Những thói quen dành cho lãnh đạo doanh nghiệp
Là lãnh đạo, ai chẳng muốn tổ chức của mình thành công và vượt lên các đối thủ cạnh
tranh. Nhưng để làm được điều đó, người lãnh đạo phải hình thành cho mình và cho mọi
người nhiều thói quen.
* Lên kế hoạch tốt
Yêu cầu đầu tiên cho thành công của một tổ chức là thói quen lên kế hoạch. Kế hoạch càng chi
tiết và phù hợp thì việc tiến hành càng dễ dàng, thuận lợi và có được kết quả như mong đợi.
Các nhà lãnh đạo tổ chức cần nhớ cụm từ gồm 6 chữ P: “Proper Prior Planning Prevents Poor
Performance” (Lên kế hoạch tốt sẽ tránh được việc thực hiện tồi). Nếu sử dụng 20% thời gian
ban đầu để phát triển kế hoạch thì chúng ta sẽ tiết kiệm được 80% thời gian để giành được mục
tiêu mà vừa xác lập.
Để lên kế hoạch tốt, cần đặt ra và trả lời những câu hỏi sau:
+ Sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty mình là gì?
+ Khách hàng của công ty mình là ai?
+ Tại sao khách hàng lại mua sản phẩm đó?
+ Những gì được khách hàng xem xét giá trị?
+ Điều gì khiến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh?
+ Tại sao khách hàng tiềm năng lại không mua hàng của công ty mình?
+ Tại sao khách hàng tiềm năng lại mua hàng của đối thủ cạnh tranh?
+ Những ích lợi mà khách hàng cảm thấy khi mua hàng của đối thủ cạnh tranh là gì?
+ Làm thế nào để khách hàng của đối thủ cạnh tranh mua hàng của mình?
+ Điều gì để có thể thuyết phục khách hàng mua hàng của mình chứ không mua hàng của
những công ty khác?
Sau khi đặt ra và trả lời những câu hỏi trên, bước tiếp theo của lập kế hoạch là thiết lập mục
tiêu cụ thể về bán hàng và lợi nhuận. Chúng ta phải xác định chính xác nhân lực, chi phí quảng
cáo, marketing, phân phối, những điều kiện cần để giành được mục tiêu. Kế hoạch cho mỗi
bước càng tốt, càng dễ thành công.
* Tổ chức công việc trước khi bắt đầu
Khi xây dựng kế hoạch kinh doanh, chúng ta phải hình thành thói quen tổ chức nhân lực và
nguồn lực. Gắn kết tất cả những nguồn lực mà chúng ta xác định là cần thiết. Có một câu nói là
“Người nghiệp dư nói về chiến lược, còn chuyên gia nói về sự logic”. Thất bại dù chỉ ở một bộ
phận cũng làm ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức.
* Tuyển người phù hợp
Tuyển người phù hợp là điều vô cùng quan trọng. 95% thành công trong cương vị phụ trách
điều hành của chúng ta là do đội ngũ nhân viên quyết định. Những công ty tốt nhất luôn có
những nhân viên giỏi. Những công ty hạng nhì có những nhân viên hạng nhì. Những công ty
hạng ba chỉ có những nhân viên bình thường hoặc hạng xoàng, hoặc họ đang chuẩn bị từ bỏ
con đường kinh doanh.
* Uỷ thác khôn ngoan
Thói quen thứ tư cần có để mang lại thành công cho doanh nghiệp là uỷ thác. Chọn đúng việc
cho đúng người, bằng đúng phương pháp. Nếu uỷ thác không đúng có thể dẫn đến thất bại
hoặc không phát huy đúng khả năng của cá nhân.
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp thường cố gắng kiểm soát toàn bộ công việc. Họ không bao giờ
giao quyền và trách nhiệm cho người khác. Trên thực tế, họ chỉ nên xác định 2 -3 việc chính,
còn lại uỷ thác cho cấp dưới và nhân viên của mình. Để người khác làm cho mình sẽ tốt hơn là
tự mình ôm đồm mọi thứ.
* Giám sát những kết quả chúng ta mong đợi
Đòi hỏi thứ năm cần có cho thành công của doanh nghiệp là thói quen giám sát. Chúng ta phải
thiết lập một hệ thống giám sát các công việc và đảm bảo nó hoạt động tốt. Nguyên tắc là:
“Giám sát những điều chúng ta mong đợi”. Khi ủy thác công việc cho nhân viên, chúng ta vẫn
cần giám sát việc thực hiện để đảm bảo chất lượng và thời hạn. Hãy nhớ, uỷ thác không có
nghĩa là thoái thác. Chúng ta vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả của công việc đó.
Khi uỷ thác công việc, hãy thiết lập một hệ thống giám sát để nắm bắt được tình hình công việc.
Hãy chắc chắn nhân viên biết phải làm gì, làm khi nào, theo tiêu chuẩn nào. Việc của chúng ta
là đảm bảo những điều kiện cũng như thời gian cần thiết cho nhân viên thực hiện nó. Công việc
càng quan trọng càng cần kiểm tra quá trình xúc tiến nó.
* Đánh giá kết quả làm được
Thói quen đánh giá cách thức thực hiện công việc cũng rất cần thiết và quan trọng đối với
người chủ doanh nghiệp. Phải thiết lập những tiêu chuẩn cụ thể, có thể đo lường được. Xác
định thời gian và thời hạn để đảm bảo thành công chắc chắn. Nhân viên phải biết mục tiêu đang
hướng đến, biết thực hiện như thế nào, và khi nào đạt được nó.
* Thường xuyên liên hệ với nhân viên
Nhân viên cần được thông báo kết quả thường xuyên và chính xác. Họ cần phải biết điều gì
đang diễn ra. Một ông chủ ngân hàng cần biết tình hình tài chính, ban điều hành cần biết tình
hình công ty, nhân viên cũng cần biết họ phải giành được những kết quả gì. Chúng ta càng nói
rõ về công việc, nhân viên càng càng cảm thấy thoải mái và giành được kết quả cao hơn.
Nguyệt Ánh
Theo entrepreneur