Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De Thi Thu vao 10 Vinh Phuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.82 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GD&ĐT</b>


<b>VĨNH TƯỜNG</b> <b> ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2016 - 2017<sub>MÔN: NGỮ VĂN _ LẦN 2</sub></b>

<i>Thời gian 120 phút (không kể thời gian giao đề)</i>



<b>Câu 1 </b>

<i>(3,0 điểm).</i>


Cho đoạn văn:



<i> Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tơi khơng biết.</i>


<i>Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vơ cùng sắc xé khơng khí</i>


<i>ra từng mảnh vụn. Gió. Và tơi thấy đau, ướt ở má.</i>



(Trích

<i>Những ngôi sao xa xôi</i>

, Lê Minh Khuê,

<i>Ngữ văn 9</i>

,

<i>tập2</i>

)


a) Xác định phép liên kết và từ ngữ tương ứng trong đoạn văn trên.



b) Chỉ ra các câu đặc biệt. Nêu tác dụng của các câu đặc biệt trong đoạn trích.


c) Nhân vật xưng “tơi” trong đoạn văn là ai? Nét nổi bật của nhân vật đó là gì?


<b>Câu 2 </b>

<i>(2,0 điểm).</i>



Viết một đoạn văn (khoảng 15 - 20 dòng) bàn về câu tục ngữ

<i>Thương người</i>


<i>như thể thương thân.</i>



<b>Câu 3 </b>

<i>(5,0 điểm).</i>



“Bài thơ

<i>Mùa xuân nho nhỏ</i>

là tiếng lịng tha thiết u mến và gắn bó với thiên


nhiên, với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành được cống hiến


cho đất nước, góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.


Ước nguyện của nhà thơ tuy giản dị mà vô cùng thiêng liêng cao cả, đẹp như mùa


xuân vậy.”



Hãy phân tích bài thơ

<i>Mùa xuân nho nhỏ</i>

của Thanh Hải để làm sáng tỏ nhận



định trên.



<i>Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu.</i>
<i>Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>PHỊNG GD&ĐT</b>


<b>VĨNH TƯỜNG</b>

<b>HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT (LẦN 2)</b>

<b><sub>NĂM HỌC 2016-2017</sub></b>


<b>Môn: Ngữ Văn</b>



<b>Câu 1 </b><i>(3,0 điểm):</i>


a. Xác định phép liên kết và từ ngữ tương ứng trong đoạn văn trên. <i>(1.0 đ)</i>
- Phép lặp: <i>mưa, tôi.</i>


- Phép nối: <i>nhưng, nhưng rồi, và.</i>


- Phép liên tưởng: <i>mưa, gió, mưa đá, lanh canh, ướt</i> ( cùng trường liên tưởng - trời
mưa).


b. Chỉ ra và nêu tác dụng của các câu đặc biệt trong đoạn trích. <i>(1.0 đ)</i>
- Câu đặc biệt: <i>Mưa. Nhưng mưa đá. Gió.</i>-> Liệt kê, thơng báo về sự tồn tại của sự
vật, hiện tượng.


c. Nhân vật xưng “tôi” trong đoạn văn là cơ gái TNXP có tên Phương Định, sống tại
vùng trọng điểm ở Trường Sơn những năm chống Mĩ ác liệt. Đó là một cơ gái có tinh thần
dũng cảm, đặc biệt là tâm hồn trong sáng, mơ mộng, lạc quan, hồn nhiên… dù cuộc sống và
chiến đấu đầy gian khổ, nguy hiểm.


<i> (1.0 đ)</i>


<b>Câu 2 </b><i>(2,0 điểm):</i>


* HS viết được một đoạn văn đúng về mặt hình thức. <i>(0,25 điểm)</i>
* Nội dung phù hợp với yêu cầu của đề với những ý cơ bản sau:


- Giải thích nội dung của câu tục ngữ: giáo dục tình yêu thương con người; đòi hỏi
mỗi người sống phải biết thương người đến mức như thương mình <i>(0,5 điểm)</i>


. - Khẳng định đó là truyền thống đạo lí của dân tộc và là thước đo phẩm giá của mỗi
con người – đưa lí lẽ và dẫn chứng. <i>(0,5 điểm)</i>


- Phê phán những kẻ sống thiếu tình u thương, vơ cảm<i>... (0,25 điểm)</i>
- Liên hệ với bản thân, thế hệ trẻ hiện nay từ đó nêu bài học về nhận thức và hành
động. <i>(0,5 điểm)</i>


<b>Câu 3 </b><i>(5,0 điểm)</i><b>:</b>
<b>Yêu cầu về kĩ năng:</b>


Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm
sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc.
Khơng mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.


<b>Yêu cầu về kiến thức: </b>


Cần làm sáng tỏ được những ý cơ bản sau:
<b>a. Mở bài: </b><i>(0.5 điểm)</i>


<b> Giới thiệu được vài nét về tác giả, đặc biệt hoàn cảnh sáng tác bài thơ </b><i>Mùa xuân nho nhỏ </i>từ
đó nêu vấn đề - bài thơ là tiếng lòng yêu mến thiết tha và gắn bó thiết tha của Thanh Hải với
đất nước, với cuộc đời và ước nguyện chân thành, tuy giản dị mà vô cùng thiêng liêng cao


cả…


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>b.1/ Khổ thơ đầu : </b><i>Bức tranh mùa xuân của đất trời đẹp đẽ, tràn đầy sức sống và cảm xúc</i>
<i>ngây ngất, say sưa của tác giả.</i> <i>(1.0 đ)</i>


+ Bức tranh thiên nhiên mùa xuân với vài nét phác họa: Dịng sơng xanh, bơng hoa tím,
tiếng chim chiền chiện.


Nghệ thuật đổi trật tự cú pháp ở 2 câu thơ đầu, sử dụng tính từ.. vẽ ra bức tranh mùa xuân
với không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm (rất riêng của xứ Huế), với âm thanh vang vọng
vui tươi – đẹp và tràn đầy sức sống.


+ Cảm xúc của nhà thơ: say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời lúc vào
xuân qua nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.


b.2<i>/ Niềm tin yêu, tự hào của nhà thơ trước sức sống của mùa xuân đất nước. )</i>
<i>(1.0 đ)</i>


- Hình ảnh: <i>người cầm súng, người ra đồng</i>, <i>lộc</i> mùa xuân theo họ…


- Cảm nhận sức sống, khí thế của đất nước mùa xuân trong nhịp điệu hối hả, âm thanh xơn
xao.


- Và đất nước được hình dung bằng một hình ảnh so sánh đẹp: Đất nước như vì sao. Cứ đi
lên phía trước).


b.3/ <i>Bài thơ thể hiện tâm nguyện chân thành được cống hiến cho cuộc đời chung, cho đất</i>
<i>nước. (1.5 đ)</i>


- Điều tâm niệm của nhà thơ đó là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước,


cống hiến phần tốt đẹp- dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.


Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên,
giản dị và đẹp.


Đặc biệt sự sáng tạo đặc sắc là hình ảnh <i>mùa xuân nho nhỏ</i>. Hình ảnh ấy cùng với
những hình ảnh cảnh hoa, con chim, nốt nhạc trầm xao xuyến…Tất cả đều mang vẻ đẹp
bình dị khiêm nhường, thể hiện tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ.


Thanh Hải sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ rất tài tình: "Ta làm... ta nhập...",
"dù là tuổi... dù là khi... " làm cho âm điệu thơ, giọng thơ tha thiết, sâu lắng, ý thơ được
khắc sâu và nhấn mạnh. Người đọc xúc động biết bao trước một giọng điệu thơ trữ tình, ấm
áp tình đời như vậy.


- Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương: <i> </i>Câu thơ "Mùa xuân ta xin hát" diễn tả niềm khao
khát bồi hồi của nhà thơ đối với quê hương yêu dấu buổi xuân về. <i> </i>


b.4/ <i>Đánh giá khái quát</i>: <i>(0.5 đ)</i>


- Thể thơ năm chữ, giọng thơ lúc mạnh mẽ, lúc tha thiết ngân vang; ngôn ngữ thơ trong
sáng và biểu cảm, hàm súc và hình tượng. Các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, song
hành đối xứng, điệp ngữ... được vận dụng sắc sảo, tài hoa.


- Tình yêu mùa xuân gắn liền với tình yêu đất nước, quê hương được Thanh Hải diễn tả một
cách sâu sắc, cảm động. Mỗi một cuộc đời hãy là một mùa xuân. Đất nước ta mãi mãi sẽ là
những mùa xuân tươi đẹp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Mùa xuân là đề tài truyền thống trong thơ ca dân tộc. Thanh Hải đã góp cho thơ ca dân
tộc một bài thơ xuân đẹp, đậm đà tình nghĩa.



<b>Lưu ý: </b>

<i>trên đây chỉ là những gợi ý mang tính định hướng. Khi chấm GV cần linh</i>


<i>hoạt, khuyến khích những bài làm sáng tạo, có chất văn.</i>



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×