Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Nghiên cứu cảnh quan phục vụ mục đích sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 212 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------------

DOÃN THẾ ANH

NGHIÊN CỨU CẢNH QUAN PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP
LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC

CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
MÃ SỐ: 9 44 02 17
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TSKH. PHẠM HOÀNG HẢI
2. PGS. TS. ĐẶNG DUY LỢI

HÀ NỘI, 2021


i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận án là trung thực, khách quan và được trích
dẫn đúng quy định. Những kết quả nghiên cứu của đề tài luận án
chưa được cơng bố trong bất kì cơng trình nào khác.

Tác giả luận án



Doãn Thế Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành tại Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, dưới sự hướng dẫn khoa học của GS. TSKH Phạm Hoàng Hải và
PGS.TS Đặng Duy Lợi. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các Thầy
đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên tác giả trong
suốt thời gian thực hiện đề tài luận án.
Tác giả chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Trung
tâm Thông tin và Thư viện, Ban Chủ nhiệm Khoa Địa lí, TS Đỗ Văn ThanhChủ nhiệm Khoa Địa lý, Bộ mơn Địa lí Tự nhiên, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tác giả
học tập, nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành đề tài luận án.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện luận án, tác giả còn
nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến q báu của các thầy cơ giáo, các nhà
khoa học trong Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và cơ quan
khoa học: Viện Địa lí - Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ đã cung cấp tài
liệu, dữ liệu phục vụ quá trình nghiên cứu.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, đồng nghiệp Trường
Cao đẳng Vĩnh Phúc và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn
thành luận án.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn đến những người thân trong gia đình đã
ln động viên trong q trình thực hiện đề tài luận án.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2021

Tác giả luận án


iii

Doãn Thế Anh
MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................... vii
Danh mục bảng, biểu đồ................................................................................. viii
Danh mục hình .................................................................................................. x
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 3
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 4
4. Các luận điểm bảo vệ .................................................................................... 4
5. Những điểm mới của đề tài ........................................................................... 5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 5
7. Cơ sở tài liệu của luận án .............................................................................. 6
8. Cấu trúc của luận án ...................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU CQ PHỤC VỤ
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN

NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ........................................... 7
1.1. Tổng quan các công trình có liên quan .................................................. 7
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu cảnh quan phục vụ mục đích sử
dụng hợp lý nguồn TNTN và phát triển KTXH trên thế giới ....................... 7


iv

1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu cảnh quan phục vụ mục đích sử
dụng hợp lý nguồn TNTN và phát triển KTXH ở Việt Nam và Vĩnh
Phúc ............................................................................................................. 13
1.2. Những vấn đề lý luận về cảnh quan trong luận án ............................. 20
1.2.1. Khái niệm về cảnh quan .................................................................... 20
1.2.2. Nhân tố thành tạo cảnh quan ............................................................. 22
1.2.3. Cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan ..................................... 23
1.2.4. Hệ thống phân loại cảnh quan ........................................................... 26
1.2.5. Hệ thống phân vùng cảnh quan ......................................................... 28
1.2.6. Đánh giá cảnh quan ........................................................................... 30
1.3. Tài nguyên thiên nhiên và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ... 34
1.3.1. Tài nguyên thiên nhiên ...................................................................... 34
1.3.2. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ............................................. 35
1.4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .............................................. 36
1.4.1. Quan điểm nghiên cứu ...................................................................... 36
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 40
1.5. Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 44
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................... 45
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ THÀNH TẠO VÀ ĐẶC
ĐIỂM CẢNH QUAN CỦA TỈNH VĨNH PHÚC ....................................... 47
2.1. Các nhân tố thành tạo cảnh quan của lãnh thổ Vĩnh Phúc ............... 47
2.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................ 47

2.1.2. Địa chất – kiến tạo ............................................................................ 49
2.1.3. Địa hình ............................................................................................. 54
2.1.4. Khí hậu .............................................................................................. 58
2.1.5. Thủy văn............................................................................................ 65
2.1.6. Thổ nhưỡng ....................................................................................... 71


v

2.1.7. Thảm thực vật ................................................................................... 78
2.1.8. Các nhân tố kinh tế xã hội ................................................................. 83
2.2. Đặc điểm phân hóa cảnh quan Vĩnh Phúc........................................... 92
2.2.1. Chỉ tiêu các cấp phân vị và hệ thống phân loại cảnh quan ............... 92
2.2.2. Đặc điểm cảnh quan tỉnh Vĩnh Phúc................................................. 96
2.3. Phân vùng cảnh quan tỉnh Vĩnh Phúc ............................................... 106
2.3.1. Hệ thống phân vùng cảnh quan tỉnh Vĩnh Phúc ............................. 106
2.3.2. Đặc điểm các tiểu vùng CQ tỉnh Vĩnh Phúc ................................... 108
2.4. Động lực và chức năng cảnh quan tỉnh Vĩnh Phúc........................... 113
2.4.1. Động lực cảnh quan ........................................................................ 113
2.4.2. Chức năng cảnh quan ...................................................................... 118
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................. 121
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC ..................................... 122
3.1. Đánh giá cảnh quan cho phát triển lâm nghiệp ................................ 122
3.1.1. Đánh giá cho mục đích phịng hộ ................................................... 122
3.1.2. Đánh giá cho mục đích phát triển rừng sản xuất ............................ 127
3.2. Đánh giá cảnh quan cho phát triển nông nghiệp .............................. 131
3.2.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá .............................................................. 131
3.2.2. Đánh giá cho mục đích trồng cây hằng năm ................................... 132
3.2.3. Đánh giá cho mục đích trồng cây lâu năm...................................... 139

3.3. Đánh giá cho mục đích phát triển du lịch .......................................... 144
3.3.1. Tiêu chí đánh giá ............................................................................. 144
3.3.2. Kết quả đánh giá ............................................................................ 147
3.4. Định hướng tổ chức không gian phát triển các ngành nông, lâm
nghiệp và du lịch theo đơn vị CQ .............................................................. 149
3.4.1. Cơ sở định hướng tổ chức không gian ............................................ 149


vi

3.4.2. Định hướng tổ chức không gian...................................................... 157
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................. 163
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 164
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................................... 168
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 169
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

CQ

CQ


CQST

CQ sinh thái

DTTN

Diện tích tự nhiên

ĐGCQ

Đánh giá CQ

ĐKTN

Điều kiện tự nhiên

GIS

Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý)

KTXH

Kinh tế - xã hội

NCCQ

Nghiên cứu CQ

PTBV


Phát triển bền vững

SDHL

Sử dụng hợp lý

SDHLT
N

Sử dụng hợp lý tài nguyên

STCQ

Sinh thái CQ

TNTN

TNTN

VQG

Vườn quốc gia

UBND

Ủy ban nhân dân


viii


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng
Bảng 2.1. Diện tích địa hình đồng bằng chia theo huyện tỉnh Vĩnh Phúc .... 57
Bảng 2.2. Nhiệt độ khơng khí trung bình tháng và năm (0C) ...................... 60
Bảng 2.3. Độ ẩm khơng khí trung bình các tháng trong năm (%) ..................... 61
Bảng 2.4. Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) ................................. 62
Bảng 2.5. Đặc điểm của một số sông và hồ, đầm lớn của tỉnh ........................ 69
Bảng 2.6. Trữ lượng động tự nhiên nước dưới đất .................................... 71
Bảng 2.7. Các loại đất tỉnh Vĩnh Phúc .......................................................... 72
Bảng 2.8. Hiện trạng sử dụng đất Vĩnh Phúc năm 2018 .............................. 87
Bảng 2.9. Hệ thống phân loại CQ tỉnh Vĩnh Phúc ........................................ 92
Bảng 2.10. Diện tích phụ lớp CQ tỉnh Vĩnh Phúc.......................................... 98

Bảng 2.11. Các loại đất của hạng cảnh quan đồng bằng xâm thực, xâm thực-tích tụ, lượn só
Bảng 2.12. Hệ thống phân vùng cảnh quan tỉnh Vĩnh Phúc ......................... 106
Bảng 2.13. Diện tích các tiểu vùng cảnh quan tỉnh Vĩnh Phúc .................... 107
Bảng 3.1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá CQ đối với rừng phòng hộ.................. 124
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá thích nghi CQ với mục đích ........................... 124
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá thích nghi CQ với mục đích ........................... 125
Bảng 3.4. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá CQ đối với rừng sản xuất ................ 127
Bảng 3.5. Kết quả đánh giá thích nghi CQ với mục đích ........................... 129
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá thích nghi CQ với mục đích ........................... 129
Bảng 3.7. Chỉ tiêu đánh giá CQ cho mục đích trồng cây hằng năm .............. 133
Bảng 3.8. Chỉ tiêu đánh giá CQ cho mục đích trồng cây lúa nước................ 134
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá thích nghi CQ với mục đích phát triển cây
hằng năm chia theo huyện .......................................................... 135



ix

Bảng 3.10. Kết quả đánh giá thích nghi CQ với mục phát triển ................... 136
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá thích nghi CQ với mục đích trồng lúa nước
chia theo huyện ........................................................................... 137
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá thích nghi CQ với mục trồng .......................... 137
Bảng 3.13. Chỉ tiêu đánh giá CQ cho mục đích trồng cây lâu năm .............. 141
Bảng 3.14. ................................. Kết quả đánh giá thích nghi CQ với mục đích

142

Bảng 3.15. ................................. Kết quả đánh giá thích nghi CQ với mục đích

143

Bảng 3.16. Chỉ tiêu đánh giá tài nguyên tự nhiên tại các điểm du lịch tỉnh Vĩnh Phúc

147

Bảng 3.17. Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của CQ với mục đích phát
triển du lịch chia theo huyện ....................................................... 147
Bảng 3.18. Định hướng không gian phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

154

Bảng 3.19. Định hướng không gian phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Vĩnh
Phúc theo tiểu vùng cảnh quan ................................................... 155
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ nhiệt độ lượng mưa trạm Vĩnh Yên (A) và Tam Đảo (B)


63

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ tỷ lệ (%) diện tích hạng đồng bằng xâm thực, xâm thực-tích tụ, lượn


x

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc . Error! Bookmark not defined.
Hình 2.2. Bản đồ các kiểu địa hình ................. Error! Bookmark not defined.
Hình 2.3. Bản đồ đất tỉnh Vĩnh Phúc .............................................................. 76
Hình 2.4. Bản đồ thảm thực vật tỉnh Vĩnh PphúcError! Bookmark not defined.
Hình 2.5. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Vĩnh PhúcError! Bookmark not defined.
Hình 2.6. Bản đồ cảnh quan tỉnh Vĩnh Phúc................................................. 105
Hình 2.7. Lát cắt cảnh quan tỉnh Vĩnh Phúc ... Error! Bookmark not defined.
Hình 2.8. Bản đồ các tiểu vùng CQ tỉnh Vĩnh PhúcError! Bookmark not defined.

Hình 3.1. Bản đồ thích nghi cảnh quan với rừng phịng hộ tỉnh Vĩnh PhúcError! Bookm

Hình 3.2. Bản đồ thích nghi cảnh quan với rừng sản xuất tỉnh Vĩnh PhúcError! Bookma

Hình 3.3. Bản đồ thích nghi cảnh quan với cây hằng năm tỉnh Vĩnh PhúcError! Bookma

Hình 3.4. Bản đồ thích nghi cảnh quan với cây lúa tỉnh Vĩnh PhúcError! Bookmark not

Hình 3.5. Bản đồ thích nghi cảnh quan với cây lâu năm tỉnh Vĩnh PhúcError! Bookmar

Hình 3.6. Bản đồ thích nghi cảnh quan với du lịch tỉnh Vĩnh PhúcError! Bookmark not
Hình 3.7. Bản đồ định hướng không gian ưu tiên phát triển nông-lâm- du

lịch tỉnh Vĩnh Phúc ......................... Error! Bookmark not defined.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, việc sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên (ĐKTN), tài
nguyên thiên nhiên (TNTN) cho mục đích phát triển sản xuất, kinh tế, xã hội
một cách có hiệu quả, bền vững là vấn đề quan trọng và cần thiết trong chiến
lược phát triển kinh tế xã hội (KTXH) của cả nước cũng như với từng vùng
lãnh thổ, địa phương. Để giải quyết những vấn đề này thì việc nghiên cứu,
đánh giá một cách đầy đủ, đồng bộ tiềm năng tự nhiên, đặc điểm các ĐKTN
theo các đơn vị lãnh thổ cho các mục đích ứng dụng thực tiễn cụ thể, cho phát
triển sản xuất, kinh tế, sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn TNTN, đồng thời
bảo vệ được các điều kiện môi trường, sinh thái của lãnh thổ trở thành một
nhiệm vụ quan trọng của khoa học địa lý.
Cảnh quan (CQ) của một lãnh thổ được cấu tạo bởi nhiều thành phần
khác nhau và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống động
lực. Một thành phần nào đó của hệ thống thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của
các thành phần khác và phá vỡ hệ thống cũ để tạo nên một hệ thống mới.
Cảnh quan của một lãnh thổ ln có những thay đổi và phân hóa phức tạp do
nhiều nhân tố khác nhau bao gồm các nhân tố nội tại của CQ và nhân tố con
người.
Con người tác động vào tự nhiên, khai thác TNTN nhằm mục đích
sinh tồn và phát triển dẫn tới sự thay đổi của CQ theo hai chiều hướng: nếu
tác động phù hợp với đặc điểm, quy luật phát triển thì nguồn tài ngun đó
được bảo vệ, được tái tạo và đảm bảo cho việc phát triển bền vững (PTBV);
ngược lại nếu con người tác động không phù hợp, không theo quy luật sẽ gây
nên những hậu quả lâu dài và không lường trước được.

Hiện nay nghiên cứu cảnh quan (NCCQ), đánh giá cảnh quan
(ĐGCQ) đã và đang đáp ứng được nhiều vấn đề thực tế đặt ra và là cơ sở


2

khoa học cho việc lựa chọn các mục tiêu sử dụng hợp lý (SDHL) lãnh thổ.
Phân tích đánh giá CQ trên cơ sở làm rõ cấu trúc, chức năng và động lực phát
triển trong mối quan hệ của tổng hòa nhiều nhân tố là những cơ sở khoa học
tin cậy, đầy đủ để quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế của mỗi vùng
lãnh thổ.
Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc miền tự nhiên Miền Bắc và Đông Bắc Bắc
Bộ, mang đặc điểm của vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, địa
hình thấp dần từ Đơng Bắc xuống Tây Nam và chia làm ba khu vực: đồng
bằng, đồi, vùng núi (núi thấp và núi trung bình). Vĩnh Phúc có tiềm năng để
phát triển kinh tế một cách toàn diện gồm công nghiệp, nông, lâm nghiệp và du
lịch.
Kể từ khi tách tỉnh năm 1997 đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước
phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội, q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa
diễn ra với tốc độ nhanh, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch với tỷ trọng ngày
càng tăng của ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ. Sự phát triển kinh tế xã
hội và các q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa đã tác động mạnh mẽ tới việc
khai thác TNTN và làm thay đổi cảnh quan tỉnh Vĩnh Phúc theo cả hai chiều
hướng tích cực và tiêu cực. Bên cạnh đó các cơng trình nghiên cứu điều tra,
đánh giá tổng hợp tiềm năng tự nhiên cho sử dụng hợp lý nguồn TNTN và phát
triển KTXH một cách toàn diện trên tồn lãnh thổ của tỉnh theo hướng CQ cịn
hạn chế.
Do vậy, việc nghiên cứu tổng hợp, đầy đủ về đặc điểm tự nhiên và
TNTN của tỉnh, đánh giá lại thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên để qua đó
đề xuất định hướng và các giải pháp SDHL các nguồn TNTN, các nguồn lực

KTXH vào mục đích phát triển KTXH của địa phương một cách bền vững là
vấn đề hết sức cần thiết.


3

Xuất phát từ những nhìn nhận trên tác giả đã chọn vấn đề: “Nghiên
cứu cảnh quan phục vụ mục đích sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên và phát triển kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc ” làm đề tài nghiên
cứu của luận án, với mong muốn có được những đóng góp về phương pháp
luận cho hướng NCCQ ứng dụng với một lãnh thổ cụ thể đồng thời cho sự
phát triển bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ những nhân tố tác động đến cảnh quan, các quy luật
tự nhiên thành tạo cảnh quan và sự phân hóa cảnh quan tỉnh Vĩnh Phúc qua
phân tích cấu trúc, chức năng, động lực cảnh quan.
Phân loại cảnh quan, phân vùng cảnh quan và đánh giá cảnh quan cho
việc sử dụng hợp lý nguồn TNTN và phát triển KTXH của tỉnh Vĩnh Phúc từ
đó đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên, tổ chức không gian phát
triển các ngành sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch của tỉnh theo hướng phát
triển bền vững.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Nghiên cứu, áp dụng những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên
cứu CQ cho mục đích định hướng sử dụng hợp lý TNTN và phát triển
KTXH tỉnh Vĩnh Phúc.
2. Phân tích đặc điểm, vai trị của các nhân tố và các quy luật tự nhiên
thành tạo CQ tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Thành lập bản đồ CQ và bản đồ phân vùng CQ tỉnh Vĩnh Phúc tỉ lệ
1:100.000. Phân tích đặc điểm, động lực và chức năng CQ tỉnh Vĩnh Phúc.

4. Đánh giá CQ nhằm xác định mức độ thích hợp của các đơn vị CQ
với mục đích phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch
từ đó đề xuất định hướng sử dụng hợp lý TNTN và phát triển bền vững


4

KTXH tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3. 1. Lãnh thổ nghiên cứu
Lãnh thổ nghiên cứu là tỉnh Vĩnh Phúc được giới hạn theo lãnh thổ
hành chính hiện hành có diện tích tự nhiên 1.235,13 km2 (2018). Ranh giới
của lãnh thổ phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang với ranh giới tự
nhiên là dãy Tam Đảo; phía Tây giáp Phú Thọ, đường ranh giới tự nhiên là
sơng Lơ, phía Đơng và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội.
3.2. Phạm vi khoa học
Luận án tập trung nghiên cứu các nhân tố thành tạo CQ, quy luật phân
hóa CQ từ đó xác định được các đơn vị CQ, xây dựng bản đồ phân loại CQ
và phân vùng CQ của tỉnh Vĩnh Phúc với tỉ lệ 1:100.000.
Phân tích đánh giá tổng hợp mức độ thích hợp của từng đơn vị CQ cho
mục đích phát triển kinh tế nơng-lâm nghiệp và du lịch, so sánh với hiện trạng
sử dụng tài nguyên của khu vực nghiên cứu, đề xuất các định hướng tổ chức
sản xuất các ngành nông, lâm nghiệp và du lịch theo hướng sử dụng hợp lý
CQ.
4. Các luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Vĩnh Phúc có sự đa dạng về tự nhiên thể hiện thông qua hệ
thống phân loại CQ gồm kiểu CQ, lớp CQ, phụ lớp CQ, hạng CQ và loại CQ.
Tiếp cận CQ học, phân tích đa dạng CQ, đánh giá cảnh quan khơng chỉ làm rõ
những đặc điểm khác biệt của tự nhiên mà còn là cơ sở khoa học và thực tiễn
quan trọng nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, định hướng

các giải pháp tổ chức lãnh thổ sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch đối với tỉnh
Vĩnh Phúc.
Luận điểm 2: Vĩnh Phúc có điều kiện thuận lợi để phát triển nông
nghiệp, lâm nghiệp và du lịch. Đánh giá mức độ thích hợp của các loại CQ
cho phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch là cơ sở cơ sở khoa học và thực


5

tiễn tin cậy phục vụ việc đề xuất các định hướng tổ chức không gian, kiến
nghị các giải pháp phù hợp cho phát triển các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp
và du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững.
5. Những điểm mới của đề tài
Kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần củng cố những vấn đề về
lý luận, phương pháp luận của việc nghiên cứu theo hướng cảnh quan học,
hướng địa lí tổng hợp và cảnh quan ứng dụng trong việc phân tích, đánh giá
cấu trúc, chức năng cảnh quan của một lãnh thổ cụ thể nhằm phục vụ mục
đích tổ chức lãnh thổ sản xuất nông, lâm nghiệp và du lịch. Kết quả nghiên
cứu chứng minh được sự phân hoá đa dạng, phức tạp của tự nhiên, tính đặc
trưng và tính quy luật của cảnh quan.
Đã phân tích đặc điểm, vai trị, các quy luật và sự phân hóa khơng gian
của các nhân tố thành tạo CQ tỉnh Vĩnh Phúc. Xây dựng được hệ thống phân
loại CQ, thành lập bản đồ CQ tỉnh Vĩnh Phúc tỉ lệ 1: 100.000.
Bước đầu phân tích cấu trúc chức năng và động lực CQ tỉnh Vĩnh Phúc.
Đã đánh giá, xác lập được mức độ thích nghi, xây dựng các bản đồ
đánh giá thích nghi sinh thái của các đơn vị CQ đối với nông, lâm nghiệp, du
lịch làm cơ sở đề xuất định hướng, các giải pháp cho phát triển bền vững
nông, lâm nghiệp và du lịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học

Góp phần bổ sung những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu,
đánh giá CQ cho mục đích sử dụng hợp lý TNTN, phát triển KTXH của một
lãnh thổ cụ thể.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là những luận cứ khoa học có giá trị, là


6

tài liệu tham khảo trong định hướng sử dụng hợp lý TNTN, phát triển kinh tế,
bảo vệ môi trường của tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng PTBV đồng thời cũng là
tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy địa lý địa phương.
7. Cơ sở tài liệu của luận án
Nguồn tư liệu để thực hiện đề tài luận án gồm có:
Hệ thống bản đồ: Bản đồ địa hình, Bản đồ địa chất, Bản đồ hiện trạng,
Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Vĩnh Phúc tỷ lệ 1:50.000, Bản đồ hiện trạng sử dụng
đất tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018 tỷ lệ 1:100.000. Bản đồ chuyên đề đã được tác
giả xây dựng, chỉnh hợp và biên tập.
Hệ thống tài liệu: Các tài liệu lý luận về CQ, phân tích và nghiên cứu,
đánh giá CQ. Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, TNTN và các đề tài nghiên
cứu về tỉnh Vĩnh Phúc. Các tài liệu về quy hoạch phát triển KTXH, quy hoạch
phát triển các ngành của tỉnh Vĩnh Phúc. Các số liệu về dân cư, kinh tế, xã hội
tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm. Niên giám thống kê Vĩnh Phúc.
Các tư liệu ghi chép, quan sát, phân tích, điều tra thực địa, các ảnh chụp
của tác giả qua các đợt thực địa.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận án gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu cảnh quan
phục vụ mục đích sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển

kinh tế xã hội.
Chương 2. Phân tích các nhân tố thành tạo và đặc điểm cảnh quan tỉnh Vĩnh
Phúc.
Chương 3. Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển kinh tế xã hội
tỉnh Vĩnh Phúc.


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU CQ PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH SỬ
DỤNG HỢP LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
1.1. Tổng quan các cơng trình có liên quan
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu cảnh quan phục vụ mục đích sử
dụng hợp lý nguồn TNTN và phát triển KTXH trên thế giới
CQ học là một bộ môn khoa học về địa lý tự nhiên tổng hợp, những
kiến thức cơ sở của địa lý tự nhiên đại cương là điều kiện để nghiên cứu CQ
học. Kể từ khi ra đời đến nay, CQ học đã có nhiều đóng góp vào mục đích
thực tiễn, có quan hệ trực tiếp tới vấn đề khai thác, sử dụng hợp lý lãnh thổ và
bảo vệ TNTN. CQ học đã phát triển một cách nhanh chóng, ngày càng hồn
thiện về cơ sở khoa học và trở thành một ngành quan trọng của địa lý tự nhiên
hiện đại nghiên cứu về các thể tổng hợp địa lý tự nhiên đáp ứng được các yêu
cầu, mục đích khai thác tối ưu lãnh thổ và sử dụng hợp lý TNTN.
Tiền đề cơ bản của việc hình thành khoa học CQ là mối quan hệ tương
hỗ, phức tạp giữa giới vô sinh và giới hữu sinh và những đòi hỏi của hoạt
động KTXH. Đây là cơ sở để dẫn đến nghiên cứu tổng hợp của khoa học địa
lý nhằm giải quyết vấn đề muốn khai thác tự nhiên thì cần phải hiểu biết rõ
ràng, đầy đủ các mối quan hệ giữa các hợp phần tự nhiên và các tổng hợp thể
địa lý tự nhiên lãnh thổ cụ thể.

Đối tượng nghiên cứu của CQ học là lớp vỏ địa lý bao gồm thạch
quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển, khí quyển xâm nhập
vào nhau và được cấu tạo từ các khu vực lớn, nhỏ được phân hóa ra trong
lịch sử phát triển của Trái Đất. Các khu vực lớn nhỏ này là các địa tổng thể
hay các tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên.


8

Cảnh quan học có nhiệm vụ nghiên cứu các địa tổng thể, tìm hiểu mối
quan hệ biện chứng giữa các thành phần vật chất và năng lượng cấu tạo nên
chúng và cả những mối quan hệ biện chứng giữa các địa tổng thể với nhau.
Cảnh quan học được ra đời vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Châu
Âu và Bắc Mỹ với các cơng trình nghiên cứu về sự phân chia tự nhiên bề mặt
đất của nhiều nhà Địa lý Nga, Đức, Anh, Pháp, Mỹ như: V.V. Đôcusaev, L.S.
Berg, G.N.Vưxotxki, G.F.Môrôzov, Z.Passarge, A.Hettner,...
Cảnh quan học hiện đại bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ những năm 60
của thế kỷ XX với những nghiên cứu cấu trúc, xác định định tính các tính chất
của CQ. Trong q trình phát triển, cùng với việc sử dụng các biện pháp liên
ngành, các hướng tiếp cận khác nhau và với các yêu cầu mới của phát triển
KTXH, CQ học đã từng bước thay đổi từ nghiên cứu cấu trúc sang nghiên
cứu chức năng, động lực CQ. Trong những năm gần đây, với sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã giúp cho địa lý CQ có những cơng cụ
nghiên cứu hữu hiệu như công nghệ viễn thám, công nghệ GIS,...
Hiện nay việc NCCQ đã được mở rộng về cả phương pháp nghiên
cứu, cách tiếp cận, vì vậy các kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng rộng rãi
trong phát triển KTXH, tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý TNTN
và phát triển bền vững KTXH.
1.1.1.1.Hướng nghiên cứu phân vùng cảnh quan, phân loại cảnh quan phục
vụ mục đích tổ chức lãnh thổ (nghiên cứu theo hướng cá thể hoặc kiểu loại

cảnh quan)
Cảnh quan học được hình thành và phát triển từ các nhà CQ học Nga và
một số nước thuộc Liên Xô trước đây. Học thuyết về CQ được sáng lập ra bởi
L.S. Berg năm 1913 khi đưa ra quan niệm CQ dựa trên học thuyết của V.V.
Docusaev về địa tổng thể và các đới thiên nhiên: CQ thiên nhiên là một thể
thống nhất gồm có địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và lớp phủ thực vật và coi


9

CQ chính là đối tượng nghiên cứu của địa lý. Đến năm 1931, cơ sở để hồn
thiện lí luận CQ đã được L.S. Berg đưa ra trong tác phẩm “Các đới CQ địa lí
Liên Xơ” (tập 1) trong đó đã trình bày một cách có hệ thống cơ sở học thuyết
CQ, chỉnh lý, bổ sung lại định nghĩa đầu tiên của mình và đưa ra những ví dụ
về CQ, nhận xét về sự tác động tương hỗ giữa các CQ và giữa các thành phần
của nó, đồng thời chỉ ra nguồn gốc của CQ học. Trong những năm tiếp theo
với các nghiên cứu của mình các tác giả G.N.Annhenxkaia (1963), F.N.
Milkov (1967), D.L. Armand (1975) đã trình bày rõ cách phân chia các đơn vị
CQ hoặc đề cập đến CQ (các tổng thể thiên nhiên) với tên gọi các “tổng thể
cộng sinh” hay “địa hệ” [2], [26], [42], [43].
Cùng với sự phát triển của xã hội và đòi hỏi của thực tiễn sản xuất,
hướng nghiên cứu CQ ứng dụng đã ra đời và A.G. Ixatsenko là người đặt nền
móng cho sự phát triển hướng nghiên cứu này thông quan nhiều nhiều cơng
trình và tác phẩm được cơng bố từ năm 1961 đến 1976 như: “Bản đồ CQ Liên
Xô, tỉ lệ 1:4.000.000 và vấn đề phương pháp nghiên cứu CQ”, “Cơ sở CQ
học và phân vùng địa lí tự nhiên”, “Về những nội dung của bản đồ CQ địa
lí”.
Cùng với các cơng trình của A.G. Ixatsenko, thì các cơng trình phân
loại CQ của N.A.Xoltsev, A.A.Grigoriev, X.V.Kalexnik, N.A. Gvozdexki,...
đã đề cập đến vấn đề phương pháp nghiên cứu CQ, cơ sở lí thuyết và các

nguyên tắc cơ bản trong phân vùng địa lí tự nhiên, đưa ra nhiều hệ thống phân
vị khác nhau [26].
Năm 1985, trong cơng trình “CQ học ứng dụng” A.G. Ixatsenko đã
phân tích những mối quan hệ tác động của con người lên CQ, làm cho các CQ
bị biến đổi sâu sắc địi hỏi phải tìm cách tối ưu hóa trong khai thác tự nhiên
(SDHL tài nguyên) [27], đây là tiền đề cho các nghiên cứu các tác động của
con người tới sự hình thành CQ. Sự phân hóa lãnh thổ được xác lập dựa trên


10

các hệ thống phân loại và phân vùng CQ. Trong giai đoạn tiếp theo, hướng tiếp
cận này được A.G.Ixatsenko và nhiều tác giả củng cố về mặt lý luận và thực tiễn
trong tổ chức định hướng không gian sản xuất cho các ngành nông, lâm nghiệp,
du lịch và thể hiện rõ quan điểm ứng dụng vào CQ học.
Kết quả NCCQ học ứng dụng của các tác giả V.N.Xonlsev,
L.A.Tlephilov, V.E.Menchenko, A.V.Drodov, Yu.V.Bonkov… trong tổ chức,
quy hoạch lãnh thổ ở nhiều nước khác nhau trên thế giới đã được cơng bố và
đóng góp nhiều hơn các nội dung về cơ sở lý luận và thực tiễn của hướng
nghiên cứu này.
Như vậy, phân vùng CQ và phân loại CQ là hai cách tiếp cận để thể
hiện sự phân hóa khơng gian của lãnh thổ.
Phân vùng CQ với quan niệm CQ là đơn vị cá thể - các đơn vị phân
chia không được phép lặp lại trong không gian và mỗi đơn vị sẽ hoàn toàn
độc lập với nhau. Đây là cách phân vùng nhấn mạnh nhấn mạnh đến tương
quan phân bố của các đơn vị CQ và mối quan hệ của chúng.
Phân loại CQ với quan niệm CQ là đơn vị phân loại- các đơn vị phân
chia được phép lặp lại trong không gian và các đơn vị này sẽ thuộc cùng một
kiểu loại. Đây là cách phân vùng nhấn mạnh đến sự tương đồng về chất
Cả hai cách tiếp cận trên đều có nhiệm vụ phân chia ra các đơn vị lãnh

thổ nhỏ hơn nằm trong một địa tổng thể bất kì, và mỗi đơn vị lãnh thổ được
phân chia phải có những nét đặc trưng riêng phân biệt với các đơn vị lân cận
và được nhận biết theo những dấu hiệu nhất định làm cơ sở cho việc đánh giá
CQ theo các mục đích sử dụng khác nhau.
1.1.1.2. Hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan
Sinh thái CQ (STCQ) là một khoa học nghiên cứu về các đặc điểm
sinh thái CQ: thành phần, cấu trúc, chức năng của CQ, các mơ hình CQ,
mối quan hệ tác động giữa các yếu tố trong mơ hình CQ, sự thay đổi của
mơ hình CQ theo thời gian và việc áp dụng CQ trong thực tế.


11

Khái niệm sinh thái CQ (Landscape ecology) được Carl Troll đưa ra
năm 1939. STCQ nhấn mạnh vai trò của các tác động của con người trong
cấu trúc và chức năng CQ và là một trong những những yếu tố gây ra sự
thay đổi trong CQ [92], [96]. Các nghiên cứu sinh thái CQ tập trung vào
việc nghiên cứu cấu trúc và chức năng CQ (Forman và Godron năm 1986)
[100], quan hệ định lượng giữa các yếu tố thành tạo CQ, nghiên cứu xây
dựng các cách phân loại chức năng CQ (De Groot, 1992)[89], tìm ra các
mối liên hệ trong cấu trúc và chức năng CQ, phân tích tính đa dạng và đánh
giá giá trị sử dụng của các đơn vị CQ nhằm định hướng quy hoạch lãnh
thổ ở các quy mô khác nhau, đánh giá tác động môi trường và quản lý tài
nguyên.
Trong nghiên cứu cấu trúc CQ đã có sự thay đổi theo hướng từ tiếp cận
định tính sang tiếp cận định lượng về mặt cấu trúc hình thái như: S.Rodolphe
và H.Philipp (2003) “Định tính và định lượng trong trong phân tích cấu trúc
CQ”, với khu vực nghiên cứu là Monteverda thuộc Costa Rica [94]; Angela
Lausch và nnk (2015) nhấn mạnh vai trò của các chỉ số cấu trúc hình thái CQ
trong phân tích cấu trúc CQ [85]. Cách tiếp cận đánh giá vai trò của các nhân

tố trong cấu trúc CQ đi sâu vào mối quan hệ tác động, trao đổi vật chất giữa
các thành phần. Việc ứng dụng các phương pháp định lượng trong đánh giá
CQ đã xây dựng được các dữ liệu chính xác về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng,
thảm thực vật góp phần ứng dụng vào thực tế [81], [98], [99].
Ngoài việc thay đổi từ nghiên cứu định tính sang nghiên cứu định
lượng về mặt cấu trúc CQ thì một nội dung quan trọng của việc nghiên cứu
CQ là phân loại chức năng CQ. Việc phân loại chức năng CQ đã được đề
cập đến trong nhiều nghiên cứu trước hết phải kể đến E.Niemann (1977) và
R.de Groot (1992) đã đưa ra các cách phân loại chức năng CQ; trong cơng
trình “Sinh thái CQ” của R.Forman và M.Godron (1986) đã coi cấu trúc
và chức năng là các đặc trưng quan trọng của sinh thái CQ, là “sự tương tác


12

theo khơng gian giữa các dịng vật chất và năng lượng với các thành phần
của hệ sinh thái” [98]. Phân tích chức năng CQ, coi phân tích chức năng
CQ, đánh giá chức năng và tiềm năng CQ là cơ sở, công cụ trong việc đánh
giá vấn đề SDHL đất đai, quyết định sử dụng loại hình đất. R.de Groot
(2006) coi phân tích chức năng CQ là cơ sở để đánh giá vấn đề SDHL đất
đai [88]. Ngoài ra, nhiều tác giả cho rằng phân tích, đánh giá khơng gian chức
năng CQ là cơ sở nắm bắt thông tin để tham gia điều chỉnh sự phát triển CQ
tiếp cận nghiên cứu chức năng cho các mục đích thực tiễn khác nhau [87],
[88], [91], [93].
Trong thời gian gần đây, với việc ứng dụng các cơng nghệ hiện đại
như viễn thám, GIS thì việc nghiên cứu STCQ tập trung vào việc xác định
mối quan hệ giữa mơ hình khơng gian và q trình biến đổi CQ để thành
lập bản đồ CQ, bản đồ ĐGCQ; sử dụng các phương pháp nghiên cứu định
lượng trong phân tích, ĐGCQ mang lại các kết quả chính xác về các dữ
liệu đất, các yếu tố khí hậu, thảm thực vật và có giá trị thực tiễn lớn

[98],[99]. Ngồi ra, các kết quả nghiên cứu ứng dụng của STCQ còn giúp
chúng ta quản lý các mối đe doạ đối với mơi trường và có biện pháp bảo
tồn, sử dụng CQ [86], [95].
Hướng nghiên cứu sinh thái CQ nghiên cứu cấu trúc, chức năng CQ
nhằm làm nổi bật các đặc điểm của CQ, tính quy luật phân hóa của CQ, phản
ánh mối quan hệ giữa cấu trúc CQ và các quá trình hệ sinh thái trong CQ.
Trong quá trình phát triển, hướng nghiên cứu sinh thái CQ từng bước có sự
thay đổi từ mơ tả thuần túy đến phân tích thành phần, từ phân tích định tính đến
phân tích định lượng, từ các nghiên cứu định hướng cấu trúc tới nghiên cứu
định hướng chức năng, từ nghiên cứu định hướng hình thái đến nghiên cứu
định hướng hệ thống [66]. Điều này cho phép phát triển các mơ hình phân tích
khơng gian để nghiên cứu các CQ phức tạp nhằm phục vụ các mục đích của
thực tiễn là việc sử dụng hợp lý TNTN và phát triển KTXH của mỗi đơn vị


13

lãnh thổ.
1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu cảnh quan phục vụ mục đích sử
dụng hợp lý nguồn TNTN và phát triển KTXH ở Việt Nam và Vĩnh Phúc
1.1.2.1. Ở Việt Nam
a) Hướng nghiên cứu phân vùng cảnh quan, phân loại cảnh quan phục vụ
mục đích tổ chức lãnh thổ
Nghiên cứu địa lí tự nhiên tổng hợp ở nước ta xuất hiện khá sớm. Các
cơng trình nghiên cứu đầu tiên là của các tác giả Pháp, tuy nhiên việc phân
chia đó mang tính chất tùy tiện, thiếu cơ sở khoa học, lẫn lộn giữa các yếu tố
tự nhiên và yếu tố xã hội nhằm mục đích phục vụ cho việc khai thác thuộc địa
và quân sự [32].
Trong các giai đoạn tiếp theo, với các cơng trình nghiên cứu CQ của
mình các nhà địa lí Xơ Viết đầu tiên đã phân vùng địa lí tự nhiên Việt Nam

một cách khoa học hơn: T.N.Sêglova (1957) đã phân chia các khu vực địa lý
tự nhiên Việt Nam theo hệ thống phân vị gồm 2 cấp: vùng và á vùng;
V.M.Fridland (1961) phân chia miền Bắc Việt Nam thành 3 miền, 8 khu, 37
vùng và vành đai thẳng đứng [32].
Đối với các tác giả trong nước trước tiên phải kể đến là cơng trình
“Địa lý tự nhiên Việt Nam” của Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập (1963) đã
đưa ra hệ thống phân vị gồm 6 cấp và các nguyên tắc cơ bản của phân vùng
CQ và áp dụng cho lãnh thổ Việt Nam [8]. Năm 1970, Tổ phân vùng địa lý
tự nhiên thuộc Uỷ ban Khoa học và kĩ thuật Nhà nước đã nghiên cứu và
tiến hành phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam với hệ thống gồm 7
cấp phân vị, ngắn gọn, tương đối hồn chỉnh, có chỉ tiêu cho từng cấp phân
vị trong cơng trình “Phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ Việt Nam”[56].
Trong cơng trình “CQ địa lý miền Bắc Việt Nam” (1976) Vũ Tự Lập đã
tìm ra những đặc điểm, quy luật phân hoá của địa lý tự nhiên Việt Nam
đồng thời đưa ra một hệ thống phân vị gồm 16 cấp với chỉ tiêu riêng xác định


14

và chứng minh được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa quy luật phân hoá địa đới
và phi địa đới trong phân chia lãnh thổ Việt Nam – đây được xem là một cơng
trình tổng hợp có giá trị về mặt lý luận đối với khoa học địa lí Việt Nam hiện
đại [30].
Ngoài ra, việc phân vùng lãnh thổ Việt Nam còn được thực hiện bởi
Nguyễn Văn Nhưng và Nguyễn Văn Vinh trong tài liệu “Phân vùng địa lí tự
nhiên đất liền, đảo - biển Việt Nam và lân cận” (1988)[38]. Những kết quả
nghiên cứu trên bước đầu đã đáp ứng phần nhu cầu phát triển KTXH của đất
nước theo từng thời điểm cụ thể và là cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc
nghiên cứu CQ trên lãnh thổ Việt Nam sau này.
Cùng với việc phân vùng lãnh thổ Việt Nam, có rất nhiều tác giả đi sâu

nghiên cứu CQ, phân loại CQ, phân kiểu CQ trên lãnh thổ Việt Nam: “Nghiên
cứu xây dựng bản đồ CQ lãnh thổ Việt Nam” của tập thể tác giả thuộc Trung
tâm Địa lý tự nhiên (1993); “Các đơn vị phân loại CQ Việt Nam” Nguyễn
Cao Huần, Nguyễn Ngọc Khánh, Phạm Hoàng Hải (1996); “Nghiên cứu về
các nguyên tắc và hệ thống phân vị CQ Việt Nam” Phạm Hoàng Hải
(2000);“Cơ sở CQ học của việc sử dụng hợp lý TNTN, bảo vệ lãnh thổ mơi
trường Việt Nam” Phạm Hồng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc
Khánh (1997) [17];“Phân loại CQ nhân sinh Việt Nam” Nguyễn Cao Huần,
Trần Anh Tuấn (2000). Các cơng trình này đã đưa ra các hệ thống phân loại
với các cấp phân vị với các chỉ tiêu phân chia cụ thể và có nhiều điểm chung
phù hợp với mục đích nghiên cứu, phạm vi lãnh thổ và đã cung cấp những
vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu CQ các vùng lãnh thổ Việt
Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu sự
phân hóa lãnh thổ, các cơng trình NCCQ ứng dụng hiện nay ở nước ta có xu
hướng vận dụng cho từng vùng lãnh thổ cụ thể của các miền, khu, tỉnh nhằm
phục vụ việc SDHL TNTN, BVMT và phát triển KTXH một cách bền vững:


×