Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIỂN, đảo VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI LIÊN HỆ đến TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.45 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

TIỂU LUẬN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, BẢO
VỆ BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI - LIÊN HỆ
ĐẾN TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

HỌC PHẦN: 2021MILI270136 – ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ
AN NINH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 9 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

TIỂU LUẬN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, BẢO
VỆ BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH MỚI - LIÊN HỆ
ĐẾN TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

HỌC PHẦN: 2021MILI270136 – ĐƯỜNG LỐI QUỐC
PHÒNG VÀ AN NINH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Văn Dũng
Họ và tên: Cao Anh Dương
Mssv: 46.01.902.032
Mã lớp học phần: 2021MILI270136



Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 9 năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..........................1
3. Đối tượng nghiên cứu........................................2
4. Phạm vi nghiên cứu...........................................2
6. Kết cấu của đề tài..............................................2
NỘI DUNG...............................................................2
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM VÀ TÌNH HÌNH BIỂN ĐẢO
CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY...........................................2
1.1. Lãnh thổ quốc gia...........................................2
1.1.1. Vùng đất quốc gia ( kể cả các đảo và quần
đảo )...................................................................2
1.1.2. Nội Thủy....................................................3
1.1.3. Lãnh hải....................................................3
1.1.4. Lãnh thổ quốc gia đặt biệt.........................3
1.1.5 Vùng trời quốc gia......................................3
1.1.6. Chủ quyền quốc gia...................................3
1.2. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia...........................4
1.3 Thực trạng của biển đảo ngày nay....................4
1.4 Tiềm năng của biển đảo mang lại.....................5
1.5 Vai trò của biển đảo.........................................6
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1................................................7
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XÂY
DỰNG, QUẢN LÝ, BẢO VỆ BIỂN ĐẢO..........................7
2.1. Xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân, an

ninh nhân dân trên biển........................................7
2.2. Cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ
của công dân đối với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
biển, đảo..............................................................8


2.3. Tăng cường công tác đối ngoại của Đảng, ngoại
giao Nhà nước và đối ngoại quốc phòng với các
nước trong khu vực...............................................8
2.4. Cần phải có hệ thống chính sách, pháp luật
chặt chẽ, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc
tế.........................................................................8
2.5. Tăng cường huấn luyện làm chủ và phát huy
hiệu quả trang bị, nâng cao khả năng tuần tra,
kiểm soát, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự, an
toàn các hoạt động kinh tế biển.............................8
2.6. Thực hiện có hiệu quả Chiến lược bảo vệ Tổ
quốc.....................................................................9
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2................................................9
CHƯƠNG 3: TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN................9
3.1. Sinh viên thường xuyên giáo dục nâng cao
nhận thức về vai trị, trách nhiệm của mình...........9
3.2. Sinh viên cần củng cố niềm tin, thái độ, động
cơ và ý chí bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
ngày càng bền vững............................................10
3.3. Sinh viên cần chú trọng xây dựng quyết tâm
cao, định hướng hành động thiết thực đối với nhiệm
vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.........10
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3..............................................11

KẾT LUẬN..............................................................11




1


2
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm: Mở đầu, 3 chương, kết luận và tư liệu tham khảo

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM VÀ TÌNH
HÌNH BIỂN ĐẢO CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1. Lãnh thổ quốc gia
1.1.1. Vùng đất quốc gia ( kể cả các đảo và quần đảo )
Là phần mặt đất và lòng đất của đất liền (lục địa), của đảo, quần đảo
thuộc chủ quyền một quốc gia: bộ phận quan trọng nhất cấu thanh
nên lãnh thổ quốc gia, làm cơ chế để xác định vùng trời quốc gia, nội
thủy, lãnh thỗ. Vùng đất quốc gia có thể gồm những lục địa ở những
điểm khác nhau ( tách rời nhau ), nhưng các vùng đất đó điều thuộc
lãnh thổ thống nhất của quốc gia: hoặc cũng có thể chỉ bao gồm các
đảo, quần đảo ổ biển hợp thành quốc gia quần đảo. Việt Nam là một
quốc gia nằm trên bán đảo Đơng Dương, ven biển Thái Bình Dương,
có vùng đất quốc gia vừa là đất liền, vừa là đảo vừa là quần đảo, bao
gồm từ đỉnh Lủng Cú, Hà Giang, đền mũi Cà Mau: các đảo như Phú
Quốc, Cái Lân…và quần đảo Hồng Sa, Trường Sa.
Việt Nam có ba mặt trong ra biển: Đông Nam và Tây Nam, với bờ
biển dài 3.260km, từ Móng Cái đến Hà Tiên.

Phần Biển Đông thuộc chủ quyển Viêt Nam mở rộng về phía Đơng và
Đơng Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc.
Riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gồm 3.000 hòn đảo
trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Từ Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà,
Bạch Long Vĩ, xa hơn là quần đảo Hồng Sa và Trường Sa, phía Tây
Nam và Nam có các nhóm đảo Cơn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.

1.1.2. Nội Thủy
Là vùng biển nằm ở phía trong của đường cơ sở để tính chiều rộng
lãnh hải. Đường cơ sở là gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại
ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gồm bờ
do Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định và
cơng bố. Vùng nước thuộc nội thủy có thể chế độ pháp lý như lãnh
thổ trên đất liền. Nội thủy và Việt Nam bao gồm: Các vùng nước phía


3
trong đường cơ sở, vùng nước cạn được giới hạn bởi đường nối các
điểm nhơ ra ngồi khơi xa nhất của các cơng trình thiết bị thường
xun là bộ phận hữu cơ của hệ thống cản.

1.1.3. Lãnh hải
Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở, có chế độ
pháp lý như lãnh thổ đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên
giới quốc gia trên biển. Trong lãnh hải, tàu thuyền của các quốc gia
khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và thường đi theo
tuyến phân luồng giao thông biển của nước ven biển. Lãnh hải của
Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải
của quần đảo. Nước ta có thềm lục địa, là vùng đất và lòng đất đáy
biển kéo dài tự nhiên từ lãnh thổ đất liền ra đến bờ ngồi rìa lục địa,

giới hạn 200 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải. Việt Nam có chủ
quyền và quyền tài phán quốc gia đối với thềm lục địa, chủ quyền là
đương nhiên, khơng phụ thuộc vào việc có tiến bộ hay khơng.

1.1.4. Lãnh thổ quốc gia đặt biệt
Là loại lãnh thổ đặt thù của một quốc gia tồn tại hợp pháp trong lãnh
thổ một quốc gia khác hoặc trên vùng biển, vùng trời quốc tế. Ví dụ
như trụ sở làm việc và nơi ở của cơ quan đại diện ngoại giao.

1.1.5 Vùng trời quốc gia
Là khoảng khơng gian phía trên lãnh thổ quốc gia, là bộ phận cấu
thành lãnh thổ quốc gia và thuộc chủ quyền hồn tồn của quốc gia
đó. Việc làm chủ vùng trời quốc gia trên vùng lãnh thổ quốc gia đặt
biệt được thực hiện theo quy định chung của công ước quốc tế

1.1.6. Chủ quyền quốc gia
Là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn ven biển và đầy đủ về mọi
mặt lập pháp, hành pháp và từ pháp của một quốc gia trong phạm vi
lãnh thổ của quốc gia đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên
mọi phương diện kinh tế, chinh trị, quân sự, ngoại giao.
Tất cả các nước khơng tính đến quyền quy mơ lãnh thổ, dân số, chế
độ xã hội, đều có chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia là đặt
trưng chính trị và pháp lý thiết yếu của một quốc gia độc lập, đươc
thể hiện trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và trong hệ


4
thống pháp luật quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia là một
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Hiến chương liên hợp quốc khẳng định nguyên tắc bình đẳng về chủ

quyền giữa các quốc gia, không một quốc gia nào được can thiệp
hoặc khống chế, xâm phạm chủ quyền của một quốc gia khác.
1.2. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm chủ
của quốc gia đó trên vùng lãnh thổ của mình. Mỗi nước có tồn
quyền định đoạt mọi việc trên lãnh thổ của mình, khơng được xâm
phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia
khác. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia dừng lại ở biên giới quốc gia, mọi
tư tưởng và hành động thể hiện chủ quyền quốc gia vượt quá biên
giới quốc gia của mình đều là hành động xâm phạm chủ quyền của
các quốc gia khác và trai với công ước quốc tế. Chủ quyền lãnh thổ
quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm, tôn trọng chủ quyền lãnh
thổ quốc gia là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc
tế.
1.3 Thực trạng của biển đảo ngày nay.
Tình hình quốc tế, khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó
lường, những nhân tố mới xuất hiện tác động trực tiếp đến tình hình
biển Đơng. Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và tranh chấp
lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo giữa các nước trong khu vực diễn ra
gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, mất ổn định. Sáu năm sau vụ hạ
đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng thềm lục địa nước ta,
Trung Quốc vẫn có những hành vi xâm phạm chủ quyền biển, đảo
nước ta; thậm chí, xuất hiện một số động thái và xu hướng mới. Một
số nước trong khu vực đã điều chỉnh chiến lược từ duy trì quyền lợi tự
do đi lại trên biển, đến tiếp tục theo đuổi mục tiêu chiến lược lấn
chiếm biển, đảo của nước ta. Vì vậy, họ đẩy mạnh các hoạt động và
tiến hành hàng loạt biện pháp, thủ đoạn để từng bước độc chiếm,
gây mất ổn định, an ninh biển đảo, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Trước bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, biện

pháp tích cực nhằm tăng cường đối thoại; phát huy sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ đoàn kết quốc tế để giải quyết
các tranh chấp chủ quyền biển đảo, giữ vững an ninh quốc gia, ngăn
ngừa xung đột, tạo mơi trường hịa bình, hữu nghị, hợp tác để phát
triển đất nước.
Việt Nam có ranh giới vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa chung
với hầu hết các nước xung quanh biển Đông, đặc biệt là Trung Quốc
và Cam-pu-chia. Hiện nay, trên biển Việt Nam còn bốn vấn đề lớn
liên quan đến chủ quyền lãnh thổ cần phải giải quyết, đó là: bảo vệ


5
chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa; bảo vệ chủ quyền và giải quyết
hịa bình tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa giữa các
nước, gồm Việt Nam, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Đài Loan
(Trung Quốc), phân định ranh giới các vùng biển theo Công ước của
Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982, xác định ranh giới ngoài của
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Tranh chấp chủ quyền biển, đảo ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát
triển kinh tế biển của Việt Nam theo nhiều khía cạnh. Vấn đề quan
trọng nhất là phải giải quyết các bất đồng, tranh chấp trên biển
thơng qua biện pháp hịa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, tăng
cường quan hệ láng giềng hữu nghị giữa các nước nhằm bảo đảm
môi trường hịa bình để phát triển.
Việc giải quyết tranh chấp, giữ gìn hịa bình và ổn định, đẩy mạnh
phát triển kinh tế biển trên biển Đông cần dựa trên cơ sở luật pháp
quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm
1982 và Tuyên bố về Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đơng. Các
nước có liên quan cần tơn trọng các quyền và lợi ích chính đáng của
mỗi nước được quy định trong Công ước quốc tế và Luật Biển năm

1982 để giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hồ bình, không
sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, các nước trong khu vực
đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương giữa các nước có liên
quan nhằm xây dựng lòng tin, tăng cường quan hệ hữu nghị, sử
dụng, khai thác biển và bảo vệ môi trường biển một cách hiệu quả.
Những nhân tố gây mất ổn định, xâm phạm chủ quyền, an ninh vùng
biển, đảo Việt Nam hiện đang diễn ra gay gắt; nguy cơ xung đột vũ
trang, tranh chấp trên biển, đảo và thềm lục địa của nước ta vẫn
chưa được loại trừ. Những hành động nguy hiểm như làm biến dạng
một số hòn đảo, quân sự hóa các đảo đã chiếm đóng trái phép của
Việt Nam… đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an
ninh, an tồn hàng hải ở biển Đơng.
1.4 Tiềm năng của biển đảo mang lại
Việt Nam có vùng biển và thềm lục địa rộng gần gấp ba lần diện tích
đất liền và là một trong những khu vực giàu tài nguyên, với các tiềm
năng lớn về hải sản, dầu khí, năng lượng sạch và du lịch, v.v.
Theo một số cơng trình nghiên cứu đã cơng bố, vùng biển Việt Nam
có trữ lượng nguồn lợi từ các lồi động vật ước tính khoảng 32,5 tỷ
tấn; trong đó, các loài cá chiếm tới 86%. Những năm gần đây, sản
lượng khai thác hải sản thường xuyên đạt trên 2 triệu tấn/năm, góp
phần đưa ngành thủy sản nước ta đạt kim ngạch xuất khẩu trên 6 tỷ
USD/năm. Điều đáng nói là, vùng biển Việt Nam quanh năm có cá đẻ
và thường phân theo đàn, hình thành các bãi cá lớn, cả ở gần bờ và
xa bờ với trên 2.000 loài cá; trong đó, nhiều lồi có giá trị kinh tế


6
cao. Đây là tiền đề quan trọng, đưa nước ta trở thành quốc gia có
tiềm năng phát triển thủy sản trên thế giới.
Dầu khí cũng là một trong những nguồn tài nguyên có triển vọng lớn

của vùng biển Việt Nam. Theo các kết quả nghiên cứu về địa chất địa vật lý, Việt Nam có nhiều bể trầm tích lớn chứa dầu khí ở thềm
lục địa, như: bồn trũng sơng Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn
Sơn, Mã Lai - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây và Trường Sa - Hồng Sa;
trong đó, bồn trũng Cửu Long có trữ lượng lớn nhất. Các dự báo cũng
cho thấy, trữ lượng dầu khí của tồn thềm lục địa Việt Nam ước đạt
10 tỷ tấn quy dầu và khoảng 3.000 tỷ m 3 khí/ năm. Với trữ lượng đó,
sản lượng khai thác dầu khí hằng năm của nước ta ln tăng trưởng
ổn định, từ 1 triệu tấn (năm 1988) đến 23,34 triệu tấn (năm 2010).
Qua đó đã đưa ngành Dầu khí trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
luôn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu của đất nước. Ngoài ra, vùng
biển Việt Nam cũng có triển vọng lớn về băng cháy (khí hydrate).
Đây là nguồn năng lượng có hiệu suất cao, sạch và có thể giữ vai trị
thay thế tiềm tàng nguồn năng lượng hóa thạch trong tương lai.
Nhận rõ tầm quan trọng của nguồn năng lượng này, năm 2010, Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 796/QĐ-TTg về phê duyệt
“Chương trình nghiên cứu, điều tra cơ bản về tiềm năng khí hydrate
ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam”.
Đặc điểm của vùng biển Việt Nam là “biển hở”, lại nằm trọn trong
vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên vừa nhận được bức xạ mặt trời
nhiều nhất, vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa điển
hình. Đây được xem là nguồn năng lượng sạch to lớn của nước ta,
đặc biệt trong việc phát triển năng lượng gió (phong điện); năng
lượng mặt trời; năng lượng sóng biển và thủy triều,… để phát triển
công nghiệp và đời sống dân sinh. Mặt khác, do đặc điểm kiến tạo
địa chất, vùng ven biển nước ta có nhiều dãy núi đá vôi vươn ra sát
biển, tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn - thủy rất đa dạng, nhiều
vũng, vịnh, bãi cát trắng, hang động cùng các đảo và bán đảo lớn,
nhỏ liên kết với nhau thành hệ sinh thái đảo hấp dẫn,… tạo tiềm
năng phát triển mạnh mẽ ngành du lịch. Cùng với đó, vùng biển và
ven bờ nước ta nằm kề bên các tuyến đường hàng hải quốc tế quan

trọng, có những vịnh sâu, kín gió, tạo tiềm năng lớn để phát triển hệ
thống giao thông vận tảiđường biển, mở rộng giao lưu với bên ngồi.
1.5 Vai trị của biển đảo
Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối
liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông
-Châu Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ
hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng 150 - 200 tàu các loại qua lại
Biển Đông. Nhiều nước và vùng lãnh thổ ở khu vực Đơng Á có nền
kinh tế phụ thuộc sống còn vào tuyến đường biển này như Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan, Xin-ga-po và cả Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận


7
tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong
số đó phải đi qua Biển Đơng. Biển Đơng có những eo biển quan trọng
như eo biển Ma-lắc-ca, eo biển Đài Loan là những eo biển khá nhộn
nhịp trên thế giới. Do đó, Biển Đơng có vai trò hết sức quan trọng đối
với tất cả các nước trong khu vực về địa - chiến lược, an ninh quốc
phịng, giao thơng hàng hải và kinh tế.
Xét về an ninh, quốc phịng, Biển Đơng đóng vai trị quan trọng là
tuyến phịng thủ hướng đơng của đất nước. Các đảo và quần đảo
trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hồng Sa và Trường Sa, khơng
chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm sốt các tuyến đường biển qua lại
Biển Đơng mà cịn có ý nghĩa phịng thủ chiến lược quan trọng đối
với Việt Nam.
Nước ta giáp với Biển Đông ở ba phía Đơng, Nam và Tây Nam. Các
vùng biển và thềm lục địa Việt Nam là một phần Biển Đông trải dọc
theo bờ biển dài khoảng 3.260 km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang,
với nhiều bãi biển đẹp như Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Cam
Ranh, Vũng Tàu... Như vậy, cứ 100 km2 lãnh thổ đất liền có 1 km bờ

biển, tỷ lệ này cao gấp 6 lần tỷ lệ trung bình của thế giới (600
km2đất liền có 1 km bờ biển). Không một nơi nào trên lục địa của
Việt Nam lại cách xa bờ biển hơn 500 km.
Việt Nam có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn theo Công ước Liên Hợp
quốc về Luật Biển năm 1982; có hai quần đảo Hồng Sa và Trường
Sa nằm giữa Biển Đơng và hàng nghìn đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ,
hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ các vùng biển
và thềm lục địa.
Biển Đơng đóng vai trị quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, cả trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Không chỉ cung
cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm nay, Biển
Đơng cịn tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế và là cửa ngõ
để Việt Nam có quan hệ trực tiếp với các vùng miền của đất nước,
giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội
nhập của nhiều nền văn hố.
Về kinh tế, Biển Đơng tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những
ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thơng hàng hải,
đóng tàu, du lịch...
Ngồi ra, ven biển Việt Nam còn chứa đựng tiềm năng to lớn về
quặng sa khoáng như than, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm... trong đó
cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông,
rất thuận lợi cho việc đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm
dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền... phục vụ cho tuyến
đường hàng hải trên Biển Đông.


8
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Biển đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc,
biển đảo có vị trí đặt biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát
triển và bảo vệ đất nước. Lúc sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã căng
dặn: “ ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có
trời. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giử gìn lấy nó”. Khẳng định
của người khơng chỉ thôi thúc cả dân tộc quyết tâm đánh bại đế
quốc và tay sai, giải phóng dân tộc mà cịn đặt trách nhiệm cho các
thế hệ người Việt Nam phải biết chăm lo phát huy lợi thế và bảo vệ
vững chắc vùng trời, biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Vì vậy,
trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng và xạy dựng phát
triển đất nước, Đảng ta luôn quan tâm đến việc phát huy lợi thế và
biển, kết hợp với phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG
CƯỜNG XÂY DỰNG, QUẢN LÝ, BẢO VỆ
BIỂN ĐẢO
2.1. Xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân trên biển.
Sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển, đảo là sức mạnh tổng hợp quốc
gia, bao gồm và có sự kết hợp chặt chẽ tất cả các mặt trận, các lĩnh
vực hoạt động: quốc phịng, an ninh, kinh tế, chính trị, ngoại giao,
pháp lý… Trong đó, sức mạnh quốc phịng, an ninh giữ vai trò đặc
biệt quan trọng, phải xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân, an
ninh nhân dân trên biển vững chắc, thế bố trí chiến lược các lực
lượng có chiều sâu, liên hoàn bờ – biển – đảo, sẵn sàng chuyển hóa
thành thế trận chiến tranh nhân dân khi có xung đột. Xây dựng các
lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo, dự bị động viên, dân quân, tự vệ
biển mạnh. Tổng hợp được sức mạnh và tính chiến đấu cao, trong đó
hải qn là lực lượng nịng cốt, cần tiếp tục được ưu tiên xây dựng
tiến lên chính quy, hiện đại, ngang tầm nhiệm vụ. Chỉ có trên cơ sở

phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp và tập trung của tồn Đảng,
tồn dân, tồn qn, trong đó Hải qn làm nịng cốt mới có thể bảo
đảm được khả năng bảo vệ chủ quyền, duy trì hịa bình, ổn định lâu
dài trên biển.
2.2. Cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, trách
nhiệm, nghĩa vụ của cơng dân đối với chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ biển, đảo.
Củng cố niềm tin và tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong hệ thống
chính trị và nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà


9
nước liên quan đến phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Khi “ý Đảng” đã hợp với “lịng dân” sẽ tạo nên sức mạnh vơ địch,
đập tan những mưu đồ của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề biển,
đảo chống phá nước ta; đồng thời, tạo sự ổn định chính trị trong nước
để phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng “thế trận lòng dân” vững
chắc trong bờ, ngoài biển. Hơn nữa, khơi dậy được lịng tự hào, tự
tơn, truyền thống, ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc; hình
thành mặt trận chính trị rộng lớn của nhân dân cả nước hướng về
biển, đảo quê hương, chung sức đồng lòng bảo vệ biển, đảo Tổ quốc.
2.3. Tăng cường công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại
quốc phòng với các nước trong khu vực.
Các nước có vùng biển giáp ranh, chồng lấn để xây dựng lòng tin,
tạo sự hiểu biết lẫn nhau, giảm bớt căng thẳng, kịp thời phối hợp giải
quyết bất đồng và các vấn đề nảy sinh trên biển. Qua đó, hình thành
mơi trường thuận lợi cho bảo vệ chủ quyền biển, đảo, không để xảy
ra xung đột, không để đất nước bị cô lập trong vấn đề Biển Đơng,
cùng các nước xây dựng vùng biển hịa bình, hữu nghị, hợp tác, phát
triển, ổn định lâu dài.
2.4. Cần phải có hệ thống chính sách, pháp luật chặt chẽ, phù hợp với luật pháp

và tập quán quốc tế.
Do đó, trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước,
nhất là Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Luật Biển Việt
Nam, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp
tục xây dựng và hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo hành
lang pháp lý đồng bộ, thống nhất trong quản lý, thực thi và bảo vệ
chủ quyền biển, đảo. Chú trọng nghiên cứu xây dựng các chính sách
về phát huy tiềm năng, thế mạnh của biển; về kết hợp kinh tế với
quốc phòng, an ninh, bảo vệ biển, đảo. Đồng thời, phải hoàn thiện cơ
chế chỉ đạo, chỉ huy, điều hành, phối hợp, hiệp đồng các lực lượng,
các mặt trận đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo khi có tình
huống.
2.5. Tăng cường huấn luyện làm chủ và phát huy hiệu quả trang bị, nâng cao khả
năng tuần tra, kiểm soát, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự, an tồn các hoạt
động kinh tế biển.
Khi có tình huống, cần tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Quân
ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về phương châm, đối sách, biện pháp
lãnh đạo, chỉ đạo xử lý; phát huy sức mạnh tổng hợp; kết hợp giữa
đấu tranh trên thực địa với đấu tranh chính trị, ngoại giao, pháp lý;
tổ chức, chỉ huy, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng; kiên
quyết, khôn khéo bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững mơi trường
hịa bình, ổn định trên biển.


10
2.6. Thực hiện có hiệu quả Chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
Trong tình hình mới và Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển
Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thực hiện thành
cơng mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên

từ biển. Quá trình phát triển kinh tế biển cần được kết hợp với tăng
cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế
– xã hội biển, đảo và nâng cao đời sống nhân dân đi đôi với củng cố
trang bị, xây dựng cầu cảng, cơng trình phịng thủ, bố trí dân cư. Các
lực lượng chun trách, trong đó có Hải qn tích cực tham gia phát
triển kinh tế quốc phòng trên biển, đảo, ưu tiên những vùng biển,
đảo xa, tiền tiêu, cịn nhiều khó khăn, góp phần tạo thế và lực cho
đất nước trong hành trình bảo vệ và khai thác biển.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến biển đảo và dành
nhiều tình cảm cho nhân dân cùng biển đảo và lực lượng vũ trang
nhân dân bảo vệ biển đảo của Tổ quốc. Sự quan tâm và tình cảm đó
được thể hiện qua từng bài viết, từng lời dặn của Người khi đến thăm
các địa phương hay các đơn vị Hải quân.
Ngay từ những ngày đầu Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước,
người đã chọn phương tiện đường thủy. Đường biển là nhanh nhất và
duy nhất lúc đó có thể giúp Người thực hiện ước mơ của mình. Đến
mỗi quốc gia, Người đều có cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên của biển
rất khác nhau, nhưng lúc nào Người cũng tự hào về biển Việt Nam –
Tổ quốc thân yêu của mình.
Biển đảo là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam, có tầm
quan trọng đặt biệt trong xây dựng và phát triển đất nước. Bởi vậy,
hơn ai hết Hồ Chí Minh khơng những hiểu tầm quan trọng của biển
đảo mà Người còn tầm nhìn và tư duy chiến lược về vấn đề khẳng
định chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng và nhân dân ta kiên quyết bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. Đặt biệt là trong tình hình mới chiến
lược bảo đảm quốc phịng an ninh và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt
Nam là hết sức quan trọng và cấp thiết.


CHƯƠNG 3: TRÁCH NHIỆM CỦA SINH
VIÊN


11
3.1. Sinh viên thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức về vai trị, trách nhiệm
của mình.
Đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Sinh viên cần nâng
cao nhận thức và xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là bảo vệ chủ quyền
biển, đảo. Tập trung quán triệt quan điểm cơ bản của Đảng về bảo
vệ Tổ quốc, trực tiếp là bảo vệ chủ quyền biển, đảo được thể hiện
trong Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới,Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về Chiến
lược Biển Việt Nam đến năm 2020, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng
và Luật Biển Việt Nam... Qua đó, Sinh viên nhận thức rõ tầm quan
trọng của biển, đảo, ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ
to lớn của mình trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đồng
thời, giáo dục thanh niên (nhất là học sinh, sinh viên) nâng cao cảnh
giác cách mạng, nhận rõ đúng sai, không để các thế lực thù địch lấy
danh nghĩa bảo vệ Trường Sa, Hoàng Sa để lợi dụng lôi kéo vào các
hoạt động gây mất an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội, phá hoại
mối quan hệ với các nước láng giềng.
Trong quá trình bồi dưỡng nâng cao nhận thức, cần đa dạng hóa hình
thức, phương pháp cho phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn, từng
đối tượng và thường xuyên bổ sung, phát triển đáp ứng thực tiễn
nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Cấp ủy, chính quyền các cấp
cần phát huy vai trị các tổ chức, đồn thể, nhất là đoàn thanh niên,
nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công tác tuyên truyền và

gắn kết chặt chẽ với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh trong thanh niên. Tham gia các chương trình hành động của
thanh niên với cách làm thiết thực, như: “Tuổi trẻ Việt Nam học tập
và làm theo lời Bác”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Năm xung kích phát triển
kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”,
“Vì Trường Sa thân u”, “Góp đá xây Trường Sa”, “Đồng hành cùng
ngư dân trẻ ra khơi”, “Tuổi trẻ hướng về biển, đảo của Tổ quốc” và
“Phấn đấu xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” của thanh niên quân đội... Phối
hợp giữa các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường, xã
hội (nhất là Đồn Thanh niên) và các hoạt động văn hố, các phương
tiện thơng tin đại chúng tạo sức mạnh tổng hợp để: “phát huy vai trị
xung kích, sáng tạo, tinh thần tình nguyện, khơi dậy tiềm năng to lớn
của các tầng lớp thanh niên... tạo ra môi trường lành mạnh để thanh
niên, sinh viên tự rèn luyện, tìm được lẽ sống cao đẹp cho mình”.
Chung sức bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
3.2. Sinh viên cần củng cố niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí bảo vệ chủ quyền
biển, đảo của Tổ quốc ngày càng bền vững.
Niềm tin, thái độ, động cơ và ý chí là những phẩm chất bên trong của
mỗi sinh viên, nó rất cần thiết và khơng thể thiếu, nhằm giúp thực
hiện các nhiệm vụ được giao. Nếu khơng có niềm tin, thái độ, động
cơ và ý chí thì khơng thể làm được bất cứ việc gì, chưa nói đến bảo
vệ Tổ quốc. Vì thế, thanh niên cần có niềm tin, thái độ, động cơ và ý
chí bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc một cách bền vững.


12
Theo Hồ Chí Minh, thanh niên muốn làm chủ nước nhà phải luôn nêu
cao cảnh giác cách mạng và “không một phút nào được quên lý
tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hồn tồn độc lập”.
Vì thế, ngay từ bây giờ, thanh niên phải rèn luyện tinh thần và lực

lượng của mình, phải có niềm tin, thái độ, động cơ đúng, ý chí vững
vàng để tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vươn lên, gương mẫu trong
công tác và học tập, nêu cao ý chí chiến đấu, tinh thần cảnh giác
cách mạng, phát huy tính sáng tạo và ý chí quật cường, vượt mọi
khó khăn, gian khổ và có quyết tâm lớn để đưa cách mạng đến
thành cơng, dù đó là cơng việc rất khó khăn.
3.3. Sinh viên cần chú trọng xây dựng quyết tâm cao, định hướng hành động thiết
thực đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Đây là mục tiêu, là đích hướng tới của q trình phát huy vai trò sinh
viên trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Trên cơ sở nhận
thức rõ vai trò, trách nhiệm và củng cố được niềm tin, thái độ, động
cơ, ý chí vững vàng, sinh viên phải phát huy cao nhất vai trị, trách
nhiệm thơng qua hiện thực hóa những giá trị đó thành quyết tâm và
hành động cụ thể, thiết thực trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của
Tổ quốc.
Sinh viên phải dũng cảm, mưu trí, chủ động sáng tạo, tự lực tự
cường, sẵn sàng hy sinh xương máu, kiên quyết đứng lên bảo vệ độc
lập, chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ của mình.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Thanh niên là lực lượng đông đảo, là lớp người trẻ tuổi, có sức khỏe,
ham hiểu biết cái mới, giàu sức sáng tạo, hăng hái, có chí tiến thủ,
xung kích, sáng tạo trong việc quán triệt và thực hiện đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là nguồn nhân
lực chủ yếu tạo nên sức mạnh to lớn trong sự nghiệp cách mạng của
dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ
Chí Minh ln quan tâm chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng và phát huy vai
trò thanh niên để họ trở thành đội quân xung kích trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời, chúng ta cần phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ

chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Đó là q trình khơi dậy, huy
động, khai thác những tiềm năng, sức mạnh to lớn trong tuổi trẻ và
tạo ra những điều kiện hoạt động thuận lợi giúp thanh niên nâng cao
nhận thức về vai trị, trách nhiệm của mình, hình thành niềm tin, thái
độ, động cơ, ý chí, quyết tâm và hành động thiết thực trong bảo vệ
chủ quyền biển, đảo bằng các phương thức khác nhau, góp phần bảo
vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa


13
KẾT LUẬN
Qua đó chúng ta cần thống nhất phương châm hành động “dĩ bất
biến ứng vạn biến”, “kiên định nguyên tắc chiến lược, linh hoạt về
sách lược” trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chủ quyền biển, đảo
và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng, bất di bất dịch, không thể để bị
xâm phạm, không thể đánh đổi và không thể nhân nhượng. Các biện
pháp bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia
trên các vùng biển, đảo phải được triển khai mạnh mẽ, kiên quyết vì
chúng ta có chính nghĩa, song cũng phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo,
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, thời điểm cụ thể; lấy bảo vệ vững
chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc và giữ vững hịa bình, ổn
định để đất nước phát triển làm mục tiêu tối thượng. Bảo vệ chủ
quyền biển, đảo là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người dân Việt
Nam, cho nên phải phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, dưới
sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước,
có phân cơng, phân nhiệm rõ ràng cho từng cấp, từng lực lượng.
Sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển, đảo là sức mạnh tổng hợp quốc
gia, bao gồm và có sự kết hợp chặt chẽ tất cả các mặt trận, các lĩnh
vực hoạt động: quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính trị, ngoại giao,
pháp lý... Trong đó, sức mạnh quốc phòng, an ninh giữ vai trò đặc

biệt quan trọng. Do vậy, phải xây dựng thế trận quốc phịng tồn
dân, an ninh nhân dân trên biển vững chắc, thế bố trí chiến lược các
lực lượng có chiều sâu, liên hồn bờ biển - đảo, sẵn sàng chuyển
hóa thành thế trận chiến tranh nhân dân khi có xung đột. Xây dựng
các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo, dự bị động viên, dân quân,
tự vệ biển mạnh, có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, trong
đó Hải quân là lực lượng nòng cốt, cần tiếp tục được ưu tiên xây
dựng tiến lên chính quy, hiện đại, ngang tầm nhiệm vụ. Chỉ có trên
cơ sở phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp và tập trung của tồn
Đảng, tồn dân, tồn qn, trong đó Hải qn làm nịng cốt mới có
thể bảo đảm được khả năng bảo vệ chủ quyền, duy trì hịa bình, ổn
định lâu dài trên biển.

TƯ LIỆU THAM KHẢO
/> />

14
/>biendao/View_Detail.aspx?ItemID=2
/>


×