Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tiểu luận KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET TRONG HỌC TẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.09 KB, 34 trang )

ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN
Môn : Xã hội học trong lĩnh vực tư tưởng – văn hoá
Đề tài:
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET TRONG HỌC TẬP
CHUYÊN NGÀNH CTH - CTTT CỦA SINH VIÊN KHOA TUYÊN
TRUYỀN, HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Ý nghĩa của đề tài
2.1 Ý nghĩa lý luận
Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về vấn đề sử dụng Internet trong
học tập chuyên ngành CTH – CTTT của sinh viên khoa Tuyên truyền, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền. Nhóm thực hiện hy vọng đề tài sẽ đóng góp
những
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ mang lại cách nhìn nhận đúng đắn
về thực trạng sử dụng Internet trong học tập chuyên ngành CTH – CTTT
của sinh viên khoa Tuyên truyền hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài:


- Mô tả việc sử dụng Internet của các bạn sinh viên khoa Tuyên
truyền trong việc phục vuj học tập chuyên ngành CTH – CTTT hiện nay
(thời gian, không gian, mục đích, nội dung).
- Tìm mối liên hệ giữa mức độ sử dụng Internet để phục vụ học tập
đối chuyên ngành CTH – CTTT với tác động của nó, để từ đó có thể đề
xuất khuyến nghị hợp lí.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Làm rõ hệ thống khái niệm công cụ và những vấn đề lý luận chung
liên quan đến đề tài nghiên cứu.


- Khảo sát thực trạng sử dụng Internet của sinh viên Khoa Tuyên
truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (về mục đích, nội dung, không
gian và thời gian sử dụng) thông qua điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn
sâu.
- Đưa ra một số kiến nghị và đề xuất trên cơ sở thực trạng khảo sát
được.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng sử dụng Internet trong
việc học tập của sinh viên Khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền hiện nay.
4.2 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là sinh viên khoa Tuyên truyền,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.


4.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng sử dụng Internet trong việc học tập
chuyên ngành CTH – CTTT của sinh viên Khoa Tuyên truyền, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền hiện nay. Do đó, hướng khảo sát chỉ chủ yếu tập
trung vào đối tượng sinh viên đã được tiếp cận với những môn học này
(K26,K27, K28).
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát đối với 50 bạn sinh viên Khoa
Tuyên truyền. Số lượng bảng hỏi tương ứng là 50 bảng. Các câu hỏi trong
bảng hỏi chủ yếu tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng Internet trong
việc học tập chuyên ngành CTH – CTTT của sinh viên Khoa Tuyên truyền,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Số liệu thu được từ bảng hỏi được xử
lý và phân tích như một cơ sở dữ liệu quan trọng của đề tài.

5.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn sâu với 5 đối tượng là 5
sinh viên Khoa Tuyên truyền, gồm 2 nam, 3 nữ, chia đều ở các lớp đã được
học các môn chuyên ngành CTH – CTTT (K26, 27A1, 27A2, 27A2, 28).
Phương pháp phỏng vấn sâu có tác dụng bổ trợ, làm rõ và giải thích những
thơng tin thu được trong bảng hỏi. Đồng thời còn mang ý nghĩa hỗ trợ cho
nghiên cứu định tính mà phương pháp nghiên cứu định lượng khơng thực
hiện được.
5.3 Phương pháp phân tích tài liệu


Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập, xử lý các thông tin qua các
tài liệu như sách, báo, Internet, các cơng trình nghiên cứu khoa học đi
trước… trong q trình hồn thành đề tài của mình.
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
6.1. Giả thuyết nghiên cứu
- Sinh viên khoa Tuyên truyền thấy được sự cần thiết của việc sử
dụng Internet trong học tập chuyên ngành CTH – CTTT
- Sinh viên khoa Tuyên truyền khai thác được nội dung thông tin
phong phú từ Internet trong học tập chuyên ngành CTH – CTTT
- Sinh viên khoa Tuyên truyền dành nhiều thời gian sử dụng Internet
trong học tập chuyên ngành CTH - CTTT


6.2 Khung lý thuyết

Môi trường kinh tế xã hội
- Yêu cầu học
tập chuyên
ngành

- Đ/h của giảng
viên
- Ưu thế, hạn
chế của Internet
- Đ/k v/c của
nhà trường
- Hồn cảnh
kinh tế gia đình
- Trình độ ngoại
ngữ
- Trình độ tin
học

Sinh viên
khoa Tun
Truyền

Sử
dụng
Internet
trong
học tập
mơn
chun
ngành
CTH CTTT

Mục đích
sử dụng
Nội dung

sử dụng
SD
Thời gian
sử dụng
Khơng gian
sử dụng


B. NỘI DUNG
Chương 1: Sự cấn thiết của việc sử dụng Internet trong học tập
chuyên ngành CTH – CTTT của sinh viên khoa Tuyên truyền,
Học viên Báo chí và tuyên truyền hiện nay
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Internet
Internet là một tập hợp của các máy tính được nối với nhau và chủ
yếu là qua đường điện thoại trên toàn thế giới với mục đích trao đổi và chia
sẻ thơng tin.
Trước đây mạng Internet được sử dụng chủ yếu ở các tổ chức chính
phủ và trong các trường học. Ngày nay mạng Internet đã được sử dụng bởi
hàng tỷ người bao gồm cả cá nhân các doanh nghiệp lớn, nhỏ, các trường
học và tất nhiên là Nhà Nước và các tổ chức Chính Phủ. Phần chủ yếu nhất
của mạng Internet là World Wide Web.
Mạng Internet là của chung điều đó có nghĩa là khơng ai thực sự sở
hữu nó với tư cách cá nhân. Mỗi phần nhỏ của mạng được quản lý bởi các
tổ chức khác nhau nhưng không ai không một thực thể nào cũng như
không một trung tâm máy tính nào nắm quyền điều khiển mạng. Mỗi phần
của mạng được liên kết với nhau theo một cách thức nhằm tạo nên một
mạng toàn cầu.



1.1.2. Sinh viên
1.1.3. Học tập
1.1.4. Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Học viện Báo chí và Tuyên truyền trực thuộc Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh là trường nằm trên địa bàn Thành phố
Hà Nội, được thành lập năm 1962, nhiệm vụ chính của trường là đào tạo &
bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các ngành lý luận Chính trị Mác-Lê nin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh, cán bộ Tư tưởng - Văn hố, Báo chí và Truyền thông
đại chúng cho Đảng và Nhà nước Việt Nam.
1.1.5. Khoa Tuyên truyền
Khoa Tuyên truyền được thành lập cùng với sự ra đời của Học
viện Báo chí và Tuyên truyền (16-1-1962) với chức năng, nhiệm vụ:
- Đào tạo cán bộ chun ngành Cơng tác tư tưởng, Quản lý văn
hóa – tư tưởng ở bậc đại học và sau đại học;
- Bồi dưỡng cán bộ làm công tác tư tưởng – văn hoá tại Ban
Tuyên giáo của các cấp uỷ đảng, các cấp chính quyền, các ngành, các
đồn thể và lực lượng vũ trang...
- Nghiên cứu khoa học phục vụ cơng tác giảng dạy và góp phần phát
triển, nâng cao hiệu quả của cơng tác tư tưởng - văn hố của Đảng nói
riêng và cơng tác lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước nói chung.
1.1.6. Chuyên ngành CTH – CTTT
Chính trị học - Cơng tác tư tưởng là một chuyên ngành đào tạo quan
trọng của Học viện Báo chí và Tun truyền với hệ thống mơn học tương
đối hồn thiện. Các môn học này là sản phẩm nghiên cứu khoa học của cán
bộ giảng viên khoa Tuyên truyền, được sử dụng giảng dạy cho sinh viên


chun ngành Chính trị học - Cơng tác tư tưởng và sinh viên các phân
Khoa khác trong Học viện.
1.2. Sự cần thiết của việc sử dụng Internet trong học tập chuyên
ngành CTH – CTTT của sinh viên khoa Tuyên truyền

Internet là một mạng thơng tin diện rộng, bao trùm tồn cầu, hình
thành trên cơ sở kết nối các máy tính điện tử. Nó là một siêu kênh
thơng tin tồn cầu cho phép liên kết con người lại bằng thông tin và kết
nối nguồn tri thức đã tích lũy của tồn nhân loại trong một mạng lưu
thông nhất quán. Internet tạo ra khả năng cung cấp thông tin trực tiếp
theo đơn đặt hàng. Đồng thời, Internet mở ra khả năng và điều kiện cho
con người tiếp cận trực tiếp các nguồn thơng tin. Với vai trị to lớn như
vậy, Intenet ngày càng trở thành một công cụ quan trọng trong mọi
hoạt động của con người.
Trong bối cảnh thời đại công nghệ thơng tin phát triển nhanh đến
chóng mặt, Internet đã có ở Việt Nam và tạo nên nhiều thay đổi lớn trong
đời sống kinh tế, chính trị, xã hội...
Số người dùng Internet ở nước ta cứ sau 10 tháng lại tăng 1,5 lần:
tháng 5.2004: 4,7 triệu; tháng 5.2005: 7,2 triệu (Theo tạp chí “Tin học và
đời sống” 7.2004). Riêng đối với lớp trẻ, đặc biệt là sinh viên đại học, việc
sử dụng Internet càng phổ biến.
Sự phát triển của thông tin Internet và những dịch vụ học tập tiện
ích như Google, Email, Gmail, E-learning,Web… đã và đang tạo cơ hội
để sinh viên tìm kiếm thơng tin một cách nhanh chóng, phục vụ cho việc
bổ trợ kiến thức, làm bài tập và các tiểu luận chuyên ngành. Các hòm
thư điện tử Email, Gmail tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và sinh


viên, nội dung trao đổi có tính hệ thống, sâu sắc mà không mất nhiều
thời gian. Các diễn đàn học tập, E- Club… phát triển khá mạnh với số
lượng thành viên đông đảo. Đặc biệt, thông qua Internet, nhiều sinh viên
Việt Nam giành được học bổng và các giải thưởng học tập, trình độ Tin
học và ngoại ngữ được nâng cao. Tuy nhiên, còn một bộ phận lớn sinh
viên đốt thời gian để tán ngẫu, chơi game và bị cám dỗ bởi những hình
thức độc hại…trên Internet, khơng những học tập không hiệu quả mà

đạo đức, lối sống thanh niên, sinh viên bị ảnh hưởng. Điều đó, một lần
nữa chứng tỏ Internet chỉ phát huy được vai trò to lớn trong hoạt động
học tập khi công cụ này được nhận thức và sử dụng đúng cách, đúng
mục đích. Bên cạnh đó, trong mỗi cấp học, ngành học khác nhau, tác
động và ý nghĩa của Internet lại có những nét đặc thù; phải đặt mạng
thông tin này vào những yêu cầu cụ thể thì mới thấy rõ vai trị to lớn của
nó.
Chính trị học - Cơng tác tư tưởng là một chuyên ngành đào tạo quan
trọng của Học viện Báo chí và Tun truyền với hệ thống mơn học tương
đối hồn thiện. Các môn học này là sản phẩm nghiên cứu khoa học của cán
bộ giảng viên khoa Tuyên truyền, được sử dụng giảng dạy cho sinh viên
chuyên ngành Chính trị học - Công tác tư tưởng và sinh viên các phân
Khoa khác trong Học viện. Với sự nỗ lực của cán bộ giảng viên và sinh
viên, việc học tập nhìn chung đã được tiến hành có hiệu quả, song chất
lượng học tập của một bộ phận sinh viên còn hạn chế, sinh viên cịn tỏ ra
thụ động, phụ thuộc hồn tồn vào kiến thức giáo trình mà khơng có sự tìm
hiểu và khai thác thêm trên các cơng cụ khác như Internet. Thực tế này một
phần xuất phát từ việc nhận thức chưa đúng, chưa đủ, chưa rõ về vai trò
của Internet dẫn đến hiện tượng một số sinh viên sử dụng Internet vào
những mục đích sai trái, lệch lạc; một bộ phận khác chưa biết khai thác


hiệu quả thông tin và dịch vụ Internet, hướng khai thác chưa phù hợp với
yêu cầu môn học chuyên ngành nên chất lượng học tập khơng cao…
Vì vậy, u cầu của việc sử dụng Internet có hiệu nhằm phục vụ
các môn học chuyên ngành CTH – CTTT là điều cần thiết đối với sinh
viên khoa Tuyên truyền, Học viên Báo chí và tuyên truyền hiện nay.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG INTERNET TRONG
HỌC TẬP CHUYÊN NGÀNH CTH – CTTT CỦA SINH VIÊN KHOA
TUYÊN TRUYỀN, HỌC VIỆN BÁO CHÍ

VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY
2.1. Mục đích sử dụng Internet trong học tập chuyên ngành
CTH – CTTT của sinh viên khoa Tuyên truyền
Internet với những tính năng vượt trội của nó đã và đang đem lại cho
người sử dụng hiệu quả vô cùng to lớn. Nhất là đối với sinh viên – những
người năng động, sáng tạo, ham hiểu biết, tìm tịi thì việc sử dụng Internet
sẽ giúp ích rất lớn cho họ cả về học tập, kỹ năng sống và kỹ năng nghề
nghiệp. Nhưng vấn đề sử dụng Internet để mang hiệu quả cịn phụ thuộc
rất nhiều vào mục đích sử dụng.
Đối với các sinh viên khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và tun
truyền u cầu học tập các mơn chun ngành là rất cần thiết vì nó khơng
chỉ góp phần đáp ứng nhu cầu về hiểu biết các kiến thức chun ngành mà
cịn giúp ích rất nhiều cho bồi dưỡng nghiệp vụ để mai sau làm việc trong
các cơ quan Nhà nước. Vì thế, việc sử dụng Internet đúng mục đích của
mỗi sinh viên sẽ đem lại cho bản thân họ những lợi ích khơng nhỏ.


Vậy, mục đích sử dụng Internet của sinh viên khoa Tuyên truyền
trong học tập các môn chuyên ngành như thế nào? Dưới đây là những kết
quả mà chúng tôi đã thu được trong q trình khảo sát về mục đích sử
dụng Internet của sinh viên khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và tun
truyền.
Qua số liệu chúng tơi đã tổng kết trong q trinh nghiên cứu thì có
tới 84% sinh viên sử dụng Internet vào mục đích tìm kiếm tài liệu, thơng
tin ngồi giáo trình; 12% sinh viên sử dụng nó vào việc trao đổi thơng tin
và kinh nghiệm học tập và còn lại 4% là sử dụng để trau dồi kỹ năng
chuyên môn nghiệp vụ. Như vậy, chúng ta có thể thấy rất rõ rằng nhu cầu
tìm kiếm thơng tin ngồi giáo trình của các bạn sinh viên là rất cao. Bởi vì,
những thơng tin ngồi giáo trình đem lại sự hứng thú, đáp ứng sự ham hiểu
biết và học hỏi những điều mới lạ ngoài sách vở của lớp trẻ hiện nay. Nhu

cầu trao đổi học tập của sinh viên trên Internet cũng được xem là một nhu
cầu thiết yếu, các thắc mắc về những vấn đề bài vở trên lớp cũng một phần
được các bạn giải đáp cho nhau hoặc có thể tìm đến các thầy cơ, các
chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà con nhiều dấu hỏi chưa có
lời giải đáp. Thực tế cho thấy, sau những giờ học căng thẳng trên lớp, buổi
tối các bạn thường lên mạng để gặp gỡ bạn bè, nói chuyện với nhau về tất
cả mọi chuyện diễn ra trong cuộc sống đồng thời cùng nhau trao đổi, giải
đáp những vấn đề còn khúc mắc về bài học trên lớp. Những lúc như vậy
vừa giúp các bạn sinh viên thư giãn về đầu óc sau những giờ học căng
thẳng, vừa giúp cho các bạn giải đáp dược những câu hỏi, những suy nghĩ
cịn trăn trở làm cho đầu óc thoải mái và tự tin hơn về những kiến thức của
bản thân.
Bảng: Mục đích sử dụng internet trong học tập chuyên ngành CTH – CTTT


MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

TỶ LỆ (%)

Tìm tài liệu thơng tin ngồi giáo trình

84

Trao đổi thơng tin và kinh nghiệm học tập

12

Trau dồi kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ

4


Tổng

100

Chúng tôi phỏng vấn một sinh viên năm thứ 3 ở nội trú thì được bạn trao
đổi: “ Sau những giờ học căng thẳng trên lớp, tối về mình thường lên
mạng để tìm kiếm những thơng tin ngồi giáo trình nhằm mở rộng thêm
kiến thức mà mình đã tiếp thu được trên lớp. Đồng thời, đây cũng là thời
gian để mình gặp gỡ và trao đổi với bạn bè về những vấn đề cịn thắc
mắc. Nó giúp cho mình thư giãn đầu óc sau những giờ học mệt mỏi trên
lớp và củng cố cho mình một lượng kiến thức lớn rất bổ ích”.
Qua các số liệu thu thập được cho thấy, số lượng sinh viên sử dụng
Internet để trau dồi kỹ năng chuyên mơn nghiệp vụ cịn rất thấp (chiếm 4%
). Nó cho thấy sự quan tâm đến các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của
sinh viên chưa đúng mức, nhất là đối với những sinh viên năm thứ 3 và
sinh viên năm cuối. Bởi vì, đây là thời gian cần thiết để các sinh viên trau
dồi các kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ cho cơng việc sau này.
Vì vậy, cần có sự định hướng của thầy cơ nhằm cho các bạn sinh viên
trong khoa ý thức được việc này để có mục đích sử dụng Internet đem lại
những hiệu quả thiết thực hơn.
2.1.1. Tìm kiếm tài liệu và thơng tin chuyên ngành CTH – CTTT
Trong quá trình học tập các môn chuyên ngành CTH – CTTT, để đạt
được kết cao trong học tập thì việc tìm kiếm tài liệu và các thông tin
chuyên ngành là điều thực sự hữu ích. Cơng việc tìm kiếm sẽ thuận lợi hơn


nếu có sự hỗ trợ của các phương tiện, cơng cụ hiện đại và Internet đã và
đang đáp ứng được những yêu cầu đó. Đối với các bạn sinh viên khoa
Tun truyền, việc tìm kiếm tài liệu và các thơng tin chuyên ngành sẽ giúp

cho quá trình học tập các mơn này gặp nhiều thuận lợi và cịn giúp ích cho
việc tích lũy kiến thức, kinh nghiệm sau này làm việc. Vậy việc tìm kiếm
tài liệu và thơng tin chun ngành CTH – CTTT được các bạn sinh viên
quan tâm như thế nào?
Chúng tôi tiến hành phát bảng hỏi và thu được những kết vơ cùng
khả quan. Đó là: có 56% sinh viên được hỏi tìm tài liệu học tập các mơn
Lý luận, 33% tìm tài liệu học các mơn Tun truyền và 11% tìm tài liệu
học các mơn Thơng tin cổ động. Với những kết quả thu được nói trên, có
thể thấy các bạn sinh viên khoa Tuyên truyền đã thực sự quan tâm đến việc
tìm kiếm tài liệu và thơng tin chun ngành CTH – CTTT. Nó cho thấy sự
ý thức đứng đắn của các bạn sinh viên đối với việc học tập các mơn
chun ngành của mình. Các bạn sinh viên đã biết tận dụng những lợi thế
mà Internet đem lại để phục vụ quá trình học tập. Chúng tôi tham phỏng
vấn một bạn sinh viên năm cuối đạt kết quả rất cao trong kỳ học vừa qua
được bạn chia sẻ: “ Mình đạt được kết quả học tập cao như trong học kỳ
vừa qua ngoài việc chịu khó đọc tài liệu trước khi lên lớp, chăm chú lắng
nghe bài giảng của các thầy cô trên lớp thì mình cịn bỏ ra một khoảng
thời gian để lên mạng tìm kiếm những tài liệu và thơng tin chun ngành.
Nó giúp ích rất nhiều cho minh khơng chỉ có thêm hiểu biết, lượng kiến
thức về các môn chuyên ngành mà cịn là hành trang để mình tự tin khi đi
xin việc”.
Khơng chỉ có vậy, trong q trình nghiên cứu nhóm sinh viên chúng
tơi cũng thu thập được những số liệu để có những đánh giá về việc tìm


kiếm tài liệu, thơng tin ngồi giáo trình của sinh viên khoa Tuyên truyền.
Có tới 69% sinh viên được hỏi sử dụng Internet tìm kiếm tài liệu để làm
bài tập cá nhân, nhóm; 20% sinh viên được hỏi tìm kiếm tài liệu bổ trợ cho
bài giảng; cịn lại 11% tìm kiếm tài liệu phục vụ ôn thi. Đối với các bạn
sinh viên thì việc những bài tập nhóm hoặc bài tập cá nhân thường xuyên

được các thầy cô giáo về nhà để giúp bổ trợ và hoàn thiện kiên thức của
bài học. Tuy nhiên, những bài tập này thường là những bài tập bổ trợ và
mở rộng kiến thức bài học cho sinh viên vì thế những nội dung của nó
thường khơng có trong sách giáo trình. Nó địi hỏi mỗi sinh viên phải biết
tự vận động, tìm tịi, khám phá để có thể làm tốt những bài tập này. Và
Internet như một cơng cụ hữu ích giúp cho nhiệm vụ của các sinh viên trở
nên dễ dàng hơn. Nó giải thích vì sao số lượng sinh viên sử dụng Internet
tìm kiếm tài liệu để làm bài tập cá nhân, nhóm lại chiếm tỷ lệ cao như vậy
(chiếm 69% ). Bên cạnh đó, các bạn sinh viên trong khoa cịn sử dụng
Internet vào những việc làm hữu ích như tìm kiếm tài liệu để bổ trợ cho bài
giảng và phục vụ ơn thi. Qua đó cho thấy các bạn sinh viên đã ý thức được
mục đích sử dụng Internet sao cho có hiệu quả cao nhất trong q trình tự
học các mơn học chun ngành của bản thân mình để qua đó nâng cao
thành tích học tập của cá nhân.
2.1.2. Trao đổi, thảo luận kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp
học tập
Trong quá trình học tập, các bạn sinh viên khơng chỉ sử dụng
Internet như một cơng cụ tìm kiếm đơn thuần mà cịn biết sử dụng những
tiện ích mà nó đem lại để trao đổi thơng tin kiến thức, kinh nghiệm và
phương pháp học tập với giảng viên, bạn bè trong lớp và cộng đồng trên
mạng. Theo số liệu mà chúng tơi thu được: có 45% sinh viên trao đổi học


tập với giảng viên, 47% sinh viên trao đổi học tập với bạn bè trong lớp và
8% sinh viên trao đổi các thông tin chuyên ngành với các cộng đồng lớn
hơn trên mạng.
Như vậy, nhu cầu trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp
học tập của sinh viên trong khoa là rất lớn. Nó cho thấy các bạn sinh viên
đã thực sự quan tâm đến các kiến thức chuyên ngành, đã ý thức được tầm
quan trọng của các kiến thức chuyên ngành và kết quả học tập các môn

chuyên ngành của bản thân. Vì thế, thơng qua Internet các bạn đã có thể
trao đổi với các thầy cơ về những khúc mắc mà mình chưa rõ hoặc những
kiến thức mà thầy cơ cung cấp mà mình chưa hiểu hết bản chất nhưng cịn
e dè, ngại ngùng khơng dám hỏi trực tiếp các thầy cô trên lớp. Cũng thông
qua Internet các bạn sinh trao đổi với nhau về những kiến thức cùng quan
tâm, học hỏi lẫn nhau về kinh nghiệm và phương pháp tự học sao cho đạt
hiệu quả cao nhất. Đồng thời, thông qua các cộng đồng mạng các bạn cũng
trao đổi về các kiến thức chuyên ngành vừa là để quảng bá cho chuyên
ngành mình đang học vừa tìm hiểu thêm về những kiến thức chuyên ngành
mình đang tìm hiểu. Qua những lần trao đổi như trên, các bạn sinh viên thu
nhặt được rất nhiều cho bản thân. Đó là sự thay đổi từ trong tư duy đến
hành động, các bạ học hỏi được thêm rất nhiều kiến thức phục vụ cho quá
trình học tập, giúp mình tự tin và mạnh dạn bày tỏ ý kiến của cá nhân qua
đó giúp cho bản thân hồn thiện thêm được các kỹ năng nghiệp vụ. Trong
q trình đó cũng gắn kết hơn giữa thầy và trò, giữa các bạn bè trong lớp
với nhau để cùng giúp đỡ nhau giải quyết những khó khăn trong cuộc sống
và trong học tập.
2.1.3. Học tập những kỹ năng, nghiệp vụ chuyên ngành CTHCTTT


Học tập kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành CTH – CTTT là một phần
nội dung quan trọng trong học tập các mon chuyên ngành của sinh viên
khoa Tuyên truyền. Nó góp phần giúp cho sinh viên trong khoa hình thành
những tố chất quan trọng về nghề nghiệp sau này. Các kỹ năng, nghiệp vụ
chuyên ngành của sinh viên khoa Tuyên truyền ở đây là kỹ năng nói, viết,
xử lý tình huống cơng tác tư tưởng. Trong q trình học tập và hoàn thiện
các kỹ năng trên, Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô đã tạo mọi điều kiện
tốt nhất để cho sinh viên phát huy hết những khả năng vốn có của mình
như tổ chức cho các lớp sinh viên năm thứ ba đi dự Hội nghị báo cáo viên
hàng tháng ở Ban Tuyên giáo Trung ương, tổ chức thực hành phát biểu

miệng tại các phòng được trang bị chức năng tốt nhất về nghiệp vụ của nhà
trường để sinh viên có thể hoc hỏi và rút kinh nghiệm lẫn nhau. Các thầy
cơ cịn giúp cho các sinh viên hồn thiện tốt kỹ năng viết của mình bằng
cách hướng dẫn sinh viên lập đề cương và sửa các bài viết cho sinh viên.
Nhưng nếu các bạn sinh viên chỉ trông chờ và ỷ lại vào thầy cô như vậy
mà khơng tự tìm cho mình một hướng đi khác để có thể trau dồi thêm
những kỹ năng, nghiệp vụ về chuyên ngành của mình thì quả thực là sai
lầm. Các bạn sinh viên trong khoa đã nhận thức rất rõ về điều này và đã
biết sử dụng các phương tiện hỗ trợ để học tập các kỹ năng, nghiệp vụ
chuyên ngành CTH – CTTT trong đó có Internet. Thơng qua Internet, các
bạn sinh viên có thể dễ dàng trao đổi, tìm kiếm những kỹ năng, nghiệp vu,
những kinh nghiệm về chun ngành của mình. Chẳng hạn, các bạn sinh
viên có thể đọc và xem video về những bài phát biểu nổi tiếng để học hỏi
họ cách viết, cách nói hay đọc những bài viết về các vụ việc điểm nóng về
công tác tư tưởng để học tập họ cách giải quyết các tình huống cơng tác tư
tưởng. Tóm lại; với sự năng động sáng tạo của các bạn sinh viên trong
khoa thì việc sử dụng Internet vào mục đích học tập những kỹ năng,


nghiệp vụ chuyên ngành CTH - CTTT là một việc dễ dàng và đem lại hiểu
quả thiết thực cho bản thân mỗi sinh viên.
2.1.4. Củng cố, nâng cao kiến thức về chuyên ngành CTH –
CTTT
Sau khi học tập những kiến thức về các mơn chun nghành CTH –
CTTT thì việc củng cố, nâng cao kiến thức là một điều cần thiết đối với
mỗi sinh viên. Thơng qua q trình này sinh viên sẽ nắm vững, làm chủ và
nâng cao kho kiến thức về chun ngành mình có. Để làm được điều này,
mỗi sinh viên cần phải tự ý thức và rũ bỏ tâm lý e ngại, tự ti của mình để
trao đổi, chia sẻ một cách thoải mái với các bạn trong lớp, các anh chị đi
trước và các thầy cơ. Ngồi ra, tích cực tham gia vào các diễn đàn để trao

đổi thông tin với các cộng đồng mạng, các chun gia và chịu khó tìm tịi,
tra cứu các thư viện kiến thức khổng lồ trên mạng. Với những ưu thế của
mình, Internet có thể làm thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm để nâng cao kiến
thức chuyên ngành của sinh viên. Mỗi sinh viên cần chịu khó tìm tịi, tra
cứu để khai thác được các thơng tin bổ ích cho bản thân, cần nhận thức rõ
vai trò của Internet trong việc củng cố, nâng cao kiến thức về chuyên
ngành của mình để có mục đích sử dụng hiệu quả.
2.2. Nội dung thông tin khai thác từ Internet để học tập chuyên
ngành CTH – CTTT của sinh viên khoa Tuyên truyền
2.2.1. Kiến thức lý luận
Những tri thức lý luận có ý nghĩa rất quan trọng trong việc học tập
chuyên ngành CTH – CTTT của sinh viên Khoa Tuyên truyền. Đây là một
trong ba nội dung cơ bản trong chương trình đào tạo của chuyên ngành
CTH – CTTT bao gồm Lý luận, Tun truyền và Thơng tin cổ động. Vì


vậy, sinh viên trong khoa quan tâm khá nhiều tới các kiến thức lý luận
(chiếm 38%) lượng nội dung thông tin mà các bạn tìm kiếm qua mạng
Internet.
Theo những kết quả điều tra thu được: 56% sinh viên quan tâm đến
các kiến thức Lý luận, 33% sinh viên quan tâm đến các kiến thức Tuyên
truyền và 11% sinh viên quan tâm đến kiến thức thơng tin cổ động. Qua đó
cho thấy các bạn sinh viên khoa Tuyên truyền rất chú tâm đến các kiến
thức lý luận bởi vì nó phục vụ trực tiếp cho quá trình học tập của các bạn
tại trường. Tuy nhiên, các bạn cũng có sự chuẩn bị rất tốt cho cơng việc
tương lai của mình thể hiện ở việc các bạn cũng có khá nhiều quan tâm đến
các kiến thức Tuyên truyền và thông tin cổ động. Có được điều này xuất
phát từ sự định hướng của các thầy cơ trong khoa, sâu xã hơn chính là sự
xác định động cơ học tập đúng đắn của bản thân. Đồng thời, các bạn sinh
viên đã biết tận dụng khá tốt những thành tựu khoa học công nghệ vào

trong q trình học tập, xác định đúng mục đích sử dụng của chúng mà
việc sử dụng có hiệu quả Internet là một minh chứng rất rõ.
2.2.2. Kiến thức thực tiễn
Q trình học tập ở bậc đại học khơng đơn thuần chỉ là học các kiến
thức trên sách vở mà cịn là q trình học việc thực thụ để sau này khi ra
trường mỗi sinh viên với khả năng tự có của mình có kỹ năng làm việc một
cách độc lập. Vì vậy thật dễ hiểu khi các bạn sinh viên quan tâm khá nhiều
đến các kiến thức thực tiễn (chiếm 40%). Các kiến thức thực tiễn mà các
bạn quan tâm ở đây chủ yếu là qua các buổi nói chuyện thời sự của trường
tổ chức, qua các hội nghị báo cáo viên hàng tháng của Ban Tuyên giáo
trung ương, các sự kiện chính trị xảy ra trong nước và quốc tế. Qua đó, các
bạn sinh viên đưa ra những đánh giá, nhận định và cách xử lý riêng của


bản thân đồng thời học tập từ đó những kinh nghiệm quý báu cho bản thân.
Các kiến thức thực tiễn giúp cho các bạn tích lũy được rất nhiều kinh
nghiệm, làm phong phú thêm tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cho chính
bản thân. Nó giải thích tại sao các bạn sinh viên lại quan tâm khá nhiều đến
mục đích tìm kiếm các kiến thức thực tiễn qua Internet.
Tơi hỏi một sinh viên năm cuối về việc tại sao bạn đó rất quan tâm
đến các kiến thức thực tiễn thì nhận được câu trả lời khá thú vị: “ Ngoài
những kiến thức lý luận mà mình được các thầy cơ cung cấp thì mình rất
quan tâm đến các kiến thức thực tiễn như các sự kiện chính trị thời sự
trong nước và quốc tế, đi nghe các hội nghị báo cáo viên, các điểm nóng
chính trị... Nó giúp ích cho mình rất nhiều như làm phong phú và hứng thú
hơn với các bài giảng của thầy cô trên lớp, làm giàu thêm kho tri thức cho
bản thân để tích lũy cho nghề nghiệp sau này.”
2.2.3. Kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn
Kỹ năng, nghiệp vụ chuyên ngành là một phần quan trọng trong quá
trình đào tạo của khoa Tuyên truyền. Bởi vì, với những kỹ năng nghiệp vụ

chuyên ngành mà các bạn sinh viên hình thành được trong quá trình học
tập ở khoa chính là hành trang để mỗi sinh viên sau khi ra trường có thể tự
tìm kiếm việc làm thích hợp cho bản thân. Trong q trình học tập tại khoa
là lúc mà các bạn sinh viên cần quan tâm và chú trọng trong việc tìm kiếm
và trau dồi các kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành. Tuy nhiên, theo kết quả
thu được trong quá trình nghiên cứu thì số lượng sinh viên quan tâm đến
kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành là không nhiều ( chiếm 10%). Đây là một
điều chưa thực sự hợp lý nhất là đối với các bạn sinh viên năm thứ ba và
sinh viên năm cuối vì các bạn sắp phải ra trường, phải đến các cơ quan để
xin việc. Điều này cho thấy cần có sự định hướng từ phía các thầy cơ, sự


nhận thức đầy đủ và đúng đắn của bản thân mỗi bạn sinh viên về việc trau
dồi các kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn để sau này không phải hối tiếc khi
đi xin việc và đi làm ở các cơ quan.
2.2.3. Phương pháp học tập chuyên ngành
Các môn học chuyên ngành CTH – CTTT có những đặc thù riêng vì
vậy q trình học tập các mơn học chun ngành phải có những phương
pháp thích hợp. Nếu chỉ sử dụng những phương pháp học tập đơn thuần
trong học tập các môn học đại cương thì khó có thể đem lại kết quả cao
trong học tập các mơn chun ngành. Để có được kết quả cao trong học tập
các môn học chuyên nghành địi hỏi mỗi sinh viên phải tìm tịi, hướng đi
và lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp để đạt kết quả cao nhất trong
học tập. Các bạn sinh viên cũng đã ý thức được rất tốt vấn đề này. Nó
được thể hiên qua kết quả điều tra có tới 12% sinh viên quan tâm đến việc
tìm kiếm phương pháp học tập chuyên ngành. Các phương pháp học tập
chuyên ngành mà các bạn khai thác ở đây thông qua các buổi hội thảo
phương pháp học tập chuyên ngành do sinh viên các lớp năm thứ ba và
năm cuối tổ chức để nêu lên và đúc rút các kinh nghiệm trong q trình
học tập chun ngành. Ngồi ra, các bạn sinh viên trong khoa cịn tích cực

tìm tịi, học hỏi các phương pháp học tập chuyên ngành hay trên mạng
Internet. Để học tốt chuyên ngành CTH – CTTT là sự kết hợp hài hịa giữa
q trình học trên lớp, tự học và cả học nhóm. Nhiều sinh viên cứ mải miết
lao vào học mà khơng có một phương pháp đúng đắn thì kết quả đem lại
khơng thực sự như mong đợi. Thời gian học mơn chun ngành có ý nghĩa
quyết định đến cả quá trình học tập của mỗi sinh viên trong khoa. Vì vậy,
việc tìm ra những phương pháp học tập chuyên ngành sao cho hiệu quả là
điều cần thiết cho bản thân mỗi sinh viên.


Như vậy, qua những kết quả điều tra thu được chúng ta có thể thấy
hầu hết các sinh viên trong khoa đã sử dụng Internet đúng mục đích đem
lại hiệu quả cao trong học tập chuyên ngành CTH – CTTT. Có được kết
quả này là do:
- Yêu cầu của việc học tập các môn học chuyên ngành CTH –
CTTT: để học tập tốt các mơn học chun ngành ngồi những kiến thức
mà thầy cô cung cấp, kiến thức trong giáo trình thì cịn địi hỏi ở bản thân
mỗi sinh viên phải biết tự tìm tịi, khám phá để giúp cho việc học tập đem
lại kết quả cao.
- Ưu thế thông tin của Internet: với thành tựu của khoa học kỹ thuật
hiện đại Internet ra đời và nó như một thư viện khổng lồ về thông tin đáp
ứng đầy đủ nhu cầu về thông tin của con người. Qua Internet chúng ta có
thể dễ dàng tìm kiếm được các thơng tin về chuyên ngành CTH – CTTT để
từ đó phục vụ cho việc học tập. Các thông tin phục vụ học tập chuyên
ngành CTH – CTTT bao gồm các thông tin lý luận, các thông tin tuyên
truyền, các thông tin thông tin cổ động và các kỹ năng, nghiệp vụ công tác
tư tưởng. Nếu biết lợi dụng và khai thác những ưu thế của Internet về các
thông tin chuyên ngành CTH – CTTT thì q trình học tập các mơn học
này sẽ trở lên dễ dàng và đạt hiệu quả cao.
- Sự định hướng đúng lúc, kịp thời của Ban Chủ nhiệm khoa, các

thầy cô giáo dạy những bộ môn chuyên ngành CTH – CTTT cho sinh viên
về mục đích sử dụng Internet trong việc tìm kiếm trao đổi và nâng cao việc
học tập chuyên ngành CTH – CTTT.
- Các sinh viên trong khoa đã có sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về
việc sử dụng Internet để góp phần nâng cao hiệu quả học tập chuyên ngành
CTH – CTTT của bản thân để từ đó có mục đích sử dụng đúng đắn. Bản


thân các sinh viên cũng có sự trao đổi về kinh nghiệm học tập chuyên
ngành của mình để giúp việc học tập chuyên ngành đem lại hiệu quả.
- Trong thế giới tồn cầu hóa hiện nay, xu hướng khai thác, sử dụng
Internet trong học tập, công việc của xã hội hiện nay là xu hướng chủ đạo.
Việc áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại trong đó có
Internet đã hỗ trợ rất nhiều cho việc học tập, cơng việc của xã hội nói
chung và nâng cao hiệu quả học tập chuyên ngành công tác tư tưởng nói
riêng.
Tuy nhiên, bên cạnh những sinh viên có ý thức tốt trong việc xác
định đúng đắn mục đích của việc sử dụng Internet trong việc học tập
chuyên ngành CTH – CTTT thì cịn đó những sinh viên chưa ý thức tốt về
điều này. Nó địi hỏi cần có sự quan tâm, định hướng của các thầy cô trong
khoa để mỗi bạn sinh viên xác định được mục đích sử dụng Internet có
hiệu quả trong việc học tập chuyên ngành CTH – CTTT.

2.3. Thời gian và không gian sử dụng Internet trong học tập
chuyên ngành CTH – CTTT của sinh viên khoa Tuyên truyền
2.3.1. Thời gian sử dụng
Việc quản lí, phân bổ thời gian là một trong những yếu tố quyết định
hiệu quả học tập của sinh viên. Nếu lúc nào cũng chỉ biết vùi đầu vào sách
vở mà khơng có thời gian nghỉ ngơi, giải trí hay hoạt động thể dục thể thao
thì khơng hẳn đã mang lại hiệu quả học tập cao. Ngược lại nếu vui chơi,

giải trí quá nhiều mà sao nhãng việc học thì chắc chắn cũng khơng thể có
được kết quả tốt. Nhiều trường hợp khác, sinh viên do hồn cảnh khó khăn
hoặc muốn tích lũy vốn sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử…thường tìm kiếm


cơ hội đi làm thêm. Thời gian làm thêm trực tiếp ảnh hưởng đến quỹ thời
gian học tập của sinh viên. Tuy nhiên, dù học, đi làm thêm hay giải trí mỗi
sinh viên cần biết bố trí thời gian một cách hợp lý và luôn luôn phải xác
định việc học là quan trọng nhất. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học
và mức sống của người dân ngày càng nâng cao, mỗi sinh viên đều có điều
kiện để truy cập vào Internet để tìm kiếm thơng tin học tập hay chỉ để giải
trí. Khơng hiếm thấy tình trạng sinh viên ngồi lì trước máy tính qn ăn,
qn ngủ với những mục đích sử dụng khác nhau: tìm kiếm tài liệu làm
tiểu luận, truy cập các trang web để cập nhật thơng tin về các vấn đề kinh
tế, chính trị, thời sự, khoa học kĩ thuật…hay đơn giản chỉ mải miết với
game online, chat… Tuy nhiên, việc dành thời gian sử dụng Internet phục
vụ học tập cịn ít hơn nhiều so với để giải trí. Chúng tơi đã gặp và phỏng
vấn một sinh viên một sinh viên khoa Tuyên truyền K26. Bạn cho biết:
“Một ngày mình thường dành khoảng 1/3 thời gian sử dụng Internet
cho việc học còn cứ vào mạng là mình xem các thơng tin giải trí, nghe
nhạc, xem phim…”(cười)
Thực tế cho thấy do yêu cầu việc học tập chuyên ngành cần cập nhật
nhiều kiến thức lý luận và thực tiễn thì có tới 70% sinh viên trong một
ngày giành từ 1/3 hoặc 1/4 thời gian sử dụng Internet cho học tập. Trong
lượng thời gian học đó, việc tìm kiếm tài liệu phục vụ với các mơn chun
ngành CTH – CTTT chiếm 2/3. Ngồi các mơn chun ngành sinh viên
còn sử dụng Internet cho việc học tập các môn học khác.
Biểu đồ: Thời gian sử dụng Internet trong một ngày của sinh viên



Như vậy, qua biểu đồ có thể thấy sinh viên khoa Tuyên truyền vẫn
chưa thật chú tâm khai thác sử dụng Internet cho việc học tập, đặc biệt là
đối với các môn chuyên ngành CTH - CTTT. Thời gian sử dụng internet
cho mơn chun ngành cịn rất ít so với tổng thời gian sử dụng Internet của
sinh viên trong một ngày. Theo điều tra từ bảng hỏi, có 97% sinh viên sử
dụng trung bình dưới 1h/ ngày để học tập chuyên ngành, 3% sinh viên sử
dụng trung bình Internet từ 1-3h/ngày cho học tập chun ngành , khơng
có sinh viên sử dụng Internet trung bình trên 3h cho mơn chun ngành.
Trên thực tế, có sinh viên một tháng ra mạng 3- 4 lần do khơng có máy
tính cá nhân và điều kiện kinh tế, tính trung bình một tháng việc sử dụng
Internet cho việc học chuyên ngành chỉ 10 -15 phút/ ngày. Số sinh viên
thường xuyên sử dụng internet để học tập chun ngành Chính trị học –
Cơng tác tư tưởng trung bình 1lần/ngày chiếm 98%, 2lần/ngày chỉ chiếm
2%, trên mức 2lần khơng có sinh viên nào. Qua đó cho thấy lượng sinh
viên truy cập Internet trong học tập chuyên ngành CTH - CTTT cịn ít, chủ
yếu vẫn sử dụng giáo trình, sách ở các thư viện tìm được hoặc khơng sử
dụng. Nếu có sử dụng Internet thì thời gian cho học tập chuyên ngành là
không đáng kể.


Thời gian sử dụng Internet khác nhau, song thời điểm sử dụng
internet học tập chuyên ngành đối với các sinh viên khoa Tuyên truyền
cũng khác nhau.

THỜI ĐIỂM SỬ DỤNG

TỶ LỆ

Không sử dụng


0%

Mỗi ngày

5%

Khi có bài tập cá nhân hoặc nhóm

32,5 %


×