Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VỀ QUÊ LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐHTM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.44 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH VỀ QUÊ LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN
ĐHTM
Lớp học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Năm: 2019-2020

MỤC LỤC
Chương 1: Mở đầu 4
1.1 Cơ sở hình thành đề tài

4

1.2 Bối cảnh nghiên cứu (Tính cấp thiết của đề tài) 7
1.2.1 Tình hình việc làm của sinh viên 7
1.2.2 Vấn đề định hướng việc làm cho sinh viên
1.3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 8
1.3.1 Mục đích nghiên cứu
8
1.3.2 Mục tiêu việc nghiên cứu. 8
1.3.2.1 Mục tiêu chung 8
1.3.2.2 Mục tiêu cụ thể

8

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 8

7



1.5 Giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu 9
1.5.1 Giả thuyết nghiên cứu

9

1.5.2 Mơ hình nghiên cứ 10
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu 10
1.6.1 Đối với sinh viên

10

1.6.2 Đối với nhà trường 10
1.6.3 Đối với địa phương 11
1.7 Thiết kế nghiên cứu 11
1.7.1 Phương pháp nghiên cứu 11
1.7.2 Phạm vi nghiên cứu11
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu

12

2.1 Các công trình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.1.1 Các cơng trình nghiên cứu trong nước 12
2.1.2 Tổng quan cơng trình nước ngồi

12

14

2.2 Các khái niêm có liên quan đến đề tài nghiên cứu


16

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu 17
3.1 Tiếp cận nghiên cứu 17
3.1.1 Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng 17
3.1.2 Cách chọn mẫu

18

3.1.3 Thu thập dữ liệu

19

3.1.4 Xử lý và phân tích dữ liệu 20
3.1.5 Xây dựng thang đo của đề tài

20

Chương 4. Kết quả nghiên cứu 22
4.1 Thống kê mô tả22
4.1.1 Thông tin cá nhân 22
4.1.2 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 26
4.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha 30
4.2.1 Tổng quát

30

4.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thước đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 31
4.2.3 Tổng hợp kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo 37

4.2 Phân tích nhân tố EFA

38

4.2.1 Phân tích nhân tố EFA với biến độc lập

38


4.2.2 Phân tích nhân tố EFA với biến phụ thuộc

40

4.3 Tương quan pearson 42
4.4 Hồi quy đa biến

43

Chương 5. Kết luận và kiến nghị

48

5.1 Kết luận 48
5.1.1 Phát hiện của đề tài 48
5.1.2 Vấn đề đã giải quyết được 49
5.2 Giải pháp

49

Chương 6. Tài liệu tham khảo 51

Chương 7. Phụ lục 52
7.1 Câu hỏi phỏng vấn

52

7.2 Bảng hỏi khảo sát

53

Chương 1: Mở đầu
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Như các bạn đã biết mỗi năm trên đất nước ta đào tạo ra biết bao cử nhân đại học, nhưng
hiện nay sinh viên ra trường ngày một nhiều, song song với đó là vấn đề về tỷ lệ việc làm
.Điều này đang là một vấn đề tốn khơng ít giấy mực của các ngành, cơ quan,…, vấn đề này
khiến nhiều nhà khoa học tiến hành để nghiên cứu, tìm ra giải pháp. Nhưng những kết quả
từ một cuộc hội thảo, hướng nghiệp chỉ giải quyết phần nào, cịn lại đó vẫn là nỗi lo chung
của bất cứ sinh viên nào sau khi tốt nghiệp.
63% sinh viên thất nghiệp khi ra trường. Tại sao nhiều sinh viên ra trường bị các doanh
nghiệp từ chối? Thách thức của sinh viên vừa tốt nghiệp muốn vào làm ở các doanh nghiệp
là gì? Doanh nghiệp thật sự cần gì ở người nhân viên của mình? Tại sao các hội chợ việc
làm vẫn không thể làm cầu nối hiệu quả cho nhà tuyển dụng lẫn người lao động?
Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng sinh viên về quê làm việc sau tốt nghiệp như
hiện nay:
Thứ nhất, số lượng sinh viên đầu ra mỗi năm quá nhiều. Hiện tại, Việt Nam có hơn 500
trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Việc mở cửa ồ ạt các trường đại học dẫn đến tình
trạng sinh viên tốt nghiệp mỗi năm quá đông.
Thứ hai, thực tế vấn đề việc làm ở Việt Nam cũng đang gặp khó khăn. Trong bối cảnh nền
kinh tế khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động như các công ty chứng



khốn, cơng ty xây dựng…, một số doanh nghiệp giải thể, đóng cửa đã làm mất việc của
hàng ngàn lao động.
Thứ ba, nguyên nhân xuất phát từ chính nguồn nhân lực được đào tạo nhưng không đáp
ứng được yêu cầu công việc. Sinh viên sau khi tốt nghiệp không đủ năng lực, trình độ, hoặc
thiếu kĩ năng để đảm nhận các vị trí trong doanh nghiệp, khiến các nhà tuyển dụng từ chối
hoặc phải đào tạo lại.
Nếu quan niệm rằng, việc thi đậu vào đại học là yếu tố quyết định tương lai thì vấn đề có
việc làm sau khi tốt nghiệp cần được xem trọng nhiều hơn nữa. Bản thân sinh viên khi ra
trường lại thiếu sự chủ động, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, trong trường đại học
không tự rèn luyện, tu dưỡng, không phấn đấu và thiếu lý tưởng sống. Chỉ có 20 – 30% sinh
viên tham gia các hoạt động xã hội gồm công tác Đồn, cơng tác thanh niên và sinh viên.
Đại học khác phổ thông ở chỗ là tinh thần tự học và tự rèn luyện quyết định hơn hẳn so với
ở phổ thơng. Sinh viên ra trường hiện nay có kiến thức nhưng thiếu kỹ năng, đặc biệt là các
kỹ năng cần thiết để làm việc. Một số bạn trẻ còn cho rằng, các nhà tuyển dụng chỉ cần tuyển
người có năng lực chun mơn, thành thạo máy tính, ngoại ngữ... Các bạn không hề biết
rằng, các chủ doanh nghiệp và công ty, nhất là các cơng ty nước ngồi ln chú trọng đến
các kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm việc theo nhóm, khả năng lập
kế hoạch mục tiêu, xử lý nhanh những khó khăn trong tình huống bất ngờ…
Thực tế cho thấy khi lựa chọn nhân viên, nhà tuyển dụng xem xét một số tiêu chí như kiến
thức, kỹ năng và thái độ. Về kiến thức, để chọn đúng người, nhà tuyển dụng yêu cầu người
dự tuyển phải có khả năng vận dụng kiến thức học được vào cơng việc thực tiễn, qua đó có
thể phát huy tính sáng tạo, chủ động trong cơng việc, làm việc độc lập trong môi trường áp
lực cao. Về kỹ năng, có thể nói các kỹ năng hỗ trợ chuyên môn của nhiều ứng viên rất yếu.
Đây là phần yếu nhất của sinh viên vì thiếu sự rèn luyện. Các phương pháp đào tạo truyền
thống khơng kích thích được sinh viên tư duy độc lập. Hệ quả, đã có khơng ít sinh viên mới
ra trường rất yếu ở kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc đội nhóm, viết sai lỗi chính tả,
khơng soạn thảo được một văn bản ở dạng đơn giản nhất. Riêng thái độ, được thể hiện qua
tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, dám chịu trách nhiệm của ứng viên, nhiều bạn trẻ bị hạn
chế, ảnh hưởng không nhỏ cho việc giữ chỗ làm, thăng tiến trong công việc.
Đặc biệt phải nhắc đến thành phố Hà Nội – nơi quy tụ hàng chục nghìn sinh viên từ mọi

nơi đổ về; do vậy mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, xảy ra tình trạng sinh viên làm việc
trái ngành, trái nghề. Nguyên nhân chính là do đa phần sinh viên chưa có định hướng đúng
đắn trước khi chọn ngành, chọn trường dẫn đến việc đổ xô chạy theo xu hướng các ngành
đang nổi hay đơn thuần chọn ngành theo cảm tính, theo định hướng của gia đình. Bên cạnh
đó, cùng với xu hướng biến động của thị trường lao động trong thời kỳ hội nhập cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa như bây giờ thì các cơng ty, nhà máy, xí nghiệp trong và ngồi nước mọc
lên nhanh chóng; tuy nhiên số lượng sinh viên ra trường cũng tăng. Chính vì nhiều người lại
ít việc nên buộc các bạn sinh viên khi ra trường phải cạnh tranh khốc liệt với các cuộc tuyển
dụng để tìm cho mình một cơng việc tốt, đúng với chun ngành của mình.


Hiện nay đầu ra của các trường đại học, cao đẳng ln là vấn đề nóng được rất được xã
hội quan tâm nhất là bạn trẻ vừa rời ghế giảng đường.Theo tổng cục thống kê về điều tra lao
động và việc làm quý IV, năm 2014: Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 2.32%
đã giảm 0.31% so với cùng kì năm 2013; tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động đã tăng nhẹ
từ 1.9% tới 2.05% so với cùng kì 2013 và tỷ lệ thất nghiệp thanh niên (15 – 24 tuổi) : 6.17%
tăng 0.78% so với cùng kì năm 2013. Và chúng ta cũng sẽ giật mình khi nghe thấy một con
số khơng hề nhỏ - 17400 sinh viên ra trường khơng có việc làm được thống kê vào quý III
năm 2014. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy chỉ có 24% cho rằng kiến thức được học phù
hợp với cơng việc, cịn 76 % không phù hợp với công việc thực tế. Vậy nguyên nhân do
đâu?
Khi các nước trên thế giới đều mở cửa tham gia hội nhập kinh tế thì thời cơ, thách thức
về vấn đề việc làm của sinh viên tăng theo và trường Đại học Thương Mại cũng không tránh
khỏi. Với tính đặc thù về sinh viên của trường như số lượng sinh viên nữ lớn hơn nam, các
sinh viên chủ yếu xuất thân từ nông thôn và thuộc nhiều tỉnh thành khác nhau như Thái Bình,
Nam Định, Bắc Giang, Bắc Ninh, …. Tỉ lệ sinh viên Hà Nội ít hơn so với tỉnh thành khác
và một đặc điểm nữa là nhiều sinh viên chưa rõ ràng chọn nơi làm việc sau khi tốt nghiệp.
Trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay, vấn đề thất nghiệp đang là vấn đề nóng bỏng
và khơng kém phần bức bách, đang được tồn xã hội đặc biệt quan tâm. Nhận thấy tính cấp
thiết của đề tài cùng với mong muốn đóng góp những giải pháp hỗ trợ sinh viên, những

người đang không ngừng trau dồi kiến thức, chuẩn bị hành trang cho tương lai về kiến thức,
kĩ năng, thái độ một cách hiệu quả và có định hướng hơn, nhóm chúng tơi quyết định chọn
đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định về quê làm việc sau tốt nghiệp (Nghiên cứu
tại trường Đại học Thương Mại)” để nghiên cứu.
1.2 Bối cảnh nghiên cứu (Tính cấp thiết của đề tài)
1.2.1 Tình hình việc làm của sinh viên
- Sinh viên ra trường nhiều đồng thời cùng một thời điểm nên cơ hội, tỷ lệ sinh viên ra
trường khơng tìm được việc làm ngày càng tăng dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp vẫn còn cao.
- Sinh viên ngày nay đang thiếu đi nhiều kĩ năng đặc biệt là kĩ năng mềm và có lối sống
thực dụng.
- Sinh viên chọn học các khối ngành kinh tế lại rất đông so với các ngành khác, phải chăng
các bạn sinh viên đã chọn sai ngành nghề?
1.2.2 Vấn đề định hướng việc làm cho sinh viên
- Đây là một vấn đề quan trọng, nếu khơng có định hướng rõ ràng đúng đắn, nhiều sinh
viên có thể bị lạc hướng.
- Tình trạng chung: Hầu hết sinh viên ra trường vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trong việc
tìm kiếm việc làm phù hợp và ổn định.


- Sinh viên hiện nay vẫn còn một số điểm yếu như: khả năng ngoại ngữ, tin học và kĩ năng
sử dụng các thiết bị văn phòng còn yếu kém.
🡺 Vì vậy, nhóm mình thực hiện đề tài này hi vọng giúp các bạn sinh viên xác định rõ hơn
định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai và giải quyết được những hạn chế, vướng
mắc mà các bạn đang gặp phải.
1.3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục đích nghiên cứu
Kiểm định những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp
của sinh viên Đại học Thương Mại từ đó đề ra các giải pháp cần thiết để định hướng cho
sinh viên Đại học Thương Mại lựa chọn về quê làm việc sau khi ra trường.
1.3.2 Mục tiêu việc nghiên cứu.

1.3.2.1 Mục tiêu chung
+) Quyết định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên Đại học Thương Mại chịu
ảnh hưởng của những nhân tố nào?
+) Các nhân tố đó ảnh hưởng như thế nào đến quyết định về quê làm việc sau khi tốt
nghiệp của sinh viên Đại học Thương Mại.
1.3.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Nắm bắt được những thông tin cơ bản về quyết định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp
của sinh viên, từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc sau tốt
nghiệp của sinh viên Đại học Thương Mại.
- Thực trạng định hướng việc làm cho sinh viên.
- Phân tích các định hướng của các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định làm việc tại địa
phương của sinh viên để từ đó biết được mức độ ảnh hưởng mạnh/ yếu của từng nhân tố. Sự
khác biệt về giới tính và kết quả học tập có ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc của
sinh viên Đại học Thương Mại hay không?
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc của sinh viên
Đại học Thương Mại sau khi ra trường?
Câu hỏi 2: Việc nghiên cứu quyết định về quê làm việc có tác dụng như thế nào?
Câu hỏi 3: Ảnh hưởng của gia đình có phải là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê
làm việc sau tốt nghiệp của sinh viên Đại học Thương mại khơng?
Câu hỏi 4: Kỳ vọng vào thu nhập có phải là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm
việc sau tốt nghiệp của sinh viên Đại học Thương mại không?


Câu hỏi 5: Cơ hội việc làm, phát triển bản thân có phải là nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định về quê làm việc sau tốt nghiệp của sinh viên Đại học Thương mại không?
Câu hỏi 6: Môi trường làm việc có phải là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm
việc sau tốt nghiệp của sinh viên Đại học Thương mại khơng?
Câu hỏi 7: Tình cảm q hương có phải là nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm
việc sau tốt nghiệp của sinh viên Đại học Thương mại không?

1.5 Giả thuyết nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu
1.5.1 Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết H1: Ảnh hưởng của gia đình làm tác động cùng chiều với việc quyết định về
quê làm việc.
Giả thuyết H2: Ảnh hưởng của thu nhập tác động cùng chiều với việc quyết định về quê
làm việc.
Giả thuyết H3: Ảnh hưởng của cơ hội việc làm tác động cùng chiều với việc quyết định
về quê làm việc.
Giả thuyết H4: Ảnh hưởng của môi trường làm việc tác động cùng chiều với việc quyết
định về quê làm việc.
Giả thuyết H5: Ảnh hưởng của quê hương tác động cùng chiều với việc quyết định về
q làm việc.

1.5.2 Mơ hình nghiên cứu

1.6 Ý nghĩa nghiên cứu
1.6.1 Đối với sinh viên


Biết được những yếu tố nào ảnh hưởng mạnh nhất đến quyết định về quê làm việc của
bản thân và những yếu tố khác liên quan.
Không phải cạnh tranh gay gắt như ở Hà Nội mà mức lương cũng tương xứng với trình
độ vì thế làm cho phần nào thất nghiệp giảm đi đáng kể.
Có cơ hội làm việc ở địa phương được cống hiến, đóng góp và ứng dụng những kiến thức
được tiếp nhận ở giảng đường đặc biệt là những chính sách thu hút của địa phương.
1.6.2 Đối với nhà trường
Từ những kết quả nghiên cứu giúp nhà trường có cái nhìn tổng quan hơn về nguyện vọng
của sinh viên khi muốn về địa phương làm việc.
Biết được những nhân tố nào ảnh hưởng quan trọng nhất dẫn đến quyết định về quê làm
việc của sinh viên. Từ đó, phối hợp với các địa phương trong việc tư vấn hướng nghiệp cho

sinh viên.
1.6.3 Đối với địa phương
Nhìn nhận tổng quan về thị trường lao động và mất cân bằng cung cầu ở khu vực thành
thị và nông thôn.
Thu hút nguồn lực lao động đặc biệt là các lao động chất lượng về địa phương làm việc.
1.7 Thiết kế nghiên cứu
1.7.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được sử dụng bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp định
lượng được sử dụng thông qua bảng câu hỏi thu nhập thông tin, thông tin thu nhập được xử
lý bằng phần mềm SPSS.
1.7.2 Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc sau khi tốt
nghiệp của sinh viên.
- Phạm vi nghiên cứu: Các sinh viên đang theo học tại Đại học Thương Mại.
- Phạm vi thời gian: Thời gian nhận đề tài và tiến hành khảo sát từ ngày 27/6/2020 đến ngày
15/7/2020.
- Phạm vi không gian: Sinh viên trường Đại học Thương Mại
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu


2.1 Các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.1.1 Các cơng trình nghiên cứu trong nước
(1) Huỳnh La Hán và La Nguyễn Thùy Dung (2011) “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định chọn nơi làm việc: trường hợp sinh viên Đại học Cần Thơ”. Kết quả khảo sát từ 200
sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp cho thấy có đến 58,5% trong số họ có dự định ở lại TPCT để
tìm việc làm, thay vì trở về địa phương tìm việc. Có sự khác biệt về tỷ lệ sinh viên chọn việc
làm tại TPCT giữa các ngành cũng như các khoa. Cụ thể là, sinh viên ngành khoa học xã hội
có xu hướng tìm việc làm ở TPCT cao hơn so với sinh viên ngành khoa học kỹ thuật. Điều
này, nó phản ánh thị trường việc làm tại TPCT gắn liền với lĩnh vực kinh tế - xã hội hơn là
lĩnh vực kỹ thuật. Ví dụ, hiện nay trên địa bàn trung tâm TPCT có hơn 30 chi nhánh ngân

hàng hoạt động với số lượng phòng giao dịch còn cao gấp nhiều lần. Hơn nữa, kết quả điều
tra doanh nghiệp 9 năm đầu thế kỷ 21 do Tổng cục thống kê thực hiện 2009 cho thấy tính
đến cuối năm 2008 số lượng doanh nghiệp tại TPCT là 3.125 với tốc độ tăng trưởng bình
quân 15%/năm trong giai đoạn 2000-2008 (Tổng cục thống kê, 2010). Điều này cho thấy
rằng sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các đơn vị kinh tế của TPCT trong thời gian
qua đã tạo nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động nhập cư, trong đó lực lượng sinh
viên sau khi tốt nghiệp sẽ ở lại TPCT làm việc chiếm tỷ lệ đáng kể.
(2) Cơng trình tham gia xét giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” năm 2014 về
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định về quê lập nghiệp của sinh viên tốt nghiệp
trường đại học KTQD”. Cơng trình chỉ ra những phát triển của nền kinh tế nước nhà phát
triển không những ở thành phố mà cịn phát triển ở nơng thơn. Vì vậy, nó đã mở rộng thêm
nhiều sự lựa chọn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp về cơ hội việc làm. Kết quả nghiên cứu
chỉ ra rằng đa số các sinh viên có quyết định đó ngồi do ảnh hưởng của gia đình sắp đặt,
muốn gắn bó với q hương hoặc cùng với mơi trường sống trong lành khơng khói bụi thì
giờ đây cịn mong muốn kì vọng về thu nhập nữa.
(3) Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung (2010) “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh”, Báo
cáo nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu 360 quan sát là những sinh viên ngành quản trị kinh doanh chuẩn bị tốt
nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nơi làm việc. Qua
đó, nhóm tác giả đã sử dụng thang đo là cơ sở để đánh giá mức độ quan trọng của 5 nhân tố
ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên, đó là: Điều kiện mơi trường sống,
cơ hội việc làm, thu nhập kì vọng, chính sách ưu đãi và tình cảm q hương. Kết quả phân
tích hồi quy cũng cho thấy rằng sinh viên quan tâm đến yếu tố công việc nhiều hơn yếu tố
cuộc sống và lý do sinh viên sau khi tốt nghiệp thì quyết định về quê làm việc do khơng giỏi
ngoại ngữ.
(4) Bùi Thị Phương Thảo (2010) “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm
việc ở thành phố Cần Thơ”, Luận văn tốt nghiệp, đại học Cần Thơ.



Đề tài nghiên cứu mang tính thực tiễn, đánh giá được thực trạng chọn nơi làm việc của
sinh viên sau khi tốt nghiệp, tìm ra được các nhân tố tác động đến quyết định của sinh viên
ở lại thành phố hay về địa phương làm việc. Đề tài được thực hiện thông qua phỏng vấn 100
sinh viên thuộc hai khoa Kinh tế, Sư phạm và 30 đơn vị kinh doanh bên ngoài. Những dữ
liệu cơ bản thu thập từ việc khảo sát được phân tích bằng phương pháp thống kê: Mơ tả
thống kê, phân tích số liệu tương đối, số liệu tuyệt đối, phân tích tần số,… Kết quả nghiên
cứu cho thấy do tác động từ nhiều yếu tố dẫn đến việc sinh viên về quê làm việc như yếu tố
gia đình, cơ hội học tập tốt hơn, thu nhập như mong muốn, dễ xin việc và có cơ hội phát
triển nghề nghiệp hơn. Chạy hàm hồi quy cho thấy trong nhân tố gia đình thì người thân là
người ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định về quê làm việc.
(5) Lê Trần Thiên Ý, Hồ Nguyễn Anh Khoa, Mã Bình Phú (2013) “Các nhân tố ảnh
hưởng tới quyết định về quê làm việc của sinh viên kinh tế, trường đại học Cần Thơ”, Tạp
chí
khoa
học
số
25
Đại
học
Cần
Thơ.
Bài viết đã trình bày kết quả khảo sát thực trạng chọn nơi làm việc của 385 sinh viên kinh
tế, Trường Đại học Cần Thơ sau tốt nghiệp. Tác giả đã thu thập số liệu từ niên giám thống
kê và các trang Web của các tỉnh ĐBSCL để mô tả thực trạng kinh tế xã hội của vùng nghiên
cứu. Đồng thời thông qua phương pháp phân tích nhân tố và mơ hình hồi quy nhị ngun,
kết quả rút ra được cho thấy do các yếu tố bên ngoài như sau: (1) Ngành học, (2) Kỹ năng
chuyên mơn, (3) Mơi trường làm việc, (4) Mức lương bình quân tại địa phương, (5) Chính
sách ưu đãi đã quyết định về quê làm việc của sinh viên sau tốt nghiệp.
(6) Trần Huỳnh Phương Trâm (2010) “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến xu hướng quay
về địa phương làm việc của sinh viên Phú Yên”.

Cho thấy bốn yếu tố bao gồm (1) Kỹ năng cá nhân, (2) Tác động từ gia đình, (3) Mơi
trường làm việc, (4) Chính sách ưu đãi, có tác động mạnh đến xu hướng quay về địa phương
làm việc của sinh viên sau tốt nghiệp. Đồng thời khẳng định mối quan hệ đồng biến của 4
nhân tố này với biến xu hướng quay về. Tác giả cũng chứng minh có sự khác biệt giữa nhóm
có thu nhập trung bình dưới 2 triệu với nhóm trên 10 triệu và nhóm từ 2 đến 5 triệu với nhóm
trên 10 triệu đối với xu hướng quay về.
(7) Trần Điều, Đỗ Văn Ninh, Phạm Thành Thái (2015) “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định chọn địa phương làm việc của sinh viên trường đại học Nha Trang”, Tạp chí
khoa học – Cơng nghệ thủy sản.
Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng và lý thuyết về marketing
địa phương. Số liệu của nghiên cứu được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp 351 sinh
viên bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Áp dụng phương pháp kiểm định độ tin cậy
bằng hệ số Cronbach alpha, phân tích nhân tố và hồi qui tuyến tính thì kết quả nghiên cứu
cho thấy kỹ năng cá nhân, tác động từ gia đình, mơi trường làm việc, chính sách ưu đãi của
địa phương, thơng tin và quy trình tuyển dụng của địa phương và đặc biệt là đặc điểm cá
nhân có tác động mạnh đến quyết định chọn địa phương làm việc.
2.1.2 Tổng quan cơng trình nước ngồi
(8) Cơng trình “Determinants of Student Intention to Word in Hometown” do Nguyễn
Thu Thủy dịch.


Nghiên cứu thực nghiệm này kiểm tra những ảnh hưởng của cảm xúc cá nhân và điều kiện
môi trường nhận thức về ý định của sinh viên để trở về quê hương của họ để làm việc sau
khi tốt nghiệp tại Việt Nam. Với một mẫu 182 sinh viên đến từ Đại học kinh tế quốc dân,
kết quả xác nhận rằng học sinh có ý định trở lại làm việc tại quê hương bị ảnh hưởng bởi sự
hỗ trợ của gia đình, tình yêu cá nhân quê hương, điều kiện mơi trường, trình độ học vấn nền
kinh tế xã hội cũng như cơ hội và động lực ảnh hưởng rất lớn đến quyết định về quê làm
việc của sinh viên.
(9) Một nghiên cứu Nitchapa Morathop (2010), Ý định làm việc tại quê nhà của một
người: Sinh viên năm 4 Đại học Naresuan, Tỉnh Phitsanulok, (Intention to Work in One's

Hometown: Seniors at Naresuan University, PhitsanulokProvince, Nitchapa Morathop,
Chamaiporn Kanchanakitsakul, PramotePrasartkul, Bhuddipong Satayavongthip, 2006),
Tạp chí khối lượng nhân khẩu học.
Đề tài nghiên cứu đã được triển khai phỏng vấn với con số 400 sinh viên năm 4 của Đại học
Naresuan. Các mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng, sử dụng khoa như
là một tiêu chí để phân chia sinh viên thành các nhóm. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã thành
lập ba nhóm của các biến độc lập đã được nghiên cứu: các yếu tố dân số (a) Cụ thể là giới
tính, chương trình giáo dục và ý thức q hương; (b) Các yếu tố gia đình, cụ thể là tuổi tác
của cha mẹ, các thành viên gia đình, bạn bè người quen, triển vọng sự nghiệp, gia đình và
thu nhập gia đình, và (c) Các yếu tố mơi trường, cụ thể là nơi cư trú trong khu vực,tình hình
an ninh tại địa phương, thời gian giáo dục, quan hệ gia đình, kỳ vọng của sự nghiệp tại quê
hương, kỳ vọng thu nhập với nhu cầu và trình độ, tình cảm đối với sẽ trở lại quê hương, và
các chỉ tiêu chủ quan của các nhóm tham khảo. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác
động đến việc sinh viên về q làm như gia đình, mơi trường, giới tính, chương trình giáo
dục.
(10) Cuốn sách “City marketing - Towards an integrated approach" của Erick Braun,
năm 2008. Đề tài này được đề cập đến trong mục 4: “Putting the city's customers central"
đã nêu ra 3 đối tượng chính của việc thu hút nguồn lực cho địa phương là người dân tại địa
phương, các doanh nghiệp và con người địa phương khác. Với mỗi đối tượng đều có tiêu chí
riêng với khả năng thu hút nguồn lực khác nhau nhưng tất cả các tiêu chí đó có thể tóm tắt
lại là: tình trạng làm việc, cơ hội học tập phát triển, nhà tuyển dụng tiềm năng, cộng sự tiềm
năng, hỗ trợ tài chính của địa phương, văn hóa, giải trí, cơ hội kinh doanh... Kết quả nghiên
cứu đã chỉ ra rằng có 6 yếu tố tác động chính đến việc về q làm việc của sinh viên đó là
tình trạng việc làm, cơ hội học tập, nhà tuyển dụng tiềm năng, cộng sự tiềm năng, hỗ trợ tài
chính của địa phương, văn hóa giải trí.
2.2 Các khái niêm có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Cơ hội việc làm: là do chính bản thân bạn tạo ra do đó bạn phải là người linh hoạt trong
mọi tình huống để có thể nắm bắt cơ hội một cách dễ dàng.





Làm việc ở địa phương có cơ hội nâng cao trình độ.
Làm việc tại địa phương phát triển thêm các mối quan hệ.
Làm việc ở địa phương có cơ hội mới trong phát triển công việc.


Mơi trường làm việc: bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động và sự phát triển, nâng cao năng lực công tác của mỗi cá nhân, cán bộ, công chức (bao
gồm môi trường bên trong và mơi trường bên ngồi).






Địa phương có điều kiện trang thiết bị tiên tiến, hiện đại.
Đồng nghiệp tại địa phương thân thiện.
Nội quy làm việc hợp lý.
Lãnh đạo cấp trên công tâm.
Điều kiện làm việc tại địa phương thuận lợi.

Kỳ vọng vào thu nhập: là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân,
doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công
việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó.




Chính sách tiền lương tại địa phương rõ ràng, minh bạch.

Mức thu nhập bình quân tại địa phương tương xứng với trình độ của bản thân.
Làm việc ở địa phương có mức thu nhập cao.

Tình cảm q hương: là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con
người nơi ta được sinh ra và lớn lên, là hành động không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát
triển đất nước.




Bạn hãnh diện khi trở về địa phương làm việc.
Bạn rất yêu địa phương của mình.
Bạn muốn xây dựng địa phương giàu mạnh.

Ảnh hưởng của gia đình và xã hội:




Địa phương có nhiều cơ hội việc làm phù hợp với ngành học.
Cung lao động về ngành học của bạn tại địa phương đang thiếu hụt.
Cầu lao động về ngành học của bạn tại địa phương đang lớn.

Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
3.1 Tiếp cận nghiên cứu
3.1.1 Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu gắn với thu thập và xử lý dữ liệu dưới dạng số,
thường dùng để kiểm định mơ hình và các giả thuyết khoa học được suy diễn từ các giả
thuyết đã có (theo mối quan hệ nhân quả) mà trong đó các biến số nghiên cứu sẽ được lượng
hóa cụ thể. Các mơ hình tốn và các cơng cụ thơng kê sẽ được sử dụng cho việc mơ tả, dự

đốn và giải thích các hiện tượng. Tiến trình thơng thường của nghiên cứu định lượng bao
gồm việc xác định tổng thể nghiên cứu và mẫu điều tra; thiết kế bảng câu hỏi; phân tích dữ
liệu; tiến hành điều tra và thu thập bảng hỏi; phân tích dữ liệu; trình bày kết quả nghiên cứu.
Cách tiếp cận định lượng cũng là cách tiếp cận tốt nhất cho việc kiểm định một lý thuyết
khoa học.


Nghiên cứu định tính thơng qua việc thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu với một số sinh viên
Đại học Thương Mại nhằm mục đích đánh giá cơ bản và điều chỉnh thang đo. Phân tích, so
sánh những điểm tương đồng và khác biệt, từ đó bổ sung hình thành bằng câu hỏi phỏng vấn
chính thức.
Lí do chọn: Tổng thể nghiên cứu lớn, thời nghiên cứu có hạn.


Nghiên cứu định lượng phù hợp và hữu ích trong các đề tài nghiên cứu là xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến một quyết định nào đó tương tự đề tài của nhóm.

3.1.2 Cách chọn mẫu



Chọn mẫu là khâu qua trọng quyết định đến chất lượng và kết quả nghiên cứu. Mục
đích là để tìm hiểu những đặc tính của tổng thể cần nghiên cứu
Chọn mẫu và sai số
• Sai số do chọn mẫu (sampling error) là sai số xảy ra do chọn mẫu để thu thập dữ
liệu
• Sai số khơng do chọn mẫu (non sampling error) là sai số phát sinh trong quá trình
thu thập và xử lý dữ liệu như người điều tra khơng thể giải thích được đúng ý nghĩa
các câu hỏi, người trả lời không điền bảng hỏi nghiêm túc, nhập dữ liệu bị thiếu
sót, hiệu chỉnh dữ liệu sai lệch …

• Quy trình chọn mẫu

Xác định tổng thể nghiên cứu

Xác định khung mẫu

Xác định kích thước mẫu
Xác định phương pháp chọn mẫu
Tiến hành chọn mẫu và điều tra
Đề tài cuả nhóm



Tổng thể nghiên cứu là khoảng 1000 sinh viên
Khung mẫu

Khung mẫu
• Tổng thể nghiên cứu khoảng 1000 sinh viên
• Phần tử là sinh viên chính quy trường đại học Thương Mại


Tuổi từ 18 – 22
Giới tính nam / nữ
Năm học từ năm 1 đến năm 4
Khoa gồm tất cả các khoa trong trường
Xếp loại học tập A,B,C,D,F
Ngành học: kinh tế, kế toán – kiểm toán, quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế,
marketing, quản trị nhân lực, luật kinh tế, tài chính ngân hàng, hệ thống thơng tin
quản lí, tiếng anh thương mại











Kích thước mẫu

+ Theo chuẩn mực cơ bản
+ Xác định cỡ mẫu để ước lượng trung bình tổng thể
Cơng thức: e = Za/2.n*Sx
Trong đó:
e: mức dộ chính xác
n: cỡ mẫu
Za/2 ; giá trị của biến phân phối chuẩn hóa ở mức ý nghĩa
α : mức ý nghĩa
Sx; độ lệch chuẩn của mẫu


Phương pháp chọn mẫu: Phương pháp phi ngẫu nhiên
Cách thức chọn mẫu: Chọn mẫu theo giới tính, khoa, sinh viên năm mấy. Phát phiếu
điều tra trên internet gửi đến những người bạn, anh chị đang học trường đại học
Thương Mại sau đó nhờ mọi người gửi tiếp cho những sinh viên khác nữa trong trường
(phương pháp quả cầu tuyết).

3.1.3 Thu thập dữ liệu
Với đề tài đã cho, nhóm thiết kế bảng khảo sát với tên bảng là “ Nghiên cứu các nhân tố

ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên trường đại học
Thương Mại. Sử dụng google form với các câu hỏi khảo sát bắt buộc gồm phần câu hỏi về
thông tin chung, đánh giá mức độ ảnh hưởng và thơng tin cá nhân.
Nhóm đã phỏng vấn một số sinh viên Đại học Thương Mại để có thêm thơng tin xây dựng
kết quả.
3.1.4 Xử lý và phân tích dữ liệu


Bên cạnh việc sử dụng kết quả của phương pháp định lượng và định tính, nhóm cịn nghiên
cứu sử dụng phần mềm excel và SPPS để xử lý dữ liệu. Kết quả thu được là bảng, biểu đồ,
số liệu đã tổng hợp, phân tích thống kê, mơ tả, phân tích độ tin cậy.
3.1.5 Xây dựng thang đo của đề tài
Căn cứ vào thang đo sơ bộ tiến hành khảo sát thử trên mẫu 10 sinh viên để điều chỉnh
và hoàn thiện câu hỏi với kích thước mẫu n = 90. Thang đo của các biến với 5 mức độ: Mức
1: Rất không đồng ý, Mức 2: Không đồng ý, Mức 3: Trung lập; Mức 4: Đồng ý; Mức 5: Rất
đồng ý.

STT Thang đo
I. Tầm ảnh hưởng từ gia đình
1
Gia đình hỗ trợ chi tiêu cho bạn
2
Mong muốn về quê làm việc vì được gần gia đình
3
Gia đình đã lo sẵn công việc
4
Bố mẹ tuổi đã cao
II. Kỳ vọng vào thu nhập
5
Trình độ làm việc phù hợp với mức lương đó

6
Chỉ tiêu cuộc sống như mong muốn
7
Mức lương ổn hơn so với trên thành phố
III. Tình cảm quê hương
8
Yêu quê hương và muốn cống hiến phát triển nó
9
Có nhiều mối quan hệ
IV. Cơ hội việc làm, phát triển bản thân
10
Cơ hội việc làm mở rộng
11
Có nhiều chính sách tốt, thu hút nhân tài
12
Công việc phù hợp với chuyên ngành của bạn
V. Môi trường làm việc
13
Môi trường làm việc lành mạnh, chuyên nghiệp và năng động
14
Cơ sở vật chất
15
Giao thông và thời gian đi lại

Mã hóa
AH
AH2
AH3
AH4
AH5

TN
TN1
TN2
TN3
TC
TC1
TC2
CH
CH1
CH2
CH3
MT
MT1
MT2
MT3


16
17
18

Bạn cảm thấy quyết định về quê làm việc của sinh viên sau khi QD1
tốt nghiệp là cần thiết
Bạn thích về quê làm việc
QD2
Bạn quyết định về quê làm việc
QD3

Chương 4. Kết quả nghiên cứu



Kết quả nghiên cứu định tính

Sau khi tiến hành phỏng vấn 10 bạn sinh viên Trường Đại học Thương Mại, nhóm đã
tổng hợp được kết quả như sau:



Trong số 10 sinh viên tham gia phỏng vấn thì có 5 sinh viên có ý định về q làm việc.
Tình cảm quê hương; cơ hội việc làm và phát triển bản thân, chi phí sinh hoạt đều ảnh
hưởng đến quyết định về quê làm việc của sinh viên. Cụ thể như sau:
+ Về quê thì sẽ được gần gia đình, bạn bè.
+ Thu nhập ổn định và chi tiêu cũng hợp lý hơn trên thành phố.
+ Có cơ hội được phát triển quê hương.



Kết quả nghiên cứu định lượng

4.1 Thống kê mô tả
4.1.1 Thông tin cá nhân
Bạn đang là sinh viên năm mấy?

Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ sinh viên các năm được khảo sát
Kết quả điều tra sinh viên trường Đại học Thương mại trong 11 khoa đào tạo bao gồm
sinh viên năm nhất, sinh viên năm hai, sinh viên năm ba và sinh viên năm tư thu được tổng
số phiếu là 151 phiếu điều tra. Số lựợng sinh viên năm nhất trả lời chiếm tỷ lệ cao nhất với
119 phiếu tương ứng 78,8%, tiếp đến sinh viên năm hai với 17 phiếu (chiếm 11,3%) và sinh
viên năm ba với 9 phiếu (chiếm tỉ lệ 6%), ít nhất là sinh viên năm tư chiếm số phiếu thấp



nhất là 3 phiếu (tỉ lệ 2%) và sinh viên khóa cũ hơn với 3 phiếu (chiếm 3%). Điều này dễ hiểu
bởi giai đoạn đề tài đựợc thực hiện khi các sinh viên năm cuối đã hồn thành khóa luận và
chuẩn bị tốt nghiệp nên nhóm tiếp cận cịn hạn chế trong khi sinh viên năm nhất một số khoa
thì xuống cơ sở Hà Nam học tập.
Giới tính của bạn là gì?

Biểu đồ 4.2: Tỉ lệ giới tính các sinh viên được khảo sát
Theo kết quả bảng trên cho thấy số phiếu sinh viên nữ trả lời cao hơn nhiều so với
sinh viên nam, điều này đựợc giải thích do trường Đại học Thương mại là một trong những
trường đại học thuộc khối ngành kinh tế vì vậy số sinh viên theo học đa phần là sinh nữ giới.
Chính vì vậy tỉ lệ trả lời của nữ giới áp đảo hơn nam giới cũng là điều dễ hiểu.
Bạn sinh ra ở nông thôn hay thành phố?

Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ sinh viên sinh ra ở thành phố hay nông thôn
Thống kê cho thấy, phần lớn số sinh viên tham gia khảo sát được sinh ra ở nông thôn với
119 phiếu (chiếm tỉ lệ 78,8%), trong đó số sinh viên sinh ra ở thành phố chỉ chiếm 21,2%
với 32 phiếu. Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lựa chọn của sinh
viên khi ở lại thành phố hay về quê làm việc sau khi tốt nghiệp bởi lớn lên trong môi trường
khác nhau, nếp sống đô thị và ngoại thành chắc chắn có ảnh hưởng lớn tới các bạn sinh viên
về tư tưởng, lối sống và suy nghĩ.
Bạn có ý định về q làm việc khơng?


Biểu đồ 4.4: Tỉ lệ về ý định về quê làm việc của sinh viên ĐHTM
Có thể thấy, khi được hỏi về ý định về quê làm việc, phần lớn các bạn sinh viên khơng có
ý định về q làm việc, với 69 phiếu (chiếm 45,7%), trong khi số lượng bạn sinh viên chắc
chắn về quê làm việc chiếm 15,9% với 24 phiếu. 58 phiếu còn lại (chiếm 38,4%) của mục
“Khác” có lẽ cịn chưa quyết định được có nên ở lại thành phố hay về quê làm việc không,
điều này cũng dễ hiểu bởi phần lớn số lượng sinh viên tham gia trả lời phiếu mới đang là

năm nhất, cịn chưa quen với mơi trường đại học nên chưa nghĩ tới việc sẽ làm việc ở đâu
sau khi tốt nghiệp.
Theo bạn, điều gì dẫn đến việc về quê làm việc của sinh viên Thương Mại sau khi tốt

nghiệp?
Biểu đồ 4.5: Tỉ lệ vấn đề dẫn đến việc về quê làm việc của sinh viên ĐHTM sau khi tốt
nghiệp
Trong câu hỏi này, có 54 phiếu (chiếm 35,8%) cho rằng “Điều kiện môi trường” là yếu tố
dẫn đến việc về quê làm việc của sinh viên ĐH Thương Mại, trong khi yếu tố “Tình cảm quê
hương gia đình” chiếm 30,5% với 46 phiếu, yếu tố “Mức thu nhập” có 42 phiếu (chiếm
27,8%). Ngồi ra cịn có 9 phiếu cho mục “Khác” (chiếm 6%) với các lí do cá nhân riêng.


Thái độ của sinh viên với việc về quê làm việc

Biểu đồ 4.6: Tỉ lệ về mức độ về quê làm việc của sinh viên
Biểu đồ trên chủ yếu hỏi về suy nghĩ nhận định của sinh viên đối với việc quay trở về quê
làm việc sau khi tốt nghiệp. Với nhận định “Bạn cảm thấy việc quyết định về quê làm việc
của sinh viên sau khi tốt nghiệp là cần thiết”, có 86 phiếu có thái độ “Trung lập”, chiếm tỉ lệ
cao nhất, tiếp đó là 32 phiếu “Khơng đồng ý”, 21 phiếu “Đồng ý”, 6 phiếu “Rất đồng ý” và
6 phiếu “Rất không đồng ý. Nhận định tiếp theo “Bạn thích về q làm việc” có 61 phiếu
“Trung lập, 35 phiếu “Đồng ý”, 35 phiếu “Không đồng ý, 12 phiếu “Rất đồng ý” và thấp
nhất là “Rất không đồng ý” với 8 phiếu. Cuối cùng là nhận định “Bạn quyết định về quê làm
việc”, số phiếu với thái độ “Trung lập” vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất với 63 phiếu, tiếp đó là 40
phiếu cho “Khơng đồng ý”, 28 phiếu cho “Đồng ý”. Số phiếu dành cho “Rất không đồng ý”
và “Rất đồng ý” ngang bằng nhau với mỗi bên 10 phiếu.
4.1.2 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
1- Rất không đồng ý

4-Đồng ý


2-Không đồng ý

5-Rất đồng ý

3-Trung lập
Bảng 4.1


N

Minimum Maximum Mean Std.
Deviation

Tầm ảnh hưởng từ gia đình và xã hội [Gia
151 1
đình hỗ trợ chi tiêu sinh hoạt cho bạn]

5

2.92

.990

Tầm ảnh hưởng từ gia đình và xã hội [Mong
151 1
muốn về quê vì được gần gia đình]

5


3.13

.998

Tầm ảnh hưởng từ gia đình và xã hội [Gia
151 1
đình đã lo sẵn cơng việc]

5

3.38

.893

Tầm ảnh hưởng từ gia đình và xã hội [Bố
151 1
mẹ tuổi đã cao]

5

2.74

.991

150 1

5

3.27


.874

150 1

5

3.43

.878

150 1

5

3.55

.886

150 1

5

3.12

.996

150 1

5


3.41

.821

Cơ hội việc làm và phát triển bản thân [Cơ
150 1
hội việc làm rộng mở]

5

3.23

.878

150 1

5

2.98

.807

150 1

5

3.12

.851


150 1

5

3.21

.887

150 1

5

3.27

.924

Kỳ vọng vào thu nhập khi về quê làm việc
[Trình độ làm việc phù hợp với mức lương
ở đó]
Kỳ vọng vào thu nhập khi về quê làm việc
[Chỉ tiêu cuộc sống như mong muốn]
Kỳ vọng vào thu nhập khi về quê làm việc
[Mức lương ổn hơn so với trên thành phố]
Tình cảm đối với quê hương [Yêu quê
hương và muốn cống hiến phát triển nó]
Tình cảm đối với q hương [Có nhiều
mối quan hệ]

Cơ hội việc làm và phát triển bản thân [Có
nhiều chính sách tốt, thu hút nhiều nhân

tài]
Cơ hội việc làm và phát triển bản thân
[Công việc phù hợp với chuyên ngành của
bạn]
Ảnh hưởng của môi trường làm việc [Môi
trường làm việc lành mạnh, chuyên nghiệp
và năng động]
Ảnh hưởng của môi trường làm việc [Cơ
sở vật chất hiện đại]


Ảnh hưởng của môi trường làm việc [Giao
150 1
thông thuận lợi và thời gian đi lại nhanh]

5

3.21

.856

Kết quả phân tích mơ tả bằng giá trị trung bình trình bày khái quát các yếu tố tác động
đến quyết định về quê làm việc của sinh viên Đại học Thương Mại. Cụ thể yếu tố “Kỳ vọng
vào thu nhập khi về quê làm việc” có trung bình giá trị trung bình của các yếu tố thành phần
cao nhất là 3,42, tiếp đến là yếu tố “Tình cảm đối với quê hương” (với trung bình giá trị
trung bình của các yếu tố thành phần là 3,265) sau đó là đến các yếu tố “Ảnh hưởng của môi
trường làm việc” (3,23), “Cơ hội việc làm và phát triển bản thân” (3,11), và có trung bình
giá trị trung bình của các yếu tố thành phần thấp nhất là yếu tố “Ảnh hưởng từ gia đình và
xã hội” (3,043). Yếu tố thành phần có giá trị trung bình cao nhất là Kỳ vọng vào thu nhập
khi về quê làm việc [Mức lương ổn hơn so với trên thành phố] (3,55). Yếu tố thành phần có

giá trị trung bình thấp nhất là Tầm ảnh hưởng từ gia đình và xã hội [Bố mẹ tuổi đã cao]
(2,74).
4.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha
4.2.1 Tổng quát
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số
Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân
tích nhân tố EFA để loại các biến khơng phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố
giả (theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang,2009). Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan
sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính tốn hệ số tương quan
giữa biến-tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mơ tả
của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Các tiêu chí được
sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:
Độ lớn của Alpha:
• Lớn hơn 0,8 là cao;
• Từ 0,7 đến 0,8 là tốt;
• Từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới
hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu
(Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hồng Trọng và Chu Nguyễn
Mộng Ngọc, 2005).
• Loại các biến quan sát có:
• Hệ số tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3);
• Tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì
độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao)
(Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang,
2009).






Các biến quan sát có :
• Tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3) được xem là biến rác thì sẽ được loại
ra.
• Thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Alpha đạt yêu cầu (lớn hơn 0,7).

4.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thước đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Ảnh hưởng từ gia đình và xã hội
Reliability Statistics



Cronbach's Alpha N of Items
.563

4
Bảng 4.2: Hệ số Cronbach’s Alpha chung của yếu tố gia đình và xã hội

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if
Item Deleted
Item Deleted
Correlation
Item Deleted
AH2 9.25

4.026

.384


.460

AH3 9.03

4.019

.379

.464

AH4 8.79

4.505

.326

.508

AH5 9.43

4.314

.300

.530

Bảng 4.3: Hệ số Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng của biến quan
sát “Ảnh hưởng từ gia đình và xã hội”
Nhân tố “Ảnh hưởng từ gia đình và xã hội” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,563 (độ
tin cậy <0,6).

Loại thang đo này ( Hay tất cả các biến quan sát đều không được chấp nhận và không
được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA).
• Thu nhập
Reliability Statistics


Cronbach's Alpha N of Items


.681

3
Bảng 4.4: Hệ số Cronbach’s Alpha chung của yếu tố thu nhập

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if
Item Deleted
Item Deleted
Correlation
Item Deleted
TN1 6.99

2.631

.301

.817

TN2 6.83


1.997

.597

.448

TN3 6.71

1.940

.616

.418

Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng của biến quan
sát “Thu nhập kì vọng”
Nhân tố “Thu nhập kì vọng” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,681.
Hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát TN1 = 0,301 ; TN2 = 0,597 ; TN3=0,616.
Hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 (thấp nhất là 0,301) cho thấy cả 3 biến TN1,
TN2, TN3 quan sát trong thang đo thu nhập kì vọng đều được sử dụng để phân tích nhân
tố khám phá EFA.
• Tình cảm q hương
Reliability Statistics


Cronbach's Alpha N of Items
.308

2
Bảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Alpha chung của yếu tố tình cảm

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if
Item Deleted
Item Deleted
Correlation
Item Deleted

TC1 3.41

.674

.185

.

TC2 3.12

.992

.185

.

Bảng 4.7: Hệ số Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng của biến quan sát
“Tình cảm quê hương”


Nhân tố “Tình cảm q hương” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,308 (độ tin cậy <0,6)



Loại thang đo này ( Hay tất cả các biến quan sát đều không được chấp nhận và khơng
được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA).

Cơ hội việc làm
Reliability Statistics



Cronbach's Alpha N of Items
.757

3
Bảng 4.8: Hệ số Cronbach’s Alpha chung của yếu tố cơ hội

Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if
Item Deleted
Item Deleted
Correlation
Item Deleted
CH1 6.10

2.279

.484

.794

CH2 6.35


2.082

.687

.565

CH3 6.21

2.115

.603

.656

Bảng 4.9: Hệ số Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng của biến quan sát
“Cơ hội việc làm”
Nhân tố “Cơ hội việc làm” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,757 - đạt giá trị cao (> 0,7).
Hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát CH1 = 0,484 ; CH2 = 0,687 ;
CH3=0,603.
Hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 (thấp nhất là 0,484) cho thấy cả 3 biến CH1,
CH2, CH3 quan sát trong thang đo cơ hội việc làm đều được sử dụng để phân tích nhân
tố khám phá EFA.
• Mơi trường làm việc
Reliability Statistics


Cronbach's Alpha N of Items
.827

3



Bảng 4.10: Hệ số Cronbach’s Alpha chung của yếu tố môi trường
Item-Total Statistics
Scale Mean if Scale Variance if Corrected Item-Total Cronbach's Alpha if
Item Deleted
Item Deleted
Correlation
Item Deleted
MT1 6.48

2.694

.621

.822

MT2 6.43

2.327

.747

.694

MT3 6.48

2.641

.688


.757

Bảng 4.11: Hệ số Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng của biến quan sát
“Môi trường làm việc”
Nhân tố “Môi trường làm việc” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,827 - đạt giá trị cao (>
0,8).
Hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát MT1 = 0,621 ; MT2 = 0,747 ; MT3 =
0,688.


Hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 (thấp nhất là 0,621) cho thấy cả 3 biến MT1,
MT2, MT3 quan sát trong thang đo môi trường làm việc đều được sử dụng để phân tích
nhân tố khám phá EFA.
• Phụ thuộc

Reliability Statistics
Cronbach's Alpha N of Items
.806
3
Bảng 4.12: Hệ số Cronbach’s Alpha chung của yếu tố phụ thuộc
Item-Total Statistics
Scale Mean if
Item Deleted
QD1 5.97
QD2 5.85

Scale Variance if Corrected Item-Total
Item Deleted
Correlation

3.519
.499
2.437
.732

Cronbach's Alpha if
Item Deleted
.876
.647

QD3 5.98

2.406

.616

.759

Bảng 4.13: Hệ số Cronbach’s Alpha và tương quan biến tổng của biến “Phụ thuộc”
Nhân tố “Phụ thuộc” có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,806 - đạt giá trị cao (>0,8).


×