Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực ngành toán kinh tế và một vài hàm ý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.96 KB, 10 trang )

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

16.
NHU CẦU ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
NGÀNH TOÁN KINH TẾ VÀ MỘT VÀI HÀM Ý
TS. Lê Dân
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt
Hiện nay, ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, nhu cầu phân tích định
lượng rất được quan tâm ở tầm vĩ mơ và vi mơ. Trong đó, nhu cầu nguồn nhân lực về
Tốn kinh tế rất cao. Chính vì vậy, nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo nguồn
nhân lực Toán kinh tế được rất nhiều các trường đại học ở Việt Nam quan tâm. Bài viết
này trình bày một số vấn đề như nhu cầu nguồn nhân lực, và một số hàm ý về mục tiêu
đào tạo và chuẩn đầu ra trong khi xây dựng chương trình đào tạo.
Từ khóa: Tốn kinh tế, mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra, phân tích dữ liệu, chương
trình đào tạo.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong môi trường cạnh tranh, để thành công, đặc biệt duy trì sự thành cơng đòi
hỏi các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng nâng cao chất lượng thông tin hỗ trợ ra
quyết định. Khi mà dữ liệu bùng nỗ, đặc biệt là dữ liệu lớn thì xử lý thơng tin ngày
càng phức tạp, địi hỏi phải có cơng cụ xử lý mạnh, hiệu quả và nâng cao năng lực
trong xử lý dữ liệu. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải phát triển nguồn nhân lực
phân tích dữ liệu chất lượng cao. Từ đó, tạo ra cơ hội và thách thức trong đào tạo
nguồn nhân lực phân tích định lượng cho các trường đại học. Trong phân tích định
lượng các vấn đề kinh tế hiện thời, các chuyên gia thực hiện những dự án phân tích
cần am hiểu về mơ hình tốn kinh tế. Mơ hình tốn kinh tế là những mơ hình tốn

162



KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

về những mối liên hệ kinh tế. Ví dụ, để mô tả mối liên hệ giữa kết quả sản xuất (như
GDP, giá trị gia tăng, hay lợi nhuận,...) với các nhân tố như vốn, lao động cần thiết lập
các hàm sản xuất (như hàm sản xuất Cobb-Douglas); để mô tả mối liên hệ giữa giữa
chi phí và quy mơ sản xuất, cần có hàm chi phí; để mơ tả mối quan hệ giữa cung và
cầu cần có các hàm cung, hàm cầu; để mô tả mối quan hệ cân đối giữa các ngành cần
bảng cân đối liên ngành (Bảng I/O)... Những mơ hình này cần được xây dựng một
cách khoa học và đảm bảo tính vững, thỏa mãn những ràng buộc, những quy luật kinh
tế. Tất cả những vấn đề này rất cần những chuyên gia toán kinh tế. Những mơ hình
này, giúp cho các chun gia phân tích lựa chọn mơ hình tốt hơn để phân tích trong
những tình huống của các doanh nghiệp. Hơn nữa, các mơ hình này cũng là cơ sở để
các chuyên gia lập trình xây dựng những thuật tốn lập trình để xây dựng các phần
mềm phân tích dữ liệu. Phải nói rằng, với dữ liệu lớn thì tin học hóa phân tích dữ liệu
và tất yếu. Tuy nhiên, các chuyên gia lập trình hiện nay ở Việt Nam khơng hiểu nhiều
về các mơ hình phân tích, thuật tốn phân tích nên rất khó để lập trình được và đỏi
hỏi các chun gia xây dựng mơ hìn và đề xuất thuật tốn phân tích. Như vậy, có thể
nói nhu cầu những chun gia toán kinh tế rất cần trong thực tiễn và khoa học dữ liệu.
Hiện nay, các trường đại học ở Việt Nam đã xây dựng nhiều chương trình đào tạo về
thống kê, khai phá dữ liệu, khoa học dữ liệu, kinh doanh thông tin, kỹ sư công nghệ
thông tin đáp ứng nhu cầu phân tích định lượng. Tuy nhiên, những chương trình đào
tạo đó có những hạn chế nhất định về kiến thức Toán ứng dụng và Kinh tế, là những
kiến thức cốt lõi trong tư duy và phân tích định lượng. Cịn các chương trình đào tạo
về Tốn kinh tế cũng đã triển khai nhưng cũng cần rà soát, đánh giá lại về mục tiêu,
chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, lộ trình học để để trang bị kiến thức, kỹ năng và
thái độ cốt lõi cho sinh viên để khi ra trường có thể đáp ứng được những yêu cầu của
doanh nghiệp, và các tổ chức kinh tế - xã hội khác.
2. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Hiện nay, một số chương trình đào tạo cịn mang nặng tính hàn lâm, và do đó, sinh

viên ra trường sẽ gặp khó khăn khi trực tiếp giải quyết những bài tốn thực tế của
doanh nghiệp. Chính vì vậy, ở Việt Nam, hiện đang tồn tại một số quan điểm tiếp cận
về chương trình đào tạo Tốn kinh tế, cụ thể như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, chương trình Tốn kinh tế phải theo hướng ứng
dụng, phải đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội. Theo quan điểm

163


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

này, khi xây dựng chương trình đào tạo ngay cả trong q trình đào tạo phải có tham
gia của các chuyên gia từ các doanh nghiệp. Việc xây dựng mục tiêu đào tạo phải xuất
phát từ thị trường lao động và chắc chắn đảm bảo tính linh hoạt hơn khi hướng đến các
vấn đề học tập suốt đời. Cũng từ quan điểm này, quy trình xây dựng chương trình cũng
có khác trước, thơng thường trước đây, những người xây dựng chương trình đào tạo
căn cứ vào chương trình đào tạo tham khảo và căn cứ và nguồn lực sẵn có để đề xuất
các học phần, cịn hiện nay phải có những điều tra nghiêm túc từ các doanh nghiệp về
mục tiêu và chuẩn đầu ra và từ đó mới lựa chọn những học phần phù hợp.
Quan điểm thứ hai cho rằng, chương trình Tốn kinh tế là chương trình mang tính
đa ngành, nghĩa là các kiến thức, kỹ năng, thái độ liên quan đến nhiều ngành, từ kinh
tế, quản trị kinh doanh, tốn, thống kê và cơng nghệ thơng tin. Theo quan điểm này,
khi xây dựng chương trình đào tạo phải tạo sự hài hòa, cân đối giữa các khối kiến
thức, kỹ năng.
Quan điểm thứ ba cho rằng, khi xây dựng chương trình đào tạo phải đảm bảo
tính hiện đại và cạnh tranh. Chương trình đào tạo tại mỗi trường phải đảm bảo sinh
viên ra trường có việc làm và thành cơng, đồng thời có sức thu hút đối với sinh viên
và nhà tuyển dụng. Để thực hiện điều này, khi xây dựng chương trình đào tạo phải
sử dụng đến kỹ thuật Benchmarking và kỹ thuật thực hành tốt nhất (best practices).

Benchmarking là kỹ thuật so sánh chương trình đào tạo giữa các trường đào tạo khác
nhau trong và ngồi nước để đạt được vị trí dẫn đầu trong đào tạo. Theo kỹ thuật thực
hành tốt nhất thì những chương trình, những phương pháp giảng dạy, phương pháp
đánh giá được sử dụng trong chương trình đào tạo phải lựa chọn bằng một quy trình
có hệ thống, được xem như một chuẩn mực và được chứng minh là đem lại kết quả tốt
đẹp và thành cơng từ những chương trình đào tạo trong và ngoài nước.
Quan điểm thứ tư cho rằng, thiết kế chương trình phải lấy sinh viên làm trung tâm.
Cách tiếp truyền thống để thiết kế chương trình là lấy giảng viên làm trung tâm. Cách
tiếp cận này là khó có thể xác định chính xác những gì học sinh phải làm để vượt qua
chương trình (Gosling và Moon, 2001). Xu hướng quốc tế trong đào tạo lấy sinh viên
làm trung tâm. Mơ hình thay thế này tập trung vào những gì sinh viên dự kiến sẽ có
thể làm khi hồn thành chương trình đào tạo. Do đó, cách tiếp cận này thường được
gọi là cách tiếp cận dựa trên kết quả.

164


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

3. CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO CỬ NHÂN TOÁN KINH TẾ
Như đã phân tích trong mục 1, nhu cầu nguồn nhân lực Toán kinh tế rất lớn. Nguồn
nhân lực này có thể trở thành các chun gia phân tích dữ liệu, quản trị dữ liệu, đặc
biệt liên quan đến dữ liệu lớn. Như vậy, sinh viên ra trường có thể làm việc trong các
doanh nghiệp, đặc biệt trong các tập đồn lớn có lượng dữ liệu lớn (Big Data). Sinh
viên ra trường có thể trở thành các chuyên gia trong các doanh nghiệp khai phá dữ
liệu nhằm thiết lập những mơ hình, những thuật tốn cho các nhà lập trình, chuyên gia
lập trình, quản trị cơ sở dữ liệu. Nếu sinh viên giỏi, xuất sắc trở thành các chuyên gia
toán ứng dụng trong kinh tế, giảng viên trong các trường đại học, các viện nghiên cứu.
4. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH TỐN KINH TẾ

Để định hướng cho quá trình đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra, lựa chọn học phần,
phương pháp đánh giá, các chương trình đào tạo cần xác định mục tiêu. Trong dài
hạn, mục tiêu của chương trình đào tạo được hiểu là tuyên bố mang tính phổ quát, các
hành động liên tục được thực hiện theo hướng cụ thể. Trong ngắn hạn, mục tiêu là
những kết quả, những tiến trình mà chương trình đào tạo sẽ đạt nhằm đạt được mục
tiêu dài hạn. Việc xây dựng mục tiêu đào tạo phải xuất phát từ thị trường lao động và
chắc chắn đảm bảo tính linh hoạt hơn khi tính đến các vấn đề học tập suốt đời, học tập
phi truyền thống và các hình thức kinh nghiệm giáo dục phi hình thức khác (Purser,
Council of Europe, 2003).
Dựa vào những chương trình đào tạo và từ những yêu cầu của các chuyên gia trong
các doanh nghiệp, đối với chương trình tốn kinh tế cần đạt được những mục tiêu
chung và cụ thể như sau:
Mục tiêu chung: Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng
về Toán và Kinh tế để trở thành các chuyên gia thực hiện những dự án phân tích định
lượng trong các doanh nghiệp, nhằm cung cấp thơng tin cho nhà quản trị ra quyết
định, có thể hỗ trợ cho những nhà lập trình xây dựng những thuật tốn phân tích định
lượng trong Kinh tế.
Mục tiêu cụ thể: để bảo đảm mục tiêu chung trong dài hạn và chương trình Tốn
kinh tế phải đạt được những mục tiêu (OBJ) như trên Bảng 1:

165


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

Bảng 1: Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Tốn kinh tế
OBJ

Nội dung mục tiêu của chương trình đào tạo


OBJ1 Chương trình đào tạo phải trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về Kinh tế và Quản trị.
OBJ2 Chương trình phải trang bị cho sinh viên những kiến thức về công nghệ thông tin.
OBJ3 Chương trình phải trang bị cho sinh viên những kiến thức về Tốn và Thống kê.
OBJ4 Chương trình rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng cơ bản và kỹ năng nghề nghiệp.
OBJ5 Chương trình rèn luyện cho sinh viên ý thức tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm
xã hội.
Mục tiêu thứ nhất (OBJ1): Chương trình đào tạo phải trang bị cho sinh viên những
kiến thức căn bản về Kinh tế và Quản trị.
Vì đây là chương trình Tốn kinh tế nên sinh viên phải biết những kiến thức về Kinh
tế, cụ thể những những kiến thức Kinh tế học như: Kinh tế vĩ mô và Kinh tế vi mô;
những kiến thức liên quan đến nghiệp vụ như: kế tốn, tài chính, ngân hàng, marketing,
nhân sự... Sở dĩ như vậy vì để vận dụng kiến thức Tốn vào phân tích Kinh tế cần phải
biết bản chất, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, phải biết dữ liệu xuất phát từ đâu, lưu
trữ như thế nào và nhà quản trị cần gì. Hơn nữa, sinh viên cần biết bản chất của dữ liệu,
những loại thông tin cần thiết cho các cấp lãnh đạo trong ra quyết định.
Mục tiêu thứ hai (OBJ2): Chương trình phải trang bị cho sinh viên những kiến
thức về công nghệ thông tin.
Trong môi trường bùng nổ dữ liệu như hiện nay, mọi doanh nghiệp cần phải biết
cách tổ chức thu thập, lưu trữ, phân phối, xử lý dữ liệu, cụ thể là sinh viên được trang
bị những kiến thức về cơ sở dữ liệu, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu. Hơn nữa,
sinh viên Toán kinh tế cũng cần những kiến thức lập trình liên quan đến phân tích dữ
liệu, cụ thể hiện nay có hai ngơn ngữ lập trình trong phân tích dữ liệu là Python và
ngơn ngữ R. Hiện nay, những ngôn ngữ này đang được cộng đồng phân tích dữ liệu
tập trung phát triển. Mỗi ngơn ngữ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nhưng
những ngôn ngữ này khơng khó để nghiên cứu và là mã nguồn mở. Vì cộng đồng sử
dụng hai ngơn ngữ này rất lớn, nên sinh viên hiện nay cũng như về sau này rất thuận
lợi và có triển vọng rất lớn trong nghiên cứu. Hơn nữa, hai ngôn ngữ này cũng là mã
nguồn mở nên tiết kiệm được chi phí cho các doanh nghiệp.


166


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

Mục tiêu thứ ba (OBJ3): Chương trình phải trang bị cho sinh viên những kiến thức
về Toán và Thống kê.
Kiến thức cần thiết để xây dựng mơ hình tốn kinh tế, thực hiện phân tích dữ liệu,
mơ hình tốn tối ưu, kiến thức về ma trận, đại số tuyến tính là rất cần thiết. Hơn nữa,
để thực hiện hiện những dự án phân tích hay lập trình, kiến thức về Thống kê rất cần
thiết. Trong đó, cần trang bị những kiến thức về Thống kê mô tả và Thống kê suy diễn
từ cơ bản đến chuyên sâu.
Mục tiêu thứ tư (OBJ4): Chương trình rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng cơ
bản và kỹ năng nghề nghiệp đảm bảo cho sinh viên năng lực học tập suốt đời.
Để đảm bảo cho sinh viên sau khi ra trường có thể làm việc một cách thành thạo,
chương trình cần rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng điều
hành, phân công, đánh giá, phát triển và duy trì mối quan hệ với đồng nghiệp và đối
tác, rèn luyện sinh viên kỹ năng ngoại ngữ.
Mục tiêu thứ năm (OBJ5): Chương trình rèn luyện cho sinh viên ý thức tuân thủ
pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội.
Không những quan tâm đến kiến thức và kỹ năng, chương trình cũng phải đảm
bảo rèn luyện cho sinh viên hiểu biết về luật pháp, hiểu rõ đạo đức nghề nghiệp, trung
thực trong xử lý dữ liệu và truyền đạt thơng tin. Hơn nữa, sinh viên cịn phải có trách
nhiệm với cộng đồng xã hội, chỉ có như thế mới đảm bảo cho sinh viên thành cơng và
hữu ích cho xã hội.
Chú ý: Những chuẩn đầu ra cần phải thiết kế thành phiếu khảo sát để điều tra tham
khảo ý kiến của các chuyên gia từ các doanh nghiệp. Điều này cần phải thực hiện một
cách nghiêm túc. Đối tượng khảo sát đánh giá mục tiêu phải là những chuyên gia trong
các doanh nghiệp, từ các tập đoàn, các viện nghiên cứu và các trường đại học.

5. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chuẩn đầu ra là những tuyên bố về những gì được mong đợi rằng sinh viên sẽ có
thể làm được như là sau khi học (Jenkins và Unwin, 2001). Hay có thể nói, chuẩn đầu
ra là một tuyên bố về những gì người học dự kiến sẽ biết, hiểu và có thể chứng minh
vào cuối giai đoạn học tập (Gosling và Moon, 2001; Donnelly và Fitzmaurice, 2005).

167


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

Xuất phát từ những mục tiêu đào tạo đã xây dựng, chương trình đào tạo xây dựng
chuẩn đầu ra. Hiện nay, khi xây dựng chuẩn đầu ra, các trường thường căn cứ vào
thang đo Bloom để xây dựng (Bloom và cộng sự, 1956). Trong những năm gần đây, có
nhiều nỗ lực đã được thực hiện để sửa đổi (Anderson & Krathwohl, 2001; Krathwohl,
2002) nhưng các tác phẩm gốc của Bloom và đồng nghiệp của ơng vẫn được trích dẫn
rộng rãi nhất trong tài liệu. Thông qua những khảo sát các chuyên gia từ bên ngoài
và cách thức xây dựng chuẩn đầu ra (PLO) của chương trình Tốn kinh tế cần những
chuẩn đầu ra như trên Bảng 2.
Bảng 2: Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Tốn kinh tế
PLO

Nội dung chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo

PLO1

Áp dụng được kiến thức nền tảng về chính trị, pháp luật, kinh tế và quản trị trong phân tích định
lượng và diễn giải kết quả phân tích


PLO2

Ứng dụng cơng nghệ thơng tin để thu thập dữ liệu, tổ chức, quản lý và phân tích dữ liệu

PLO3

Áp dụng được những kiến thức trong xây dựng những mơ hình tốn kinh tế phục vụ cho phân tích
và lập trình

PLO4

Thiết kế các dự án thu thập, tổ chức, quản lý dữ liệu

PLO5

Tổ chức thực hiện phân tích dữ liệu và diễn giải kết quả phân tích

PLO6

Có kỹ năng tổ chức, điều hành và làm việc nhóm

PLO7

Có kỹ năng thuyết trình và giao tiếp, tác phong làm việc chuyên nghiệp

PLO8

Sử dụng thành thạo ngoại ngữ

PLO9


Tuân thủ pháp luật, trách nhiệm với công việc và với xã hội

6. MA TRẬN CHUẨN ĐẦU RA VÀ MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Khi xây dựng chuẩn đầu ra cần phải đảm những chuẩn này phải đáp ứng những
mục tiêu đặt ra và cần chú ý một mục tiêu có thể được đáp ứng bởi nhiều chuẩn đầu ra
và một chuẩn có thể đáp ứng cho nhiều mục tiêu. Đối với chương trình đào tạo Tốn
kinh tế, có thể có ma trận các mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo như
trên Bảng 3.

168


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

Bảng 3: Ma trận mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Tốn kinh tế
Chuẩn đầu ra

Mục tiêu (OBJ)

(PLO)

OBJ1

PLO1

X

PLO2


OBJ2

OBJ3

OBJ4

OBJ5

X

PLO3

X

PLO4

X

PLO5

X

PLO6

X

PLO7

X


PLO8

X

PLO9

X

7. TÊN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ĐÃ THAM
KHẢO VÀ ĐỐI SÁNH
Trong khi xây dựng chương trình đào tạo cần tuân thủ dựa trên những chương
trình đạo tạo của các trường đại học khác trong và ngoài nước, tức tuân thủ theo các
kỹ thuật như kỹ thuật Benchmarking và kỹ thuật thực hành tốt nhất (best practices).
Bài viết xin giới thiệu vài chương trình trong và ngồi nước được nghiên cứu khi xây
dựng chương trình ngành Toán kinh tế như trên Bảng 4.
Bảng 4: Một số chương trình dùng để tham khảo và đối sánh
TT

Tên chương trình
đào tạo đã tham
khảo và đối sánh

Trường đại học

Hình thức tham khảo và đối sánh

1

Toán kinh tế


Trường Đại học Kinh tế dân, Hà Nội
toan-kinh-te/

2

Toán ứng dụng trong Trường Đại học
/>kinh tế, quản trị và Kinh tế - Luật
maths/CHUONG%20TRINH%20DAO%20TAO%20
tài chính
(Đại học Quốc gia
TOAN%20KINH%20TE_K19_0001.PDF
Thành phố Hồ Chí Minh

169


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

TT

Tên chương trình
đào tạo đã tham
khảo và đối sánh

Trường đại học

Hình thức tham khảo và đối sánh


3

Tốn ứng dụng

Trường Đại học
Tiền Giang

/>
4

Toán Kinh tế

Trường Đại học
Thủ Dầu Một

/>
5

Toán ứng dụng

Trường Đại học Khoa
học và Công nghệ
Hà Nội

/>
6

Econometrics and
Mathematical
Economics


London School of
Economics and
Political Science

/>Degree-programmes-2020/MSc-Econometrics-andMathematical-Economics

7

Mathematical
Economics

University of Waterloo />mathematical-economics

8

Mathematical
Economics

Bucknell University

/>mathematical-economics-program

9

Mathematical
Economics

Clarkson University


/>mathematical-economics#row-id-2

8. KẾT LUẬN
Nhu cầu nguồn nhân lực về Toán kinh tế hiện nay rất cao nhằm đáp ứng nhu cầu
phân tích dữ liệu, chuyên gia về xây dựng mơ hình tốn kinh tế phục vụ các chun
gia phân tích, cho những nhà lập trình những phần mềm phân tích dữ liệu. Ngồi ra,
cịn đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và giảng dạy trong các viên nghiên cứu và các trường
đại học. Tuy nhiên, hiện nay, những chương trình đào tạo được một số trường trong
nước xây dựng đang còn tồn tại một số hạn chế liên quan đến quan điểm tiếp cận, mục

170


KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
ĐÀO TẠO NGÀNH TOÁN KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN

tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra. Từ đó, các trường đại học cần rà sốt lại chương trình
đào tạo theo hướng ứng dụng và lấy người học làm trung tâm, cần lựa chọn những nội
dung phù hợp, khả thi và tăng tính ứng dụng đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường
lao động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Anderson, L.W., & Krathwohl, D. (Eds.) (2001), A Taxonomy for Learning, Teaching
and Assessing: A Revision of Bloom’s Taxonomy of Educational Objectives. New
York: Longman.
2. Bloom, B. S., Engelhart, M., D., Furst, E.J, Hill, W. and Krathwohl, D. (1956),
Taxonomy of educational objectives. Volume I: The cognitive domain. New York:
McKay.
3. Donnelly, R and Fitzmaurice, M. (2005), Designing Modules for Learning. In:
Emerging Issues in the Practice of University Learning and Teaching, O’Neill, G et

al. Dublin: AISHE.

4. Purser, L. (2003), Report on Council of Europe Seminar on Recognition Issues in
the Bologna Process, Lisbon, April 2002, in Bergan, S. (ed), Recognition Issues
in the Bologna Process, />=36&lang=EN&produit_aliasid=1618
5. Gosling, D. and Moon, J. (2001), How to use Learning Outcomes and Assessment
Criteria. London: SEEC Office.

171



×