ngoài danh sách cho phép của Bộ NN-PTNT. Để hướng tới quy trình sản xuất lúa gạo chất lượng và an toàn, việc sử dụng phân bón hữu cơ và vi sinh phải thay thế phần lớn phân hóa học (NN4.0), và điều này không thể thực hiện được nếu không có những chính sách phù hợp cũng như các biện pháp chế tài đủ hiệu lực. Máy móc phục vụ sản xuất và chế biến. Trong 10 năm gần đây ĐBSCL đã lai tạo được giống lúa ST, đặc biệt là giống ST25. Năm 2019, gạo của giống lúa này được vinh danh là ngon nhất thế giới. Theo báo cáo của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, giai đoạn 2006 – 2012 đã có 50 giống lúa được công nhận bởi Viện Lúa ĐBSCL và đã đưa vào sản xuất, giúp cho sản xuất lúa của vùng tăng thêm trên 600 nghìn ha, sản lượng tăng thêm khoảng 3 triệu tấn mỗi năm (Vietnambiz, 4/2019).. Gần đây, nhiều địa phương trong vùng đã phát triển dịch vụ cung ứng máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp như cấy giống, phun thuốc BVTV tự động, thu hoạch nhưng khó phát triển mạnh do chưa tương thích với quy mô sản xuất của nông hộ. Để tăng khả năng ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất lúa gạo, các hộ nông dân cần tăng cường liên kết về không gian địa lý, trong đó sự đồng bộ về mặt sản xuất là điều kiện quan trọng.. Đây là điểm mạnh đáng được trân trọng của ngành hàng lúa gạo vì đã củng cố và tạo dựng thêm uy tín thương hiệu lúa gạo Việt Nam, nhờ đó, góp phần tạo vị thế cạnh tranh cho cụm ngành lúa gạo của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. Trong khâu chế biến, một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu (DNCBXK) đã chủ động xây dựng được vùng lúa nguyên liệu, tạo điều kiện chủ động trong kinh doanh lúa gạo, do vậy có thể nắm vững thị phần trên. Dù số lượng DNCBXK của vùng ĐBSCL nhiều, nhưng phần lớn chưa trang bị được những thiết bị, công nghệ chế biến lúa gạo hiện đại. Điều này vừa làm giảm phẩm chất gạo, vừa làm tăng giá thành chế biến do tỷ lệ thu hồi gạo thấp. Trong khâu sản xuất, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến để tăng tỷ lệ cơ giới hóa trong nông nghiệp mặc dù có cải thiện tương đối tốt nhưng chưa đồng đều giữa các vùng sản xuất khác nhau, cũng như chưa đồng bộ giữa. 165.

<span class='text_page_counter'>(215)</span> các khâu trong chuỗi cung ứng. Theo Bộ NN&PTNT,²6 cơ giới hóa ở ĐBSCL còn hạn chế trong phun xịt phân thuốc, đây được xem là khâu rất quan trọng đứng trên góc độ sức khỏe của người lao động và môi trường tự nhiên, chưa đồng bộ giữa khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch, cũng như trong khâu sơ chế (sấy) và chế biến. Điều này cũng làm ảnh hưởng không tốt đến việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Khoa học công nghệ Để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước, các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm lúa gạo nói riêng và nông sản nói chung ngày càng gia tăng dẫn đến nhu cầu sản xuất nông nghiệp theo các mô hình tiêu chuẩn. Trong bối cảnh này, tập quán sản xuất nông nghiệp lâu đời của người nông dân là rào cản lớn, khó thay đổi. Ứng dụng công nghệ trong sản xuất hiện nay chỉ dừng lại ở khâu nghiên cứu giống. Công nghệ ứng dụng trong quản lý sản xuất và truy xuất nguồn gốc chủ yếu là sân chơi của khu vực doanh nghiệp FDI hay phải nhập khẩu công nghệ từ các nước. Mặc dù công nghệ chế biến những sản phẩm giá trị gia tăng từ lúa gạo và kể cả những phụ phẩm của lúa gạo như: chiết xuất tinh dầu từ cám gạo; chiết xuất chất SiO2 để sản xuất Silica và Nano Silica từ vỏ trấu; các loại bánh dân gian v.v…đã hình thành, nhưng chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư công nghệ này để tạo ra những dòng sản phẩm giá trị gia tăng, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho cụm ngành lúa gạo một cách bền vững.. Hạ tầng giao thông Cơ sở hạ tầng phục vụ cho khâu vận chuyển, bảo quản, chế biến, dự trữ sản phẩm đầu vào, đầu ra cho ngành nông nghiệp nói chung và ngành hàng lúa gạo nói riêng còn rất hạn chế. Điều này làm tăng chi phí phân phối sản phẩm lúa gạo rất đáng kể, do vậy làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành hàng. Lúa gạo chủ yếu được vận chuyển bằng đường thủy với chi phí rẻ hơn so với đường bộ. Tuy nhiên, do hệ thống cảng chưa phát triển đầy đủ và đồng bộ ở ĐBSCL khiến chi phí bốc dỡ phát sinh khá cao và thời gian vận chuyển cũng lâu hơn. Vốn đầu vào cho sản xuất Chuyển đổi hoạt động sản xuất lúa gạo đáp ứng các tiêu chuẩn thị trường và gia tăng năng lực cạnh tranh ngành đòi hỏi nhu cầu nguồn vốn rất lớn, đặc biệt là nhu cầu vốn cho trang thiết bị sản xuất và ứng dụng khoa học công nghệ. Tuy nhiên, thực trạng quy mô sản xuất nhỏ, giá trị tài sản đất đai làm tài sản thế chấp thấp, các quy định về chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản trên đất nông nghiệp chưa được công nhận, các rủi ro về đầu ra vẫn luôn hiện hữu khiến khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng cho cây lúa trở nên hết sức hạn chế. Giải pháp phổ biến hiện nay của các hộ sản xuất lúa gạo vẫn chỉ dừng lại ở việc giữ nguyên phương thức sản xuất truyền thống và tìm cách gia tăng thu nhập từ các hoạt động sinh kế khác.. ²6 Cơ giới hóa nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long 166.

<span class='text_page_counter'>(216)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Các điều kiện cầu. nên chịu sự cạnh tranh rất lớn của một số quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ, Myanmar và Pakistan.. Theo thống kê của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2009-2019 gia tăng gần 5%, trong khi đó giá trị xuất khẩu (GTXK) gia tăng đến 24%. Nếu tính mức độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn này thì sản lượng xuất khẩu tăng gần 0,5%, trong khi đó GTXK tăng gần 22% (Hình 4.1). Điều này cho thấy có sự cải thiện quan trọng về giá gạo xuất khẩu nhờ chất lượng gạo xuất khẩu được nâng cao và ngành hàng lúa gạo có bước chuyển biến trong cơ cấu sản xuất, chế biến xuất khẩu các giống lúa gạo chất lượng cao. Trong. Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu gạo sang Châu Á đạt 3,21 triệu tấn, tăng 19,9% so với năm 2008 và chiếm 53,8% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước (trong đó, Philippines tiếp tục là nước dẫn đầu với 1,71 triệu tấn, tăng nhẹ 0,9%; các nước còn lại 1,5 triệu tấn, tăng 52,6%). Thị trường tiếp theo là Châu Phi: 1,67 triệu tấn, tăng 41,7%; Châu Mỹ: 497 nghìn tấn, giảm 9,2% so với năm trước. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, giá cả gạo xuất khẩu bình quân trong năm 2009 là 446 USD/tấn.. Hình 4.1 Số lượng và GTXK gạo Việt Nam 2009 - 2019²7 9.000 8.000 7.000 6.000 5.000 4.000 3.000 2.000 1.000 0 2009. 2010. 2011. 2012t. 2013. 2014. 2015. Lượng xuất khẩu (1.000 tấn). 2016. 2017. 2018. 2019. GTXK gạo (triệu USD). Nguồn: VFA (2020) dài hạn, cùng với sự biến đổi về cơ cấu nhân khẩu học và mức sống toàn cầu, khi nhu cầu của thế giới đối với lúa gạo chất lượng cao tăng lên, đồng thời nhu cầu đối với lúa gạo chất lượng thấp giảm đi, định hướng hạn chế số lượng và tăng cường chất lượng lúa gạo xuất khẩu sẽ ngày càng trở thành chiến lược quan trọng để phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng.. Hình 4.2 Tỷ trọng XK gạo bình quân qua các châu lục giai đoạn 1989-2017 (%). 3%. 7%. 2% 2% Châu Á Châu Phi Trung Đông. 19%. Châu Mỹ. Cũng theo thống kê của VFA, thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam trong 29 năm qua (1989-2017) vẫn là Châu Á (ASIA) (chiếm tỷ trọng xuất khẩu gạo bình quân đến 66,7%), kế đến là Châu Phi chiếm 18,9% (Hình 4.1.2.2). Do thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các nước trong khu vực châu Á. 67%. Châu Đại Dương. Nguồn: VFA, 2018. ²7 VFA, 2008 “Báo cáo lượng và giá trị xuất khẩu gạo 1989-2017” ²8 Vietnambiz, 2019. “Báo cáo thị trường gạo năm 2019” ²9 Tổng cục Hải quan, 2019. “Báo cáo thường niên về xuất nhập khẩu sản phẩm 2019”. 167. Châu Âu.

<span class='text_page_counter'>(217)</span> Năm 2018, lượng gạo xuất khẩu tăng 5,1% và giá trị xuất khẩu tăng 16,3% so với 2017. Nguyên nhân gia tăng là do việc thay đổi cơ cấu gạo xuất khẩu theo hướng gạo thơm, đặc sản, chất lượng cao đã đẩy giá xuất khẩu bình quân từ 452 USD/tấn năm 2017, lên 502 USD/tấn vào 2018.²8 Năm 2019 ngành hàng lúa gạo Việt Nam đạt được kết quả đáng khích lệ với sản lượng gạo xuất khẩu trên 6,34 triệu tấn, trị giá 2,79 tỷ USD²9 (Tổng cục Hải quan, 2019). Nếu so với lượng gạo xuất khẩu 2018 là 6,1 triệu tấn thì lượng gạo xuất khẩu 2019 tăng nhẹ 3,9%, nhưng giá trị lại thấp hơn, giảm 9,7% (3,06 tỷ USD). Sự sụt giảm này là do giá gạo xuất khẩu bình quân chỉ đạt 445 USD/tấn. Từ số liệu so sánh trong 3 năm 2017 - 2019 cho thấy, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam gia tăng là do quá trình tích cực chuyển đổi cơ cấu loại gạo xuất khẩu theo hướng thâm nhập vào phân khúc thị trường cao cấp. Tuy nhiên, hiệu quả xuất khẩu vẫn còn khá bất ổn do sự cạnh tranh gay gắt về giá cả. Xuất khẩu gạo ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung còn cơ hội gia tăng do Philippines thông qua chính sách tự do hóa ngành gạo. Chính sách loại bỏ cơ chế hạn ngạch, thay bằng thuế nhập khẩu sẽ làm tăng lượng gạo nhập khẩu vào Philippines. Thêm vào đó, việc Trung Quốc hạn chế nhập khẩu nông sản Việt Nam theo đường tiểu ngạch trước mắt là thách thức. đối với nhà xuất khẩu nông sản Việt Nam nói chung và ngành hàng gạo nói riêng. Tuy nhiên, trong dài hạn đây lại là cơ hội đánh thức tất cả các tác nhân tham gia chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam cần phải sản xuất và kinh doanh hướng đến chất lượng sản phẩm và minh bạch trong hoạt động. Ngoài ra, việc tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới – cả song phương và đa phương – cũng tạo thêm sức đẩy cho việc mở rộng thị trường và gia tăng chất lượng gạo xuất khẩu cho Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng.³0 Bên cạnh những cơ hội về thị trường đầu ra như vừa nêu, cụm ngành lúa gạo cũng gặp phải những thách thức như: các nước nhập khẩu đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn về phẩm chất gạo, cũng như những minh chứng về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm được xuất khẩu; các nước nhập khẩu tăng khả năng tự cung cấp và đa dạng hóa nguồn cung. Một lần nữa, những thách thức này có tính ngắn và trung hạn, còn trong dài hạn thực ra lại mang đến cơ hội tái cấu trúc chuỗi giá trị và nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Diễn biến đại dịch Covid-19 trong năm 2020 đã làm ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của Việt Nam nói chung, trong đó có cả sản phẩm gạo, tuy nhiên ảnh hưởng này sẽ không quá lớn vì gạo là một sản phẩm thiết yếu, đặc biệt trong bối cảnh mức thu nhập giảm.. ³0 Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), từ ngày 01/01/2020, bên cạnh việc phân bổ 20.000 tấn gạo cho tất cả các thành viên WTO (hạn ngạch thuế quan cho Việt Nam), Hàn Quốc sẽ dành riêng cho Việt Nam hạn ngạch riêng là 55.112 nghìn tấn gạo, bao gồm các loại gạo mà Việt Nam có thể trồng và xuất khẩu. Đây là một cơ hội khác cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Gần đây hơn, Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực cũng tạo ra cơ hội to lớn cho xuất khẩu gạo chất lượng cao sang thị trường EU.. 168.

<span class='text_page_counter'>(218)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Các ngành hỗ trợ và liên quan Vai trò của viện nghiên cứu, các trường đại học thể hiện mạnh nhất ở hoạt động lai tạo giống chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là khi lượng gạo xuất khẩu chủ yếu tập trung trên 80% vào loại gạo thơm, đặc sản, chất lượng cao trong những năm gần đây. Tuy nhiên, vai trò này chủ yếu được phát huy ở Viện nghiên cứu ĐBSCL và Đại học Cần Thơ. Một số tỉnh có các viện, trường hoạt động riêng trên địa bàn nhưng lại khá mờ nhạt trong việc thực hiện sứ mệnh đóng góp vào quá trình phát triển ngành lúa gạo của địa phương. Vai trò Nhà nước thể hiện qua chủ trương phát triển lúa gạo là ngành hàng chủ lực của quốc gia và những chính sách tích cực được triển khai bởi Bộ NN&PTNT và Bộ Công Thương. Đồng thời, chiến lược an ninh lương thực, và đi đôi với nó là chính sách giữ cứng 3,5 triệu ha đất để đạt được 35-38 triệu tấn lúa, cũng là một thách thức to lớn đối với ĐBSCL, nơi được coi là địa bàn chủ lực để thực hiện các chính sách này. Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định 1499/QĐ-BNN-CBTTNS 2018 về quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận quốc gia gạo Việt Nam. Điều này góp phần bảo vệ thương hiệu gạo Việt Nam giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành lúa gạo của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. Từ năm 2006 đến nay, Bộ NN&PTNT đã rót khoảng 40 tỉ đồng để triển khai nghiên cứu chọn tạo giống lúa theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu cho vùng ĐBSCL như giống lúa cực ngắn ngày, giống lúa chịu mặn, hạn, giống lúa giàu vi chất dinh dưỡng. Vào đầu 01/2019, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết sau hơn một năm thực thi Nghị định 107/2018/NĐ-CP với những cải cách, tư duy mới, Bộ Công Thương đã cấp thêm 47 Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, nâng con số. ²8 Vietnambiz, 2019. “Báo cáo thị trường gạo năm 2019”. 169. thương nhân xuất khẩu gạo lên 182. Các thương nhân đang xuất gạo Việt Nam sang hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (Vietnambiz, 2019). Bên cạnh đó, nhiều chương trình/dự án trong và ngoài nước được tổ chức nhằm hỗ trợ ngành hàng lúa gạo ĐBSCL, tạo cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả cho sản phẩm đầu ra. Cụ thể như: Dự án Sáng kiến Phát triển Sản xuất Lúa gạo Khu vực châu Á tại Việt Nam (BRIA) được kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề đầu ra cho hạt lúa; Dự án VnSAT được triển khai từ năm 2016 tại vùng sản xuất hàng hóa lúa gạo của Việt Nam, bao gồm 8 tỉnh ĐBSCL, mục tiêu là áp dụng phương pháp canh tác bền vững, nâng cao chuỗi giá trị cho ngành hàng lúa gạo; tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP tạo điều kiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo cho các hợp tác xã sản xuất và doanh nghiệp chế biến lúa gạo; Quyết định 1898/QĐ-BNN-TT phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030”. Mục tiêu là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lúa gạo làm cơ sở đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người trồng lúa, bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững và tham gia hiệu quả vào thị trường toàn cầu. Mặc dù Nhà nước đã có nhiều chính sách để hỗ trợ cho cụm ngành lúa gạo nhưng vẫn còn lỏng lẻo trong quản lý và kiểm soát việc xuất nhập khẩu qua đường biên giới với các quốc gia trong khu vực, do vậy lượng gạo xuất phi mậu dịch qua biên giới với Trung Quốc và Campuchia đi Thái Lan, sau đó qua các quốc gia khác vẫn còn diễn ra. Điều này gián tiếp làm giảm uy tín thương hiệu lúa gạo Việt gây ảnh hưởng không tốt đến năng lực cạnh tranh của ngành hàng. Vai trò các hiệp hội trực tiếp và liên quan không có hoặc có nhưng hạn chế, chủ yếu liên quan đến hoạt động nghiên cứu đầu vào, thiếu các đơn vị hỗ trợ kết nối, tư vấn thị trường đầu ra..

<span class='text_page_counter'>(219)</span> Theo phản ảnh của nhiều doanh nghiệp trong ngành, những hạn chế của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) đã tạo ra nhiều rào cản cho quá trình phát triển năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo. Theo đánh giá của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP), hiệp hội chưa làm tròn vai trò của mình là bảo vệ hội viên, đặc biệt là các nông dân trồng lúa. Các doanh nghiệp quy mô nhỏ, đang phát triển là đối tượng có nhiều tiềm năng đem lại các sản phẩm giá trị gia tăng cao cho ngành lại không đủ điều kiện trở thành hội viên. VFA hiện nay chỉ thực hiện chức năng là hiệp hội của các doanh nghiệp xuất khẩu và chủ yếu đại diện lợi ích của các doanh nghiệp Nhà nước qua triển khai hợp đồng tập trung (G2G), ảnh hưởng đến tính hiệu quả của cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, VFA không thực hiện định hướng chiến lược phát triển thị trường và chưa đóng vai trò liên kết các khối doanh nghiệp tư nhân. Dù ở góc độ đại diện lợi ích của doanh nghiệp Nhà nước, VFA cũng thất bại trong việc giúp các doanh nghiệp này thu hẹp khoảng cách về năng lực. phát triển thị trường và liên kết với khu vực tư nhân. Nói tóm lại, nhìn chung VFA chưa phát huy được vai trò của một hiệp hội lương thực theo chức năng và nhiệm vụ của tổ chức này. Vai trò các tổ chức tín dụng trong hoạt động hỗ trợ tài chính hạn chế, có vốn nhưng chưa thể mạnh dạn cho vay do e ngại nhiều rủi ro, trong đó biến động thị trường đầu ra là yếu tố quan trọng nhất. Bảo hiểm nông nghiệp không phát huy hiệu quả do giá trị tài sản mua bảo hiểm lớn, rủi ro cao từ thiên tai và giải quyết tranh chấp khi có vấn đề xảy ra. Mô hình HTX chưa phát huy hiệu quả do sự liên kết của người dân với HTX hay với doanh nghiệp còn yếu. Ngay cả các mô hình canh tác lúa bền vững do dự án VnSAT của Ngân hàng Thế giới đang triển khai cũng có tỷ lệ tham gia thấp, tính tuân thủ của người dân trong các quy trình sản xuất là không cao.. 170.

<span class='text_page_counter'>(220)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Bối cảnh cạnh tranh Ngày 30/06/2019, sau gần 10 năm theo đuổi, Việt Nam ký được Hiệp định Thương mại Tự do với 28 nước thành viên châu Âu (EVFTA), tạo cơ hội cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam mở rộng thị trường tiêu thụ, đồng thời gia tăng lợi thế cạnh tranh với các đối thủ như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia do những quốc gia này chưa ký được Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước thuộc cộng đồng chung châu Âu (EU). Tuy nhiên, trên thị trường xuất khẩu lúa gạo, giá cả và sản lượng hoàn toàn phụ thuộc vào đối tác nhập khẩu và thiếu khả năng dự báo hay có cơ chế phòng vệ hiệu quả. Các tiêu chuẩn chất lượng ngày càng tăng gây áp lực lên chuyển đổi mô thức sản xuất, trong bối cảnh nguồn lực có hạn và động cơ chuyển đổi thấp. Tính hiệu quả của việc chuyển đổi cũng chưa được kiểm định ở quy mô đại trà. Một trong những bất lợi của cụm ngành là chất lượng lúa gạo Việt Nam không đồng nhất do các hộ sản xuất cũng như một số DNCBXK lúa gạo chưa có nhận thức kinh doanh đúng đắn và tư duy kinh tế theo hướng kinh doanh lớn, hiện đại và minh bạch. Cụ thể, một bộ phận lớn các hộ sản xuất vẫn sử dụng lúa thương phẩm để làm lúa giống, một số DNCBXK tuy biết nhưng vẫn thờ ơ với tình trạng này. Các hành vi trên làm cho phẩm chất gạo của Việt Nam bị sụt giảm và không đồng nhất. Thêm vào đó, một số doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế hợp tác chạy theo lợi nhuận trong ngắn hạn, để có thể bán được giá cao, đã sẵn sàng khuyến cáo cho các hộ sản xuất gieo trồng những loại giống đang có thương hiệu mạnh trên thị. 171. trường nhưng không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng. Thực trạng này đã xảy ra với lúa gạo ST25 hiện nay trên thị trường. Pháp luật quản lý chưa nghiêm ngặt cũng góp phần không nhỏ làm tổn thương đến thương hiệu của sản phẩm lúa gạo ĐBSCL trong dài hạn dẫn đến giảm năng lực cạnh tranh của cụm ngành lúa gạo Việt Nam, đặc biệt đối với những dòng lúa gạo thơm hiện nay. Một trong những yếu kém khác là sự liên kết ngang giữa các chủ thể trong từng nhóm tác nhân chưa sâu, cộng với liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi còn yếu nên khó có thể cải thiện chi phí sản xuất và chế biến, cùng với sự gia tăng chi phí tăng thêm dẫn đến giảm lợi nhuận của toàn chuỗi giá trị khiến năng lực cạnh tranh cụm ngành lúa gạo ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung đi xuống. Campuchia, Pakistan và Myanmar có khả năng trở thành đối thủ cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thị trường Trung Quốc Chính sách an ninh lương thực tiếp tục khẳng định vai trò của cây lúa, đặc biệt là quy định hạn chế chuyển đổi đất trồng lúa, tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ đi kèm vẫn còn thiếu. Để cải thiện sinh kế và giảm thiểu rủi ro, các hộ nông dân có nhu cầu chuyển đổi cây lúa sang các loại rau màu khác ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, nhu cầu dịch chuyển nguồn lao động từ ngành lúa gạo sang các ngành khác có thu nhập cao hơn cũng diễn ra khá mạnh mẽ. Gần đây, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm chi phí đầu vào tăng do các yếu tố tự nhiên ngày càng bất lợi. Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia chịu tác động bởi biến đổi khí hậu mạnh nhất, điều này góp phần làm giảm năng lực cạnh tranh ngành lúa gạo..

<span class='text_page_counter'>(221)</span> Đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành lúa gạo Cụm ngành lúa gạo ở ĐBSCL có lợi thế cạnh tranh về điều kiện tự nhiên như đất đai thổ nhưỡng thích hợp cho việc trồng lúa; lực lượng lao động có kinh nghiệm trong khâu sản xuất; hệ thống phân phối vật tư nông nghiệp đầu vào dày đặc. Đặc biệt gần đây, vùng cũng. như cả nước đã lai tạo nhiều dòng lúa thơm có phẩm chất cao được thế giới công nhận. Cơ hội phát triển sản phẩm lúa gạo lớn mạnh còn đến từ xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Thêm vào đó, năng lực cạnh tranh của cụm ngành cũng luôn được bồi đắp bởi các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cũng như từ những chương trình/dự án của nước ngoài.. Hình 4.3 Sơ đồ cụm ngành lúa gạo ĐBSCL. Dịch vụ tài chính cho Nông dân. Bảo hiểm nông nghiệp. Nghiên cứu giống và phát triển giống mới. Đất đai. Viện nghiên cứu Trường đại học. Lao động Canh tác sản xuất. Nguồn nước Vật tư nông nghiệp. HTX lúa gạo. Chế biến. Khoa học công nghệ Máy móc cơ giới hóa. Bộ NN & PTNN. Không có. Hoạt động thu mua, chế biến. Thị trường tiêu thụ. Hạ tầng giao thông. Bộ Công thương. Rất yếu. Yếu. Hiệp hội VFA. Trung tính. Chính sách hỗ trợ ngành Chính sách an ninh lương thực. Cạnh tranh. Rất cạnh tranh. 172.

<span class='text_page_counter'>(222)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Bên cạnh những lợi thế cạnh tranh vừa nêu, cụm ngành lúa gạo cũng phải đối mặt với những bất lợi như: ảnh hưởng biến đổi khí hậu (hạn mặn); suy kiệt nguồn nước tưới; khan hiếm lao động ở vùng nông thôn; cơ giới hóa trong ngành chưa đồng đều giữa các tỉnh trong vùng và chưa đồng bộ giữa các khâu trong chuỗi cung ứng; chất lượng gạo không đồng nhất; hạ tầng giao thông của vùng chưa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ; đối thủ cạnh tranh gay gắt về xuất khẩu gạo trên thế giới (đặc biệt là việc Myanmar đang tăng cường hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Pakistan và những bước đột phá trong năng lực xuất khẩu gạo của Campuchia trong những năm gần đây cho thị trường thế giới), cùng khả năng tự túc lương thực của một số quốc gia nhập khẩu gạo lớn ngày càng gia tăng, trong khi chiến lược phát triển sản phẩm giá trị gia tăng từ lúa gạo của vùng vẫn còn là ẩn số chưa có lời giải. Cuối cùng, năng lực cạnh tranh của cụm ngành đang bị kìm hãm bởi năng lực liên kết của các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng. Cũng chính từ sự thiếu năng lực liên kết này đã dẫn đến tình trạng nông dân phải mua vật tư nông nghiệp qua các đại lý và chịu mức tín dụng cao, dẫn đến làm tăng chi phí trung gian, và do vậy làm giảm giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận) của toàn chuỗi giá trị lúa gạo.. Phát triển thương hiệu cho sản phẩm gạo, giúp ngành hàng mở rộng thị phần trên thương trường quốc tế nhờ đó tạo điều kiện nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu;. Giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao NLCT cho cụm ngành lúa gạo ở ĐBSCL. Đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng góp phần nâng cao giá trị lúa gạo Việt Nam, đặc biệt là trong những thời điểm thị trường lúa gạo thế giới trở nên xấu đi do cạnh tranh và/hoặc do tình trạng vượt cung;. Giải pháp Từ những đánh giá trên, các giải pháp sau đây được đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần phát triển cụm ngành lúa gạo ĐBSCL một cách bền vững: Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông và logistics cho vùng ĐBSCL cách thiết thực nhất để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt giảm được chi phí trong khâu lưu thông phân phối, nhờ đó giúp tăng năng lực cạnh tranh cho cụm ngành.. 173. Phát triển cánh đồng lúa lớn sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng yêu cầu của người mua, giúp Việt Nam duy trì và gia tăng thị phần trên thương trường nhờ đó nâng cao giá trị xuất khẩu; Duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm giúp cho hạt gạo Việt Nam tham gia được những thị trường khó tính, có giá cả xuất khẩu tốt hơn nhờ đó nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho ngành hàng lúa gạo của Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng; Phát triển liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo giữa các tổ chức kinh tế hợp tác và các DNCBXK, góp phần đảm bảo sản lượng xuất khẩu ổn định cả về số lượng và chất lượng nhờ đó duy trì và phát triển thị phần trên thị trường thế giới; Bên cạnh đó, cũng cần phải tăng cường mối liên kết dọc giữa các tổ chức kinh tế hợp tác với các doanh nghiệp/công ty cung ứng vật tư đầu vào để giảm chi phí trung gian trong chuỗi giá trị lúa gạo;. Đầu tư ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất và chế biến để cải tiến chất lượng sản phẩm và cắt giảm chi phí giúp gạo Việt Nam đẩy mạnh khả năng cạnh tranh trên thị trường nhờ đó góp phần nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu; Xây dựng đề án quản trị chất lượng và thương hiệu sản phẩm cho gạo Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị lúa gạo toàn cầu giúp Việt Nam gia tăng thị phần trên thị trường gạo thế giới;.

<span class='text_page_counter'>(223)</span> Khuyến nghị chính sách Để thực thi 8 giải pháp ở trên, những chính sách sau đây được khuyến nghị: Thay đổi cách tiếp cận với tư duy an ninh lương thực phù hợp với thay đổi trong nhu cầu lương thực thế giới theo hướng chú trọng chất lượng thay vì số lượng, giá trị thay vì sản lượng. Định nghĩa lại “an ninh lương thực” một cách rộng rãi, không chỉ bao gồm lúa (và diện tích trồng lúa) mà còn bao gồm các lương thực, thực phẩm khác.. Bộ Công Thương cần hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gạo chủ động giới thiệu mặt hàng gạo của Việt Nam cho thị trường nước ngoài, đặc biệt đi sâu vào các hệ thống bán lẻ ở các thị trường nhập khẩu gạo của ta, đặc biệt đối với thị trường Mỹ, Châu Phi và Trung Đông. Bộ tài chính nên có thông tư hướng dẫn cụ thể về nội dung và định mức chi một cách chi tiết cho địa phương áp dụng Nghị định 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về việc phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.. Cần có chính sách cho phép người dân sử dụng đất đai trồng lúa một cách linh hoạt hơn trên cơ sở quy hoạch tổng thể chung của vùng/quốc gia. Chẳng hạn như, các hộ nông dân có thể sử dụng đất được quy hoạch trồng lúa 2 vụ sang trồng 1 vụ lúa, 1 vụ tôm hoặc 1 vụ lúa, 1 vụ màu, thậm chí chuyển sang trồng 2 vụ mùa trong một niên vụ nào đó, sao cho họ đạt được mức thu nhập cao nhất như có thể trong năm sản xuất;. Cần có chính sách phù hợp để khuyến khích các nhà khoa học và doanh nghiệp nghiên cứu tạo ra giống lúa mới chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu, cũng như những sản phẩm giá trị gia tăng. Song song với chính sách này, cần có chế tài nghiêm khắc đối với các tổ chức/cá nhân vi phạm tác quyền/bản quyền công nghệ để đảm bảo chất lượng hạt giống và gạo thương phẩm.. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã là một thành viên của chương trình Nền tảng lúa gạo bền vững (Sustainable Rice Platform - SRP) của Liên hiệp quốc. SRP có sứ mệnh thúc đẩy hiệu quả tài nguyên và tính bền vững của ngành gạo thông qua một liên minh giữa nghiên cứu, sản xuất, hoạch định chính sách, thương mại và tiêu thụ. Những sứ mệnh này hoàn toàn tương thích với mục tiêu phát triển ngành lúa gạo của Việt Nam, vì vậy Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nên đẩy mạnh triển khai nền tảng này ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng.. Từ góc độ chính quyền địa phương, cần (i) ưu đãi các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đầu tư kết cấu hạ tầng và hệ thống logistics cho vùng ĐBSCL; (ii) trang bị kiến thức và kỹ năng cho lực lượng lao động nông nghiệp, đặc biệt là về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc; (iii) quy hoạch đất để có thể triển khai các mô hình cánh đồng lớn và hợp tác liên kết giữa doanh nghiệp và hộ trồng lúa; (iv) khuyến khích các trường đại học/cao đẳng phát triển nghiên cứu và đào tạo những ngành phục vụ trực tiếp nhu cầu của kinh tế địa phương. 174.

<span class='text_page_counter'>(224)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Cụm ngành cá da trơn Sự hình thành và phát triển của cụm ngành cá da trơn ĐBSCL có diện tích đất tự nhiên trên 4 triệu ha, trong đó trên 80% diện tích dành cho phát triển nông nghiệp và thủy sản. Chiều dài bờ biển của vùng là khoảng 780 km, với 22 cửa lạch lớn nhỏ, gần 80 nghìn ha diện tích vùng triều, hệ thống kênh, sông rạch chằng chịt, nhờ đó có nguồn nước dồi dào. Thêm vào đó, ĐBSCL có được hệ thống sông ngòi lớn (sông Tiền, sông Hậu, sông Ông Đốc, sông Cái lớn…) với lưu lượng dòng chảy dồi dào cùng chế độ thủy triều biển Đông, biển Tây góp phần chuyển tải chất thải trên các sông kênh làm sạch môi trường nuôi rất thuận lợi để phát triển ngành thủy sản. Ngành nuôi trồng cá da trơn hình thành và phát triển tại ĐBSCL gắn liền với điều kiện tự nhiên thuận lợi,. nhưng sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp chế biến cá da trơn gắn liền với nhu cầu và sự phát triển của thị trường xuất khẩu. Điều này đã phần nào giải thích sự thăng trầm của ngành chế biến cá da trơn trong giai đoạn vừa qua do chịu tác động to lớn từ ảnh hưởng và biến động của thị trường xuất khẩu thế giới, đặc biệt là về giá xuất khẩu. Là hạ nguồn của sông Mê-kông, và thượng nguồn của sông Cửu Long, sông Tiền và sông Hậu đã trở thành huyết mạch cho sự hình thành và phát triển của con cá ba sa, cũng như từ nửa đầu thế kỷ 20 đến nay là con cá tra. Những con cá bột tự nhiên theo dòng nước lũ đổ về đã được bắt nuôi trong ao và phục vụ nhu cầu của người dân địa phương. Sau đó mô hình nuôi cá basa trong lồng bè ở vùng Châu Đốc, An Phú (tỉnh An Giang) được du nhập từ Biển Hồ (Campuchia) bởi những ngư dân người Việt hồi hương; và con cá ba sa đã lần đầu vươn ra thị trường thế giới vào năm 1987, với Úc là thị trường xuất khẩu trước tiên.³². Hình 4.4 Vị trí và số lượng ao nuôi cá tra thông minh tại ĐBSCL. Nguồn: Hiệp hội cá tra Việt Nam, truy cập tại: ³² Khôi Nguyên (2019). 40 năm thăng trầm của con cá tra, ba sa Việt Nam. Báo VnEconomy, truy cập tại: 175.

<span class='text_page_counter'>(225)</span> Nhu cầu thị trường tăng cao trong bối cảnh lượng cá giống tự nhiên không đáp ứng; mô hình nuôi cá ba sa bằng lồng bè không hiệu quả do mật độ nuôi thấp; các quy định về mật độ lồng bè trên sông và hạn chế khai thác cá bột tự nhiên được ban hành; sự thích nghi của con cá tra (một giống cá mới có ngoại hình, cơ cấu và chất lượng thịt không khác biệt nhiều so với con cá ba sa nhưng năng suất nuôi trồng lại cao hơn) với cả mô hình nuôi ao hay lồng bè;… dẫn đến vai trò của con cá tra được nâng cao và dần thay thế vai trò của con cá ba sa từ đầu những năm 1990. Các hoạt động sản xuất nhân tạo giống cá tra của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2 (RIA 2) hay Dự án cá da trơn Châu Á do Trung tâm Hợp tác Quốc tế trong Nghiên cứu Phát triển Nông nghiệp (CIRAD – Phát) thực hiện sau đó đã phần nào giảm được áp lực về vấn đề con giống cho ngành nuôi trồng cá da trơn tại ĐBSCL. Kéo theo đó là quá trình mở rộng vùng nuôi dọc theo sông Tiền, sông Hậu và các nhánh sông khác nơi nước có thể ra vào thường xuyên. An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ vẫn là những vùng nuôi tập trung lớn nhất, chiếm khoảng. ¾ sản lượng toàn vùng. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến cá da trơn định hình và lớn mạnh kể từ đầu những năm 2000 sau khi Việt Nam bắt đầu tiến trình hội nhập và mở cửa nền kinh tế. Ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá da trơn tại Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, đưa Việt Nam trở thành quốc gia hàng đầu về xuất khẩu cá da trơn trong 20 năm qua, chiếm khoảng ½ kim ngạch xuất khẩu toàn cầu và xuất khẩu sang hơn 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có các thị trường chủ lực và khó tính như Mỹ, EU, Brazil, Úc, Canada, và các thị trường mới nổi gần đây như Trung Quốc, Hồng-kông. Hiện tại, cả nước có khoảng 100 nhà máy sản xuất chế biến cá tra tại Việt Nam và tập trung chủ yếu tại ĐBSCL, giảm đáng kể so với con số 291 nhà máy trong năm 2011 nhưng quy mô các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu ngày càng lớn hơn, kết quả của quá trình đào thải các doanh nghiệp thua lỗ, yếu kém và thị phần tích tụ vào các doanh nghiệp còn lại.. Bảng 4.1 Tổng quan về ngành sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu tại ĐBSCL 2000. 2005. 2010. 2015. 2019. GĐ 2000 – 2009. GĐ 2010 - 2019. 2.123. 4.913. 5.420. 5.623. 6.600. 12,3%. 0,9%. Sản lượng SX (ngàn tấn). 93. 415. 1.141. 1.120. 1.420. 31,4%. 2,7%. Năng suất TB (tấn/ha). 44. 84. 211. 199. 215. 17,1%. 1,8%. Kim ngạch (triệu USD). 3. 328. 1.428. 1.565. 2.003. 97,0%. 4,1%. Chỉ tiêu Diện tích (ha). Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ VASEP, VPA, NGTK các tỉnh và báo chí 176.

<span class='text_page_counter'>(226)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Tuy nhiên, ngành công nghiệp nuôi trồng và chế biến cá da trơn tại ĐBSCL đã và đang phải đối mặt với không ít thách thức. Ngành thủy sản bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu (BĐKH) mà cụ thể là tình trạng mưa trái mùa, giảm nhiệt độ và tăng độ mặn trong môi trường nuôi trồng. Ngoài ra, ĐBSCL còn đối mặt với một số khó khăn từ tình trạng xói lở đất dọc 2 con sông Hậu, sông Tiền do sự thay đổi dòng chảy, gây thiệt hại cho các công trình thủy sản, nhà ở; chất lượng nước có chiều hướng giảm do sự phát triển ngành công nghiệp, cũng như sự phát triển quá mức của ngành thủy sản trong thời gian qua,… Từ sau giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, tốc độ tăng trưởng sản lượng và xuất khẩu của ngành đã giảm đáng kể và dường như đã đạt trạng thái bão hòa. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực vẫn là cá phi-lê, cắt khúc, hoặc nguyên con mà không có nhiều sản phẩm có hàm lượng chế biến cao. Phần đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành nuôi trồng và chế biến cá da trơn qua mô hình kim cương của Michael Porter dưới đây sẽ trình bày chi tiết các lợi thế, hạn chế, thách thức, và cơ hội của ngành.. Các yếu tố đầu vào Điều kiện tự nhiên. 177. 30% diện tích của ĐBSCL là đất phù sa thích hợp cho việc nuôi cá tra. Loại đất này nằm cập hai bên sông Tiền và sông Hậu thuộc các tỉnh như Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long,…Tuy nhiên, cũng có đến gần phân nửa diện tích của vùng là đất nhiễm phèn ở những mức độ khác nhau, được xem là không phù hợp cho việc nuôi cá tra. Điều này cho thấy dư địa về điều kiện tự nhiên để phát triển diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL thấp, mặc dù gần đây một số địa phương thuộc vùng đất nhiễm phèn nhẹ có cải thiện điều kiện thủy lợi và biện pháp canh tác để nuôi cá tra như vùng Đồng Tháp Mười. Xét về biên độ triều trong việc phát triển nuôi cá tra, các tỉnh nằm dọc theo sông Tiền và sông Hậu với chiều dài khoảng 220km có mức độ thích hợp tốt đối với nuôi trồng. Hiện tượng nguồn nước bị nhiễm mặn cao đang kìm hãm việc phát triển diện tích nuôi cá tra của vùng. Trước tình trạng xâm nhập mặn, các vùng nhiễm mặn nhẹ (dưới ngưỡng tối ưu) hoặc vùng có độ mặn cao vào mùa kiệt nhưng lại ngọt trong mùa lũ sẽ có nhiều ưu thế hơn trong việc nuôi cá Tra khi so với các vùng ngọt hoàn toàn phía thượng lưu sông Tiền, sông Hậu. Ưu thế này được thể hiện qua việc cá tra ít bị dịch bệnh do môi trường nước nhiễm mặn sau một thời gian sẽ có khả năng kìm hãm nhiều tác nhân gây bệnh cho cá nước ngọt..

<span class='text_page_counter'>(227)</span> Nguyên liệu cá da trơn Vấn đề của ngành nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL không chỉ là sản lượng mà còn nằm ở chất lượng và phương thức nuôi trồng để có thể đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao đối với hàng xuất khẩu. Sau sự tăng trưởng nhanh vào đầu những năm 2000, quy mô và năng lực sản xuất của các vùng nuôi cá da trơn tại ĐBSCL đã dần hạn chế trở lại từ sau khủng hoảng 2008-2009. Trong 10 năm trở lại đây, cả diện tích vùng nguyên liệu và quy mô sản lượng hầu như không thay đổi, mặc dù tiềm năng mở rộng vẫn còn. Trong khi đó, chất lượng nguyên liệu thiếu đồng bộ do phương thức nuôi truyền thống. Hoạt động sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường xuất khẩu trong khi cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt, đặc biệt từ các đối thủ mới trong ngành như Ấn Độ, hay gần đây hơn là Trung Quốc. Với khâu nuôi, một trong những trở ngại lớn nhất là sự thiếu hụt giống cá tra có chất lượng (Lê Thị Thanh Hiếu, 2019). Hệ thống cơ sở sản xuất giống cá tra có chất lượng cao chưa đáp ứng nhu cầu các hộ nuôi. Tuy nhiên, năm 2019 xuất hiện tín hiệu khả quan khi cả nước có khoảng 90 cơ sở sản xuất cá bột, 2.638 cơ sở ươm dưỡng giống cá tra với hơn 6.000 ha diện tích ương giống, sản xuất và cung cấp. khoảng 4 tỷ con giống. Dự án “Sản xuất cá tra giống chất lượng cao” được Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II thực hiện từ 3/2016 đến 31/12/2020 theo đơn đặt hàng của Bộ NN-PTNT với mục tiêu cải thiện tốc độ tăng trưởng, nâng cao tỉ lệ sống giai đoạn ương và kháng bệnh gan thận mủ. Qua ba thế hệ, chất lượng đàn cá tra bố mẹ có những thay đổi căn bản như: Tốc độ tăng trưởng cao hơn 10,4% nhóm đối chứng và hơn 20,4% so với cá tra ngoài tự nhiên. Dự án đã cung cấp đàn cá tra bố mẹ chất lượng cao, thay thế đàn cá bố mẹ quá lứa, sức sinh sản kém, tỉ lệ sống thấp³³. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu cải thiện tình trạng kém chất lượng của nguồn giống cá, về cơ bản, vấn đề thiếu hụt con giống chất lượng cao vẫn là thách thức. Đối với đầu vào thức ăn và thuốc thủy sản, vùng đã có được hệ thống phân phối dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nuôi. Vấn đề là giá cả thức ăn thủy sản cho cá tra có xu hướng gia tăng trong 10 năm qua ảnh hưởng đến giá thành sản xuất. Trong khi đó, chất lượng hợp tác của các THT/HTX nuôi chưa sâu rộng nên chưa thực hiện cung ứng tập trung, người nuôi vẫn phải chấp nhận giá mua thức ăn thủy sản cao. Quy mô nuôi các hộ còn nhỏ lẻ dẫn đến giá thành sản xuất gia tăng, gây hạn chế áp dụng những tiến bộ kỹ thuật trong khâu nuôi.. Hình 4.5 Diện tích, sản lượng và năng suất nuôi cá tra tại ĐBSCL 7.000 6.000. 250. 5.000. 200. 4.000 150. 3.000. 100. 2.000. Năng suất bình quân. 300. 50. 1.000. 0. 0 2019. 2018. 2017. 2016. 2015. 2014. 2013. Sản lượng (nghìn tấn). 2012. 2011. 2010. 2009. 2008. 2007. 2060. 2005. 2004. 2003. 2002. 2001. 2000. Diện tích (ha). Năng suất bình quân (tấn/ha). Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ VASEP, NGTK các tỉnh và báo chí. ³³ 178.

<span class='text_page_counter'>(228)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Để phát triển nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động chế biến cá tra, ĐBSCL đứng trước một số lựa chọn, không nhất thiết mâu thuẫn nhau, và do vậy có thể được thực hiện một cách đồng thời. Lựa chọn đầu tiên, tương đối phổ biến là mở rộng vùng nuôi. Tuy nhiên, kinh nghiệm của thời kỳ bùng phát đầu thập niên 2000 cho thấy việc vùng sản xuất được mở rộng thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến rủi ro dư thừa nguồn cung, ô nhiễm môi trường, và dịch bệnh cá lan rộng. Trong bối cảnh nguồn cung dư thừa, mỗi khi thị trường thế giới có vấn đề, tình trạng bỏ ao và phá sản xảy ra phổ biến bởi nguồn lực đầu tư cho mỗi đơn vị diện tích canh tác là quá lớn so với năng lực tài chính chủ động của người nông dân. Bên cạnh đó, tác động từ biến đổi khí hậu (tình trạng nước biển dâng và xâm lấn mặn ngày càng gia tăng), cũng như tác động từ việc xây các con đập thủy điện thượng nguồn đã ảnh hưởng đáng kể đến khả năng mở rộng và phát triển vùng nuôi trồng cá. 179. da trơn tại ĐBSCL. Để phát triển bền vững thì việc mở rộng vùng nuôi phải gắn liền với vai trò và sự hiện diện của doanh nghiệp trong việc tiêu thụ đầu ra, tránh hiện tượng để người dân tự phát mở rộng vùng nuôi, đặc biệt khi thị trường có biểu hiện tốt. Các tiêu chuẩn về điều kiện vùng nuôi và cấp tín dụng cho nông hộ có thể là các công cụ cần thiết để phát triển vùng nuôi trồng bền vững. Trong khi đó, việc chuẩn hóa quy trình nuôi để ổn định năng suất và nâng cao giá trị gia tăng nội địa trong cơ cấu giá thức ăn giúp cải thiện giá trị gia tăng từ hoạt động sản xuất nguyên liệu trong nước. Lựa chọn thứ hai là tăng năng suất. Với phương thức sản xuất nông hộ hiện nay, năng suất khó có thể tăng thêm một cách đáng kể. Vì vậy, một cách thực tế là cần tìm cách đa dạng hóa để ổn định thị trường đầu ra và chuyển phương thức sản xuất theo hướng công nghiệp và hiện đại hóa³4..

<span class='text_page_counter'>(229)</span> Về thị trường đầu ra, tình trạng biến động về cung-cầu hàng hóa cá tra phi lê xuất khẩu trong giai đoạn 2010-2019 dẫn đến thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào cho các DNCBXK thủy sản một cách cục bộ. Để khắc phục, các doanh nghiệp đã phát triển thêm hình thức liên kết thông qua hợp đồng nuôi gia công với các hộ để tạo vùng nguyên liệu ổn định. Thêm vào đó, một số doanh nghiệp đã tự mua. đất đai để xây dựng vùng nguyên liệu góp phần khắc phục tình trạng này. Cũng trong bối cảnh bất ổn định về thị trường đầu ra cho sản phẩm cá tra phi lê xuất khẩu, các doanh nghiệp lớn cũng đã đầu tư thêm trang thiết bị và công nghệ để chế biến những sản phẩm giá trị gia tăng nhằm bù đắp sự sụt giảm về lượng hàng hóa xuất khẩu cá tra phi lê.. ³4 Giá đầu ra và năng suất nuôi trồng là hai yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả sản xuất cá nguyên liệu. Ước tính giả định, mỗi ha nuôi trồng cá tra cho năng suất bình quân 200 tấn/vụ, với mức chi phí đầu tư bình quân 5 – 6 tỷ/ha, thì lợi nhuận bình quân có thể đạt 0,5 – 1,5 tỷ/ha/vụ tùy thuộc vào giá cá tra nguyên liệu. Nếu giá cá tra nguyên liệu tăng thêm 1.000 đồng/kg, tương đương với thu nhập tăng thêm của người nuôi là 200 triệu đồng/ha/vụ. Mức giá cá tra nguyên liệu biến động lớn từ 17.000 – 35.000 đồng/kg, trong khi mức giá hòa vốn vào khoảng 25.000 – 30.000 đồng/kg. Điều này cho thấy tác động trực tiếp của giá nguyên liệu, hay tác động gián tiếp của thị trường xuất khẩu đến hiệu quả nuôi trồng là rất lớn bởi các biện pháp phòng vệ nhờ giảm chi phí sản xuất là không khả thi, vì phần lớn chi phí sản xuất phụ thuộc vào nguồn thức ăn (trên 80% và phần lớn giá trị gia tăng từ thức ăn chăn nuôi rơi vào tay các doanh nghiệp FDI và nguyên liệu nhập sản xuất nhập khẩu). Trong khi đó, nếu năng suất giảm 1%, doanh thu đầu ra giảm bình quân 50 triệu đồng/ha/vụ. Mức biến động về năng suất nuôi cá tra cũng rất lớn, một số mô hình có thể cho năng suất lên đến 300, hoặc thậm chí 400 tấn/ha/vụ.. 180.

<span class='text_page_counter'>(230)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Mô hình hợp tác giữa người nông dân, doanh nghiệp cung cấp thức ăn, doanh nghiệp chế biến, và trong nhiều trường hợp là ngân hàng, đã giúp giảm thiểu phần nào tác động và rủi ro cho người nuôi và ổn định nguồn cung nguyên liệu cho hoạt động chế biến. Tuy vậy, mô hình này vẫn gặp những hạn chế nhất định bởi giá thu mua cá nguyên liệu phụ thuộc hoàn toàn vào đơn hàng bị động từ thị trường xuất khẩu nên các cam kết về giá cố định là không khả thi; trong khi các phương thức về cơ chế giá thả nổi chưa thể áp dụng vì thiếu cơ sở tham chiếu và tính cam kết trong thực thi các thỏa thuận cũng không cao. Hơn nữa, các doanh nghiệp chế biến muốn chủ động quản lý vùng nuôi vì sở hữu vốn, kỹ thuật, thông tin đầu ra, nhưng lại gặp khó khăn trong mở rộng diện tích. Phương thức khoán hay thuê nuôi gia công, có gắn kết với hỗ trợ kỹ thuật, vốn, thức ăn và cam kết hỗ trợ đầu ra là mô thức phổ biến hiện nay nhưng cũng bị hạn chế do quy mô nuôi trồng của mỗi hộ nhỏ lẻ, thiếu tính ổn định và đồng bộ, dẫn đến các doanh nghiệp chế biến cũng không thể chủ động trong các cam kết đơn hàng có giá trị lớn. Trong bối cảnh ngành cá tra hiện nay, việc chuyển đổi mô hình sản xuất sang hướng công nghiệp, hiện. 181. đại, chuẩn hóa quy trình nuôi đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu khó tính như Mỹ, EU là xu hướng bền vững bởi rất khó để người nông dân tự thay đổi khi nhu cầu của các thị trường dễ tính vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, việc thay đổi phương thức nuôi trồng từ truyền thống sang hướng công nghiệp hiện đại đang gặp khó khăn bởi nhiều nguyên nhân: (i) Quy mô diện tích canh tác nhỏ lẻ, tập quán thuận tiện trong canh tác truyền thống, trình độ và kỹ năng của người nông dân hạn chế; (ii) Nhu cầu nhu cầu vốn đầu tư lớn cho mỗi vụ mùa; (iii) Sự hiện diện của các thị trường dễ tính như Trung Đông, hay gần đây là sự nổi lên của thị trường Trung Quốc – Hồng Kông, đã giảm đáng kể sức ép và động lực để chuyển đổi mô hình nuôi trồng truyền thống. Một dấu hiệu tích cực là cho đến thời điểm hiện tại, đã có tổng số 5.368 ao nuôi cá tra được cấp mã số nhận diện trên diện tích khoảng 4.692 ha. Đến đầu năm 2020, có 303 giấy chứng nhận VietGAP được cấp cho cơ sở nuôi cá tra ở 45 huyện thuộc 10 tỉnh, trên diện tích 1.965 ha. Khoảng 71% trên tổng diện tích thả nuôi 5.400 ha cá tra của Việt Nam được chứng nhận Global G.A.P hoặc ASC..

<span class='text_page_counter'>(231)</span> Lao động Ước tính, năm 2019, ngành cá da trơn tạo việc làm cho khoảng 250.000 lao động, trong đó hơn ¾ tập trung cho hoạt động chế biến, và phần lớn lao động trong ngành là lao động không có kỹ năng với thời gian đào tạo ngắn, chủ yếu là doanh nghiệp tự đào tạo sau khi tuyển dụng. Mặc dù sự phát triển của ngành chế biến và xuất khẩu cá da trơn có nhiều thăng trầm nhưng lực lượng lao động phổ thông của ngành luôn trong tình trạng không đảm bảo. Nguyên nhân bên trong là do môi trường làm việc tương đối khắc nghiệt – ẩm ướt, nhiệt độ thấp, và thời gian dài – đặc biệt trong những mùa cao điểm. Mặc dù chưa có các nghiên cứu đánh giá về ảnh hưởng của môi trường làm việc đến sức khỏe của người lao động trong dài hạn, nhưng tình trạng lao động rời ngành là xu hướng phổ biến (thời gian làm việc trung bình khoảng 3 – 5 năm, và có thể quay trở lại sau một thời gian). Nguyên nhân bên ngoài là lao động phổ thông trong ngành còn bị cạnh tranh quyết liệt bởi nhiều lý do. Thứ nhất, lao động phổ thông bị cạnh tranh quyết liệu bởi ngành dệt may, da giày ngay trong vùng. Thứ hai, tình trạng lao động xuất cư ròng lên vùng Đông Nam Bộ (tỷ lệ xuất cư ròng trung bình của cả vùng là 5,9‰ giai đoạn 2010 – 2019, so với mức. 4,5‰ giai đoạn 2005 – 2009). Xu hướng này tiếp tục sẽ còn gia tăng trong giai đoạn tới (mức xuất cư ròng năm 2019 thậm chí đã quay về mức độ cao nhất trong giai đoạn hậu khủng hoảng 2008) do điều kiện sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng đáng kể bởi biến độ khí hậu. Thứ ba, tỷ lệ lực lượng lao động so với dân số đang bắt đầu có xu hướng giảm (giảm từ mức cao nhất 58,4% năm 2012 xuống còn 56,9% năm 2019) khi thời kỳ dân số vàng đã bước sang giai đoạn cuối. Xét về trình độ của người lao động, ĐBSCL vẫn là vùng trũng và rất khác biệt so với các vùng phát triển khác của cả nước, mặc dù đã có sự cải thiện so với giai đoạn trước đây. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng từ mức 7,9% năm 2009 lên mức 13,4% năm 2019, rất thấp so với mức 22% của cả nước và 28% của vùng ĐNB trong cùng năm. Điều này là hạn chế đáng kể đối với mục tiêu ứng dụng công nghệ trong chế biến nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu. Điểm tích cực nhất về lực lượng lao động trong ngành nằm ở tay nghề chế biến sản phẩm cá phi-lê. Phần lớn các doanh nghiệp nhận định rằng tay nghề của lao động tại Việt Nam tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Ấn Độ, Băng-la-desh, Trung Quốc,... Tuy vậy, sự khác biệt này là không đáng kể bởi các công đoạn chủ yếu là chế biến thô.. Hình 4.6 Cơ cấu lao động của ngành cá tra tại ĐBSCL năm 2019. 25.133 26.400 5.153. NC và SX Giống (10%) Nuôi trồng (10,5%) Thời vụ (2,1%) Chế biến (77%). 194.461. Nguồn: Ước tính của tác giả dựa trên các thông tin tổng hợp của ngành và số liệu lao động năm 2013 (VASEP công bố) 182.

<span class='text_page_counter'>(232)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Thiết bị – công nghệ chế biến Việt Nam là quốc gia tiên phong và dẫn đầu về chế biến và xuất khẩu cá tra. Với con cá tra, ngoài phần thịt phi-lê là sản phẩm chính công nghệ bảo quản sau chế biến chủ yếu là phương pháp cấp đông nhanh, chi phí thấp, kết quả là chất lượng sản phẩm thịt giảm đáng kể do kết cấu cơ thịt bị phá hủy sau quá trình rã đông. Công nghệ tiên tiến hơn là bảo quản bằng khí ni-tơ (giúp tăng thời gian bảo quản, duy trì chất lượng mà màu sắc sản phẩm đẹp hơn sau rã đông), nhưng chi phí bảo quản cao nên không được áp dụng tại Việt Nam.³5 Các phụ phẩm khác từ cá da trơn cũng có thể được chế biến để tạo ra giá trị gia tăng cao. Da cá tra và cá ba sa có thể chiết xuất collagen và gellatin, nhưng hiện nay không có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động này do yêu cầu về dây chuyền sản xuất và hoạt động nghiên cứu R&D hoàn toàn khác so với yêu cầu chế biến cá phi-lê giản đơn. Một số. doanh nghiệp tiên phong như Vĩnh Hoàn đầu tư các hoạt động này từ năm 2014, đến 2019 đã bắt đầu có lãi với biên lợi nhuận khoảng 40%, cao hơn hẳn so với sản phẩm cá phi lê (15 – 20%). Tuy nhiên, các sản phẩm này cũng được xuất khẩu dưới dạng bán thành phẩm, bởi các điều kiện cho sản phẩm y tế, sức khỏe được chứng nhận và thương mại hóa là không dễ. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam phải liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài đã có thương hiệu và chứng nhận tiêu chuẩn để cùng hợp tác. Bên cạnh đó, mỡ cá có thể sử dụng làm dầu cá, tuy nhiên các công nghệ chế biến hiện nay chưa đảm bảo yêu cầu, chủ yếu liên quan đến vấn đề khử mùi, và phải xuất qua Trung Quốc để hoàn thiện thành phẩm. Một số phụ phẩm khác như da cũng có thể sử dụng làm snack; hay đầu, da, và xương có thể sử dụng làm nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, phần lớn chúng cũng được bán sang Trung Quốc và chưa được quan tâm nhiều tại Việt Nam do hạn chế về kỹ thuật và công nghệ chế biến.. ³5 Tuấn Anh. 2019. Cá basa, đâu chỉ là phi-lê. Báo Thế giới hội nhập, truy cập tại: 183.

<span class='text_page_counter'>(233)</span> Ở khía cạnh giá trị gia tăng, hoạt động chế biến cá da trơn xuất khẩu tại ĐBSCL đóng góp bình quân khoảng 15% doanh thu bán hàng. Nhìn vào thay đổi doanh thu và tỷ lệ lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh của một vài doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành cho thấy doanh thu liên tục tăng trong giai đoạn 10 năm vừa qua nhưng giá trị gia tăng gần như không đổi. Điều này cho thấy, thâm dụng lao động phổ thông trong khâu chế biến là hoạt động chủ đạo, trong khi các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng cao hơn gần như không có. Sự khác biệt giữa Vĩnh Hoàn và IDI Corp – hai công ty chế biến xuất khẩu cá tra tiêu biểu ở ĐBSCL – từ năm 2015 đến nay có thể phần nào giải thích sự khác biệt trong chiến lược sản xuất và hiệu quả kinh doanh của hai doanh nghiệp này. Vĩnh Hoàn đã bắt đầu đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và sản xuất collagen từ 2014, và lợi nhuận từ hoạt động này đã đóng góp khoảng 20% tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Trong khi đó, IDI đang nổi lên là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất và chế biến cá tra xuất. khẩu nhưng hoạt động chủ yếu vẫn là sản xuất và chế biến cá phi-lê. Thực tế, với các doanh nghiệp chế biến cá tra, đầu tư vào R&D để đa dạng hóa sản phẩm đầu ra hay tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm có thể giúp cải thiện giá trị gia tăng nhưng cũng không ít rủi ro. Trong bối cảnh thị trường đầu ra hoàn toàn là xuất khẩu, lại không tiếp xúc trực tiếp với thị trường nên không có nhiều cơ hội để doanh nghiệp tiếp xúc và đánh giá thị hiếu người tiêu dùng. Trong khi đó, thị trường trong nước cũng không phát triển. Do vậy, rất khó để doanh nghiệp có thể thử nghiệm và phát triển sản phẩm mới.. Vốn – nguồn lực tài chính Ngay sau quá trình tăng trưởng nhanh và nóng trong giai đoạn trước khủng hoảng 2008, các doanh nghiệp chế biến cá tra bắt đầu đối mặt với rủi ro về nguồn vốn để thu mua nguyên liệu và trả lương.. Hình 4.7 Doanh thu và lợi nhuận gộp của Vĩnh Hoàn và IDI Corp 25%. Doanh thu (tỷ đồng). 9.000 8.000. 20%. 7.000 6.000. 15%. 5.000 4.000. 10%. 3.000 2.000. Lợi nhuận gộp/Doanh thu. 10.000. 5%. 1.000 0. 0% Vĩnh Hoàn - DT (tỷ đồng). IDI Corp - DT (tỷ đồng). Vĩnh Hoàn - Lợi nhuận gộp/DT. IDI Corp - Lợi nhuận gộp/DT. Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giá từ Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. 184.

<span class='text_page_counter'>(234)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Tình trạng khó khăn về vốn của các doanh nghiệp trong giai đoạn trước khủng hoảng 2008 đến từ đặc điểm hình thành doanh nghiệp trong bối cảnh phát triển của ngành. Nguồn vốn của doanh nghiệp chỉ đủ bù đắp cho nhu cầu đầu tư nhà xưởng. Chi phí hoạt động có tần suất quay vòng rất cao vì doanh nghiệp sử dụng phương thức mua chịu nguyên liệu, và sử dụng vốn lưu động ngắn hạn để tài trợ cho chi phí thường xuyên. Mô thức này được duy trì bởi sự tăng trưởng nhanh của ngành. Nhưng khi khủng hoảng 2008 xảy ra, các đơn hàng bị chậm lại, doanh nghiệp phải giảm giá để thanh lý thành phẩm. Quá trình cạnh tranh không lành mạnh này đã cuốn các doanh nghiệp vào vòng xoáy đi xuống. Sự sụp đổ của Thủy sản Bình An đầu năm 2011 (mặc dù nguyên nhân không hoàn toàn do sự suy giảm của ngành cá tra mà chủ yếu đến từ việc đầu tư dàn trải, sử dụng vốn sai mục đích, sử dụng nợ ngắn hạn để đầu tư dài hạn, đầu tư trái ngành vào bất động sản) có thể xem như giọt nước tràn ly và hồi chuông cảnh báo về tình trạng thiếu vốn và vỡ nợ sau đó của rất nhiều các doanh nghiệp, cơ sở chế biến cá da trơn trong vùng. Các ngân hàng kiểm soát chặt hơn các khoản vay, nông dân cũng hạn chế tình trạng cho doanh nghiệp thiếu tiền khi bán nguyên liệu, các khoản vay cũ từ ngân hàng cũng gây áp lực tài chính lên doanh nghiệp, các khoản lợi nhuận tích lũy từ hoạt động kinh doanh không đáng kể so với nhu cầu nguồn vốn bởi giá xuất khẩu giảm mạnh. Kết quả là doanh nghiệp chế biến cá da trơn phải phụ thuộc nguồn tài chính thanh toán sớm từ các đơn hàng xuất khẩu. Hoạt động này một lần nữa kéo các doanh nghiệp vào vòng xoáy đi xuống lần thứ hai. Phí cho các khoản thanh toán sớm tương đối cao (khoảng 10% giá trị đơn hàng). Khi xảy ra sự cố do thanh toán chậm, đơn hàng có lỗi, các áp lực tài chính trong ngắn hạn,… buộc doanh nghiệp chế biến đôi khi phải bán lỗ các đơn hàng hay tìm đến các ngân hàng chấp nhận rủi ro hơn, đồng nghĩa lãi suất vay nợ cũng cao hơn,…. Đề xuất giải cứu doanh nghiệp cá tra của VASEP vào năm 2012 đối với Chính phủ là một biểu hiện cho quá trình đi xuống của các doanh nghiệp trong ngành. Mặc dù đã có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cá tra như: khuyến khích các ngân hàng cho vay vốn lưu động, quy định trần lãi suất cho vay với các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có cá tra, cơ cấu lại các khoản nợ tối đa 36 tháng, lãi suất ưu đãi áp dụng với các mô hình nông nghiệp cao, liên kết sản xuất nông sản xuất khẩu… nhưng sự suy giảm đáng kể số lượng lớn các doanh nghiệp trong giai đoạn vừa qua cho thấy sức mạnh vô hình của thị trường trong việc loại bỏ các doanh nghiệp yếu kém.³6 Tăng cường chủ động vùng nguyên liệu thông qua tự đầu tư hay liên kết với nông dân qua mô hình doanh nghiệp chế biến – ngân hàng – đại lý phân phối thức ăn – nông dân, đầu tư đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, và nghiên cứu chế biến sâu là những giải pháp phù hợp được nhóm các doanh nghiệp dẫn đầu như Vĩnh Hoàn, Nam Việt, I.D.I Corp,… thực hiện trong giai đoạn vừa qua và giúp hoạt động kinh doanh ngày càng cải thiện và thoát ra khỏi vòng xoáy thiếu vốn. Những kết quả khả quan này cũng định hình chiến lược của các tổ chức tín dụng trong ngành. Tiêu biểu như Ngân hàng Vietinbank trong báo cáo chuyên sâu về ngành thủy sản năm 2018 đã định hướng các doanh nghiệp ưu tiên cấp tín dụng trong ngành phải đảm bảo: (i) chủ động nguồn nguyên liệu, (ii) có mạng lưới thu mua ổn định, (iii) nhà máy chế biến gần vùng nguyên liệu; (iv) công nghệ sản xuất tiên tiến; (v) thị trường đầu ra ổn định và khách hàng truyền thống uy tín. Thực tế, nguồn vốn tín dụng là không thiếu, vấn đề là thiếu các doanh nghiệp có chiến lược và phương án kinh doanh hiệu quả. Do vậy, dòng vốn sẽ tiếp tục tìm đến các doanh nghiệp dẫn đầu, trong khi các giải pháp khuyến khích cho vay ưu đãi trên diện rộng sẽ không phát huy hiệu quả và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro nợ xấu.. ³6 Bích Diệp. 2012. 30% doanh nghiệp cá tra có thể phá sản trong năm 2012. Báo Dân trí, truy cập tại: 185.

<span class='text_page_counter'>(235)</span> Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng thủy lợi vùng nuôi còn nhiều bất cập, nước phục vụ nuôi trồng thủy sản được sử dụng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh từ việc dùng các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón trong nông nghiệp thải ra nguồn nước. Một số cơ sở nuôi cá tra trong vùng chưa đáp ứng được những điều kiện ao nuôi đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, hệ thống thủy lợi, trạm bơm điện hạ thế, hệ thống xử lý chất thải, cấp thoát nước của vùng sản xuất tập trung chưa hoàn toàn phù hợp với nhu cầu kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, trong khi quy hoạch của Bộ NN&PTNT hiện nay hướng đến các cơ sở nuôi phải theo tiêu chuẩn này (Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, 2010). Hạ tầng giao thông kết nối, cảng biển và các dịch vụ logistics là các nhân tố đầu vào khác ảnh hưởng. đáng kể đến hiệu quả hoạt động của ngành chế biến cá da trơn tại ĐBSCL. Hạ tầng giao thông kết nối từ vùng sản xuất, chế biến đến cảng biển xuất khẩu tại TP.HCM và Đông Nam Bộ đã được cải thiện đáng kể trong giai đoạn vừa qua nhờ sự hiện diện của các cây cầu huyết mạch, cũng như tuyến cao tốc cửa ngõ TP.HCM – Trung Lương. Kết quả, đường bộ đóng vai trò chủ đạo trong vận chuyển và xuất khẩu sản phẩm đầu ra của ngành. Tuy vậy, hiện tại vẫn tồn tại một số hạn chế liên quan đến vận chuyển (thành phẩm có thể bị mắc kẹt nếu có tai nạn xảy ra bởi năng lực của hệ thống vận tải là khá hạn chế và đơn điệu); các doanh nghiệp trong vùng phần lớn phải sử dụng các dịch vụ hải quan, logistics tại TP.HCM để rút ngắn thời gian thông quan và các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Chi phí logisitics vẫn còn cao cũng là vấn đề được doanh nghiệp chia sẻ liên quan đến hạn chế của ngành.. 186.

<span class='text_page_counter'>(236)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Các điều kiện cầu. trưởng xuất khẩu ngành hàng cá tra tăng 40,5% và tăng bình quân 3,8%/năm. Điều này cho thấy cá tra giữ vai trò quan trọng trong ngành thủy sản (Hình 4.2). Nhìn chung, GTXK cá tra có gia tăng nhưng không ổn định qua các năm và tỷ trọng xuất khẩu cá tra trong tổng GTXK thủy sản có xu hướng giảm trong 10 năm (giảm từ 28,3% năm 2010 còn 23,4% năm 2019). Sản phẩm cá da trơn của Việt Nam đã xuất sang 119 quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ yếu là hàng đông lạnh (phile/cắt khúc), mã HS 03, chiếm đến 99%, còn các sản phẩm giá trị gia tăng chỉ chiếm có 1%. Nguồn nguyên liệu cá tra và sản phẩm cá tra chế biến tập trung chủ yếu ở các tỉnh ĐBSCL. Từ 2010 đến 2019, Top 4 thị trường chủ lực nhập khẩu cá tra lớn nhất chiếm gần 70% tổng GTXK của Việt Nam bao gồm Trung Quốc, Mỹ, EU và ASEAN, trong số trên dưới 130 thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam. Tại đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam (VASEP, 2019).. Mặc dù Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng dẫn đầu thế giới về sản xuất và chế biến cá tra nhưng do sự khác biệt về thị hiếu tiêu dùng nên 95% sản lượng của ngành phục vụ thị trường xuất khẩu. Thị trường trong nước gần như không phát triển và chỉ mới được quan tâm gần đây.. Thị trường xuất khẩu Với thị trường xuất khẩu, Theo báo cáo VASEP, GTXK cá tra cả nước trong năm 2010 đạt 1,427 tỷ USD³7, chiếm tỷ trọng 28,3% trong tổng GTXK ngành thủy sản. Đến năm 2019 con số này đạt gần 2,005 tỷ USD, chiếm 23,4% tổng GTXK thủy sản (thấp hơn so với mục tiêu 3 tỷ USD đã đặt ra trong Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra đến năm 2020). Như vậy, trong 10 năm qua (2010-2019), tốc độ tăng. Hình 4.8 Tỷ trọng của cá tra trong tổng GTXK thủy sản Việt Nam 2010-2019 (Triệu USD) 2019 2018 2017 2016 2015 2014 2013 2012 2011 2010 0. 1.000. 2.000 GTXK cá tra. 3.000. 4.000. 5.000. Tổng GTXK thủy sản. Nguồn: VASEP và Bộ Công Thương. ³7 VASEP, 2019. “Báo cáo ngành hàng cá tra Việt Nam, 2010-2019”. 187. 6.000. 7.000. 8.000. 9.000.

<span class='text_page_counter'>(237)</span> Hình 4.9 Tương quan giữa sản lượng nuôi trồng và kim ngạch XK cá da trơn tại ĐBSCL. Sản lượng (nghìn tấn). 1.400 2.000. 1.200 1.000. 1.500. 800 1.000. 600 400. Kim ngạch XK (triệu USD). 2.500. 1.600. 500. 200 0. 0 2019. 2018. 2017. 2016. 2015. 2014. 2013. 2012. 2011. 2010. 2009. 2008. 2007. 2060. 2005. 2004. 2003. 2002. 2001. 2000. Sản lượng (nghìn tấn). Kim ngạch XK (triệu USD). Nguồn: Tổng hợp từ VASEP, NGTK các tỉnh Về kim ngạch, xu hướng tăng trưởng trong giai đoạn 10 năm trở lại đây đã giảm đáng kể so với giai đoạn trước 2008, các cú sốc từ thị trường quốc tế ngay lập tức ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng và hoạt động chế biến xuất khẩu. Bên cạnh đó, mức độ tương quan rất chặt giữa sản lượng nuôi trồng và kim ngạch xuất khẩu cho thấy quy mô và hoạt động của ngành hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường thế giới.. Cầu thị trường về sản phẩm cá phi lê toàn cầu vẫn duy trì xu hướng và mức độ tăng trưởng ổn định trong khoảng hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, kể từ sau 2008, sự bất ổn trong nhu cầu nhập khẩu toàn cầu là rõ rệt so với giai đoạn trước, điều này do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong một số giai đoạn khủng hoảng. EU, Bắc Mỹ, và Châu Á vẫn là thị trường chủ đạo.. Hình 4.10 Nhu cầu nhập khẩu cá phi-lê toàn cầu qua các năm (tỷ USD). Nguồn: Atlas of Economic Complexity, Harvard University 188.

<span class='text_page_counter'>(238)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Trong thị trường cá phi-lê, cá da trơn bị ảnh hưởng và cạnh tranh trực tiếp với cá rô phi (nhóm cá nuôi – Trung Quốc và Indonesia là các quốc gia dẫn đầu), và các loại cá thịt trắng đánh bắt (chủ yếu do các quốc gia ôn đới như Na Uy, Nga, Iceland, Mỹ, Canda dẫn đầu). Thống kê của FAO năm 2018 cho thấy, sản lượng cá da trơn toàn cầu là 3,2 triệu tấn, bằng 53% sản lượng cá rô phi và 43% sản lượng cá thịt trắng đánh bắt). Trong đó, cá rô phi được xem là đối thủ cạnh tranh đáng gờm bởi sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên và có tốc độ tăng trưởng nhanh. Trong nhóm cá da trơn, Việt Nam mặc dù vẫn đang dẫn đầu thị trường toàn cầu, tuy nhiên vị thế ngày càng suy giảm dần và bị cạnh tranh quyết liệt bởi Ấn Độ, Băng-la-đét, Indonesia và Trung Quốc. Năm 2018, sản lượng cá da trơn xuất khẩu của Việt Nam là 1,36 triệu tấn (chiếm 42,2% sản lượng toàn cầu); các nước Ấn Độ, Băng-la-đét, Indonesia và Trung Quốc lần lượt chiếm 16,2% - 13,7% - 11,6% - 7,14%.. Từ góc độ thị trường, sự dịch chuyển rõ rệt nhất trong giai đoạn vừa qua là sự vươn lên mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu vào Trung Quốc và đối nghịch là sự suy giảm của thị trường Châu Âu. Thị trường Mỹ sau giai đoạn tăng trưởng nhanh cũng bắt đầu biểu hiện các biến động bất thường. Châu Âu là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam từ thập niên năm 2010, nhưng quy mô của thị trường này giảm khoảng 1/2 sau 10 năm. Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực giúp các sản phẩm cá tra có thể giảm được thuế suất nhập khẩu từ mức 5,5% xuống 0% trong 3 năm đối với cá phi lê đông lạnh và từ 7% xuống 0% trong 7 năm đối với cá phi lê đã chế biến, do vậy thị trường này được đánh giá là sẽ dần được cải thiện trong thời gian tới. Tuy vậy, vấn đề lớn nhất với thị trường Châu Âu là đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm và xuất xứ nguồn gốc nguyên liệu. Nếu không đảm bảo các điều này, các lợi ích từ giảm thuế suất không còn nhiều ý nghĩa.. Hình 4.11 Cơ cấu XK cá da trơn của Việt Nam phân theo thị trường chính (2010-2019) (Triệu USD) 100% 90% 80% 70% 60%. 529. 394. 86 79. 309. 50% 40%. 136 511. 345. 30% 20% 10% 0%. 336. 176 43. 113. 2010. 2014. TQKH. Mỹ. Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của VASEP. 189. Châu Âu. 488. 402. 249. 220. 203. 195. 244. 235. 549. 288. 529. 663. 2018. Asean. Nam Mỹ. Khác.

<span class='text_page_counter'>(239)</span> Hoa Kỳ là thị trường truyền thống và chủ đạo của cá da trơn Việt Nam, bên cạnh ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế chung toàn cầu trong thời gian qua, các vụ kiện chống bán phá giá từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) kể từ năm 2003 đến nay (tổng cộng 15 lần tính đến 2020) ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất và chế biến cá da trơn của Việt Nam. Riêng năm 2019, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ giảm gần ½ so với năm 2018 do việc công bố kết quả chống bán phá giá lần thứ 15 bị kéo dài đến tận cuối năm 2019. Kết quả mức thuế áp dụng liên quan đến chống bán phá giá trong thời gian gần đây cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đều được áp dụng mức thuế suất 0%; và khác biệt lớn nhất đến từ sự chuẩn bị sẵn sàng thông tin về xuất xứ nguồn gốc nguyên liệu và quy trình sản xuất, chế biến, cũng như sự sẵn sàng hợp tác với DOC Hoa Kỳ của các doanh nghiệp dẫn đầu. Tuy nhiên, việc hủy bỏ Chương trình Giám sát cá da trơn của Việt Nam có thể giúp nhu cầu thị trường tiêu dùng cá tra phi lê ở Mỹ gia tăng tạo cơ hội cho ngành nuôi trồng và chế biến cá tra Việt Nam. Thị trường Mỹ và EU, nơi khách hàng có thu nhập cao, rất tiềm năng gia tăng lợi nhuận với các sản phẩm giá trị cao như nhóm hàng ăn liền và nấu sẵn vốn được ưa chuộng nhất tại hai thị trường này. Tỷ suất lợi nhuận gộp của các sản phẩm này là 22 25%, so với 12 - 16% của philê đông lạnh, do vậy việc các DNCBXK thủy sản đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ để chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng là một hướng đi đúng, đáp ứng nhu cầu cho thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, việc dân số thế giới sẽ vượt 8,5 tỷ người vào năm 2030 (VASEP, 2018) cũng là một. nhân tố giúp tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đầu ra của ngành cá tra. Sự đối lập đến từ sự tăng trưởng và dịch chuyển mạnh sang thị trường Trung Quốc. Vấn đề là sự dễ tính của thị trường Trung Quốc sẽ là rào cản đối với quá trình dịch chuyển của ngành theo hướng công nghiệp hóa và quy chuẩn hóa. Vấn đề rủi ro hơn, là mức cầu cao từ thị trường Trung Quốc trong ngắn hạn có thể là rủi ro tiềm ẩn đối với sản xuất và chế biến cá tra của Việt Nam, bởi Trung Quốc đang bắt đầu phát triển các vùng nuôi để tự phục vụ thị trường nội địa, và sự vươn lên của các nhà cung ứng mới như đã nêu. Theo dự báo của Tổng cục Thủy sản (2019), do ngành đánh bắt cá từ tự nhiên sẽ không tăng trưởng để đảm bảo đa dạng sinh học nên tỷ lệ cá nuôi trong tổng nguồn cung cấp cá sẽ tăng từ 47% trong năm 2016 lên 54% vào năm 2030. Thêm vào đó, nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn căng thẳng, Việt Nam hoàn toàn có thể tăng thị phần xuất khẩu cá tra vào Mỹ, thay thế cho cá rô phi Trung Quốc vốn đang chiếm 40% trong tổng sản lượng cá nhập khẩu của Mỹ. Gần đây dịch bệnh viêm phổi cấp tính Covid-19 đã và đang mở rộng, làm ảnh hưởng xấu đến hành vi tiêu dùng tôm cá của người tiêu dùng trên thế giới là thách thức đối với ngành hàng thủy sản. Ngoài ra, liên kết giữa các DNCBXK còn hạn chế và việc thiếu vắng sự liên kết giữa các vùng nuôi là những điểm yếu kém của ngành, làm kìm hãm khả năng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu (Lê Thị Thanh Hiếu, 2019).. 190.

<span class='text_page_counter'>(240)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Thị trường nội địa. Bối cảnh cạnh tranh. Với thị trường nội địa, cá tra chủ yếu phục vụ tiêu dùng tại địa phương hoặc đối tượng có thu nhập không cao như sinh viên, công nhân, lao động văn phòng… qua các quán cơm bình dân. Thịt cá tra và cá ba sa không săn chắc, đặc biệt với công nghệ bảo quản và cấp đông như hiện tại, lại không có vị đặc trưng nên rất phù hợp để làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, khẩu vị của người Việt Nam là thích các sản phẩm tươi, sống, có độ dai và vị đặc trưng. Hơn nữa, với sự trù phú về nông thủy sản, có rất nhiều sản phẩm thay thế khác để người Việt Nam có thể lựa chọn. Hơn nữa, các sản phẩm chế biến sẵn từ cá tra hiện nay tại thị trường trong nước cũng không thực sự đa dạng, khai thác thị trường nội địa chỉ bắt đầu được quan tâm trong thời gian gần đây khi thị trường thế giới có nhiều biến động và sức tiêu dùng của người dân trong nước ngày càng tăng lên, dự báo quy mô tiêu dùng của ngành thủy sản nội địa có thể lên đến 1 tỷ USD.³8 Tuy vậy, việc cá tra có thể phát triển thị trường nội địa để vừa mở rộng thị trường, vừa là vùng đệm an toàn cho thị trường xuất khẩu hay không sẽ là câu chuyện trong giai đoạn tiếp theo.. Phân tích sự phát triển của ngành, các nhân tố đầu vào và điều kiện cầu của ngành công nghiệp chế cá da trơn đã cho thấy một số bối cảnh cạnh tranh nổi bật sau đây của ngành. Từ phía cầu. Thứ nhất, sự phát triển của ngành bị dẫn dắt hoàn toàn bởi thị trường nhập khẩu thế giới. Thứ hai, vai trò và vị thế của Việt Nam trong ngành đã bão hòa và đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi các đối thủ khác mới nổi gần đây. Thứ ba, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng bất lợi, các thị trường bền vững và có giá trị gia tăng cao không được duy trì và ngày càng bất ổn. Trong khi thị trường mới nổi là Trung Quốc hàm chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn và là rào cản thực sự với quá trình dịch chuyển của ngành. Ở chiều ngược lại, tác động từ EVFTA và các đợt chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ là sức ép cho quá trình dịch chuyển theo hướng tích cực. Thị trường nội địa bắt đầu được quan tâm nhưng thị hiếu tiêu dùng và sự sẵn có của các sản phẩm thay thế khác là rào cản lớn nhất.. ³8 Phương Anh. 2020. Thủy sản "long đong" tìm về thị trường nội địa: Thế giới tin, sao dân ta e dè. Báo Đầu tư online, truy cập tại: 191.

<span class='text_page_counter'>(241)</span> Bất lợi về giá là thách thức của các DNCBXK do phải giảm tỷ lệ quay tăng trọng dưới 20%. Giá cả đầu vào được sử dụng để sản xuất cá tra nguyên liệu có xu hướng tăng ảnh hưởng đến giá thành cá tra nguyên liệu làm giảm lợi thế cạnh tranh ngành. Tuy nhiên, bất lợi về giá cũng chưa phải là thách thức nghiêm trọng nhất. Thách thức của ngành xuất khẩu cá tra (cũng như các ngành xuất khẩu thủy sản nói chung) là làm thế nào đánh giá được cán cân cung – cầu trong từng giai đoạn để có sách lược kinh doanh phù hợp. Một thách thức nữa, ngày càng trở nên quan trọng, là đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, giám sát được quá trình sản xuất và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Theo dự báo tại Hội nghị Triển vọng toàn cầu cho các Lãnh đạo Nuôi trồng thủy sản 2018 (GOAL 2018), sản lượng cá tra Ấn Độ sẽ tăng 8%, lên 630.000 tấn vào 2020. Do đó, trong tương lai, ngành cá tra Việt Nam có thể sẽ gặp thêm đối thủ cạnh tranh mới. Các chuyên gia cũng cho biết, trong nhiều năm gần đây, nuôi cá tra đang dần trở thành một phần quan trọng của ngành nuôi trồng thủy sản Ấn Độ. Nguyên nhân chính là do người Ấn Độ đang trở nên ngày càng ưa chuộng sản phẩm cá tra, sau khi thưởng thức sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. Cá tra Ấn Độ được nuôi chủ yếu ở bang Andhra Pradesh (60% sản lượng 2018), tuy nhiên đang mở rộng thêm sang các bang phía bắc khác như Bihar, Tripura, Uttar Pradesh và West Bengal. Sản lượng tăng mạnh có thể khuyến khích các nhà sản xuất Ấn Độ xây dựng doanh nghiệp xuất khẩu cá tra. Sản phẩm cá tra đã có mặt ở 218 chợ dân sinh của nước này, có thể khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng nhà máy chế biến cá tra tại đây. Theo Tổng cục Thủy sản, đến 2018, sản lượng cá tra của Việt Nam chiếm khoảng 45% toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều quốc gia láng giềng đã tăng sản lượng nuôi cá tra, trước mắt để phục vụ tiêu thụ nội địa, nổi bật nhất là Indonesia. Indonesia đã và đang đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào thị trường Trung Đông khi cho ra mắt dòng sản phẩm dành riêng cho thị trường này. Ngay trong 5-2019, Indonesia bước đầu gặt hái thành công bằng lô hàng đầu tiên xuất sang Ả-Rập Xê-Út. Lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm thủy sản Việt Nam của Ả-Rập Xê-Út đã góp phần giúp Indonesia thành công bước đầu tại thị trường này.. Trung Quốc hiện có 20 nhà máy chế biến cá tra với năng lực sản xuất ước tính đạt khoảng 30.000 tấn và đang đẩy mạnh hoạt động nuôi và chế biến cá tra, trước mắt phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa. Nhìn chung, các quốc gia đang nuôi cá tra có sản lượng lớn như Ấn Độ, Indonesia, Băng-la-đét, Trung Quốc... cũng đang cạnh tranh khốc liệt với cá tra Việt Nam. Từ phía cung. Điều kiện tự nhiên ngày càng bất lợi, nhu cầu làm chủ vùng nguyên liệu của doanh nghiệp và các hạn chế liên quan đến thỏa thuận hợp tác với nông hộ hay các vấn đề về tự mở rộng vùng nuôi sẽ là rào cản đối với quá trình phát triển vùng nguyên liệu trong nước. Hơn nữa, sản phẩm cá tra đang bị cạnh tranh đáng kể bởi sự hiện diện và phát triển của con cá rô phi trong thời gian vừa qua. Các DNCBXK thủy sản trong vùng đã và đang cạnh tranh với nhau để tranh giành thị phần, chủ yếu dựa vào giá thấp. Hệ quả là tình trạng cạnh tranh xuống đáy, bán phá giá sản phẩm, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu và chất lượng sản phẩm đi xuống, uy tín thương hiệu sản phẩm cá tra ngày một suy giảm. Bên cạnh đó, mức độ cam kết giữa doanh nghiệp chế biến và nông hộ chưa thực sự cao vẫn là hạn chế cố hữu của ngành. Chương trình cá tra giống ba cấp thiếu công cụ giám sát nên việc thực thi hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp kém hiệu quả, dẫn đến tình trạng phá hợp đồng khi điều kiện bất lợi xảy ra với một bên, ví dụ khi giá cá giống giảm, doanh nghiệp thường kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng, gây bất lợi cho nông dân hoặc phá bỏ hợp đồng để mua cá theo giá thị trường và ngược lại. Hệ quả là niềm tin của các bên tham gia liên kết kém, các liên kết chỉ mang tính chất hình thức nhiều hơn là hướng đến mục tiêu đảm bảo ổn định chất lượng và giá cả của chuỗi liên kết. Trong khi đó, mối liên kết ngang giữa các doanh nghiệp không xảy ra dẫn đến tình trạng sử dụng cơ sở vật chất kém hiệu quả. Bên cạnh đó liên kết dọc giữa các doanh nghiệp với các hộ nuôi, cũng như giữa hộ nuôi với những nhà cung cấp đầu vào cũng chưa được thực hiện một cách bền vững dẫn đến chưa cải thiện được chi phí tăng thêm nên chưa tạo được lợi thế cạnh tranh tốt hơn cho ngành hàng.. 192.

<span class='text_page_counter'>(242)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Các ngành hỗ trợ và liên quan Một tổ chức hiệp hội có thể đóng vai trò trong: (i) thu thập, cung cấp và chia sẻ thông tin liên quan; (ii) là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong ngành với cơ quan nhà nước và các tổ chức liên quan khác hay giữa các doanh nghiệp trong ngành với nhau; (iii) đại diện cho tiếng nói của doanh nghiệp; (iv) vận động chính sách có lợi cho ngành; (v) ngoài ra còn có thể tham gia các hoạt động hỗ trợ khác liên quan đến nghiên cứu, đào tạo, thiết lập quy chuẩn trong ngành, xúc tiến thương mại hay thu hút đầu tư. Với ngành chế biến cá da trơn nói riêng và ngành thủy sản nói chung, Hiệp hội thủy sản Việt Nam (VASEP) là hiệp hội tiêu biểu và có vai trò lớn đối với sự phát triển của ngành từ những năm đầu của giai đoạn phát triển ngành chế biến, xuất khẩu cá da trơn tại Việt Nam (VASEP thành lập vào năm 1998). Hơn 20 năm hình thành và phát triển, VASEP đã đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước; cung cấp thông tin; tham gia quá trình xây dựng và ban hành chính sách liên quan, đại diện cho doanh nghiệp trong quá trình tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu (tranh chấp thương mại, tháo gỡ các rào cản thương mại,…). Ngoài ra, VASEP còn thực hiện chức năng cung cấp, cập nhật kịp thời thông tin thị trường trong và ngoài nước cho các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học, nông ngư dân, từ đó giúp đưa ra được những chính sách thiết thực điều tiết cung-cầu hàng hóa thủy sản. Tuy vậy, tăng cường hiệu quả của các hoạt động trên là điều mà VASEP có thể cải thiện trong tương lai, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến hệ thống cung cấp thông tin đầy đủ, có tính hệ thống và kịp thời; hay các vấn đề liên quan đến quy chuẩn trong sản xuất và chế biến; vận động chính sách, xúc tiến thương mại hay thu hút đầu tư. Theo nhận định từ phía các doanh nghiệp, hiệp hội chưa thực hiện tốt công tác liên kết, đoàn kết hội viên và vận động chính sách. VASEP cũng tương đối hạn chế trong việc điều hòa lợi ích và hóa giải mâu thuẫn giữa các hội viên, vì vậy chưa khẳng định được vai trò đại diện cho các hội viên trong việc thúc đẩy tuân thủ hợp đồng và tranh tụng quốc tế.. 193. Bên cạnh VASEP, Hiệp hội cá tra Việt Nam (VINAPA) được thành lập vào năm 2013, về cơ bản bao hàm các chức năng cơ bản của một tổ chức thúc đẩy phát triển ngành. Tuy vậy, sự chồng chéo trong chức năng và nhiệm vụ với VASEP nhưng nguồn lực và phạm vi hoạt động có phần hạn chế hơn. Kết quả là vai trò của VINAPA hiện nay đối với các doanh nghiệp trong ngành được phản ánh là tương đối mờ nhạt cả trong vai trò cung cấp thông tin, quản lý nhà nước, hay hỗ trợ cho ngành. Thực tế, với vai trò cấp cơ sở, VINAPA có thể tập trung vào vai trò cầu nối và trung gian trong thu thập, tiếp nhận và chia sẻ thông tin; đồng thời, đảm bảo chức năng giám sát trong thực thi chính sách liên quan đến hoạt động sản xuất và chế biến tuân thủ các quy chuẩn, quy định hiện hành. Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, chinh nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) cũng tham gia một số hoạt động liên quan đến xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư, và lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp trong ngành. Với các viện trường và tổ chức nghiên cứu, vai trò tham gia vào ngành chủ yếu dừng lại ở khâu sản xuất giống và hoạt động nuôi trồng. Hoạt động chế biến sản phẩm để gia tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu trong ngành cá da trơn trong giai đoạn vừa qua không ghi nhận hoạt động nào nổi bật từ các viện, trường; chủ yếu do các doanh nghiệp tự đầu tư, nghiên cứu thông qua quá trình hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế. Với các cơ quan nhà nước, ngành cá da trơn được xác định là ngành chủ lực và được quan tâm ở cả cấp độ Trung ương và địa phương với các Đề án quy hoạch, các hoạt động liên kết chuỗi giá trị, các hoạt động hỗ trợ tín dụng, đấu tranh vì quyền lợi của doanh nghiệp trong các vụ kiện tụng thương mại quốc tế… Tuy vậy, hiệu quả từ các hoạt động trên cũng tương đối mờ nhạt; quá trình tái cơ cấu và dịch chuyển ngành đã được nhắc đến nhưng chỉ dừng lại ở kỳ vọng, thiếu các hoạt động triển khai thực tế và sự quyết liệt đủ lớn để quá trình dịch chuyển và phát triển ngành được bền vững hơn..

<span class='text_page_counter'>(243)</span> Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành chế biến cá da trơn Một cách tổng quát, các thế mạnh và hạn chế, hay các cơ hội và thách thức của cụm ngành chế biến cá da trơn tại ĐBSCL có thể được tóm tắt qua mô hình kim cương sau đây: Một cách tổng thể, thế mạnh của ngành đến từ các điều kiện tự nhiên (nhưng đã khai thác và sử dụng trong thời gian dài và ngày càng trở nên bất lợi); sự tiên phong trong chiếm lĩnh thị trường thế giới (nhưng đang đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ mới); độ ngũ lao động có tay nghề (nhưng thiếu. ổn định về số lượng), và một số cơ hội đến từ các hiệp định thương mại tự do và dư địa để nâng cấp ngành lên phân khúc có giá trị gia tăng cao. Trong khi đó, hầu hết các yếu tố còn lại đều trong trạng thái bất lợi. Trong bối cảnh như vậy, cơ cấu ngành theo hướng thích nghi với điều kiện tự nhiên ngày càng bất lợi, và hướng đến các tiêu chuẩn thị trường cao nhất; hay tập trung nghiên cứu phát triển các sản phẩm chế biến sâu hay chế biến thành phẩm là lựa chọn tất yếu của ngành trong các giai đoạn tiếp theo. Lộ trình chuyển dịch và thay đổi cần được rõ ràng và quyết liệt hơn trong quá trình triển khai và thực thi.. Hình 4.12 Đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành chế biến cá da trơn tại ĐBSCL. Bối cảnh cạnh tranh Cạnh tranh thị trường quốc tế (-) Cạnh tranh thị trường nội địa (-) Liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và nông hộ (-) Cơ hội nâng cấp và đổi mới ngành (+). Các điều kiện cầu. Các điều kiện đầu vào Nguyên liệu đầu vào (+/-). Quy mô thị trường XK (+/-). Lực lượng lao động (-). Mức độ khắt kheo của thị trường xuất. Tay nghề lao động (+). khẩu (+/-). Môi trường làm việc (-). Quy mô thị trường nội địa (-). Nguồn lực tài chính (-). Mức độ khắt khe của thị trường nội. Khoa học công nghệ (-). địa (-). Hạ tầng GTVT, logistics (-). Các ngành hỗ trợ và liên quan VASEP (+/-) VINAPA (-) VCCI (-) Viện, trường nghiên cứu (-) Cơ quan quản lý nhà nước (+/-) Nguồn: Tổng hợp đánh giá của nhóm tác giả 194.

<span class='text_page_counter'>(244)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Cụm ngành tôm Sự hình thành và phát triển của cụm ngành Mô hình nuôi tôm bắt đầu được thử nghiệm và nghiên cứu tại Việt Nam vào những năm 1970 ở khu vực miền Bắc với giống tôm biển, đến giữa thập niên 1980 của thế kỷ trước, con tôm sú được nghiên cứu sản xuất thành công ở miền Trung, và sau đó đã được phát triển mạnh ở ĐBSCL từ 1997 nhờ điều kiện tự nhiên phù hợp, đặc biệt là các tỉnh ven biển (Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Kiên Giang). Đến năm 2000, tôm thẻ chân trắng đã được du nhập vào Việt Nam và phát triển ở khu vực miền Trung, nhưng sau đó cũng phát triển nhanh chóng tại ĐBSCL từ năm 2007 bởi diện tích nuôi nhỏ hơn nhưng năng suất cao hơn nhưng giá trị thương phẩm lại thấp hơn (Trần Ngọc Hải và cộng sự, 2015).³9 Mặc dù đi sau nhưng với điều kiện tự nhiên thuận lợi, ĐBSCL luôn là vùng phát triển hoạt động nuôi tôm lớn nhất cả nước trong suốt 20 năm qua. Tính đến cuối 2019, ĐBSCL chiếm 88,1% diện tích và 83,7% sản lượng nuôi tôm cả nước. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2010 – 2019 chỉ bằng khoảng ½ so với tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn trước đó do ảnh hưởng của hạn hán và xâm lấn mặn ảnh hưởng đáng kể đến vùng nuôi trồng tại ĐBSCL.. Xu hướng dịch chuyển quan trọng trong giai đoạn 10 năm trở lại đây là chuyển từ mô hình nuôi quảng canh sang thâm canh; và mô hình nuôi tôm thẻ ngày càng phát triển (năm 2008, diện tích nuôi tôm thẻ chưa đến 1000 ha – chiếm 0,15% diện tích nuôi trồng nhưng hiện nay đã đạt 66.608 ha – chiếm 10,7% diện tích nuôi toàn vùng). Tính đến 2019, cả nước có khoảng 350 cơ sở chế biến tôm, trong đó có khoảng 200 cơ sở đã được EU phê duyệt các hoạt động kiểm tra thực địa định kỳ.40 Bên cạnh thị trường nội địa, các doanh nghiệp đã xuất khẩu đi hơn 150 quốc gia trên thế giới với kim ngạch đạt 3,4 tỷ USD (gấp 1,6 lần so với năm 2010), tăng trưởng bình quân 5,3% mỗi năm, và Việt Nam luôn nằm trong nhóm 5 quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới. Mặc dù vậy, ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm đang đối mặt với nhiều hạn chế và thách thức: nguồn nguyên liệu thiếu ổn định và khó kiểm soát chất lượng; sản phẩm chủ yếu là nguyên liệu thô hoặc ở dạng sơ chế nên giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến còn thấp; cơ sở hạ tầng phục vụ vùng nuôi trồng còn hạn chế; các doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong đáp ứng tiêu chuẩn và vượt qua các hàng rào thương mại ngày càng chặt chẽ, nhu cầu thị trường ngày càng tăng nhanh nhưng các doanh nghiệp chủ yếu tập trung cho xuất khẩu và bị thay thế bởi hàng nhập khẩu.. ³9 Hai, T. N., Duc, P. M., Son, V. N., Minh, T. H., & Phuong, N. T. (2015). Innovation in seed production and farming of marine shrimp in Vietnam. World Aquaculture, 46(1), 32-37. 40 VASEP (2019). Tổng quan ngành tôm. Truy cập tại: 195.

<span class='text_page_counter'>(245)</span> Các yếu tố đầu vào Điều kiện tự nhiên 8 trong số 13 tỉnh ven biển ĐBSCL đạt điều kiện nuôi tôm nước lợ, gồm Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh và Bạc Liêu. Điều kiện thời tiết, khí hậu ôn hòa thuận lợi cho ngành hàng tôm nước mặn lợ. Địa hình bằng phẳng và diện tích phát triển ngành còn rất tiềm năng, tạo điều kiện hình thành những vùng nuôi lớn và tập trung. Tuy nhiên, hiện tượng BĐKH tác động đến khâu sản xuất tôm nguyên liệu dẫn đến tăng dịch bệnh và làm giảm khả năng sinh trưởng của tôm; nước biển dâng cao cũng có thể dẫn đến nguy cơ làm mất diện tích nuôi tôm nước mặn lợ của các tỉnh vùng ven biển.. Nguồn nguyên liệu Tôm là sản phẩm phổ biến được sử dụng hằng ngày và có thể tiêu dùng ở cả thị trường nội địa hoặc xuất khẩu. Năm 2018, các doanh nghiệp chế biến trong nước tiêu thụ 1,4 triệu tấn nguyên liệu, cao gấp 1,7 lần sản lượng tôm sản xuất trong nước. Hệ quả là Việt Nam đang phải nhập khẩu tôm từ bên ngoài để phục vụ thị trường tiêu dùng trong nước và có thể bao gồm cả nguyên liệu phục vụ xuất khẩu. Năm 2010, Việt Nam nhập khẩu khoảng 100 triệu USD tôm các loại, thì đến 2018, kim ngạch nhập khẩu tôm của Việt Nam đạt 1,9 tỷ USD. Phần lớn trong số này là hàng tạm nhập trung chuyển để đến thị trường Trung Quốc. Việc nhập khẩu tôm nguyên liệu từ Ấn Độ và Ecuador để phục vụ xuất khẩu cũng manh nha xuất hiện, đặc biệt sau giai đoạn vùng nuôi tôm bị ảnh hưởng mạnh của dịch bệnh EMS (2010 – 2015), hay việc tôm Ấn Độ tìm cách mượn đường Việt Nam xuất khẩu sau khi Hoa Kỳ không còn ưu đãi thuế cho sản phẩm tôm của Ấn Độ. Tuy vậy, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến. ngành tôm xuất khẩu cả nước nếu không kiểm soát chất lượng và khai báo xuất xứ nguyên liệu rõ ràng (sự kiện doanh nghiệp Minh Phú bị Cục Hải quan và Biên Phòng Hoa Kỳ cáo buộc hành vi tránh thuế chống bán phá giá năm 2019 là một bài học cho các doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan). Theo Quyết định 5528/QĐ-BNN-TCTS của Bộ NN&PTNT về việc phê duyệt quy hoạch nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL đến 2020, nhu cầu giống tôm nước lợ của vùng ĐBSCL là 120 tỷ con (tôm sú là 40 tỷ và tôm thẻ chân trắng là 80 tỷ), đến 2030 là 160 tỷ (tôm sú là 60 và thẻ chân trắng là 100). Theo quy hoạch, đến 2020, vùng ĐBSCL đảm bảo được 50% nhu cầu con giống sạch bệnh được sản xuất tại vùng và đến 2030 sẽ chủ động hoàn toàn. Do hiện tại, phần lớn con giống bố mẹ và giống tôm phụ thuộc vào các cơ sở ngoài vùng nên đã làm gia tăng chi phí sản xuất cũng như hạn chế khả năng kiểm soát dịch bệnh, ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ sống dẫn đến chi phí sản xuất tôm nguyên liệu gia tăng, góp phần giảm năng lực cạnh tranh của ngành. Thêm vào đó, một bộ phận lớn những hộ nuôi vẫn có hành vi thả con giống với mật độ dày và mua giống với giá rẻ dẫn đến nhu cầu sử dụng con giống trôi nổi, tạo động lực cho sự tồn tại của các cơ sở sản xuất con giống kém chất lượng. Đối trọng với tình trạng này, mặc dù chưa phổ biến, là hành vi tham gia vào thị trường phía sau của các DNCBXK thủy sản và mối liên kết dọc giữa những doanh nghiệp lớn sản xuất giống tôm với các tổ chức kinh tế hợp tác ở vùng nuôi (Tổ hợp tác và hợp tác xã) đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn giống tôm sạch bệnh, cũng như cải thiện hành vi sử dụng con giống, hướng đến chất lượng và kỹ thuật thả con giống với mật độ hợp lý. Mặc dù ĐBSCL vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng sản lượng tương đối cao (9%/năm so với 8%/năm của cả nước) nhưng nhìn chung, tốc độ tăng trưởng đã giảm khoảng 1/2 so với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2000 – 2010 (khoảng 17 – 17,5%/năm).. 4¹ Lê Thu (2019). Mượn đường Việt Nam xuất khẩu tôm. Báo Hải quan Online, truy cập tại: 196.

<span class='text_page_counter'>(246)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Theo nghiên cứu của Nguyễn Phú Son và Nguyễn Thùy Trang (2017) tỷ trọng chi phí thức ăn cho tôm trong giá thành sản xuất tôm nguyên liệu chiếm cao nhất (khoảng 50% đối với tôm sú và 53% đối với tôm thẻ chân trắng theo hình thức nuôi thâm canh). Do vậy, đứng sau tầm quan trọng về nguồn lực con giống, thức ăn được xem là nguồn lực quan trọng thứ hai đối với ngành tôm. Hiện tại ĐBSCL có hệ thống phân phối thức ăn cho tôm (thường đi kèm với thuốc thủy sản) dày đặc tạo điều kiện rất thuận lợi cho các hộ nuôi đưa ra nhiều sự lựa chọn khác nhau khi mua nguyên liệu nuôi tôm. Nhìn chung, nguồn cung cấp thức ăn ở ĐBSCL đủ để đáp ứng nhu cầu nuôi tôm. Tuy nhiên, mặc dù nguồn cung không thiếu nhưng người nuôi vẫn phải chi cho khoản mục này cao trong cơ cấu giá thành. Nguyên nhân là do giá cả thức ăn thủy sản gia tăng và các hộ nuôi chưa liên kết với nhau để thực hiện việc mua chung theo đơn hàng lớn nhằm có được giá rẻ và chất lượng thức ăn ổn định. Từ góc độ người nuôi trồng, việc tăng sản lượng sẽ đối mặt với nhiều thách thức: (i) Rủi ro dịch bệnh có thể khiến vùng nuôi mất trắng vào bất kỳ thời điểm nào; (ii) điều kiện thời tiết thay đổi bất thường (mưa, hạn) có thể thay đổi điều kiện môi trường vùng nuôi dẫn đến sản lượng nuôi bị ảnh hưởng; (iii) chi phí nuôi trồng tại Việt Nam thường cao hơn các nước do công tác giống (~5% chi phí) chưa đảm bảo về chất lượng, phụ thuộc vào nguồn cung cấp giống từ khu vực miền Trung hay các doanh nghiệp FDI, thức ăn (~50% chi phí) và thuốc – chế phẩm sinh học (~15% chi phí) ngày càng tăng do phụ thuộc vào. các doanh nghiệp FDI; (iv) khả năng mở rộng và phát triển vùng nuôi bị ảnh hưởng đáng kể bởi tình trạng xâm lấn mặn và thời tiết cực đoan; môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm; (vi) hạ tầng điện năng thiếu ổn định; và (vii) giá tôm nguyên liệu biến động, phụ thuộc vào thị trường thế giới và bị điều tiết mạnh bởi thương lái thu mua hay các doanh nghiệp chế biến lớn. Từ góc độ doanh nghiệp chế biến, việc ổn định nguồn nguyên liệu sản xuất là thách thức lớn nhất. Các doanh nghiệp không dám ký các hợp đồng xuất khẩu có giá trị lớn do không thể tự chủ và đảm bảo nguồn nguyên liệu theo yêu cầu. Các doanh nghiệp chỉ tự chủ được khoảng 40% nguồn nguyên liệu tự sản xuất và quản lý. Phần còn lại phụ thuộc vào thu mua từ nông hộ nhưng sản lượng và chất lượng nguyên liệu cũng chỉ có thể đánh giá vào cuối vụ nuôi trồng. Một vấn đề quan trọng khác hạn chế khả năng doanh nghiệp tự mở rộng vùng nuôi là vấn đề đất đai. Các doanh nghiệp không có đủ đất để tự đầu tư, phát triển vùng nuôi; hay gặp khó khăn trong cơ chế, phương án thu hồi, chuyển đổi, thuê dài hạn để đầu tư. Trong khi đó, đất đai của nông hộ có tính phân mảnh nên khi phát triển các mô hình hợp tác, doanh nghiệp cũng khó đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất. Bên cạnh đó, tình trạng mất cắp sản lượng ở gần thời điểm thu hoạch tương đối phổ biến, nên doanh nghiệp chọn giải pháp thu mua nguyên liệu từ nông hộ, bởi nông hộ là đối tượng quản lý tốt hơn rủi ro này.. Bảng 4.2 Sản lượng nuôi tôm tại ĐBSCL trong tương quan với cả nước Vùng. Sản lượng (tấn) va cơ cấu (%). Tăng trưởng sản lượng bình quân 2000 - 2010 2010 - 2019. 2000. 2005. 2010. 2015. 2019. Cả nước. 93.503. 327.194. 449.652. 634.812. 899.840. 17,0%. 8,0%. % ĐBSCL, trong đó:. 73,8%. 81,2%. 77,2%. 80,5%. 83,7%. 17,5%. 9,0%. Cà Mau. 51,3%. 30,5%. 31,3%. 28,7%. 25,0%. 11,9%. 6,3%. Sóc Trăng. 16,2%. 16,1%. 17,5%. 17,7%. 22,3%. 18,5%. 11,9%. Bạc Liêu. 15,1%. 23,9%. 20,3%. 20,5%. 18,0%. 21,1%. 7,6%. Kiên Giang. 2,6%. 6,9%. 10,0%. 10,2%. 11,0%. 34,7%. 10,1%. Bến Tre. 8,4%. 9,4%. 8,4%. 9,2%. 9,6%. 17,5%. 10,6%. Trà Vinh. 3,3%. 7,4%. 6,0%. 6,9%. 8,2%. 24,7%. 12,8%. Tiền Giang. 1,7%. 3,0%. 3,7%. 4,0%. 3,8%. 27,0%. 9,2%. Tỉnh khác. 1,4%. 2,6%. 2,7%. 2,7%. 2,1%. 27,3%. 9,0%. Nguồn: Tổng cục Thống kê 197.

<span class='text_page_counter'>(247)</span> Lao động Lực lượng lao động ngành bao gồm ba nhóm chính: (i) lao động của các hộ nuôi tôm; (ii) lao động trong khâu chế biến trong các nhà máy xuất khẩu thủy sản; và (iii) lao động của các vựa thu mua, sơ chế tại các địa phương có nuôi tôm. Ngành nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL thu hút bình quân hàng năm khoảng 1,3 triệu lao động (Nguyễn Phú Son, 2019). Lao động tham gia khâu nuôi tôm nguyên liệu phổ biến 1-2 người trong mỗi hộ. Các hộ nuôi tôm chủ yếu sử dụng lao động sẵn có của gia đình, khoảng 93%. Kiến thức về kỹ thuật của lao động tham gia trong khâu nuôi được các tổ chức chuyên môn tại địa phương, các viện trường hỗ trợ thường xuyên. Các hộ nuôi có gần 20 năm kinh nghiệm, đây là một điểm mạnh của nguồn lực lao động trong khâu nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận các hộ vẫn chưa sẵn lòng áp dụng những tiến bộ kỹ thuật để sản xuất theo hướng an toàn, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong dài hạn, dẫn đến tình trạng thiếu tính đồng nhất về chất lượng sản phẩm, khó đảm bảo nhu cầu nguyên liệu cho các DNCBXK thủy sản.. Lao động trong ngành chế biến tôm chủ yếu là lao động phổ thông, không đòi hỏi trình độ hay bắt buộc phải qua đào tạo. Nhu cầu lao động có tính mùa vụ rất cao, đặc biệt là vào vụ thu hoạch, nhưng lại dư thừa vào trái vụ, nên tính ổn định của lực lượng lao động rất thấp. Lực lượng lao động luôn bị cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong ngành thủy sản nói chung, và cạnh tranh với các nhóm ngành thâm dụng lao động khác trong vùng, và đặc biệt là sức hút từ thị trường việc làm phổ thông tại vùng Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó, tương tự như trong ngành chế biến cá tra, môi trường làm việc trong ngành chế biến tôm cũng tương đối khắc nghiệt nên lao động tự luân chuyển sang ngành nghề khác sau một vài năm khá phổ biến, mặc dù mức lương chi trả cho người lao động thường đã bao gồm mức hỗ trợ 5% cho môi trường làm việc độc hại. Các thay đổi về chính sách tăng lương tối thiểu, các quy định về phí công đoàn và bảo hiểm với lao động phổ thông cũng được doanh nghiệp chế biến phản ánh là không phù hợp và là gánh nặng tài chính đáng kể với doanh nghiệp.. 198.

<span class='text_page_counter'>(248)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Xét về tay nghề, lao động Việt Nam cũng được đánh giá cao hơn so với lao động tại các đối thủ cạnh tranh. Trước đây, lao động Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhưng khi mức sống và thu nhập của người dân Trung Quốc tăng lên, hoạt động chế biến thâm dụng lao động phổ thông tại Trung Quốc đã không còn hấp dẫn nữa. Với Ấn Độ, lực lượng lao động dồi dào nhưng tập quán văn hóa là một e ngại đối với các nhà nhập khẩu do liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong khi đó, lao động trong ngành nuôi trồng của Thái Lan có trình độ được đánh giá là tốt hơn nhưng lại không mặn mà với hoạt động chế biến. Tóm lại, trong hoạt động chế biến, Việt Nam vẫn được đánh giá là có lợi thế, nhưng chi phí giá thành sản phẩm bị đánh giá cao hơn so với các nước do bất lợi ở khâu nguyên liệu. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành chủ yếu là chế biến xuất khẩu nên nhu cầu lao động có chuyên môn, ngoại ngữ để thực hiện các giao dịch với đối tác quốc tế là phổ biến, mặc dù số lượng không cao. Tuy vậy, nguồn cung lực lượng lao động này cũng không đáp ứng theo phản ánh của một số doanh nghiệp đầu ngành trong vùng. Cụ thể, Trường Đại học Cần Thơ là trung tâm cung cấp lao động chuyên. 199. môn nhưng số lượng đào tạo mỗi năm cũng hạn chế; một số sinh viên ưu tú cũng di chuyển về thành phố Hồ Chí Minh sau khi tốt nghiệp. Trong khi đó, nhu cầu lao động cho hoạt động nghiên cứu là không nhiều, chủ yếu là lao động kỹ thuật để quản lý vùng nuôi trồng hơn là hoạt động chế biến.. Khoa học – công nghệ Vì hoạt động và sản phẩm của ngành chế biến khá đơn điệu nên nhu cầu ứng dụng khoa học – công nghệ trong chế biến là không cao. Do ảnh hưởng của tình trạng thiếu lao động vào thời điểm chính vụ, một số giải pháp ứng dụng máy móc thay thế lao động phổ thông đã được xem xét nhưng không thể áp dụng bới tính đặc thù của sản phẩm tôm chế biến (nông sản tươi sống, sự thiếu đồng đều của nguyên liệu, hình thức sản phẩm sau sơ chế cần đảm bảo) nên con người vẫn là lựa chọn ưu tiên. Các máy móc, dây chuyền khác phục vụ chế biến cũng chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Máy móc trong nước chủ yếu phục vụ một số công đoạn giản đơn, đóng vai trò hỗ trợ thêm cho hệ thống dây chuyền sản xuất nhập khẩu..

<span class='text_page_counter'>(249)</span> Nguồn vốn – tín dụng Nhu cầu nguồn vốn và tín dụng trong ngành chủ yếu đến từ hoạt động nuôi trồng của nông dân và thu mua nguyên liệu của doanh nghiệp chế biến. Với nông hộ sản xuất, tài sản đảm bảo không có, chi phí giống, thức ăn, thuốc – chế phẩm sinh học chiếm khoảng 70% chi phí sản xuất nếu không xảy ra rủi ro về dịch bệnh hay thiên tai, nên nhu cầu vốn lưu động trong mùa vụ là rất cao nhưng phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tín dụng từ thương lái, đại lý thức ăn, và một phần từ doanh nghiệp chế biến (nhưng cũng thường thông qua đội ngũ thu mua hay hệ thống thương lái). Số tiền vay chính thức từ các tổ chức tín dụng khoảng 40 - 50 triệu/vụ, chủ yếu đến từ thế chấp sổ đỏ (thấp hơn so với mức 75 triệu đồng/vụ vay từ nguồn tín dụng tư thương đã nêu ở trên).4² Kết quả là chi phí sử dụng vốn của nông hộ từ hoạt động tín dụng từ thương lái cao hơn so với nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng. Khả năng trả nợ hoàn toàn phụ thuộc vào doanh thu vào cuối vụ, và rủi ro mất trắng hay giảm sản lượng trong mỗi vụ nuôi là rất cao do đặc trưng của ngành. Với các doanh nghiệp chế biến, nhu cầu vốn chủ yếu đến từ thu mua nguyên liệu và chi trả chi phí nhân công nên cũng có tính thời vụ rất cao. Các doanh nghiệp dẫn đầu có lợi thế nhờ uy tín trong ngành, nhưng quan trọng hơn là hợp đồng xuất khẩu, các đối tác xuất khẩu ổn định, và thực trạng biến động giá cả trên thị trường thế giới. Sử dụng nguồn vốn ứng trước từ khách hàng nhập khẩu cũng là phương thức phổ biến để tài trợ nhu cầu vốn trong ngắn hạn cho doanh nghiệp nhưng đi kèm các rủi ro về giá nguyên liệu tăng đột biết hay giá đầu ra bị giảm bất thường là rất cao. Trong khi đó, nhu cầu vốn đầu tư chủ yếu cho phát triển vùng nuôi của doanh nghiệp. nhưng cũng không cao do khả năng phát triển vùng nuôi bị hạn chế vì các vấn đề như đã nêu ở phần trên.. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng thủy lợi vùng nuôi còn nhiều bất cập, nước phục vụ nuôi trồng thủy sản được sử dụng chung với hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh từ việc dùng các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, phân bón trong nông nghiệp thải ra nguồn nước. Sự phát triển hạ tầng giao thông đường bộ trong giai đoạn vừa qua đã giúp sản phẩm tôm nói riêng và thủy sản đông lạnh nói chung cải thiện phần nào hoạt động vận chuyển và xuất khẩu hàng hóa qua hệ thống cảng biển tại thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ. Hệ thống vận chuyển bằng container đã được đưa vào sử dụng và thay thế dần hệ thống xe tải có tải trọng dưới 10 tấn trước đây giúp doanh nghiệp giảm chi phí logistics. Tuy nhiên, theo phản ảnh của doanh nghiệp, chi phí logistics vẫn còn cao, đặc biệt là với các đơn hàng xuất khẩu đi Trung Quốc bằng đường bộ (chi phí trung bình cho một container từ ĐBSCL xuất qua các cửa khẩu phía Bắc khoảng 40 – 60 triệu đồng, cao hơn so với chi phí xuất đến phía Tây nước Mỹ). Các ý tưởng về nhu cầu cảng nước sâu trong vùng được nhắc đến trong giai đoạn vừa qua nhưng không có vai trò đáng kể đối với doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tôm nói riêng và thủy sản nói chung, xuất khẩu bằng đường bộ vẫn là ưu tiên đối với doanh nghiệp.. 4² Bùi Văn Trịnh (2014). Phân tích khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức: Trường hợp của nông hộ nuôi tôm tại Trà Vinh. Tạp chí Khoa học – Đại học Cần Thơ. Trích trong Dương Văn Lăng (2019). Những đặc điểm của mô hình tín dụng tư thương trong ngành nuôi tôm tại ĐBSCL và ham ý chính sách. Luận văn Thạc sĩ MPP, Trường Đại học Fulbright Việt Nam.. 200.

<span class='text_page_counter'>(250)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Các điều kiện cầu Nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng do tăng dân số và thu nhập người dân được cải thiện ở cả thị trường xuất khẩu và nội địa là cơ hội cho sự phát triển của ngành. Tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ tôm toàn cầu giai đoạn hậu khủng hoảng 2008 là cao hơn đáng kể so với giai đoạn trước đó. Tuy vậy, mức độ biến động của nhu cầu trong giai đoạn này lại cao hơn chủ yếu do hai tác động: (i) biến động về giá do sản lượng nuôi trồng bị tác động bởi giá thu mua và xuất khẩu của kỳ trước; và (ii) nhu cầu tiêu thụ bị ảnh hưởng do lượng cầu suy giảm sau các đợt khủng hoảng hay suy thoái kinh tê. Điều này đồng nghĩa với sức mạnh của thị trường trong việc đào thải các doanh nghiệp yếu kém ra khỏi thị trường ngày càng cao hơn.. Nếu như tổng giá trị xuất khẩu (GTXK) tôm cả nước trong năm 2010 khoảng 2,1 tỷ USD4³, chiếm 41,8% tổng GTXK thủy sản, thì trong năm 2019 con số này lên đến gần 3,4 tỷ USD44, chiếm 39,2% tổng GTXK thủy sản. Trong 10 năm (2010-2019), ngành tôm có tốc độ tăng trưởng về GTXK khá thuyết phục (tăng gần 60% và tăng bình quân 5,3%/năm). Điều này cho thấy tôm giữ vai trò quan trọng trong ngành thủy sản, chủ yếu là 2 loại tôm thẻ chân trắng và tôm sú, tập trung ở các tỉnh ĐBSCL. Nhu cầu thẻ chân trắng có xu hướng tăng mạnh qua 10 năm. Từ 2010 đến 2019, Top 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm trên 80% tổng GTXK tôm của Việt Nam là EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, trong gần 90 thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam. Mỹ là thị trường xuất khẩu thẻ chân trắng lớn nhất, trong khi đó Trung Quốc & Hồng Kông là thị trường xuất khẩu tôm sú lớn nhất của Việt Nam.. Hình 4.13 Nhu cầu nhập khẩu tôm đông lạnh toàn cầu (tỷ USD). Nguồn: Atlas of Econommic Complexity, Harvard University. 4³ VASEP, 2018. “Báo cáo ngành hàng tôm Việt Nam, 2008-2017” 44 VASEP, 31/12/2019. “Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam 2019”. 201.

<span class='text_page_counter'>(251)</span> Trong thị trường toàn cầu, ngành chế biến và xuất khẩu tôm của Việt Nam bị cạnh tranh đáng kể bởi các đối thủ như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, Trung Quốc và Thái Lan. Giai đoạn 10 năm trở lại đây chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của Ấn Độ và Ecuador, đối nghịch là sự suy giảm của Trung Quốc và Thái Lan, trong khi Việt Nam và Indonesia duy trì thị phần xuất khẩu giảm không đáng kể. Ấn Độ có. nguồn cung nguyên liệu dồi dào nhất nhưng hạn chế ở khâu chế biến. Thái Lan có năng lực sản xuất tốt nhưng không mặn mà với khâu chế biến và chỉ tập trung vào các thị trường khó tính. Sản xuất tôm Trung Quốc dần suy giảm do môi trường bị ô nhiễm, chi phí nhân công tăng cao. Ecuador và Indonesia có vụ mùa thu hoạch và chế biến trái vụ với Việt Nam. Hình 4.14 Tỷ trọng GTXK của tôm trong tổng GTXK thủy sản Việt Nam 2010-2019 (triệu USD) 2019 2018 2017 2016 2015 2014 2013 2012 2011 2010 0. 1.000. 2.000. 3.000. 4.000. GTXK tôm. 5.000. 6.000. 7.000. 8.000. 9.000. 10.000. Tổng GTXK thủy sản. Nguồn: VASEP và Bộ Công Thương. 202.

<span class='text_page_counter'>(252)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Hình 4.15 Chia sẻ thị phần xuất khẩu tôm nguyên liệu đông lạnh toàn cầu 2009 và 201845. 2009. 2018. Nguồn: Atlas of Econommic Complexity, Harvard University So với thị trường tôm nguyên liệu đông lạnh, thị trường tôm đã qua sơ chế và chế biến toàn cầu có mức tăng trưởng tương đương (5,8%/năm so với 6,0% thị trường tôm nguyên liệu đông lạnh) nhưng xu hướng tăng trưởng chậm lại trong giai đoạn 2010 – 2018 (giai đoạn 2000 – 2010, tăng trưởng bình quân đạt 7,0%/năm), đặc biệt gần như không tăng trưởng giai đoạn 2010 – 2016, nhưng đã phục hồi nhanh trong những năm gần đây. Quy mô thị trường duy trì ổn định ở mức 37 – 38% so với thị trường tôm nguyên liệu đông lạnh.. Trong mặt hàng này, Trung Quốc, Việt Nam, và Thái Lan là các đối thủ cạnh tranh có thị phần gần như tương đương lần lượt là 21,2% - 18,7% và 16,2% trong năm 2018. So với năm 2009, thị phần tôm chế biến đã dịch chuyển đáng kể từ Thái Lan (33,3%) sang Việt Nam (8,0%) và Trung Quốc (15,7%). Kết quả này cho thấy xu hướng dịch chuyển sang hoạt động chế biến để nâng cao giá trị giă tăng xuất khẩu là tất yếu, như bài học mà Trung Quốc đã thực hiện khi đối mặt với vấn đề vùng nuôi bị ô nhiễm và chi phí lao động tăng cao.. 45 Lưu ý là số liệu từ Atlas of Econommic Complexity (Harvard University) có thể khác với số liệu thống kê của Việt Nam do khác nguồn gốc và phương pháp điều chỉnh. 203.

<span class='text_page_counter'>(253)</span> Riêng với hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam, xu hướng chung cho thấy tăng trưởng trong giai đoạn 2010 – 2019 chỉ đạt bình quân 5,8%/năm, giảm đáng kể so với gian đoạn 2000 – 2010 trước đó. Ngoại trừ năm bội thu 2014 chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của xuất khẩu tôm thẻ chân trắng, xu hướng 5 năm trở lại đây cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã bão hòa, trong bối cảnh thị trường thế giới tăng trưởng nhanh hơn. Kết quả này cho thấy ảnh hưởng đáng kể của nguồn cung nguyên liệu và sự cạnh tranh của các đối thủ, đặc biệt là Ấn Độ.. tác viên (2019) đã chỉ ra những cơ hội cho ngành hàng tôm phát triển như: xu hướng tiêu dùng tôm trên thế giới cũng như ở Việt Nam có chiều hướng vượt cầu, đặc biệt đối với các sản phẩm giá trị gia tăng; xu hướng hội nhập kinh tế ngày càng gia tăng giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường; ngành du lịch của Việt Nam phát triển mạnh sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ được sản phẩm xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam (xuất khẩu tại chỗ); và sản lượng tôm ở các nước nhập khẩu tôm của Việt Nam sụt giảm tạo cơ hội gia tăng giá cả xuất khẩu tôm ở các thị trường này.. Điểm tích cực trong ngành chế biến và xuất khẩu tôm của Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng là thị phần xuất khẩu tôm đã qua sơ chế, chế biến ngày càng tăng nhanh hơn so với xuất khẩu tôm nguyên liệu trong giai đoạn từ 2010 đến nay.. Thách thức lớn nhất với ngành chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam là vấn đề đảm bảo chất lượng bởi các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, tồn dư kháng sinh, và các vấn đề liên quan đến kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Ở chiều ngược lại, ngành chế biến tôm Việt Nam thuận lợi hơn các nước cạnh tranh do yếu tố mùa vụ, lượng tiêu dùng tôm thường tăng cao vào các dịp lễ hội, tập trung vào quý 1 và quý 4 hằng năm, rất phụ hợp với điều kiện và vụ mùa nuôi trồng, chế biến tại Việt Nam.. Về thị trường, EU, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc là các thị trường chủ lực của xuất khẩu tôm Việt Nam trong thời gian qua (chiếm khoảng 75% tỷ trọng xuất khẩu). Thị trường EU, Mỹ và Nhật Bản ưa chuộng sản phẩm tôm thẻ chân trắng, trong khi thị trường Trung Quốc chủ yếu là tôm sú. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phú Son và cộng. Với thị trường nội địa, Việt Nam là một thị trường rất hấp dẫn nhưng các doanh nghiệp chế biến chủ yếu vẫn chỉ đang khai thác thị trường xuất khẩu.. 4.000 2.000. 3.500 3.000. 1.500. 2.500 2.000. 1.000. 1.500 1.000. 2.500. 500 0. Tổng KN xuất khẩu tôm (triệu USD). 4.500. 2.500. 0 2019. 2018. 2017. Tôm sơ chế và chế biến (triệu USD). 2016. 2015. 2014. 2013. 2012. 2010. 2010. 2009. 2008. Tôm nguyên liệu đông lạnh (triệu USD). 2007. 2006. 2005. 2004. 2003. 2002. 2001. 2000. XK tôm nguyên liệu và tô đã chế biến (triệu USD). Hình 4.16 Xuất khẩu tôm của Việt Nam qua các năm. Xuất khẩu tôm (triệu USD). Nguồn: VASEP và Atlas of Econommic Complexity, Harvard University. 204.

<span class='text_page_counter'>(254)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Về thế mạnh, tôm là mặt hàng phù hợp cho phân khúc khách hàng từ tầm trung trở lên trong bối cảnh thu nhập và tầng lớp trung lưu tại Việt Nam ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu thủy sản ngày càng tăng. Năm 2019, nhu cầu tiêu sản bình quân đầu người tại Việt Nam là 29/kg/người/năm, cao gấp 1,3 lần so với nhu cầu bình quân thế giới.46 Bên cạnh đó, du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng tôm cũng sẽ cao hơn. Về điểm yếu, người Việt Nam vẫn thích các mặt hàng tươi sống hay chưa qua chế biến, nên việc tiếp cận thị trường cũng gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, nếu đầu tư thêm phân khúc chế biến thành phẩm sẽ phát sinh chi phí đáng kể cho đầu tư nhà xưởng và quy trình sản xuất tách biệt. Một nguyên nhân khác là thị hiếu thích tiêu dùng hàng ngoại của người dân. Tuy vậy, thị trường trong nước chắc chắn vẫn đang là vùng đệm cho thị trường xuất khẩu, ít nhất là đối với người nuôi trồng, và cần được các doanh nghiệp chế biến tôm nói riêng, hay chế biến lương thực nói chung khai thác trong giai hạn.. Bối cảnh cạnh tranh Trên thị trường quốc tế, cầu thế giới tiếp tục tăng nhưng bất ổn, sự vươn lên của Ấn Độ là thách thức, trong khi sự suy giảm của Trung Quốc và Thái Lan là cơ hội. Hiệp định EVFTA có hiệu lực tác động lớn đến tăng trưởng xuất khẩu của ngành bởi đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong thời gian qua, mặt hàng tôm nguyên liệu có thể được áp dụng mức thuế suất 0% ngay sau khi có hiệu lực trong năm 2020, trong khi mặt hàng tôm chế biến sẽ giảm về mức 0% sau 7 năm (trong khi các đối thủ cạnh tranh như Ấn Độ,Thái Lan, Indonesia và Ecuador đang phải chịu mức thuế suất từ 4 – 12%). Ngoài ra, Ấn Độ đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu tôm sang Thái Lan và có nguy cơ bị cấm xuất sang EU do vấn đề dư lượng kháng sinh. Đây là cơ. hội cho ngành tôm Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng gia tăng năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, ngành tôm cũng phải đối mặt với những thách thức và khó khăn như: giá thành sản xuất tôm của Việt Nam cao hơn Ấn Độ và Thái Lan dẫn đến giá tôm xuất khẩu cao hơn từ 1-1,2 USD/kg ở các thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam; Ấn Độ và Thái Lan đang tăng cường đầu tư để phát triển ngành tôm thông qua các dự án đầu tư có giá trị lớn gây thách thức cho ngành hàng tôm của Việt Nam. Tình trạng dịch chuyển các nhà máy chế biến từ các nước cạnh tranh xuất khẩu vào Việt Nam trong bối cảnh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam gia tăng khiến các DNCBXK của Việt Nam có khả năng mất đi lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động và nguyên liệu tôm tại chỗ. Mức thuế suất nhập khẩu tôm của Ấn Độ vào các nước nhập khẩu giảm xuống, trong khi của Việt Nam lại gia tăng khiến lợi thế cạnh tranh của tôm xuất khẩu Việt Nam bị giảm. Sản lượng tôm của Indonesia và Thái Lan đã được khôi phục từ 2016, cộng với việc Thái Lan sắp được tháo gỡ một số rào cản thuế quan và phi thuế quan trong xuất khẩu thủy sản nói chung tạo thêm áp lực cạnh tranh cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị tôm. Các vụ kiện chống bán phá giá vẫn là nỗi ám ảnh với doanh nghiệp trong ngành (tính đến 2019, đã có tổng cộng 13 đợt công bố kết quả chống bán phá giá sản phẩm tôm của Việt Nam từ Hoa Kỳ) nhưng xu hướng gần đây cho thấy các biểu hiện tích cực khi năng lực, sự chuẩn bị và phối hợp của các doanh nghiệp đầu ngành trong nước đã được cải thiện. Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung cũng phần nào tạo ra cơ hội cho xuất khẩu tôm của Việt Nam khi sản phẩm tôm của Trung Quốc thuộc nhóm sản phẩm bị đánh thuế 25%. Với các thị trường khác, các hiệp định thương mại song phương sẽ giúp duy trì ổn định thị trường. Vấn đề là ở năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn chất lượng sản phẩm, hay xuất xứ nguồn gốc.. 46 VASEP. 2019. Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam. Truy cập tại: 205.

<span class='text_page_counter'>(255)</span> Ở trong nước, cạnh tranh nguyên liệu và lao động vào chính vụ tương đối quyết liệt giữa các doanh nghiệp trong ngành. Thị trường nội địa tiềm năng nhưng chưa được khai thác là cơ hội cho sự phát triển của ngành trong giai đoạn tiếp theo. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là thách thức đối với phát triển vùng nguyên liệu để phục vụ cả nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sự hiện diện của các nhà đầu tư FDI trong ngành chế biến tôm tại Việt Nam trong thời gian tới vừa là sức ép, vừa là động lực để cả các doanh ghiệp trong ngành đổi mới và nâng cao năng lực cạnh tranh. Thị trường bán lẻ trong nước cũng có sự cạnh tranh quyết liệt bởi sự hiện diện của một số nhà bán lẻ hàng đầu như việc Thái Lan thâu tóm chuỗi siêu thị BigC.. Các ngành hỗ trợ và liên quan VASEP là hiệp hội duy nhất hiện nay đại diện cho các doanh nghiệp trong ngành chế biến tôm tại Việt Nam. VASEP đóng vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước ở cả cấp độ trung ương và địa phương. VASEP cũng thường xuyên tham gia vào công tác hoạch định và xây dựng chính sách liên quan đến ngành, nhưng vai trò vận động chính sách còn tương đối mờ nhạt. Việc cung cấp thông tin định kỳ online hay qua các ấn phẩm cũng đóng góp nhiều giá trị cho ngành nhưng các thông tin cần được cung cấp một cách có hệ. thống và dễ dàng tiếp cận hơn đối với các bên liên quan, đặc biệt là thông qua website của VASEP. Liên quan đến các hoạt động đấu tranh với các rào cản thương mại, VASEP cũng là nhân tố tương đối tích cực. Một số vai trò hạn chế của VASEP liên quan đến thúc đẩy quảng bá, xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư. Hoạt động chế biến tôm hiện tại chưa đòi hỏi đầu tư nhiều vào R&D hay cung cấp lao động có kỹ năng. Nhu cầu chủ yếu là các hoạt động liên quan đến con giống và kỹ thuật viên sản xuất. Viện nuôi trồng thủy sản II, Đại học Cần Thơ và một số đại học trong vùng đóng vai trò hỗ trợ nhưng còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng. Con giống hiện nay đã đảm bảo về số lượng nhưng chất lượng chưa đáp ứng kỳ vọng và phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ khu vực miền Trung hay các doanh nghiệp, tập đoàn FDI trong ngành (Việt – Úc, CP,…). Trong giai đoạn vừa qua, ngành nuôi trồng và chế biến tôm đã nhận được sự quan tâm của chính phủ và địa phương với nhiều giải pháp liên quan đến: quy hoạch vùng nuôi, thúc đẩy mô hình nuôi tôm công nghệ cao để ứng phó với tác động bất thường từ điều kiện tự nhiên, chương trình hành động phát triển ngành tôm. Tuy nhiên, nhìn chung các hoạt động chủ yếu tập trung vào khâu sản xuất hơn là khâu chế biến và phát triển đầu ra.. 206.

<span class='text_page_counter'>(256)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành chế biến tôm tại ĐBSCL Một cách tổng thể cho thấy, ngành nuôi tôm có nhiều dư địa để phát triển ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu, mặc dù sức ép cạnh tranh là tương đối lớn. Cơ hội từ các hiệp định thương mại và lợi thế từ yếu tố mùa vụ hay tay nghề của lao động là lợi thế của ngành hiện tại và trong tương lai. Vấn đề lớn nhất là hoạt động sản xuất và chế biến trong nước đang dịch chuyển đúng hướng nhưng cần đẩy mạnh hơn nữa và hướng đến các tiêu chuẩn. sản phẩm cao nhất trong ngành. Chuyển dịch phương thức nuôi từ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên sang mô hình nuôi công nghệ cao với các điều kiện nuôi trồng được kiểm soát tốt hơn sẽ giúp giảm thiểu rủi ro về vùng nguyên liệu. Các vướng mắc liên quan đến đất đai cần sớm tháo gỡ để các doanh nghiệp trong ngành có thể chủ động đầu tư và mở rộng vùng nuôi. Hoạt động chế biến cần được thúc đẩy để cải thiện giá trị gia tăng sản phẩm xuất khẩu. Tổng thể năng lực cạnh tranh ngành chế biến tôm tại ĐBSCL có thể được tóm tắt qua mô hình kim cương sau đây:. Hình 4.17 Năng lực cạnh tranh của cụm ngành chế biến tôm tại ĐBSCL. Bối cảnh cạnh tranh Cạnh tranh thị trường quốc tế (+/-) Cạnh tranh thị trường nội địa (-) Liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và nông hộ (-) Cơ hội nâng cấp và đổi mới ngành (+). Các điều kiện cầu. Các điều kiện đầu vào Nguyên liệu đầu vào (-). Quy mô thị trường XK (+). Lực lượng lao động (-). Mức độ khắt kheo của thị trường xuất. Tay nghề lao động (+). khẩu (+). Môi trường làm việc (-). Quy mô thị trường nội địa (+/-). Nguồn lực tài chính (-). Mức độ khắt khe của thị trường nội. Khoa học công nghệ (-). địa (-). Hạ tầng GTVT, logistics (-). Các ngành hỗ trợ và liên quan VASEP (+/-) Viện, trường nghiên cứu (-) Cơ quan quản lý nhà nước (+/-) Nguồn: Tổng hợp đánh giá của nhóm tác giả. 207.

<span class='text_page_counter'>(257)</span> Đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành thủy sản Sơ đồ và năng lực cạnh tranh của cụm ngành cá tra và cụm ngành tôm (gọi chung là cụm ngành thủy sản) của ĐBSCL được tóm tắt trong sơ đồ dưới đây: Cụm ngành thủy sản ĐBSCL có lợi thế về các yếu tố đầu vào như điều kiện tự nhiên trong khâu nuôi do điều kiện thổ nhưỡng và nguồn nước phù hợp mặc dù ảnh hưởng của BĐKH, tình trạng xâm nhập mặn có thể làm hạn chế tốc độ phát triển cụm ngành. Lực lượng lao động ở cả hai ngành tôm và cá đều có nhiều kinh nghiệm và trình độ đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Tuy nhiên, sự thiếu hụt và già hóa lực lượng lao động ở các vùng nuôi sẽ là thách thức lớn cho ngành trong dài hạn.. Về nuôi trồng, thách thức lớn nhất của ngành là đảm bảo nguồn cung dồi dào và ổn định các con giống sạch bệnh và có sức sống cao. Việc phụ thuộc vào nguồn cung ứng con giống bên ngoài vùng như hiện nay cũng là một hạn chế quan trọng. Thị trường đầu ra của cụm ngành trong 10 năm có nhiều bước phát triển, tuy nhiên sự cạnh tranh gay gắt với các quốc gia xuất khẩu thủy sản là bài toán cần có lời giải từ các tác nhân tham gia trong chuỗi cung ứng, cũng như từ các Bộ ngành liên quan. Những thành tựu đạt được của cụm ngành trong 10 năm qua không thể phủ nhận vai trò thúc đẩy của Chính Phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, và đặc biệt là vai trò của VASEP, tuy nhiên, vai trò của các tổ chức này vẫn chưa được thể hiện đầy đủ, nhất là trong việc khắc phục các khó khăn và thách thức của ngành như đã phân tích ở trên.. Hình 4.18 Sơ đồ cụm ngành thủy sản ĐBSCL Trường ĐH, Viện nghiên cứu. Bảo hiểm. Ngân hàng. Điều kiện tự nhiên. Cá giống Bộ NN & PTNT. Thức ăn Nuôi Công nghệ, thuốc. Bộ TN & MT. Lao động. Chế biến. Hạ tầng điện nước Bộ Công thương Bộ Tài chính. Thương hiệu. VASEP. Không có. Logitics. Xuất khẩu. Rất yếu. Các tổ chức phi chính phủ. Yếu. Trung tính. Cạnh tranh. Rất cạnh tranh. 208.

<span class='text_page_counter'>(258)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Năng lực cạnh tranh cụm ngành bị hạn chế khá lớn bởi sự yếu kém trong việc xây dựng mối liên kết dọc giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi, cũng như mối liên kết ngang giữa các thành viên trong cùng nhóm tác nhân (giữa các hộ nuôi trong các tổ chức kinh tế hợp tác; giữa các DNCBXK thủy sản với nhau). Một nhân tố khác làm giảm năng lực cạnh tranh của cụm ngành thủy sản là cơ sở hạ tầng giao thông và hệ thống logistics trong vùng chưa được đầu tư thích đáng và thiếu đồng bộ giữa các loại hình giao thông khác nhau.. Giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao NLCT cụm ngành thủy sản Giải pháp Từ kết quả đánh giá về năng lực cạnh tranh của 2 cụm ngành tôm nước lợ và cá tra, những giải pháp sau đây được đề xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành thủy sản ở vùng ĐBSCL. Mở rộng diện tích nuôi đạt tiêu chuẩn chất lượng như VietGap, GlobalGap, ASC, BMP trên cơ sở liên kết với người mua; Mở rộng vùng nguyên liệu của chính doanh nghiệp để chủ động nguồn; Xây dựng mô hình liên kết dọc giữa người nuôi với nhà cung cấp sản phẩm đầu vào trên cơ sở các tổ chức kinh tế hợp tác (KTHT), bao gồm HTX và THT; Nâng cao chất lượng liên kết ngang giữa các hộ nuôi với nhau, dựa trên cơ sở cắt giảm chi phí sản xuất và nâng cao trình độ sản xuất cho các hộ nuôi; cung cấp thông tin thị trường cho vùng nuôi; Tăng cường mối liên kết ngang giữa các DNCBXK. 209. với nhau, dựa trên cơ sở liên kết vùng nuôi và chia sẻ nguồn lực giữa các DNCBXK với nhau; Tăng cường đầu tư các cơ sở/doanh nghiệp sản xuất con giống, có chất lượng cao để cung cấp cho thị trường trong vùng; Nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất, kinh doanh của các hộ nuôi trong việc sử dụng con giống, đi đôi với việc mở rộng liên kết giữa các hộ nuôi với những nhà cung cấp con giống sạch bệnh; Nâng cao trình độ kỹ thuật, hành vi sản xuất, nhận thức kinh doanh và kiến thức thị trường cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị, đặc biệt là người nuôi; Nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo các tổ chức KTHT để củng cố liên kết ngang làm cơ sở cho việc tạo mối liên kết dọc với người cung cấp sản phẩm đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra; Xây dựng hệ thống thông tin về kỹ thuật, kinh tế, thời tiết và thị trường đầu vào, đầu ra cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị tôm, cá; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng kinh tế, các dịch vụ logistics phục vụ sản xuất, chế biến, phân phối và bảo quản sản phẩm; Xây dựng mối liên kết vùng trong khâu cung cấp con giống, khâu nuôi và khâu chế biến, xuất khẩu; Phát triển mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao dưới hình thức HTX/THT có liên kết với người mua; Đầu tư mở rộng quy mô, phát triển chế biến sản phẩm giá trị gia tăng từ tôm, cá; Cải thiện chất lượng truyền thông, huấn luyện thông tin và kiến thức thị trường cho các hộ nuôi..

<span class='text_page_counter'>(259)</span> Khuyến nghị chính sách Để thực thi những giải pháp ở mục A, bên cạnh nỗ lực của chính các hộ nuôi/tổ chức KTHT và các DNCBXK thủy sản, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ: Bộ Tài chính cần có thông tư hướng dẫn cụ thể để triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, do hiện tại ở hầu hết các tỉnh đang bị lúng túng ở chỗ thiếu cơ sở để đưa ra những định mức và nội dung chi tiêu của các khoản hỗ trợ từ Nghị định này. Chính vì vậy, các địa phương ở ĐBSCL vẫn chưa triển khai chính sách này rộng rãi và phổ biến, làm cản trở mối liên kết giữa các tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp và các doanh nghiệp; Nhà nước và các tỉnh ĐBSCL cần xây dựng hệ thống thông tin thị trường chung của vùng để chia sẻ thông tin, kỹ thuật giữa các vùng nuôi và đây cũng là cơ sở để tạo mối liên kết giữa các vùng nuôi và các DNCBXK thủy sản với nhau; Chính quyền địa phương và các hiệp hội ngành thủy sản cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các DNCBXK thủy sản chuyển giao công nghệ, đầu. tư máy móc thiết bị và xúc tiến thương mại trong việc phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng từ tôm và cá tra; Chính quyền địa phương và các hiệp hội ngành thủy sản cũng cần thảo luận với các định chế tài chính trong vùng – các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính vi mô v.v. – để thiết kế các sản phẩm tài chính và tín dụng phù hợp với nhu cầu có tính đặc thù của các tác nhân trong cụm ngành thủy sản, giúp họ khắc phục được tình trạng thiếu nguồn tài chính cần thiết để mở rộng và phát triển hoạt động sản xuất – kinh doanh. Nhà nước cần có đề án xây dựng hệ thống logistics chung cho vùng về giao thông, cảng sông, kho bãi, bao bì, đóng gói để phục vụ cho việc phân phối các sản phẩm nông nghiệp nói chung và tôm, cá tra nói riêng để cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, và do vậy nâng cao được năng lực cạnh tranh; Mở rộng chính sách kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng những trang trại/doanh nghiệp sản xuất con giống tôm và cá tra theo công nghệ cao để nâng cao chất lượng con giống và cắt giảm chi phí sản xuất con giống, nhờ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh cho sản phẩm tôm và cá tra trong vùng. 210.

<span class='text_page_counter'>(260)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Cụm ngành rau quả tươi ĐBSCL có lợi thế nổi trội về nông nghiệp do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi. Trước đây nông dân chủ yếu trồng lúa nước. Tuy nhiên, cây lúa đem lại giá trị thu nhập thấp và không ổn định khiến đời sống nông dân bấp bênh. Việc chuyển đổi canh tác sang rau màu và cây ăn trái là một xu thế tất yếu giúp cải thiện nguồn thu. So với lúa, rau quả đem lại giá trị, thu nhập lớn hơn và có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Đến thời điểm hiện tại, ngành rau quả vẫn tiếp tục giai đoạn định hình và đối mặt với nhiều thách thức. Ở tầm quốc gia, các chính sách tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng trồng rau quả chưa hoàn thiện và còn thiếu hiệu quả. Thương hiệu rau quả vùng ĐBSCL đã được biết đến trong và ngoài nước,. 211. nhưng khả năng liên kết giữa các địa phương chưa cao. Mỗi tỉnh vẫn theo đuổi một chính sách riêng và việc quy hoạch các vùng trồng trọt vẫn chưa được xem xét về mặt tổng thể để có hướng phát triển khu vực. Trước bối cảnh còn nhiều khó khăn của một ngành non trẻ, tác động của biến đổi khí hậu và những hạn chế thương mại quốc tế do ảnh hưởng của dịch Covid 19 đang khiến cho hoạt động trồng trọt, mua bán rau quả vùng ĐBSCL đối mặt với rất nhiều thách thức. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận theo hướng tích cực, đây cũng là cơ hội để đánh giá lại vị thế, năng lực của ngành. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh giúp cụm ngành rau quả hướng đến những tiêu chuẩn cao hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế sẽ giúp thay đổi tập quán trồng trọt và thương mại còn nhiều điểm yếu..

<span class='text_page_counter'>(261)</span> Phân tích năng lực cạnh tranh ngành rau quả Các yếu tố đầu vào Khí hậu, nước ĐBSCL nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thích hợp trồng trọt, chăn nuôi. Nơi đây có hệ thống sông, kênh, rạch lớn nhỏ đan xen, đảm bảo cung cấp nước ngọt quanh năm phục vụ nhu cầu dân sinh và trồng trọt. Lượng nước bình quân của sông Mekong chảy qua ĐBSCL hơn 460 tỷ m3 và hàng năm vận chuyển khoảng 150-200 triệu tấn phù sa, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp canh tác rau màu. Gần đây, điều kiện tự nhiên ở ĐBSCL có thay đổi, xu hướng nhiệt độ tăng cao vào mùa hè và mưa nhiều vào mùa mưa làm dịch bệnh và sâu rầy trở nên trầm trọng, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tác động của biến đổi khí hậu khiến hiện tượng xâm nhập mặn sâu vào sông ngòi và đất liền, các công trình đập thủy điện ở thượng nguồn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thay đổi mô hình dòng chảy và hàm lượng phù sa, làm giảm chất và lượng nước phục vụ nông nghiệp. Tập quán trồng trọt lạm dụng hóa chất của nông dân trong một thời gian dài gây ra hệ lụy ô nhiễm nguồn nước ngầm và môi trường canh tác.. và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 150 ngàn ha, đất cây lâu năm trên 320 ngàn ha, chiếm khoảng 8,2% diện tích tự nhiên. Hàng năm, vùng ĐBSCL cung cấp gần 70% lượng trái cây xuất khẩu cho cả nước. Thời gian qua, diện tích cây ăn trái ở các tỉnh phía Nam liên tục tăng. Đến nay, ước đạt trên 596.300 ha. Trong đó, ĐBSCL là vùng trồng cây ăn quả chủ lực, chiếm khoảng 60% diện tích cây ăn quả toàn miền Nam. Sản lượng trái cây khoảng 4,3 triệu tấn, chiếm 60% sản lượng cả nước. Diện tích cây ăn trái của vùng ĐBSCL lớn nhất, chiếm 34,5% của cả nước. Hiệu quả của xuất khẩu trái cây giúp nhiều địa phương đẩy nhanh việc hình thành các vùng sản xuất trái cây tập trung quy mô lớn như: nhãn (Tiền Giang, Vĩnh Long); cam (Vĩnh Long, Hậu Giang); xoài (Tiền Giang, Ðồng Tháp, An Giang); bưởi (Bến Tre, Vĩnh Long); thanh long (Long An, Tiền Giang); dứa (Long An, Tiền Giang, Kiên Giang); chôm chôm (Bến Tre),... Hình 4.19 Vùng sản xuất cây ăn trái của Việt Nam năm 2019. 23% 34,50% 9,20% 7%. Đất đai Diện tích tự nhiên của vùng ĐBSCL khoảng 4 triệu ha, trong đó khoảng 2,6 triệu ha - chiếm 65% - được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu là đất lúa, chiếm tới trên 90%. Đất chuyên canh các loại cây màu. 8,50%. 10,80% 7%. ĐBSCL. Đông Nam Bộ. Tây Nguyên. ĐBSH. MNPB. Bắc Trung Bộ. TDHNTB. Nguồn: Cục trồng trọt. 212.

<span class='text_page_counter'>(262)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Đến 2019 diện tích sản xuất trên thực tế của trái cây đã lên tới 596.300 ha, vượt khá cao so với quy hoạch là 350.000 ha. Từ đầu năm 2019 đến nay, nông dân các tỉnh ĐBSCL đã chuyển đổi hơn 12.593 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, trong đó nhiều nhất là mít với 4.728 ha, tiếp đó là xoài và cam, mỗi loại 1.470 ha, thanh long 1.234 ha,… Hình 4.20 Cơ cấu diện tích sản xuất trái cây ĐBSCL giai đoạn năm 2019 10% 27%. 14%. 6% 10% 1% 2%. 4% 8%. 9% 9%. Xoài. Chuối. Thanh long. Dứa. Cam. Bưởi. Nhãn. Vải. Chôm chôm. Sầu riêng. Cây ăn trái khác. Nguồn: Cục trồng trọt Tuy có sự tăng trưởng nhanh trong thời gian qua nhưng diện tích trồng rau quả trong tương lai khó mở rộng do chính sách an ninh lương thực hạn chế việc chuyển đổi đất trồng lúa ở một số địa phương. Tình trạng nhiễm mặn và giảm lượng phù sa bồi đắp khiến đất đai ở khu vực không còn màu mỡ như xưa và nguy cơ ngày càng bạc màu trong tương lai. Bên cạnh đó, thực trạng sở hữu đất đai nhỏ lẻ, manh mún của các hộ nông dân ở vùng ĐBSCL cũng ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng khoa học công nghệ và đảm bảo chất lượng đồng đều cho sản phẩm rau quả. Giống cây trồng Hệ thống giống cây trái phát triển đa dạng, nhiều loại nhập từ nước ngoài cho năng suất cao, chịu đựng được phèn, mặn đã được nghiên cứu và lai tạo. Khả. 213. năng chống chịu mặn của cây ăn trái thay đổi tùy theo giống cây trồng và hàm lượng muối hòa tan trong nước. Tuy nhiên, khả năng chịu mặn của một số giống cây ăn trái có thể phân nhóm như sau: Nhóm cây mẫn cảm với mặn (chịu được nồng độ mặn 0,5‰ -<1‰): chuối, nhãn, đu đủ, sầu riêng, chôm chôm, bòn bon, măng cụt,… Nhóm cây chịu mặn trung bình (chống chịu được nồng độ mặn 1‰-2‰): sơ ri, cây có múi, ổi, vú sữa,… Nhóm cây chống chịu khá với mặn (chống chịu được nồng độ mặn 3‰-4‰): mít, xoài, mãng cầu… Nhóm cây chống chịu tốt với mặn (chống chịu được nồng độ mặn 5‰-6‰): dừa, sapoche, me… Hiện nay, giống cây trồng mẫn cảm hoặc chịu mặn trung bình còn chiếm diện tích canh tác khá lớn. Trong tương lai, khi tình hình biến đổi khí hậu tác động mạnh và khả năng nhiễm mặn sâu vào đất liền ngày càng cao, việc thay đổi giống cây trồng cũng là một thách thức. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực ngành rau quả gồm 2 nhóm chính. Nhóm thứ nhất chiếm đa số đến từ các nông dân trước đây chuyên canh tác lúa, nay chuyển sang trồng rau quả để cải thiện thu nhập. Nhóm phần lớn có trình độ học vấn thấp, tuổi tác trải dài và một phần ngoài độ tuổi lao động. Những nông dân này tuy không được đào tạo bài bản nhưng lại có kinh nghiệm trồng trọt do gắn bó với ngành từ lâu đời, thậm chí nghề nông là “cha truyền con nối” nên có nhiều bài học thực tiễn và hiểu biết điều kiện tự nhiên đặc thù của vùng đất. Hoạt động đào tạo bài bản mà đối tượng này tham gia chủ yếu dưới hình thức các chương trình dạy nghề ngắn hạn hoặc các hội thảo được tổ chức bởi cục trồng trọt, hợp tác xã, sở ngành và tổ chức phi chính phủ. Hai hạn chế lớn nhất của nhóm này là tập quán canh tác lạc hậu thiên về tận dụng lợi thế tài nguyên hữu hạn, lạm dụng hóa chất và những khó khăn trong tiếp thu kỹ thuật, quy trình canh tác mới đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn..

<span class='text_page_counter'>(263)</span> Nhóm thứ hai là nguồn nhân lực chất lượng cao hơn, được đào tạo bài bản từ các trường đại học chuyên ngành về nông nghiệp hoặc các trường nghề, lựa chọn làm việc hoặc khởi nghiệp trong ngành rau quả ở các khâu trồng trọt, chế biến hoặc thương mại. Từ năm 2010 đến nay, chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên khá nhanh, tuy nhiên tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của vùng vẫn thấp so với cả nước và có chênh lệch khá lớn giữa các tỉnh/ thành trong khu vực. Năm 2018 có đến 86,6% lao động trong vùng chưa có chứng chỉ nghề, lao động đào tạo nghề chiếm 2,8%, trung cấp là 2,7%, cao đẳng là 1,7% và đại học là 6,2%. Tỷ lệ lao động trong nông-lâm-ngư nghiệp có giảm, nhưng vẫn chậm hơn so cả nước. Chính vì vậy, kinh tế trong vùng tăng trưởng không ổn định và chưa đi vào chiều sâu, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất còn chậm, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn thấp. So với các vùng, miền khác, ĐBSCL vẫn còn nhiều hạn chế về nhân lực, cần được quan tâm đầu tư phát triển. Giao thông Rau quả ĐBSCL được vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ vì mất ít thời gian hơn so với đường thủy, đảm bảo được độ tươi ngon. Tuy nhiên, giao thông ĐBSCL kém phát triển, tình trạng ách tắc xảy ra thường xuyên dẫn đến hoạt động giao nhận hàng hóa mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí gây ảnh hưởng chất lượng rau quả và không cạnh tranh về mặt giá cả. Đặc điểm sông ngòi kênh rạch chằng chịt khó phát huy khi giao thông đường thủy với hệ thống cảng biển Việt Nam và quốc tế chưa phát triển, hoạt động thiếu đồng bộ khiến mặc dù chi phí thấp hơn nhưng thời gian vận chuyển lâu hơn rất nhiều ảnh hưởng đến quá trình bảo quản, chỉ phù hợp với sản phẩm đã chế biến đóng hộp, có thể giữ trong thời gian dài.. Kỹ thuật công nghệ Diện tích đất nông nghiệp ứng dụng công nghệ kỹ thuật ở ĐBSCL còn hạn chế, công nghệ sử dụng vẫn đang còn ở mức thô sơ, chi phí trồng trọt đắt đỏ trong khi việc bao tiêu sản phẩm đầu ra chưa đảm bảo nên động cơ khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ kỹ thuật chưa cao. Ngân sách hạn hẹp, phải ưu tiên phát triển giáo dục, y tế khiến nguồn chi cho kỹ thuật công nghệ của các tỉnh trong khu vực còn thấp. Chế biến, thương mại Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn đã tiến hành đầu tư nông nghiệp bài bản theo chuỗi liên kết với quy mô lớn như Vingroup, PAN Group, Hoàng Anh Gia Lai, Lộc Trời, NutiFood, Ecofarm, tập đoàn FPT, công ty Elcom, Vinaseed, Thaco… Các doanh nghiệp này đang triển khai chương trình hỗ trợ và liên kết với các Hợp tác xã và hộ nông dân sản xuất nông nghiệp nhằm tạo nguồn thực phẩm sạch, an toàn; đồng thời, góp phần xây dựng tư duy sản xuất hiện đại, bài bản và hiệu quả cho người nông dân, trực tiếp đào tạo và hướng dẫn các hộ nông dân có nhu cầu về quy trình sản xuất sạch; hỗ trợ công nghệ, kỹ thuật và giống; Kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất và trước thu hoạch; thu mua sản phẩm và hỗ trợ phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, vấn đề giá cả nông sản đầu ra bất ổn và mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp dễ bị phá vỡ, thiếu sự tin tưởng lẫn nhau đang là rào cản khiến phân phối rau quả ở ĐBSCL đi qua hệ thống thương lái chiếm tới khoảng 90% tỷ trọng thu mua đầu ra. Lượng rau củ quả được thu mua qua các doanh nghiệp xuất khẩu, phân phối trong nước hoặc chế biến rất ít, chiếm chưa đến 10%. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến sản phẩm đầu ra của ngành khó hướng đến các thị trường lớn, uy tín và có khả năng hấp thu bền vững.. 214.

<span class='text_page_counter'>(264)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Điều kiện cầu. Thị trường xuất khẩu. Thị trường tiêu thụ trong nước Về các kênh tiêu thụ, khu vực ĐBSCL có thuận lợi với 38 chợ đầu mối nông sản. Ngoài ra, nông sản vùng ĐBSCL còn cung cấp chủ yếu cho các chợ đầu mối ở thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai thị trường tiêu thụ rau quả nội địa lớn nhất. Theo Trung tâm Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp Nông thôn Việt Nam (SCAP) đánh giá nhu cầu tiêu dùng của hai thị trường này cho thấy trung bình người Hà Nội tiêu thụ 86 kg rau/năm và 68kg quả/năm, người thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ 84,6kg rau/năm và 74,6kg quả/năm. Như vậy, chỉ riêng hai thành phố lớn này mỗi năm đã tiêu thụ 1,5 triệu tấn rau và 1,2 triệu tấn trái cây. Thị trường nội địa rau củ quả rất tiềm năng cho hoạt động sản xuất ngành hàng này.. Theo FAO (Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc), trong giai đoạn 2016 – 2021, thị trường rau quả thế giới có tốc độ tăng trưởng bình quân 2,88%/ năm, dân số thế giới tăng 1,1%/ năm trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020, tức tăng thêm 2,5 tỷ người tiêu dùng vào năm 2020, điều này thúc đẩy sự tăng thêm nhu cầu tiêu thụ rau quả trong bữa ăn hàng ngày. Trên thế giới, xu hướng tiêu dùng trái cây lạ, nhập khẩu, đặc sản đang gia tăng, đi kèm theo đó là xu hướng tiêu dùng các loại rau quả hữu cơ (organic) cũng gia tăng.. Theo ước tính tổng giá trị giao dịch của thị trường rau quả thế giới hàng năm khoảng 120 tỷ USD. Riêng 11 quốc gia thành viên Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Việt Nam hàng năm nhập khẩu hơn 50 tỷ USD hàng rau, củ quả. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, rau quả có tiềm năng xuất khẩu lớn và dự báo nhu cầu tiêu thụ thế giới tiếp tục tăng từ 3,5-5%. Dự báo thị trường trái cây thế giới đạt 200 tỷ USD năm 2030 (Oliver Wynman, 2018), Bảng 4.3 Kim ngạch XK rau quả tươi và tổng kim ngạch XK nhu cầu trái cây Việt Nam tăng của Việt Nam và thế giới (2016) từ 5 triệu tấn lên 7 triệu tấn STT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị (2009 – 2030) (WB, 2016).. 1. Kim ngạch XK rau quả tươi VN. 1.000 USD. 1.989.687. 2. Kim ngạch XK của VN. 1.000 USD. 176.580.787. Năm 2005, Việt Nam chỉ xuất khẩu rau quả sang 36 quốc gia 3 Kim ngạch XK rau quả tươi thế giới 1.000 USD 124.185.231 và vùng lãnh thổ với kim ngạch 4 Kim ngạch XK thế giới 1.000 USD 16.011.181.638 xuất khẩu đạt 235 triệu USD nhưng đến năm 2017, kim Nguồn: Cục trồng trọt ngạch xuất khẩu rau quả đạt khoảng 3,45 tỷ USD, vượt qua cả kim ngạch xuất khẩu Thị trường rau quả nội địa vốn được đánh giá là dễ lúa gạo và vượt xa kim ngạch xuất khẩu của cao su, tính khi không đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn về chất lượng chè, hạt điều... Tuy nhiên, theo ước tính tổng dung cũng như độ an toàn vệ sinh, bên cạnh đó, hệ thống lượng của thị trường rau quả thế giới hàng năm phân phối rau quả tự phát, phi chính thức phát triển khoảng 120 tỷ USD, Việt Nam là nước có tiềm năng khá mạnh ở Việt Nam. Tuy nhiên, đi cùng với xu xuất khẩu các mặt hàng nông sản, nhưng hiện mới hướng phát triển của kinh tế xã hội, nhu cầu tiêu dùng chỉ chiếm vị trí rất nhỏ bé trong bức tranh xuất khẩu rau quả trong nước đang có nhiều thay đổi theo rau quả. Xuất khẩu trái cây Việt Nam chỉ chiếm 1,4 hướng nâng cao giá trị, chất lượng và an toàn. Việc 1,5% giá trị nhập khẩu của thế giới. Số liệu của Trung gia tăng tầng lớp trung lưu trong tương lai có thể giúp Tâm Thương mại Quốc tế (International Trade Center thay đổi thói quen mua sắm của người dân, khi thu - ITC) cho thấy, xét về mặt hàng rau quả, Việt Nam xếp nhập bình quân đầu người tăng thì người tiêu dùng sẽ thứ 28 trong tổng số các nước xuất khẩu trên thế giới. dễ dàng chấp nhận giá cả nông sản cao hơn để có Điều này cho thấy dư địa xuất khẩu rau quả của Việt được chất lượng đảm bảo, đặc biệt là vấn đề vệ sinh Nam vẫn còn rất lớn. an toàn thực phẩm.. 215.

<span class='text_page_counter'>(265)</span> Các hiệp định thương mại tự do và hợp tác quốc tế cho thấy mức độ hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới của Việt Nam trong khoảng 20 năm nay. Dự kiến các mặt hàng rau quả tươi xuất khẩu sẽ có cơ hội tăng mạnh nếu kiểm soát tốt chất lượng. Các thị trường nhập khẩu lớn và có giá trị cao như Hà Lan, Pháp (EU), Hoa Kỳ và Nhật Bản, Hàn Quốc có mức tăng trưởng liên tục. Ngoài ra, các thị trường có khoảng cách gần như Trung Quốc và các nước trong khối Asean (Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines…) cũng có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá ổn định. Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới, nhu cầu tiêu thụ rau quả tươi trong các khối hợp tác kinh tế cũng sẽ tăng nhiều do hàng rào thuế quan đã bãi bỏ.. Xuất khẩu trái cây của Vùng ĐBSCL chiếm khoảng 65% kim ngạch xuất trái cây của cả nước. Tính đến nay, trái cây Việt Nam đã có mặt ở 60 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Những thị trường tiêu thụ lớn nhất phải kể đến Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Indonesia,…; trong đó, có 4/5 loại trái cây được Mỹ nhập khẩu với số lượng lớn là thanh long, nhãn, chôm chôm, vải thiều và vú sữa đều được sản xuất tại ĐBSCL. Một vấn nạn lớn của xuất khẩu rau quả là sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc nhập khẩu theo đường tiểu ngạch khiến giá cả và số lượng mua có sự dao động cao gây rủi ro nguồn thu bấp bênh. Bên cạnh đó, việc chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường lớn, uy tín có tính cam kết cao hơn cũng đang hạn chế khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu đầu ra của ngành rau quả.. 216.

<span class='text_page_counter'>(266)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Các ngành hỗ trợ và liên quan Chứng nhận chất lượng rau quả Ngành chứng nhận chất lượng nông sản được xem là “nở rộ” trong giai đoạn gần đây nhưng khó mở rộng tầm ảnh hưởng do đa phần diện tích canh tác ở ĐBSCL nhỏ lẻ, manh mún, chưa đạt yêu cầu quản lý trên quy mô lớn. Ngoài ra, mức phí cấp giấy chứng nhận khá cao so với thu nhập của người nông dân trong khi chính sách Nhà Nước chỉ đảm bảo trợ cấp trong một năm. Tập quán canh tác và trình độ kỹ thuật hạn chế của nguồn nhân lực cũng là rào cản lớn khiến hoạt động chứng nhận chất lượng khó phát triển.. 53 mã số với tổng diện tích 3 loại này đạt gần 40.000 ha. Mức phí cấp chứng nhận chất lượng khiến chi phí sản xuất tăng trong khi đó khả năng bán rau quả sang các thị trường xuất khẩu lớn chưa kịp mở rộng khiến người nông dân không có động cơ duy trì việc tham gia vào các hệ thống chứng nhận chất lượng. Bài toán khó cho ngành chứng nhận chất lượng nông sản đó là làm sao để giữ vững và mở rộng được diện tích cây ăn trái đảm bảo theo đúng các tiêu chuẩn về an toàn quốc tế trong thời gian lộ trình mở rộng thị trường xuất khẩu. Logistics. Thống kê từ Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho thấy tổng nhu cầu hàng hóa vận chuyển các mặt hàng gạo, thủy sản và trái cây thuộc ngành hàng xuất khẩu trong khu vực ĐBSCL khoảng 17 – 18 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, do chưa phát triển dịch vụ logistics kết nối vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu nên khoảng 70% hàng hóa xuất khẩu vẫn phải chuyển về các cảng ở thành phố Hồ Chí Minh và cảng Cái Mép bằng đường bộ, khiến doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí vận tải cao hơn từ 10% – Bảng 4.4 Số lượng mã số vùng trồng được cấp tính hết năm 2018 40% tùy tuyến đường. Số mã số Diện tích TT Sản phẩm Địa phương được cấp (ha) Theo báo cáo logistics Việt Nam 01 Thanh long 210 4.000 Long An, Tiền Giang 2019, tính đến hết tháng 3/2018, cả 02 Chuối 219 20.800 nước đã có 296.469 doanh nghiệp 03 Nhãn 194 9.900 đăng ký kinh doanh trong các ngành 04 Dưa hấu 157 12.200 nghề liên quan đến lĩnh vực logistics, 05 Xoài 84 1.600 Đồng Tháp 06 Chôm chôm 34 349 với số lượng lao động lên đến khoảng 07 Mít 19 1,5 triệu người. Trong khi đó, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logisNguồn: Cục trồng trọt tics tại khu vực ĐBSCL chỉ chiếm 5,2% cả nước. Đầu tư phát triển tốt cho logistics góp phần như: thanh long, nhãn, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu, giúp vùng ĐBSCL khắc phục được tình trạng thất mít, chuối để xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, thoát sau thu hoạch lên đến 45% của nhiều loại nông chỉ có khoảng 50.000 ha diện tích sản xuất trái cây sản, trong đó có rau quả³5. Tiểu vùng kinh tế trung xuất khẩu ra thế giới, tức mới chỉ chiếm gần 5% diện tâm ĐBSCL đang có các vị trí chiến lược vừa kết nối tích cây ăn trái của toàn quốc tham gia vào xuất khẩu. giao thông vừa có quỹ đất để xây dựng trung tâm Xoài, chôm chôm và mít lần lượt được cấp 131, 53 và logistics rất thuận lợi. Ở trong nước, đến nay Cục Trồng trọt đã cấp chứng nhận VietGAP cho hơn 22.600 ha diện tích trồng cây ăn trái và cấp 452 mã số vùng trồng cho khoảng 7.600 ha các loại trái cây như thanh long, chôm chôm, nhãn, vải, xoài, vú sữa để xuất khẩu sang các thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn nghiêm ngặt như: Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan; và 1.200 mã số vùng trồng cho các loại trái cây tươi. ³5 Thanh Tâm (2018) Thất thoát nông sản sau thu hoạch: Điểm nghẽn lớn của nông nghiệp, truy cập tại 217.

<span class='text_page_counter'>(267)</span> Hợp tác xã, hiệp hội Khu vực ĐBSCL có khoảng 1.800 hợp tác xã nông nghiệp, chiếm 13% tổng số Hợp tác xã nông nghiệp của cả nước với trên 230.000 hội viên, chiếm 15% số hộ sản xuất của toàn vùng, các hợp tác xã nông nghiệp khu vực ĐBSCL đã tổ chức được vùng liên kết sản xuất có diện tích lớn nhất cả nước với tổng diện tích 450.000 ha, hơn 71% số xã trong khu vực có mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Theo ước tính của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, 1/3 số hợp tác xã nông nghiệp tại ĐBSCL đã tổ chức thực hiện được các hoạt động phục vụ và giúp thành viên của mình ứng phó, hạn chế những tác động xấu do biến đổi khí hậu gây ra. Ngoài các hợp tác xã, ĐBSCL cũng có tới hơn 11.700 tổ hợp tác với hơn 260.000 thành viên, trong đó tổ hợp tác trồng trọt chiếm 46%. Đây chính là những nhóm liên kết hỗ trợ phát triển kinh tế hộ, nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm cho thành viên và là những hạt giống để ĐBSCL phát triển số lượng và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã trong thời gian tới. Một số mô hình hợp tác, liên kết đã tạo hiệu quả tốt trong thời gian qua như: Hợp tác xã Tân Thuận Tây (Đồng Tháp) liên kết với công ty Long Uyên để cung ứng – tiêu thụ xoài; hợp tác xã Bình Hòa Phước (Vĩnh Long) liên kết với công ty rau quả Mekong cung ứng tiêu thụ chôm chôm. Tổ hợp tác bưởi da xanh Nhơn Thạnh; Tổ hợp tác Cam sành Tân Phú Tây; Tổ hợp tác bưởi Mỹ Đức Tây và Tổ hợp tác bưởi, cam sành Mỹ Lương,… Tuy nhiên, đa số các Hợp Tác Xã chỉ cung cấp một số đầu vào cho xã viên như giống, phân bón, vật tư nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm; chưa quan. tâm đúng mức đến nhu cầu hoặc tận dụng, khai thác các năng lực về thiết bị, máy móc, dịch vụ sẵn có của các xã viên. Ngoài ra, mô hình “Hội quán” ở tỉnh Đồng Tháp với những hoạt động liên kết thiết thực giữa các thành viên trong cùng một ngành cũng đã mang lại những tác động tích cực đến sự hợp tác và thúc đẩy các liên kết ngang. Tuy nhiên, vai trò và tác động của Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) chưa thể hiện rõ nét đối với các nông dân, các nhà sản xuất, các doanh nghiệp hoạt động trong cụm ngành rau quả ĐBSCL. Tổ chức tín dụng Các tổ chức tín dụng như quỹ bảo lãnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quỹ hỗ trợ vốn cho các hợp tác xã, chương trình khuyến khích chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp,… tuy ngày càng có nhiều hoạt động cung ứng tín dụng cho các hợp tác xã, nông dân cá thể và doanh nghiệp nhưng vẫn còn rất thiếu so với yêu cầu thực tế. Thời gian hoàn tất các thủ tục để được vay khá dài so với nhu cầu mang tính thời vụ của sản xuất, thủ tục thế chấp ngân hàng vẫn còn là trở ngại lớn. Ngoài ra, kỹ năng soạn thảo phương án hoặc kế hoạch sản xuất – kinh doanh của người sản xuất để đáp ứng yêu cầu của bộ hồ sơ vay vẫn còn nhiều hạn chế nên một số người phải thông qua dịch vụ, gây tâm lý ngán ngại khi làm hồ sơ vay. Các hợp tác xã cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa tiếp cận nhiều với các nguồn vốn này hoặc quy mô vốn cho vay cũng còn khá hạn chế so với nhu cầu mở rộng sản xuất hoặc trang bị thêm máy móc, thiết bị phục vụ công tác sơ chế, đóng gói…. 218.

<span class='text_page_counter'>(268)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Bối cảnh cho chiến lược cạnh tranh Chủ trương chính sách Trên phạm vi cả nước và trong khu vực hiện nay chưa có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển ngành, đặc biệt là các chính sách thúc đẩy nông nghiệp an toàn, nông nghiệp chất lượng cao. Các chính sách ban đầu chỉ dừng lại ở ngành nông nghiệp nói chung thông qua việc thúc đẩy các nguồn vốn vay ưu đãi cho đối tượng nông dân và nông thôn, hỗ trợ kinh phí thuê chứng nhận VietGAP trong một năm đầu. Chính sách an ninh lương thực khiến cho rất nhiều địa phương trong khu vực khó chuyển đổi đất trồng lúa sang rau quả tạo rào cản phát triển ngành. Bên cạnh đó, mức độ liên kết giữa các tỉnh còn thấp dẫn đến chuỗi giá trị sản phẩm rau quả khó có thể phát triển trên quy mô rộng lớn hơn. Bộ NN và PTNT đã chỉ đạo quy hoạch cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và rải vụ đối với Thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng và nhãn thông qua Quyết định số 1648/QĐ-BNN-TT. Ban chỉ đạo thu hoạch rải vụ ngoài Sở NN và PTNT tỉnh Bình Thuận làm trưởng nhóm cây thanh long; 4 nhóm còn lại đều nằm trong các tỉnh thuộc ĐBBSCL, gồm có: Sở NN và PTNT tỉnh Tiền Giang làm trưởng nhóm cây sầu riêng, Sở NN và. 219. PTNT tỉnh Đồng Tháp làm trưởng nhóm cây xoài, Sở NN và PTNT tỉnh Bến Tre là trưởng nhóm cây chôm chôm và Sở NN và PTNT tỉnh Vĩnh Long làm trưởng nhóm cây nhãn. Thực tế cho thấy, đối với việc quy hoạch các cụm ngành nông nghiệp, cần điều chỉnh chính sách đất đai theo hướng tạo thị trường đất linh hoạt hơn, tăng khả năng chuyển dịch đất nông nghiệp trong phạm vi các ngành hàng và các đối tượng tham gia sản xuất nông nghiệp sao cho đất nông nghiệp có thể được sử dụng hiệu quả nhất (nhờ hiệu quả kinh tế theo quy mô, chọn được các sản phẩm phù hợp và áp dụng phương thức canh tác tiên tiến…). Đối thủ cạnh tranh Theo số liệu thống kê của ngành chức năng, kim ngạch nhập khẩu rau quả Việt Nam cũng có xu hướng tăng liên tục, từ mức 622 triệu USD trong năm 2015, năm 2016 đạt 925 triệu USD, năm 2017 là 1.547 triệu USD, đến năm 2018 là 1.745 triệu USD và năm 2019 đạt 1.775 triệu USD. Nguồn nhập khẩu rau quả chủ yếu từ Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Úc, New Zealand, Ấn Độ, Myanmar, Hàn Quốc, Nam Phi và Chi lê. Trong đó, nhiều loại quả tươi nhập khẩu: xoài, sầu riêng, măng cụt, bòn bon, me, táo, cam, quýt và sản phẩm chế biến: trái cây sấy, si-rô, nước ép trái cây,… nước ta hoàn toàn có thể trồng được..

<span class='text_page_counter'>(269)</span> Trong khu vực các nước Đông Nam Á, Thái Lan là quốc gia có nhiều lợi thế cạnh tranh đối với các sản phẩm cùng chủng loại rau quả vùng ĐBSCL. Sản xuất nông nghiệp cũng như về chủng loại nông sản của Việt Nam và Thái Lan có nhiều nét tương đồng nên thường ở thế cạnh tranh nhau khi tham gia thị trường xuất khẩu. Thái Lan có diện tích 51,3 triệu ha, trong đó 40% diện tích đất của Thái Lan dành cho nông nghiệp. Cụ thể, diện tích đất dành cho hoa màu của nước này khoảng 450 ngàn ha; cây ăn trái là khoảng 1,2 triệu ha. Trong đó, có hơn 1 ngàn loại cây ăn trái với 57 loại được trồng với mục đích thương mại. Những loại rau quả Thái Lan cạnh tranh mạnh với các sản phẩm trong nước cùng chủng loại và đang được thị trường nước ta chấp nhận như: nhãn, sầu riêng, bòn bon, ổi, xoài, măng cụt, mít. Ngoài ra, một số nước khác cũng có một số loại trái cây có mặt trên thị trường Việt Nam như sầu riêng của Malaysia, chuối Cavendish của Philippines, cam vàng Nevel của Úc,…. Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành rau quả Vấn đề tồn tại của ngành rau quả vùng ĐBSCL đến từ hai hướng: bản thân nội lực của vùng và các tác động từ bên ngoài. Một ngành đóng góp tới gần 20% GDP của cả nước, nhưng số doanh nghiệp lại khá khiêm tốn, chiếm chưa đầy 1% số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh. vực này. Kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu vẫn là kinh doanh hộ gia đình. Tỷ lệ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm rất nhỏ trong cơ cấu doanh nghiệp của Vùng ĐBSCL (năm 2018 chỉ chiếm 3,8%) và chỉ tập trung mảng dịch vụ. Vấn đề đặt ra đối với Phát triển doanh nghiệp tư nhân vùng ĐBSCL hiện nay là: (1) Phát triển doanh nghiệp tư nhân chưa hướng đến những ngành được coi là thế mạnh của vùng; (2) Quy mô của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn hạn chế; (3) Tăng trưởng vẫn dựa vào huy động và khai thác nguồn lực sản xuất, thâm dụng vốn và quá trình chuyển dịch mô hình tăng trưởng dựa trên công nghệ, tri thức diễn ra còn chậm; (4) Chất lượng tăng trưởng còn chưa cao do liên quan đến độ trễ của tác động tăng trưởng kinh tế vẫn còn chậm Nhìn chung, ngành rau quả chưa tranh thủ tốt cơ hội kinh doanh xuất khẩu. Nguyên nhân do công tác tiếp thị còn yếu và nhất là thói quen canh tác không còn phù hợp như lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Song song đó, do lịch sử để lại, các vùng nguyên liệu trồng rau quả đều manh mún, nhỏ lẻ, khó tạo lượng hàng hóa lớn, an toàn và đồng nhất. Giống cũng là một nhược điểm cần lưu ý. Vì thế, để xuất khẩu vào các hệ thống phân phối hoặc bán lẻ hiện đại trên thế giới phải tuân thủ quy trình canh tác, đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm và sử dụng giống phù hợp theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.. 220.

<span class='text_page_counter'>(270)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Nhìn chung tất cả những điểm yếu, khó khăn của khu vực đều bắt nguồn từ ba điểm chính: Thứ nhất, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng nhất lại gây ra tác động tiêu cực, để lại nhiều hệ lụy. Ảnh hưởng của nguồn nhân lực không chỉ đến từ trình độ dân trí và năng lực mà còn do thái độ cùng kỹ năng làm việc. Những yếu điểm cố hữu lớn nhất của người lao động vùng ĐBSCL đến từ tập quán canh tác lạc hậu, kỹ thuật canh tác thô sơ nhưng khả năng tiếp thu những quy trình mới đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế lại chưa cao. Ngoài ra, tư duy ngắn hạn, chạy theo lợi ích trước mắt khiến người nông dân lựa chọn nền nông nghiệp lạm dụng hóa chất và dễ bị dẫn dắt bởi thương lái hơn là liên kết với hợp tác xã hay các doanh nghiệp chế biến và thương mại lớn. Thứ hai, ĐBSCL là “vùng trũng” về cơ sở hạ tầng giao thông, yếu tố được xem là huyết mạch giúp lưu thông hoạt động kinh tế. Ngành rau quả ĐBSCL bị ảnh. hưởng bởi sự yếu kém của hạ tầng giao thông khu vực rất lớn do đặc điểm hàng hóa yêu cầu phải đảm bảo được độ tươi ngon nên cần được vận chuyển nhanh chóng. Giao thông đường bộ và đường thủy đều kém phát triển khiến ngành logistics của vùng không có động lực để lớn mạnh và cũng chưa hình thành các hệ thống vận chuyển quy mô lớn giúp tiếp kiệm chi phí giao hàng. Điều này ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm rau quả làm giảm năng lực cạnh tranh ngành. Thứ ba, các chính sách đặc thù phát triển ngành rau quả trên cả nước và khu vực chưa hình thành rõ nét, không tạo lực đẩy cho hoạt động trồng trọt, chế biến và thương mại. Chính sách an ninh lương thực kìm hãm chuyển đổi đất cũng tạo rào cản mở rộng quy mô trồng trọt rau quả. Ngoài ra, hoạt động liên kết giữa các tỉnh chưa được định hướng và hỗ trợ bởi các chính sách quốc gia và khu vực khiến thương hiệu rau quả ĐBSCL khó lớn mạnh.. Hình 4.21 Sơ đồ cụm ngành rau quả ĐBSCL Đất đai. Chứng nhận chất lượng. Giống cây giống. Khí hậu. Ngân hàng Tổ chức tài chính. Nước. Trồng trọt Bảo hiểm. Kỹ thuật. Giao thông. Chế biến. Nhân lực Logitics. Bộ NN & PTNT. Không có. 221. Hệ thống phân phối. Tiêu thụ. Thương hiệu. Rất yếu. Bộ công thương. Yếu. Hợp tác xã. Trung tính. Hiệp hội. Cạnh tranh. Rất cạnh tranh.

<span class='text_page_counter'>(271)</span> Khuyến nghị Để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cụm ngành rau quả ĐBSCL, các giải pháp thực hiện cần xoay quanh hai tác động chính: nâng cao nội lực ngành ở cấp độ khu vực và tạo ngoại lực tác động giúp thúc đẩy ngành phát triển thuận lợi. Nâng cao nội lực ngành ở khu vực Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đầu tư và hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy tại khu vực, đặc biệt nên xúc tiến nhanh việc xây dựng tuyến đường cao tốc xuyên suốt vùng để đảm bảo hoạt động giao thương, liên kết, kịp thời đáp ứng yêu cầu vận chuyển của ngành. Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và quản lý hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản, bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; hoàn thiện về thể chế và chính sách hỗ trợ chuyển đổi trên đất trồng lúa; Hoàn thiện hạ tầng, đặc biệt là thủy lợi của các vùng chuyển đổi, phát triển thủy lợi và phòng chống thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu; chủ động các giải pháp ứng phó, bảo vệ vườn cây ăn trái; Sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ từ rơm rạ, cỏ khô, lá khô, lục bình hoặc màng phủ nông nghiệp để phủ gốc giữ ẩm cho cây; Cắt tỉa cành, tạo tán gọn, tỉa bớt nụ, hoa để hạn chế thoát hơi nước; Củng cố hệ thống đê bao xung quanh vườn để ngăn nước mặn xâm nhập; Đo độ mặn trước mỗi lần lấy nước và không tưới nước có độ mặn cao hơn 1‰ cho cây; đối với một số cây ăn trái mẫn cảm với mặn như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt,… không tưới nước có độ mặn hơn 0,5‰ nhằm tránh bị thiệt hại,… Tiếp tục tăng cường công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và vệ sinh an toàn thực phẩm;. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp; cần hình thành và phát triển hình thức Công ty cổ phần nông nghiệp và HTX; cần tập hợp nông dân trên cùng vùng quy hoạch sản xuất rau quả theo chuỗi liên kết ngang hoặc bằng cách gắn liền với một nhóm công ty có cơ sở bảo quản, chế biến hàng hóa có thương hiệu và có đầu ra phân phối sản phẩm có thương hiệu đó, số hóa các nguồn cung cấp và ứng dụng platform trong giao dịch rau quả; Đẩy mạnh nghiên cứu giải pháp đáp ứng các yêu cầu về thích ứng biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện của Vùng, giải quyết đồng bộ các vấn đề chồng chéo, mâu thuẫn có tính liên ngành, liên Vùng, liên tỉnh và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế, so sánh của Vùng, biến thách thức thành cơ hội trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo ngoại lực tác động thúc đẩy Phát triển mạnh thị trường tiêu thụ nông sản cả trong nước và xuất khẩu; tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ, cơ giới hóa sản xuất. Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tận dụng thế mạnh cửa từng địa phương trong mối quan hệ liên kết kinh tế tổng thể và quy hoạch phát triển kinh tế Vùng (bao gồm cả công nghiệp, xây dựng, giao thông, thương mại, dịch vụ, khoa học công nghệ, nông nghiệp,…) để xác định thế mạnh về nông nghiệp của mỗi địa phương cần tập trung. Nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp và thu nhập của người sản xuất nông nghiệp thông qua việc ứng dụng ICT trong sản xuất – kinh doanh và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch đối với nông sản. Đề xuất Bộ NN và PTNT hỗ trợ xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc nông sản kết hợp với hệ thống quản lý nông trại tiên tiến giúp các nhà sản xuất và doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước thuận lợi hơn trong việc tiếp cận thị trường, nâng cao năng lực cung ứng sản phẩm.. 222.

<span class='text_page_counter'>(272)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Gắn chặt với thực tiễn sản xuất kinh doanh thông qua Liên kết giữa Sở KHCN và Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao trong việc thu hút các sáng kiến, phát minh ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp đạt hiệu quả cao thông qua các “innovation voucher”, đơn đặt hàng, tổ chức hội đồng sáng kiến nông nghiệp gồm các doanh nghiệp – các nhà khoa học và cơ quan quản lý để đặt hàng nghiên cứu giải quyết các vướng mắc trong hoạt động sản xuất - kinh doanh thực tiễn...Nên xây dựng một diễn đàn Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để trao đổi các vấn đề về kỹ thuật, các sáng kiến thị trường…với sự đóng góp từ các khu nhằm duy trì hoạt động trao đổi học thuật, kinh nghiệm thực tiễn và phát huy các ý tưởng sáng tạo trong nông nghiệp Xây dựng các mô hình liên kết chuyển giao công nghệ thực hiện theo cơ chế cụ thể như sau: Liên kết giữa các Khu Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao: Mỗi khu Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao ở các khu vực khác nhau có chức năng theo quy định pháp luật tương tự nhau, nhưng do đặc thù, lợi thế của mỗi khu vực khác nhau nên đặt trọng tâm vào các lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ khác nhau. Do vậy, nên phân vai rõ ràng đối với từng Khu Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao chuyên sâu vào lĩnh vực nuôi trồng khác nhau để tránh tình. 223. trạng nghiên cứu trùng lắp công nghệ giữa các khu gây lãng phí ngân sách. Khi thực hiện lĩnh vực được phân vai, các Khu Nông nghiệp Công nghệ cao cần kết nối với nhau trên các phương diện: (1) chia sẻ và trao đổi thông tin (có thể tạo cơ sở dữ liệu chung giữa các Khu Nông nghiệp Công nghệ cao); (2) trao đổi chuyên gia; (3) trao đổi chuyển giao công nghệ; (4) hỗ trợ giới thiệu và thu hút đầu tư. Cơ chế này cần được ban hành dưới dạng văn bản cấp quốc gia để thống nhất thực hiện liên kết giữa các Khu Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao. Liên kết giữa Khu Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao với doanh nghiệp: đối với những lĩnh vực cần thiết phải kết nối giữa doanh nghiệp với nông dân, công nghệ cần được chuyển giao cho doanh nghiệp để doanh nghiệp sử dụng công nghệ như tài sản đầu tư cho nông dân và nông dân sẽ sản xuất sản phẩm để bán lại cho doanh nghiệp. Cách chuyển giao công nghệ này nhằm giúp cho người nông dân nhận thức được lợi ích để thực hiện tốt cam kết với doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà nước cần xác định những loại công nghệ nào nên chuyển giao theo hình thức này. Ngoài ra, đối với các công nghệ sau thu hoạch cần được quan tâm để giới thiệu doanh nghiệp sử dụng nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản Việt..

<span class='text_page_counter'>(273)</span> Liên kết giữa Khu Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao với hợp tác xã: Đối với các lĩnh vực mà hợp tác xã có khả năng tìm kiếm đầu ra, bao tiêu sản phẩm cho nông dân, Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao nên ưu tiên chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho hợp tác xã để các hợp tác xã sử dụng công nghệ, kỹ thuật đó như tài sản đầu tư cho xã viên nhằm thu hút nông dân tham gia hợp tác xã. Liên kết giữa Khu Nông nghiệp Công nghệ cao với các Trường/Viện: phối hợp thực hiện các đề tài nghiên cứu triển khai, thử nghiệm và chuyển giao công nghệ. Khu Nông nghiệp công nghệ cao nên giữ vai trò như cơ sở thí nghiệm, trình diễn mô hình công nghệ, thực hành các nghiên cứu công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp của các Trường/Viện; đồng thời đảm nhận chức năng chuyển giao công nghệ từ các nghiên cứu của Trường/Viện cho doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân. Các nhà nghiên cứu khoa học ở Trường/ Viện rất khó có thể thực hiện việc chuyển giao công nghệ vì muốn bán được công nghệ cần có mô hình trình diễn và chi phí cho các hoạt động truyền thông, do đó, hoạt động này cần Khu Nông nghiệp Công nghệ cao thực hiện thay. Đồng thời, nhà trường là nơi tiếp nhận công nghệ đã thử nghiệm thành công để đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chức năng này cần được luật hoá, áp dụng trên phạm vi cả nước để đảm bảo tính nhất quán khi thực hiện. Thực tế cho thấy, đối với các hình thức tổ chức sản xuất – kinh doanh rau quả ĐBSCL, cần khuyến khích tổ chức lại việc sản xuất nông nghiệp của các hộ gia. đình, tăng sự liên kết tự nguyện giữa nông dân để tạo vị thế tốt hơn, hiệu quả cao hơn cho nông dân trong việc tiếp cận với các nguồn cung ứng các dịch vụ, vật tư thiết yếu, tiếp cận thị trường đầu ra, cũng như tăng tiếng nói của nông dân đối với chính sách và việc thực thi chính sách. Mô hình “hội quán nông dân” ở Đồng Tháp rõ ràng hữu hiệu hơn nhiều so với các hợp tác xã, cần được tham khảo kỹ lưỡng. Song song đó, cần khuyến khích ứng dụng các mô hình kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn trong các cụm nông nghiệp, thúc đẩy thực hiện phương châm “more from less” vừa để giảm giá thành, vừa xanh hóa hơn nữa hoạt động nông nghiệp ở ĐBSCL. Ngoài ra, cần quan tâm đến việc xóa bỏ các rào cản, trong đó rào cản môi trường kinh doanh như khả năng tiếp cận thị trường, khả năng tiếp cận nguồn lực, khả năng tiếp cận thông tin và các chi phí không chính thức, chi phí kinh doanh, chi phí tuân thủ,… đóng vai trò rất quan trọng. Việc cải thiện môi trường kinh doanh là vấn đề hết sức quan trọng, đây là một giải pháp tổng thể, liên tục và lâu dài. Những cải thiện này không chỉ khuyến khích các doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho các hoạt động sản xuất – kinh doanh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cung cấp dịch vụ đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ của họ. Bên cạnh đó, rất cần những giải pháp đáp ứng các yêu cầu về thích ứng biến đổi khí hậu, phù hợp với điều kiện của Vùng, giải quyết đồng bộ các vấn đề chồng chéo, mâu thuẫn có tính liên ngành, liên Vùng, liên tỉnh và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế, so sánh của Vùng, tìm thấy cơ hội từ thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.. 224.

<span class='text_page_counter'>(274)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Cụm ngành du lịch Du lịch như viên ngọc, được sinh ra tự nhiên sau một khoảng thời gian đủ dài để kết tụ những tinh hoa đất trời. Tuy nhiên, để viên ngọc đó có thể tỏa sáng và thu hút mọi ánh mắt thì còn cần phải có sự mài giũa, đánh bóng của các nghệ nhân. Các tài nguyên du lịch cũng cần thời gian để định hình và mang một dáng dấp riêng phù hợp thị hiếu du khách, nhưng để sản phẩm dịch vụ du lịch có thể phát triển thành một tổng thể tinh tế và sáng tạo đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của các chính sách, các đối tượng và các ngành liên quan. Trước đây, du lịch được xem như một loại hình dịch vụ giải trí của giới nhà giàu và còn khá xa lạ ở Việt Nam. Ngày nay, sản phẩm du lịch đang trở nên ngày càng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, học hỏi nâng cao giá trị bản thân và giúp tái tạo nguồn năng. 225. lượng trong cuộc sống của nhiều người. Sự thay đổi này bắt nguồn từ thu nhập của người dân cũng như quy mô của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng. Theo xu hướng chung này, ngành du lịch tại Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển nhanh, tuy nhiên, hình thái và cách thức tổ chức hoạt động du lịch cũng thay đổi liên tục qua các giai đoạn đòi hỏi tính năng động, sáng tạo trong việc cung cấp dịch vụ này. ĐBSCL có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú nhưng nếu chỉ dựa vào lợi thế ấy để phát triển thì không thể nâng cao năng lực cạnh tranh vùng. Đối với một khu vực như ĐBSCL, việc tiếp cận dưới góc nhìn cụm ngành sẽ giúp chỉ ra những lợi thế và điểm nghẽn phát triển. Xét về năng lực cạnh tranh, 4 nhóm yếu tố cần được nhận định và phân tích là: các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch, thị trường tiềm năng, các ngành hỗ trợ và bối cảnh chính sách phát triển du lịch..

<span class='text_page_counter'>(275)</span> Các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch ĐBSCL Tài nguyên du lịch Căn cứ vào đặc điểm và khả năng thiết kế các sản phẩm du lịch tương ứng, tài nguyên du lịch vùng ĐBSCL có thể chia ra làm hai nhóm chính: Tài nguyên thiên nhiên ĐBSCL với diện tích toàn vùng gần 40.000 km², gồm 12 tỉnh và thành phố Cần Thơ, bao gồm phần đất liền và biển đảo phía Tây của tổ quốc. Nghĩ đến du lịch miền Tây Nam Bộ, hình ảnh đặc trưng hiện lên trong đầu du khách sẽ là đồng bằng trồng lúa; sông – rạch chằng chịt và đảo ngọc Phú Quốc. Thoạt nhìn lướt qua, cảnh quan phần đất liền tương đối giống nhau, nhưng nếu đi sâu thì không hẳn như vậy, ĐBSCL có các tiểu vùng tương đối khác nhau. Vùng trồng cây ăn trái ven sông Tiền, sông Hậu mà nhà văn Sơn Nam gọi là “Miệt vườn”, nay thuộc toàn bộ hoặc một phần các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ. Vùng ngập nước Đồng Tháp Mười bao phủ phần lớn diện tích các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp; và Tứ giác Long Xuyên thuộc An Giang, Kiên Giang. Vùng ngập mặn ven biển của các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Các đảo ngoài Biển Tây, trong đó lớn nhất là Phú Quốc. Sự khác biệt này mang tính tương đối không chỉ đến từ đặc điểm tự nhiên mà còn bởi vị trí địa lý, định hướng phát triển và cách thức khai thác tài nguyên của các địa phương.. Như vậy có thể nói tài nguyên thiên nhiên của ĐBSCL tương đối đa dạng, có thể phát triển được nhiều loại hình sản phẩm gắn với “trời, đất, nước” phù hợp thiết kế các loại hình du lịch sinh thái, trải nghiệm (homestay). Tài nguyên văn hóa, tôn giáo ĐBSCL là một vùng đất mới, dấu ấn về các các di tích, kiến trúc lịch sử, tôn giáo không nhiều nếu so với Miền Trung, Miền Bắc. Tuy vậy các tài nguyên nhân văn ở ĐBSCL lại có sự khác biệt lớn, có thể kể đến là: Các xóm - ấp được xây dựng dọc theo sông, rạch với quan niệm “chỗ nào nước chảy là nơi đất tốt”, và các đô thị “trên bến dưới thuyền”, cùng những chợ nổi trên sông tạo thành một nền văn hóa sông nước miền Tây độc nhất vô nhị trong cả nước. Văn hóa Khmer với hàng trăm ngôi chùa cổ kính có ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL nhưng tập trung đông nhất là ở Sóc Trăng và Trà Vinh. Các lễ hội lớn trong năm của ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, trong đó hấp dẫn nhất là lễ hội đua ghe Ngo diễn ra vào cuối tháng 10. Các loại hình âm nhạc của người Việt như ca cổ, cải lương, và đờn ngũ âm của bà con Khmer chỉ có ở vùng đất này. Tất cả những tài nguyên hữu hình và vô hình đã tạo nên chất liệu quý giá để thiết kế các sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh đa dạng ở vùng ĐBSCL. Nhìn chung, tài nguyên ĐBSCL phong phú và đặc sắc phù hợp thiết kế các sản phẩm du lịch đa dạng phục vụ nhu cầu và thị hiếu của nhiều đối tượng du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch của mỗi địa phương ít khác biệt nên khả năng thu hút khách đến, kéo dài thời gian lưu trú và tăng doanh thu là rất khó khăn. Các doanh nghiệp và nhà nông trong vùng thường sao chép sản phẩm du lịch của nhau do chưa hiểu biết sâu về bản chất tài nguyên du lịch và thiếu kiến thức chuyên môn về phát triển sản phẩm.. 226.

<span class='text_page_counter'>(276)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Điều kiện tự nhiên ĐBSCL hầu như không bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thiên tai bất khả kháng như động đất, sóng thần, bão, lũ nên việc xây dựng các cơ sở du lịch cũng như tổ chức tour đến có rất ít rủi ro so với các vùng khác. Bên cạnh đó, nhờ nhiệt độ trung bình khoảng 300C nên có thể làm du lịch quanh năm mà không bị ảnh hưởng bởi mùa đông lạnh giá. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu về bản chất môi trường thì ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cùng quá trình khai thác quá mức các tiềm năng, nền nông nghiệp hóa chất đang gây mất cân bằng hệ sinh thái vùng, nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nghiêm trọng. ĐBSCL đang dần trở nên ít đáng sống hơn khiến nơi đây kém hấp dẫn với du khách. Các trung tâm du lịch của ĐBSCL hiện nay tập trung chủ yếu trong hệ sinh thái nước ngọt, đó là khu vực trồng lúa, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản. Do nước biển ngày càng xâm nhập sâu vào đất liền, nên hệ sinh thái nước ngọt sẽ bị thu hẹp, dẫn đến nguy cơ đe dọa các trung tâm du lịch này. Nếu không có sự thay đổi để thích ứng bằng cách phát triển các sản phẩm mới gắn với hệ sinh thái nước mặn và nước lợ, thì nguy cơ các điểm du lịch hiện nay ở vùng nông thôn, sẽ khó tồn tại.. Nguồn nhân lực Du lịch ở một khu vực như ĐBSCL cần được định nghĩa rộng hơn, bao gồm những dịch vụ xoay quanh tất cả các hoạt động của du khách như ăn, ở, đi lại, tham quan, mua sắm,… Chính vì tính chất không thể khu trú trong một địa điểm hay một loại hình duy nhất nên yêu cầu về nguồn nhân lực cần được hiểu là nhân tố con người có tính chất hỗ trợ, tác động trực tiếp và gián tiếp đến tất cả các dịch vụ có trong sản phẩm du lịch. Nguồn nhân lực ở đây có thể nhìn nhận theo hai nhóm: trực tiếp và gián tiếp.. 227. Nhân lực trực tiếp Nhân lực làm việc trong các công ty lữ hành hầu hết chỉ có khả năng tổ chức tour cho khách nội địa, chứ ít có khả năng làm tour cho khách nhập trực tiếp vào ĐBSCL. Nói cách khác, họ chỉ mới có chuyên môn làm việc với người Việt Nam và xây dựng các tour ngắn, đơn giản. Việc tổ chức tour cho khách nước ngoài đến ĐBSCL, sau đó tiếp tục đi các vùng khác và các nước lân cận, đều do các công ty đóng ở TPHCM và Hà Nội đảm nhận. Vì vậy ĐBSCL chỉ được coi như phần “cộng thêm” của các tour này, nên lợi tức thu được trong chuỗi giá trị là rất thấp. Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo du lịch của các trường trong vùng không có sự khác biệt so với TPHCM, nên sinh viên sau khi tốt nghiệp thường hướng đến tìm việc làm ở các đô thị, trong khi các địa phương rất thiếu nhân lực để phát triển các điểm du lịch ở vùng nông thôn. Những người trẻ được đào tạo từ các trường đại học và cao đẳng không có xu hướng trở về quê hương lập nghiệp, nên không có đủ nguồn nhân lực tốt để phục vụ chiến lược phát triển du lịch. Đây là thực trạng mà tất cả các tỉnh đều đang gặp phải, đặc biệt là những địa phương cách xa TP Cần Thơ. Nhân lực gián tiếp Là “vùng trũng” giáo dục của cả nước với tỷ lệ bỏ học cao, ĐBSCL đối diện với khó khăn đến từ trình độ dân trí thấp và chất lượng lao động không cao, đây là vấn đề cốt lõi khiến khu vực khó xây dựng được nền tảng văn hóa đặc trưng, kỹ năng ứng xử đẹp và thái độ chuyên nghiệp khi cung ứng sản phẩm du lịch đến du khách, đặc biệt là khách nước ngoài. Bên cạnh đó, một số tập tục văn hóa, tín ngưỡng ăn sâu vào lối sống và suy nghĩ của người dân miền Tây Nam Bộ đang đi ngược lại với yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch đòi hỏi tính chuyên nghiệp và tác phong công nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(277)</span> Hạ tầng giao thông Giao thông đường bộ ĐBSCL yếu kém, chưa hình thành được tuyến cao tốc xuyên suốt cho cả khu vực. Các tuyến đường bộ hiện tại xuống cấp, chất lượng mặt đường xấu, diện tích hẹp, thường xuyên xảy ra ách tắc khiến việc di chuyển khó khăn và mất thời gian gây ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch. Đặc điểm này khiến du khách có xu hướng chọn các địa phương có khả năng kết nối giao thông thuận tiện để trải nghiệm dẫn đến khả năng liên kết du lịch khu vực hạn chế, chỉ một số tỉnh có lợi thế mới đẩy mạnh hoạt động du lịch nhưng cũng chỉ xoay quanh những sản phẩm đơn lẻ. Tuy có hệ thống sông lớn nhất nước, cùng bờ biển dài hàng trăm ki-lô-mét, nhưng hạ tầng để khai thác du lịch gắn với mặt nước rất hạn chế. Việc thiếu các bến cảng chuyên dùng, hay bến cảng dùng chung với dịch vụ logistic khiến cho không thể khai thác các loại hình du lịch bằng tàu lớn – vốn dĩ đem lại doanh thu và lợi nhuận cao hơn nhiều so với khai thác tour bằng tàu thuyền nhỏ. Bên cạnh đó, ĐBSCL cũng nằm ngay trên tuyến du lịch tàu biển Đông Nam Á, nên nếu có cảng dành cho loại du thuyền này, thì việc kết nối với Singapore, Thái Lan, Malaysia sẽ tạo ra bước đột phá cho du lịch Việt Nam.. Thương hiệu điểm đến Trong các giáo trình địa lý trên thế giới, tên Mekong Delta được đề cập đến rất nhiều, gắn liền với hình ảnh. vùng đồng bằng rộng lớn do sông Mekong tạo ra. Nếu khai thác tốt hơn thương hiệu này, thì các địa phương ĐBSCL dễ dàng tiếp thị điểm đến đến khách quốc tế.. Điều kiện cầu ĐBSCL tiếp giáp TPHCM và các tỉnh công nghiệp Miền Đông – thị trường du lịch nội địa lớn nhất nước; gần cửa khẩu Tân Sơn Nhất – nơi đón hơn 50% khách nhập của quốc gia qua đường hàng không, và nằm trên tuyến du lịch quan trọng nhất nối với Campuchia và Thái Lan. Đối với khách Miền Bắc, thì ĐBSCL là một trong những điểm đến mà họ ưa thích nhất, đặc biệt là các địa danh như Mũi Cà Mau, Phú Quốc, Cần Thơ. Hiện nay có nhiều đường bay nối ĐBSCL với các tỉnh/ thành miền Bắc, thì lượng khách cao cấp (là khách đi máy bay) đến đây sẽ tăng nhanh. Ngoài ra, đây cũng là vùng du lịch có tài nguyên khác biệt nhất so với các 6 vùng du lịch trọng điểm khác của quốc gia, là mặc nhiên gắn với cảnh đồng lúa, sông nước và ánh nắng chan hòa quanh năm. Trên thế giới, hoạt động du lịch nông nghiệp đã rất thành công ở một số quốc gia như Mỹ, Israel, Đài Loan,… và được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh như một xu hướng của ngành. Ở Việt Nam, đặc biệt là ĐBSCL với phong cảnh đồng ruộng, làng quê được kỳ vọng sẽ thu hút đối tượng du khách đến từ xứ lạnh như Châu Âu, Mỹ, Canada, Úc đến trải nghiệm. ĐBSCL có rất nhiều rau, củ, quả nhiệt đới và tôm – cá tươi ngon. Những thứ mà khách thường thấy trong tủ lạnh, thì khi đến đây họ có thể tự tay thu hoạch, đánh bắt, chế biến và thưởng thức. 228.

<span class='text_page_counter'>(278)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Tình hình thu hút du khách Theo thống kế của các địa phương trong vùng, tình hình phát triển du lịch trong năm 2019 đem lại kết quả như sau: Căn cứ theo thống kê này, thì có thể thấy lượng khách lớn hơn so với các thống kê về du lịch của toàn vùng. Tuy vậy nếu căn cứ vào hạ tầng, dịch vụ du lịch và số phòng lưu trú, thì số liệu báo cáo của một số địa phương có thể không tương thích với năng lực đón khách trên thực tế của họ. Trong đó tỉnh đón được nhiều khách nhất là An Giang (9,2 triệu lượt) còn tỉnh có doanh thu du lịch cao nhất là Kiên Giang (22.000 tỷ đồng). Các tỉnh / thành thu hút được đông khách nhất do có nhiều sản phẩm du lịch, hoặc sản phẩm du lịch của họ khác lạ, trong đó với An Giang là hành hương, Kiên Giang là đảo Phú Quốc, Cần Thơ là lưu trú và dịch vụ ban đêm. Những địa phương có doanh thu cao phần lớn do nắm được những công đoạn quan trọng nhất trong chuỗi giá trị du lịch là lưu trú, mua sắm và hoạt động ban đêm.. Cơ cấu nguồn khách Khách nội địa Hiện chưa có các nghiên cứu hoàn chỉnh, nhưng qua khảo sát thực tế có thể thấy khách nội địa của ĐBSCL đến từ các nguồn chính là nội vùng, Miền Đông, Miền Bắc và Miền Trung. Trong đó khách nội vùng ít lưu trú, khách Miền Đông có khoảng một nửa lưu lại ít nhất 1 đêm; khách Miền Bắc, Miền Trung từ 2 đêm trở lên. Nếu phân loại khách theo chi tiêu, thì khách Miền Bắc thường yêu cầu dịch vụ tương đương 3 sao, được coi là đối tượng khách cao cấp, nên nhiều tỉnh/ thành đang hướng đến thu hút nhiều hơn thị trường này. Theo Niên giám Thống kê, thì trong 2 năm gần đây du lịch ĐBSCL đạt được lượng khách nội địa và doanh thu như sau: So với cả nước, lượng khách nội địa đến ĐBSCL trong năm 2019 chiếm hơn 30% (26 triệu so với 85 triệu), nhưng tổng doanh thu lại chiếm chưa đến 2% (12.000 tỷ so với 700.000 tỷ). Tuy vậy, nếu căn cứ vào báo cáo của Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch tại Hội thảo Liên kết phát triển du lịch giữa TP HCM và 13 tỉnh – thành ĐBSCL, ngày 229. Bảng 4.5 Lượng khách và doanh thu du lịch của các tỉnh/thành ĐBSCL năm 2019 Địa phương. Tổng số khách (triệu lượt). Lượng khách quốc tế (lượt người). Doanh thu (tỷ đồng). An Giang Cần Thơ Kiên Giang Đồng Tháp Bạc Liêu Sóc Trăng Tiền Giang Bến Tre Long An Cà Mau Vĩnh Long Trà Vinh Hậu Giang Tổng. 9,2 8,9 8,8 4,0 2,5 2,4 2,1 1,9 1,8 1,7 1,5 1,0 0,5 46,3. 120.000 410.000 714.000 86.000 73.500 90.000 850.000 800.000 23.500 29.000 215.000 30.000 25.000 3.466.000. 5.500 4.400 22.000 1.051 2.308 1.020 1.160 1.791 782 2.500 525 359 172 43.568. Nguồn : Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch của 13 tỉnh/ thành ĐBSCL. *Ghi chú: Tổng số khách được làm chẵn đến đơn vị nghìn khách 14/12/2019 tại Bạc Liêu, thì năm 2019, lượng du khách đến ĐBSCL ước đạt 47 triệu lượt, khách lưu trú ước đạt 13,5 triệu lượt; tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt 30 nghìn tỷ đồng. Có thể phương pháp thống kê của các cơ quan không giống nhau, cho ra các con số khác nhau, nên bức tranh du lịch của ĐBSCL không sáng sủa. Tuy vậy, nếu căn cứ vào báo cáo của từng tỉnh/ thành riêng lẻ, thì tình hình phát triển du lịch ở vùng này không hẳn là kém sôi động. Bảng 4.6 Tổng số khách nội địa và doanh thu du lịch ĐBSCL năm 2018 và 2019. Tổng số khách nội địa (lượt) Tổng doanh thu (tỷ đồng). Năm 2018. Năm 2019. Tăng trưởng (%). 23.270.200. 26.132.220. 12,3. 9.500.000. 12.000.000. 26,6. Nguồn : Niên giám Thống kê 2019.

<span class='text_page_counter'>(279)</span> Khách quốc tế Năm 2019 khách quốc tế đến ĐBSCL ước đạt 3,5 triệu lượt (chiếm gần 20% tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam cùng năm), trong đó đa phần đi về trong ngày. Những khách lưu lại qua đêm thường đến từ Châu Âu, Mỹ, Úc và họ thích các loại hình lưu trú vùng quê như lodge, homestay, resort, du thuyền, và khách sạn 4-5 sao. Thử lấy trường hợp thống kê số lượt khách quốc tế đến Vĩnh Long làm điển hình, ta có kết quả cơ cấu khách phân theo quốc tịch như biểu đồ sau: Căn cứ theo thống kê này, với 3 thị trường khách du lịch chính của Việt Nam (chiếm hơn 60%) là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, ĐBSCL lại đón được không nhiều, thậm chí tỷ lệ lưu trú của họ còn thấp hơn nữa. Như vậy nếu muốn tăng số lượng khách quốc tế, ĐBSCL nhất thiết phải khai thác được các thị trường dẫn đầu này và giữ họ ở lại lâu hơn.. Hình 4.22 Cơ cấu khách quốc tế đến Vĩnh Long phân theo quốc tịch 2019 (%). 2%. 4%. 4% 2%. Malaysia. 18%. Pháp. 6%. Trung Quốc Đức Úc. 9% 16%. Hà Lan Anh Mỹ Nhật. 18%. 12% 9%. Singapore Khác. Nguồn : Sở VHTTDL tỉnh Vĩnh Long. ¹¹ Dẫn số liệu từ 230.

<span class='text_page_counter'>(280)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Các ngành hỗ trợ và liên quan Các doanh nghiệp du lịch có trụ sở ĐBSCL hầu hết có quy mô nhỏ, nguồn lực hạn chế, thương hiệu yếu. Các hộ nông dân muốn chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang làm du lịch lại không đủ vốn và thiếu nhân lực có chất lượng. Các sở ngành quản lý trực tiếp, đặc biệt là sở VHTTDL, ở hầu hết các địa phương đều chỉ làm tròn trách nhiệm vừa đủ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển một ngành đòi hỏi tính năng động và mức độ cạnh tranh cao như du lịch. Điều này một phần đến từ thể chế chưa đủ mạnh của khu vực công chưa tạo được động lực tư duy sáng tạo và đột phá, mặt khác, năng lực chuyên môn còn hạn chế của một bộ phận cán bộ công chức ngành cũng là một rào cản lớn. Tác động của các hiệp hội du lịch, hiệp hội doanh nghiệp ở địa phương khá mờ nhạt, vai trò đối thoại giữa các bên, vận động chính sách và giải quyết các vấn đề nút thắt liên quan đến ngành chưa đem lại nhiều giá trị như kỳ vọng.. Bối cảnh và chính sách phát triển du lịch khu vực ĐBSCL Hiện nay các tỉnh/ thành đều ban hành nghị quyết về phát triển du lịch với các hỗ trợ khác nhau, tuy nhiên thiếu sự phối hợp để các chính sách này có những điều khoản tương đồng giữa các địa phương. Việc liên kết để nghiên cứu thị trường, tiếp thị điểm đến dưới thương hiệu vùng (Mekong Delta), chưa có. Do vậy có những tỉnh hoặc nhóm cụm tỉnh phía đông, phía tây, thường tổ chức các chương trình xúc tiến riêng lẻ, rời rạc, hiệu quả thấp. Trên thế giới, du lịch nông nghiệp có nhiều tên gọi khác nhau, như agritourism, agro-tourism, rural tourism, farm tours,… và được nhiều quốc gia coi là. 231. loại hình du lịch chính. Theo Filippo (2008), cách đây hơn 10 năm ở Thụy Sĩ đã có khoảng 20% trang trại mở du lịch, còn theo Hiệp hội Kỳ nghỉ Nông Trại (Farm Holidays) của Áo, thì các hội viên của họ ngay từ đầu đã thiết kế trang trại là để làm du lịch, vì dịch vụ này đem lại từ 30 đến 40% lợi nhuận. Áo là một trong những quốc gia có thu nhập từ du lịch trên đầu dân cao nhất thế giới, phần lớn là nhờ du lịch nông nghiệp. Với tài nguyên đa dạng, khí hậu tốt quanh năm, nên ĐBSCL có lợi thế để phát triển loại hình du lịch này.Vì vậy, sau Hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch nông nghiệp ở ĐBSCL”, do Tổng Cục Du lịch tổ chức tại An Giang, ngày 01/10/2018, thì nhiều địa phương trong vùng đã đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp. Kết quả ban đầu là khách từ các đô thị trong vùng và TP HCM rất thích trải nghiệm các hoạt động trong nhà vườn, trên đồng ruộng, vuông tôm và lưu trú trong các farmstay, bungalow. Các tỉnh đang thu được nhiều khách từ các sản phẩm du lịch nông nghiệp có thể kể đến là Đồng Tháp, Bến Tre, Sóc Trăng, Hậu Giang. Theo dự báo của nhiều chuyên gia trong ngành, thì đây sẽ là xu hướng mới, giúp ĐBSCL phát triển du lịch bền vững trên thế mạnh về nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Đại dịch Covid-19 là một thảm họa mà cả thế giới chưa từng trải qua, trong đó có rất nhiều ngành kinh tế bị ảnh hưởng, nhưng có lẽ du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trước đây những điều kiện thuận lợi để ngành du lịch thế giới phát triển liên tục trong hơn 20 năm qua (UNWTO, 2019) là đi lại thuận tiện, dịch vụ đa dạng và sức khỏe được đảm bảo, thì nay hầu như không còn nữa. Hiện nay biên giới đóng cửa, đi lại khó khăn, chi phí y tế tăng cao, rủi ro lớn,… chính là những trở ngại mà ngành du lịch toàn cầu đã gặp phải..

<span class='text_page_counter'>(281)</span> Theo Tổng cục Du lịch thì ngành du lịch Việt Nam đem lại doanh thu hàng năm tương đương 10% GDP và tạo ra hơn 4 triệu việc làm. Nhưng do ảnh hưởng của Covid-19, nên 6 tháng đầu năm 2020 các cơ sở kinh doanh du lịch chỉ đạt khoảng 20% công suất, làm cho số lượng nhân viên phải nghỉ việc có nơi lên đến 70 – 80%. Đặc biệt các đơn vị chuyên về khách xuất và khách nhập (outbound, inbound) hầu như không còn doanh thu vì Chính phủ đóng cửa biên giới nên khách không thể vào, ra được. Tuy chịu ảnh hưởng của tình hình chung trên thế giới, nhưng Việt Nam nhờ chống dịch thành công, nên về lâu dài sẽ là quốc gia được hưởng lợi từ thành tích này. Theo dự báo của nhiều chuyên gia thì khi các nhà khoa học tìm được vaccine và thuốc điều trị Covid-19, khách sẽ đi du lịch trở lại, chắc chắn những điểm đến. an toàn như Việt Nam sẽ nằm trong ưu tiên chọn lựa của họ. Là một trong những vùng không có lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, nên ĐBSCL được coi là điểm đến an toàn nhất trong đất nước Việt Nam an toàn. Tâm lý của khách du lịch sau dịch bệnh, là họ muốn đi du lịch gần, theo nhóm nhỏ, chọn lựa điểm đến thiên nhiên, là những yếu tố ĐBSCL đều có. Trong đó các sản phẩm du lịch nông nghiệp, cộng đồng, văn hóa sẽ có lợi thế rất lớn để thu hút khách nội địa từ thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đây chính là thời cơ để nông dân và doanh nghiệp ĐBSCL phát triển các sản phẩm du lịch có tiêu chuẩn trung bình để thu hút khách nội địa. Đồng thời cũng là thời cơ để các nhà đầu tư nâng cao chất lượng để đón luồng khách quốc tế chuyển dịch đến Việt Nam từ năm 2021.. 232.

<span class='text_page_counter'>(282)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Nhận định điểm nghẽn Ngành du lịch ĐBSCL có rất nhiều tiềm năng đến từ những yếu tố sẵn có như tài nguyên do thiên nhiên ưu đãi, khả năng thu hút du khách trong và ngoài nước dựa vào sức hút tự nhiên và vị trí địa lý. Tuy nhiên, tất cả những ưu điểm kể trên khó có thể phát huy tác dụng vì bị hạn chế bởi 3 điểm nghẽn chính yếu:. Thứ hai, hạ tầng giao thông yếu kém dẫn đến du lịch khu vực mất hết lợi thế cạnh tranh. Việc di chuyển khó khăn và mất nhiều thời gian khiến cho ĐBSCL khó có thể là điểm đến được ưu tiên lựa chọn. Giao thông đường thủy là thế mạnh gắn với nền văn hóa sông nước, có thể liên kết các địa điểm tham quan và hình thành các tour tuyến đặc sắc trên du thuyền lại chưa thế phát huy do nhiều hạn chế về bến bãi.. Thứ nhất, nguồn nhân lực yếu kém khiến du lịch vùng khó phát huy nội lực. Du lịch là ngành mà nhân tố con người xuất hiện ở tất cả các khâu trong chuỗi sản phẩm và mang tính quyết định cao đến chất lượng dịch vụ. Trình độ dân trí và chất lượng lao động kém đang cản trở việc xây dựng một tổng thể du lịch tinh tế từ chi tiết nhỏ nhất.. Thứ ba, vai trò của các sở ngành chưa phát huy tác dụng thúc đẩy cùng với tình trạng thiếu các chính sách hỗ trợ ngành hiệu quả khiến việc liên kết giữa các địa phương trong vùng chủ yếu là ở hình thức hơn là những giá trị cụ thể. Hoạt động du lịch của các tỉnh trong khu vực cũng chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, giá trị thấp và đang dần bị xói mòn.. 233.

<span class='text_page_counter'>(283)</span> Hình 4.23 Sơ đồ cụm ngành du lịch ĐBSCL. Tài chính Bảo hiểm. Hạ tầng giao thông. Công ty lữ hành, du lịch. Khách sạn Lưu trú. Tài nguyên du lịch. Nhà hàng Ăn uống. Du lịch tôn giáo Du lịch văn hóa Du lịch nông nghiệp. Đặc sản, quà tặng TT mua sắm. Nguồn nhân lực. Điền kiện tự nhiên Công nghệ. Bộ VHTT&DL Bộ Công thương. Rất yếu. Hiệp hội Du lịch Hiệp hội DN. Yếu. Trung tính. Các trường ĐH, CĐ. Cạnh tranh. Rất cạnh tranh. 234.

<span class='text_page_counter'>(284)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Giải pháp và kiến nghị Nâng cao năng lực quản lý nhà nước Hoạt động kinh doanh du lịch liên quan đến nhiều ngành và nhiều người, được gọi chung là “stakeholders”. Thiếu sự tham gia của bất kỳ ngành nào, cũng sẽ khó triển khai được chiến lược phát triển điểm đến. Tuy vậy có một thực tế là cán bộ quản lý các cấp, kể cả chuyên ngành du lịch, hầu như rất ít người có chuyên môn của ngành này. Do vậy cần phải nâng cao năng lực của khối quản lý nhà nước thông qua các buổi báo cáo về kinh tế du lịch, nghiệp vụ phát triển sản phẩm và các chuyên đề khác. Phát triển hai trung tâm du lịch quốc tế ĐBSCL nên có định hướng phát triển TP Cần Thơ và Phú Quốc trở thành hai trung tâm du lịch quốc tế, là cửa ngõ đón khách cho toàn vùng. Trong đó Cần Thơ phải xây dựng được một số doanh nghiệp lữ hành có khả năng phục vụ được khách quốc tế đi cả nước và các nước lân cận, đồng thời mời gọi được các thương hiệu quản lý khách sạn nổi tiếng thế giới đến hợp tác với các nhà đầu tư địa phương. Phú Quốc với vị trí tốt nhất khu vực Đông Nam Á, lại ở vùng biển rất ít bị thiên tai, nên cần có tầm nhìn của một trung tâm du lịch biển, nghỉ dưỡng, MICE để kết nối với các nước trong khu vực. Trong tương lai khi Cà Mau có đủ điều kiện về hạ tầng, thì có thể phát triển Cần Thơ – Phú Quốc – Cà Mau thành tam giác du lịch động lực cho toàn vùng ĐBSCL.. 235. Xây dựng chương trình đào tạo du lịch nông nghiệp Hiện nay các trường đại học và cao đẳng trong vùng đều đang đào tạo các chương trình giống như các trường ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nhưng định hướng sản phẩm chủ lực của ĐBSCL sẽ là du lịch nông nghiệp – nông thôn. Vì vậy cần có dự án xây dựng giáo trình, tập huấn giáo viên, để chuyển hướng đào tạo gắn với chiến lược phát triển sản phẩm du lịch của vùng. Tư vấn khởi nghiệp du lịch Xây dựng khung tư vấn khởi nghiệp về du lịch nông nghiệp – nông thôn, kèm các chương trình đi tham quan học tập thực tế cho sinh viên, những người muốn khởi nghiệp, hoặc chuyển đổi sang làm du lịch. Đây chính là cách mà các tỉnh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau đang làm hiệu quả. Xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch Cần có các cảng du lịch trên sông Tiền, sông Hậu gắn với các đô thị ven sông, để phục vụ chiến lược mời gọi đầu tư du thuyền lớn có phòng ngủ, hoặc chỉ đơn thuần để tổ chức tham quan liên tuyến. Hiện tại nhiều cảng trong khu vực có công suất thấp, cũng có thể chuyển sang phục vụ du lịch. Bên cạnh đó cần lập quy hoạch các cảng du lịch tàu biển ở Cà Mau và Phú Quốc để đón du thuyền loại lớn, chứa hàng ngàn khách, kết nối với các nước trong khu vực..

<span class='text_page_counter'>(285)</span> Xây dựng chương trình và chính sách riêng cho ngành du lịch ĐBSCL Hiện nay, khi nói đến ĐBSCL, các cơ quan hoạch định chính sách chỉ nghĩ đến phát triển nông nghiệp – thủy sản ở vùng này là chính. Vì vậy các chương trình mục tiêu của Nhà nước chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp để có nông sản để đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu. Các công trình giao thông, nhất là giao thông đường thủy, thường không được thiết kế để có thể khai thác du lịch. Vì vậy cần đưa du lịch vào chuỗi giá trị sản xuất – tiêu thụ của ĐBSCL, như sản xuất sạch, chế biến sạch là để bán thực phẩm cho khách du lịch, đồng thời bảo vệ môi trường sạch là để bán kỳ nghỉ vùng quê. Bên cạnh đó cần có chính sách chung áp dụng cho tất các các địa phương trong vùng về hỗ trợ khởi nghiệp phát triển du lịch vùng nông thôn, bao gồm hỗ trợ về nâng cao năng lực, tài chính, thuế và đất đai. Thành lập tổ chức phát triển du lịch vùng Hiện nay các tỉnh đều muốn làm du lịch, nhưng không biết bắt đầu từ đâu, nên các chương trình kế hoạch triển khai không đạt hiệu quả. Điều này có thể thấy qua việc phát triển sản phẩm manh mún, sao chép và việc xúc tiến rời rạc của từng tỉnh hay theo cụm. Bên cạnh đó, do thiếu các nghiên cứu về thị trường nên không có thông tin tin cậy để hỗ trợ hoạch định chính sách cho các cơ quan nhà nước, cũng như lập kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp.. nguyên và môi trường của các tỉnh - thành ĐBSCL là rất cao, vì vậy khách nước ngoài khi nói đến Mekong Delta là họ chỉ nghĩ đến “một khối”, chứ không muốn nói đến một tỉnh - thành đơn lẻ nào. Vì vậy cần có một cơ quan -tổ chức làm công tác tư vấn phát triển sản phẩm và xúc tiến chung cho thương hiệu của vùng. Tổ chức này nên là một công ty cổ phần, với hội đồng quản trị là các Sở VHTTDL, kinh phí lấy từ hoạt động xúc tiến của các tỉnh và nhân sự là những người giỏi chuyên môn; có khả năng làm việc với đối tác nước ngoài; yêu thích và am hiểu ĐBSCL Tổ chức này không nên là một cơ quan nhà nước, vì chúng ta không cần thêm một đơn vị hành chính, hơn thế nữa, với việc áp dụng các quy định về mức lương hành chính như hiện nay, rất khó thu hút nhân lực giỏi. Tầm nhìn phát triển du lịch ĐBSCL ĐBSCL hiện đang là vựa lúa, vựa trái cây, vựa thủy sản của Việt Nam là điều ai cũng biết. Nhưng cần có tầm nhìn về một trung tâm du lịch nông nghiệp – nông thôn trong 10 năm tới. Khi đó, nói đến vùng Đất Chín Rồng là nói đến nơi có chuỗi giá trị kinh tế độc đáo: Môi trường trong lành - sản xuất sạch - thực phẩm an toàn - kỳ nghỉ vùng quê Đến năm 2030, đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế địa phương ít nhất 10% GRDP và đem lại tối thiểu 10% việc làm. Du lịch sẽ biến nhà nông từ chân lấm tay bùn chỉ biết làm nông nghiệp để bán nông sản, thành những người làm ruộng, vườn, vuông tôm để bán dịch vụ du lịch và xa hơn nữa là bán trải nghiệm cho khách du lịch trong - ngoài nước.. Theo nhiều chuyên gia thì tính gắn kết về địa lý, tài 236.

<span class='text_page_counter'>(286)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Một số hoạt động công nghiệp chế biến – chế tạo khác. duy trì được vai trò là nhờ sự dịch chuyển dòng vốn FDI tới Việt Nam với quy mô chưa từng có bắt đầu từ hậu khủng hoảng 2008.. Trong thập niên 2000, phát triển các ngành công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu đầu vào của ĐBSCL – như cá, tôm và các sản phẩm nông nghiệp – đã từng được kỳ vọng sẽ tạo ra sự đột phá cho kinh tế ĐBSCL nhờ khả năng tạo việc làm, cải thiện sinh kế và nâng cao giá trị nông sản của vùng. Bên cạnh đó, quá trình lan tỏa công nghiệp tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ cũng giúp đưa một số hoạt động công nghiệp chế biến, chế tạo khác về ĐBSCL. Tuy vậy, kết quả phát triển công nghiệp của vùng ĐBSCL không thực sự như kỳ vọng, được thể hiện qua xu hướng dịch chuyển cơ cấu như trong Bảng 4.7.. Thứ hai, tỷ lệ giữa giá trị sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo và GRDP của ĐBSCL luôn cao hơn so với cả nước. Điều này chủ yếu vì sự đơn điệu trong cơ cấu sản xuất và tốc độ tăng trưởng GRDP tương đối thấp của vùng hơn là bản thân sự phát triển của các ngành chế biến chế tạo. Thực tế, quy mô công nghiệp chế biến, chế tạo của vùng ngày càng tụt lại so với cả nước khi tỷ trọng giảm từ 24,9% xuống còn 16,9% trong 10 năm gần đây. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận trong một cụm ngành, chế biến sẽ đóng vai trò là một công đoạn trong chuỗi giá trị sản phẩm. Công nghiệp chế biến là một mắc xích rất quan trọng giúp thúc đẩy ngành nông nghiệp ĐBSCL cải thiện năng suất và thu nhập. Hiện nay các tỉnh vùng ĐBSCL vẫn chưa đẩy mạnh được ngành công nghiệp chế biến để phát triển các cụm ngành nông nghiệp. Hai ngành có hoạt động công nghiệp chế biến tốt nhất đó là cá da trơn và tôm nhưng cũng vẫn còn khá nhiều hạn chế.. Thứ nhất, vai trò của công nghiệp chế biến, chế tạo trong vùng suy giảm trong giai đoạn 2010 – 2015 nhưng dần cải thiện trong giai đoạn 2015 – 2019. So với cả nước, mức độ suy giảm của công nghiệp chế biến tại ĐBSCL trong giai đoạn 2010 – 2015 cao hơn nhiều bởi đầu ra tương đối bấp bênh, lại phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thị trường thế giới. Thực tế, công nghiệp chế biến cả nước giai đoạn 2010 – 2015. Bảng 4.7 Vai trò của CN CBCT với kinh tế ĐBSCL và tương quan với cả nước. Khu vực. % CN CBCT so với GRDP 2010. 2015. Tăng trưởng bình quân (%). 2019. 2010 - 15. 2015 - 19. 2010 - 19. An Giang. 7,4. 6,6. 8,1. 5,1. 8,7. 6,7. Bạc Liêu. 16,9. 6,8. 8,0. 10,6. 12,5. 11,4. Bến Tre. 11,1. 10,4. 13,5. 10,6. 9,4. 10,1. Cà Mau. 14,4. 13,6. 9,2. 8,7. 9,4. 9,0. Cần Thơ. 36,4. 25,6. 26,4. 5,7. 10,4. 7,8. Đồng Tháp. 17,7. 17,1. 18,5. 8,3. 6,3. 7,4. Hậu Giang. 21,2. 13,2. 17,2. 16,2. 8,6. 12,8. Kiên Giang. 18,1. 10,3. 11,7. 7,9. 9,7. 8,7. Long An. 30,1. 34,9. 45,2. 16,4. 13,8. 15,2. Sóc Trăng. 6,4. 6,3. 8,2. 6,8. 8,3. 7,5. Tiền Giang. 23,5. 15,9. 22,4. 13,0. 10,9. 12,0. 8,3. 8,3. 8,2. 19,5. 13,9. 17,0. Vĩnh Long. 12,0. 15,3. 12,9. 13,0. 7,8. 10,6. Vùng ĐBSCL. 18,3. 15,6. 18,6. 10,1. 10,2. 10,2. Cả nước. 13,0. 13,7. 16,5. 14,2. 9,5. 12,1. % so với cả nước. 24,9. 16,7. 16,9. Trà Vinh. Nguồn: GSO và NGTK các tỉnh thành. 237.

<span class='text_page_counter'>(287)</span> Các mục trong phần này đã phân tích năng lực cạnh tranh của các cụm ngành truyền thống của vùng ĐBSCL, bao gồm lúa gạo, thủy sản, rau quả tươi, và du lịch.47 Mục còn lại trong phần này sẽ phân tích một cách khái quát năng lực cạnh tranh của ĐBSCL trong một số hoạt động chế biến công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp thâm dụng lao động. Những hoạt động này đã phát triển tại ĐBSCL trong thập niên vừa qua nhờ sự tăng trưởng nhanh chóng của nhu cầu đầu tư, đặc biệt là đầu tư FDI; nhờ cơ sở hạ tầng giao thông tại vùng ĐBSCL và khả năng kết nối với vùng Đông Nam Bộ được cải thiện; và nhờ sự lan tỏa hoạt động công nghiệp từ vùng Đông Nam Bộ do chi phí đất đai và lao động ở vùng này ngày càng gia tăng. Công nghiệp chế biến chế tạo thâm dụng lao động như dệt may, da giày đã hiện diện tại vùng ĐBSCL từ trước giai đoạn khủng hoảng 2008 nhằm tận dụng nguồn lao động phổ thông trong vùng (ví dụ giày da Mỹ Phong được thành lập tại Trà Vinh từng có quy mô. lao động trên 20.000 người). Tuy nhiên, theo thời gian, nguồn cung đầu vào này cũng dần bão hòa và suy giảm vì sức hút từ vùng Đông Nam Bộ là quá lớn, đặc biệt là khi điều kiện di chuyển giữa ĐBSCL và Đông Nam Bộ ngày càng thuận lợi. Điều này, cho thấy, sự phát triển của công nghiệp chế biến khác tại ĐBSCL trong giai đoạn gần đây chủ yếu là dịch chuyển và lan tỏa từ Đông Nam Bộ. Theo đó, Long An là địa phương tiêu biêu nhất cho sự hiện diện và phát triển của nhóm ngành này, và không ngạc nhiên khi Long An được xếp vào vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ thay vì vùng kinh tế trọng điểm Tây Nam Bộ. Do vậy, phần sau đây tập trung trình bày một số đặc điểm nổi bật về thay đổi công nghiệp chế biến chế tạo tại Long An trong giai đoạn hậu khủng hoảng năm 2008 đến thời điểm hiện tại, để xem các cơ hội này có thể tiếp tục được lan tỏa xa hơn đến các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL trong giai đoạn tiếp theo hay không.. 47 ĐBSCL còn nổi tiếng với các hoạt động chế biến nông sản khác như: lúa gạo, dừa, củ – quả, nhưng trong giới hạn của báo cáo này, chúng tôi không thể phân tích tất cả các cụm ngành nêu trên.. 238.

<span class='text_page_counter'>(288)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Sự hình thành và phát triển công nghiệp chế biến tại Long An Sự phát triển và dịch chuyển cơ cấu theo hướng công nghiệp tại Long An đã bắt đầu từ giai đoạn trước khủng hoảng năm 2008. Vào năm 2000, nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ đạo của tỉnh chiếm 48,5%, thương mại dịch vụ đứng thứ hai (29,8%), trong khi công nghiệp – xây dựng chỉ chiếm 21,7%. Đến năm 2010, cơ cấu đã dịch chuyển đáng kể từ nông nghiệp sang công nghiệp – xây dựng và dịch vụ với cơ cấu kinh tế của ba khu vực lần lượt là nông nghiệp (29,5%), công nghiệp – xây dựng (31,3%) và dịch vụ (35,8%). Đến năm 2019, vai trò của công nghiệp – xây dựng đã nổi bật hơn cả với tỷ trọng 50% (riêng công nghiệp chiếm 46,6%), dịch vụ (27,6%) và nông nghiệp chỉ còn 15,9%. Sự dịch chuyển mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế của Long An bắt đầu từ KCN Long Hậu nằm ở huyện Cần Giuộc, tiếp giáp với cụm cảng Hiệp Phước (TPHCM), nằm ở cửa sông hướng ra biển của Long An và sự phát triển của hàng loạt các khu công nghiệp trong các giai đoạn tiếp theo, với dòng vốn và vai trò của khu vực FDI rất lớn, đăc biệt là giai đoạn từ năm 2007 trở lại đây. Hiện nay, toàn tỉnh Long An có khoảng 35 khu công nghiệp, trong đó 22 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, 7 KCN đang được đầu tư xây dựng và 6 KCN đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục đầu tư. Toàn tỉnh có 6.651 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó công nghiệp chế biến chế tạo là 2.554 và số doanh nghiệp FDI là 588. Vai trò của FDI đối với công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nói riêng đã định vị từ giai đoạn trước. Lũy kế trong giai đoạn 1994 – 2011, Long An có tổng cộng 379 dự án với tổng vốn đăng ký là 3,62 tỷ USD, và vốn thực hiện là 1,34 tỷ USD. Riêng ngành chế biến chế tạo đã chiếm 346 dự án, 2,55 tỷ USD vốn đăng ký và 1,093 tỷ USD vốn thực hiện. Vốn FDI bắt. 239. đầu tăng mạnh nhất từ năm 2007, sau đó giảm mạnh vào năm 2009 do khủng hoảng nhưng phục hồi nhanh chóng ngay sau đó. Lũy kế đến cuối 2019, đầu tư FDI tại Long An chiếm 68% số dự án và 34% số vốn toàn vùng ĐBSCL. Các nhà đầu tư FDI tại Long An chủ yếu là Đài Loan (125 doanh nghiệp), Hàn Quốc (63), Nhật (35), Trung Quốc (35), Singapore (14), Mỹ (14) tập trung vào các nhóm ngành chủ lực như dệt may – nhuộm, da giày, hóa chất và nhựa, thức ăn chăn nuôi, thực phẩm – đồ uống, kim loại và sản phẩm kim loại. Đây cũng chính là các nhóm ngành công nghiệp chế biến chủ đạo của Long An trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay. Cơ cấu sản phẩm công nghiệp chế biến chủ đạo tại Long An có sự dịch chuyển đáng kể trong giai đoạn 10 năm vừa qua. May mặc và da giày là nhóm sản phẩm đã duy trì vị thế và xu hướng tăng trưởng ổn định từ khi phát triển công nghiệp đến nay với tốc độ tăng trưởng mỗi năm bình quân 15%-16%. Trong khi dệt - nhuộm (15,4%/năm), hóa chất (19,4%), nhựa (15,2%), kim loại (16,2), sản phẩm từ kim loại (21,2%) trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay. Thực phẩm và đồ uống tăng trưởng nhanh giai đoạn trước năm 2015 (19,6%/năm). Sản xuất giấy sau giai đoạn tăng trưởng nhanh đã bắt đầu suy giảm từ 2014 – 2015, nhưng sau đó lại duy trì tốc độ tăng trưởng cao giai đoạn 2016 – 2019 (15,4%). Một cách tổng thể, có thể thấy công nghiệp chế biến chế tạo tại Long An đã phát triển nhanh chóng cả về quy mô và danh mục sản phẩm. Giai đoạn trước năm 2010, sản xuất công nghiệp chủ yếu tại Long An chỉ có dệt may, da giày, và chế biến nông thủy sản. Đến nay cơ cấu sản phẩm công nghiệp chế biến chế tạo của Long An phong phú hơn, tập trung vào hàng công nghiệp nhẹ và gia công. Phần sau đây trình bày các nhân tố nền tảng tạo nên sự tăng trưởng khác của công nghiệp chế biến, chế tạo tại Long An so với phần còn lại của vùng ĐBSCL..

<span class='text_page_counter'>(289)</span> Điều kiện đầu vào Vị trí địa lý Long An tiếp giáp thành phố HCM nằm ở vị trí giao thoa của nhiều hướng kết nối: (i) cửa ngõ của vùng ĐBSCL; (ii) là cầu nối giữa Campuchia ra biển Đông; (iii) có thể kết nối đến cụm cảng Long Thành – Cái Mép qua cao tốc Bến Lức – Long Thành. Vị trí đắc địa này giúp Long An có thể phát triển công nghiệp lan tỏa từ thành phố HCM, sử dụng các hạ tầng cơ bản của thành phố HCM như sân bay, cảng biển. Long An cũng có thể phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo thâm dụng lao động nhờ vào khả năng tập kết và thu hút lao động phổ thông từ các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL và vùng Đông Nam Bộ phụ cận; hay phát triển công nghiệp chế biến chuyên sâu hơn như thị trường lao động sẵn có tại thành phố HCM; hay phát triển công nghiệp chế biến nông – thủy sản nhờ vai trò cửa ngõ của vùng. Đất đai So với thành phố HCM và các tỉnh trong vùng, Long An quy mô diện tích tương đối lớn, quy mô và mật độ dân số thấp, quỹ đất phi nông nghiệp tại Long An lên đến 20,2%, cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung của cả nước (11,4%) và có địa hình bằng phẳng. Những yếu tố này rất phù hợp cho sản xuất kinh doanh, hay phát triển các khu dân cư, đô thị mới, hay thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng để đầu tư hạ tầng giao thông kết nối. Trong bối cảnh chi phí đất đai. và sự quá tải của thành phố HCM ngày càng gia tăng, Bình Dương và Đồng Nai là các địa phương tiếp giáp đã phát triển công nghiệp, nên Long An là vị trí thuận lợi cho hoạt động dịch chuyển và lan tỏa từ thành phố HCM nói riêng và từ Đông Nam Bộ nói chung. Lao động và trình độ lao động Lực lượng lao động tại Long An không dồi dào nhưng có lợi thế về nguồn cung lao động phổ thông từ vùng ĐBSCL và cung lao động kỹ thuật từ thành phố HCM. Các hoạt động công nghiệp chế biến hiện tại chủ yếu là công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động nên nguồn cung lao động cả về lượng và chất được đảm bảo. Cơ sở hạ tầng Long An không sở hữu cơ sở hạ tầng chuyên biệt riêng như sân bay, cảng biển quốc tế nhưng nhờ vị trí và khả năng kết nối tốt với hầu hết các cơ sở hạ tầng quan trọng của vùng Đông Nam Bộ, Long An có tất cả các cơ sở hạ tầng cơ bản và thiết yếu cho phát triển công nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế biến hướng đến xuất khẩu. Ngoài ra, Long An cũng có điều kiện thuận lợi để phát triển triển các trung tâm, đầu mối logistics của vùng nhờ vai trò tập kết, trung chuyển hàng hóa cho cả vùng. Hạ tầng lưới điện đảm bảo ở khu vực trung tâm và vùng công nghiệp phía Đông và phía Bắc; trong khi phía Tây và phía Nam là vùng nông nghiệp bị hạn chế về nguồn cung và khả năng kết nối. Hạ tầng cấp nước đảm bảo ở khu vực đô thị và công nghiệp, trong khi khu vực nông thôn sử dụng nước ngầm và nước mặt.. 240.

<span class='text_page_counter'>(290)</span> CHƯƠNG IV - 4.1 CÁC CỤM NGÀNH HIỆN HỮU. Nguồn lực đầu tư – ngân sách Với chiến lược ưu tiên phát triển công nghiệp và thu hút được lực lượng doanh nghiệp đến đầu tư và kinh doanh, nguồn lực ngân sách tại Long An luôn được cân đối trong suốt giai đoạn vừa qua, đặc biệt thu ngân sách đã vượt chi ngân sách trong năm 2018 và 2019 với số thăng dư lần lượt là 1.053 tỷ đồng và 3.413 tỷ đồng. Tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển tại Long An mặc dù thấp hơn mặt bằng chung của cả nước nhưng xu hướng đang dần cải thiện trong giai đoạn vừa qua, tỷ lệ này tăng từ 20,2% năm 2015 lên 26,0% vào năm 2019 (trong khi cả nước giảm từ 31,5% xuống còn 25,0% trong cùng giai đoạn). Hơn nữa, chi đầu tư tại Long An được hỗ trợ đáng kể từ nguồn lực của khu vực ngoài quốc doanh và đầu tư FDI (chiếm tỷ trọng 84,2% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, trong khi tỷ lệ này của cả nước chỉ là 69%). Vốn đầu tư tại Long An tập trung nhiều nhất vào công nghiệp chế biến chế tạo với tỷ lệ trung bình trong cả giai đoạn 2010 – 2019 đạt trên 40% (cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ 25% bình quân của cả nước). Tín dụng So với các tỉnh trong vùng, nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng tại Long An ở mức trung bình khác so với cả vùng và khá cân đối. Năm 2019, tổng vốn huy động trên địa bàn là 68.350 tỷ đồng so với và tổng vốn cấp tín dụng đạt 69.807 tỷ đồng. Tín dụng cho các doanh nghiệp tại Long An có thể sử dụng các dịch vụ sẵn có tại thành phố HCM cũng là lợi thế. Khoa học công nghệ Tương tự như các yếu tố khác, Long An không có các viện trường, trung tâm nghiên cứu chuyên sâu về khoa học công ghệ, trình độ lao động cũng hạn chế nhưng lại thừa hưởng các kết quả nghiên cứu và ứng dụng từ thành phố HCM và các công nghệ do lực lượng FDI mang đến.. 241. Điều kiện cầu Cầu nội địa tại Long An có quy mô nhỏ nhưng có thể tận dụng cầu thị trường đến vùng Đông Nam Bộ, vùng ĐBSCL, thị trường Campuchia còn nhiều dư địa phát triển trong tương lai, và cầu thị trường thế giới nhờ khả năng kết nối tốt với hệ thống sân bay, cảng biển tại thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu trong tương lai. Với vai trò đầu mối, Long An rất phù hợp cho các doanh nghiệp đến đầu tư phát triển các mặt hàng tiêu dùng, các mặt hàng bỗ trợ cho công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ hay hỗ trợ cho nông nghiệp của vùng ĐBSCL hay các mặt hàng gia công xuất đi thị trường thế giới.. Bối cảnh cạnh tranh Từ góc độ quốc tế, xu hướng dịch chuyển các hoạt động sản xuất thâm dụng lao động và công nghiệp nhẹ từ Trung Quốc và một số các nền kinh tế phát triển trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là cơ hội cho Việt Nam nói chung và vùng kinh tế phía Nam nói riêng. Trong đó, Long An có lợi thế nhờ vị trí và sự hiện diện của đội ngũ FDI hiện hữu. Kết quả, thu hút FDI tại Long An trong 10 năm vừa qua luôn giữ ở mức rất cao so với phần còn lại của vùng ĐBSCL. Từ góc nhìn trong nước, xu hướng dịch chuyển công nghiệp từ thành phố Hồ Chí Minh ra các vùng phụ cận là tất yếu, Long An có lợi thế về vị trí trong việc thu hút cả từ phía thành phố Hồ Chí Minh, và sự dịch chuyển từ các tỉnh khác trong vùng do ảnh hưởng của nước biển dâng. Tuy vậy, sự cạnh tranh có thể đến từ các địa phương khác như Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu. Thách thức có thể đến từ vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, khi một số hoạt động công nghiệp chế biến có rủi ro môi trường cao như dệt – nhuộm, sản xuất hóa chất,… Đây là vấn đề cần quan tâm trong quá trình sàng lọc các dự án đầu tư, và xem xét các đánh đổi giữa lợi ích kinh tế và ô nhiễm môi trường..

<span class='text_page_counter'>(291)</span> Các ngành hỗ trợ và liên quan Long An không có sự hiện diện của các tổ chức hiệp hội ngành nghề nào ở cấp độ quốc gia, cấp vùng liên quan đến các hoạt động công nghiệp chủ đạo như đã trình bày. Phần lớn các hoạt động hỗ trợ và thúc đẩy hợp tác được sử dụng thông qua các tổ chức hiện hữu tại thành phố HCM là chủ yếu, hoặc do doanh nghiệp tự chủ động.. Đánh giá tổng quan môi trường kinh doanh tại Long An qua mô hình kim cương. Một cách tổng quan cho thấy, lợi thế lớn nhất để Long An phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến chế tạo nói riêng là vị trí địa lý và khả năng kết nối giao thông cùng với quỹ đất đai. Đây cũng chính là những điểm hạn chế lớn nhất của các tỉnh còn lại trong vùng ĐBSCL trong phát triển công nghiệp chế biến. Điểm khác biệt nữa là mặc dù Long An không trực tiếp sở hữu các yếu tố cơ bản để phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo nhưng lại thừa hưởng và chia sẻ sự sẵn có từ vùng Đông Nam Bộ, và đặc biệt là từ thành phố HCM. Phần dưới đây tóm tắt đánh giá môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp chế biến tại Long An qua mô hình kim cương.. Hình 4.24 Đánh giá môi trường kinh doanh của ngành công nghiệp chế biến tại Long An. Bối cảnh cạnh tranh Dịch chuyển dòng vốn quốc tế (+) Cạnh tranh các địa phương (+/-) Sự hiện diện của nhóm doanh nghiệp hiện hữu (+) Vấn đề ô nhiễm môi trường (-). Các điều kiện cầu. Các điều kiện đầu vào Vị trí địa lý (+). Thị trường quốc tế (+). Đất đai (+). Cầu trong nước (+). Lực lượng lao động (+/-). Sự đa dạng của hoạt động chế biến,. Ngân sách – Đầu tư (+). chế tạo (+). Vốn tín dụng (+/-) Khoa học công nghệ (+/-) Hạ tầng GTVT, logistics (+). Các ngành hỗ trợ và liên quan Sự hiện diện của các hiệp hội, tổ chức hợp tác tại Long An (-) Chia sẻ nguồn lực từ TP.HCM và vùng Đông Nam Bộ (+). Nguồn: Tổng hợp đánh giá của nhóm tác giả 242.

<span class='text_page_counter'>(292)</span> 4.2. CÁC CỤM NGÀNH TIỀM NĂNG.

<span class='text_page_counter'>(293)</span> CHƯƠNG IV - 4.2 CÁC CỤM NGÀNH TIỀM NĂNG. Cụm ngành công nghiệp năng lượng Bối cảnh chung của ngành năng lượng tại Đồng bằng sông Cửu Long Trong hai thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu năng lượng. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay có mức độ tiêu thụ năng lượng rất bất hợp lý. Tiêu thụ điện đã tăng khoảng 13% mỗi năm, cao gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đòi hỏi công suất phát điện tăng rất lớn từ mức khiêm tốn 8,7GW năm 1990 lên 27GW năm 2000 và hơn 48GW năm 2018. Sau 30 năm cải cách kinh tế, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có điện khí hóa cao nhất thế giới, với điện lưới đạt 98% dân số. Trước cải cách kinh tế năm 1986, Việt Nam chỉ tiêu thụ 70kwh điện mỗi người. Con số này hiện đã đạt gần 2000 kwh, mặc dù mức tiêu thụ bình quân đầu người vẫn thấp hơn nhiều so với nhiều quốc gia trong khu vực (Malaysia 4.600, Thái Lan 2.500 và Trung Quốc 3.900). Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, đến năm 2030 mức tiêu thụ điện bình quân đầu người sẽ lên tới trên 5.000kwh. Mặc dù vậy, lượng điện tiêu thụ bình quân đầu người tại khu vực ĐBSCL chỉ bằng 70%. so với cả nước. Nguyên nhân chính là do mức độ phát triển của khu vực công nghiệp còn khá hạn chế ở khu vực này, kèm theo mức sống của người dân cũng thấp tương đối so với cả nước. Cho đến gần đây, sự phát triển của các nguồn điện trong nước với thủy điện và nguồn nguyên liệu than sẵn có đã đáp ứng về cơ bản nhu cầu cho sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, các nguồn năng lượng giá rẻ sẵn có đã tiệm cận các giới hạn có thể khai thác được. Thêm vào đó, các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than triển khai chậm hơn nhiều so với kỳ vọng, và gặp phải nhiều thách thức từ kinh tế đến môi trường. Giá than nhiên liệu tăng, cơ chế tài chính vay vốn đầu tư khó khăn, các hệ lụy ô nhiễm môi trường từ khí thải và xỉ than ngày càng trầm trọng khiến các dự án điện than ngày càng trở thành một gánh nặng đối với ngành điện. Chất lượng không khí của Việt Nam đã giảm nhanh chóng trong thập kỷ qua và hiện được xếp vào hàng kém nhất thế giới (2019 World Air Quality Report).. Hình 4.25 Tiêu thụ điện cuối cùng theo thành phần tiêu thụ giai đoạn 2010-2018 Triệu kWh 60.000 50.000 40.000 30.000 20.000 10.000. 2010. 2011. 2012. 2013. 2014. 2015. 2016. 2017. Tông thương phẩm. Thành phần khác. TM-DV. QL&TD dân cư. Nôngnghiệp. Công nghiệp. 2018. Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2020)48 48 The World Bank 2020. Electric power consumption (kWh per capita) – Vietnam. 244.

<span class='text_page_counter'>(294)</span> CHƯƠNG IV - 4.2 CÁC CỤM NGÀNH TIỀM NĂNG. Hình 4.26 Danh sách các nhà máy nhiệt điện tại ĐBSCL theo Quy hoạch điện 7 hiệu chỉnh49. Nguồn: Lê Anh Tuấn, Energy development in Vietnam’s Mekong river delta: a ‘green’ or ‘grey’ outlook? (2018) Đánh giá về nhu cầu đầu tư riêng cho toàn ngành điện nêu rõ Việt Nam sẽ cần khoảng 130 tỷ USD tổng vốn đầu tư mới cho đến năm 2030, với trung bình khoảng 12 tỷ USD mỗi năm, trong đó khoảng 9 tỷ USD sẽ cần đầu tư vào sản xuất điện và 3 tỷ USD vào đầu tư lưới truyền tải (MVEP 2019). Riêng tại khu vực ĐBSCL, dự báo cho thấy đến năm 2030 tổng nhu cầu điện tăng từ 25,6 tỷ Kwh lên đến trên 65 tỷ Kwh.50 Về cơ cấu nguồn, hiện tại nguồn điện tại chỗ của ĐBSCL chỉ có xấp xỉ 5.000 MW và lớn hơn phụ tải cực đỉnh. Từ khi đưa cụm nhà máy nhiệt điện Duyên Hải tại Trà Vinh vào hoạt động thì nguồn cung đã vượt cầu tại chỗ. Hiện tại, ĐBSCL có các cụm nhà máy nhiệt điện Duyên Hải (Trà Vinh), điện khí Cà Mau, nhiệt điện Cần Thơ, Ô Môn, điện gió Bạc Liêu. Tiềm năng phát triển công nghiệp ở một số tỉnh như Long An, Cần Thơ hay Kiên Giang sẽ dẫn đến nhu cầu điện tăng mạnh. Do đó, phát triển các nguồn năng lượng tại chỗ bền vững đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và là yếu tố quyết định để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa bền vững của Việt Nam. Đặc biệt tại khu vực ĐBSCL, phát triển cơ cấu nguồn điện theo hướng tận dụng tiềm năng điện tái tạo càng cấp thiết bởi đây là khu vực có tầm quan trọng nhất cả nước về lúa và thủy sản vốn dễ bị ảnh hưởng bởi khói bụi và ô nhiễm từ nhiệt điện.. 245. Năm 2019 đã chứng kiến sự bùng nổ của thị trường điện mặt trời, trong đó hơn 4,5GW công suất năng lượng mặt trời đã được lắp đặt và được chứng nhận vận hành thương mại trong khoảng thời gian 6 tháng năm 2019 (Trung tâm Điều độ Điện lực - NLDC), với các dự án lớn tập trung ở vùng Nam Trung Bộ và rải rác ở một số tỉnh tại ĐBSCL. Theo Tổng sơ đồ phát triển nguồn điện VII (sửa đổi), Việt Nam sẽ tăng đáng kể tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng lượng điện sản xuất, với công suất lắp đặt 850 MW vào năm 2020, 4 GW vào năm 2025 và 12 GW vào năm 2030. Tuy nhiên, những mục tiêu này đã được đáp ứng nhanh chóng thông qua chính sách giá mua điện (giá FIT) theo quyết định 11 vào năm 2017. Đến tháng 6 năm 2019, đã có 26 GW tổng công suất đăng ký với hơn 110 dự án năng lượng mặt trời và gió. Với tiến độ xây lắp như hiện nay, chúng ta kỳ vọng có đến 7,9 GW được đưa vào vận hành ngay trong năm 2020. Đồng thời, còn có hơn 17 MW công suất được đăng ký và chờ xây dựng. Điều này cho thấy mức độ “nóng” của thị trường điện tái tạo và các nhà đầu tư rất kỳ vọng vào các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực này.. 49 Theo sơ đồ quy hoạch này thì từ nay đến 2030 vùng ĐBSCL sẽ có tất cả là 14 nhà máy nhiệt điện Than với tổng công suất 18 GW. 50 Nguyễn Quốc Khánh 2019. Tính toán cơ cấu nguồn điện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tổ chức Sáng tạo Xanh (GreenID), Hà Nội..

<span class='text_page_counter'>(295)</span> Với tốc độ tăng trưởng nhu cầu cao, ĐBSCL sẽ cần một lượng lớn vốn đầu tư xây lắp các cơ sở hạ tầng cung cấp năng lượng, hệ thống truyền tải, kho lưu trữ khí đốt, nâng cấp hệ thống phân phối, đồng thời tận dụng tối đa các nguồn năng lượng sạch, sẵn có tại chỗ là hướng đi mới cho vùng. Bài phân tích này sử dụng khung phân phân tích năng lực cạnh tranh của Michael Porter để giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến cơ hội phát triển cụm ngành năng lượng, đặc biệt là năng lượng tái tạo, tại ĐBSCL, đồng thời phân tích sâu những nguyên nhân có thể cản trở quá trình chuyển dịch năng lượng để từ đó đề xuất những chính sách can thiệp kịp thời.. Các yếu tố đầu vào Điều kiện tự nhiên Đồng bằng sông Cửu Long là nơi hội tụ điều kiện lý tưởng về mặt tự nhiên cho phát triển cụm ngành công nghiệp năng lượng bao gồm năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió và điện sinh khối) và nhiệt điện khí. Về tiềm năng từ điện mặt trời, 11/135¹ tỉnh của đồng bằng có mức tiềm năng từ 1.387 – 1.534 Kwh/KWp/năm. Trong đó các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre và An Giang là những tỉnh có mức bức xạ tốt hơn so với các tỉnh còn lại5². Bên cạnh đó, năm tỉnh ven biển bao gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu có tiềm năng về năng lượng gió rất tốt với vận tốc gió dọc bờ biển từ 6.5 – 7 m/s.5³ Tương tự, vận tốc gió ngoài khơi các tỉnh trên cũng ở mức cao từ 6 – 7m/s trong khi độ sâu đáy biển dưới 50 m chiếm diện tích lớn hơn nhiều so với khu vực miền Trung (Ninh Thuận, Bình Thuận) nơi có vận tốc gió lớn nhất cả nước. Mặt khác, nguồn nguyên liệu cho điện sinh khối của đồng bằng rất dồi dào với gần 50 triệu tấn rơm rạ/năm54 và khoảng 2,5 triệu tấn tấm/năm55, từ nguồn nguyên liệu gạo tấm56 và rơm rạ57 có thể sản xuất trên 10 triệu lít cồn ethanol vừa làm nguyên liệu thay thế dầu mỏ trong phương tiện giao thông, vừa thay thế nguồn nguyên liệu cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu D.O. 5¹ Trừ Cà Mau và Hậu Giang 5² Xem thêm tại: www.globalsolaratlas.info 5³ Wind Resource Atlas of Vietnam, 2011 54 Tạm tính từ sản lượng lúa năm 2018 nguồn Tổng Cục Thống Kê 55 Xem thêm tại: html 56 Xem thêm tại: ao.html. Một lợi thế khác của đồng bằng nằm gần bể dầu khí Cửu Long, Nam Côn Sơn và xa hơn là Malay – Thổ Chu, nơi có các mỏ khí dồi dào có thể cung cấp làm nguồn nguyên liệu cho điện khí; bên cạnh đó, đồng bằng là có 7/13 tỉnh có bờ biển nên có thể xây dựng cảng khí phục vụ nhập khẩu khí LNG cho các nhà máy nhiệt điện khí. Theo kế hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp khí của chính phủ, trong giai đoạn 2021 – 2025, nhà nước sẽ đầu tư 2 cảng khí (LNG Terminal) tại Đồng bằng sông Cửu Long (cảng Tiền Giang và cảng Miền Tây)58 và hệ thống dẫn khí lô B cho các dự án nhiệt điện khí Ô Môn59, ngoài ra nhà đầu tư Delta Offshore Energy dự kiến đầu tư cảng khí với công suất 2 MMTA cho nhà mày điện khí LNG công suất 3.2GW tại Bạc Liêu. Như vậy, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nhiên liệu đầu vào phong phú cho ngành năng lượng tái tạo và nhiệt điện khí, đồng bằng có những lợi thế rất quan trọng làm cơ sở tiền đề cho sự phát triển của cụm ngành công nghiệp năng lượng. Tuy nhiên, những ngành này đều là những ngành thâm dụng vốn và có suất đầu tư rất lớn nên vốn giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng các dự án trên.. 57 Xem thêm tại: 58 Vietnam Gas Industry Masterpaln 59 Xem thêm tại: 246.

<span class='text_page_counter'>(296)</span> CHƯƠNG IV - 4.2 CÁC CỤM NGÀNH TIỀM NĂNG. Vốn đầu tư Các dự án điện năng là các dự án thâm dụng vốn và suất đầu tư lớn, với dự án năng lượng mặt trời quy mô thương mại mức tổng mức đầu tư khoảng 1,2 triệu US Dollar/MW60; điện gió trên bờ có tổng mức đầu tư khoảng 1,2- 1,5 triệu USD/MW, trong điện gió ngoài khơi có tổng mức đầu tư cao hơn nhiều, khoảng 4,5 triệu USD/MW6¹. Hiện tại nhiều dự án năng lượng đều phải huy động vốn từ các thể chế tài chính quốc tế, nguyên nhân là do lãi suất dài hạn trong nước khoảng 10%/năm cho khoản vay tối đa là 10 năm, trong khi các ngân hàng thương mại quốc tế chỉ áp mức lãi khoảng 7%/năm cho các khoản vay kỳ hạn 15 năm và thậm chí là lãi suất còn thấp hơn ở các ngân hàng xuất nhập khẩu quốc tế Hoa Kỳ, US Export– Import bank chỉ có lãi suất khoảng 4,2%/năm cho kỳ hạn 18 năm6². Trong đó, các ngân hàng tích cực tham gia vào hỗ trợ các dự án đầu tư bao gồm KfW Development bank (Germany), US Export Import Bank (USA), Modern Energy Management (USA), Climate Fund Managers (Netherlands)6³. Ngoài ra, các tổng thầu Trung Quốc thường đề xuất các gói thầu EPC với cam. kết chỉ thanh toán một lần sau khi vận hành thương mại (COD) nên đây cũng là một hướng để cho các nhà phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam giảm gánh nặng tài chính. Tuy nhiên, các dự án này thường quy mô nhỏ và vừa phải, do nhà thầu Trung Quốc nắm thế trên trong mối quan hệ hợp tác này nên chất lượng dự án trở nên khó đảm bảo. Một nguyên nhân chính khiến các nhà phát triển nội địa khó huy động vốn là do hợp đồng mua bán điện (PPA) có một vài điều khoản bất lợi và rủi ro cho bên bán, dẫn đến khó vay vốn. Tiêu biểu là điều khoản miễn trừ trách nhiệm thu mua điện của EVN nếu hệ thống truyền tải của họ vượt quá công suất hoặc không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. Hệ quả nhãn tiền là sau khi một loạt các dự án điện tái tạo hòa lưới (theo thời hạn FIT 9.35 cent), do hạ tầng truyền tải không đáp ứng được nên nhiều nhà đầu tư bị thiệt hại nặng64. Với hệ quả trên và việc chậm chạp trong xây dựng nâng cấp công suất đường truyền tải của EVN, các ngân hàng quốc tế hầu như không mạo hiểm cho các dự án mới vay, do vậy nguồn vốn là một trở ngại rất lớn cho việc phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam.. 60 Theo báo cáo của International Renewable Energy Agency, Future of Solar Photovoltaic, 2019 6¹ Theo báo cáo của International Renewable Energy Agency, Future of Wind, 2019 6² David O.Dapice, Vietnam’s Crisis of Success in Electricity: Options for a Successful Clean Energy Mix, Harvard Kennedy School, 2018 6³ Wind Minds International, Wind Energy Potential Vietnam, 2018. 64 Xem thêm: 247.

<span class='text_page_counter'>(297)</span> Lao động Hiện tại trong chuỗi cung ứng của ngành công nghiệp năng lượng, lao động tham gia được chia thành 3 nhóm: sản xuất – chế tạo, lắp đặt và bảo trì – vận hành. Do các dự án hầu hết là nhập 100% thiết bị từ các quốc gia công nghiệp mạnh như Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Hoa Kỳ … nên lực lượng lao động chủ yếu tham gia ở 2 phân khúc còn lại. Các nhà thầu chính là những nhà thầu quốc tế như GE, CTV (Pháp), HCE (Đức) và các nhà thầu Trung Quốc cùng với một số nhà thầu lớn của Việt Nam như PCC5, PVPC, TechGel, Lilama 451, Atad … Những nhà thầu chính này thuê lại các nhà thầu phụ để cung cấp và phụ trách các hạng mục cụ thể. Các nhà thầu phụ thông thường dùng nhân công tại chỗ để tiết kiệm chi phí nên trong giai đoạn lấp dựng, một lượng lớn lao động phổ thông tại địa phương có được việc làm với thu nhập khá.. Đối với điện gió và mặt trời, sau khi vận hành, những nhà phát triển lớn với nhiều dự án sẽ tổ chức các đội vận hành - bảo trì – vệ sinh riêng. Hầu hết các vị trí quản lý kỹ thuật là những nhân sự được đào tạo chuyên môn cao, trong khi các nhân viên bảo trì thì được đào tạo ngắn hạn và nhân viên vệ sinh là lao động phổ thông. Vì vậy, các vị trí quan trọng thường do các chuyên gia quốc tế hoặc chuyên gia được đào tạo chuyên sâu ở nước ngoài đảm trách, trong khi các vị trí còn lại thường là cư dân địa phương, tuy nhiên số lượng chỉ khoảng 20 người/đội phụ trách một nhà máy điện mặt trời từ 50 – 200MW. Số lượng này còn ít hơn đối với dự án điện gió. Với các dự án điện khí và. điện sinh khối nhân sự phải được đào tạo chuyên sâu và dài hạn trước khi đưa vào vận hành dự án. Như vậy, với nhu cầu lao động không cao về số lượng nhưng khắt khe về chất lượng chuyên môn dẫn đến ngành công nghiệp năng lượng cần có hệ sinh thái về giáo dục và đào tạo nghề hỗ trợ. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục và đào tạo ở ĐBSCL khá mỏng và không đáp ứng được yêu cầu trên trong khi thu hút nhân sự từ các trung tâm công nghiệp lân cận là một thách thức. Hiện tại Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có một trường đại học cấp vùng là Đại học Cần Thơ. Song, do yêu cầu đặc thù của vùng nên trường Đại học Cần Thơ có thế mạnh chủ yếu trong nghiên cứu và đào tạo liên quan đến các ngành nông nghiệp và dịch vụ, trong khi nhu cầu của ngành năng lượng lại tập trung vào các ngành khoa kỹ thuật cơ khí và điện. Các trường và cơ sở đào tạo về các ngành kỹ thuật, công nghiệp lại tập trung ở miền Đông Nam Bộ và Hồ Chí Minh – trung tâm công nghiệp của cả nước. - nên việc thu hút nhân lực từ đây về ĐBSCL là một bài toán khó. Nguyên nhân không chỉ xuất phát từ thu nhập mà còn do quy mô thị trường lao động ở ĐBSCL nhỏ, không đủ sức hấp dẫn. Như vậy, lao động có chuyên môn và chuyên môn cao là nút thắt trong việc thúc đẩy và phát triển ngành công nghiệp năng lượng ở ĐBSCL. Tuy nhiên, trở ngại này là không lớn đối với ngành năng lượng mặt trời và gió, mà chủ yếu gây khó khăn cho ngành điện khí và sinh khối. Do đó, trong chiến lược phát triển điện khí và sinh khối cần có kế hoạch phối hợp với các cơ sở đào tạo để chuẩn bị nguồn lực cho các dự án cụ thể. 248.

<span class='text_page_counter'>(298)</span> CHƯƠNG IV - 4.2 CÁC CỤM NGÀNH TIỀM NĂNG. Cơ sở hạ tầng truyền tải Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống truyền tải tương đối yếu, tổng công suất truyền tải từ đồng bằng đến miền Đông Nam Bộ - Hồ Chí Minh chỉ khoảng 7,9GW. Từ các dữ kiện trên cho thấy hệ thống truyền tải chủ yếu kết nối vào các nhà máy điện hiện hữu như: Nhiệt điện Duyên Hải, Khí điện đạm Cà Mau, Nhiệt điện khí Ô Môn. Vì vậy để việc hoạch định kế hoạch phát triển hệ thống truyền tải phải thực hiện song song với kế hoạch phát triển các nhà máy điện. Một hệ quả quan sát được từ việc phát triển nóng của các nhà máy năng tượng tái tạo trong thời gian vừa qua là khâu phát triển mạng lưới truyền tải diễn ra rất chậm do thiếu nguồn lực và thể chế phù hợp đã gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư: một dự án truyền tải phải mất từ 2 -3 năm, có khi còn lâu hơn nếu vướng điều kiện đất đai, trong khi đầu tư tư nhân có thể đáp ứng tốt cả nguồn lực và tiến độ thì vướng Luật điện lực.65. Như vậy có thể nói là hệ thống truyền tải và cơ chế chính sách hiện tại là một trong những cản trở lớn cho mong muốn phát triển công nghiệp năng lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu không giải quyết được nút thắt về hệ thống truyền tải, ngành công nghiệp năng lượng không thể phát triển. Bảng 4.8 Thống kê đường dây truyền tải từ ĐBSCL – Miền Đông Nam Bộ. Mỹ Tho. Nhà Bè. Điện áp (KV) 500. Mỹ Tho. Phú Lâm. 500. 64. 2.150. Long An. Phú Lâm. 220. 40. 530. Cần Đước. Hiệp Phước. 220. 38. 530. Mỹ Tho Tổng công suất. Chơn Thành. 500. 160. 2.600. Điểm đầu. Điểm cuối. Công suất giới hạn (MW) 2.150. 7.960. Nguồn: Nguyễn Quốc Khánh, Kịch bản nguồn điện cho khu vực ĐBSCL, 2019. 65 Xem thêm: 249. Chiều dài (km) 71.

<span class='text_page_counter'>(299)</span> Cơ sở hạ tầng giao thông thủy bộ Lĩnh vực năng lượng sinh khối có yêu cầu rất cao về hạ tầng giao thông vì nhu cầu vận tải nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy điện thu được gom từ khắp đồng bằng và cả các khu vực lân cận. Tuy nhiên hạ tầng giao thông đường bộ của Đồng bằng Sông Cửu Long vừa thiếu và vừa yếu, đang rơi vào tình trạng quá tải, cần tập trung nâng cấp đầu tư. Đồng bằng kết nối với vùng Đông Nam Bộ qua tuyến quốc lộ 1A và N2. Trong khi, thời gian gần đây, quốc lộ 1A thường xuyên xảy ra ùn tắc ở các khu vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang66, thì tuyến N2 kỳ vọng sẽ giúp quốc lộ 1A giảm áp lực lại thiếu vốn và đầu tư rất hạn chế. Nhiều đoạn trên tuyến N2 chỉ có 2 làn xe, đoạn Cao Lãnh – Mỹ An thì vẫn đang trong giai đoạn chờ vốn đầu tư67. Ngay cả khi tuyến N2 hoàn thành đoạn trên thì với hiện trạng đầu tư thiếu thốn như hiện nay cũng sẽ sớm bị ùn tắc nến mật độ giao thông tăng lên. Vì vậy có thể nói hạ tầng giao thông bộ yếu kém là nút thắt lớn nhất và khó khăn nhất cản trở sự phát triển của đồng bằng nói chung và của cụm ngành năng lượng trong tương lai nói riêng. Trong khi đó, hạ tầng giao thông thủy – vốn là thế mạnh của vùng đồng bằng sông nước – lại vừa đầu tư thiếu và kém hiệu quả. Mặt dù đồng bằng có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tuy nhiên do đầu tư. thiếu đồng bộ dẫn đến những điểm nghẽn trong các tuyến giao thông thủy, đồng thời thiếu đầu tư cảng kết nối với đường bộ nên lợi thế này không những không được khai thác, mà ngược lại, trở thành trở ngại cho sự phát triển giao thông tổng thể cho cả đồng bằng. Các tuyến đường thủy nội địa được quy hoạch không đồng bộ, việc kết nối giữa Đồng bằng và miền Đông Nam Bộ bị những điểm nghẽn làm cho bị tê liệt, cụ thể chỉ có một vài cảng lớn có thể tiếp nhận tàu trên 10.000 tấn như cảng Cần Thơ, Mỹ Thới68 có khả năng kết nối với tuyến đường bộ, nhưng với việc bồi đắp ở cửa Định An đã làm hạn chế việc lưu thông của các tàu trọng tải lớn. Dự án kênh tắt Quan Chánh Bố mặc dù hướng đến mục tiêu khắc phục tình trạng khó khăn trên, nhưng do thiếu sự nghiên cứu cần thiết nên đã trở thành dự án đầu tư kém hiệu quả69. Như vậy, giao thông thủy rất cần nghiên cứu và đầu tư một cách đầy đủ để giải quyết nút thắt về giao thông kết nối giữa các tỉnh đồng bằng với nhau và với miền Đông Nam Bộ. Nhìn chung, hạ tầng giao thông là nút thắt lớn của đồng bằng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, ngành công nghiệp năng lượng cũng sẽ chịu tác động đáng kể từ khó khăn này. Vì vậy nếu không có giải pháp kịp thời và hiệu quả, ngành công nghiệp năng lượng rất khó phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long.. 66 Xem thêm: Xem thêm: 68 Xem thêm 69 Xem thêm 250.

<span class='text_page_counter'>(300)</span> CHƯƠNG IV - 4.2 CÁC CỤM NGÀNH TIỀM NĂNG. Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan Làn sóng đầu tư điện tái tạo đã bắt đầu từ năm 2017 đến nay, tuy nhiên hầu hết các thiết bị và máy móc Việt Nam đều phải nhập khẩu. Một số kết cấu cơ khí đơn giản như giàn đỡ cho tấm pin mặt trời, chân đế trụ điện gió thì một số doanh nghiệp Việt Nam đã nhận gia công cho các tổng thầu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này cũng hầu hết ở khu vực Đông Nam Bộ, vì khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tập trung vào ngành nông nghiệp và công nghiệp chế biến nên ngành chế tạo cũng chủ yếu nhằm vụ phục cho hai ngành trên. Song, nếu nhu cầu đủ lớn, các ngành phụ trợ sẽ hình thành nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu trên. Nhưng với các thiết bị công nghệ cao đòi hỏi sự đầu tư lớn về mặt công nghệ và con người thì cần nhiều thời gian và sự đầu tư phù hợp. Một điển hình là. 70 Xem thêm 7¹ Xem thêm 251. gần đây tỉnh Long An đã có một doanh nghiệp đầu tư về pin ắc-quy cho ôtô và xe máy thương hiệu Globe70. Sản phẩm này được cung ứng cho hầu hết các hãng ôtô và xe máy nổi tiếng hiện nay. Do đó, việc phát triển các lĩnh vực chế tạo công nghệ cao cho ngành năng lượng hoàn toàn khả thi trong dài hạn. Bên cạnh đó, ngành công nghệ xử lý thiết bị nước thải từ các nhà máy chế biến thủy sản và nông sản khá phát triển ở đồng bằng. Đây cũng là một lợi thế khi phát triển ngành nhiên liệu sinh học phục vụ cho điện sinh khối bởi có những tương đồng giữa hai lĩnh vực với nhau. Bên cạnh đó, những ngành chế biến thực phẩm – thức uống có cồn cũng khá phát triển ở đồng bằng với hơn 8 nhà máy bia các loại7¹. Các ngành phụ trợ cho các nhà máy này khi có nhu cầu có thể nhanh chóng đáp ứng cho các ngành nhiên liệu sinh học – điện sinh khối..

<span class='text_page_counter'>(301)</span> Vai trò của nhà nước Ngành năng lượng là ngành đặc thù có liên quan đến các vấn đề an ninh quốc gia và điều hành vĩ mô nên chính quyền trung ương giữ vai trò chủ đạo trong việc quản lý và điều phối sự phát triển của ngành. Tính đến thời điểm hiện tại, chính quyền trung ương đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận trong việc thúc đẩy phát triển lĩnh vực năng lượng tái tạo với một số lượng lớn dự án điện mặt trời và điện gió được xây dựng và hòa lưới điện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, các chính sách hiện tại cũng bộc lộ một số nhược điểm cần khắc phục để ngành phát triển một cách hiệu quả. Chẳng hạn như việc ban hành chính sách cho các dự án năng lượng tái tạo thiếu tầm nhìn dài hạn, hệ quả là khi thời hạn của một chính sách kết thúc, chính sách nhiều khi chưa kịp hình thành, dẫn đến tình trạng nhập nhằng và hậu quả là các nhà đầu tư rơi vào tình huống bất định không thể ra quyết định một cách chắc chắn, dẫn đến tiến độ dự án bị trì hoãn, kéo dài làm gia tăng chi phí tài chính cho nhà đầu tư và chi phí kinh tế cho cả nền kinh tế. Điển hình là chính sách giá điện mặt trời hậu 30/06/2019 đã mất gần khoảng 9 tháng để ban hành, hệ quả là nhiều nhà đầu tư đã hoặc tạm hoãn triển khai dự án hoặc lo ngại trong việc ra quyết định đầu tư.7² Tương tự, việc giá FIT của điện gió sẽ hết hiệu lực vào ngày 01/11/2021 cũng đang làm các nhà đầu tư điện gió phân vân trong việc ra quyết định đầu tư của mình. Bên cạnh đó, luật Điện lực hiện hành đang hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các dự án truyền tải điện7³, trong khi nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực truyền tải của nhà nước hạn chế và quy trình đầu tư kéo dài. Điều này kiềm hãm sự phát triển của ngành năng lượng tái tạo và làm nản lòng các nhà đầu tư khi hệ thống truyền tải không đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng của các nhà máy phát điện, gây thiệt thiệt hại cho nhà đầu tư. Vì vậy, việc xây dựng chính sách cần có tầm nhìn và dự báo phù hợp, đồng thời. cần xem xét cho phép nhà đầu tư tư nhân tham gia vào lĩnh vực truyền tải để giảm gánh nặng đầu tư công. Ngoài ra, vẫn còn những vướng mắc liên quan đến chính sách giá FIT cũng như thiết kế hợp đồng mua bán điện (PPA) để đảm bảo quyền lợi của các bên đã tạo ra các nghi ngại về môi trường phát triển ngành năng lượng liệu có bền vững. Đối với các nhà phát triển dự án năng lượng mặt trời và các tổ chức tài chính, PPA hiện không thể sử dụng để đi vay vốn được do các điều kiện không rõ ràng hay các điều khoản miễn trừ trách nhiệm EVN áp đặt lên nhà đầu tư. Chúng ta kỳ vọng khi thị trường trở nên chín muồi hơn, hoặc chuyển sang cơ chế đấu thầu, thì giá mua điện tái tạo sẽ giảm mạnh, đồng thời các điều khoản hợp đồng mua bán được cải thiện để đảm bảo quá trình vay vốn dễ dàng hơn. Hiện đề xuất mới nhất đã đưa giá mua điện mặt trời xuống mức 7,09 xu Mỹ/kwh, và trong tương lai mức giá này được kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm. Song hành với chính sách phát triển NLTT, ngành năng lượng còn nhận được những lời mời đầu tư thích đáng vào các nguồn điện khác để đảm bảo độ ổn định của hệ thống khi tỷ lệ năng lượng tái tạo tăng lên. Đặc biệt, ĐBSCL với bờ biển dài và khuất bão, có thể tiếp nhận một số dự án điện khí LNG lớn với nguồn khí nhập khẩu từ nước ngoài. Chính phủ cần thực hiện cải cách chính sách giá bán lẻ, chính sách tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng, tái cơ cấu kinh tế, và chính sách cắt giảm phát thải nói chung, ngành năng lượng được kỳ vọng sẽ có những thay đổi mang tính cấu trúc trong thời gian tới. Một số sáng kiến được các tổ chức quốc tế nghiên cứu đề xuất như cơ chế mua bán trực tiếp (DPPA), cho phép các công trình trong khu công nghiệp lắp đặt thiết bị điện mặt trời lên đến 30MW để sử dụng và bán tại chỗ (behind-the-meter), tạo điều kiện pháp lý và cơ chế tài chính cho các tổ chức cung cấp dịch vụ năng lượng (ESCO) cũng có tiềm năng lớn.. 7² Xem thêm tại: 7³ Luật Điện Lực 2011. 252.

<span class='text_page_counter'>(302)</span> CHƯƠNG IV - 4.2 CÁC CỤM NGÀNH TIỀM NĂNG. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương giữ vai trò then chốt trong việc cung cấp đất và hỗ trợ nhà đầu tư hình thành dự án. Tuy nhiên, chính quyền địa phương hiện tại cũng gặp phải những khó khăn trong việc lựa chọn nhà đầu tư phù hợp do có rất nhiều nhà đầu tư thiếu năng lực và kinh nghiệm nhưng có quan hệ mong muốn “tranh giành” dự án để bán lại cho các nhà đầu tư thực thụ để kiếm lời. Hệ quả là khi các nhà đầu tư thiếu năng lực được cấp phép, các dự án này thường kéo dài và chậm tiến độ dẫn đến việc người dân bị ảnh hưởng bức xúc gây căng thẳng xã hội và các thiệt hại kinh tế cho địa phương. Để khắc phục cho tình trạng trên, một số địa phương đã đưa ra các giải pháp lựa chọn nhà đầu tư như: Đầu thầu dự án đầu tư, tăng cường điều tra lý lịch nhà đầu tư. Điển hình là tỉnh Trà Vinh đã áp dụng hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu tương tự như lựa chọn nhà thầu xây dựng trong việc đầu tư dự án công.74 Tuy nhiên, đây chỉ là gải pháp tạm thời, chính phủ cần có chính sách phù hợp để hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc lựa chọn nhà đầu tư phù hợp.. 253. Một số kết luận chung Tóm lại, ĐBSCL có tiềm năng rất lớn và những điều kiện thuận lớn đặc biệt để phát triển cụm ngành năng lượng tái tạo. Nhưng để tận dụng tối đa tiềm năng và lợi thế của khu vực, ĐBSCL cần vượt qua khá nhiều rào cản từ chính sách đến kinh tế và kỹ thuật. Các thách thức về mặt chính sách tập trung vào các thiết kế hợp đồng mua bán điện (PPA) không đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư khiến các dự án điện tái tạo trở nên khó hoặc không thể vay vốn của các định chế tài chính ngoài nước. Một trong những khuyết điểm đó là các điều khoản liên quan đến cắt giảm công suất (curtailment), rủi ro tỷ giá, các điều kiện bất khả kháng, giải quyết tranh chấp, và thiếu sự rõ ràng hay chậm trễ trong quá trình phê duyệt dự án, thu hồi đất đai, và các cáo buộc liên quan đến nhũng nhiễu của cơ quan cấp phép..

<span class='text_page_counter'>(303)</span> Liên quan đến rào cản tài chính, giá mua điện đối với một số nguồn như điện gió, đặc biệt điện gió ngoài khơi, còn khá thấp so với suất đầu tư cũng như mức giá đang được áp dụng trên thế giới. Nhà đầu tư cũng phải gánh thêm cho phần phi xây dựng đường truyền tải đến các trạm biến áp trung áp. Đối với nhóm yếu tố kỹ thuật, thị trường sản xuất thiết bị trong nước còn khá nhỏ, và thiếu nguồn nhân lực có trình độ quản lý hệ thống, xây dựng, và bảo dưỡng các thiết bị, đặc biệt đối với công nghệ điện gió. Việt Nam cũng chưa có cơ sở hạ tầng để phát triển lưới điện thông minh, thiếu hoặc chất lượng dữ liệu kém cũng làm đội chi phí và kéo dài tiến trình đầu tư. Và để phát triển cụm ngành công nghiệp năng lượng, cần phải có chiến lược đầu tư nghiêm túc cho các ngành phụ trợ và liên quan. Ngoài ra, lĩnh vực năng lượng tái tạo cần được xem như là một phần của chiến lược phát triển kinh tế và kinh tế. Với mỗi chính sách đều có những đối tượng hưởng lợi và những đối tượng bị thiệt thòi khi chúng ta. thực hiện chuyển đổi từ hệ thống điện tập trung thông thường sang hệ thống năng lượng phân tán với mức độ thâm nhập năng lượng tái tạo ở mức cao. Cần có thêm những bằng chứng rõ ràng về tác động lên công ăn việc làm tạo ra, tác động đến phân phối thu nhập, đến chính sách tài khóa của chính phủ, và tác động kinh tế xã hội và môi trường trong các kịch bản phát triển năng lượng. Khu vực tư nhân sẽ đóng một phần quan trọng trong cơ cấu năng lượng thông qua đầu tư vào năng lượng mặt trời và gió, lưu trữ năng lượng và thực hiện các sáng kiến hiệu quả năng lượng. Ngoài ra còn có những doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư trong lĩnh vực LNG, trong việc xây dựng các lưới truyền tải và cung cấp các dịch vụ năng lượng. Giá điện một thành phần quan trọng của cải cách ngành năng lượng. Do đó, khi chuyển đổi cơ cấu năng lượng cũng cần làm rõ chi phí toàn bộ hệ thống là bao nhiêu và chi phí cho người dùng cuối là bao nhiêu, đồng thời còn duy trì hệ thống trợ cấp chéo rộng rãi như áp dụng hiện nay hay không.. 74 Xem thêm tại: 254.

<span class='text_page_counter'>(304)</span> CHƯƠNG IV - 4.2 CÁC CỤM NGÀNH TIỀM NĂNG. Cụm ngành hạ tầng Logistics ở ĐBSCL Giới thiệu tổng quan Ngày nay năng lực cạnh tranh, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu, chính là yếu tố quyết định lớn đối với tăng trưởng dài hạn. Trong đó, 3 yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam bao gồm: cơ sở hạ tầng vận tải và dịch vụ logistics; thủ tục pháp lý về xuất nhập khẩu và tổ chức chuỗi giá trị sản xuất.75 Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên, yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.76 Trong phân tích chuỗi giá trị theo mô hình của M. Porter, các hoạt động của công ty được chia thành hai nhóm gồm các hoạt động chủ yếu (primary activities) và các hoạt động hỗ trợ (supporting activities). Trong đó, các hoạt động chủ yếu bao gồm những. hoạt động được gắn trực tiếp với các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, gồm: các hoạt động logistics đầu vào, sản xuất hay vận hành, các hoạt động logistics đầu ra, marketing và bán hàng, và dịch vụ. Các yếu tố tác động đến chuỗi giá trị77 đó là khả năng kết nối kém không chỉ thể hiện ở khả năng tiếp cận mạng lưới vận tải quốc tế mà còn ở vấn đề về chính sách, rào cản…). Ngoài ra, chất lượng của cơ sở hạ tầng được xem như là một trong những động lực thúc đẩy một quốc gia hội nhập vào nền sản xuất toàn cầu. Các cảng biển, các điểm đầu mối (hub), mạng lưới vận tải nội địa đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm sản xuất lương thực thực phẩm, thủy sản và cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất nước, với nguồn nguyên liệu phong phú và có sản lượng lớn. Chính vì vậy, sự phát triển logistics của ĐBSCL đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của ĐBSCL và với sự phát triển tổng thể ngành logistics của Việt Nam.. 75 Blancas, Luis C., John Isbell, Monica Isbell, Hua Joo Tan, and Wendy Tao (2014), Efficient Logistics: A Key to Vietnam’s Competitiveness. Directions in Development. World Bank, Washington DC, doi:10.1596/978-1-4648-0103-7. 76 Bộ Công Thương (2019), Báo cáo Logistics Việt Nam 2019. Bộ Công Thương, Hà Nội. 77 WTO (2013), Aid for trade at a glance 2013: Cconnecting to value chains, Chapter 3 “Value chains and the development path”. 255.

<span class='text_page_counter'>(305)</span> Nhu cầu logistics phục vụ hàng nông sản và thủy sản của ĐBSCL Tình hình chung về ngành logistics của Việt Nam Sự phát triển của ngành logistics Việt Nam được đánh giá qua chỉ số hiệu quả hoạt động logistics (LPI) do Ngân Hàng Thế Giới công bố mỗi 2 năm 1 lần, trong đó năm 2018 Việt Nam tăng 25 bậc so với năm 2016, trở thành nước đứng thứ 3 trong các nước ASEAN (Bảng 4.6). Trong những năm qua, các chỉ số liên quan đến Hải quan, Hạ tầng, Vận tải Quốc tế, Năng lực logistics, theo dõi và truy xuất hàng hoá cũng như thời gian thực hiện dịch vụ logistics đều được cải thiện tích cực, đặc biệt là năng lực Logistics, và khả năng truy xuất là các chỉ tiêu tăng điểm đáng kể. Theo thống kê của Hiệp Hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), Việt Nam có khoảng 4,000 doanh nghiệp hoạt động logistics chuyên nghiệp và có kết nối quốc tế trong tổng số doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh liên quan đến ngành logistics là 29.694 doanh nghiệp (số liệu năm 2018) chủ yếu quy mô nhỏ và vừa. Ngành logistics đóng góp khoảng 4 – 5% GDP vào năm 2017. Tỷ lệ thuê ngoài logistics đạt mức 60 – 70%. Chi phí logistics so với GDP khoảng 16 – 17% trong tổng quy mô thị trường khoảng 40 tỷ USD.78 Quyết định 200/QĐ-TTg phê duyệt “Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch. vụ logistics Việt Nam đến năm 2025” ban hành ngày 14/02/2017 đã xác định quan điểm “Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; Phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước, phát triển hạ tầng giao thông vận tải và công nghệ thông tin; Phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược, tăng cường kết nối để đưa Việt Nam trở thành một đầu mối logistics quan trọng trong khu vực; Nhà nước đảm nhiệm vai trò hỗ trợ, kiến tạo môi trường thuận lợi cho nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam”. Với quan điểm đó, 6 nhóm nhiệm vụ chính đã được đưa ra trong đó có “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics; Hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics; Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ; Phát triển thị trường dịch vụ logistics, Đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực và nhóm nhiệm vụ khác”.79 Quyết định 708/QĐ-BCT ngày 26/03/2019 đề ra các nhiệm vụ cần triển khai thực hiện để cải thiện chỉ số hiệu quả Logistics Việt Nam bao gồm 7 nhiệm vụ chính về nâng cấp hạ tầng, cải thiện khả năng giao hàng, nâng cao năng lực và chất lượng cung cấp dịch vụ logistics, rút ngắn thời gian và giảm chi phí, nâng cao hiệu quả thông quan và nhóm nhiệm vụ bổ trợ.. Bảng 4.9 Bảng xếp hạng LPI của Việt Nam qua các năm từ 2007 đến 2018 Năm 2018 2016 2014 2012 2010 2007. Thứ hạng Vận tải Điểm LPI Hải quan Hạ tầng LPI quốc tế 39 64 48 53 53 53. 3,27 2,98 3,15 3,00 2,96 2,89. 2,95 2,75 2,81 2,65 2,68 2,89. 3,01 2,70 3,11 2,68 2,56 2,50. 3,16 3,12 3,22 3,14 3,04 3,00. Năng lực logistics. Theo dõi và truy xuất. Thời gian. 3,40 2,88 3,09 2,68 2,89 2,80. 3,45 2,84 3,19 3,16 3,10 2,90. 3,67 3,50 3,49 3,64 3,44 3,22. Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Connecting to Compete, 2007-2018 (năm 2018: đánh giá 160 quốc gia). 78 Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam – VLA (2018), Sách Trắng VLA 2018. 79 Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 200/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. 256.

<span class='text_page_counter'>(306)</span> CHƯƠNG IV - 4.2 CÁC CỤM NGÀNH TIỀM NĂNG. Nhu cầu logistics phục vụ hàng nông sản và thủy sản của ĐBSCL Với vai trò là vựa lúa và vựa thủy sản lớn nhất cả nước, vùng ĐBSCL đóng góp 40% giá trị sản xuất nông nghiệp, trên 54% sản lượng lúa, 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy sản và 70% sản lượng trái cây. Kim ngạch xuất khẩu chủ yếu từ sản phẩm gạo và thủy sản chế biến, 2 mặt hàng này chiếm từ 75% – 80% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2018 kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng rau quả đạt 23%, trong khi thủy hải sản và gạo đều có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng lần lượt là 12% và 18% và tổng kim ngạch xuất khẩu của 3 nhóm mặt hàng này chiếm tỷ trọng khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn vùng (Bảng 4.5). Tiềm năng xuất khẩu nông thủy sản của ĐBSCL tạo cơ hội và nhu cầu cấp thiết đối với sự phát triển ngành dịch vụ logistics hướng đến phục vụ hàng nông thủy sản của toàn vùng với những dịch vụ logistics chủ yếu như vận tải, kho hàng, bảo quản hàng hóa và các dịch vụ giá trị gia tăng chẳng hạn. như dịch vụ kho lạnh, chiếu xạ, hấp nhiệt đối với mặt hàng trái cây để đảm bảo chất lượng của hàng xuất khẩu cũng như hàng phân phối cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. Quyết định 245/QĐ-TTg ngày 12/02/2014 về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 xác định mục tiêu tỷ trọng dịch vụ/GDP đạt 65,7% đến năm 2030. Mục tiêu này thể hiện tầm quan trọng của sự phát triển dịch vụ logistics cho toàn vùng như là một yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng nói chung và sản xuất nông thủy sản nói riêng để góp phần nâng cao chuỗi giá trị hàng nông thủy sản của vùng ĐBSCL. Đầu tư phát triển tốt cho logistics cũng góp phần giúp vùng khắc phục được tình trạng thất thoát sau thu hoạch lên đến 30% - 40% của nhiều loại nông sản. Do đó, phát triển dịch vụ logistics ở ĐBSCL thật sự là hướng chiến lược quan trọng để phát triển dịch vụ chủ lực của cả vùng.. Bảng 4.10 Tình hình kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản và thủy hải sản của ĐBSCL (tỉ USD) STT. Mặt hàng. 2016. 2017. 2018. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2018 (%). 1. Thủy hải sản. 4,20. 5,40. 5,85. 18%. 2. Gạo. 2,20. 2,37. 2,75. 12%. 3. Rau quả. 1,75. 2,45. 2,67. 23%. 4. Tổng cộng: (I) = (1)+(2)+(3). 8,15. 10,22. 11,27. 18%. 5. Kim ngạch xuất khẩu của ĐBSCL: (II). 12,84. 15,40. 17,40. 16%. 6. Tỷ trọng (%) = (I)/(II)*100. 63,47. 66,36. 64,75. Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải quan, 2018. 80 Donald J. Bowersox et al. (2002),: Supply Chain Logistics Management. McGraw Hill., New York, ISBN 0-07-235 100-4. 8¹ Trọng Tùng, 2020, Tổn thất sau thu hoạch của nhiều ngành hàng nông sản Việt Nam lên tới 30%. Hà Nội: Báo điện tử Kinh tế & Đô thị. Địa chỉ: 257.

<span class='text_page_counter'>(307)</span> Hiện trạng hạ tầng logistics và quy hoạch hạ tầng logistics của vùng ĐBSCL Hiện trạng hạ tầng logistics của vùng ĐBSCL. Hình 4.11 Hệ thống nhà máy SX nông nghiệp ở ĐBSCL qua bản đồ GIS. Việc bảo quản các sản phẩm nông sản có một số đặc thù như: chu kỳ sử dụng ngắn, dễ hư hỏng, tính thời vụ và theo mùa, cần bảo quản ở nhiệt độ thấp, nhiệt độ cho mặt hàng nông sản khác nhau cần được kiểm soát khác nhau tùy từng giai đoạn.80 Ví dụ: quả vải ở 30C giữ tươi được 15 ngày. Hàng nông sản xuất khẩu, tùy từng thị trường nhập khẩu mà yêu cầu khác nhau. Đối với thị trường Mỹ, cần phải có mã vùng trồng (PUC-product unit code), mã đóng gói (PHC-packing house code) và mã chiếu xạ (TIN-treat inspection number), hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu 6 loại trái cây sang thị trường Mỹ bao gồm thanh long, nhãn, xoài, vú sữa, vải và chôm chôm. Đối với thị trường Châu Âu, cần phải có chứng nhận Global GAP, chứng nhận HACCP, Health certificate (chứng nhận an toàn sức khỏe), …. Do đó, logistics phục vụ hàng nông sản đòi hỏi một quá trình tích hợp từ khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, đóng gói, lưu trữ, vận chuyển, và phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng. Vì vậy, doanh nghiệp làm logistics hàng nông sản, cần nắm rõ các quy định của từng thị trường xuất khẩu của khách hàng để đảm bảo cung cấp dịch vụ phù hợp và an toàn. Đối với bảo quản sau thu hoạch, Bộ NN&PTNT tự đánh giá: Đây là khâu yếu, tổn thất sau thu hoạch còn lớn. Cụ thể, tùy lĩnh vực ngành hàng nhưng nhìn chung tổn thất nông sản sau thu hoạch giao động từ 10 - 20%. Cơ sở vật chất như phương tiện vận tải, khâu lưu trữ, kho bảo quản còn thiếu thốn, không phù hợp. Công nghệ bảo quản tiên tiến chưa được nghiên cứu, chuyển giao áp dụng nhiều trong thực tiễn. Mức độ tổn thất sau thu hoạch của một số ngành hàng cụ thể như: Rau, quả, sắn khoảng 20 - 30%; Cà phê, tiêu, điều, chè khoảng 10 - 15%; Thủy sản đánh bắt khoảng 15 - 20%; Lúa gạo khoảng 5 - 7%.8¹. Số nhà máy. Hải sản. Trái cây. Gạo. Long An. 5. 2. 1. 2. Tiền Giang. 6. 2. 0. 4. Bến Tre. 13. 5. 6. 2. Vĩnh Long. 3. 0. 0. 3. Trà Vinh. 4. 3. 0. 1. Đồng Tháp. 9. 7. 1. 1. Hậu Giang. 1. 1. 0. 0. Sóc Trăng. 11. 10. 1. 0. An Giang. 10. 7. 0. 3. Kiên Giang. 10. 10. 0. 0. Bạc Liêu. 15. 15. 0. 0. Cà Mau. 21. 21. 0. 0. Cần Thơ. 15. 11. 0. 4. Tổng. 123. 94. 9. 20. Tỉnh/TP. Nguồn: VLA/Viện nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam (VLI), 2019. Đảo Phú Quốc. QĐ Hoàng Sa. Đảo Phú Quốc. QĐ Trường Sa. 258.

<span class='text_page_counter'>(308)</span> CHƯƠNG IV - 4.2 CÁC CỤM NGÀNH TIỀM NĂNG. Hiện nay có nhiều bất cập của logistics ảnh hưởng tới quá trình sản xuất và thương mại nông thủy sản của ĐBSCL, tuy nhiên báo cáo này tập trung vào một số điểm bất cập chính bao gồm hạn chế trong đầu tư công nghệ chuỗi lạnh (cold chain), hạ tầng cảng và sự thiếu liên kết trong kết nối hạ tầng logistics. Số liệu thống kê năm 2019 cho thấy mặc dù hiện có khoảng 123 nhà máy sản xuất và chế biến các mặt hàng nông thủy sản chủ lực (gạo, trái cây, thủy hải sản) của vùng ĐBSCL tuy nhiên hiện nay toàn vùng mới chỉ có 6 kho lạnh chủ yếu tập trung ở Long An, Cần Thơ và Hậu Giang với quy mô công suất khoảng 50.000 Tấn và 93.000 pallet.8². Hạ tầng cảng biển vùng ĐBSCL đóng vai trò quan trọng đối với tuyến vận tải kết nối quốc tế và nội địa nhằm vận tải hàng hóa nông thủy sản xuất khẩu và phân phối tiêu thụ nội địa. Theo phân tích, nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu trong khu vực ĐBSCL khoảng 17 đến 18 triệu tấn/năm, tuy nhiên, 70% hàng hóa xuất khẩu này phải chuyển tải về các cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh và cụm cảng Cái Mép Thị Vải, khiến chi phí vận tải doanh nghiệp phải gánh cao hơn từ 10 – 40% tùy từng tuyến. Cảng Cái Cui dù được kỳ vọng là đưa hàng hóa xuất khẩu cho vùng nhưng tàu tải trọng lớn không vào cảng được do vướng luồng vào.8³. Trong các kho hàng lạnh nói trên, Mekong Logistics với công suất 50.000 pallet là trung tâm logistics kho hàng lạnh với sự kết hợp giữa công ty dịch vụ logistics là Gemadept Logistics và công ty thủy sản Minh Phú (Hậu Giang). Có thể nói đây là một mô hình hợp tác hiệu quả giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics và công ty sản xuất thủy sản.. Với lợi thế mạng lưới sông ngòi dày đặc và kết nối sông Mekong, hiện nay vận tải thủy nội địa của vùng ĐBSCL đóng vai trò quan trọng kết nối tuyến vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu và nội địa với ưu thế vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn và khả năng kết nối với vùng sản xuất nông thủy sản. Tuy nhiên, hiện nay, vận tải thủy nội địa của vùng ĐBSCL vẫn đang phải cạnh tranh khó khăn với vận tải bộ do hạ tầng hạn chế, phụ thuộc con nước và độ cao tĩnh không của cầu do đó thời gian trung bình vận chuyển tuyến Cần Thơ-Cát Lái và Cần Thơ-Cái Mép Thị Vải lần lượt là 18 tiếng và 36 tiếng trong khi vận tải bộ trung bình khoảng 5 tiếng và 8 tiếng trên cùng tuyến, đặc biệt là cước vận tải container lạnh bằng sà lan thủy nội địa cao hơn so với vận tải bộ (cao hơn 70% với container 40 feet, và cao hơn khoảng 9% với container 20 feet) (Hồ Thị Thu Hòa và đtg 2019). Những vấn đề như trên chính là rào cản rất lớn để thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội địa kết nối vùng ĐBSCL với các cảng chính của khu vực phía Nam.. Trong bối cảnh hạ tầng kho hàng lạnh phục vụ cho hàng nông thủy sản của vùng ĐBSCL còn thiếu thốn và hạn chế về năng lực bảo quản lạnh với các cấp độ khác nhau như kho kiểm soát nhiệt độ (thường từ 18-28 độ C, kho lạnh (từ 0-5 độ C) và kho đông lạnh (từ - 18 đến – 25 độ C) thì mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với kinh nghiệm khai thác kho hàng lạnh và công ty sản xuất với nhu cầu đặc thù cho từng mặt hàng là rất đáng khích lệ và nên được tiếp tục nhân rộng để tạo cầu nối giữa nhà cung cấp và người sử dụng dịch vụ logistics, qua đó tăng cường được tính kết nối và chia sẻ nguồn lực hạ tầng logistics chất lượng góp phần cải thiện chuỗi giá trị hàng nông thủy sản xuất khẩu và phân phối tiêu dùng nội địa của vùng ĐBSCL.. Qua khảo sát doanh nghiệp dịch vụ logistics và doanh nghiệp sản xuất của vùng ĐBSCL, hạ tầng logistics thiếu kết nối cũng là một yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng làm tăng chi phí logistics của vùng (Hình 4.14).. 8² Hồ Thị Thu Hòa, Bùi Thị Bích Liên, Trần Quang Đạo, Trần Duy Khiêm (2019), Tăng cường tính kết nối hạ tầng logistics phục vụ hàng nông sản & thủy sản của ĐBSCL - từ thay đổi tư duy đến hành động. Hội thảo TĂNG CƯỜNG TÍNH KẾT NỐI NHẰM CẢI THIỆN CHUỖI GIÁ TRỊ HÀNG NÔNG SẢN & THỦY SẢN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG do Ủy ban Nhân dân Tp. Cần Thơ phối hợp cùng Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam tổ chức ngày 23.4.2019. 8³ Nguyễn Thư, 2019, Phát triển dịch vụ Logistics tăng cạnh tranh cho nông thủy sản ĐBSCL [trực tuyến]. Cần Thơ: TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ-THƯƠNG MẠI VÀ HỘI CHỢ TRIỂN LÃM CẦN THƠ tại địa chỉ: 259.

<span class='text_page_counter'>(309)</span> Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, Bộ Công thương cũng đã có những khuyến nghị các doanh nghiệp logistics, đặc biệt là có kho lạnh, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh nông sản thông qua việc ưu tiên bảo quản các mặt hàng nông sản đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu sang Trung Quốc, giảm chi phí lưu kho, lưu bãi, giảm phí vận chuyển, bốc xếp hàng hóa...Thực tế. này cho thấy, yêu cầu phát triển hạ tầng kho lạnh của vùng ĐBSCL vô cùng cấp thiết để nâng cao khả năng ứng phó với mọi sự cố phát sinh nhằm đảm bảo có thể lưu trữ, bảo quản hàng nông thủy sản sau thu hoạch nhằm giảm thiểu tỷ lệ hư hỏng của hàng hóa cũng như chủ động trong sản xuất, xuất khẩu và phân phối tiêu dùng nội địa.. Hình 4.28 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố làm tăng chi phí logistics của doanh nghiệp. Ứng dụng công nghệ. Mức độ hợp tác của chủ hàng. Chi phí vận tải quốc tế 4 3,5 3 2,5 2 1,5 1 0,5. Thủ tục giấy tờ hành chính. Giá xăng dầu. 0. Nhân sự thay đổi phải đào tạo lại. Phải thuê ngoài các dịch vụ logistics. Ùn tắc giao thông. Kết nối hạ tầng logistics không đồng bộ. Nguồn: VLA, VLI, Nhóm nghiên cứu của Trường Đại học GTVT Tp.HCM – 2019 (Hồ Thị Thu Hòa và đtg 2019) 260.

<span class='text_page_counter'>(310)</span> CHƯƠNG IV - 4.2 CÁC CỤM NGÀNH TIỀM NĂNG. Điểm mạnh, điểm yếu và chất lượng của hệ thống logistics vùng ĐBSCL Hệ thống logistics nói chung bao gồm các hợp phần chính là cơ sở hạ tầng, khung pháp lý và chính sách, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và các. doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics. Hệ thống logistics của vùng ĐBSCL có những điểm mạnh và điểm yếu như sau:. Điểm mạnh. Điểm yếu. Hệ thống cảng của ĐBSCL trải dài trên khu vực sông Hậu và sông Tiền. Có 5 tuyến hành lang đường bộ nối ĐBSCL với vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Mạng lưới đường thủy dài và chất lượng cao hơn so với các vùng trong cả nước với hệ thống sông kênh dài 28.000 km, trong đó 23.000 km có khả năng khai thác vận tải chiếm 70% chiều dài đường sông cả nước, có 2 tuyến đường thủy huyết mạch từ thành phố Hồ Chí Minh đi Kiên Giang, Cà Mau và kênh Quan Chánh Bố cho tàu tải trọng lớn ra vào sông Hậu. Hệ thống sân bay trong vùng ĐBSCL đã và đang được nâng cấp và phát triển có thể kết nối tuyến quốc tế. Được quy hoạch trung tâm logistics cấp vùng nhằm phục vụ cho nhu cầu dịch vụ logistics của vùng đặc biệt là hướng đến phục vụ nguồn hàng xuất khẩu chủ lực của vùng như hàng nông thủy sản qua đó góp phần kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.. Hiện nay chưa có tuyến đường sắt kết nối khu vực này. Tình trạng kẹt cầu cảng, kẹt đường diễn ra thường xuyên Chiều cao tĩnh không của các cây cầu ở ĐBSCL rất hạn chế; vùng nông thôn không cho xe có tải trọng lớn vào nên rất khó lấy hàng Hệ thống cảng còn phân tán, quy mô nhỏ lẻ, năng lực thấp, ít cảng container chuyên dùng, chưa phát huy được lợi thế về giao thông đường thủy nội địa. Vận hành và kết nối thiếu đồng bộ, chưa hiệu quả giữa các phương thức vận tải trong nội vùng ĐBSCL và giữa vùng ĐBSCL với thị trường xuất khẩu, chủ yếu tàu đi tuyến nội địa hoặc nội Á, chưa có tuyến trực tiếp đi Châu Âu, Châu Mỹ; Khả năng kết nối giao thông nội vùng cũng bị hạn chế, đặc biệt là kết nối từ vùng sản xuất đến hạ tầng giao thông vận tải. Thiếu hạ tầng kho hàng bến bãi logistics Thiếu các trung tâm logistics trọng điểm và các hệ thống trung tâm vệ tinh; Thiếu các ICD và bãi container rỗng Thiếu hệ thống kho lạnh cho các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản; chủ yếu kho của nhà sản xuất Vùng sản xuất cách rất xa điểm tập kết, hạ tầng kém nên thời gian vận chuyển hàng hoá đến điểm tập kết kéo dài dẫn đến tổn thất hàng hóa nông sản sau thu hoạch lên tới 20%-40%. Hệ thống kho trữ ở ĐBSCL phần lớn là do các doanh nghiệp sản xuất tự đầu tư, quy mô kho nhỏ, chỉ khoảng 2.000-3.000 tấn, không thuận tiện cả đường giao thông thủy lẫn cả đường bộ. Hệ thống kho trữ vừa thiếu, vừa thô sơ, đặc biệt là thiếu nghiêm trọng hệ thống kho lạnh để bảo quản nông thủy sản, hệ thống kho trữ lúa và công nghệ bảo quản sau thu hoạch nên tỷ lệ thất thoát khá cao (20%).. Thiếu về cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực logistics. Dịch vụ logistics chủ yếu được thực hiện bởi các công ty logistics từ thành phố HCM, công ty logistics của vùng chưa phát triển và thiếu tính kết nối mạng lưới. Thiếu các dịch vụ giá trị gia tăng trong logistics như dịch vụ chiếu xạ do đó hàng hóa phải vận chuyển về thành phố Hồ Chí Minh để tiến hành chiếu xạ trước khi xuất khẩu đi thị trường Mỹ làm tăng chi phí logistics và thời gian ra thị trường. Không đủ xe lạnh và kho lạnh khi đến mùa cao điểm dẫn đến hàng hóa bị hư hỏng và giảm giá trị.. 261.

<span class='text_page_counter'>(311)</span> Đánh giá chất lượng của hệ thống logistics ở vùng ĐBSCL Nhìn chung, hiện trạng hệ thống giao thông thủy, bộ trên địa bàn vùng ĐBSCL có mật độ dày và phát triển đều khắp, tuy nhiên chất lượng chưa cao, chưa đồng bộ trong toàn hệ thống, làm hạn chế phần nào tải trọng các phương tiện vận chuyển, các hoạt động giao thông đi lại, đặc biệt trong mùa mưa lũ và việc đưa hàng hóa về các vùng sâu, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn, do chi phí tăng cao, ít điểm bán hàng, ảnh hưởng nhiều đến việc khai thác, phát huy có hiệu quả tiềm năng phát triển thương mại. Khả năng kết nối vận tải nội vùng cũng còn nhiều hạn chế, khả năng kết nối giao thông từ vùng sản xuất đến các điểm tập kết hàng hóa và nhà máy sản xuất chưa thuận tiện làm kéo dài thời gian vận chuyển và giảm chất lượng và giá trị hàng nông thủy sản. Mạng lưới đường bộ kém phát triển so với cả nước, chưa có đường sắt, nhiều cảng biển chưa phát huy được hiệu quả, chưa tận dụng được lợi thế về giao thông thủy nội địa trong sản xuất, lưu thông, tiêu thụ hàng hóa; thiếu các trung tâm logistics tập trung và các hệ thống trung tâm vệ tinh; thiếu nguồn nhân lực phục vụ phát triển các dịch vụ logistics ; khả năng liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp trong xây dựng, cung ứng chuỗi dịch vụ logistics còn yếu,…. Sự kết nối giữa các phương thức vận tải đường bộ và đường thủy, đường bộ và cảng biển, đường bộ và cảng hàng không vẫn chưa thuận lợi và hiệu quả. Chất lượng vận tải và dịch vụ vận tải chưa cao, chi phí chưa hợp lý, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cản trở tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Chưa đáp ứng nhu cầu giao lưu và tranh thủ cơ hội kinh doanh mới, tạo thuận tiện cho việc mở rộng các đường kết nối kinh tế giữa các địa phương trong vùng và các khu vực phụ cận, giữa ĐBSCL với các trung tâm kinh tế khác của cả nước và khu vực. Ngoài ra, thiếu kết nối trực tiếp giữa ĐBSCL với thị trường xuất nhập khẩu qua hệ thống luồng hàng hải, cảng biển cũng là một hạn chế ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển và năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu của vùng. Do ĐBSCL chưa có chuỗi cung ứng dịch vụ logistics hoàn chỉnh nên hàng hóa của các công ty phải vận chuyển lên các cảng khu vực miền Đông Nam Bộ để làm thủ tục xuất khẩu. Điều này không chỉ phát sinh chi phí, thời gian vận chuyển, thủ tục thông quan mà còn làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa. Vì vậy, mặc dù là vùng đất giàu tiềm năng phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp nhưng lại là vùng có nhiều khó khăn trong khâu dự trữ, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa.. 262.

<span class='text_page_counter'>(312)</span> CHƯƠNG IV - 4.2 CÁC CỤM NGÀNH TIỀM NĂNG. Đến nay vùng ĐBSCL chưa có trung tâm logistics được hình thành theo Quyết định số 1012/QĐ-TTg ban hành ngày 3/7/2015 về Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quy mô của các trung tâm logistics hiện hữu khá nhỏ (dưới 10ha) và chủ yếu phục vụ một số doanh nghiệp trong khu công nghiệp hoặc một tỉnh, thành phố. Hệ thống này chưa phát triển đến quy mô phục vụ cho một ngành hoặc một vùng kinh tế. Dịch vụ cung cấp của các trung tâm logistics còn hạn chế, tính liên kết, kết nối trong hoạt động logistics yếu. Tại ĐBSCL hiện nay, nhà cung cấp dịch vụ logistics trọn gói rất ít, phần lớn là các dịch vụ logistics nhỏ lẻ. Phần lớn các dịch vụ logistics liên quan đến sản xuất, thương mại và cung cấp dịch vụ…được thực hiện một cách tự phát theo truyền thống, thường thực hiện giao nhận trực tiếp theo 1PL (nghĩa là nhà sản xuất, kinh doanh tự thực hiện hoạt động logistics chứ không thuê ngoài). Hình thức thuê ngoài cũng chỉ dừng lại ở từng lĩnh vực hoạt động riêng lẻ chứ chưa có sự kết nối chặt chẽ với nhau giữa các phương thức vận tải, giữa vận tải với kho bãi, giữa vận tải kho bãi với thủ tục giao nhận nên thường gây ra chậm trễ, phát sinh chi phí cao và đặc biệt là phiền hà cho khách hàng. Hiện chưa có những công ty logistics nước ngoài tham gia thị trường cung cấp dịch vụ tại ĐBSCL, chỉ có số ít các công ty trong nước, chủ yếu là các doanh nghiệp từ thành phố Hồ Chí Minh. Chưa có nhiều doanh nghiệp lớn chuyên về dịch vụ logistics trên địa. 263. bàn; khả năng cung ứng chuỗi dịch vụ logistics yếu; chi phí logistics cao từ đó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa. Đầu tư phát triển tốt cho logistics cũng góp phần giúp vùng khắc phục được tình trạng thất thoát sau thu hoạch lên đến 20% đối với nhiều loại nông sản. Vì vậy, việc phát triển dịch vụ logistics ở ĐBSCL thật sự là hướng chiến lược mới để phát triển dịch vụ chủ lực của cả vùng này. ĐBSCL chưa có sự quy hoạch đồng bộ nguồn nguyên liệu tập trung tại một số địa phương, thiếu sự phân bổ cho các tỉnh tập trung sản xuất công nghiệp chế biến, một số địa phương có lợi thế cho giao dịch thương mại, logistics chưa được phát huy do chưa có mối liên kết cụ thể thông qua những chính sách từ Chính phủ. Điều này dẫn đến 13 tỉnh ĐBSCL đều giống nhau và thậm chí cạnh tranh nhau. Những tồn tại này cần phải giải quyết để việc thu hút đầu tư vào ĐBSCL được thuận lợi, nhanh chóng. Bên cạnh những tiềm năng và lợi thế, hệ thống phân phối hàng hóa ở ĐBSCL còn mang tính tự phát nhiều, liên kết trong và ngoài hệ thống phân phối còn yếu trong khi cơ sở vật chất, kỹ thuật của mạng lưới chợ truyền thống còn nghèo nàn, lạc hậu, hệ thống hạ tầng giao thông vận tải còn nhiều hạn chế khiến cho phi phí logistics còn cao, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa từ khu vực ĐBSCL..

<span class='text_page_counter'>(313)</span> Xu thế phát triển của hệ thống logistics của ĐBSCL Chính phủ cũng như chính quyền các tỉnh ĐBSCL đang tích cực đầu tư xây dựng, cũng như đưa vào sử dụng nhiều dự án về hạ tầng quan trọng. Như vậy, khi hệ thống hạ tầng đô thị và hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, nhiều khu đô thị mới mọc lên, dân cư tập trung đông, sức mua sẽ bùng nổ do nhu cầu tăng cao, và đây cũng là điểm thuận lợi thúc đẩy ngành logistics phân phối phát triển tại khu vực ĐBSCL. Nhằm hướng tới xây dựng trung tâm logistics cấp vùng có khả năng đóng vai trò liên kết vùng và trở thành đầu mối tập trung các công ty logistics đến cung cấp các dịch vụ tạo thành 1 chuỗi tích hợp cùng hợp tác cung cấp và chia sẻ năng lực. Do đó, các dịch vụ logistics sẽ phát triển đa dạng và hướng tới phục vụ: Xuất nhập khẩu bao gồm hàng container và hàng lẻ; Hàng hóa thương mại nội địa; Phân phối hàng hóa tiêu dùng trong vùng; Kinh doanh thương mại điện tử;. Hoạt động của các depot rỗng (tập kết container rỗng), …. Bên cạnh đó, theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội khu vực ĐBSCL đến năm 2020 định hướng 2030, tỷ trọng dịch vụ chiếm 65,7% GDP (năm 2030) cho thấy nhu cầu gia tăng dịch vụ logistics phục vụ cho ngành nông thủy sản của toàn vùng. Với ưu thế của vận tải thủy nội địa và xu hướng phát triển của hệ thống hạ tầng vận tải thủy nội địa của vùng ĐBSCL, dự báo sẽ có sự gia tăng vận tải thủy nội địa đến 2030-2040 với tốc độ tăng trung bình 5%. Báo cáo Nghiên cứu khả thi Dự án phát triển các hành lang đường thủy và Logistics khu vực phía Nam của Bộ Giao thông vận tải do Ngân hàng thế giới (WB) tư vấn thực hiện cho thấy sự chuyển đổi từ vận tải bộ sang vận tải thủy nội địa của các tỉnh ĐBSCL, qua đó gia tăng nhu cầu thực hiện các dịch vụ logistics phục vụ vận tải thủy nội địa cũng như nhu cầu nguồn lực tương xứng để đảm bảo đáp ứng xu thế phát triển trong tương lai.. Bảng 4.12 Mô hình vận tải – Dự báo sự gia tăng của vận tải thủy nội địa 2030 - 2040 Long An. Tiền Giang. Bến Tre. Trà Vinh. Vĩnh Long. Đồng Tháp. An Giang. Kiên Giang. Cần Thơ. Hậu Giang. Sóc Trăng. Bạc Liêu. Cà Mau. Bộ (%). 30%. 30%. 25%. 25%. 25%. 25%. 25%. 20%. 25%. 20%. 20%. 20%. 20%. Thủy (%). 70%. 70%. 75%. 75%. 75%. 75%. 75%. 80%. 75%. 80%. 80%. 80%. 80%. Bộ (%). 60%. 55%. 45%. 43%. 43%. 43%. 43%. 43%. 43%. 43%. 43%. 43%. 43%. Thủy (%). 40%. 45%. 55%. 57%. 57%. 57%. 57%. 57%. 57%. 57%. 57%. 57%. 57%. Long An. Tiền Giang. Bến Tre. Trà Vinh. Vĩnh Long. Đồng Tháp. An Giang. Kiên Giang. Cần Thơ. Hậu Giang. Sóc Trăng. Bạc Liêu. Cà Mau. Bộ (%). 25%. 25%. 20%. 20%. 20%. 20%. 20%. 15%. 20%. 15%. 15%. 15%. 15%. Thủy (%). 75%. 75%. 80%. 80%. 80%. 80%. 80%. 85%. 80%. 85%. 85%. 85%. 85%. Bộ (%). 55%. 50%. 40%. 38%. 38%. 38%. 38%. 38%. 38%. 38%. 38%. 38%. 38%. Thủy (%). 45%. 50%. 60%. 62%. 62%. 62%. 62%. 62%. 62%. 62%. 62%. 62%. 62%. 2030. Gạo. Tôm. 2040. Gạo. Tôm. Nguồn: Bộ GTVT và WB: Nghiên cứu khả thi cho dự án phát triển hành lang Đường thủy và Logistics Khu vực phía Nam, 2017. 264.

<span class='text_page_counter'>(314)</span> CHƯƠNG IV - 4.2 CÁC CỤM NGÀNH TIỀM NĂNG. Quy hoạch hạ tầng logistics của vùng ĐBSCL Chính phủ và các Bộ Ngành rất chú trọng đưa ra định hướng phát triển hạ tầng logistics của vùng ĐBSCL nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chuỗi giá trị sản xuất nông thủy sản của toàn vùng. - Quyết định 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, phương án quy hoạch như sau: Tiểu vùng kinh tế trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long: 01 Trung tâm hạng II có quy mô tối thiểu 30 ha đến năm 2020 và trên 70 ha đến năm 2030; phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh và thành phố: Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên. 265. Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và An Giang; kết nối với các cảng cạn, cảng sông (Cần Thơ, Mỹ Thới), cảng hàng không, nhà ga, bến xe, các khu công nghiệp, các cửa khẩu (thuộc các tỉnh Kiên Giang, An Giang). - Quyết định số: 593/QĐ-TTG ngày 06 tháng 04 năm 2016 ban hành quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 – 2020 quy định thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ (sau đây gọi tắt là địa phương), giai đoạn 2016 – 2020 và tập trung vào 3 lĩnh vực liên kết chính trong đó có xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy, hàng không, cảng sông, cảng biển..

<span class='text_page_counter'>(315)</span> Thông báo số 29/TB-VPCP ngày 23/01/2017 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Hội nghị thu hút đầu tư, kinh doanh logistics Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nêu rõ: “Các tỉnh, thành phố trong Vùng Đồng bằng sông Cửu Long rà soát lại các quy hoạch liên quan phục vụ hoạt động logistics, kịp thời bổ sung, điều chỉnh quy hoạch bảo đảm đáp ứng yêu cầu phát triển logistics trên địa bàn; lựa chọn, công bố những dự án cơ sở hạ tầng logistics trọng điểm cần kêu gọi đầu tư; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan liên quan, tổ chức quốc tế (như WB..) tăng cường hoạt động quảng bá, xúc tiến đầu tư”.. thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, chú trọng mục tiêu “Phát triển cảng cạn chủ yếu phục vụ hàng hóa của các tỉnh/thành phố Cần Thơ, Trà Vinh, Hậu Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng và An Giang”. Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 18/07/2018: Đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông, tập trung “Nâng cao chất lượng và kết nối đồng bộ đường thủy nội địa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; đồng thời kết nối với cảng biển và các khu vực bên ngoài”.. Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 22/12/ 2017: Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ. 266.

<span class='text_page_counter'>(316)</span> CHƯƠNG IV - 4.2 CÁC CỤM NGÀNH TIỀM NĂNG. Một số giải pháp nhằm tăng cường kết nối hạ tầng logistics phục vụ hàng nông sản & thủy sản của vùng ĐBSCL Từ thực trạng hạ tầng logistics của vùng ĐBSCL và xuất phát từ nhu cầu phát triển ngành logistics phục vụ cho xuất nhập khẩu hàng nông thủy sản của vùng ĐBSCL, một số khuyến nghị sau được đề xuất đối với các bên liên quan: Giải pháp đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và phân phối nông thủy sản Quan tâm sử dụng các phương án dịch vụ logistics để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng tính chuyên nghiệp. Thay đổi hành vi chủ hàng: thương lượng với đối tác khi ký kết hợp đồng ngoại thương để sử dụng các điều kiện thương mại nhóm C, D khi xuất khẩu nhằm tạo cơ hội cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam có thể tham gia cung cấp các dịch vụ logistics tích hợp và trọn gói. Tăng tỷ lệ thuê ngoài logistics để tăng tính chuyên môn hoá, giảm tỷ lệ hao hụt và tổn thất hàng nông sản sau thu hoạch. Kết hợp với các doanh nghiệp trong sử dụng dịch vụ logistics để tận dụng lợi thế nhờ quy mô; tạo sức mạnh của mạng lưới chủ hàng (buyer’s power). Giải pháp đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics để tạo chuỗi dịch vụ tại ĐBSCL giúp khách hàng giảm chi phí và thời gian. Thiết lập depot container chuẩn trong hệ thống khai thác của hãng tàu cho khu vực ĐBSCL ở Cần Thơ hoặc lân cận để có địa điểm tập kết cont rỗng, qua đó khuyến khích vận tải thủy nội địa phát triển.. 267. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho dịch vụ logistics cần được chính các công ty logistics chú trọng đầu tư và cải tạo để đáp ứng với nhu cầu của khách hàng. Cụ thể là hệ thống kho bãi, cảng, phương tiện vận tải, hệ thống thông tin,…cần được nâng cấp, xây dựng mới để có thể tương thích với hệ thống cơ sở hạ tầng logistics quốc gia. Các công ty logistics cần chú trọng đầu tư và sử dụng nhiều hơn nữa các ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) theo xu hướng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cho các dịch vụ logistics để đảm bảo sự kết nối thông suốt giữa khách hàng với các đối tác trong toàn chuỗi logistics nhằm tận dụng ưu thế của ICT trong việc cung cấp thông tin cần thiết cho khách hàng và xử lý các dịch vụ logistics một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn. Ứng dụng công nghệ thông tin & kết hợp/chia sẻ trong vận tải như sàn giao dịch vận tải container..

<span class='text_page_counter'>(317)</span> Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý Chú trọng quy hoạch mạng lưới hạ tầng logistics (hạ tầng cứng bao gồm hạ tầng giao thông vận tải, hạ tầng cảng và kho bãi; hạ tầng mềm ứng dụng công nghệ thông tin) và đầu tư hạ tầng cho khu vực, đặc biệt hạ tầng vận tải thủy nội địa và hạ tầng trung tâm logistics. Nghiên cứu quy hoạch hạ tầng logistics hàng không để vận chuyển hàng xuất khẩu từ ĐBSCL trực tiếp đi nội địa và quốc tế.. Thúc đẩy truyền thông về kết nối hạ tầng logistics cho các tuyến, luồng hàng hóa, định tuyến lại để phục vụ tăng trưởng xuất khẩu nông sản khu vực ĐBSCL. Tăng cường liên kết vùng để sử dụng nguồn lực toàn vùng hiệu quả tránh đầu tư hạ tầng manh mún. Có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics để đảm bảo chủ động nguồn cung nhân lực phục vụ phát triển ngành dịch vụ logistics của vùng ĐBSCL.. 268.

<span class='text_page_counter'>(318)</span> CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Nguồn: VGP/Nhật Bắc.

<span class='text_page_counter'>(319)</span>

<span class='text_page_counter'>(320)</span> CHƯƠNG V - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH. ĐBSCL đang trải qua một loạt những thách thức lớn nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của mình.. trạng mất đất và sạt lở ven biển trở nên hết sức trầm trọng.. Nhóm thách thức thứ nhất liên quan tới đất, nước và môi trường. Thách thức thường được nhắc tới đầu tiên là nước biển dâng và nhập mặn do biến đổi khí hậu. Hiện nay, mỗi năm nước biển dâng trung bình khoảng 3 – 4 mm. Tuy không phủ nhận tầm quan trọng của hiện tượng này, song cần nhớ là mức sụt lún do khai thác nước ngầm quá mức và do các công trình xây dựng và hạ tầng gây ra thực tế cao hơn mức này nhiều lần. Hơn nữa, việc nhập mặn tuy bất lợi cho lúa nhưng lại có lợi cho tôm, cá và các hoạt động nuôi trồng thủy sản khác vốn đem lại lợi ích kinh tế cao hơn nhiều lần, đồng thời ít gây biến đổi và tác hại môi trường hơn nhiều so với thâm canh lúa ba vụ.. Thách thức nguy hiểm hơn – đang hàng ngày hàng giờ bào mòn sức sống của ĐBSCL – thực ra đến từ những chính sách hay tập quán canh tác bất cập gây nên. Về chính sách, định hướng thâm canh nông nghiệp – đặc biệt là lúa ba vụ – vừa không hiệu quả và thiếu bền vững, vừa gây ra hàng loạt tác hại môi trường.85 Về tập quán canh tác, nguồn nước mặt trở nên ô nhiễm nặng nề do việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu quá mức để duy trì lúa ba vụ và tăng sản lượng nông nghiệp. Thêm vào đó, ô nhiễm từ hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy sản làm tình trạng ô nhiễm càng trở nên nghiêm trọng. Không dừng lại ở đây, một mặt do nước mặt quá ô nhiễm, mặt khác vì tình trạng quản lý yếu kém nước ngầm nên nguồn nước ngầm “cha chung không ai khóc” bị khai thác quá mức trong thời gian dài. Điều này, cùng với áp lực của các công trình xây dựng và hạ tầng, khiến nền đất bị sụt lún nghiêm trọng, có nơi lên tới 2 - 3 cm mỗi năm – cao hơn nhiều lần so với mực nước biển dâng. Nếu tình trạng này tiếp diễn, chỉ trong 30 - 50 năm nữa, phần lớn hạ nguồn ĐBSCL sẽ tụt xuống dưới mực nước biển.86. Thách thức thứ hai, cũng được nói tới rất nhiều trong những năm gần đây, là sự suy giảm về cả khối lượng và chất lượng nước do mạng lưới chằng chịt hơn 140 đập thủy điện lớn ở thượng nguồn gây ra. Thiếu nước ở ĐBSCL đã ngày càng trở nên nghiêm trọng trong mùa khô. Mặc dù trong mùa mưa, các đập của Trung Quốc chiếm chưa tới 10%% lượng nước trong toàn bộ hệ thống nhưng vào mùa khô, tỷ lệ này có thể lên tới 40% - 50%, khiến cho thời điểm tiếp nhận cũng như lượng nước ở hạ nguồn bị phụ thuộc rất lớn vào việc vận hành các đập của Trung Quốc. Bên cạnh đó, một lượng lớn phù sa và cát bị kìm giữ bởi các đập thượng nguồn – ước lượng lên tới 50% – cũng làm ĐBSCL mất đi nguồn nguyên liệu bồi đắp quý giá. Điều này cùng với nạn khai thác cát bừa bãi và vô độ trong nhiều năm khiến tình. Không chỉ chịu những thách thức nghiêm trọng về đất, nước, và môi trường, ĐBSCL còn đang trải qua những biến động quan trọng về nhân khẩu học, số lượng và chất lượng lao động. Đầu tiên, trong giai đoạn 2009 – 2019, tỷ lệ tăng dân số bình quân của vùng ĐBSCL chỉ là 0,05%/năm, thua xa mặt bằng chung của cả nước là 1,14%/năm.. 85 Hệ thống đê bao ở các vùng trũng tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười làm giảm không gian hấp thụ nước trong mùa nước nổi. Điều này một mặt khiến phía hạ nguồn bị ngập rộng và lâu hơn, mặt khác khiến nước thoát nhanh ra biển trong mùa lũ, dẫn đến xói lở mạnh và làm tăng hạn mặn trong mùa khô. Hệ thống hơn 10.000 cống ngăn mặn lớn nhỏ vô hình trung ngăn cản dòng chảy tự nhiên và do vậy khiến sông ngòi thiếu ô-xy và trở nên ô nhiễm. Không những thế, hệ thống cống ngăn mặn còn cắt đứt hoàn toàn sự lưu thông giữa sông ngòi và biển trong 6 tháng mùa khô, khiến thủy sản không thể ra vào cửa sông để sinh sản, nước biển ven bờ trở nên mặn hơn, ô nhiễm hơn, và ít dinh dưỡng hơn – tất cả cùng nhau ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động đánh bắt thủy hải sản. 86 Về độ cao so với mặt nước biển của ĐBSCL theo các kịch bản khác nhau (khai thác nước ngầm, khai thác cát, bổ sung phù sa và nước biển dâng). Xem 271.

<span class='text_page_counter'>(321)</span> Nguyên nhân chính của tình trạng này là do ĐBSCL có tỷ suất di cư thuần cao nhất cả nước, lên tới -39,9‰, chủ yếu là do tình trạng thiếu cơ hội việc 3làm và cơ hội kinh tế tại địa phương. Thực tế là kể từ năm 2017 cho đến nay, lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và phát triển của mình, ĐBSCL ghi nhận sự suy giảm tuyệt đối về dân số. Hệ quả tất yếu của tình trạng này là hiện tượng thiếu lao động trở nên ngày càng phổ biến, đồng thời mức độ già hóa dân số trở nên ngày một trầm trọng.87 Không chỉ thiếu lao động, chất lượng nguồn nhân lực của ĐBSCL từ lâu là một vấn nạn nhưng vẫn chưa được khắc phục. Về giáo dục phổ thông, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ ở ĐBSCL là 94,2%, thấp hơn bình quân cả nước (95,8%) và chỉ cao hơn vùng Tây Nguyên (91,3%). Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên đã tốt nghiệp THPT ở ĐBSCL chỉ là 11,3%, thấp nhất và thua xa mức bình quân của cả nước là 17,3%. Tương tự như. vậy đối với chất lượng đào tạo lao động: tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở ĐBSCL chỉ là 9,7%, thấp nhất và thua xa mức bình quân của cả nước là 19,2%; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở ĐBSCL là 13,6%, một lần nữa thấp nhất và kém xa mức bình quân của cả nước là 23,1%. Nhóm thách thức thứ ba là về kinh tế. Trong khi các động lực tăng trưởng kinh tế truyền thống chính của vùng ĐBSCL như lúa và thủy hải sản đang có dấu hiệu đạt ngưỡng tới hạn thì các động lực tăng trưởng mới vẫn còn yếu ớt, thậm chí chưa thành hình. Đây là lý do chính khiến các tỉnh ở ĐBSCL trăn trở với bài toán chuyển đổi cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng nhưng chưa tìm được câu trả lời thỏa đáng. Thách thức này càng trở nên bức xúc khi ĐBSCL tụt hậu ngày càng xa so với vùng Đông Nam Bộ, thậm chí cảm nhận mình bị “bỏ rơi” trong sự phát triển chung của cả nước.. 87 Chỉ số già hóa dân số ở ĐBSCL (được đo bằng tỷ số giữa dân số từ 60 tuổi trở lên so với dân số từ 15 tuổi trở xuống) lên tới 58,5%, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình 48,8% của cả nước.. 272.

<span class='text_page_counter'>(322)</span> CHƯƠNG V - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH. Nhóm thách thức thứ tư là về khoa học – công nghệ. Đây là những “cú sốc” không chỉ đối với ĐBSCL mà còn cho cả Việt Nam, và thậm chí có tính toàn cầu. Những công nghệ mới như internet vạn vật và dữ liệu lớn, tối ưu hóa công nghiệp chế tạo – chế biến nhờ trí thông minh nhân tạo, hiệu chỉnh gen không chỉ đối với thực vật mà cả con người v.v. sau một thời gian dài tiến hóa, đã trở nên chín muồi và sẽ làm thay đổi một cách cơ bản cách chúng ta sống, làm việc, sản xuất và tương tác với nhau. Là một “vùng trũng” về công nghệ, lại đang dựa chủ yếu vào nền sản xuất nông nghiệp truyền thống và công nghệ lạc hậu, những cú sốc này sẽ tạo ra nhiều thách thức to lớn cho ĐBSCL. Nếu biết tận dụng, các công nghệ mới này sẽ mở ra những cơ hội hết sức to lớn. Ngược lại, ĐBSCL sẽ tụt hậu ngày càng xa so với cả nước và thế giới. Trong nguy có cơ – không phải mọi “thách thức” đều bất lợi. Trái lại, chúng buộc các tỉnh ĐBSCL phải nhìn nhận lại một cách thấu đáo về mục tiêu phát triển,. 273. đánh giá lại các động lực tăng trưởng hiện có, suy nghĩ lại về thế mạnh và nguồn lực của mình, để từ đó tư duy lại về mô hình phát triển. Đồng bằng sông Cửu Long cần xây dựng cho mình, không chỉ là mô hình tăng trưởng kinh tế mới, mà quan trọng hơn là một mô hình phát triển mới. Hơn ba thập kỷ qua, mô hình kinh tế truyền thống tập trung vào sản xuất nông nghiệp thay vì kinh tế nông nghiệp, số lượng thay vì chất lượng, manh mún hơn là tích tụ ruộng đất, phân mảnh thay vì liên kết thành chuỗi cung ứng ... Mặc dù ĐBSCL đã thành công trong việc thoát đói, giảm nghèo, nhưng vùng đất này vẫn chưa đem lại được sự thịnh vượng cho phần lớn người dân của mình. Bằng chứng là tốc độ phát triển của Vùng đã chậm lại một cách đáng kể, mức sống của người dân thấp hơn mức trung bình của cả nước, và Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng tụt hậu về hầu hết các khía cạnh phát triển kinh tế - xã hội..

<span class='text_page_counter'>(323)</span> Mô hình phát triển mới của ĐBSCL không chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế, mà quan trọng hơn, phải tạo ra được sự phát triển toàn diện về kinh tế – xã hội – văn hóa – giáo dục – môi trường cho Vùng, và sự phát triển này phải bền vững. May mắn là định hướng này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Nghị quyết 120 của Chính phủ về “Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu”. Tuy nhiên, có nghị quyết đúng mới chỉ là bước đầu, quan trọng hơn ĐBSCL phải cùng nhau đưa ra được chiến lược, chính sách, và quy hoạch tổng thể vùng nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi về môi trường, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, điều phối vùng, v.v. nhằm triển khai được mô hình phát triển này trên thực tế.. Để góp phần cùng với ĐBSCL trong nỗ lực xây dựng và triển khai mô hình phát triển mới, VCCI Cần Thơ đã phối hợp cùng Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright xuất bản Báo cáo Thường niên đầu tiên về kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long, với mục tiêu trọng tâm là nâng cao năng lực cạnh tranh cho Vùng để phát triển một cách bền vững. Như độc giả đã thấy, mỗi phần/mục của Báo cáo được thiết kế như một mô-đun hoàn chỉnh, trong đó có kết luận và khuyến nghị chính sách cụ thể. Vì vậy, phần kết luận và khuyến nghị chung này sẽ không đi vào các nội dung chi tiết mà chỉ tổng kết và tóm tắt những thông điệp và kết luận chính có tính xuyên suốt của Báo cáo Thường niên:. 1. 4. Lợi thế cạnh tranh của ĐBSCL chủ yếu đến từ điều kiện tự nhiên sẵn có (tài nguyên đất, nước, hệ sinh thái) và di sản đến từ quá khứ (tài nguyên văn hóa, tôn giáo). Thế nhưng các tài nguyên này hoặc đang bị tận khai tới mức thiếu bền vững, hoặc đang đứng trước rủi ro to lớn từ bên ngoài, hoặc đang dần mai một theo năm tháng, hoặc đang bị cơ chế chính sách cản trở không phát huy hết được nội lực phong phú của mình.. 2. Tương lai phát triển của ĐBSCL một mặt phụ thuộc vào năng lực nuôi dưỡng các nguồn tài nguyên này cho các thế hệ kế tiếp, mặt khác phụ thuộc vào nỗ lực tìm kiếm và xây dựng những động lực phát triển mới cho vùng. Hai điều này, đòi hỏi tư duy và cách tiếp cận mới đối với bài toán phát triển của ĐBSCL, vì chỉ như vậy mới thoát ra được quỹ đạo hiện nay để chuyển sang mô hình phát triển mới cho toàn vùng ĐBSCL cũng như mỗi địa phương trong vùng.. 3. Mô hình phát triển mới không được phép bay. bổng hay lý tưởng hóa, mà phải hết sức thực tiễn, được định hình từ chính thực trạng và phải đưa ra được lời giải cho những bài toán kinh tế - xã hội – môi trường nóng bỏng của ĐBSCL. Ở góc độ rộng hơn, mô hình phát triển mới này cũng phải gắn với bối cảnh kinh tế và thể chế của đất nước, đồng thời thuận theo các xu thế toàn cầu để tận dụng được các cơ hội mới nhờ sự chuyển hướng của các dòng đầu tư FDI, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng trên toàn thế giới.. Là vùng có xuất phát điểm tương đối thấp, không những thế lại đang tụt hậu, có nguồn lực eo hẹp và phụ thuộc nhiều vào trung ương, một cách thực tế mô hình phát triển của ĐBSCL trong thập niên tiếp theo vẫn phải dựa vào các thế mạnh sẵn có nổi trội của mình. Tuy nhiên, thay bằng việc đi theo lối mòn truyền thống, các tỉnh ĐBSCL cần kiến tạo môi trường và điều kiện cần thiết để người dân, doanh nghiệp, và chính quyền cùng nhau tìm ra những giải pháp mới, những lối đi mới cho bài toán phát triển của mình, qua đó đóng góp cho sự phát triển của cả vùng.. 5. Mặc dù trước mắt nền nông nghiệp truyền thống vẫn là nguồn tạo công ăn việc làm chủ yếu cho đa số nông dân, nhờ đó góp phần giảm nghèo và ổn định xã hội, song trong dài hạn, nông nghiệp truyền thống không thể là nền tảng phát triển kinh tế và ổn định xã hội cho Vùng. Vì vậy, ĐBSCL phải chuyển đổi nông nghiệp một cách cơ bản, trong đó then chốt là phải phát triển nền kinh tế nông nghiệp hiện đại thay cho nền sản xuất nông nghiệp truyền thống. Cụ thể là: Thị trường hóa hoạt động nông nghiệp, gắn với thị trường để ổn định đầu ra Công nghiệp hóa và công nghệ hóa nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng Dịch vụ hóa nông nghiệp để tăng cường chuyên môn hóa và cải thiện hiệu quả Nông nghiệp thích ứng với môi trường và khí hậu để phát triển bền vững. 274.

<span class='text_page_counter'>(324)</span> CHƯƠNG V - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH. 6. Để phát triển một nền nông nghiệp bền vững cả về kinh tế và môi trường, chắc chắn phải thay thế các hệ thống thâm canh nông nghiệp – đặc biệt là lúa ba vụ – bằng các hệ thống canh tác hiệu quả và thân thiện với môi trường hơn. Nền nông nghiệp cần chuyển sang ưu tiên chất lượng thay cho số lượng, cạnh tranh nhờ giá trị cao thay cho giá cả thấp. Tổ chức và chính sách nông nghiệp cần theo định hướng cụm ngành và chuỗi giá trị thay vì phân tán và cục bộ.. 7. Về cơ cấu nông nghiệp, bên cạnh cơ cấu về chất lượng và giá trị như ở điểm [6], trong dài hạn, ĐBSCL cần chuyển đổi thứ bậc cơ cấu từ lúa gạo – thủy sản – trái cây sang thủy sản – trái cây – lúa gạo. Để thực hiện được cơ cấu này, trước tiên cần thay đổi tư duy về nguồn lực của đồng bằng, trong đó không chỉ coi trọng nước ngọt (phục vụ cho lúa gạo và trái cây) mà phải thấu hiểu nước mặn và nước lợ là các nguồn tài nguyên quý báu không chỉ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản trong đất liền mà còn cho việc phát triển các nguồn lợi thủy sản ven biển. Hệ thống đê bao và cống ngăn mặn cần được điều chỉnh một cách tương ứng để trả lại cho đất, nước, và hệ sinh thái của ĐBSCL sự sống động và những đặc tính “thuận tự nhiên” vốn có theo tinh thần Nghị quyết 120 năm 2017 của Chính phủ. Trong dài hạn, để xây dựng định hướng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, ĐBSCL cần tính toán thật kỹ tác động của biến đổi khí hậu và nguồn nước sông Mekong, xu hướng tiêu dùng và sản xuất nông nghiệp trên thế giới để có chiến lược dài hạn và lộ trình dịch chuyển cơ cấu phù hợp cho các thời kỳ tiếp theo.. 8. Trong ngắn hạn, thậm chí là trung hạn, du lịch chưa thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và nền tảng cho phát triển kinh tế của các tỉnh trong Vùng. Tuy nhiên, du lịch rất quan trọng trong việc cải thiện công ăn việc làm, thu nhập cho người dân, và hình ảnh của ĐBSCL. Thay cho phát triển du lịch theo lối mòn truyền thống, các tỉnh nói riêng và vùng ĐBSCL. 275. nói chung cần tìm ra những mô hình phát triển du lịch mới mẻ, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của dân số tương đối trẻ và ngày một tinh tế của tầng lớp trung lưu đang phát triển rất nhanh ở Việt Nam.. 9. Trong thập niên sắp tới, ĐBSCL đứng trước nhiều cơ hội và sự lựa chọn trong phát triển công nghiệp nhờ sự phát triển của cơ sở hạ tầng kết nối, sự lan tỏa hoạt động công nghiệp từ vùng Đông Nam Bộ, lợi thế về đất đai và chi phí của Vùng. Tuy nhiên, như đã phân tích trong Báo cáo, công nghiệp của ĐBSCL nên gắn bó một cách hữu cơ và trở thành bệ đỡ cho phát triển kinh tế nông nghiệp của Vùng. Điều này hàm ý là các tỉnh ĐBSCL cần cân đối giữa một bên là các hoạt động sản xuất công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, công nghiệp năng lượng tái tạo với bên kia là hoạt động chế biến sản phẩm nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng và ổn định đầu ra cho nông nghiệp. Cần lưu ý thêm rằng để phát triển nông nghiệp và du lịch chất lượng cao, ĐBSCL cần hạn chế tối đa các ngành công nghiệp ô nhiễm.. 10. Đối với các ngành truyền thống (như lúa gạo, thủy sản, trái cây, du lịch) và các ngành tiềm năng (như năng lượng tái tạo hay logistics), cần áp dụng cách tiếp cận cụm ngành và chuỗi giá trị, hướng đến các chỉ tiêu hiệu quả sau cùng như tạo công ăn việc làm, thu nhập của người lao động và đóng góp ngân sách cho địa phương. Trong nỗ lực này, doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò then chốt không chỉ trong việc tổ chức hoạt động sản xuất mà quan trọng hơn là xây dựng thương hiệu, tổ chức chuỗi giá trị, và đảm bảo thị trường đầu ra. Chính quyền địa phương đóng vai trò hỗ trợ, đặc biệt là tạo các điều kiện về môi trường kinh doanh và các thể chế hỗ trợ để nông dân và doanh nghiệp có thể liên kết với nhau và để các tác nhân tham gia cụm ngành có thể hợp tác để cùng phát triển..

<span class='text_page_counter'>(325)</span> 11. 13. 12. 14. Cũng như cả nước, ĐBSCL đang gặp phải ba nút thắt quan trọng trong quá trình phát triển. Nút thắt đầu tiên, quan trọng nhất cản trở sự phát triển kinh tế của tất cả các tỉnh cũng như toàn vùng ĐBSCL nằm ở kết cấu hạ tầng (số lượng, chất lượng, và tính đồng bộ), đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông. Vì vậy, thay bằng việc mỗi tỉnh đơn phương vận động để xin trung ương sân bay hay cảng nước sâu cho riêng mình thì cả 13 tỉnh-thành phố ĐBSCL cần đồng lòng, hợp tác kiến nghị trung ương xây dựng bằng được hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông thông suốt, đồng bộ, chất lượng để kết nối với nhau và với vùng Đông Nam Bộ. Phát triển trục đường cao tốc nối liền thành phố HCM cho đến tận Cà Mau cần phải trở thành ưu tiên chiến lược hàng đầu của toàn Vùng trong thời gian tới. Kết cấu hạ tầng của ĐBSCL còn yếu kém là do không được đầu tư đúng mức trong một thời gian dài. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết là do thiếu đầu tư của trung ương như quan niệm phổ biến hiện nay. Thực tế là trung ương đã chi rất nhiều tiền để đầu tư vào các dự án khổng lồ như các đại dự án thủy lợi chuyển nước ngọt từ sông Hậu đến Quản Lộ - Phụng Hiệp, hệ thống đê bao ngăn lũ, hệ thống cống đập ngăn mặn, và gần đây là nhiều nhà máy nhiệt điện than v.v. Nếu những khoản đầu tư này được cân nhắc một cách thấu đáo hơn, ưu tiên cho cơ sở hạ tầng giao thông trọng yếu của toàn Vùng như các tuyến đường cao tốc, đường liên tỉnh và các cây cầu huyết mạch, hay hệ thống giao thông kết nối từ vùng sản xuất đến đường quốc lộ, thì đến nay Đồng bằng sông Cửu Long đã có một hệ thống đường bộ phát triển, kết nối hiệu quả với thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ. Như vậy, nút thắt hạ tầng giao thông tồn tại không thuần túy là do thiếu nguồn lực tài chính, mà chủ yếu là do nguồn lực này được ưu tiên phân bổ cho các mục đích sử dụng khác thay vì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông.. Nút thắt phát triển thứ hai ở ĐBSCL là nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định mức sống và trình độ phát triển trong dài hạn của mỗi cá nhân, của từng địa phương và của cả quốc gia. Là vùng trũng trong cả nước về giáo dục và đào tạo, mô hình phát triển mới của ĐBSCL phải tìm cách tháo gỡ nút thắt quan trọng này bằng cách thiết kế chính sách tạo động cơ đi học, khắc phục tư duy ngắn hạn và việc theo đuổi lợi ích trước mắt khiến các gia đình cho con cái bỏ học sớm từ cấp THCS và PTTH. Suy đến cùng, động cơ này chủ yếu phụ thuộc vào khả năng tạo lập cơ hội việc làm để người dân thấy rõ lợi ích của kiến thức và kỹ năng, từ đó có động cơ mạnh mẽ để theo đuổi việc học tập, phát triển kỹ năng, nhờ đó tạo sức ép từ phía cầu để kích thích hệ thống giáo dục – đào tạo phát triển theo hướng liên kết với các doanh nghiệp và gắn kết với thị trường lao động. Cơ chế - chính sách là nút thắt thứ ba cản trở sự phát triển của ĐBSCL. Báo cáo này đã phân tích và đưa ra nhiều khuyến nghị để tháo gỡ cơ chế - chính sách cho ĐBSCL phát triển, ở đây chỉ điểm lại ba khuyến nghị về đất, về nước, và về cơ chế điều phối vùng. Về đất, chính sách đất đai cần được thiết kế lại theo hướng tạo thị trường đất linh hoạt hơn, tăng khả năng chuyển dịch đất nông nghiệp trong phạm vi các lĩnh vực và đối tượng sản xuất nông nghiệp sao cho đất nông nghiệp có thể được sử dụng hiệu quả nhất (nhờ đạt quy mô hiệu quả, lựa chọn các sản phẩm phù hợp, áp dụng phương thức canh tác tiên tiến). Về nước, coi tất cả các nguồn nước – nước ngọt, nước mặn, nước lợ, nước ngầm, nước mặt v.v. – đều là tài nguyên quý báu để có chính sách quản lý, sử dụng, bảo vệ một cách phù hợp. Cần nói thêm rằng chỉ trên cơ sở bảo vệ được tài nguyên đất và nước thì ĐBSCL mới có thể gìn giữ không gian sinh tồn của mình, nhờ đó phát triển cộng đồng và bảo tồn văn hóa và tôn giáo truyền thống hết sức đặc sắc của vùng.. 276.

<span class='text_page_counter'>(326)</span> 15. Một trụ cột không thể thiếu được trong mô hình phát triển mới của ĐBSCL là cơ chế hợp tác và điều phối Vùng hiệu lực và hiệu quả thay cho những cơ chế mang nặng tính hình thức và không có tác dụng hiện nay. Một thông điệp quan trọng của Báo cáo này là những thách thức lớn nhất ở ĐBSCL như hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông yếu kém, tụt hậu về kinh tế và giáo dục, môi trường nước ô nhiễm, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bất trắc gây ra bởi các con đập thượng nguồn v.v. là thách thức của toàn vùng chứ không của riêng một địa phương nào cả. Vì vậy, để giải quyết thách thức chung của toàn vùng, nhất thiết phải có một cơ chế điều phối vùng thật sự hiệu lực và hiệu quả.. 277. Từ góc độ quản trị, việc các nguồn lực kinh tế bị phân tán – hệ quả của công tác phân bổ ngân sách và quy hoạch có tính phân mảnh – đã ngăn cản hoạt động điều phối và liên kết vùng. Bên cạnh đó, trong khi quy hoạch hay chiến lược tổng thể vùng rõ ràng là mang tính khu vực, nhưng việc thực hiện nó chủ yếu ở cấp tỉnh, và do vậy phụ thuộc vào hệ thống thể chế và quản trị hiện tại cũng như các khuyến khích đi kèm của nó. Chẳng hạn như chừng nào lãnh đạo của một tỉnh được đánh giá bằng kết quả hoạt động của riêng tỉnh đó về tăng trưởng GRDP, đóng góp ngân sách cho chính quyền trung ương, phát triển công nghiệp, thu hút FDI, hay kim ngạch xuất khẩu, v.v. mà hoàn toàn không liên quan đến kết quả hoạt động của toàn Vùng thì chừng đó các tỉnh vẫn sẽ tiếp tục xây dựng ồ ạt các khu công nghiệp, sân bay, cảng biển v.v. với chi phí cao nhưng hiệu quả thấp..

<span class='text_page_counter'>(327)</span> Những điều này ngụ ý rằng để hoạch định chiến lược và điều phối Vùng thực sự hiệu quả, cần có một cấp chính quyền vùng (dưới cấp quốc gia nhưng trên cấp tỉnh) ở một dạng nào đó. Cấp chính quyền này cần có quyền lực về tài khóa, quy hoạch, và nhân sự. Khi ấy chính quyền Vùng sẽ ở vị trí và có động cơ theo đuổi lợi. ích chung cho toàn Vùng chứ không bị chi phối bởi lợi ích có tính cục bộ của từng địa phương riêng biệt. Đồng thời, khi ấy Vùng trở nên một đơn vị hành chính đủ lớn để có thể phát triển một kết cấu và hạ tầng kinh tế hoàn chỉnh và hiện đại.. ĐBSCL đang đứng trước ngưỡng tới hạn của mô hình phát triển cũ. Nếu mô hình này – bao gồm cả chính sách của nhà nước và tập quán của người dân và doanh nghiệp – không thay đổi, thì tụt hậu là điều không thể tránh khỏi và sự tan rã của Đồng bằng sông Cửu Long chỉ là vấn đề thời gian. Ngược lại, nếu đủ. dũng khí và trí tuệ để chuyển sang mô hình phát triển mới, những thách thức hiện nay sẽ trở thành cơ hội to lớn để Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững, từ đó mở ra một tương lai xán lạn cho hơn 17 triệu đồng bào cũng như những thế hệ con cháu chúng ta sau này.. 278.

<span class='text_page_counter'>(328)</span> Giới thiệu chủ biên. Ông Nguyễn Phương Lam hiện là Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Cần Thơ. Ông Lam tham gia các hoạt động điều phối và tư vấn thể chế, chính sách phát triển kinh tế vùng, địa phương và doanh nghiệp ở ĐBSCL. Ông Lam là sáng lập viên và chấp bút soạn thảo thành lập hiệp hội cấp quốc gia (Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, Hiệp hội Cá Tra VN) và các hiệp hội doanh nghiệp tại địa phương. Ông là người sáng lập và là Chủ tịch CLB các sản phẩm đặc trưng Mekong, Chủ nhiệm CLB Các Trung tâm Xúc tiến 13 tỉnh ĐBSCL, Chủ tịch Mạng lưới Khởi nghiệp ĐBSCL đầu tiên của cả nước. Bên cạnh đó Ông tham gia Đồng Chủ trì biên soạn là Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh. 279. nghiên cứu chính sách đầu tư của Nhật Bản và Đài Loan (2013), Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Tp Cần Thơ (2014), và là thành viên hội đồng phản biện quy hoạch KTXH tại một số tỉnh ĐBSCL. Ông Lam nhận bằng thạc sỹ Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright và thạc sỹ Chính sách công của Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra ông được đào tạo về Phát triển Thể chế (Mesopartner – CHLB Đức), Phát triển Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (AOTSNhật Bản), Chính sách phát triển nông nghiệp tại Đài Loan (ĐH Taipei – Đài Loan), Hoạch định Chính sách Công nghiệp 4.0 (DAB - CHLB Đức)…Trước khi về làm việc tại VCCI, Ông Lam có 7 năm quản lý trong khu vực tư nhân và FDI tại Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(329)</span> Giới thiệu tác giả Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh là Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright giai đoạn 2017-2020 khi ông lãnh đạo quá trình đưa Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) trở thành Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, nơi đào tạo thạc sỹ chính sách công và lãnh đạo cao cấp của ĐH Fulbright Việt Nam. Ông có vai trò then chốt trong việc xây dựng và phát triển Chương trình Lãnh đạo Cấp cao Việt Nam (VELP) giữa Chính phủ Việt Nam. với ĐH Fulbright Việt Nam và Trường Quản lý Nhà nước Harvard Kennedy. Lĩnh vực nghiên cứu chính của ông bao gồm kinh tế chính trị của phát triển, tài chính công, chính sách công nghiệp và kinh tế học thể chế. Ông hiện là thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Từ 2010 đến 2015, ông làm nghiên cứu tại những trường chính sách công hàng đầu thế giới như Harvard Kennedy School, Blavatnik School of Government (ĐH Oxford) và Woodrow Wilson School (ĐH Princeton). Ông nhận bằng Thạc sỹ và Tiến sỹ Kinh tế học tại Boston College (Hoa Kỳ).. Trong Báo cáo nghiên cứu này, ông Tự Anh là Trưởng nhóm nghiên cứu. Tiến sỹ Lê Duy Bình là chuyên gia kinh tế kiêm giám đốc điều hành của Economica Vietnam. Trước đó, ông Bình từng là chuyên gia kinh tế và cố vấn chính sách cấp cao tại Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GIZ), nghiên cứu viên tại ĐH Kinh tế Quốc dân và chuyên viên phân tích tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ông tích cực tham gia vào các sáng kiến của Chính phủ (của các bộ, ngành và địa phương) về cải cách khung pháp lý cho doanh nghiệp, đầu tư, tăng cường quản trị kinh tế và năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh. Ông cũng là cố vấn. cho một số tổ chức quốc tế như ADB, Ban Thư ký APEC, AusAID, GIZ, ILO, OECD, WB, ADB, UNDP, USAID, v.v. về phát triển hiệp hội doanh nghiệp, quản trị kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cải cách hành chính, cải cách cấp phép kinh doanh và tái cơ cấu nền kinh tế. Ông cũng là cố vấn cho CP Myanmar (Tổng cục Đầu tư và Quản lý Doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và Tài chính, Tổng Cục Phát triển DNNVV của Bộ Công nghiệp), cho Ban Thư ký ASEAN về cải cách môi trường kinh doanh cho các DNVVN và cho sáng kiến OECD-ASEAN về phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển DNVVN tại các nước ASEAN.. 280.

<span class='text_page_counter'>(330)</span> PGS. TS. Vũ Sỹ Cường là giảng viên cao cấp - Phó Trưởng Bộ môn (Phụ trách) Phân tích chính sách tài chính – Học viện Tài chính. Ông tốt nghiệp Tiến sĩ ngành kinh tế-tài chính, Đại học Tổng hợp Paris 1 Sorbonne, Cộng hòa Pháp. Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm kinh tế vĩ mô (chính sách thuế, chính. sách chi tiêu công, chính sách tiền tệ, nợ công), kinh tế công cộng, tài chính phát triển, chính sách công. Ông từng là chuyên gia tư vấn cao cấp cho UBKT Quốc hội, Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội, Ngân hàng thế giới, Bộ Tài chính và các tổ chức khác. Ông từng chủ trì và tham gia nhiều dự án nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, phân tích chính sách thuế, phân tích chi tiêu công… của các tổ chức trong và ngoài nước.. Tiến sỹ Huỳnh Thế Du là giảng viên cao cấp của Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright và là học giả nghiên cứu tại Đại học Indiana, Hoa Kỳ. Lĩnh vực nghiên cứu chính của ông gồm: kinh tế học khu vực công, kinh tế đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển vùng và địa phương và tài chính ngân hàng. Ông Du đã từng làm việc tại Ngân hàng BIDV từ 1996 đến 2005. Ông thường xuyên tham gia các thảo luận chính sách ở Việt Nam và có nhiều bài đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín. Ông Du học đại học ngành xây dựng dân dụng và quản trị kinh doanh; sau đại học các. ngành kinh tế học ứng dụng và chính sách công và kinh tế phát triển ở Việt Nam. Ông nhận bằng thạc sỹ về quản lý công và bằng tiến sỹ tại ĐH Harvard. Ông Du đã từng nghiên cứu sau tiến sỹ tại ĐH Harvard. Ông Du đã có các bài trình bày tại các chương trình lãnh đạo cao cấp của Việt Nam tại ĐH Harvard từ năm 2015-2019. Ông là chủ nhiệm các bài phân tích đánh giá sức cạnh tranh và định hướng chiến lược phát triển cho TP.HCM (2015), Hà Giang (2016), Tây Ninh (2016), Vĩnh Phúc (2016), Bình Định (2018) và Bình Phước (2020). Ông đang cố vấn chính sách cho Tây Ninh và Bình Phước, thành viên nhóm chuyên gia của TP.HCM và thành viên nhóm tư vấn phát triển vùng miền Trung.. 281.

<span class='text_page_counter'>(331)</span> Thạc sỹ Trần Hương Giang hiện là Trợ giảng kiêm Chuyên viên nghiên cứu của Trường Chính sách công và Quản lý (FSPPM), thuộc Đại học Fulbright Việt Nam. Bà Giang thường xuyên tham gia Ban giảng viên giảng dạy các môn học về Lãnh đạo công, Quản lý công, Thực thi chính sách, Phát triển vùng và địa phương, Thương lượng và Đàm phán. Lĩnh vực nghiên cứu chính của bà Giang liên quan đến các vấn đề xã hội, văn hóa, giáo dục. Ngoài các. hoạt động công tác tại FSPPM, bà Giang còn tham gia cộng tác với một số tờ báo về các chủ đề kinh tế, giáo dục, xã hội và chính sách công trong nước. Bà Giang có gần mười năm gắn bó với vùng ĐBSCL, và đã có nhiều bài viết về các vấn đề kinh tế, xã hội, khó khăn và thách thức của khu vực này. Bà Giang tốt nghiệp Đại học Ngân hàng TPHCM năm 2005, và có bằng Thạc sĩ Chính sách Công tại Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright vào năm 2010. Trước đó, Bà Giang đã 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).. PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa (sinh 15/12/1975), Tiến sĩ Kinh tế quốc tế (Vận tải và Logistics quốc tế, Slovakia), Trưởng Bộ môn Quản trị Logistics và Vận tải đa phương thức-Trường Đại Học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam (Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam). Bà Hòa chú trọng: nghiên cứu ứng dụng, đào tạo, tư vấn chiến lược, hợp tác quốc tế về logistics, chuỗi cung ứng, vận tải đa phương thức, nguồn nhân lực và đã có. những đóng góp nhất định vào sự phát triển ngành logistics với các đề tài cấp Bộ, Tỉnh Thành và quốc tế (World Bank, ASEAN, Anh, Úc) như “Phát triển ngành logistics trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; “Nghiên cứu các giải pháp giảm chi phí logistics của Việt Nam”; “Tạo thuận lợi và đơn giản hóa quy trình thủ tục vận tải hàng hóa trong khu vực ASEAN”; “Nghiên cứu khả thi Dự án phát triển các hành lang đường thuỷ và logistics khu vực phía Nam”.. 282.

<span class='text_page_counter'>(332)</span> Tiến sỹ Lương Minh Huân công tác tại Viện Phát triển doanh nghiệp (EDF) của VCCI từ năm 2010, giữ chức Phó Viện trưởng EDF từ năm 2015 và Viện trưởng từ năm 2019. TS. Huân nhận học vị tiến sĩ về Khoa học quản lý năm 2009 tại Đại học Aix-Marseille, Cộng hòa Pháp. TS. Huân là trưởng nhóm nghiên cứu về khởi nghiệp của Việt Nam, thuộc mạng lưới nghiên cứu về khởi nghiệp lớn nhất trên thế giới (Global Entrepreneurship Monitor). Ông là chủ biên các báo cáo Chỉ số Khởi nghiệp Việt Nam các năm 2014, 2014, 2015 và 2017. Ông là chủ biên và thành viên. các Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2010-2019. Ông là chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu phát triển các mô hình thị trường phù hợp cho người nghèo vùng Tây Bắc”. Ngoài ra, ông còn là thành viên nghiên cứu chính của nhiều đề tài khoa học cấp quốc gia về năng lực cạnh tranh, phát triển DN khu vực tư nhân, DN FDI, đổi mới sáng tạo. TS. Huân là chủ biên và đồng tác giả của nhiều cuốn sách và bài báo quốc tế và trong nước về các chủ đề: phát triển doanh nghiệp, DNNVV, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển thị trường cho người nghèo, chuyển đổi số.. Thạc sỹ Phan Đình Huê có bằng Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Du lịch và khách sạn của Đại học Khoa học Ứng Dụng Salzburg (Cộng Hòa Áo). Hiện nay ông là Chủ tịch Công ty Dịch vụ Du lịch Vòng Tròn Việt (Vietcircle Travel). Ông cũng là cố vấn cho chuỗi giá trị du lịch, Dự án SME Trà Vinh (do Chính phủ Canada tài trợ), chuyên gia tư vấn phát triển du lịch ĐBSCL, Giảng viên thỉnh giảng đại học Cửu. Long, Đồng Tháp, Kinh tế TPHCM và các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ dành cho cán bộ các tỉnh /thành miền Nam, do Tổng cục Du lịch tổ chức. Là một chuyên gia về du lịch ĐBSCL, ông đã có nhiều năm nghiên cứu về tài nguyên và sản phẩm du lịch Đất Chín Rồng. Tác giả đồng thời là chủ nhiệm một số đề án phát triển du lịch cấp tỉnh và cấp huyện ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Bến Tre, và báo cáo viên chính cho nhiều hội thảo về du lịch nông nghiệp – nông thôn ở ĐBSCL trong các năm gần đây.. 283.

<span class='text_page_counter'>(333)</span> Tiến sĩ Lê Việt Phú là giảng viên của Trường Quản lý và Chính sách Công Fulbright thuộc Đại học Fulbright Việt Nam Tiến sĩ Lê Viết Phú là nghiên cứu viên của Sáng kiến Chính sách Công Hạ lưu sông Mê Kông (LMPPI) do USAID tài trợ từ năm 2014-18. Mối quan hệ giữa nước-lương thực-năng lượng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đối thoại chính sách công về phát triển kinh tế bền vững với. môi trường, tăng năng suất nông nghiệp và cải thiện sinh kế hộ gia đình ở 5 quốc gia thuộc Hạ lưu vực sông Mekong, bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Công việc của ông tập trung về phía cầu của ngành năng lượng, vai trò của các công cụ định giá đối với hành vi của người tiêu dùng và đánh giá tác động của các chiến lược phát triển năng lượng thay thế. Phú nhận bằng tiến sĩ kinh tế môi trường tại Đại học California tại Berkeley năm 2013.. PGS. TS. Nguyễn Phú Son hiện là giảng viên cao cấp hạng I của Khoa Kinh tế, Trường ĐH Cần Thơ. Ông tốt nghiệp ngành Kinh tế Nông nghiệp tại Khoa Kinh tế Trường ĐH Cần Thơ năm 1987, sau đó được giữ lại làm giảng viên tại Khoa Kinh tế đến nay. Ông nhận bằng Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Nông nghiệp và Marketing năm 1997 tại Trường ĐH Wageningen, Hà Lan. Ông nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế Ứng dụng vào năm 2010 tại Trường ĐH Antwerp, Vương quốc Bỉ. Đến năm 2013, ông được Nhà nước phong tặng chức danh Phó Giáo sư ngành Kinh tế. PGS. Son đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu. khoa học từ cấp quận/huyện, cấp tỉnh, cấp bộ và cấp Nhà nước và tham gia tư vấn kinh tế cho các địa phương ở ĐBSCL và nhiều tổ chức như: CIDA, IFAD, WWF, Wvv, SIDA, Ausaid, GIZ, GTZ, Oxfam, ILO, WB, JICA, CARE… Ông đang giảng dạy các môn Chuỗi giá trị, Marketing Nông nghiệp, Marketing Công nghiệp, Marketing Địa Phương và Quản trị điều hành DN tại Trường ĐH Cần Thơ và một số đại học khác trong vùng. Công trình nghiên cứu và tư vấn của ông tập trung vào lĩnh vực chuỗi giá trị ngành hàng, đánh giá hiệu quả sản xuất các mô hình sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, chương trình OCOP và liên kết giữa doanh nghiệp và các tổ chức nông dân cho các tỉnh ĐBSCL.. 284.

<span class='text_page_counter'>(334)</span> TSKH.KTS. Ngô Viết Nam Sơn, Chủ tịch công ty NgoViet Architects & Planners, là một chuyên gia quy hoạch kiến trúc có trên 30 năm kinh nghiệm quốc tế về tư vấn chiến lược, tư vấn thiết kế quy hoạch kiến trúc và giảng dạy đại học tại Á Châu (Việt Nam, Trung Quốc, Nhật, Philippines, Malaysia, và Singapore) và Bắc Mỹ (Hoa Kỳ, Canada, và Mexico). Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam và là thành viên của Hội Văn hóa Kiến trúc Cảnh quan Á Châu,. Viện Kiến trúc Hoa Kỳ, Hội Quy hoạch Hoa Kỳ, Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam và Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam. Ông đã tư vấn thiết kế cho nhiều dự án quy hoạch kiến trúc lớn trong nước và nước ngoài, trong đó tại miền Nam có Khu Đô thị mới Nam Sài Gòn (thành viên nhóm SOM Hoa Kỳ) và Khu Đô thị Công nghệ Sunrise Đông Kiều - Vĩnh Long. Ông tốt nghiệp Tiến sĩ Khoa học về Quy hoạch và Kiến trúc tại Đại Học Washington, và Thạc sĩ Quy hoạch và Kiến trúc tại Đại Học Tổng Hợp California ở Berkeley.. Ông Hoàng Văn Thắng hiện là Nghiên cứu sinh tại National Chi Nan University, chuyên ngành Chiến lược và Phát triển các ngành công nghiệp mới nổi. Ông lấy bằng Kỹ sư Công nghệ Sinh học tại Đại học Nông lâm TP.HCM năm 2008, tốt nghiệp Thạc sĩ Chính sách Công tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright vào năm 2013. Trước khi du học tại Đài Loan, ông là Giảng viên tập sự, kiêm Chuyên viên Nghiên cứu và Phát triển Chương trình của Trường. Chính sách công và Quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam, giai đoạn 2018 – 2020. Trước đó, ông là Giảng viên Khoa Quản lý Nhà nước và Trưởng ban Nghiên cứu của Viện Chính sách Công, thuộc Trường Đại học Kinh tế TP.HCM giai đoạn 2015 – 2017. Lĩnh vực nghiên cứu chính của ông Thắng bao gồm: phát triển vùng và địa phương, phát triển SME, đầu tư FDI, thương mại, và mô hình PPP. Bên cạnh đó, ông cũng tham gia đội ngũ giảng dạy các môn học: Phát triển vùng và địa phương, Thẩm định đầu tư công, Kinh tế lượng và Kinh tế lượng ứng dụng trong phân tích và đánh giá chính sách.. Ông Nguyễn Xuân Thành nguyên là Giám đốc Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM), Đại học Fulbright Việt Nam. Hiện nay ông là giảng viên Chính sách công tại FSPPM và là cán bộ nghiên cứu cao cấp tại Trường Harvard Kennedy, Đại học Harvard. Các lĩnh vực nghiên cứu chính của ông Thành bao gồm tài chính phát triển, đầu tư công và kinh tế vĩ mô. Trước khi giảng dạy và làm công tác quản lý tại Trường Fulbright, ông Nguyễn. Xuân Thành làm việc tại Ủy ban Nhân dân TP.HCM. Tại FSPPM, ông Nguyễn Xuân Thành giảng dạy các môn học Tài chính phát triển, Thẩm định đầu tư công, Thực thi chính sách và Lãnh đạo trong khu vực công. Bên cạnh các hoạt động ở FSPPM, ông Nguyễn Xuân Thành còn là thành viên nhóm chuyên gia tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ. Ông Nguyễn Xuân Thành nhận bằng cử nhân Kinh tế danh dự tại Đại học Delhi, Ấn Độ, bằng thạc sĩ Kinh tế và Tài chính tại Đại học Warwick, Anh Quốc và bằng thạc sĩ Quản lý nhà nuớc tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ.. 285.

<span class='text_page_counter'>(335)</span> Tiến sỹ Từ Minh Thiện hiện là Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Hiến. Ông đã từng giữ chức vụ Giám đốc Trung tâm tư vấn và hỗ trợ Nông nghiệp TP.HCM (HCACS) từ năm 2005 – 2008, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) từ năm 2008 - 2011, thành viên Ban Kinh tế - Ngân sách, Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố khóa VIII (2011 2015), Phó Trưởng Ban - Ban Quản lý khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao TP.HCM (2012 – 2020). TS. Từ Minh Thiện đã có những đóng góp nhất định cho. thành phố, cũng như hoạt động của Khu nông nghiệp công nghệ cao và kết nối các doanh nghiệp tại TP.HCM cũng như các địa phương lân cận với đối tác các nước. Ông Thiện cũng là thành viên hội đồng thẩm định chương trình Shark Tank, thành viên Ban cố vấn Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp 13 tỉnh ĐBSCL và CLB Đặc sản Mekong, là Phó chủ tịch Hiệp hội trang trại và doanh nghiệp nông thôn Việt Nam, thường xuyên là báo cáo viên các chuyên đề về xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, khởi nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao cho các trường đại học, các địa phương.. Tiến sỹ Lê Anh Tuấn quê ở Thừa Thiên-Huế, sinh tại Quảng Ngãi. Ông tốt nghiệp đại học chuyên ngành Thuỷ nông và Cải tạo đất ở trường Đại học Cần Thơ và được giữ lại làm giảng viên của trường. Đến năm 1989, ông nhận học bổng của Học viện Công nghệ Châu Á (AIT, Thái Lan) lấy bằng Thạc sỹ Kỹ thuật Tài nguyên Nước. Ông nhận được học bổng PhD và hoàn thành Luận án Tiến sỹ tại Đại học Thiên Chúa giáo Leuven, Vương quốc Bỉ năm 2008 với bằng cấp Tiến sỹ Khoa học và Kỹ thuật Sinh. học, chuyên sâu vào lĩnh vực Thuỷ học Môi trường. Ông cũng từng là chuyên gia cho Chính phủ Lào về Phát triển Nông Lâm trong các giai đoạn 1993 – 1998 và 2002 - 2004. TS. Lê Anh Tuấn hiện là Giảng viên Cao cấp của Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên của trường Đại học Cần Thơ. Đồng thời, ông cũng là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu (DRAGON Institute – Mekong). Ông tập trung giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật liên quan đến các vấn đề nguồn nước, môi trường, biến đổi khí hậu ở khu vực châu thổ sông Mekong.. 286.

<span class='text_page_counter'>(336)</span> Phụ lục 1 Giới thiệu khung phân tích năng lực cạnh tranh của Michael Porter Năng lực cạnh tranh (NLCT) là mối quan tâm thường trực của cả chính quyền trung ương và địa phương. Phụ lục này giới thiệu khung phân tích NLCT của GS. Michael Porter (1990, 1998, 2008) để đánh giá NLCT của tỉnh. Theo Michael Porter, khái niệm có ý nghĩa duy nhất về năng lực cạnh tranh (NLCT) là năng suất (productivity), trong đó năng suất được đo bằng giá trị gia tăng do một đơn vị lao động (hay một đơn vị vốn) tạo ra trong một đơn vị thời gian. Năng suất là nhân tố quyết định quan trọng nhất của mức sống dài hạn và là nguyên nhân sâu xa của thu nhập bình quân đầu người. Để tăng trưởng năng suất bền vững đòi hỏi nền kinh tế phải được liên tục nâng cấp.88 Báo cáo này sử dụng khuôn khổ phân tích NLCT của Michael Porter, có điều chỉnh cho thích hợp với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu của Báo cáo (Hình 1). Trong khuôn khổ này, năng suất sử dụng các nguồn. lực (bao gồm vốn, lao động, đất đai và các tài nguyên khác) đóng vai trò trung tâm, một mặt vì nó là thước đo chính xác nhất và có ý nghĩa duy nhất cho NLCT; mặt khác nó là nhân tố quyết định sự thịnh vượng của các địa phương.89 Điều này cũng có nghĩa là cạnh tranh như thế nào (năng suất cao hay thấp) thậm chí quan trọng hơn việc cạnh tranh trong ngành nào. Với vai trò trung tâm của năng suất trong khuôn khổ phân tích NLCT, một câu hỏi then chốt cần trả lời là: Những nhân tố quyết định năng suất và tốc độ tăng trưởng năng suất là gì? Theo Michael Porter, có ba nhóm nhân tố quyết định NLCT của một quốc gia, bao gồm (i) Các yếu tố lợi thế tự nhiên của quốc gia, (ii) NLCT vĩ mô, và (iii) NLCT vi mô. Vì đối tượng nghiên cứu ở đây là NLCT cấp tỉnh nên khung khổ lý thuyết này được điều chỉnh một cách thích ứng, được tóm tắt trong Hình 1 và được trình bày cụ thể trong các mục dưới đây.90. 88 Xem Porter (2008). 89 Địa phương ở đây dùng để chỉ một đơn vị kinh tế, có thể là một tỉnh, một thành phố, một vùng (như ĐBSCL), một quốc gia, thậm chí là một khu vực kinh tế (như ASEAN hay EU). 90 Một cách quy ước, trong Báo cáo này, “địa phương” được dùng để chỉ tỉnh và/hoặc vùng. 9¹ Nhân tố này thực ra có thể gọi một cách khái quát hơn là “tài nguyên tiên thiên” vì nó còn bao gồm các tài nguyên hữu hình và vô hình có tính lịch sử do các thế hệ tiền nhân để lại (như nền văn minh, di tích lịch sử v.v.). 9² Xem Porter (1990), The Competitive Advantage of Nations (tiếng Việt “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”).. 287.

<span class='text_page_counter'>(337)</span> Hình 1. Khung phân tích năng lực cạnh tranh địa phương. NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP. Môi trường kinh doanh. Trình độ phát triển cụm ngành. Hoạt động và chiến lược của DN. NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG. Hạ tầng văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội. Hạ tầng kỹ thuật (GTVT, điện, nước, viễn thông). Chính sách tài khóa, đầu tư, tín dụng, cơ cấu. CÁC YẾU TỐ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG. Tài nguyên tự nhiên. Vị trí địa lý. Quy mô của địa phương. Nguồn: Trường Fulbright điều chỉnh từ Michael Porter (1990, 1998, 2008).. Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương Các nhân tố nền tảng quyết định năng suất của địa phương được chia thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất, ở dưới cùng trong Hình 1, là “các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương”, bao gồm tài nguyên thiên nhiên9¹, vị trí địa lý, hay quy mô của địa phương. Những nhân tố này không chỉ là số lượng mà còn bao gồm sự phong phú, chất lượng, khả năng sử dụng, chi phí đất đai, điều kiện khí hậu, diện tích và địa thế vùng, nguồn khoáng sản, nguồn nước, các nguồn lợi thuỷ sản hay ngư trường, v.v. Mặc dù những yếu tố này giữa các địa phương có thể tương đồng hoặc khác biệt, song chúng đều là những đầu vào cần thiết cho việc cạnh tranh của bất kỳ địa phương nào và cho cả các doanh nghiệp hoạt động trong địa phương đó.. Tuy nhiên, không phải khi nào thì sự dồi dào của các yếu tố “tiên thiên” này cũng mang lại NLCT tốt hơn cho địa phương. Đồng thời, không phải bao giờ sự nghèo nàn của chúng cũng đồng nghĩa với sự bất lợi trong cạnh tranh. Lịch sử kinh tế thế giới đã cho chúng ta một bài học rằng việc quá dư thừa nhân tố sản xuất có thể dẫn đến làm suy giảm, thay vì làm gia tăng lợi thế cạnh tranh. Trong khi đó, những bất lợi nhất định về nhân tố sản xuất, thông qua tác động của chiến lược và sự đổi mới, lại thường đóng góp vào sự thành công lâu dài trong cạnh tranh.9² Điều này cũng có nghĩa là những lợi thế về sự sẵn có của nguồn tài nguyên hay vị trí địa lý có thể đóng góp cho sự thịnh vượng của địa phương trong một số thời kỳ và với những điều kiện nhất định, song nếu chỉ dựa vào những lợi thế “trời cho” này thì sự thịnh vượng cũng sẽ chỉ có giới hạn. 288.

<span class='text_page_counter'>(338)</span> Không những thế, không loại trừ một khả năng là chính thu nhập dễ dàng từ những nguồn tài nguyên “từ trên trời rơi xuống” sẽ là một mầm móng của nạn tham nhũng và cho phép các chính sách tồi tồn tại dai dẳng. Các nhà kinh tế gọi nghịch lý này là “lời nguyền tài nguyên”.9³ Nhiều bằng chứng cho thấy có những quốc gia rất giàu tài nguyên và nguồn lực tự nhiên nhưng lại rất kém phát triển trong khi cũng có nhiều quốc gia thành công trong phát triển mặc dù không có nguồn tài nguyên đáng kể nào. Theo Porter (2008), khi nguồn nguyên vật liệu được cung cấp một cách phong phú với giá rẻ hay lao động dư thừa, thì các doanh nghiệp có thể có khuynh hướng ỷ lại thái quá vào những lợi thế này và khai thác chúng một cách kém hiệu quả. Nhưng khi các doanh nghiệp phải đối mặt với một số bất lợi, ví dụ như chi phí đất đai cao, thiếu hụt lao động, hay thiếu hụt nguyên vật liệu tại địa phương, thì các doanh nghiệp đó phải đổi mới và nâng cấp để có thể cạnh tranh.94. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương Nhóm nhân tố thứ hai, ở giữa trong mô hình của Michael Porter, là “NLCT ở cấp độ địa phương”.95 Nhóm này bao gồm các nhân tố cấu thành nên môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp là tổng hoà các yếu tố có ảnh hưởng lên NLCT của các doanh nghiệp từ cách suy nghĩ, quan điểm, thái độ cho đến hành vi, sự sáng tạo và tinh thần kinh doanh. Có thể chia các yếu tố này thành hai nhóm chính bao gồm (i) chất lượng của hạ tầng xã hội và các thể chế chính trị, pháp luật, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế; và (ii) các thể chế, chính sách kinh tế như chính sách tài khoá, tín dụng và cơ cấu kinh tế. Yếu tố hạ tầng xã hội lấy sự phát triển của con người làm trung tâm, trong đó chú trọng đến vai trò của giáo dục cơ bản cho sự hoàn thiện nhân cách con người và hệ thống y tế cho sự phát triển thể chất. Nếu xét ở NLCT, giáo dục cơ bản còn là nền tảng cho việc học. hỏi, tiếp thu tri thức, sáng tạo và đổi mới trong doanh nghiệp. Sự an tâm hơn về sức khoẻ và nền tảng thể chất tốt hơn cũng sẽ giúp cho con người lao động bền bỉ hơn, thích ứng nhanh với cường độ lao động cao và khả năng sáng tạo không ngừng. Tuy nhiên, cần lưu ý là trong bối cảnh cạnh tranh hiện đại, trái với sự hiểu biết thông thường, việc đơn thuần có được những con người có trình độ giáo dục cơ bản tốt không đồng nghĩa với lợi thế cạnh tranh. Để hỗ trợ cho lợi thế cạnh tranh, các nhân tố phải được chuyên môn hoá cao độ cho các nhu cầu cụ thể của một ngành. Bên cạnh đó, môi trường sống và làm việc cũng ảnh hưởng đến quyết định đi hay ở của người lao động. Sự phát triển của thể chế chính trị được đo lường bởi sự cởi mở và ổn định xã hội ở địa phương, tiếng nói của các doanh nghiệp được lắng nghe và được tôn trọng trong thực tế, trách nhiệm giải trình của các quan chức chính quyền địa phương được đề cao, tính hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính công được cải thiện. Nói đến vai trò của thể chế chính trị còn phải gắn liền với thượng tôn pháp luật, ở đó yếu tố an ninh xã hội, tính độc lập của hệ thống tư pháp, tính hiệu quả của khung pháp lý, mức độ tham nhũng, và sự thực thi các quyền dân sự. Bên cạnh các thể chế chính trị và xã hội thì các thể chế và chính sách kinh tế cũng có tác động lên NLCT ở cấp độ địa phương. Chính vì lẽ đó mà các chính sách phát triển kinh tế của địa phương nói chung thường nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp. Mặc dù các chính sách này chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi các chính sách kinh tế vĩ mô từ chính quyền trung ương nhưng sự đánh giá ở cấp độ địa phương nằm ở khả năng của chính quyền địa phương đưa các chính sách đó vào thực tiễn như thế nào. Chẳng hạn như các định hướng chính sách vĩ mô về chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ quyết định việc phân bổ nguồn lực của trung ương cho địa phương cũng như sẽ đòi hỏi về việc sắp xếp thứ tự ưu tiên nguồn lực cho các ngành và lĩnh vực ở địa phương.. 9³ Xem Jeffrey Frankel (2010), The Natural Resource Curse: A Survey (tiếng Việt “Khảo sát: Lời nguyền tài nguyên”). Harvard Kennedy School, Faculty Research Working Paper Series. 94 Xem Porter (2008) 95 Trong mô hình của Michael Porter, nhóm nhân tố thứ hai được gọi là “NLCT vĩ mô”. Tuy nhiên, vì đối tượng nghiên cứu ở đây là tỉnh - thành phố nên tên gọi của nhóm nhân tố này được đổi lại cho phù hợp. 289.

<span class='text_page_counter'>(339)</span> Chính sách tài khoá, tín dụng và đầu tư, theo đó, cũng sẽ cần có những điều chỉnh thích hợp cho phù hợp với các điều kiện và ưu tiên của từng địa phương. Chính sách tài khoá và trạng thái của nó không những mô tả thực trạng của nền tài chính công ở địa phương mà còn nói lên các đặc điểm của cạnh tranh ở địa phương đó, chẳng hạn như các cơ sở thuế và những ưu đãi thuế đặc thù.96 Cuối cùng, chính sách tín dụng và sự phát triển của hệ thống tài chính và ngân hàng cũng là những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến môi trường cạnh tranh của địa phương. Sự sẵn có của các nguồn vốn, khả năng tiếp cận vốn dễ dàng, chi phí sử dụng vốn thấp và một hệ thống thanh toán tốt đều là những mối quan tâm đặc biệt của bất kỳ doanh nghiệp nào khi quyết định lựa chọn môi trường để đầu tư và phát triển. Cần lưu ý rằng, mặc dù các nhân tố kể trên không trực tiếp “tạo ra” năng suất và do vậy, NLCT, song chúng lại có vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy hay cản trở nỗ lực tăng năng suất của doanh nghiệp.. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp Nhóm nhân tố thứ ba, ở trên cùng trong Error! Reference source not found., là “NLCT ở cấp độ doanh nghiệp”. Đây là những nhân tố tác động trực tiếp tới năng suất của doanh nghiệp, bao gồm chất lượng môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trình độ phát triển cụm ngành, hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh là điều kiện bên ngoài giúp doanh nghiệp đạt được mức năng suất và trình độ đổi mới, sáng tạo cao nhất.97 Theo Porter (2008), chất lượng của môi trường kinh doanh thường được đánh. giá qua bốn đặc tính tổng quát bao gồm: (i) các điều kiện về nhân tố đầu vào, (ii) các điều kiện cầu, (iii) các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan, và (iv) chiến lược công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa. Porter (2008) mô tả bốn đặc tính này thông qua bốn góc của một hình thoi được nhiều nhà nghiên cứu gọi một cách hoa mỹ là Mô hình Kim cương Porter (xem Hình 2). Trong đó, các điều kiện về yếu tố đầu vào có thể được chia thành cơ sở hạ tầng, nguồn vốn, nguồn nhân lực, nguồn tài sản vật chất, và nguồn kiến thức. Các địa phương đều có những yếu tố này nhưng sự phối hợp của các nhân tố đó lại rất khác nhau và lợi thế cạnh tranh từ các nhân tố này phụ thuộc vào việc chúng được triển khai và hiệu quả hay không (Porter 2008). Cần lưu ý rằng một số nhân tố như nhân lực, kiến thức, và vốn có thể di chuyển giữa các địa phương, cho nên việc có sẵn các nhân tố này ở mỗi địa phương không phải là một lợi thế cố hữu, bất di bất dịch. Hơn nữa, nguồn dự trữ các nhân tố đầu vào mà một địa phương có được ở một thời điểm cụ thể không quan trọng bằng tốc độ và tính hiệu quả mà địa phương đó tạo ra cũng như việc nâng cấp và sử dụng các nhân tố này trong những ngành cụ thể (Porter 2008). Chính vì vậy, ngoài bốn đặc tính kể trên thì cần phải nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế, trong việc định hình nhu cầu và thiết lập các tiêu chuẩn cho cạnh tranh nhằm hướng đến việc cải thiện năng suất. Khác với nhân tố môi trường kinh doanh và hạ tầng kỹ thuật, nhân tố về hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp đánh giá các điều kiện bên trong nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mức năng suất và trình độ đổi mới sáng tạo cao nhất dựa trên độ tinh thông, những kỹ năng, năng lực và thực tiễn quản lý của doanh nghiệp.. 96 “Cơ sở thuế” được hiểu là đại lượng làm căn cứ cho việc xác định trách nhiệm thuế của đơn vị đóng thuế. Ví dụ như “thu nhập chịu thuế” là cơ sở tính thuế cho thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân, hay giá trị bất động sản là cơ sở tính thuế cho thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. 97 Ở Việt Nam, từ năm 2005 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với Dự án Sáng kiến NLCT Việt Nam (VNCI) xây dựng các chỉ tiêu đánh giá môi trường kinh doanh của các địa phương thông qua Chỉ số NLCT cấp tỉnh (PCI). Chỉ số này được xây dựng dựa trên 9 tiêu chí cơ bản, kể cả việc phân tích yếu tố nền tảng cơ sở hạ tầng, mặc dù yếu tố này không bao gồm trong tính toán chỉ số PCI. 290.

<span class='text_page_counter'>(340)</span> Hình 2. Mô hình Kim cương của Michael Porter Chính sách kinh tế, thị trường (hàng hoá, tài chính), trợ cấp, giáo dục, định hình nhu cầu, thiết lập các tiêu chuẩn. Các quy định và động lực khuyến khích đầu tư và năng suất; độ mở và mức độ của cạnh tranh trong nước. Vai trò Chính phủ Bối cảnh chiến lược và cạnh tranh. Các yếu tố điều kiện cầu. Mức độ đòi hỏi và khắt khe của khách hàng và nhu cầu nội địa. Ngành CN phụ trợ và liên quan. Điều kiện yếu tố đầu vào. Sự có mặt của các nhà cung cấp và các ngành công nghiệp hỗ trợ. Tiếp cận các yếu tố đầu vào chất lượng cao. Nhân tố này bao gồm những đánh giá từ nền tảng học vấn và trình độ chuyên môn của chủ doanh nghiệp, trình độ hiểu biết và khả năng ứng dụng công nghệ và công nghệ thông tin trong kinh doanh, những chuẩn mực cao về quản trị, điều hành, cả năng lực đối thoại, tư vấn và phản biện chính sách của doanh nghiệp. Trình độ phát triển cụm ngành phân tích sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các tài sản chuyên môn, hoặc các tổ chức hoạt động trong những lĩnh vực nhất định. Cụm ngành tạo thành một mặt của mô hình Kim cương nói trên nhưng đúng hơn là cần phải được xem như thể hiện các mối tương tác. giữa bốn mặt của viên Kim cương với nhau.98 Cụm ngành phản ánh tác động của các liên kết và tác động lan toả giữa các doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan trong cạnh tranh. Sự phát triển của các cụm ngành cũng sẽ giúp tăng năng suất và hiệu quả hoạt động, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo, và các quá trình thương mại hoá. Sự có mặt của cụm ngành cũng tạo cơ hội cho dòng chảy thông tin và trao đổi kỹ thuật, tăng khả năng phát sinh những cơ hội mới trong ngành công nghiệp, giúp hình thành một hình thức doanh nghiệp mới, những doanh nghiệp sẽ mang đến một phương pháp mới trong cạnh tranh (Porter 2008).. 98 Xem Porter (2008). Các cụm ngành và sự cạnh tranh. Bản dịch tiếng Việt của FETP. 291.

<span class='text_page_counter'>(341)</span> Phụ lục 2 Một vài ghi chú về số liệu thống kê Trong quá trình chuẩn bị Báo cáo, nhóm nghiên cứu đã cố gắng tập hợp rất nhiều số liệu có liên quan để từ đó phác thảo ra diện mạo bức tranh kinh tế - xã hội của ĐBSCL. Tuy nhiên, như đã được dự báo từ trước, các nguồn dữ liệu khác nhau cho những con số thống kê rất khác nhau, thậm chí ngay cả đối với những chỉ tiêu hết sức cơ bản như GDP, tốc độ tăng GDP, ngân sách, lao động, việc làm, tình trạng nghèo v.v. Nhóm nghiên cứu đã hết sức nỗ lực trong việc gạn lọc từ những nguồn số liệu thu thập được để từ đó xây dựng một bộ số liệu dùng cho Báo cáo này, trong đó cố gắng đến mức cao nhất đảm bảo tính nhất quán và tương thích giữa những chỉ tiêu thống kê, sao cho bức tranh kinh tế - xã hội của ĐBSCL được phản ảnh. qua những con số này hiện lên một cách tương đối chân thực và rõ nét. Tất nhiên, nhóm nghiên cứu ý thức được rằng, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng khả năng kiểm soát chất lượng đối với việc xây dựng bộ số liệu cho Báo cáo này là hết sức có hạn, đơn giản là vì nhóm tác giả phải sử dụng nhiều số liệu thứ cấp từ các nguồn khác nhau. Nhóm nghiên cứu, vì vậy, luôn ở trong tư thế sẵn sàng tìm kiếm những nguồn thông tin và số liệu mới, và trong trường hợp những thông tin và số liệu mới này được chứng minh là chính xác hơn so với bộ dữ liệu hiện có thì nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành cập nhật Báo cáo một cách thích hợp.. 292.

<span class='text_page_counter'>(342)</span> Danh mục tài liệu tham khảo An, N.T, (2002). Mekong Delta water quality and sustainable aquaculture development. Proceedings of the Workshop held in TraVinh, Vietnam, March 2002: Shrimp farming sustainability in the Mekong Delta, Environmental and Technical Approaches. IFREMER, France. Anh Đức (2016). Tháo gỡ “điểm nghẽn” nguồn nhân lực ở Đồng bằng sông Cửu Long. Báo Tin tức, truy cập tại: Apisom Intralawan, David Wood, Richard Frankel, Robert Costanza, Ida Kubiszewski (2018). Tradeoff analysis between electricity generation and ecosystem services in the Lower Mekong Basin. Ecosystem Services, 30: 27–35. Benedikter S. (2014). Extending the Hydraulic Paradigm: Reunification. State Consolidation and Water Control in the Vietnamese Mekong Delta after 1975, Southeast Asian Studies, 3(3): 547-587. Blancas, Luis C., John Isbell, Monica Isbell, Hua Joo Tan, and Wendy Tao (2014), Efficient Logistics: A Key to Vietnam’s Competitiveness. Directions in Development. World Bank, Washington DC, doi:10.1596/978-1-4648-0103-7. Bộ Công Thương (2019), Báo cáo Logistics Việt Nam 2019. Bộ Công Thương, Hà Nội. Bộ GTVT (2020) Đề xuất đầu tư 7 dự án cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Báo Giao thông Online, truy cập tại: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2014). Thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực nguồn nhân lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Truy cập tại: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Chu Thai Hoanh, Diana Suhardiman, Le Tuan Anh (2014) Irrigation development in the Vietnamese Mekong Delta: Towards polycentric water governance? International Journal of Water Governance. Volume 2, No. 2/3, Aug. 2014, DOI: 10.7564/14-IJWG59. Chỉ thị 21/CT-TTg ngày 18/07/2018 Đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông. Công khai quyết toán ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính. Dapice David and Le Viet Phu (2018) Counting all of the costs: Choosing the right mix of electricity sources in vietnam to 2025. In: Agriculture, Livelihoods, and the Environment in the Lower Mekong Basin. SIRD, Malaysia. Đặng Kiều Nhân, Nguyễn Hồng Tín, Nguyễn Thanh Bình, Võ Văn Hà, Phạm Thanh Vũ, Vũ Phạm Đăng Trí và Nguyễn Hiếu Trung (2016) Sách: Phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chương 3: Tài nguyên nước nông nghiệp, NXB Đại học Cần Thơ, 2016.. 293.

<span class='text_page_counter'>(343)</span> Donald J. Bowersox et al. (2002),: Supply Chain Logistics Management. McGraw Hill., New York, ISBN 0-07-235 100-4. Gerardo van Halsema and Michel Tonneijck (2017). Sustainable Water Retention Solutions for the Mekong Delta. A presentation of Wageningen University & Research and Royal HaskoningDHV on Vietnam, the Netherlands Workshop on the Mekong Delta Master Plan. Glaeser, E. (2010), Kinh tế học tích tụ (Agglomeration Economics), The University of Chicago Press. Global Water Partnership (2004) Integrated Water Resources Management. GWP Technical Committee (TEC) Background Paper No. 4. Web-link: . Guillaume Brunier; Edward J. Anthony; Marc Goichot; Mireille Provansal; Philippe Dussouillez (2014) Recent morphological changes in the Mekong and Bassac river channels, Mekong delta: The marked impact of river-bed mining and implications for delta destabilization. Geomorphology, (224):177-191. Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam – VLA (2018), Sách Trắng VLA 2018. Hoàng Chí Dũng – Chí Quốc (2018). Cần chính sách mạnh để phát triển nguồn nhân lực, Báo Tuổi trẻ Online, truy cập tại: Hori, K., and Saito, Y., (2007). An early Holocene sea-level jump and delta initiation. Geophys. Res. Lett. 34 Hồ Thị Thu Hòa, Bùi Thị Bích Liên, Trần Quang Đạo, Trần Duy Khiêm (2019), Tăng cường tính kết nối hạ tầng logistics phục vụ hàng nông sản & thủy sản của Đồng Bằng Sông Cửu Long - từ thay đổi tư duy đến hành động. Hội thảo Tăng cường tính kết nối nhằm cải thiện chuỗi giá trị hàng nông sản & thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long do Ủy ban Nhân dân Tp. Cần Thơ phối hợp cùng Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức ngày 23.4.2019. Huỳnh Thế Du (2019), Một số khía cạnh kinh tế chính trị học trong phân bổ ngân sách ở Việt Nam, FSPPM. Huỳnh Thế Du (2020), Sự hình thành các siêu đô thị ở châu Á: So sánh các chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, NXB Springer. Huỳnh Trường Huy và Nguyễn Thị Kim Pha (2016) Sách: Phát triển Kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long. Chương 8: Di cư lao động ở Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Đại học Cần Thơ, 2016. Huỳnh Trường Huy, Lê Nhị Bảo Ngọc, Nguyễn Phú Son, Lê Văn Dễ, Lê Bửu Minh Quân (2019) Tác động của Chính sách đến chuỗi giá trị tôm nước lợ ở vùng Tây Nam Bộ. Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. ISSN 1859-1558. Số 10/2019, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Kim, O. L. T., & Minh, T. (2017). Correlation between climate change impacts and migration decisions in Vietnamese Mekong Delta. International Journal of Innovative Science, Engineering & Technology, 4(8), 111-118. 294.

<span class='text_page_counter'>(344)</span> Krugman, Paul (1991). Geography and Trade. MIT Press, Cambridge, MA. Lê Anh Tuấn (2009). Biến đổi Khí hậu và Khả năng Thích ứng. Bài giảng Cao học ngành Quản lý Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ. Lê Anh Tuấn (2010). Đồng bằng Sông Cửu Long: từ “Sống chung với lũ” đến “Sống chung với biến đổi khí hậu”, Bài báo cáo trình bày tại Hội thảo Quốc tế về Giải pháp Thích nghi với Biến đổi Khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ngày 24/6/2010, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Lê Anh Tuấn (2015). Đồng bằng sông Cửu Long: Các vấn đề tài nguyên nước và Phát triển bền vững. Kỷ yếu Khoa học Nước là cốt lõi của phát triển bền vững. Bộ Tài nguyên và Môi trường trường, Ngày Nước Thế giới 2015, trang 117-125. Lê Anh Tuấn (2016). Vì sao nông dân ĐBSCL vẫn nghèo? Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, truy cập tại: Lê Anh Tuấn (2018) Đánh giá các hệ thống ngăn mặn vùng ven biển châu thổ Cửu Long và dự án thủy lợi sông Cái Lớn – Cái Bé, Conversations on Vietnam Development truy cập tại: Le Anh Tuan and Guido Wyseure (2007). Action plan for the multi-level conservation of forest wetlands in the Mekong River Delta, Vietnam. International Congress on Development, Environment and Natural Resources: Multi-level and Multi-scale Sustainability, Cochabamba, Bolivia, 11-13 July 2007. Le Anh Tuan and Suppakorn Chinvanno (2011). Climate Change in the Mekong River Delta and Key Concerns on Future Climate Threats, in Chapter in: Mart A. Stewart and Peter A. Coclanis (Eds.), Environmental Change and Agricultural Sustainability in the Mekong Delta, Advances in Global Change Research, 2011, 45(3): 207-217, DOI: 10.1007/978-94-007-0934-8_12 . Lê Thị Thanh Hiếu (2019) Luận án Tiến sĩ. Phân tích Chuỗi giá trị và Hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long. Liu, C.; He, Y.; Walling, D.E.; Wang, J. (2013). Changes in the sediment load of the Lancang-Mekong River over the period 1965–2003. Sci. China Technol. Sci. (56): 843–852. Liu S.; P. Lu; D. Liu; P. Jin and W. Wang (2009). Pinpointing source and measuring the lengths of the principal rivers of the world. International Journal of Digital Earth. 2(1): 80–87. doi:10.1080/17538940902746082. Loisel, H.; Mangin, A.; Vantrepotte, V.; Dessailly, D.; Dinh, N.D.; Garnesson, P.; Ouillon, S.; Lefebvre, J.P.; Mériaux, X.; Phan, M.T (2014). Variability of suspended particulate matter concentration in coastal waters under the Mekong’s influence from ocean color (MERIS) remote sensing over the last decade. Remote Sens. Environ., (150): 218–230. Lu X. X. and R. Y. Siew (2005). Water discharge and sediment flux changes over the past decades in the Lower Mekong River: Possible impacts of the Chinese dams. Hydrology and Earth System Sciences, 10: 181–95, 295.

<span class='text_page_counter'>(345)</span> Minderhoud, P.S.J. Coumou, L. Erban, L.E. Middelkoop, H. Stouthamer, E;and Addink, E.A. (2018). The relation between land use and subsidence in the Vietnamese Mekong delta. Science of the total environment. Elsevier BV, Amsterdam, Netherlands, 634:715-726. MONRE, Government of Vietnam (2015). Study on the Impacts of Mainstream Hydropower on the Mekong: Final Report. MRC (2010). State of the Basin Report 2010. Vientaine. . Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam (2016), Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ. Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện về GD&ĐT của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI. Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu Nghị quyết 120/NQ-CP về "Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH" ban hành ngày 17/11/2017. Ngô Viết Nam Sơn (2009) Quy hoạch Bền vững - Nhân tố Góp phần Giải quyết Vấn nạn Ô nhiễm Môi trường Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Cộng Sản Số 1 (169) năm 2009. Ngô Viết Nam Sơn (2011) Các Thử Thách của Việc Thiết Kế Đô Thị Á Châu trong Kỷ Nguyên Thông Tin và Toàn Cầu Hóa, Tài liệu Hội Nghị: Diễn đàn Kiến trúc sư Á Châu ARCASIA – “Đô Thị Á Châu trong Thế kỷ 21”. Ngô Viết Nam Sơn (2015) “Chiến lược Phát triển Bền vững cho Các Đô thị Nam bộ Việt Nam.” năm đô thị hóa Nam Bộ - Lý luận và thực tiễn (Chủ biên: Tôn Nữ Quỳnh Trân và Nguyễn Văn Hiệp), NXB Đại học Quốc gia TP.HCM. Nguyễn Hữu Đặng, Nguyễn Thị Lương và Thạch Kim Khánh (2016) Sách: Phát triển Kinh tế đồng bằng sông Cửu Long; Chương 1: Phát triển Kinh tế Nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Đại học Cần Thơ. Nguyễn Phú Son, Lê Bửu Minh Quân, Phan Huyền Trang (2017) Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa của các nông hộ tham gia cánh đồng lúa lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Công Thương, Trang 86, Số 12/2017. Nguyễn Phú Son, Lê Văn Gia Nhỏ, Nguyễn Thị Thu An, Nguyễn Thùy Trang, Lê Bửu Minh Quân (2019) Chuỗi giá trị tôm thẻ chân trắng ở vùng Tây Nam Bộ, Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. ISSN 1859-1558. Số 11/2019, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Nguyễn Phú Son, Võ Thị Thanh Lộc, Huỳnh Trường Huy, Nguyễn Thị Thu An (2016) Sách: Phát triển Kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long: Thành tựu và Thách thức. Chương 2: Chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nguyễn Quốc Khánh (2019) Tính toán cơ cấu nguồn điện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tổ chức Sáng tạo Xanh (GreenID), Hà Nội. Nguyễn Thắng và cộng sự (2018) Báo cáo về giảm nghèo đa chiều ở Việt nam – Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, UNDP và Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt nam. 296.

<span class='text_page_counter'>(346)</span> Nguyễn Thùy Trang (2017) Luận án Tiến sĩ. Phân tích hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình tôm thâm canh vùng chuyển đổi đồng bằng sông Cửu Long. Nguyễn Thư (2019) Phát triển dịch vụ Logistics tăng cạnh tranh cho nông thủy sản ĐBSCL [trực tuyến]. Cần Thơ: Trung tâm xúc tiến Đầu tư – Thương mại và Hội Chợ Triển Lãm Cần Thơ, truy cập tại: [truy cập: 2/5/2020]. Nguyễn Thư (2019). Vùng ĐBSCL: ‘Soi’ điểm sáng và mảng tối để tăng cường thu hút FDI, Trung tâm Xúc tiến Đầu Tư – Thương Mại và Hội Chợ Triễn Lãm Cần Thơ, truy cập tại: Niên giám Thống kê 2006, Tổng cục Thống kê. Niên giám Thống kê 2012, Tổng cục Thống kê. Niên giám Thống kê 2016, Tổng cục Thống kê. Phúc Nguyên (2019) ĐBSCL: Hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn rất thấp, Thời báo Tài chính Việt Nam Online, truy cập tại: Phùng Văn Phách (2010). Nghiên cứu tiến hoá đới ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long và vùng thềm lục địa kế cận trong Holocen - hiện đại phục vụ phát triển bền vững (2008-2009), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ hợp tác quốc tế Việt - Đức về Khoa học và Công nghệ theo Nghị định thư, 181 trang. Piman, T. and Manish S. (2017). Case Study on Sediment in the Mekong River Basin: Current State and Future Trends. UNESCO and Stockholm Environment Institute (SEI), Project Report 2017-03, 45 pages. Porter, M.E. (1985): Competitive advantage: Creating and sustaining superior performance. New York, New York: Macmillan. Porter, M.E. (1985): Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior performance. New York, New York: Macmillan. Porter M.E. (1990): The Competitive Advantage of the Nations. The Free Press, New York. Porter M.E. (1998): Clusters and New Economics of Competition, Harvard Business Review. Porter, M.E. (1998). On Competition. Boston: Harvard Business School Press. Porter, M. E. (2000): Location, Competition, and Economic Development: Local Clusters in a global Economy. Economic Development Quarterly, 14, 15-34. Porter M.E. (2003): The Economic Performance of Regions. Regional Studies, 37 (6/7), 549-78. Porter, M.E. (2008). On Competition. Updated and Expanded Edition. Boston: Harvard Business School Press.. 297.

<span class='text_page_counter'>(347)</span> Quyết định 68/QĐ-TTG, ngày 15 tháng 01 năm 2018, về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định 200/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Quyết định 245/QĐ-TTg ngày 12/02/2014 về Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quyết định số: 593/QĐ-TTG ngày 06 tháng 04 năm 2016 ban hành quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 – 2020. Quyết định 708/QĐ-BCT ngày 26/03/2019 đề ra các nhiệm vụ cần triển khai thực hiện để cải thiện chỉ số hiệu quả logistics Việt Nam. Quyết định 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 22/12/2017, Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Quyết định 2161/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực GD&ĐT đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 của Bộ GD&ĐT năm 2017. Richard Beilfuss and Tran Triet (2014) Climate change and hydropower in the Mekong River Basin: a synthesis of research, Published by Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit (GIZ) GmbH and Mekong River Commission - GIZ Cooperation Programme. 89 pages. Rosenthal, S., & Strange, W, (2004), Bằng chứng về bản chất và các nguồn của kinh tế học tích tụ (Evidence on the Nature and Sources of Agglomeration Economies.) In V. Henderson & J. Thisse (Eds.), Handbook of Regional and Urban Economics: Cities and Geography: Vol. Volume 4 (pp. 2119–2171), North-Holland. Tamura T., Saito Y., Sieng S., Ben Bunnarin, Kong, M. Sim, I., Choup S., Akiba, F. (2009) Initiation of the Mekong River delta at 8 ka: evidence from the sedimentary succession in the Cambodian lowland. Quaternary Science Reviews, (28:3–4): 327-344. Tài liệu Hội thảo "Nguồn nhân lực cho phát triển Đồng bằng sông Cửu Long", CTU 2015. Tài liệu Hội thảo quốc tế “Đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng tiến trình phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tầm nhìn 2030”, Đại học Nam Cần Thơ 2019. Thông báo số 29/TB-VPCP ngày 23/01/2017 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Hội nghị thu hút đầu tư, kinh doanh logistics Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2013). Niên giám Thống kê 2013, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.. 298.

<span class='text_page_counter'>(348)</span> Tổng cục Thống kê Việt Nam (2018). Niên giám Thống kê 2018, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. Trọng Tùng (2020) Tổn thất sau thu hoạch của nhiều ngành hàng nông sản Việt Nam lên tới 30%. Hà Nội: Báo điện tử Kinh tế & Đô thị. Địa chỉ: [truy cập: 2/5/2020]. Trương Ca (2018). Vốn FDI vào Đồng bằng sông Cửu Long đạt gần 21 tỷ USD, Báo Nhà đầu tư, truy cập tại: Tsukawaki, S., Sotham, S. and Members of Tonle Sap 21 Programme (2005). Formation of the present natural environment on Lake Tonle Sap and the lower courses of the Mekong River system in Cambodia: geological history of Cambodia during the last 20,000 years. Oral presentation in the First International Symposium on Evaluation of Mechanisms Sustaining the Biodiversity in Lake Tonle Sap, Cambodia on December 1-2, 2005 in Phnom Penh, Cambodia. Viện Quy hoạch Miền Nam (2017) Thuyết minh Tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch Xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Xây dựng. Võ Hùng Dũng (Chủ biên) (2012), Kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long 2001 – 2011. (Các tác giả: Vũ Thành Tự Anh, Nguyễn Tác An, Nguyễn Văn Luật, Nguyễn Thị Lang, Nguyễn Ngọc Trân, Lê Quang Trí, Nguyễn Thanh Tuyền, Ngô Viết Nam Sơn, …), Nhà xuất bản NXB Đại Học Cần Thơ. VASEP (2018) “Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam thường niên năm 2018. VASEP (2019) “Báo cáo Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam thường niên năm 2019. VASEP (2020) Báo cáo ngành hàng Thủy sản Việt Nam giai đoạn 2015 - 2019 VFA (2020) Báo cáo thị trường gạo. Vietnam Business Forum 2019. Made in Vietnam Energy Plan 2.0: A business case for the primary use of Vietnam’s domestic resources to stimulate investment in clean, secure, and affordable energy generation. Hanoi, Vietnam. Vietnambig (4/2019) Báo cáo thị trường gạo tháng 4/2019. Võ Thị Thanh Lộc, Nguyễn Phú Son, Nguyễn Hữu Thọ, Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt, Nguyễn Thị Thu An, Nguyễn Thị Kim Thoa (2016) Sách: Phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn. Chương 18: Chuỗi giá trị cá tra, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. Vũ Sỹ Cường (2019) Phát triển giáo dục và đào tạo cho Đồng bằng sông Cửu Long: một số phân tích từ chi ngân sách nhà nước cho GD&ĐT, Tạp chí nghiên cứu kinh tế tài chính, số 12/2019. Vũ Thành Tự Anh (2011). “Hai nghịch lý của GDP ở Việt Nam,” Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 3/11/2011, 299.

<span class='text_page_counter'>(349)</span> Wild TB, Loucks DP, Annandale GW, and Kaini P. (2015). Maintaining sediment flows through hydropower dams in the Mekong River basin. J Water Res Plan Man. 142(1). DOI: 10.1061/(ASCE)WR.1943-5452.0000560 WTO (2013), Aid for trade at a glance 2013: connecting to value chains, Chapter 3 “Value chains and the development path”. World Bank (2017): Nghiên cứu khả thi cho dự án phát triển hành lang Đường thủy và Logistics Khu vực phía Nam. World Bank (2018). Climbing the Ladder: Poverty Reduction and Shared Prosperity in Vietnam. World Bank (2007, 2010, 2012, 2014, 2016, 2018), Connecting to compete: Trade logistics in the global. New York: World Bank.. 300.

<span class='text_page_counter'>(350)</span>

<span class='text_page_counter'>(351)</span> BÁO CÁO KINH TẾ THƯỜNG NIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2020. Nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển bền vững. Chịu trách nhiệm xuất bản Giám đốc TRẦN THANH ĐIỆN Chịu trách nhiệm nội dung Tổng biên tập NGUYỄN THANH PHƯƠNG Biên tập TRẦN LÊ HẠNH NGUYÊN Trình bày bìa ĐỖ VĂN THỌ Biên tập kỹ thuật NGUYỄN PHƯƠNG Đọc và sửa bản in NGUYỄN PHƯƠNG LAM. NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC CẦN THƠ In 1.000 bản, khổ 20,7 x 29,5 cm, tại Công ty cổ phần in tổng hợp Cần Thơ. Địa chỉ: 500 Đường 30/4, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Số xác nhận đăng ký xuất bản: ____-2020/CXBIPH/_-__/ĐHCT. ISBN: 978-604-965-__-_. Quyết định xuất bản số: __/QĐ-NXB ĐHCT, cấp ngày __.11.2020. In xong và nộp lưu chiểu quý 4 năm 2020..

<span class='text_page_counter'>(352)</span> Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh tại Cần Thơ Số 12, Hòa Bình, Phường An Cư, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ 02923 824 918 www.vccimekong.com.vn Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright Trường Đại học Fulbright Việt Nam Số 105, Tôn Dật Tiên, Phường Tân Phú, Quận 7, TP Hồ Chí Minh fsppm.fulbright.edu.vn.

<span class='text_page_counter'>(353)</span>

×