TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------o0o--------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chun ngành: Kế tốn – Kiểm tốn
TÁC ĐỢNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN
CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên
: Ngô Thị Giang
Mã số sinh viên
: 1512230022
Lớp
: Anh 9 – QTKD
Khóa
: 54
Người hướng dẫn khoa học : ThS. Nguyễn Thị Phương Mai
Hà Nội, tháng 06 năm 2019
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu .......................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4
6. Bố cục khóa luận ................................................................................................5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0 ĐẾN NGÀNH KIỂM TOÁN .............................................................6
1.1. Tổng quan về Cách mạng cơng nghiệp 4.0 ....................................................6
1.1.1. Bối cảnh và q trình định hình cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0 ..........6
1.1.2. Khái niệm Cách mạng công nghiệp 4.0 .....................................................8
1.1.3. Các nội dung của Cách mạng công nghệp 4.0 .........................................10
1.2. Tác động của Cách mạng cơng nghiệp 4.0 đến ngành kiểm tốn ..............16
1.2.1. Cạnh tranh trong ngành kiểm toán ..........................................................16
1.2.2. Chất lượng dịch vụ kiểm toán..................................................................21
1.2.3. Năng lực của kiểm toán viên ...................................................................24
1.2.4. Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin ......................................................27
1.2.5. Nhu cầu thị trường kiểm tốn ..................................................................28
1.2.6. Tởng lược các tác động ............................................................................29
i
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0 ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN VIỆT NAM ...........32
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam ............................32
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán độc lập tại Việt Nam .32
2.1.2. Thực trạng các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam hiện nay ...............33
2.2. Cơ hội và thách thức với các doanh nghiệp Kiểm tốn Việt Nam trong
cách mạng cơng nghiệp 4.0 ..................................................................................39
2.2.1. Cơ hội....................................................................................................39
2.2.2. Thách thức ............................................................................................40
2.3. Thực trạng tác động của CMCN 4.0 đến các doanh nghiệp kiểm toán Việt
Nam .......................................................................................................................40
2.3.1. Giới thiệu cuộc khảo sát .......................................................................41
2.3.2. Kết quả khảo sát ....................................................................................43
2.4. Đánh giá thực trạng ......................................................................................57
2.4.1. Kết quả đạt được ...................................................................................57
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân .......................................................................59
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THÍCH NGHI
VỚI CMCN 4.0 CHO CÁC DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN VIỆT NAM .....61
3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích nghi với những tác động
của CMCN 4.0 ......................................................................................................61
3.1.1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ...............................................61
3.1.2. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán ...............................62
3.1.3. Giải pháp nâng cao năng lực của kiểm toán viên .................................64
3.1.4. Giải pháp cải thiện hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin ....................64
3.1.5. Giải pháp đáp ứng yêu cầu thị trường ..................................................65
3.1.6. Điều kiện thực hiện giải pháp ...............................................................66
ii
3.2. Một số khuyến nghị .......................................................................................67
3.2.1. Đối với các Cơ quan quản lý Nhà nước................................................67
3.2.2. Đối với Hội nghề nghiệp.......................................................................67
3.2.3. Đối với các đơn vị đào tạo ....................................................................68
KẾT LUẬN ..............................................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................71
PHỤ LỤC ............................................................................................................... viii
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ đầy đủ
Từ viết tắt
BCTC
Báo cáo tài chính
CL
Chất lượng
CMCN
Cách mạng công nghiệp
CNTT
Công nghệ thông tin
CT
Cạnh tranh
DN
Doanh nghiệp
DNKT
Doanh nghiệp kiểm tốn
KH
Khách hàng
KH&CN
Khoa học và cơng nghệ
KTV
Kiểm tốn viên
NC
Nhu cầu
NL
Năng lực
VACPA
Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt
ACA
Nghĩa tiếng Anh
Association of the Institute of
Chartered Accountants
Nghĩa tiếng Việt
Kiểm toán viên cơng chứng
The Association of Chartered
Hiệp hội Kế tốn Cơng
Certified Accountants
chứng Anh Quốc
AI
Artificial Intelligence
Trí tuệ nhân tạo
CPA
Certified Public Accountants
Kế toán viên cơng chứng
The Institute Of Chartered
Viện Kế tốn Cơng chứng
Accountants In England and Wales
Anh và xứ Wales
IoS
Internet of Services
Internet kết nối dịch vụ
IoT
Internet of Things
Internet kết nối vạn vật
ML
Machine Learning
Máy học
ACCA
ICAEW
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng tóm tắt các tác động của CMCN 4.0 đến ngành kiểm toán.............30
Bảng 2.1: Diễn biến số lượng doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam qua các năm .33
Bảng 2.2: Bảng tỷ trọng doanh thu dịch vụ các cơng ty kiểm tốn năm 2017 .........35
Bảng 2.3: Bảng xếp hạng các cơng ty kiểm tốn năm 2017 .....................................37
Bảng 2.4: Kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán 2018 tại một số doanh
nghiệp kiểm toán Việt Nam ......................................................................................38
Bảng 2.5: Bảng câu hỏi khảo sát tương ứng với các khía cạnh nghiên cứu .............42
vi
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Các cuộc cách mạng cơng nghiệp ...............................................................7
Hình 1.2: Các nội dung của Cách mạng cơng nghệp 4.0 ..........................................10
Hình 2.1: Phân tích tỷ trọng doanh thu dịch vụ các cơng ty kiểm tốn năm 2017 ...35
Hình 2.2: Đối tượng tham gia khảo sát .....................................................................43
Hình 2.3: Loại hình doanh nghiệp kiểm tốn............................................................44
Hình 2.4: Mức độ tác động của CMCN 4.0 đến DNKT ...........................................45
Hình 2.5: Mức độ ứng dụng CMCN 4.0 tại DNKT ..................................................46
Hình 2.6: Mức độ chuẩn bị của DNKT để thích nghi với tác động của CMCN 4.0 46
Hình 2.7: Tác động của CMCN 4.0 đến năng lực cạnh tranh của DNKT ................47
Hình 2.8: Tác động của CMCN 4.0 đến chính sách nhân sự của các DNKT ...........48
Hình 2.9: Mức độ tác động của CMCN 4.0 đến các bước trong quy trình kiểm tốn
tại các DNKT Việt Nam ............................................................................................49
Hình 2.10: Tác động của CMCN 4.0 đến chất lượng dịch vụ kiểm tốn .................50
Hình 2.11: Mức độ quan tâm của kiểm toán viên đối với CMCN 4.0 ......................51
Hình 2.12: Mức độ hiểu biết của KTV đối với CMCN 4.0 ......................................52
Hình 2.13: Khả năng thích nghi của KTV với những tác động của CMCN 4.0 .......52
Hình 2.14: Mức độ tác động của CMCN 4.0 đến các yếu tố liên quan đến năng lực
nghề nghiệp của KTV ...............................................................................................53
Hình 2.15: Ứng dụng của CMCN 4.0 trong quy trình kiểm tốn tại các DNKT ......54
Hình 2.16: Tác động của CMCN 4.0 đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin
của các DNKT ...........................................................................................................55
Hình 2.17: Tác động của CMCN 4.0 đến nhu cầu thị trường đối với dịch vụ của các
DNKT ........................................................................................................................56
vii
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cách mạng công nghiệp 4.0, kỷ nguyên của sự phát triển các công nghệ mới, đã và
đang ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội của tất cả các quốc
gia trên thế giới, làm thay đổi một cách căn bản của nền sản xuất hiện đại. Theo Brian
Householder, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Hitachi Vantara, “Khái niệm về số hóa
vạn vật đang ngày trở nên chân thật hơn bao giờ hết. Tự động hóa, trí tuệ nhân tạo,
IoT, máy học và những công nghệ tiên tiến khác có thể nắm bắt và phân tích lượng
dữ liệu khổng lồ phục vụ công việc. Nó đặt ra thách thức về việc phải thay đổi cách
con người đang nghĩ và đang làm việc để tạo ra những giá trị mới từ những phát hiện
đạt được từ những công nghệ tiên tiến”. Như vậy, CMCN 4.0 đã và đang làm thay
đổi môi trường, điều kiện, tính chất công việc của tất cả các ngành nghề từ sản xuất
đến dịch vụ, đòi hỏi phải có sự đầu tư, nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng để thích nghi
và bắt kịp với những tác động sâu sắc do cuộc cách mạng mang lại.
Trong lĩnh vực kiểm tốn, cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư đang thay đởi cách các
kiểm tốn viên chuyên nghiệp thực hiện công việc của họ thông qua việc áp dụng trí
tuệ nhân tạo, chuỗi khối, và các công cụ phân tích dữ liệu lớn. Công nghệ đang cho
phép kiểm toán tiếp cận đến những khía cạnh sâu hơn trong lĩnh vực và nâng cao hiệu
quả công việc hơn bao giờ hết. Tại Việt Nam, dưới góc độ doanh nghiệp, CMCN 4.0
cũng đặt ra không ít những thách thức cũng như cơ hội. Việc hiểu và nắm bắt được
những yếu tố này có ý nghĩa vô dùng quan trọng cho sự phát triển của các doanh
nghiệp kiểm toán trong thời đại số. Từ đó đặt ra vấn đề cần có nghiên cứu về “tác
động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam” để
giúp các doanh nghiệp có thể chủ động tận dụng thời cơ, đồng thời nhận biết và khắc
phục những khó khăn đặt ra, bắt kịp với trình độ phát triển chung, tìm ra những giải
pháp phát triển bền vững trong thời gian tới.
1
2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Hiện nay, tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về CMCN 4.0 và ảnh hưởng của cuộc
cách mạng đến các lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu
nổi bật sau:
- “Tổng luận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” do Cục Thông tin
KH&CN Quốc gia biên soạn cung cấp lý luận tổng quan về CMCN 4.0. Nghiên cứu
chỉ ra những tác động của cuộc CMCN 4.0 đến mọi mặt của một quốc gia như: (1)
tác động đối với chính phủ, buộc chính phủ phải có sự phân phối lại và phân bổ quyền
lực dưới sự hỗ trợ của công nghệ; (2) tác động đối với doanh nghiệp gồm bốn tác
động chính là những kỳ vọng của khách hàng, nâng cao sản phẩm, đổi mới hợp tác
và các hình thức tở chức doanh nghiệp đồng thời tạo thuận lợi cho khởi nghiệp; (3)
tác động tới người dân, làm thay đổi bản sắc và cuộc sống của con người; (4) tác động
đến việc làm và phân cực lực lượng lao động, chỉ ra năng lực là cốt lõi của nền sản
xuất và CMCN 4.0 sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn. Tổng luận nêu ra một số chiến lược
và chính sách công nghiệp một số nền kinh tế lớn như Mỹ, Đức, Trung Quốc trước
cuộc CMCN lần thứ 4, từ đó đưa ra một số khuyến nghị chính sách cho Việt Nam
trong bối cảnh của cuộc cách mạng này.
- Bài viết “Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và sự chuẩn bị của ngành Ngân
hàng Việt Nam” của TS. Nghiêm Xuân Thành đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2, số
tháng 2/2017 chỉ ra những tác động của cuộc CMCN 4.0 đến ngành ngân hàng: (1)
làm thay đởi hồn tồn kênh phân phối và các sản phẩm dịch vụ của ngành ngân hàng;
(2) kết nối thị trường tài chính toàn cầu thành một thị trường thống nhất; (3) phân
thích và xử lý dữ liệu nhanh hơn, giảm chi phí và tạo lợi thế cạnh tranh; (4) gây khó
khăn trong quản lý và giám sát hoạt động tiền tệ - ngân hàng; (5) sự phát triển của
đồng tiền điện tử. Bên cạnh đó, bài viết cũng đề cập đến những thách thức và cơ hội
của cuộc CMCN 4.0 đối với ngành ngân hàng và kế hoạch, giải pháp để nắm bắt cơ
hội, vượt qua thách thức.
- Khảo sát “Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động đến ngành nghề và
hội viên VACPA” của TS. Trân Khánh Lâm nghiên cứu về mức độ quan tâm, mức độ
tác động của CMCN 4.0, cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng, về mức độ triển
khai và giải pháp. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy đa số KTV và DNKT chưa hiểu rõ
2
CMCN 4.0 sẽ tác động như thế nào đến ngành nghề, tuy nhiên, đa số đều nhận định
rằng CMCN 4.0 đem đến những thách thức lớn trong tương lai về: loại hình dịch vụ,
phương pháp, cách thức cung cấp dịch vụ và sự cạnh tranh trong ngành.
Như vậy, qua tổng quan, có thể thấy CMCN 4.0 đã được nghiên cứu cả về mặt lý luận
lẫn tác động thực tiễn đến một lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, dưới góc độ của ngành
kiểm tốn vẫn cịn rất hạn chế những cơng trình nghiên cứu sâu về tác động của
CMCN 4.0 đến lĩnh vực này và cụ thể là tác động đến các doanh nghiệp. Vì thế, việc
nghiên cứu về tác động của CMCN 4.0 đến các doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam
hiện nay là rất cần thiết.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là đưa ra một số giải pháp để nâng cao khả năng
thích nghi của doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam trước những tác động của CMCN
4.0, cũng như một số đề xuất khuyến nghị cho các Cơ quan quản lý nhà nước, các
Hội nghề nghiệp và các đơn vị đào tạo. Để đạt được mục tiêu trên, đề tài cần thực
hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Một là tổng hợp lý thuyết về CMCN 4.0 và những tác động của cuộc cách
mạng đến ngành kiểm tốn.
- Hai là khảo sát, tởng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng tác động của CMCN
4.0 đến các doanh nghiệp kiểm tốn Việt Nam, tởng kết thực trạng.
- Ba là đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích nghi cho DNKT
Việt Nam trước tác động của cuộc CMCN 4.0 và đưa ra khuyến nghị.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của CMCN 4.0 đến các doanh
nghiệp kiểm toán Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung: Đề tài phân tích tác động của CMCN 4.0 đến các
yếu tố trong doanh nghiệp kiểm toán, bao gồm các khía cạnh: năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp kiểm toán, chất lượng dịch vụ kiểm toán, năng lực của kiểm
3
tốn viên, hạ tầng kỹ thuật cơng nghệ thơng tin và nhu cầu của thị trường đối với dịch
vụ kiểm tốn.
Phạm vi về khơng gian: Đề tài tập trung nghiên cứu vào những doanh
nghiệp kiểm toán Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp kiểm toán của Việt Nam và
doanh nghiệp kiểm tốn nước ngồi hoạt động tại Việt Nam, cụ thể hơn là các kiểm
toán viên làm việc tại các doanh nghiệp đó. Nghiên cứu được thực hiện điển hình tại
một số cơng ty: cơng ty TNHH Deloitte Việt Nam, công ty TNHH KPMG Việt Nam,
công ty TNHH Kiểm tốn An Việt, cơng ty TNHH Hãng Kiểm Tốn AASC, …
Phạm vi về thời gian: Khóa luận được thực hiện trong 03 tháng từ
1/3/2019 đến 2/6/2019. Cuộc khảo sát phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu được thực hiện
vào tháng 4/2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính,
kết hợp nhiều phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu được người
viết thu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau chủ yếu như: google scholar, wikipedia
và một số website khác, Tạp chí Tài chính, báo Kiểm toán Nhà nước, các báo cáo của
Vụ chế độ kế toán – kiểm toán – Bộ Tài chính và một số sách tham khảo khác.
Dữ liệu sơ cấp: người viết sử dụng phương pháp suy luận logic để chỉ
ra các tác động của CMCN 4.0 tương ứng với các khía cạnh của ngành kiểm toán, từ
đó xây dựng bảng hỏi, tiến hành điều tra thu thập dữ liệu thông qua bảng hỏi, có chọn
lọc đối tượng tham gia khảo sát.
- Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập được tổng hợp, đánh
giá mức độ phù hợp với nghiên cứu, từ đó người viết tiến hành phân tích dữ liệu,
thống kê mô tả kết quả phân tích thông qua bảng, biểu đồ và hình vẽ. Kết quả này
được dùng để đánh giá thực trạng và đối chiếu với lý thuyết được sử dụng làm cơ sở
nghiên cứu.
4
6. Bố cục khóa luận
Kết cấu khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về tác động của Cách mạng cơng nghiệp 4.0 đến ngành
kiểm tốn
Chương 2. Thực trạng tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến các doanh
nghiệp kiểm toán Việt Nam
Chương 3. Giải pháp nhằm nâng cao khả năng thích nghi với Cách mạng cơng
nghiệp 4.0 cho các doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam
5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0 ĐẾN NGÀNH KIỂM TOÁN
1.1. Tổng quan về Cách mạng cơng nghiệp 4.0
1.1.1. Bối cảnh và q trình định hình cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0
Cách mạng là xóa bỏ cái cũ để thay thế bằng cái mới tiến bộ hơn, là một sự thay đổi
sâu sắc, thường xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn (Wikipeadia, 2018). Khái
niệm cách mạng ám chỉ những thay đổi mang tính đột phá và cấp tiến. Các cuộc cách
mạng có thể dẫn đến thay đổi trong các thể chế chính trị – xã hội, hoặc thay đổi lớn
trong một nền kinh tế hay văn hóa. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, đã có nhiều cuộc
cách mạng diễn ra, khi sự phát triển về cơng nghệ và những cái nhìn, cách tiếp cận
mới với thế giới khởi đầu cho những thay đổi về hệ thống kinh tế và cấu trúc xã hội.
Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất, là sự thay đổi cơ
bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó
lan tỏa ra toàn thế giới (BBC History, 2014). Trong lịch sử, thế giới đã chứng kiến ba
cuộc cách mạng công nghiệp lớn. Mỗi cuộc CMCN kéo theo sự xuất hiện của một
thời đại kinh tế mới. Mà theo C. Mac (1995, tr. 214), “Những thời đại kinh tế khác
nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng
cách nào với những tư liệu lao động nào. Các tư liệu lao động không những là các
thước đo sự phát triển lao động của con người, mà cịn là mợt chỉ tiêu của những
quan hệ xã hợi, trong đó lao động được tiến hành. Trong bản thân các tư liệu lao
đợng, thì những tư liệu lao đợng cơ khí lại cấu thành những dấu hiệu đặc trưng tiêu
biểu cho một thời đại sản xuất xã hội nhất định”.
6
Cơ khí hóa
Năng lượng hơi nước
Sản xuất hàng loạt
Dây chuyền lắp ráp
Phát minh điện
Cách mạng công nghiệp Cách mạng công nghiệp
Lần thứ nhất
Lần thứ hai
Máy vi tính
Thiết bị điện tử
Tự động hóa
Cách mạng công nghiệp
Lần thứ ba
Internet kết nối vạn vật
Dữ liệu lớn
Chuỗi khối
Công nghệ sinh học
In 3D
Cách mạng công nghiệp
Lần thứ tư
Hình 1.1: Các cuộc cách mạng cơng nghiệp
Ng̀n: Patti Shank, 2016
1.1.1.1. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Cuộc CMCN lần thứ nhất diễn ra vào khoảng năm 1784 đến khoảng năm 1840 tại
Vương quốc Anh. Với chất xúc tác là việc xây dựng đường sắt và phát minh ra máy
hơi nước, cuộc CMCN đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại
- kỷ nguyên sản xuất cơ khí. Nó đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống
của thời đại nông nghiệp (kéo dài 17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp
(lao động thủ công), sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ
thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và
năng lượng mới là sắt và than đá. Cuộc cách mạng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ
của lực lượng sản xuất, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và
nền kinh tế. Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất
cơ khí trên cơ sở khoa học. Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự chiến
thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc tạo ra
nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong khoa học vào thế
kỷ XVII.
7
1.1.1.2. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
Cuộc CMCN lần thứ hai bắt đầu vào khoảng cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX,
mở ra cơ hội cho sản xuất hàng loạt nhờ sự ra đời cả điện và dây truyền lắp ráp. Nó
đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở
mức cao hơn nữa. Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100
năm của các lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát
triển của khoa học trên cơ sở kỹ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là
chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động hoá cục bộ
trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần tuý, biến khoa học
thành một ngành lao động đặc biệt. CMCN lần thứ hai đã mở ra kỷ nguyên sản xuất
hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp.
1.1.1.3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba
Cuộc CMCN lần thứ ba bắt đầu vào những năm 1960. Nó thường được gọi là cách
mạng máy tính hoặc cách mạng số bởi chất xúc tác là sự phát triển của linh kiện bán
dẫn, máy tính chủ (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và
internet (thập niên 1990). Cuộc CMCN lần thứ ba được thúc đẩy nhờ cách mạng
KH&CN hiện đại. So với các cuộc CMCN lần thứ nhất và lần thứ hai trước đây chỉ
thay thế một phần chức năng lao động chân tay của con người bằng máy móc cơ khí,
hoặc tự động hoá một phần, hay tự động hố cục bộ, thì khác biệt cơ bản nhất của
cuộc Cách mạng KH&CN hiện đại là sự thay thế phần lớn và hầu hết chức năng của
con người (cả lao động chân tay lẫn trí óc) bằng các thiết bị máy móc tự động hố
hồn tồn trong q trình sản xuất nhất định.
Những cuộc cách mạng trên đánh dấu sự dịch chuyển từ sức mạnh cơ bắp sang sức
mạnh cơ khí, và tiến triển đến ngày nay, tới cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư, hay
cịn được gọi là Cách mạng công nghiệp 4.0, khi mà sự tăng cường năng lực nhận
thức đang gia tăng năng suất lao động của con người.
1.1.2. Khái niệm Cách mạng công nghiệp 4.0
Khái niệm Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay Cách mạng cơng nghiệp 4.0 chính
thức được thảo luận và làm rõ tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 tại
8
thành phố Davos-Klosters của Thụy Sĩ tháng 01/2016. Theo GS. Klaus Schwab, Chủ
tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Industry 4.0 (tiếng Đức là “Industrie 4.0”) hay Cuộc
CMCN lần thứ tư, là một thuật ngữ để chỉ một loạt các cơng nghệ tự động hóa hiện
đại, trao đởi dữ liệu và chế tạo, đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo,
Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet kết nối dịch vụ (IoS).
Thuật ngữ “Industrie 4.0” bắt nguồn từ một dự án trong Chiến lược công nghệ cao
của Chính phủ Đức, trong đó khuyến khích việc tin học hoá sản xuất. Thuật ngữ này
được sử dụng lần đầu vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover - Hội chợ hàng đầu thế
giới về công nghệ và công nghiệp, là sự kiện lớn nhất và quan trọng nhất của ngành,
được tổ chức thường niên bởi Deutsche Messe AG (Đức).
Bản chất của CMCN lần thứ tư là dựa trên nền tảng cơng nghệ số và tích hợp tất cả
các cơng nghệ thơng minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh
những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh
học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy, ...Cuộc CMCN lần
thứ tư khơng chỉ là về các máy móc, hệ thống thơng minh và được kết nối, mà cịn có
phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xa hơn
trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới cơng nghệ nano, từ các
năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử.
9
1.1.3. Các nội dung của Cách mạng công nghệp 4.0
CÁCH MẠNG
CƠNG NGHIỆP
4.0
Cơng nghệ
vật lý
Hình 1.2: Các nội dung của Cách mạng công nghệp 4.0
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Công nghệ kỹ thuật số, công nghệ vật lý và công nghệ sinh học là ba nền tảng công
nghệ cơ bản thúc đẩy sự phát triển của CMCN 4.0. Trọng tâm của CMCN 4.0 được
thúc đẩy bởi những bước đột phá mới trong ba lĩnh vực này. Trong khi các yếu tố
công nghệ tác động đến CMCN lần thứ ba đến từ các lĩnh vực về phần cứng thì ở
cuộc CMCN 4.0 lại chủ yếu bắt nguồn từ lĩnh vực phần mềm.
1.1.3.1. Công nghệ kỹ thuật số
Theo Klaus Schwab (2016), công nghệ kỹ thuật số là động lực cơ bản cho cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư. Gần như tất cả những đổi mới và tiến bộ của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư đều được thực hiện và tăng cường thông qua sức mạnh
kỹ thuật số. Công nghệ kỹ thuật số chủ yếu được biểu hiện trên năm khía cạnh, đó là
Internet kết nối vạn vật, trí tuệ nhân tạo và học máy, dữ liệu lớn, điện toán đám mây
và nền tảng kỹ thuật số.
10
- Internet kết nối vạn vật (IoT)
Internet kết nối vạn vật, dưới dạng đơn giản nhất, nó có thể được mô tả như mối quan
hệ giữa các sự vật (các sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, ...) và con người, được hình
thành nhờ sự kết nối của nhiều cơng nghệ và nhiều nền tảng khác nhau (Klaus
Schwab, 2016). Nó là một trong những cầu nối chính giữa kỹ thuật số và các ứng
dụng vật chất hình thành nhờ Cách mạng công nghệp 4.0, cho phép các thiệt bị giao
tiếp và tương tác với nhau.
Cách thức vận động của IoT là thông qua các cảm biến và nhiều phương tiện kết nối
các sự vật với các mạng ảo. Tốc độ phát triển của IoT ngày càng đáng kinh ngạc vì
các cảm biến nhỏ hơn, rẻ hơn và thông minh hơn, có thể được lắp đặt ở khắp mọi nơi
từ phụ kiện, nhà cửa, xe cộ, cho đến các mạng lười giao thông trong thành phố và các
dây chuyền sản xuất quy mô lớn. Biểu hiện dễ thấy nhất của internet kết nối vạn vật
là ở thiết bị điện thoại thông minh, đang được sản xuất với số lượng hàng tỷ chiếc và
sử dụng ở mọi nơi trên thế giới. IoT sẽ làm thay đổi triệt để căn bản cách quản lý
chuối cung ứng thông qua việc theo dõi giám sát vận hành và tối ưu hóa hoạt động ở
cấp độ vô dùng chi tiết, nghiêm ngặt. Từ đó sẽ làm nảy sinh sự chuyển đổi mạnh mẽ
tới tất cả các ngành nghề, từ sản xuất tới dịch vụ.
Một ví dụ của IoT trong lĩnh vực sản xuất có thể kể đến là Bosch Rexroth, một nhà
cung cấp hệ thống lái xe và kiểm soát, đã trang bị cho một cơ sở sản xuất các van có
quy trình sản xuất bán tự động, phi tập trung. Các sản phẩm được xác định bằng mã
nhận dạng tần số vô tuyến và các máy trạm có thể biết các bước sản xuất phải được
thực hiện cho từng sản phẩm và có thể điều chỉnh để thực hiện thao tác cụ thể. Trong
tương lai gần các mơ hình như này sẽ được áp dụng rộng rãi ở khắp mọi nơi.
- Trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML)
AI là một công nghệ đã được sử dụng để mơ phỏng q trình suy nghĩ và hành vi của
con người (như học hỏi, suy luận, suy nghĩ và lập kế hoạch) (Pfeifer và Scheier,
2001). Để cho phép máy tính đạt được tính ứng dụng cao, các nhà sản xuất đã chế tạo
các thiết bị hoặc hệ thống thông minh tương tự như bộ não con người. Công nghệ này
bắt đầu vào những năm 1990, nhưng mãi đến gần đây nó mới đạt được tiến bộ nhanh
chóng. Máy học là một trong những thành tựu mũi nhọn trong lĩnh vực AI. Máy học
11
cung cấp cho máy tính khả năng tìm hiểu sâu sắc mà khơng cần lập trình trước. Sử
dụng các thuật toán có thể học lặp lại từ dữ liệu hiện có, máy học cho phép máy tính
thích ứng và đưa ra các quyết định đáng tin cậy, có thể lặp lại khi tiếp xúc với dữ liệu
mới. Ngày nay, máy học đã được áp dụng rộng rãi để phân tích tình cảm dựa trên văn
bản, nhận dạng sinh trắc học, phân tích thị trường bảo mật và nhận dạng hình ảnh, …
- Dữ liệu lớn (Big Data)
Việc phân tích dựa trên các tập dữ liệu lớn chỉ mới xuất hiện gần đây trong ngành sản
xuất, giúp tối ưu hóa chất lượng sản xuất, tiết kiệm năng lượng và cải thiện dịch vụ.
Trong bối cảnh CMCN 4.0, việc thu thập và đánh giá toàn diện dữ liệu từ 3 nguồn
khác nhau là thiết bị, hệ thống sản xuất cũng như hệ thống quản lý doanh nghiệp và
quản lý khách hàng sẽ trở thành tiêu chuẩn để hỗ trợ quá trình ra quyết định.
Ví dụ, nhà sản xuất chất bán dẫn Infineon Technologies đã giảm các lỗi sản phẩm
bằng cách đồng bộ dữ liệu chip đơn được thu thập trong giai đoạn thử nghiệm ở cuối
quy trình sản xuất với dữ liệu quy trình được thu thập trong giai đoạn trước đó trong
quy trình. Bằng cách này, Infineon có thể xác định các mẫu giúp loại bỏ các chip bị
lỗi sớm trong quá trình sản xuất và cải thiện chất lượng sản xuất.
Dữ liệu lớn là khía cạnh thứ ba của công nghệ kỹ thuật số. Với sự phát triển của các
cảm biến, cải thiện dung lượng lưu trữ và tiến trình học máy, khối lượng dữ liệu đang
ngày càng tăng vọt. Định nghĩa phổ biến nhất về dữ liệu lớn là dữ liệu lớn đến từ
nhiều nguồn khác nhau và chứa một khối lượng dữ liệu lớn; rằng các luồng dữ liệu
lớn ở tốc độ cao và phải được xử lý kịp thời ngụ ý vận tốc của nó; dữ liệu lớn có
nhiều dạng khác nhau; dữ liệu lớn phải được làm sạch để đảm bảo tính chính xác
(Fernández et al., 2014). Mặc dù phân tích dữ liệu lớn có thể đòi hỏi sự kết nối với
phần cứng bằng phương pháp lưu trữ phần cứng truyền thống, nhưng sự xuất hiện
của điện toán đám mây hứa hẹn sẽ làm cho phần cứng này nhỏ đi (Purcell, 2014).
12
- Điện tốn đám mấy (The Cloud)
Ngồi khả năng phân tích dữ liệu lớn, cơng nghệ điện tốn đám mây cũng có thể cho
phép sử dụng chúng như là cơ sở hạ tầng, nền tảng hoặc ứng dụng phần mềm, để
cung cấp dịch vụ theo định hướng đăng ký theo mơ hình trả tiền (Buyya và Sukumar,
2011).
Các cơng ty đã sử dụng phần mềm dựa trên đám mây cho một số ứng dụng doanh
nghiệp và phân tích. Với CMCN 4.0, dữ liệu và chức năng của máy sẽ ngày càng
được triển khai lên đám mây, cho phép nhiều dịch vụ điều khiển dữ liệu hơn cho các
hệ thống sản xuất. Ngay cả các hệ thống giám sát và kiểm soát các quá trình có thể
vận hàng được trên đám mây. Các nhà cung cấp hệ thống thực thi sản xuất là một
trong số các công ty đã bắt đầu cung cấp các giải pháp dựa trên đám mây.
- Nền tảng kỹ thuật số (Digital Platform)
Ngoài các khía cạnh được thảo luận ở trên, một sự đổi mới đáng kể được kích hoạt
bởi hiệu ứng mạng số hóa (Cyber Physical Systems) là nền tảng (Platform). Trên
phạm vi toàn cầu, các nền tảng hỗ trợ công nghệ tạo ra một một nền kinh tế chia sẻ
hay còn gọi là nền kinh tế theo yêu cầu. Các nền tảng kỹ thuật số đã giúp giảm đáng
kể chi phí giao dịch phát sinh khi các cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp trao đổi
hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Những nền tảng này rất dễ sử dụng trên điện thoại
thông minh, cho phép tập hợp con người, hàng hóa và dữ liệu, để tạo ra những cách
tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ hồn tồn mới. Những ví dụ điển hình của nền tảng như,
Uber, công ty taxi lớn nhất thế giới, không sở hữu phương tiện nào; Facebook, chủ
sở hữu phương tiện truyền thông phổ biến nhất thế giới, không tạo ra nội dung;
Alibaba, nhà bán lẻ có giá trị nhất, không có hàng tồn kho. Các nền tảng này đang
nhanh chóng phát triển để cung cấp các dịch vụ mới phục vụ từ đời sống hàng ngày
đến công việc. Các nền tảng này hoạt động như các nhà môi giới thông tin để phù
hợp với cung và cầu theo cách rất dễ tiếp cận (chi phí thấp), cung cấp cho người tiêu
dùng hàng hóa đa dạng và cho phép cả hai bên tương tác và đưa ra phản hồi.
13
1.1.3.2. Công nghệ vật lý
Công nghệ vật lý có lẽ là động lực nổi bật nhất của CMCN 4.0 với những thành tựu
rõ rệt, được ứng dụng nhanh chóng và có nhiều triển vọng. Công nghệ vật lý có tác
động trực tiếp đến đời sống hàng ngày của con người. Hai thành tựu tiêu biểu cho
lĩnh vực này là: xe tự điều khiển và công nghệ in 3D.
- Xe tự điều khiển (Autonomous Vehicles - AV)
Việc phát minh ra các phương tiện tự lái (hay còn gọi là xe tự lái, xe không người lái
hoặc robot) giúp xe có thể vận hành mà không cần thao tác bằng tay. Nó sử dụng các
kỹ thuật sản xuất xe truyền thống kết hợp với với các cảm biến tiên tiến nhất, giúp
kiểm sốt hành trình, lái chủ động, phanh dây, định vị, laser và radar. AV có khả năng
thay đổi căn bản hệ thống giao thông bằng cách giúp ngăn chặn các vụ tai nạn chết
người, mang đến khả năng đi lại cho người già và người khuyết tật, tăng công suất,
tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải (Fagnant và Kockelman, 2015). Ngoài ra, xe tự
điều khiển, một trong những lĩnh vực đổi mới nhất trong sản xuất công nghiệp, sẽ tạo
ra một làn sóng mới trong tăng trưởng kinh tế. Theo ước tính, lợi ích kinh tế do xe tự
điều khiển mang lại sẽ tăng tốc theo thời gian lên đến hơn 51 tỷ bảng Anh vào năm
2030 tại Anh (KPMG, 2015).
- Công nghệ in 3D (3D Printing)
In 3D, hay cịn gọi là chế tạo kiểu đắp dần, là cơng nghệ tạo ra vật thể có hình dạng
ba chiều bằng cách in lớp trên lớp từ bản vẽ hoặc mô hình 3D kỹ thuật số, trong khi
cơng nghệ sản xuất hiện nay tạo ra hình dạng mong muốn bằng cách loại bỏ từng lớp
một mảnh vật liệu. Công nghệ 3D khuyến khích sự đổi mới với sự tự do trong thiết
kế. Không cần bất kỳ máy móc cụ thể nào cho sản xuất, điều này giúp giảm đáng kể
chi phí và thời gian (3D Printing Industry, 2014). Hiện nay, các ứng dụng của công
nghệ in 3D bị giới hạn chủ yếu trong các ngành công nghiệp tự động, hàng không vũ
trụ và y tế. Tuy nhiên, nó đang trải dài đến nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, điêu khắc,
thiết kế và kiến trúc. Một ví dụ thú vị là thực phẩm in 3D, như sô cô la và đường,
thậm chí thử nghiệm in 3D thịt đang được nghiên cứu ở cấp độ protein của tế bào (3D
Printing Industry, 2014).
14
1.1.3.3. Công nghệ sinh học
Những đột phá lớn của công nghệ sinh học trong việc thúc đẩy cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư tập trung chủ yếu vào công nghệ di truyền và công nghệ thần kinh.
Nghiên cứu di truyền luôn là một trong những ngành quan trọng của nghiên cứu sinh
học. Phải mất hơn mười năm, với chi phí 2,7 tỷ USD người ta mới hoàn thành dự án
bộ gen người. Ngày nay, một bộ gen có thể được giải trình tự trong vài giờ với ít hơn
1000 USD (Ho, 2000). Về mặt điều trị, hiện tại hệ thống siêu máy tính của IBM
Watson có thể lập kế hoạch điều trị cá nhân cho bệnh nhân ung thư bằng cách so sánh
dữ liệu quá khứ của bệnh nhân, phương pháp điều trị và thông tin di truyền với cập
nhật kiến thức y tế chỉ trong vài phút. Ngoài ra, tiến bộ trong kỹ thuật di truyền giúp
mọi người có được năng suất nông nghiệp cao hơn bằng cách tănghiệu quả và năng
suất trong nhân giống cây trồng.
Công nghệ thần kinh có thể giúp chúng ta theo dõi hoạt động của não và xem xét cách
não thay đổi và tương tác với thế giới bên ngoài. Với những nỗ lực của các tổ chức
nghiên cứu và sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo, các ứng dụng
trong khoa học não đã được tăng lên dần dần. Ngày càng có nhiều thiết bị thần kinh
và kích thích thần kinh được sản xuất trên thị trường; mặc dù ở giai đoạn sơ khai,
công nghệ thần kinh đang tăng cường giáo dục, giao tiếp, trí thông minh, khả năng
nhận thức, phương pháp điều trị bệnh (Potomac Institute, 2014). Đối với người dùng
cá nhân, ứng dụng công nghệ thần kinh giờ đây có thể giúp những người bị liệt kiểm
soát chân tay giả hoặc xe lăn bằng tâm trí của họ (Hochberg et al., 2012). Phản hồi
sinh học thần kinh (Neurofeedback) là công nghệ giám sát hoạt động của não, mang
đến vô số cơ hội giúp chống lại chứng nghiện, điều chỉnh hành vi ăn uống và cải thiện
các hoạt động thể chất. Đối với điều trị y tế, nó có thể thu thập, xử lý, lưu trữ và so
sánh một lượng lớn dữ liệu liên quan đến hoạt động của não cho phép các bác sĩ cải
thiện chẩn đoán và hiệu quả điều trị các rối loạn não và các vấn đề liên quan đến sức
khỏe tâm thần. Ngoài ra, thế hệ máy tính tiếp theo, có thiết kế được kích hoạt bởi
khoa học não bộ, có thể suy luận, dự đoán và phản ứng giống như vỏ não của con
người.
15
1.2. Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành kiểm tốn
Kiểm tốn là q trình thu thập và đánh giá bằng chứng về thông tin có thể định lượng
liên quan đến một thực thể pháp lý để xác định rõ và lập báo cáo mức độ phù hợp
giữa thông tin và những chuẩn mực đã được thiết lập, được thực hiện bởi chuyên gia
độc lập có đủ thẩm quyền và trình độ (Đậu Ngọc Châu, 2008, tr.7).
Ngành kiểm toán là một ngành dịch vụ, nên mang đầy đủ các yếu tố đặc trưng của
dịch vụ như: tính phi vật chất, không thể tách rời khỏi nguồn gốc, tính không ổn định
và khó xác định chất lượng, tính không lưu giữ được. Không chỉ có ảnh hưởng sâu
sắc đến sản xuất, CMCN 4.0 còn có tác động mạnh mẽ đến dịch vụ. Để đánh giá mức
độ tác động của CMCN 4.0 đến một ngành dịch vụ như Kiểm toán, cần xem xét đến
các khía cạnh như sau: cạnh tranh trong ngành kiểm toán, chất lượng dịch vụ kiểm
toán, năng lực của kiểm tốn viên, hạ tầng kỹ thuật cơng nghệ thông tin, và nhu cầu
thị trường đối với dịch vụ kiểm toán.
1.2.1. Cạnh tranh trong ngành kiểm toán
1.2.1.1. Các khái niệm
- Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh trong kinh doanh được hiểu là “sự ganh đua, đấu tranh về kinh tế giữa
các chủ thể kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh với nhau nhằm giành những điều
kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được
nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn
nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh” (Bộ Giáo
dục và Đào tạo, 2004).
- Khái niệm năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh là khả năng dành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh
trên thị trường, kể cả khả năng dành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng
nghiệp (Nguyễn Hữu Quỳnh, 2001, tr.341). Theo Phạm Thị Bích Ngọc (2013), dưới
góc độ kinh tế, năng lực cạnh được nhìn nhận ở 3 cấp độ:
Cấp độ 1: Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
16
Một sản phẩm hàng hoá được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự
khác biệt, thương hiệu, bao bì,… hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hố cùng loại.
Nó được thể hiện thông qua mức độ chấp nhận hay tiêu thụ của thị trường đối với sản
phẩm đó.
Cấp độ 2: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Theo tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): “Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản
xuất có hiệu quả làm” cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh
tranh quốc tế. Tổ chức phát triển và thương mại Liên hợp quốc (UNCTAD) thì nhìn
nhận khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau,
cụ thể là: “năng lực của một doanh nghiệp trong việc giữ vững và tăng thị phần của
mình mợt cách vững chắc”; “năng lực hạ giá thành hoặc cung cấp sản phẩm bền,
đẹp, rẻ của doanh nghiệp”; “năng lực cạnh tranh thể hiện thông qua tỷ suất lợi
nhuận”.
Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm 03 nội dung chính sau:
Một là, so sánh năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp phải đặt trong mối tương
quan với các đối thủ cạnh tranh.
Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải được thể hiện thông qua khả năng
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải được thể hiện thông qua việc duy
trì và phát triển các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Cấp độ 3: Năng lực cạnh tranh của quốc gia
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF): “năng cạnh tranh của một quốc gia là năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng
cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế
khác”.
17