Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.26 KB, 10 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
PHÒNG GD & ĐT TP CẨM PHẢ
<b>TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM THỦY</b>
<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc</b>
Nắm được các khái niệm về trẻ khuyết tật theo phân loại tật (trẻ có khó khăn về
học, về vận động).
Nắm được nội dung và phương pháp giáo dục cho các nhóm trẻ khuyết tật (trẻ có
khó khăn về học, về vận động).
<b>B. NỘI DUNG</b>
<b>I. Giáo dục hoà nhập cho trẻ có khó khăn về học</b>
<b>1. Các khái niệm về trẻ khuyết tật.</b>
không được hỗ trợ đặc biệt vê phương pháp giáo dục dạy - học và những trang thiết bị trợ
giúp cần thiết.
1.1. Trẻ khuyết tật trí tuệ liên quan đến sự hạn chế các chức năng cơ bản hiện tại với
những đặc điểm sau:
- Chức năng trí tuệ dưới mức trung bình.
- Hạn chế ít nhất 2 lĩnh vực hành vi thích ứng như: giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại
gia đình, các kĩ năng xã hội, sử dụng các phương tiện trong công đồng, tự định hướng,
sức khỏe và an toàn, kĩ năng học đường, giải trí, làm việc.
- Hiện tượng này xuất hiện trước 18 tuổi.
Trẻ khuyết tật trí tuệ có những biểu hiện sau:
- Khó tiếp thu được chương trình học tập.
- Chậm hiểu, mau quên (thường xuyên).
- Ngôn ngữ phát triển kém: Vốn từ nghèo nàn, phát âm thường sai, nắm các quy
tắc ngữ pháp kém ...
- Khó thiết lập mối tương quan giữa các sự vật, sự kiện, hiện tượng...
- Thiếu hoặc yếu một số kĩ năng đơn giản.
- Nhiều trẻ có những biểu hiện hành vi bất thường.
- Một số trẻ có hình dáng, tầm vóc khơng bình thường.
Trẻ khuyết tật trí tuệ có năng lực nhận thức rất hạn chế kèm với sự thích ứng mơi
trường xã hội rất kém.
1.2. Trẻ học khó
Là những trẻ có khó khăn ở một trong các kĩ năng nhận thức như học đọc, học
viết, tính tốn, nhận biết màu sắc.
1.3. Trẻ khuyết tật ngơn ngữ - giao tiếp
Là những trẻ có sự phát triển lệch lạc về ngôn ngữ biểu hiện như: Nói ngọng, nói
lắp, nói khơng rõ, khơng nói được. mà khơng kèm theo bất cứ dạng khó khăn nào khác
như chậm phát triển trí tuệ , đao, bại não ...
<b>2. Khả năng của trẻ khuyết tật.</b>
2.1. Đặc điểm cảm giác, tri giác:
- Chậm chạp và hạn hẹp;
- Phân biệt màu sắc, dấu hiệu, chi tiết sự vật kém, dễ nhầm lẫn và thiếu chính xác.
- Thiếu tính tích cực khi tri giác: Quan sát sự vật đại khái, qua loa, khó quan sát kĩ
các chi tiết, khó hiểu rõ nội dung. Cảm giác, xúc giác kém, phối hợp các thao tác vụng
về, phân biệt âm thanh kém.
2.2. Đặc điểm tư duy:
- Tư duy trẻ khuyết tật chủ yếu là hình thức tư duy cụ thể, vì vậy trẻ gặp khó khăn
trong việc thực hiện nhiệm vụ và nắm bắt khái niệm.
- Tư duy thường biểu hiện tính khơng liên tục, khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ thì
làm đúng, nhưng càng về sau càng sai sót, chóng mệt mỏi, chú ý kém. Nguyên nhân là do
tâm vận động không đều làm cho trẻ không tập trung chú ý và giảm mức quan tâm/thích
thú đối với hoạt động thường ngày. Do đó trẻ cần có chế độ nghỉ ngơi xen kẽ giữa các
hoạt động, giao việc vừa sức, tránh kích thích mạnh dẫn đến các hành vi không mong
muốn.
- Tư duy lơgic kém: Khó vận dụng những kiến thức học được vào việc giải quyết
các tình huống thực tiễn.
2.3. Đặc điểm trí nhớ:
- Ghi nhớ những dấu hiệu bên ngồi của sự vật tốt hơn bên trong, khó nhớ những
gì có tính khái qt, trừu tượng, quan hệ logic.
- Có khả năng ghi nhớ máy móc, kho ghi nhớ ý nghĩa. Trẻ có thể nhắc lại từng từ,
từng câu riêng biệt trong một đoạn/câu chuyện nhưng khó có thể tóm tắt ý ghĩa hay ý
chính của đoạn/cốt truyện.
2.4. Đặc điểm chú ý:
- Khó có thể tập trung trong một thời gian dài, dễ bị phân tán.
- Khó tập trung cao vào các chi tiết.
- Kém bền vững, thường xuyên chuyển từ hoạt động chưa hoàn thành sang hoạt
động khác.
- Ln bị phân tán, khó tn theo các chỉ dẫn, khó kiên nhẫn đợi đến lượt, khó
kiềm chế phàn ứng.
<b>1. Khái niệm và những nguyên nhân dẫn đến trẻ bị khuyết tật vận động</b>
a. Khái niệm:
Trẻ khuyết tật vận động là trẻ khó khăn về vận động. Đó là những trẻ bị tổn
thương các cơ quan vận động tay, chân, hoặc cột sống ... gây khó khăn về cầm, nắm,
nằm, ngồi, đi, đứng và di chuyển.
b. Những nguyên nhân dẫn đến trẻ bị khuyết tật vận động
Trẻ bị dị tật bẩm sinh hoặc do tai nạn, tổn thương mắc phải trong q trình ni
dưỡng:
- Trẻ bị dị tật tay, chân.
- Trẻ bị mất một phần hoặc một bộ phận cơ thể.
- Trẻ bị trật khớp háng, xơ cứng khớp. Chân ở tư thế khác nhau, chi ngắn chi dài,
bệnh do tổn thương trong thời kì bào thai.
Trẻ bị tật gây biến chúng, để lại di chứng:
- Trẻ bị bại não.
- Trẻ bị di chứng của bại liệt.
- Trẻ bị liệt cơ mềm nhũn đặt đâu nằm yên một chỗ không cựa quậy tay, chân hoặc
chỉ một nửa người cựa quậy được, có thể bị liệt do tổn thươgn thần kinh.
- Trẻ bị dị tật vùng đầu cổ, tăng trương lực cơ, cơ co cứng trong một số di chứng
của bệnh có tổn thương não, trẻ không thể cử động được tay chân và thân mình.
- Trẻ bị liệt tứ chi từ từ do lao màng não, lao đốt sống.
- Trẻ bị đau khớp, cứng khớp, đi lại vẹo lệch một bên do bại liệt, bại não, viêm xơ
cứng khớp.
- Trẻ đứng hoặc đi lại đầu gối chụm, bàn chân choãi xa nhau (chân chữ X) do còi
xương nặng, biến dạng.
- Trẻ đi lại phải chống chân do bại liệt, loạn dưỡng cơ, viêm khớp.
- Cong vẹo cột sống, ưỡn cột sống, gù do bệnh viêm xương, viêm khớp đốt dống,
thay đổi tư thế nằm,ngồi gặp khó khăn.
- Tay chân hoặc một phần cơ thể có cử động bất thường khơng kiểm sốt được, có
<b>2.1. Điều chỉnh và sự cần thiết phải điều chỉnh.</b>
- Điều chỉnh là sự thay đổi mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học
nhằm giúp trẻ phát triển tốt nhất, phù hợp với những năng lực và nhu cầu của trẻ. Trong
dạy học hòa nhập cần tiến hành điều chỉnh vì những lí do sau đây:
+ Khả năng nhận thức được thể hiện ở mức độ và thời gian lĩnh hội kiến thức
trong các môn học khác nhau, trong việc làm chủ cáckhái niệm hay thực hiện một nhiệm
vụ.
+ Trẻ em rất khác nhau về kĩ năng xã hội do môi trường sống mang lại thể hiện ở
hành vi ứng xử của trẻ.
+ Trẻ em khác nhau về sở thích và thiên hướng. Sự lựa chọn các hoạt động phù
hợp với sử thích đó sẽ làm cho trẻ thấy thuận lợi hơn trong sinh hoạt và phát triển nhân
cách của mình.
a. Phương án đồng loạt:
Trẻ khuyết tật có thể tham gia vào các hoạt động học tập thường xuyên của lớp
học bằng cách làm việc như mọi trẻ khác. Điều chỉnh được tiến hành cho mọi trẻ căn cứ
vào mục tiêu và nội dung bài học.
b. Phương án đa trình độ.
Trẻ khuyết tật cùng trẻ bình thường tham gia vào một bài học nhưng với mục tiêu
học tập khác nhau dựa trên năng lực và nhu cầu của trẻ khuyết tật.
c. Phương pháp trùng lặp giáo án:
Điều chỉnh này dành cho những trẻ có khó khăn chưa hoàn toàn tham gia tất cả
hoạt động theo mục đích chung của tất cả trẻ trong lớp. Trẻ khuyết tật và trẻ bình thường
cùng tham gia những hoạt động chung của bài học nhưng theo mục tiêu riêng trên cơ sở
kế hoạch giáo dục cá nhân.
d. Phương án thay thế:
Học sinh khuyết tật cùng ngồi chung với học sinh bình thường trong giờ học
nhưng học theo 2 chương trình khác nhau. Đây là phương án sử dụng trong lớp học có
học sinh khuyết tật điển hình mà học sinh khơng thể theo được chương trình chung.
Việc điều chỉnh cần dựa vào khả năng của từng trẻ. Khơng có một phương án nào
có thể áp dụng cho mọi trẻ khuyết tật đồng thời cũng không áp dụng một phương án cho
mọi tiết học, mơn học cho một trẻ.
<b>2.3. Các hình thức điều chỉnh</b>
- Thay đổi hình thức hoạt động của trẻ: Căn cứ vào khả năng và sở thích của trẻ,
căn cứ vào nội dung và thời điểm của bài học, giáo viên cần đưa ra các dạng hoạt động
cho phù hợp với trẻ. Có thể tổ chức các hoạt động theo hình thức sau: hoạt động theo
nhóm; học theo từng đôi; học qua sự giúp đỡ của bạn bè.
- Thay đổi hình thức giảng dạy của giáo viên: Nhiều khi việc ghi nhớ kiến thức
của trẻ không phải chỉ thông qua việc giảng giải, hướng dẫn của giáo viên mà cịn được
thơng qua các hoạt động khác như: Hoạt động vui chơi, đóng kịch hoặc phân vai; các giờ
học thực hành; các giờ học ngoài trời.
- Thay đổi phong cách giảng dạy của giáo viên: Giáo viên cần thay đổi cách truyền
đạt hay phong cách giảng bài; phỉa có giọng nói khơi hài giúp trẻ hứng thú học tập.
- Thay đổi nội dung và yêu cầu: Mỗi trẻ có những năng lực và nhu cầu khác nhau,
Do vậy, khi giảng dạy giáo viện cần thay đổi nội dung và yêu cầu sao cho phù hợp với
mọi đối tượng. Cụ thể là: Điều chỉnh về thời lượng cho từng nội dung; điều chỉnh về mức
độ yêu cầu của kiến thức theo cách đơn giản hóa hoặc nâng cao; điều chỉnh về mức độ
vận dụng kiến thức.
- Thay đổi cách giao nhiệm vụ và bài tập: Trong khi giao nhiệm vụ hay bài tập,
giáo viên cần có biện pháp nhằm đảm bảo cho trẻ có thể hồn thành được. Cùng một
nhiệm vụ, nhưng túy thuộc vào mỗi trẻ mà giao những phần mội dung công việc khác
nhau. Cùng một nội dung nhưng khác nhau về thời gian, vè số lượng và mức độ của kiến
thức.
- Thay đổi cách trợ giúp: Đối với trẻ khuyết tật cần phải có người giúp đỡ. Viêc
phân công ai giúp đỡ cũng cần được quan tâm. Sau một thời gian xem xét, cần điều chỉnh
cho thích hợp, có thể là từ bạn bè hay thầy cố hoặc từ một người nào khác mà trẻ u
thích.
<b>2.4. Cách tiến hành điều chỉnh</b>
a. Q trình ra quyết định điều chỉnh
tính hịa nhập của nội dung điều chỉnh đồng thời thể hiện được nội dung và phương pháp
dạy học.
- Quá trình điều chỉnh được tiến hành như sau:
+ Xác định mục đích và mục tiêu giáo dục cho trẻ trong quá trình hoạt động giáo
dục.
+ Định hướng kết quả mong muốn của trẻ trong các hoạt động giáo dục chung.
+ Xác định nội dung dạy học; nội dung giáo dục bao gồm các hoạt động, chủ đề,
bài dạy.
+ Xác định phương pháp giảng dạy.
+ Lựa chọn và thiết kế điều chỉnh: Lựa chọn cách tiến hành giáo dục; lựa chọn bài
học; xây dựng chiến lược giảng dạy; lựa chọn mục tiêu cụ thể cho từng bài dạy; nâng cao
môi trường thể chất và xã hội trong lớp học; thiết kế và điều chỉnh lại học liệu; lựa chọn
sự giúp đỡ và giám sát, hướng dẫn.
+ Đánh giá hiệu quả của điều chỉnh.
b. Thực hiện điều chỉnh:
Điều chỉnh nội dung, chương trình dạy học cho trẻ khuyết tật được thể hiện qua 2
loại chương trình: Chương trình giáo dục cá nhân mang tính tổng thể; kế hoạch các hoạt
động điều chỉnh trong một buổi học.
Chương trình giáo dục cá nhân mang tính tổng thể được thiết kế trong giai đoạn
nhất định. Đây là những định hướng các hoạt động phục vụ cho những mục tiêu cụ thể
đối với trẻ. Căn cứ vào những năng lực và nhu cầu được phát hiện qua quá trình tìm hiểu
trẻ, giáo viên xác định những hoạt động cần ưu tiên cho trẻ thực hiện trong quá trình giáo
dục.
Những định hướng trên được cụ thể hóa bằng các hoạt động cụ thể trong lịch học
hàng ngày thông qua kế hoạch điều chỉnh trong buổi học. Trong kế hoạch này giáo viên
liệt kê tất cả các cơ hội trẻ có thể thực hiện các hoạt động trong thời gian biểu hàng ngày.
<b>3. Đánh giá kết quả giáo dục học sinh khuyết tật vận động.</b>
<b>3.1. Khái niệm về đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập.</b>
Đánh giá kết quả giáo dục là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống
những thông tin về hiện trạng, hiệu quả giáo dục của trẻ khuyết tật.
<b>3.2. Quy trình đánh giá theo mục tiêu và kế hoạch giáo dục cá nhân:</b>
- Thu thập thông tin, xác định hiểu biết, kĩ năng của trẻ theo các phiếu khảo sát đối
với trẻ có những dạng khó khăn khác nhau.
- Xây dựng mục tiêu, kế hoạch giáo dục hàng năm đối với trẻ và bảo vệ trước hội
đồng chuyên môn nhà trường. Ban Giám hiệu xem xét và duyệt kế hoạch cụ thể.
<b>3.3 Nội dung đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật.</b>
- Đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức.
- Đánh giá rèn luyện kĩ năng: Kĩ năng giao tiếp; kĩ năng lao động, học tập và sinh
hoạt.
- Đánh giá thái độ: Thái độ ứng xử, thái độ ứng xử xã hội.
<b>3.4. Phương pháp đánh giá.</b>
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp đàm thoại, vấn đáp;
- Phương pháp xem xét sản phẩm của trẻ.
- Phương pháp trắc nghiệm (test) và bài tập.
- Phương pháp tập thể đánh giá.
<b>3.5. Đánh giá kết quả giáo dục trẻ khuyết tật vận động.</b>
- Đánh giá kết quả học tập:
+ Khó khăn ở phần chân: Đánh giá như trẻ bình thường, trẻ một số phân môn liên
quan đến vận động chân trong môn Thể dục.
+ Khó khăn phần tay:
<i>Trẻ vẫn nói được bình thường như trẻ khác:</i> Đánh giá bằng đàm thoại, đánh dấu
vào bài trắc nghiệm, bài kiểm tra lựa chọn.
<i>Trẻ không nói được:</i> Kiểm tra theo lựa chọn đúng/đồng ý - sai/không đồng ý.