Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.58 KB, 26 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Việc nâng cao chất lượng học tập nhất là chữ viết của học sinh Tiểu học, hiện nay ngay từ lớp 1 đang được Đảng, nhà nước, cha mẹ học sinh những ai quan tâm đến giáo dục đều quan tâm đến kết quả đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người làm chủ đất nước để kế tục sự nghiệp cách mạng sau này... Trong tất cả các môn học của học sinh ở Tiểu học mà các em đã được học và tiếp xúc thì môn Tiếng Việt có một vai trò vô cùng quan trọng. Môn Tiếng Việt là môn học cơ bản nhất, là tiền đề, là cơ sở để tiếp thu các môn học khác, tiếp thu những tri thức của nhân loại. Nó có nhiệm vụ rèn cho học sinh 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Môn Tiếng Việt bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm chân chính, lành mạnh như: Tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương, đất nước, con người... Trong môn Tiếng Việt có phân môn Chính tả, phân môn Chính tả góp phần rèn luyện kĩ năng viết trực tiếp, kĩ năng đọc gián tiếp, hình thành năng lực và thói quen viết đúng Tiếng Việt văn hóa, Tiếng Việt chuẩn mực. Trẻ em thường bắt đầu quá trình học tập bằng việc học chữ, muốn học thông thạo trẻ em phải được học chính tả. Kỹ năng viết đúng chính tả thực sự cần thiết đối với mọi người chứ không phải chỉ đối với học sinh Tiểu học. Phân môn Chính tả có tầm quan trọng là rèn cho học sinh biết quy tắc chính tả, viết đúng và chuẩn Tiếng Việt. Ngoài ra phân môn này còn rèn cho các em những phẩm chất tốt như tinh thần kỷ luật, tính cẩn thận, khiếu thẩm mỹ, óc sáng tạo. Bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý chữ Việt, Tiếng Việt. Phân môn Chính tả còn có nhiệm vụ củng cố, hoàn thiện kiến thức cơ bản về hệ thống chữ viết và hệ thống ngữ âm Tiếng Việt, mối liên hệ âm, chữ cái, cấu tạo và cách viết chữ giúp học sinh có những tri thức cơ bản và hệ thống quy tắc chuẩn, quy tắc nhận biết và thể hiện chức năng của chữ viết. Học sinh học Tiếng Việt phải có kĩ năng viết chữ đúng chính tả, rõ ràng, sạch sẽ, nhanh và đẹp.. Kĩ năng đó tạo điều kiện quan trọng để học tốt các môn học và là yêu cầu của việc “Dạy chữ, dạy nghề, dạy người”. Kĩ năng viết chữ được hình thành trước tiên trong giờ Tập viết và được củng cố hoàn thiện hơn trong giờ Chính tả và các môn học khác. Qua thực tế giảng dạy bộ môn Tiếng Việt, qua điều tra nghiên cứu khảo sát và chấm trực tiếp các bài Chính tả của học sinh lớp 1, kết quả chất lượng đã cho thấy. Các em viết sai lỗi chính tả tương đối nhiều, những lỗi mà các em thường.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> mắc phải đó là: l thành n, s thành x, tr thành ch, ng thành ngh, r thành d, gi, thanh hỏi thành thanh sắc... các em còn mắc lỗi thường xuyên đó là sau dấu chấm phải viết hoa thì các em lại viết thường, các tên người, tên địa danh, các tên riêng quy định viết hoa nhưng các em lại viết thường. Các tên phiên âm nước ngoài viết hoa chữ cái đầu và giữa các chữ có gạch nối thì các em lại viết hoa hết và giữa các chữ lại không gạch nối... Qua đó tôi thấy được rằng các em viết một cách bừa bãi vì các em chưa nắm vững các quy tắc chính tả. Từ các lý do trên tôi thấy việc dạy cho các em viết đẹp, viết đúng là việc làm suốt đời đối với giáo viên Tiểu học. Chính vì vậy tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Những biện pháp hữu hiệu khi dạy Chính tả cho học sinh lớp 1”. Để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo và góp phần nhỏ bé của mình giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả ở lớp 1. 2. Mục đích nghiên cứu: Phân môn Chính tả trong nhà trường có mục đích giúp học sinh nắm vững các quy tắc và hình thành kỹ năng chính tả, nói cách khác, giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng chính tả. Về chương trình dạy Chính tả lớp 1 bắt đầu ở tuần 25, mỗi tuần có hai tiết tập chép. Học sinh nhìn lên bảng, nhìn sách giáo khoa để chép lại bài theo cỡ chữ nhỏ, kết hợp nghe giáo viên đọc từng từ (cụm từ) để viết. Mỗi bài viết từ 20 đến 30 chữ trong thời gian từ 10 đến 15 phút. Ở tuần 31, 33, 35, mỗi tuần có một tiết Chính tả (tập chép) và một tiết Chính tả (nghe/viết) yêu cầu: Viết đều nét, rõ ràng, thẳng dòng, đúng chính tả. Phân môn Chính tả là hình thành cho học sinh năng lực viết thành thạo, thuần thục chữ viết theo các “chuẩn chính tả” nghĩa là giúp học sinh hình thành kỹ xảo chính tả và luôn viết đúng chính tả. Phân môn Chính tả nhằm ba mục đích, với mức độ như sau: 1/ Rèn kỹ năng nghe, viết đúng chính tả với các chỉ tiêu cần đạt: Viết đúng mẫu, đúng chính tả, không mắc lỗi. 2/ Kết hợp việc luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa từ, trau dồi kiến thức cơ bản về ngữ pháp Tiếng Việt, góp phần phát triển thao tác tư duy: Nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ ... 3/ Bồi dưỡng một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: Cẩn thận, chính xác, khiếu thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm. 3. Đối tượng, thời gian nghiên cứu:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> 38 học sinh lớp 1E. Thời gian: Từ tháng 9/2015 đến cuối tháng 5/2016. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu sách báo có liên quan đến vấn đề rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học. Phương pháp điều tra, khảo sát. Phương pháp trực quan. Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp. Phương pháp thực nghiệm. 5. Kế hoạch nghiên cứu: Từ tháng 9/2015 đến tháng 3/2016 - Công việc: + Khảo sát, đánh giá kết quả, tìm hiểu nguyên nhân. + Bằng vốn hiểu biết của bản thân và kinh nghiệm giảng dạy để đưa ra các biện pháp hữu hiệu khi dạy Chính tả cho học sinh lớp 1. - Biện pháp + Ra bài khảo sát. + Đánh giá, phân loại. + Đưa ra tiết dạy cụ thể. Từ tháng 3/2016 đến tháng 4/2016: - Công việc: + Viết báo cáo - Biện pháp + Tự nghiên cứu Tháng 5/2016 - Công việc: + Hoàn thành và nộp báo cáo - Biện pháp + Tự nghiên cứu và hoàn thiện. PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI 1. Cơ sở lí luận.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trong quá trình dạy học phân môn chính tả rất quan trọng, có tính chất công cụ, tính chất thực hành làm cơ sở cho việc dạy học các phân môn khác của Tiếng việt. Cùng với phân môn Tập viết, Chính tả cung cấp kiến thức và hoàn thiện kỹ năng tạo ra hình thức vật chất biểu hiện ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. Mục đích của dạy Chính tả là rèn luyện khả năng “ đọc thông, viết thạo”. Chủ yếu là viết đúng chuẩn mực và dạng thức viết của ngôn ngữ. Chính tả là việc tiêu chuẩn hoá chữ viết của một ngôn ngữ. Yêu cầu cơ bản của Chính tả là phải thống nhất cách viết cụ thể trên phạm vi toàn quốc và trong bất kỳ các hình thức văn bản viết nào. Căn cứ vào việc rèn luyện kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh Tiểu học là vấn đề bức thiết . Việc làm ấy không những có tác dụng cụ thể, thiết thực đối với học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà nó còn có tác dụng quan trọng trong việc rèn đức tính kiên trì, cẩn thận cho học sinh “Nét chữ - Nết người”; một trong những đức tính cần thiết của con người sau này khi trưởng thành, lập thân, lập nghiệp. Việc rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học là một việc làm cực kì khó khăn. Đòi hỏi người giáo viên phải có lòng kiên trì, yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với công việc mình làm. Việc làm phải thường xuyên, liên tục và đồng bộ ở các khối, lớp, các cấp học. Rèn cho học sinh viết chữ đúng và đẹp còn góp phần quan trọng vào việc giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt. Vì vậy tôi nhận thấy rằng dạy Chính tả phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở từng vùng, miền để giáo viên có hướng lựa chọn nội dung giảng dạy sao cho phù hợp đối với học sinh lớp mình phụ trách. Bên cạnh đó phần lớn cũng phải phụ thuộc vào sự nhận thức, có ý chí phấn đấu, kiên trì nhẫn nại của mỗi học sinh. Do vậy viết đúng đó là việc làm cần thiết và là giai đoạn then chốt trong quá trình hình thành cách viết đúng chính tả cho học sinh. 2. Khảo sát thực tế. a. Giới thiệu tình hình chung trước khi khảo sát. Năm 2015 – 2016 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 1E. Số lượng học sinh là 38 em, trong đó nữ 22 em, nam 16 em. Điều kiện gia đình học sinh đa số là nông nghiệp, cha mẹ phải làm lụng vất vả nên học sinh ít được quan tâm thường xuyên các em còn phải tham gia lao động giúp đỡ gia đình. Do đó việc nâng cao kiến thức học phân môn Chính tả còn hạn chế... b. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> * Học sinh: sau khi nghỉ hè học sinh lớp 1 vừa ở trường Mầm non lên, các em còn bỡ ngỡ không biết quy tắc chính tả và có thói quen viết chữ ghi Tiếng Việt không đúng với chuẩn. Học sinh chưa chú ý rèn viết chữ đẹp và viết đúng chính tả. Các em thường viết cẩu thả, qua loa. Do các em nhỏ tuổi, hiếu động có đặc điểm phát âm theo lỗi địa phương nên ảnh hưởng đến lỗi chính tả. * Tình hình giảng dạy của giáo viên: Ưu điểm: Nhìn chung giáo viên giảng dạy nhiệt tình và đã nhận thức được mục đích, vai trò, tầm quan trọng của phân môn Chính tả. giáo viên tiến hành dạy đầy đủ quy trình các bước lên lớp của một tiết Chính tả. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã sử dụng phối hợp hài hòa các phương pháp đàm thoại, phân tích ngôn ngữ, giải thích, luyện tập, thực hành bài tập... Song việc đổi mới phương pháp còn hạn chế. Hạn chế: Giáo viên chưa đi sâu vào việc đối chiếu liên hệ giữa các âm, các từ qua bài dạy hàng ngày. Mặt khác do trình độ của giáo viên về ngữ âm, từ vựng... chưa đạt vững vàng, trình độ chuyên môn chưa đồng đều. Một số giáo viên phát âm chưa chuẩn nên học sinh nghe cô đọc thế nào thì viết như vậy. Do đó việc đọc và nói của giáo viên chưa thực sự làm chỗ dựa để học sinh viết đúng chính tả. Giáo viên chưa coi trọng việc hướng dẫn, rèn luyện học sinh viết đúng mẫu chữ, cỡ chữ nên học sinh mắc nhiều tật chữ.... Việc chấm bài cho học sinh còn qua loa, đại khái. Giáo viên còn thiếu quan tâm đến tư thế học sinh ngồi viết cách cầm bút, để vở viết. * Về chất lượng học sinh: Qua điều tra cho tôi thấy có học sinh suốt cả năm học phân môn Chính tả chỉ là chưa hoàn thành. Những học sinh này thường được kết luận vội vàng là: “Học sinh không có khả năng học phân môn Chính tả”. Có thể nói hiện tượng này xuất phát từ năng lực của học sinh còn hạn chế. Chấm bài cho học sinh tôi tổng hợp: 25% số học sinh của lớp 1E (lớp tôi chủ nhiệm) thường xuyên viết sai lỗi chính tả thông thường, 35% mắc lỗi chính tả dễ lẫn phụ âm như: c, k, q; l với n; tr với ch... 15% số học sinh viết sai sau dấu chấm không viết hoa, 10% viết thanh hỏi thành thanh sắc. Thực tế là nỗi lo, nỗi băn khoăn, day dứt. *Về đồ dùng học tập: Như bút chì, tẩy, thước, bút viết... nhiều em chưa có đủ, có thứ này lại thiếu thứ kia..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> 3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện. Qua quá trình tìm hiểu, điều tra thực tế bằng khảo sát. Tôi thấy tỉ lệ học sinh viết đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp còn thấp. Cụ thể tôi cho học sinh hai lớp 1 viết bài Chính tả (Tập chép). Bài viết ứng dụng vần uôt, ươt: (4 dòng thơ) (Tiếng Việt lớp 1 – Tập 1 trang 151) Cách đánh giá: Hoàn thành tốt: Không mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp, trình bày khoa học Hoàn thành khá: Viết tương đối đẹp, nhưng mắc 1, 2 lỗi chính tả. Hoàn thành: Chữ viết tương đối đẹp, nhưng mắc từ 3 đến 5 lỗi chính tả. Chưa Hoàn thành: : Chữ viết xấu, mắc từ 6 lỗi chính tả trở lên. Kết quả như sau: Số học sinh Mức độ Hoàn thành Chưa hoàn thành 38 25 13 Từ những điều tra trên cho thấy thực trạng viết chính tả của học sinh lớp 1 đang là vấn đề lan giải. Tôi nghĩ những Nhà giáo có tâm huyết về nghề nghiệp. “Tất cả vì học sinh thân yêu” phải có trăn trở suy nghĩ tìm ra những biện pháp giúp các em viết đúng, viết đẹp nhằm đạt mục đích trồng người như Bác Hồ đã từng căn dặn: “ Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm lên.” Vì vậy việc sửa lỗi chính tả cho học sinh là việc nhà trường và giáo viên có thể làm được. tuy nhiên việc này đòi hỏi phải có thời gian, có điều kiện, có tâm... 4. Những biện pháp thực hiện: Để tháo gỡ những khó khăn mà học sinh lớp 1 thường mắc phải khi viết chính tả. Tìm hiểu thực trạng của học sinh qua khảo sát thực tế, qua việc chấm, chữa bài, qua thời gian trực tiếp giảng dạy lớp 1. Tham khảo ý kiến các giáo viên đồng nghiệp, bằng ý kiến cá nhân tôi đã phân tích ý kiến đó và đi đến quyết định tác động vào đối tượng mình nghiên cứu khi dạy học sinh học tập phân môn Chính tả..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Từ trước đến nay phương pháp dạy học luôn là vấn đề hết sức quan trọng, luôn được cải tiến sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm nhận thức để phù hợp với việc phát triển của xã hội. Như trong thư gửi cán bộ giáo viên tham gia hội thảo đổi mới phương pháp dạy học, do Viện khoa học Giáo dục tổ chức tháng 5 năm 1995. Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân có viết: “Trong đổi mới về giáo dục và đào tạo, thì đổi mới về phương pháp dạy học có vị trí đặc biệt quan trọng.” Hoạt động dạy học đúng là hoạt động chủ yếu của nhà trường và xét cho cùng thì khoa học giáo dục thực chất là sáng tạo, phương pháp giáo dục trong đó có phương pháp dạy học. Hơn nữa ở các lớp bậc Tiểu học càng thấp thì vai trò của phương pháp càng quan trọng. Đặc biệt ở bậc Tiểu học là bậc học nền tảng, bao gồm số học sinh đông nhất. Chính vì vậy đổi mới phương pháp dạy học là một bộ phận của quá trình đổi mới mục tiêu... Tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra, phương pháp trắc nghiệm, phương pháp đàm thoại (tọa đàm – trao đổi). Từ những phương pháp trên tôi cảm thấy việc học sinh còn viết sai lỗi chính tả đang là một thực tế khó tránh khỏi. Nguyên nhân chính là do học sinh có thói quen phát âm không chuẩn, nói ngọng nên dẫn đến việc viết sai, do tiếng địa phương. Học sinh chưa nắm vững luật chính tả, do học sinh ít đọc sách báo, nghe đài... và có thể do sơ xuất của giáo viên, của gia đình. Song với lòng yêu nghề mến trẻ tha thiết của chính bản thân mình. Tôi có những đề xuất và các biện pháp sửa lỗi chính tả cho học sinh. 4.1 Biện pháp thứ nhất: Phương pháp dạy học: Quá trình nghiên cứu cơ sở thực tiễn, cơ sở lý luận, việc dạy Chính tả (tập chép) và Chính tả (nghe - viết) tôi thấy thực tế giảng dạy phân môn Chính tả của giáo viên và học sinh chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của phân môn Chính tả ở trường Tiểu học. Để khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm hiện có của trường, tôi xin đưa ra một số đề xuất về phương pháp dạy học với mong muốn là rèn cho học sinh viết đẹp và có thể sửa lỗi chính tả cho học sinh lớp 1. Yêu cầu giáo viên và học sinh cần thực hiện một số biện pháp sau: Trước tiên đối với giáo viên Tiểu học, nhất là giáo viên lớp 1, người thầy đặt nét chữ đầu tiên của tâm hồn trẻ thơ. Nên tất cả các chữ trên bảng của giáo viên phải là khuôn mẫu cho học sinh noi theo. Giáo viên và học sinh phải thường xuyên phát âm đúng, chuẩn bởi vì lời nói, giọng đọc mẫu chính tả là cơ sở cho học sinh viết đúng chính tả. Vì vậy giáo viên phải thường xuyên rèn luyện phát âm thật chuẩn khi giảng bài, đọc.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> mẫu trước học sinh. Học sinh cũng phải phát âm đúng, nó là cở sở vững chắc cho việc viết đúng chính tả. Xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của địa phương mình dạy, mà giáo viên hình thành nội dung giảng dạy. Phải xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh lớp mình. Khi dạy chính tả giáo viên giúp học sinh nhớ chữ viết gắn liền với nghĩa của từ. Bởi vì hiểu nghĩa của từ sẽ giúp học sinh viết đúng. Trong giờ học giáo viên tạo ra nhiều tình huống để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh bằng nhiều cách: - Tăng cường việc tri giác chữ viết bằng thị giác. Khi cung cấp cho học sinh 1 từ khó về chính tả, cách tốt nhất là cung cấp từ đó trong một ngữ cảnh cụ thể. Từ đặt trong ngữ cảnh cụ thể giúp học sinh nắm được nghĩa của từ một cách dễ dàng và nhớ lâu. - Tăng cường thao tác phân tích ngôn ngữ. Đối với học sinh, việc phân tích âm tiết có hiệu quả tri giác chữ viết, khắc sâu cách viết đi liền với nghĩa của từ mà nó biểu đạt. Song việc phân tích âm tiết phải do học sinh tự làm. - Tăng cường việc chữa lỗi chính tả cho các em. Sau khi soát lỗi, giáo viên cần cho học sinh tự chỉ ra loại lỗi mà học sinh thường mắc. Khi học sinh đã ý thức được loại lỗi mà mình thường mắc, các em sẽ thận trọng hơn khi viết những chữ có vấn đề về chính tả. Khi soát lỗi bài viết, giáo viên cần đưa ra mẫu đúng, rồi đối chiếu với chữ viết của mình, các em sẽ thấy lỗi và sửa lỗi bằng bút chì đen ra lề vở, tổng số lỗi học sinh mắc và các em có thể tự đánh giá bài viết của mình. Sau đó giáo viên kiểm tra việc tự sửa lỗi của học sinh, dần dần năng lực tự kiểm tra và sửa lỗi của học sinh sẽ được hình thành. Giáo viên cần rèn cho học sinh có kỹ năng viết nhanh, đúng, đẹp và giữ gìn sách vở sạch sẽ. Thường xuyên tạo nên phong trào thi đua “Hai tốt” của trường như lời Bác Hồ dạy trong bức thư cuối cùng của Người gửi cho thầy trò ngành giáo dục: “Dù khó khăn đến đâu, thầy cũng phải thi đua dạy tốt, trò cũng phải thi đua học tốt.” Chấm kỹ bài chọn ra những lỗi chính tả thông thường, chữa kỹ sau mỗi bài viết. chỉ ra cho học sinh thấy rõ khi nào viết 1 – n; s - x; tr - ch; r – d - gi; c - k-q. Chú trọng chính tả “Nghe – viết” tập trung rèn luyện kỹ năng viết đúng. Xây dựng cho các em viết đúng chính tả ở nhà bằng cách sau buổi học ra đề về nhà cho các em viết, ngày hôm sau thu vở chấm có biểu dương khen.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> thưởng kịp thời những em thực hiện tốt và phê bình những em đã làm qua loa, đại khái, cẩu thả... Tổ chức thi bộ hồ sơ đẹp của giáo viên và học sinh. Nhà trường có kế hoạch kiểm tra chấm chữ đẹp. 4.2 - Biện pháp thứ hai: Các cách rèn kỹ năng viết chính tả và biện pháp khắc phục một số lỗi chính tả phổ biến của học sinh lớp 1 trường Tiểu học Tam Hưng. Trong nhà trường giáo viên cần sử dụng khai thác tối đa phương pháp có ý thức. Muốn vậy giáo viên cần phải được trang bị những kiến thức về ngữ âm học Tiếng Việt vào việc phân loại lỗi chính tả, các “mẹo” chính tả giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái quát, có hệ thống. 1. Các lỗi chính tả thường mắc, nguyên nhân mắc lỗi, biện pháp. khắc phục sai lỗi chính tả của học sinh. a) Lỗi chính tả do không nắm vững chính tự: Nhầm lẫn giữa “ng – ngh; g – gh; tr – ch; s – x; gi – r – d; c – k – q.” * Nguyên nhân: Do sự bất hợp lý của hệ thống chữ viết Tiếng Việt. Có trường hợp một âm ghi bằng nhiều con chữ khác nhau. Ví dụ: Âm “ c” có thể hiện bằng “ c” hoặc “q”, “k”. Âm “g” có thể hiện bằng “g” hoặc “gh”. Âm “ng” có thể hiện bằng “ng” hoặc “ngh”. Âm “z” có thể hiện bằng “d” hoặc “r” hay “gi”. * Biện pháp khắc phục: Để sửa lỗi này, giáo viên phải giúp học sinh nắm được “Luật chính tả” ghi nhớ cách viết một cách khái quát có hệ thống. Chẳng hạn: Khi đứng trước các nguyên âm: i, iê, e, ê. Âm “cờ” viết là k. Âm “gờ” viết gh. Âm “ngờ” viết là ngh. Khi đứng trước các nguyên âm còn lại: Âm “cờ” viết là c. Âm “ gờ” viết là g. Âm “ngờ” viết là ng. Khi đứng trước âm đệm, viết là u thì âm “cờ” viết là q. Ví dụ: qua, quyệ, quân, quý....
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Khi đứng trước nguyên âm iê thì âm đầu “z” được viết là “g”. Ví dụ: Giếng. Cần dạy cho học sinh có ý thức chính tả, có những âm có nhiều cách viết khác nhau. Nên giáo viên cần đặt ra cho học sinh cần lựa chọn một dạng viết chuẩn. Dạy cho học sinh khả năng khái quát về nghĩa, vì việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng. Ví dụ: Khái quát về nghĩa. Khi nào mang nghĩa “ Phần bọc ngoài cơ thể” thì viết “d” như: da thịt, cặp da... Những trường hợp còn lại thì viết là “gi” như: gia đình, gia tài... Ngoài việc giúp học sinh nắm vững luật chính tả trên, giáo viên cần dựa vào kiến thức của từ vựng, ngữ nghĩa để lập quy tắc, các mẹo chính tả cho học sinh. Ví dụ: Những từ chỉ đồ dùng trong gia đình phần nhiều viết là “ch” như: chăn, chiếu, chén, chậu... Những từ chỉ màu sắc tươi sáng, chỉ sự rung rinh lay động thì viết là “r” như: rung rinh, run rẩy, rực rỡ... Cùng với việc giúp học sinh nhớ luật chính tả thì giáo viên cần giúp học sinh hiểu nghĩa của từ đặt trong văn cảnh cụ thể, đồng thời với việc tích cực luyện tập thực hành để nhớ kỹ mặt chữ trong các từ có phụ âm đầu dễ lẫn lộn như tại sao lại viết “cuốc”, “quốc”. Giáo viên phải giải thích cho học sinh hiểu được ý nghĩa của từng từ. Ví dụ: Cuốc: cuốc đất, cái cuốc... Quốc: Tổ Quốc, Quốc kỳ, Quốc ca... Khi viết học sinh hay sai phụ âm đầu s/x. * Nguyên nhân: Giáo viên chưa quan tâm đến mối quan hệ chữ và nghĩa, chưa nhấn mạnh vào biện pháp so sánh, đối chiếu để học sinh thấy được sự khác nhau về nghĩa của các từ dễ lẫn, từ đó giúp học sinh viết đúng. Giáo viên chưa cho học sinh thực hành nhiều đối với các cặp từ dễ lẫn giữa phụ âm đầu s/x * Biện pháp khắc phục: Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý rèn chữ viết bằng cách đi từ nghĩa đến chữ hoặc từ chữ đến nghĩa. Bởi vì để viết đúng chính tả thì ngoài việc phát âm chuẩn cần phải hiểu nghĩa của từ. Chẳng hạn viết “sông” trong từ dòng sông, viết “xông” trong từ xông lên hoặc viết “xung” trong từ xung phong, viết “sung” trong từ bổ sung..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> Học sinh phải thấy được mối quan hệ giữa âm và nghĩa. Vậy khi giảng bài, giáo viên cần phải kết hợp hài hòa giữa phương pháp có ý thức và phương pháp không ý thức một cách hợp lý. Giáo viên cho học sinh tri giác để ghi nhận chữ viết gắn liền với nghĩa bằng con đường thị giác và tăng cường cho học sinh luyện tập thực hành. Viết những từ có phụ âm đầu s/x trong ngữ cảnh cụ thể, sẽ giúp học sinh nắm ngữ nghĩa của từ một cách dễ dàng, nhẹ nhàng và làm điểm tựa cho trí nhớ...Chẳng hạn: Lần thứ nhất: Vào bài học giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm bằng mắt ngữ cảnh để hiểu nghĩa của từ. Lần thứ hai: Yêu cầu học sinh lựa chọn các từ trong văn cảnh vừa cung cấp, để điền từ vào một ngữ cảnh khác. Lần thứ ba: Yêu cầu học sinh đặt câu với từ vừa học. Ngoài ra giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện tốt bài tập về nhà, kiểm tra bài cũ ở tiết sau, cũng đề cập đến những từ có vấn dề chính tả trên. Như vậy học sinh đã được mắt nhìn, tay viết chữ có vấn đề chính tả nhiều lần, cộng với việc hiểu nghĩa của từ, chắc chắn sẽ dần dần khắc phục lỗi chính tả nhầm lẫn ở hai phụ âm này. b) Lỗi chính tả do viết theo lỗi địa phương sai cặp phụ âm đầu l/n hoặc do không nắm vững chính âm. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục thì tương tự với trường hợp cặp phụ âm đầu s/x, chỉ khác “mẹo” chính tả để phân biệt l/n như sau: + Mẹo 1: Âm “l” có thể đứng trước âm đệm (trừ noãng bào). Ví dụ: Loa kèn, sáng lóa... còn âm “n” không kết hợp với âm đệm. Đây là một trong những cơ sở quan trọng để phân biệt. + Mẹo 2: Những chữ không phân biệt được “l hay n” nhưng đồng nghĩa với một từ khác với âm “nh” thì chữ ấy được viết là “l”. Ví dụ: Lỡ làng nhỡ nhàng. + Mẹo 3: Những từ có âm tiết gần nghĩa với âm đầu thì viết “n”(không viết là “l”) Ví dụ: Này nọ, nào, nắng...(chỉ nơi chốn, thời gian). Những từ viết âm đầu “n” có chuyên biệt: “nắng, né, nép, nấp...”(chỉ hoạt động ẩn nấp), nam, nằm (chỉ phương hướng). c) Lỗi về vần: Nhầm lẫn giữa: ưu, iêu, iu, ươu. * Nguyên nhân: Cả giáo viên và học sinh phát âm chưa chuẩn giữa vần ưu, iêu, iu, ươu nên dẫn tới viết sai. * Biện pháp khắc phục: Trước hết giáo viên và học sinh phải có ý thức sửa lỗi sai bằng cách luyện phát âm chuẩn, phân biệt rõ ràng cách phát âm ưu, iêu, iu, ươu..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Trong quá trình dạy học, giáo viên cần chú ý đến việc rèn chữ viết bằng cách đi từ ngữ nghĩa đến chữ hoặc đi từ chữ đến nghĩa. Ví dụ: Ta viết “hiu” khi muốn thể hiện trạng thái êm nhẹ, vận động yếu ớt, gây cảm xúc buồn man mác, vắng lặng như “ cánh đồng hiu hiu vắng vẻ”, “hắt hiu”, “hiu quạnh”. Còn viết “khướu” trong từ con khướu hoặc viết “hưu” để chỉ khi nghỉ hưu của những người đã công tác đủ thời gian quy định. Ví dụ: Hưu trí, lương hưu, nghỉ hưu... Giáo viên cho học sinh tri giác, để ghi nhận những chữ viết gắn liền với nghĩa và tăng cường thực hành cho học sinh. Viết được các từ có vần ưu, iêu, iu, ươu và đặt câu với từ đó. Ngoài các lỗi trên, học sinh còn hay mắc lỗi chính tả do không nắm vững cấu trúc Tiếng Việt nên học sinh viết thừa, viết sai. Ví dụ: Quét sạch viết thành quyét sạch. Khúc khuỷu viết thành khúc khủy. Ngoằn ngoèo viết thành ngoằn ngèo. Để sửa loại lỗi này, học sinh cần hiểu âm tiết Tiếng Việt được cấu thành bởi mấy thành phần, là những thành phần nào? Vị trí từng thành phần trong âm tiết?...Do đó phải tăng cường thao tác phân tích âm tiết trong khi dạy cho học sinh. Phân tích ngôn ngữ là phương pháp đặc thù trong dạy học Tiếng Việt. Ở phân môn Chính tả phương pháp này thể hiện cụ thể là ở phân tích âm tiết (chữ viết). 2. Quy tắc viết hoa. Học sinh phải hiểu được luật viết hoa tên riêng Tiếng Việt, viết hoa tất cả các chữ như: Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thị Phương Anh Trong đó tên người, tên địa lý nước ngoài mỗi bộ phần cấu thành có thể có một hay nhiều âm tiết. Chữ cái đầu mỗi bộ phận này được viết hoa giữa các âm tiết trong cùng một bộ phận có vạch nối, các âm tiết không đánh dấu thanh. Ví dụ: Na-pô-lê-ông, Bô-na-pac... Những tên người, tên địa lý Việt Nam, phiên âm từ ngôn ngữ của dân tộc anh em có các bộ phận cấu thành gồm nhiều âm tiết thì cũng viết hoa theo nguyên tắc trên. Tên các cơ quan, đơn vị, tổ chức... thường là một cụm từ. Áp dụng quy tắc chung, viết hoa chữ cái đứng đầu mỗi bộ phận cấu thành tên riêng ấy. Ví dụ: Trường Tiểu học Kim Đồng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn....
<span class='text_page_counter'>(13)</span> Viết hoa tên riêng các con vật, đồ vật, cây cối khi đấy là tên riêng. Ví dụ: Thỏ, Nai, Mèo... Viết hoa chữ cái của chữ đầu dòng, đầu đoạn văn, chữ cái của chữ đầu câu. Trong quá trình giảng dạy chính tả, giáo viên cần phối hợp một cách hợp lý hài hòa và có hiệu quả giữa chính tả có ý thức và chính tả không có ý thức. Cung cấp mối quan hệ giữa âm và nghĩa thật tốt cho học sinh. 3. Kết hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh. Họp cha mẹ các em, thông báo tình hình chữ viết từng em. Nên yêu cầu gia đình tạo điều kiện bàn ghế, góc học tập ở nhà và đồ dùng phục vụ học tập, tạo điều kiện, thời gian rèn viết nhằm góp phần nâng cao chất lượng học chính tả và viết chữ đẹp. 4.3 - Biện pháp thứ ba: Xây dựng quy trình dạy chính tả hợp lý. Qua trực tiếp dạy phân môn Chính tả và dự giờ của giáo viên, tôi thấy để chất lượng giờ dạy Chính tả đạt hiệu quả cao, rèn cho học sinh viết đẹp, đúng mẫu chữ, sửa chữa những sai lầm khi mắc lỗi chính tả. Giáo viên cần nắm chắc mục tiêu và phương pháp tổ chức dạy. Các hoạt động trên lớp cần tiến hành theo các bước sau: 1- Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu học sinh viết một số từ ngữ dễ lẫn trong bài học trước, hoặc kiểm tra những từ giờ trước học sinh hay viết sai. 2- Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu bài học, đọc bài Chính tả sẽ viết (Giáo viên đọc mẫu một lần) việc đọc mẫu phải thong thả, phát âm rõ ràng, chuẩn, đúng chuẩn, biết ngắt các ngữ đoạn đúng. Giáo viên cũng phải tạo tâm thế cho học sinh trước khi đọc mẫu và chọn vị trí thích hợp để đọc, không vừa đi vừa đọc. 2.2 Hướng dẫn chính tả: a) Ghi nhớ nội dung đoạn chép: Giáo viên dùng phương pháp giao tiếp bằng hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời (Học sinh tìm hiểu nội dung bài viết). Việc tìm hiểu nội dung ngắn gọn, tránh việc làm mất thời gian. b) Hướng dẫn cách trình bày: Giáo viên đưa ra câu hỏi về câu, dấu câu học sinh trả lời. c) Hướng dẫn học sinh viết từ khó: Giáo viên nêu câu hỏi: Tìm trong bài những tiếng, từ hay viết sai học sinh tìm học sinh đọc tiếng, từ đó (yêu cầu đọc to, rõ ràng, phát âm đúng). Sau đó học sinh viết từ khó vào bảng con, giáo viên quan sát, nhận xét sửa sai cho học sinh..
<span class='text_page_counter'>(14)</span> d) Chép bài (viết bài). - Giáo viên nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết, cách cầm bút để vở.. ( Lưng thẳng, không tì ngực và bàn. - Đầu hơi cúi. Mắt cách vở khoảng 25 cm. - Tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ. - Hai chân để song song, thoải mái.) Giáo viên theo dõi, sửa cho học sinh, học sinh nhìn bảng chép (đối với bài Chính tả tập chép). Giáo viên đọc, học sinh viết bài (đối với bài Chính tả nghe – viết). Lưu ý đọc theo đơn vị chính tả, với lớp 2 thường đọc 2 – 4 tiếng hoặc theo cụm từ. e) Soát lỗi: Giáo viên đọc to, rõ ràng từng câu, dấu câu để học sinh soát lại. g) Chấm, chữa bài: Giáo đọc từng câu, nhấn mạnh từng chữ có vấn đề chính tả, học sinh đổi vở cho nhau, dùng bút chì gạch dưới những chữ viết sai, chữa bằng bút chì ở ngoài lề, đếm tổng số lỗi và ghi ra ngoài lề bằng bút chì. Giáo viên chấm 1/3 số vở của học sinh tại lớp. 2.3) Hướng dẫn làm bài chính tả. Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sáh giáo khoa hoặc bài tập do mình xây dựng. 3) Củng cố, dặn dò: Nêu lại nội dung của tiết Chính tả. Nhận xét tiết học: Tuyên dương những học sinh viết đúng, trình bày sạch đẹp. Nhắc nhở những học sinh viết chưa đạt....
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Dặn dò: Chuẩn bị tiết học sau. 4. 4 - Biện pháp thứ tư: Xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với thực tế. Dựa vào quá trình giảng dạy và của học sinh trong thực tế, tôi đã xây dựng một số bài tập nhằm nâng cao chất lượng học phân môn Chính tả cho học sinh. 1. Dạng bài điền phụ âm đầu .. a, Điền vào chỗ trống l hoặc n. - Mồng một …..ưỡi trai Mồng hai……á…..úa - Đêm tháng…..ăm chưa …..ằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối. Tục ngữ Mùa xuân……à Tết trồng cây …..àm cho đất nước càng ngày càng xuân Hồ Chí Minh. b, Điền s hoặc x. - Hoa…… en, …..en lẫn - Hoa ……úng,…..úng xính …..inh đẹp,…..inh đôi …..ông suối,….ông xáo. c, Điền tr hoặc ch. đánh…..ống,….. ống gậy ……ẻo bẻo, leo……èo quyển……..uyện, câu……..uyện ……ao đớp mồi,…..ao phần thưởng quả..…ứng, giấy……ứng nhận ……ú mưa,…..uyền tin. d, Điền r, d hoặc gi. Lời ve kim ……a diết Xe sợi chỉ âm thanh Khâu những đường rạo…..ực Nguyễn Minh Nguyện Tiếng…..ừa làm….ịu nắng trưa Gọi đàn …ó đến cùng …..ừa múa reo Trần Đăng Khoa 2, Bài tập tìm từ.. a, Bắt đầu bằng gi hoăc d, có nghĩa như sau:.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Trái với hay:………………. - Tờ mỏng dùng để viết chữ lên:……….. - Nói to cho mọi người cùng biết:………. b, Có vần ưt hoặc ưc, có nghĩa như sau: - Chất nước màu tím, xanh hoặc đen dùng để viết chữ:…… - Món ăn bằng hoa quả rim đường:………. - Trái với ngủ:……………... c, Viết tiếng có vần in hoặc inh, có nghĩa như sau: - Số tiếp theo số 8:……………… - Quả đã đến lúc ăn được:………. - Nghe ( hoặc ngửi) rất tinh, rất nhạy:…… - Bị che các mặt không để lộ ra:………… - Vật đeo ở mắt để nhìn rõ:………………. d, Viết các từ chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc d có nghĩa như sau: - Ngược với buồn:…… - Mềm nhưng bền dai , khó làm đứt:…….. - Bộ phận cơ thể nối tay với thân mình:….. - Một loại chất liệu dùng may áo quần:…… - Làm cho trẻ thôi quấy, khóc:…………….. đ, Thi tìm nhanh và viết đúng những từ bắt đầu bằng ch hoặc tr, chỉ các loài cây bắt đầu bằng ch hoặc ch. e, Những từ có thanh hỏi hoặc thanh ngã chỉ các đồ dùng. g, Điền vần it hoặc ich. Vườn nhà em trồng toàn m…. Mùa trái chín m…. lúc lỉu trên cây như đàn lợn con. Những chú chim ch…….tinh ngh……nhảy lích r……trong kẽ lá. Chị em tíu t…. ra vườn. Ngồi ăn những múi m…. đọng mật dưới gốc cây thật là th…... h, Điền âm v hoặc d. Đi đâu mà vội mà …..àng Mà …..ấp phải đá mà quàng phải….ây Thong thả như chúng em đây Chẳng đá nào….ấp chẳng….ây nào quàng. i, Điền vần iêt hoặc iêc. - Làm v….., bữa t…. - Thời t…., thương t…. - T …..học, t…..nuối.
<span class='text_page_counter'>(17)</span> - b…..viết, xanh b…... k, ( kín, kiến): con….., ……mít ( chín, chiến): cơm…..,……đấu ( tim, tiêm) : kim……, trái…. ( tin, tiên): niềm……, cô…. ( nhịn, nhiệm: …..ăn, màu…. 3. Bài tập câu đố. Giải các câu đố sau:. a, Tiếng có ch hoặc tr. Chân gì ở tít tắp xa Gọi là chân đấy nhưng mà không chân ? Là……. b, Tiếng có vần uôc hoặc uôt: Có sắc để uống hoặc tiêm Thay sắc bằng nặng là em nhớ bài. Là……. c, ên hoặc ênh. Cái gì cao lớn l……khênh Đứng mà không tựa ngã k…..ngay ra? Là..... 4. Bài tập luyện phát âm: Giúp học sinh luyện tập phát âm và viết đúng chính tả, theo hướng “Vui mà học” - Luyện phân biệt l/n. - Chỉ có n: Cô nàng ăn nói nết na Nấu nướng bếp núc việc nhà siêng năng Nuôi con nặng nhọc bao năm Nghề nông, việc nước đều chăm hơn người. - Chỉ có l: Học sinh nhớ lấy làm lòng Tới lui, lo lắng, lời trong tiếng ngoài Hiền lành là lợi, em ơi! Láo lếu, liều lĩnh mọi người coi khinh. - Có cả n và l:.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng. Từ những biện pháp trên đã phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Học sinh hiểu được luật chính tả giúp các em khắc phục những sai lầm khi viết chính tả. 5. Kết quả thực hiện có đối chứng so sánh. Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy chính tả và qua điều tra khảo sát thực trạng việc dạy và học của giáo viên và học sinh lớp 1. Tôi đề ra một số biện pháp hữu hiệu tập trung uốn nắn, sửa lỗi chính tả mà các em hay mắc, giúp cho học sinh viết đúng các từ dễ lẫn phụ âm đầu, vần thanh... Hy vọng đây sẽ là con đường ngắn nhất giúp các em học tốt phân môn này. Chính vì vậy, để kiểm tra đánh giá, xem xét những đề xuất, biện pháp của mình có tính khả thi không, tôi tiến hành dạy thực nghiệm tiết Chính tả (nghe – viết). Tôi tiến hành dạy bài Chính tả (nghe – viết). Bài viết: ĐI HỌC (Tiếng Việt lớp 1 – Tập 2 trang 132). Tại lớp 1E trường Tiểu học Tam Hưng Thời gian: Tháng 04 năm 2016. Gần một năm học tôi đã áp dụng các biện pháp đề xuất kết hợp các phương pháp giảng dạy mới trong bài học. Tôi thấy học sinh hoạt động rất tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo... Kết quả cho thấy tiến bộ rõ rệt. Cụ thể chất lượng qua bài viết: “Đi học”. Học sinh mắc lỗi chính tả ít hơn, trình bày bài sạch, đẹp hơn. Trong kỳ thi học sinh Giỏi viết chữ đẹp cấp Trường, lớp 1E được 3 em đạt học sinh Giỏi viết chữ đẹp cấp Trường. Có những em trước viết xấu, sai nhiều lỗi chính tả nay đã có tiến bộ như Nguyễn Thịnh Hưng, Kiều Vũ Như Mai, Nguyễn Quỳnh An. Kết quả thu được qua bài viết của lớp 1E: Mức độ Sĩ số Thời gian kiểm tra Hoàn thành Chưa hoàn thành 38 Đầu năm 25 13 Cuối học kì 1 31 7 Cuối năm 37 1 (KT) Từ kết quả trên so với kết quả khảo sát lần trước tôi thấy tỷ lệ bài viết của học sinh tăng lên rõ rệt, tỷ lệ bài viết không còn yếu kém. Điều đó chứng tỏ.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> rằng, những biện pháp tôi đề xuất có tính khả thi cao. Do đó biện pháp mà tôi đề xuất có thể đem ứng dụng trong thực tế dạy học ở trường Tiểu học Tam Hưng, có thể đem lại hiệu quả tích cực. 6. Bài học kinh nghiệm: Có được kết quả như vậy do sự cố gắng của giáo viên đã tìm được đúng nguyên nhân viết sai chính tả của học sinh. Giáo viên gương mẫu khắc phục những mặt còn hạn chế của bản thân: Đọc, viết, nói đúng, phát âm chuẩn. Giáo viên đã kết hợp chặt chẽ phương pháp giảng dạy cộng với lòng nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, luôn làm với tinh thần trách nhiệm cao. Luôn luôn quan tâm đến học sinh tìm ra những biện pháp tích cực, tác động kịp thời. Chính vì thế nên kết quả thu được thể hiện qua từng bài viết của học sinh. Qua đây tôi thấy giáo viên nắm được đặc điểm tâm lý, nắm được thực trạng và nguyên nhân dẫn tới sai lầm của học sinh. Từ đó có những biện pháp khắc phục kịp thời thì kết quả sẽ đạt được như mong muốn. Qua đó chứng tỏ sự nghiêm khắc, khắc phục những hạn chế của bản thân, tìm ra những phương pháp dạy đúng nên chất lượng ngày càng cao. Kết quả thu được còn cho thấy rõ sự nỗ lực của học sinh, chứng tỏ sự cố gắng trong học tập, có tinh thần tự giác, tích cực, kiên trì, cẩn thẩn nên các em đã phân biệt được cách phát âm của giáo viên để viết đúng. Do vậy số lượng học sinh khá giỏi ngày một tăng. Chất lượng viết chính tả tăng lên là một điều đáng mừng, đáng tự hào và là điều kiện thúc đẩy các môn học khác. Cho nên đọc, viết đúng chính tả là yêu cầu khẩn thiết. Nó là cơ sở, là phương tiện, là công cụ nối liền giữa các môn học với nhau. Học sinh viết đúng chính tả còn có tác dụng giáo dục ý thức, phát triển tư duy, góp phần và việc : “Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt”. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận: Việc dạy chính tả, viết chính tả ở trường Tiểu học là việc làm hết sức quan trọng và không thể thiếu được đối với giáo viên với mỗi học sinh. Phát âm đúng, đọc đúng, viết đúng sẽ là tiền đề cho các em hiểu được khi học tập, trong giao tiếp cuộc sống. Nó là nền móng vững chắc cho các em học lên cấp trên được tốt hơn..
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Chính vì điều đó người giáo viên Tiểu học cần trao dồi vốn sống, vốn hiểu biết của mình, luôn học hỏi, khám phá những điều mới lạ, để có một vốn kiến thức vững vàng, tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp làm cho các em dễ hiểu, dễ nhớ. Muốn làm được đòi hỏi người giáo viên phải có lòng nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ, luôn làm việc với ý thức vì tương lai của đất nước, vì ngày mai của dân tộc Việt Nam. Người giáo viên luôn tu dưỡng rèn luyện bản thân mình, rèn luyện về chuyên môn và kỹ năng sư phạm: Nói đúng, nói hay, viết đúng, viết đẹp, viết nhanh, sạch sẽ, khoa học, xứng đáng là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Luôn học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn. Học sinh còn nhỏ nên giáo viên phải kiên trì, điềm đạm, chuẩn bị tốt bài trước khi lên lớp. Để giảng dạy tốt phân môn Chính tả giáo viên giảng dạy nhiệt tình, có chất lượng cao, có tinh thần trách nhiệm và tình thương, luôn trao dồi về đạo đức và chuyên môn, thương yêu học sinh, công bằng và đúng mức trước các em, gây niềm tin và hứng thú học tập cho các em. Bản thân tôi ngoài việc thực hiện tốt trách nhiệm mà nhà trường và nhân dân giao, còn phải luôn rèn chữ viết của mình trên mọi lĩnh vực. Để tạo mẫu chữ viết đẹp cho học sinh, học tập và noi theo.. 2. Khuyến nghị: * Đề nghị với trường Tiểu học: Ban giám hiệu cần kiểm tra và đôn đốc thường xuyên việc lên lớp và luyện đọc, luyện viết của giáo viên để giúp học sinh nói, viết chuẩn... * Đề nghị với Phòng và Sở Giáo dục: Cần tổ chức một số chuyên đề cải tiến phương pháp dạy Tiếng Việt nhất là phân môn Chính tả. * Đề nghị với Bộ Giáo dục: Biên soạn và dạy thêm những bài có phụ âm đầu đối lập nhau để học sinh nhận biết, so sánh, giải thích các tiếng khó, từ khó rõ ràng hơn. Biên soạn thêm cuốn sách từ điển Chính tả cho giáo viên và học sinh. Về hướng dẫn chương trình: Cần giải thích nhiều hơn nữa về phương pháp rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh Tiểu học..
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Về chương trình: Cần tăng giờ viết Chính tả (nghe – viết) cho học sinh hàng tuần. Hoàn thành tốt đề tài này tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng các thầy, cô giáo và các em học sinh trường Tiểu học Tam Hưng. Song do thời gian nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu còn hẹp, không sao tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong các cấp lãnh đạo đóng góp ý kiến thêm để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn, phạm vi áp dụng được nhiều hơn. Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết không sao chép nội dung của người khác. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Tam Hưng, ngày 10 tháng 4 năm 2016. Người viết sáng kiến kinh nghiệm:. Quách Thị Lan Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG TRƯỜNG TIỂU HỌC TAM HƯNG. Chủ tịch Hội đồng. (Ký và đóng dấu). Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI.
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Chủ tịch Hội đồng. (Ký và đóng dấu). TÀI LIỆU THAM KHẢO STT 1 2 3 4 5 6 7. TÊN TÀI LIỆU Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt. Từ điển Tiếng Việt – Viện ngôn ngữ học, tháng 7/1992 Từ điển Chính tả - Hoàng Phê – NXB Đà Nẵng, 1995 Tạp chí giáo dục Tiểu học Sách giáo viên, sách giáo khoa Tiếng Việt 1 Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học – Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, năm 2009 Dạy học Chính tả ở Tiểu học – Hoàng Văn Thung, Đỗ Xuân Thảo.
<span class='text_page_counter'>(23)</span> PHỤ LỤC PHẦN Phần I 1 2 3 4 5 Phần II 1 2 3 4 B. pháp 1 B. pháp 2. TÊN. ĐẶT VẤN ĐỀ Lí do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Đối tượng, thời gian nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu: Kế hoạch nghiên cứu: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI Cơ sở lí luận Khảo sát thực tế. Số liệu điều tra trước khi thực hiện. Những biện pháp thực hiện: Phương pháp dạy học: Các cách rèn kỹ năng viết chính tả và biện pháp khắc phục một số lỗi chính tả phổ biến của học sinh lớp 1 trường Tiểu học Tam Hưng. 1 Các lỗi chính tả thường mắc, nguyên nhân mắc lỗi, biện pháp khắc phục sai lỗi chính tả của học sinh. 2 Quy tắc chính tả. 3 Kết hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh. B. pháp 3 Biện pháp thứ ba: Xây dựng quy trình dạy chính tả hợp lý. B. pháp 4 Biện pháp thứ tư: Xây dựng hệ thống bài tập phù hợp với thực tế. 5 Kết quả thực hiện có đối chứng so sánh.. TRANG 1 1 2 3 3 3 4 4 4 6 6 7 9. 9 12 13 13 15 18.
<span class='text_page_counter'>(24)</span> 6 Phần III 1 2. Bài học kinh nghiệm. KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ Kết luận Khuyến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC. 19 20 20 21 22 23.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc --------------***--------------. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Những biện pháp hữu hiệu khi dạy Chính tả cho học sinh lớp 1”.. SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên: Quách Thị Lan Ngày tháng năm sinh: 06 – 10 – 1968 Năm vào ngành: 1987 Chức vụ: Giáo viên Nhiệm vụ được giao: Chủ nhiệm lớp 1E Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tam Hưng Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học. Trình độ chính trị: Sơ cấp Khen thưởng : Nhiều năm là chiến sĩ thi đua cấp Cơ sở.
<span class='text_page_counter'>(26)</span>
<span class='text_page_counter'>(27)</span>