Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Những bài học lãnh đạo từ Giáo hoàng John Paul II docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.74 KB, 3 trang )

Những bài học lãnh đạo từ Giáo hoàng John Paul II
Ngày 16/10/1978, ở tuổi 58, Karol Wojtyla được phong làm Giáo hoàng và sau đó 2 ngày,
ngài đổi tên thành John Paul II. Ngài là Giáo hoàng trẻ tuổi nhất thế kỷ XX và là vị Giáo
hoàng đầu tiên không phải là người Italia sau 456 năm. Suốt những năm tháng phục vụ
Vatican, Giáo hoàng đã để lại rất nhiều bài học quý.
Giáo hoàng John Paul II
1. Kiến thức
Karol Wojtyla sinh ra tại một thị trấn nhỏ ở đất nước Ba Lan. Cuộc sống của ông trở nên khó
khăn hơn khi mẹ ông qua đời vì bệnh tim và ngay sau đó người anh trai mất vì bệnh ban đỏ.
Trong thời kỳ Đức quốc xã chiếm đóng Ba Lan, Karol Wojtyla đã theo học khoa thần học. Mặc
dù đã có hai bằng tiến sĩ trong lĩnh vực này, ông vẫn trau dồi các tri thức khác của nhân loại,
đặc biệt là kiến thức về triết học, văn học và thơ ca.
Trong vai trò là một giáo sĩ cho các sinh viên ở Krakow, ông thường đi cắm trại, tham gia các
chuyến dã ngoại để tư vấn và huấn luyện các sinh viên khác. Trong những lần du ngoạn này,
ông thường dành một giờ hoặc nhiều hơn ngồi một mình để đọc sách và cầu nguyện. Những
khoảng thời gian một mình này đã cho ông những kiến thức và hiểu biết về những điều cần có
để trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại.
> Bài học: Lãnh đạo là những người luôn đọc. Đọc về các kiến thức chuyên sâu cộng với các
kiến thức nền tảng. Nếu bạn dành mỗi ngày một giờ để đọc về lĩnh vực của bạn và áp dụng các
kiến thức đó, chỉ sau một thời gian, bạn đã có một hành trang khá vững chắc. Người ta thường
cảm thấy "đói" và "khát" những nhà lãnh đạo có kiến thức và kinh nghiệm.
2. Sự khiêm nhường
Karol Wojtyla đã từ chối lễ sắc phong Giáo hoàng như thông lệ và chọn một buổi lễ đơn giản.
Ông cũng không sử dụng từ số nhiều có tính chất lễ nghi kinh điển "chúng tôi" mà thay bằng
một từ giản dị: "Tôi". Ông không gây ấn tượng bằng các bộ trang phục cầu kỳ, thể hiện uy
quyền. Cách ông nói rất đơn giản, rõ ràng và trung thực nhưng lại khiến mọi người yêu quý.
Ông là một minh chứng về vai trò của người lãnh đạo phục vụ, là hiện thân cho một câu của
Giáo hoàng Servus Servorum Dei: "Làm bầy tôi cho những bầy tôi của Chúa".
> Bài học: Lãnh đạo là người khiêm nhường. Chúng ta không tách mình ngồi riêng một góc
hoặc ngồi ở tháp ngà, với những cánh cửa luôn đóng kín và ôm lấy các khẩu hiệu, bằng cấp,
giải thưởng, chứng nhận và những bài báo ca ngợi. Giống như Wojtyla, chúng ta có thể cởi mở


và sẵn sàng nói chuyện với mọi người. Lãnh đạo là người đến gần, nói chuyện, lắng nghe nhu
cầu của mọi người và có được sự kính trọng và tin cậy.
3. Trái tim
Năm 1979 Giáo hoàng thăm quê hương Ba Lan lần đầu tiên và trò chuyện với mọi người ở đây.
Ông không nói chuyện một cách nghi thức mà có cách truyền đạt bằng tình cảm thân thiện từ
trái tim. Ông khuyến khích họ không luồn cúi mà luôn đứng thẳng và không sợ hãi. Những
người Ba Lan soi vào ông để thấy mình trong đó.
> Bài học: Lãnh đạo phải có trái tim. Trí tuệ không thôi thì không đủ, cả đầu óc và trái tìm phải
gắn kết với nhau. Nếu bạn muốn lôi kéo người khác đi theo mình, hãy bớt đề phòng và nói
chuyện từ trái tim. Nhà lãnh đạo có cách truyền đạt từ trái tim sẽ luôn luôn lôi kéo được mọi
người.
4. Tha thứ
Ngày 13/5/1981, Giáo hoàng John Paul II đã bị một người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ bắn trọng
thương trên quảng trường Thánh Peter. Nhưng chỉ hai năm sau đó, năm 1983, Giáo hoàng đã
thăm Agca ở trong tù và tha thứ cho hắn một cách công khai. Năm 2000, theo đề nghị của Giáo
hoàng, Chính phủ Italia đã khoan hồng cho Agca.
> Bài học: Các nhà lãnh đạo sẵn sàng tha thứ. Là người ai chẳng mắc phải sai lầm. Một nhà
lãnh đạo thực sự là người phải luôn sẵn sàng tha thứ. Đó cũng là một chiến lược lãnh đạo lâu
dài. Nếu một nhà lãnh đạo sa thải nhân viên vì anh ta mắc phải sai lầm thì chính người lãnh đạo
đó cũng đang mắc phải sai lầm. Và có thể những nhân viên tiếp theo cũng sẽ mắc phải những
sai lầm như thế. Nếu được tha thứ, người đó sẽ vượt qua và chắc chắn sẽ trung thành với bạn.
5. Trách nhiệm
Năm 2000: Giáo hoàng gợi ý một ngày xin lỗi vì những tội lỗi của các thành viên trong nhà thờ,
ông thăm Israel và thể hiện sự tôn kính với các nạn nhân của vụ Holocaust. Ông xin lỗi và nhận
trách nhiệm về những tội ác của những kẻ chống lại người Do Thái.
> Bài học: Lãnh đạo nhận đầy đủ trách nhiệm cho tổ chức. Đổ lỗi và phàn nàn không phải là
biểu hiện của một nhà lãnh đạo. Bạn phải chịu đầy đủ trách nhiệm cho hành động của bạn,
nhóm của bạn và cuối cùng là toàn bộ tổ chức mà bạn dẫn dắt.
6. Đấu tranh cho những gì mình tin tưởng
Trong thời gian từ 1982-2003, Giáo hoàng John Paul II đã gặp Tổng thống Palestine Arafat, gặp

Gorbachev (ông là giáo hoàng đầu tiên thăm người đứng đầu điện Kremli), thăm Cuba và gặp
Chủ tịch Castro. Ông cũng trở thành Giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử bước vào một nhà thờ
Hồi giáo (năm 2001 khi đến thăm Syria).
Cho dù có nhiều lời chỉ trích, nhưng Giáo hoàng John Paul II chịu trách nhiệm vì những điều
ông tin và không chùn bước. Trong vai trò lãnh đạo, ông cứng rắn, nhưng linh hoạt. Sự linh hoạt
của ông thể hiện khi ông gặp cả những nhà lãnh đạo nổi tiếng và không nổi tiếng trên thế giới
và bàn về những vấn đề khó khăn. Sự cứng rắn của ông giúp giải quyết và phá vỡ các bức
tường ngăn cách và tiến hành hoà giải. Ông biết vai trò của mình là hợp nhất nhà thờ và phục
vụ như một tông đồ của công lý và hoà bình.
> Bài học: Các nhà lãnh đạo đấu tranh cho những điều họ tin. Việc lãnh đạo không phải là
giành thắng lợi trong các cuộc thi thông thường. Họ đấu tranh cho những điều họ tin tưởng. Một
bộ óc bị chia tách thì rất yếu ớt, còn một bộ óc thống nhất, rõ ràng trong mục đích thì sẽ không
đo lường được sức mạnh của nó.
Nguyệt Ánh
Theo ezinearticles

×