Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Phân tích tình hình tài chính với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.02 KB, 72 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2006 là một năm đánh dấu nhiều mốc lịch sử trọng đại của nước ta,
trong đó đặc biệt Việt Nam ra nhập WTO (tổ chức thương mại thế giới). Mở ra cho
đất nước Việt Nam, một bước ngoặt mới, một thời đại mới, cơ hội mới … ở đó nền
kinh tế được cạnh tranh bình đẳng minh bạch không phân biệt đối xử, chính vì vậy
mà sự cạnh tranh cũng trở nên khốc liệt hơn. Trong vòng xoáy của cơ chế thị truờng
muốn tồn tại, phát triển kinh doanh cho có lợi nhuận các Doanh nghiệp Việt Nam
không chỉ nắm bắt thời vận thông tin trên thị trường mà còn phải nắm bắt được các
nhân tố ảnh hưởng, và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố này đến tình hình hoạt
động SXKD tìm điểm mạnh điểm yếu mà phát huy hay khắc phục. Trong đó nguồn
vốn là nhân tố vô cùng quan trọng, là cơ sở vật chất không thể thiếu với bất kỳ một
doanh nghiệp đang hoạt động,bởi có vốn đã khó và sử dụng vốn như thế nào còn khó
hơn. Để đáp ứng nhu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao thì việc làm thế nào để
có các thông tin tài chính chính xác kịp thời đầy đủ, sử dụng vốn có hiệu quả càng
được quan tâm ở trình độ cao hơn hoàn thiện hơn. Biết đuợc thông tin chính xác rồi
các nhà đầu tư hay đối tác biết nên đầu tư ở mức nào? tỷ lệ bao nhiêu?. Các nhà lãnh
đạo xác định đúng hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp mình .
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 cũng không nằm ngoài xu thế
chung đó. Công ty đã chuyển hoá dần từ hình thức Xí nghiệp Dược phẩm Trung
ương 2 lên hình thức Công ty cổ phần Dược Trung ương 2. Công ty đã đang và sẽ
đạt được những thành quả tiên tiến trong quá trình phát triển của mình. Qua tìm hiểu
thực tế công ty, nhận thức được tầm quan trọng đó, em xin chọn đề tài “Phân tích
tình hình tài chính với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần
Dược phẩm Trung ương 2” làm chuyên đề thực tập cuối khoá của mình.
Kết cấu chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung gồm 3 chương
như sau:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2.
Chương 2: Thực trạng công tác phân tích tình hình tài chính vớI việc nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn tạI Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty


Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2.
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM
TRUNG ƯƠNG 2
1.1. Đăc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Dược phẩm
trung ương 2.
11.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1.1 Quá trình hình thành.
Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương 2 thành lập năm 1947 tại Việt Bắc
tiền thân là một xưởng dược quân đội. Khi mới thành lập, quy mô của xưởng còn nhỏ
và nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất bào chế thuốc, dươc phẩm phục vụ cho chiến trường
vì thời kỳ nay thuốc tân dược từ nước ngoài tuy có chất lượng nhưng lại khan hiếm.
Từ đó công ty trải qua quá trình phát triển thành Xí nghiệp Dược phẩm 2 rồi thành Xí
nghiệp Dược phẩm trung ương 2 và ngày nay là Công ty cổ phần Dược phẩm Trung
ương 2, là một Doanh nghiệp nhà nước với 51 phần vốn nhà nước, thực hiện cổ phần
theo NĐ 6465 của nhà nước thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam trực thuộc Bộ y tế.
Công ty cổ phần Dược phẩm trung ương 2 có tên giao dịch quốc tế là
DOPHARMA.
Trụ sở chính của công ty đặt tại số 9- Trần Thánh Tông- Quận Hai Bà Trưng- Hà
Nội.
Fax: 0084. 4. 8- 2- 1- 1- 8- 1- 5
Theo giấy phép: Ngày 03/ 03/ 2005
Giấy phép kinh doanh số: 0103006888
Công ty mở 2 tài khoản tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng
công thươg Việt Nam.
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 nằm ở phía đông của thủ đô Hà
Nội với, với diện tích 12.000 m2 để xây dựng nơi làm việc các phòng ban và các

phân xưởng sản xuất. với một vị trí giao dịch đẹp và cơ sở sản xuất kinh doanh tương
đối lớn. công ty được thành lập lâu năm và được cấp giấy phép kinh doanh số
01030006888 ngày 3/ 3/ 2005 có số vốn điều lệ là 25 tỷ đồng. Số vốn điều lệ được
chia thành 250000 cổ phần mệnh giá 100000 đ/ cổ phần. Là một công ty cổ phần
dưới hình thức cổ phần chi phối với 51% vốn nhà nước và hoạt động theo Luật doanh
nghiệp 12/ 06/ 1999.
1.1.1.2 Quá trình phát triển.
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất kinh doanh; xuất
nhập khẩu dược phẩm; tư vấn dịch vụ koa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và
đào tạo trong lĩnh vựcdược phẩm.
Nam 1954 đơn vị chuyển về Hà Nội tiếp tục được Đảng và nhà nước đầu tư
lấy tên là xí nghiệp Dựoc phẩm 6/ 1 ( mùng sáu tháng một).
Năm 1960, Xí nghiệp Dược phẩm 6/ 1được chuyển sang Bộ y tế quản lý và
đổi tên thành Dựơc phẩm số 2.
Từ khi mới thành lập xí nhgiệp đã đặt được những thành tích to lớn trong hoạt
động, trong những năm đầu xây dựng đất nước. Ngày 29/ 9/ 1985 Xí nghiệp đã được
nhà nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị anh hùng” .
Ngày 7 tháng 5năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 338/ QĐ-
HĐBT công nhận Xí nghiệp Dược phẩm số 2 là doanh nghiệp Nhà nước và được
phép hạch toán độc lập, được đổi tên thành Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2.
Trong những năm đầu xây dựng đất nước, Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương
2 chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ, máy móc thiết bị thô sơ, số lượng công nhân chỉ vài
chục người. Tình hình kinh tế đất nước lúc bấy giờ rất nghèo nàn thì Xí nghiệp càng
gặp những khó khăn hơn, có những lúc tưởng chừng Xí nghiệp đã không thể vượt
qua nổi trong những năm hoạt động với tư cách là một đơn vị hạch toán độc lập. Để
tháo gỡ những khó khăn, Xí nghiệp khắc phục bằng các biện pháp:
+ Chủ động tìm và khai thác nguồn vật tư, nguyên liệu.

+ Nghiêm cứu chế thử các sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã kinh doanh cho phù
hợp với thị hiếu và từng bước hạ giá thành sản phẩm.
+ Mở rộng thị trường trong nước và tìm kiếm cơ hội ở thị trường nước ngoài.
+ Giảm bớt số lượng nhân công dư thừa, đồng thời đào tạo số lao động hiện
có để đáp ứng khả năng chuyên môn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Tập trung cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ sản xuất nhằm hạn chế bớt
thời gian giãn đoạn sản xuất.
+ Tận dụng triệt để những năng lực của máy móc thiết bị hiện có, đầu tư thêm
một số thiết bị mới tại các khâu then chốt nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Soạn thảo được nhiều văn bản quy định nội quy, quy chế chung cho toàn bộ
Xí nghiệp, và nội quy đối với từng phân xưởng sản xuất thể hiện tính kỷ luật cao
trong làm việc.
Tất cả với lòng quyết tâm ý trí và hơn hết là lòng yêu nghề cùng sự điều hành
sáng suất, đúng đắn của Ban giám đốc. Đã đưa được một Xí nghiệp Dược phẩm
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Trung ương 2 ngày nay với một hệ thống máy móc thiết bị hiện đại cùng công nghệ
hoàn thiện, quy mô mở rộng số lượng cán bộ công nhân viên chức tăng lên không
ngừng_có trên 400 người làm việc trong các phân xưởng phòng ban khác nhau, thu
nhập bình quân của người lao động trong Xí nghiệp được bảo đảm.
Năm 2003, được sự đầu tư của nhà nước, Xí nghiệp đã xây dựng và đưa vào
sử dụng nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP( good phamarceutical
manufacturing practice_cơ sở sản xuất thuốc tốt ). Đã có cơ sở kỹ thuật sản xuất
thuốc tương đối hiện đại với quy trình công nghệ khép kín, sản xuất trong môi trường
vô trùng, các công đoạn sản xuất nhanh, kỹ thuật xử lý nước tinh khiết, các kỹ thuật
kiểm tra hoá lý cao, chuẩn xác đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng sản phẩm.
Trên con đường phát triển của mình Xí nghiệp không ngừng đầu tư đổi mới,
nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cường trang thiết bị nhằm hiện đại hoá hơn nữa dây
tryuền sản xuất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời tìm kiếm

thị trường.Xí nghiệp cũng có những chính sách thưởng phạt phù hợp nhằm khuyến
khích đội ngũ công nhân viên làm việc có hiệu quả.
Đầu tháng 3 năm 2005 Xí nghệp đã có quyết định của Bộ y tế cho phép đổi
sang hình thức Công ty cổ phần chi phối 51% vốn nhà nước họat động theo quy định,
điều lệ, luật định về Công ty cổ phần, và tên chính thức của công ty từ đó đến nay là:
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2.
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 là một trong những đơn vị hàng
đầu trong khối doanh nghiệp nhà nước. Sản lượng tiêu thụ hàng năm của công ty
chiếm khoảng 1/5 tổng sản lượng của cả 20 đơn vị thành viên Tổng công ty Dược
Việt Nam. Hàng tháng, Công ty sản xuất và tiêu thụ khoảng 50 loại thuốc tiêm, 95
loại thuốc viên,5 laọi cao xoa, thuốc nước. Đăc biệt các mặt hàng có doanh thu lớn
như: Ampicilin, Amoxcilin, Vitamin B1, Vitamin C, Cloxit…Những năm gần
đây,sản phẩm của công ty liên tục dành được danh hiệu “hàng Việt Nam chất lượng
cao” tại các hội chợ triển lãm và có uy tín cao trong cả nước.
Công ty được thành lập và hoạt động với mục tiêu phát triển là huy động vốn
và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh các loại sản
phẩm theo chức năng và ngành nghề được cấp giấy phép. Đồng thời nâng cao hiệu
quả và đạt được mục tiêu tối đa lợi nhuận, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định
cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, góp phần vào sự nghiệpchăm sóc
sức khoẻ người dân, đóng góp cho Ngân sách nhà nước và không ngừng phát triển
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
công ty ngày càng lớn mạnh, tạo thế mạnh không những trong nước ma còn vươn xa
ra thế giới.
Công ty đạt được kết quả cao trong quá trình sản xuất.
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần:

số
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

1 Tổng doanh thu 19844492509 20182365460 80283028999
2 Trong đó doanh thu hàng XK
3 Các khoản giảm trừ 61430892 140264990 320939292
( 03 = 05 + 06 + 07)
5 Giảm giá 54825058 64004718
6 Hàng bán bị trả lại 61430892 85439932 256894574
7 Thuế TTĐB, XK phải nộp
10 1. Doanh thu thuần 19783061617 20042100470 79962089707
( 10 = 01- 03)
11 2. Giá vốn hàng bán 17656507183 17297767709 70166493185
20 3. Lợi nhuận gộp ( 20=10-11) 2126554434 2744332761 9795596522
21 4. Chi phí bán hàng 370167891 385834703 1710306746
22 5. Chi phí quản lý DN 1160916017 1381955216 5015423858
30 6. LNT từ HĐKD 595470526 976542842 3069865918
31 7. TN từ HĐTC 40545999 50319697 210437303
32 8. Chi phí HĐTC 650742448 1042302412 3252482027
40 9. LNT từ HĐTC -610196449 -991982715 -3042044724
41 10. Các khoản TN bất thường 70986080 877852712 1040241042
42 11. Chi phí bất thường 7299375 518011847 844254722
50 LN bất thường (50=41-42) 63686705 359840865 495986320
60 13. Tổng LN trước thuế 48960782 344400992 523867514
( 60 = 30 + 40 + 50 )
70 14. Thuế TNDN phải nộp 110208517 167618404
80 15. LN sau thuế ( 80=60-70) 48960782 234192675 356189110
Thị trường kinh doanh của công ty: Chủ yếu là ở phía Bắc, các tinh miền
Trung từ Thanh Hoá trở ra có tới 50 đơn vị với luợng mua lớn nhất là 300 triệu/
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
tháng, còn trung bình là 100 triệu. Từ Thanh Hoá tới Quảng Bình có khoảng 24 đơn

vị với luợng mua trung bình 150 triệu/ tháng.
Công ty xây dựng được một kênh phân phối đa cấp hoàn chỉnh trên thị trường
nhằm đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Sản phẩm phân phối tới các công ty dược phẩm,
Bệnh viện trung ương, tỉnh, huyện, đại lý các cấp, nhà thuốc, cửa hàng bán buôn bán
lẻ, rồi cuối cùng đến tay người tiêu dùng.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy, quản lý của Công ty cổ phần Dược phẩm
Trung ương 2.
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 có đội ngũ cán bộ công nhân viên
chức khoảng trên 500 người, trong đó khoảng trên 200 người có trình độ đại học cao
đẳng trở lên.
Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình quản lý trực tuyến – đa chức
năng, tập thể lãnh đạo, cấp dưới trực tiếp chịu sự quản lý của cấp trên theo chế độ
một thủ trưởng. Được hình thành rất phù hợp với quy trình sản xuất kinh doanh của
công ty, sự phối hợp phân công nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban trong bộ
máy đã được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản. Đó là điều đảm bảo cho sự
thống nhất hoạt động nhịp nhàng giữa các bộ phận trong guồng máy điều hành và
quản lý của công ty.
Trong đó:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền hành cao nhất gồm tất cả các cổ
đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông được triệu tập họp ít nhất 1 năm 1
lần do Hội đồng quản trị triệu tập hoặc do Ban kiểm soát triệu tập. Dưới Đại hội
đồng cổ đông là Hội đồng quản trịgồm có 5 người 1 chủ tịch kiêm Giám đốc điều
hành, 1 Phó chủ tịch kiêm kế toán trưởng, 3 thành viên ở các mảng kinh doanh, kỹ
thuật, sản xuất. Hội đồng quản trị, có nhiệm vụ thực hiện các Nghị quyết của Đại hội
đồng cổ đông để cùng thống nhất lãnh đạo công ty phát triển.
Bên cạnh Hội đồng quản trị có Ban kiểm soát, gồm 3 người: 1 trưởng ban
kiêm phó phòng tài chính- kế toán nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp trong quản lý,
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi chép sổ sach, báo cáo tài chính của
công ty, thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả kiểm tra.
Dưới Hội đồng quản trị là Giám đốc người chịu trách nhiệm điều hành mọi

hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập
thể người lao động, kết quả hoạt động của đơn vị. Dưới Giám đốc có các Phó giám
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
đốc: Phó giám đốc phụ trách sản xuất, Phó giám đốc phụ trách khoa học công nghệ,
Trợ lý giám đốc.
Tại các phòng ban: Các trưởng phòng có nhiệm vụ giúp các Giám đốc trong
lĩnh vực chuyên môn cụ thể và điều hành hoạt động của các phòng ban trong công ty
theo tổ chức. Dưới trưởng phòng là phó phòng có trách nhiệm trợ giúp trưởng phòng
mọi công việc trong phòng.
+ Các phân xưởng sản xuất: Gồm phân xưởng sản xuất thuốc tiêm, phân
xưởng sản xuất thuốc viên, phân xưởng chế phẩm, phân xưởng cơ điện. Đứng đầu là
quản đốc phân xưởng, có nhiệm vụ đôn đốc công nhân làm việc và chịu trách nhiệm
về kết quả sản xuất với người quản lý cấp trên mà trực tiếp là Phó giám đốc sản xuất.
Các phân xưởng này hoạt động theo chức năng cụ thể của mình để đảm bảo sản xuất
đủ sản phẩm theo yêu cầu của ban lãnh đạo công ty đã đề ra.
+ Phòng nghiên cứu, triển khai: Có nhiệm vụ nghiên cứu các mặt hàng công
ty đang sản xuất, theo dõi quy trình tiêu thụ các mặt hàng này, kết hợp với phòng thị
trường để nghiên cứu sản xuất các sản phẩm mới. Do tính chất quan trọng của công
việc nên phòng được công ty trang bị các trang thiết bị, dụng cụ hiện đại phục vụ cho
công tác nghiên cứu, triển khai sản phẩm mới.
+ Phòng kiểm tra chất lương (KCS): Có nhiệm vụ kiểm tra nguyên liệu đầu
vào, xem xét nguyên liệu đó có đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn hay không?,
kiểm tra nguyên liệu đó có đủ với số lượng công ty đã yêu cầu. Sau khi tiến hành
kiểm tra đầu vào của nguyên liệu, phòng còn tiến hành việc thẩm định chất lượng của
sản phẩm đầu ra như: Thành phẩm và các loại bán thành phẩm có đủ điều kiện để
xuất kho hay không. Đây là khâu quan trọng nhất trước khi đưa sản phẩm của công ty
ra thị trường. Với tập hợp các nhân viên có tài, có đức trong phòng làm việc với
phương châm không để sản phẩm có chất lượng kém tới tay người tiêu dùng.

+ Phòng đảm bảo chất lượng: Phòng này kết hợp với hai phòng là phòng
nghiên cứu triển khai và phòng kiểm tra chất lượng để đào tạo cán bộ nhằm đảm bảo
cho họ có đầy đủ kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn để phục vụ tốt công tác sản
xuất kinh doanh của công ty. Kiểm tra các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm hoàn
thành và đưa ra kiến nghị để thay đổi, có trách nhiệm ban hành các quy chế dược,
tiêu chuẩn sản xuất thuốc theo quy định của Nhà nước, cục Dược và Bộ y tế. Ngoài
ra còn có nhiệm vụ quy hoạch về đầu tư công nghệ, máy móc trang thiết bị cho công
ty, đồng thời tiến hành sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn máy móc trang thiết bị.
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
+ Phòng kế hoạch cung ứng: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm, kế hoạch lao động, tiền lương của các phân xưởng và toàn bộ công ty. Chịu
trách nhiệm thu mua và quản lý các loại vật tư, đảm bảo nguyên liệu, bao bì về số
lượng và chất lượng phục vụ sản xuất.
+ Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế
toán, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ, thống kê, lưu trữ, cung cấp các
số liệu, thông tin chính xác kịp thời, đầy đủ về tình hình sản xuất kinh doanh và tình
hình sử dụng vốn của công ty trong mọi thời điểm cho Giám đốc và các bộ phận có
liên quan trong công ty để phục vụ công tác quản lý kinh tế theo đúng các chế độ về
tài chính- kế toán giúp Giám đốc có phương pháp điều hành và xác định đúng hướng
đi của công ty.
+ Phòng tổ chức hành chính: Bao gồm Phòng tổ chức lao động, Phòng hành
chính, Phòng y tế. Có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp bộ máy nhân sự, thực hiện đầy đủ
chinh sách của người lao động. Xây dựng và tham mưu về Lương, thưởng, bảo hiểm
đảm bảo đời sống văn hoá tinh thần chao cán bộ công nhân viên.Phòng ytế được
trang bị đầy đủ các dụng cụ ytế phục vụ cho việc chăm sóc sức khoẻ của cán bộ công
nhân viên trong công ty.
+ Phòng thị trường: Có nhiệm vụ nghiên cứu lập kế hoạch thúc đẩy việc tiêu
thụ sản phẩm, tìm hiểu nhu cầu của thị trường để đưa ra những giải pháp sản xuất tối

ưu, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, xây dựng hệ thống phân phối hoàn chỉnh và ổn
định, thực hiện chiến dịch quảng bá, đồng thời cố vấn cho Giám đốc ra các quyết
định về sản xuất, tiêu thụ, kinh doanh.
+ Phòng bảo vệ: Nhiệm vụ của phòng bảo vệ là phụ trách bảo vệ mọi tài sản
thuộc phạm vị quản lý của công ty, kiểm tra hàng hoá vật tư xuất ra, mua vào có đầy
đủ giấy tờ hay không, giữ gìn trật tự trị an trong công ty, kiểm soát khách đi ra vào
trong công ty.
Sơ đồ 1: Hệ thống tổ chức quản lý tại
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
1.1.3. Quy trình công nghệ sản xuầt:
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
9
PX
thuốc
tiêm
Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Trợ lý giám đốc
Phó giám đốc phụ
trách sản xuất
Giám đốc
Phó giám đốc phụ
trách KH-CN
Hội đồng quản trị
Phong
nghiên
cứu

triển
khai
Phòng
đảm
bảo
chất
lượng
PX

điện
PX
chế
phẩm
PX
thuốc
viên
Phòng
kế
hoạch
cung
ứng
Phòng
tài
chính
kế
toán
Phòng
tổ
chức
hành

chính
Phòng
bảo vệ
Phòng
thị
trường
Phòng
kiểm
tra
chất
lượng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Nói đến thuốc là nói đến loại sản phẩm trực tiếp tác động vào cơ thể con
người ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ. Do vậy quy trình sản xuất thuốc phải bảo đảm
khép kín và tuyệt đối vô trùng, tổ chức sản xuất phải chặt chẽ logic, sản phẩm phải
được kiểm tra bằng những tiêu chuẩn chính xác.
Quá trình sản xuất thuốc đươc chia thành 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn chuẩn bi: Khi có lệnh sản xuất của phòng kinh doanh, phân xưởng
sản xuất chuẩn bị và lên kế hoạch sản xuất. sau đó, Tổ trưởng tổ phâ chế sẽ có nhiện
vụ chuẩn bị các loại phiếu lĩnh vật tư.
+ Giai đoạn sản xuất: Tổ trưởng sản xuất và kỹ thuật viên phải trực tiếp giám
sát công việc pha chế mà công nhân.
+ Giai đoạn kiểm nghiệm nhập kho thành phẩm: Giai đoạn cuối cùng này sau
khi sản xuất song tiến hành kiểm nghiệm, sau đó đóng gói, rồi chuyển lên kho cùng
phiếu khiểm nghiệm và phiếu nhập kho của công ty.
Dưới đây là quy trình công nghệ sản xuất của từng phân xưởng:
1.1.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất tại phân xưởng thuốc tiêm:
Ngoài công việc pha chế dược liệu còn có các công việc cắt ống để ống thuỷ
tinh được đồng bộ, sau khi cắt ống xong thương để lại bụi vụn cắt vạy lại tiến hành
rửa ống để đảm bảo vô trùng. Từ nguyên liệu thuôc sau khi pha chê đúng quy cách và

tiêu chuẩn quy định cho vào ống, đóng ống, rồi hàn ống lại vào soi lên ánh sáng để
đảm bảo trong sạch…
Sơ đồ 2: Dây truyền sản xuất loại ống 1 ml:
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
10
Ống rỗng Cắt ống Rửa ống
Đóng ống
Hàn, soi, in
ống
Pha chếNVL
Kiểm tra
đóng gói
Giao nhậnĐóng gói hộp
Ủ ống
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Sơ đồ 3: Dây truyền sản xuất loại ống 2ml, 5ml
1.1.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất tại phân xưởng viên:
+ Với viên con nhộng: Khi đó nguyên vật liệu dưới bàn tay công nhân xay ra, rồi
pha chế đúng định mức, cho vào đóng bao thành viên rồi đóng gói… nhập kho

Sơ đồ 4: Dây truyền công nghệ sản xuất thuốc viên con nhộng
+ Với viên nén thì ngoài xay và pha chế thì giai đoạn dập viên là rất quan
trọng vì nếu dập chặt quá khi dùng thuốc sẽ lâu tan không trị được bệnh, nếu lỏng
quá thì sẽ không còn gọi là thuốc viên nén nữa sẽ dễ bị dời khi di chuyển. Vì vậy, đòi
hỏi phải có kỹ thuật và kiến thức tay nghề thực sự.
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
11
Ống rỗng Rửa ống
NVL Pha chế Đóng ống
Đóng gói hộp

Giao nhận
Kiểm tra đóng gói Hàn, soi,in ống
NVL Xay, rây Pha chế Đóng bao
Đóng gói
Kiểm tra, đóng góiGiao nhậnĐóng gói hộp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Sơ đồ 5: Quy trình sản xuất thuốc viên nén

1.1.3.3. Quy trình sản xuất tại phân xưởng chế phẩm: thì sản xuất các loại
thốc mỡ, thuốc tra mắt,nhỏ mũi, các loại cao xoa. Phân xưởng có tổ mỡ và tổ hoá
dược.
Sơ đồ 6: Quy trình công nghệ sản xuất các loại chế phẩm:
1.1.3.4. Quy trình công nghệ sản xuất tại phân xưởng cơ khí:
Phân xưởng cơ khí là phân xưởng phụ chuyên phục vụ sửa định kỳ, thường
xuyên, phục vụ điện, nước và sản xuất sợi cho các phân xưởng sản xuất chính. Phân
xưởng cơ khí bao gồm các tổ tiện, gò hàn, nồi hơi…Công nghệ sản xuất của đơn vị
nhìn chung đạt trình độ cao, hiện đại.
1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Dược phẩm Trung
ương 2.
12.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 là một công ty nhà nước hoạt
động trên một thị trường cạnh tranh khốc liệt, cần tổng kết thành tích hay tồn tại của
năm cũ để biết nên phát huy hay rút kinh nghiệm trong năm tới muốn đươc vậy bộ
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
12
NVL
Xay, rây Pha chế
Dập viên
Đóng gói
Kiểm tra, đóng góiGiao nhậnĐóng gói hộp

NVL Xử lý Chiết xuất Tinh chế
Sấy khô
Kiểm tra,
đóng gói
Giao nhậnĐóng gói hộp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
máy kế toán phải thống nhất và làm việc cật lực nhất là cuối năm. Cần thiết phải tổ
chức bộ máy kế toán một cách hợp lý, cung cấp thông tin phải thực sự chuẩn xác.
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 tổ chức bộ máy kế toán theo hình
thức tập trung một thủ trưởng mà đứng đầu là Kế toán trưởng. Kế táon truởng chịu sự
lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc và chịu trách nhiệm thông báo cho Giám đốc về tình
hình tài chính của công ty. Dưới kế toán truởng la Phó phòng kế toán và các nhân
viên kế toán khác.
Phòng tài chính - kế toán gồm 11 người ( trong đó có 9 người chịu sự quản lý
của trưởng phòng và phó phòng ). Trong đó, 10 người cố trình độ Đại học, 1 người
( thủ quỹ ) trình độ trung cấp. Có 8 người trên 40 tuổi, 3 người dưới 35 tuổi. Tổng số
có 9 nữ và 2 nam (1 nam - Kế toán trưởng, 1 nam kế toán giá thành kiêm kế toán
TSCĐ). Ngoài ra còn có 4 nhân viên kinh tế phân xưởng ứng với 4 phân xưởng sản
xuất như: Nhân viên kinh tế phân xưởng tiêm, Nhân viên kinh tế phân xưởng viên,
Nhân viên kinh tế phân xưởng chế phẩm, Nhân viên kinh tế phân xưởng cơ khí. Có
nhiện vụ thu thập thông tin tại các phân xưởng cho phòng kế toán tổng hợp.
Nhiệm vụ của phòng tài chính - kế toán:
+ Tổ chức nghiệp vụ kế toán trong toàn công ty, phải chon hình thức thích hợp.
+ Đề xuất, soạn thảo và trao đổi cung các phòng ban khác giúp Giám đốc ban
hành các quy định cụ thể của công ty về tài chinh - kế toán.
+ Than gia xây dựng định mức và đơn giá các mặt hàng của công ty.
+ Đề xuất xây dựng giá thành sản phẩm.
+ Cân đối các nguồn vốn để phục vụ đầu tư và sản xuất kinh doanh.
+ Thực hiện các nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
+ Thực hiện thanh toán công nợ và kiểm tra chứng từ trước khi trình với Giám đốc.

+ Lập báo cáo kế toán hàng quý, năm theo quy địnhcủa Nhà nước và báo cáo
quản trị theo yêu cầu của cơ quan cấp trên.
+ Tổ chức thanh lý tài sản, vật tư, sản phẩm kém chất lưọng.
Chức năng của phòng tài chính - kế toán:
Theo dõi toàn bộ các mặt liên quan đến tài chính kế toán của Công ty nhằm sử
dụng vốn đúng mục đích, đúng chế độ chính sách, hợp lý và phục vụ cho sản xuất có
hiệu quả. Đồng thời có nhiện vụ tổ chức thực hiên toàn bộ công tác kế toán và thống
kê trong pham vi doanh nghiệp, giúp người lãnh đạo công ty tổ chức công tác thông
tin kinh tế và phân tích hợp đồng kinh tế: Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra các bộ
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
phận trong công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép sổ sách, hạch toán và quản lý
kinh tế.
Sơ đồ 7: Bộ máy tài chính - kế toán tại
Công ty cổ phần Dược phẩmTrung ương 2

Chức năng nhiệm vụ của từng kế toán :
Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán: có nhiệm vụ theo dõi, giám
sát công việc của các kế toán viên, tổ chức điều hành bộ máy kế toán phù hợp với
hoạt động của công ty. Đồng thời kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm giải thích
các báo cáo tài chính cho cơ quan quản lý cấp trên cũng như nhiều đối tượng quan
tâm đến BCTC khác> Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính,
sản xuất kinh doanh của công ty.
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
14
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Máy tính
Thủ

quỹ
Thu
ngân
KT
lương
Kế toán
TSCĐ
KT
giá
thành
KT
thành
phẩm
TThụ
KT
thanh
toán
KT
ngân
hàng
KT
kho
Nhân viên kinh tế
PX tiêm
Nhân viên kinh tế
PX viên
Nhân viên kinh
tế PX chế phẩm
Nhân viên kinh tế
PX cơ khí

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Kế toán tổng hợp kiêm phó phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ tổng
hợp các thông tin từ các nhân viên kế toán khác phần đề lên BCĐ tài khoản và lập
báo cáo cuối kỳ.Phó phòng phụ trách các nhân viên kế toán phần hành TSCĐ, kế toán
giá thành, kế toán tiêu thụ, kế toán thanh toán, kế toán kho.
Kế toán giá thành: có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ các chi phí NVL trực
tiếp,chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung để tính giá thành phẩm.
Kế lương: có nhiệm vụ tính lương, thưởng, bảo hiểm, chế độ chính sách cho
toàn bộ công nhân viên trong công ty dựa trên các quy định của nhà nước về lương
và các khoản trích theo lương.
Kế toán TSCĐ: có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động về TSCĐ và tín
khấu hao TSCĐ trên cơ sở phân loại TSCĐ phù hợp với tình hình sử dụng và tỷ lệ
khấu hao TSCĐ theo quy định.
Kế toán vật tư: có nhiệm vụ theo dõi việc xuất vật liệu cho sản xuất, nhập
kho vật liậu từ ngoài vào. Kế toán vật tư phải tổng hợp, lưu trữ các chứng từ liên
quan, tập hợp chi phí NVL và CCDC.
Kế toán tiêu thụ: có nhiệm vụ tập hợp các hoá đơn chứng từ liên quan đến
việc bán hàng, tiêu thụ để ghi sổ về số lượng và giá trị.
Kế toán thành phẩm: có nhiệm vụ tập hợp theo dõi chứng từ liên quan đến
số lượng thành phẩm nhập kho, xuất kho theo các mục đích khác nhau.
Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý tiền mặt của công ty, thu chi tiền mặt phải có
chứng từ rõ ràng, cuối ngày lập báo cáo quỹ.
Thu ngân: có nhiệm vụ hàng ngày thu tiền bán hàng từ dưới cửa hàng của
công ty lên nộp cho thủ quỹ.
Kế toán trưởng sử dụng phần mền kế toán Fát Accouting 2005 để quản lý kế
toán bán hàng và kế toán kho (đầu ra và đầu vào ).
1.2.2. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức công việc lao động, tổ chức quản lý cũng như
trình độ yêu cầu quản lý ở công ty áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập
trung. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung tại phòng tài chính - kế toán

từ khâu ghi chép ban đầu đến tổng hợp báo cáo tài chính và kiểm tra kế toán.
Công ty áp dụng niên độ kế toán theo năm, bắt đầu từ ngày 01/ 01 đến ngày
30/ 12. Kỳ kế toán theo tháng, một năm gồm 12 kỳ kế toán ứng với 12 tháng. Đơn vị
tiền tệ sử dụng trong kế toán, nguyên tắc và phương pháp chyển đổi các đồng tiền
khác là Việt Nam đồng ( VNĐ ).
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Phương pháp theo dõi vật tư là phương pháp kê khai thường xuyên.Giá vật tư,
thành phẩm xuất kho tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Phương pháp
xác định giá trị sản phẩm dở dang là đánh giá theo nguyên vật liệu chính và phân bổ
giá thành theo khoản mục.
Phương pháp hạch toán ngoại tệ là phương pháp tỷ giá hạch toán.
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ là theo phương pháp đường thẳng, thực
hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Hệ thống thống chứng từ:
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 đang sử dụng hệ thống chứng từ
kế toán theo mẫu chung đã được Bộ tài chính quy định như:
Chứng từ về lao động tiền lương: Bảg chấm công, Bảng thanh toán tiền
lương, Phiếu nghỉ hưởng BHXH, Bảng thanh toán BHXH, Bảng thanh toán tiền
thưởng, Bảng thanh toán lương độc hại, Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc
hoàn thành, Phiếu báo làm thêm giờ, Biên bản điều tra tai nạn giao thông.
Chứng từ về TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, Thẻ TSCĐ, Biên bản thanh lý
TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, Biên bản đánh giá lại
TSCĐ.
Chứng từ về bán hàng: Hoá đơn GTGT, Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, Bảng
thanh toán hàng đại lý ( ký gửi), Thẻ quầy hàng.
Chứng từ về tiền: Phiếu chi, Phiếu thu, Giấy báo nợ, Giấy báo có, Giấy đề
nghị tạm ứng, Biên lai thu tiền, Bảng kiểm kê quỹ, Khế ước cho vay.

Chưng từ về hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển
nội bộ, Phiếu lĩnh vật tư theo hạn mức, Biên bản kiểm nghiệm, Thẻ kho, Phiếu báo
vật tư còn lại cuối kỳ, Biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm, hàng hoá.
Ngoài ra, để phục vụ cho yêu cầu quản lý được chặt chẽ, công ty còn quy định
thêm một số chứng từ riêng sử dụng trong nội bộ công ty như: Danh sách nợ quá hạn,
giấy xin khất nợ:
Giấy xin khất nợ có mẫu như sau:
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
GIẤY XIN KHẤT NỢ
Tên tôi là:…………………………………………………………
Chức vụ:…………………………………………………………..
Đơn xin công tác:…………………………………………………
Xin khất:…………………………………………………………..
Số hoá đơn:…………. Hình thức thanh toán
Ngày tháng n ăm
Ký tên
1.2.4. Hệ thống tài khoản
Hiện nay Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 đang sử dụng Hệ thống
tài khoản kế toán áp dụng cho các Doanh nghiệp ban hành theo quyết định 1141- TC-
QĐ / CĐKT ra ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Hệ thống tài khoản cấp 2 và 3 của công ty được mở theo quy định chung của
Bộ tài chính.Ngoài ra, để thuận tiện cho việc tổ chức quản lý và công tác kế toán
công ty đã đăng ký một số tài khoản cấp 2 cấp 3 theo dõi chi tiết và hạch toán các
nghiệp vụ phát sinh.
Dưới đây là ví dụ một số tài khoản và tiểu khoản công ty sư dụng:
TK 112: Tiền gửi ngân hàng, được chi tiết thành:
TK11211: Tiền VNĐ gửi Ngân hàng công thương
TK 11221: Tiền VNĐ gửi Ngân hàng ngoại thương

TK 154: Chi phí sản xuất ở phân xưởng, được chi tiết cho từng phân xưởng
sản xuất
TK 622: Chi phi nhân công trực tiếp, được chi tiết cho từng phân xưởng sản xuất
TK 632: Giá vốn hang bán, được chi tiết thành tiểu khoản:
TK 6321: Giá vốn bán hàng hoá
TK 6322: Giá vốn thành phẩm…
1.2.4 Hệ thống sổ sách kế toán.
Với quy mô lớn Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 là một đơn vị có
số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, thường xuyên đa dạng do đó công ty tiến
hành công tác kế toán theo hình thức Nhật ký - Chứng từ
Các Nhật ký - chứng từ công ty đang dùng: 1- 2- 4- 5- 7- 8- 10 ( không có
Nhật ký - chứng từ số 3 – 6 - 9 )
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Bảng kê sử dụng: 1- 2- 4- 5- 6- 10- 11 ( không sử dụng bảng kê số 3- 9 )
Sổ chi tiết các tài khoản có thẻ như: Sổ quỹ tiền mặt, Sổ tiền gửi ngân hành
( mỗi Ngân hàng một sổ), Sổ TSCĐ.
Sổ chi tiết tài khoản: 131, 141, 142, 331, 1521, 1522, 1523, 1524, 1527,
15311, 15312.
Các sổ theo dõi chi phí 621, 622, 627 ( Chi tiết theo từng phân xưởng)
Sơ đồ 8: Trình tự ghi sổ của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2
theo hình thức Nhật ký - chứng từ:

Chú giải:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
18

Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật ký- Chứng
từ
Thẻ, sổ chi tiết
Sổ cái
Bảng tổn hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
1.2.5. Hệ thống báo cáo kế toán ở công ty
Bao gồm: Báo cáo tài chính, Báo cáo quản trị.
Hàng quý Công ty lập 3 Báo cáo tài chính là: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ không được lập ở công ty. Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh được lập hàng quý. Còn Thuyết minh báo cáo tài chính được lập vào cuối
năm. Các báo cáo kế toán này chỉ có giá trị khi có đầy đủ chữ ký của kế toán tổng
hợp và quyền Giám đốc.
Tất cả các mẫu báo cáo kế toán của Công ty được lập theo mẫu quy định
chung của Bộ tài chính.
Báo cáo kế toán dùng để nộp cho cơ quan nhà nước như: Cơ quan thuế, cơ
quan chủ quản, cơ quan quản lý vốn. Ngoài ra, Công ty còn lập Báo cáo nội bộ khi có
yêu cầu của Giám đốc như: Báo cáo tình hình công nợ, Báo cáo tình hình sản xuất,
Báo cáo nộp ngân sách, Báo cáo hàng tồn kho…

SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
NGUỒN VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM

TRUNG ƯƠNG 2
2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính và một số kết quả đạt được của
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2
2.1.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty
Một doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có vốn, vậy
phải làm cách nào đó huy động được nguồn vốn đầu tư. Phải phân tích tình hình tài
chính, khi biết được tình hình tài chính tốt rồi đầu tư chỉ là vấn đề thời gian. Các
quyết định quản lý cũng đều dựa trên kết quả thu được từ việc đánh giá tình hình tài
chính. Bên cạnh đó quản lý tài chinh thì công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn là
hoạt động cơ bản và quan trọng nhất.
Tình hình tài chính của công ty được thể hiện chủ yếu và rõ nét nhất trên Bảng
cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán được lập hàng quý. Báo cáo tài chinh được lập
hàng năm thì bảng cân đối kế toán được coi là quan trọng nhất, bởi nó có thể đánh
giá khái quát được tình hình huy động, quản lý và sử dụng vốn của công ty nói riêng
và của các doanh nghiệp nói chung.
Tình hình vốn của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 được phản ánh
qua bảng sau:
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Bảng 2
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm 2006
Tài sản

số
Số đầu năm Số cuối năm Chênh lệch
ST % ST % ST %
A. TSLĐ & ĐTNH 100 60.928.963.579 82,78 75.625.500.36 81,89 14.696.536.787 21,79
I. Tiền 110 1.664.800.509 2,26 1.936.442.200 2,1 271.641.691 16,32

1. Tiền mặt 111 737.988.947 579.130.362
2. Tiền gửi ngân hàng 112 926.811.562 1.357.311.831
II. Các khoản ĐTTCNH 120 - -
IIII. Các khoản phải thu 130 24.033.266.520 32,65 33.538.820.096 36,31 9.505.553.576 39,55
1. Phải thu khách hàng 131 23.030.846.952 28.968.760.402
2. Trả trước cho người bán 132 904.893.740 3.182.326.489
3. Thuế GTGT được khấu trừ 133 1.287.037.877
4. Phải thu nội bộ 134 - -
5. Phải thu khác 138 97.525.828 100.695.328
6. Dự phòng phải thu khó đòi 139 - -
IV. Hàng tồn kho 140 33.217.507.852 45,12 39.458.211.023 42,72 6.240.703.171 18,78
1. Hàng mua đang đi đường 141 - -
2. Nguyên liệu, vật liệu tồn
kho
142 20.036.874.200 22.227.835.466
3. Công cụ, dụng cụ trong kho 143 46.318.304 39.808.813
4. Chi phí SXKD dở dang 144 3.742.902.634 2.228.805.046
5. Thành phẩm tồn kho 145 8.463.968.266 13.916.153.360
6. Hàng hoá tồn kho 146 - -
7. Hàng gửi bán 147 927.444.448 1.045.608.338
8. Dự phòng giảm giá HàNG
TÅN KHO
149 - -
V. TSLĐ khác 150 2.013.388.698 2,73 692.027.047 0,75 -321.361.651 -15,96
1. Tạm ứng 151 839.016.220 713.665.700
2. Chi phí trả trước 152 373.938.364 282.740.990
3. Chi phí chờ kết chuyển 153 800.434.114 -304.379.643
VI. Chi sự nghiệp 160 - -
B. TSCĐ & ĐTNH 200 12.675.286.842 16.728.286.363 18,11 4.052.999.521 31,97
I. TSCĐ 210 7.640.149.466 13.215.817.707 14,31 5.575.668.234 72,27

SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
1. TSCĐ hữu hình 211 7.640.149.466 13.215.817.707
2. TSCĐ thuê tài chinh 214 - -
3. TSCĐ vô hình 217 - -
II. Các khoản ĐTTC dài hạn 220 80.000.000 80.000.000
III. Chi phí XDCB DD 230 4.955.137.376 6,73 3.432.468.656 3,72 -1.522.668.720 -30,72
IV. Các khoản ký cược, ký quỹ 240
V. Chi phí trả trước dài hạn 241
Tổng tài sản 250 73.604.250.421 100 92.353.786.729 100 18.749.536.308 25,47
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 300 46.767.292.408 63,54 62.297.108.080 67,54 15.529.815.672 33,2
I. Nợ ngắn hạn 310 45.069.747.001 61,23 60.166.004.673 65,14 15.529.815.672 33,49
1. Vay ngắn hạn 311 21.691.976.826 25.580.848.136
2. Nợ đến hạn trả 312 - -
3. Phải trả người bán 313 12.240.120.082 25.018.173.006
4. Người mua ứng tiền trước 314 205.000.000 29.269.288
5. Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước
315 -920.413.576 -172.923.161
6. Phải trả CNV 316 1.879.577.832 782.123.990
7. Phải trả nội bộ 317 - -
8. Phải nộp, phải trả khác 318 9.973.485.837 7.928.513.414
II. Nợ dài hạn 320 1.697.545.407 2.131.101.407 2,31 433.556.000 25,54
III. Nợ khác 330 - -
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 26.836.958.013 36,46 30.056.680.649 32,54 3.219.722.036 11,99
I. Nguồn vốn quỹ 410 26.720.804.557 36,3 29.800.576.495 32,26 3.079.771.938 11,52
1. Nguồn vốn kinh doanh 411 24.899.611.292 26.848.243.425
2. Quỹ đầu tư phát triển 414 591.907.213 591.907.213

3. Quỹ dự phòng tài chinh 415 10.139.409 10.139.409
4. LN chưa phân phối 416 1.219.146.643 2.350.286.448
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 116.153.456 0,16 256.104.154 0,28 139.950.698 102,48
1. Quỹ dự phòng về trợ cấp
mất việc
421 -1.160.698 5.000.000
2. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 422 92.024.154 180.814.154
3. Nguồn kinh phí sự nghiệp 424 25.290.000 25.290.000
Tổng nguồn vốn 430 73.604.250.421 100 92.353.786.729 100 18.749.536.308 25,47
Qua bảng số liệu và kết quả tính toán ở bảng trên ta thấy được khái quát tình hình tài
chính của Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 nhân tố như sau:
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Trước tiên ta nhìn vào tổng tài sản của công ty số cuối năm tăng so với số đầu
năm là 18.749.536.308 đồng tăng tương ứng là 25,47% (đồng thời tổng nguồn vốn
cũng tăng đạt được mức tăng và tỷ lệ tăng tương ứng). Tổng tài sản của công ty tăng
lên do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
Quy mô tăng lên chủ yếu là tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn số cuối kỳ
tăng so với số đầu năm là: 13.096.536.787 đồng tăng tỷ lệ tương ứng là 21,49%.
Nhìn vào từng chỉ tiêu nhỏ của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thì ta lại thấy
rằng: Các khoản phải thu là tăng cao nhất với mức tăng số cuối năm so với số đầu
năm là 9.505.553.576 đồng tăng tương ứng là 39,55%, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng tài sản 32,65 số đầu năm và 36,31 số cuối năm. Trong đó khoản phải thu khách
hàng là tăng cao nhất, do trong quá trình kinh doanh công ty bán hàng cho nợ quá
nhiều, một phần do đã làm an lâu năm có uy tín. Các khoản phải thu lớn như vậy
chứng tỏ công ty đã để khách hàng chiếm dụng vốn quá nhiều, làm giảm hiệu quả sử
dụng vốn của công ty và khả năng xảy ra rủi ro trong thanh toán. Đồng nghĩa với việc
công ty phải mất một khoản chi phí để thu các khoản phải thu này. Công ty cần có
biện pháp thu hồi vốn để đẩy nhanh tốt độ luân chuyển vốn và nâng cao khả năng

thanh toán. Có thể dùng biện pháp như: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán…
để khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh và thanh toán trước hạn.
Hàng tồn kho của công ty số cuối kỳ cũng tăng lên so với số đầu năm là
6.240.703.171 đồng tăng tương ứng với 18,78%. Hàng tồn kho tăng cũng là xuất phát
từ nhu cầu muốn mở rộng thị trường, với đặc thù ngành nghề của công ty là sản xuất
thuốc nên tồn kho chủ yếu của công ty là Nguyên vật liệu để có thể đáp ứng kịp thời
nguyên vật liệu khi cần kịp thời và đầy đủ, ta có thể thấy rõ trên Bảng cân đối kế toán
trong tổng số hàng tồn kho thì nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn đầu năm chiếm
60.32% và cuối năm chiếm 56.33% Điều này không có gì đáng ngại vì càng ngày giá
cả càng tăng cao theo đó khách hàng cũng càng tăng, như vậy dự trữ nhiều có thể đáp
ứng được cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó vốn bằng tiền của công ty số cuối năm tăng so với số đầu năm là
271.641.691 đồng tăng tương ứng là 16,32% có tăng lên nhưng không cao tuy nhiên
đã phản ánh được khả năng thanh toán bằng tiền mặt của công ty tăng lên, khả năng
thanh toán tức thời cao.
Trong tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thì chỉ có tài sản lưu động khác là
giảm xuống khi so sánh số cuối năm với số đầu năm là -321.361.651 đồng giảm tỷ lệ
tương ứng là -15,96%. Đây là một nhân tố tích cực công ty cần phát huy.
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
Xét về tài sản cố định và đầu tư dài hạn thì số cuối năm tăng lên so với số đầu
năm là 4.502.999.521 đồng tăng tỷ lệ tương ứng là 31,97%. Khi tài sản cố định và đầu tư
dài hạn tăng lên có nghĩa là công ty đã chú trọng đến việc đầu tư mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh. Đặc biệt sự tăng lên đáng kể của tài sản cố định số cuối năm tăng so
với số đầu năm là: 5.575.668.234 đồng tăng tỷ lệ tương ứng là 72,27%. Tăng chủ yếu là
mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà cửa kiến trúc. Ta có thể thấy rõ hơn khi nhìn
vào bảng tình hình tăng giảm tài sản cố định hữu hình sau:
Bảng 3: Tình hình tăng giảm TSCĐ Hữu hình
Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu
Nhà cửa vật
kiến trúc
Máy móc
thiết bị
Phương tiện
vận tải
Thiết bị
dụng cụ
quản lý
TSCĐ
khác
Tổng cộng
I. Nguyên giá TSCĐ
1. Số dư đầu kỳ 8.027.903.000 17.993.550.317 842.428.715 542.653.110 378.935.797 27.790.470.939
2. Số tăng trong kỳ 5.471.490.880 829.731.043 784.981.609 117.317.935 7.203.521.467
3. Số giảm trong kỳ
4. Số dư cuối kỳ 13.499.393.880 18.828.281.360 1.627.410.32
4
659.971.045 378.935.797 34.993.992.406
II. Giá trị đã hao mòn
1. Số dư đầu kỳ 6.099.792.872 12.996.441.611 516.745.851 237.213.156 300.127.983 20.150.321.473
2. Số tăng trong kỳ 426.137.718 944.517.692 95.306.234 122.780.547 39.141.035 1.627.853.226
3. Số dư cuối kỳ 6.525.930.590 13.940.959.303 612.032.085 359.963.703 339.269.018 21.778.174.699
III. Giá trị còn lại
1. Số dư đầu kỳ 1.928.110.128 5.002.108.709 325.682.864 305.439.958 78.807.816 7.640.149.475
2. Số dư cuối kỳ 6.973.463.290 4.887.322.057 1.055.358.23
9
300.007.342 39.666.779 13.215.817.707
Việc TSCĐ tăng là bình thường với một công ty chuyên sản xuất kinh doanh như

Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2. Hơn nữa nói lên rằng công ty rất chú trọng
việc đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới để nâng cao năng suất lao động cả về số
lượng và chất lượng sản phẩm, nhà cửa kiến trúc tăng lên vào cuối kỳ chứng tỏ quy mô
sản xuất của công ty rất được quan tâm.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang có số cuối năm lại giảm so với số đầu năm
là: 1.522.668.720 giảm tỷ lệ tương ứng là 30,72%.Như ta đã biết năm 2003 công ty
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Kế toán
đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thuốc tốt đặt tiêu chuẩn GMP và đã đưa vào sử
dụng mang lại hiệu quả sản xuất rất lớn,thuốc đã tăng cả về số lượng và chất lương,
là một công trình có tình quy mô.Với công trình đó những năm gần đây công ty tam
thờI không đầu tư thêm vào những công trình lớn như vậy nữa nên ta có thể thấy chi
phí xây dựng cơ bản có giảm nhưng không đáng kể.Tuy nhiên sự giảm đi này là
không hợp lý lắm trong khi tài sản cố định tăng cũng như tổng tài sản của công ty
tăng. Nhưng công ty vẫn hoạt động hiệu quả và mở rộng được cơ sở sản xuất.
Xét về tổng nguồn vốn: Như đã nói ở trên tổng nguồn vốn số cuối kỳ và số
đầu năm cũng tăng tương ứng với mức tăng và tỷ lệ tăng của tổng tài sản là
18.749.536.308 đồng tăng tương ứng 25,47%. Trong mức tăng của tổng nguồn vốn
của công ty thì nhân tố nợ phải trả tăng cao nhất, số cuối năm so với số đầu năm tăng
là 15.529.815.672 đồng, tăng tương ứng 33,2%, chứng tỏ công ty đi chiếm dụng vồn
nhiềusự chiếm dụng này là hợp pháp dựa trên sự thoản thuận trên hợp đồng mua bán
hàng cùng nhất trí, công ty không có khoản nợ quá hạn nên công ty rất có uy tín thể
hiện ở việc trong kinh doanh rất thuận lợi và lợi nhuận không ngưng tăng. Với sự
tăng cao như vậy xét về mặt lý thuyết là không tốt cho tình hình hoạt động của công
ty vì nó làm giảm khả năng tự tài trợ. Tuy nhiên điều đó chỉ ảnh hưởng đến tình hình
kinh doanh của công ty khi các khoản phải trả từ bên ngoài như phải trả người bán,
phải nộp Nhà nước hay phải trả công nhân viên chiếm tỷ lệ cao.
Nợ dài hạn cuối năm đã tăng so với đầu năm là 433.556.000 đồng với tỷ lệ
tăng tương ứng 25,54%. Nhưng không làm biến động tổng nguồn vốn nhiều nên sự

biến động chủ yếu của Nợ phải trả tập trung ở nợ ngắn hạn.
Xét về nguồn vốn chủ sở hữu: cuối năm đã tăng so với đầu năm là
3.219.722.036 đồng tăng tỷ lệ tương ứng là 11,99%. Tuy có tăng nhưng với tỷ lệ thấp
do Nợ phải trả tăng cao trong khi đó, nguồn kinh phí, quỹ khác lại có mức tăng khá cao
là 102,49% ( * 100) và tỷ lệ tăng là 220.49% ( * 100)
Như vậy, ta thấy rằng mặc dù sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhưng công ty
vẫn được Nhà nước cấp thêm vốn ngân sách để đầu tư phát triển sản xuất và hỗ trợ
sản phẩm. Đây chính là việc Nhà nước hỗ trợ cho sản phẩm thuốc nội địa trước sự
tấn công của thuốc nhập ngoại.
2.1.2. Một số kết quả đạt được của công ty
SV: Hảng Thị Dung Lớp Kế toán - KV15
25

×