Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

DANH GIA ANH HUONG CUA HOAT DONG DU LICH SINH THAI DEN BAO TON DA DANG SINH HOC o VUON QUOC GIA CAT TIEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.05 KB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------

TIỂU LUẬN
NGUYÊN LÝ TRONG QUẢN LÝ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU
LỊCH SINH THÁI ĐẾN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH
HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

GVHD: T.S Trịnh Trường Giang
HVTH: Nguyễn Thanh Trúc

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 10/2017


MỤC LỤC

2


DANH MỤC HÌNH ẢNH

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ Viết Tắt
CR


DD
ĐDSH
ĐVN
ĐNN
EN
HST
IUCN
KBTTN
TNTN
TVN
UBND
UNFCCC

Diễn giải
Critically Endangered (Rất nguy cấp)
Data Deficient (Thiếu dữ liệu)
Đa dạng sinh học
Động vật nổi
Đất ngập nước
Endangered (Nguy cấp)
Hệ sinh thái
International Onion of Convervation of Nature (Tổ
chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới)
Khu bảo tồn thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên
Thực vật nổi
Ủy ban nhân dân
Unitied Nations Framework Convention on Climate
Change (Công ước Khung Liên hiệp quốc về Biến
3



VQG
VU
WWF

Đổi Khí hậu)
Vườn quốc gia
Vulnerable (Sẽ nguy cấp)
World Wildlife Fund (Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc
tế)

4


MỞ ĐẦU
ĐDSH là cơ sở quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các quốc
gia. Do vậy, bảo tồn ĐDSH đã trở thành vấn để được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là
tại các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN). Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, trước sự tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu, ĐDSH đã và đang bị ảnh hưởng
ngày càng nghiêm trọng.
Việt Nam là một trong các quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế
giới, được công nhận là một quốc gia ưu tiên cao cho bảo tồn toàn cầu. Các hệ sinh thái
của Việt Nam giàu có và đa dạng với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô
giàu và đẹp, cùng tạo nên mơi trường sống cho các lồi chim và thú trên toàn cầu.
Nhiều loài động, thực vật độc đáo của Việt Nam khơng có ở nơi nào khác trên thế giới,
đã khiến cho Việt Nam trở thành nơi thích hợp để bảo tồn.
ĐDSH là cơ sở quan trọng đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các quốc
gia. Do vậy, bảo tồn ĐDSH đã trở thành vấn để được cả xã hội quan tâm, đặc biệt là
tại các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN). Tuy nhiên, trong những năm gần

đây, trước sự tác động của biến đổi khí hậu tồn cầu, ĐDSH đã và đang bị ảnh hưởng
ngày càng nghiêm trọng.
Các hệ sinh thái và đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái đó phục vụ nhiều
nhu cầu sống cơ bản của những người nghèo, như lương thực, chất đốt, thuốc men và
nước sinh hoạt. Chúng cũng đảm bảo giúp người nghèo tránh được các thiên tai. Theo
Báo cáo diễn biến Môi trường về Đa dạng sinh học năm 2005 thì khoảng 25 triệu
người Việt Nam sống dựa vào các hệ sinh thái rừng và khoảng 8 triệu người có nguồn
thu nhập chính của hộ gia đình phụ thuộc vào khai thác thủy, hải sản. 12 triệu người
khác có một phần thu nhập từ ngư nghiệp. Việc thừa nhận và hiểu rõ những giá trị của
đa dạng sinh học có thể giúp mang lại các cơ hội kiếm sống, cải thiện điều kiện dinh
dưỡng, sức khoẻ và nước sinh hoạt cho người nghèo. Hơn 85% các khu bảo tồn ở Việt
5


Nam nằm ở những vùng có tỉ lệ nghèo đói cao. Quản lý rừng và bảo tồn đa dạng sinh
học do vậy có quan hệ chặt chẽ với các cơng tác giảm nghèo.
Song do nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp, những năm
gần đây đa dạng sinh học tiếp tục suy giảm về lượng và suy thoái về
chất với tốc độ cao; đối mặt với những đe dọa và thách thức nghiêm
trọng. Mặt khác giá trị và vai trò của đa dạng sinh học chưa được
nhận thức và đánh giá đúng mức. Ý thức về bảo tồn đa dạng sinh học
và nhận thức được giá trị thực sự của đa dạng sinh học trong xã hội
còn hạn chế, quá trình phát triển kinh tế xã hội đã gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới các sinh cảnh tự nhiên, phá huỷ mơi trường sống
của nhiều lồi, gây suy giảm nghiêm trọng tính đa dạng sinh học và
suy thối mơi trường.

6



Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Đa dạng sinh học
1.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ ĐDSH được dùng lần đầu tiên vào năm 1988 (Wilson, 1988) và sau
khi Công ước Đa dạng sinh học được ký kết (1993) đã được sử dụng phổ biến. Có
nhiều định nghĩa về ĐDSH: Trong Luật đa dạng sinh học của nước ta được Quốc hội
thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, định nghĩa: “ ĐDSH là sự phong phú về gen,
loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên. Gen là một đơn vị di truyền, một đoạn của
vật chất di truyền quy định các đặc tính cụ thể của sinh vật. Hệ sinh thái là quần xã sinh
vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và
trao đổi vật chất với nhau. Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái hình thành, phát triển
theo quy luật tự nhiên, vẫn còn giữ được các nét hoang sơ. Hệ sinh thái tự nhiên mới là
hệ sinh thái mới hình thành và phát triển trên vùng bãi bồi tại cửa sơng ven biển, vùng
có phù sa bồi đắp và các vùng đất khác (Điều 3, Luật đa dạng sinh học năm 2008).
Ngồi ra ĐDSH cịn được định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005
như sau: “Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh
thái” (Khoản 16, Điều 3). Theo WWF,1989: “ĐDSH là sự phồn vinh của sự sống trên
trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng
trong các loài và là những hệ sinh thái vơ cùng phức tạp cùng tồn tại trong mơi
trường”.
Theo đó, ĐDSH được định nghĩa là sự đa dạng giữa các sinh vật từ tất cả các
nguồn, vùng trời, vùng đất, vùng biển, các hệ sinh thái thủy vực nội địa và các phức hệ
sinh thái mà chúng là thành viên, bao gồm sự đa dạng trong mỗi loài, giữa các loài và
các hệ sinh thái (IUCN, 1994). Đây là định nghĩa về ĐDSH được nhiều quốc gia chính
thức chấp nhận và được sử dụng trong Công ước ĐDSH.

7


1.1.2 Mức độ đa dạng sinh học

- Đa dạng loài: là số lượng và sự đa dạng của các loài được tìm
thấy

tại

một

khu vực nhất định, tại một vùng nào đó.
- Đa dạng di truyền (gene): là sự đa dạng về thành phần gene
giữa các cá thể trong cùng một loài và giữa các loài khác nhau; là sự
đa dạng về gene có thể di truyền được trong một quần thể hoặc giữa
các quần thể.
- Đa dạng hệ sinh thái: là tất cả mọi sinh cảnh, mọi quần xã
sinh

vật



mọi

quá trình sinh thái khác nhau.
1.1.3 Giá trị của đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học khơng chỉ duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái,
nó cịn là nguồn cung cấp các dược liệu đầy tiềm năng. Đa dạng sinh
học giúp duy trì một nguồn lương thực thực phẩm lành mạnh và làm
tăng độ phì nhiêu của đất và giữ gìn một nguồn nước sạch. Giá trị
của nó vượt xa mọi thứ mà chúng ta có thể diễn tả bằng cách sử
dụng các chỉ số kinh tế nhưng lợi ích về vật chất nó mang lại cho lồi
người rất lớn.

Đa dạng sinh học gồm tính đa dạng, trạng thái khác nhau về đặc tính hoặc chất
lượng của sinh vật. Sự đa dạng và tính khác nhau của các lồi sinh vật sống và các
phức hệ sinh thái mà chúng tồn tại trong đó. Tính đa dạng có thể hiểu là một số lượng
xác định các đối tượng khác nhau và tần số xuất hiện tương đối của chúng. Đối với đa
dạng sinh học, những đối tượng này được tổ chức ở nhiều cấp độ, từ các hệ sinh thái
phước tạp đến các cấu trúc hoá học là cơ sở phân tử của vật chất di truyền. Do đó, thuật
ngữ này bao hàm các hệ sinh thái, các loài, các gen khác nhau và sự phong phú tương
đối của chúng (theo OTA, 1987). Đa dạng sinh học còn là sự đa dạng của các sinh vật

8


trên trái đất, bao gồm cả sự đa dạng về di truyền của chúng và các dạng tổ hợp. Đây là
một thuật ngữ khái quát về sự phong phú của sinh vật tự nhiên, hỗ trợ cho cuộc sống và
sức khoẻ của con người . Khái niệm này bao hàm mối tương tác qua lại giữa các gen,
các loài và các hệ sinh thái (như quan niệm của Reid & Miller, 1989).
1.1.3.1 Giá trị trực tiếp
Giá trị trực tiếp của đa dạng sinh học là giá trị được tạo ra do hoạt
động khai thác sinh vật tự nhiên của con người nhằm thỏa mãn nhu
cầu của con người và phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng như: cung cấp
thức ăn, nước uống, môi trường sống cho con người; cung cấp
nguyên vật liệu để sản xuất, thuốc để chữa bệnh,… Chẳng hạn như
sông cung cấp nước uống và nước sinh hoạt cho con người; rừng có
tác dụng điều hịa khí hậu, có vai trị rất quan trọng trong việc duy trì
và điều hòa lượng carbon trên trái đất, làm tăng độ phì nhiêu chống
xói mịn cho đất, giữ đất, bảo vệ nguồn nước, chống lũ lụt, hạn chế ô
nhiễm môi trường, cung cấp thức ăn, cây thuốc quý, gỗ để chế tạo,
sản xuất nhiều mặt hàng,…
1.1.3.2 Giá trị gián tiếp
- Cố định CO2 qua q trình quang hợp: góp phần làm giảm lượng

CO2

trong

khí quyển, giảm hiệu ứng nhà kính. Thực vật có khả năng hấp thu
CO2, cung cấp O2 qua quá trình quang hợp, là một nhà máy sinh học
tự nhiên, góp phần làm giảm lượng CO2 trong khí quyển, hạn chế sự
nóng lên của trái đất. Thụ phấn và dịng chảy gene: thơng qua các
lồi cơn trùng, gió,… Đa dạng sinh học là nguồn cung cấp nhiều
giống loài để lai tạo ra nhiều giống cây trồng, vật ni. Duy trì vịng
tuần hồn nước, tái tạo nước ngầm, bảo vệ khối nước: vác quần xã
sinh vật đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn,

9


bảo vệ những hệ sinh thái vùng đệm, giảm nhẹ mức độ lũ lụt gây xói
mịn đất. Hệ thực vật hoạt động như một lớp đệm nhằm duy trì chất
lượng nước, đồng thời ngăn cản làm giảm nhẹ mức độ hạn hán, lũ lụt,
giảm sự bạc màu đất. Do đó, lớp đất mặt khơng bị mỏng, các đặc
tính lý hóa của đất khơng bị phá hủy, độ phì nhiêu của đất được duy
trì. Cụ thể như, tán lá, thân cây, lá khô làm giảm tốc độ hạt nước rơi
xuống đất, ngăn cản dòng chảy. Rễ cây, hệ động vật đất làm cho đất
tơi xốp, tăng độ thơng khí, tăng độ thấm của nước cũng góp phần
làm giảm dịng chảy, phân bố lượng nước từ ngày này qua ngày
khác. Thảm thực vật còn giúp điều chỉnh chất lượng nguồn nước
ngầm, ngăm cản quá trình nhiễm mặn. Các khu vực đầm lầy, rừng
hoạt động như hệ thống lọc nước.
- Đệm bảo vệ khỏi các điều kiện khắc nghiệt của khí hậu: các khu
rừng đầu nguồn ngăn cản lũ lụt, rừng ngập mặn, các dải san hơ ven

biển chắn sóng, bão ven biển bảo vệ mùa màng, đất đai, nhà cửa,
cơng trình của người dân.Sản xuất đất, bảo vệ đất khỏi xói mịn: các
loài vi sinh vật giúp phân huỷ các chất thải và cung cấp dinh dưỡng,
chất mùn cho đất. Đa dạng sinh học tham gia vào quá trình hình
thành, duy trì kết cấu, chế độ dinh dưỡng và độ ẩm trong đất. Cụ thể,
hệ thống rễ cây làm vỡ vụn đất, đá, làm thơng thống tạo điều kiện
cho nước thâm nhập sâu vào bên trong và tạo điều kiện thuận lợi cho
các vi sinh vật hoạt động. Đa dạng sinh học của hệ sinh thái trong
việc bảo vệ đất là rất quan trọng và khơng thể thay thế được.
- Duy trì các chu trình dinh dưỡng thiết yếu, tạo mơi trường sống
cho các sinh vật trên trái đất: Các sinh vật tự nhiên trong các hệ sinh
thái bảo đảm cho sự chu chuyển tuần hoàn của các nguyên tố cơ bản
trong các chu trình dinh dưỡng thiết yếu như Carbon, Oxy, Nitơ, …

10


góp phần duy trì các chu trình dinh dưỡng này, tạo ra mơi trường
sống cho con người và các lồi sinh vật khác. Chẳng hạn, thực vật
quang hợp hấp thu CO2, nhã oxy là một khâu trong vịng tuần hồn
Carbon. Vi sinh vật trong đất cố định Nitơ thành Nitrate cung cấp cho
cây trồng để tạo sinh khối là một mắt xích trong chu trình Nitơ.
- Hấp thu và phân hủy các chất gây ô nhiễm: hệ sinh thái và các
q trình hoạt động của sinh thái đóng vai trị quan trọng trong quá
trình phân hủy, hấp thu các chất ô nhiễm được tạo ra bao gồm các
chất thải như nước thải, rác thải, các sự cố như tràn dầu. Các quần xã
sinh vật, đặc biệt các loài nấm và vi sinh vật có khả năng hấp phụ,
hấp thu và phân hủy các chất ô nhiễm như thuốc trừ sâu và các chất
nguy hại khác. Nhiều lồi địa y có khả năng hấp thụ các kim loại
nặng. Một số loài thân mềm, thực vật nước như bèo tây, bèo cái…

cũng có khả năng hấp thụ kim loại độc và các hóa chất độc
- Điều tiết khí hậu: hệ thực vật đóng vai trị quan trọng trong việc
điều hịa khí hậu địa phương, khí hậu vùng và cả khí hậu tồn cầu
như tạo bóng mát, khuyếch tán hơi nước,giảm nhiệt độ khơng khí khi
thời tiết nóng,… Các khu rừng cũng có tác dụng trong việc giữ đất,
giữ nước, lọc sạch không khí, điều hồ khí hậu, giảm ơ nhiễm mơi
trường.
- Đa dạng sinh học góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa – xã hội,
khoa học giáo dục, dân tộc, lịch sử của môi trường tự nhiên. Đa dạng
sinh học là nguồn cung cấp các vật thí nghiệm như chuột bạch, khỉ
cho nghiên cứu về y học, giúp tìm cách điều trị bệnh tật của con
người. Giá trị sinh thái và môi trường của đa dạng sinh học đảm bảo
đời sống con người và truyền lại cho các thế hệ. Các khu rừng, vùng

11


biển, vùng đất ngập nước là nơi sinh tồn của các nguồn tôm, cá
giống.
1.2 Bảo tồn đa dạng sinh học
1.2.1 Khái niệm
Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con
người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế
hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của
các thế hệ tương lai. Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn đa dạng
sinh học, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà lồi
hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi
các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của lồi và hệ sinh
thái đó trong tương lai.
1.2.2 Phân loại

Hiện nay có các phương thức bảo tồn chủ yếu là bảo tồn tại chỗ (In-situ) và bảo
tồn chuyển vị (Ex-situ).Trong khi phương thức bảo tồn tại chỗ là nhằm bảo tồn các hệ
sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và khơi phục quần thể các lồi trong mơi
trường tự nhiên của chúng, phương thức bảo tồn chuyển vị bao gồm các hoạt động
nhằm bảo tồn các loài mục tiêu bên ngồi nơi phân bố hay mơi trường tự nhiên của
chúng.
1.2.2.1 Bảo tồn nguyên vị (in situ)
Bảo tồn nguyên vị bao gồn các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ các
lồi, các chủng và các sinh cảnh, các HST trong điều kiện tự nhiên. Tùy theo đối
tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi. thông thường bảo tồn nguyên ị được
thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các biện pháp quản lý phù
hợp.
Theo Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thì có 6 loại khu bảo tồn:
-

Loại I: Khu bảo tồn nghiêm ngặt (hay khu bảo tồn hoang dã).

12


-

Loại II: Vườn Quốc Gia, chủ yếu để bảo tồn các HST và sử dụng vào việc du lịch, giải

-

trí, giáo dục.
Loại III: Cơng trình thiên nhiên, chủ yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đặc biệt.
Loại IV: Khu bảo tồn sinh cảnh hay các loài, chủ yếu là nơi bảo tồn một số sinh cảnh


-

hay các loài đặc biệt cần bảo vệ.
Loại V: Khu bảo tồn cảnh quan đất liền hay cảnh quan biển, chủ yếu bảo tồn các cảnh

-

quan thiên nhiên đẹp, sử dụng cho giải trí và du lịch.
Loại VI: Khu bảo tồn quản lý TNTN, chủ yếu quản lý mới mục đích sử dụng một cách
bền vững các HST và TNTN.
Ngồi ra, theo chương trình Giáo dục khoa học và văn hóa liên
hiệp quốc (UNESCO) thì bảo tồn ngun vị cịn có Khu di sản thế giới
và theo cơng ước Ramsar cịn có khu bảo tồn đất ngập nước Ramsar.
Tuy nhiên, bảo tồn nguyên vị cịn bao gồm cả cơng việc quản lý các
động, thực vật hoang dã; các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngoài các
khu bảo tồn. Trong nông nghiệp và lâm nghiệp, bảo tồn nguyên vị
được hiểu là việc bảo tồn các giống loài cây trồng tại đồng ruộng hay
trong các rừng trồng.
1.2.2.2 Bảo tồn chuyển vị (ex situ)
Bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các vi sinh
vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng. Mục đích của việc
di dời này là để nhân giống, lưu giữ, nhân ni vơ tính hay cứu hộ
trong trường hợp: nơi sinh sống bị suy thối hay huỷ hoại khơng thể
lưu giữ lâu hơn các lồi nói trên; dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu,
thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho
cộng đồng. Bảo tồn chuyển vị bao gồm các vườn thực vật, vườn động
vật, các bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo
tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy.

13



1.3 Vườn quốc gia
1.3.1 Khái niệm
Theo IUCN đã đưa ra định nghĩa về VQG: một VQG là một lãnh thổ tương đối
rộng trên đất liền hay trên biển mà:
-

Ở đó có một hay vài hệ sinh thái khơng bị thay đổi lớn do sự khai thác hoặc chiếm lĩnh
của con người. các loài thực – động vật, các đặc điểm hình thái, địa mạo và nơi cư trú
của các lồi hoặc các cảnh quan thiên nhiên đẹp là mối quan tâm cho nghiên cứu khoa

-

học, cho giáo dục và giải trí.
Ở đó có ban quản lý thực hien các biện pháp ngăn chặn hoặc loại bỏ nahnh chóng sự

-

khai thác hoặc chiếm lĩnh các đặc trưng về snh thái và cảnh quan.
Ở đó cho phép khách du lịch đến thăm, dưới những điều kiện đặc biệt, cho các mục

-

đích nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, giải trí và lịng ngưỡng mộ.
Việc thành lập VQG và các KBT nhằm mục têu chính trong bảo tồn ĐDSH và tính
tồn vẹn lãnh thổ, phục vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục, tạo môi trường du lịch.
Theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ
tướng Chính phủ Việt Nam, thay thế cho Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11
tháng 01 năm 2001 về Quy chế quản lý rừng thì vườn quốc gia là một dạng rừng đặc

dụng, được xác định trên các tiêu chí sau:
- Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước,
hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc
trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngồi; bảo tồn
các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.
- Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng
và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái.
- Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc
trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện
tích đất nơng nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn

14


1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ
1.3.2.1 Chức năng
Vườn Quốc gia Cát Tiên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Nơng nghiệp và Phát
triển nơng thơn, có chức năng bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên; phát triển và
bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên của Vườn quốc gia; nghiên cứu khoa học kết hợp mở
rộng các hoạt động dịch vụ khoa học, học tập và tham quan du lịch.
1.3.2.2 Nhiệm vụ
-

Bảo tồn hệ sinh thái đặc trưng cho vùng Đơng Nam Bộ, bảo tồn tính đa dạng về loài và
nguồn gen động vật, thực vật rừng, bảo vệ và phát triển các loài động thực vật đang có
nguy cơ tuyệt chủng ( như Tê Giác, Voi, Bị Ben teng, Ngan cánh trắng, Cơng, Trĩ, Cá

-

sấu, gỗ Cẩm lai, Gõ đỏ, Căm xe, Giáng hương...);

Bảo vệ rừng đầu nguồn phục vụ cơng trình thuỷ điện Trị An;
Tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ nhiệm vụ bảo tồn của Vườn và tổ chức các dịch

-

vụ nghiên cứu khoa học, học tập, tham quan, du lịch;
Thực hiện chương trình hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và môi

-

trường được Bộ giao;
Thực hiện các chương trình tuyên truyền và giáo dục nhân dân địa phương về pháp luật

-

bảo vệ và phát triển rừng để bảo vệ Vườn quốc gia;
Cùng chính quyền địa phương quy hoạch và tổ chức lại các điểm dân cư phù hợp với
yêu cầu và nhiệm vụ quản lý, xây dựng Vườn, góp phần ổn định và nâng cao đời sống

-

nhân dân trong vùng;
Tổ chức quản lý, sử dụng tài sản, vật tư, lao động, kinh phí Nhà nước giao cho Vườn
đúng mục đích và có hiệu quả.
1.3.3 Phân khu chức năng
VQG Cát Tiên được chia thành 3 phân khu chức năng
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt
- Phân khu phục hồi sinh thái
- Phân khu dịch vụ, hành chính


15


Chương 2 ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ CÔNG TÁC BẢO
TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT
TIÊN
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Những năm đất nước cịn chiến tranh, khu rừng Cát Tiên là một phần căn cứ địa
cách mạng trong chiến khu D. Sau khi hòa bình, rừng Cát Tiên được lực lượng qn
đội (sư đồn 600) thuộc Bộ quốc phòng quản lý để tăng gia sản xuất, làm kinh tế sau
chiến tranh. Đây là khu rừng có tính ĐDSH cao nên Chính phủ đã chuyển khu rừng
này thành khu rừng đặc dụng theo Quyết định số 360/TTg, ký ngày 07/07/1978 với tên
gọi là Khu Rừng Cấm Nam Bãi Cát Tiên, có diện tích 38.100 ha, nằm trong địa phận
hành chánh của huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm tổ chức lực lượng để bảo vệ
khu rừng quý hiếm này. Ngày 13/01/1992, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số
08/CT, về việc thành lập Vườn quốc gia Cát Tiên (VQGCT) trên cơ sở diện tích của
Khu rừng cấm Nam Bãi Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai và mở rộng diện tích về phía
tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước.
Ngày 16/02/1998, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 38 – 1998/QĐ - TTg,
về việc chuyển giao VQGCT cho Bộ NN & PTNT quản lý.
Tháng 12/1998, VQGCT được Chính phủ cho phép mở rộng trên địa bàn ba tỉnh
Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng.
Ngày 10/11/2001 VQGCT được ủy ban UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh
quyển thứ 411 của thế giới và là khu dự trữ sinh quyển thứ 2 của Việt Nam.
Ngày 29/6/2011, Khu dự trữ sinh quyển Cát Tiên được mở rộng về phía Khu
Bảo tồn thiên nhiên và Văn hóa tỉnh Đồng Nai, gọi là Khu Dự trữ sinh quyển Đồng
Nai.

16



Ngày 04/08/2005 Ban Thư ký Công ước Ramsar đã công nhận hệ đất ngập
nước Bàu Sấu vào danh sách các vùng đất ngập nước quan trọng thứ 1.499 của thế
giới.
Ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ cơng nhận VQGCT là Khu di tích quốc
gia đặc biệt (Quyết định số 1419/QĐ-Ttg). Hiện nay VQGCT đang lập hồ sơ trình
UNESCO cơng nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
VQG Cát Tiên nằm trên địa phận các huyện Cát Tiên, Bảo Lâm (tỉnh Lâm
Đồng) Vĩnh Cửu, Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) và Bù Đăng (tỉnh Bình Phước), cách Thành
phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. VQG Cát Tiên có toạ độ địa lý từ 11 o 20’50”
đến 11o 50’20” độ vĩ bắc và từ 107o 09’05” đến 107o 35’20” độ kinh đông.

17


Hình 2.1 : Bản đồ ranh giới VQG Cát Tiên
2.1.2 Ranh giới
VQG Cát Tiên có ranh giới phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Đắk Nơng và tỉnh Bình
Phước, phía nam giáp Công ty Lâm nghiệp La Ngà tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp Lâm
trường Vĩnh An tỉnh Đồng Nai, phía đơng giáp tỉnh Lâm Đồng.
2.1.3 Đặc điểm địa hình
VQG Cát Tiên nằm trong vùng địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên cực nam
Trung bộ đến đồng bằng nam bộ, bao gồm các kiểu địa hình đặc trưng của phần cuối
dãy Trường Sơn và địa hình vùng đơng nam bộ, có 5 kiểu chính:
- Kiểu địa hình núi cao, sườn dốc: chủ yếu ở phía bắc VQG Cát Tiên. Độ cao so
với mặt nước biển từ 200m - 600m, độ dốc 15°- 20o . Địa hình là các dạng sườn dốc,
phân bố giữa thung lũng sông, suối và dạng đỉnh bằng phẳng. Mức độ chia cắt phức tạp
và cũng là đầu nguồn của các suối nhỏ chảy ra sông Đồng Nai.

- Kiểu địa hình trung bình sườn dốc: ở phía tây nam VQG Cát Tiên, độ cao từ
200m - 300m so với mặt nước biển, độ dốc 15°- 20o , độ chia cắt cao. Những suối lớn
như Đắc Lua, Đa Tapok được tạo nên từ vùng đồi trung du và đổ ra sơng Đồng Nai.
- Kiểu địa hình đồi thấp và bằng phẳng: ở đông nam VQG Cát Tiên, độ cao từ
130m - 150m so với mặt biển, dốc thoải từ 5° - 7o , độ chia cắt thưa.
- Kiểu địa hình bậc thềm sơng Đồng Nai và dạng đồi bát úp tiếp giáp đầm lầy: ở
phía tây nam VQG Cát Tiên, độ cao trung bình của vùng khoảng 130m so với mặt nước
biển.
- Kiểu địa hình thềm suối xen kẽ với hồ đầm: bao gồm những suối nhỏ, những
khu đất ngập nước phân tán, những hồ, ao ở khu vực nhánh của suối Đắc Lua và ở
trung tâm phía bắc vườn. Vùng này thường thiếu nước trong mùa khô nhưng lại bị
ngập úng trong mùa mưa, trong mùa khô nước chỉ còn ở những vùng đất lầy rộng lớn
như khu Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá, … Độ cao của vùng này thường dưới 130m so
với mặt biển.

18


VQG thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, độ cao so với mặt nước
biển cao nhất là 626m ở Lộc Bắc và thấp là 115m ở Núi Tượng.
2.1.4. Khí hậu
VQG Cát Tiên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: mùa khơ từ
tháng 11 đến tháng 4 và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
2.1.5 Điều kiện thủy văn
Hệ thống thủy văn ở VQG Cát Tiên bao gồm sông suối, thác, ghềnh, bàu đầm
lầy và các vùng bán ngập nước. Sự đa dạng của các yếu tố thủy văn đã làm tăng thêm
giá trị về tính ĐDSH và cảnh quan thiên nhiên của VQG Cát Tiên. Sông Đồng Nai
chạy theo ranh giới phía bắc, phía tây và phía đơng VQG Cát Tiên với chiều dài
khoảng 90 km. Sơng rộng trung bình khoảng 100m, lưu lượng nước bình quân khoảng
405m3/giây. Mực nước sơng lúc cao nhất 8,03m, mực nước trung bình 5m và mực

nước mùa kiệt xuống cịn 2m - 3m.
Nhìn chung, giao thơng thủy có thể thực hiện được trên phần lớn chiều dài dịng
sơng. Hệ thống suối chính thường có nước vào mùa khơ, cịn phần thượng nguồn và
các suối nhánh, một số suối nhỏ ngắn thường khô hạn. Mùa mưa nước dâng cao trong
các chân núi và thung lũng ở khu vực Cát Lộc và ngập tràn trên diện tích khá bằng
phẳng tương đối lớn ở khu vực Nam Cát Tiên. Hệ thống bàu có diện tích ngập nước
khoảng 2.500ha vào mùa mưa và thu hẹp lại khoảng 100 – 150 ha vào mùa khô. Các
bàu sâu nhất vào mùa mưa là: Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá.
2.1.6 Điều kiện thổ nhưỡng
Nền địa chất của VQG Cát Tiên nguyên là sa phiến thạch, quá trình hoạt động
của núi lửa thuộc vùng cao nguyên mà những phần thấp của khu vực đã bị phủ lấp của
lớp đá bọt núi lửa. Cùng với quá trình phun trào phủ lấp là quá trình bào mịn, bồi tụ đã
tạo nên một lớp phù sa suối, phù sa sơng, q trình diễn biến niên đại tiếp theo đã tạo
ra địa hình Nam Cát Tiên ngày nay.
Từ nền địa chất với 3 kiến tạo chính là: Trầm tích, Bazan và Sa phiến thạch đã
phát triển thành 4 loại đất chính của VQG Cát Tiên như:
19


- Đất feralit phát triển trên đá bazan (Fk): loại đất này có diện tích lớn nhất
chiếm khoảng 60% diện tích tự nhiên của Vườn, phân bố ở khu vực phía Nam. Ở trên
đất này rừng phát triển tốt có nhiều loài cây gỗ quý và khả năng phục hồi của rừng
cũng nhanh.
- Đất feralit phát triển trên đá cát (sa phiến thạch) (Fq): chiếm diện tích lớn thứ 2
của VQG Cát Tiên, khoảng 20% phân bố chủ yếu ở phía bắc của vườn (khu Cát Lộc),
dọc thượng nguồn sơng Đồng Nai. Một số tài liệu gọi đất này là đất xám bạc màu trên
đá axit hoặc đá cát, nhưng do rừng chưa bị tàn phá nhiều nên đất vẫn còn tốt.
- Đất feralit phát triển trên phù sa cổ (đất xám bạc màu trên phù sa cổ) (Fo):
gồm các loại đất được bồi tụ ven suối, ven sông Đồng Nai chiếm diện tích khoảng 12%
tổng diện tích vườn, chủ yếu phía bắc và phía đơng nam của VQG Cát Tiên. Các loại

đất này thường phân bố trên các vùng địa hình khá bằng phẳng và những vùng trũng bị
ngập nước vào mùa mưa.
- Đất feralit phát triển trên đất sét (Fs): có diện tích khơng lớn chiếm khoảng 8%
diện tích của vườn, phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực phía nam xen kẽ các vạt đất
Bazan. Loại này tuy có độ phì khá, nhưng nhược điểm là thành phần cơ giới nặng nên
khi mất rừng thì đất dễ bị thối hố một cách nhanh chóng.
2.2 Đa dạng sinh học
VQG Cát Tiên có nhiều dạng sinh cảnh khác nhau bao gồm rừng thường xanh
nguyên sinh và thứ sinh đất thấp ưu thế bởi các loài trong họ Dầu Dipterocarpaceae;
rừng nửa rụng lá nguyên sinh và thứ sinh đất thấp ưu thế bởi các loài Bằng lăng
Lagerstroemia spp.; đất ngập nước ngọt với các hồ trống trải và trảng cỏ ngập nước
theo mùa, bao gồm các loài cỏ Saccharum spontaneum, S. arundinaceum và Neyraudia
arundinacea; rừng ngập nước ưu thế là các loài Hydnocarpus anthelmintica xen lẫn với
Ficus benjamina; và hàng loạt các kiểu sinh cảnh thứ sinh, bao gồm trảng cỏ và rừng
tre nứa (FIPI, 1993).
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, VQG Cát Tiên phải gánh chịu các đợt rải
thảm chất diệt cỏ tàn khốc cũng như chặt phá rừng ngay sau khi chiến tranh kết thúc.
20


Tại các khu vực rừng tre nứa dầy đặc và các thảm cỏ, hiện tượng tái sinh tự nhiên của
các lồi cây rất khó khăn. Chỉ có khoảng 50% tổng diện tích VQG là rừng thường
xanh, bán thường xanh và rừng hỗn giao. Rừng tre nứa chiếm khoảng 40% tổng diện
tích khu vực. Phần diện tích cịn lại là các sinh cảnh đất ngập nước, trảng cỏ và đất
nông nghiệp (Polet & Ling in press).
2.2.1 Hệ thực vật
VQG Cát Tiên đã xác định được 1.615 loài, 94 bộ, 162 họ, 710 chi. Thành
phần gồm các loài ưu thế thuộc họ Sao Dầu (Dipterocarpaceae), họ Đậu
(Fabaceae) và họ Tử vi (Lythraceae).
Bảng 2.1. Thành phần taxon hệ thực vật bậc cao có mạch VQG Cát Tiên

Ngành

Số họ

Số lồi

Tỷ lệ

Ngành Thơng đất (Lycopodiophyta)

2

11

0,7

Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta)

18

50

3,1

4

9

0,5


138

1545

95,7

162

1615

100

Ngành Thông (Pinophyta)
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Tổng số

Nguồn: Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam bộ, 2010.

Các nhóm thực vật gồm cây gỗ lớn 176 loài (11% tổng số loài đã biết); Cây gỗ
nhỏ 335 loài (20,7%); Cây tiểu mộc (bụi) 345 loài (21,3%); Thảm tươi 318 loài
(19,7%); Dây leo 238 loài (14,7%); Thực vật phụ sinh, ký sinh 143 loài (8,8%); Khuyết
thực vật 62 loài (3,8%). Các loài cây quý hiếm (nguồn gen quý hiếm) 38 loài thuộc 13
họ.
Tại VQG Cát Tiên, ngoài 300 loài nấm thường gặp ở Việt Nam, cịn có thêm 90
lồi mới, hơn 20 chi mới (hoặc mới tách), 9 họ mới và 1 bộ mới bổ sung cho hệ nấm
Việt Nam. Ngoài ra đã phát hiện và nuôi trồng thành công chi nấm hương Lentinula
platinedodes

21



.

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.

Hình 2.2: Nấm hương Lentinula platinedodes mẫu thu năm 2007 và được nuôi
trồng thành công
VQG Cát Tiên có nhiều dạng sinh cảnh khác nhau bao gồm rừng thường xanh
nguyên sinh và thứ sinh đất thấp ưu thế bởi các loài trong họ Dầu Dipterocarpaceae;
rừng nửa rụng lá nguyên sinh và thứ sinh đất thấp ưu thế bởi các loài Bằng lăng
Lagerstroemia spp.; đất ngập nước ngọt với các hồ trống trải và trảng cỏ ngập nước
theo mùa, bao gồm các loài cỏ Saccharum spontaneum, S. arundinaceum và Neyraudia
arundinacea; rừng ngập nước ưu thế là các loài Hydnocarpus anthelmintica xen lẫn với
Ficus benjamina; và hàng loạt các kiểu sinh cảnh thứ sinh, bao gồm trảng cỏ và rừng
tre nứa (FIPI, 1993).
Rừng lá rộng thường xanh: tập trung phía Tây Bắc và Tây Nam khu Cát Lộc,
phía Tây Nam và Đông khu Nam Cát Tiên. Rừng gồm 2 tầng cây gỗ như tầng trên
chiều cao hơn 20m với ưu thế là các loài cây gỗ thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) và
họ Đậu (Fabaceae), Sao đen (Hopea odorata), Cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia bariensis),
Cẩm lai vú (D. mamosa), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Giáng hương (Pterocarpus
pedatus), .v.v. Tầng cây gỗ cao 10 – 20m có Bình linh (Vitex pubescens), Vắp (Mesua
ferrea), Trám (Canariumsp.). Tầng cây bụi hoặc gỗ nhỏ cao dưới 10 m: Ơ rơ (Acanthus
ilicifolius), Duối (Streblus asper), .v.v.
Rừng lá rộng thường xanh nửa rụng lá, gọi tắt là rừng nửa rụng lá: ở phía Đơng
Bắc khu Nam Cát Tiên, gần sơng Đồng Nai. Thành phần lồi hầu hết là các loài cây gỗ
22


rụng lá trong mùa khô. Rừng gồm 2 tầng cây gỗ trong đó tầng trên cao hơn 20 m gồm
các loài đặc trưng là Bằng lăng (Lagestroemia spp.), Tung (Tetrameles nudiflora) và

Râm (Anogeisus acuminata). Tầng cây gỗ cao 10 -20 m gồm các lồi như Trâm
(Sterculia lanceolata), Lịng mang (Pterospermum diversifolium), Căm xe (Xylia
lolabriiformis), Sống rắn (Albizia chinensis), .v.v. Tầng cây gỗ nhỏ hay cây bụi cao
dưới 10 m gồm các loài Bồ an (Colona sp.) và Thành ngạnh (Cratoxylon polyanthum).
Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa phân bố ở phía Đông và Nam VQG Cát Tiên. Đây là
kiểu phụ thứ sinh nhân tác của rừng thường xanh và rừng nửa rụng lá, do bị lửa rừng,
khai thác quá mạnh, rừng bị mở tán và tre nứa xen vào. Thành phần cây gỗ phức tạp,
thường gặp là Vắp, Bằng lăng, Căm xe (Xylia sp.), hai loài tre chủ yếu là lồ ô
(Bambusa balcosa) và mum (Bambusa sp.) Rừng tre nứa cũng là kiểu phụ thứ sinh
nhân tác, sau khi rừng bị phá làm nương rẫy rồi bỏ hóa, các lồi tre nứa xâm nhập và
phát triển. Hai loài tre phổ biến là lồ ô (Bambusa balcoa, B. procera) và mum
(Bambusa sp.), chúng 39 tạo thành các rừng lớn, những nơi ngập nước chỉ có tre La
ngà (Bambusa bambos) tồn tại. Thảm thực vật đầm lầy, VQG Cát Tiên có diện tích
đầm lầy lớn. Trong mùa mưa nước sông tràn lên làm ngập một diện tích lớn. Mùa khơ
rút đi để lại nhiều bàu, đầm lầy trong khu trung tâm vùng Nam Cát Tiên, như Bàu Sấu,
Bàu Chim, Bàu Cá. Thực vật ưu thế là các loài cây gỗ chịu nước như Đại phong tử
(Hydnocarpus

anthelmintica),

Lộc

vừng

(Barringtonia

acutagula),

Săng


đá

(Xanthophyllum colubrinum), xen lẫn với Lau, Lách (Saccharum spontaneum), Cỏ đế
(Sacchanum arundinaceum), Lau sậy (Neyraudia arumdinaceae). Bao quanh đầm lầy
có tre La ngà (Bambusa bambos) tồn tại và chịu ngập trong mùa mưa.
Bảng 2.2 Các loài thực vật đặc hữu ở VQG Cát Tiên
TT Tên phổ thông

Tên khoa học

2

Telectadium dongnaiensis
Cost
Thiên thiên (Vệ tuyền) Telectadium edule Bail L.

3

Từ ngọc

1

Thiên thiên Đồng Nai

Dendrobium stuartii Bailey.

23

Đặc hữu
Pierre.ex


VN
IC
IC


4

Hoàng thảo

Dendrobium acerosum Lindl.

IC

5

Hương duyên

Dendrobium oligophyllum Gagn.

IC

6

Ngọc vạn sắp

Dendrobium crepidatum Lindl.&Paxt.

IC


7

Va ni không lá

Vanilla aphylla Bl.

IC

8

Hạc đỉnh trắng

Thunia alba (Lindl.) Reichb.f.

IC

9

Mao tử Cát Tiên

Thrixspermum sp.

IC

10

Cách hoa sumatra

11


Cù đèn Thorel

Cleistanthus sumatranus (Miq.)
Muell.
Croton thorelii Gagn.

12

U du thân ngắn

Cyperus brevicaulis Clarke.

IC

13

Kiết trái tà

Carex hebercapa C.A.Mey.

IC

14

Xuân thôn maigay

Swintonia maingayi

IC


15

Thị Hasselt

Diospyros hasseltii ZolL.

IC

16

Da đồng hành

17

Keo đồng nai

Ficus consociata Bl. var. murtonii
IC
King.
Acacia dongnaiensis Gagn.
VN

18

Chanh ốc đồng nai

Galearia fulva (TuL.) Miq.

VN


19

Trôm quạt

Sterculia hypochrea Pierre.

IC

20

Cứt mọt đồng nai

Zollingeria dongnaiensis Pierre.

VN

21

Côm Đồng Nai

Elaeocarpus tectorius (Lois) Poir.

VN

22

Dầu baud

Dipterocarpus baudii Koetn.


IC

23

Trang đồng nai

Ixora dongnaiensis Pierre ex Pit.

VN

IC
IC

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.
Ghi chú: Loài đặc hữu của Việt Nam: VN. Loài đăc hữu của Phân vùng địa sinh học Đông Dương
(Indochinese subregion): IC (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, vùng cận nhiệt đới Trung
Quốc, Đài Loan.)

VQG Cát Tiên có 27 lồi thực vật được ghi trong Danh lục Đỏ IUCN
(Trong đó có 05 loài bậc CR, EN, 06 loài bậc VU, 01 loài bậc DD và 10 loài bậc
LC) và 24 loài thực vật trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 (Trong đó có 13 lồi ở bậc
EN, có 11 lồi ở bậc VU).

24


Ghi chú: A và B. Curcuma xanthella Škorničk; C và D. Eparmatostigma dives (Rchb. f.) Garay;
E & F: Aspidistra phanluongii Vislobokov
Nguồn: Báo cáo Quy hoạch bảo tồn ĐDSH tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.


Hình 2.3. Một số lồi thực vật ghi nhận bổ sung tại VQG Cát Tiên, năm 2016
2.2.2 Hệ động vật
Khu hệ động vật của VQG Cát Tiên có những nét đặc trưng của khu hệ động vật
vùng bình ngun Đơng Trường Sơn, có quan hệ chặt chẽ với Tây nguyên, nổi bật là
thành phần của Bộ Móng Guốc với 06 loài chiếm ưu thế là Heo rừng (Sus scrofa),
Cheo Cheo (Tragulus javanicus), Hoẵng (Muntiacus muntjak). Quần thể Voi châu Á
25


×