Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NHỰA ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.43 KB, 71 trang )

GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ SÀI GÒN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN
NHỰA ĐỒNG NAI
1
GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính
STT HỌ VÀ TÊN CÔNG VIỆC
1 Đỗ Thị Mỹ Ngân - Làm tổng quan ngành nhựa
- Tổng hợp, bổ sung hoàn thiện phần giới
thiệu Công ty nhựa Đồng Nai và Tổng quan
ngành nhựa.
- Làm bảng cân đối kế toán
- Phân tích tỷ số tài chính, tìm nguyên nhân
- Tổng hợp bài, thiết kế Word
2 Đặng Ngọc Bích - Tổng quan ngành nhựa
- Làm bảng lưu chuyển tiền tệ
- Tổng hợp sửa lỗi các bảng tính Excel
- Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ, tìm
nguyên nhân.
3 Vũ Thị Huệ - Giới thiệu công ty nhựa Đồng Nai
- Làm bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh
- Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, tìm nguyên nhân.
4 Trần Thị Nga - Làm bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh
- Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh


doanh, tìm nguyên nhân.
5 Nguyễn Hồng Yến Ngọc - Tìm kiếm thông tin tổng hợp phần Tổng
quan ngành nhựa và giới thiệu công ty nhựa
Đồng Nai
- Làm bảng lưu chuyển tiền tệ
- Điểm mạnh, điểm yếu công ty
- Viết lời mở đầu
6 Phan Ngọc Thanh Linh - Tìm kiếm thông tin làm phần giới thiệu
công ty nhựa Đồng Nai
- Làm bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh
- Khó khăn, thuận lợi của nhóm
7 Nguyễn Huỳnh Diễm Thi - Làm bảng cân đối kế toán
- Làm bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh
- Tính tỷ số tài chính của công ty và đối thủ
cạnh tranh công ty Rạng Đông
- Phân tích bảng cân đối kế toán, tìm nguyên
nhân
2
GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính
- Phân tích bảng hoạt động kinh doanh
8 Nguyễn Phạm Thành Huy - Làm bảng cân đối kế toán
- Tính các tỷ số tài chính công ty
- Phân tích bảng cân đối kế toán, tìm nguyên
nhân
- Làm mục lục.
- Viết đề xuất.
3
GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính

Mục lục
4
GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính
Lời mở đầu
Ngành nhựa Việt Nam có khoảng 2.000 DN với qui mô sản xuất bao gồm cả lớn
lẫn nhỏ, trong đó có cả DN có vốn đầu tư nước ngoài. Hầu hết các DN nhựa Việt Nam
đều tập trung tại miền Nam và 95% là DN hoạt động trong lĩnh vực tư nhân. Sản phẩm
của DN nhựa Việt Nam chủ yếu tập trung nhiều nhất vào nhựa gia dụng, và nhựa bao bì.
Trong những năm qua, rất nhiều DN đã và đang đổi mới tư duy, mạnh dạn đầu
tư đón đầu những công nghệ hiện đại, mở rộng nhà xưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh
và sản xuất. Hiện công nghệ hiện đại của ngành nhựa trong nước có thể bắt nhịp được các
ngành kinh tế kỹ thuật nhựa như: Công nghệ sản xuất vi mạch điện tử bằng nhựa, DVD,
CD, chai 4 lớp, chai Pet, Pen, màng ghép phức hợp cao cấp BOPP… Nhiều công nghệ
hiện đại cũng đã được các DN nhựa Việt Nam đầu tư như Công nghệ ép phun (Injection
Technology), Công nghệ đùn thổi (Blowing Injection Technology), Công nghệ đùn đẩy
liên tục (Profile)…
Ngoài ra ngành nhựa Việt Nam còn có thể cung cấp cho thị trường nhiều sản
phẩm đặc trưng kỹ thuật cao như ống chịu áp lực cao HDPE đường kính đến 500 mm,
ống nhựa uPVC, tấm lợp, tấm cách nhiệt kim loại phủ màng nhựa… và đa dạng hóa
được sản phẩm như bao bì màng mỏng, bao bì dệt, màng phủ nông nghiệp, một số phụ
tùng nhựa của xe máy, ô tô, cấu kiện điện tử, sản phẩm compozit sợi thủy tinh…
Một trong những công ty nhựa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường nhựa Việt
Nam hiện nay là công ty cổ phần nhựa Rạng Đông trong những năm qua cùng với sự phát
triển chung của thị trường nhựa Việt Nam, công ty cổ phần nhựa Rạng Đông cũng đã
không ngừng mở rộng sản xuất và đa dạng hoá chất lượng cũng như chủng loại sản
phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Với
khoảng thời gian hơn 50 năm kinh nghiệm về sản phẩm và thị trường sản phẩm
nhựa,Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông luôn là một trong những doanh nghiệp tiên
phong trong ngành nhựa Việt Nam.
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP

NHỰA ĐỒNG NAI
5
GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính
1. Hồ sơ doanh nghiệp:
 Tên pháp định: Công ty cổ phần nhựa Đồng Nai
 Tên quốc tế : DONGNAI PLASTIC JOINT STOCK COMPANY
 Viết tắt: DONAPLASTIC
 Trụ sở chính: Đường số 9, KCN Biên Hòa 1, Tp. Biên Hòa,Tỉnh Đồng Nai
 Công ty con: Công ty cổ phần nhựa Đồng Nai miền Trung.
 Điện thoại: +84-(0)61-383.62.69
Fax: +84-(0)61-383.61.74 gành
Email:
Website:
 Lĩnh vực: XÂY DỰNG & VẬT LIỆU
 Ngành: NGUYÊN VẬT LIỆU XÂY DỰNG & THIẾT BỊ LẮP ĐẶT
1. Lịch sử hình thành
- Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai tiền thân là Công ty Diêm Đồng Nai được thành lập
từ năm 1993.
- Năm 1998, Công ty Diêm Đồng Nai được đổi tên thành Công ty Nhựa Đồng Nai.
- Năm 2003, Công ty đã tiến hành cổ phần hoá và chính thức hoạt động theo hình thức
công ty cổ phần từ ngày 02/01/2004 theo giấy CNĐKKD số 4703000083 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp với số vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 3 tỷ
đồng. Vốn điều lệ của Công ty Nhựa Xây dựng Đồng Nai đến thời điểm hiện nay là
20 tỷ đồng.
- Ngày 28/11/2006, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp Giấy phép niêm
yết số 85/ UBCK-GPNY cho phép Công ty cổ phần Nhựa Xây dựng Đồng Nai
(DONAPLAST) niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ
Chí Minh. Theo kế hoạch, DONAPLAST sẽ chính thức giao dịch vào ngày
20/12/2006 với mã chứng khoán là DNP, đây là công ty thứ 69 niêm yết cổ phiếu
trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo nghị quyết ĐH cổ đông thường niên

2007, công ty đã phát hành bổ sung 2.000.000 cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 20 tỷ
6
GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính
lên 40 tỷ đồng. Ngày 02.04.08 vừa qua đã chính thức niêm yết và giao dịch trên sàn
của sở giao dịch Tp. HCM số cổ phiếu đã bổ sung thêm.
- Ngày 09/07/2008, Công ty cổ phần nhựa xây dựng Đồng Nai đổi tên thành Công ty
cổ phần nhựa Đồng Nai để củng cố thương hiệu của mình.
- Ngày 18/10/2008 triển khai hệ thống mạng văn phòng điện tử kết nối toàn bộ hệ
thống văn phòng, xí nghiệp và chi nhánh.
- Ngày 17/6/2009 công ty chuyển sang niêm yết cổ phiếu trên sàn Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội.
2. Chặng đường phát triển
Công ty Cổ phần nhựa Đồng Nai được thành lập từ năm 1975 chuyên sản xuất các
loại Sản phẩm Ống nhựa uPVC, Ống nhựa HDPE và Phụ kiện UPVC, HDPE theo Hệ
thống Kiểm soát chất lượng ISO 9001-2008:
• 1975: Công ty Nhựa Đồng Nai, tiền thân là Công ty Diêm Đồng Nai, được thành
lập từ năm 1975 vơi tư cách là doanh nghiệp quốc doanh trực thuộc Bộ Công
Nghiệp.
• 1996: Bắt đầu sản xuất ống Nhựa từ 1996 và là thành viên của Tổng Công ty Nhựa
Việt Nam cùng với Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong.
• 2004: Vào năm 2004 Công ty được Cổ phần hóa thành công ty đại chúng được
niêm yết trên HNX với cổ phiếu DNP.
• 2006: Xây dựng nhà máy thứ 2 (Nhựa Đồng Nai Miền trung) tại tỉnh Quảng Nam.
• 2008: Nhựa Đồng Nai trở thành nhà sản xuất ống nhựa ĐẦU TIÊN tại Việt Nam
sản xuất Ống HDPE 1000mm.
• 2009: Đầu tư nâng cấp khả năng sản xuất toàn diện: uPVC 21mm-500mm; HDPE
25mm - 1000mm và nâng công suất Nhà máy lên 3000 tấn / tháng.
• 2010: Nhựa Đồng Nai trở thành nhà sản xuất Ống Nhựa trong TOP 5 tại thị trường
Việt Nam. Đạt quy mô doanh thu hàng năm 500 tỷ VNĐ với tổng tài sản 350 tỷ
đồng.

7
GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính
• 2012: Thành lập chi nhánh Hà Nội và Văn phòng tại Vinh
3. Quá trình phát triển:
Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty Nhựa Đồng Nai là sản xuất
kinh doanh các sản phẩm, vật tư nguyên liệu và các chất phụ gia ngành nhựa. Ngoài ra
còn sản xuất kinh doanh các sản phẩm khác như Diêm quẹt nội địa và xuất khẩu, gia
công may mặc, phụ kiện bằng gang dùng cho ngành nước, xây lắp cấp thoát nước.
Trong quá trình hoạt động, vừa sản xuất vừa tích luỹ cho tái đầu tư, đến nay công
ty đã hoàn thiện toàn bộ cơ sở hạ tầng: Văn phòng, nhà xưởng, đường nội bộ trong diện
tích gần 03 ha. Hiện nay, công ty đã sản xuất được nhiều loại sản phẩm khác nhau để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường như: Nhóm sản phẩm ống nhựa uPVC, HDPE
dùng cho công nghiệp, xây dựng và cấp thóat nước. Nhóm sản phẩm túi xốp và bao bì
nhựa-màng nhựa các loại từ HDPE, LDPE, PP dùng cho siêu thị, xuất khẩu, nông
nghiệp, địa chất, xây dựng và giao thông, công nghiệp thực phẩm Trong đó, một số sản
phẩm cũng đã được xuất khẩu sang các nước châu Âu, Mỹ và châu Á.
Trong những năm gần đây, sản phẩm chủ yếu của Công ty là ống nhựa uPVC và
ống nhựa HDPE được khách hàng và các nhà thầu xây lắp Cấp thoát nước, xây dựng điện
và Bưu chính viễn thông đánh giá cao về chất lượng cũng như dịch vụ. Hiện tại, sản
phẩm ống nhựa của chúng tôi đang được sử dụng cho hầu hết các công trình của Tổng
Cty cấp nước TP. HCM, khẳng định được tầm mức chất lượng cao và nhờ đó uy tín của
thương hiệu DNP ngày càng nâng cao.
Nhằm khai thác triệt để những lợi thế về tài sản thương hiệu cũng như dựa vào đặc
điểm của sản phẩm ngành nhựa là cồng kềnh, khó vận chuyển, Công ty đã chọn phương
án tập trung đầu tư đa dạng hoá các loại sản phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm có lợi thế
cạnh tranh về mặt địa lý, có nhu cầu lớn trong các ngành công, nông nghiệp, thuỷ sản
tại miền Bắc, miền Trung, Tây nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Riêng về sản phẩm
ống nhựa, chúng tôi đã có hàng trăm khách hàng trên thị trường nói trên trong đó có các
khách hàng quan trọng như Vinaseen, Sawaco,…
8

GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính
2. Hội đồng quản trị.
1. Cơ cấu tổ chức.
Trong năm 2012, HĐQT nhiệm kỳ mới năm 2012-2017 và có sự thay đổi về nhân sự
như sau:
- Ông Nguyễn Lưu Thụy Chủ tịch HĐQT
- Ông Vũ Đình Độ Phó Chủ tịch HĐQT
- Ông Lê Huy Phương Thành viên HĐQT
- Ông Nguyễn Phú Túc Thành viên HĐQT
- Ông Nguyễn Xuân Nam Thành viên HĐQT
2.2 Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát Công ty gồm 3 thành viên, trong đó có 1 người trong Ban Kiểm soát
công ty có chuyên môn về Tài chính - Kế toán. Cụ thể:
• Ông Mai Hữu Đạt Trưởng Ban Kiểm soát
• Ông Tống Đức Vinh Thành viên Ban Kiểm Soát
• Bà Vũ Thị Thục Hiền Thành viên Ban Kiểm Soát
2.3 Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu.
Tổng số vốn điều lệ tính đến năm 2012 là 34.276.370.000 đồng. Cơ cấu vốn của
Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai như sau:
9
GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính
Chỉ tiêu VNĐ Tỷ lệ % Số
lượng cổ
đông
Tổ
chức

nhân
Tổng vốn điều lệ 34.276.370.000 100.00 730 32 698
Cổ đông nắm giữ trên

5% có quyền biểu quyết
20.625.000.000 60.17 5 0 5
Cổ đông nắm giữ từ 1%
đến 5% có quyền biểu
quyết
7.719.500.000 22.52 10 2 8
Cổ đông nắm giữ dưới
1% có quyền biểu quyết
5.931.870.000 17.31 715 30 685
3. Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ phòng ban
1. Cơ cấu tổ chức.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY
10
GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính
11
GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ PHẬN CHỨC NĂNG
12
GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính
2. Thông tin về cơ cấu lao động.
- Tổng số lao động : 260 người
- Trình độ đại học trở lên: 21 người chiếm 8,07%
- Trình độ cao đẳng: 14 người chiếm 5,38%
- Trình độ trung cấp công nhân kỹ thuật: 20 người chiếm 7,69%.
- Lao động phổ thông: 205 người chiếm 78,8%.
3. Chính sách cho người lao động.
Nguồn nhân lực là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Ý thức được điều này Công ty
luôn chú trọng đến các chế độ, chính sách chăm lo cho người lao động. Ngoài những
chính sách chế độ theo quy định của Nhà Nước, Công ty còn áp dụng các chính sách
riêng có lợi cho người lao động như chính sách lương khi nghỉ thai sản, ốm đau, hiếu hỉ,

chính sách nghỉ dưỡng du lịch hàng năm… nhằm khuyến khích người lao động gắn bó và
là động lực để họ cống hiến tốt hơn cho Công ty.
Mặc dù trong năm qua tình hình sản xuất kinh doanh của công ty gặp không ít khó
khăn nhưng Ban Giám đốc công ty cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích, động viên
cán bộ công nhân viên công ty gắn bó, làm việc tại công ty. Vào các ngày lễ như 30/4,
2/9, Tết Dương lịch, Tết Âm lịch công ty trích quỹ thưởng cho CBCNV.
Hằng năm Công ty trang bị mới đồng phục và các phương tiện bảo hộ lao động cho
các bộ phận phù hợp với công việc, đảm bảo sự an toàn trong sản xuất. Công ty đã nâng
cấp nhà Bếp ăn tập thể đảm bảo cung cấp suất ăn đủ dinh dưỡng và sức khỏe, sử dụng Tủ
nhiệt chưa khay cơm và Văn phòng thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
theo quy định của các cơ quan chức năng, không để xảy ra trường hợp ngộ độc thực
phẩm nào. Ngoài ra Công ty còn thực hiện một số chính sách khác:
- Tặng quà ngày Tết thiếu nhi, Trung thu cho toàn thể con em cán bộ công nhân
viên Công ty.
- Tặng quà ngày 8/3, ngày 20/10 cho các cán bộ công nhân viên nữ.
- Ưu tiên tuyển dụng thân nhân người lao động tại Công ty đạt yêu cầu vị trí chuyên
môn công việc.
4. Lĩnh vực kinh doanh
13
GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính
Ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm: sản xuất ống nhựa, phụ kiện và các sản
phẩm nhựa; sản xuất kinh doanh diêm quẹt, sản phẩm may mặc xuất khẩu, vật liệu xây
dựng công nghệ mới; xây dựng các loại nhà lắp ghép, các công trình điện nước; kinh
doanh du lịch lữ hành nội địa và các dịch vụ du lịch khác; kinh doanh mua bán vật tư
nguyên liệu phục vụ sản xuất của doanh nghiệp; xây dựng các công trình dân dụng, công
nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, cập thoát nước; san lấp mặt bằng; kinh doanh đại lý bưu
điện
5. Vị thế
Công ty cổ phần nhựa Đồng Nai được đánh giá là doanh nghiệp có quy mô vừa (với
sản lượng tiêu thụ 4.000 tấn/năm chiếm tỷ lệ khoảng 4% thị phần ống nhựa xây dựng cả

nước) so với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước (sau các doanh nghiệp như Cty CP
Nhựa Tiền Phong (25.000 tấn), Cty CP Nhựa Bình Minh (21.000 tấn), Cty nhựa Đạt Hoà
(12.000 tấn), Cty Nhựa Minh Hùng (10.000 tấn), Cty Nhựa Đệ Nhất (7.000 tấn) và Cty
Nhựa Tân Tiến (5.000 tấn).
6. Giới thiệu sản phẩm
 Ống HDPE:
Ống HDPE được kiểm soát bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9002.Thiết kế và sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 4427, DIN 8074 với đường kính
từ, đạt cấp áp lực lên đến 16 bar. Sản phẩm được kiểm tra chất lượng tại trung tâm kỹ
thuật đo lường chất lượng III.
Các phụ kiện đồng bộ của hãng UHM, DURAPIPE của Thái Lan cho các kiểu nối
bằng joint thúc. Hãng CHAOWEI ENGINEERING PLASTICS của China cho các kiểu
hàn nhiệt, hàn điện. Cùng với thiết bị hàn ống đảm bảo cho việc lắp nối.
Lĩnh vực áp dụng:
• Cấp nước và nước ngầm.
• Xử lý nước thải công nghiệp và thoát nước
• Xây dựng dân dụng và xây dựng điện
• Bưu chính viễn thông
• Vận chuyển các dung dịch có tính ăn mòn
• Dẫn nước và tưới tiêu.
 Ống uPVC:
14
GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính
Ống nhựa uPVC của Công Ty Cổ Phần Nhựa Đồng Nai sản xuất theo tiêu chuẩn
quốc tế và tiêu chuẩn của Việt Nam như sau:
• Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 6144, TCVN 6036, TCVN 6145
• Tiêu chuẩn quốc tế: ISO 4422, ISO 161, ISO 1167
• Tiêu chuẩn Mỹ: ASTM D 2241
• Tiêu chuẩn Anh: BS 3505
Với các qui cách ống từ đường kính 21 đến 400mm và đạt cấp áp lực từ 6 :- 15

bar. Sản phẩm được đăng ký chất lượng tại "Trung Tâm Đo Lường Chất Lượng Khu
Vực III".
• Lĩnh vực áp dụng:
• Dẫn nước uống, nước ngầm.
• Dẫn nước trong công nghiệp.
• Dẫn nước xử lý nước thải công nghiệp, ống thoát.
• Xây dựng dân dụng, xây dựng điện.
• Bưu điện và viễn thông.
• Vận chuyển dung dịch hóa chất
 Phụ kiện ống :
• Phụ kiện PVC-Loại Đức
• Phụ kiện HDPE-Loại Đức
• Phụ kiện HDPE-Loại vặn ren
• Phụ kiện HDPE-Loại hàn
 Túi nhựa bao bì:
• Túi rút dây cuộn liên tục
• Túi T-Shirt Loose
• Túi T-Shirt Block
• Túi miệng bằng
• Túi có quai
7. Định hướng phát triển.
1. Các mục tiêu chủ yếu của công ty.
Phấn đấu trở thành nhà sản xuất ống nhựa và túi bao bì tốp đầu tại Việt Nam theo các tiêu
chí sau:
- Dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật tốt nhất.
- Sản phẩm chất lượng cao và ổn định.
- Sản phẩm phong phú về chủng loại.
- Giá cả cạnh tranh.
7.2 Chiến lược phát triển trung và dài hạn.
15

GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính
7.2.1 Chiến lược về sản phẩm:
- Đa dạng hóa sản phẩm ống và bao bì, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Duy trì và nâng cấp hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2008.
- Tập trung quản lý toàn diện trong các lĩnh vực, tối đa hóa lợi nhuận trong kinh
doanh, trong đó tập trung vào những sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao.
- Có chiến lược dự trữ nguyên liệu, thành phẩm hợp lý, khoa học nhằm tiết giảm
chi phí hàng tồn kho. Căn cứ vào nhu cầu đặt hàng, lập kế hoạch nhập hàng phù hợp.
7.2.2 Chiến lược đầu tư công nghệ:
- Trong năm 2013, tiếp tục cải tiến các máy móc thiết bị hỗ trợ cho công tác sản
xuất nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu của khách hàng.
- Đẩy mạnh tăng năng suất lao động, ổn định chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ phế
phẩm
7.2.3 Chiến lược tài chính:
Chủ động công bố minh bạch thông tin để cung cấp kịp thời cho các nhà đầu tư để
nắm được hoạt động kinh doanh của công ty. Đặc biệt là thông tin về tình hình tài
chính của công ty
7.2.4 Chiến lược nhân sự:
- Đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân bao gồm việc đào tạo về sản phẩm, chất
lượng, tuân thủ quy trình.
- Nâng cao trình độ quản lý cho các cán bộ. Sử dụng lao động có chuyên môn
nghiệp vụ trong các phòng ban xí nghiệp.
8. Định hướng triển vọng tương lai:
Năm 2013, nền kinh tế của Việt Nam được dự báo là sẽ tiếp tục gặp nhiều khó
khăn trong nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế của Chính phủ. Với việc ưu tiên kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế xã hội và cải tổ sâu rộng nền kinh tế quốc gia, tăng trưởng kinh tế
năm 2013 được dự báo sẽ khó có khả năng đạt được mức tăng trưởng cao (dự báo vào
khoảng 5,5-6%). Bên cạnh đó, vấn đề lãi suất trong nước đã giảm nhưng vẫn còn cao so
với khu vực, thế giới là rào cản rất lớn để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đặc
biệt là các doanh nghiệp bất động sản và xây dựng.

16
GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính
Nhìn nhận từ khó khăn trên của nền kinh tế, chúng ta có thể nhận định rằng viễn
cảnh không mấy sáng sủa của ngành bất động sản và xây dựng cũng như chính sách thắt
chặt tiền tệ, giảm đầu tư công của Chính phủ sẽ là rào cản lớn ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nhựa đặc biệt là các doanh nghiệp
nhựa vật liệu xây dựng. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ của các doanh nghiệp trong ngành
sẽ bị ảnh hưởng đáng kể từ chính sách thắt chặt tiền tệ, giảm chi tiêu đầu tư công cũng
như tình hình ảm đạm của ngành xây dựng, bất động sản. Theo chiến lược phát triển
ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 do Bộ Công Thương phê
duyệt vào ngày 17/06/2011, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân
giai đoạn 2011-2015 sẽ vào khoảng 17,56%/năm, đồng thời theo đó giảm dần tỷ trọng
các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm sản phẩm
nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật.
Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, mức tăng trưởng của ngành
nhựa trong năm 2013 sẽ chỉ ở mức 8%-12% thấp hơn so với trung bình các năm trước và
thấp hơn mục tiêu tăng trưởng như trong quy hoạch ngành nhựa. Mặc dù vậy nhu cầu
tăng về các sản phẩm trong ngành nhựa từ các nước trong khu vực sẽ là động lực quan
trọng giúp doanh nghiệp nhựa trong nước tìm kiếm thị trường xuất khẩu và giảm mức
nhập siêu của ngành. Đây thực sự là cơ hội mở rộng thị trường cho ngành nhựa Việt nam
nói chung và cho DNP nói riêng để từ đó khẳng định vị thế của mình.
II. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NHỰA
1. Vị trí của ngành
Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa hoặc polymer, xuất hiện từ lâu đời và được dùng làm
vật liệu sản xuất nhiều loại vật dụng góp phần quan trọng vào phục vụ đời sống con
người cũng như phục vụ cho sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực kinh tế khác như:
điện, điện tử, viễn thông, giao thông vận tải thủy sản, nông nghiệp v.v. Cùng với sự phát
17
GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính
triển của khoa học công nghệ, chất dẻo còn được ứng dụng và trở thành vật liệu thay thế

cho những vật liệu truyền thống tưởng chừng như không thể thay thế được là gỗ, kim
loại, silicat v.v. Do đó, ngành công nghiệp Nhựa ngày càng có vai trò quan trọng trong
đời sống cũng như sản xuất của các quốc gia.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, ngành công nghiệp Nhựa dù còn non trẻ so với
các ngành công nghiệp lâu đời khác như cơ khí, điện-điện tử, hoá chất, dệt may v.v.
nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ngành Nhựa đã và đang
trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong kế hoạch phát triển kinh tế.
Đóng góp vào sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam trong thời gian qua phải
kể đến các ngành công nghiệp, bao gồm cả ngành Nhựa. Trong hơn mười năm qua,
ngành Nhựa Việt Nam đã phát triển với tốc độ khá nhanh với tốc độ tăng trưởng hàng
năm đạt 15 – 25%. Đây có thể nói là một mức phát triển khá ấn tượng đối với một ngành
công nghiệp vẫn còn non trẻ.
Ngành Nhựa của Việt Nam phát triển trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm sản phẩm
bao bì nhựa, sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng, sản phẩm nhựa gia dụng và sản phẩm
nhựa kỹ thuật cao.
Năm 2007, ngành Nhựa sản xuất và tiêu thụ gần ba triệu tấn sản phẩm. Nếu sản
phẩm nhựa tính trên đầu người năm 1990 chỉ đạt 3,8 kg/năm thì nay đã tăng lên 22,1
kg/năm. Mức tăng này cho thấy nhu cầu sử dụng sản phẩm của ngành Nhựa ở trong nước
ngày một tăng lên. Nhiều doanh nghiệp tạo dựng được những thương hiệu sản phẩm uy
tín trong nước như: ống nhựa của Bình Minh, Tiền Phong, Minh Hùng; bao bì nhựa của
Tân Tiến, Vân Đồn;chai PET và chai ba lớp của Oai Hùng, Ngọc Nghĩa, Tân Phú v.v.
Không chỉ được tiêu thụ mạnh mẽ tại thị trường nội địa, ngành Nhựa còn đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2000, xuất khẩu các sản
phẩm từ plastic mới đạt 95,5 triệu USD. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm
nhựa đã tăng liên tục qua các năm. Đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của ngành Nhựa
đạt 725 triệu USD, tăng 51,4% so với năm 2006 và tăng gấp gần 8 lần so với năm 2000.
Trong tổng số kim ngạch xuất khẩu năm 2007, phần tăng trưởng do tăng về sản
lượng chiếm khoảng 406,5 triệu USD (chiếm 56,1% tổng kim ngạch xuất khẩu) và phần
18
GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính

tăng do giá nguyên liệu khoảng 318,5 triệu USD. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh
trong những năm vừa qua, nhựa được đánh giá là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu nhanh nhất cả nước (chỉ đứng thứ tư sau cơ khí, hạt tiêu và cà phê). Sự tăng mạnh
của kim ngạch xuất khẩu cho thấy các sản phẩm nhựa của Việt Nam đang được nhiều
nước trên thế giới sử dụng và từng bước khẳng định vị trí quan trọng của ngành Nhựa
trong sự phát triển chung của toàn ngành công nghiệp.
Ngành sản xuất sản phẩm nhựa là một trong những ngành công nghiệp đang phát
triển nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm trở lại đây
là 15 – 20%. Tổng doanh thu của ngành năm 2008 đạt 5 tỷ USD, tăng 26% so với cùng
kỳ năm trước. Việt Nam sản xuất rất nhiều chủng loại sản phẩm nhựa bao gồm sản phẩm
đóng gói, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện và điện tử, linh kiện xe máy và ô tô
và các linh kiện phục vụ cho ngành viễn thông và giao thông vận tải.
Tiêu dùng trong và ngoài nước tăng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất nhựa
Việt Nam tăng trưởng nhanh trong nhiều năm tới. Chính phủ đã đặt ra kế hoạch tăng
trưởng ngành giai đoạn 2006 – 2010 là 15%/năm. Hiệp hội Nhựa ước tính rằng năm 2009
ngành sản xuất nhựa trong nước sẽ đạt sản lượng là 3,2 triệu tấn, tăng từ 2,3 triệu tấn năm
2008; và kim ngạch xuất khẩu năm 2009 sẽ đạt 1 tỷ USD, tăng 15,9% so với năm 2008.
Việt Nam là nước nhập khẩu ròng nguyên liệu nhựa, các chất phụ gia, máy móc và
thiết bị phục vụ cho ngành sản xuất nhựa. Trung bình hàng năm, Việt Nam nhập khẩu từ
70 đến 80% nguyên liệu nhựa, trong đó có hơn 40 loại nguyên liệu khác nhau và hàng
trăm loại chất phụ gia. Việt Nam nhập khẩu hầu như tất cả các thiết bị và máy móc cần
thiết cho ngành sản xuất nhựa, chủ yếu là từ các nước châu Á và châu Âu.
Trong cơ cấu ngành nhựa Việt Nam hiện nay, nhựa bao bì đang chiếm tỷ trọng lớn
nhất (38%) và cũng là phân ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (66%). Theo xu
hướng thế giới, các doanh nghiệp sản xuất nhựa bao bì, đặc biệt là nhóm sản xuất chai
PET và các sản phẩm nhựa tái chế thân thiện với môi trường có nhiều tiềm năng phát
triển trong các năm tới với tốc độ tăng trưởng hàng năm dự báo trên 20%.
19
GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính
Cơ cấu ngành nhựa Việt Nam -Nguồn: Bộ Công Thương

Ngành Nhựa Việt Nam còn rất nhiều cơ hội để phát triển và sẽ tiếp tục phân hóa
mạnh: Các công ty có chiến lược đúng đắn, đầu tư vào công nghệ và các phân khúc sản
phẩm có tính cạnh tranh cao sẽ tồn tại trong khi các doanh nghiệp nhỏ, công nghệ lạc hậu
sẽ khó có khả năng tồn tại. Với đặc thù sản phẩm mang tính chất của nhóm hàng thiết yếu
nên các doanh nghiệp Nhựa hoàn toàn có khả năng thay đổi giá để duy trì lợi nhuận trước
biến động của các chi phí đầu vào. Các công ty Nhựa lớn như Nhựa Bình Minh, Nhựa
Tiền Phong và một số công ty Nhựa lớn trong các phân khúc khác chuẩn bị niêm yết (như
Nhựa Bảo Vân, Nhựa Ngọc Nghĩa, …) rất phù hợp với chiến lược đầu tư giá trị. Định giá
của ngành nhựa hiện nay thấp hơn trung bình thị trường, tương đối an toàn để xem xét
mua vào.
20
GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính
Kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa (triệu USD)-
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
2. Nhu cầu thị trường:
Kể từ năm 2000 trở lại đây, ngành công nghiệp sản xuất nhựa của Việt Nam đã
duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhờ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khẩu tăng mạnh.
Tiêu thụ nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam năm 1975 chỉ ở mức 1kg/năm và
không có dấu hiệu tăng trưởng cho đến năm 1990. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 trở đi, tiêu
thụ bình quân đầu người đã tăng trưởng đều đặn và đạt ở mức 12kg/năm và đỉnh cao là
năm 2008 là 34kg/người. Chính phủ hy vọng đến năm 2010 sức tiêu thụ bình quân đầu
người sẽ là 40kg/năm. Tiêu thụ sản phẩm nhựa tăng đã tạo ra một làn sóng đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xây dựng, giao thông vận
tải và các ngành sản xuất khác phát triển.
21
GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính
Nguồn: Bộ công thương
Tiêu thụ sản phẩm nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam (đơn vị: kg/người)
Trong khi đó, xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng cũng kích thích sự tăng trưởng của
ngành sản xuất nhựa tại Việt Nam. Nhựa là một trong những mặt hàng xuất khẩu có tốc

độ tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam trong 5 năm trở lại đây.
22
GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính
Theo một số báo cáo, dự báo năm 2009 kim ngạch xuất khẩu nhựa tăng 15,9%.Sản
phẩm nhựa Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn để tạo được vị thế vững chắc trên thị
trường quốc tế. Năm 2008, tổng doanh thu mặt hàng nhựa toàn cầu khoảng 400 tỷ USD
trong số đó, nhựa vật liệu chiếm 50%, nhựa bán thành phẩm chiếm 25% và 25% là nhựa
hoàn chỉnh. Doanh thu nhựa hoàn chỉnh đạt khoảng 100 tỷ USD sẽ tiếp tục mở ra nhiều
cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm nhựa của Việt Nam. Sản phẩm nhựa Việt Nam có vị thế
khá cạnh tranh trên trường quốc tế nhờ vào (1) việc áp dụng các công nghệ sản xuất tiên
tiến; (2) được hưởng những ưu đãi về thuế quan và (3) có khả năng thâm nhập thị trường
tốt.
Nguồn Hiệp hội nhựa Việt nam
Kim ngạch xuất khẩu nhựa của Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2009 (đơn vị: triệu
USD)
Sản phẩm nhựa Việt Nam hiện có mặt tại hơn 55 nước trên thế giới, bao gồm các
nước ở Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Âu và Trung Đông. 10 thị trường xuất khẩu
lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Campuchia, Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Đài
23
GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính
Loan, Malaysia và Philippines. Và hiện có 530 công ty nhựa tại Việt Nam hoạt động
trong lĩnh vực xuất khẩu.
Tham khảo một số thị trường xuất khẩu sản phẩm nhựa đạt kim ngạch cao
Thị trường
Tháng 3/2010
(USD)
SoT2/2010 So T3/2010
Nhật Bản 21,807,579 64% 43%
Mỹ 8,584,888 64% -45%
Hà Lan 4,848,555 51% 61%

Đức 6,001,882 90% 93%
Anh 3,839,701 48% 34%
Campuchia 4,999,245 113% 34%
Malaysia 2,921,517 36% 181%
Philippin 3,136,487 70% 142%
Indonesia 4,409,497 182% 418%
Pháp 2,571,649 117% 39%
Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam
Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất nhựa ngày càng tăng do sự gia tăng mạnh trong
tiêu dùng ở cả trong và ngoài nước, Việt Nam đã phải nhập khẩu nhiều hơn nhựa nguyên
liệu cũng như thiết bị và máy móc sản xuất.
Hiện nay, Việt Nam phải nhập khẩu từ 70-80% nhựa nguyên liệu cần thiết cho
hoạt động sản xuất. Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, chỉ có 300 nghìn tấn nguyên liệu
24
GVHD: Th.S Phạm Hoàng Nhân Phân tích tình hình tài chính
nhựa, chủ yếu là polyvinyl clorua (PVC) và Polyethylene Telephthalete (PET) được sản
xuất trong nước, trong khi toàn ngành cần phải nhập khẩu lên đến 1,6-1,7 tấn nguyên liệu
nhựa mỗi năm cộng với hàng trăm các phụ gia để phục vụ nhu cầu sản xuất. Kim ngạch
nhập khẩu nhựa nguyên liệu của Việt Nam đã tăng 16%/năm từ năm 2000. Trong năm
2008, các công ty nhựa tại Việt Nam nhập khẩu 1,7 tấn nhựa nguyên liệu trị giá khoảng 3
tỷ USD; trong đó, Polypropylene (PP), nhựa polyetylen (PE) và Polystyrene (PS) chiếm
tương ứng khoảng 39%, 27% và 8%.
Kim ngạch nhập khẩu nhựa nguyên liệu của Việt Nam (đơn vị:triệu USD)
Việt Nam nhập khẩu nhựa nguyên liệu chủ yếu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan,
Singapore, Nhật Bản, Malaysia, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ả Rập Xê-út.
Ngoài việc nhập khẩu 70% - 80% nguyên liệu nhựa đầu vào mỗi năm, Việt Nam
nhập khẩu hầu như tất cả các thiết bị và máy móc cần thiết để sản xuất các sản phẩm
nhựa. Phần lớn các thiết bị và các loại máy sản xuất nhựa được nhập khẩu từ một số nước
châu Á bao gồm Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, và Nhật Bản. Ngoài ra, Việt Nam còn
nhập khẩu một số lượng các thiết bị sản xuất nhựa và máy móc từ Đức và Ý. Năm 2008,

nhập khẩu thiết bị sản xuất nhựa và máy móc từ Hoa Kỳ ước tính đạt 2,5% tổng kim
ngạch nhập khẩu.
25

×