Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 1 -
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân
hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Nghệ An
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 2 -
LỜI CẢM ƠN
Với kiến thức đã học ở trường cùng với việc tham khảo tài liệu và thực tế
thực tập tại Sacombank - Chi nhánh Nghệ An, tôi đã hoàn thành Báo cáo thực
tập tốt nghiệp này. Để hoàn thành Báo cáo thực tập, tôi xin trân trọng cảm ơn
sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo của trường Đại họcVinh, Ngành
Tài chính - Ngân hàng, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Bích Thủy
đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện Báo cáo
thực tập này.
Cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh
Sacombank Nghệ An đã tạo điều kiện cho tôi có đầy đủ số liệu để nghiên cứu
và phân tích, đã trực tiếp hướng dẫn trong thời gian thực tập vừa qua.
Tuy nhiên Đề tài nghiên cứu là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, mặt
khác do khả năng và kiến thức còn hạn chế, thời gian thực tập có hạn nên Báo
cáo thực tập đã không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô và Ban
lãnh đạo ngân hàng đóng góp thêm ý kiến để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !
Vinh, ngày 30 tháng 03 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Kiều Trang
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 3 -
MỤC LỤC Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
LỜI MỞ ĐẦU 6
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN - CHI NHÁNH
NGHỆ AN 10
1.1.Quá trình hình thành, phát triển. 10
1.2. Cơ cấu tổ chức của Sacombank – CN Nghệ An 11
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank – CN Nghệ An 14
1.3.1.Tình hình huy động vốn 14
1.3.2.Tình hình cho vay của chi nhánh 16
1.3.3.Tình hình các hoạt động kinh doanh khác 19
1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 20
PHẦN 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH NGHỆ AN 23
2.1.Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Sacombank – CN Nghệ An 23
2.1.1.Tổng nguồn vốn vốn huy động 22
2.1.2 Huy động vốn theo hình thức huy động 24
2.1.3.Huy động vốn theo đối tượng 25
2.1.4.Huy động vốn theo kỳ hạn 26
2.1.5.huy động vốn theo loại tiền gửi 28
2.1.6.Lãi suất huy động vốn 29
2.2. Đánh giá thực trạng hiểu quả huy động vốn tại Sacombank – CN Nghệ An 31
2.2.1.Những kết quả đạt được 31
2.2.2.Hạn chế 33
2.2.3.Nguyên nhân của những hạn chế tồn tại 34
2.3.Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn ại Sacombank - CN Nghệ An 36
2.3.1.Định hướng hoạt động của Sacombank - CN Nghệ An 33
2.3.2.Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Sacombank – CN
Nghệ An 37
2.3.2.1. Thực thi chính sách lãi suất mềm dẻo, linh hoạt 38
2.3.2.2. Đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi 39
2.3.2.3. Xây dựng chính sách tiếp cận và chăm sóc khách hàng hiệu quả 421
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 4 -
2.3.2.4. Tăng cường tìm hiểu đối thủ cạnh tranh đồng thời đẩy mạnh hợp tác
với các tổ chức tín dụng để từ đó có các chính sách kịp thời và hiệu quả 44
2.3.2.5. Chú trọng huy động tiền gửi trung, dài hạn và khoán trong công tác
huy động 44
2.3.2.6. Gắn chặt hơn nữa việc huy động vốn và sử dụng vốn, quản lý nguồn
vốn theo đúng phương pháp và mục tiêu 45
2.3.2.7. Mở rộng mạng lưới huy động 46
2.3.2 8. Đa dạng hóa và hoàn thiện các dịch vụ ngân hàng 47
2.3.2.9. Nâng cao hiệu quả thu dịch vụ và kinh doanh ngoại hối 47
2.3.2.10. Phát triển dịch vụ tư vấn 47
2.3.2.11. Một số giải pháp hỗ trợ 48
2.3.3. Một số kiến nghị 48
2.3.3.1. Kiến nghị đối với Chính Phủ và ngân hàng Nhà Nước 49
2.3.3.2. Kiến nghị đối với NH TMCP Sài Gòn Thương Tín 50
KẾT LUẬN 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 5 -
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ngân hàng thương mại cổ phần NH TMCP
Ngân hàng Nhà Nước NHNN
Ngân hàng thương mại NHTM
Ngân hàng trung ương NHTW
Ngân hàng NH
Chi nhánh CN
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài
Gòn Thương Tín
Sacombank
Phòng giao dịch PGD
Tổ chức kinh tế TCKT
Dân cư DC
Nguồn vốn huy động NVHD
Tín dụng TD
Thanh toán quốc tế TTQT
Chương trình khuyến mãi CTKM
Cán bộ nhân viên CBNV
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 6 -
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức 11
Biểu đồ 1.1: Trình độ cán bộ nhân viên 12
Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn vốn 14
Biểu đồ 1.2: So sánh cơ cấu nguồn vốn 15
Bảng 1.2: Tình hình chung về cho vay 17
Biểu đồ 1.3: Tình hình cho vay và thu nợ 18
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 20
Biểu đồ 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh 20
Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn huy động 22
Biểu đồ 2.1:Tốc độ tăng trưởng 22
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn theo hình thức huy động 23
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng theo hình thức huy động 24
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn theo đối tượng 25
Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng theo đối tượng 26
Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn tiền gửi theo kỳ hạn 27
Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn theo loại tiền gửi 29
Bảng 2.6: Biểu lãi suất huy động và cho vay 30
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 7 -
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng
của nền kinh tế quốc dân, là trung gian tài chính hoạt động trong lĩnh vực tiền
tệ và có quan hệ mật thiết tới sự phát triển của tất cả các thành phần kinh tế
trong xã hội, khách hàng của ngân hàng là mọi thành viên của xã hội nếu có
nhu cầu, hoạt động của ngân hàng liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống,
kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại còn là một kênh quan
trọng trong việc thực hiện chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ của
Chính phủ nhằm ổn định nền kinh tế. Ở nước ta, từ khi thực hiện chính sách
đổi mới và mở cửa nền kinh tế, chuyển nền kinh tế hoạt động theo cơ chế kế
hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống ngân hàng ngày càng đóng
vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt là trong
công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Một vấn đề xuyên suốt
quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay đó là việc huy
động và sử dụng nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
chỉ có huy động tập trung ngày càng nhiều và bố trí sử dụng hiệu quả theo cơ
cấu hợp lý các nguồn vốn đầu tư thì mới tạo ra động lực đưa nền kinh tế Việt
Nam tiến kịp với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Vốn là yếu tố quan trọng góp phần vào thành quả chung của công cuộc xây
dựng và phát triển đất nước, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, dần sánh
vai với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vốn cho đầu tư phát triển có
thể được tạo thành từ nhiều nguồn nhưng với điều kiện thị trường tài chính
nước ta đang trong giai đoạn bước đầu hình thành và phát triển thì huy động
vốn qua kênh ngân hàng vẫn là phổ biến và hiệu quả nhất.
Đối với ngân hàng, nếu như nói nguồn vốn tự có là cơ sở, tiền đề để tổ
chức hoạt động kinh doanh thì nguồn vốn huy động đóng vai trò chủ đạo và
đảm bảo cơ sở tài chính cho mở rộng hoạt động kinh doanh. Có thể nói nguồn
vốn huy động có ý nghĩa quyết định đến quy mô kinh doanh của ngân hàng.
Ngân hàng thương mại với vai trò quan trọng nhất là trung gian tài chính trong
việc huy động vốn để tái cấp vốn cho nền kinh tế. Tuy nhiên ngân hàng là một
loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực tiền tệ cho
nên bắt buộc phải hoạt động có hiệu quả để vừa đảm bảo mục tiêu an toàn
trong kinh doanh vừa có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường đầy biến
động và qua đó thực hiện tốt vai trò “đi vay để cho vay”. Để đảm bảo được
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 8 -
những điều này thì nguồn vốn của ngân hàng phải luôn luôn sẵn sàng, công tác
huy động vốn phải được tiến hành có hiệu quả cao nhất, đáp ứng nhu cầu cho
vay nhưng chi phí huy động thấp nhất. Chính vì vậy, vấn đề huy động vốn với
các ngân hàng hiện nay đang được đặt lên hàng đầu. Hệ thống NHTM Việt
Nam nói chung, NH TMCP Sài Gòn Thương Tín và NH TMCP Sài Gòn
Thương Tín - Chi nhánh Nghệ An nói riêng thông qua hoạt động của mình đã
không ngừng mở rộng quan hệ với các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trong
hoạt động kinh doanh các NHTM cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình
huy động vốn. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả huy động vốn, tạo nguồn vốn
dồi dào, chất lượng cao đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá
đất nước đang là vấn đề được quan tâm và tìm biện pháp thực hiện.
Xuất phát từ thực tế đó và nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của
công tác huy động vốn đối với hoạt động của một NHTM, sau thời gian tìm
hiểu và nghiên cứu tại cơ sở thực tập tôi chọn nghiên cứu đề tài “ Giải pháp
nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
- chi nhánh Nghệ An” làm Báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Tìm hiểu một số đặc điểm tổng quan về Sacombank- Chi nhánh Nghệ
An, Đánh giá chung về hiệu quả thực trạng hoạt động huy động vốn của chi
nhánh, thông qua quá trình phân tích, đưa ra những nguyên nhân tồn tại và
những khó khăn vướng mắc cần giải quyết
Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng, nghiên cứu đề xuất một số
giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Sacombank -
chi nhánh Nghệ An trong thời gian tới.
Phương pháp Nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để
phân tích, tổng hợp hệ thống cơ sở lý luận về hiệu quả huy động vốn của NH
thông qua các số liệu từ sách, báo, giáo trình, các thông tin tổng hợp trên
mạng Internet…
Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp này được sử dụng để
tìm hiểu hoạt động huy động vốn của đơn vị thực tập, cũng như thu thập các
số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu
Phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế để phân tích số liệu;
Phương pháp so sánh để biết được sự tăng giảm tương đối của các chỉ
tiêu qua từng năm
Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 9 -
phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn của Sacombank-chi nhánh Nghệ
An qua 3 năm 2009 - 2011 thông qua các số liệu thu thập từ Bảng cân đối kế
toán, Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh.
Kết cấu của đề tài ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dung nghiên
cứu được chia làm 2 phần bao gồm:
Phần 1: Tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi
nhánh Nghệ An.
Phần 2: Thực trạng và Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại
ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Nghệ An.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 10 -
NỘI DUNG
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN -
CHI NHÁNH NGHỆ AN
1.1. Quá trình hình thành, phát triển.
Sacombank là một ngân hàng TMCP nằm trong hệ thống các ngân hàng
thương mại Việt Nam, chịu sự kiểm tra và giám sát của Ngân hàng Nhà Nước
Việt Nam.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, tên giao dịch là Sacombank, được
thành lập và hoạt động theo giấy phép số 0006/NH-CP ngày 05/12/1991 do
Ngân hàng Nhà nước cấp trên cơ sở sát nhập 4 tổ chức tín dụng là Ngân hàng
phát triển kinh tế Gò Vấp, HTX Tín dụng Lữ Gia, Tân Bình và Thành Công;
với nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ
Ngân hàng. Được chính thức hoạt động từ ngày 21/12/1991, Sacombank là
một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên ở Việt Nam.
Chi nhánh Sacombank Nghệ An là thành viên trực thuộc của Sacombank
được thành lập ngày 23 tháng 2 năm 2009, hoạt động theo luật các tổ chức tín
dụng và điều lệ của Sacombank.
Tên gọi và trụ sở.
- Tên đầy đủ: Sacombank chi nhánh Nghệ An
- Địa chỉ : số 72 Lê Lợi, Phường Hưng Bình, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An
- Số điện thoại : 0388.600.777
Trụ sở Chi nhánh được đầu tư xây dựng rất khang trang với quy mô một tầng
trệt và ba tầng lầu với tổng diện tích sử dụng hơn 300m2. Chi nhánh Nghệ An
là đơn vị mở đầu cho chiến lược mở rộng mạng lưới của Sacombank trong
năm 2009. Tính đến thời điểm 31/01/2012 Sacombank có vốn điều lệ là
10.740 tỷ đồng, với mạng lưới hoạt động 408 điểm giao dịch với 18 sở giao
dịch, 69 chi nhánh 297 phòng giao dịch ở các tỉnh, thành phố Việt Nam cũng
như tại Trung Quốc, Lào, Campuchia trên nền tảng công nghệ hiện đại của
NH lõi T-24, phiên bản R8. Sacombank cũng định hướng và xây dựng được
một hệ thống khách hàng bán lẻ gồm cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ổn
định qua các thời kỳ. Đồng thời, Ngân hàng cũng triển khai thành công các mô
hình bán lẻ chuyên biệt và các gói sản phẩm dịch vụ bán lẻ dành riêng cho
từng đối tượng khách hàng cụ thể…
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 11 -
Các sản phẩm được cung cấp tại Sacombank - Chi nhánh Nghệ An:
- Huy động vốn bằng tiền VND, USD và vàng với lãi suất hấp dẫn, thủ tục
nhanh gọn.
- Tài trợ vốn qua cho vay ở mọi loại hình; đặc biệt là cho vay đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tiểu thương và cho vay cá nhân phục vụ
cho các mục đích sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống, xây dựng sửa chữa
nhà, du học, đi làm việc ở nước ngoài, mua xe ôtô Thủ tục vay nhanh gọn,
lãi suất hợp lý, tiến độ giải ngân kịp thời nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu kinh
doanh, tiêu dùng của khách hàng.
- Thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh tại quầy giao dịch của Ngân hàng
hoặc tại nhà với thời gian ngắn, phí chuyển hợp lý thông qua mạng lưới hoạt
động tại điểm giao dịch ở các tỉnh thành trên cả nước.
- Phát hành thẻ thanh toán, thẻ tín dụng (nội địa và quốc tế) với dịch vụ đa
dạng: rút tiền mặt, thanh toán… tại các khu vui chơi, khu dân cư, trung tâm
thương mại.
- Thực hiện các dịch vụ: thanh toán quốc tế, bảo lãnh, bao thanh toán, thu
chi trả lương hộ, thu đổi ngoại tệ – vàng, chi trả kiều hối và các dịch vụ tư vấn
tài chính khác…
1.2. Cơ cấu tổ chức của Sacombank – CN Nghệ An
* Sơ đồ bộ máy tổ chức
Bộ máy tổ chức của Sacombank chi nhánh Nghệ An hiện nay bao gồm :
- Hội sở chính của Sacombank chi nhánh Nghệ An: ban Giám đốc và 3
phòng nghiệp vụ.
- Các phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh tại Quán Bánh, Hưng Bình và
trên địa bàn huyện Diễn Châu.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 12 -
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sacombank chi nhánh Nghệ An
Cơ cấu tổ chức :
(Nguồn: Phòng nhân sự của Sacombank chi nhánh Nghệ An )
Cơ cấu nhân sự :
Sacombank chi nhánh Nghệ An hiện có 54 cán bộ công nhân viên, gồm 25 nữ
và 29 nam. Độ tuổi trung bình 26 tuổi.
- Trình độ chuyên môn:
+ Thạc sĩ : 2 người
+ Đại học : 36 người
+ Cao đẳng : 5 người
+ Trung cấp : 3 người
+ Khác : 8 người
Biểu đồ 1.1: Trình độ cán bộ nhân viên
4%
66%
9%
6%
15%
Thạc sĩ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Khác
( Nguồn: Số liệu phòng nhân sự của Sacombank - chi nhánh Nghệ An)
Ban giám đốc:
- Giám đốc
- Phó Giám đốc
Phòng
dịch
vụ
khách
hàng
Phòng
Kế
toán –
Hành
chính
Phòng
hỗ trợ
kinh
doanh
Phòng
giao
dịch
Quán
Bánh
Phòng
giao
dịch
Hưng
Bình
Phòng
giao
dịch
Diễn
Châu
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 13 -
* Chức năng nhiệm vụ của các Phòng, Ban.
Ban giám đốc
Ban giám đốc có nhiệm vụ điều hành hoạt động của Sacombank chi
nhánh Nghệ An
- Quyền hạn và nhiệm vụ của Giám đốc
Giám đốc của Sacombank chi nhánh Nghệ An là người đại diện theo uỷ quyền
và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động của chi nhánh Nghệ An, thực
hiện công tác quản lý hoạt động tại chi nhánh trong phạm vi phân cấp quản lý,
phù hợp với các quy chế của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín. Giám đốc Chi
nhánh phải chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc NH TMCP Sài Gòn
Thương Tín, trước pháp luật về hoạt động kinh doanh, về các mục tiêu nhiệm
vụ, về kết quả kinh doanh của Sacombank chi nhánh Nghệ An.
- Quyền hạn và nhiệm vụ của Phó Giám đốc
Giúp Giám đốc điều hành hoạt động của đơn vị trực thuộc hay một số nghiệp
vụ tại Sacombank chi nhánh Nghệ An theo sự phân công của Giám đốc và
chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về kết quản công việc được
phân công phụ trách. Phó giám đốc đại diện Sacombank chi nhánh Nghệ An
ký kết các văn bản hợp đồng, chứng từ thuộc phạm vi hoạt động kinh doanh
của Sacombank chi nhánh Nghệ An.
Phòng hành chính – kế toán
Bộ phận hành chính: Thực hiện các nghiệp vụ về tiền tệ, kho quỹ. Quản lý
quỹ nghiệp vụ của kho quỹ, thu chi tiền mặt, quản lý vàng bạc, kim loại quý,
đá quý, quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, thực hiện
xuất nhập tiền mặt để đảm bảo nghiệp vụ thanh khoản tiền mặt cho chi nhánh,
thực hiện các dịch vụ tiền tệ kho quỹ cho khách hàng.
Bộ phận kế toán – quỹ: Thực hiện công tác kế toán tài chính cho toàn bộ hoạt
động của chi nhánh: Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác kế
hoạch kế toán và chế độ báo cáo kế toán của các phòng và các đơn vị trực
thuộc; Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế toán ( Bảng cân đối tài sản,
Báo cáo thu nhập chi phí, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ…) của Chi nhánh; Tham
mưu cho Giám đốc về thực hiện chế độ Tài chính Kế toán; Thực hiện kế toán
chi tiêu nội bộ ( mua sắm TSCĐ, TSLĐ…); Phân tích và đánh giá tài chính,
hiệu quả kinh doanh (Thu nhập, Chi phí, Lợi nhuận) của các phòng thuộc chi
nhánh…
Tham mưu cho Giám đốc trong việc thực hiện chủ trương, chính sách chế
độ của Nhà nước và của ngành về tổ chức cán bộ, lao động và tiền lương, bảo
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 14 -
hiểm xã hội đối với người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh
doanh của Sacombank chi nhánh Nghệ An, công tác hành chính, hậu cần.
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ để xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới,
thành lập, giải thể các đơn vị trực thuộc chi nhánh.
Phòng hỗ trợ kinh doanh
Gồm hai bộ phận
- Bộ phận xử lý giao dịch: tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thực hiện chăm
sóc khách hàng và xử lý tất cả các nghiệp vụ phát sinh khi giao dịch với khách
hàng.
- Bộ phận làm công tác quản lý tín dụng có chức năng tham mưu cho Giám
đốc về việc:
+ Lập kế hoạch kinh doanh hàng năm, quý, tháng của toàn chinh nhánh.
+ Cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro và quản lý điều hành vốn kinh doanh
hàng ngày, đảm bảo cung cấp đủ vốn và trực tiếp giao dịch với khách hàng.
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng doanh nghiệp: chịu trách nhiệm về giao dịch với các doanh nghiệp
trong các hoạt động như chuyển tiền cho vay tín dụng, gửi tiền ngắn hạn và
các hoạt động dịch vụ tài chính khác.
Phòng cá nhân: chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính như huy động
tiền gửi ngắn hạn, trung và dài hạn, các dịch vụ tiêu dùng, các dịch vụ cho vay
cá nhân.
Phòng giao dịch Quán Bánh, Hưng Bình, Diễn Châu
Mỗi một phòng giao dịch giống như một NH thu nhỏ, có các bộ phận huy
động vốn, bộ phận tín dụng làm công tác cho vay, có bộ phận kế toán đảm
nhận các công việc kế toán cho vay, nợ. Tùy theo tình hình từng thời kì kinh tế
Giám đốc giao mức phán quyết cho vay đối với các trưởng phòng cho phù
hợp.
1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank – CN Nghệ An
Mặc dù mới được thành lập và bước đầu đi vào hoạt động nhưng
Sacombank chi nhánh Nghệ An đã có những bước phát triển đáng ghi nhận.
Cụ thể như sau:
1.3.1. Tình hình huy động vốn
Đối với hoạt động kinh doanh của một TCKT thì nguồn vốn có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong sự tồn tại và phát triển. Cũng như các TCKT khác thì
nguồn vốn của NH cũng quyết định đến quy mô hoạt động. Trong tổng nguồn
vốn thì nguồn vốn huy động là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất và đa số các NH
xem nguồn vốn huy động là yếu tố quyết định đến kết quả kinh doanh của mình.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 15 -
Chính vì vậy, NH đã không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn. Tình hình
về hoạt động huy động vốn tại Sacombbank chi nhánh Nghệ An được thể hiện
qua bảng số liệu sau:
Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn vốn tại Sacombank – CN Nghệ An qua 3 năm
2009 – 2011
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
ST % ST % ST %
Nguồn vốn huy
động
200.834 66,17 437.431
69,18 744.241
78.16
Vốn điều chuyển
từ Hội sở
102.643 33,83 190.401
30,32 205.974
21,84
Tổng cộng 303.477 100 627.832
100 950.215
100
(Nguồn: phòng kế toán của Sacombank chi nhánh Nghệ An)
Qua bảng số liệu trên ta thấy qua 3 năm bước đầu hoạt động nguồn vốn huy
động của chi nhánh đã tăng lên vượt bậc. Năm 2010 tăng 117,8% so với năm
2009 tương ứng với số tiền 236.597 triệu đồng. Cụ thể, năm 2009 hoạt động
Sacombank chi nhánh Nghệ An huy động được 200.834 triệu đồng, năm 2010
huy động được 437.431 triệu đồng. Năm 2011 tăng 70,20% so với 2010, cụ thể
tăng 306.801 triệu đồng. Có được những kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực và
quan điểm chỉ đạo của chi nhánh luôn cố gắng khai thác triệt để các dịch vụ NH
cung cấp, nguồn tiền nhàn rỗi của cá nhân tổ chức. Bên cạnh đó, với phương
châm “đi vay để cho vay” nhằm đáp ứng nhu cầu vốn, NH đã không ngừng tăng
cường sức cạnh tranh lãi suất tiết kiệm với các NHTMCP khác trên địa bàn, đa
dạng hóa các hình thức huy động mở rộng thị trường đầu tư, khẳng định vị thế,
uy tín và tạo dựng được hình ảnh của Sacombank trong tâm trí của khách hàng.
Bên cạnh đó vốn điều chuyển từ hội sở của chi nhánh cũng có tăng trong năm
2011. Năm 2010 nhận vốn điều chuyển từ hội sở là 190.401 triệu đồng tăng so
với năm 2009 là 87.758 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 85,5%, năm 2011
nhận 205.974 triệu động từ hội sở tăng 15.573 triệu đồng so với 2010. Vốn điều
chuyển từ hội sở có tăng lên là do sau năm đầu hoạt động chi nhánh đã có những
bước tiến vượt bậc, và cần thiết có nguồn vốn lớn để mở rộng thị phần, mở rộng
hoạt động của chi nhánh. Đây là điều hợp lý và có thể chấp nhận được. Tuy
nhiên, tỷ lệ nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn trong năm 2011 vẫn tăng
so với năm 2010. Cụ thể, năm 2009 nguồn vốn huy động chiếm 66,17% trong
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 16 -
tổng nguồn vốn, năm 2010 tỷ lệ nguồn vốn huy động chiếm 69,18%, và năm
2011 tỷ lện nguồn vốn huy động chiếm 78,16%. Có thể nói qua 3 năm hoạt động
chi nhánh đã thể hiện mình có thể bước tiến dài hơn nữa trong tương lai.
Biểu đồ 1.2 : So sánh cơ cấu nguồn vốn
0
100
200
300
400
500
600
700
800
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nguôn vôn huy đông
Vôn điêu chuyên tư
hôi sơ
( Nguồn: phòng Kế toán của Sacombank – chi nhánh Nghệ An )
1.3.2. Tình hình cho vay của chi nhánh
Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt của NHTM nhằm tạo ra lợi
nhuận, chỉ có lãi suất thu được từ hoạt động cho vay mới bù nổi chi phí tiền gửi,
chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh, quản lý và các loại chi phí rủi ro đầu tư.
Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu vay vốn càng nhiều, lượng cho vay của
các NH cũng tăng nhanh và loại hình cho vay cũng càng trở nên đa dạng. Nhận
thấy được vấn đề đó, Sacombank đã tập trung vào hoạt động cho vay và xác định
đây là hoạt động chủ lực của NH trên thị trường, hơn 80% lợi nhuận có được từ
hoạt động cho vay. Sacombank chú trọng cấp tín dụng cho các khách hàng là
doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh
doanh, các cá nhân vay tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu tại các đô thị.
Đối tượng khách hàng cụ thể:
- Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và thương mại dịch vụ, cá nhân sản xuất
kinh doanh
- Cá nhân vay tiêu dùng: mua nhà sửa chữa ô tô, du học…
- Cá nhân vay kinh doanh chứng khoán: cầm cố cổ phiếu, cầm cố trái phiếu
chuyển đổi, đảm bảo bằng tài sản khác
- Các đối tượng khác…
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 17 -
Sacombank - Chi nhánh Nghệ An luôn cố gắng đáp ứng các nhu cầu về vốn
cho cá nhân và doanh nghiệp trên địa bàn, nhằm góp phần phát triển nền kinh
tế. Bên cạnh các sản phẩm vay thông thường, Sacombank còn có các sản
phẩm đặc thù dành cho từng đối tượng khách hàng cụ thể, tiêu biểu như sản
phẩm “Cho vay tín chấp Cán bộ nhân viên”. Sản phẩm này đã được
Sacombank triển khai toàn hệ thống đã nhiều năm nay, riêng tại tỉnh Nghệ An,
tuy mới triển khai được 3 năm nhưng số lượng khách hàng vay vốn đa lên đến
5.000 người với dư nợ vay gần 100 tỷ đồng trên địa bàn TP Vinh, TX Cửa Lò,
Huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Thanh Chương, Đô Lương, Nam
Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc Sản phẩm này đã giúp hỗ trợ vốn cho CBNV,
giúp họ tháo gỡ khó khăn tài chính hiện tại và gia tăng chất lượng cuộc sống.
Sacombank thực hiện phương châm: “tiếp thị rộng rãi, cho vay bảo thủ”.
Sacombank tuân thủ chặt chẽ mọi quy trình, quy chế cho vay của NHNN và của
Sacombank ban hành. Mọi vấn đề phát sinh đều phải báo cáo cấp có thẩm quyền
quyết định, không vận dụng tùy tiện theo kiểu “lách luật” hoặc tự “sáng tạo” ra
quy định theo suy nghĩ cá nhân của mình. Nhân viên giải quyết công việc dựa
trên hồ sơ pháp lý, không dựa vào quan hệ cá nhân hoặc các yếu tố tình cảm.
Ngoài những khoản vay có tài sản đảm bảo NH còn có sản phẩm cho vay tín
chấp cho đối tượng là cán bộ công nhân viên.
Hiện nay Việt Nam có hàng triệu hộ gia đình kinh doanh dưới hình thức cá
thể, nhiều hộ gia đình có quy mô kinh doanh không thua kém gì các công ty trách
nhiệm hữu hạn. Đây là đối tượng khách hàng tiềm năng rất lớn của Sacombank,
là những nhóm đối tượng khách hàng có khả năng thanh toán cao nên tránh được
rủi ro hơn so với các đối tượng khách hàng khác. Để đánh giá công tác cấp tín
dụng của Sacombank chi nhánh Nghệ An, ta xem xét bảng số liệu sau:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 18 -
Bảng 1.2: Tình hình chung về cho vay của chi nhánh trong 3 năm 2009-2011
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
ST % ST % ST %
1. Doanh số cho
vay
298.481 100 619.794 100 1325.994
100
- Ngắn hạn 239.143 80,12
522.114 84,24
1151.360
86,83
- Trung, dài hạn
59.338 19,88
97.680 15,76
174.634 13,17
2. Doanh số thu
nợ
189.792 100 325.408 100 714.143 100
- Ngắn hạn 150.467 79,28
273.050 83,91
624.375 87,43
- Trung, dài hạn
39.325 20,72
52.358 16,09
89.768 12,57
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của chi nhánh Nghệ An 3 năm 2009-2011)
Mặc dù NH mới thành lập hồi đầu năm 2009 nhưng qua số liệu trên ta
thấy NH đã dần dần chiếm lĩnh được thị trường và tình hình cho vay của NH
có rất nhiều khả quan. Chi nhánh đã tận dụng tối đa nguồn vốn huy động được
để mở rộng mục tiêu tín dụng, cố gắng mở rộng địa bàn hoạt động cho vay đối
với mọi đối tượng khách hàng, tìm kiếm các dự án đầu tư đang thiếu vốn trên
địa bàn. Với việc đa dạng hóa các loại hình huy động, dịch vụ, đội ngũ cán bộ
công nhân viên tín dụng đã làm việc hết mình để phấn đấu đạt được những
mục tiêu và nhiệm vụ mà chi nhánh đã đề ra.
Doanh số cho vay và thu nợ của chi nhánh không ngừng tăng qua 3năm.
+ Doanh số cho vay:
Tổng doanh số cho vay năm 2009 của chi nhánh đạt 298.481 triệu đồng,
đến năm 2010 là 619.794 triệu đồng tăng 107,65% so với năm 2009, đến năm
2011 là 1325.994 triệu đồng, tăng 113,94% so với 2010. Năm 2011 vay ngắn
hạn tăng 120,51% so với năm trước. Doanh số cho vay trung dài hạn cũng
tăng 78,77%. Qua đây ta thấy NH sử dụng vốn rất hiệu quả. Doanh số cho
vay tăng thông qua các chiến lược marketing hiệu quả và sự đa dạng về sản
phẩm tín dụng như: cho vay mua ô tô trả góp, mua nhà, sửa chữa nhà, kinh
doanh chứng khoán, sản xuất kinh doanh đặc biệt NH có chính sách hỗ trợ
cho vay tín chấp dành cho cán bộ công nhân viên bên ngành y tế và giáo dục.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 19 -
Lượng vốn ngắn hạn luôn chiếm trên 80% trong tổng doanh số cho vay của
chi nhánh. Như vậy, chi nhánh sẽ hạn chế được rủi ro do lãi suất và khả năng
thu hồi nợ sẽ cao hơn.
Biểu đồ 1.3: Tình hình cho vay và thu nợ
ĐVT: Triệu đồng
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh sô cho vay
Doanh sô thu nơ
I
( Nguồn: bảng cân đối kế toán của Sacombank – chi nhánh Nghệ An )
+ Doanh số thu nợ:
Cùng với hoạt động cho vay, NH cũng chú trọng đến công tác thu nợ,
mặc dù a tác thu nợ gặp nhiều khó khăn nhưng doanh số thu nợ có sự tăng
trưởng rõ rệt qua 3 năm. Năm 2009 doanh số thu nợ là 189.792 triệu đồng
trong đó thu nợ từ các khoản ngắn hạn chiếm 79,28% tổng thu nợ. Năm 2010
là 325.408 triệu đồng tăng 71,46% so với năm 2010, năm 2011 tăng 119,46%
so với 2010. Có được sự gia tăng đó là do doanh số thu nợ ngắn hạn tăng
81,47% năm 2010, và tăng lên 87,43% năm 2011. Và cho đến thời điểm năm
2011, chi nhánh chưa để tình trạng nợ quá hạn xảy ra. Với kết quả trên đã
phản ánh nỗ lực của ngân hàng trong hoạt động thu nợ. Kết thúc năm 2011,
Sacombank có tổng tài sản đạt gần khoảng 140.000 tỷ đồng.
Đây là một dấu hiệu đáng mừng qua những năm bước đầu hoạt động khi nền
kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008
vừa qua. Thể hiện chất lượng tín dụng của NH đã được nâng cao và là thành
quả của sự nỗ lực của ban lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên chi nhánh
Sacombank Nghệ An.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 20 -
1.3.3. Tình hình các hoạt động kinh doanh khác
Bên cạnh 2 hoạt động chính là huy động vốn và cho vay, Sacombank
Nghệ An cũng thực hiện các hoạt động dịch vụ khác như: thanh toán quốc tế,
mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, chuyển tiền… Ngoài ra, Chi nhánh còn đẩy mạnh
đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin vào các dịch vụ ngân hàng như: kinh
doanh ngoại tệ, mua bán vàng miếng, dịch vụ thanh toán nội địa, chi trả kiều
hối, phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử…
Đặc biệt, dịch vụ thanh toán quốc tế được cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập
khẩu trên địa bàn đánh giá rất cao do Sacombank có mạng lưới hơn 400 điểm
giao dịch tại Khu vực Đông Dương và đã thiết lập quan hệ với 12.337 đại lý,
326 ngân hàng tại 82 quốc gia trên thế giới.
Các hoạt động kinh doanh này không những góp phần đa dạng hóa các hoạt
động của NH mà còn làm gia tăng thu nhập cho chi nhánh. Thu nhập ròng từ
hoạt động dịch vụ của chi nhánh trong năm 2011 chiếm 24,1% lợi nhuận trước
thuế. Đáng chú ý là hoạt động thanh toán quốc tế chiếm 47% thu nhập ròng từ
hoạt động kinh doanh ngoài huy động và cho vay. Thanh toán quốc tế được
coi là một trong những thế mạnh của chi nhánh với đội ngũ nhân viên trẻ,
năng động, thành thạo nghiệp vụ, tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng. Vì vậy
lượng khách hàng sử dụng dịch vụ này của chi nhánh ngày càng đông. Để tạo
bước đột phá trong năm 2011, ngay từ đầu năm, Chi nhánh đã lên kế hoạch
thay đổi toàn diện, từ việc điều hành kế hoạch kinh doanh, bán hàng, quản trị
chất lượng dịch vụ, quản trị rủi ro và nhân sự…. đến việc chú trọng đào tạo
CBNV về đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng chăm sóc khách hàng.
1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Kết quả kinh doanh không những phản ánh quá trình hoạt động mà còn là
kết quả để đánh giá chung về tình hình của NH. Mới thành lập còn gặp nhiều
khó khăn nhưng với sự nỗ lực và phấn đấu không ngừng nên NH cũng đạt
được những kết quả khả quan. Cụ thể, kết quả kinh doanh của NH được thể
hiện qua số liệu sau:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 21 -
Bảng 1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm 2009-2011
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng thu nhập 5.989 17.444 25.278
Tổng chi phí 4.293 7.723 8.530
Lợi nhuận trước thuế 1.696 9.721 16.748
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Sacombank CN Nghệ An năm 2009-2011)
Qua báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh ta thấy, qua 3 năm 2009-
2011 thì hoạt động kinh doanh của NH đều mang lại lợi nhuận.
Biểu đồ 1.4:Kết quả hoạt động kinh doanh.
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
0
5
10
15
20
25
30
Tông thu nhâp
Tông chi phi
Lơi nhuân
k
( Nguồn : Bảng cân đối kế toán của Sacombank – chi nhánh Nghệ An )
Năm 2009 lợi nhuận cho chi nhánh là 1.696 triệu đồng, sang năm 2010 là
9.721 triệu đồng tăng 8.025 triệu đồng với tốc độ tăng 473,17 %, năm 2011 lợi
nhuận đạt 16.748 triệu đồng tăng 72,29%. Lợi nhuận có sự tăng vượt bậc ở
năm 2010 như trên là do những năm đầu hoạt động chi nhánh gặp nhiều khó
khăn trong việc gia nhâp thị trường, phải chi nhiều cho hoạt động và đầu tư
trang thiết bị, sang năm 2010 và 2011 với sự cố gắng của cán bộ công nhân
viên chi nhánh dần chiếm được thị phần, hoạt động kinh doanh đi vào ổn định
vì vậy mà lợi nhuận có sự tăng trưởng vượt bậc. Với lợi nhuận khá cao đã
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 22 -
phản ánh năng lực tài chính vững mạnh của NH và khẳng định uy tín trong
hoạt động cạnh tranh của NH.
Thu nhập của chi nhánh trong 3 năm đã có sự tăng lên đáng kể. Cùng với
sự tăng lên của thu nhập thì chi phí của NH cũng tăng lên. Tuy nhiên tốc độ
tăng của chi phí nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của thu nhập vì vậy mà lợi
nhuận của chi nhánh năm 2011 tăng vượt bậc so với năm 2010. Đến nay, sau
hơn 3 năm hoạt động, với nhiều giải pháp đổi mới và không ngừng nâng cao
chất lượng kinh doanh, dịch vụ cùng với các hoạt động cộng đồng nổi bật,
Sacombank Chi nhánh Nghệ An đã từng bước trưởng thành, đưa thương hiệu
Sacombank trở nên vững vàng và tin cậy.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 23 -
PHẦN 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY
ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
CHI NHÁNH NGHỆ AN
2.1. Thực trạng hiệu quả huy động vốn của Sacombank – CN Nghệ An
2.1.1 Tổng nguồn vốn huy động
Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn huy động của Sacombank - CN Nghệ An
năm 2009 - 2011
ĐVT: triệu đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
200.834 437.431 744.241
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh 3 năm 2009-2011)
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của Sacombank
ĐVT: Triệu đồng
200,834
437,431
744241
0
100000
200000
300000
400000
500000
600000
700000
800000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tổng nguồn vốn
huy động
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Sacombank – chi nhánh Nghệ An )
Nhìn vào số liệu trên ta thấy năm 2009 chi nhánh đã huy động được
200.834 triệu đồng và năm 2010 tổng nguồn vốn huy động được là 437.431
triệu đồng tăng 236.597 triệu đồng tương đương với 117,8% so với năm 2009.
Năm 2011 huy động được 744.241 triệu đồng tăng 306.801 triệu đồng tương
đương 70.14%. Sở dĩ có sự tăng trưởng này là do năm 2010 Sacombank mới
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 24 -
tham gia thị trường Nghệ An và công tác huy động vốn của chi nhánh gặp rất
nhiều khó khăn. Những khó khăn đó là NH tham gia thị trường Nghệ An khá
muộn so với các NHTM cổ phần khác (VP bank (2006); VIB (2006);
Eximbank (2006), Techcombank (2007) ) Mạng lưới Sacombank trên địa
bàn Nghệ An chỉ có 1 địa điểm chi nhánh và đến tận tháng 7 năm 2010 mới có
thêm phòng giao dịch Diễn Châu, bên cạnh đó địa bàn TP Vinh lại nhỏ, tập
trung quá nhiều NH hoạt động chủ yếu là huy động vốn. Lãi suất của
Sacombank không thể cạnh tranh được với các NH bạn. Tuy nhiên, NH lại
được thừa hưởng thương hiệu mạnh từ tập đoàn tài chính Sacombank, hệ
thống mạng lưới lớn và nhiều công ty liên kết. Sản phẩm của Sacombank lại
đa dạng và mang tính đặc thù cao. Bên cạnh đó chi nhánh có mối quan hệ khá
tốt với chính quyền định phương, đặc biệt là NH Nhà nước tỉnh Nghệ An.
Cùng với sự hỗ trợ và chỉ đạo sâu sát của giám đốc khu vực và văn phòng khu
vực Miền Bắc. Chi nhánh đã từng bước chiếm lĩnh được thị phần. Năm 2010
công tác huy động vốn đã đạt được kết quả khả quan và tăng trưởng vượt bậc,
đến năm 2011 đã có những con số đáng lưu ý, và mức tăng trưởng huy động
vốn ổn định.
2.1.2 Huy động vốn theo hình thức huy động
Tình hình huy động vốn theo hình thức huy động của NH được thể hiện trong
bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: tình hình huy động vốn theo hình thức huy động năm 2010-2011
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
ST % ST % ST %
Tổng nguồn vốn
huy động
200.834 100 437.431 100 744.241
100
1.Tiền gửi của
TCKT,DC
91.994 45,81 198.846 45,46 281.841
37,87
2.Tiền gửi tiết
Kiệm
100.705 50,14 223.102 51 439.854
59,10
3.Phát hành giấy
tờ có giá
8.185 4,07 15.483 3,54 22.546 3,03
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh 3 năm 2009-2011)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
Hoàng Thị Kiều Trang Lớp 49B2-TCNH
MSSV: 0854027241
- 25 -
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn theo hình thức huy động của
Sacombank
ĐVT: Triệu đồng
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
350,000
400,000
450,000
500,000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tiên gưi cua TCKT,DC
Tiên gưi tiêt kiêm
Phat hanh giây tơ co gia
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt dộng kinh doanh của Sacombank – CN Nghệ An )
Năm 2011, sau 3 năm hoạt động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu khá
cao trong khối NHTM. Đó là do, sau năm đầu hoạt động 2009 còn gặp nhiều
khó khăn với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên chi nhánh thì sang đến năm
2010 và 2011 NH đã tạo được lòng tin, hình ảnh trong khách hàng.
Trong tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi của các TCKT, DC vẫn chiếm một
tỷ trọng ổn định qua 2 năm. Năm 2009, tiền gửi của TCKT, DC chiếm
45,81%, năm 2010 chiếm 45,46% và năm 2011 là 37,87%. Tuy số lượng có
tăng nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn giảm. Do trong thời gian đó lãi suất
liên tục biến động và lên rất cao khoảng giữa năm 2010 nên nguồn vốn tập
trung sang gửi tiết kiệm.
Nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy
động của chi nhánh. Năm 2009 chiếm 50,14%, sang năm 2010 là 51% và năm
2011 là 59,1%. Nguồn vốn huy động ngày càng được ổn định và an toàn. Tốc
độ tăng của nguồn vốn chủ yếu là do tốc độ tăng của nguồn vốn tiền gửi tiết
kiệm. Năm 2009 nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm là 100.705 triệu đồng, năm 2010
là 223.102 triệu đồng tăng 122.397 triệu đồng tương đương 121,54% so với
năm 2009, năm 2011 nguồn vốn gửi tiết kiệm là 439.854 tăng 216.752 ứng
với 97,16% so với 2010. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm
rất cao. Nguồn vốn từ phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng
nguồn vốn và cũng có tăng trong năm 2011.