Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích môi trường ngành da giày Việt Nam (Nghiên cứu cụ thể tại thị trường Hoa Kỳ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.16 KB, 18 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay tồn cầu hóa đang là một xu thế không thể thiếu đối với
sự phát triển của mỗi quốc gia. Cùng với guồng quay của thời đại, Việt Nam không
ngừng nỗ lực tham gia vào tiến trình hội nhập nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam phát
triển, nâng cao mức sống của người dân, thực hiện tiêu chí của Đảng và Nhà nước là:
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Ngày 07/11/2006 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương
mại thế giới WTO sau 11 năm thảo luận với hơn 200 cuộc đàm phán. Trong điều kiện
hội nhập khu vực và quốc tế, nền kinh tế nói chung và ngành cơng nghiệp nói riêng
cần phải có những giải pháp để giữ vững và nâng cao sự tăng trưởng cả về số và chất
lượng. Để có thể nâng cao năng lực của ngành một điều tất yếu là chúng ta phải đi
phân tích và hiểu rõ được mơi trường của ngành để có những bước đi phù hợp nhất
cho mỗi ngành.
Ngành công nghiệp da giày Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là
một trong những ngành cơng nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển. Là
một trong số các ngành hướng ra xuất khẩu, là một nguồn cung cấp giầy dép quan
trọng cả trong nước và các quốc gia trên thế giới. Trong thời kì hội nhập này vấn đề
hướng ra xuất khẩu luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Trong những năm gần đây ngành
da giày đã chú trọng phát triển xuất khẩu da giày ra các nước trên thế giới nhiều nhiều
hơn. Một thị trường mà ngành da giày xuất khẩu sang khá lớn và khơng thể khơng
nhắc đến đó là Hoa Kỳ. Để có thể phát triển và nâng cao vị thế của ngành da giày hơn
nữa chúng ta cần đưa ra những chiến lược và chính sách phù hợp để phát triển ngành.
Cần phân tích mơi trường và bối cảnh như thế nào để phát triển ngành hơn nữa và
đứng vững trong ngành? Để hiểu rõ hơn chúng tơi đi nghiên cứu đề tài “Phân tích
mơi trường ngành da giày Việt Nam (Nghiên cứu cụ thể tại thị trường Hoa Kỳ)”.


Môi trường ngành da giày Việt Nam (Nghiên cứu cụ thể thị trường Hoa Kỳ)
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG NGÀNH


1.1. Một số khái niệm cơ bản về môi trường ngành
1.1.1. Khái niệm về môi trường
Môi trường là một khái niệm rất rộng và được định nghĩa theo nhiều cách khác
nhau ứng với mỗi cách tiếp cận khác nhau.
Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngồi của
một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình
trạng tồn tại của nó. Mơi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem
xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính
tương tác với hệ thống đó.
Mơi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các
đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các
hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.
Môi trường trong bối cảnh trong nước và quốc tế của hoạt động thương mại quốc gia nội địa và quốc tế, phải được phân tích và dự báo trong các giai đoạn ngắn
hạn và dài hạn. Kết cấu của môi trường và bối cảnh bao gồm: (i) môi trường vĩ mô
trong nước và quốc tế, (ii) môi trường ngành, (iii) môi trường nội tại của lĩnh vực
thương mại.
1.1.2. Khái niệm ngành và môi trường ngành
Ngành (industry) là một nhóm những doanh nghiệp cùng chào bán một loại sản
phẩm hay một lớp sản phẩm có thế cho nhau để thảo mãn cùng một loại nhu cầu cơ
bản của khách hàng
Lĩnh vực kinh doanh (sector) là một nhóm những ngành gần gũi có liên quan
đến nhau.
Mơi trường ngành bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng
khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh ngành này hay các hoạt động của
ngành này diễn ra trong chúng.

2


Môi trường ngành da giày Việt Nam (Nghiên cứu cụ thể thị trường Hoa Kỳ)

Khi đi phân tích mơi trường ngành ta đi phân tích, dự báo nhận định xu thế phát
triển của các nhân tố/ điều kiện ràng buộc về: (i) đối thủ cạnh tranh trong nước và
quốc tế, (ii) người mua trong nước và quốc tế, (iii) nhà cung ứng, (iv) hàng hóa và dịch
vụ thay thế.
1.2. Một số lý thuyết cần để phân tích mơi trường tác động đến ngành
1.2.1. Môi trường vĩ mô
Là nhân tố mà nhà hoạch định khơng có khả năng kiểm sốt, phạm vi trong
nước và quốc tế, để hình thành chiến lược hợp lý và phù hợp phải phân tích và dự báo
với độ chính xác cao.
Các nhà quản trị cần phân tích các nhân tố, với điều kiện ràng buộc, xu thế
phát triển và dự báo tác động của môi trường vĩ mơ đến các vấn đề nhân sự, hình thành
tập quán, thói quen… cách thức triển khai để thực hiện chiến lược.
Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô:
- Môi trường chính trị và pháp luật: chủ trương đường lối chính trị của Đảng
và Nhà nước.
- Mơi trường kinh tế dân cư: chỉ tiêu phát triển kinh tế, lĩnh vực ngành, mật độ
dân cư, sức mua, nhân khẩu học…
- Môi trường tự nhiên và cơng nghệ: địa lý, khí hậu, khả năng và tốc độ ứng
dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong kinh doanh thương mại.
- Môi trường văn hóa xã hội: nền văn hố, phân tầng văn hóa, ấn tượng của
khách hàng về trình độ phát triển của kinh doanh thương mại
1.2.2. Môi trường ngành
- Đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế
Tìm hiểu tiềm lực và sức mạnh cạnh tranh của đối thủ; xu thế phát triển của các
biện pháp cạnh tranh trong nước, khu vực và quốc tế; phân tích tính linh hoạt, định
hướng phát triển và cách ứng xử của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
- Người mua trong nước và quốc tế

3



Môi trường ngành da giày Việt Nam (Nghiên cứu cụ thể thị trường Hoa Kỳ)
Tìm hiểu tập tính mua và sử dụng: đặc điểm, tập quán và thị hiếu. Trong doanh
nghiệp cần đến quá trình mua, cách thức cân nhắc còn trong chiến lược thương mại
quốc gia cần sử dụng q trình phân tích và dự báo tổng hợp, về các vấn đề liên quan
đến luồng tiêu thụ ở từng quốc gia về các nhóm hàng, từ đó xác lập các mơ hình tiêu
thụ ở từng quốc gia về các nhóm hàng.
- Nhà cung ứng (người bán)
Phân tích những đặc điểm của người bán: phân tích và dự báo khả năng và đặc
điểm nguồn cung là đầu vào của quá trình kinh doanh thương mại: phân tích khả năng
sản xuất và nhập khẩu; danh mục, cơ cấu hàng hóa lưu thông trên thị trường, tỷ trọng
hàng sản xuât trong nước và nước ngồi.
Phân tích cấu trúc và vị thế của người bán: cấu trúc sản xuất nội địa, cơ cấu của
sản xuất trong nước, vị thế của người bán trong sản xuất hàng hóa cung ứng cho khách
hàng nội địa; các chỉ số về mức lưu chuyển hàng hóa bán bn, bán lẻ.
Phân tích khả năng và xu thế phát triển của người bán: khả năng cung ưng sản
xuất sản phẩm có chất lượng cao hơn, xu thế hình thành tập đồn, mở rộng qui mơ
kinh doanh.
Mục đích phân tích người bán: cơ sở xác định mục tiêu chiến lược, kim ngạch
xuất nhập khẩu hàng hóa ở các thị trường, mục tiêu phát triển có hiệu quả về kinh
doanh thương mại mức lưu chuyển hàng hóa; xu thế biến động và phát triển của lĩnh
vực ngành hàng, nghiên cứu người bán trong nước và nước ngồi cho từng nhóm
ngành hàng là cơ sở hoạch định chiến lược quốc gia.
- Hàng hóa và dịch vụ thay thế
Hàng hóa và dịch vụ thay thế là những hàng hóa, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu
cầu tương đương với các hàng hóa và dịch vụ trong ngành. Tìm hiểu danh mục và cơ
cấu hàng hóa lưu thơng trên thị trường; tỷ trọng chi tiết giữa các chủng loại sản xuất
trong nước và nước ngồi. 
1.2.3. Mơi trường nội tại
Hệ thống tổ chức và nhân sự là kết cấu tổ chức thực thi các chiến lược đã hoạch

định.
4


Môi trường ngành da giày Việt Nam (Nghiên cứu cụ thể thị trường Hoa Kỳ)
Những yếu tố nguồn lực:
- Nguồn lực cơ sở vật chất kĩ thuật: hệ thống mạng lưới của các cơ sở kinh
doanh thương mại hay kỹ thuật áp dụng trong kinh doanh thương mại.
- Nguồn nhân lực: qui mơ, chất lượng, trình độ đội ngũ nhân sự, quan điểm kĩ
năng của người lao động.
- Nguồn lực tài chính: ngân sách, khả năng huy động nguồn lực tài chính trong
kinh doanh thương mại.
- Nguồn lực vơ hình: hình ảnh uy tín trên thị trường, hệ thống kinh doanh
thương mại.

5


Môi trường ngành da giày Việt Nam (Nghiên cứu cụ thể thị trường Hoa Kỳ)
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG CỦA NGÀNH DA GIÀY
VIỆT NAM (NGHIÊN CỨU CỤ THỂ THỊ TRƯỜNG HOA KỲ)
2.1. Tổng quan tình hình ngành da giày Việt Nam
Ngành công nghiệp da giày Việt Nam trong những năm gần đây đã phát triển rất
nhanh và được xem là một trong những ngành cơng nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt
Nam phát triển, luôn nằm trong tốp các ngành hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu
của cả nước, ngành da giày Việt Nam cũng dần khẳng định được vị thế trên trường
quốc tế.
Một trong những nhân tố góp phần tạo nên những thành quả trên là những nỗ
lực giữ vững thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành. EU, Hoa Kỳ,
Nhật Bản vẫn là những thị trường chính của ngành với 80% tỷ trọng xuất khẩu, riêng

mặt hàng giày dép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ đứng thứ 2 chỉ sau
Trung Quốc và dẫn đầu tại một số thị trường như Mexico, Brazil…
Biểu đồ 2.1: Kim ngạch và tốc độ tăng giảm xuất khẩu giầy dép của Việt Nam
giai đoạn năm 2006-2012

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Sang đến năm 2012 thì ngành da giày có bước tiến hơn. Nhất là thị trường xuất
khẩu giày dép. Giày dép các loại luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực
6


Môi trường ngành da giày Việt Nam (Nghiên cứu cụ thể thị trường Hoa Kỳ)
của Việt Nam ra thị trường thế giới trong nhiều năm gần đây. Số liệu Thống kê Hải
quan cho thấy trong năm 2012 xuất khẩu nhóm hàng này xác lập ngưỡng kỹ lục đạt
7,26 tỷ USD tăng 10,9% so với năm 2011. Xuất khẩu ngành hàng này chiếm tỷ trọng
6,3% trong tồng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng của cả nước trong năm 2012.
Trong năm 2012, Hoa Kỳ, cùng với EU, Nhật Bản, Trung Quốc và Brazin là các
đối tác lớn nhất nhập khẩu giày dép của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của
Việt Nam sang các thị trường này trong năm qua đều đạt tốc độ tăng trưởng dương
nhưng thấp hơn so với tốc độ tăng của năm trước.
Bảng 2.1: Xuất khẩu hàng giày dép sang một số thị trường chính năm 2011
và năm 2012
Năm 2011

Năm 2012

Thị trường

Kim ngạch
(Triệu USD)


Tốc độ tăng so
với năm trước
(%)

Kim ngạch
(Triệu USD)

Tốc độ tăng so
với năm trước
(%)

EU

2.609

15,7

2.650

1,6

Hoa Kỳ

1.908

35,5

2.243


17,6

Nhật Bản

249

44,7

328

31,9

Trung Quốc

253

63,0

301

19,1

Braxin

182

43,8

249


37,3

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong 4 thị trường lớn của ngành da giày thì Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu có
giá trị lớn nhất là 2,24 tỷ USD, so với Nhật Bản đạt 328 triệu USD, Trung Quốc đạt
301 triệu USD và Braxin đạt 249 triệu USD.
Mặc dù những năm gần đây, kinh tế thế giới suy thoái, sức mua tại thị trường
xuất khẩu giảm sút nhưng ngành da giày Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng
xuất khẩu khá cao. Cùng với gia tăng xuất khẩu cũng như sự dịch chuyển đơn hàng
sang Việt Nam, tình hình sản xuất của doanh nghiệp giày dép tại Việt Nam đang khá
sôi động bởi sức hút lớn từ các hiệp định thương mại như hiệp định tự do thương mại
(FTA), hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang trong q trình hồn
tất đàm phán.

7


Môi trường ngành da giày Việt Nam (Nghiên cứu cụ thể thị trường Hoa Kỳ)
2.2. Phân tích mơi trường ngành da giày Việt Nam hiện nay
2.2.1. Môi trường vĩ mô
- Mơi trường chính trị và pháp luật: Nhắc tới Hoa Kỳ thì các quốc gia khác trên
thế giới đều biết tới là một cường quốc bành trướng cả về kinh tế lẫn chính trị. Với hệ
thống chính trị và pháp luật khá ổn định và vững chắc.
- Môi trường kinh tế dân cư: với diện tích gần 10 triệu km² và trên 300 triệu
dân, Hoa Kỳ là quốc gia hạng ba về dân số trên thế giới. Hoa Kỳ là một trong những
quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ
nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế
giới, với GDP được ước tính cho năm 2008 là trên 14,3 ngàn tỉ đô la (khoảng 23%
tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP danh định, và gần 21% sức mua tương đương).
- Môi trường tự nhiên và công nghệ: Hoa Kỳ có đặc điểm địa lý hết sức đa

dạng, bao gồm cả núi, đồng bằng và vùng ven biển. Do trải dài trên vùng lãnh thổ rộng
lớn, do đó các kiểu thời tiết của đất nước này cũng khá đa dạng.
Hoa Kỳ hiện nay là quốc gia dẫn đầu thế giới về sáng tạo kỹ thuật và nghiên
cứu khoa học.
- Mơi trường văn hóa xã hội: Hoa Kỳ có nền văn hoá đa dạng, phong phú. Tuy
bắt nguồn từ văn hóa Tây Âu là chính nhưng khi hình thành và phát triển thì văn hóa
Hoa Kỳ thể hiện là một nền văn hóa đa dạng phức tạp do hấp thụ đucợ ở những người
nhập cư và tỵ nạn từ khắp thế giới. Hoa Kỳ là một nước đa chủng tộc, tôn giáo, mang
một bản sắc riêng không thấy ở bất cứ quốc gia nào khác.
2.2.2. Môi trường ngành
- Đối thủ cạnh tranh:
Ngành da giày ngày càng phát triển hơn khơng chỉ trong nước mà trên tồn thế
giới. Trong nền kinh tế hội nhập, bỏ qua các hàng rào thuế và phi thuế đối với các mặt
hàng như nhau đối với các quốc gia thành viên trong một các sân chơi chung. Tạo ra
một môi trường cạnh tranh công bằng trên thị trường quốc tế. Chính những điều đó đã
đem lại những cơ hội tốt cho việc xuất khẩu ngành da giày của Việt Nam, song cũng
không tránh khỏi những khó khăn.
8


Môi trường ngành da giày Việt Nam (Nghiên cứu cụ thể thị trường Hoa Kỳ)
Ngành da giày của chúng ta được vươn ra thị trường thế giới và xuất khẩu sang
các nước lớn. Hiện nay, Hoa Kỳ là nước nhập khẩu hàng da giày lớn trên thế giới và
đó là một miếng bánh mà các nước xuất khẩu da giày đều hướng tới và muốn chiếm
lĩnh thị trường, trong đó có Việt Nam. Để có thể đứng vững trong ngành da giày trên
thế giới và có thể chiếm được thị trường Hoa Kỳ buộc ngành da giày Việt Nam phải
cạnh tranh với cách đối thủ cả trong và ngoài nước của Hoa Kỳ.
Hiện nay dù Việt Nam đã là thành viên của WTO, ngành da giày Việt Nam vẫn
chịu sức ép rất lớn từ các đối thủ mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđơnêsia, Thái Lan,
… do họ có ưu thế hơn về vốn, công nghệ, đặc biệt chủ động về nguồn nguyên liệu.

Trung Quốc được đánh giá là đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất, xuất khẩu
những sản phẩm có giá trị thấp được hưởng nhiều ưu đãi từ các nước thành viên sau
khi gia nhập WTO. Trung Quốc là nước xuất khẩu da giày lớn nhất thế giới chiếm tới
50% sản lượng xuất khẩu của thế giới, vì thế vị thế của Trung Quốc trên thị trường da
giày là rất lớn. Sức cạnh tranh của hàng da giày Trung Quốc trên thị trường thế giới
cũng rất đáng kể. Vì hàng Trung Quốc tập trung vào mặt hàng giá rẻ, nên được đa số
người tiêu dùng quan tâm. Từ trước đến nay Trung Quốc và Việt Nam là hai nước
chiếm lĩnh thị trường da giày thế giới.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, lĩnh vực giày dép thu được hơn 3,99 tỉ USD
doanh thu, tăng gần 14% so với cùng kỳ năm ngối. Trong đó thị trường Hoa Kỳ
chiếm 32% trong tổng kim ngạch xuất khẩu (1,27 tỉ USD). Hiệp hội da giày Việt Nam
cho biết: các nhà xuất khẩu đã có những đơn đặt hàng trong quý đầu tiên của năm tiếp
theo.Trong đó, nhiều nhà nhập khẩu có Hoa Kỳ, Nhật Bản… đã chuyển các đơn đặt
hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Tuy nhiên với lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào,
nguồn ngun liệu sẵn có thì hiện tại vị trí số 1 trong lĩnh vực xuất khẩu da giày của
Trung Quốc vẫn chưa nước nào có thể sốn ngơi được. Chính điều đó chúng ta cần
phân tích và đưa ra được giải pháp phù hợp để có thể cạnh tranh được với Trung Quốc
về giá cả sản phẩm trên thị trường.
Hoa Kỳ là một thị trường nhập khẩu da giày lớn xong các công ty và thương
hiệu da giày sản xuất nội địa cũng không hẳn ít. Các cơng ty nội địa có nhiều ưu thế
hơn so với các nước xuất khẩu khác bởi họ nắm bắt được mọi thông tin cũng như diễn
9


Môi trường ngành da giày Việt Nam (Nghiên cứu cụ thể thị trường Hoa Kỳ)
biến thị trường, kinh tế văn hóa xã hội và thị hiếu khách hàng nhanh hơn và đáp ứng
yêu cầu tốt hơn các nước xuất khẩu. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ là một đất nước phát triển
bậc nhất thế giới về khoa học và công nghệ, đây cũng là một ưu thế vượt trội so với
các doanh nghiệp Việt Nam. Một số cái tên như: Rancourt & Co. Shoecrafters Red
Wing, Alden, Quoddy, Russell Moccasin, Danner… là những cơng ty có thương hiệu

của Hoa Kỳ. Chính vì những điều đó làm cho sản phẩm da giày của Việt Nam gặp khó
khăn hơn phần nào.
- Người mua:
Hoa Kỳ có một thị trường rộng lớn với hơn 300 triệu dân. Hoa Kỳ có đặc điểm
là có một xã hội tiêu dùng cao, sức mua lớn với dân số đông, đây là một thị trường mà
các doanh nghiệp da giày Việt Nam không thể bỏ qua.
Để tránh phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng thời chủ
động đối phó với khả năng thiếu nguồn lao động đang xuất hiện, gia tăng trong ngành
giày dép của Trung Quốc, một số cơng ty của Hoa Kỳ đang có xu hướng tìm thêm
nguồn hàng từ các nước khác, trong đó có Việt Nam. Các nước như Indonesia, Thái
Lan cũng là nguồn cung cấp lớn về giày dép cho thị trường Hoa Kỳ. Tuy nhiên, do tình
hình chính trị, xã hội tại các nước này khơng được ổn định, chính vì vậy các cơng ty
Hoa Kỳ cũng có xu hướng giảm bớt nhập khẩu từ các thị trường này. Điều đó chứng tỏ
cơ hội mở ra cho ngành da giày Việt Nam khá lớn.
Tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm đó chính là thị trường Hoa Kỳ rất lớn. Thị
trường Hoa Kỳ đặt ra rất nhiều những quy định nghiêm ngặt. Vấn đề giao thông vận
tải đi lại cũng đáng quan tâm bởi thị trường Hoa Kỳ cách chúng ta khá xa. Khơng
những vấn đề quan trọng nhất đó chính là đặc điểm tập quán và thị hiếu sử dụng sản
phẩm của người Hoa Kỳ. Trước hết phải thấy rằng Hoa Kỳ là một dân tộc chuộng mua
sắm và tiêu dùng. Họ có tâm lý là càng mua sắm nhiều thì càng kích thích sản xuất và
dịch vụ tăng trưởng, do đó, nền kinh tế sẽ phát triển. Hàng hóa dù chất lượng cao hay
vừa đều có thể được bán trên thị trường Hoa Kỳ vì các tầng lớp dân cư ở nước này đều
tiêu thụ nhiều hàng hoá. Riêng đối với các nước đang phát triển và Việt Nam khi xuất
hàng vào thị trường Hoa Kỳ cần phải lấy giá cả làm yếu tố quan trọng, mẫu mã có thể
khơng quá cầu kỳ, nhưng phải đa dạng và hợp thị hiếu.
10


Môi trường ngành da giày Việt Nam (Nghiên cứu cụ thể thị trường Hoa Kỳ)
Những đặc điểm riêng về địa lý và lịch sử đã hình thành nên một thị trường

người tiêu dùng khổng lồ và đa dạng nhất thế giới. Tài nguyên phong phú, không bị
ảnh hưởng nặng nề của hai cuộc chiến tranh thế giới cộng với chiến lược phát triển
kinh tế lâu dài đã tạo cho Hoa Kỳ một sức mạnh kinh tế khổng lồ và thu nhập cao cho
người dân. Với thu nhập đó, mua sắm đã trở thành nét khơng thể thiếu trong văn hố
hiện đại của nước này. Đối với đồ dung cá nhân nói chung và giày dép nói riêng nhìn
chung người Hoa Kỳ thích sự giản tiện, nhưng hiện đại, hợp mốt và với yếu tố khác
biệt, độc đáo thì càng được ưa thích và được mua nhiều. Nói tóm lại, phân phối, giá cả
và chất lượng là những yếu tố ưu tiên đặc biệt trong thứ tự cân nhắc quyết định mua
hàng của người dân Hoa Kỳ.
- Nhà cung ứng (người bán)
Tuy nằm trong top 5 các nước xuất khẩu giầy lớn trên thế giới, nhưng trong giai
đoạn cơng nghiệp hóa, ngành da giầy Việt Nam vẫn chủ yếu sản xuất bằng phương
pháp gia công và lệ thuộc khá nhiều vào công nghệ, nguyên phụ liệu và kể cả vốn đầu
tư từ nước ngoài.
Mặc dù sản xuất ngành da giày đã có dấu hiệu hồi phục nhưng việc bị động với
nguồn nguyên liệu để sản xuất đang là rào cản đối với q trình chuyển đổi sang sản
xuất tồn diện của ngành da giày bởi hiện nay ngành này vẫn đang phải nhập khẩu hơn
80% nguyên liệu. Không những thế, da giày xuất khẩu do Việt Nam sản xuất phần lớn
đều thông qua đối tác thứ 3, hoạt động kinh doanh trực tiếp còn rất hạn chế và phụ
thuộc nhiều vào nước ngoài về vốn, kỹ thuật, nguyên phụ liệu và thị trường. Giải bài
tốn giá cả sẽ khơng hề dễ khi điểm yếu muộn thuở của ngành da giày trong nước là
khơng có nguồn ngun liệu tự túc, hồn tồn phụ thuộc nhập khẩu.
Trung Quốc vẫn là thị trường chủ yếu cung cấp nhóm sản phẩm này cho Việt
Nam, trong năm 2012 chiếm 31,91% tổng kim ngạch nhập khẩu; tiếp sau đó là các thị
trường như: Hàn Quốc chiếm 19,44%, Đài Loan chiếm 11,43%, Hồng Kông chiếm
6%, Nhật Bản chiếm 5,39%, Hoa Kỳ chiếm 4,91%.
Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh số một của chúng ta trên thị trường xuất khẩu
da giày nhưng chúng ta lại nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất đứng đầu trong tất

11



Môi trường ngành da giày Việt Nam (Nghiên cứu cụ thể thị trường Hoa Kỳ)
cả các nước khác mà chúng ta nhập khẩu. Đây là một vấn đề đáng suy nghĩ đối với các
ngành công nghiệp hỗ trợ.
Mặt khác, ngành da giày Việt Nam lại đang chịu sự tác động mạnh mẽ của xu
thế chuyển dịch, sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu của các thị trường lớn, trong
đó có Hoa Kỳ thay đổi trong cách thức mua hàng và yêu cầu ngày càng cao về tiêu
chuẩn chất lượng, các tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp… của
các nhà nhập khẩu, người tiêu dùng ở các nước nhập khẩu. Điều này đòi hỏi các doanh
nghiệp cần chuyển dịch sản xuất từ gia công sang tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một
cách có hệ thống.
- Hàng hóa và dịch vụ thay thế
Hàng hóa và dịch vụ thay thế là một trong những vấn đề mà người kinh doanh
hay doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm tới. Đối với loại sản phẩm cá nhân như
da giày là loại hàng hóa thơng dụng được sử dụng hàng ngày nhưng vẫn có một số sản
phẩm khác thay thế. Chính điều đó mà doanh nghiệp cần nghiên cứu để đưa ra những
mức giá mức ưu đãi và dịch vụ chăm sóc khách hàng phù hợp và đặc biệt công dụng
và chất lượng của sản phẩm để khách hàng ln ở lại với sản phẩm của mình. Để làm
được điều đó các doanh nghiệp cần nghiên cứu tìm hiểu về danh mục và cơ cấu các
loại hàng hóa thay thế lưu thông trên thị trường, cần biết được tỷ trọng chi tiết giữa các
chủng loại sản xuất trong nước và nước ngồi, để hiểu rõ nhất về thơng tin hàng hóa
thay thế đó.
So với hàng hố thay thế từ Trung Quốc, sản phẩm của các doanh nghiệp Việt
Nam đang có sự thua kém về mẫu mã và dấu ấn thương hiệu, điều này xuất phát từ
việc chưa có sự định hướng rõ rệt, dẫn đến người tiêu dùng có nhận thức khá mơ hồ về
các thương hiệu. Lấy ví dụ thị trường da giày nam giới, trong khi giày trong nước chỉ
mãi loay hoay với ba màu da chủ đạo là nâu, đen hoặc nữa nâu nữa đen thì Trung
Quốc chọn loại giả da simili tha hồ phối màu, muốn màu nào cũng có. Mỗi mẫu giày
trong nước thường chỉ có 3-4 màu, với khoảng năm kiểu dáng. Nhưng với giày Trung

Quốc mà sắc không dưới 10 màu và kiểu thì phải trên số chục. Điều này xuất phát từ
thực tế hoạt động đầu tư cho nghiên cứu, phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp
Việt Nam còn hạn chế.
12


Môi trường ngành da giày Việt Nam (Nghiên cứu cụ thể thị trường Hoa Kỳ)
2.2.3. Môi trường nội tại
Nội tại ngành da giày Việt Nam vẫn còn những hạn chế, chưa thật sự bền vững,
chưa thực hiện được chuỗi cung ứng cho mình. Hiện nay, nguyên, phụ liệu của ngành
mới đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 50 đến 55%, còn lại vẫn phải phụ thuộc vào các nhà
cung cấp nước ngồi. Ðối với một số dịng sản phẩm giày, dép ở mức trung bình như
giày vải thì tỷ lệ nội địa hóa đã đạt được hơn 75%, tuy nhiên, để thâm nhập vào các thị
trường thành viên TPP, trong đó có Mỹ, Nhật Bản thì các doanh nghiệp khơng thể chỉ
sản xuất đến dịng sản phẩm trung bình, mà phải quan tâm hướng đến các dòng sản
phẩm cao cấp hơn.
Ngành da giày, cũng đang phải đối mặt với khó khăn về phương thức sản xuất
vì các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất theo phương thức gia công xuất khẩu. Bên cạnh
đó, sự thơng hiểu luật pháp và tận dụng lợi thế trong TPP của các doanh nghiệp cũng
còn rất hạn chế trong khi lại phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, giao
hàng, tiêu chuẩn kỹ thuật từ các đối tác nước ngoài. Ðặc biệt, tỷ lệ nội địa hóa và nhập
vật tư trong khối để bảo đảm các điều kiện thụ hưởng mức thuế ưu đãi từ TPP còn
thấp. Cùng với việc mở cửa thị trường, ngành da giày cũng sẽ phải đối mặt với áp lực
cạnh tranh lớn ngay với các doanh nghiệp nước ngoài tại thị trường trong nước.
Hiện nay, thách thức của ngành da giày Việt Nam vẫn là tính cạnh tranh còn yếu
so với các nước xuất khẩu trong khu vực nhất là với nước xuất khẩu giày lớn như
Trung Quốc do thiếu khả năng tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, điều kiện
kinh tế và hạ tầng dịch vụ của Việt Nam cũng chưa theo kịp các nước. Không những
thế, các doanh nghiệp phần lớn sản xuất theo phương thức gia cơng, phía nước ngồi
thực hiện tất cả những công việc từ cung cấp nguyên vật liệu đến tiêu thụ sản phẩm, do

đó phụ thuộc nhiều vào khách hàng và hiệu quả thu được thấp. Điều này đòi hỏi các
doanh nghiệp cần chuyển dịch sản xuất từ gia công sang tự sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm một cách có hệ thống.
Kết luận chương 2
Ngành cơng nghiệp da giày Việt Nam nay đang là một trong những ngành cơng
nghiệp có lợi thế xuất khẩu, đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế của đất
nước.. Ngành da giày Việt Nam cũng đang có được những cơ hội lớn để mở rộng thị
13


Môi trường ngành da giày Việt Nam (Nghiên cứu cụ thể thị trường Hoa Kỳ)
trường tại Hoa Kỳ, thay vào đó cũng phải đối mặt với những thách thức khó khăn mà
nó mang tới, trong đó nổi bật là sự cạnh tranh khốc liệt với hàng hoá đến từ Trung
Quốc, yêu cầu về nguồn nguyên liệu, công nghiệp hỗ trợ và khả năng phát triển mẫu
mã sản phẩm.

14


Môi trường ngành da giày Việt Nam (Nghiên cứu cụ thể thị trường Hoa Kỳ)
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN NGÀNH DA
GIÀY (ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ)
3.1. Đối với các doanh nghiệp trong ngành
Để thực hiện và đẩy mạnh được những cơ hội xuất khẩu sang thị trường Hoa
Kỳ, các doanh nghiệp sản xuất ngành giày dép Việt Nam cần có những giải pháp cụ
thể để phát triển và mở rộng tại thị trường này, bên cạnh đó nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành từ tận dụng các lợi thế như nguồn lao động, từ TPP.
Thứ nhất, các doanh nghiệp cần chủ động nguồn nguyên phụ liệu cho sản xuất,
nghiên cứu hợp tác đầu tư sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu da giầy với các nước
có tiềm năng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp có vốn 100% của Việt Nam phụ thuộc

nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, quy mô sản xuất nhỏ và chưa có khả năng tự
thiết kế mẫu mã, vì vậy rất khó cạnh tranh được với Trung Quốc ở những mặt hàng có
chất lượng thấp, giá rẻ và số lượng lớn.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải chú ý hơn nữa thị hiếu của người mua
cũng như khả năng đáp ứng cho khách hàng bằng hình thức nào để lấy được niềm tin
và thu hút khách hàng hơn nữa, vì Hoa Kỳ có trình độ phát triển và đặc điểm văn hố
xã hội có nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam.
Thứ hai, các doanh nghiệp trong ngành cần đầu tư thiết bị hiện đại, đưa ra các
chính sách hợp lý đối với người lao động, nhằm giữ vững nguồn lao động có tay nghề,
tránh tình trạng người lao động rời bỏ doanh nghiệp đi tìm việc khác, dẫn đến tạo ra
sức ép lao động, khi có đơn hàng sản xuất doanh nghiệp lại phải tốn nhiều chi phí để
thu hút, đào tạo nguồn lao động mới, đánh mất cơ hội tiếp nhận các đơn hàng. Song
song với đó, các doanh nghiệp phải chú trọng nhiều hơn tới phát triển nguồn nhân lực
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Thứ ba, các doanh nghiệp cần tạo thêm giá trị sản phẩm thông qua việc thực
hiện chức năng của các cơng ty thương mại. Thay vì tiếp thị sản phẩm với các công ty
thương mại, doanh nghiệp cần giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới nhà nhập khẩu hay nhà
bán lẻ có quy mơ của nước ngồi. Khơng những thế, cần thêm sự sáng tạo mẫu mốt để
tạo ra những sản phẩm độc đáo, hoàn thiện về thẩm mĩ Hoa Kỳ, giao hàng thật nhanh
15


Môi trường ngành da giày Việt Nam (Nghiên cứu cụ thể thị trường Hoa Kỳ)
tới thị trường và tổ chức tốt các dịch vụ sau bán hàng cũng là một trong những điểm
mà doanh nghiệp cần lưu ý.
Thứ tư, để có thể tận dụng được các lợi thế TPP vào thị trường Hoa Kỳ, ngay từ
bây giờ, các doanh nghiệp cần phải thay đổi phương thức kinh doanh chuyển từ gia
công sang FOB (mua nguyên liệu về sản xuất rồi bán thành phẩm), đồng thời chuẩn
hóa và minh bạch các hoạt động kinh doanh. Ðặc biệt, các doanh nghiệp cần phải
thông hiểu các nội dung và giải pháp để tận dụng tối đa lợi thế từ TPP, đặc biệt là các

quy tắc và cách tính xuất xứ.
3.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Để đảm bảo quy hoạch ngành da giày đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
được thực hiện theo đúng lộ trình và đạt hiệu quả cao nhất, các cơ quan quản lý nhà
nước, mà đứng đầu là Bộ Công Thương cần áp dụng các giải pháp mang tính đồng bộ.
Thứ nhất về đầu tư, tiếp tục tranh thủ xu hướng chuyển dịch đầu tư của ngành
da giày thế giới từ các nước phát triển, để tạo cơ hội phát triển, mở rộng sản xuất, theo
hướng tăng nhanh về quy mô, mở rộng năng lực sản xuất, vừa đảm bảo từng bước cấu
trúc ngành theo hướng bền vững và hiệu quả ngày càng cao. Nhà nước cần có chính
sách ưu đãi ưu đãi về quỹ đất, tín dụng đầu tư… để thu hút các dự án đầu tư trong và
ngoài nước vào ngành da giày.
Khi quy mô sản xuất của ngành tăng, sự phân bố các khu vực nhà máy sản xuất
cũng tăng, đòi hỏi hệ thống hạ tầng nối các khu trung tâm thiết kế với khu vực sản
xuất, trung tâm ICD (cảng nội địa), và cảng biển phải hồn thiện. Những chính sách
trong kêu gọi đầu tư vào da giày, túi xách với cả đối tác trong nước và nước ngoài đều
phải quan tâm đến trình độ cơng nghệ, mơi trường cho dự án đầu tư, bảo đảm dự án
đầu tư mới phải sử dụng công nghệ tốt, bền vững, lâu dài, tránh tình trạng dịch chuyển
cơng nghệ cũ, lạc hậu về Việt Nam.
Thứ hai về phát triển sản xuất nguyên phụ liệu và công nghiệp hỗ trợ, các cơ
quan quản lý nhà nước cần khuyến khích, tập trung các nguồn lực để ngành da giày
mở rộng thêm trên 3 lĩnh vực: thiết kế sản phẩm, sản xuất nguyên phụ liệu và kiểm
định chứng nhận sản phẩm. đảm bảo nội địa hóa nguồn nguyên phụ liệu, mang lại giá
trị cao hơn cho sản phẩm da giày Việt Nam.
16


Môi trường ngành da giày Việt Nam (Nghiên cứu cụ thể thị trường Hoa Kỳ)
Thứ ba về thị trường, để tiếp tục giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu,
từng bước chiếm lĩnh lại thị trường trong nước, ngành da giày sẽ giữ vững sản phẩm
chủ lực và thị trường truyền thống đi đôi với việc đổi mới cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nhập khẩu. Các cơ quan quản lý
cần tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp thâm nhập và tăng trưởng xuất khẩu vào
thị trường châu Hoa Kỳ, trong đó có tập trung thị trường Hoa Kỳ. Hỗ trợ đẩy mạnh
hoạt động xúc tiến thương mại, thông qua Hiệp hội Da giày Việt Nam làm đầu mối để
tổ chức cho các doanh nghiệp trong ngành thường xuyên được tham gia các kỳ hội chợ
quốc tế giày dép được tổ chức thường niên tại Las Vegas.
Thứ tư về phát triển khoa học công nghệ, đảm bảo cho sự phát triển bền vũng
của ngành da giày. Các cơ quan quản lý nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp
nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất thơng qua hình
thức trao đổi mua bán với các nước có nền cơng nghệ sản xuất da giày hiện đại. Đồng
thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và phát huy sức sáng tạo quốc gia trong nghiên cứu
khoa học, công nghệ nhằm tạo ra công nghệ tiên tiến cho ngành trên cơ sở thúc đẩy
xây dựng và triển khai một số đề án phù hợp với từng giai đoạn phát triển của
ngành. 

17


Môi trường ngành da giày Việt Nam (Nghiên cứu cụ thể thị trường Hoa Kỳ)
KẾT LUẬN
Ngành da giày Việt Nam là một trong những ngành kinh tế xuất khẩu mũi
nhọn, góp phần tăng trưởng GDP của quốc gia. Hiện nay, giá trị gia tăng từ ngành này
chưa cao bởi chủ yếu là gia cơng, vì thế ngành da dầy phải chịu sức ép về giá cả, chất
lượng, nguồn nhân lực… Khi ngành Da giày Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị
toàn cầu với lợi thế về nguồn nhân lực "vàng" sẽ tạo điều kiện làm tốt các khâu sử
dụng nhiều lao động, đồng thời khơng có hiện tương gian lận thương mại và đã bảo vệ
tốt quyền sở hữu trí tuệ cho các thương hiệu lớn. Việt Nam đã tham gia sân chơi chung
về Thương mại, tạo ra những cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ và cơ hội kinh doanh,
hình thành chuỗi cung ứng mới và các bên khai thác triệt để lợi ích lẫn nhau. Thậm chí
cịn nâng cao quan hệ tiếp nhận đầu tư từ các nhà đầu tư trong và ngoài khối. Tuy

nhiên, đây cũng là thách thức để nâng cao khả năng cạnh tranh so với các nước thành
viên. Đồng thời, đây cũng là một thách thức lớn trong phương thức kinh doanh cho các
doanh nghiệp Việt Nam.
Do đó các cơ quan quản lý nhà nước cần phải xây dựng một loạt các chính sách,
chủ động để định hướng phát triển Việt Nam thành công xưởng sản xuất trong chuỗi
cung ứng; chuẩn bị hành lang pháp lý phù hợp và nhanh chóng đưa chính sách hỗ trợ
đầu tư phát triển cơng nghiệp phụ trợ, đồng thời quy hoạch phát triển vùng nguyên phụ
liệu tạo cơ sở hạ tầng cho ngành phát triển bền vững để có thể cạnh tranh với các nước
xuất khẩu khác trên thế giới nói chung và trong thị trường Hoa Kỳ nói riêng. Bên cạnh
đó, các doanh nghiệp trong ngành cần tranh thủ các lợi thế về lao động, tiếp tục đổi
mới công nghệ sản xuất, tận dụng tốt các thuận lợi về chính sách, nghiên cứu các yếu
tố của thị trường để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

18



×