Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Bản tin “dự báo thời tiết” trên sóng truyền hình các đài địa phương trung bộ (khảo sát 3 đài PTTH quảng trị, bình định và bình thuận trong 6 tháng cuối năm 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.63 KB, 14 trang )


Bản tin “Dự báo thời tiết” trên sóng truyền hình
các đài địa phương Trung bộ (Khảo sát 3 đài
PTTH Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận
trong 6 tháng cuối năm 2010)

Ngô Thị Phú Hoà

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Khoa Báo chí
Chuyên ngành: Báo chí học ; Mã số: 60. 32. 01
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái
Năm bảo vệ: 2011

Abstract. Khía quát về Trung Bộ trong toàn cảnh địa lý, khí hậu Việt Nam. Nghiên cứu
Thực trạng truyền thông về dự báo thời tiết trên Đài PTTH Quảng Trị, Bình Định, Bình
Thuận đối với công chúng. Kinh nghiệm, giải pháp và mô hình nâng cao chất lượng bản
tin dự báo thời tiết của 3 đài

Keywords. Báo chí học; Phương tiện truyền thông; Bản tin; Truyền hình

Content.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính thời sự và lý do chọn đề tài
Nằm trong 6 vùng văn hóa của Việt Nam ( theo phân vùng văn hoá được coi là hợp lý và khách
quan hơn cả của GS Trần Quốc Vượng, trong giáo trình “Cơ sở văn hoá Việt Nam Việt Nam”), Trung Bộ
được biết đến là một dải đất hẹp “ khúc ruột miền Trung” từ Quảng Bình tới Bình Thuận. Địa hình hẹp
theo chiều ngang Đông Tây, bị chia cắt theo chiều dọc Bắc Nam bởi các đèo. Dưới chân đèo là các sông
lớn, nhỏ. Sông, suối nhiều nhưng chiều dài các sông đa số ngắn và có độ dốc lớn. Lưu vực các sông
thường là đồi núi nên nước mưa đổ xuống rất nhanh. Các cửa sông lại hay bị bồi lấp làm cản trở việc
thoát lũ cho vùng đồng bằng, đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những đợt lũ kinh hoàng


cho cư dân sinh sống ở miền Trung.
Suốt dải đất miền Trung, đường bờ biển Việt Nam “ ưỡn” cong, “ lồi” ra phía sau biển Đông,
chính vì thế mà dải đất này hằng năm luôn phải hứng chịu nhiều cơn bão biển.
Chính điều kiện khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn nên để định cư được vùng đất này, bắt buộc
cư dân miền Trung luôn phải thích nghi để sinh tồn, trong sự tận dụng và ứng phó với môi trường tự
nhiên của chính mảnh đất miền Trung.
Một trong những cách ấy là làm sao dự liệu diễn tiến của thời tiết để chủ động ứng phó, thích
nghi và bản tin dự báo thời tiết lại càng quan trọng hơn đối với cư dân miền Trung
Với ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiết thực, gắn trực tiếp với đời sống thậm chí là sinh mệnh
của người dân miền Trung của việc dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng, nên tôi đã


nghiên cứu việc dự báo thời tiết miền Trung như một vấn đề thông tin nóng làm chủ đề cho đề tài nghiên
cứu trong luận văn thạc sĩ của mình.
So với các loại hình báo khác, ở miền Trung thì các đài truyền hình (“báo hình”) có ưu thế hơn
hẳn trong việc chuyển tải những thông tin về thời tiết này đến cho công chúng nghe nhìn Miền Trung.
Trước hết, đây là loại hình truyền thông bằng màn ảnh nhỏ khá phổ biến đối với người dân miền Trung,
chỉ đứng sau loại hình báo phát thanh. Tuy nhiên, mang đặc thù là loại hình dành cho công chúng nghe
nhìn cộng với ưu thế ngôn ngữ hình ảnh-âm thanh của báo hình. Ngoài âm thanh, hình ảnh, các chương
trình dự báo thời tiết trên truyền hình còn có ưu điểm là đưa lên màn ảnh cả ngôn ngữ phi văn tự là biểu
đồ, đồ thị, sơ đồ, bản đồ và có thể là bảng biểu, với sự sống động của âm thanh, hình ảnh và lời dẫn của
MC. Điều này giúp cho công chúng dễ hiểu và nắm rõ thông tin hơn.
Với đặc thù là báo hình, kinh phí dành cho việc lưu trữ cao, đo đó hầu như tất cả các bản tin dự báo
thời tiết (nằm cuối chương trình thời sự của Đài) đều đã không được lưu trữ làm cơ sở tư liệu cho người
viết luận văn. Vả lại, do đặc thù địa hình miền Trung dài và hẹp, nên các địa phương bị chia cắt và bao
bọc bởi núi non, nên các đài khu vực Trung Bộ đã không thể phủ sóng rộng rãi, chỉ dừng ở phạm vi địa
bàn mình quản lý, do đó rất khó khăn trong việc khảo sát cùng một lúc 11 đài truyền hình đại diện nằm
dọc theo địa hình vùng văn hoá Trung Bộ. Và cũng do vị trí công tác của mình, là phóng viên, biên tập
viên Đài PTTH Bình Định, nên người viết luận văn đã lựa chọn 3 đài tiêu biểu, theo chiều dọc Miền
Trung là: Đài PTTH Quảng Trị (nằm ở Bắc Trung Bộ), Đài PTTH Bình Định ( nằm ở khu vực Trung

Trung Bộ) và Đài PTTH Bình Thuận ( nằm ở khu vực Nam Trung Bộ). Ba đài này, do nằm ở 3 vùng
khác nhau của Trung Bộ, qua khảo sát sẽ cho cái nhìn toàn cảnh về các bản tin dự báo thời tiết của khu
vực Trung Bộ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đây là vấn đề đã được đặt ra, mổ xẻ, thảo luận, rút ra bài học từ nhiều hội thảo. Ngoài ra, nhiều tờ
báo in lẫn điện tử đều dành sự đặc biệt quan tâm đến vai trò của truyền thông trong biến đổi khí hậu. Tuy
nhiên, những hội nghị, hội thảo và những bài báo cũng chỉ khai thác ở một góc độ nào đó liên quan đến
việc biến đổi khí hậu hoặc vai trò của truyền thông, trong khi đó chưa đề cập nhiều đến các bản tin dự
báo thời tiết ở báo hình đặc biệt là ở miền Trung. Đến thời điểm này chưa có một nghiên cứu khoa học
chính thức và sâu sắc về vấn đề này. Trong khi đề tài đòi hỏi phải nhìn ở cả 3 góc độ: văn hóa, báo chí và
Pru. Do vậy, đây cũng là một trong những hạn chế trong việc khảo sát tư liệu của tác giả trong quá trình
thực hiện đề tài .
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phác thảo được thực trạng về công tác dự báo thời tiết trên sóng truyền hình của các đài địa
phương khu vực Trung Bộ thông qua 3 đài: Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận thể hiện qua các bản tin
dự báo hàng ngày cũng như những bản tin dự báo thiên tai mang tính cấp bách.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài đánh giá tương đối toàn diện về ưu điểm và hạn chế của các bản tin dự báo thời tiết với ngôn
ngữ đặc thù trên các đài truyền hình tiêu biểu của Miền Trung, đồng thời đề ra giải pháp truyền thông để
có thể nâng cao chất lượng của bản tin theo hướng gần gũi, sát thực và dễ hiểu hơn đối với người dân ,
đây là cơ sở thông tin quan trọng để người dân miền Trung – vùng đất luôn đối mặt với những khắc
nghiệt với thời tiết, để tìm ra cách ứng xử văn hoá tốt nhất với thời tiết cũng như phòng chống thiên tai





4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích nội dung các bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình
của 3 đài: Đài PTTH Quảng Trị (Bắc Trung Bộ), Bình Định ( Trung Trung Bộ) và Bình Thuận ( Nam
Trung Bộ).
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi khảo sát của luận văn là một số bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình của 3 đài trong
thời gian 6 tháng cuối năm 2010. Vì tại miền Trung, tháng 6 là đỉnh điểm của mùa khô, tháng 8 miền
Trung bắt đầu hứng bão. Do đó, ngoài bản tin thời tiết hàng ngày, trong giai đoạn 6 tháng khảo sát, tác
giả sẽ có góc nhìn toàn diện để phân tích kĩ lưỡng về “dự báo hạn hán” và “dự báo bão lũ” ở cả 3 đài
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng thao tác phân tích tác phẩm báo chí, nghĩa là phân tích các bản tin dự báo thời tiết
trong ngôn ngữ truyền hình để đánh giá chính xác thực trạng, cách chuyển tải thông tin của các đài
truyền hình, từ đó đánh giá hiệu quả thực tế đối với công chúng nghe nhìn miền Trung đối với các bản tin
thời tiết trên các đài truyền hình tiêu biểu của miền Trung.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số thao tác nghiên cứu khác như thống kê, phỏng vấn và điều tra xã
hội học để phục vụ nội dung khoa học của luận văn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Về lý luận, luận văn mong muốn làm rõ vai trò của truyền thông trong việc dự báo thời tiết và ứng
phó với thiên tai mà cụ thể là của loại hình báo hình ở một số đài khu vực Trung Bộ.
Về thực tiễn, luận văn mong muốn đúc kết từ thực tế khảo sát để có thể đưa ra mô hình dự báo thời
tiết tốt nhất có thể, mục đích cuối cùng vẫn là hướng tới phục vụ nhu cầu được dự báo thời tiết chính xác
của khán giả, đây cũng là tiền đề để cải thiện tình hình kinh tế xã hội ở các tỉnh còn nghèo ở vùng Trung
Bộ, thông qua việc giảm đi những rủi ro do thời tiết gây ra.
7. Bố cục Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng I: Trung Bộ trong toàn cảnh địa lý, khí hậu Việt Nam
Chƣơng II:Thực trạng truyền thông về DBTT trên đài PTTH Quảng Trị, Bình Định và Bình
Thuận đối với công chúng
Chƣơng III: Kinh nghiệm, giải pháp và mô hình nâng cao chất lượng bản tin dự báo thời tiết của
3 đài



PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1:
TRUNG BỘ TRONG TOÀN CẢNH ĐỊA LÝ, KHÍ HẬU VIỆT NAM
1.1. Toàn cảnh địa lý, khí hậu Việt Nam
1.1.1. Xứ nóng, ẩm, mưa nhiều
Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía
xích đạo. Vị trí đó đã tạo cho Việt Nam có đặc trưng là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm. Vì vậy, khí hậu
nước ta mang đặc trưng là: nóng, ẩm và mưa nhiều. Quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn, hàng năm
có khoảng 100 ngày mưa với lượng mưa trung bình trong năm khoảng trên 2.000mm.
1.1.2. Xứ sông nước
Với đặc trưng là nước mưa nhiều, điều này dẫn đến đặc điểm thứ hai của Việt Nam là vùng sông
nước.
Mang đặc điểm tự nhiên này, nên sông nước đã để lại dấu ấn quan trọng trong tinh thần văn hóa
người Việt Nam: Văn hóa nông nghiệp lúa nước
1.1.3. Giao điểm của các nền văn hóa, văn minh
Do vị trí địa lí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình
Dương, Đông Nam Á nói chung và Việt Nam từ lâu vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản
với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải
1.2.Ba hằng số của Văn hóa Việt Nam
1.2.1. Nông dân
Chính bởi các thông số đó của môi trường tự nhiên, dân tộc Việt đã thành một dân tộc nông dân,
với nghề trồng lúa nước, chăn nuôi và đánh bắt thủy sản. Cuộc sống nông nghiệp phụ thuộc vào thiên
nhiên. Do vậy, người nông dân phải dựa vào nhau để chống chọi lại với thiên tai
1.2.2. Nông nghiệp
Chính điều kiện tự nhiên của vùng gió mùa Châu Á làm cho việc trồng lúa nước là sự lựa chọn
tốt nhất, và thế là hình thành nền nông nghiệp lúa nước cùng với nó là “ văn minh lúa nước” như nhiều
nhà nghiên cứu đã nói đến. Ngoài ra, với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo, điều kiện tự
nhiên trên đã tạo điều kiện cho nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phát triển từ rất sớm
1.2.3.Nông thôn

Với 90 % dân số theo nghề nông trước kia và hiện tại là hơn 70 % đã hình thành nên một đặc
điểm đó là Ở Việt Nam, người nông dân sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều.
1.3. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của Trung Bộ
Trung Bộ là vùng đất thuộc lãnh thổ của 11 tỉnh, thành gồm: tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và
thành phố Đà Nẵng:
1.4.1. Đặc điểm tự nhiên Trung Bộ
-Dải đất hẹp chạy dài ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Phần lớn đồng bằng của duyên
hải miền Trung kém màu mỡ, việc canh tác lại càng khó khăn hơn trong điều kiện khí hậu vô cùng khắc
nghiệt như:: lũ (kể cả lũ quét), lụt, hạn hán, sạt lở đất, lốc, xâm nhập mặn và xói lở bờ sông.
1.4.2. Đặc điểm xã hội Trung Bộ
Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số vùng duyên hải miền Trung là 11.325.900
người, mật độ dân số khoảng 197 người/ 1km2. 2 nghề chính mà hơn 70 % cư dân Trung Bộ dựa vào để
sinh sống là: nghề nông và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Chính sự phụ thuộc vào thiên nhiên đã khiến cư


dân miền Trung phải luôn theo dõi thời tiết để mà lên kế hoạch cho sản xuất, mùa màng cũng như phòng
tránh những thiên tai.
1.4 Vị trí của bản tin dự báo thời tiết đối với các đài Phát thanh và truyền hình Trung Bộ.
Thực tế, với một vùng đất rất khắc nghiệt như miền Trung – Việt Nam thì việc nắm bắt kịp thời
những biến đổi của thời tiết sẽ giúp công chúng điều chỉnh cách sinh hoạt sao cho phù hợp và hơn nữa
tránh những tổn thất trong nông nghiệp cày cấy, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản cũng như có thể tránh
những tổn thất về tính mạng. Bên cạnh các kênh truyền hình của đài truyền hình Việt Nam, thì 11 đài
PTTH Trung Bộ cũng đã dành một sự quan tâm đặc biệt đối với việc thực hiện và phát sóng các bản tin
dự báo thời tiết.
Khảo sát ở 3 đài: Quảng Trị ( QTV), Bình Định (BTV) và Đài Bình Thuận ( BTV) tất cả các Đài
đều ưu tiên xếp bản tin dự báo thời tiết ngay sau bản tin thời sự địa phương và bản tin quốc tế. Đây được
xem là những giờ “vàng” của truyền hình
- Những ưu thế đặc trưng của các bản tin dự báo thời tiết được thể hiện trên sóng truyền hình.
Có thể nói truyền hình là loại hình truyền thông bằng màn ảnh nhỏ khá phổ biến đối với người

dân miền Trung. Mang đặc thù là loại hình dành cho công chúng nghe nhìn cộng với ưu thế ngôn ngữ
hình ảnh-âm thanh của báo hình, ngoài âm thanh, hình ảnh, các chương trình dự báo thời tiết trên truyền
hình còn có ưu điểm là đưa lên màn ảnh cả ngôn ngữ phi văn tự là biểu đổ, đồ thị, bảng biểu và cả ngôn
ngữ hình thể của MC bản tin dự báo thời tiết. Với những ưu thế chỉ có ở báo hình, loại hình báo này đã
tạo điều kiện cho bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình trở thành lựa chọn số một cho bất cứ công
chúng nào quan tâm đến thời tiết
Tiểu kết chương 1
Với dải đất hẹp chạy dài ven biển, vùng đất duyên hải miền Trung là nơi có khí hậu khắc nghiệt
nhất. Người miền Trung đã quen với cảnh “ Trời hành cơn lụt mỗi năm” và mỗi năm gồng mình đón vài
cơn bão hay những trận gió Lào bỏng rát. Đặc biệt khi mà thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, biến đổi
khí hậu đã làm thiên tai biến đổi bất thường và khó lường hơn. Để định cư tại đây, buộc cư dân miền
Trung phải theo dõi các bản tin dự báo thời tiết, lấy đó làm nền tảng để ứng xử với thiên nhiên.
Nhận thức được điều này, các cơ quan truyền thông ở cả 4 loại hình báo chí đã và đang nỗ lực để
hoàn thành vai trò của mình. Vượt lên trên các loại hình báo chí khác, báo hình đã trở thành kênh cung
cấp thông tin thời tiết quan trọng cho người dân miền Trung mà điểm nhấn là các bản tin dự báo thời tiết.
Đặc thù của vùng đất “núi cách núi”, địa hình này làm cho sự lan tỏa thông tin hẹp hơn, thường
bó khung trong vị trí 1 tỉnh. Điều này là khó khăn đối với các đài kỹ thuật số hay truyền hình cáp nhưng
lại là thuận lợi cho các đài địa phương khi tránh được sự “ cạnh tranh gay gắt” về mặt thông tin của hàng
chục kênh truyền hình cáp và kỹ thuật số. Bản thân các đài địa phương khu vực Trung Bộ đã nhận thấy
vai trò cực kỳ quan trọng của bản tin dự báo thời tiết đối với công chúng và thậm chí là đối với bản thân
các đài. Điều này được thể hiện rõ qua việc xếp bản tin vào những khung giờ vàng, ngay sau bản tin thời
sự ở các Đài địa phương
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỀ DỰ BÁO THỜI TIẾT TRÊN ĐÀI PTTH QUẢNG
TRỊ, BÌNH ĐỊNH, BÌNH THUẬN ĐỐI VỚI CÔNG CHÚNG
2.1. Những tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam và miền Trung
2.1.1 Tác động của Biến đổi khí hậu tại việt Nam
Theo Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) thì Việt Nam nằm trong 5 nước hàng
đầu trong số các nước trên thế giới dễ bị tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu.



Dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ thiên tai sẽ trở nên bất thường và khó
đoán hơn.
2.1.2. Những dự báo của các chuyên gia về thời tiết trong 6 tháng cuối năm 2010.
- Biến đổi khí hậu làm thời tiết trong 6 tháng cuối năm 2010 có nhiều diễn biến bất thường bất lợi
cho miền Trung. El Nino và La Nina đều có khả năng sẽ gây cho miền Trung thêm nhiều hiện tượng thời
tiết cực đoan.
2.1.3. Biến đổi khí hậu buộc phải trở thành vấn đề truyền thông lớn và nhạy cảm của các phương
tiện truyền thông Việt Nam
Việc biến đổi khí hậu như trong thời gian qua cũng gây cho miền Trung những thiệt hại nặng nề
và ngày càng nghiêm trọng. Việc phòng chống, đối phó với biến đổi khí hậu là điều hết sức cần thiết. Vì
vậy, có 2 vấn đề đặt ra:
- Thứ nhất là làm giảm tác động biến đổi khí hậu
- Thứ hai là thích ứng với khí hậu.
Tại Việt Nam, có nhiều giải pháp đặt ra song song với 2 vấn đề này. Trong đó, vai trò của giới
truyền thông thể hiện rõ nét nhất là dự báo để công chúng nắm bắt thông tin, kịp thời đối phó với khí hậu
Khác với các loại hình truyền thông khác, phát huy ưu thế của báo hình trong việc chuyển tải thông
tin thời tiết đến công chúng. Trong vòng 10 năm trở lại, mặc dù bản tin dự báo thời tiết của các loại hình
báo in, phát thanh chỉ dừng lại ở cách thông tin truyền thống, thì truyền hình lại có nhiều bước đổi mới
trong việc thực hiện các bản tin dự báo thời tiết. Không chỉ dừng ở việc tăng số lượng các bản tin, kịp
thời cập nhật những diễn biến thời tiết, nhất là những thiên tai khó lường, các Đài truyền hình đã tăng
cường nâng cao chất lượng của các bản tin thông qua việc đổi mới nội dung và hình thức của từng bản
tin.
Cùng với báo in, báo nói và báo điện tử thì thời gian báo hình ở các địa phương miền Trung đã
phát huy vai trò của mình trong việc dự báo thời tiết phục vụ cho cư dân sinh sống ở tỉnh Theo điều tra xã
hội học 300 mẫu tại 3 tỉnh cho kết quả như sau: Có đến 100 % công chúng ở các tỉnh Quảng Trị, Bình
Định và Bình Thuận cho rằng rất quan tâm đến bản tin dự báo thời tiết.Và có đến 91 % ý kiến cho rằng
những thông tin dự báo thời tiết có tầm quan trọng rất lớn đến cuộc sống của chính họ. Hơn lúc nào hết,
công tác dự báo thời tiết đối với các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam nói chung và ở miền
Trung nói riêng sẽ giúp người dân miền Trung chủ động ứng xử với thời tiết, và nhất là phòng ngừa, ứng

phó với thiên tai. Đáng chú ý là khác với 3 loại hình báo chí là báo in, phát thanh thì truyền hình lại có ưu
thế nổi trội hơn trong việc dự báo thời tiết đối với công chúng miền Trung.
Loại hình công chúng lựa chọn theo dõi
bản tin dự báo thời tiết
Tỷ lệ:
Báo in
2,66%
Sóng phát thanh
4%
Truyền hình
85,67%
Báo mạng Internet
7,67%
Bảng 2.2: Tỷ lệ công chúng 3 tỉnh Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận theo dõi bản tin DBTT
trên các loại hình truyền thông 2.2 Khảo sát Bản tin dự báo thời tiết của 3 đài:
Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận
- Đội ngũ
Khác với một số đài khác, các đài PTTH Trung Bộ không thành lập các Ban hoặc Tổ chuyên sản
xuất các bản tin dự báo thời tiết phục vụ phát sóng mà thay vào đó là làm kiêm nhiệm. Thông thường các


đài đều sử dụng biên tập viên hoặc phát thanh viên có nhiệm vụ lên hình bản tin thời sự hôm đó nhận
thông tin bằng Fax hoặc mail của Trung tâm khí tượng thủy văn để thực hiện.
Ngoài ra, do chỉ làm kiêm nhiệm nên các biên tập viên hoặc phát thanh viên không có sự đầu tư cho
bản tin, chỉ đơn thuần là đọc lại văn bản của Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh.
- Cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật:
Khảo sát ở 3 đài PTTH Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận thì thấy hầu như công nghệ kỹ
thuật và cơ sở vật chất dành cho việc thực hiện bản tin dự báo thời tiết chỉ là số 0.
+ Trước hết, các đài đều không có Studio dành riêng cho việc thực hiện Bản tin dự báo thời tiết.
+ Thứ hai, các đài cũng không hề trang bị một phần mềm nào hỗ trợ việc thực hiện bản tin. Cách

làm thông dụng là có Format cho 1 bản tin thời tiết với thời lượng nhất định. Các kỹ thuật viên chỉ có
một việc nhất định là đánh lại nhiệt độ và một số thông tin ngắn, đi kèm với ký hiệu của khí tượng thủy
văn nhưng ở dạng hình minh họa tĩnh
+ Ngoài ra, đội ngũ biên tập viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên không nhận được bất cứ khoản
kinh phí hỗ trợ từ việc thực hiện các bản tin này
Quy trình thực hiện các bản tin dự báo thời tiết:














2.3.1 Nội dung thông tin của bản tin dự báo thời tiết trên 3 đài
Không khác gì với bản tin dự báo do Trung tâm khí tượng thủy văn, nội dung của các bản tin dự
báo thời tiết hàng ngày và thiên tai phát sóng trên truyền hình của các đài PTTH cũng được các BTV
hoặc PTV đọc lại nguyên văn dù đối với những văn bản dự báo thiên tai rất dài: từ 1 đến 3 trang A4
Hầu hết công chúng miền Trung khi nghe những bản tin như thế này đều không có đủ khả năng,
kiến thức để tính toán, xác định được địa phương mình hay cụ thể là khu vực mình đang sinh sống đó có
nằm trong vùng ảnh hưởng hay không, mà nếu bị ảnh hưởng thì sẽ đến mức nào. Bởi lẽ, với việc đọc lại
nguyên văn các bản tin của Trung tâm khí tượng thủy văn cung cấp thì cũng có nghĩa là vẫn sử dụng
ngôn ngữ khoa học chuyên ngành khí tượng thủy văn. Việc sử dụng những thuật ngữ “khoa học” như
“nhiều mây”, “có sương mù nhẹ”, mưa “ở vài nơi” thì khác gì với mưa “rải rác “, “hơi có mây”, “có

mây”, “nhiều mây”, “đầy mây”, “không có mây” và “trời nắng”, “15,0 độ Vĩ Bắc; 117,1 độ Kinh Đông”
với công chúng miền Trung, đặc biệt với những người nông dân, ngư dân thì khó mà phân biệt và hiểu
nổi những thuật ngữ chuyên ngành này. Việc lặp đi lặp lại những thuật ngữ ấy không gây được sự chú ý
vì người tiếp nhận sẽ có cảm giác xa lạ với thông tin.


TT KTTV tỉnh

Đài PTTH tỉnh
P. Thời sự TH (Hoặc
phòng chương trình)
P. Kỹ thuật truyền
hình
BTV hoặc PTV tiếp
nhận văn bản chỉnh
sửa và đọc
KTV xử lý đồ họa
(kèm nhạc)
Bản tin DBTT

Fax văn bản


2.3.2. Ngôn ngữ truyền hình của bản tin dự báo thời tiết 3 đài
Theo tác giả Vũ Quang Hào thì có 5 loại ngôn ngữ phong cách báo chí: Phong cách khẩu ngữ,
Phong cách văn chương, Phong cách chính luận,, Phong cách khoa học và Phong cách hành chính
Theo cách phân loại này thì các bản tin dự báo thời tiết do Trung tâm khí tượng thủy văn cung
cấp mang phong cách khoa học. Điều này cũng có nghĩa là ngoài các phương tiện ngữ âm, từ ngữ, ngữ
pháp, phương pháp diễn đạt rất là quan trọng. Việc khai thác tối đa lượng thông tin từ kênh thông tin phi
văn tự như sơ đồ, đồ thị, bảng biểu là cực kỳ quan trọng. Điều này cũng cho thấy các bản tin dự báo thời

tiết bên cạnh ngôn từ cũng cần khai thác triệt để sơ đồ, đồ thị, bảng biểu để làm rõ thêm nội dung thông
tin cần chuyển tải.
Trong khi đó, ngôn ngữ truyền hình có ưu thế là hình ảnh, nhưng các đài truyền hình ở khu vực
Trung Bộ lại không sử dụng ưu thế đó. Chỉ đơn thuần là hình ảnh của các phát thanh viên hoặc biên tập
viên chiếm trọn màn hình hoặc đọc lại các văn bản dài dài từ 1 đến 3 trang giấy A4 với hàng loạt những
con số và thuật ngữ khó hiểu trên màn hình có bảng chữ: tin bão khẩn cấp, thông báo lũ, tin
ATNĐ… không hấp dẫn, thu hút người xem cũng như giúp người xem hiểu rõ nội dung thông tin.
2.4. Hiệu quả thông tin của Bản tin dự báo thời tiết trên 3 đài
2.4.1. Hiệu quả thông tin qua góc nhìn của chuyên gia dự báo khí tượng thủy văn và những
người trong ngành
Phỏng vấn sâu các chuyên gia khí tượng thủy văn của 3 tỉnh Quảng Trị, Bình Định và Bình
Thuận và cả thành viên Ban Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đều có chung nhận xét, ở góc
độ chuyên môn thì cơ bản các bản tin DBTT của các đài đã thể hiện được nội dung của bản tin, nhưng
xét ở góc độ công chúng, người xem đài thì hiệu quả thông tin chưa đạt yêu cầu.
Ngành khí tượng có nhiều khái niệm chuyên môn khá sâu, vì vậy, các phóng viên, biên tập viên,
phát thanh viên không chỉ đưa tin, kết hợp với bên khí tượng, họ còn phải diễn đạt thông tin một cách
chính xác, nhưng theo hướng rõ ràng và dễ tiếp cận nhất, sao cho công chúng có thể hiểu và sử dụng
được
Bản tin DBTT vốn dĩ là bản tin quan trọng và liên quan trực tiếp đến từng người dân để giúp họ
điều chỉnh cách sinh hoạt, sản xuất và ứng phó với thiên tai. Thế nhưng cách làm mà các đài PTTH Trung
Bộ đang áp dụng đã làm công chúng cảm thấy nhàm chán. Chính sự lơ đãng của công chúng tác động
ngược trở lại, làm cho những phần thông tin quan trọng của bản tin dự báo thời tiết bị mất tác dụng cảnh
báo
2.4.2. Hiệu quả Bản tin DBTT nhìn từ những người trực tiếp thực hiện.
Với những người trực tiếp “ đọc” bản tin DBTT hàng ngày trên sóng truyền hình, thì bản thân họ
nhìn nhận chất lượng của bản tin không như họ mong đợi, và ngay chính bản thân họ, tức là người trung
gian, chuyển tải một văn bản mang tính khoa học, chuyên biệt thành văn bản đại chúng, phổ cập. Tuy
nhiên, phỏng vấn sâu những người thực hiện bản tin đã cho thấy những người trực tiếp “ chế biến” thông
tin đó cũng đánh giá là không mang lại hiệu quả.
2.4.3. Ý kiến của công chúng nghe nhìn về Bản tin DBTT các Đài

Khảo sát ở 300 mẫu tại 3 tỉnh Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận cho kết quả như sau:
Bản tin
Tỷ lệ % công chúng nhận xét về nội dung
Không
hiểu
Hiểu một ít,
có nhiều thuật
ngữ vẫn không
hiểu
Dễ hiểu
DBTT hàng ngày
1%
74,3%
24,7%


DBTT thiên tai
29%
70%
1%
Bảng 2.4: Tỷ lệ công chúng đánh giá về nội dung bản tin DBTT
-+
Bảng 2.4: Tỷ lệ công chúng
đánh giá về hình thức bản tin
DBTT
Những con số trên đã
phần nào chứng tỏ các bản tin
DBTT của các đài PTTH
Quảng Trị, Bình Định và Bình
Thuận đã không mang lại hiệu quả như công chúng mong đợi.

Tiểu kết chƣơng 2
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc cải tiến bản tin dự báo thời tiết, đặc biệt là đài PTTH Bình
Thuận đã sử dụng đồ họa ứng dụng vào bản tin. Tuy nhiên, xét ở góc độ truyền thông thì các đài chưa
xây dựng được thương hiệu của bản tin dự báo thời tiết của mình. Trước hết chưa sử dụng đúng ngôn ngữ
truyền hình trong các bản tin dự báo thời tiết, mà mới chỉ dừng lại ở ngôn ngữ khoa học chuyên ngành
khí tượng thủy văn. Việc gần như đọc lại nguyên văn của bản tin do Trung tâm khí tượng thủy văn cung
cấp với quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành đã làm cho công chúng không hiểu hết nội dung.
Ngoài ra, ở các đài truyền hình Trung Bộ vai trò MC quá mờ nhạt, chưa thể hiện được là người
chuyển tải thông tin của ngành khí tượng sang thông tin báo chí để công chúng tiếp cận được một cách dễ
dàng.

CHƢƠNG 3:
KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP VÀ MÔ HÌNH NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG BẢN TIN DỰ
BÁO THỜI TIẾT CỦA 3 ĐÀI
3.1. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện Bản tin dự báo thời tiết.
3.1.1.Bài học kinh nghiệm được rút ra từ các bản tin dự báo thời tiết của chính 3 đài
*Tích cực:
- Như đã phân tích ở chương 2, trước hết ba đài đã hoàn thành sứ mệnh của 1 trong 2 cơ quan
truyền thông lớn của tỉnh là chuyển tải những thông tin cần thiết về dự báo thời tiết thông thường và bản
tin dự báo thiên tai cho công chúng.
- Thứ hai, các đài cũng đã quan tâm đến việc tìm kiếm cách thức thể hiện cho bản tin ngày càng
hấp dẫn, thể hiện qua những cải tiến như thêm đồ họa, nhạc, biểu đồ và sơ đồ.
- Thứ ba, cả 3 đài đều nhận thấy việc cải tiến nội dung bản tin DBTT là việc cần làm, các đài
cũng bắt đầu quan tâm đến việc xã hội hóa các bản tin và xem đây là điều kiện tiên quyết để cải thiện bản
tin dự báo thời tiết.
*Tiêu cực:
- Tuy đã chuyển tải đúng nội dung thông tin cần dự báo về thời tiết, nhưng cách thức này lại
không phù hợp với ngôn ngữ truyền hình. Việc đọc lại bản tin của ngành khí tượng làm cho bản tin khó
hiểu, lại càng khó hiểu hơn với công chúng là nông dân, ngư dân (chiếm tỷ lệ hơn 70 % dân số).
- Về hình thức, bản tin DBTT các đài còn quá sơ sài, chưa phát huy được ngôn ngữ ưu thế của

báo hình
- Vai trò MC thời tiết không nổi bật, các đài chỉ duy trì vai trò của PTV trong việc đọc các bản tin
mà không hề có sự điều chỉnh.
Bản tin
Tỷ lệ % công chúng nhận xét về hình thức
Nhàm
chán, không
hấp dẫn
Đạt yêu
cầu
Hấp dẫn
DBTT hàng ngày
78,67%
17%
4,33%
DBTT thiên tai
72 %
25%
3%


- Dự báo vẫn còn chung chung, chưa phát huy được ưu thế sắc thái địa phương
3.1.2. Bài học kinh nghiệm từ cách làm bản tin dự báo thời tiết của các đài truyền hình khác
* Kinh nghiệm một số Đài truyền hình trong nước
- Đài truyền hình Việt Nam (VTV)
Từ một bản tin /ngày (năm 2000) đến nay VTV đã chuyển thành 23 bản tin /ngày. Với bản tin chính
VTV cho một MC trình bày bản tin , đồng thời đầu tư kinh phí ứng dụng phần mềm có tên gọi CadPro
Weather Forecast Visualisation đi kèm với đó là công tác xã hội hóa bản tin thông qua việc kêu gọi của
các nhà tài trợ
- Ngoài đổi mới của bản tin dự báo thời tiết, thời gian gần đây liên tiếp xuất hiện các bản

tin mới ra đời như:Bản tin dự báo thời tiết nông vụ, Bản tin dự báo thời tiết buổi sáng . -
*Kinh nghiệm từ một số đài truyền hình khác trong nước
Bên cạnh VTV, HTV, kênh truyền hình Cáp, kỹ thuật số đã có nhiều cải tiến trong việc thực hiện
Bản tin dự báo thời tiết. Điều này thể hiện qua phần đồ họa và cả MC dẫn chương trình. Đầu tư vào
những bản tin chuyên biệt (bản tin dự báo thời tiết biển và ngư trường, bản tin thời tiết du lịch, bản tin
thời tiết đô thị) đang là xu hướng của nhiều kênh, điều này giúp các kênh tận dụng triệt để ưu thế của
truyền hình trong lĩnh vực dự báo thời tiết.
Ngoài ra, cho đến nay một số đài PTTH tỉnh ( thành) cũng có những đổi mới tích cực trong việc
thay đổi cách thể hiện bản tin hấp dẫn hơn khi xuất hiện bản đồ với đường áp, con số và ký hiệu , và nhất
là xuất hiện vai trò của MC. Điều này chứng tỏ, việc thay đổi bản tin DBTT ở các đài địa phương Trung
Bộ là hoàn toàn khả thi
* Kinh nghiệm tổ chức bản tin thời tiết trên các kênh truyền hình quốc tế nổi tiếng.
- Sử dụng MC là các dự báo viên nên việc trình bày bản tin DBTT khá lưu loát và dễ hiểu vì hiểu
rõ về thời tiết.
- Bản tin dự báo thời tiết được chia làm nhiều phần nhỏ, đan xen giữa các bản tin thời sự, tạo sự
mềm mại cho bản tin
- Áp dụng những phần mềm tiến bộ, tạo hiệu ứng cho bản tin
- Đưa cả văn hóa vào bản tin ( như đài NHK đưa nhân vật hoạt hình vào bản tin DBTT. Có đài
còn “ câu khán giả” cho nữ MC mặc áo 2 mảnh để dẫn chương trình DBTT với mục đích là kéo ngày
càng nhiều khán giả theo dõi bản tin của nhà Đài
3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng bản tin
3.2.1 Tạo cơ sở pháp lý trong cung cấp, thực hiện, phát sóng các bản tin dự báo thời tiết
* Xã hội hóa công tác dự báo thời tiết
Cần thương mại hóa hệ thống dự báo thời tiết nhằm giúp cơ quan dự báo có được một khoản doanh
thu khá lớn ngoài ngân sách nhà nước để tái đầu tư phát triển hệ thống, nhờ đó chất lượng dự báo sẽ càng
được cải thiện.
* Quy định cụ thể về thời lượng tối thiểu phát sóng các bản tin dự báo thời tiết trên từng phương
tiện truyền thông.
Cần có quy định rõ các đài truyền hình địa phương dành thời lượng là bao nhiêu phút, bao nhiêu
lần trong ngày theo đúng quy định. Điều này tạo cơ sở pháp lý để nhà đài thực hiện phát sóng các bản tin

dự báo thời tiết, đồng thời phổ biến các kiến thức cho nhân dân về các loại hình thời tiết thường gặp, góp
phần vào công việc phát triển KT-XH địa phương và đất nước, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên
tai gây ra.




3.2.2. Cải tiến chất lượng của các bản tin
* Về nội dung:
- Các đài PTTH Trung Bộ cần thay đổi cách làm, không thể đọc nguyên văn văn bản do Trung tâm
khí tượng thủy văn tỉnh cung cấp mà thay vào đó là đầu tư, diễn giải bằng ngôn ngữ thông thường, tránh
dùng những thuật ngữ.
- Nên bổ sung vào dự báo từng huyện, quận cho công chúng dễ hình dung.
*Về hình thức:
Cần thay đổi format cũng như những hình thức thể hiện một cách sống động, thiết thực và lôi cuốn,
cần phát huy vai trò của MC ( như một số đài đã làm). Riêng đối với những loại hình thời tiết thiên tai
nguy hiểm như bão, nên đi kèm với bản đồ mô tả tọa độ, hướng đi của bão và dự báo hướng đi như cách
mà Đài truyền hình Việt Nam đang ứng dụng.
* Xã hội hóa bản tin dự báo thời tiết
+ Xã hội hóa công tác dự báo thời tiết là cơ chế mở kêu gọi sự đầu tư của các đơn vị ngoài nhà
nước tham gia vào lĩnh vực dự báo và cung cấp thông tin.
+ Xã hội hóa bản tin dự báo thời tiết là kêu gọi các doanh nghiệp, nhà tài trợ đứng ra đầu tư vào
việc thực hiện và phát sóng các bản tin dự báo thời tiết Đầu tư vào đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị (
phần mềm, xây dựng các studio về thời tiết)
3.2.3. Mở thêm nhiều bản tin dự báo thời tiết chuyên biệt
- Bản tin dự báo thời tiết nông vụ.
- Bản tin dự báo thời tiết biển và ngư trường
- Bản tin thời tiết du lịch

3.3. Mô hình các Bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình cho các Đài PTTH Quảng Trị,

Bình Định và Bình Thuận
Đi kèm với giải pháp đã đề xuất, là mô hình mang tính tham khảo đối với các Đài PTTH khu vực
Trung Bộ mà trước hết là các Đài Quảng Trị, Bình Định và Bình Thuận.


















Sở VHTT & DL
TT KTTV Tỉnh

Sở NN &
PTNT

Đài PTTH
Chuyên
viên

Tiểu ban TT

BTV

KTV
đồ họa
Dự báo viên
Chuyên
viên
Bản tin
DBTT
nông vụ
Bản tin DBTT
Biển và ngư
trường
Bản tin
DBTT
Dài ngày
Bản tin
DBTT
Hằng ngày
Bản tin DBTT
Thiên tai
(nếu có)
Bản tin
DBTT
& du lịch
Công chúng
Phản hồi




Tiểu kết chƣơng 3
Trong chương này, bên cạnh việc đề ra các giải pháp cải tiến nội dung và hình thức, luận văn
cũng đi sâu vào nhóm giải pháp mang tính căn cơ hơn đó chính là xã hội hóa thông tin thời tiết. Đây
không phải thuộc thẩm quyền của các đài mà trực thuộc các cơ quan quản lý. Với việc hình thành một
hành lang pháp lý thuận lợi để cho nhiều đơn vị tham gia vào công tác dự báo sẽ dần dần nâng cao chất
lượng bản tin. Đối với các đài truyền hình, đề tài cũng đưa ra những nhóm giải pháp cụ thể như: cải tiến
chất lượng bản tin Dự báo thời tiết về nội dung, hình thức, trong đó nhấn mạnh việc xã hội hóa bản tin để
kêu gọi những doanh nghiệp đầu tư nâng chất lượng bản tin. Trong chương này, đề tài cũng đưa ra mô
hình cho việc thực hiện bản tin DBTT ở các Đài Trung Bộ
. Mặc dù những giải pháp trong chương này cũng chưa hẳn đã toàn diện nhưng qua đó cụng cung
cấp cách nhìn toàn cảnh về thực trạng và ý kiến của công chúng đối với bản tin DBTT, giúp các Đài có
định hướng cải tiến nội dung bản tin trong thời gian tới
KẾT LUẬN
Dù đã nhận thấy được vai trò của bản tin dự báo thời tiết trên sóng truyền hình và đã bắt đầu có
sự đổi mới, nhưng do khó khăn về nhiều mặt và chưa mạnh dạn bứt phá, nên các đài vẫn còn quẩn quanh
với các bản tin DBTT mà theo công chúng thì khó hiểu về nội dung và nhàm chán về hình thức.
Ở góc độ văn hóa và truyền thông thì về cơ bản các đài đã chuyển tải những thông tin thời tiết
cần thiết đến với công chúng. Nhưng việc đọc lại nguyên văn văn bản của Trung tâm khí tượng thủy văn
với nhiều thuật ngữ rất khó hiểu của chuyên ngành khí tượng thủy văn đã làm cho công chúng ngày càng
trở nên xa lạ với bản tin DBTT, trong khi đó kỹ xảo đồ họa chỉ dừng ở mức thô sơ, ít sinh động. Không
phát huy được ưu thế của loại hình truyền hình và ưu thế về sắc thái địa phương trong các bản tin DBTT
nên các đài PTTH Trung Bộ đã làm công chúng “ quay lưng” với bản tin và lựa chọn những bản tin trên
các kênh truyền hình mà theo họ là hấp dẫn và dễ hiểu hơn nhiều. Chính sự “ quay lưng” của công chúng
đã tác động ngược trở lại, làm cho những phần thông tin quan trọng của bản tin dự báo thời tiết bị mất tác
dụng cảnh báo.
Xét ở góc độ PR thì những bản tin dự báo thời tiết của các Đài chưa đính kèm với 1 thương hiệu,
không giống bản tin dự báo thời tiết của VTV hay HTV, những bản tin của đài PTTH Trung Bộ chỉ dừng
là ở mức thông tin thông thường và chưa huy động được sự tham gia của doanh nghiệp, những nhà tài trợ.


Đề tài cũng đưa ra một số kiến nghị: Thứ nhất là cơ chế chính sách của các nhà quản lý ở tầm vĩ
mô trong việc thương mại hoá các thông tin dự báo thời tiết
Nhóm giải pháp thứ hai mà luận văn đưa ra là việc cải tiến nội dung và chất lượng của bản tin.
Điều này yêu cầu về nâng cao trình độ đội ngũ, phần mềm, kỹ thuật hiện đại. Để có thể có nguồn kinh phí
đầu tư cho sự cải tiến đòi hỏi sự nỗ lực của chính các đài trong việc thực hiện xã hội hóa, thu hút quảng
cáo, trên cơ sở kinh phí thu được sẽ tập trung đổi mới cả về phương thức chuyển tải và hình thức cho bản
tin, đồng thời mở thêm nhiều bản tin chuyên biệt phục vụ cho từng đối tượng cụ thể đặc biệt là bản tin dự
báo thời tiết nông vụ và bản tin dự báo ngư nghiệp cho nông dân và ngư dân vốn chiếm tỷ lệ dân số cao
trong các tỉnh duyên hải miền Trung
Ngoài ra, đề tài cũng đưa ra mô hình chung trong việc thực hiện bản tin DBTT cho các đài PTTH
Trung Bộ.
Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập đến vai trò, thực
trạng và xu hướng phát triển của các bản tin dự báo thời tiết của truyền thông. Đây là khó khăn lớn trong
quá trình thu thập tài liệu thực hiện luận văn. Đổi lại, luận văn sẽ mang tính mới mẻ và khai phá, tuy


nhiên chắc chắn còn nhiều tồn tại và thiếu sót. Đề tài có ý nghĩa thực tiễn cao, làm cơ sở cho người
nghiên cứu tiếp theo. Về lâu dài luận văn không chỉ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với các đài khu
vực miền Trung mà mở rộng ra phạm vi các đài địa phương trong cả nước cải tiến các bản tin DBTT theo
nhu cầu ngày càng cao của công chúng.

References.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Sách Tiếng Việt:
1. Nhật An ( 2006), Phát thanh truyền hình, NXB Trẻ
2. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb VH – TT
3. Nguyễn Hoàng Điệp (1995),Thuật ngữ báo chí Việt Nam: hiện trạng và giải pháp,
KLTN, HN

4. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí – Đặc tính chung và phong cách, Nxb
ĐHQG
5. Đinh Thị Thúy Hằng (2007), PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp, NXB
Lao động Xã hội
6. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), PR – Lý luận và ứng dụng, NXB Lao động Xã hội
7. Đinh Thị Thúy Hằng (2010), Ngành PR tại Việt Nam, NXB Lao động Xã hội
8. Vũ Quang Hào ( 2004), Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, NXB lý luận chính
trị Hà Nội
9. Vũ Quang Hào ( 2004), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
10. Nguyễn Hậu (2000), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo quản lý,
NXB Chính trị Quốc gia, HN
11. Nguyễn Quang Hòa (2002), Phóng viên và tòa soạn, NXB Văn hóa Thông tin, HN
12. Vũ Đình Hòe (chủ biên), Tạ Ngọc Tấn, Vũ Hiền
13. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb ĐHQG
14. Đinh Gia Khánh (1995), Các vùng văn hoá Việt Nam, NXBVH
15. Trần Bảo Khánh (2003), Sản xuất chương trình truyền hình, Nxb VHTT
16. Trần Lâm (1995) , Truyền hình Việt Nam – ¼ thế kỷ
17. Tạ Bích Loan (2005), Truyền hình trong thế giới hiện đại, Hà Nội
18. Phan Thị Loan (1997), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ngành truyền hình Việt Nam,
NXB văn hóa thông tin Hà Nội
19. Nhiều tác giả (2007), Thể loại báo chí, Nxb ĐHQG
20. Trần Thế Phiệt, Tạ Ngọc Tấn (1995) Tác phẩm báo chí, ba tập
21. Trần Quang (2007), Các thể loại báo chí Chính luận, NXB ĐHQG
22. Trần Hữu Quang (2001), Chân dung công chúng truyền thông, NXB TP. Hồ Chí
Minh
23. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học báo chí, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh
24. Trần Văn Quang (2001), Làm báo – Lý thuyết và thực hành, NXB Đại học quốc gia
Hà Nội
25. Trần Quang (2007), Các thể loại báo chí Chính luận, nxb ĐHQG
26. Đặng Đức Siêu (2004), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXBĐHSP

Dương Xuân Sơn, Báo chí phương Tây, NXB ĐHQG – TP HCM,


27. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí
truyền thông, Nxb ĐHQG
28. Tập thể tác giả khoa Báo chí 91994-2005), Báo Chí - Những vấn đề lý luận và thực
tiễn, 6 tập
29. Tạ Ngọc Tấn (1999), Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Văn hóa
thông tin
30. Tạ Ngọc Tấn (2001), Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị Quốc gia, HN
31. Nguyễn Thị Minh Thái (2005), Phê bình tác phẩm văn học – nghệ thuật trên báo
chí, Nxb ĐHQG, H.,2005
32. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb GD
33. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP.HCM
34. Hữu Thọ (2000), Công việc của người viết báo, Nxb ĐHQG
35. Nguyễn Gia Thụy, Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của báo chí Việt
Nam, KLTN, HN,
36. Nguyễn Thị Tú, Phát hành báo chí và mối quan hệ với công chúng báo chí ở Việt
Nam (1986 - 2002), LVThS, HN
37. Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng ( 2004), NXB CTQG
38. Trần Quốc Vượng (2000), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB giáo dục
B. Sách nƣớc ngoài dịch ra tiếng Việt

39. Al Ries & Laura Ries ( 2005), Quảng cáo thoái vị, PR lên ngôi, NXB Trẻ
40.

Anne Gregory ( 2007), Sáng tạo chiến dịch PR hiệu quả, NXB Trẻ
41. A.Toffler (1996), Làn sóng thứ 3, NXB khoa học xã hội
42. E.P.Prôkhôcốp (2004), Cơ sở lý luận của báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội
43.Nguyễn Văn Dững và Hoàng Anh biên dịch (1998), Nhà báo –những bí quyết kỹ

năng nghề nghiệp, NXB Lao động
44.The Missouri Group ( 2007), Nhà báo hiện đại, NXB Trẻ
45. Thomas L. Friedman (2006), Thế giới phẳng, NXB Trẻ
46. X.A.Muratốp (2004), Giao tiếp trên truyền hình, NXB Thông Tấn
C. Bài viết và các tài liệu khác
- Báo cáo hội thảo Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình, Liên hoan chương trình truyền
hình toàn quốc lần thứ 25(5/1/2006 tại Nha Trang, Khánh Hòa) lần thứ 26 ( ngày 11/1/2007 tại TP.
HCM)
- Tài liệu Hội nghị bàn về lĩnh vực truyền hình trả tiền, Bộ VHTT, Hà Nội, 2006
- Truyền hình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, tài liệu tham khảo,
Khoa BC – Phân viện Báo chí và truyền thông, Học viện chính trị quốc gia năm 1998
- Tạp chí truyền hình, Đài truyền hình Việt Nam năm 2007, 2008, 2009, 2010
- Các bản tin dự báo thời tiết Đài truyền hình Việt Nam, Đài PTTH Quảng Trị, Bình Định,
Bình Thuận.
- Báo Dân Trí Online
-Báo Đất Việt Online
- Báo Vietnamnet
- Báo Vietnam Express

×