Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chiến lược an ninh quốc gia liên bang nga duới chính quyền tổng thống v PUTIN 2000 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.42 KB, 7 trang )

Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga
duới chính quyền tổng thống V. PUTIN
2000-2008


Nguyễn Thị Minh Phượng


Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. ngành: Quan hệ quốc tế; Mã số: 60 31 40
Người hướng dẫn: PGS. Nguyễn Quốc Hùng
Năm bảo vệ: 2010


Abstract. Chương 1: Trình bày những nhân tố tác động tới việc hình thành Chiến
lược an ninh quốc gia Liên bang Nga dưới chính quyền Tổng thống V.Putin 2000 -
2008. Phân tích những nhân tố từ tình hình thế giới, tình hình khu vực và nước Nga
vào những năm cuối của thế kỷ XX. Đồng thời, cũng đề cập đến nhân tố cá nhân nhà
lãnh đạo - Tổng thống V.Putin trong việc hình thành Chiến lược an ninh quốc gia
Liên bang Nga. Chương 2: Giới thiệu những nội dung cơ bản trong văn kiện “Chiến
lược an ninh quốc gia Liên bang Nga” được công bố kèm theo chỉ thị số 24 ngày
10/01/2000 của Tổng thống V.Putin. Chương 3: Phân tích các chính sách cụ thể
trong từng lĩnh vực nhằm thực thi Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga và
đánh giá về thành tựu, thách thức trong quá trình thực thi đó cũng như tác động tới
mối quan hệ giữa Liên bang Nga với một số đối tác, khu vực. Ngoài ra, cũng trình
bày về mối quan hệ Nga - Việt trong giai đoạn 2000 - 2008, dưới chính quyền Tổng
thống V.Putin. Phần cuối cung cấp một số điều chỉnh của Chiến lược an ninh quốc
gia Liên bang Nga trong giai đoạn sau khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống của
V.Putin.

Keywords. Quan hệ quốc tế; An ninh quốc gia; Liên bang Nga



Content
Theo nguyên bản tiếng Nga, “Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga” là
“Концепция национальной безопасности Российской Федерации”. Và từ “Концепция”
trong tiếng Việt có nghĩa là quan điểm, quan niệm (Từ “Chiến lược” trong tiếng Nga là
стратегия). Như vậy cũng hoàn toàn có thể dịch là “Quan điểm về an ninh quốc gia của Liên
bang Nga”. Tuy nhiên, để tiếp nối những nghiên cứu liên quan đến văn kiện này đã có từ
trước, học viên sử dụng thống nhất trong toàn luận văn là “Chiến lược an ninh quốc gia Liên
bang Nga”.
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong cục diện của Trật tự thế giới hai cực thời kỳ Chiến tranh lạnh, Liên bang Cộng
hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) có vị thế quốc tế đặc biệt quan trọng. Sự
tan rã của Liên Xô đã tác động lớn đến những thay đổi trong tương quan lực lượng trên thế
giới, đồng thời tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong nền chính trị thế giới và quan hệ
quốc tế của các nước cũng như các khu vực trên phạm vi toàn cầu.
Liên bang Nga, khi còn là một trong mười lăm nước Cộng hòa thuộc Liên Xô, đã luôn
có tiếng nói quyết định trong hầu hết các công việc nội trị và giữ vai trò quan trọng trên
trường quốc tế. Từ sau năm 1991, bước lên vũ đài quốc tế với tư cách là một quốc gia độc
lập, Liên bang Nga đã trải qua những giai đoạn khó khăn, thăng trầm và đang không ngừng
cố gắng để lấy lại hình ảnh là một cường quốc thế giới - người kế tục Liên Xô. Đặc biệt, dưới
chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin (V.Putin) - vị Tổng thống thứ hai của Liên bang
Nga (2000 - 2008), với tiềm năng sẵn có về địa lý tự nhiên, tài nguyên, dân số và bằng hàng
loạt các biện pháp cải cách được tiến hành trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa -
xã hội đến an ninh, quân sự, ngoại giao, Liên bang Nga đã từng bước tăng cường sức mạnh
quốc gia và vị thế quốc tế của mình. Từ một nước Nga hỗn loạn với một nền kinh tế lạc hậu,
nền chính trị rệu rã và quân sự bị thách thức nghiêm trọng, chính quyền Tổng thống V.Putin
đã vực dậy Liên bang Nga để trở thành một nước Nga tự tin tiến bước trên con đường phát
triển.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, để đạt được những thành công như vậy, chính
quyền Tổng thống V.Putin đã có những bước điều chỉnh các chính sách của quốc gia một

cách đúng đắn, kịp thời. Ngay sau khi trở thành quyền Tổng thống Liên bang Nga tháng 12
năm 1999, V.Putin ra chỉ thị số 24 ngày 10/01/2000 phê duyệt “Chiến lược an ninh quốc gia
Liên bang Nga”. Văn kiện này là hệ thống các quan điểm chính trị cơ bản trong chính sách
của nhà nước Liên bang Nga về bảo đảm an ninh cho cá nhân, xã hội và nhà nước, bảo vệ đất
nước trước những mối đe dọa từ bên ngoài và bên trong trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.
Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga năm 2000 đã được sử dụng làm cơ sở hoạch định
chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước Liên bang Nga dưới chính quyền Tổng thống
V.Putin nhằm nâng cao nội lực cũng như ảnh hưởng của Liên bang Nga trên trường quốc tế
khi bước vào thế kỷ XXI.
Cũng trong giai đoạn Tổng thống V.Putin lãnh đạo nước Nga, quan hệ hợp tác giữa
Liên bang Nga với Việt Nam đã có những thay đổi tích cực. Sau một thời kỳ ngưng trệ do
hậu quả của việc Liên Xô tan rã, với những điều chỉnh trong các chính sách của chính quyền
Tổng thống V.Putin, quan hệ với Việt Nam đã dần phục hồi và có những bước phát triển tốt
đẹp. Trước nhiều biến động phức tạp của tình hình thế giới, hai nước đều đang tiếp tục tiến
hành các biện pháp cải cách trên mọi lĩnh vực cả đối nội và đối ngoại. Trong bối cảnh đó,
việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược đã được khẳng định vào năm 2001 có ý nghĩa
quan trọng đối với cả Liên bang Nga và Việt Nam góp phần vào việc duy trì môi trường hòa
bình, ồn định nhằm củng cố, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.
Xuất phát từ vị trí quốc tế của Liên bang Nga trong quá khứ, hiện tại và tương lai, từ ý
nghĩa của mối quan hệ Việt - Nga cùng với mong muốn tiếp tục phát triển mối quan hệ ấy,
việc nghiên cứu tình hình, chính sách đối nội và đối ngoại cũng như những thay đổi lớn lao
của đất nước này, đặc biệt dưới chính quyền Tổng thống V.Putin 2000 - 2008 có ý nghĩa
quan trọng cả về lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam. Nghiên cứu về nước Nga sẽ góp phần
nhận thức đúng đắn những thay đổi trong tình hình mọi mặt của Liên bang Nga, chính sách
qua các thời kỳ Tổng thống cũng như tìm hiểu và xác định những cơ sở từ việc thực thi các
chính sách của Liên bang Nga nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với Việt Nam trong những
năm tới.
Với những lý do trên, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Chiến lược an ninh quốc gia
Liên bang Nga dưới chính quyền Tổng thống V.Putin 2000 - 2008” - văn kiện bao gồm
những đường hướng quan trọng nhất trong chính sách của nhà nước Liên bang Nga giai đoạn

2000 - 2008 - làm luận văn thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, kể từ khi V.Putin xuất hiện trên chính trường nước
Nga với tư cách là vị Tổng thống thứ hai, Liên bang Nga đã khoác lên mình một diện mạo
mới, nhiều đổi thay về mọi mặt. Cũng từ thời điểm này, có rất nhiều nghiên cứu xoay quanh
nhân vật V.Putin - vị Tổng thống được người dân Nga và thế giới nhìn nhận là đã góp phần
quan trọng làm nên những thay đổi đó. Những học giả ở nhiều nước trên thế giới, bằng nhiều
thứ tiếng khác nhau đã nghiên cứu về tiểu sử của V.Putin, về con đường đến với cương vị
Tổng thống Liên bang Nga, về các chính sách của nhà nước giai đoạn những năm ông cầm
quyền và thành quả của những chính sách đó…
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về Liên bang Nga không phải là mới mẻ. Đây là đề tài
mà các nhà nghiên cứu Việt Nam luôn quan tâm, nghiên cứu, phân tích xuất phát từ vị thế
của Liên bang Nga trên trường quốc tế cũng như từ vị trí của mối quan hệ Việt - Nga, Nga -
Việt trong chính sách của hai nước. Đặc biệt, những năm đầu thế kỷ XXI, trước những thay
đổi của nước Nga dưới chính quyền Tổng thống V.Putin, các nhà nghiên cứu đã tiếp tục lựa
chọn đề tài về nước Nga giai đoạn này và con người của V.Putin nhằm bổ sung thêm vào kho
kiến thức về Liên bang Nga qua các thời kỳ lịch sử.
Có thể chia những nghiên cứu xoay quanh nhân vật V.Putin theo hai nhóm:
Nhóm thứ nhất là những nghiên cứu về Tổng thống V.Putin như các cuốn sách Putin -
Sự trỗi dậy của một con người của Trương Dự (2006), Bản lĩnh Putin của Đường Anh Hào -
Triệu Anh Ba (2008), Các đời Tổng thống Nga của Leonid Mlechin (2008)… Những tác
phẩm này tìm hiểu về tiểu sử của V.Putin, về con đường từ một nhà tình báo KGB đến với
cương vị Thủ tướng rồi Tổng thống Liên bang Nga và cũng đề cập đến một số chính sách
quan trọng trong những năm lãnh đạo đất nước của Tổng thống V.Putin. Các nghiên cứu đã
cho chúng ta thấy được con người từ tính cách, sở thích, bản lĩnh đến con đường sự nghiệp
của V.Putin.
Nhóm thứ hai là những nghiên cứu về các chính sách của Liên bang Nga và về tình
hình mọi mặt của nước Nga dưới chính quyền Tổng thống V.Putin. Có thể kể đến các cuốn
sách: Nước Nga trước thềm thế kỷ XXI của A.P. Côchétcốp (2004), Chuyển đổi kinh tế thị
trường của Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI của Nguyễn Đình Hương (2005),

Nước Nga trên trường quốc tế hôm qua, hôm nay và ngày mai của Hà Mỹ Hương (2006),
Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam của Nguyễn Xuân Sơn -
Nguyễn Văn Du (đồng chủ biên) (2006), Liên bang Nga trên con đường phát triển những
năm đầu thế kỷ XXI của Nguyễn An Hà (chủ biên) (2008), Kinh tế - xã hội Liên bang Nga
thời kỳ hậu Xô viết của Nguyễn Thị Huyền Sâm (2009), Ngoài ra còn rất nhiều bài viết
đăng trên các tạp chí của Nga cũng như trên các tạp chí của Việt Nam: Россия 2004 của
Примаков Е., Русская Газета (№ 17/1 - 2005), Россия в 2000 - 2004 годах на пути к
государственному капитализму của Радыгин А., Вопросы экономики (№ 4 - 2004),
Российские интересы в АТР của М. Титаренко, Азия и Африка (№ 4 - 2005), Kinh tế
Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ XXI của Nguyễn Văn Tâm, Tạp chí Kinh tế Châu Á -
Thái Bình Dương (Số 44 - 2004), Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI: thực trạng và
triển vọng của Nguyễn Quang Thuấn, Tạp chí Thông tin đối ngoại (Số 3 - 2006),… Đây là
mảng đề tài rất rộng được nhiều nhà nghiên cứu đi sâu phân tích tìm hiểu về các chính sách
của Liên bang Nga dưới chính quyền Tổng thống V.Putin trong nhiều lĩnh vực, cả đối nội,
đối ngoại, từ kinh tế, đến chính trị, ngoại giao… và nêu lên những thay đổi trong các chính
sách đó so với các giai đoạn trước. Đồng thời các nghiên cứu cũng nhằm mục đích phác họa
bức tranh mọi mặt của đất nước Liên bang Nga dưới chính quyền Tổng thống V.Putin để từ
đó cho thấy các yếu tố cấu thành nên nội lực quốc gia cũng như vị thế quốc tế của đất nước
này trong giai đoạn 2000 - 2008.
Có thể thấy rằng đã có rất nhiều nghiên cứu về Liên bang Nga và về Tổng thống
V.Putin. Tuy có khác nhau về quy mô công trình, phạm vi nghiên cứu nhưng các nhà khoa
học đều thống nhất rằng các chính sách của chính quyền Tổng thống V.Putin đã giúp Liên
bang Nga có những thay đổi tích cực về mọi mặt và mặc dù còn rất nhiều khó khăn nhưng
nước Nga ngày nay đang ngày càng lấy lại được ảnh hưởng đối với thế giới và khu vực.
Liên quan đến văn kiện “Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga” năm 2000, các
nhà nghiên cứu phân tích Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga nhằm mục đích làm rõ
các chính sách cụ thể trong từng lĩnh vực khác nhau để đi đến khẳng định vai trò quan trọng
của văn kiện là cơ sở hoạch định các chính sách của nhà nước dưới chính quyền Tổng thống
V.Putin. Luận văn mong muốn bổ sung những nghiên cứu toàn diện về Chiến lược an ninh
quốc gia Liên bang Nga, việc thực thi và những thành quả cũng như những vấn đề còn tồn tại

dưới chính quyền Tổng thống V.Putin 2000 - 2008.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga
dưới Chính quyền Tổng thống V.Putin.
Luận văn sẽ trình bày, phân tích các nội dung sau:
- Những nhân tố tác động tới việc hình thành Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang
Nga năm 2000.
- Nội dung văn kiện “Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga” được công bố kèm
theo chỉ thị số 24 ngày 10/01/2000, với các nội dung cơ bản như: vị thế quốc tế và các lợi ích
quốc gia của Liên bang Nga; những mối đe dọa đối với an ninh quốc gia cùng các chính sách
của nhà nước và việc thiết lập hệ thống thực hiện các chính sách đó nhằm đảm bảo an ninh
quốc gia Liên bang Nga.
- Việc thực thi và đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược an ninh quốc gia dưới chính
quyền Tổng thống V.Putin cũng như những điều chỉnh trong thời kỳ Tổng thống kế nhiệm -
Dmitri Medvedev (D.Medvedev).
Đồng thời, luận văn cũng phân tích tác động của việc thực thi Chiến lược an ninh
quốc gia Liên bang Nga tới mối quan hệ giữa Liên bang Nga với một số đối tác và quan hệ
với Việt Nam trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống V.Putin.
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn tìm hiểu Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga
dưới chính quyền Tổng thống V.Putin 2000 - 2008. Tuy nhiên để làm rõ hơn Chiến lược an
ninh quốc gia trong giai đoạn này, luận văn sẽ phân tích tình hình thế giới, khu vực và Liên
bang Nga từ những năm cuối thế kỷ XX.
Từ những phân tích trên, luận văn mong muốn trả lời câu hỏi: Nước Nga dưới chính
quyền Tổng thống V.Putin đã có những thành công và hạn chế gì trong việc bảo vệ an ninh
quốc gia để góp phần quan trọng vào việc nâng cao nội lực cũng như vị thế trên trường quốc
tế?
4. Phương pháp nghiên cứu
Từ các nguồn tài liệu sưu tầm được, luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng kết
hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháp logic, phương pháp lịch sử, phương pháp
so sánh, phương pháp tổng hợp, hệ thống….Trong đó, phương pháp lịch sử và phương pháp

so sánh là chủ yếu.
Bằng các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã luận giải về sự hình thành, quá trình
thực thi và đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga dưới chính
quyền Tổng thống V.Putin, góp phần làm sáng tỏ những điều chỉnh về chiến lược, chính sách
và những thay đổi tích cực cũng như những vấn đề còn tồn tại của nước Nga trong những
năm đầu thế kỷ XXI.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, luận văn gồm ba chương:
* Chương 1 trình bày những nhân tố tác động tới việc hình thành Chiến lược an ninh
quốc gia Liên bang Nga dưới chính quyền Tổng thống V.Putin 2000 - 2008. Chương này tập
trung phân tích những nhân tố từ tình hình thế giới, tình hình khu vực và nước Nga vào
những năm cuối của thế kỷ XX. Đồng thời, cũng đề cập đến nhân tố cá nhân nhà lãnh đạo -
Tổng thống V.Putin trong việc hình thành Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga.
* Chương 2 giới thiệu những nội dung cơ bản trong văn kiện “Chiến lược an ninh
quốc gia Liên bang Nga” được công bố kèm theo chỉ thị số 24 ngày 10/01/2000 của Tổng
thống V.Putin.
* Chương 3 phân tích các chính sách cụ thể trong từng lĩnh vực nhằm thực thi Chiến
lược an ninh quốc gia Liên bang Nga và đánh giá về thành tựu, thách thức trong quá trình
thực thi đó cũng như tác động tới mối quan hệ giữa Liên bang Nga với một số đối tác, khu
vực. Ngoài ra, cũng trình bày về mối quan hệ Nga - Việt trong giai đoạn 2000 - 2008, dưới
chính quyền Tổng thống V.Putin. Phần cuối cung cấp một số điều chỉnh của Chiến lược an
ninh quốc gia Liên bang Nga trong giai đoạn sau khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống của
V.Putin.
* * *
Với tất cả những nghiên cứu, phân tích được trình bày, luận văn “Chiến lược an ninh
quốc gia Liên bang Nga dưới chính quyền Tổng thống V.Putin 2000 - 2008” mong muốn trở
thành một tài liệu tham khảo cho bạn đọc rộng rãi có quan tâm tới Liên bang Nga cũng như
tới mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia Việt Nam và Liên bang Nga trong quá khứ, hiện tại
và tương lai.



References
Tài liệu tiếng Việt
1. Đỗ Minh Cao (2009), Nước Nga chống tham nhũng, Tạp chí Nghiên cứu Châu
Âu, số 5, tr 55 - 66
2. Hồ Châu (2001), Chiến lược đối ngoại của nước Nga thời kỳ V.Putin, Tạp chí
nghiên cứu Châu Âu, số 3, tr 17 - 23
3. A.P. Côchétcốp (2004), Nước Nga trước thềm thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội
4. Trương Dự (2006), Pu tin - Sự trỗi dậy của một con người, Nxb Lao động, Hà Nội
5. Nguyễn Hoàng Giáp (2005), Sự trỗi dậy của nước Nga và tác động của nó đến
cân bằng lực lượng ở Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 1, tr 41 - 47
6. Nguyễn An Hà (chủ biên) (2008), Liên bang Nga trên con đường phát triển những
năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
7. Đường Anh Hào - Triệu Anh Ba (2008), Bản lĩnh Putin, Nxb Thanh niên, Hà Nội
8. Vũ Đình Hòe - Nguyễn Hoàng Giáp (Đồng chủ biên) (2008), Hợp tác chiến lược
Việt - Nga những quan điểm, thực trạng và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội
9. Trần Hiệp (2006), Chủ nghĩa khủng bố ở nước Nga: quá khứ, hiện tại và triển
vọng của cuộc chiến chống khủng bố, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 1, tr 41 -
47
10. Hà Mỹ Hương (2006), Nước Nga trên trường quốc tế hôm qua, hôm nay và ngày
mai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
11. Nguyễn Đình Hương (2005), Chuyển đổi kinh tế thị trường của Liên bang Nga
những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
12. Võ Đại Lược - Lê Bộ Lĩnh (2005), Quan hệ Việt Nga trong bối cảnh quốc tế mới,
Nxb Thế giới, Hà Nội
13. Võ Đại Lược (chủ biên) (2003), Bối cảnh quốc tế và những xu hướng điều chỉnh
chính sách phát triển kinh tế ở một số nước lớn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
14. Nhật Minh (2008), Nước Nga trở lại, Tuần báo Thế giới và Việt Nam, số 80, tr 16

- 19
15. Leonid Mlechin (2008), Các đời Tổng thống Nga, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội
16. Hồ Đắc Minh Nguyệt (2009), Những bước phát triển mới của quan hệ Việt - Nga,
Tạp chí Thông tin đối ngoại, số 2, tr 48 - 50
17. Ngô Hoàng Oanh (dịch) (2005), Thông điệp của Tổng thống Putin năm 2005, Tạp
chí Nghiên cứu châu Âu, số 3, tr 117 - 126
18. Lê Văn Sang (chủ biên) (2005), Cục diện kinh tế thế giới hai thập niên đầu thế kỷ
XXI, Nxb Thế giới, Hà Nội
19. Nguyễn Thị Huyền Sâm (2005), Đánh giá trách nhiệm của Tổng thống B.Yeltsin
trước thực trạng kinh tế, xã hội Liên bang Nga, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số
4, tr 49 - 58
20. Nguyễn Thị Huyền Sâm (2009), Kinh tế - xã hội Liên bang Nga thời kỳ hậu Xô
Viết, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
21. Ngô Sinh (tổng hợp) (2008), Nước Nga thời Putin, Nxb Văn hóa thông tin, Hà
Nội
22. Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Hữu Cát (chủ biên) (1997), Về mối quan hệ giữa Việt
Nam - Liên bang Nga trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
23. Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Văn Du (Đồng chủ biên) (2006), Chiến lược đối
ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ
XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
24. Nguyễn Văn Tâm (2004), Kinh tế Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ XXI,
Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, số 43, tr 16 - 20 và số 44, tr 14 - 21
25. Thông tấn xã Việt Nam (2003), Thông điệp Liên bang năm 2003 của Tổng thống
V.Putin, Tài liệu tham khảo đặc biệt số ngày 23/5, tr 7
26. Thông tấn xã Việt Nam (2004), Lực lượng vũ trang Nga và những ưu tiên địa
chính trị, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 108, tr 1 - 13
27. Thông tấn xã Việt Nam (2004), Nước Nga qua những con số, Tài liệu tham khảo
đặc biệt, số 121, tr 11 - 13
28. Thông tấn xã Việt Nam (2004), Về bản sắc dân tộc và việc tạo dựng hình ảnh của
nước Nga, Tài liệu tham khảo đặc biệt số 235, tr 15 - 22

29. Thông tấn xã Việt Nam (2008), Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đến
năm 2020, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 304, tr 9 - 12
30. Thông tấn xã Việt Nam (2009), Tương lai của NATO, Tài liệu tham khảo đặc biệt
số 057, tr 20 - 28
31. Nguyễn Quang Thuấn (2006), Liên bang Nga những năm đầu thế kỷ XXI: thực trạng
và triển vọng, Tạp chí Thông tin đối ngoại, số 3, tr 47 - 53
32. Nguyễn Quang Thuấn (2007), Quan hệ Nga - ASEAN trong bối cảnh quốc tế mới,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
33. Hình Quảng Trình, Trương Kiến Quốc (Chủ biên) (2009), Medvedev & Putin - Bộ
đôi quyền lực, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội
34. Đinh Công Tuấn (2006), Các nhân tố tác động đến quan hệ Việt - Nga hiện nay,
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, tr 54 - 59
35. Nguyễn Mạnh Tùng (dịch) (2006), Thông điệp Liên bang năm 2006 của Tổng thống
Liên bang Nga, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 3, tr 96 - 99
36. Lê Thanh Vạn (2008), Nước Nga hậu Putin: khởi đầu một phương thức lãnh đạo
mới, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 72, tr 60 - 67
37. Chính sách đối ngoại của V.Putin: Thành tựu và thất bại,

38. Di sản của Tổng thống V.Putin,
39. Mỹ công bố Chiến lược an ninh mới, />gioi/2010/05/3BA1C55E/
40. Nga: Chiến lược an ninh quốc gia đến năm 2020, />na/vuan/2009/6/69550.cand
41. Nga công bố Chiến lược an ninh quốc gia tới năm 2020,

42. Tổng thống Putin và sự thành, bại về chính sách kinh tế,

43. Thông điệp liên bang cuối cùng của Tổng thống Nga Vladimir Putin,


Tài liệu tiếng Nga
44. Примаков Е. (2005), Россия 2004, Русская Газета № 17/1 - 2005

45. Радыгин А. (2004), Россия в 2000 - 2004 годах на пути к
государственному капитализму, Вопросы экономики № 4 - 2004
46. М. Титаренко (2005), Российские интересы в АТР, Азия и Африка № 4 - 2005




×