Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Sổ tay Hướng dẫn hoàn chỉnh mặt ruộng, kênh mương nội đồng cho vùng đồng bằng sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 46 trang )


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC THỦY LỢI

SỔ TAY
HƯỚNG DẪN HOÀN CHỈNH MẶT RUỘNG,
KÊNH MƯƠNG NỘI ĐỒNG CHO VÙNG
ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG
PHỤC VỤ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


Cơ quan soạn thảo:

Trung tâm Tư vấn PIM
Biên soạn:
ThS. Đặng Minh Tuyến (Chủ biên)
PGS. TS. Trần Chí Trung
ThS. Đinh Vũ Thùy
ThS. Lê Thị Phương Nhung
ThS. Nguyễn Lê Dũng
ThS. Bùi Văn Cường


Sổ tay Hướng dẫn hoàn chỉnh mặt ruộng, kênh mương nội đồng...

L


ỜI NĨI ĐẦU

Đồng bằng sơng Hồng là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu
vực hạ lưu sông Hồng, bao gồm 11 tỉnh và thành phố, có tổng diện
tích tự nhiên 15.000 km², trong đó đất cho nơng nghiệp 7.600 km2 với
70% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp.
Hệ thống công trình thủy lợi là cơ sở hạ tầng quan trọng, phục
vụ tưới tiêu cho diện tích cây trồng, có vai trò làm tăng năng suất,
sản lượng và chất lượng sản phẩm nơng nghiệp, thủy sản, đồng thời
góp phần phịng chống, giảm nhẹ thiên tai và thúc đẩy phát triển
các ngành kinh tế. Trong đó hệ thống thủy lợi nội đồng là yếu tố rất
quan trọng quyết định hiệu quả tưới và tiêu đến mặt ruộng, phục vụ
cho áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác. Theo kết quả đánh giá
của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn thì hiện nay hệ thống
thủy lợi nội đồng vùng Đồng bằng sơng Hồng cịn chưa hồn chỉnh,
chắp vá, hiệu quả tưới tiêu chủ động cịn thấp. Cơng tác quy hoạch,
xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng còn nhiều bất cập, thiếu khoa
học, kênh tưới tiêu kết hợp là phổ biến, quy mô ruộng đất khu tưới
manh mún dẫn đến hiệu quả tưới tiêu còn thấp, chưa đồng bộ với
quy hoạch giao thông nội đồng, phần lớn chưa đáp ứng cho việc áp
dụng cơ giới hóa sản xuất nơng nghiệp cũng như áp dụng kỹ thuật
canh tác nông nghiệp tiên tiến.
Đề án Tái cơ cấu ngành thủy lợi (Quyết định số 794/QĐ-BNNTCTL ngày 21/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
đã nêu rõ cần nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng thủy lợi, gắn với xây
dựng đường giao thông nội đồng, dồn điền, đổi thửa, san phẳng đồng
ruộng để có thể áp dụng các phương thức canh tác tiên tiến, tổ chức
lại sản xuất theo quy mô lớn, thúc đẩy cơ giới hóa, góp phần nâng

3



TỔNG CỤC THỦY LỢI

cao năng suất cây trồng; Đề án “Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác
cơng trình thủy lợi hiện có” (Quyết định 784/QĐ-BNN-TCTL ngày
21/4/2014) đặt ra mục tiêu “Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thủy lợi, gắn với
xây dựng đường giao thông nội đồng, dồn điền, đổi thửa, san phẳng
đồng ruộng, phục vụ sản xuất theo quy mơ lớn đảm bảo đến năm 2020
có 30% diện tích canh tác lúa được thực hiện các phương thức canh tác
tiên tiến (SRI, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, Nông - Lộ - Phơi) nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí, tiết kiệm nước, giảm phát
thải khí nhà kính, nâng cao thu nhập cho người dân”.
Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nơng thơn mới giai
đoạn 2016-2020 (Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016),
nội dung số 02 (Mục III, phần 2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội)
đã chỉ rõ: “Hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng. Đến năm 2020,
có 77% số xã đạt chuẩn tiêu chí số 3 về thủy lợi”, trong đó quy định
tỷ lệ diện tích đất sản xuất nơng nghiệp được tưới và tiêu nước chủ
động đạt từ 80% trở lên.
Với mục đích hướng dẫn hỗ trợ bà con nơng dân, doanh nghiệp,
địa phương trong cơng tác hồn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng
vùng Đồng bằng sông Hồng, Tổng cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn phối hợp với Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ
thuật xuất bản cuốn “Sổ tay hướng dẫn hoàn chỉnh mặt ruộng, kênh
mương nội đồng cho vùng Đồng bằng sơng Hồng phục vụ Chương
trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới”. Nội dung cuốn
sách do Trung tâm Tư vấn PIM biên soạn đã được các chuyên gia
thẩm định và Tổng cục Thủy lợi có Quyết định ban hành số 265/QĐTCTL-QLCT ngày 15/12/2017.

TỔNG CỤC THỦY LỢI

4


Sổ tay Hướng dẫn hoàn chỉnh mặt ruộng, kênh mương nội đồng...

MỤC LỤC
Lời nói đầu.............................................................................................3
Các từ viết tắt.........................................................................................6
Phần I. HƯỚNG DẪN CHUNG..........................................................7
1.1. Mục tiêu...................................................................................7
1.2. Đối tượng và phạm vi áp dụng................................................7
1.3. Một số thuật ngữ cơ bản..........................................................7
1.4. Các nguyên tắc hoàn chỉnh mặt ruộng,
kênh mương nội đồng............................................................ 11
Phần II. HƯỚNG DẪN HOÀN CHỈNH MẶT RUỘNG,
KÊNH MƯƠNG NỘI ĐỒNG............................................13
2.1. Hướng dẫn hoàn chỉnh mặt ruộng, kênh mương
nội đồng cho vùng trồng lúa..................................................13
2.1.1. Hướng dẫn hoàn chỉnh mặt ruộng...............................13
2.1.2. Sơ đồ bố trí hệ thống kênh mương nội đồng...............23
2.1.3. Hướng dẫn hồn chỉnh mặt ruộng, kênh mương
nội đồng cho vùng trồng lúa kết hợp ni trồng
thủy sản.......................................................................32
2.1.4. Sơ đồ bố trí hệ thống thủy lợi nội đồng cho vùng
sản xuất lúa kết hợp trồng màu...................................35
2.2. Hướng dẫn hoàn chỉnh mặt ruộng, kênh mương
nội đồng cho vùng trồng màu................................................36
2.2.1. Hoàn chỉnh mặt ruộng.................................................36
2.2.2. Sơ đồ bố trí hệ thống kênh mương nội đồng...............38
Tài liệu tham khảo........................................................................42


5


TỔNG CỤC THỦY LỢI

CÁC TỪ VIẾT TẮT

6

TLNĐ

Thủy lợi nội đồng

DĐĐT

Dồn điền đổi thửa

GTNĐ

Giao thơng nội đồng

CTTL

Cơng trình thủy lợi

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng


HTTL

Hệ thống thủy lợi

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

NTM

Nông thôn mới

KHCN

Khoa học công nghệ


Sổ tay Hướng dẫn hoàn chỉnh mặt ruộng, kênh mương nội đồng...

Phần I

HƯỚNG DẪN CHUNG
1.1. Mục tiêu
Sổ tay này nhằm giúp cho các xã vùng Đồng bằng sông
Hồng thực hiện hiệu quả cơng tác hồn chỉnh mặt ruộng, kênh
mương nội đồng đảm bảo chủ động tưới tiêu, hướng đến đáp
ứng phương thức canh tác tiên tiến và áp dụng cơ giới hóa trong
sản xuất, phục vụ xây dựng nơng thơn mới.
1.2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Đối tượng sử dụng Sổ tay: Tổ chức, cá nhân tham gia thực

hiện cơng tác hồn chỉnh mặt ruộng, kênh mương nội đồng.
Phạm vi áp dụng: Các hệ thống thủy lợi nội đồng phục vụ
canh tác lúa, màu vùng Đồng bằng sông Hồng. Ngồi ra, các
vùng miền khác có đặc điểm tương tự có thể sử dụng làm tài
liệu tham khảo.
1.3. Một số thuật ngữ cơ bản
Thủy lợi nội đồng (TLNĐ) là công trình kênh, mương, rạch,
đường ống dẫn nước tưới, tiêu nước trong phạm vi từ điểm giao
nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đến khu đất canh tác.
Kênh mương nội đồng bao gồm kênh mặt ruộng hoặc mương
chân rết và kênh cấp trên liền kề của các kênh mặt ruộng.
Thửa ruộng được bao quanh bởi các bờ thửa để giữ nước
thực hiện việc tưới tiêu cho cây trồng thông qua các cống với
kênh cố định cấp cuối cùng.
Khoảnh ruộng (lô ruộng) là khu vực do kênh cố định cấp cuối
cùng phụ trách, thường được bao bởi các bờ khoảnh và bờ vùng.
7


8
Kênh cấp IV, kênh nội đồng

Điểm giao nhận SP dịch vụ thủy lợi

Kênh chính/kênh cấp I

Kênh cấp II

Hình 1. Sơ đồ hệ thống thủy lợi nội đồng trong các hệ thống CTTL lớn
(do công ty khai thác CTTL và tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý)


Tổ chức thủy
lợi cơ sở
quản lý

Kênh cấp III

Cơng trình đầu mối

TỔNG CỤC THỦY LỢI

Cơng ty khai thác CTTL quản lý


Cơng trình đầu mối

Kênh chính/kênh cấp I

Kênh cấp III, nội đồng

Hình 2. Sơ đồ hệ thống thủy lợi nhỏ (do tổ chức thủy lợi cơ sở quản lý)

Nguồn nước

Kênh chính/kênh cấp II

Sổ tay Hướng dẫn hoàn chỉnh mặt ruộng, kênh mương nội đồng...

9



10

Kênh tưới mặt ruộng

Đường nội đồng

Thửa ruộng

Hình 3. Sơ đồ mặt bằng tổng thể đồng ruộng

Kênh tiêu mặt ruộng

Thửa ruộng

Khoảnh ruộng

TỔNG CỤC THỦY LỢI


Sổ tay Hướng dẫn hoàn chỉnh mặt ruộng, kênh mương nội đồng...

1.4. Các nguyên tắc hoàn chỉnh mặt ruộng, kênh mương
nội đồng
Khi nghiên cứu lập quy hoạch hệ thống thủy lợi nội đồng
cần phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
- Phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch
sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng của
khu vực;
- Phù hợp với công tác dồn điền đổi thửa, quy hoạch thủy

lợi của vùng, khu vực, quy hoạch nông thôn mới của xã;
- Kết hợp giữa giải pháp cơng trình và giải pháp phi cơng
trình;
- Đảm bảo áp dụng các biện pháp thâm canh cải tiến SRI
(System of Rice Intensification), kỹ thuật tưới tiên tiến,
tiết kiệm nước và giảm phát thải khí nhà kính;
- Phù hợp với thực trạng hệ thống thủy lợi tại địa phương;
- Đảm bảo có thể kiểm sốt lượng nước để phục vụ định
giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi.
Trên cơ sở các nguyên tắc trên, một số nguyên tắc bố trí
hệ thống kênh mương nội đồng như sau:
- Chủ động tưới tiêu cho từng thửa ruộng: các thửa ruộng
được chủ động cấp và thốt nước riêng biệt, các hộ sản
xuất có thể độc lập canh tác chủ động nên các thửa có
kênh và các cơng trình trên kênh cấp thốt riêng biệt cho
từng thửa ruộng;
11


TỔNG CỤC THỦY LỢI

- Áp dụng các biện pháp canh tác sản xuất tiên tiến như:
thâm canh lúa cải tiến (SRI), nông - lộ - phơi;
- Áp dụng cơ giới hóa sản xuất nơng nghiệp hiệu quả:
chiều dài thửa ruộng đủ lớn để đảm bảo yêu cầu cơ giới
hiệu quả;
- Thủy lợi nội đồng kết hợp giao thông nội đồng: bố trí hệ
thống thủy lợi nội đồng kết hợp chặt chẽ với đường giao
thông nội đồng để nối liền được các cơ sở sản xuất, các
cơ sở kinh tế xã hội trong khu sản xuất phù hợp phương

tiện vận chuyển hiện tại và hướng phát triển tương lai;
- Tạo thuận lợi cho công tác quản lý, điều hành hệ thống:
Hệ thống thủy lợi nội đồng tạo thuận lợi cho công tác
quản lý, điều khiển hệ thống, tránh gây ra những mâu
thuẫn nội bộ trong hệ thống như mâu thuẫn giữa tưới
tiêu cho nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; mâu thuẫn
giữa tưới và tiêu.

12


Sổ tay Hướng dẫn hoàn chỉnh mặt ruộng, kênh mương nội đồng...

Phần II

HƯỚNG DẪN HOÀN CHỈNH MẶT RUỘNG,
KÊNH MƯƠNG NỘI ĐỒNG
2.1. Hướng dẫn hoàn chỉnh mặt ruộng, kênh mương nội đồng
cho vùng trồng lúa
2.1.1. Hướng dẫn hoàn chỉnh mặt ruộng
Thực trạng hệ thống thủy lợi nội đồng vùng Đồng bằng
sơng Hồng (ĐBSH) cho thấy: kích thước thửa ruộng phổ biến
là khoảng từ 0,1 - 0,4 ha (chiều rộng thửa từ 20 - 40 m, chiều
dài thửa từ 50 - 100 m: tại Nam Định từ 20 - 30 m, Thái Bình
20 - 40 m, Bắc Ninh 30 - 35 m); kích thước khoảnh ruộng
khoảng từ 1,5 - 6,0 ha (chiều rộng khoảnh ruộng từ 50 - 100 m,
chiều dài khoảnh ruộng từ 200 - 800 m: tại Nam Định chiều dài
là 450 - 800 m, Thái Bình 300 - 600 m, Bắc Ninh 200 - 400 m).
Cơng tác hồn chỉnh mặt ruộng cũng phải xem xét đến việc
áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất như kích thước thửa ruộng,

khoảnh ruộng cần đáp ứng được yêu cầu tối thiểu đối với máy
móc phục vụ sản xuất (máy làm đất, máy gặt đập liên hợp).
- Đối với máy làm đất, hiện nay vùng ĐBSH đang
sử dụng phổ biến các loại máy cày trụ có cơng suất từ
20 - 60 HP, công tác làm đất thực tế được thực hiện trên toàn
khoảnh ruộng. Chiều dài khoảnh ruộng tối thiểu đối với vùng
ĐBSH để máy làm đất hoạt động hiệu quả là 50 m, chiều rộng
khoảnh ruộng tối thiểu từ khoảng 10 m [15].
13


TỔNG CỤC THỦY LỢI

- Đối với máy gặt đập liên hợp, chiều dài thửa ruộng tối thiểu
là 50 m, chiều rộng thửa ruộng tối thiểu là khoảng 10 m.
Kích thước phù hợp để hoàn chỉnh mặt ruộng cho vùng
ĐBSH như sau:
a) Thửa ruộng
Các yếu tố quyết định kích thước thửa ruộng bao gồm:
i) Phương tiện canh tác (máy móc nơng nghiệp: quyết định
giới hạn chiều rộng và chiều rộng tối thiểu…); ii) Điều
kiện quản lý nước (vận hành tưới tiêu); iii) Điều kiện địa
hình (độ dốc, độ lồi lõm của mặt ruộng); (iv) Các điều kiện
kinh tế xã hội (tổng diện tích nơng nghiệp của mỗi hộ, khả
năng thu gom ruộng đất, mức độ hợp tác và tỷ lệ đất khơng
sử dụng).
Kích thước thửa ruộng phù hợp:
- Diện tích thửa ruộng là từ 0,1 - 0,4 ha
- Chiều dài thửa ruộng từ 50 - 100 m
- Chiều rộng thửa ruộng từ 20 - 40 m

b) Khoảnh ruộng
Chiều rộng khoảnh ruộng chính là chiều dài của các thửa
ruộng. Chiều rộng khoảnh ruộng phù hợp với vùng ĐBSH là
khoảng từ 50 - 100 m.
Chiều dài khoảnh ruộng phù hợp cho vùng ĐBSH là
khoảng từ 300 - 600 m.
Diện tích khoảnh ruộng tương ứng khoảng từ 1,5 - 6 ha.
14


Sổ tay Hướng dẫn hoàn chỉnh mặt ruộng, kênh mương nội đồng...

c) Bờ vùng, bờ khoảnh
Bờ vùng: Bờ vùng phục vụ vận chuyển nơng sản từ mặt
ruộng đến trục chính nội đồng hoặc kết hợp là đường trục chính
nội đồng được bố trí kết hợp với bờ kênh tưới tiêu. Theo TCVN
10380:2014 về đường giao thông nông thôn, chiều rộng bờ
vùng như sau:
- Đối với bờ vùng kết hợp làm đường giao thơng có xe ơ tơ
chạy qua thì bề rộng nền đường (nền bờ vùng) tối thiểu là 4 m,
bề rộng mặt đường (mặt bờ vùng) tối thiểu là 3 m;
- Đối với bờ vùng kết hợp làm đường giao thơng khơng có
xe ơ tơ chạy qua, chủ yếu là xe đạp, xe mô tô hai bánh, xe kéo tay,
ngựa thồ thì bề rộng nền đường (nền bờ vùng) tối thiểu là 2,0 m, bề
rộng mặt đường (mặt bờ vùng) tối thiểu là 1,5 m.
Bờ khoảnh thường kết hợp với bờ kênh làm đường giao
thông nội đồng để thu gom nông sản vận chuyển tới các bờ
vùng hoặc trục chính nội đồng. Bờ khoảnh có chiều rộng nền
đường (nền bờ khoảnh) tối thiểu là 2,0 m; bề rộng mặt đường
(mặt bờ khoảnh) tối thiểu là 1,5 m.

Các thông số về cấu trúc đồng ruộng khu trồng lúa vùng
Đồng bằng sông Hồng được tổng hợp ở bảng 1.

15


TỔNG CỤC THỦY LỢI

Bảng 1. Thông số cấu trúc đồng ruộng khu trồng lúa
TT

Chỉ tiêu

Đơn
vị

Thơng
số

1

Diện tích thửa ruộng

ha

0,1 - 0,4

2

Chiều rộng thửa ruộng


m

20 - 40

3

Chiều dài thửa ruộng

m

50 - 100

4

Diện tích khoảnh ruộng

ha

1,5 - 6,0

5

Chiều rộng khoảnh ruộng

m

50 - 100

6


Chiều dài khoảnh ruộng

m

300 - 600

7

Chiều rộng nền bờ vùng tối thiểu kết
hợp làm đường giao thơng có xe ơ tơ
chạy qua

m

4,0

8

Chiều rộng nền bờ vùng tối thiểu kết
hợp làm đường giao thơng khơng có xe
ơ tơ chạy qua

m

2,0

9

Chiều rộng mặt bờ vùng tối thiểu kết

hợp làm đường giao thơng có xe ô tô
chạy qua

m

3,0

10

Chiều rộng mặt bờ vùng tối thiểu kết
hợp làm đường giao thơng khơng có xe
ơ tơ chạy qua

m

1,5

11

Chiều rộng nền bờ khoảnh tối thiểu

m

2,0

12

Chiều rộng mặt bờ khoảnh tối thiểu

m


1,5

16


Sổ tay Hướng dẫn hoàn chỉnh mặt ruộng, kênh mương nội đồng...

d) Thực hiện dồn điền đổi thửa (DĐĐT)
Việc thực hiện dồn điền đổi thửa cần tận dụng tối đa cơ
sở hạ tầng đã có để giảm chi phí đầu tư: tận dụng các bờ vùng,
bờ khoảnh, hệ thống kênh tưới tiêu đã có. Sau khi dồn điền đổi
thửa mỗi hộ chỉ cịn 1 đến 2 thửa có diện tích bằng diện tích sản
xuất lúa của hộ. Thực hiện dồn điền đổi thửa đem lại các hiệu
quả sau:
- Các thửa ruộng có kích thước phù hợp cho các loại máy
móc cơ giới hoạt động hiệu quả khi áp dụng cơ giới hóa
nơng nghiệp;
- Các thửa ruộng được chủ động tưới tiêu, việc canh tác
của hộ này không làm ảnh hưởng đến việc canh tác của
hộ khác;
- Công lao động giảm do giảm được nhân công phổ thông,
các hộ được canh tác tập trung;
- Diện tích canh tác của hộ và của địa phương tăng do
giảm được diện tích bờ thửa;
Vai trị, trách nhiệm của các tổ chức cấp xã, thơn và các
bên liên quan trong thực hiện dồn điền đổi thửa được thể hiện
theo sơ đồ như trong hình 4.

17



TỔNG CỤC THỦY LỢI

Tỉnh ủy

Ban hành NQ về dồn điền, đổi thửa

HĐND/UBND tỉnh

Sở
NN&PTNT

Chỉ đạo các xã
hồn thành quy
hoạch sản xuất
nơng nghiệp

UBND
Cấp huyện

- Căn cứ NQ Tỉnh ủy ban hành NQ hỗ trợ, kế
hoạch triển khai DĐĐT;
- Thành lập Ban chỉ đạo DĐĐT cấp tỉnh.
Sở TN&MT

Ban hành hướng
dẫn DĐĐT, chỉ
đạo lập, chỉnh lý
bản đồ


Sở
Tài chính

Ban hành
hướng dẫn, hỗ
trợ, thanh tốn

Các Sở, ngành
liên quan khác

Phối hợp
thực hiện

- Theo Kế hoạch của UBND tỉnh;
- Thành lập Ban chỉ đạo DĐĐT cấp huyện;
- Thành lập Tiểu ban giúp việc cho Ban chỉ đạo.
- Xây dựng nghị quyết chuyên đề Đảng ủy HĐND xã;

UBND
Cấp xã

- Thành lập Ban chỉ đạo DĐĐT cấp xã;
- Xây dựng phương án DĐĐT.
- Thành lập Ban chỉ đạo DĐĐT cấp thôn;

Cấp thôn và
người dân

- Xây dựng Phương án DĐĐT cấp thôn;

- Tổ chức họp dân để xây dựng nghị quyết;
- Xác định vị trí hệ thống giao thơng, thủy lợi;
- Tổ chức đo đạc giao ruộng và tổng hợp số liệu, bản đồ.

Hình 4. Vai trị các bên liên quan trong thực hiện dồn điền đổi thửa

18


Sổ tay Hướng dẫn hoàn chỉnh mặt ruộng, kênh mương nội đồng...

UBND cấp xã và thôn tổ chức thực hiện phương án dồn
điền đổi thửa theo các bước theo sơ đồ như trong hình 5.
Cơng tác chuẩn bị

- Thu thập và đánh giá tài liệu ban đầu;
- Chuẩn bị các vật tư, kỹ thuật cần thiết.
- Thống kê nhân khẩu theo đối tượng được giao
ruộng đất từ năm 1993;

Rà soát, thống kê
xác định quỹ đất
nơng nghiệp
hiện có

- Thống kê diện tích đất nơng nghiệp hiện có của
cấp xã;
- Thống kê diện tích đất nơng nghiệp của hộ nơng
dân đang sử dụng;
- Thống kê diện tích đất nơng nghiệp do UBND cấp

xã đang sử dụng (đất cơng ích).
- Xác định cụ thể vị trí, quy hoạch khu vực đất DĐĐT
và quy hoạch diện tích đất dành cho các mục đích
phi nơng nghiệp;

Xây dựng
phương án
dồn điền
đổi thửa

- Cân đối diện tích đất để xác định diện tích cần thiết
phải huy động nhân dân đóng góp phục vụ cho quy
hoạch hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng và
công cộng;
- Xác định diện tích đất cịn lại của từng hộ gia đình
sau khi đóng góp;
- Phân tích nhóm đất, xác định hệ số quy đổi ruộng đất;
- Dự thảo phương án dồn thửa, đổi ruộng;
- Lấy ý kiến thống nhất của dân, tiến hành lập phương
án DĐĐT chính thức.

Lập sơ đồ giao
ruộng (Nguyên tắc,
cách thể hiện trên
sơ đồ, xây dựng
sơ đồ)

Xác định vị trí,
diện tích đất nơng
nghiệp UBND cấp

xã sử dụng sau
DĐĐT

Tổ chức giao
ruộng ngồi thực
địa và hồn thiện
hồ sơ địa chính

Hình 5. Sơ đồ các bước thực hiện dồn điền đổi thửa
(UBND cấp xã và thôn thực hiện)

19


TỔNG CỤC THỦY LỢI

e) Xây dựng cánh đồng lớn sản xuất lúa
Việc hoàn chỉnh đồng ruộng, thủy lợi nội đồng là rất quan
trọng để phát triển sản xuất, canh tác tiên tiến và áp dụng cơ
giới hóa. Tuy nhiên, để tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa, tiến
tới thành “vùng nguyên liệu”, vùng sản xuất tập trung thì việc
xây dựng cánh đồng lớn là hết sức cần thiết.
Phạm vi áp dụng: Cánh đồng lớn trồng lúa chỉ bố trí ở các
chân đất cấy hai vụ lúa (lúa Xuân - lúa Mùa) ăn chắc hoặc trên
các chân đất cấy hai vụ lúa và làm một vụ Đông (lúa Xuân - lúa
Mùa - cây vụ Đơng).
Quy mơ diện tích cánh đồng lớn: Tùy thuộc vào điều kiện
sản xuất của từng địa phương trong vùng ĐBSH để xác định quy
mơ diện tích của cánh đồng lớn, cụ thể một số vùng như sau:
- Cánh đồng lớn sản xuất lúa giống, lúa đặc sản có diện tích

tối thiểu là 10 ha;
- Cánh đồng lớn sản xuất lúa thương phẩm có diện tích tối
thiểu là 50 ha trở lên.
Kích thước khoảnh ruộng, thửa ruộng phù hợp như sau:
- Thửa ruộng: Chiều dài tối thiểu 100 m, chiều rộng tối
thiểu là 30 m;
- Khoảng ruộng: Chiều dài tùy thuộc vào điều kiện từng
khu vực tuy nhiên chiều rộng tối thiểu 100 m.
Chi tiết công tác quy hoạch, thiết kế cánh đồng lớn sản xuất
lúa tham khảo cuốn “Sổ tay xây dựng cánh đồng lớn sản xuất
lúa tại Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long”
(PGS.TS. Đồn Dỗn Tuấn, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2017).
20


Sổ tay Hướng dẫn hoàn chỉnh mặt ruộng, kênh mương nội đồng...

f) Cải tạo, san phẳng đồng ruộng
Phạm vi áp dụng: Áp dụng trên các vùng sản xuất lúa theo
phương pháp canh tác cải tiến, xây dựng cánh đồng lớn.
Độ chênh cao mặt ruộng có thể đến 30 - 35 cm (là mức
tương đối phổ biến ở ĐBSH).
Hiệu quả áp dụng:
- Tăng năng suất lúa khoảng 0,5 tấn/ha.
- Dễ dàng kiểm soát cỏ dại, khống chế được mực nước,
giảm 70% cơng lao động.
- Tăng diện tích đất hữu hiệu 5 - 7% vì khơng cần bờ.
- Vận hành máy canh tác hiệu quả, do giảm 10 - 15% thời
gian quay vòng.
- Tiết kiệm nước do độ đồng đều mặt ruộng.

Hiện nay hệ thống san phẳng đồng ruộng điều khiển bằng
tia laser đang được áp dụng ở một số nơi đem lại hiệu quả cao.
Cấu tạo của hệ thống gồm: bộ phát laser, xilanh thủy lực nâng
hạ gàu san, bộ nhận laser, gàu san (trang), hộp phân phối thủy
lực, hộp điều khiển và máy kéo.
Máy kéo: nên dùng máy kéo 4 bánh, có 2 cầu chủ động để
ít bị trượt bánh.
Ngun tắc hoạt động: máy kéo liên hợp với gàu múc san,
sẽ múc đất ở nơi cao chuyển xuống nơi thấp hơn hoàn toàn tự
động nhờ ứng dụng kỹ thuật điều khiển bằng tia laser, từ đó làm
bằng phẳng mặt ruộng.
21


TỔNG CỤC THỦY LỢI

Hệ thống san phẳng laser đòi hỏi đầu tư thiết bị laser khá
cao, cần người vận hành thạo, bù lại có thể kiểm sốt độ chênh
lệch mặt ruộng ở mức ≈ 10 mm. Các tổ chức, cá nhân có thể
th hoặc mua chung.

Hình 6. Hệ thống thiết bị san phẳng đồng ruộng
bằng tia laser

g) Bố trí điểm cho máy nông nghiệp lên xuống
Số điểm cho máy nông nghiệp lên xuống: Tính chất mùa vụ
và đặc điểm sản xuất nông nghiệp của vùng ĐBSH là làm đất
và thu hoạch đồng loạt cho từng khoảnh ruộng nên mỗi khoảnh
ruộng cần bố trí một điểm lên xuống máy.
Chiều rộng điểm lên xuống cho máy nông nghiệp: Theo

quy định trong Tiêu chuẩn ngành 10 TCN-94 Máy kéo nông
nghiệp - Yêu cầu kỹ thuật chung và từ kết quả tính tốn, kiến
nghị chiều rộng của điểm lên xuống tiếp giáp với mặt ruộng từ
22


Sổ tay Hướng dẫn hoàn chỉnh mặt ruộng, kênh mương nội đồng...

3 - 5 m tùy theo nhu cầu đi lại của máy móc và điều kiện đất đai
cụ thể của từng khu vực.
Độ dốc của điểm lên xuống: Điểm lên xuống của máy nông
nghiệp khoảng 20% (tham khảo TCVN 6617:2000, 10 TCN-94
và một số tiêu chuẩn khác).

Cống tiêu

Kênh tưới
Kênh tiêu

Bờ thửa

Cống lấy nước
30 m

30

m

Cống tiêu


Cống lấy nước

30 m

30
m

Bờ thửa

3,5 m
4,5 m

Hình 7. Sơ đồ bố trí điểm lên xuống cho máy nơng nghiệp

2.1.2. Sơ đồ bố trí hệ thống kênh mương nội đồng
Hiện nay có 4 sơ đồ bố trí hệ thống kênh mương nội đồng
đối với vùng trồng lúa đã được nghiên cứu áp dụng. Dựa trên
đặc thù vùng Đồng bằng sơng Hồng, các sơ đồ bố trí hệ thống
kênh mương nội đồng phù hợp như sau:
a) Sơ đồ 1: Bố trí kênh tưới tiêu tách biệt hai bên bờ khoảnh
Sơ đồ bố trí kênh tưới tiêu tách biệt hai bên bờ khoảnh
(hình 8).
23


Khoảng cách bờ khoảnh Khoảng cách bờ khoảnh

TỔNG CỤC THỦY LỢI

GHI

CHÚ
GHI
CHÚ
Kênh tưới
Kênh tiêu
Bờ vùng
Bờ khoảnh
Thửa ruộng
Hướng chảy kênh tưới
Hướng chảy kênh tưới
Cống tưới
Cống tiêu

Khoảng cách bờ vùng

MẶT CẮT A-A
Kênh tiêu

Bờ khoảnh

Kênh tưới
Mặt ruộng

Hình 8. Sơ đồ bố trí kênh tưới tiêu tách biệt hai bên bờ khoảnh
Bảng 2. Thông số kỹ thuật của sơ đồ 1 đối với khu trồng lúa
TT

Chỉ tiêu

1


Khoảng cách kênh tưới cấp cuối cùng

m

50 - 100

2

Khoảng cách kênh tiêu cấp cuối cùng

m

50 - 100

3

Mật độ kênh tưới

m/ha

150 - 250

4

Mật độ kênh tưới cấp cuối cùng

m/ha

100 - 200


5

Mật độ kênh tiêu cấp cuối cùng

m/ha

100 - 200

24

Đơn vị Thông số


×