Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.57 KB, 68 trang )

Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiện vừa trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại
Thế giới WTO, Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên
cũng có nhiều khó khăn và thử thách khi đứng trước sự cạnh tranh và vô vàn
mối đe doạ chia sẻ thị trường. Đối với ngành da giầy, việc sống còn của các
doanh nghiệp sản xuất giày trong nước đó là làm thế nào để tăng được hiệu qủa
sản xuất, tăng sản lượng xuất khẩu (nguồn thu chính của các doanh nghiệp
ngành da giầy), từ đó tăng doanh thu và xây dựng thương hiệu ngày càng vững
mạnh trên thị trường trong nước cũng như trên thế giới. Để làm được những
mục tiêu trên là một việc rất khó khăn, và không phải doanh nghiệp nào cũng có
điều kiện để thực hiện.
Với mục đích gắn lý luận với thực tế, kết hợp học tập ở nhà trường với
những kinh nghiệm thực tế ngoài đời cũng như vận dụng kiến thức tổng hợp vào
việc giải quyết các công việc cụ thể sau khi tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân yêu cầu thực tập bắt buộc đối với tất cả sinh viên. Được sự giúp đỡ
của nhà trường, em thực tập tại Công ty TNHH hóa dệt Hà Tây. Trên cơ sở lý
luận và thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty em đã chọn đề tài:
“Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và
giải pháp” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Đề tài chuyên đề của em gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về Công ty TNHH hóa dệt Hà Tây
Phần II: Thực trạng xuất khẩu giày của Công ty TNHH hóa dệt Hà Tây
Phần III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu giày tại Công ty
TNHH hóa dệt Hà Tây.
Do trình độ và kinh nghiệm thực tế có hạn cho nên bài viết còn nhiều sai
sót và hạn chế, em kính mong sự đóng góp và góp ý của các thầy cô và các bạn
Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
1
Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp


Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Tuấn và các anh chị
trong Công ty TNHH Hóa Dệt Hà Tây đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn
thành bài viết này.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Sâm
Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
2
Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HểA DỆT HÀ TÂY
I. Thông tin chung về doanh nghiệp
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây
Công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây là công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai
thành viên trở lên. Được thành lập ngày 29/01/2002 và được sở kế hoạch và đầu
tư tỉnh Hà Tây cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0302000279. Công
ty chinh thức đi vào hoạt động năm 2006.
Tên gọi: Công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây.
Tên giao dịch quốc tế: Ha Tay Chemical - weave Company limited.
Tên viết tắt: TEXCHCO, LTD
Trụ sở giao dịch chớnh: Thụn Hạnh Đàn, Xó Tõn Lập, Huyện Đan
Phượng, Thành phố Hà Nôi .
Diện tích mặt bằng: 25.000 m
2
Trong đó diện tích nhà xưởng sản xuất là:10.000 m2
Giám đốc công ty : Nguyễn Thanh Tùng
Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh giày dép xuất khẩu giầy, dép.
Năng lực sản xuất : 1.230.393 đôi/ năm.
Sản phẩm chính : Giầy vải, giầy thể thao, dép sandal.
Điện thoại: 0433.660672
Fax: 0433.660.673

Email: hoadethatayco@.vnn.vn
Mã số thuế : 0500415210
Hình thức pháp lý: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Do mới thành lập nên ban đầu công ty gặp rất nhiều khó khăn. Từ việc
xây dựng cơ sở hạ tầng, tuyển dụng, tuyển chọn công nhân viên vào làm việc tại
Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
3
Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp
công ty, tỡm cỏc đối tác kinh tế cho đến việc tỡm cỏc nhà cung cấp… Tuy
nhiên với sự giúp đỡ của các công ty bạn như công ty Giày Thượng Đình, công
ty Giầy Thuỵ Khuờ…. công ty đã dần đi vào ổn định, yên tâm sản xuất. Các
hoạt động chính của công ty TNHH Hoá Dệt Hà Tây bao gồm: Sản xuất và xuất
khẩu theo đơn đặt hàng, sản xuất và tiêu thụ nội địa, gia công theo đơn đặt hàng.
Cụ thể là từ khi thành lập đến nay hoạt động chủ yếu của công ty là gia
công giầy cho các công ty nước ngoài như: ChengPao, Footech, Corvie…. Bên
cạnh việc sản xuất giầy xuất khẩu công ty còn ký hợp đồng gia công giầy cho
các doanh nghiệp trong nước như: Công ty Giày Thụy Khuê, Công ty Giày
Thượng Đình, Công ty Giày Thăng Long, Công ty Giày Yờn Viờn…. Ngoài ra
công ty còn khai thác thêm một thị trường đầy tiềm năng khác là thị trường
trong nước, tiêu thụ từ 300.000 đến 400.000 đụi/năm. Để mở rộng sản xuất kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, công ty đã đầu tư xây dựng thêm một nhà
máy mới tại Huyện Ba Vì – Hà Nội, với tổng số vốn đầu tư là 25 tỷ đồng. Ở giai
đoạn I, nhà máy hoạt động với hai dây chuyền sản lượng đạt 800.000 đến
900.000 đụi/năm. Giai đoạn II, nhà máy sẽ tăng lên ba dây chuyền, với công
suất dự kiến là 1.800.000 đụi/năm.
Trong nền kinh tế thị trường đầy khốc liệt, nhất là lĩnh vực dệt may, nhưng
Công ty hóa dệt Hà Tây vẫn giữ vững danh hiệu đơn vị xuất sắc, được đánh giá
là đơn vị có uy tín trong lĩnh vực hợp tác chuyên sản xuất, gia công giày thể
thao. Những thành tích đạt được là nhờ vào sự nỗ lực và cố gắng hoàn thành

nhiệm vụ của toàn thể cán bộ trong công ty.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
2.1. Chức năng
• Nhập khẩu các nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh
doanh, xuất nhập khẩu thành phẩm các chủng loại sản phẩm da giầy.
• Kinh doanh các sản phẩm da giầy tại thị trường trong nước.
Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
4
Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp
• Nhận xuất khẩu ủy thác các sản phẩm da giầy theo yêu cầu của các cơ
quan đơn vị có nhu cầu.
• Liên kết các đơn vị trong và ngoài nước về lĩnh vực công nghệ và kỹ
thuật chuyên ngành da giầy.
• Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, sản xuất và kinh doanh, dịch
vụ kể cả kế hoạch xuất nhập khẩu trực tiếp và cá kế hoạch có liên quan đáp ứng
yêu cầu sản xuất kinh doanh và dịch vụ của Công ty.
2.2. Nhiệm vụ
• Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, trang thiết bị và phương thức quản lý
trong quá trình xây dựng và phát triển Công ty.
• Thực hiện chính sách cán bộ công nhân viên, chế độ quản lý tài chính,
tài sản chính, lao động tiền lương do Công ty quản lý, làm tốt công tác phân
phối theo lao động, đảm bảo công bằng và đời sống vật chất tốt cho cán bộ công
nhân viên.
• Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, trang thiết bị và phương thức quản lý
trong quá trình xây dựng và phát triển Công ty.
• Thực hiện chính sách cho cán bộ nhân viên, chế độ quản lý tài chính, tài
sản tài chính, lao động tiền lương do Công ty quản lý, làm tốt công tác phân
phối theo lao động, đảm bảo công bằng và đời sống vật chất cho cán bộ công
nhân viên.

• Tiến hành sản xuất, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, cạnh tranh bình
đẳng lành mạnh với những doanh nghiệp cùng ngành nghề song song với việc
hỗ trợ hợp tác với những doanh nghiệp có thiện chí hợp tác trên cơ sở bình đẳng,
đôi bên cùng có lợi.
• Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
• Thực hiện đúng các cam kết trong các hợp đồng ngoại thương.
• Chuẩn bị đầy đủ cơ sở cần thiết cho việc hội nhập kinh tế thế giới, trước
mắt là WTO
3. Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của Công ty TNHH hóa dệt Hà Tây
Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
5
Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất tính phức tạp của kĩ thuật quy mô sản xuất
và định hướng theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Công ty
đó xõy dưng bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Phù hợp với quy
mô sản xuất cũng như chức năng nhiệm vụ của công ty.
Giám đốc công ty: Là người đứng đầu bộ máy của công ty, chịu trách nhiệm
chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý, các bộ phận sản xuất của công ty.
Phó giám đốc kỹ thuật: Do giám đốc bổ nhiệm. Phó giám đốc kỹ thuật là người
giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực sản xuất, quản lý và điều hành hoạt động
của khối kỹ thuật bao gồm Phòng Mẫu, Phòng QC, Tổ Cơ điện.
Phó giám đốc kinh doanh: do giám đốc công ty bổ nhiệm. Phó giám đốc kinh
doanh là người giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý và
điều hành hoạt động của khối kinh tế bao gồm cỏc phũng ban: Phòng kế hoạch
sản xuất, Phòng vật tư, Phòng tài chính kế toán, Phòng xuất nhập khẩu, Phòng y
tế , Phòng tổ chức hành chính, Ban thanh tra bảo vệ.
Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
6

Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Hoá Dệt Hà Tây.
Phòng mẫu: là phòng thiết kế và sản xuất ra sản phẩm mẫu. Sau khi sản
phẩm mẫu được thông qua sẽ được đưa vào sản xuất thực tế.
Phòng trưng bày: là phòng trưng bày và lưu trữ các sản phẩm mẫu.
Phân xưởng cơ điện: có trách nhiệm bảo quản, sửa chữa các máy móc
thiết bị sản xuất và hệ thống điện nước của Công ty đảm bảo cho các hoạt động
của Công ty diễn ra bình thường và thông suốt.
Phân xưởng sản xuất: bao gồm 4 phân xưởng chính: PX Bồi- Cắt, PX
May, PX Cán và PX Gò. Thực hiện các quy trình sản xuất để cho ra những
thành phẩm cuối cùng.
Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
7
Giám đốc
Phó Giám đốc
KT
Phòng Tổ chức
hành chính
Phó Giám đốc
KD
Phòng
Mẫu
Phòngt
rưng
bày
PX cơ
điện
Phòng
PX sản

xuất
Phòng
KHSX
Phòng
vật tư
Phòng
Tài
chính
KT
Phòng
Xuất
nhập
khẩu
Phòng Bảo vệ Phòng Y tế
Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp
Phòng kế hoạch sản xuất: nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh
dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, kế hoạch hoạt động và kế hoạch kinh doanh hàng
năm, hàng quý của Công ty. Tham khảo ý kiến của cỏc phũng có liên quan để
phân bổ kế hoạch sản xuất kinh doanh, phân lịch sản xuất cho từng phân xưởng
sản xuất. Tổng hợp, phân tích và lập báo cáo tình hình hoạt động và tình hình
kinh doanh tháng, quý, 6 tháng, cả năm theo yêu cầu của Ban Giám đốc Công
ty.
Phòng vật tư: theo dõi quản lý toàn bộ vật tư của toàn Công ty, lập dự toán
dự trù mua sắm các vật tư, máy móc thiết bị, bàn giao cho cỏc phũng ban, phân
xưởng theo yêu cầu sửu dụng. Kiểm tra việc khai thác và sử dụng vật tư,mỏy múc
thiết bị tại các phân xưởng. Thu hồi và làm các thủ tục điều chuyển thanh lý máy
móc thiết bị không còn sử dụng được, hư hỏng để trình lên lãnh đạo Công ty.
Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch về tài chính,
tổ chức ghi chép, hoạch toán, kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; thực hiện
phân tích, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị doanh

nghiệp và cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Phòng xuất nhập khẩu: phòng này có nhiệm vụ thực hiện mọi hoạt động
xuất nhập khẩu của Công ty, tổ chức quản lý hoạt động Marketing nhằm hỗ trợ
tốt nhất cho việc thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu, đảm bảo củng cố và duy trì
thị trường cũ, khai thác, phát triển thị trường mới, đem về cho Công ty nhiều
hợp đồng xuất khẩu đồng thời góp phần mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh
của Công ty.
Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lý nhân sự, thực hiện các
công việc liên quan đến nhân sự của Công ty.
Phòng y tế: thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ cho công nhân viên
trong Công ty. Luụn tỳc trực,cấp phát thuốc men, sơ cứu kịp thời trong những
trường hợp cần thiết.
Phòng bảo vệ: bảo vệ tài sản, tình hình an ninh của Công ty.
Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
8
Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp
II. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH hóa dệt Hà Tây
Trải qua nhiều khó khăn vất vả từ khi mới thành lập Công ty tập trung đầu
tư chiều sâu nâng cao chất lượng sản phẩm năng lực sản xuất, công nghệ sản
xuất, một số công đoạn đã được tự động hoỏ.Trong thời gian hoạt động công ty
đã không ngừng lớn mạnh, vì vậy việc mở rộng quy mô kinh doanh là rất phù
hợp tạo việc làm cho người lao động. Do đó số công nhân năm 2008 đã tăng lên,
chu kỳ sản xuất mang tính liên hợp hoàn chỉnh, sản lượng hàng năm tăng và đời
sống cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. Điều này được thể hiện
qua các chỉ tiêu về chất thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của giai đoạn 2007 – 2010 như dưới đây:
Từ số liệu Doanh thu, chi phí, số nộp ngân sách ở trên cho thấy hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty từ khi thành lập đến nay luôn duy trì được tốc
độ phát triển, tạo đủ công ăn việc làm cho người lao động, đầu tư đúng hướng,

nắm được thị trường, tạo được uy tín trên thị trường về chất lượng và mẫu mã
cho khách hàng nội địa và khách nước ngoài cụ thể là:
- Năm 2008 tổng doanh thu tổng doanh thu tăng 21,07% so với năm 2007
tương ứng với số tiền tăng là 21.115.021.272 VNĐ. Trong đó doanh thu xuất
khẩu tăng mạnh với 49,55% so với năm 2007 tương ứng với số tiền là
26.093.056.085 VNĐ, nhưng doanh thu khác lại giảm 10,47 % tương ứng với số
tiền là 4.978.034.813 VNĐ.
- Năm 2008 lợi nhuận sau thuế tăng 24,2% tương ứng với số tiền là
190.987.307 VNĐ.
- Thu nhập bình quân của người lao động / tháng toàn công ty năm 2008
tăng 1,38% tương ứng với số tiền 12.125 VNĐ.

Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
9
Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp
Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm
Đơn vị:
VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Năm
2010
1
Tổng
doanh thu
100.169.676.64
3
121.284.697.92
0
142.235.768.99

7
175.577.564.34
1
Doanh thu
xuất khẩu
52.653.155.898 78.746.211.983
122.435.675.29
0
153.656.525.63
6
Doanh thu
khác
47.516.520.745 42.538.485.932 19.800.093.707 21.921.038.705
2
Tổng chi
phí
98.922.431.347
120.394.591.91
5
140.412.174.75
4
173.409.816.44
6
3
Lợi nhuận
trước thuế
1.247.245.296 1.501.895.038 1.823.594.243 2.167.747.895
4
Thuế thu
nhập DN

311.811.324 375.473.759 455.898.560 541.936.973
5
Tổng lợi
nhuận sau
thuế
935.433.972 1.126.421.279 1.367.695.682 1.625.810.921
6
Thu nhập
bình quân
người/thá
g
874.777 886.902 1.085.472 1.290.326
Nguồn: Phòng kế toán
Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
10
Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp
Qua bảng trên ta thấy doanh thu của Công ty không ngừng tăng lên với
mức doanh thu > 100 tỷ. Đặc biệt trong vài năm gần đây như năm 2009, 2010
đạt mức cao nhất là 142 tỷ, 175 tỷ.
Dựa vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh các năm thì cho thấy khả năng
sinh lời qua các năm như bảng sau:
STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
1 Hệ số lợi nhuận hoạt động
(=LNTT/DT)
0.0124 0.0123
8
0.0128
2
0.01235

2 Hệ số lợi nhuận
ròng(=LNST/DT)
0.0093
3
0.0092
8
0.0096 0.00926
Khả năng sinh lời của công ty tăng dần từ năm 2007-2009 cho thấy vấn đề
sử dụng các yếu tố đầu vào ngày càng hiệu quả hơn riêng năm 2010 thì giảm
nhẹ so với năm 2009 do tốc độ tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí.
Công ty cần phảt khi thực hiện tiết kiệm đối với toàn bộ công ty, từng phòng
ban, bộ phận, kiểm soát chặt chẽ chế độ thu chi…
Doanh thu từ xuất từ xuất khẩu tăng dần qua các năm cụ thể nảm 2008
tăng 49,55% so với năm 2007, năm 2009 tăng 55,5% so với năm 2008, năm
2010 tăng 25,5% so với năm 2009. Điều đó cho thấy qui mô công ty ngay càng
được mở rông, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đa dạng va hiệu quả,
sản phẩm của công ty đã được khách hàng các nước đón nhận. Đồng thời công
ty cần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trên cơ sở thị trường đã có đồng thời mở
rộng thị trường thêm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giữ vững đà tăng
trưởng. Bên cạnh đó Công ty cũng cần tìm ra các biện pháp nhằm khắc phục
những khó khăn trong hoạt động tiêu thụ trong nước góp phần tăng doanh thu
nội địa và dần chiếm lĩnh thị trường trong nước. Trên cơ sở đó góp phần tăng lợi
nhuận và cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên.
Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
11
Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp
1. Tình hình tài chính của Công ty
Bảng 1: Nguồn vốn kinh doanh của công ty
Đơn vị: 1000 đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng vốn KD 25 850 290 37 982 390 49 644 152
Vốn chủ SH 14 645 960 25 704 582 36 200 398
Vốn vay 11 204 330 12 825 408 13 783 754
Nguồn: Phòng kế toán
Nguồn vốn kinh doanh của công ty không ngừng tăng mạnh qua các năm từ
xấp xỉ 25 tỷ năm 2007 lên 49 tỷ năm 2009 tuy nhiên nguồn vốn vay vẫn chiếm
tỷ trọng lớn. Nguồn vốn vay có xu hướng ngày càng giảm (từ 45,5% xuống còn
34,1% tương ứng với giai đoạn từ năm 2007-2009)dẫn tới việc độc lập về vốn
tạo điều kiên độc lập trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cũng chứng tỏ
công ty ngày càng chủ động trong quá trình hoạt động của mình. Với tiềm lực về
vốn, công ty luụn cú thuận lợi trong việc đầu tư trang thiết bị và nghiên cứu phát
triển sản phẩm mới từ đú nõng cao sức cạnh tranh của công ty.
Bảng 2: Các chỉ tiêu tài chính cơ bản
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
ROE 6.38 4.38 3.78
ROA 3.65 2.96 2.75
Những chỉ tiêu ROE, ROA giảm dần từ năm 2007 đến năm 2009 cho thấy tốc độ
tăng lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp
sử dụng nguồn vốn, tài sản không hiệu quả. Do đó cần đầu tư chú trọng vào việc
đa dạng hóa sản phẩm, nghiên cứu đưa ra sản phẩm mới để tiếp tục giữ vững và
phát triển thị trường cả trong và ngoài nước.
Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
12
Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp
2. Đặc điểm về trang thiết bị và qui trình công nghệ
2.1. Trang thiết bị
Công nghệ sản xuất chủ yếu của công ty hiện nay là công nghệ sản xuất
giày từ nguyên liệu vải, giả da, vải mút, cao su tấm, đế cao su, xăng công

nghiệp, keo dỏn…ngoài ra công ty luôn chú trọng đầu tư trang thiết bị công
nghệ hiện đại của Đài Loan, các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất để
nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, chinh phục được
thị trường khó tính như Đức, Pháp, Anh…với ngành nghề chủ yếu của công ty
là sản xuất ngành dệt, buôn bán nguyên vật liệu ngành dệt, sản xuất các loại giày
dép xuất khẩu, nguyên liệu của công ty chủ yếu được khai thác 70 đến 80% ở
trong nước.
Hệ thống máy móc thiết bị sản xuất của Công ty bao gồm:
• 03 dây chuyền sản xuất giày vải đồng bộ nhập khẩu từ Đài Loan, sản
lượng khoảng 900.000 đụi/năm được Công ty đưa vào sử dụng từ năm 2007,
kèm theo là thiết bị phục vụ, gồm 10 máy cắt dập thủy lực, 400 máy khâu
chuyên dùng, hệ thống các thiết bị cán luyện cao su.
• 03 dây chuyền sản xuất giầy thể thao, dép sandal nhập khẩu từ Đài
Loan được Công ty đưa vào sử dụng từ năm 2008.
• 01 dây chuyền sản xuất lưỡng tính nhập khẩu từ Đài Loan.
• 02 dàn mỏy thờu vi tính nhập khẩu từ Nhật Bản (18 và 20 đầu máy)
được đưa vào sử dụng từ năm 2007.
• 03 dàn máy ép đế thủy lực hiện đại (sản xuất năm 1999) nhập khẩu từ
Hàn Quốc và đưa vào sử dụng năm 2009.
• Máy cắt dây thủy lực.
• Máy may thế hệ mới.
• Phòng thí nghiệm cơ lý hóa với trang thiết bị hiện đại, đủ khả năng
kiểm tra chất lượng sản phẩm.
• Hệ thống máy vi tính sản xuất ở Đông Nam Á cho cỏc phũng ban chức
năng.
2.2. Qui trình công nghệ
Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
13
Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp

Quy trình công nghệ sản xuất giầy của Công ty được xác định là quy trình
sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục có công đoạn song song. Sản phẩm
nhập kho là kết quả của nhiều công đoạn.
Tại Công ty chia ra thành bốn phân xưởng sản xuất chính. Mỗi phân xưởng
sẽ chuyên đảm nhận một khâu trong quy trình sản xuất. Cụ thể quy trình sản
xuất giày tay Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất giày tại Công ty TNHH Hóa Dệt Hà Tây
đ

Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
Nguyên vật
liệu
P/X
bồi –
cắt
Nguyên liệu đã được
bồi tráng, mảnh chi
tiết mũi giày…
P/X
may
Mũi giày
được may
hoàn chỉnh
Chỉ, ô zê,
bông gai…
14
Đế giày, viền đế
giày
P/X

cán
Sản phẩm
giày hoàn
chỉnh
P/X gò
Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp
Trong đó:
- Phân xưởng Bồi- Cắt: Đảm nhận hai khâu đầu của quy trình công nghệ
đó là bồi tráng và cắt vải bạt. Nguyên vật liệu được chuyển tới máy bồi, máy bồi
có chức năng kết dính các vật liệu này với nhau bằng một lớp keo dớnh. Cỏc
tấm vải sau khi đã cắt bồi xong thì chuyển cho bộ phận Cắt. Sau khi cắt xong
sản phẩm của phân xưởng này được chuyển sang phân xưởng May để may lắp
ráp mũi giày.
- Phân xưởng May: Đảm nhận công việc tiếp theo của công đoạn cắt đó là
có nhiệm vụ may các chi tiết thành mũi giày hoàn chỉnh. Nguyên vật liệu ở phân
xưởng này ngoài các chi tiết nhận từ phân xưởng Bồi- Cắt cũn dựng thờm chỉ,
ụzờ, bụng gai, để may các chi tiết thành mũi giày hoàn chỉnh.
- Phân xưởng Cán: Có nhiệm vụ chế biến cao su nhựa nguyên chất, hóa
chất chế tạo ra cao su làm đế giày. Ngoài ra, cũn cú bộ phận cắt viền đế giày.
Sản phẩm của phân xưởng này được chuyển sang phân xưởng Gò để nắp ráp
giày.
- Phân xưởng Gò: Là phân xưởng đảm nhận khâu cuối cùng của quy trình công
nghệ sản xuất giày, sản phẩm của phân xưởng này là từng đôi giày thành phẩm.
Ở phân xưởng này, mũi giày và đế giày được lắp ráp với nhau để tạo lên chiếc
giầy hoàn chỉnh. Việc ghép mũi với đế giày đươc thực hiện trên băng chuyền
liên tục bao gồm mũ, gút, quột keo, dán đế, dán viền. Giày sau khi gò xong được
đưa vào bộ phận lưu hóa để hấp ở nhiệt độ cao đảm bảo cho độ bền của giày.
Cuối cùng, giày được lờn đụi, xõu dõy, đóng gói và nhập kho. Việc kiểm tra
giám sát cuối cùng được quy về kiểm tra chất lượng KCS
3. Đặc điểm về nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng chính trong các sản phẩm Da - Giầy
(chiếm tới 68 - 75% tổng chi phí sản xuất hoặc giá thành sản phẩm), do đó
nguyên vật liệu có vai trò rất quan trọng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp chủ
động khi ra mẫu chào hàng, tìm kiếm và khai thác tối đa nguyên liệu trong nước
sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí. Đánh giá được khả năng nguồn hàng
Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
15
Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp
để cân đối trong quá trình sản xuất và cam kết giao sản phẩm đúng thời hạn.
Chủ động trong chuyển đổi phương thức sản xuất (từ gia công sang tự sản xuất).
Hạn chế chi phí phát sinh do thiếu vật tư nguyên liệu, cân đối đồng bộ trong quá
trình sản xuất và giao hàng
Hiện tại, phần lớn các loại đế giày, vải các loại (cho giầy vải), một số
nguyên liệu như tấm đế 1, keo dán phụ liệu khác được đầu tư trong nước.
Riờng cỏc loại nguyên liệu mũ giầy (da, giả da, da nhân tạo, vỏng trỏng PU )
mới sản xuất trong nước một sản lượng rất thấp, phần lớn còn lại phải nhập khẩu
(Từ Đài Loan, Hàn Quốc và Trung Quốc).
4. Đặc điểm về lao động
Con người là nhân tố quyết định mọi quá trình. Một doanh nghiệp lớn
đồng nghĩa với nguồn nhân lực phải đông đảo và có năng lực. Kết cấu lao động
động theo các bộ phận và trình độ của người lao động của Công ty TNHH hóa
dệt Hà Tây thể hiện qua 2 bảng.
Bảng 3: Cơ cấu lao động của công ty theo trình độ
Đơn vị: Người
Trình độ lao động Tổng số
Đại học 12
Cao đẳng 40
Trung cấp và sơ cấp 220
Phổ thông 610

Tổng số 882
Nguồn: Phòng tổ chức
Nhìn vào bảng trên ta thấy hầu hết lao động là lao động phổ thông đây là
đặc trưng của 1 doanh nghiệp sản xuất, chủ yếu là lao động trực tiếp với trình độ
không cao, lao động quản lý với trình độ cao hơn ở bậc đại học, cao đẳng chiếm
tỷ trọng thấp.
Bảng 4: Cơ cấu lao động theo các bộ phận
Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
16
Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp
Đơn vị tính: Người
STT Bộ phận Tổng số
1 Ban giám đốc 3
2 VP công ty 40
3 Tổ cơ khí 7
4 PX- bồi cắt 35
Văn phòng 3
Tổ bồi 9
Tổ cắt I 11
Tổ cắt II 12
5 PX- may 242
Chuyền 1 16
Chuyền 2 14
Chuyền 3 18
Chuyền 4 12
Chuyền 5 15
Chuyền 6 12
Chuyền 7 15
Chuyền 8 17

Chuyền 9 15
Chuyền 10 17
Chuyền 11 12
Chuyền 12 11
Chuyền 16 12
Chuyền 17 17
Chuyền 18 17
Tổ ô zê 4
Thu hóa 6
VP may 12
6 PX-gò 258
VP gò 17
Băng C1 51
Băng C2 48
Băng C3 50
Thu hóa 1 22
Thu hóa 2 20
Thu hóa 3 19
QL+ĐT 7
Hấp 8
Phục vụ gò 16
7 Bộ phận in 9
Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
17
Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp
8 Bộ phận màu 30
9 PX- cán 32
10 Tổ ép đúc 8
11 Tổ vệ sinh 7

12 Tổ bảo vệ 7
13 Nhà bếp 11
14 Lao động tự do 193
15 Tổng cộng 882
Nguồn: Phòng tổ chức
Với nguồn nhân lực phong phú lên tới 882 lao động, là đội ngũ cán bộ năng
động, công nhân kỹ thuật lành nghề, môi trường làm việc tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhân viên tiếp xúc, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các đồng nghiệp
từ đó tạo ra một cơ chế thông thoáng từ trên xuống dưới, cả chiều ngang và
chiều dọc gây dựng một tập thể đoàn kết cùng nhau phát triển. Chế độ lao động
lương thưởng và các động viên tinh thần thích hợp tạo được động lực thu hút,
giữ chân người tài là tài sản cốt lõi của công ty, góp phần nâng cao khả năng
cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác trong ngành.
Cơ cấu nhân sự được bố trí khá là phù hợp tự đú tạo nền tảng cho kết quả
tích cực là năng suất lao động cao. Lao đông tự do chiếm tỷ trọng khá cao gần
22% khiến cho số lượng, cơ cấu lao động khá là linh hoạt, đỡ tốn kém nhiều chi
phí so với lao động chính thức như chi phí về bảo hiểm,bồi đưỡng, đào tạo…
doanh nghiệp có thể thu hẹp qui mô một cách nhanh chóng và thích ứng với
điều kiện môi trường khó khăn dễ dàng nhưng cũng dẫn tới khó khăn khi muốn
tăng doanh thu bằng cách mở rộng qui mô, tăng số lượng lao động thì không
được nhanh chóng.
5. Đặc điểm về sản phẩm
Ngành giày là ngành công nghiệp nhẹ, sản phẩm của ngành vừa phục vụ
cho sản xuất vừa phục vụ cho tiêu dùng. Đối tượng của ngành giày rất rộng lớn
bởi nhu cầu về chủng loại sản phẩm của khách hàng rất đa dạng cho nhiều mục
đích khác nhau.
Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
18
Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp

Sản phẩm giày là sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của mọi đối
tượng khách hàng. Mặt khác, sản phẩm giày phụ thuộc nhiều vào mục đích sử
dụng và thời tiết. Do đó, Công ty đã chú trọng sản xuất những sản phẩm có chất
lượng với yêu cầu kỹ thuật cao, công nghệ phức tạp, giá trị kinh tế của sản phẩm
cao.
Sản phẩm chính của công ty là giày dép các loại dùng cho xuất khẩu và
tiêu dùng nội địa (trên 70% sản phẩm của Công ty làm ra giành cho xuất khẩu).
Đây là mặt hàng dân dụng phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, mùa vụ và kiểu
dáng thời trang. Vì thế, trong điều kiện hiện nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của thị trường và thị hiếu người tiêu dùng Công ty đã tung ra thị trường
những mặt hàng giày dép chủ yếu sau:
- Giày vải cao cấp dùng để du lịch và thể thao.
- Giày dép nữ thời trang cao cấp.
- Giày giả da xuất khẩu các loại.
- Dép giả da xuất khẩu các loại.
Do có sự cải tiến về công nghệ sản xuất cũng như lam tốt công tác quản lý
kĩ thuật nên sản phẩm của Công ty có chất lượng tương đương với sản phẩm của
các nước đứng đầu Châu Á. Sản lượng của Công ty ngày càng tăng nhanh, biểu
thụ khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn.
Đặc điểm sản xuất của Công ty có ảnh hưởng lớn trong hoạt động nâng
cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Đặc biệt sản phẩm của Công ty chủ yếu là
xuất khẩu, đây là một đặc điểm quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh của Công ty.
6. Đặc điểm về thị trường của công ty
6.1. Thị trường trong nước
Với nhu cầu giầy dép trên thị trường nội địa là rất lớn, đặc biệt là ở những
thành phố phát triển như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà nẵng, Công ty TNHH
Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
19

Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp
hóa dệt Hà Tây đã mở rộng mạng lưới tiêu thụ trong nước của mình khắp 3 miền
đất nước.
Mạng lưới kênh phân phối hợp lý, sản phẩm phong phú đa dạng về kiểu
dáng và chất lượng, thương hiệu TNHH hóa dệt Hà Tây luôn khẳng định vị trí
của mình ở thị trường nội địa.
Các đại lý của Công ty tại các thành phố lớn như sau
- Tổng đại lý miền Bắc: 137 Tôn Đức Thắng – Hà Nội
ĐT: (04) 8512909
- Tổng đại lý miền Trung: 326 đường Hùng Vương – Đà Nẵng
ĐT: (05) 11891526
- Tổng đại lý miền Nam: 58 đường Nguyễn Văn Trỗi, Q. Phú Nhuận,
TP HCM
ĐT: (08) 844197
- 35 đến 50 đại lý ở các tỉnh thành khác
6.2. Thị trường quốc tế
Trong nền kinh tế hội nhập, tất yếu mọi doanh nghiệp phải liên kết, hợp
tác với các doanh nghiệp nước ngoài. Công ty TNHH hóa dệt Hà Tây cũng
không nằm ngoài xu thế đó. Bên cạnh việc liên kết với các doanh nghiệp nước
ngoài để nhập khẩu những nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất,
Công ty còn liên kết để thúc đầy xuất khẩu nhằm mở rộng thị phần của doanh
nghiệp trên thị trường thế giới.
Với các thị trường khác nhau thì khả năng xuất khẩu giầy của các quốc
gia là khác nhau. Chẳng hạn đối với thị trường EU – một thị trường xuất khẩu
lớn của Công ty hóa dệt Hà Tây . Hiện nay, họ áp dụng thuế xuất nhập khẩu của
giầy là khác nhau cho mỗi nước xuất khẩu: Lào được hưởng thuế nhập khẩu là
0%, Việt Nam là 13.58 -14%. Vì vậy, khi ta xuất khẩu sang thị trường EU sẽ
gặp sự cạnh tranh lớn từ phớa cỏc quốc gia được hưởng các ưu đãi lớn hơn về
thuế quan. Hơn nữa, thị trường EU là thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng sản
phẩm cao về mọi mặt. Do đó, tìm hiểu và khai thác thị trường này, đồng thời,

Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
20
Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp
khai thác và thờm cỏc thị trường mới có lợi hơn là việc làm rất cần thiết đối với
Công ty TNHH hóa dệt Hà Tây.
Bên cạnh thị trường EU, sản phẩm Công ty TNHH hóa dệt Hà Tây, sản
phẩm của TNHH hóa dệt Hà Tây cũng đã và đang có mặt tại rất nhiều quốc gia
lớn của khu vực thị Châu Mỹ và Châu Úc như Chile, Mexico, Cuba, Hoa Kỳ,
Australia, New Zealand… Tuy nhiên, hiện tại thì kim ngạch xuất khẩu của Công
ty ở thị trường Châu Á vẫn còn tương đối thấp.
Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
21
Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GIÀY CỦA
CÔNG TY TNHH HểA DỆT HÀ TÂY
I. Các đặc điểm chung
1. Đặc điểm sản xuất và các sản phẩm xuất khẩu của công ty
Ở Công ty giầy TNHH Hóa Dệt Hà Tây hiện nay, việc tổ chức sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm được tiến hành theo từng đơn đặt hang. Vì vậy trong quá trình
tìm kiếm khách hang, để ký kết các hợp đồng về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,
khách hàng đưa ra yêu cầu của họ về phẩm chất, kích cỡ, màu sắc, số lượng…
Công ty sẽ sản xuất thử giầy mẫu, nếu khách hàng chấp nhận mẫu đú thỡ hai
bên sẽ ký hợp đồng. Cũng có trường hợp Công ty sản xuất các loại giầy mẫu để
chào hàng, cho khách hàng ở nước ngoài nên việc thanh toán phải thông qua các
hình thức thanh toán như tín dụng (L/C). Việc tổ chức sản xuỏt hàng loạt cho
từng đơn đặt hàng chỉ triển khai sau khi Công ty và phía khách hàng đã ký hợp
đồng.
Sản phẩm của Công ty là giầy vải xuất khẩu và giầy tiêu thụ nội địa với

nhiều chủng loại, kích cỡ khách nhau tùy thuộc vào yêu cầu của từng đơn đặt
hàng.
Quy trình công nghệ sản xuất giầy vải của Công ty được xác định là quy
trình sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, có công đoạn song song. Sản
phẩm nhập kho là kểt quả của nhiều công đoạn.
Dựa vào cỏc tiờu thức khác nhau đẻ phân loại giầy dép thì sản phẩm xuất
khẩu của Công ty giầy TNHH Hoá Dệt Hà Tây có những loại như sau:
- Phân loại theo công dụng: giầy dép sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày,
giầy sử dụng trong sản xuất, giầy thể thao.
- Phân loại theo lứa tuổi: giầy dép cho trẻ em, giầy dép cho người lớn.
- Phân loại theo giới tính: giầy dép nam và giầy dép nữ.
- Phân loại theo hình dạng: giầy cao cổ, giầy thấp cổ, dép sandal.
- Phân loại theo nguyên liệu: giầy giả da, giầy vải.
- Phân loại theo nguyên liệu vào đế: giầy dán keo, giầy khâu chỉ.
Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
22
Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp
Như vậy, có thể thấy về chủng loại sản phẩm giầy dép của Công ty là rất
đa dạng và phong phú.
2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Các sản phẩm của Công ty xuất khẩu gồm có: giầy vải, giầy thể thao và
ngoài ra cũn cú dộp sandal và dép đi trong nhà. Để đáp ứng được yêu cầu và thị
hiếu trong và ngoài nước, Công ty đã cho sản xuất rất nhiều mẫu mã sản phẩm
với nhiều chủng loại phong phú, số lượng xuất khẩu các loại giầy tăng lên qua
các năm, thể hiện ở bảng sau :
Bảng 5 : Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty TNHH hóa dệt Hà Tây
Đơn vị : Đôi
STT Năm 2007 2008 2009 2010
SL Tỉ

trọng
(%)
SL Tỉ
trọng
(%)
SL

Tỉ trọng
(%)
SL Tỉ
trọng
(%)
1 Giầy vải 360.634 72.01 526.199 70.23 758.736 67.88 1.004.525 68.6
2 Giầy thể
thao
93.752 18.72 152.232 20.33 258.588 22.35 320.247 21.78
3 Hàng gia
công
46.425 9.27 70.729 9.44 113038 9.76 139.549 9.53
Tổng 500.811 100 749.251 100 1.156.955 100 1.464.322 100
Nguồn : Phòng Xuất Nhập Khẩu
Nhìn chung trong thời gian qua, khối lượng mặt hàng xuất khẩu của Công
ty có xu hướng tăng đều qua các năm (năm 2007 : 500.811 đôi đến năm 2010 :
1.464.322 đôi); đồng thời cơ cấu hàng xuất khẩu cũng thay đổi theo xu hướng
tiêu dùng của thị trường tiêu, giày vải luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất, sau đó tới
giày thể thao và cuối cùng là hàng gia công . Theo dự đoán, xu hướng của tiêu
dùng giầy vải giảm xuống và nhu cầu tiêu dùng giầy thể thao của thị trường có
xu hướng tăng lên. Do đó, ban lãnh đạo Công ty đã xem xét, bàn bạc và đi đến
quyết định đầu tư, bổ sung một số thiết bị chuyên dùng để cải tiến một dây
chuyền sản xuất giầy vải thành dây chuyền đa năng có thể sản xuất được sandal,

giầy thể thao. Và cho đến nay, thì dây chuyền đú đó phát huy được hiệu quả, nó
Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
23
Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp
đó khắc phục được nhược điểm đặc thù của mặt hàng giầy vải có tính thời vụ;
đồng thời phát huy được tối đa năng lực sản xuất mặt hàng giầy thể thao, làm
tăng số lượng giày thể thao được sản xuất ra, từ đó góp phần tăng doanh thu cho
Công ty. Do vậy mà trong thời gian qua tỷ trọng số lượng giầy vải sản xuất xuất
khẩu của Công ty giảm đi một cách tương đối so với tổng số lượng các mặt hàng
xuất khẩu của Công ty. Tuy nhiên, giầy vải vẫn là một trong những mặt hàng
truyền thống của Công ty.
Ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu giầy thể thao, Công ty còn đa dạng hóa
chủng loại, mẫu mã, nhằm đáp ứng và thu hút người tiêu dùng nước ngoài bằng
việc thiết kế giầy nữ, giầy cho trẻ em, giầy giả da…
II. Thị trường quốc tế và các kết quả xuất khẩu của Công ty TNHH hóa dệt
Hà Tây trong thời gian qua
Do mục tiêu chính của Công ty là đẩy mạnh kinh doanh xuất khẩu ra thị
trường thế giới, cho nên Công ty TNHH hóa dệt Hà Tây đã không ngừng tìm
kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu của mình trong những năm qua, đặc biệt
là các nước thuộc khối liên minh Châu Âu. Đây là một trong những bạn hàng
truyền thống của Công ty trong nhiều năm qua.
Thị trường nước ngoài luôn chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối với
Công ty TNHH hóa dệt Hà Tây trong chiến lược tiêu thụ sản phẩm, số lượng
giầy tiêu thụ luôn chiếm khoảng 80-90% sản phẩm sản xuất ra. Hiện nay, Công
ty hóa dệt Hà Tây đang có quan hệ làm ăn với hàng chục quốc gia trên thế giới,
nhưng bạn hàng chủ yếu của Công ty vẫn là các nước thuộc thị trường EU,
ngoài ra cũn cú một số nước thuộc khu vực Châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản,
Đài Loan, Hồng Kụng…
Thị trường quốc tế mạng lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các Công ty,

nhiều hơn cả thị trường trong nước. Trong những năm đầu, Công ty chỉ xuất
khẩu sang thị trường Nga và các nước Đông Âu theo các nghị định được ký kết
giữa Chính phủ Việt Nam với Nga và các nước Đông Âu. Trong những năm tiếp
theo, khi hoạt động của Công ty đã đi vào quỹ đạo, các sản phẩm của Công ty
Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
24
Hoạt động xuất khẩu giày của công ty TNHH hóa dệt Hà Tây thực trạng và giải pháp
dần được khách hàng ưa chuộng thì Công ty đã thực hiện theo chiến lược mở
rộng thị trường của Công ty sang nhiều nước khác. Cho tới nay, sản phẩm của
Công ty đã có mặt tại hàng chục quốc gia phát triển ở mọi châu lục trên thế giới.
Bảng 6: Kim ngạch xuất khẩu của Công ty theo khu vực thị trường
Đơn vị tính: 1000 USD
Thị trường
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Kim
ngạch
Tỷ trọng
(%)
Kim ngạch Tỉ trọng
(%)
Kim ngạch Tỉ trọng
(%)
Kim ngạch Tỉ trọng
(%)
Châu Âu 2.695.5 97,31 3.976.2 95.95 6.101.5 94.7 7.575.1 93.67
Châu Mĩ 43.8 1,58 93.24 2.25 148.2 2.3 198.94 2.46
Châu Á 3.3 0,12 9.9 0.12 82.5 1.28 171.44 2.12
Châu Úc 20.5 0,74 36.5 0.88 55.4 0.86 63.07 0.78
Châu Phi 6.92 0,25 28.2 0.68 55.4 0.86 74.44 0.97

Tổng 2.770 100 4.14
4
100 6.44
3
100 8087 100
Nguồn: Phòng Xuất Nhập Khẩu
Qua bảng số liệu ta thấy, Châu Âu luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất
của Công ty trong thời gian qua, hay nói cách khác thị trường Châu Âu đã trở
thành thị trường xuất khẩu chủ lực của Công ty. Kim ngạch xuất khẩu vào thị
trường này luôn chiếm tỷ trọng rất cao (trên 90%) so với tỷ trọng kim ngạch
xuất khẩu vào các thị trường khác. Kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang thị
trường Châu Âu có xu hướng ngày càng cao. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu
sang thị trường này là 2.695.5 nghìn USD chiếm 97.31% đến năm sau kim
ngạch đã tăng lên 3.976.2 nghìn USD chiếm tỉ trọng 95.95% và đỉnh điểm là
năm 2010 với kim ngạch lên tới 7.575.1 nghìn USD chiếm 93.67% sau đó là các
khu vực thị trường chiểm tỉ trọng ít dần. Riờng thị trường Châu Phi thì đã cho
thấy tiềm năng phát triển hơn thị trường Châu Úc với tỉ trọng là 0.97% lớn hơn
của Châu Úc là 0.78%. Công ty không những cần chú trọng tới các thị trường
lớn mà cũng cần quan tâm tới các thị trường nhỏ như Châu Úc và Châu Phi để
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra khắp thế giới, tăng khả xuất khẩu của
sản phẩm.
1. Thị trường Châu Âu
Sinh viên: Nguyễn Thị Sâm
Lớp: QTKD Thương mại 49B
25

×