Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh quang trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.57 KB, 31 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Là một sinh viên của trường đại học Kinh tế quốc dân, sau 4 năm được học
tập và nghiên cứu tại trường, em cũng như những bạn sinh viên khác đã được các
thầy cô trong trường trang bị cho những kiến thức khá đầy đủ và cần thiết về lĩnh
vực nghiên cứu.Tuy nhiên, đó mới là trên phương diện lí thuyết, cịn trên thực tế thì
chúng em chưa có nhiều cơ hội để vận dụng nhũng kiến thức đã học được trong
trường vào công việc thực tế.
Được sự cho phép của nhà trường và Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Quang Trung, qua một thời gian thực
tập, nghiên cứu, tìm hiểu và quan sát, cùng với sự hướng dẫn của GS.TS Đàm Văn
Nhuệ, sau một thời gian thực tập tại ngân hàng em đã hoàn thành bài báo cáo thực
tập tổng hợp này.
Vì cịn rất nhiều những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nên
bài báo cáo này khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý,
nhận xét của các thầy cơ trong khoa để em có thể hồn thiện báo cáo này.
Báo cáo tổng hợp gồm 3 phần chính như sau:
Phần I: Khái quát về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và chi nhánh
Quang Trung
Phần 2 : Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng đầu tư và phát triển chi
nhánh Quang Trung
Phần III : Những mặt đã dạt được, hạn chế, phương hướng hoạt động và mục
tiêu của BIDV Quang Trung năm 2006

1


PHẦN I: Khái quát về Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam và
chi nhánh Quang Trung
I. Lịch sử hình thành
1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Na m
Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam (NHĐT&PTVN) được thành lập theo nghị định


177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng chính phủ. Trong 50 năm hoạt động và
trưởng thành, Ngân hàng đã mang những tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời
kỳ xây dựng và phát triển của đất nước :
- Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/04/1957
-

Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/06/1981

- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990
Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt được tổ
chức theo mơ hình Tổng cơng ty Nhà nước (tập đồn) mang tính hệ thống thống
nhất bao gồm hơn 112 chi nhánh và các Cơng ty trong tồn quốc. Hiện nay mơ hình
tổ chức của BIDV gồm 5 khối lớn : khối ngân hàng thương mại quốc doanh (gồm 3
SGD và các chi nhánh trên cả nước); khối Cơng ty hạch tốn độc lập (Cơng ty cho
th tài chính 1, 2, Cơng ty chứng khốn, Cơng ty quản lý quỹ,…) ; khối các đơn vị
sự nghiệp (Trung tâm Đào tạo, trung tâm CNTT) ; khối liên doanh ( VID PUBLIC
BANK, thành lập tháng 5/1992 được đánh giá là ngân hàng liên doanh hiệu quả
nhất tại Việt Nam ; Liên doanh Ngân hàng Lào – Việt thành lập tháng 6/1999 ; Liên
doanh Tháp BIDV, thành lập tháng 11/2005...) ; khối đầu tư.

II. Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Quang trung
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 01/04/2005 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chính thức cơng
bố chi nhánh cấp 1 thứ 76 thuộc khối Ngân hàng của BIDV tại địa điểm 53 Quang
Trung. Sự ra đời của chi nhánh Ngân hàng Quang Trung là một bước cụ thể hóa của
chiển lược phát triển đến 2010, kế hoạch kinh doanh 2005- 2007 của BIDV nhằm
thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng, cơ cấu sản phẩm dịch vụ ngân hàng, góp

2



phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Chi nhánh Quang
Trung hoạt động theo mơ hình ngân hàng bán lẻ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ
Ngân hàng đa năng trên nền công nghiệp hiện đại hóa để thỏa mãn nhu cầu về các
sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích cao cho khách hàng. Nhiệm vụ của Ngân hàng
đầu tư và phát triển Quang Trung là cung ứng vốn, dịch vụ tài chính cho khu vực
dân doanh, cụ thể là các doanh ngiệp nhỏ và vừa. Trong tương lai Ngân hàng đầu tư
và phát triển Quang Trung sẽ tiến tới trở thành một trong những chi nhánh đầu tiên
đưa ra các sản phẩm mới của BIDV đến với khách hàng.
2. Các hoạt động cơ bản của chi nhánh
2.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn là hai nghiệp vụ quan trọng và chủ yếu của
bất kỳ ngân hàng nào. Cho vay là một hoạt động sinh lời cao do đó các ngân hàng
ln tìm mọi cách để huy động được khối lượng tiền lớn. NH đầu tư và phát triển
Quang Trung luôn coi hoạt dộng huy động vốn là hoạt động quan trọng đảm bảo
cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng trong thời gian qua.
2.2 Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng ngân hàng hiện nay rất đa dạng và phong phú với nhiều hình
thức khác nhau như cho vay, bảo lãnh, cho thuê...Cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho
sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống và các dự án đầu tư và phát triển kinh tế xã
hội, các nhu cầu hợp pháp đối với các tổ chức cá nhân và hộ gia đình dưới các hình
thức ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phù hợp với quy định của pháp luật. thực hiện
các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo
quy định của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát triển Việt Nam.
3. Cơ cấu tổ chức chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Quang
Trung
Hiện nay Chi nhánh hoạt động theo mơ hình tổ chức TA2, Với 164 cán bộ, độ tuổi
bình quân 27,1. Gồm :
- Giám đốc chi nhánh : Điều hành các hoạt động của chi nhánh Ngân hàng đầu tư và
phát triển chi nhánh Quang Trung

3


- Các phó giám đốc : Giúp việc cho Giám đốc, hoạt động theo sự phân công, ủy
quyền của các giám đốc chi nhánh và theo quy định.
- Các phòng ban của chi nhánh được tổ chức thành 5 khối gồm :
+ Khối quan hệ khách hàng, gồm các phòng: Phòng quan hệ khách hàng I, II, III
+Khối quản lý rủi ro : phòng quản lý rủi ro
+ Khối tác nghiệp : Phịng quản trị tín dụng, Phịng thanh tốn quốc tế, Phòng
dịch vụ khách hàng cá nhân, Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, Phòng
quản lý và dịch vụ kho quỹ
+ Khối quản lý nội bộ : Phòng tổ chức hành chính, Phịng tài chính kế tốn,
Phịng kế hoạch tổng hợp, Phịng điện tốn
+ Khối trực thuộc : Phịng giao dịch I,II,III
4. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
4.1 Ban Giám Đốc
- Giám Đốc : chịu trách nhiệm chính về mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh,
chịu trách nhiệm trước NHĐT & PT nhà nước về hoạt động chung của ngân hàng
và quản lý hoạt động của các phịng ban.
- Phó Giám Đốc : giúp giám đốc chỉ huy điều hành các chức năng quản trị theo sự
ohaan công và ủy quyền của giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc
về nhiệm vụ được giao.
+ PGĐ thứ nhất chịu trách nhiệm quản lý hoạt động tín dụng
+ PGĐ thứ hai chịu trách nhiệm quản lý về hoạt động thanh tốn quốc tế, vè hoạt
động tài chính, kế tốn.
4.2 Phịng quan hệ khách hàng doanh nghiệp
A. Cơng tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng:
1. Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng:
- Xây dựng chính sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách khách
hàng, phát triển thị trường, thị phần

4


- Xác định thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu
- Đánh giá danh mục sản phẩm đối với các khách hàng doanh nghiệp, đề xuất
khả năng khai thác các sản phẩm và kiến nghị về cải thiện sản phẩm dịch vụ của chi
nhánh để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh.
2. Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại,
dịch vụ...):
- Triển khai thực hiện chính sách khách hàng doanh nghiệp của BIDV phù
hợp với đặc điểm khách hàng tại chi nhánh
- Đầu mối phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các biện pháp
marketing, quảng bá thương hiệu
- Tham gia đề xuất xây dựng các sản phẩm mới, cải tiến nâng cao chất
lượng, tiện ích các sản phẩm, dịch vụ đã có.
- Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng; tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng
sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng
3. Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách
hàng và bán sản phẩm của ngân hàng:
- Thiết lập, duy trì, quản lý và phát triển quan hệ với khách hàng hiện tại,
khách hàng tiềm năng trong thị trường mục tiêu
- Thu thập, cập nhật hồ sơ, thông tin khách hàng.
- Chịu trách nhiệm chính về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi
nhánh, tối ưu hoá doanh thu và quản lý cân đối lãi/lỗ trong quan hệ khách hàng
doanh nghiệp
B. Cơng tác tín dụng:
1. Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng:
2. Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng3. Phân loại, rà soát
phát hiện rủi ro. Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phịng ngừa, xử lý rủi
ro. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý

kiến về việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng.

5


4. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và
chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định.
5. Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách
hàng. Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng.
6. Chịu trách nhiệm đầy đủ về:
a. Tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng (doanh nghiệp), mức
tăng trưởng và hiệu quả hoạt động tín dụng (doanh nghiệp) của Chi nhánh.
b. Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thông tin khách hàng khi
cung cấp báo cáo để phục vụ cho việc xét cấp tín dụng cho khách hàng.
c. Mọi khoản tín dụng được cấp đều tuân thủ đúng quy định, quy trình, quy
định về quản lý rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, đúng pháp lý và
điều kiện tín dụng.
d. Tính an tồn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định
cấp tín dụng.
C. Các nhiệm vụ khác:
- Quản lý thông tin:
- Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ (tín
dụng, phát triển sản phẩm, marketing, phát triển thương hiệu...).
- Cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý
liên quan đến nhiệm vụ của Phòng.
- Tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của chi nhánh theo chức năng,
nhiệm vụ được giao (chính sách tín dụng, dịch vụ, quy chế, quy trình tín dụng,
chính sách khách hàng, Marketing...).
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.
4.3 Phòng quan hệ khách hàng cá nhân

A. Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng
- Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng cá nhân:

6


- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng thể cho
từng nhóm sản phẩm:
- Tiếp nhận, triển khai và phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân
hàng dành cho khách hàng cá nhân của BIDV. Phối hợp với các đơn vị liên quan/đề
nghị BIDV hỗ trợ tổ chức quảng bá, giới thiệu với khách hàng về những sản phẩm
dịch vụ của BIDV dành cho khách hàng cá nhân, những tiện ích và những lợi ích
mà khách hàng được hưởng.
B. Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ:
1. Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng cá nhân:
2. Tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV.
Phổ biến, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy trình sử dụng sản
phẩm dịch vụ của ngân hàng với tính chuyên nghiệp cao.
3. Triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng.
4. Chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh,
tối ưu hoá doanh thu nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận, phù hợp với chính sách và mức
độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.
C. Công tác tín dụng:
1. Tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu, tiếp nhận hồ sơ vay vốn.
2. Thu thập thơng tin, phân tích khách hàng, khoản vay, lập báo cáo thẩm định.
3. Đối chiếu với các điều kiện tín dụng và các quy định về quản lý tín dụng,
quản lý rủi ro (giới hạn, hạn mức, mức độ chấp nhận rủi ro...).
4. Lập báo cáo đề xuất trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng,
chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá theo quy định và quy trình nghiệp vụ của
BIDV.

5. Thơng báo cho khách hàng về quyết định cấp tín dụng. Hướng dẫn hồn
thiện hồ sơ vay vốn và các điều kiện tín dụng yêu cầu; đảm bảo hồ sơ, tài liệu được
hoàn thiện theo đúng quy định trước khi trình ký.

7


6. Soạn thảo hợp đồng tín dụng và các hợp đồng có liên quan đến khoản vay
để trình lãnh đạo ký.
7. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ giải ngân, đề xuất giải ngân trình lãnh đạo. Bàn
giao tồn bộ hồ sơ tín dụng gốc và các tài tiệu liên quan đến khoản vay sang Phịng
Quản trị tín dụng quản lý.
8. Theo dõi tình hình hoạt động của khách hàng, kiểm tra, giám sát tình hình
sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay; Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả
các khoản nợ đã chuyển ngoại bảng), phí đến khi tất tốn hợp đồng. Xử lý khi
khách hàng không thực hiện đúng các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng. Phát
hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro để đề xuất xử lý.
9. Thực hiện phân loại nợ, xếp hạng tín dụng, chấm điểm khách hàng.
10. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi
và chuyển Phòng Quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định.
11. Chịu trách nhiệm đầy đủ về:
a. Tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, mức tăng
trưởng và hiệu quả của hoạt động tín dụng bán lẻ.
b. Tính đầy đủ, chính xác, trung thực đối với các thơng tin về khách hàng
phục vụ cho việc xét cấp tín dụng cho khách hàng.
c. Mọi khoản tín dụng được cấp đều tuân thủ đúng quy định, quy trình, quy
định về quản lý rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, đúng pháp lý và
điều kiện tín dụng.
d. Tính an tồn và hiệu quả đối với các khoản vay được đề xuất quyết định
cấp tín dụng.

D. Các nhiệm vụ khác:
1. Quản lý thông tin, báo cáo
2. Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị liên quan trong phạm vi quản lý nghiệp vụ (tín
dụng, phát triển sản phẩm, marketing. phát triển thương hiệu...).

8


3. Cập nhật thông tin diễn biến thị trường và sản phẩm trong phạm vi quản lý
liên quan đến nhiệm vụ của Phòng.
4. Tham gia ý kiến đối với các vấn đề chung của chi nhánh theo chức năng,
nhiệm vụ được giao (chính sách tín dụng, dịch vụ, quy chế, quy trình tín dụng,
chính sách khách hàng, Marketing...).
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.
4.4 Phịng Quản lý rủi ro
A. Cơng tác quản lý tín dụng
1. Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất
lượng hoạt động tín dụng:
2. Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín
dụng của chi nhánh; duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào
việc quản lý danh mục.
3. Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh
hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng
phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại Chi nhánh. Kiểm tra việc
thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi
phạm.
4. Đầu mối đề xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh, của
khách hàng và phương án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy
định.
5. Giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro; tổng hợp kết quả

phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro gửi Phịng tài chính kế tốn để lập cân đối
kế toán theo quy định..
6. Đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá tài sản đảm
bảo theo đúng quy định của BIDV.

9


7. Thu thập, quản lý thơng tin về tín dụng, thực hiện các báo cáo về cơng tác
tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh; lập báo cáo phân tích thực trạng tài
sản đảm bảo nợ vay của chi nhánh.
8. Thực hiện việc xử lý nợ xấu:
B. Công tác quản lý rủi ro tín dụng
1. Tham mưu, đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng
2. Trình lãnh đạo cấp tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng:
3. Phối hợp, hỗ trợ Phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản
nợ có vấn đề.
4. Chịu trách nhiệm hồn tồn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm
tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an toàn, chất
lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ được giao.
Đảm bảo mọi khoản tín dụng được cấp ra tuân thủ đúng quy định về quản lý rủi ro và
trong mức chấp nhận rủi ro của BIDV và của Chi nhánh.
C. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp
1. Phổ biến các văn bản quy định, quy trình về quản lý rủi ro tác nghiệp của
BIDV và đề xuất, hướng dẫn các chương trình, biện pháp triển khai để phòng ngừa,
giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ tại Chi nhánh.
2. Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong Chi nhánh tự kiểm tra và
phối hợp thực hiện việc đánh giá, rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng,
các sản phẩm hiện có hoặc sắp có.
3. Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi

ro tác nghiệp xảy ra tại chi nhánh và đề xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát
hiện được.
4. Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh.

10


D. Cơng tác phịng chống rửa tiền:
1. Tiếp thu, phổ biến các văn bản quy định, quy chế về phòng chống rửa tiền
của Nhà nước và của BIDV. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn
thực hiện trong Chi nhánh.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ Phòng Dịch vụ khách hàng và các phòng liên
quan thực hiện cơng tác phịng chống rửa tiền.
3. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ/đột xuất theo quy định.
E. Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO:
1. Là đầu mối phối hợp xây dựng quy trình quản lý hệ thống chất lượng theo
các tiêu chuẩn ISO tại Chi nhánh.
2. Xây dựng và đề xuất với Giám đốc các chương trình cải tiến hệ thống
quản lý chất lượng; đo lường mức độ đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
3. Xây dựng kế hoạch và phối hợp thực hiện kế hoạch triển khai, kiểm tra,
đánh giá, duy trì hệ thống quản lý chất lượng tại các đơn vị trong Chi nhánh.
4. Phối hợp với các tổ chức để đánh giá cấp chứng nhận duy trì hệ thống quản
lý chất lượng; tổng hợp kết quả đánh giá hệ thống chất lượng của Chi nhánh.
G. Công tác kiểm tra nội bộ
1 Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh:
2. Đầu mối phối hợp với đoàn kiểm tra của BIDV và các cơ quan có thẩm
quyền để tổ chức các cuộc kiểm tra/thanh tra/kiểm toán tại Chi nhánh theo quy định.
3. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh trong việc tổ chức tự kiểm tra thực
hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO; tham gia ý kiến về những
vấn đề quản lý chất lượng tại Chi nhánh.

4. Đầu mối tiếp nhận, tham mưu cho Giám đốc chi nhánh xử lý các đơn thư
khiếu nại, tố cáo phát sinh tại đơn vị liên quan đến sự việc và cán bộ thuộc thẩm
quyền xử lý của Giám đốc chi nhánh theo quy định của pháp luật và của BIDV.

11


5. Thực hiện các báo cáo, thống kê liên quan đến hoạt động kiểm tra, giám
sát, phòng chống tham nhũng, tội phạm theo quy định.
H. Các nhiệm vụ khác:
1. Đề xuất, trình lãnh đạo phê duyệt các hạn mức kinh doanh, hạn mức giao
dịch đối với từng nghiệp vụ, từng cấp độ, từng phòng nghiệp vụ và đơn vị trực
thuộc. Giám sát độc lập việc tuân thủ các hạn mức trong hoạt động, đảm bảo vận
hành hệ thống quản lý rủi ro (đề xuất, phê duyệt, cài đặt và tuân thủ các quy trình và
hạn mức hoạt động).
2. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác quản lý tín dụng
và xử lý nợ.
3. Là thường trực kiêm thư ký Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý rủi ro, Hội
đồng bán nợ... theo quy định.
4. Tham gia ý kiến vào các văn bản do BIDV ban hành (quy định, hướng dẫn
về cơng tác tín dụng, quản lý rủi ro, xử lý nợ).
5. Thực hiện thu thập, quản lý thơng tin về tín dụng; lập các báo cáo về cơng
tác tín dụng theo quy định và phục vụ quản trị điều hành của lãnh đạo.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.
4.5 Phịng Quản trị tín dụng
1. Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách
hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh:
2. Thực hiện tính tốn trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của
Phòng Quan hệ khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng
Quản lý rủi ro để thực hiện rà sốt, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

3. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phịng; tn
thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát
khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.

12


4. Các nhiệm vụ khác:
a. Đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và
tài sản đảm bảo nợ; quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo mật, cung cấp) và
lập các loại báo cáo, thống kê về quản trị tín dụng theo quy định.
b. Tham gia ý kiến vào các văn bản quản trị tín dụng.
c. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.
4.6 Phòng Dịch vụ khách hàng
1. Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng:
2. Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh
theo quy định của Nhà nước và của BIDV; phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời các
giao dịch có dầu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp.
3. Chịu trách nhiệm:
- Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch;
- Thực hiện đúng các quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các quy
định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng;
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một
giao dịch với khách hàng;
- Chịu trách nhiệm hồn tồn về việc tự kiểm tra tính tn thủ các quy định
của Nhà nước và của BIDV trong hoạt động tác nghiệp của Phịng, đảm bảo an tồn
về tiền và tài sản của ngân hàng và khách hàng.
4. Các nhiệm vụ khác:
a. Quản lý, lưu trữ hồ sơ, thông tin (thu thập, lưu trữ, bảo mật, phân tích, xử
lý và cung cấp) thuộc nhiệm vụ của Phòng và lập các loại báo cáo, thống kê nghiệp

vụ phục vụ quản trị điều hành theo quy định;
b. Khởi tạo hồ sơ thông tin khách hàng (tạo số CIF) và tiếp nhận các yêu cầu
thay đổi thông tin từ khách hàng (thay đổi chủ tài khoản, Kế toán trưởng, người
giao dịch...) để chuyển bộ phận quản lý thông tin khách hàng cập nhật vào phân hệ
CIF.

13


c. Đề xuất với Giám đốc chi nhánh về: Chính sách phát triển; Cải tiến sản
phẩm, dịch vụ ngân hàng, quy trình giao dịch, phương thức phục vụ khách hàng.
d. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.
4.6 Phịng thanh tốn quốc tế
1. Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách
hàng
2. Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận phát triển khách
hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại. Theo dõi, đánh giá việc
sử dụng các sản phẩm tài trợ thương mại, đề xuất cải tiến nâng cao chất lượng sản
phẩm, dịch vụ. Tiếp thu, tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, trước
hết là các dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ đối ngoại. Tiếp nhận các ý kiến phản hồi
từ khách hàng và đề xuất cách giải quyết; tư vấn cho khách hàng về các giao dịch
đối ngoại, hợp đồng thương mại quốc tế...
3. Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh
doanh đối ngoại của Chi nhánh; chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng đắn, đảm
bảo an toàn tiền vốn tài sản của Chi nhánh/BIDV và của khách hàng trong các giao
dịch kinh doanh đối ngoại.
4. Các nhiệm vụ khác:
a. Quản lý hồ sơ, thông tin (thu thập, lưu trữ, xử lý, phân tích, bảo mật, cung
cấp) liên quan đến cơng tác của Phịng và lập các loại báo cáo nghiệp vụ phục vụ
quản trị điều hành theo quy định.

b. Tham gia ý kiến với các phịng trong quy trình tín dụng và quy trình quản
lý rủi ro theo chức chức năng, nhiệm vụ được giao.
c. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.
4.7 Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ
1. Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ:
2. Chịu trách nhiệm: Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biện
pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ
về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý kho quỹ. Chịu trách nhiệm
14


hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản
của Chi nhánh/BIDV và của khách hàng.
3. Các nhiệm vụ khác:
a. Theo dõi, tổng hợp, lập các báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định.
b. Tham gia ý kiến xây dựng chế độ, quy trình về cơng tác tiền tệ kho quỹ để
phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện.
c. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.
4.8 Phòng Kế hoạch - Tổng hợp
A. Công tác kế hoạch - tổng hợp:
1. Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp
2. Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh
3. Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh:
4. Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh:
5. Giúp việc Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của
Chi nhánh:
B. Công tác nguồn vốn:
1. Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; chính sách biện pháp,
giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng
cao lợi nhuận. Đề xuất các biện pháp, giải pháp về lãi xuất, về huy động vốn và điều

hành vốn phù hợp với chính sách chung của BIDV và tình hình thực tiễn tại Chi
nhánh. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn theo chủ
trương và chính sách của Chi nhánh/BIDV.
2. Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo quy
định và trình Giám đốc chi nhánh giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có
liên quan.
3. Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với
khách hàng. Hỗ trợ các bộ phận kinh doanh khác để bán sản phẩm; cung cấp các

15


thơng tin về thị trường, giá vốn để các phịng liên quan xử lý trong hoạt động kinh
doanh.
4. Thu thập và báo cáo BIDV những thông tin liên quan đến rủi ro thị trường,
các sự cố rủi ro thị trường ở chi nhánh và đề xuất phương án xử lý.
5. Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh,
đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm
về việc thực hiện đúng các quy định về công tác nguồn vốn tại Chi nhánh.
6. Lập các báo cáo, thống kê phục vụ quản trị điều hành theo quy định.
C. Các nhiệm vụ khác:
1. Công tác pháp chế - chế độ: Đầu mối tiếp nhận, nghiên cứu, phổ biến, sao
gửi, lưu trữ các văn bản chế độ nhận được và các văn bản chế độ do Giám đốc chi
nhánh ban hành. Đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn
hoặc phân cơng các phịng chức năng hướng dẫn thực hiện những vấn đề liên quan.
Tư vấn cho Giám đốc chi nhánh những vấn đề pháp lý có liên quan đến hoạt động
ngân hàng.
2. Làm nhiệm vụ thư ký cho Ban giám đốc: Chuẩn bị tài liệu, tổng hợp về
tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình chấp hành quy chế điều hành của các đơn
vị phục vụ các cuộc họp giao ban của Ban giám đốc. Trực tiếp ghi biên bản và

thông báo kết luận của Giám đốc trong cuộc họp giao ban đến các đơn vị trong Chi
nhánh.
3. Là thành viên của một số Hội đồng theo quy định;
4. Đầu mối phối hợp giải quyết các quyền và nghĩa vụ khi có quyết định
chấm dứt hoạt động của Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh
4.9 Phịng Điện tốn
1. Trực tiếp thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình cơng
nghệ thơng tin tại Chi nhánh

16


3. Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ, kiểm tra các phòng, các đơn vị trực thuộc chi
nhánh, các cán bộ trực tiếp sử dụng để vận hành thành thạo, đúng thẩm quyền, chấp
hành quy định và quy trình của BIDV trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Hỗ trợ
các khách hàng lớn sử dụng các dịch vụ có tiện ích và ứng dụng công nghệ cao.
2. Phối hợp với Trung tâm Cơng nghệ thơng tin hoặc Phịng Cơng nghệ
thơng tin khu vực để:
3. Cùng với Trung tâm Công nghệ thông tin hoặc Phịng Cơng nghệ thơng tin
khu vực chịu trách nhiệm về việc: Đảm bảo hệ thống tin học tại Chi nhánh vận hành
liên tục, thơng suốt trong mọi tình huống, phục vụ yêu cầu kinh doanh của chi
nhánh và tồn hệ thống. Bảo mật thơng tin, đảm bảo an ninh mạng, an tồn thơng
tin của Chi nhánh góp phần bảo về an ninh chung của toàn hệ thống.
4. Tham mưu, đề xuất với Giám đốc chi nhánh về kế hoạch ứng dụng công
nghệ thông tin, về những vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin tại Chi nhánh và
những vấn đề cần kiến nghị với BIDV. Tham gia ý kiến và làm đầu mối phối hợp
với các đơn vị liên quan theo quy trình nghiệp vụ và theo chức năng, nhiệm vụ được
giao và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo u cầu Giám đốc chi nhánh

4.10 Phịng Tài chính - Kế tốn
1. Quản lý và thực hiện cơng tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp:
2. Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế tốn của chi
nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm):
3. Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính:
4. Đề xuất tham mưu với Giám đốc chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện
chế độ tài chính, kế tốn, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và
quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ. Đề xuất phân cấp
ủy quyền (nếu có) đối với các phịng giao dịch có BDS riêng.

17


5. Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành chế độ, quy chế, quy trình trong
cơng tác kế tốn, luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính của các Phòng giao
dịch/Quỹ tiết kiệm và các phòng nghiệp vụ tại Chi nhánh theo quy định.
6. Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực
của số liệu kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính. Phản ảnh đúng hoạt động
kinh doanh của Chi nhánh theo đúng chuẩn mực kế toán và các quy định của nhà
nước và của BIDV. Đảm bảo an toàn tài sản, tiền vốn của ngân hàng và khách hàng
thông qua công tác hậu kiểm và kiểm tra thực hiện chế độ kế tốn, chế độ tài chính
của các đơn vị trong Chi nhánh.
7. Quản lý thông tin và lập báo
8. Thực hiện quản lý thông tin khách hàng: Kiểm sốt thơng tin khách hàng
do bộ phận khởi tạo hồ sơ thông tin khách hàng khai báo vào phân hệ CIF; Được
quyền chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật một số thông tin khách hàng trên phân hệ CIF
theo quy định. Quét, quản lý, bảo mật chữ ký, mẫu dấu, hình ảnh (SVS), phê duyệt
chữ ký mẫu dấu và cập nhật các thông tin vào hệ thống.
9. Các nhiệm vụ khác:
a. Đầu mối phối hợp với các đơn vị phục vụ cơng tác kiểm tốn độc lập.

b. Phối hợp với các đơn vị thực hiện công tác kiểm tra, phục vụ các đoàn
kiểm tra/thanh tra;
c. Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia, phối hợp với các
Phòng về những vấn đề liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng.
d. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.
4.11 Phòng Tổ chức - Nhân sự
Đầu mối tham mưu, đề xuất, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công
tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại Chi nhánh:
1. Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp
vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực của
Nhà nước và của BIDV đến toàn thể CBNV trong Chi nhánh.

18


2. Tham mưu, đề xuất với Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức
- nhân sự và phát triển nguồn nhân lực theo đúng quy định, quy trình nghiệp vụ của
Nhà nước và của BIDV, phù hợp với quy mơ và tình hình thực tế tại Chi nhánh:
3. Hướng dẫn các Phòng/Tổ thuộc Trụ sở chi nhánh và các đơn vị trực thuộc
thực hiện công tác quản lý cán bộ và quản lý lao động.
4. Tổ chức triển khai thực hiện và quản lý công tác thi đua khen thưởng của
chi nhánh theo quy định.
5. Đầu mối thực hiện cơng tác chính sách đối với cán bộ đương chức và cán
bộ nghỉ hưu của Chi nhánh.
6. Đầu mối hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập/chấm dứt
hoạt động của Phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm;
7. Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho
mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm; trực tiếp hồn tất thủ
tục mở Quỹ tiết kiệm/Phịng giao dịch/Chi nhánh mới;
8. Quản lý hồ sơ (sắp xếp, lưu trữ, bảo mật) hồ sơ cán bộ. Hướng dẫn cán bộ

kê khai lý lịch, kê khai tài sản (đối với cán bộ thuộc chức danh phải kê khai), bổ
sung lý lịch hàng năm theo quy định. Quản lý thông tin (lưu trữ, bảo mật, cung
cấp...) và lập các báo cáo liên quan đến công tác tổ chức cán bộ theo quy định;
9. Các nhiệm vụ khác:
a. Thư ký Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật, Hội đồng nâng
lương, Hội đồng tuyển dụng...
b. Tham gia ý kiến vào các văn bản liên quan đến tổ chức, cán bộ, chính sách
đối với người lao động...
c. Phối hợp với Cơng đồn và các phòng/đơn vị trực thuộc chi nhánh theo
dõi việc thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể;
d. Đầu mối liên hệ với cơ quan quân sự địa phương về những vấn đề liên
quan đến công tác quân sự, quốc phòng và luật nghĩa vụ quân sự.
e. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu Giám đốc chi nhánh.

Mơ hình tổ chức hoạt động của chi nhánh
19


Giám đốc

Phó giám đốc 1

P.
QHKH
Doanh
nghiệp

P.QL
&DV
kho

quỹ

P.QH
KH cá
nhân

P.Kế
hoạch
tổng
hợp

Phó giám đốc 2

P.Quản
lý rủi ro

P.Quản
trị tín
dụng

P.Điện
tốn

P.Dịch
vụ
khách
hàng

P.Tài
chính

kế
tốn

P.Thanh
tốn
quốc tế

P.Tổ
chức
nhân
sự

20


PHẦN II : Kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng đầu tư và phát
triển chi nhánh Quang Trung
1. Đánh giá chung
Là chi nhánh mới thành lập năm 2005 nhưng chi nhánh Quang Trung đã đạt được
một số kết quả tăng trưởng trong giai đoạn 2006-2008 :
- Tăng trưởng huy động vốn : 22%/ năm
- Tăng trưởng dư nợ :

70% / năm

- Tỷ lệ nợ xấu :

dưới 10%

- Tăng trưởng LNST / người : 75%/ năm

- Tăng cường tiếp thị khách hàng mới, số lượng khách hàng doanh nghiệp tăng từ 9
khách hàng doanh nghiệp khi thành lập đã mở rộng quan hệ với hơn 200 khách
hàng doanh nghiệp.
Với những biến động mạnh, trái chiều của thị trường tài chính tiền tệ, hoạt
động kinh doanh ngân hàng năm 2008 gặp nhiều khó khăn. Nhưng dưới sự chỉ đạo
điều hành đúng đắn của ban lãnh đạo cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tồn thể cán
bộ cơng nhân viên, chi nhánh Quang Trung đã có những bước tăng trưởng nhanh
chóng và mạnh mẽ giai đoạn 2006-2008. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã
tạo được bứt phá và tạo được tiền đề cho việc tăng trưởng những năm tiếp theo
- Chi nhánh đã có sự tăng trưởng nhanh và đều về quy mơ: nguồn vốn và tín
dụng, dưới sự điều hành chỉ đạo với quan điểm tích cực tiếp thị các khách hàng tiền
gửi, các khách hàng tiền vay lớn, có uy tín- vận dụng tốt mối quan hệ cơng chúng
PR
- Nguồn vốn tăng trưởng an tồn, vững chắc: tín dụng tăng nhanh và được
tăng cường kiểm soát, đảm bảo tăng trưởng an toàn hiệu quả. Các dịch vụ truyền
thống được phát huy với hiệu quả cao, các dịch vụ mới từng bước được khẳng định
và đóng góp chung vào hiệu quả kinh doanh của chi nhánh
- Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ theo điều 7 QĐ 493,
thực hiện trích DPRR đạt và vượt mức kế hoạch giao qua từng năm

21


- Tăng cường cán bộ đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu của công việc. Công
tác đào tạo cán bộ được chú trọng với việc cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo
nghiệp vụ và kỹ năng do Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, các NH đối tác tổ chức
cũng như mời giảng viên về đào tạo, tự đào tạo cho cán bộ ngay tại chi nhánh
2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh 2006-2008
Năm 2008 với nhiều biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới và tình hình kinh
tế trong nước, tập thể cấn bộ nhân viên của BIDV Quang Trung đã phấn đấu khơng

ngừng, vượi qua khó khăn để hồn thành KHKD được giao. Một số kết quả cụ thể
đạt được như sau :
Chỉ tiêu

TH 2006

TH 2007

KH
2008

TH 2008
TH
31/12/20
08

% HT
KH

I- Chỉ tiêu tăng trưởng
1-Tổng huy động cuối kỳ

3900

4500

5500

6000


109%

2-HDDV bình qn

2700

4500

5000

5900

118%

3-Dư nợ tín dụng bình qn

637

1000

2300

2295

99.8%

65

68


70

78

111%

2-Trích DPRR trong năm

18

10

10

10

100%

3-Tỷ lệ nợ xấu( %)

20

9

5

3

4-Thu dịch vụ ròng


6.2

10

17

24

II- Các chỉ tiêu hiệu quả
1-Chênh lệch thu chi (chưa
trích DPRR)

141%

1. Huy động vốn
- Huy động vốn cuối kỳ đạt 6.000 tỷ đồng, đạt 109% so với kế hoạch được giao. Tỷ
lệ tăng trưởng đạt 17,6% so với năm ngoái.
- Cơ cấu nguồn vốn
HĐV VNĐ / Tổng nguồn vốn = 66,92%
HĐV dân cư / Tổng nguồn vốn = 30.77%

22


HĐV ngắn hạn / Tổng nguồn vốn =60%
- Tuy nhiên, kết quả đạt được trong năm 2008 vừa qua nhận định có nhiều yếu tố
khách quan, thuận lợi ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của chi nhánh : Thị trường
tiền tệ có nhiều biến động lớn trong năm. Hội sở chính có nhiều chính sách tích cực
HĐV từ các định chế tài chínhvaf Tổng cơng ty lớn để đảm bảo khả năng thanh
khoản, tích cực đưa ra các sản phẩm vốn ngắn hạn ( kỳ hạn tuần ) thu hút được

nhiều nguồn từ các cơng ty chứng khốn, các định chế tài chính, có chính sách cấp
bù linh hoạt...Ngược lại, nguồn huy động từ dân cư tại chi nhánh có xu hướng giảm
do sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn và xu hướng tiêu dùng
– tiết kiệm của dân cư có nhiều thay đổi...Do vậy, cùng với kết quả đạt được trong
năm 2008, môi trường hoạt động của Chi nhánh là hết sức khó khăn khi những yếu
tố thuận lợi mang tính đột biến khơng cịn.
2. Tín dụng, thẩm định, bảo lãnh, Repo chiết khấu giấy tờ có giá
- Dư nợ tín dụng cuối kỳ 2,295 tỷ đồng, Tỷ lệ tăng trưởng đạt 83.6% so với năm
2007.
- Chỉ tiêu chủ yếu :

Dư nợ VNĐ / Tổng dư nợ : 79,5%
Dư nợ TDH / Tổng dư nợ : 39.69%
Tỷ lệ dư nợ NQD / Tổng dư nợ : 74.67%
Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ / Tổng dư nợ : 40.00%
Tỷ trọng dư nợ bán lẻ / Tổng dư nợ : 3.6%
Tỷ lệ nợ xấu :

3%

- Tuyệt đối tuân thủ chỉ đạo của Hội sở chính trong hoạt động tín dụng.
- Phối hợp với các ban của hơi sở chính thực hiện thẩm định dự án xây dựng của
Cơng ty T&M Việt Nam, Tân Hồng Minh là cơ sở đánh giá, tư vấn và bảo lãnh
phát hành trái phiếu doanh nghiệp .
- Triển khai cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết tại Vincom, BSC, VNDS...
- Về cơ cấu khách hàng, trong năm 2008 có sự chuyển dịch dư nợ tín dụng : tăng
mạnh cho vay thương mại và giảm cho vay Repo cầm cố chứng khoán theo chỉ đạo
23



của TW và chỉ thị 03 của NH Nhà nước. Trong đó tích cực hướng tới các Tổng
cơng ty lớn, ngoài quốc doanh, các dự án trọng điểm của nền kinh tế.
3. Về dịch vụ
- Thu dịch vụ ròng đạt 24 tỷ đồng. Tăng trưởng mạnh so với năm 2006 và 2007, tuy
nhiên sau khi nhìn vào thực chất hoạt động và lạoi trừ các khoản bất thường trong
cả 2 năm 2006,2007 thì tốc độ tăng trưởng dịch vụ 2008 của chi nhánh đạt khoảng
27%.
- Bên cạnh thu từ các dịch vụ truyền thống như chuyển tiền, kinh doanh ngoại tê, tài
trợ thương mại, tín dụng...chi nhánh đã đẩy mạnh tiếp thị khách hàng sử dụng dịch
vụ mới như tư vấn phát hành trái phiêu, BIDV Directbanking, VNTopup,
BSMS...tăng nguồn thu dịch vụ cho chi nhánh. Tuy nhiên, những dịch vụ mói và
mang lại doanh thu lớn lại tập trung vào những khoản không thường xuyên và
không ổn định taị chi nhánh.

24


PHẦN III : Những mặt đã đạt được, hạn chế, phương hướng hoạt
động và mục tiêu của BIDV Quang Trung năm 2006
1. Những mặt đã đạt được
- Chi nhánh đã nghiêm túc triển khai chỉ đạo của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về giải pháp kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện hiệu quả chính
sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Nhà nước trên tinh thần tài trợ, chia sẻ với
doanh nghiệp, khách hàng. Chi nhánh đã triển khai có hiệu quả Chính sách khách
hàng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng dẫn của Ngân hàng ĐT&PT
Việt Nam,tăng cường sức cạnh tranh, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp và
được khách hàng đánh giá ca
- Chi nhánh đã chủ động và tích cực ứng phó linh hoạt với những diễn biến
của thị trường, linh hoạt trong điều hành lãi suất và tỷ giá trên cơ sở chỉ đạo điều

hành của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, thích ứng với các biến động của thị trường,
đảm bảo chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu và, có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh
và lợi nhuận vượt kế hoạch được giao
- Theo chỉ đạo và hướng dẫn của ngân hàng ĐT&PT Việt Nam về việc
chuyển đổi mô hình tổ chức theo dự án TA2, chi nhánh đã chuẩn bị đầy đủ các thủ
tục và bố trí nhân sự để thực hiện chuyển đổi mơ hình tổ chức TA2 theo đúng thời
gian quy định, mơ hình này đã được vận hành tại chi nhánh có hiệu quả, góp phần
phục vụ khách hàng hoạt động tại chi nhánh ngày một tốt hơn.
- Mở rộng mạng lưới rút tiền tự động ATM và đã có những biện pháp tích
cực để thu hút khách hàng mở thẻ và sử dụng dịch vụ thẻ, trả lương tự động,
VNTopup…
- Trong năm 2008, chi nhánh đã tích cực phối hợp với đồn kiểm tra Ngân
hàng Nhà nước, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam kiểm tra tồn diện các mặt hoạt
động của chi nhánh. Q trình kiểm tra khơng có những lỗi lớn. ngồi ra chi nhánh
đã tổ chức các chương trình kiểm tra , tự kiểm tra các nghiệp vụ, đảm bảo tính tuân
thủ và cẩn trọng, nghiêm túc thực hiện báo cáo với các phòng kiểm tra nội bộ khu
vực.

25


×