Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Chi tiet sự phát triển của thai nhi trong 9 thang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.01 KB, 28 trang )

THAI NHI THÁNG ĐẦU TIÊN
Tuần lễ đầu tiên của thai kỳ vẫn nằm trong chu kỳ kinh nguyệt của Bạn. Bởi vì ngày dự sanh của Bạn
được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, tuần lễ này cũng được tính vào 40 tuần lễ mang thai của
Bạn (còn gọi là thai kỳ) cho dù khi đó bé yêu vẫn chưa được hình thành trong bụng mẹ.
Tuần lễ đầu tiên
Sự phát triển của trứng thụ tinh:
Tuần lễ đầu tiên của thai kỳ vẫn nằm trong chu kỳ kinh nguyệt của Bạn. Bởi vì ngày dự sanh của Bạn
được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, tuần lễ này cũng được tính vào 40 tuần lễ mang thai của
Bạn (còn gọi là thai kỳ) cho dù khi đó bé yêu vẫn chưa được hình thành trong bụng mẹ.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Trong suốt quá trình mang thai, tình trạng sức khỏe của Bạn và bé có liên quan chặt chẽ với nhau. Do
vậy, trong khi còn đang chuẩn bị kế hoạch để mang thai, Bạn hãy dành thời gian chăm sóc và chuẩn bị
thật tốt cho cơ thể để có thể thực hiện tốt chức năng làm mẹ sau này. Khi Bạn dự định mang thai, Bạn
nên lưu ý các vấn đề sau:
- Không uống rượu, không sử dụng thuốc bừa bãi và nhất là không được hút thuốc lá. Vì các chất này
có thể là nguyên nhân gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi, bé có nguy cơ mắc phải hội chứng thai
nhi bị nghiện rượu, các vấn đề về hô hấp, bé sinh ra sẽ bị nhẹ cân và rất nhiều các rắc rối nghiêm trọng
khác về sức khỏe.
- Thông báo cho BS biết về tất cả các loại thuốc Bạn đang sử dụng. Bạn nhất thiết phải cẩn trọng khi
sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bởi vì nhiều loại thuốc có thể gây tác động xấu đến thai nhi, như hoạt
chất Isotretinoin, có trong thuốc trị mụn, làm cho thai nhi không phát triển. Một số các loại thuốc thông
dụng khác mà BS có thể cho Bạn biết ngay rằng không được sử dụng bao gồm Aspirin và các loại
thuốc giảm đau có hoạt chất Acetaminophen, các loại thuốc chống trầm cảm, các thuốc chống dị ứng,
kháng sinh như Streptomycin và Tetracycline, các chất kháng đông dùng để chữa rối loạn đông máu,
các thuốc chống động kinh trong điều trị các cơn động kinh. Tốt hơn hết Bạn nên tham khảo ý kiến của
BS khi Bạn quyết định ngưng không sử dụng các toa thuốc này nữa và khi đó BS sẽ cho Bạn biết
những lợi ích và những rủi ro có thể xảy ra khi tiếp tục sử dụng toa thuốc Bạn đang điều trị.
- Duy trì thực đơn hằng ngày với đầy đủ các Vitamin, đặc biệt là Axit folic. Những phụ nữ đang muốn
có thai nên sử dụng ít nhất 0.4 đến 0.8 milligram Axit folic mỗi ngày. Lượng Axit Folic được cung cấp
đầy đủ sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra rủi ro khiếm khuyết về hệ thần kinh cho bé (dị tật sơ sinh gây ra bởi
sự phát triển không hoàn chỉnh của não bộ và hệ tuỷ sống), chẳng hạn như dị tật đốt sống chẻ đôi. Hãy


cho BS biết lượng Axit folic mà Bạn sử dụng mỗi ngày khi Bạn đang chuẩn bị mang thai.
Tuần lễ thứ 2
Sự phát triển của Bé:
Bây giờ Bạn đang nghĩ về một màu hồng dễ thương hay một màu xanh mạnh mẽ vậy? Cho dù Bạn
đang thật sự rất mong chờ để có thể biết được màu sắc nào để trang trí và sơn phết cho căn phòng bé
cưng của Bạn, thì Bạn có biết không giới tính của Bé đã được xác định ngay tại thời điểm thụ thai, vào
cuối tuần lễ đầu tiên. Trong 46 nhiễm sắc thể để tạo nên bộ gen của Bé, có hai nhiễm sắc thể - một từ
tinh trùng và một từ trứng - quyết định giới tính của Bé. Mỗi một trứng có chứa một nhiễm sắc thể X,
mỗi một tinh trùng có thể chứa một nhiễm sắc thể X hoặc một nhiễm sắc thể Y. Nếu tinh trùng có chứa
nhiễm sắc thể X thụ tinh với trứng, Bạn sẽ sinh con gái, còn nếu tinh trùng đó chứa nhiễm sắc thể Y,
Bạn sẽ có một Bé trai.
Vào tuần lễ thứ hai, mặc dầu vừa mới được thụ tinh nhưng trứng vẫn hoạt động một cách liên tục.
Trứng thụ tinh sẽ thực hiện quá trình nhân đôi. 30 tiếng sau khi thụ tinh, hợp tử sẽ phân chia làm đôi,
sau đó là 4, sau nữa là 8 và cứ thế cứ nhân đôi liên tục trong suốt quãng đường di chuyển từ vòi trứng
đến tử cung. Khi đến được tử cung, số tế bào lúc này đã là 32 và được gọi là noãn bào. Một tuần lễ sau
khi thụ tinh, số tế bào lúc này sẽ là 256.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Mỗi lúc trứng rụng, lòng tử cung của Bạn sẽ dầy lên để bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi sau này. Cơ thể
Bạn sẽ tiết ra một loại hocmon (follicle stimulating - FSH) để kích thích trứng trưởng thành. Vào cuối
tuần lễ này, trứng sẽ được phóng thích vào ống dẫn trứng.
Thường thì trứng rụng vào thời điểm giữa chu kỳ kinh nguyệt của Bạn (nếu chu kỳ kinh nguyệt của
Bạn dài 28 ngày), khi trứng rụng thì khả năng thụ thai là cao nhất. Nếu Bạn gần gũi chồng vào lúc này
mà không áp dụng bất kỳ một phương pháp tránh thai nào cả, Bạn có thể có thai. Sau khi xuất tinh,
hàng triệu tinh trùng sẽ di chuyển một cách nhanh chóng từ âm đạo đến ống dẫn trứng, ở đó đã có một
trứng chờ sẵn. Một trứng phóng thích sẽ cho phép chỉ một tinh trùng thâm nhập vào, và quá trình thụ
tinh xảy ra. Trong suốt quá trình thụ tinh, gen di truyền của tinh trùng và trứng kết hợp với nhau. Vậy
là giờ đây Bạn đã có thai - mặc dù có thể ngay cả Bạn cũng chưa biết rằng mình đang mang trong mình
một sinh linh bé bỏng.
Tuần lễ thứ 3
Sự phát triển của bé yêu:

Mặc dù Bạn Vẫn chưa biết rằng mình đã mang thai, nhưng trứng thụ tinh vẫn không ngừng thực hiện
quá trình phân bào một cách liên tục. Qua hai tuần lễ đầu, trứng thụ tinh bây giờ đã phân chia thành
hàng trăm tế bào và chúng đuợc gọi là phôi thai. Phôi thai có dạng hình ống và chứa đầy dịch lỏng -
Bây giờ nếu như có thể nhìn thấy bên trong tử cung, phôi thai cũng đủ lớn để Bạn có thể nhìn thấy rõ.
Thường là vào khoảng giữa ngày thứ tư cho đến ngày thứ bảy sau khi thụ tinh, quá trình làm tổ diễn ra
bằng cách phôi thai sẽ bám rễ và cắm chặt vào lớp lót bên trong lòng tử cung (nội mạc tử cung). Sự
bám rễ vào nội mạc tử cung là một sự kết nối thiết yếu - nội mạc tử cung đã dầy lên sẵn sẽ cung cấp
các dưỡng chất cho bào thai và giúp đưa các chất thải của bào thai ra ngoài. Và quan trọng hơn hết, lớp
nội mạc tử cung tại vị trí này sẽ phát triển thành bánh nhau. Trong suốt quá trình mang thai, bánh nhau
sẽ nuôi dưỡng và bảo vệ cho sự phát triển của thai nhi.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Bây giờ thời gian đã hơn một tuần kể từ lúc trứng thụ tinh, có thể bây giờ Bạn đã nhận ra mình đang có
thai. Phôi thai sẽ bắt đầu tiết ra một loại hormon giúp cho lớp nội mạc tử cung không bị bong ra - đó là
lý do tại sao Bạn có thể nhận biết được rằng Bạn đã bị mất kinh.
Cung cấp đầy đủ Vitamin cho cơ thể, đặt biệt là Axit Folic, chất đạm, Can-xi và Sắt là điều tối cần
thiết để nuôi dưỡng thai nhi của Bạn. Lượng Axit Folic mà Bạn cần bổ sung lý tưởng nhất là vào thời
điểm trước khi Bạn có thai - đó là một điều rất quan trọng bởi vì Axit Folic giúp ngăn ngừa những
khiếm khuyết của hệ thần kinh (Não, sống lưng và các cấu trúc có liên quan) được hình thành từ rất
sớm trong thai kỳ.
Bạn nên ăn nhiều chất đạm, đó là thành phần tạo ra các mô mới, Bạn nên bổ sung gấp đôi lượng đạm
trong suốt quá trình mang thai bằng cách nên ăn ít nhất 60 gram thịt mỗi ngày. Thêm vào đó là Can-xi,
ít nhất 1.200 mili gam, rất cần thiết cho sự phát triển của xương và răng cho bé. Vì vậy hãy chắc chắn
rằng Bạn đã cung cấp một lượng đầy đủ các chế phẩm từ sữa, rau xanh và các loại củ quả. Chất Sắt rất
cần thiết trong suốt quá trình mang thai để hỗ trợ cho sự gia tăng liên tục khối lượng máu của bé.
Những thực phẩm cung cấp chất Sắt gồm có thịt đỏ (thịt heo, thịt bò, ), rau củ, trứng, và rau xanh.
Bạn nên ăn lượng thức ăn có chứa ít nhất 30 miligam Sắt mỗi ngày.
Tuần lễ thứ 4
Sự phát triển của bé yêu:
Đã 4 tuần lễ trôi qua, trứng thụ tinh giờ đây đã là một phôi thai có 3 lớp khác nhau. Lớp bên trong,
được gọi là lớp nội bì, sẽ phát triển thành phổi, gan và bộ máy tiêu hóa của bé. Lớp giữa, được gọi như

lớp trung bì, sẽ phát triển thành xương, cơ, thận, cơ quan sinh dục và tim. Cuối cùng, lớp ngoại bì hoặc
lớp bên ngoài sẽ phát triển thành cơ và các bộ phận khác như da, tóc, mắt và hệ thống thần kinh.
Một xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu cho thấy Bạn đã mang thai vì phôi thai đã tiết ra
hormon hCG (human Chorionic Gonadotropin), một loại hormon có liên quan đến thai kỳ. Que thử
thai tại nhà cũng sẽ cho kết quả dương tính nhưng không chính xác bằng thử máu khi đang ở trong giai
đoạn sớm của thai kỳ.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Các hormon do phôi thai tiết ra là nguyên nhân khiến Bạn có thể có các triệu chứng ốm nghén trong
tuần lễ này của thai kỳ. Các triệu chứng như mệt mỏi, cảm giác ngứa ngáy, ù tai, đau vú hoặc là rất
buồn nôn làm cho Bạn tưởng rằng mình sắp có kinh nguyệt bởi vì các triệu chứng nghén cũng tương tự
như các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Và có thể một thời gian rất lâu sau đó Bạn mới nhận ra rằng thai
nhi chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó chịu trên.
THAI NHI THÁNG THỨ HAI
Cho đến lúc này, phôi thai đã là một khối lớn các tế bào, một hình dạng khác biệt đã từ từ được hình
thành. Ống thần kinh sẽ hình thành nên ống xương sống và não bộ (được gọi là dãi thần kinh sơ khởi)
chạy dài từ đỉnh cho đến đuôi của phôi thai, phần đầu của ống thần kinh này sẽ trãi phẳng ra và hình
thành nên phần não trước của thai nhi.
Tuần lễ thứ 5
Sự phát triển của bé:
Cho đến lúc này, phôi thai đã là một khối lớn các tế bào, một hình dạng khác biệt đã từ từ được hình
thành. Ống thần kinh sẽ hình thành nên ống xương sống và não bộ (được gọi là dãi thần kinh sơ khởi)
chạy dài từ đỉnh cho đến đuôi của phôi thai, phần đầu của ống thần kinh này sẽ trãi phẳng ra và hình
thành nên phần não trước của thai nhi. Chỗ phồng ra lớn nhất ở phía trước lồng ngực của phôi sẽ hình
thành nên tim của bé.
Các xét nghiệm thử thai tại nhà có thể cho kết quả dương tính ở tuần lễ này. Nếu Bạn sử dụng các dụng
cụ thử thai tại nhà, Bạn nên thử vào buổi sáng sớm để có thể có kết quả chính xác nhất - vì lượng nước
tiểu đầu tiên trong ngày có chứa mức hormon hCG (một loại hormon có liên quan đến thai kỳ) cao
nhất.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Ngay cả khi Bạn không có những triệu chứng nôn ói, khi có thai Bạn cũng sẽ không muốn ăn một số

loại thức ăn nào đó. Ngộ độc thực phẩm, như nhiễm khuẩn listeriosis và nhiễm khuẩn toxoplasmosis,
có thể đe dọa đến sự an toàn của thai nhi và có thể là nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh và sẩy thai.
Dưới đây là một số thực phẩm mà Bạn cần tránh khi đang mang thai:
- Sữa tươi và nước ép trái cây chưa được tiệt trùng.
- Các loại thịt sống hoặc thịt tái.
- Trứng ốp la, hoặc các thực phẩm có sử dụng trứng sống như kem tươi.
- Các loại nghêu, sò, ốc chưa chín.
- Pa tê
- Các loại mắm như mắm tôm, mắm nêm,
- Các loại rau sống
- Đu đủ sống như gỏi đu đủ
Vi khuẩn Toxoplasmosis còn có thể bị lây nhiễm từ phân chó, mèo, hoặc các đống rác bẩn ngoài vườn,
vì vậy Bạn nên tránh tiếp xúc với chó, mèo hoặc các công việc quét dọn rác bẩn trong vườn.
Tuần lễ thứ 6
Sự phát triển của bé:
Ở tuần lễ thứ sáu, ống thần kinh chạy dọc theo lưng bé sẽ được đóng kín. Thêm vào đó, sẽ có một sự
phát triển đáng kể về kích thước của não bộ. Các túi mắt, sau này sẽ phát triển thành mắt, đã bắt đầu
phát triển trên bề mặt của đầu bé ở tuần tuổi thai này, và hình thành một đường nhỏ dẫn đến tai trong
của thai nhi.
Ngay cả khi chưa có thể nghe được, tim thai nhi đã bắt đầu đập. Phần đầu của bộ máy tiêu hoá và bộ
máy hô hấp cũng đã được hình thành. Những chồi nhỏ sau này sẽ phát triển thành tay và chân của bé
cũng xuất hiện. Những sự phát triển này diễn ra theo một tỷ lệ cực kỳ nhỏ bởi vì lúc này thai nhi của
Bạn dài vỏn vẹn từ 2 đến 4 milimet.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Các rắc rối thông thường nhất khi mang thai mà Bạn thường gặp phải sẽ xuất hiện nhiều nhất trong
khoảng thời gian này. Bạn sẽ có thể cảm thấy rất mệt, ngay cả trước khi Bạn biết mình có thai vì khi đó
cơ thể Bạn phải điều chỉnh cho phù hợp với tình trang thai nghén. Thêm vào đó, triệu chứng đau vú và
buồn nôn hoặc thậm chí nôn ói hoặc bị ốm nghén vào buổi sáng có thể khiến Bạn cảm thấy mệt mỏi
hơn là vui thích.
Tình trạng ốm nghén có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, thậm chí có thể xảy ra cả

ngày. Vì vậy Bạn chớ quá lo lắng về tình trạng ốm nghén mà hãy tranh thủ nghỉ ngơi nhiều nhất nếu có
thể được. Lượng hormon hCG tăng cao không chỉ làm cho Bạn cảm thấy buồn nôn mà nó còn khiến
cho Bạn đi tiểu nhiều hơn thường lệ.
Tuần lễ thứ 7
Sự phát triển của bé:
Bây giờ, chiều dài của thai nhi vào khoảng 13 milimet và cân nặng khoảng 0.8 gram, bé của Bạn đã bắt
đầu thích nghi với cuộc sống bên trong tử cung. Dây rốn được hình thành để cung cấp chất dinh dưỡng
và thải những chất bẩn của bé ra ngoài túi ối. Thêm vào đó, bộ máy tiêu hóa và phổi của thai nhi tiếp
tục được hoàn thiện hơn.
Bạn đang rất nóng lòng muốn nhìn thấy khuôn mặt đứa con thân yêu của mình vào ngày bé được sinh
ra có phải không? Có lẽ Bạn phải chờ lâu đấy, nhưng trong khi chờ đợi thì khuôn mặt của bé đã đuợc
định hình. Từ chiếc miệng xinh xắn cho đến chiếc mũi be bé, chỗ hõm ở vị trí tai, và sự hình thành sắc
tố ở tròng đen của mắt cũng đang phát triển song song.
Bạn đang nghĩ về một bé trai hay một bé gái cùng chơi bóng với Bạn sau này có phải không? Lúc này,
các chồi tay đã phát triển và chỉ qua tuần vừa rồi thôi chúng đã tách ra làm hai phần là vai và cánh tay,
trông như những mái chèo bé tí xinh xinh.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Việc có thai cũng gây ra những thay đổi lớn ở cổ tử cung của Bạn. Tuần này, sẽ xuất hiện một cái nút
nhầy ở đầu cổ tử cung và đóng kín tử cung cho đến lúc sanh để bảo vệ bé. Khi chuyển dạ, cái nút này
sẽ tụt ra khi cổ tử cung & tử cung sẽ nở ra để chuẩn bị bước vào cuộc sanh nở.
Bạn có thể cảm thấy đau râm rang và có ra một ít máu (thậm chí cả suốt tuần lễ) vì lúc này phôi thai
đang bám rễ một cách chắc chắn vào thành trong lòng tử cung. Một số thai phụ hiểu lầm việc chảy
máu này là do có kinh trở lại sau khi bị trễ chu kỳ. Trong mọi trường hợp có ra máu khi đang có thai,
Bạn phải gọi điện và báo ngay cho BS biết chi tiết về tình trạng hiện tại đồng thời nằm nghỉ ngơi tuyệt
đối trong khi chờ BS đến.
Tuần lễ thứ 8
Sự phát triển của bé:
Được nhìn ngắm những ngón tay và những ngón chân bé xíu xinh xinh của bé là một trong những điều
tuyệt diệu nhất trong cuộc đời của các bậc cha mẹ. Các ngón tay và ngón chân của bé đang được hình
thành trong tuần lễ này, cánh tay bé đã có thể cử động được và có thể gập duỗi nhờ sự hình thành

khuỷu tay và cổ tay. Bên cạnh đó, khuôn mặt bé cũng có những thay đổi như việc hình thành chóp mũi
và môi trên, thêm nữa là lớp da trên mí mắt cũng được hình thành để sau này phát triển thành mi mắt.
Máu cũng đã bắt đầu lưu thông theo một hệ tuần hoàn đơn giản nhất, hệ tiêu hoá đang ngày càng hoàn
thiện hơn, đặc biệt là ruột của bé.
Phần chồi để sau này phát triển thành cơ quan sinh dục của bé cũng xuất hiện trong tuần lễ này, mặc
dầu chưa rõ ràng để có thể xác định là cơ quan sinh dục nam hay cơ quan sinh dục nữ.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Các dấu hiệu có thai như mất kinh, ói mữa, mệt mỏi, cộng thêm việc quần áo bỗng trở nên chật chội do
tử cung ngày càng phát triển lớn làm cho Bạn bỗng nhiên nghĩ đến việc có thai. Bạn nên thử thai tại
nhà hoặc tại bệnh viện một lần nữa để xác định một cách chắc chắn về tình trạng thai nghén của mình.
Sau đó Bạn nên có một cuộc hẹn với BS để chuẩn bị cho lần khám thai đầu tiên. Bạn phải được khám
thai một cách cẩn thận bởi các BS chuyên khoa sản, các nữ hộ sinh, các bà mụ đỡ đẻ với bề dày kinh
nghiệm hoặc các BS gia đình chuyên về sản khoa. Nếu tình trạng thai nghén của Bạn có nhiều rủi ro
(ví dụ như Bạn đã từng xảy thai nhiều lần, hay Bạn đã ngoài 35 hoặc Bạn thường có những rắc rối
trong những lần mang thai trước), khi đó BS có thể sẽ yêu cầu Bạn đi khám thai càng sớm càng tốt và
có thể sẽ phải khám thai một cách thường xuyên hơn các thai phụ khác trong suốt quá trình mang thai
liên tục cho đến lúc sanh.
Khám thai định kỳ một cách đầy đủ và tuân thủ đúng theo những hướng dẫn của BS là một điều rất
quan trọng để đảm bảo tình trạng sức khỏe và bảo vệ an toàn cho thai nhi và cho cả Bạn nữa, vì vậy
Bạn hãy xem các cuộc hẹn khám thai với BS là ưu tiên hàng đầu.
Tuần lễ thứ 9
Sự phát triển của bé yêu:
Đoạn cuối ở phần đáy của ống thần kinh của bé đã co lại và hầu như biến mất ở tuần lễ này. Ngược lại,
đầu của bé ngày càng phát triển to hơn, trông nó lớn hẳn so với các bộ phận khác của cơ thể và nó cúi
gập vào ngực bé. Ở tuần lễ này, chiều dài bé đạt khoảng 22 đến 30 milimet, cân nặng khoảng 4 gam.
Hệ tiêu hoá vẫn tiếp tục phát triển. Hậu môn của thai nhi đã hình thành, ruột của thai nhi phát triển dài
hơn. Thêm nữa, các cơ quan sinh sản bên trong, như tinh hoàn hoặc buồng trứng, cũng được hình
thành trong tuần lễ này.
Thai nhi của Bạn đã có thể có những cử động đầu tiên trong tuần này khi các cơ đã phát triển. Nếu
được xem qua máy siêu âm, Bạn có thể nhìn thấy được những cử động của thai nhi. Tuy nhiên Bạn vẫn

sẽ không tự cảm nhận được những cử động này trong cả một vài tuần tới nữa. Siêu âm còn là cách để
xác định nhịp tim của trẻ.
Sự thay đổi trong cơ thể của Bạn:
Để chuẩn bị cho lần khám thai đầu tiên, Bạn hãy dành thời gian để ghi nhận lại tiền sử bệnh tật của bản
thân và gia đình. Sau đó, ghi chép chúng lại cẩn thận. Bạn có thể trả lời một số các câu hỏi dưới đây:
- Bạn đang có một bệnh lý mãn tính nào hay không?
- Bạn có tiền sử hay bị dị ứng không?
- Bạn đã từng trải qua bất kỳ một cuộc phẫu thuật nào không?
- Bạn có thường xuyên uống một loại thuốc trị bệnh nào không ?
- Có một sự đột biến bất thường về gen nào đó đã xảy ra trong gia đình của Bạn chưa?
- Chu kỳ kinh nguyệt của Bạn có đều đặn hay không?
- Bạn đã từng có thai lần nào chưa, những lần mang thai trước đó có những rắc rối gì?
- Bạn có hay sử dụng thuốc lá hay bia rượu không?
- Bạn có thói quen tập luyện thể dục thường xuyên hay không ?
Đó là tất cả những vấn đề có liên quan đến sức khỏe mà BS cần phải thảo luận với Bạn trong buổi
khám thai đầu tiên. Chính vì vậy, Bạn có thể hợp tác với BS một cách tốt nhất bằng cách Bạn hãy ghi
lại chính xác những thông tin trên vào một cuốn sổ ghi nhớ để mang theo khi đi khám thai lần đầu tiên.
THAI NHI THÁNG THỨ BA
Ở tuần lễ thứ 10, tất cả các cơ quan nội tạng của bé hầu như đã được hình thành đầy đủ và bắt đầu
hoạt động một cách nhịp nhàng với nhau. Não bộ phát triển với tốc độ rất nhanh vào tuần lễ này, có
khoảng 250.000 tế bào thần kinh mới được sản sinh ra mỗi một phút!
Tuần lễ thứ 10
Sự phát triển của bé:
Ở tuần lễ thứ 10, tất cả các cơ quan nội tạng của bé hầu như đã được hình thành đầy đủ và bắt đầu hoạt
động một cách nhịp nhàng với nhau. Não bộ phát triển với tốc độ rất nhanh vào tuần lễ này, có khoảng
250.000 tế bào thần kinh mới được sản sinh ra mỗi một phút!
Khi những thay đổi bên ngoài diễn ra như sự tách biệt rõ ràng của các ngón tay và các ngón chân và
đoạn cuối của sống lưng biến mất, thì các thay đổi bên trong cũng đang diễn ra cùng lúc. Các mầm
răng bên trong miệng cũng được hình thành, và nếu là một bé trai thì tinh hoàn của bé cũng bắt đầu sản
xuất ra các hormonsinh dục nam trong tuần lễ này.

Các dị tật bẩm sinh thường không xảy ra sau tuần lễ thứ 10. Tuần lễ thứ 10 cũng là điểm mốc kết thúc
giai đoạn thứ nhất của thai kỳ, bé yêu của Bạn giờ đây đã được xem như là một thai nhi.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Lần khám thai đầu tiên của Bạn, được thực hiện trong khoảng thời gian này, là một điểm mốc quan
trọng. Tại phòng mạch hoặc tại bệnh viện, BS sẽ thực hiện hàng loạt các xét nghiệm và kiểm tra, bao
gồm cả việc kiểm tra cân nặng và huyết áp của Bạn. Bạn có thể được thăm khám vùng bụng để xác
định kích thước cũng như vị trí của bào thai cũng như được thực hiện một số các xét nghiệm nước tiểu
và xét nghiệm máu. Trong lần khám thai đầu tiên này, BS cũng sẽ khám bên trong âm đạo cũng như
thăm khám vú cho Bạn. BS cũng sẽ hỏi Bạn một số câu hỏi liên quan đến tiền sử bệnh tật bản thân và
gia đình để xác định xem bé của Bạn có gặp những rủi ro nào về các bệnh lý di truyền hay không. Một
vấn đề nữa mà các BS sẽ phải tiến hành kiểm tra, đó là nhịp tim của bé! Bằng sự trợ giúp của siêu âm,
Bạn có thể nghe thấy được những nhịp đập đầu tiên của tim bé.
Sau lần khám thai đầu tiên, BS sẽ gởi cho Bạn các kết quả xét nghiệm máu, để xác định Bạn có phải
chích ngừa miễn dịch các loại bệnh như thủy đậu, bệnh sởi, bệnh quai bị, và bệnh sởi Đức (Rubella),
đồng thời Bạn có thể biết được nhóm máu và yếu tố Rh. Yếu tố Rh là một chất được tìm thấy trong các
tế bào máu của mỗi người. Nếu Bạn có yếu tố Rh- nhưng con Bạn lại có Rh+, thì thể dẫn đến kết quả
là các tế bào hồng cầu trong máu của bé sẽ bị phá vỡ (gọi là tán huyết do bất tương đồng nhóm máu hệ
Rh- Rhesus). BS sẽ ngăn ngừa tình trạng này bằng cách cho Bạn chủng ngừa miễn dịch globulin Rh
vào tuần lễ thứ 28 và chích nhắc lại một lần nữa sau khi sinh.
Tuần lễ thứ 11
Sự phát triển của bé:
Từ tuần lễ này cho đến tuần lễ thứ 20, bé của Bạn sẽ lớn lên một cách nhanh chóng. Với kích thước dài
44-60 milimet, cân nặng khoảng 8 gram ở các tuần trước, thì ở tuần thứ 20 thai nhi đã dài từ 14 đến 16
centimet và cân nặng khoảng 260 gram. Để tương xứng cho tốc độ phát triển này, các mạch máu trong
bánh nhau phải tăng trưởng gấp đôi về kích cỡ cũng như về số lượng để có thể cung cấp cho thai nhi
đầy đủ dưỡng chất.
Khuôn mặt bé cũng đang dần hoàn thiện, như hai lỗ tai sẽ di chuyển lên phía trước và định vị ở hai bên
đầu bé. Nếu có thể nhìn thấy hình dạng của bé bây giờ, Bạn sẽ nghĩ rằng Bạn đang sở hữu cho riêng
mình một em bé thiên tài - vì Bạn biết không, đầu của bé bây giờ chiếm một nửa chiều dài thân mình
bé, có nghĩa là bây giờ đầu của bé rất to so với cơ thể.

Cơ quan sinh dục của bé cũng phát triển nhanh chóng trong tuần lễ này. Lúc đầu, một mẩu nhỏ của cơ
hình thành nên cơ quan sinh dục ngoài, cho dù Bạn chưa có thể biết được đó là bé trai hay bé gái. Tiếp
theo, các mô sẽ phát triển thành dương vật ở bé trai hoặc âm vật và môi âm hộ ở bé gái. Vào cuối tuần
này, đã có thể nhìn thấy được cơ quan sinh dục ngoài của bé.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Những nhu cầu về dưỡng chất của bé là nguyên nhân khiến Bạn tăng cân, và trong hầu hết các trường
hợp, thai phụ tăng cân từ 12 đến 15 kg trong suốt thai kỳ. Trọng lượng tăng bao gồm cân nặng của bé,
bánh nhau, nước ối và thể tích máu gia tăng, sự gia tăng kích thước của tử cung và của hai vú. Thai
phụ thường tăng khoảng 2 kg trong quý đầu của thai kỳ, tăng khoảng 5 kg trong quý thứ hai và khoảng
4 kg trong suốt quý cuối của thai kỳ. Trong trường hợp nếu Bạn tăng cân quá nhiều hay tăng cân quá ít
đều không có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé, khi đó BS sẽ chỉ định các phương pháp giúp cho Bạn
điều chỉnh cân nặng một cách hợp lý trong suốt quá trình mang thai.
Tuần lễ thứ 12
Sự phát triển của bé:
Khuôn mặt bé giờ đây đã rõ nét hơn rất nhiều, hoàn chỉnh với chiếc mũi và cái cằm nhỏ xinh. Não bộ
vẫn tiếp tục phát triển, những móng tay và móng chân nhỏ nhắn cũng đã được hình thành.
Ruột của bé giờ đây có lẽ đã vừa khít với ổ bụng của bé. Thêm vào đó, do thể tích máu của mẹ gia tăng
nên nhịp tim của thai nhi cũng tăng theo.
Bạn chưa từng phải thay một cái tả ướt bao giờ phải không, không bao lâu nữa Bạn sẽ phải thực hiện
việc đó thường xuyên lắm đấy! Bây giờ, lượng nước tiểu đầu tiên của bé được tạo ra và được thải ra
bọc nước ối. Điều đó có nghĩa là thận của bé đã hình thành & bắt đầu hoạt động tốt.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Bạn có bao giờ nghe người khác nói về hiện tượng các thai phụ khi có bầu bỗng dưng trở nên xinh đẹp
hơn. Bạn sẽ cảm nhận được điều này vì khi Bạn có thai, có một nguyên nhân sinh lý khiến cho da của
Bạn trở nên hồng hào, căng mịn và sáng bóng hơn trong suốt quá trình mang thai. Sự gia tăng thể tích
máu, các hormon trong thai kỳ và hormon hCG hoạt động một cách ăn ý với nhau khiến Bạn có những
thay đổi như vậy. Thể tích máu tăng sẽ đem lượng máu nhiều hơn đến các mạch máu nhỏ và hCG làm
gia tăng tuyến dầu dự trữ dưới da làm cho da Bạn trở nên mượt mà hơn. Nhưng đôi khi lượng dầu gia
tăng quá mức là nguyên nhân khiến Bạn bị nổi mụn.
Tuần lễ thứ 13

Sự phát triển của bé:
Vào cuối quý đầu tiên của thai kỳ, bánh nhau phát triển và cung cấp cho thai nhi oxy, dưỡng chất và
đưa chất thải của bé ra ngoài. Bánh nhau cũng sản xuất ra hormon progesterone và estriol, để duy trì sự
tồn tại của thai nhi không bị tống xuất ra ngoài bụng mẹ quá sớm.
Trong tử cung, các mí mắt của bé được đóng kín để bảo vệ cho mắt phát triển. Đừng lo lắng! Sau này
khi phải chăm sóc bé mới sinh Bạn lại ước ao bé hãy nhắm mắt ngủ một chút để Bạn có thể tranh thủ
nghỉ ngơi ít phút!
Bé lúc này có thể đưa ngón tay cái vào miệng và mút một cách ngon lành, mặc dù phản xạ bú của bé
lúc này chưa phát triển hoàn chỉnh, Bạn có thể nhìn thấy một vài cái xương sườn nhỏ của bé cũng như
những xương bàn & xương ngón trên màn hình máy siêu âm.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Ngay ở lần khám thai đầu tiên, các BS sẽ kê toa cho Bạn để bổ sung thêm Vitamin. Bạn cần thiết phải
bổ sung đầy đủ các vi chất này và đồng thời áp dụng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong suốt quá
trình mang thai, để đảm bảo thai nhi có thể nhận đủ lượng Vitamin và khoáng chất như Axit Folic,
kẽm, sắt, và can xi rất cần thiết để bé phát triển tốt và lớn lên. Hãy trao đổi với BS về cách để có thể bổ
sung vitamin tốt nhất, các loại thực phẩm và thức uống nào chứa nhiều vitamin và khoáng chất mà thai
phụ nên sử dụng trong suốt thai kỳ. Trong một số trường hợp, nếu sử dụng vitamin không đúng cách
có thể làm hạn chế lượng vitamin và khoáng chất được đưa qua bánh nhau đến thai nhi.
Tuần lễ thứ 14
Sự phát triển của bé:
Bé yêu của Bạn sẽ có một bộ tóc dầy tuyệt đẹp hay chỉ là vài sợi lưa thưa trên chiếc đầu nhẵn thít? Vào
tuần này, tóc trên đầu của bé, bao gồm cả lông mày, đã bắt đầu phát triển. Lông măng - là những sợi
lông nhỏ, mịn phủ đầy thân mình bé để nhằm bảo vệ cho da - cũng phát triển và cứ tiếp tục như thế cho
đến ngày sanh nở.
Các cơ quan sinh sản cũng phát triển trong giai đoạn này. Ở bé trai, thấy xuất hiện sự phát triển của
tuyến tiền liệt. Và ở bé gái, buồng trứng di chuyển từ bụng đến vị trí khung xương chậu. Thêm nữa,
thai nhi cũng bắt đầu sản xuất ra các hormon trong tuần lễ này vì tuyến giáp cũng đã trưởng thành.
Thai nhi bây giờ đã cân nặng khoảng 25 gam và dài khoảng 80 đến 113 milimet.
Sự thay đổi trong cơ thể của Bạn:
Bây giờ Bạn đã có thể mừng vì Bạn đã bước qua quý hai của thai kỳ. Bây giờ, khả năng bị sẩy thai là

rất ít, vì thế Bạn có thể thở phào một cách nhẹ nhỏm. Nếu Bạn đã quá tuổi 35 và có rủi ro cao trong
thai kỳ, các BS sẽ thảo luận với Bạn về phương pháp chọc dò ối. Chọc dò ối là một xét nghiệm để có
thể phát hiện ra những bất thường về nhiễm sắc thể trên thai nhi, chẳng hạn như bệnh Down. Vào giữa
tuần thứ 14 và tuần thứ 18, Các BS sẽ dùng một cây kim nhỏ và rỗng chọc vào túi ối và rút ra một ít
nước ối để đem đi phân tích. Phương pháp chọc dò ối có thể gây sẩy thai với tỷ lệ thấp vào khoảng 0.5
%, vì vậy Bạn hãy cho BS biết những mối quan tâm, lo lắng của Bạn về khả năng xảy ra rủi ro cũng
như những lợi ích có được khi áp dụng phương pháp này.
THAI NHI THÁNG THỨ TƯ
Các bậc cha mẹ thường ngạc nhiên khi thấy da của các bé khi sinh ra rất là mềm mại và mượt mà.
Trong suốt tuần lễ này, da của bé phát triển mỏng đến mức gần như trong suốt và Bạn có thể nhìn
thấy các mạch máu bên trong.
Tuần lễ thứ 15
Sự phát triển của bé:
Các bậc cha mẹ thường ngạc nhiên khi thấy da của các bé khi sinh ra rất là mềm mại và mượt mà.
Trong suốt tuần lễ này, da của bé phát triển mỏng đến mức gần như trong suốt và Bạn có thể nhìn thấy
các mạch máu bên trong. Tóc tiếp tục phát triển và chân mày cũng vậy. Hai tai của bé cũng đã ở đúng
vị trí của nó, cho dù chúng bây giờ cũng chỉ là những mẫu nhỏ trên đầu.
Bên trong cơ thể, xương và tủy trong hệ thống xương của bé vẫn tiếp tục phát triển. Các cơ bắp cũng
phát triển cùng lúc trong giai đoạn này, và thai nhi lúc này có thể nắm chặt bàn tay nhỏ xíu cũng như
có thể co duỗi các khớp khuỷu tay và cổ tay.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Nhiều phụ nữ vẫn chưa thật sự tin rằng mình đang có thai, cho đến khi họ phải thay đổi toàn bộ các
trang phục thường ngày của mình bằng các bộ đồ bầu do bụng lúc này đã căng lớn, thì họ mới tin rằng
họ đã thật sự mang một sinh linh bé nhỏ trong mình. Một số phụ nữ có cùng một lúc hai cảm giác vừa
vui sướng vừa hoang mang, sợ hãi trong quá trình mang thai. Hãy xem điều đó là hết sức bình thường
mỗi khi Bạn có cảm giác hồi hộp hay xúc động (đó là do sự thay đổi về lượng của các hormon trong cơ
thể). Một cảm giác nữa mà Bạn có thể mắc phải lúc này là cảm thấy bị mất tập trung. Hầu hết các thai
phụ đều nói rằng trong thời gian có thai họ thường hay quên, vụng về và lóng ngóng, mất khả năng tập
trung khi đang làm một việc gì đấy. Hãy cố gắng cân bằng cuộc sống để giảm tình trạng căng thẳng
này bằng mọi cách và luôn giữ tinh thần ở trạng thái lạc quan và ổn định, vì những triệu chứng này chỉ

là nhất thời mà thôi!
Tuần lễ thứ 16
Sự phát triển của bé:
Thai nhi của Bạn lúc này cân nặng khoảng 80 gam và có chiều dài khoảng 116 milimet. Những cử
động đầu tiên của bé lúc này chỉ là những phản xạ tự nhiên, ngoài ra trong tuần này còn thấy xuất hiện
thêm những phạn xạ có tự chủ. Thai nhi có thể giữ cho đầu mình thẳng đứng, và các cơ ở mặt có thể
giúp bé biểu lộ các cảm giác khác nhau như nheo mắt hoặc cau mày lại.
Phần lớn canxi được cung cấp cho xương của bé trong lúc hệ thống xương vẫn đang tiếp tục phát triển.
Nếu là bé gái, hàng triệu tế bào trứng được hình thành ở buồng trứng trong tuần này.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Từ tuần thứ 16 cho đến tuần thứ 18 của thai kỳ, BS có thể cho thai phụ thực hiện xét nghiệm máu để
đo lường nồng độ chất alpha-fetoprotein (AFP), một loại chất đạm được sản xuất bởi bào thai, và nồng
độ hormon thai kỳ hCG và estriol trong máu của mẹ. Kết quả của xét nghiệm này sẽ cho Bạn biết bé
cưng của Bạn có rủi ro nào đó về dị tật ống thần kinh hay không (như dị tật hở đốt sống) hoặc có bất
thường nhiễm sắc thể như bệnh Down hay không? Cứ 1.000 thai phụ thực hiện xét nghiệm này thì có
50 thai phụ có kết quả xét nhiệm bất thường, nhưng chỉ có một hoặc hai thai phụ thực sự có thai nhi bị
dị tật bất thường về hệ thần kinh. Vì vậy hãy nói với BS của Bạn về bất kỳ sự lo lắng hay thắc mắc nào
khi thực hiện xét nghiệm này để Bạn có thể thấy yên tâm hơn.
Tuần lễ thứ 17
Sự phát triển của bé:
Lúc này bé có chiều dài khoảng 12 centimet và cân nặng khoảng 100 gam, thai nhi của Bạn lúc này
vẫn còn bé tí hon. Nhưng lượng mỡ trong cơ thể bé đang được tích lũy để có thể giữ ấm cho bé sau khi
được sinh ra. Trong suốt quý cuối của thai kỳ, một lớp mỡ dự trữ sẽ được hình thành để giữ ấm và bảo
vệ cho cơ thể bé.
Nhau thai, dùng để nuôi dưỡng bào thai bằng các dưỡng chất và oxy đồng thời loại bỏ các chất thải của
bé, cũng đang phát triển để hổ trợ và nuôi dưỡng bé. Với độ dày khoảng 1 cm, nhau thai chứa hàng
ngàn mạch máu dùng để trao đổi dưỡng chất và oxy từ cơ thể mẹ đến cơ thể bé.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Bạn cũng có thể nhận ra rằng hai vú phát triển một cách đáng kể kể từ khi Bạn bắt đầu mang thai. Máu
lưu chuyển đến vú nhiều hơn, làm gia tăng kích cỡ của vú và Bạn có thể nhìn thấy rõ các mạch máu

trên vú. Bạn nên thay các loại áo lót với các kích cỡ khác nhau để hỗ trợ sự phát triển của vú trong suốt
thai kỳ.
Tuần lễ thứ 18
Sự phát triển của bé:
Bạn có thể hát những bài hát ru êm diệu ngay từ bây giờ, vì Bạn biết không, bé đã có thể nghe được rồi
đấy! Xương của tai trong và các đầu mút của các dây thần kinh cũng đã phát triển đủ, chính vì thế bé
có thể nghe được các âm thanh như nhịp tim của Bạn và nghe được âm thanh máu chảy trong dây rốn.
Bé có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn. Mắt của bé cũng đang phát triển cùng lúc và võng
mạc bé có thể nhìn thấy được các tia sáng nếu có ánh sáng chiếu vào tử cung. Bé cũng đã có khả năng
nuốt và trong giai đoạn này bé có thể nuốt một ít nước ối vào trong bụng. Những nghiên cứu gần đây
cho thấy, thai nhi cũng có cảm giác khát nước khi đang ở trong bụng mẹ.
Cho đến tuần lễ này, xương của bé đã phát triển đủ, tuy nhiên chúng vẫn còn rất mềm. Ở tuần lễ này,
xương trở nên cứng hơn và đã hóa thành xương cứng. Các xương cứng được hình thành đầu tiên là các
xương chân và xương tai trong.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Bạn đã có thể bắt đầu chuẩn bị cho cuộc sống của mẹ và bé. Bạn nên chuẩn bị đầy đủ và theo trình tự
từ những chiếc tả lót của bé cho đến việc sơn phết căn phòng cho cục cưng sau này. Tuần lễ này cũng
nên bắt đầu thực hiện việc tìm kiếm một BS nhi khoa đáng tin cậy cho bé về sau.
THAI NHI THÁNG THỨ NĂM
Bé giờ đây được bao phủ bởi một lớp chất nhầy được gọi là chất gây, phủ khắp cơ thể bé để bảo vệ da
bé khỏi bị trầy sướt và nhiễm khuẩn cho đến lúc sinh.
Tuần lễ thứ 19
Sự phát triển của bé:
Bé giờ đây được bao phủ bởi một lớp chất nhầy được gọi là chất gây, phủ khắp cơ thể bé để bảo vệ da
bé khỏi bị trầy sướt và nhiễm khuẩn cho đến lúc sinh.
Não bộ của bé đang phát triển hàng triệu các tế bào thần kinh vận động, là các tế bào thần kinh kết nối
các thông tin vận động lên não. Và như vậy bé có thể thực hiện các động tác cử động có ý thức một
cách rõ ràng.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Nỗi lo lắng nhất của Bạn về tình trạng sức khỏe của bé có thể được xóa tan khi Bạn cảm nhận được

những cử động đầu tiên của bé, thường khoảng vào tuần thứ 18 cho đến tuần thứ 20. Những cử động
đầu tiên của bé làm Bạn có cảm giác như đang có những con bướm vỗ cánh trong bụng hoặc nghe như
tiếng bao tử sôi những khi Bạn đói. Sau này, khi bé lớn lên chút nữa, Bạn sẽ có thể cảm nhận được
những cái đạp, những cú thoi của bé và thậm chí là cả tiếng nấc cục nữa kìa. Mỗi một bé sẽ có những
cử động khác nhau trong bụng mẹ, tuy nhiên nếu Bạn để ý thấy những chuyển động của bé giảm đi
đáng kể trong khoảng thời gian tương đối dài, Bạn nên báo ngay với BS.
Nhiều thai phụ có cùng chung một thắc mắc là liệu vấn đề quan hệ vợ chồng trong lúc mang thai có
làm bé bị đau hay ảnh hưởng đến sự phát triển của bé hay không? Câu trả lời là KHÔNG! Tình dục là
vấn đề an toàn ở mọi thời điểm trong thai kỳ, miễn là tình trạng thai của Bạn bình thường. Nhiều thai
phụ thấy rằng những ham muốn tình dục của họ thay đổi bất thường tại các thời điểm khác nhau trong
suốt thai kỳ, nó phụ thuộc vào nhiều thứ như tình trạng sức khỏe, độ lớn của thai nhi, những lo lắng về
vấn đề sinh nở, và hàng loạt những thay đổi khác trong cơ thể của thai phụ. Hãy trao đổi và tâm sự với
ông xã để Bạn có thể nhận được sự cảm thông, chia sẻ. Mặc dù Bạn rất quan tâm đến tình trạng của
cục cưng trong bụng, nhưng có những khoảnh khắc lãng mạn, riêng tư bên đấng lang quân của mình
cũng không kém phần quan trọng đâu Bạn nhé!
Tuần lễ thứ 20
Sự phát triển của bé:
Bây giờ Bạn đã đi được nửa đoạn đường rồi nhé, đã được hai muơi tuần lễ mang thai rồi, bé yêu của
Bạn đã lớn nhanh một cách đáng kể từ một nhóm các tế bào ban đầu. Thai nhi bây giờ nặng khoảng
260 gram và dài khoảng 14 đến 16 centimet. Sự phát triển của bé sẽ làm cho tử cung ngày càng lớn
hơn rất nhiều so với kích thước ban đầu, và tử cung lớn ra gây chèn ép lên phổi, dạ dày, bàng quang và
thận của Bạn.
Bên dưới lớp gây (để bảo vệ da bé), da của bé ngày càng phát triển dày lên và có nhiều lớp, bao gồm
lớp hạ bì, biểu bì và một lớp dưới da. Tóc và móng tay bé cũng tiếp tục phát triển trong tuần lễ này.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Các BS sẽ cho yêu cầu Bạn tiến hành siêu âm thai, một phương pháp chẩn đoán sử dụng sóng âm để
tạo nên hình ảnh. Siêu âm thường được thực hiện ở tuần lễ thứ 20 của thai kỳ, cho phép xác định được
kích cỡ và vị trí của bào thai, đôi khi cũng xác định được giới tính của thai nhi. Siêu âm cũng có thể
kiểm tra được tình trạng dây rốn, bánh nhau và lượng nước ối. Hãy trao đổi với BS những thắc mắc
của Bạn khi thực hiện siêu âm cho thai nhi.

Tuần lễ thứ 21
Sự phát triển của bé:
Lượng nước ối trong tử cung để bảo vệ và che chở bé giờ đây có thêm một nhiệm vụ khác nữa. Ruột
của bé đã phát triển đủ để một lượng đường nhỏ, có trong lượng nước ối mà bé nuốt vào, sẽ được
chuyển đến hệ thống tiêu hoá và chuyển qua ruột già. Đó là những dưỡng chất dùng để nuôi dưỡng em
bé, tuy nhiên bên cạnh đó còn có thêm một nguồn dưỡng chất chính yếu khác được cung cấp từ bánh
nhau.
Bây giờ, gan và lá lách của thai nhi đã có thể sẵn sàng để sản xuất ra các tế bào máu (gan của thai nhi
sản sinh ra các tế bào máu cho đến tận ngày sinh). Tuỷ xương đã phát triển hoàn chỉnh để có thể sản
sinh ra các tế bào máu tốt nhất.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Tập thể dục có an toàn trong thai kỳ hay không? Tập thể dục là một cách tốt để giữ vóc dáng trong thời
kỳ mang thai và phòng tránh được bệnh tật như chứng giãn tĩnh mạch, sự tăng cân quá mức, giảm tối
đa triệu chứng đau lưng. Tuy nhiên, Bạn nên lưu ý là khi có thai không nên tập luyện các môn thể thao
mạnh - mà chỉ thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng mà thôi. Bởi vì khi mang thai, các dây chằng
của Bạn dãn hơn lúc bình thường, nên Bạn sẽ bị đau nếu như thực hiện các động tác quá mạnh bạo, và
tập thể dục quá sức có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy Bạn hãy lựa chọn các động tác nhẹ
nhàng và chậm rãi & toàn thân như tập yo ga, bơi lội, và đi bộ là tốt nhất. Tốt nhất Bạn nên tham khảo
với BS về những bài thể dục mà Bạn lựa chọn để có được những ý kiến cụ thể.
Tuần lễ thứ 22
Sự phát triển của bé:
Các giác quan của bé, để nhận biết về thế giới xung quanh, đang phát triển từng ngày. Các gai vị giác
đã được hình thành trên bề mặt lưỡi, não và các đầu mút thần kinh cũng đã phát triển đủ để thai nhi có
thể cảm nhận được những va chạm tiếp xúc. Vì vậy bé có thể biểu hiện những cảm xúc thông qua nét
mặt như cau mày hay nheo mắt hoặc mút ngón tay cái.
Hệ sinh sản vẫn đang tiếp tục phát triển. Ở bé trai, tinh hoàn bắt đầu tụt xuống khỏi bụng và ở bé gái,
tử cung và buồng trứng đã được định vị và âm đạo cũng đang phát triển.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Trong tuần lễ này, tử cung của Bạn đang tập luyện để chuẩn bị cho cuộc sinh nở, các cơn co thắt giả
tạo ở tử cung không gây đau và không thường xuyên được gọi là cơn gò Braxton Hicks. Bạn có thể

cảm thấy các cơn co thắt ở vị trí chóp tử cung. Đừng quá lo lắng! Bởi vì thai nhi cảm nhận các cơn co
bóp này như những cái xiết chặt của tử cung mềm mại và không đau. Và các cơn co Braxton Hicks
không nguy hiểm và vô hại. Tuy nhiên nếu xuất hiện các cơn co với cường độ mạnh và rất đau hoặc
nếu Bạn đếm thấy có hơn 4 cơn co thắt trong một giờ, Bạn hãy liên hệ ngay với BS vì các triệu chứng
đau bụng, và có các cơn co xuất hiện liên tục có thể là dấu hiệu của cơn chuyển dạ sớm.
THAI NHI THÁNG THỨ SÁU
Bây giờ, thai nhi có cân nặng khoảng 450 gam. Nếu như chuyển dạ sớm và sanh non, một bé có cân
nặng ít hơn 450 gam vẫn có thể sống sót dưới sự chăm sóc y tế đặc biệt, nhưng bé sẽ mắc phải một số
khiếm khuyết từ nhẹ cho đến nghiêm trọng. Càng ngày lãnh vực chăm sóc thai nhi đã có những tiến bộ
đáng kể.
Tuần lễ thứ 23
Sự phát triển của bé:
Sắc tố da của bé đang được định hình trong tuần này. Mặc dù mỡ vẫn đang được tích luỹ trong cơ thể
bé nhưng da bé trông vẫn rất nhăn nheo. Sở dĩ có hiện tượng trên là do da được sản sinh nhanh hơn
lượng mỡ đang tích lũy bên dưới.
Các công việc thường nhật của bé lúc này bao gồm cử động tay, chân và các ngón một cách thường
xuyên. Khi đó Bạn sẽ cảm nhận được những cử động này một cách rõ ràng và Bạn sẽ có cảm giác rất
hạnh phúc và sung sướng.
Bây giờ, thai nhi có cân nặng khoảng 450 gam. Nếu như chuyển dạ sớm và sanh non, một bé có cân
nặng ít hơn 450 gam vẫn có thể sống sót dưới sự chăm sóc y tế đặc biệt, nhưng bé sẽ mắc phải một số
khiếm khuyết từ nhẹ cho đến nghiêm trọng. Càng ngày lãnh vực chăm sóc thai nhi đã có những tiến bộ
đáng kể.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Ngày sanh càng đến gần thì nỗi lo của Bạn càng tăng lên. Hay hồi hộp, đi tiểu liên tục, tim đập nhanh,
chân bị chuột rút, vọp bẻ và những nỗi lo chung chung khác có thể khiến cho Bạn khó ngủ hoặc ngủ rất
ít vào ban đêm. Bất chấp những nguyên nhân đó, sức khỏe của Bạn và bé phụ thuộc vào sự nghỉ ngơi
của Bạn. Bạn hãy thử ngâm mình trong nước ấm để thư giãn, nghe nhạc hoặc những bài hát mà Bạn
yêu thích, đọc truyện cười và dùng một tách trà thảo dược để cải thiện tình trạng mất ngủ.
Nhiều BS khuyên các thai phụ khi ngủ nên nằm nghiêng, không nằm ngữa hoặc nằm sấp bụng, vì khi
ngủ ở tư thế nằm nghiêng, lượng máu lưu thông đến bánh nhau sẽ không bị hạn chế. Nếu Bạn cảm thấy

không thoải mái khi ngủ ở tư thế này, Bạn nên thử kẹp một cái gối giữa hai đầu gối để lảm giảm bớt áp
lực bởi trọng lượng cơ thể khi Bạn nằm nghiêng.
Tuần lễ thứ 24
Sự phát triển của bé:
Mặc dù bé vẫn nhận được lượng oxy từ bánh nhau, nhưng phổi của bé sẽ chỉ bắt đầu hoạt động để tự
nhận oxy ngay sau khi bé được sinh ra. Để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài sau này, phổi bé đã bắt
đầu sản xuất ra chất surfactant. Surfactant là một chất để giữ cho túi khí trong phổi không xẹp xuống
và không dính lại với nhau giữa các lần hít vào, làm cho ta có thể thở một cách dễ dàng.
Bởi vì tai trong của bé đã phát triển hoàn chỉnh, nên bé có thể giữ cho cơ thể cân bằng trong khi đang
bơi lơ lửng hoặc chuyển động trong túi nước ối. Tai trong có nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cơ thể.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Một xét nghiệm tiền sản nữa cũng rất quan trọng, đó là xét nghiệm đường huyết của thai phụ, được
thực hiện một vài lần từ tuần thứ 24 cho đến tuần thứ 28. Kiểm tra lượng đường huyết để biết Bạn có
mắc bệnh tiều đường trong thai kỳ hay không, đó là một bệnh lý tiểu đường nhất thời xuất hiện trong
quá trình mang thai và có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh. Bệnh lý
tiểu đường khi mang thai có thể gia tăng nguy cơ các thai phụ phải được mổ bắt con do bệnh lý này có
thể tác động đến các hormon tăng trưởng làm cho thai nhi có kích thước lớn một cách bất thường. Khi
xét nghiệm đường huyết, Bạn sẽ uống một dung dịch đường và sau đó Bạn sẽ được lấy máu. Nếu
lượng đường trong máu của Bạn bất thường, Bạn sẽ phải thực hiện thêm một vài xét nghiệm tiếp theo
nữa. Bệnh tiểu đường trong thai kỳ có thể được chế ngự bằng các chế độ ăn kiêng, tuy nhiên trong một
vài trường hợp, sử dụng insulin hàng ngày để chữa bệnh là rất cần thiết cho thai kỳ của Bạn.
Tuần lễ thứ 25
Sự phát triển của bé:
Hai tay của bé giờ đây đã phát triển hoàn chỉnh, với những móng tay nhỏ xinh, bé có thể cảm nhận
được những gì xung quanh, bao gồm làn da của chính bé và ngay cả dây rốn. Sự khéo léo của đôi tay
cũng ngày càng hoàn thiện, các ngón tay giờ đây có thể cuộn lại như một cái nắm đấm.
Bạn có thể nhận thấy bé có những giai đoạn nghỉ ngơi và hoạt động khác nhau. Bạn có thể cảm nhận
được những chuyển động của thai nhi một cách dễ dàng hơn ở tư thế ngồi. Khả năng nghe của bé cũng
đang phát triển trong giai đoạn này và bé có thể nghe được giọng nói thân quen của Bạn !
Sự thay đổi trong cơ thể:

Tình trạng mang thai là nguyên nhân dẫn đến một vài tác động khó chịu đến hệ tiêu hóa của Bạn.
Không chỉ các hormon progesterone làm chậm lại quá trình tiêu hoá, mà việc kích thước tử cung ngày
càng lớn sẽ chèn ép lên ruột của Bạn. Điều đó dẫn đến kết quả là Bạn bị rối loạn tiêu hoá và tim đập
nhanh. Các triệu chứng này có thể biến những bữa ăn ngon miệng mà Bạn rất thích thành những cơn ác
mộng. Để cải thiện các triệu chứng này Bạn nên ăn một cách chậm rãi, chia làm nhiều bữa ăn với
lượng thức ăn ít hơn thay vì ăn ít bữa mà mỗi bữa quá nhiều thức ăn, tránh ăn các thức ăn có quá nhiều
gia vị và dầu mỡ.
Tuần lễ thứ 26
Sự phát triển của bé:
Ở những tuần lễ trước, mắt bé vẫn khép kín để cho võng mạc phát triển. Nhưng ở tuần lễ này, mắt bé
đã có thể mở ra và bé bắt đầu có thể chớp mắt được rồi đấy. Tùy vào từng sắc tộc mà các bé có thể
được sinh ra với các màu mắt khác nhau như màu xanh, màu nâu hay màu đen. Những sợi lông mi nhỏ
cũng đang phát triển ở tuần lễ này và tóc trên đầu bé vẫn tiếp tục dài ra.
Lúc này bé cân nặng khoảng 850 gram và trông bé vẫn còn rất nhăn nheo, nhưng bé vẫn sẽ tiếp tục
tăng cân một cách đều đặn ở 14 tuần kế tiếp cho đền lúc được sinh ra.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Tử cung của Bạn vẫn là một chiếc nôi hết sức êm ái để bảo vệ và nuôi dưỡng bé cho đến khi được sinh
ra. Nhưng điều gì sẽ xảy ra sau khi nhóc cưng được sinh ra? Bé sẽ bò lung tung khắp nhà và nghịch
ngợm đủ thứ và khi đó Bạn sẽ thực sự không còn thời gian để mà dọn dẹp nữa đấy chứ. Vì vậy, ngay
bây giờ, hãy cùng với ông xã dành chút thời gian để dọn dẹp cho căn nhà Bạn trở thành một nơi an
toàn dành cho bé sau này. Bạn hãy dán kín các ổ điện hoặc sử dụng ổ điện âm để an toàn hơn, vứt đi
hoặc cất kỹ những đồ vật sắc nhọn, lắp đặt hệ thống báo cháy và báo khói nếu có thể, và che chắn các
bậc cầu thang bằng các cánh cửa nhỏ để tránh việc bé có thể té ngã từ trên cao xuống. Đó là những
việc cơ bản nhất mà Bạn nên làm ngay bây giờ để tránh những mối nguy hiểm có thể xảy ra cho bé sau
này. Bạn hãy rà soát một cách kỹ lưỡng một lần nữa từ trước đến sau, từ trong ra ngoài xem tất cả các
vật dụng nguy hiểm đã nằm ngoài tầm với của bé chưa, đặc biệt là nên lưu ý cẩn thận với các loại dược
và mỹ phẩm mà bé có thể tò mò nuốt hoặc uống vào. Luôn nhớ rằng điều tốt nhất Bạn có thể làm cho
bé khi đó là Bạn nên chăm sóc và giám sát bé một cách cẩn thận.
Tuần lễ thứ 27
Sự phát triển của bé:

Đây là tuần lễ đầu tiên trong quý cuối của thai kỳ, nhìn bé bây giờ không khác mấy khi bé được sinh ra
sau này, chỉ có hơi ốm và nhỏ hơn. Phổi, gan và hệ miễn dịch của bé vẫn còn cần phải hoàn thiện hơn
nữa. Nếu vì một lý do nào đó bé buộc phải sanh non, có đến 85% cơ hội sống sót với sự chăm sóc y tế
đặc biệt.
Khả năng nghe của bé vẫn đang dần hoàn thiện, bé đã có thể nhận ra giọng nói của mẹ và ngay cả
giọng nói của Ba. Âm thanh bé nghe được có thể chưa rõ lắm vì tai của bé lúc này vẫn được bao phủ
bởi một lớp màng nhầy.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Lúc này Bạn có thể sẽ thấy những vết rạn màu hồng trên bụng và trên vú. Các triệu chứng như ợ chua,
khó tiêu và khó ngủ thường xuyên xuất hiện hơn và đôi lúc Bạn có thể mơ các giấc mơ về sự sinh nở.
Tuy nhiên Bạn hãy yên tâm, vì tất cả những điều đó là bình thường.
Khả năng chăm sóc và bảo vệ thai nhi vẫn được cơ thể Bạn thực hiện theo bản năng trong suốt thai kỳ.
Tuy nhiên để chăm sóc một bé sơ sinh sau này phải cần đến một kỹ năng thật sự, vì không dễ dàng một
chút nào để chăm sóc cho một bé mới sinh với những đòi hỏi bất tận của bé. Bạn nên liên hệ với các
khóa học dành cho thai phụ tại các trung tâm y tế địa phương hoặc các bệnh viện để được học về các
đề tài như sự sinh nở, cách giảm thiểu các cơn đau trong khi chuyển dạ, những kinh nghiệm cần thiết
cho thai phụ sau khi sinh. Học tất cả những khóa học cần thiết về sự sanh nở và cách chăm sóc trẻ sẽ
khiến Bạn cảm thấy tự tin hơn, nhất là đối với những Bạn lần đầu tiên được làm cha mẹ.
THAI NHI THÁNG THỨ BẢY
Bây giờ bé cân nặng khoảng 1.400 gam và dài khoảng 27 centimet, thai nhi vẫn tiếp tục tăng cân và
tích tụ thêm các lớp mỡ dự trữ dưới da. Các lớp mỡ này giúp cho bé trông đỡ nhăn nheo hơn và giúp
giữ ấm cho cơ thể bé sau khi được sinh ra.
Tuần lễ thứ 28
Sự phát triển của bé:
Thai nhi giờ đã cân nặng khoảng 1.100 gram và dài khoảng 25 centimet. Ngay ở thời điểm trước khi
sanh, BS sẽ cho Bạn biết ngôi thai, đó là tư thế nằm của thai nhi bên trong tử cung. Bé có thể có ngôi
đầu - đầu quay xuống dưới cổ tử cung, ngôi mông - chân quay xuống phía dưới, hoặc ngôi ngang -
lưng bé quay xuống cổ tử cung. Nếu Bạn cảm thấy đầu bé trì nặng ở vị trí cổ tử cung, bé có thể có ngôi
đầu. Những bé có ngôi bất thường, thường phải can thiệp bằng phẫu thuật khi sanh để đảm bảo an toàn
cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên từ tuần lễ này đến khi sanh, bé vẫn còn đến hai tuần lễ để thay đổi tư thế

nằm trong tử cung, vì vậy Bạn chớ quá lo lắng khi hiện giờ bé có ngôi thai bất thường. Hầu hết các bé
có thể tự xoay tư thế nằm của mình để chuẩn bị cho ngày chào đời.
Các nếp nhăn và các rãnh trên não bộ của bé vẫn tiếp tục phát triển và dài ra. Thêm vào đó, trong cơ
thể bé tiếp tục hình thành lớp mỡ dự trữ và tóc bé vẫn đang dài thêm từng ngày.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Bạn hãy chuẩn bị tinh thần cho việc sẽ phải đi khám thai một cách thường xuyên hơn. Bắt đầu từ tuần
này, Bạn sẽ khám thai mỗi tuần thay vì mỗi tháng như ở giai đoạn đầu của thai kỳ. BS cũng sẽ cho Bạn
thực hiện một vài xét nghiệm để kiểm tra nhóm máu của Bạn trong tuần lễ này. Nếu Bạn có nhóm máu
"Rh-", Bạn sẽ được tiêm một mũi globulin miễn dịch Rh, mũi thứ hai sẽ được tiêm ngay cho bé sau khi
sinh. Globulin miễn dịch Rh giúp ngăn ngừa các rắc rối có thể xảy ra, như bệnh vàng da hoặc bệnh
thiếu máu ở trẻ sơ sinh, trong truờng hợp bé có nhóm máu " Rh+", đây là hiện tượng bất đồng về nhóm
máu giữa mẹ và bé, có thể là nguyên nhân các tế bào hồng cầu của bé bị vỡ dẫn đến vàng da do thiếu
máu tán huyết.
Tuần lễ thứ 29
Sự phát triển của bé:
Bé cưng giờ vẫn tiếp tục hoạt động liên tục trong bụng mẹ, những chuyển động lăn tăn ở giai đoạn đầu
giờ đây được thay thế bằng các cú thoi và những cái đạp đôi khi mạnh đến nỗi Bạn cảm thấy không thở
nổi nữa. Nhưng theo bản năng làm mẹ, Bạn sẽ không cảm thấy bực mình, khó chịu những lúc như thế,
mà trái lại Bạn còn vuốt ve triều mến và thì thầm tâm sự với bé nữa chứ. Thậm chí Bạn còn có thể kể
những điều đó với Bạn bè hoặc gia đình một cách sung sướng và hạnh phúc.
Nhưng nếu Bạn cảm thấy bé máy (cử động) quá ít, Bạn hãy thống kê lại số lần bé máy trong một giờ.
Trong tuần lễ này bé phải máy ít nhất 10 lần trong một giờ, nếu bé máy ít hơn, Bạn nên báo cho BS
biết.
Tuyến thượng thận của bé bắt đầu sản xuất ra các hormon androgen và estrogen. Các hormon này kích
thích hormon prolactin trong cơ thể mẹ, làm cho thai phụ có thể có sữa non và sữa mẹ để nuôi dưỡng
bé sau này.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Trong suốt quá trình mang thai, sắt là vi chất quan trọng không thể thiếu để hình thành & bổ sung các
tế bào hồng cầu. Để hổ trợ cho việc gia tăng thể tích máu của thai phụ trong quá trình mang thai, và
đảm bảo lượng sắt dự trữ cho bé trong những tháng đầu đời sau khi sinh, Bạn nên hỏi thêm BS về

lượng sắt bổ sung.
Bạn nên tiêu thụ ít nhất 30 miligam sắt mỗi ngày trong suốt quý 2 và quý 3 của thai kỳ. Bởi vì thiếu sắt
luôn xảy ra trong quá trình mang thai. BS sẽ có thể cho Bạn thực hiện một vài xét nghiệm để kiểm tra
lượng sắt trong cơ thể Bạn. Nếu lượng sắt trong cơ thể Bạn thấp, Bạn sẽ được BS kê toa để cung cấp
thêm sắt đầy đủ cho cơ thể.
Tuần lễ thứ 30
Sự phát triển của bé:
Bây giờ bé cân nặng khoảng 1.400 gam và dài khoảng 27 centimet, thai nhi vẫn tiếp tục tăng cân và
tích tụ thêm các lớp mỡ dự trữ dưới da. Các lớp mỡ này giúp cho bé trông đỡ nhăn nheo hơn và giúp
giữ ấm cho cơ thể bé sau khi được sinh ra.
Để chuẩn bị cho việc hô hấp sau này, bé của Bạn sẽ bắt đầu thực hiện diễn tập các động tác thở bằng
cách cử động liên tục các cơ hoành. Các cử động này được thực hiện một cách nhịp nhàng và đôi khi
làm cho bé bị nấc cục khi bé vô tình hít phải nước ối.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Chứng táo bón cũng là một trong những rắc rối thường xuyên xảy ra cho thai phụ. Các hormon trong
thai kỳ giúp Bạn duy trì sự tồn tại của thai nhi nhưng đồng thời cũng làm chậm lại quá trình tiêu hóa
dẫn đến tình trạng táo bón thường xuyên. Vì vậy, tập thể dục đều đặn và ăn uống các thực phẩm nhiều
chất xơ là những cách tốt nhất để phòng tránh tình trạng táo bón.
Tuần lễ thứ 31
Sự phát triển của bé:
Bé cưng của Bạn nhận được dưỡng chất đầy đủ thông qua bánh nhau, và sự luân chuyển máu trong
bánh nhau giúp bé tạo ra nước tiểu. Bé thải ra ngoài bọc ối khoảng nữa lít nước tiểu mỗi ngày. Và bé
cũng nuốt lại một ít nước ối đó vào trong bụng, lượng nước ối này được thay thế mới hoàn toàn thường
xuyên vài lần mỗi ngày. Nếu lượng nước ối dư thừa trong túi ối (còn gọi là đa ối) có nghĩa là bé không
thường xuyên nuốt nước ối một cách bình thường hoặc bé có trục trặc ở hệ thống tiêu hoá. Nếu lượng
nước ối trong túi ối không đủ (còn gọi là thiểu ối), có nghĩa là bé không bài tiết nước tiểu một cách
thường xuyên, và có thể là dấu hiệu cho thấy có những trục trặc xảy ra với thận hoặc hệ tiết niệu của
bé. Trong những lúc siêu âm cho thai nhi, BS cũng sẽ đồng thời kiểm tra lượng nước ối và sẽ thông
báo cho Bạn biết nếu có những bất thường đó.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:

Bạn đã có quyết định cụ thể về việc sau này sẽ cho bé bú mẹ hay là uống sữa bình hay chưa? Mặc dù
các viện nhi khoa tại Mỹ khuyến cáo rằng sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ, tuy nhiên quyết định về chuyện nuôi dưỡng bé như thế nào lại là một vấn đề tế nhị và riêng tư của
Bạn. Bạn hãy thảo luận với BS hoặc các chuyên gia về vấn đề này trước khi đưa ra quyết định đúng
nhất trong tường hợp của Bạn. Nếu không có vấn đề gì lớn, tại sao Bạn không cho trẻ bú mẹ?
Tuyến sữa của Bạn đã bắt đầu hoạt động và sản xuất ra sữa non trong thời gian này. Sữa non có màu
vàng, đặc và là nguồn cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho bé trong những ngày đầu sau khi sinh.
Sữa non cũng có chứa rất nhiều kháng thể bổ sung cho trẻ khi sống bên ngoài cơ thể mẹ. Do vậy, việc
cho bé bú ngay sau sanh là khuyến cáo hàng đầu của các chuyên gia y tế. Nếu Bạn thấy vú tiết ra sữa
non nhiều và làm ướt áo, hãy sử dụng miếng lót ngực áo dùng một lần hoặc có thể giặt được để lót vào
trong áo ngực.
Tuần lễ thứ 32
Sự phát triển của bé:
Những chi tiết cuối cùng của bé đã được phát triển, giờ đây bé đã thành một cơ thể hoàn chỉnh. Các
móng tay và móng chân nhỏ xinh đã được hình thành, lông mi, lông mày và tóc trên đầu bé cũng đã
hình thành rõ rệt. Lông măng bao phủ quanh cơ thể bé hình thành trong quý đầu của thai kỳ đang dần
rụng đi, tuy nhiên vẫn còn một ít ở vai và lưng bé cho đến lúc sinh.
Bé lúc này cân nặng khoảng 1.800 gram và dài khoang 29 centimet, bé có khả năng tồn tại ở môi
trường ngoài cơ thể Bạn nếu Bạn chuyển dạ ở sanh ở thời điểm này.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Bạn có cảm thấy các dấu hiệu bất thường như tăng cân một cách đột ngột, nhức đầu hoặc nhìn lờ mờ
hay không? Các triệu chứng trên có thể là nguyên nhân dẫn Bạn đến các cơn tiền sản giật đấy, đó là
một tình trạng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp trong thai kỳ và có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé
trong suốt quý hai và quý ba. Tiền sản giật có thể dẫn đến các cơn co giật, là nguyên nhân dẫn đến các
cơn tai biến, hôn mê, và thậm chí có thể gây tử vong cho cả mẹ lẫn con. Vì vậy, trong những lần khám
thai, BS sẽ tiến hành đo huyết áp của Bạn, xét nghiệm nước tiểu và tìm kiếm xem có các triệu chứng
phù trên cơ thể Bạn hay không. Nếu Bạn thấy có bất kỳ các dấu hiệu nào của chứng tiền sản giật, hãy
gọi cho BS của Bạn ngay lập tức nhé.
THAI NHI THÁNG THỨ TÁM
Trong những tuần lễ cuối của thai kỳ, hàng triệu tế bào thần kinh phát triển giúp cho bé có khả năng

nhận biết được môi trường sống xung quanh bé trong tử cung, giúp bé có thể nghe được các âm thanh,
có cảm giác và thậm chí có thể nhìn thấy đôi chút gì đấy.
Tuần lễ thứ 33
Sự phát triển của bé:
Đồng tử của mắt bé có thể nhận ra ánh sáng và có thể co lại hoặc giãn ra, cho phép bé có thể nhìn thấy
các hình thù lờ mờ. Cũng giống như khi bé mới sinh ra, bé ngủ hầu như suốt ngày. Bé có thể có các cử
động REM của mắt (là các cử động liên tục của mắt bé trong khi ngủ), đó là thời điểm giấc mơ đang
xảy ra với bé trong giấc ngủ.
Phổi của bé lúc này đã phát triển hầu như hoàn tất. Lượng mỡ dự trữ vẫn tiếp tục được tích lũy trong
cơ thể bé để bảo vệ và giữ ấm cho thai nhi. Thai nhi trong tử cung gia tăng một cách rõ rệt về cân nặng
trong những tuần lễ sau cùng trước khi sanh.
Thai nhi bây giờ đã có thể xác định được ngôi thai một cách chính xác nhất, BS sẽ siêu âm và cho Bạn
biết thai nhi của Bạn có ngôi đầu hay ngôi mông.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Bây giờ chỉ còn chưa đầy 2 tháng là đã đến ngày Bạn chuyển dạ sanh, Bạn sẽ phải học cách để đối đầu
và chế ngự các cơn đau trong quá trình chuyển dạ. Một trong những vấn đề mà Bạn nên tham khảo là
những cách thông thường nhất để làm giảm thiểu các cơn đau đẻ. Bao gồm kỹ thuật thở, các thuốc
giảm đau có thể được BS chỉ định và kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng- BS sẽ bơm thuốc gây tê qua
một ống mêm và nhỏ được định vị ở phần dưới sống lưng của Bạn. Cho dù quyết định sau cùng của
Bạn là gì đi chăng nữa, càng hiểu biết nhiều Bạn sẽ càng có những quyết định chính xác hơn. Chính vì
thế, cho dù hiện tại Bạn vẫn chưa có quyết định nào cho việc sinh nở, BS vẫn sẽ cung cấp cho Bạn các
giải pháp tối ưu nhất để Bạn suy nghĩ và lựa chọn.
Tuần lễ thứ 34
Sự phát triển của bé:
Lượng Canxi mà thai phụ cần phải bổ sung là hết sức quan trọng trong suốt thai kỳ. Bởi vì trong suốt
quá trình mang thai, thai nhi sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ để hình thành nên xương. Nếu cơ thể mẹ thiếu
canxi, răng và xương của thai phụ sẽ yếu đi một cách nghiêm trọng.
Trong khi đó, các tuyến thượng thận vẫn đang hoàn thiện và đang sản xuất ra các hormon để kích thích
cơ thể mẹ tiết ra sữa. Các chất gây phủ bên ngoài da bé ngày càng phát triển dày thêm, ngược lại các
lông măng hầu như đã rụng sạch.

Xương của bé đã phát triển khá tốt, phổi cũng đã phát triển hoàn chỉnh. Bé lúc này cân nặng khoảng
2.250 gam và dài khoảng 32 centimet. Nếu Bạn chuyển dạ sanh sớm lúc này, bé có thể thích nghi và
tồn tại với môi trường bên ngoài tử cung mẹ với sự chăm sóc đặc biệt, bé có thể được nuôi trong lồng
kiếng và được thở oxy trong một vài ngày.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Mệt mỏi là những phàn nàn thông thường nhất của thai phụ trong những tuần lễ cuối của thai kỳ. Khó
thở, đau đầu, mất ngủ, tăng cân, những lo âu về cuộc chuyển dạ sẽ xảy ra thế nào, phải chăm sóc bé
mới sinh như thế nào, tất cả những điều đó có thể làm Bạn kiệt sức. Hãy cố gắng nghỉ ngơi nhiều
hơn và chợp mắt bất cứ lúc nào có thể, dẹp qua tất cả những lo âu và hãy chỉ nghĩ đến sức khỏe của
Bạn và bé cưng. Bạn còn có rất nhiều sự giúp đỡ khác từ phía gia đình và BS của Bạn, Bạn hãy thảo
luận các mối quan tâm của mình cho người thân và BS để tìm ra những giải pháp khắc phục khó khăn
để Bạn có thể nghỉ ngơi và đầu óc thanh thản chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ sắp tới được suôn sẽ và tốt
đẹp nhất. Bạn cũng lưu ý đừng bao giờ sử dụng chất cafein để cải thiện tình trạng uể oải, lừ dừ bởi vì
các chất kích thích này có thể gây ra các tác động xấu cho thai nhi.
Tuần lễ thứ 35
Sự phát triển của bé:
Thai nhi lúc này cân nặng khoảng 2.250 gam. Đây là giai đoạn tăng cân nhanh nhất của bé - khoảng
nữa ký một tuần! Mỡ dự trữ vẫn được tích lũy trong cơ thể bé, đặc biệt là ở dưới hai vai.
Vì bé ngày càng phát triển nên tử cung giờ đây trở nên chật chội và làm hạn chế những cử động của bé,
vì vậy bé có thể cử động ít hơn, tuy nhiên với cường độ mạnh và lắm lúc Bạn có thể cảm thấy đau lắm
đấy nhé! Bạn hãy vỗ về bé, nhẹ nhàng xoa trên bụng và nói cho bé nghe những cảm nhận của Bạn về
bé, rằng bé sắp sửa được ra ngoài chơi với Bạn rồi đấy!
Lúc này, đầu của bé - nếu bé có ngôi đầu, cũng bắt đầu áp vào xương mu của Bạn để chuẩn bị cho
cuộc chuyển dạ sắp tới.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Bất chợt một lúc nào đó, Bạn sẽ cảm nhận có một mối liên kết chặt chẽ giữa Bạn và thai nhi đang phát
triển trong bụng, nhưng cảm giác này sẽ trở nên mãnh liệt nhất ngay tại thời khắc bé yêu chào đời. Mối
liên kết, một cảm giác mạnh mẽ được hình thành giữa mẹ và bé, có thể xuất hiện trong một vài phút
hay một vài ngày sau khi bé sinh ra, nhưng đôi khi cảm giác này sẽ vẫn tồn tại lâu hơn nữa. Mối liên
kết này sẽ khiến Bạn lúc nào cũng muốn ôm ấp, che chở và bảo vệ cho bé - một sinh linh bé nhỏ giờ

đây hoàn toàn lệ thuộc vào Bạn và Bạn phải có trách nhiệm với bé. Hơn nữa, cảm giác này cũng giúp
cho bé cảm thấy an toàn hơn khi phải thích nghi với điều kiện sống bên ngoài bụng mẹ sau này.
Tuần lễ thứ 36
Sự phát triển của bé:
Sự phát triển của lớp mỡ hai bên gò má và của các lớp cơ tại đây đã khiến cho khuôn mặt bé giờ đây
trông rõ nét và hoàn thiện hơn. Bé bây giờ cân nặng xấp xỉ khoảng 2.750 gam.
Lượng canxi mà thai phụ bổ sung trong thai kỳ làm cho hộp sọ của bé vững chắc hơn, tuy nhiên hộp sọ
bé cũng có thể thay đổi hình dạnh đôi chút trong lúc đi qua ngã âm đạo của mẹ trong khi sanh. Vì vậy
bạn đừng quá ngạc nhiên khi thấy bé được sinh ra với cái đầu không được tròn trịa lắm! Đừng quá lo
lắng! Một vài giờ hay một vài ngày sau, đầu bé sẽ trở nên tròn trịa ngay thôi mà!
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Bắt đầu từ bây giờ trở đi, Bạn phải khám thai hàng tuần theo sự chỉ định của BS. BS có thể sẽ phải
thăm khám bên trong âm đạo để kiểm soát tình hình cổ tử cung trở nên mỏng đi và bắt đầu nở ra. Bạn
có thể trải qua một cuộc vật lộn khi mà thai nhi đã lọt vào khung xương chậu để chuẩn bị cho các cơn
chuyển dạ. Cảm giác thèm ăn có thể trở lại với Bạn, vì lúc này thai nhi không còn chèn ép lên dạ dày
và ruột của Bạn, các triệu chứng tim đập nhanh mà Bạn từng mắc phải trong giai đoạn đầu của thai kỳ
sẽ giảm đi đáng kể.
THAI NHI THÁNG THỨ CHÍN
Ở tuần lễ này, thai nhi được xem là đủ tháng! Tuy nhiên, bé vẫn không ngừng lớn thêm trong bụng mẹ.
Bé vẫn tiếp tục tăng cân với tốc độ khoảng 15 gram mỗi ngày. Khi được sinh ra, thông thường bé trai
sẽ nặng cân hơn bé gái.
Tuần lễ thứ 37
Sự phát triển của bé:
Sự phối hợp vận động của bé dần hoàn thiện hơn nên lúc này bé có thể nắm các ngón tay lại với nhau.
Nếu có một luồng sáng nào chiếu vào bụng Bạn, bé sẽ quay mặt đi hướng khác.
Sự thay đổi trong cơ thể Bạn:
Sau tuần lễ này, nút nhầy ở cổ tử cung để bít kín cổ tử cung tránh nhiễm trùng và sự xâm nhập của vi
khuẩn, có thể bị bong ra. Tuy nhiên, nút nhầy này có thể chỉ bong ra một vài tuần, một vài ngày, thậm

×