Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TIỂU LUẬN GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ỨNG DỤNG CNTT CHO GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG mầm NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.31 KB, 19 trang )

STT

NỘI DUNG

Trang

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1

Lý do chọn đề tài

2

Mục đích nghiên cứu

3

Đối tượng nghiên cứu

4

Phương pháp nghiên cứu

5

Phạm vi nghiên cứu

6

Thời gian thực hiện đề tài
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ



1

Cơ sở lý luận

2

Khảo sát thực trạng

3

Các biện pháp thực hiện

4

Biện pháp cụ thể

5

Kết quả đạt được.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1

Kết luận:

2

Bài học kinh nghiệm


3

Khuyến nghị:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ỨNG DỤNG CNTT CHO GIÁO
VIÊN TRONG TRƯỜNG MẦM NON TẢN LĨNH B
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trước xu thế hội nhập quốc tế, tồn cầu hóa, ứng dụng cơng nghệ thơng
tin (CNTT) đang trở nên phổ biến ở tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn
hóa, giáo dục, y tế, nông nghiệp...


Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, ứng dụng công nghệ thơng tin được coi là “chìa
khóa vạn năng” giúp người học có thể học tập mọi lúc, mọi nơi và kích thích sự
sáng tạo, phát triển cuả con người. Với thầy cô giáo sẽ thỏa sức sáng tạo giáo án
của mình bằng những hình ảnh minh họa sinh động, phù hợp với từng lứa tuổi để
trẻ dễ nhận thức và ghi nhớ nhanh hơn, hiệu quả học tập sẽ cao hơn.
Việc cho trẻ học với công nghệ thông tin từ sớm giúp trẻ hình thành nhận thức, dễ
dàng tiếp cận với cách dạy hiện đại ở các cấp học cao hơn. Ngồi ra, cơng tác ứng
dụng này cịn khơi gợi niềm đam mê khám phá, dần dần giúp trẻ hiểu được tầm
quan trọng và giá trị đích thực của cơng nghệ thơng tin. Từ đó hình thành nên
những tài năng công nghệ mai sau.
Trên thế giới, công nghệ tin học là một lĩnh vực đột phá có vai trị lớn trong
việc thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội. Thúc đẩy mạnh mẽ q trình cơng
nghiệp hố hiện đại hố đất nước. Để đạt được thành tựu đó, việc ứng dụng CNTT
vào dạy – học đã và đang trở thành một nhiệm vụ thường xuyên ở các trường học,

cấp học.
Trong thế giới công nghệ 4.0, ứng dụng công nghệ thơng tin có rất nhiều cách
để áp dụng vào dạy học, trong đó có các ứng dụng cơng nghệ số hiện đại như phần
mềm Adobe presenter, storyline, phần mềm chỉnh sửa ảnh Adobe Photoshop,
Adobe Lightroom, phần mềm giáo dục Gokit, ứng dụng Zalo, ứng dụng học trực
tuyến Zoom, Gọi video học nhóm Facebook; Google Gmail.... tất cả các phần mềm
trực tuyến này đang là sự lựa chọn không thể thiếu trong nhiều bài giảng của giáo
viên cũng như góp phần trở thành cầu nối giữa giáo viên và học sinh, gia đình phụ
huynh học sinh giúp cho mọi hoạt động của các nhà trường được thuận lợi, dễ dàng
hơn. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ỨNG DỤNG CNTT CHO GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG MẦM
NON TẢN LĨNH B” để thực hiện.


2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở tìm hiểu lý luận, thực tiễn đề tài nhằm đánh giá thực trạng, tìm ra
các giải pháp” Nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT cho giáo viên trong trường
học”.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài giúp tôi hiểu rõ hơn về ứng dụng CNTT
vào tổ chức các hoạt động giáo dục, tích luỹ thêm kiến thức cho bản thân trong
cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo.
Đồng thời giúp cho cán bộ, giáo viên cũng như giúp trẻ, phụ huynh tiếp cận
với công nghệ thơng tin một cách tích cực, hiệu quả hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu thực tiễn về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ
chức các hoạt động giáo duc của giáo viên tại trường.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành đề tài tơi đã lựa chọn, sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.

- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.
- Phương pháp trao đổi thực tiễn.
- Phương pháp tổng kết, đúc kết kinh nghiệm
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu ứng dụng các phần mềm công nghệ
thông tin của giáo viên, thực hiện việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động giáo dục
trẻ ở trường mầm non.
6. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 8/2020 – tháng 5/2021 trong đó:


+ Tháng 8 khảo sát thực tế xây dựng biện pháp
+ Từ tháng 11/2020 – tháng 4/2021 áp dụng biện pháp
+ Tháng 5 tổng hợp kết quả và viết sáng kiến; tiếp tục nghiên cứu đề tài
nhằm củng cố và thực hiện cho các năm học tiếp theo.

PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là mắt xích
đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đẩy
mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy
Trong những năm gần đây, khi công nghệ thơng tin ngày càng phát triển thì
việc ứng dụng cơng nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu.
Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục
trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học cho tất cả các cấp học nói
chung và cấp mâm non nói riêng. Nếu như trước đây giáo viên mầm non phải rất
vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng
thì hiện nay với ứng dụng CNTT giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động
khai thác tài liệu giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu

cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vào phai "nhấp chuột" là hình ảnh những con vật
ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số
biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay


lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học sinh và được chủ
động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Đó có thể coi là một
phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện
được nguyên lý giáo dục "Dạy học lấy trẻ làm trung tâm” một cách dễ dàng. Có
thể thấy phương pháp dạy học bằng CNTT trong giáo dục mầm non tạo ra một môi
trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao trong quá
trình dạy học đa giác quan cho trẻ.
Giáo viên mầm non có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo
dục qua mạng thông tin truyền thông, Internet,...Nguồn tài ngun vơ cùng phong
phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim...sống động tự nhiên tác động tích cực
đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non cũng như ảnh hưởng đến q trình hình
thành nhân cách tồn diện ở trẻ
Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tiễn hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong giáo
dục ở trường mầm non hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Nhận thấy được điều cấp
bách và cần thiết như hiện nay Vì vậy tơi đã mạnh dạn nghiên cứu, học tập và đưa
CNTT vào giảng dạy ở đơn vị nơi tôi công.tác.
2. Thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học
Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng giáo án điện tử, nghĩ rằng sẽ tốn thời
gian để chuẩn bị cho một bài giảng. Việc thực hiện một bài giảng một cách công
phu bằng cácdẫn chứng sống động trên các slide trong các giờ học là một điều mà
các giáo viên khơngmuốn nghĩ đến. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất
nhiều thời gian chuẩn bị màđó chính là điều mà các giáo viên thường hay tránh.
Khảo sát hiệu quả từ phía học sinhcho thấy, nếu sử dụng phương pháp dạy học
truyền thống với phấn trắng bảng đen thìhiệu quả mang lại chỉ có 40% - 50%,
trong khi hiệu quả của phương pháp multimedia(nhìn - nghe) lên đến 70% -80%.

Việc sử dụng phương pháp mới đòi hỏi một giáo án mới.Thực ra, muốn “click”
chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả thì giáo viên phải vất vả gấpnhiều lần so với


cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về vi tính, sử dụng thànhthạo phần
mềm power point, giáo viên cần phải có niềm đam mê thật sự với cơng việcthiết kế
địi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư liệu từ nhiều
nguồnkhác nhau.
Chính vì những khó khăn trên mà trong những năm học qua các giáo viên chỉ ứng
dụng CNTT khi có nhu cầu. Tức là chỉ có thao giảng mới sử dụng và việc làm này
chỉmang tính chất đối phó. Tình trạng này cũng phổ biến trong các trường phổ
thơng. Mụcđích sử dụng máy tính phục vụ cho cơng tác giảng dạy chỉ được áp
dụng trong các tìnhhuống này.
Trước khi thực hiện đề tài tôi thấy ở trường mầm non chúng tôi có một số thuận
lợi và khó khăn sau.
2.1 Thuận lợi.
Nhà trường đã nắp đặt đường truyền mạng internet ổn định, tạo điều kiện
cho giáo viên học hỏi và khai thác tài nguyên trên internet
Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của PGD& ĐT huyện Ba Vì, cùng với
sự hợp hợp tác của các đồng chí giáo viên trong trường đã giúp tơi rất nhiều trong
q trình nghiên cứu đề tài.
Tôi đã học và được tham gia các lớp học, chuyên đề về CNTT do PGD
huyện phối hợp với các công ty mở tại PGD huyện cộng với sự đam mê về CNTT
nên bản thân có sẵn một số hiểu biết về Powerpoint, Internet. Đồng thời tơi cũng
đã có 13 năm là một giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy nên nắm chắc các
bước lên lớp và kĩ năng sư phạm cần thiết để tổ chức các hoạt động giáo dục có
hiệu quả.
Đồng thời tơi cũng khơng ngừng học tập, tìm hiểu về những phần mềm ứng
dụng CNTT khác …..để lấy thêm kiến thức cũng như sưu tầm hình ảnh đẹp phục
vụ cho việc hướng dẫn giáo viên thiết kế bài giảng sinh động hấp dẫn.

2.2 Khó khăn.


Trình độ về CNTT, thời gian nghiên cứu của giáo viên cịn hạn chế. Hơn nữa
trình độ đào tạo khơng đáp ứng yêu cầu, nắm bắt phương pháp giảng dạy mới còn
rất nhiều hạn chế.
Về một số giáo viên còn tự ti, năng lực chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, chưa
mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy. Một số giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm
trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, chưa nắm chắc kiến thức cơ bản của bậc học.
Cách soạn giảng giáo án điện tử còn nhiều lúng túng chưa linh hoạt.
Việc sử dụng thiết bị dạy học cịn mang nặng tính hình thức, chưa thường
xun, liên tục. Dấu dốt ngại hỏi, ngại phát biểu ý kiến.
Thiết bị dạy hiện đại tuy đã có nhưng đã cũ, do đó chất lượng chưa cao nên
đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT của GV.
Phụ huynh học sinh bận buôn bán nên nhiều trẻ ở với Ơng Bà vì vậy việc
phối hợp và truyên truyền với phụ huynh chưa được thường xuyên.
Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa
được nghiên cứu kỹ dẫn đến việc ứng dụng CNTT chưa đạt kết quả. Việc tổ chức
bồi dưỡng kiến thức CNTT chuyên sâu cho giáo viên chưa được nhiều, trường
chưa có phịng máy tính riêng nên trẻ sử dụng và tiếp cận nhiều với máy tính ….

3. Kết quả khảo sát thực trạng ban đầu khi chưa thực hiên đề tài:
Đối với giáo viên: Kiến thức và kỹ năng về CNTT của giáo viên còn quá hạn chế,
Giáo viên chưa biết cách tự bồi dưỡng kiến thức CNTT cho bản thân , Có thể thấy
sự đam mê sáng tạo ứng dụng CNTT ở các giáo viên mầm non trẻ nhưng điều đó
cũng thật khó khi kiến thức và kỹ năng ững dụng công nghệ thông tin của họ cịn
q nghèo và đặc biệt khó khăn cho những giáo viên mầm non đã có tuổi . Việc kết
nối và sử dụng khai thác tiện ích của cơng nghệ mạng máy tính và mạng Internet
đối với họ cịn q khó khăn, khó có thể thực hiện một cách triệt để và có chiều
sâu.



Kết quả đánh giá như sau:
STT

1

2

3

Nội dung
Giáo viên có địa chỉ email

Giáo viên có khả năng, khai

Số lượng

Tỷ lệ

10/21

48%

7/21

33.3%

10/21


48%

12/21

57.1%

15/21

71.4%

thác ứng dụng CNTT
Số bài giảng có ứng dụng
CNTT
Giáo viên có trình độ Tin học
theo quy định TT03 trở lên
Giáo viên có sử dụng mạng xã
hội.

Đối với trẻ:
Trẻ rất thích nghe những điều chưa biết, thích tìm hiểu khám phá những cái
chưa thấy, những điều trẻ chưa được tiếp cận vì thế đưa ứng dụng CNTT vào trong
chăm sóc giáo dục trẻ sẽ kích thích tối đa trí tưởng tượng phong phú và khả năng
hoạt động của trẻ. Khi được tiếp cận với CNTT tuy nhiên lịng u thích của trẻ
cịn ở nhiều mức độ khác nhau. Bên cạnh đó việc trẻ hứng thú, ham thích say mê
với cơng nghệ thơng tin như thế nào cịn phụ thuộc vào hồn cảnh sống, điều kiện
gia đình, giáo dục của người lớn xung quanh.

Đối với phụ huynh học sinh.
+ Chủ yếu là người dân tộc và sống bằng nghề nơng nghiệp, đời sống cịn gặp
nhiều khó khăn.

+ Nhận thức chưa đầy đủ về vấn.


+ Kiến thức về ứng dụng CNTT còn hạn chế.
Qua nghiên cứu lý luận và thực trạng về “Một số giải pháp nâng cao chất
lượng ứng dụng CNTT cho giáo viên”. Trong nhà trường bản thân tôi nhận thức
rõ trách nhiệm của người quản lý và tơi đã tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng ứng dụng CNTT cho giáo viên trong trường mầm non.
Các giải pháp thực hiện.
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động ứng dụng CNTT hàng năm
Biện pháp 2: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin
cho đội ngũ giáo viên.
Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên ứng dựng CNTT vào giảng dạy.…
Biện pháp 4: Đưa ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào tiêu chí thi đua
Biện pháp 5: Công tác kiểm tra đánh giá

4. Các biện pháp thực hiện:
4.1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động
Căn cứ kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 24/4/2020 của Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội về công tác công nghệ thông tin thành phố Hà Nội năm 2020, căn cứ
kế hoạch số 711/KH-PGDĐT ngày 20/10/2020 về thực hiện nhiệm vụ ứng dụng
Công nghệ thông tin năm học 2020-2021.
Căn cứ vào kế hoạch năm học của nhà trường, ngay từ đầu
năm học tôi sắp xếp xây dựng kế hoạch chỉ đạo về công tác ứng
dụng CNTT, khi xây dựng kế hoạch tơi đi sâu tìm hiểu tình hình
thực tế của giáo viên để xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp.
Đặc biệt đi sâu vào xây dựng kế hoạch từng tháng, trú trọng đến


những tháng cao điểm… sau đó trình lên đồng chí hiệu trưởng phê

duyệt.
Lên kế hoạch cụ thể chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế
hoạch thăm lớp dự giờ đồng nghiệp
4.2

Biện pháp 2: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông

tin cho đội ngũ giáo viên.
Muốn cho đội ngũ giáo viên của mình thực hiện tốt việc ứng dụng CNTT vào
công tác giảng dạy là một người quản lý bản thân tôi phải xác định rõ cần phải bồi
dưỡng, cung cấp cho đội ngũ giáo viên của mình những kiến thức và kỹ năng ứng
dụng cơng nghệ thông tin như thế nào cho phù hợp với khả năng của giáo viên và
đáp ứng với nhu cầu thực tế của phịng đề ra…Chính vì thế vào đầu năm học tơi đã
tham mưu với đồng chí hiệu trưởng hàng tháng kết hợp với tổ chuyên môn bồi
dưỡng kiến thức, kỹ năng UDCNTT cho giáo viên vào các buổi sinh hoạt chuyên
môn, trước tiên tôi sẽ hướng dẫn giáo viên những kiến thức cơ bản về công nghệ
thông tin, khi đã có kiến thức cơ bản tơi hướng dẫn giáo viên xây dựng giáo án
điện tử và những ứng dụng của nó trong hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ .Cụ thể:
Tôi đã bồi dưỡng cho giáo viên những bài giảng về tin học cơ bản, các bài
giảng và bí quyết để soạn bài và giảng bài trên máy tính điện tử - máy chiếu đa
năng ví dụ như:
Ví dụ:
Để xây dựng được một bài giảng điện tử Power Point, e -Learning sinh động,
thu hút được sự chú ý của trẻ thì chúng ta cần sử dụng nhiều cơng cụ như video,
hình ảnh, âm thanh..… và bước đầu tiên chúng ta phải làm là chọn những hình ảnh
đẹp, bắt mắt, dễ nhìn …… ta Click vào mục Design rồi chọn tiếp vào mục
Themes để lựa chọn hình nền có sẵn trên PowerPoint. Nếu người dùng muốn có


thêm các chủ đề hình nền khác có thể tải bộ hình nền PowerPoint ở một số link

dưới đây:


Tải ngay bộ hình nền Powerpoint đẹp, chun nghiệp



Hình nền slide đẹp cho bài thuyết trình ấn tượng



Những mẫu slide PowerPoint miễn phí tuyệt đẹp dành cho giáo viên



Cách tạo hiệu ứng phối màu nền PowePoint
Ngồi những hình nền có sẵn trên PowerPoint, chúng ta cũng có thể sử dụng

hình ảnh của mình và thay đổi mức độ hiển thị hình nền……
+ Ngoài ra việc sắp xếp các Slide cũng cần sắp xếp đơn giản, hợp lý và luôn
lưu ý đến mối liên kết giữa chúng vì đơi khi một trục trặc nhỏ trong q trình tiến
hành bài giảng cũng có thể làm cho chúng ta lúng túng, mất bình tĩnh….
- Để xây dựng được một bài giảng E - Learning trước tiên tôi hướng dẫn giáo
viên cài đặt phần mềm Adobi presenter hoặc Articulate Storyline … như
Linkmediafire: />le
Sau khi tải phần mềm Articulate Storyline 3 về máy tính, các bạn tiến hành
giải nén, sau đó click vào phần mềm để cài đặt. khi cài đặt xong, không bật phần
mềm lên, tiến hành crack Storyline bằng cách copy tất cả các file trong thư mục
crack vào đường dẫn: C:\Program Files (x86)\Articulate\Storyline 3 (nếu dùng
windows 64 bit) hoặc C:\Program Files\Articulate\Storyline 3 (nếu dùng windows

32 bit).
Lưu ý: Khi copy ta chọn ghi đè (Replace the files in the destination) Vậy là đã
hoàn tất cài đặt Articulate Storyline 3 full crack rồi. Click vào biểu tượng
Articulate Storyline 3 trên màn hình desktop để sử dụng ngay thôi nào.
- Muốn gửi bài cho trẻ qua gmail, Zalo, Zoom…ta tạo các ứng dụng đó trên
máy tính hoặc điện thoại thơng minh là ta có thể sử dụng được….


- Phân cơng giáo viên giỏi vi tính kèm cặp cho giáo viên cịn yếu về vi tính
đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên được thực hành trải nghiệm trên máy tính
nhiều hơn bằng cách cho giáo viên mượn máy để thực hành vào buổi trưa, buổi tối,
thời gian rảnh. ….Nhờ thế mà trong một thời gian bồi dưỡng ngắn từ 01/8 đến 01/9
hầu hết giáo viên đã thực hiện được trên máy tính và tạo được bài giảng điện tử.
- Luôn động viên giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng chứng chỉ tin học
để có nhiều kiến thức tin học hơn.
4.3

Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên khai thác và ứng dựng CNTT

vào giảng dạy.…
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19 như hiện nay tất cả các cấp, các ngành
mọi người dân đang phải gồng mình chống dịch, nhiều nơi phải phong tỏa, dãn
cách xã hội để khơng bị lây lan dịch bệnh, đồng nghĩa vói nó là học sinh cũng
khơng thể đến trường để học bài trực tiếp, thì lúc này việc UDCNTT vào trong
cơng tác giảng dạy của các nhà trường là vô cùng quan trọng và cấp bách vì vậy tơi
đã tham mưu với hiệu trưởng và cho họp tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giúp
phụ huynh và các bé học học bằng phương pháp dạy học từ xa đó là dạy học “trực
tuyến” qua rất nhiều kênh xã hội khác nhau như: Ứng dụng Zalo, fb và phần mềm
hội họp trực tuyến Zoom … phương pháp này giúp học sinh không phải đến trường
mà vẫn tiếp tục học tập và thực hiện đúng theo chủ trương “Tạm dừng đến trường

nhưng không dừng học”, đầu tiên là hướng dẫn giáo viên cài đặt ứng dụng Zalo, fb
và phần mềm Zoom trên điện thoại thơng minh hoặc máy tính, tạo phịng học trực
tuyến, gửi đường link hoặc ID và mật khẩu cho phụ huynh học sinh hướng dẫn phụ
huynh cách vào va cho trẻ học , với nhiều hình thức thể hiện lơi cuốn, sinh động,
sáng tạo… sau một thời gian thực hiện bước đầu ghi nhận những phản hồi tích cực
từ phía phụ huynh và học sinh. Để việc triển khai dạy học trực tuyến đạt được 3
hiệu quả: Duy trì việc học, phần nào đó tạo được cho học sinh ý thức học tập, và
thực hiện tốt mục tiêu “Tạm dừng đến trường, không dừng việc học", tổ chuyên


môn nhà trường đã tổ chức họp trực tuyến , xây dựng kế hoạch và nội dung dạy
học trực tuyến cho các bé
Cụ thể, các khối sẽ xây dựng chương trình dạy và học online, sau đó biên tập
những video có chất lượng để chia sẻ trong nhóm zalo nhóm lớp mình.
Riêng khối mẫu giáo lớn và mẫu giáo nhỡ tổ chức thêm dạy trực tuyến trên
phần mềm zoom cho trẻ. Qua việc dạy học trực tuyến, các bé được học thơng qua
các trị chơi, bài học gần gũi và bổ ích, phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ; phát triển
các kĩ năng sống cho trẻ và nâng cao kỹ năng tổ chức dạy học qua internet, trên
truyền hình của giáo viên; tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình
trong việc tổ chức, hỗ trợ học sinh trong học tập; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học theo hướng tiếp cận cuộc cách mạng công nghệ 4.0
trong ngành giáo dục.
4.4

Biện pháp 4: Đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào tiêu chí thi

đua
Căn cứ kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 24/4/2020 của Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội về công tác công nghệ thông tin thành phố Hà Nội năm 2020, căn cứ
kế hoạch số 711/KH-PGDĐT ngày 20/10/2020 về thực hiện nhiệm vụ ứng dụng

Công nghệ thông tin năm học 2020-2021.
Vào đầu năm học tôi đã tham mưu với hiệu trưởng và trực tiếp xây dựng kế
hoạch số 104/KH-MNTLB về thực hiện nhiệm vụ ứng dụng Công nghệ thông tin
và đưa tiêu chí thi đua ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào công tác giảng dạy như.
BGH tổ chức cho giáo viên thi đua soạn và dạy giáo án điện tử ở tất cả các khối
lớp. Giáo viên giảng dạy bằng giáo án điện tử trên bảng tương tác được BGH, tổ
CM và các bạn đồng nghiệp trong trường dự giờ, rút kinh nghiệm. Đồng thời để
thúc đẩy chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường, tôi đề nghị
BGH nhà trường và tổ chuyên môn đã nghiên cứu và đưa việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào tiêu chí để xét thi đua hàng tháng-hàng quý và cả năm học. Qua các


đợt thao giảng, nhà trường và tổ chuyên môn đánh giá cao những giờ dạy biết đưa
công nghệ thông tin vào giảng dạy. Qua xét thi đua hàng tháng, nhà trường phê
bình những giáo viên chưa biết soạn bài bằng vi tính, tuyên dương khích lệ những
giáo viên đã biết soạn bài và xây dựng bộ hồ sơ trên máy, đặc biệt tuyên dương
những giáo viên đã biết soạn bài bằng giáo án điện tử, biết tìm tịi nghiên cứu sưu
tầm tranh ảnh-tư liệu trên mạng.Từ đó tạo động lực thúc đẩy giáo viên nổ lực cố
gắng từ khâu tìm kiếm nội dung, hình ảnh tư liệu để soạn bài trên máy đến cách
thức giảng bài , trình chiếu trên máy chiếu đa năng. Chính vì thế nên cho đến nay
100 % giáo viên trong nhà trường đều soạn bài trên máy tính, hầu hết các giờ dạy
thao giảng đều sử dụng trình chiếu qua màn hình chiếu, 100% giáo viên biết sử
dụng máy tính để giảng dạy, trong năm học 2020-2021 có một đồng chí giáo viên
tham gia thi xây dựng bài giảng điện tử E-lening và được giải nhì cấp huyện.
4.5

Biện pháp 5: Cơng tác kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá là việc không thể thiếu trong cơng tác hướng dẫn, chỉ đạo đó
là khâu vơ cùng quan trọng của người cán bộ quản lý, nếu không kiểm tra thì coi

như bớt đi phương pháp quan trong của lãnh đạo quản lý; nhận thức được tầm quan
trọng của công tác kiểm tra đánh giá nên ngay từ đầu năm tơi đã kết hợp với các
đồng chí trong Ban Giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra thường
xuyên việc ứng dựng CNTT vào giáo dục như:
- Kiểm tra việc thực hiện điểm danh trẻ trên phần mềm giáo dục.
- Kiểm tra công tác soạn thảo văn bản, xây dựng kế hoạch ngày, tháng trên
máy tính.
- Kiểm tra công tác gửi bài và trao đổi với trẻ qua các mạng xã hội
- Kiểm tra việc áp dụng các bài gảng điện tử vào giờ học.
- Kiểm tra kết quả trên trẻ sau mỗi giờ học được UDCNTT.
Trong q trình kiểm tra tơi đặc biệt lưu tâm đến cách giáo viên xây dựng bài
giảng điện tử và áp dụng trong giờ học, giúp trẻ hứng thú và đạt kết quả cao, nhất
là trong giai đoạn trẻ nghỉ học ở nhà do dịch bệnh Covid -19 hiện nay.


Đây sẽ phương pháp kích thích các thầy cơ giáo trong đó có các giáo viên lớn tuổi
sẽ nỗ lực hơn trong quá trình giảng dạy, cập nhật kiến thức ứng dụng bài giản điện
từ, công nghệ dạy trực tuyến để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; bên cạnh đó các
giáo viên trẻ có cơ hội thỏa sức sáng tạo, xây dựng bài giảng điện tử theo phong
cách hiện đại trên cơ sở nội dung bài học, kế hoạch năm học đã đề ra.
Việc khen thưởng đúng lúc đối với các giáo viên có thành tích trong thi đua giáo
viên dạy giỏi, ứng dụng CNTT hiệu quả, sáng tạo ln được quan tâm. Qua đó tạo
nên phong trào thi đua ứng dụng CNTT rất hiệu quả trong nhà trường.

PHẦN III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Sau một thời gian áp dụng những kinh nghiệm trên trong năm học qua để nâng
cao chất lượng UDCNTT vào dạy học cho giá viên tại trường tôi đã thu được một
số kết quả sau:
1. Đối với giáo viên:
- 90% giáo viên có khả năng, khai thác ứng dụng CNTT

- Tự tin khi soạn bài giảng điện tử và sử dụng máy chiếu giảng bài cho trẻ.
- Tiết kiệm được thời gian trình bày bằng các đồ dùng trực quan.


-

Đẫn dắt học sinh vào vấn đề một cách nhẹ nhàng và sinh động.

- 100% Giáo viên có trình độ Tin học A trở lên
2. Đối với học sinh:
– Được làm quen với hình ảnh trực quan sinh động.
– Trẻ được nhìn thấy nhiều hình ảnh và âm thanh thực tế ngoài đời.
– Trẻ hứng thú, tiếp thu bài nhanh.
– Khảo sát trên 3 độ tuổi lớp 3, 4, 5tuổi với 144 trẻ thì 100% các em rất thích
những hoạt động học có ứng dụng CNTT.
– Nếu như trước đây hiệu quả tiết dạy các em tiếp thu được 50% thì từ khi có ứng
dụng CNTT tăng 90%.
3. Đối với nhà trường:
– Nâng cao chất lượng giảng dạy và tay nghề của giáo viên trong việc ứng dụng
CNTT.
– Nâng cao chất lượng học sinh.
– Được tăng cường thêm tư liệu đồ dùng dạy học.
– Giáo viên trong trường có cơ hội tham khảo, học hỏi lẫn nhau về cách thực hiện,
cách giảng dạy giáo án điện tử và có ngân hàng bài giảng ứng dụng công nghệ
thông tin cho trường làm tư liệu.
Sau một thời gian áp dụng chúng tôi đã nhận thức việc ứng dụng CNTT
trong dạy học có nhiều ưu việt. Giờ học của thầy và trò chúng tôi đã sinh động, hấp
dẫn và hiệu quả hơn trước nhiều.
– So sánh kết qua sau một thời gian áp dụng với 21 giáo viên áp dụng CNTT
trong dạy học tôi đã thu được các kết quả sau:

Nội dung
Giáo viên có địa chỉ email
Giáo viên có khả năng,

Đầu năm

Cuối năm

So sánh

SL

%

SL

%

10/21

48%

21/21

100%

52%

90.4


56%

7/21

33.3% 19/21

Tăng

Giảm


khai thác ứng dụng CNTT
Số bài giảng có ứng dụng
CNTT

10/21

48%

90.4
19/21

Giáo viên có trình độ Tin

42.4%
90.4

học theo quy định TT03

12/21


57.1% 19/21

trở lên
Giáo viên có sử dụng

15/2

71.4% 21/21

33.3%

100

28.6%

mạng xã hội.

PHẦN IV: KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm
Tuy để thực hiện một giáo án điện tử mất khơng ít thời gian và gặp nhiều khó
khăn về kĩ thuật, nhưng đối với một giáo án điện tử có chất lượng thì tơi cảm thấy
rất vui mừng. Vì qua đó, tơi đã đem đến cho học sinh của mình những giờ học sinh
đơng, lí thú, bổ ích,… .Những kết quả mà cơ và trị đạt được đã làm cho tơi u
thích và say mê hơn khi nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin, từ đó nâng
cao việc ứng dụng CNTT cho chính bản thân vào công tác quản lý, lãnh đạo, chỉ
đạo. Đồng thời, giúp được đồng nghiệp của mình tiếp cận, tự tin khi ứng dụng
CNTT. Tôi hy vọng rằng, với kinh nghiệm và bài học khi ứng dụng CNTT vào
soạn giảng, dạy học cho trẻ mà tôi đã đúc kết trong thời gian qua, sẽ góp phần giúp
các giáo viên khác chưa tự tin, sẽ tự tin hơn khi ứng dụng công nghệ thông tin vào

việc giảng dạy.


Qua đây, tơi mong nhận được sự đóng góp chân thành của quý thầy cô đồng
nghiệp để tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngày một hiệu quả
hơn nữa, nhằm phát huy năng lực của giáo viên và quan trọng hơn nửa là nâng cao
chất lượng dạy và học của nhà trường, đóng góp vào sự phát triển của ngành giáo
dục mầm non ngày càng đi lên.
2. Kiến nghị và đề xuất
2.1

Đối với giáo

– Phải tâm huyết với nghề, phải thấy được trách nhiệm của mình trong công cuộc
đổi mới của giáo dục hiện nay.
– Với vai trò là giáo viên thường xuyên tiếp súc với phụ huynh, phải tuyên truyền
sâu rộng đến từng phụ huynh để họ tuyệt đối tin tưởng vào sự đổi mới này và cộng
đồng trách nhiệm cùng giáo viên chủ nhiệm.
– Có tinh thần học hỏi đồng nghiệp, khơng ngừng tìm tòi sách báo và các trang
mạng để tự bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho bản thân.
2.2

Đối với nhà trường:

BGH phải luôn sát cánh cùng giáo viên, hết sức hỗ trợ cho giáo viên khi cần,
phải thường xuyên quan tâm, động viên, chỉ ra được những việc giáo viên đã làm
được để tạo động lực cho giáo viên, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những việc
giáo viên chưa làm được để khắc phục, tránh phê bình chung chung hoặc giao
khoán.
Nhà trường cũng nên tăng cường cho giáo viên được giao lưu các trường

bạn, học tập những mơ hình hay, những cách làm hiệu quả để áp dụng một cách
linh hoạt tại trường mình.
Trên đây là một kinh nghiệm của bản thân tôi để hướng dẫn giáo viên nhằm
nâng cao hiệu quả việc áp dụng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
ngày một tốt, hơn nữa nhằm phát huy năng lực của giáo viên và quan trọng hơn
nửa là chất lượng học sinh ngày một đi lên. Tuy có nhiều cố gắng nhưng khơng


tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được sự bổ sung góp ý của Hội đồng
khoa học, của Ban giám hiệu nhà trường và bạn bè đông nghiệp để tơi có được
những biện pháp chỉ đạo tốt hơn và được áp dụng rộng rãi.
Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp q báu của các đồng nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn. Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.



×