Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Một số giải pháp phát triển bền vững KCN tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.71 MB, 41 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN I: SỰ CẦN THIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC
KCN 3
I. Khái quát chung về sự hình thành KCN 3
II. Đặc điểm, vai trò của KCN 4
1. Đặc điểm của KCN 4
2. Vai trò của KCN 5
3. Phân loại KCN theo tính chất ngành nghề và theo quy mô hoạt động. 6
4. Nguyên tắc bố trí các KCN 7
III. Cơ sở lý luận phát triển bền vững các KCN 7
1. Quan niệm về phát triển bền vững 7
2. Cơ sở lý luận phát triển bền vững các KCN 8
IV. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững các KCN 10
1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 10
2. Chất lượng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội của vùng 10
3. Cơ chế chính sách đối với sự phát triển bền vững các KCN 11
4. Nguồn lao động đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng 11
V. Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững KCN 11
PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN TẠI VĨNH
PHÚC 13
I. Giới thiệu chung về tỉnh Vĩnh Phúc 13
II. Đánh giá chung về sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 14
1. Đặc điểm kinh tế- văn hóa xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 14
2. Tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 15
III. Tình hình phát triển các KCN trên địa bàn Vĩnh Phúc 19
1. Giới thiêụ chung về các KCN 19
2. Thực trạng phát triển nội tại các KCN tỉnh Vĩnh Phúc 20
3. Tác động lan tỏa của quá trình phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc 23
4. Những bất cập cần được giải quyết trong quá trình phát triển các


KCN: 27
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC
KCN CỦA TỈNH VĨNH PHÚC 30
1
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Khu công nghiệp có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của
một địa phương, vùng hoặc một quốc gia, vì KCN là nơi tập trung các nguồn
vốn đầu tư, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; thúc đẩy
CDCC lao động, CDCC kinh tế theo hướng tích cực; góp phần quan trọng vào
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; bảo vệ môi
trường sinh thái…
Tuy nhiên trong quá trình phát triển KCN có những hạn chế, không đảm
bảo yếu tố phát triển bền vững như: việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên lãng
phí, làm suy kiệt nguồn tài nguyên, tác động xấu đến môi trường sống; việc
đầu tư vào các KCN dàn trải do không có quy hoạch phát triển tốt đã không
giải quyết tốt vấn đề việc làm, vấn đề phát triển các đô thị và các ngành cung
cấp dịch vụ xung quanh KCN không được quan tâm… sẽ là những nguy cơ
bất lợi cho sự phát triển bền vững nền kinh tế- xã hội.
Do vậy việc tìm ra các giải pháp để xây dựng và phát triển các KCN một
cách hợp lý, hiệu quả, không tác động xấu đến môi trường sống và hệ sinh
thái xung quanh khu vực có KCN nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu của quá trình
phát triển bền vững là hết sức cần thiết và mang tính thường trực cần được
quan tâm đúng mức, đặc biệt trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa diễn ra
ngày càng sâu rộng ảnh hưởng đến hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, trong
đó có Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại
quốc tế WTO vào năm 2007.
Từ tính cấp thiết đã nêu trên cùng với khả năng tiếp cận thông tin trong
quá trình thực tập tại Sở KH& ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, Em mạnh dạn chọn đề tài:
“Một Số Giải Pháp phát triển bền vững KCN tỉnh Vĩnh Phúc “

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của cán bộ quý cơ quan
nơi em được thực tập, đặc biệt là sự chỉ đạo hướng dẫn tận tình của Thầy
giáo- Ths. Bùi Đức Tuân đã giúp em hoàn thành đề tài này!
Mặc dù đã rất cố gắng, song không thể thiếu những khiếm khuyết về nội
dung của đề tài, Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến và sự thông cảm
của quý Thầy( Cô) để em hoàn thành tốt đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
PHẦN I:
SỰ CẦN THIẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KCN
I. Khái quát chung về sự hình thành KCN
Theo Nghị Định của Chính Phủ số 29/ 2008/ NĐ- CP ngày 14 tháng 3
năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thì khái
niệm khu công nghiệp được hiểu như sau:
Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có danh giới địa lý xác định
được thành lập theo điều kiện trình tự và thủ tục theo quy định của chính
phủ.
Các KCN bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 18, khi các nước tư bản phát triển
bắt đầu quan tâm việc mở rộng thương mại quốc tế, đặc biệt vào nửa cuối thế
kỷ XX cá khu công nghiệp trên thế giới phát triển mạnh mẽ khi các nước tư
bản phát triển đang cạnh tranh mạnh mẽ trong các cuộc chiến tìm kiếm thị
trường và trnh giành đòi phân chia lại thị trường thế giới.
Ở giai đoạn này tại các nước phát triển đã đạt trình độ cao biểu hiện: vốn
có hiện tượng thừa, giá nhân công cao, tài nguyên trở nên khan hiếm hơn tất
cả những điều này đã làm cho chi phí sản xuất tăng cao dẫn đến lợi nhuận của
các nhà tư bản giảm. Trong khi đó tại các nước đang phát triển thì lại có
nguồn tài nguyên dồi dào và phong phú, có quy mô dân số đông và trẻ …
nhưng lại thiếu vốn và công nghệ hiện đại do nguồn vốn tích lũy trong nước
và nhận viện trợ còn ở mức thấp và chưa được sử dụng một cách hiệu quả,

năng lực quản lý còn bị hạn chế.
Phát triển kinh tế đất nước là mục tiêu của hầu hết các quốc gia đang
phát triển, Chính Phủ các nước này nhận thấy xu thế tất yếu là phải mở cửa
thị trường trong nước, tăng cường thu hút đầu tư nhằm tận dụng tốt mọi
nguồn lực cho phát triển bao gồm cả nguồn vốn trong nước và đặc biệt là
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào các nước này cùng với khả
năng tiếp cận với công nghệ hiện đại, trình độ quản lý hiệu quả… Giúp các
nước này thực hiện thành công nhiệm vụ công nghiệp hóa- hiện đại hóa nền
kinh tế trong nước và có đủ sức mạnh tham gia tốt quá trình phân công lao
động thế giới ngày càng thể hiện rõ nét.
3
Với những điều kiện thông thoáng về cơ chế chính sách từ phía chính
phủ các nước đang phát triển, cùng với đó là khả năng tiết kiệm chi phí trong
việc sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất và tiềm năng về một
thị trường tiêu thụ sản phẩm đã thu hút được sự quan tâm đầu tư của các nhà
tư bản từ các nước phát triển đổ vốn vào nhằm tận dụng lợi thế so sánh của
các nước đang phát triển.
Như vậy là có điểm gặp nhau giữa nhu cầu về dịch chuyển vốn đầu tư và
sức hấp dẫn của thị trường tiêu thụ tiềm năng giữa các nước phát triển và các
nước kém phát triển. Để phát triển kinh tế tại các nước kém phát triển thì phải
thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước mà
việc phát triển các khu công nghiệp là một trong số các nhân tố quan trọng
trong quá trình đó.
Vậy sự xuất hiện và phát triển các mô hình khu công nghiệp dưới nhiều
hình thức là một tất yếu khách quan đã được thừa nhận và cần vận dụng phù
hợp với bối cảnh của từng quốc gia và từng địa phương trong mỗi quốc gia.
II. Đặc điểm, vai trò của KCN
1. Đặc điểm của KCN

Là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp vào một địa điểm có giới

hạn diện tích rõ ràng, cùng sử dụng cơ sở hạ tầng với mức phí là như nhau xét
trong phạm vi cùng một KCN. Tại đây các doanh nghiệp có cơ hội tiết kiệm
được chi phí sản xuất do khả năng tiếp cận với nguồn nguyên liệu tại chỗ( sử
dụng đầu ra của nhà máy này để làm nguyên vật liệu cho nhà máy kia), từ đó
nâng cao sức cạnh tranh của thành phẩm trên thị trường tiêu dùng.
Các KCN hoạt động theo quy định chung của Chính phủ đã ban hành
trong các văn bản pháp luật, bên cạnh đó có nhiều chính sách ưu đãi của
Chính Phủ, nhưng đồng thời cũng có những chính sách hỗ trợ ưu tiên phát
triển của các cấp các ngành ở chính quyền địa phương.
Nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng chủ yếu từ nước ngoài đổ vào dưới
dạng FDI hoặc do các tổ chức, cá nhân trong nước tham gia xây dựng dưới
dạnh DDI.
Có nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức sở hữu cùng tồn tại và
hoạt động trong một KCN theo những điều kiện bình đẳng với nhau và Sản
phẩm của các cơ sở sản xuất này phần lớn dành cho xuất khẩu ra ngoài phạm
4
vi quốc gia. Điều này góp phần cải thiện thâm hụt cán cân thương mại quốc tế
do có sự gia tăng nguồn thu ngoại tệ.
Cơ chế quản lý kinh tế trong các KCN phụ thuộc nhiều vào sự điều tiết
của thị trường, song sự điều chỉnh bằng các chính sách vĩ mô từ phía chính
phủ là rất quan trọng đối với sự phát triển của các KCN đặc biệt là công tác
xúc tiến và cải thiện môi trường đầu tư.
2. Vai trò của KCN
KCN có vai trò tiên phong trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc
dân, là nơi thử nghiệm các chính sách mới đặc biệt là chính sách kinh tế đối
ngoại và chính sách thu hút vốn đầu tư.
Là trọng điểm kinh tế của địa phương, đóng góp lớn cho ngân sách, mở
mang ngành nghề mới, là khu vực tạo ra nhiều việc làm mới…góp phần thúc
đẩy sự hình thành các khu dân cư, khu đô thị mới kéo theo sự phát triển các
ngành cung cấp dịch vụ mới đáp ứng các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.

Tạo điều kiện công nghiệp phụ trợ phát triển, tạo đà phát triển các ngành
dịch vụ: Dịch vụ công nghiệp, tài chính- ngân hàng, dịch vụ lao động…giúp
sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của địa phương.
Là nơi sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, do hoàn cảnh chung ở các
nước đang phát triển là thiếu vốn nên khong thể cùng một lúc hoàn thiện hệ
thống cơ sở hạ tầng. Việc phát triển KCN sẽ giúp tập trung nguồn lực vốn rất
hạn hẹp vào một số khu vực trọng điểm có nhiều lợi thế hơn so với các khu
vực khác trong quá trình CNH- HĐH.
Tạo điều kiện thắt chặt mối liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp hoạt
động trong và ngoài hàng rào KCN; Là cầu nối, cửa ngõ khai thông nền kinh
tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy thực hiện tốt quá trình tham
gia vào phân công lao động quốc tế và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền
kinh tế quốc tế.
KCN được coi là đầu tàu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.Góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: tăng dần tỷ trọng CN-XD và
dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp. KCn
phát triển làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường góp phần
tăng tỷ trọng xuất khẩu cùng với đó là tăng nguồn thu ngoại tệ. là nơi tiếp
nhận vốn và công nghệ hiện đại từ các nước công nghiệp phát triển tạo điều
kiện thuận lợi trong đổi mới trang thiết bị, khả năng quản lý được nâng cao
theo hướng hiệu quả hơn.
5
Là cầu nối nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, đem lại lợi
ích cho cả nước nhận đầu tư và cả nhà đầu tư.KCN là nơi sản xuất ra hàng
hoá hướng ra thị trường thế giới, là cửa ngõ khai thông kinh tế trong nước với
nền kinh tế thế giới, góp phần đẩy nhanh quá trình tham gia vào phân công
lao động quốc tế, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
KCN là công cụ hướng đến phát triển bền vững, việc phát triển các KCN
đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề một cách đồng bộ như: quy hoạch xây
dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng đất đai hiệu quả nâng cao kỹ năng lao động bảo

vệ môi trường, đô thị hoá theo hướng văn minh….
Thực hiện tốt những điều trên chính là giải quyết một phần quan trọng
những đòi hỏi được đặt ra của quá trình phát triển bền vững nền kinh tế- xã
hội của địa phương và của quốc gia.
3. Phân loại KCN theo tính chất ngành nghề và theo quy mô hoạt động
Tuỳ theo vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của từng vùng từng địa
phương để xác định quy mô và loại hình doanh nghiệp:
Đối với các thành phố lớn và ở các vùng đô thị nên hình thành KCN có
quy mô từ 100ha- 300ha với mục tiêu thu hút FDI. Với mục tiêu di dời các cơ
sở công nghiệp trong nội thành vào các KCN thì quy mô thường không vượt
quá 100ha, chủ đầu tư là các doanh nghiệp có vốn DDI.
Đối với các tỉnh nằm liền kề các thành phố lớn nếu:
- phát triển theo mục tiêu thu hút FDI thì quy mô nên ở mức 200ha-
400ha
- nếu phát triển KCN nhằm phát huy nội lực bằng cách khai thác thế
mạnh của địa phương, thì quy mô thường trên 100ha. Chủ đầu tư là các doanh
nghiệp DDI.
- Vùng có cảng biển và khả năng tiếp cận tốt với nguồn nguyên liệu nên
phát triển các KCN nặng với quy mô từ 300ha- 500ha. Thường do các doanh
nghiệp liên doanh làm chủ đầu tư.
Căn cứ vào tính chất ngành nghề và mục đích sản xuất, có các loại hình
KCN:
KCX là nơi chỉ sản xuất hàng hoá phục vụ xuất khẩu.
6
KCN là nơi sản xuất các sản phẩm cung cấp cho cả thị trường trong nước
và thị trường thế giới.
KCNC là khu công nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ hiện đại.
Ngoài ra phân ra các loại hình KCN: KCN đa ngành, KCN chuyên
ngành, KCN sinh thái, KCN hỗn hợp….
4. Nguyên tắc bố trí các KCN

KCN phải đặt cuối hướng gió, cuối nguồn nước nếu gần sông. Nơi đặt
KCN phải đáp ứng được các nhu cầu về giao thông, cung cấp điện nước phục
vụ sản xuất và các dịch vụ có liên quan đến phát triển bền vững các KCN.
Các nhà máy có chất thải độc hại đối với môi trường và sức khoẻ con
người thì cần phải có khoảng cách ly theo tiêu chuẩn:loại công nghiệp có chất
thải độc hại cấp I: cách tối thiểu 1000m; cấp II: tối thiểu 300m; cấp III tối
thiểu 100m; cấp IV tối thiểu 50m.
Các KCN có chất phóng xạ, sản xuất chất cháy nổ, phải đặt ngoài phạm
vi đô thị và đan cư sinh sống đồng thời phải đảm bảo các điều kiện an toàn
theo tiêu chuẩn của các cấp có thẩm quyền quy định.
Khoảng cách ly nên trông nhiều cây xanh sẽ góp phần giảm tác hại về
tiếng ồn, khói bụi và cải thiện môi trường tự nhiên.
III. Cơ sở lý luận phát triển bền vững các KCN
1. Quan niệm về phát triển bền vững
Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là:
- tăng trưởng kinh tế ổn định
- thực hiện tốt tiến bộ- công bằng xã hội
- khai thác, sử dụng tiết kiệm- hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, đồng thời phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ và nâng cao chất lượng môi
trường sống.
- Đảm bảo tốt các nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong tương lai.
Sự phát triển bền vững của một quốc gia thể hiện:
7
Có tốc độ tăng trưởng GDP và GDP/ Người đạt mức cao và ổn định;
thường tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức bình quân 5%/ năm.
Cơ cấu đóng góp vào GDP theo hướng tỷ trọng đóng góp của CN-XD và
dịch vụ chiếm ưu thế so với ngành nông nghiệp.
Công bằng xã hội được thực hiện, phân hoá giàu nghèo được giữ ở mức
hợp lý, môi trường sống được bảo vệ và cải thiện ngày càng tốt hơn.
Quá trình sản xuất kinh doanh được áp dụng công nghệ hiện đại, sử dụng

nguồn lực hiệu quả và tiết kiệm, sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường.
Công tác quy hoạch cân đối nguồn lực cho phát triển phù hợp với tình hình
thực tiễn và xu thế phát triển.
2. Cơ sở lý luận phát triển bền vững các KCN
Phát triển bền vững KCN là quá trình duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế
của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN duy trì ở
mức cao và ổn định; dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử
dụng vốn và công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường.
Đồng thời phải sử dụng các yếu tố đầu vào sản xuất hiệu quả nhất trên
phương diện tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, có các biện pháp thiết thực để
tái tạo cải thiện tài nguyên, bảo vệ môi trường sông và hệ sinh thái xung
quanh khu vực có KCN.
KCN góp phần thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thu nhập cho
người lao động, đóng góp cho phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm, góp phần
CDCC kinh tế, CDCC lao động theo hướng tích cực, phát triển các KĐT mới,
hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn…
Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu phát triển hàng đầu của mỗi quốc
gia, trong quá trình đó xảy ra tình trạng tài nguyên bị sử dụng lãng phí, môi
trường sống bị ô nhiễm và không được đảm bảo, bất bình đẳng diễn ra ngày
càng sâu sắc do nhóm người yếu thế trong xã hội không được tiếp cận đầy đủ
với các nhu cầu tối thiểu cho sự phát triển. Mục tiêu cuối cùng của phát triển
kinh tế chính là phục vụ và cải thiện chất lượng cuộc sống của con người
ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn để mọi người đều có cơ hội phát triển đầy
đủ khả năng của mình trong một xã hội công bằng và văn minh.
8
Vì vậy phát triển bền vững là một tất yếu khách quan trong tiến trình lịch
sử phát triển của loài người, cần được vận dụng tốt và phù hợp với hoàn canh
riêng của từng địa phương, của từng quốc gia.
Mặt khác, có một thực tế tồn tại là tại các nước đang phát triển nhu cầu

về vốn và công nghệ hiện đại phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH là rất lớn, trong
khi đó các nước này lại có lợi thế về đất đai, nguồn lao động trẻ và dồi dào,
tài nguyên đa dạng và phong phú. Tất yếu có sự gặp nhau về mặt lợi ích giữa
nhà đầu tư và các nước đang phát triển, và mô hình phát triển các KCN có thể
thoả mãn những nhu cầu này. Vì vậy sự ra đời và phát triển các KCN là một
tất yếu đóng góp quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của vùng
và quốc gia.
Sự phát triển bền vững của KCN thể hiện:
- các doanh nghiệp trong KCN có năng suất lao động và tốc độ tăng
trưởng cao và ổn định
- sử dụng dây chuyền sản xuất với công nghệ hiện đại, tiết kiệm nguyên
liệu và thân thiện với môi trường. Sản phẩm có chất lượng cao và có sức cạnh
tranh đáp ứng được nhu cầu thị trường.
- Đội ngũ quản lý và công nhân kỹ thuật có trình độ đáp ứng được yêu
cầu của nhà tuyển dụng, xây dựng được một văn hoá doanh nghiệp vững
mạnh.
- Có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo không làm ảnh hưởng xấu đến môi
trường sống xung quanh.
- Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn cho người lao động, giải quyết tốt
vấn đề việc làm cho các đối tượng có liên quan. Tích cực nâng cao chất lượng
chất lượng sống của người lao động cả về vật chất và tinh thần.
công tác quy hoạch phát triển KCN phải phù hợp với chiến lược phát
triển lâu dài, đảm bảo khai thác và phát huy lợi thế so sánh của từng khu vực.
Cần cân đối tốt các yếu tố về nhu cầu nguồn lực giành cho phát triển kinh tế
với các vấn đề bảo vệ môi trường và thực hiện công bằng xã hội.
Quy hoạch phát triển KCN phải gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát
triển đô thị, phát triển các ngành dịch vụ phát triển, có như vậy mới tăng sức
hút của KCN đối với nhà đầu tư. Đồng thời chú ý đến chính sách chuyển dần
KCN từ các vùng có thế mạnh dang các vùng có ít lợi thế hơn.
Như vậy để phát triển bền vững các KCN cần đảm bảo hai yếu tố:

- một là, bền vững trong nội tại các KCN
- hai là, bền vững lan tỏa ra ngoài hàng rào KCN
9
Bản thân các KCN phải được đặt ở những vị trí thích hợp, có tính chiến
lược lâu dài, hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại và đồng bộ đặc biệt là phải có
khu xử lý chất thải tập trung. Phải đảm bảo việc giữ vững và cải thiện môi
trường sinh thái khu vực trong cũng như ngoài hàng rào KCN.
Về tình hình thu hút đầu tư khả quan, các doanh nghiệp hoạt động có
hiệu quả, tạo ra nhiều công ăn việc làm mới, đóng góp đáng kể cho ngân sách
địa phương…
Có sự đấu nối, kết hợp hài hòa hệ thống hạ tầng kinh tế- xã hội như:
BCVT, giao thông, điện, nước, nhà hàng, khách sạn, nhà ở cho công nhân,
bệnh viện, trường học….
Một KCN trong quá trình xây dựng và phát triển phải chứa đựng những
yếu tố trên thì mới được coi là KCN phát triển theo hướng bền vững.
IV. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững các KCN
1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Đây là hai trong các yếu tố quyết định đến sự thành công của KCN. Vị
trí đặt KCN thuận lợi sẽ đảm bảo cho hoạt động lưu thông hàng hóa đồng thời
giảm chi phí vận chuyển giúp hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh
tranh của doanh nghiệp.
Khí hậu, thời tiết, địa chất, khả năng cung cấp nguyên liệu của vùng
cũng tác động quan trọng đến sự thu hút vốn đầu tư cho phát triển KCN.
Quy mô quy đất tự nhiên giành cho phát triển KCN sẽ tạo ra khả năng
mở rộng quy mô sản xuất của KCN trong tương lai, tạo cơ hội tăng cường
liên kết giữa các doanh nghiệp sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển theo
hướng hiệu quả. Điều này lại làm gia tăng uy tín của KCN đối với nhà đầu tư.
2. Chất lượng cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội của vùng
Các KCN phải nằm trong khu vực được hưởng ưu đãi chính sách của
nhà nước, vùng và địa phương. Được các cấp, ban ngành tạo điều kiện thuận

lợi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KCN.
10
Vùng có các khu đô thị phát triển sẽ thuận lợi trong việc tập trung lao
động có trình độ cao, tập trung được cơ sở nghiên cứu khoa học, có các trung
tâm đào tạo có chất lượng, cùng với đó là hệ thống dịch vụ tài chính ngân
hàng phát triển mạnh… sẽ đảm bảo được các nguồn lực quan trọng cho sự
phát triển bền vững các KCN.
Chính vì vậy các khu đô thị lớn luôn có sức hút mạnh mẽ đối với nhà
đầu tư.
3. Cơ chế chính sách đối với sự phát triển bền vững các KCN
Thể chế có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của KCN, bằng các
công cụ trực tiếp hoặc gián tiết sẽ làm giảm hoặc tăng chi phí cơ hội của nhà
đầu tư ở lĩnh vực này hoặc lĩnh vực khác, buộc các doanh nghiệp phải tuân
thủ khi muốn đầu tư.
Sự ổn định của các chính sách tiến bộ sẽ tạo ra sự an tâm đối với nhà đầu
tư, do có sự cam kết bảo đảm lợi ích lâu dài cho các nhà đầu tư khi họ tham
gia kinh doanh theo quy định của pháp luật
Thủ tục hành chính cần đạt được tính gọn nhẹ,linh hoạt mà vẫn bảo đảm
tính hiệu quả.
4. Nguồn lao động đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng
Cần đảm bảo cả về số lượng và chất lượng đáp ứng đúng nhu cầu tuyển
dụng của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại và có tính đến nhu cầu trong
tương lai. Điều này cho thấy sự cần thiết trong quy hoạch một chiến lược phát
triển tổng thể nguồn nhân lực trong trung hạn và dài hạn.
Mức chi phí cho tiền lương tương đối thấp so với các địa phương khác
cũng là một nhân tố tác động mạnh đến tâm lý của nhà đầu tư trong giai đoạn
đầu của sự phát triển KCN.
V. Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững KCN
1. T ỷ lệ diện tích đất công nghiệp
tỷ lệ diện tích đất công nghiệp = diện tích đất công nghiệp/ diện tích tự nhiên KCN

11
T ỷ lệ này thể hiện mật độ dày hay thưa số lượng các nhà máy hoạt động
sản xuất kinh doanh trong các KCN. Th ể hi ện t ính hi ệu qu ả trong khai th
ác v à s ử d ụng m ặt b ằng, t ỷ l ệ n ày ở m ức 60%- 70% l à h ợp l ý.
Trong đ ó c ó:
t ỷ lệ lấp đầy = diện tích đất công nghiệp đã cho thuê/ diện tích đất công nghiệp có
thể cho thuê
Chỉ tiêu này được dùng để mức độ thành công trong việc thu hút đầu tư.
Một KCN thành công trong thu hút đầu tư có thể đạt tỷ lệ lấp đầy 100%, tức
là toàn bộ diện tích dùng làm nhà x ưởng phục vụ sản xuất và kinh doanh đã
có nhà đầu tư đang hoạt động hoặc đang triển khai thực hiện cam kết đầu tư.
2. Số dự án đầu tư: là một trong các chỉ tiêu dùng để so sánh hiệu
quả khai thác giữa các KCN với nhau. cơ cấu ngành kinh tế tính trong tổng số
dự án đầu tư vào một KCN phản ánh mức độ chuyên môn hóa và thế mạnh
riêng của KCN đó.
3. T ổng mức vốn đầu tư: phản ánh tính hiệu quả trong thu hút đầu
tư, nếu quy mô vốn đầu tư vào KCN lớn sẽ góp phần nâng cao uy tín của
KCN trong quá trình kêu gọi nhà đầu tư.
Trong đó có: tỷ lệ vốn thực hiện/ vốn cam kết thể hiện tình hình phát triển
trong thực tế của các dự án cam kết tại các KCN.
4. t ỷ lệ vốn đầu tư trên một diện tích đất công nghiệp = Tổng vốn đầu tư/
tổng diện tích đất công nghiệp. Dùng để xác định tính hấp dẫn trong thu hút vốn,
có thể dùng chỉ tiêu này để so sánh tính hiệu quả trong khai thác và sử dụng
mặt bằng giữa các KCN v ới nhau một cách chính xác hơn.
5. Tổng số lao động làm việc trong các KCN, được dùng để đánh
giá khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm của các KCN. Đây là
một chỉ tiêu dùng để đánh giá tác động lan tỏa của việc phát triển các KCN.
6. Tỷ lệ vốn đầu tư bình quân trên một công nhân = Tổng vốn đầu tư / tổng
số lao động. Chỉ tiêu này được dùng để xác định trình độ khoa học công nghệ
được áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

7. Phần trăm đóng góp vào GDP = Tổng giá trị gia tăng của KCN / tổng GDP.
Chỉ tiêu này phản ánh năng lực đóng góp của KCN vào tăng trưởng kinh tế.
8. Tỷ lệ doanh thu trên một đơn vị diện tích = Tổng doanh thu / tổng diện
tích đất công nghiệp. Dùng để phản ánh hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp, sức
tăng sản phẩm cho xã hội có thể so sánh chi phí cơ hội với việc sử dụng
nguồn vốn và mặt bằng KCN vào mục đích sử dụng và khai thác khác.
9. Tỷ lệ rác thải công nghiệp được xử lý. Được dùng để xác định tác động tới
môi trường của KCN, đồng thời phản ánh tính chất bền vững của quá trình phát triển các
KCN.
12
PHN II:
THC TRNG PHT TRIN CC KCN TI VNH
PHC
I. Gii thiu chung v tnh Vnh Phỳc
Tnh V nh Ph ỳc c thnh lp nm 1950 trờn c s sỏp nhp hai tnh
Vnh Yờn v Ph ỳc Y ờn. N m 1968, T nh V nh Ph ỳc s ỏp nh p v i Tnh
Vnh Phỳ thnh tnh Vnh Phỳ. T ngy 1/1/1997, tnh Vnh Phỳc c tỏi
lp. Cui nm 2008 thc hin ch trng ca ng v Nh Nc, Vnh Phỳc
ó bn giao s qun lý huyn Mờ Linh cho H Ni. Hin nay tnh cú din
tớch t t nhiờn l 1231 Km
2
, dõn s trờn 1,1 triu ng i, cú 8 n v hnh
chớnh cp huyn trong ú cú 1 thnh ph, 1 th xó, 6 huy n 137 n v xó,
phng th trn, gm 39 xó min nỳi
1- Vị trí địa lý: Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng châu thổ Sông Hồng
- Miền Bắc Việt Nam:
Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang
Phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên
Phía Đông Nam giáp Thủ đô Hà Nội
Phía Nam giáp tỉnh Hà Tây

Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ
Tỉnh Vĩnh Phúc có 1 lợi thế "trời cho" là tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và
gần Sân bay Quốc tế nội bài. Trên địa phận của tỉnh có đờng sắt Hà Nội - Lào
Cai có 4 đờng quốc lộ 2A, 2B, 2C và QL 23 chạy qua. Từ Vĩnh Phúc có thể dễ
dàng đi Quảng Ninh, Lạng Sơn bằng đờng Quốc lộ 1A quốc lộ 18 mới đợc
xây dựng. Có 2 con sông lớn (sông Hồng và sông Lô) và 3 con sông nhỏ chảy
qua rất thuận lợi cho giao thông đờng thuỷ, toàn bộ xã, phờng của tỉnh đã có
đờng ô tô đi đến trung tâm xã
2- Diện tích tự nhiên của tỉnh: 1231km
2

Trong đó: Đất nông nghiệp: 87.298,70ha
Đất phi nông nghiệp: 35.400,48ha
Đất cha sử dụng: 2.724,96ha
3- Thời tiết và khí hậu:
+ Nhiệt độ trung bình năm 2005 : 23,2
o
C
+ Số giờ nắng trong năm 2005: 1.407,7 giờ
+ Lợng ma trong năm 2005: 1.484,2 giờ
+ Độ ẩm trung bình năm 2005: 82,3%
13
3- Dân số: 1,169 triệu ngời, trong đó: nam: 566.137 ngời; nữ: 602.930 ngời.
Mật độ dân số: 852 ngời/ km
2
; Dân số thành thị: 195.151 = 18,3%; Dân
số nông thôn: 973.916 = 81,7%.
Lao động trong độ tuổi và ngoài độ tuổi có lao động thực tế năm 2006:
765.420 ngời. Trong đó: Trong độ tuổi lao động: 736.750 = 63% dân số.
II. ỏnh giỏ chung v s phỏt trin kinh t xó hi tnh Vnh Phỳc

1. c im kinh t- vn húa xó hi tnh Vnh Phỳc
Nm 1997 khi tỏi lp, Vnh Phỳc vn l mt tnh nghốo.C cu kinh t
ch yu l nụng nghip chim 52% GDP; cụng nghip ch chim 12%GDP.
Kt cu h tng kinh t- xó hi cũn thp kộm, thu ngõn sỏch ch mc gn
100 t, chi ngõn sỏch ch yu phi nh vo s iu tit ca Trung ng. Thu
nhp bỡnh quõn u ngi mc 130$/nm ch bng 48% mc bỡnh quõn c
nc, i sng nhõn dõn gp rt nhiu khú khn.
Sau 20 nm thc hin ng li i mi ca ng cng sn Vit Nam,
c bit l t nm 1997 n nay ng b v nhõn dõn Vnh Phỳc ó tranh th
thi c, phỏt huy li th, vt qua khú khn v ginh c nhiu thnh tu
quan trng trong quỏ trỡnh phỏt trin kinh t- xó hi a phng.
Nn kinh t liờn tc duy trỡ tc tng trng cao v n nh: bỡnh quõn
giai on 1997-2007 t mc 17,5%/ nm; riờng nm 2007 t 22%; nm
2008 trong bi cnh chu tỏc ng ca suy thoỏi kinh t th gii bt ngun t
M, ng thi thc hin chia tỏch huyn Mờ Linh v H Ni, vt qua nhng
thỏch thc, kinh t Vnh Phỳc vn t mc tng trng 17,77% l mt trong
nhng a phng cú tc tng trng cao nht c nc.
Tr thnh tnh t cõn i v thu- chi ngõn sỏch k t nm 2004 v l
mt trong 15 tnh, thnh ph cú úng gúp cho ngõn sỏch nh nc. Thu ngõn
sỏch tng nhanh, bỡnh quõn tng 30%/ nm; trong ú thu ni a chim 80%.
Nm 2008 thu ngõn sỏch ca tnh t 9200 t ng gp 100 ln thi im
1997; v úng gúp ỏng k vo s phỏt trin chung ca khu vc kinh t trng
im Bc B cng nh c nc (ng th 2 sau H Ni khu vc Min Bc,
v th 6 c nc v thu ni a).
C cu kinh t chuyn dch mnh theo hng tớch cc, kt thỳc nm
2008 t trng úng gúp ca khu vc cụng nghip- xõy dng v dch v t
83%, khu vc nụng nghip ch cũn 17%. Riờng cụng nghip cú tc tng
14
trưởng bình quân 30%/ năm, năm 2007 đạt 41%; giá trị sản xuất công nghiệp
của tỉnh năm 2008 đạt 36000 tỷ đồng gấp 40 lần so với năm 1997.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 1323$/ người/ năm, cao
hơn mức bình quân chung cả nước; xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả tích
cực bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%/ năm tính đến hết 2008 còn
10,2%. Là một trong mười địa phương đứng đầu cả nước về giáo dục. Hệ
thống y tế từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở được quan tâm đầu tư ngày càng đáp ứng
tốt nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Về thu đầu tư: Các dự án đầu tư vào Vĩnh Phúc chủ yếu là lĩnh vực công
nghiệp (chiếm 90%). Sản phẩm công nghiệp chiếm thị phần lớn trong nước và
có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Hiện nay Vĩnh Phúc được coi là một
trung tâm sản xuất ô tô,xe gắn máy, gạch ốp lát hàng đầu của Việt Nam; Và
đang có nhiều dự án đầu tư có quy mô lớn đầu tư vào tỉnh như dự án đầu tư
sản xuất máy tính của tập đoàn Hồng Hải(Đài Loan) có tổng vốn đầu tư 1 tỷ $
đang được tích cực triển khai…
2. Tình hình kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
Phát triển doanh nghiệp trên địa bàn
Trong năm 2008 số doanh nghiệp dân doanh thành lập mới đạt 580
doanh nghiệp và 93 chi nhánh tăng so với năm2007 là 9,2%; Với tổng số vốn
đăng ký đạt 3800 tỷ đồng tăng so với 2007 là 8,7%. Trong đó đã có 406
doanh nghiệp đi vào hoạt động chiếm 70% số doanh nghiệp trong năm. Luỹ
kế đến năm 2008 tổng số doanh nghiệp được thành lập trên địa bàn đạt 2500
doanh nghiệp và 203 chi nhánh, với tổng số vốn đăng ký là 11187 tỷ đồng và
số doanh nghiệp đang hoạt động chiếm 80% tổng số doanh nghiệp đăng ký.
Số doanh nghiệp dân doanh đóng góp vào NSNN ngày càng tăng, năm 2008
đạt 291 tỷ đồng tăng 32,75% so với năm 2007 và đã tạo việc làm cho hàng
vạn lao động.
Thực hiện Quyết định số 1696/ QĐ- TTg, ngày 29/ 11/ 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp
100% vốn nhà nước thuộc tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008- 2010. Các doanh
nghiệp đã tích cực triển khai các bước chuẩn bị chuyển đổi.
Tiến độ thực hiện các dự án lớn

Dự án cải tạo và nâng cấp Quốc lộ 2A, và 2B theo hình thức BT đã hoàn
thành và được đưa vào sử dụng. Đường xuyên Á đoạn qua Vĩnh Phúc dài 40
15
km, được đầu tư bằng nguồn vốn ADB đang đựoc triển khai công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng. Đường Nguyễn Tất Thành nối Quốc lộ 2A với 4
khu công nghiệp đã khởi công 10/ 13 gói thầu và đã giải phóng được 94%
diện tích cần đền bù, hết năm 2008 khối lượng thực hiện ước đạt 10% so với
dự toán…
Đã hoàn thành quy hoạch mạng lưới điện Vĩnh Phúc đến năm 2015; Tiếp
tục triển khai dự án năng lượng nông thôn RE II bằng nguồn vốn WB, hết
năm 2008 cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng được 83 xã của dự án đáp ứng
nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt cho nhân dân; Ngành điện lực đã tiếp tục
triển khai xây dựng các trạm biến áp đáp ứng nhu cầu về điện cho phát triển
công nghiệp và đô thị trên địa bàn tỉnh.
Hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin được quan tâm đầu tư đặc biệt
cho các khu công nghiệp và đô thị, hết năm 2008 có 391 trạm BTS trên toàn
địa bàn đã cơ bản đảm bảo thông tin thông suốt cho toàn tỉnh.
Hệ thống cấp nước toàn tỉnh được quan tâm đầu tư: dự án cải tạo mở
rộng nhà máy cấp nước Vĩnh Yên đã hoàn thành, đầu tư xây dựng hệ thống
đường ống cấp nước từ Vĩnh Yên đi các khu công nghiệp, hoàn thành đường
ống D160 cấp nước từ Phúc Yên đến khu công nghiệp Bá Thiện, tiếp tục hoàn
thiện dự án cấp nước Mê Linh 20000 m
3
/ ngày đêm… đã đáp ứng nhu cầu sử
dụng nước sạch ngày càng cao của các khu công nghiệp và đô thị nằm trên
địa bàn tỉnh.
Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp Hiện đại hoá- Công
nghiệp hoá
Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/ TU ngày 25/ 2/ 2008 về phát
triển nguồn nhân lục có định hướng đến 2020; HĐND đã ban hành nghị quyết

số 16 về đào tạo đội ngũ cán bộ công chức tỉnh Vĩnh Phúc, đẩy mạnh đào tạo
nghề cho lao động khu vực nông nghiệp- nông thôn, các xã giành đất cho phát
triển công nghiệp, dịch vụ.
Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, năm 2008 các trường cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp và dạy nghề của tỉnh được bổ sung tăng 25% chỉ tiêu
đào tạo so với năm 2007; được tập trung đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất;
ngoài ra còn giành 30 tỷ đồng để thực hiện các nội dung đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực của tỉnh theo mục tiêu của nghị quyết.
Về giáo dục và đào tạo
16
Ngành Giáo dục- Đào tạo có những chuyển biến tích cực cả về quy mô
và chất lượng:
Hết năm 2008, 100% xã phường trên địa bàn tỉnh đạt phổ cập THCS, có
tỷ lệ tốt nghiệp THCS và học tiếp THPT đạt 85%. Có trên 6000 học sinh đỗ
đại học và cao đẳng trong kỳ thi tuyển sinh năm 2008, số lượng giáo viên đạt
chuẩn và trên chuẩn đều tăng so với các năm trước.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cấp học được quan tâm đầu tư, tính
đến hết năm học 2007- 2008 tỷ lệ phòng học kiên cố bậc học phổ thông đạt
85,4% tăng 5,5% so với năm học trước.
Về khoa học- công nghệ; Tài nguyên và môi trường
Việc chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ được tích cực
triển khai; cơ bản hoàn thành điều chỉnh qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến
2010của 3 huyện Bình Xuyên, Tam Dương và Vĩnh Tường; bãi bỏ 13 qui
hoạch không phù hợp với diện tích 346,81 ha.
Cấp sổ đăng ký quản lý chất thải nguy hại cho 85 chủ nguồn thải; đã xác
định 5 đơn vị được phép nhập khẩu phế liệu… Đồng thời đã tổ chức các hoạt
động truyền thông về bảo vệ môi trường.
Về công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ
Mạnglưới y tế từ tỉnh xuống cơ sở được tăng cường, chất lượng các dịch
vụ y tế được nâng lên. Hết năm 2008, 100% số trạm y tế cấp xã có bác sĩ; số

bác sỹ / 1 vạn dân đạt mức 6,3 bác sỹ tăng 1 bác sỹ so với 2007; số giường
bệnh/ 1 vạn dân đạt 18,4 giường với công suất sử dụng đạt 130% so với kế
hoạch năm 2008.
Công tác y tế dự phòng được triển khai có hiệu quả đã khống chế kịp
thời các dịch bệnh trên địa bàn. Tỷ lệ trẻ em chết dưới 1 tuổi là 0,6% giảm
0,01% và dưới 5 tuổi là 0,86% đã giảm 0,01% so với năm 2007; tỷ lệ trẻ em
suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi còn 18,7 % giảm 1,5% so với năm 2007.
Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình được triển khai tích cực, tỷ lệ gia
tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,11%, tuy nhiên tỷ lệ sinh con thứ ba có xu
hướng tăng.
Về văn hoá- thông tin- thể thao, phát thanh và truyền hình
Phục vụ tốt cho nhiệm vụ chính trị của tỉnh; góp phần nâng cao đời sống
văn hoá và tinh thần cho nhân dân. Đến hết năm 2008, số hộ nghe đài đạt
17
99%; số hộ được xem truyền hình Việt Nam đạt 96,9%; 74% số hộ đạt tiêu
chuẩn gia đình văn hoá; 64% số làng, bản, cụm dân cư, khu phố đạt tiêu
chuẩn văn hoá.
Các thiết chế văn hoá được tăng cường; các di tích, danh thắng trọng
điểm của tỉnh được quan tâm đầu tư tôn tạo. Công tác quản lý nhà nước về
văn hoá, thông tin được chú trọng hơn; số buổi phát hình, số kỳ xuất bản báo
tăng; chất lượng nội dung và hình thức cũng được cải thiện hơn.
Vấn đề giải quyết việc làm, giảm nghèo và thực hiện các chính sách
xã hội
Công tác giải quyết việc làm luôn được chú trọng; năm 2008 giải quyết
việc làm cho 21,2 ngàn lao động tăng 12,2% so với năm 2007; tỷ lệ lao động
qua đào tạo đạt 42,9% tăng 5,3% so với năm 2007; tỷ lệ hộ nghèo còn 10,4%
giảm 0,91% so với năm 2007.
Công tác xã hội được duy trì thường xuyên, phong trào đền ơn đáp
nghĩa, thực hiện chính sách xã hội đối với người có công được quan tâm
thông qua nhiều hoạt động thiết thực và có hiệu quả.

Về an ninh- quốc phòng và nôi vụ trên địa bàn
Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tiếp tục được giữ vững và ổn
định; tình hinh an ninh nông thôn được đảm bảo, phạm pháp hình sự và tai tệ
nạn xã hội được kiềm chế. Tuy nhiên, có nơi có lúc tình hình an toàn trật tự
còn diễn biến phức tạp, như: khiếu kiện đông người; xảy ra 31 vụ đình công
với 17562 lượt người tham gia với nguyên nhân chủ yếu là đòi tăng lương,
giảm giờ làm, tăng khẩu phần ăn, đảm bảo các chế độ….
Về công tác cải cách hành chính phòng chống tham nhũng và thực
hành tiết kiệm
Đã phê duyệt và triển khai đề án một cửa liên thông và được quan tâm
đầu tư cơ sở vật chất nhằm hoạt động có hiệu quả hơn; công tác rà soát các
văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện có nề nếp hơn. Một số đơn vị đã
triển khai làm việc thêm ngày thứ 7 để giải quyết những nhu cầu bức thiết của
nhân dan và doanh nghiệp.
Thực hiện nghị quyết số13/ 2008/ NĐ- CP và 14/ 2008/ NĐ- CP của
chính phủ về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh
và cấp huyện; tỉnh đã thành lập Sở Ngoại vụ, giảm số cơ quan chuyên môn
18
thuộc UBND tỉnh từ 24 cơ quan xuống còn 19 cơ quan; và giảm từ 14 aơ
quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện xuống còn 12 cơ quan.
Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh Vĩnh Phúc đã được thành lập
và kiện toàn về tổ chức đã đi vào hoạt động theo quy định; công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm
được đẩy mạnh.
III. Tình hình phát triển các KCN trên địa bàn Vĩnh Phúc
1. Giới thiêụ chung về các KCN
Tính đến thời điểm kết thúc năm 2008, sau khi chia tách huyện Mê Linh
về Hà Nội. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có 9 KCN được Thủ Tướng Chính
Phủ phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng diện tích 2284ha chiếm 1,85% toàn
bộ diện tích , Cả 9 khu công nghiệp hiện nay đều đã có chủ đầu tư hạ tầng.

trong đó có:
- 5 KCN đã có quyết định thành lập và đang hoạt động: KCN Kim Hoa
(50ha ); KCN Khai Quang (262ha); KCN Bình Xuyên I ( 271 ha); KCN Bá
Thiện I ( 327ha); KCN Bình Xuyên II (485,1 ha).
Với tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của 5 khu công
nghiệp đã được thành lập là 596 ha có tỷ lệ lấp đầy chung đạt 44,4% ;
- 4 khu công nghiệp đã được thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư là
889 ha: KCN B á Thiện II (308ha), KCN Sơn Lôi( 300ha), KCN Bình Xuyên
II( 485,1ha), KCN Chấn Hưng (131.31ha).
Theo đề án quy hoạch phát triển các KCN trren địa bàn tỉnh, định hướng
đến năm 2020, Vĩnh Phúc sẽ có thêm 14 KCN mới với diện tích là 5576 ha
nâng tổng diện tích đất quy hoạch KCN dự kiến đến 2020 là 7860 ha.
Quy hoạch KCN được phê duyệt có sự phân bố tương đối hợp lý về quy
mô và địa điểm, chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Nam tỉnh xung quanh 2 đô
thị trung tâm của tỉnh là Vĩnh yên và Phúc yên và huyện Bình Xuyên tiếp
giáp với Hà Nội.
Sự phát triển các KCN trong thời gian qua đã đi đúng hướng khi biết tận
dụng tốt các lợi thế sẵn có của địa phương như: Vị trí địa lý thuận lợi, nguồn
nhân lực dồi dào và trẻ, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện… Đã góp phần
quan trọng vào sự tăng trưởng chung của tỉnh giai đoạn vừa qua ở mức khá
cao.
19
Hạ tầng ngoài hàng rào KCN đã được quan tâm đầu tư và ngày càng
hoàn thiện hơn nhìn chung là đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện tại. Tuy
nhiên tiến độ thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng trong hàng rào các KCN còn
chậm và ảnh hưởng đến công tác xúc tiến đầu tư.
Hạ tầng xã hội như: nhà ở cho công nhân, cơ sở văn hóa, dịch vụ vui
chơi giải trí… chưa được quan tâm thích đáng, cần được cải thiện nhiều hơn
nữa trong quá trình phát triển các KCN.
2. Thực trạng phát triển nội tại các KCN tỉnh Vĩnh Phúc

Về tỷ lệ lấp đầy và cơ cấu vốn đầu tư:
Các KCN đang hoạt động trên địa bàn có tỷ lệ lấp đầy bình quân đạt
55,9% cao hơn mức trung bình cả nước là 49,9%; tuy nhiên vẫn còn thấp hơn
so với các tỉnh như Đồng Nai (hơn 63%), Bình Dương ( hơn 60%).
Hầu hết các KCN đều có số dự án có vốn FDI nhiều hơn số dự án có vốn
DDI. T ính đến hết năm 2008 có cơ cấu vốn đầu tư vào tỉnh:
- Lĩnh vực công nghiệp: có 246 dự án, gồm 90 dự án FDI với số vốn đầu
tư 1765,7 triệu $ chiếm 88,89% tổng vốn đầu tư FDI; và 156 dự án DDI với
số vốn 9532 tỷ đồng chiếm 62,75% tổng vốn đầu tư DDI.
- Lĩnh vực Thương Mại- Dịch vụ: có 75 dự án, gồm 5 dự án FDI với số
vốn đầu tư 178,84 triệu $ chiếm 9% tổng vốn đầu tư FDI và 70 dự án DDI với
số vốn đầu tư 1161 tỷ đồng chiếm 7,5% tổng vốn đầu tư DDI.
- Lĩnh vực nông nghiệp: có 5 dự án FDI với số vốn 41,94 triệu $ chiếm
2,11% tổng số vốn FDI; có 6 dự án DDI với số vốn 71,7 tỷ đồng chiếm 0,46%
tổng vốn DDI.
- Lĩnh vực du lịch- đô thị: có 16 dự án DDI với số vốn 3962,6 tỷ đồng
chiếm 25,67% tổng vốn DDI.
- Lĩnh vực Giáo dục- đào tạo: có 9 dự án DDI với số vốn 709,5 tỷ đồng
chiếm 4,62% tổng vốn DDI.
Như vậy, tính đến hết năm 2008 trên địa bàn tỉnh có 357 dự án thực
hiện thủ tục đầu tư qua ban quản lý dự án còn hiệu lực. Gồm 100 dự án
FDI với tổng số vốn đầu tư là 1986,4 triệu $ và 257 dự án DDI với tổng vốn
đầu tư là 15437,32 tỷ đồng. Trong đó:
- Đầu tư trong KCN, CCN: Có 171 dự án chiếm 47,9% tổng số dự án,
gồm 84 dự án đầu tư FDI với tổng vốn đầu tư là 1512,65 triệu $ chiếm
20
76,15% tổng vốn đầu tư FDI; 87 dự án DDI với tổng vón đầu tư 3246,84 tỷ
đồng chiếm 21,03% tổng vốn đầu tư DDI.
- Đầu tư ngoài hàng rào KCN,CCN: có 186 dự án chiếm 52,1% tổng số
dự án, gồm 16 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 473,806 triệu $ chiếm 23,85%

tổng vốn FDI; có 170 dự án DDI với tổng vốn đầu tư 12190,5 tỷ đồng chiếm
78,97% tổng vốn đầu tư DDI.
Đã có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh, nguồn vốn đầu tư
tập trung chủ yếu từ: Đài Loan có 40 dự án với số vốn đầu tư 1157,6 triệu $
chiếm 58,3% tổng vốn đầu tư FDI; Nhật Bản có 14 dự án với số vốn đầu tư
522,2 triệu $ chiếm 26,5% tổng vốn đầu tư FDI; Hàn Quốc có 28 dự án với số
vốn 165,9 triệu $ chiếm 8,4% ….
Lũy kế đến năm 2008 tại Vĩnh Phúc có 144 dự án hoạt động sản xuất
kinh doanh chiếm 40,34% tổng số dự án đầu tư. Trong đó:

- Có 82 dự án DDI, gồm 9 dự án mới; với tổng vốn đầu tư thực hiện là
5802,42 tỷ đồng đạt 37,59% tổng vốn đăng ký đầu tư thấp hơn so với tỷ lệ
45,9% của năm 2007 do có vướng mắc trong triển khai của một số dự án lớn
như của tập đoàn PRIME với số vốn đăng ký 2028,43 tỷ đồng ; Riêng năm
2008 vốn thực hiện đạt 1384,57 tỷ đồng tăng 13% so với năm 2007
- Có 62 dự án FDI, gồm 11 dự án mới; với tổng vốn đầu tư thực hiện
là 623,6 triệu $ đạt tỷ lệ 31,4% tổng vốn đăng ký; riêng năm 2008 tổng vốn
thực hiện đạt 150 triệu $ tăng 103% so với năm 2007. Do các dự án có vốn
đầu tư lớn được cấp giấy chứng nhận đầu tư, như: dự án sx linh kiện máy tính
(18 triệu $); dự án sản xuất điện thoại di động ( 200 triệu $)…
Về tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động tại
các KCN:
Một số sản phẩm chính đạt được trong năm 2008: sản lượng ô tô đạt
32986 chiếc, tăng 28,1% so với năm 2007; sản lượng xe máy đạt 1,49 triệu
chiếc tăng 16,7% so với năm 2007; phanh xe các loại đạt 8,1 triệu chiếc tăng
22,7% so với năm 2007…
Có 53 doanh nghiệp kinh doanh có lãi chủ yếu trong các lĩnh vực: phụ
tùng ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng, lắp ráp điện tử… do có thị trường ổn
định và sản phẩm có sức cạnh tranh; gồm 31 doanh nghiệp DDI và 22 doanh
nghiệp FDI, chiếm 36,8% tổng số dự án SXKD.

Có 74 doanh nghiệp hoạt động hòa vốn hoặc mới đi vào hoạt động,
chiếm 51,39% tổng số dự án; gồm 40 doanh nghiệp DDI và 34 doanh nghiệp
FDI.
21
Có 17 doanh nghiệp hoạt động thua lỗ chiếm 11,81% tổng số dự án; Do
thị trường còn nhỏ hẹp, năng lực tài chính còn yếu, sản phẩm chưa có chỗ
đứng trên thị trường.
Về công tác xây dựng hạ tầng các KCN:
KCN Bình Xuyên I: tỷ lệ lấp đầy đạt 79,4%; tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng là 39,79% đạt mức 228,2 tỷ đồng.
Các tuyến đường giao thông nội bộ KCN chưa thể đấu nối khép kín do
gặp khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng, việc xây dựng nhà máy xử lý
nước thải chưa thể thi công do công tác giải phóng mặt bằng có vướng mắc.
có một số thay đổi về khu chức năng so với quy hoạch chi tiết đã được Bộ
Xây Dựng phê duyệt.
KCN Khai Quang: Tỷ lệ lấp đầy đạt 74,1%; tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện
xây dựng hạ tầng KCN đạt 54,56% ở mức 156,04 tỷ đồng. Trạm xử lý nước
thải giai đoạn I với công suất 1800m
3
/ ngày đêm, đã hoàn thành nhưng vẫn
chưa thể hoạt động do chủ đầu tư chưa hoàn chỉnh hồ sơ thu hồi và giao đất
cho các trạm trung chuyển, thu gom nước thải khu vực phía bắc KCN.
KCN Kim Hoa: Tỷ lệ lấp đầy đạt 100% giai đoạn I, tỷ lệ vốn thực hiện
xây dựng hạ tầng KCN đạt 64,9% ở mức 61 tỷ đồng, một phần diện tích KCN
năm trên địa bàn huyện Mê Linh đang được tiến hành bàn giao. Nhà máy xử
lý nước thải ở giai đọan II chưa được triển khai xây dựng do có vướng mắc về
thủ tục đất đai.
KCN Bá Thiện: tỷ lệ lấp đầy đạt 56,9%; chủ đầu tư là công ty TNHH
compal Việt Nam, tỷ lệ vốn thực hiện xây dựng hạ tầng KCN đạt 4,87% ở
mức 3,82 triệu $ chủ yếu đang ở giai đoạn san nền và làm đường.

KCN Bình Xuyên II: tỷ lệ lấp đầy KCN đạt 65,8%; chủ đầu tư là tập
đoàn KHKT Hồng Hải- Đài Loan. tỷ lệ vốn thực hiện đầu tư hạ tầng KCN đạt
2% ở mức 2 triệu $. Chủ yếu đang ở giai đoạn san lấp mặt bằng.
Về bồi thường giải phóng mặt bằng:
gặp nhiều khó khăn, tiến độ thực hiện chậm. Giá bồi thường giải phóng
mặt bằng các dự án ngoài KCN thực hiện theo giá thỏa thuận đã tác động lớn
đến công tác bồi thường trong các KCN; công tác cấp đất dịch vụ và xây
dựng các khu tái định cư ở một số khu vực còn triển khai chậm.
22
Năm 2008, được sự chỉ đạo tích cực của UBND tỉnh về công tác GPMB,
đã thực hiện giải phóng được 182,79ha. Cụ thể: KCN Hợp Thịnh ( 33,39ha/
128ha); KCN Bình Xuyên II( 86ha/ 128ha); KCN Bá Thiện ( 28 ha/ 29,3 ha)
đã xây dựng được 172 nhà tạm cư để các hộ dân đủ tiêu chuẩn tái định cư;
KCN Bình Xuyên I ( 15,4 ha/ 90,4 ha); KCN Kim Hoa đã giải phóng xong 30
ha đất mở rộng KCN; KCN Chấn Hưng gặp nhiều khó khăn, vẫn còn 3,1 ha
của 31 hộ dân chưa chịu nhận tiền bồi thường; KCN Khai Quang còn 51,5 ha
chưa bồi thương xong do chưa có quỹ đất tái định cư và việc áp giá bồi
thường chưa chính xác.
Diện tích đất giành cho các dự án thuộc lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ
đã tiến hành bồi thường xong 956,14ha trong tổng số 1024,84ha đã đưa vào
quy hoạch. Phần lớn các dự án vừa tiến hành bồi thường vừa tiến hành cây
dựng cơ bản.
Về quản lý dự án sau đầu tư:
Do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế thế giới, và chính sách
thặt chặt tiền tệ của chính phủ, một số doanh nghiệp hoạt động gặp nhiều khó
khăn về vốn đã phải điều chỉnh kế hoạch đầu tư, thu hẹp sản xuất, thực hiện
cắt giảm chi phí bằng cắt giảm lao động… đã gây ra một số tranh chấp trong
quan hệ lao động và một số cuộc đình công đã diễn ra nhằm đòi quyền lợi của
những người công nhân. Điều này cho thấy sự cần thiết của việc các cơ quan
chức năng có thẩm quyền phải tham gia công tác giám sát và quản lý các dự

án đầu tư trong quá trình hoạt động nhằm điều hòa tốt hơn hiệu quả kinh tế-
xã hội của các dự án trong các KCN
3. Tác động lan tỏa của quá trình phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc
3.1. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2008 luôn ở
mức hai con số và cao hơn mức trung bình cả nước; năm 2008 tốc độ tăng
trưởng kinh tế( theo giá cố định 1994) của Vĩnh Phúc đạt 14,78% là một trong
những tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước trong bối cảnh kinh tế thế
giới đang suy thoái và ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế trong nước.
Trong đó khu vực công nghiệp- xây dựng tăng 14,95%; dịch vụ tăng 19%;
nông- lâm nghiệp và thủy sản tăng 8,9%.
23
Giá trị gia tăng ngành công nghiệp tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao
tính bình quân cả giai đoạn 2002-2008 đạt mức trên 25%, năm 2002 thấp nhất
đạt 22,3%, năm 2007 đạt mức cao nhất 38,55%;
Năm 2008 Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) đạt
30554,7 tỷ đồng chiếm 97,23% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh,
tăng 18% so với năm 2007.Với cơ cấu DDI đạt 3685,89 tỷ đồng ; FDI đạt
26868,8 tỷ đồng. Tính cả giai đoạn 2002-2008 tốc độ tăng bình quân giá trị
sản xuất đạt khoảng 25%/năm.
Các KCN nộp ngân sách ngày càng lớn, năm 2008 đã nộp ngân
sách( chưa tính thuế XNK và VAT) đạt 6558,2 tỷ đồng chiếm 89,35% tổng
thu ngân sách; tăng 39,6% so với năm 2007. Tổng thu ngân sách địa phương
năm 2008 đạt 9228,2 tỷ đồng tăng 57,2% so với năm 2007; trong đó thu nội
địa đạt 7340 tỷ đồng; thu thuế XNK và thuế VAT đạt 1700 tỷ đồng. Tổng chi
ngân sách địa phương đạt 6609,5 tỷ đồng tăng 42,3% so với năm 2007.
Vốn huy động đầu tư phát triển năm 2008 đạt 10287 tỷ đồng tăng 32%
so với năm 2007, có cơ cấu: vốn ngân sách địa phương quản lý đạt 2812 tỷ
đồng, tăng 31%; vốn của các bộ ngành trung ương đầu tư trên địa bàn đạt 470

tỷ đồng, tăng 8%; vốn của các doanh nghiệp nhà nước địa phương đạt 28,5 tỷ
đồng, tăng 24%; vốn FDI đạt 3200 tỷ đồng, tăng 72%; vốn DDI đạt 1400 tỷ
đồng, tăng 41%; vốn đầu tư khu vực dân cư đạt 2500 tỷ đồng, tăng 3% so với
năm 2007.
Khoảng cách giữa mức thu nhập bình quân đầu người của Vĩnh Phúc so
với cả nước và khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ngày càng được thu hẹp
và dần vượt lên, năm 2007 GDP/ ngưòi của Vĩnh Phúc cao gấp 1,2 lần mức
bình quân chung cả nước; năm 2008 đạt mức 1250$/ người tương đương 21,1
triệu đồng/ người, tăng 34,4% so với năm 2007.
Vĩnh Phúc từ một tỉnh thuần nông đã vươn lên trở thành tỉnh phát triển
công nghiệp đứng thứ 6 cả nước và thứ hai khu vực kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ.
Tính bình quân giai đoạn 2001- 2008 giá trị sản xuất công nghiệp Vĩnh
Phúc tăng 23,5%/ năm; trong đó giá trị sản xuất của các KCN trên địa bàn
đóng góp khoảng 90% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, trên 70% giá trị
xuất khẩu toàn tỉnh. Đặc biệt với sự đóng góp rất lớn của hai công ty HonDa
và ToYota đang hoạt động tại KCN Kim Hoa hiện chiếm khoảng 35,6% giá
trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Bên cạnh đó các KCN cũng sử dụng nhiều
loại nguyên liệu của các doanh nghiệp địa phương.
24
Tóm lại sự phát triển của các KCN trên địa bàn Vĩnh Phúc trong thời
gian vừa qua đã tạo điều kiện thuận lợi trong huy động vốn cho phát triển
kinh tế, đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh, chiếm tới
57% cơ cấu GDP của Vĩnh Phúc.
3.2. Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực:
Cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc chuyển dịch ngày càng tích cực, từ một
tỉnh nông nghiệp thuần túy lúc mới tái lập đã vươn lên trở thành tỉnh đứng thứ
6 cả nước và đứng thứ hai Miền Bắc về phát triển công nghiệp. Đặc biệt tỉnh
có thế mạnh về một số ngành công nghiệp có giá trị sản xuất cao như: ô tô, xe
máy, vật liệu xây dựng, phụ tùng cơ khí, linh kiện điện tử….

Từ khi các KCN đi vào hoạt động, đặc biệt là những thời điểm các dự án
lớn đi vào sản xuất và gia tăng sản lượng công nghiệp thì kinh tế Vĩnh Phúc
lại đạt được tốc độ tăng trưởng cao kỷ lục và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tỷ trọng đóng góp của khu vực công nghiệp và xây dựng ngày
càng tăng cao từ 20,71% năm 1997 lên 38,97% năm 2000 và đạt mức 57%
năm 2008; cùng với đó là sự giảm tỷ trọng đóng góp của khu vực nông
nghiệp- lâm nghiệp và thủy sản, từ mức 45% năm 1997 xuống 20,5% năm
2005 và còn 18,3% năm 2008.
Sự phát triển các KCN đã kéo theo sự phát triển các ngành công nghiệp
phụ trợ trên địa bàn tỉnh phát triển. Tỷ lệ nội địa hóa ngày càng tăng đến năm
2008. Một số ngành cơ khí bổ trợ cũng được hình thành trên địa bàn, góp
phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm công nghiệp của tỉnh; tính đến
năm 2008 tỷ lệ nội địa hóa ngành sản xuất ô tô của Vĩnh Phúc đạt 27%; của
xe máy đạt 75% công nghệ phần mềm cũng đang đưngs trước nhiều cơ hội
phát triển.
3.3. Góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu lao động:
Cơ cấu lao động của tỉnh những năm gần đây chuyển dịch theo hướng
tích cực; số lao động phổ thông và lao động nông nghiệp giảm dần qua các
năm; có sự gia tăng đáng kể lao động phi nông nghiệp cả về số lượng và chất
lượng.
Sự phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh những năm qua đã đóng vai trò
quan trọng trong sự chuyển dịch cơ cấu lao động nói trên. Tại những nơi có
KCN thì người dân một phần bị mất đất canh tác do đó nhận được những
khoản tiền bồi thường để chuyển nghề, một phần là do diện tích đất canh tác
25

×