Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN môn ngữ văn 8 giáo dục kĩ năng sống cấp huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.86 KB, 13 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến huyện
1. Tác giả và sáng kiến:
1.1. Tác giả:
Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:
Số
TT

Họ và tên

Ngày
tháng
năm sinh

Nơi cơng tác

Chức
danh

Trình độ
chun
mơn

Tỷ lệ (%) đóng
góp vào việc tạo
ra sáng kiến

1


1.2. Tên sáng kiến: “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 8A - Trường
THCS qua môn Ngữ văn 8”.
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ
đầu tư tạo ra sáng kiến):
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bộ môn Ngữ văn 8
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 15 tháng 8 năm 2017.
5. Mô tả bản chất của sáng kiến
5.1. Về nội dung của sáng kiến
Ki-ni-xti (học giả Mỹ) đã khẳng định: “Sự thành cơng của mỗi người chỉ có
15% là dựa vào kĩ thuật chuyên ngành, còn 85% là dựa vào những quan hệ giao
tiếp và tài năng xử thế của người đó”.
Cuộc sống hiện đại địi hỏi mỗi cá nhân phải khơng ngừng hồn thiện giá trị
của mình. Để tồn tại và phát triển, với bất kỳ ai, không đơn giản chỉ cần có tri thức,
mà rất cần phải có kĩ năng mềm để giao tiếp, ứng xử, để thể hiện mình, khẳng định
bản lĩnh,... Đồng thời với đó là u cầu học tập, bồi dưỡng, rèn luyện không ngừng
để nâng cao chất lượng đời sống, để cuộc sống thực sự là “sống” chứ không phải là
“tồn tại”.
Trong thực tế, việc học sinh quá chú trọng vào học tập môn học chính khóa đã
khiến tính năng động của các em trong mơi trường giáo dục cịn hạn chế, nhiều em
học sinh không biết cách giao tiếp khi bắt đầu một câu chuyện dù là đơn giản nhất,
không biết cách ứng xử trong trường học và thể hiện thế mạnh của mình khi đứng
trước lớp học hay chỗ đơng người, thậm chí thầy cơ giáo gọi đứng lên trả lời câu
hỏi cịn mất bình tĩnh, trả lời ấp úng, có khi cịn khơng trả lời. Từ thực tế đó, tơi
nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bộ
mơn Ngữ văn 8 mà mình đang giảng dạy tại lớp 8A trường THCS .
1


Mơn Ngữ văn có khả năng đặc biệt trong giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Điều này được thể hiện ở các khía cạnh:

Thứ nhất, mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn đã chứa đựng những yếu tố
của giáo dục kĩ năng sống:
- Trang bị kiến thức phổ thơng.
- Hình thành năng lực ngơn ngữ để học tập, khả năng giao tiếp, nhận thức về
xã hội và con người.
- Bồi dưỡng tình cảm, thái độ, định hướng phát triển năng lực.
Với đặc trưng của một bộ môn khoa học xã hội và nhân văn, bên cạnh nhiệm
vụ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp
nhận văn bản, môn Ngữ văn cịn giúp học sinh có được những hiểu biết về xã hội,
văn hoá, lịch sử, đời sống của con người.
Với tư cách là mơn học có tính chất giáo dục thẩm mĩ, môn Ngữ văn giúp học
sinh bồi dưỡng năng lực tư duy, làm giàu xúc cảm thẩm mĩ và định hướng thị hiếu
lành mạnh để hoàn thiện nhân cách.
Thứ hai, mơn Ngữ văn có thể kết hợp nhiều nội dung giáo dục trong q trình
dạy học. Ngồi các nội dung giáo dục mang tính chất đặc thù của mơn học là các
nội dung giáo dục mang tính thời sự - xã hội: Giáo dục tình cảm nhân văn, trách
nhiệm của người học sinh trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, trong sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục về truyền thống dân tộc, về tình
bạn, tình yêu và gia đình; về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
giáo dục bảo vệ mơi trường, phịng chống tệ nạn xã hội, giáo dục sức khoẻ, giáo
dục giới tính,... nhằm hình thành ở học sinh quan hệ ứng xử đúng đắn với các thầy
cơ giáo, bạn bè, gia đình và những vấn đề của cuộc sống, của đất nước.
Những bước thực hiện giải pháp đê giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
lớp 8A qua môn Ngữ văn 8:
Giáo dục kĩ năng năng sống cho học sinh qua môn Ngữ văn 8 phải bắt đầu
từ việc xác định đúng mục tiêu dạy học của mỗi tiết dạy.
Muốn lồng ghép giáo dục kĩ năng sống trong bài dạy có hiệu quả, giáo viên
cần phải có định hướng tốt bắt đầu từ khâu xác định mục tiêu dạy học của tiết dạy,
tức là trong quá trình thiết kế kế hoạch dạy học, ở phần mục tiêu dạy học, ngoài
yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ, định hướng phát triển năng lực, giáo

viên cũng cần xác định chi tiết những kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh gắn
với những kĩ năng cụ thể của tiết dạy đó.

2


Chẳng hạn như, khi dạy văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao, giáo viên cần xác
định được:
1. Kiến thức: Bước đầu học sinh nắm được:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng
hiện thực.
- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.
- Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình
huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc hoạ hình tượng nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng
hiện thực.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự
sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thương con người. Hiểu được tình cảnh khốn cùng, nhân
cách cao q của người nơng dân qua hình tượng nhân vật lão Hạc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản bản thân,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực tiếp nhận
văn học.
Ngoài ra, giáo viên cũng phải xác định được kĩ năng sống cần giáo dục cho
học sinh qua văn bản này: Kĩ năng tìm và xử lí thơng tin; kĩ năng giao tiếp; kĩ năng
tự nhận thức; kĩ năng xác định giá trị; kĩ năng lắng nghe tích cực; kĩ năng thể hiện
sự cảm thông; kĩ năng ra quyết định và kĩ năng giải quyết vấn đề.

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Ngữ văn 8 thông qua việc
xác định phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng trong tiết dạy.
Xác định mục tiêu giáo dục kĩ năng sống trong mục tiêu bài dạy của tiết học
sẽ khơng có ý nghĩa và hiệu quả nếu không gắn với việc xác định các phương
pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Bởi vậy, trong phần thực hiện các hoạt động dạy
học, đặc biệt là hoạt động hình thành kiến thức cho học sinh, giáo viên cần xác
định đúng, đủ các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng. Căn cứ
vào nội dung cụ thể của mỗi tiết học mà giáo viên lựa chọn kĩ thuật dạy học cho
phù hợp, từ đó một số kĩ năng sống sẽ được đưa vào bài giảng để giáo dục học
sinh.
Kĩ thuật dạy học tích cực sử
Kĩ năng sống được giáo dục
3


dụng
1. Kĩ thuật “Chia nhóm”

Kĩ năng giao tiếp, hợp tác, đảm nhận trách
nhiệm, giải quyết vấn đề,…

2. Kĩ thuật “Giao nhiệm vụ”

Tìm kiếm hỗ trợ, tư duy sáng tạo, hợp tác, quản
lí thời gian,…

3. Kĩ thuật “Đặt câu hỏi”

Tự nhận thức, giao tiếp, tư duy sáng tạo, giải
quyết vấn đề, ứng phó,..


4. Kĩ thuật “Khăn trải bàn”

Giải quyết vấn đề, hợp tác, lắng nghe tích cực,
thương lượng, giao tiếp, quản lí thời gian, ra
quyết định,…

5. Kĩ thuật “Phịng tranh”

Tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, lắng nghe
tích cực, hợp tác, tìm kiếm xử lí thơng tin,…

6. Kĩ thuật “Cơng đoạn”

Hợp tác, tư duy sáng tạo,…

7. Kĩ thuật “Mảnh ghép”

Tự nhận thức, tự tin, giao tiếp, lắng nghe tích
cực, hợp tác,…

8. Kĩ thuật “Động não”

Tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó, giao
tiếp, tư duy phê phán,…

9. Kĩ thuật “Trình bày 1 phút”

Giao tiếp, tự tin, tìm kiếm sự hỗ trợ, quản lí
thời gian, tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức,



10. Kĩ thuật “Chúng em biết 3”

Ra quyết định, tìm và xử lí thơng tin, hợp tác,
tự nhận thức,…

11. Kĩ thuật “Hỏi và trả lời”

Tìm và xử lí thông tin, giao tiếp, giải quyết vấn
đề,…

12. Kĩ thuật “Hỏi chuyên gia”

Nhận thức, ứng phó, hợp tác, đảm nhận trách
nhiệm,…

13. Kĩ thuật “Bản đồ tư duy”

Tư duy sáng tạo, giao tiếp, giải quyết vấn đề,
xử lí thơng tin,…

14. Kĩ thuật “Hồn tất một
nhiệm vụ”

Đặt mục tiêu, xứ lí thơng tin, quản lí thời gian,
ra quyết định,…

15. Kĩ thuật “Viết tích cực”


Tự tin, giao tiếp, tư duy sáng tạo, quản lí thời
gian, xử lí thơng tin, giải quyết vấn đề,…

16. Kĩ thuật “Đọc hợp tác”

Tự nhận thức, giao tiếp, lắng nghe tích cực, tư
duy sáng tạo, hợp tác,…

17. Kĩ thuật “Nói cách khác”

Xác định giá trị, tự tin, giao tiếp,…
4


18. Kĩ thuật “Phân tích phim”

Tìm và xử lí thơng tin, giải quyết vấn đề, tư
duy sáng tạo, hợp tác, lắng nghe tích cực, tư
duy phê phán,…

19. Kĩ thuật “Tóm tắt nội dung
tài liệu theo nhóm”

Giao tiếp, lắng nghe tích cực, thương lượng, ra
quyết định,…

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua mơn Ngữ văn 8 trong tiến trình
dạy học.
* Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động “Khởi động”.
Bằng nhiều hình thức khác nhau, giáo viên có thể sử dụng một đoạn vi deo,

hình ảnh trực quan, hệ thống kênh hình cùng câu hỏi phát vấn hoặc câu hỏi trắc
nghiệm, cho học sinh xây dựng một tiểu phẩm ngắn, nêu cảm nhận về một chi tiết
trong bài mới, dẫn dắt từ thực tiễn cuộc sống vào kiến thức bài dạy, tạo tình huống
giao tiếp cho học sinh,... Điều quan trọng ở khâu này là giáo viên phải linh hoạt
tiếp nhận ý kiến và những biểu hiện phản hồi của học sinh để trên cơ sở đó dẫn dắt,
giới thiệu vấn đề kết nối với bài mới vừa ấn tượng, vừa có tác dụng giáo dục các kĩ
năng tìm và xử lí thơng tin, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, ra quyết
định, quản lí thời gian,… cho học sinh.
* Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động “Hình thành kiến
thức”.
Đây là phần trọng tâm của mỗi tiết dạy, giáo viên sẽ căn cứ vào đặc trưng của
từng phân môn, nội dung bài học cụ thể để việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
không bị gượng ép, sáo rỗng, hình thức.
Thứ nhất, với phân mơn Văn học: Mỗi chi tiết trong văn bản tự sự, nghị luận,
mỗi từ ngữ, hình ảnh trong văn bản trữ tình và nội dung nói chung của các văn bản
đều chứa đựng những giá trị thẩm mĩ và tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm đến
người đọc một thông điệp nào đó. Tùy vào thời gian, vào kinh nghiệm của giáo
viên, tùy vào đối tượng học sinh, giáo viên có thể khai thác ở các khía cạnh khác
nhau để rèn luyện kĩ năng sống cho các em, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp, ứng xử,
giải quyết vấn đề, tự nhận thức, quản lí thời gian,…
Ví dụ như, ở phần Đọc - hiểu văn bản “Lão Hạc” của Nam Cao, giáo viên
giáo dục cho học sinh các kĩ năng sống sau:
Kĩ năng tìm và xử lí thơng tin: Với kĩ năng này, rèn cho học sinh cách tìm các
chi tiết, hình ảnh trong văn bản để giúp cho việc đọc - hiểu văn bản đạt hiệu quả tối
ưu.

5


Kĩ năng giao tiếp: Qua việc đọc văn bản, tóm tắt văn bản, trả lời câu hỏi, thảo

luận,... sẽ giúp học sinh có khả năng xử lí thơng tin, giải quyết vấn đề, ra quyết
định phù hợp để trình bày tốt, tự tin trước tập thể lớp và chỗ đông người.
Kĩ năng tự nhận thức: Qua văn bản, học sinh thấy được nỗi khổ của người
nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, biết so sánh đời sống
của họ với người nông dân trong xã hội hiện nay. Tự nhận thức để cảm thông, chia
sẻ với nỗi thống khổ của người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ.
Qua sự việc bán con chó Vàng, trong khi lão Hạc rất băn khoăn, lão chưa thực
hiện điều ấy dù đã nói với ơng giáo nhiều lần. Nghe lời tâm sự của lão Hạc, trong
lịng ơng giáo rất dửng dưng bởi ơng nghĩ “lão nói là nói để đó đấy thơi, chẳng
bao giờ lão bán đâu. Vả lại, có bán thật thì đã sao? Làm quái gì một con chó mà
lão có vẻ băn khoăn quá thế !...”, “Lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu
với tôi quý năm quyển sách của tôi” ấy thế mà vì đứa con nhỏ bị chứng lị gần kiệt
sức mà ông giáo phải bán sách đi. Sự khác nhau về tuổi tác, khác nhau về địa vị xã
hội cũng khiến cho giá trị của nhân vật ông giáo và lão Hạc khác nhau. Qua đây,
giáo viên giáo dục cho học sinh kỹ năng xác định giá trị là chúng ta khơng chỉ tơn
trọng giá trị của bản thân mà cịn phải chấp nhận người khác có những giá trị riêng,
đáng trân trọng.
Ngoài ra, giáo viên cũng giúp học sinh nhận thấy được một số kĩ năng sống
khác được giáo dục thông qua văn bản như kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng lắng
nghe tích cực, kĩ năng thể hiện sự cảm thông,…
Thứ hai, với phân môn Tiếng Việt, đây là môn học cơ bản, giúp học sinh biết
cách sử dụng và sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ, hơn nữa là góp phần giữ gìn vốn
tiếng Việt. Phân mơn Tiếng Việt cung cấp cho các em vốn kiến thức cơ sở có hệ
thống để các em khơng chỉ nói, viết đúng mà cịn đạt tới mức nói và viết hay. Như
vậy, trong các giờ dạy Tiếng Việt, các em không chỉ nắm được nội dung kiến thức
bài học mà cịn có được kĩ năng nói, viết thành thạo, đạt hiệu quả giao tiếp tốt, biết
yêu tiếng mẹ đẻ và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Để giáo dục kĩ năng sống qua phân môn này, giáo viên cần cung cấp cho học
sinh những kĩ năng sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi
tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,…) để chuyển tải đúng, rõ ràng những nội dung thông

tin trong giao tiếp. Ngoài ra, giáo viên cũng cần giúp học sinh nắm được kĩ năng
dùng câu (câu phân loại theo mục đích nói, lựa trọn trật tự từ trong câu,…), kĩ năng
tạo lập văn bản, luyện nói, luyện viết, tạo tình huống giao tiếp và cả nghệ thuật để
giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống thường ngày cũng như trong cơng việc bằng
nhiều hình thức nhằm tăng vốn từ vựng,…
6


Để giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh, trong tiết học “Tình thái từ”, giáo
viên yêu cầu học sinh thực hiện các yêu cầu sau:
? So sánh hai câu sau và xem chúng có điểm gì giống và khác nhau về y
nghĩa ?
1. Em chào cô !
2. Em chào cô ạ !
Học sinh sẽ nhận thức được khi so sánh hai câu:
- Giống nhau về ý nghĩa: đều là câu chào.
- Khác nhau về ý nghĩa:
+ Câu (1) mức độ lễ phép thấp.
+ Câu (2) mức độ lễ phép cao hơn.
? Sự khác nhau về y nghĩa giữa hai câu đó do đâu mà có ?
Sự khác nhau về ý nghĩa giữa hai câu đó do từ “ạ”, là từ biểu thị sự lễ phép
của người nói.
Từ ví dụ cụ thể trên, giáo viên liên hệ thực tế đến cách chào hỏi của học sinh
trong lớp học, trong và ngồi nhà trường với các thầy cơ giáo, người lớn tuổi. Nhấn
mạnh để các em thấy từ “ạ” tuy khơng có chức năng tạo lập câu nhưng có tác dụng
biểu thị thái độ, sắc thái tình cảm. Qua đó giáo viên không chỉ giáo dục cho các em
được kĩ năng giao tiếp mà còn giáo dục được kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng
hợp tác cho học sinh.
Thứ ba, với phân môn Tập làm văn, giáo viên giáo dục kĩ năng sống về giao
tiếp qua các giờ dạy lí thuyết và thực hành về các kiểu bài tự sự, thuyết minh, nghị

luận. Đây là phân mơn khó nhất đối với học sinh, bởi để viết được một đoạn văn,
một bài văn hay, học sinh cần phải có được nhiều kĩ năng khác nhau. Nội dung bài
viết thể hiện rất rõ năng lực tư duy của người viết. Trước một câu chuyện, một sự
vật trong tự nhiên và xã hội, một vấn đề, một hiện tượng, học sinh cần biết bộc lộ
suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình. Một đoạn văn, bài văn hay địi hỏi
vừa phải có ý, vừa có chất văn. Ý của đoạn văn, bài văn phải hợp lí, đúng đắn, sâu
sắc, mới mẻ thì mới gây cho người đọc những bất ngờ, thú vị; mới gợi lên những
suy nghĩ sâu lắng và mới để lại dư âm trong lòng người đọc.
Trong các giờ học lí thuyết Tập làm văn, các kĩ năng sống được giáo dục
thông qua nội dung bài học như kĩ năng giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực, tìm
và xử lí thơng tin, hợp tác, tự nhận thức,…
Với các giờ thực hành, ngoài tiết viết bài, học sinh được giáo dục nhiều kĩ
năng sống khác nhau thì tiết luyện tập, luyện nói của các kiểu bài tự sự, thuyết
minh, nghị luận sẽ tập trung rèn cho học sinh kĩ năng giao tiếp. Các em không chỉ
7


phải tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn, bài văn mà học sinh cịn phải trình bày bài viết
của mình trước nhóm, tổ, trước lớp.
Chẳng hạn như, qua tiết “Luyện nói kể chuyện theo ngơi kể kết hợp với miêu
tả và biểu cảm” rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng nhiều ngôi kể khác nhau cho một
câu chuyện, biết lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể; kĩ năng diễn
đạt trôi chảy, gãy gọn, biểu cảm, sinh động và kết hợp sử dụng yếu tố phi ngơn
ngữ. Từ đó, học sinh nhận thức được việc lựa chọn và sử dụng ngôi kể phù hợp
trong văn bản và trong giao tiếp.
* Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động “Luyện tập”.
Với mục đích là tạo cơ hội cho người học vận dụng kiến thức và kĩ năng mới
vào thực hành; định hướng để học sinh thực hành đúng cách; điều chỉnh những
hiểu biết và kĩ năng còn sai lệch nên hoạt động “Luyện tập” là vô cùng cần thiết.
Để thực hiện hoạt động này, giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm, cặp

đơi hoặc cá nhân để hồn thành nhiệm vụ. Giáo viên là người hướng dẫn, hỗ trợ,
giám sát tất cả mọi hoạt động và điều chỉnh khi cần thiết, khuyến khích học sinh
thể hiện những điều các em suy nghĩ hoặc mới lĩnh hội được. Ở hoạt động này, sử
dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực như đóng kịch ngắn, viết đoạn văn, hỏi đáp,
trị chơi, thảo luận,... Qua đó học sinh sẽ rèn luyện được kĩ năng giao tiếp, đặt mục
tiêu, xứ lí thơng tin, quản lí thời gian, ra quyết định,…
* Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động “Vận dụng”.
Mục đích của hoạt động này là tạo cơ hội cho học sinh vận dụng, mở rộng,
tích hợp kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống mới. Giáo viên sẽ là
người hướng dẫn, đánh giá học sinh thực hiện hoạt động này. Với các kĩ thuật dạy
học được sử dụng như viết tích cực, hỏi chun gia, trình bày một phút,... Có thể
vận dụng hoạt động này trong giờ học, ngoài giờ học, sinh hoạt tập thể, ở bước
luyện tập hoặc hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. Qua hoạt động “Vận dụng”, giáo
dục cho học sinh kĩ năng giao tiếp, xứ lí thơng tin, quản lí thời gian, hợp tác, đảm
nhiệm trách nhiệm, giải quyết vấn đề,…
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Ngữ văn 8 trong tiến trình
ngoại khóa - trải nghiệm
Với việc tổ chức cho học sinh tham quan lăng, nhà sàn, ao cá Bác Hồ, bảo
tàng Hồ Chí Minh, cơng viên “Mặt trời mới” vào tháng 2/ 2018, trong đó học sinh
được giữ vai trò trung tâm đã giúp các em phát huy được tính tích cực, tự chủ, tự
giác và phát biểu những ý kiến của riêng mình về các vấn đề mà các em được tham
gia. Tổ chức cho các em hoạt ngoại khóa, sinh hoạt và làm việc theo tập thể để
hình thành và rèn kĩ năng sống cho học sinh. Học sinh có nhận thức đầy đủ về lãnh
8


tụ vĩ đại của dân tộc - chủ tịch Hồ Chí Minh. Các em được trực tiếp tham quan,
được nghe hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của Bác. Đó là
nguồn tư liệu vơ cùng quý giá có tác dụng giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh đối với học sinh. Qua đó, giúp các em có kỹ năng lắng nghe tích cực, hợp

tác, đặt mục tiêu, xứ lí thơng tin, quản lí thời gian, ra quyết định,… Như vậy, hoạt
động trải nghiệm thực tế đã có tác động rất tích cực đến việc giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh.
5.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến
5.2.1. Đối với Tổ chuyên môn
Sáng kiến này được áp dụng có tác động tích cực đến hoạt động của tổ, nhóm
chun mơn. Các chun đề liên quan đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh,
được thực hiện theo đúng kế hoạch, việc thực hiện, dự chuyên đề, rút kinh nghiệm
đã nhận được nhiều ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của các tổ viên để đưa ra
các giải pháp phù hợp trong việc dạy học có kết hợp giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh. Qua đó, trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm của mỗi cá nhân trong tổ
được nâng lên do đổi mới phương pháp giảng dạy, học hỏi kinh nghiệm của đồng
nghiệp, trau dồi thêm kiến thức và nghiệp vụ cho bản thân. Vì vậy mà hiệu quả giờ
dạy của giáo viên trong tổ nói chung ngày càng đáp ứng yêu cầu của ngành giáo
dục. Giáo viên đã chủ động lồng ghép việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
trong nhiều môn học, đặc biệt là môn Ngữ văn của tổ.
5.2.2. Đối với giáo viên
Việc áp dụng sáng kiến giúp giáo viên có nhiều điều kiện để
rèn luyện kĩ năng sử dụng các kênh thông tin, các thiết bị, phương
tiện dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học: giáo
án điện tử, sử dụng hình ảnh động, sơ đồ tư duy, băng đĩa, hệ
thống kênh hình, … vào hoạt động dạy - học.
Đối với nhóm giáo viên Ngữ văn - Lịch sử - Giáo dục công dân: Áp dụng
sáng kiến giúp giáo viên khắc phục tình trạng chủ quan, lơ là, thiếu quan tâm,
thiếu đầu tư,… trong nhận thức và thực tế học tập các bộ môn khoa học xã hội của
học sinh thông qua nhiều giải pháp, bằng nhiều cách khác nhau. Giáo viên chú
trọng tới việc tạo ra những tiết giảng lôi cuốn, hấp dẫn, những bài học hay, ý nghĩa,
thú vị. Tích cực bồi dưỡng, giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh, giáo dục
cách ứng xử, lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tinh thần nhân ái, lòng biết ơn và
các giá trị đạo lí truyền thống của dân tộc,... Tích cực giáo dục, bồi dưỡng kĩ năng

sống cho các em.
Đối với nhóm giáo viên Tiếng Anh: Việc vận dụng sáng kiến giúp giáo viên
trong nhóm tích cực nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, tích lũy kinh
9


nghiệm giảng dạy, tham gia các lớp học bồi dưỡng để đạt chứng chỉ B2 về tiếng
Anh; đề ra những sáng kiến hay để cung cấp kiến thức, giáo dục kĩ năng nghe, nói
tiếng Anh cho học sinh, từng bước nâng cao chất lượng học tập bộ môn Tiếng Anh
của học sinh trong nhà trường.
Đối với nhóm giáo viên Âm nhạc - Mĩ thuật: Qua áp dụng sáng kiến, giáo
viên tổ chức các hoạt văn hóa, văn nghệ; tham mưu cho lãnh đạo nhà trường trong
việc trang trí hình ảnh, khn viên nhà trường, trang trí lớp học, các phịng làm
việc và phịng chức năng,... Tích cực bồi dưỡng năng khiếu, năng lực thẩm mĩ cho
học sinh.
Đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp, giáo viên Tổng phụ trách Đội:
Vận dụng sáng kiến, giáo viên sẽ phát huy được năng khiếu, sở trường, óc thẩm
mĩ, sáng tạo, sự năng động, nhạy bén,… của học sinh thông qua các hoạt động
ngoại khóa, chào cờ, sinh hoạt lớp, tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt
động tập thể chào mừng các ngày lễ lớn,…
Sáng kiến cũng áp dụng được cho hoạt động dạy - học của giáo viên Tổ Khoa
học Tự nhiên trường THCS ở tất cả các mơn học. Ngồi ra, sáng kiến này có thể
áp dụng một cách rộng rãi hơn đối với các tổ chuyên mơn ở các trường THCS trên
địa bàn tồn huyện .
6. Những thông tin cần được bảo mật: Không.
7. Các điều kiện cần thiết đê áp dụng sáng kiến
- Kế hoạch chỉ đạo chuyên môn cấp trung học cơ sở năm học 2017-2018 số
786/KH-GDĐT ngày 08/9/2017 của phòng Giáo dục và Đào tạo .
- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về hoạt động dạy học và các quy chế
chuyên môn của ngành áp dụng cho năm học 2017-2018.

- Thông tư số 18/2013/TT-BKHCN ngày 01/8/2013 của Bộ Khoa học và Công
nghệ về Hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ Sáng kiến được ban hành
theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ.
- Kế hoạch số 20/KH-THCS ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Trường THCS về
việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2017- 2018.
- Kế hoạch số 21/ KHCM-THCS ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Trường
THCS về việc thực hiện hoạt động chuyên môn năm học 2017- 2018.
- Kế hoạch hoạt động của Tổ Khoa học Xã hội năm học 2017- 2018.
- Sự chỉ đạo, quan tâm của Ban Giám hiệu, tổ Khoa học Xã hội.
- Tinh thần, trách nhiệm, sự hỗ trợ của các thành viên Tổ Khoa học Xã hội.

10


- Ý thức, trách nhiệm, chuyên cần, hợp tác, tự giác trong học tập, ham tìm tịi,
say mê sáng tạo của tập thể học sinh lớp 8A.
- Uy tín, trách nhiệm, năng lực, biết lắng nghe, ý thức tự học, tự nghiên cứu,
sự thân thiện,… của người dạy để tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi tiết dạy học Ngữ văn ở lớp 8A.
8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Qua thời gian áp dụng những biện pháp đã nêu ở trên, bản thân tôi nhận thấy
chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn ở lớp 8A tăng một cách đáng kể. Các em đã
có kỹ năng bảo vệ bản thân, năng lực nhận thức và xử lý tình
huống, khả năng diễn đạt trước đám đông của một bộ phận học
sinh trước đây nhút nhát, rụt rè nay tự tin hơn, đã chủ động phát
biểu, trình bày lưu loát suy nghĩ của mình khi được yêu cầu phát
biểu ý kiến. Hiện tượng hay vứt giấy bữa bãi ra lớp sau giờ học, dẫm vào bồn
hoa, đi xe đạp trong sân trường, ăn quà vặt đã chấm dứt. Học sinh biết chào hỏi lễ
phép khi gặp thầy cơ giáo, có cách ứng xử phù hợp với tình huống giao tiếp. Ngồi
việc quan tâm đến học văn hóa, các em nhận thức được tầm quan trọng của giáo
dục đạo đức. Đó chính là sự thành cơng của sáng kiến.

Kết quả khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến
Lớp
8A

Tổng số học sinh

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

TB 

34

01

06

17

10

02


24/34

Kết quả đạt được sau khi áp dụng sáng kiến
Lớp
8A

Tổng số học sinh

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

TB 

34

04

12

15

03


0

31/34

9. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ
chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kê cả áp dụng thử
Sáng kiến đã mang lại nhiều kết quả tích cực trong việc giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh thông qua môn Ngữ văn 8 nói riêng và các mơn học khác nói chung.
Các tổ chức và cá nhân trong nhà trường đã ghi nhận những lợi ích thu được sau
khi thực hiện sáng kiến đồng thời đánh giá cao những kết quả mà lớp 8A đã đạt
được trong năm học này:
Lớp
8A

Tổng số học sinh

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

TB 

34


04

12

15

03

0

31/34

* Lợi ích về mặt giáo dục: Giáo dục kĩ năng sống đã mang lại những tác động
tích cực: quan hệ giữa thầy và trị thân thiện, đúng chuẩn mực, trò và trò gần gũi,
biết giúp đỡ, sẻ chia, đồn kết,… Học sinh có hứng thú với việc học tập môn Ngữ
11


văn 8. Cá nhân học sinh chủ động hoàn thành công việc được giao một cách sáng
tạo, hiệu quả.
* Lợi ích về mặt xã hội: thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực,
góp phần xây dựng mơi trường học tập thân thiện, môi trường xã hội lành mạnh.
* Lợi ích về kinh tế, chính trị: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhằm hình
thành những phẩm chất đạo đức mà các chủ nhân tương lai của đất nước cần có;
giải quyết một cách tích cực quyền trẻ em, giúp các em nhận thức và thực hiện
đúng nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Với những kết quả đã đạt được, sáng kiến này có thể được áp dụng một cách
rộng rãi đối với các tổ chuyên môn ở trường THCS cũng như các trường THCS
trên địa bàn huyện.
10. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng

kiến lần đầu:
Số
TT

Họ và tên

Ngày
tháng năm
sinh

Nơi cơng
tác

Chức danh

Trình
độ
chun
mơn

Nội dung
công việc hỗ
trợ

1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
, ngày 21 tháng 5 năm 2018
HIỆU TRƯỞNG
Người nộp đơn

12


13



×