Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

TÍNH NHÂN BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO NAM TƠNG THEO NĂM GIỚI QUA MỘT SỐ KINH TẠNG PALI ThS Võ Văn Thành ThS Lê Thị Thanh Tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.92 KB, 15 trang )

TÍNH NHÂN BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO NAM TƠNG
THEO NĂM GIỚI QUA MỘT SỐ KINH TẠNG PALI
ThS. Võ Văn Thành
ThS. Lê Thị Thanh Tâm
Trong bài tham luận này, chúng tơi tìm hiểu tính nhân bản
của đạo đức Phật giáo Nam tơng nói chung, Phật giáo Khmer nói
riêng theo năm giới luật cơ bản của Phật giáo và qua một số
Kinh tạng Pali như Kinh Pháp Cú (Dharmapada), Kinh Tăng
Chi Bộ, Kinh Mi Tiên vấn đáp, Kinh Trung Bộ,v.v…
Từ xưa tới nay, nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài Phật
giáo quan tâm đến khía cạnh nhân bản của đạo đức học Phật
giáo, đặc biệt là những lời nói của Đức Phật còn được lưu giữ lại
một cách chân thật và sống động thông qua các bộ kinh tạng Pali
của Phật giáo Nam tông. Chúng tôi là thế hệ những người nghiên
cứu đi sau, được may mắn đọc nhiều kinh tạng Phật giáo Pali
thơng qua những bản dịch của Hịa thượng Thích Minh Châu.
Đến nay, vấn đề đạo đức trong Phật giáo, dù Phật giáo Bắc
tông hay Phật giáo Nam tông, có tính thống nhất và ít bị tranh
cãi nhất. Lý do, vì đạo đức Phật giáo dựa trên mối quan hệ giữa
người và người trong xã hội. Năm giới theo Phật giáo, dù Nam
tông hay Bắc tông đều thống nhất, gồm:
1. Khơng sát sinh mà lại phóng sinh, tơn trọng sự sống của
mn lồi.
2. Khơng lấy của khơng cho mà lại bố thí.



Trung tâm Nghiên cứu Tơn giáo, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ
Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.





147


3. Không tà dâm, mà sống theo nếp sống trong sáng, chánh
hạnh.
4. Khơng nói dối, lúc nào cũng nói lời chân thật, lời đồn
kết.
5. Khơng uống các chất say, lúc nào cũng ăn uống điều độ,
giữ gìn thân thể khỏe mạnh, trí óc sáng suốt tỉnh táo.
Đức Phật nói, đạo đức không phải là quan hệ giữa thần
thánh với con người, mà là quan hệ giữa những con người với
nhau. Nói cách khác, đạo đức phát sinh từ những hành vi ứng xử
giữa con người với con người. Hơn thế, Đức Phật và Phật giáo còn
mở rộng đạo đức là mối quan hệ giữa con người với các lồi hữu
tình khác.
Mọi Tăng ni và Phật tử đều sống theo năm giới và mười
thiện là yêu cầu sơ đẳng nhất, cũng là căn bản nhất của người
con Phật. Đức Phật từng thuyết pháp như vậy trong Kinh Tăng
Chi Bộ: nếu một người sống theo năm pháp ác như sát sanh, lấy
của khơng cho, sống khơng phạm hạnh, nói láo, đắm say trong
rượu sẽ bị rơi vào Địa Ngục; ngược lại sống theo năm pháp thiện
như từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ không phạm
hạnh, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say trong rượu sẽ được sanh lên
cõi Trời. Trong Phẩm Năm pháp, Đức Phật thuyết rằng:
“Thành tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy
tương xứng bị rơi vào Địa ngục. Thế nào là năm pháp? Sát sanh;
lấy của không cho; sống không Phạm hạnh; nó láo; đắm say
rượu men, rượu nấu. Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ-kheo như vậy tương xứng bị rơi vào Địa ngục. Thành
tựu năm pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo như vậy tương xứng

148


được sanh lên cõi trời. Thế nào là năm pháp? từ bỏ sát sanh, từ
bỏ lấy của không cho, từ bỏ khơng phạm hạnh, từ bỏ nói láo, từ
bỏ đắm say rượu men, rượu nấu. Thành tựu năm pháp này, này
các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo như vậy tương xứng được sanh lên
Thiên giới”(1).
Chúng ta thấy rằng, Đức Phật luôn nhắc năm giới này (năm
pháp) luôn gắn liền với nhau. Việc chia ra từng giới (pháp) để
phân tích dưới đây chỉ là cách làm để có thể hiểu rõ hơn năm
giới của Phật giáo.
1. Giới khơng sát sinh mà lại phóng sinh, tơn trọng sự sống
của mn lồi
Khơng sát sanh là giới luật đầu tiên trong năm giới luật cơ
bản nhất của Phật giáo, dù Nam tông hay Bắc tông. Để trở thành
một Phật tử, việc đầu tiên là thực hành giới khơng sát sinh và bốn
giới cơ bản cịn lại. Để trở thành Sa di thì phải thọ nhiều giới hơn,
Tỳ kheo phải giữ 250 giới,v.v… Giới không sát sinh không chỉ
dành cho Phật tử, mà còn dành cho tất cả người bình thường khác
khơng phải là Phật tử. Tất cả chúng ta, những con người bình
thường trong xã hội sẽ khơng lấy việc sát sanh làm niềm vui, làm
sở thích. Việc sát sanh mang lại nhiều hệ quả bất hạnh cho đồng
loại và các lồi hữu tình. Phật giáo kịch liệt phản đối việc đi săn
bắn thú để làm vui, việc giết hại các sinh vật khác khơng nhằm mục
đích ni sống bản thân mình mà chỉ nhằm cầu vui.
Mỗi con người, mỗi lồi hữu tình đều có quyền sống, chúng
ta khơng có quyền tước đoạt sinh mệnh của người khác, các lồi
vật khác. Phật giáo khơng cấm ăn thịt. Đức Phật sinh thời cũng


1

Tăng Chi Bộ Kinh tập 2: 754-755.

149


không cấm tăng chúng, Phật tử tại gia ăn thịt. Tuy các tăng sĩ Phật
giáo Nam tông được phép ăn thịt, nhưng Phật giáo cũng quy định
cụ thể những trường hợp được phép ăn và những trường hợp không
được phép ăn, nếu không sẽ dẫn đến việc phá giới. Thịt được phép
ăn đó gọi là thịt trong sạch, gồm: mắt khơng nhìn thấy người giết;
tai khơng nghe người giết thịt; khơng phải để cho mình ăn mà
giết(1). Ngồi ra, khi đi đường, nếu thịt con vật bị con vật khác giết
hại, thì người xuất gia có thể ăn được. Vì vậy, ở các nước theo
Phật giáo Nam tông, các nhà sư khất thực có thể ăn bất cứ loại
thức ăn gì, kể cả thịt nếu đó là món thịt trong sạch.
Khơng những khơng sát sinh mà Phật giáo lại cịn khun
phóng sinh, tơn trọng sự sống của mn lồi, vì mọi chúng sinh
có quyền bình đẳng và mạng sống của mỗi chúng sinh chỉ có
một và rất quý mà bất kỳ ai cũng khơng có quyền tước đi. Trong
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) có Phẩm Hình phạt (Dandavagga)
cho thấy giá trị nhân bản của Phật giáo: “Mọi người sợ hình
phạt, Mọi người sợ tử vong. Lấy mình làm ví dụ, Khơng giết,
khơng bảo giết” [Kệ 129], hay: “Mọi người sợ hình phạt, Mọi
người thương sống cịn. Lấy mình làm ví dụ, Không giết, không
bảo giết” [Kệ 130]. Hai bài kệ trên của Kinh Pháp Cú rất có ý
nghĩa. Chúng ta hãy lấy bản thân mình làm gương, nếu sợ chết,
sợ bị giết hại thì những người khác, những sinh vật khác cũng rất
yêu quý mạng sống của mình, mọi sự sống đều thiêng liêng và

bình đẳng. Phật tử thực hành giới khơng sát sinh mà ngược lại là
phóng sinh đem lại lợi ích cho bản thân, xã hội và mơi trường
sống của chính mình. Vào những ngày lễ đặc biệt của Phật giáo,
Phật tử đem cá, chim, các con vật đi phóng sinh tại những mơi
1

Thích Minh Châu - Minh Chi 1991: 685.

150


trường thích hợp sẽ làm cho tâm hoan hỷ, mở rộng lịng từ đến
mọi lồi, tiêu trừ lịng sân hận, hiếu sát. Con cá, con chim được
về với môi trường sinh sống sẽ sinh sôi, nảy nở làm cho môi
trường sống được cải thiện tốt hơn.
2. Giới không trộm cắp (lấy của khơng cho) mà lại cịn bố thí
Ở các nước Phật giáo Nam tông, như Thái Lan, Lào,
Campuchia, Myanmar, Sri Lanka,v.v… tăng sĩ sống bằng khất
thực, chỉ nhận lãnh thức ăn và các vật dụng được Phật tử tại gia
thành tâm cúng dường. Cịn Phật tử tại gia thì được khuyến
khích ni sống mình và gia đình mình bằng những nghề chính
đáng. Chánh mạng, một trong Bát chánh đạo, là sống bằng nghề
nghiệp chính đáng, lương thiện.
Về trộm cắp (lấy của khơng cho), có hai loại. Một loại là
trộm cắp trực tiếp, nghĩa là chiếm đoạt một hay những cái gì
thuộc quyền sở hữu của người khác. Loại trộm cắp thứ hai là
gián tiếp bằng lừa đảo hay gian lận. Nói tóm lại, đạo đức Phật
giáo lên án mọi hành vi thủ lợi, biển thủ, không trung thực,
không lương thiện. Đối với Phật tử, cái gì đã khơng cho thì
khơng lấy. Đó là phương châm bất di dịch, trong mọi giao dịch

giữa Phật tử với nhau, cũng như giữa Phật tử với người ngồi.
Theo phân tích của Minh Chi, một hành vi được xem là trộm
cắp, là lấy của khơng cho khi có những điều kiện sau đây: của
cải, đồ đạc, vật dụng của người khác; người lấy biết rõ, đó là của
cải, đồ đạc, vật dụng của người khác; có ý chiếm đoạt; dùng thủ
đoạn để chiếm đoạt; hành vi cụ thể chiếm đoạt; dùng phương
tiện hay phương pháp chiếm đoạt là như thế nào, một khi đã có
sự chiếm đoạt mà người đương sự, có của bị chiếm đoạt không

151


bằng lịng, thì đó là trộm cắp, là lấy của không cho, và người
chiếm đoạt nhất định sẽ chịu quả báo tương ứng(1).
Phật giáo khuyến khích con người khơng được trộm cắp,
mà ngược lại cịn khuyến khích họ nên bố thí tùy theo hồn cảnh
và khả năng. Phật tử tại gia có của thì bố thí của (tài thí). Người
xuất gia khơng có của cải vật chất nhưng cũng có cái để bố thí
đó là bố thí pháp (pháp thí). Bố thí pháp là bố thí cho quần
chúng những lời khuyên làm lành, lánh dữ, hướng quần chúng
đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ bỏ những pháp bất thiện, thực
hành những pháp thiện có ích lợi cho bản thân và xã hội, cộng
đồng. Trong Kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật có thuyết về bố thí
như sau: “Này các Tỷ-kheo, có hai loại bố thí này. Thế nào là
hai? Bố thí tài vật và bố thí pháp. Những pháp này, này các Tỷkheo, là những loại bố thí. Tối thắng trong hai loại bố thí này,
này các Tỷ-kheo, tức là pháp thí”(2). Bố thí pháp được Đức Phật
đánh giá rất cao. Bố thí pháp chính là giáo hóa mà Đức Phật gọi
là giáo hóa thần thơng, tức những lời giáo hóa, bố thí pháp của
chư tăng giúp cải biến một con người từ người xấu, trở thành
một con người tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Biết thơng cảm,

chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ, hy sinh bản thân vì người khác. Lại
có những người khơng giàu có, cũng khơng có pháp để pháp thí
nhưng họ có thế lực và sức mạnh, họ có thể thực hành cái mà
trong kinh Phật gọi là vơ úy thí, nghĩa là bố thí sự không sợ hãi,
bảo vệ cho chúng sanh, mọi người khỏi sợ hãi và lo âu. Ngồi ra
cịn có bố thí tùy hỷ (tùy hỷ thí), tức là chia sẻ niềm vui với mọi
người, trong tâm hồn không mảy may có ý niệm ghen ghét đố
kỵ.
1
2

Xem bài Một số vấn đề của đạo Đức Phật giáo (bản thảo lưu tại gia đình).
Kinh Bộ Tăng Chi 2005, tập 1: 168.

152


Hạnh bố thí đứng đầu 10 hạnh trong các hạnh Ba-la-mật
của Phật giáo Nam tông(1), đứng đầu sáu hạnh Ba-la-mật của
Phật giáo Bắc tông(2), đứng đầu bốn nhiếp hạnh, chung cho cả
Nam tơng và Bắc tơng (bố thí, ái ngữ, lợi hạnh, đồng sự). Cho
nên, chúng ta cần hiểu rõ nội dung của bố thí và những điều kiện
để cho mỗi hành vi bố thí đạt được hiệu quả cao nhất, nhiều
nhất. Trong Kinh tạng Pali, Đức Phật phân tích những tình
huống bố thí khơng đem lại nhiều phước báo cho người bố thí:
“Này các Tỷ-kheo, có tám bố thí này. Thế nào là tám? Vì có
người đến, nên bố thí; vì sợ hãi, nên bố thí; vì nghĩ rằng: ‘Người
ấy đã cho ta’, nên bố thí; vì nghĩ rằng: ‘Người ấy sẽ cho ta’, nên
bố thí; vì nghĩ rằng: ‘Bố thí là tốt’ nên bố thí; vì nghĩ rằng: ‘Ta
nấu, những người này không nấu. Thật ta không xứng đáng là

người nấu lại khơng cho người khơng nấu’; vì nghĩ rằng: ‘Do ta
bố thí này, tiếng tốt sẽ được truyền đi’ nên bố thí; vì trang
nghiêm tâm, trang bị tâm, nên bố thí. Này các Tỷ-kheo, có tám
bố thí này”. Lại nữa, “Này các Tỷ-kheo, có tám căn bản để bố
thí. Thế nào là tám?Vì lịng dục nên bố thí; vì sân hận nên bố thí;
vì ngu si nên bố thí; vì sợ hãi nên bố thí; vì nghĩ rằng: ‘Trước tổ
tiên đã bố thí, trước đã làm. Ta không xứng đáng là người để
truyền thống này bị bỏ phế’ nên bố thí. Vì nghĩ rằng: ‘Sau khi
cho bố thí này, khi thân hoại mạng chung, sẽ được sanh lên thiện
thú, Thiên giới, cõi đời này’ nên bố thí. Vì nghĩ rằng: ‘Khi ta bố
thí này, tâm được tịnh tín, do tâm hân hoan, hỷ được sanh’ nên

1

Bố thí Ba-la-mật, Trì giới Ba-la-mật, Viễn ly Ba-la-mật, Trí tuệ Ba-la-mật, Tinh
tấn Ba-la-mật, Nhẫn nhục Ba-la-mật, Trung thực Ba-la-mật, Quyết tâm Ba-la-mật,
Từ Ba-la-mật, Xả Ba-la-mật.
2
Bố thí Ba-la-mật, Trì giới Ba-la-mật, Nhẫn nhục Ba-la-mật, Tinh tấn Ba-la-mật,
Thiền định Ba-la-mật, Trí tuệ Ba-la-mật.

153


bố thí. Để trang nghiêm tâm, để trang bị tâm nên bố thí. Này các
Tỷ kheo, có tám căn bản để bố thí”(1).
Thực hành giới khơng trộm cắp (hay lấy của khơng cho)
mà lại cịn bố thí cho thấy tính nhân bản sâu sắc của Phật giáo.
Chúng tôi nghĩ rằng, nếu giới không trộm cắp (hay lấy của
không cho) Phật giáo được phổ biến rộng, sẽ mang lại một tác

dụng giáo dục rất lớn đối với xã hội hiện nay.
3. Giới không tà dâm (từ bỏ phạm hạnh)
Theo Phật giáo, giới khơng tà dâm (từ bỏ phạm hạnh) có
liên quan sâu rộng đến quần chúng. Phật giáo phân biệt chính
dâm và tà dâm. Chính dâm là việc quan hệ tình dục chính đáng
với các đối tượng là vợ/ chồng của đương sự. Còn lại đều là tà
dâm. Trong Kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật có Phẩm sắc bàn về sự
thu hút của những đối tượng khác giới tính mà nó xâm chiếm và
ngự trị tâm đương sự: “Ta không thấy một sắc nào khác, này các
Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông như sắc người
đàn bà. Này các Tỷ-kheo, sắc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị
tâm người đàn ông. Ta không thấy một tiếng nào khác, này các
Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông, như tiếng
người đàn bà. Này các Tỷ-kheo, tiếng người đàn bà xâm chiếm
và ngự trị tâm người đàn ông. Ta không thấy một hương… một
vị… một xúc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị
tâm người đàn ông, như hương… vị… xúc người đàn bà. Này
các Tỷ-kheo, xúc người đàn bà xâm chiếm và ngự trị tâm người
đàn ông.

1

Kinh Tăng Chi Bộ tập 3: 607-608.

154


Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm
chiếm và ngự trị tâm người đàn bà, như sắc người đàn ông. Này
các Tỷ-kheo, sắc người đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người

đàn bà.
Ta không thấy một tiếng… một hương… một vị… một xúc
nào khác, này các Tỷ-kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn
bà, như tiếng… hương… vị… xúc người đàn ông. Này các Tỷkheo, xúc người đàn ông xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn
bà”(1). Như vậy, Đức Phật không tránh né với thị chúng về
chuyện sắc giới dẫn đến việc quan hệ tình dục với người khác
giới. Nhưng vấn đề là khơng phạm giới tà dâm đối với người
Phật tử tại gia.
Đối với tăng sĩ, là sứ giả của Như Lai thì tuyệt đối không
dâm dục. Trong Kinh Tăng Chi Bộ, phẩm Dâm dục, Đức Phật
phân tích sâu về vấn đề này như sau: “Ở đây, này Bà-la-mơn, có
Sa-mơn hay Bà-la-mơn, tự xem mình sống phạm hạnh một cách
chơn chánh, tuy khơng có hành dâm với nữ nhân, nhưng hưởng
thụ được nữ nhân thoa, bóp, tắm, xức dầu. Vị ấy thích thú, ước
muốn, bị kích thích bởi nữ nhân. Này Bà-la-mơn, đây gọi là
phạm hạnh bị bể vụn, bị khuyết phạm, bị nhiễm ô, bị điểm chấm.
Này Bà-la-môn, đây là hành phạm hạnh không thanh tịnh, bị liên
hệ, bị hệ lụy với dâm dục, khơng giải thóat khỏi sanh, già, chết,
sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng khơng thóat khỏi khổ”(2). Nói
về giới khơng tà dâm, Kinh Pháp Cú có đoạn: “Khơng phóng
dật, đường sống, Phóng dật là đường chết. Khơng phóng dật,
khơng chết, Phóng dật, như chết rồi” [Kệ 21]. Làm thế nào để
1
2

Kinh Tăng Chi Bộ tập 1: 9-10.
Kinh Tăng Chi Bộ tập 3: 350

155



khơng phạm giới tà dâm? Chỉ có một cách đó là tu tập tâm. Khi
nhiếp phục được tâm rồi thì có thể chế phục được khẩu và hành
là chuyện dễ dàng. Kinh Pháp Cú cho chúng ta thấy tầm quan
trọng của việc tu tập tâm, kiểm soát tâm đừng nghĩ tà quấy, nghĩ
đến chuyện dâm dục là quan trọng và có ý nghĩa như thế nào:
“Khó nắm giữ, khinh động. Theo các dục quay cuồng. Lành
thay, điều phục tâm. Tâm điều, an lạc đến”(1).
Tóm lại, việc giữ giới khơng tà dâm có ý nghĩa rất quan
trọng trong đời sống của từng cá nhân, dù là tăng sĩ hay Phật tử
tại gia. Việc giữ giới khơng dâm dục có thể bắt đầu từ việc tu tập
tâm. Khi tâm được nhiếp phục, điều phục thì chuyện giữ giới
khơng tà dâm khơng khó.
4. Giới khơng nói dối, lúc nào cũng nói lời chân thật, lời đồn
kết
Phật giáo khun tất cả mọi người khơng nên nói dối, vì
nói dối là căn ngun của mọi chuyện xấu xa, độc ác, làm phá vỡ
hòa hợp gia đình, Tăng chúng, cộng đồng, đánh mất niềm tin của
người khác đối với bản thân. Đối với Phật giáo, nói dối tai hại
trên nhiều mặt. Thứ nhất, nói dối ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn
định xã hội. Con người chỉ có thể sống chung với nhau trong một
bầu khơng khí tin cậy lẫn nhau, tin rằng, trong giao tiếp, mọi
người đều nói lời chân thật. Thứ hai, trên bình diện cá nhân, nói
dối có tác dụng phản ứng dây chuyền. Tức là, lời nói dối này kéo
theo lời nói dối khác, rồi một lời nói dối khác nữa, cho tới khi
bản thân bị bao bọc bởi tấm màn dối trá do chính mình tạo ra.
Một con người như thế ngày càng tách rời xa đích giải thóat và
giác ngộ, ngày càng sa vào vịng tội lỗi khó gỡ ra được. Một
1


Kệ 36, Kinh Pháp Cú 2000: 15

156


người đã sống không thật với người khác, và với bản thân mình,
thì sẽ khơng bao giờ tìm tới sự thật, chứ đừng nói việc giác ngộ
sự thật. Trong Kinh Trung Bộ, Kinh giáo giới La-Hầu-La, Đức
Phật lấy hình ảnh ẩn dụ là chậu nước rất có ý nghĩa để giảng về
nói dối với Rahula: “Rồi Thế Tơn, sau khi để một ít nước cịn lại
trong chậu nước, bảo Tơn giả Rahula: - Này La Hầu La, ơng có
thấy một ít nước cịn lại trong chậu nước khơng? - Thưa vâng,
bạch Thế Tơn. - Cũng ít vậy, này Rahula, là Sa-mơn hạnh của
những người nào biết mà nói láo, khơng có tàm q (khơng biết
xấu hổ-người viết)... Rồi Thế Tơn lật úp chậu nước ấy và bảo
Tôn giả Rahula: - Này Rahula, ơng có thấy chậu nước bị lật úp
khơng? - Thưa vâng, bạch Thế Tôn. - Cũng lật úp vậy, này
Rahula, là Sa-môn hạnh của những người nào biết mà nói láo,
khơng có tàm q…”(1). Ở một đoạn kinh sau, Đức Phật nói:
“Cũng vậy, này Rahula, đối với ai biết mà nói láo, khơng có tàm
q, thời Ta nói rằng người ấy khơng có việc ác gì mà khơng
làm. Do vậy, này Rahula, ‘Ta quyết khơng nói láo, dầu nói để
mà chơi’, này Rahula, ơng phải học tập như vậy”(2).
Khi một người làm việc sai trái, dối trá mặc dù cộng đồng
không biết dẫn đến việc anh ta không cảm thấy xấu hổ với cộng
đồng, nhưng lương tâm anh ta cũng phán xét và biết tự xấu hổ
với bản thân. Nếu một con người vô tàm, vô quý tức là khơng
biết tự xấu hổ với chính bản thân mình và xấu hổ với người
khác, thì con người đó khơng có chuyện gì ác mà khơng dám
làm như Đức Phật nói. Thực vậy, những lời nói dối khi chúng ta

nghĩ là bình thường, đơi khi nói dối là nói để mà chơi nhưng thật
ra nó có tác dụng rất tai hại cho bản thân người nói dối và cho
1
2

Kinh Trung Bộ 2005, tập 2: 172-173.
Kinh Trung Bộ 2005, tập 2: 174.

157


cộng đồng. Chúng ta thử nghĩ, một cá nhân có tính thích nói dối
để mà chơi, mua vui hết lần này tới lần khác, rồi đến khi anh ta
nói thật trong lúc gặp nguy hiểm, hay cần giúp đỡ thì ai mà tin
được. Khi khơng nói dối, thì chúng ta tự động nói lời chân thật,
lời đồn kết đúng lúc, đúng nơi sẽ dẫn đến những lợi ích vơ cùng
lớn lao cho cá nhân và cộng đồng.
5. Giới không dùng các chất say, mà ngược lại ăn uống điều
độ để có được thân khỏe mạnh, trí óc minh mẫn
Từ hơn 2.500 năm trước, Đức Phật đã nhận ra sự nguy hại
của các chất say đối với cá nhân và cộng đồng. Một cá nhân khi
đã dùng các chất say, thì anh ta khơng cịn kiểm sốt được hành
vi của mình. Anh ta như con voi điên loạn, phá phách lung tung.
Đến khi anh ta tỉnh ra thì đã muộn, hối hận cũng khơng kịp nữa,
bị mất uy tín, bị tù tội, bị loại ra khỏi cộng đồng trong những
trường hợp gây hại nghiêm trọng. Trong một xã hội, nếu có
nhiều người dùng các chất say, rượu bia, chất ma túy hay những
hình thức đầu độc tâm thần khác thì hậu quả khôn lường. Trong
Kinh Trường Bộ, Đức Phật thuyết Kinh giáo thọ Thi-ca-la-việt
(Kinh Singàlovàda) về tác hại của rượu: “Này gia chủ tử, đam

mê các loại rượu có sáu nguy hiểm: Tài sản hiện tại bị tổn thất,
đấu tranh tăng trưởng, bệnh tật dễ xâm nhập, thương tổn danh dự
để lộ âm tàng, và thứ sáu là trí lực tổn hại. Này gia chủ tử, đam
mê các loại rượu có sáu nguy hiểm như vậy”(1). Ngày nay, những
hình thức của chất say còn phát triển mạnh lên gấp bội lần như
ma túy, cần sa, ma túy tổng hợp,... thì giới không dùng các chất
say cần phải được tuyên truyền và giáo dục và giải thích mạnh
hơn nữa để cá nhân và cộng đồng nhận thấy sự xấu hại của
1

Kinh Trường Bộ 2001: 533.

158


chúng. Nếu việc tuyên truyền, giáo dục giới không dùng các chất
say có tác dụng rộng rãi thì cá nhân và xã hội tiết kiệm được một
số lượng lớn tiền bạc, đạo đức cá nhân và xã hội được nâng cao,
cuộc sống của mọi người trở nên tốt đẹp hơn. Giữ cho đầu óc
tỉnh táo, rèn luyện thân thể khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn có ý
nghĩa rất lớn đối với hạnh phúc của từng cá nhân và cộng đồng.
Khi một Phật tử giữ được năm giới trên thì anh ta sẽ thực
hành được 10 điều thiện một cách tự nguyện, đem lại nhiều lợi
ích cho bản thân và cộng đồng. Mười điều thiện là không sát
sanh, không trộm cắp, khơng tà dâm, khơng nói dối, khơng nói
hai lưỡi, khơng nói thêu dệt, khơng nói lời thơ ác, khơng tham
lam, khơng sân hận, khơng si mê. Trong đó, khơng sát sanh,
không trộm cắp, không tà dâm thuộc về thân nghiệp; khơng nói
dối, khơng nói hai lưỡi, khơng nói thêu dệt, khơng nói lời thơ ác
thuộc về khẩu nghiệp; khơng tham lam, không sân hận, không si

mê thuộc về ý nghiệp.
6. Vài nhận xét về tính nhân bản của đạo đức Phật giáo Nam
tông qua một số kinh tạng Pali
Theo Minh Chi, đạo đức Phật giáo phân biệt rõ ràng thiện
và ác. Ơng cho rằng: “Gần đây, có một số ít người, chịu ảnh
hưởng của thuyết hoài nghi Phương Tây, cho rằng thiện và ác rất
khó phân biệt, thậm chí họ cịn nói: Cực ác là thiện, cực thiện là
ác”(1). Đối với Phật tử, hành vi thiện hay ác là rõ ràng minh bạch:
Sát sanh là ác, phóng sanh là thiện, hiếu sanh là thiện. Lấy của
không cho là ác, bố thí là thiện. Tà dâm, sống tà hạnh là ác, sống
chánh hạnh là thiện. Nói láo là ác, nói chân thật là thiện. Nói
1

Xem: Ý nghĩa ngày lễ Phật đản năm nay: Sống theo nếp sống đạo đức Phật giáo
(Tài liệu lưu ở gia đình).

159


chia rẽ là ác, nói đồn kết là thiện. Nói lời ác là ác, nói lời dịu
hiền dễ nghe là thiện. Nói lời vơ nghĩa, khơng đúng thời là ác, nói
lời có ích, nói đúng thời là thiện. Tham là ác, không tham là thiện.
Sân là ác, không sân là thiện. Tà kiến là ác, không tà kiến là
thiện.
Phật giáo Nam tông hay Phật giáo Bắc tông đều xem trọng
việc giữ giới của Tăng ni, Phật tử. Ảnh hưởng tích cực của việc
thực hành năm giới trong xã hội ngày nay cho thấy bằng chứng
hùng hồn về tính nhân bản của những lời Đức Phật đã dạy cách
đây hơn 2.500 năm. Chúng tôi nghĩ rằng, những giới (pháp) này
nên được phổ biến rộng rãi hơn nữa đối với xã hội. Khi được phổ

biến rộng rãi, chúng sẽ có tác dụng ngăn chặn những hành động
bạo lực, giết chóc, những hành vi trộm cắp, những thói hư tật
xấu trong quan hệ tình dục bừa bãi đã và đang làm tan nát nhiều
gia đình. Được như vậy, xã hội sẽ trở nên tiến bộ hơn, lành mạnh
hơn, cuộc sống của con người có ý nghĩa hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Kinh Bộ Tăng Chi, tập 2, Thích Minh Châu dịch, Nxb. Tơn
giáo, 2003.
2. Kinh Bộ Tăng Chi, tập 1, Thích Minh Châu dịch, Nxb. Tơn
giáo, 2005.
3. Kinh Bộ Tăng Chi, tập 3, Thích Minh Châu dịch, Nxb. Tôn
giáo, 2005.
4. Kinh Mi Tiên vấn đáp, HT. Giới Nghiêm dịch, Nxb. Tôn
giáo, 2005.
5. Kinh Pháp Cú, Thích Minh Châu dịch, Nxb. Tơn giáo, 2000.

160


6. Kinh Trung Bộ, tập 2, Thích Minh Châu dịch, Nxb. Tơn giáo,
2005.
7. Kinh Trường Bộ, tập 2, Thích Minh Châu dịch, Nxb. Tơn
giáo, 2001.
8. Thích Minh Châu-Minh Chi, Từ điển Phật học Việt Nam,
Nxb. Khoa học xã hội, 1991.

161




×