Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SỔ TAY HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT LÚA HÈ THU 2007 CÁC TỈNH NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 30 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC TRỒNG TRỌT – CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA
SỔ TAY HƯỚNG DẪN
SẢN XUẤT LÚA HÈ THU 2007
CÁC TỈNH NAM BỘ
THÁNG 3 - 2007
1
BAN BIÊN SOẠN
- ThS. Nguyễn Văn Hòa, ThS. Lê Thanh Tùng,
ThS. Nguyễn Quốc Lý
Cục Trồng trọt
- ThS. Nguyễn Hữu Huân, ThS. Hồ Văn Chiến
ThS. Lê Văn Thiệt
Cục Bảo vệ Thực vật
- PGS. TS. Mai Thành Phụng
Trung tâm Khuyến nông Quốc gia
Chủ biên: Nguyễn Văn Hòa,
Mai Thành Phụng,
Lê Thanh Tùng.
LỜI CẢM ƠN
Tập thể Ban biên soạn xin chân thành cảm ơn sự góp ý
quý báu của:
- GS.TS Nguyễn Văn Luật
- GS.TS Bùi Chí Bửu
- TS. Ngô Vĩnh Viễn
- PGs.TS Nguyễn Văn Huỳnh
- PGs. TS Phạm Văn Kim
- PGs. TS Phạm Văn Dư
- PGs. TS Trần Văn Hai
Và các đồng nghiệp để hoàn thiện Sổ tay này.


2
LỜI MỞ ĐẦU
Vụ Hè Thu 2007 khả năng tiếp tục lây lan dịch hại
rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá từ vụ Đông Xuân 2006-
2007 là rất lớn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
ban hành Chỉ thị số 521/CT-BNN-VP về việc thực hiện
tháng phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá ở Nam
bộ từ 26/2 - 27/3/2007 đã thể hiện sự quyết tâm, tích cực,
tiếp tục phòng chống quyết liệt dịch hại này không để lây
lan và làm thiệt hại lớn cho sản xuất.
Để giúp bà con nông dân, cán bộ lãnh đạo, cán bộ
khuyến nông, cán bộ kỹ thuật nắm vững các vấn đề quan
trọng của vụ lúa Hè Thu 2007, Bộ Nông nghiệp & PTNT
đã giao Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật và Trung tâm
Khuyến nông Quốc gia tập hợp ý kiến của các nhà khoa học
biên soạn quyển “Sổ tay hướng dẫn sản xuất lúa Hè Thu 2007
các tỉnh Nam bộ”.
Đây là tài liệu được phát hành chính thức của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm phục vụ công
tác thông tin tuyên truyền, tập huấn, và chỉ đạo sản xuất vụ
lúa Hè Thu 2007 tại các tỉnh phía Nam.
Rất mong được sự hưởng ứng của bà con nông dân,
cán bộ và toàn bộ hệ thống chính trị vào việc tổ chức thực
hiện, chỉ đạo, sản xuất vụ lúa Hè Thu 2007 thắng lợi với
phương châm là tiếp tục phòng chống rầy nâu, bệnh VL,
LXL một cách quyết liệt và thực hiện các giải pháp đồng
bộ theo hướng dẫn của quyển Sổ tay này.
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
3

Phần 1
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỤ LÚA HÈ THU 2007
- Vụ Hè Thu 2007 trong bối cảnh tiếp tục áp lực lây
lan dịch hại rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá từ vụ
Đông Xuân 2006-2007.
- Đây là vụ lúa trồng trong mùa mưa, thiếu ánh sáng
cần chọn giống chống chịu rầy, cứng cây, trổ gọn và nhanh.
- Ảnh hưởng El nino nên khả năng gặp hạn đầu vụ (nếu
gieo tháng 3, 4), bị xâm nhập mặn, bị xì phèn (tháng 4-5), cần lưu ý
chọn giống chịu phèn, chịu mặn.
- Lúa Hè Thu trồng trong điều kiện còn gốc rạ của vụ
Đông Xuân nên cần cày ải, xới đất, phơi đất (tránh ngộ độc
hữu cơ), bón phân lót (phân lân), bón phân đợt 1 sớm (từ 7-
10 ngày sau sạ) để bộ rễ phát triển tốt, đẻ nhánh sớm là rất
cần thiết.
- Vùng bị ảnh hưởng lũ nên lưu ý thời vụ (không
gieo muộn quá tháng 5), sử dụng giống cực ngắn ngày, có
đê bao lửng.
- Chuẩn bị thật tốt cho việc thu hoạch, phơi sấy để
giảm tỷ lệ thất thoát khi thu hoạch và sau thu hoạch.
Phần 2
4
GIỐNG LÚA VÀ XỬ LÝ HẠT GIỐNG
1. Giống lúa
1.1. Sử dụng hạt giống phải đạt tiêu chuẩn
- Hạt giống phải sáng mẩy, không hoặc có ít hạt lem,
có rất ít hạt lửng và hạt bị dị dạng, đồng nhất về kích cỡ.
- Hạt giống phải thuần, không bị lẫn những giống
khác hoặc hạt cỏ và lúa cỏ, tạp chất thấp, nẩy mầm khỏe
và đồng đều, tỷ lệ nẩy mầm từ 80% trở lên.

- Hạt giống không bị côn trùng phá hoại, không lẫn
hạch nấm hoặc không mang mầm bệnh nguy hiểm.
- Chất lượng hạt giống đạt hoặc tương đương cấp
giống xác nhận.
1.2. Chú ý khi sử dụng giống mới
- Phải biết được tên giống và nguồn gốc giống.
- Nắm được đặc điểm của giống (như thời gian sinh
trưởng, cứng cây hay yếu cây, nhiễm nặng các loại sâu
bệnh gì, tính chống chịu hạn, phèn, mặn); đặc biệt phải
nắm rõ nhược điểm của giống để trong quá trình canh tác
có biện pháp xử lý kịp thời.
- Biết được chất lượng hạt giống nếu đó là hạt giống
được mua nơi khác.
- Cần tham khảo ý kiến của khuyến nông địa
phương, Viện, Trường trước khi trồng.
5
- Chú ý tính ngủ nghỉ (miên trạng) của hạt giống nếu
giống mới thu hoạch để có biện pháp xử lý.
- Đặc biệt lưu ý tính chống chịu của giống đó đối với
rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, không nên sử dụng
giống có lý lịch không rõ ràng.
1.3. Lượng giống cần thiết cho gieo sạ
Nên sạ thưa để giảm áp lực sâu bệnh, giảm đổ ngã.
Nên sạ hàng với lượng giống 80-100kg/ha, nếu sạ lan thì
cũng chỉ nên 100-120kg/ha, tối đa 150kg/ha.
Chú ý: Lượng hạt giống cho vào trống của công cụ gieo
hàng chỉ bằng 2/3 thể tích trống và tránh làm ướt bên
trong trống để hạt ra đều.
1.4. Những giống lúa phù hợp cho từng vùng sinh thái
+ Vùng phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu: sử dụng

các giống lúa cao sản chất lượng cao:
- Giống chủ lực: VNĐ 95-20, OMCS 2000, OM
4498, OM 3536, OM 2517, Jamine 85, TNĐB 100.
- Giống bổ sung: IR 50404, IR 64, OM 4495, nếp,
OM 5930, OM 2514.
- Giống triển vọng: OM 5930, MTL 500, MTL 384,
OM 4900, OM 5239, MTL 392.
+ Vùng Tây sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên: sử dụng
các giống lúa thâm canh cao:
- Giống chủ lực: OM 2517, OMCS 2000, VND 95-
20, IR 50404, OM 2395, OM 576, OM 4498.
6
- Giống bổ sung: OM 3536, AS 996, OM 2717, OM
2718, IR 64, OM 4495, Jasmine 85, nếp.
- Giống triển vọng: OM 5930, MTL 384, HD1, OM
5239, MTL 392, MTL 4668.
+ Vùng Đồng Tháp Mười: sử dụng giống lúa cực ngắn
ngày, chịu phèn mặn trung bình, khá:
- Giống chủ lực: OMCS 2000, IR 50404, OM 576,
VNĐ 95-20, OM 3536, OM 4498.
- Giống bổ sung: OM 2517, Jasmine 85, OM 4495,
AS 996, OM 2395, OM 1490.
- Giống triển vọng: OM 4088, OM 5930, MTL 492,
OM 5936.
+ Vùng ven biển Nam bộ: sử dụng giống ngắn ngày, thâm
canh trung bình, khá:
- Giống chủ lực: OM 576, OMCS 2000, IR 50404,
OM 4495, OM 4498, VNĐ 95-20, OM 3536, OM
2517.
- Giống bổ sung: AS 996, OM 2717, OM 3242, ST 5,

MTL 233, nếp, Jasmine 85.
- Giống triển vọng: OM 5930, OM 4900, OM 5936,
MTL 384, MTL 499.
+ Vùng bán đảo Cà Mau: sử dụng các giống lúa ngắn
ngày, chịu phèn mặn:
7
- Giống chủ lực: OM 576, OMCS 2000, VNĐ 95-20,
OM 2717, IR 50404, OM 4498, OM 2517.
- Giống bổ sung: OM 3242, AS 996, OM 2718, OM
4495, Jasmine 85, nếp, ST5.
- Giống triển vọng: OM 6073, OM 5930, MTL 384,
MTL 499, MTL 530, OM 4900.
+ Các tỉnh Đông Nam bộ:
- Giống chủ lực: VNĐ 95-20, OMCS 2000, ML 48,
IR 64, IR 59606 (OMCS 94).
- Giống bổ sung: VNĐ 99-3, OM 3536, TH 6, TH
41, Jasmine 85, nếp.
- Giống triển vọng: OM 4498, IR 5930, MTL 384.
b. Những giống hạn chế sử dụng: OM 1490, VD 20, OM
2514, OM 2718, MTL 250.
c. Những giống lúa chủ lực cần chú ý theo dõi và quản
lý chặt chẽ: VNĐ 95-20, OM 2517, OM 2717, Jasmine 85.
2. Các biện pháp xử lý hạt giống trước khi trồng
2.1 Kiểm tra lại độ ẩm của hạt giống, tốt nhất nên phơi
lại 1-2 nắng sáng (8-12giờ) để tăng sức hút nước và sức
nẩy mẩm của hạt giống.
2.2 Thử tỷ lệ nẩy mầm: thử một nắm hạt giống (ngâm ủ
bình thường) thấy tỷ lệ nẩy mầm trên 80% mới đạt yêu cầu
trước khi ngâm ủ đại trà.
8

2.3 Xử lý hạt giống với nước nóng 54
0
C (3 sôi 2 lạnh)
góp phần phá miên trạng và diệt một phần mầm bệnh hại
bám trên hạt lúa.
2.4 Xử lý với dung dịch nước muối 15% có tác dụng rất
tốt loại bỏ đáng kể mầm bệnh lúa von, các hạt lép lửng, hạt
cỏ gạo.
Cách làm như sau:
- Lúa giống ngâm nước sạch 24-36 giờ (lúa đã no
nước), pha dung dịch nước muối 15% (15kg muối ăn pha
trong 100 lít nước), khuấy mạnh cho tan hết muối.
- Một thể tích lúa giống cần 3 thể tích dung dịch
muối đã pha.
- Xử lý nhanh trong vòng 10-15 phút (loại tất cả hạt
lép, lửng, hạt cỏ) sau đó đem lúa giống đãi với nước sạch
nhiều lần cho hết muối mới đem đi ủ.
2.5 Trong trường hợp cần thiết có thể xử lý hạt giống
với các hóa chất khác như Gaucho, Cruiser Plus... (ngừa
bọ trĩ, rầy nâu), ViPac 88, Humate, Super Humate... (tăng
sức nẩy mầm), Thiram, Benomyl, Carbendazim...(ngừa lúa
von).
2.6 Xử lý phá miên trạng bằng axit nitric nồng độ 5‰ (có
thể thử để chọn nồng độ thích hợp từ 2-10‰ )
9
Phần 3
KỸ THUẬT CANH TÁC
1. Chuẩn bị đất
- Cày ải, phơi đất tối thiểu 10-15 ngày và vệ sinh
đồng ruộng thật kỹ trước khi gieo sạ là rất cần thiết để lúa

Hè Thu sinh trưởng, phát triển tốt, giảm tỷ lệ đổ ngã, giảm
ngộ độc hữu cơ. Nơi nào không có điều kiện cày thì cũng
nên xới đất, phơi đất ít nhất 10-15 ngày.
- Củng cố hệ thống kênh mương, thủy lợi nội đồng,
khơi thông các luồng lạch để khi cần thiết có thể bơm
chống hạn hoặc chống úng kịp thời.
2. Thời vụ gieo trồng
- Phương châm: Xuống giống né rầy, đồng loạt,
tập trung cho từng vùng, từng cánh đồng, lưu ý tình
hình hạn đầu vụ.
- Biện pháp kỹ thuật quan trọng cần được tiếp tục
thực hiện trong vụ Hè Thu 2007 là xuống giống tập trung
cho từng vùng trên cơ sở theo dõi bẫy đèn để né rầy tại địa
bàn xã, huyện (thực hiện theo khuyến cáo lịch thời vụ của
địa phương).
- Trường hợp rầy vào đèn đều đều không rõ đỉnh
cao thì lịch xuống giống dựa vào thủy văn nhưng phải gom
vụ (gieo sạ tập trung), không kéo dài lai rai, không để trên
cùng một cánh đồng có nhiều trà lúa khác nhau.
- Phải áp dụng đồng bộ các giải pháp tổng hợp: xử
lý hạt giống, 3 giảm 3 tăng, IPM, che chắn rầy bằng nước,
phun xịt đồng loạt, tiêu hủy nguồn bệnh.
10
- Thời điểm xuống giống vụ Hè Thu 2007 cần cách
vụ lúa trước ít nhất 3 tuần, khuyến cáo nông dân cày ải
phơi đất, xới đất nhằm hạn chế mầm bệnh vi rút vàng lùn,
lùn xoắn lá còn ở trong gốc rạ, hạch khuẩn bệnh khô vằn
trong đất, rạ bị bệnh lúa von.
Khung thời vụ đề nghị như sau:
* Đối với Đồng bằng Sông Cửu Long:

+ Đợt 1: xuống giống trong tháng 3 đến đầu tháng 4
(chủ yếu các tỉnh: Sóc Trăng, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần
Thơ, Hậu Giang).
+ Đợt 2: xuống giống vào giữa tháng 4 đến cuối tháng
5 (hầu hết các tỉnh ĐBSCL).
+ Đợt 3: xuống giống từ cuối tháng 5 đến cuối tháng
6 (chủ yếu các tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên
Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau).
* Đối với Đông Nam bộ:
+ Vùng chủ động nước từ các công trình thủy lợi:
xuống giống trong tháng 4.
+ Vùng phụ thuộc vào nước trời: xuống giống tháng 5
và tháng 6.
Từ khung thời vụ trên, từng tỉnh nên theo dõi số
liệu bẫy đèn, con nước, tình hình mưa để quyết định lịch
xuống giống tập trung cho từng tiểu vùng và có khuyến
cáo cụ thể cho bà con nông dân.
Lưu ý: Theo Cục BVTV, dự báo tình hình rầy nâu di
trú sẽ rơi vào các đợt như sau:
-Đợt rầy nâu di trú rộ từ 26/2/2007- 5/3/2007, nguồn
rầy nâu do thu hoạch lúa ĐX chính vụ và lúa mùa.
11
-Đợt từ 27/3/2007 - 2/4/2007, nguồn rầy nâu do thu
hoạch ĐX muộn.
-Đợt rầy nâu di trú cao từ 22/4/2007 - 28/4/2007.
-Đợt rầy nâu di trú từ 20/6/2007 - 30/6/2007.
-Đợt rầy nâu di trú cao từ 26/7/2007 - 30/7/2007.
Tháng 5 và tháng 8 cũng có nguồn rầy nâu di trú, tuy
nhiên mật số sẽ không cao vì nguồn rầy có ít, đa phần là do
phù hợp với thức ăn nên sẽ là rầy cánh ngắn nhiều, không di

trú.
Cần theo dõi các đợt rầy di trú để xuống giống né
rầy.
Lưu ý đối với đợt xuống giống Hè Thu sớm (đợt 1)
nếu nơi nào có mật độ rầy nâu vào đèn cao, liên tục không
giảm có nguy cơ thiệt hại nặng thì nên xem xét chờ xuống
giống đồng loạt theo lịch thời vụ né rầy.
3. Phòng trừ cỏ dại hại lúa
Cần có biện pháp quản lý cỏ dại tổng hợp để đạt được
hiệu quả cao.
3.1. Loại bỏ hạt cỏ trong nguồn giống gieo sạ
Dùng giống xác nhận, giống không có lẫn hạt cỏ, loại
bỏ hạt cỏ còn sót lại trước khi gieo sạ. Trước khi ngâm ủ, cần
sàng sảy lại để loại bỏ hạt cỏ hoặc đãi trong nước nhiều lần để
loại hạt cỏ và những hạt lúa lép, lửng.
3.2. Áp dụng biện pháp làm đất diệt cỏ và dùng nước ém
cỏ
- Cày vùi lấp toàn bộ cỏ sau đó bừa trục kỹ mới gieo sạ
lúa.
12

×