Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu Giới thiệu một số quan điểm về tỷ giá và cán cân thương mại của Trung Quốc pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.18 KB, 5 trang )

Giới thiệu một số quan điểm về tỷ giá và cán cân thương mại của Trung
Quốc
Kể cũng không có gì là quá lời khi ngày càng nhiều người cho rằng thế kỷ 21 là thế kỷ
của Trung Quốc. Từ một nước nghèo, chậm phát triển nhưng trong hơn 2 chục năm
qua, nền kinh tế Trung Quốc đã liên tục phát triển với mức tăng trưởng cao (trên
7,5%), nhờ đó mà cứ sau khoảng thời gian khoảng 10 năm là GDP của Trung Quốc đã
tăng gấp đôi. Bằng những nỗ lực cải cách mạnh mẽ trên nhiều mặt của Chính phủ và
nhân dân Trung Quốc mà quốc gia này đang trở thành nhà cung cấp chính, cũng đồng
thời là thị trường rộng lớn của những công ty đa quốc gia. Tăng trưởng nhanh, dự trữ
lớn, nguồn lao động dồi dào với giá rẻ và những cải cách liên tục nhưng cũng rất thận
trọng là những từ thường được nhắc tới khi nói về nền kinh tế Trung Quốc. Dưới đây
xin giới thiệu một số quan điểm về chính sách thương mại và chính sách tỷ giá của
Trung Quốc để bạn đọc tham khảo.
Mới đây, ngày 20/3/2006, Thống đốc Ngân hàng nhân dân Trung Quốc- Chu Hiểu
Xuyên đã có bài nói chuyện về 2 vấn đề: Cán cân thương mại và chính sách tỷ giá của
Trung Quốc.
5 yếu tố chính tạo nên thặng dư thương mại của Trung Quốc:
1. Quá trình toàn cầu hoá và việc phân công lao động ở mức cao, đã làm cho việc
thuê gia công hoặc nhập các bán thành phẩm từ một nhà cung cấp khác sẽ rẻ hơn
việc tự đầu tư sản xuất sản ra bán thành phẩm đó, cùng với nó là việc tái cơ cấu lại
các mắt xích của các nhà cung ứng đã trở thành xu hướng chính trong mấy năm
gần đây. Nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và sự tiến bộ về cơ sở hạ tầng
mà Trung Quốc đã trở thành một nhà cung cấp nguyên liệu, bán thành phẩm chủ
yếu của thế giới.
2. Trung Quốc đã tận dụng được ưu thế của người đi sau trong các lợi thế cạnh tranh.
Do có những chính sách đi tắt, đón đầu đúng hướng, Trung Quốc và Ấn Độ đã tập
trung đào tạo lao động và phát triển công nghệ vào một số lĩnh vực và sản phẩm
nhất định như các sản phẩm về bán dẫn, điện tử và công nghệ thông tin. Hiện tại
Trung Quốc và Ấn Độ đã thực sự trở thành nhà cung cấp của thế giới về sản phẩm
này, do có được lợi thế so sánh vì có nguồn lao động dồi dào với giá rẻ. Trước đây,
các lĩnh vực này là ưu thế này của các nước phát triển, nhưng nay do chi phí lao


động tại các nước này cao, việc chuẩn bị các cơ sở sản xuất và lực lượng lao động
chưa tương xứng với sự phát triển và bùng nổ của các sản phẩm này nên đã bị tụt
hậu so với sự chuẩn bị của Trung Quốc và Ấn Độ.
3. Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chủ yếu là từ các Công ty đa quốc
gia đã thể hiện vai trò chủ đạo trong việc phân bổ nguồn lực. Sự kết hợp giữa
nguồn vốn, công nghệ từ nước ngoài (các Công ty đa quốc gia) và nguồn lao động
chuyên sâu với giá rẻ của Trung Quốc đã biến Trung Quốc thành nhà cung cấp
chính các thành phẩm và bán thành phẩm cho thế giới. Trung Quốc đã phát triển và
trở thành trung tâm gia công tái xuất cho các doanh nghiệp nước ngoài, với việc
gia tăng mạng lưới cung cấp, chính sách tỷ giá mềm dẻo và uy tín trong thương
trường Trung Quốc cũng làm tăng giá trị thặng dư và tăng lợi nhuận cho các công
ty đa quốc gia.
4. Từ năm 1998-2004, trong quan hệ với nước ngoài Trung Quốc luôn giữ ở mức cân
đối, với mức thặng dư hàng năm trong khoảng từ 20-30 tỷ USD. Tuy vậy, mức
thặng dư thương mại của Trung Quốc đã tăng mạnh trong năm 2005 tới 100 tỷ
USD, điều đó có thể lý giải là do mức tăng nhập khẩu thấp (17,6%), trong khi xuất
khẩu vẫn tăng (28,4%). Sự giảm nhập khẩu này có liên quan đến việc điều chỉnh
cơ cấu của Trung Quốc, cụ thể là giảm nhập máy móc thiết bị.
5. FDI cũng đã góp phần làm cho nhập khẩu của Trung Quốc tụt giảm, một phần là
do các cơ sở sản xuất trong nước đã sản xuất được các sản phẩm cần nhập ( thay
thế hàng nhập), mặt khác đã có một số thương hiệu, nhãn mác, kiểu dáng công
nghệ đã được Trung Quốc mua lại.
Một số cải cách trong các qui định về tỷ giá của Trung Quốc:
1. Trung Quốc đã thực hiện thành công việc cải cách một bước về chính sách tỷ
giá đồng Nhân dân tệ (CNY) vào ngày 21/7/2005, thông qua đó đã đạt được
một số mục tiêu và đáp ứng được mong mỏi của cộng đồng quốc tế.
2. Việc tiến hành phân tích một số kịch bản và dự báo trước khi thực hiện cải
cách đã có một số quan điểm khác nhau về tác động của cải cách, hơn nữa,
chúng ta cần có thêm thời gian để quan sát và thu thập số liệu để đánh giá tác
động của cải cách tỷ giá đối với sự phát triển kinh tế trong nước và tác động

đến tình hình lao động, v.v
3. Sáu tháng sau cải cách (việc nâng giá đồng tiền), hầu hết các doanh nghiệp của
Trung Quốc đã thích ứng với cải cách (tỷ giá mới) sau khi có một số điều
chỉnh, tuy nhiên vẫn còn một vài lĩnh vực đang gặp phải khó khăn do việc điều
chỉnh nâng giá đồng CNY. Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng các lực
lượng thị trường có thể chấp nhận việc dần dần từng bước thả nổi tỷ giá đồng
CNY.
4. Trong 8 tháng qua, Trung Quốc đã nỗ lực rất lớn để phát triển thị trường giao
dịch ngoại hối. Các sản phẩm trên thị trường ngày càng phong phú, các nghiệp
vụ phòng ngừa rủi ro và công cụ tài chính phái sinh như: “forward” và “swap”
cũng đã được phát triển, các giao dịch mua bán qua quầy (OTC) đã được thực
hiện trong các hoạt động thị trường liên ngân hàng. Tuy vậy, các doanh nghiệp
cũng như các tổ chức tài chính của Trung Quốc cần có một thời gian để học
hỏi làm quen với những thay đổi trong thị trường giao dịch ngoại hối và họ cần
củng cố vị thế của mình sau khi khai trương hoạt động.
5. Cũng trong 8 tháng qua, Trung Quốc đã giảm dần việc kiểm soát tập trung, loại
bỏ bớt các qui định không cần thiết trong việc quản lý ngoại hối, bao gồm việc
nới lỏng việc kiểm soát phần ngoại tệ được giữ lại và ngoại tệ trong các tài
khoản vốn của các doanh nghiệp, linh hoạt hoá trong việc sử dụng ngoại tệ trên
các tài khoản của cá nhân và doanh nghiệp. PBOC đã cho phép các NHTM
được chủ động về cơ cấu theo trạng thái “trường”, “đoản” của từng loại ngoại
tệ trong tổng số ngoại tệ mà các ngân hàng này đang nắm giữ. Thông qua các
cải cách về qui chế ngoại hối này, thị trường ngoại hối Trung Quốc đang tiến
dần tới chỗ phản ánh đúng quan hệ cung cầu về ngoại tệ.
Trung Quốc vận dụng các cải cách như thế nào: áp dụng từ từ hay sử dụng liệu
pháp gây sốc:
a. Bởi vì sự phát triển mạnh của xu hướng toàn cầu hoá, sự phân bổ lại
nguồn lục giữa các quốc giavà những thay đổi về mạng lưới các nhà
cung cấp nguyên, nhiên, phụ liệu như đã đề cập ở phần trên sẽ còn kéo
dài một số năm trước khi thương mại thế giới đạt được điểm cân bằng.

Trung Quốc là một nước lớn đang phát triển, phải chịu sức ép rất nặng
nề về nhu cầu việc làm, đồng thời cũng là quốc gia mà hệ thống tài
chính còn mỏng manh, dễ đổ vỡ, do vậy Trung Quốc chỉ có thể gắn
với áp dụng các cải cách điều chỉnh dần dần nền kinh tế trong khả năng
có thể kiểm soát.
b. Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã tổ chức một cuộc hội nghị
thảo luận tìm các giải pháp làm giảm sự mất cân đối toàn cầu, hầu hết
các thành viên tham dự đều tin tưởng, đánh giá cao chính sách điều
chỉnh dần dần của Trung Quốc và nói rằng các biện pháp quyết liệt có
thể gây ra các kết quả không mong muốn. Mặt khác, các thành viên
tham dự hội nghị cũng đề nghị Mỹ nên có những chính sách điều chỉnh
nền kinh tế trong nước để giảm dần các mức thâm hụt ngân sách và
thâm hụt vãng lai.
c. Một vài lời tham vấn đã đưa ra các liệu pháp sốc giống như đã từng áp
dụng tại Nga và các nước Đông Âu, thậm chí nói về cả các “cú sốc phi
liệu pháp”. Chúng ta cần cảnh giác trước các lời khuyên như vậy. Trung
Quốc sẽ chỉ để tâm đến việc điều chỉnh dần nền kinh tế và nhân dân
Trung Quốc cũng đặt trọn niềm tin vào thắng lợi của các công cuộc cải
cách, chúng ta không quan tâm đến việc Mỹ có sử dụng liệu pháp sốc
để điều chỉnh những mất cân đối hiện nay hay không.
Mất cân đối toàn cầu và vai trò của tỷ giá:
1. Chính phủ Trung Quốc hiện đã sẵn sàng áp dụng mọt số biện pháp, chính sách
tổng hợp, bao gồm: mở rộng nhu cầu nội địa, hạ thấp tỷ lệ tiết kiệm, mở cửa thị
trường, thả nổi tỷ giá và gia tăng nhập khẩu nhằm cải thiện cán cân thanh toán
quốc tế. Với việc triển khai các biện pháp chính sách này, Trung Quốc hy vọng
rằng trong vòng từ 2-3 năm nữa cán cân thương mại của Trung Quốc sẽ tương
đối thăng bằng. Tuy vậy, theo phân tích của các nhà kinh tế Trung Quốc, trong
trường hợp Trung Quốc cố hướng tới sự thăng bằng trong cán cân thương mại
với thế giới, thì nền kinh tế Mỹ có thể vẫn chưa giải quyết được vấn đề thâm
hụt rất lớn hiện nay, vì vậy rất khó đạt được sự cân bằng trong cán cân thương

mại song phương. Lúc đó, trách nhiệm làm cho cán cân thăng bằng sẽ không
còn lệ thuộc vào phía Trung Quốc nữa.
2. Mỹ và Trung Quốc nên có những nỗ lực chung để giảm bớt sự mất cân bằng
cán cân thương mại giữa 2 quốc gia. Trong khi Chính phủ Trung Quốc đang nỗ
lực thực hiện các biện pháp, chính sách như đã nêu ở phần trên thì nghe nói
phía Mỹ vẫn rất chậm chạp trong việc tập trung làm giảm mức thâm hụt kép
của nước mình cũng như nâng cao dần tỷ lệ tiết kiệm.
3. Một vài nhà kinh tế Mỹ cho rằng, điều chỉnh tỷ giá giữa các đồng tiền là yếu tố
chủ yếu để khắc phục sự mất cân đối thương mại hiện nay, về phía Trung
Quốc, ý kiến của đa số những nhà kinh tế được đào tạo từ các trường khác
nhau đều cho rằng đó chỉ là một giả thuyết, qua kiểm nghiệm từ các số liệu
thống kê về thương mại với các mức tỷ giá thực tế được ghi lại, thì giả thuyết
trên đã bị đổ vỡ trong hơn 1 năm qua. Mặt khác qua kinh nghiệm của một số
nước khác, cũng không có căn cứ nào ủng hộ giả thuyết do các học giả Mỹ đưa
ra. Chính vì vậy chúng ta nên thận trọng, đừng tin tưởng quá đáng vào việc có
thể dùng chức năng của tỷ giá để điều chỉnh các mất cân đối trong tài khoản
vãng lai hiện nay.
4. Theo các điều khoản đã thoả thuận với IMF, các nước thành viên có quyền lựa
chọn cơ chế tỷ giá phù hợp với trình độ quản lý của mình, hoặc tỷ giá thả nổi
hoàn toàn, hoặc thả nổi có quản lý hoặc tỷ giá cố định là do quyết định của
chính họ”. Trong chiều hướng này, liệu có tồn tại một cơ chế tỷ giá gắn với
một cái tên là “cơ chế tỷ giá khôn ngoan”. Trung Quốc sẽ dần dần chuyển từ
các điều khoản liên quan đến tỷ giá cố định sang cơ chế tỷ giá có tính linh hoạt
hơn song song với tiến trình cải cách và mở cửa nền kinh tế. Trung Quốc hy
vọng sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế, mặt khác Trung
Quốc kiên quyết bác bỏ những luận điệu cho rằng Trung Quốc đang lợi dụng
một chính sách tỷ giá không minh bạch nhằm chiếm ưu thế trong thị trường
xuất khẩu.
5. Chính sách về cân đối thương mại nên được đánh giá trong cả một quá trình,
cũng có thể là một thời kỳ vài năm, chứ không phải là thặng dư của một năm.

Các thống kê liên quan đều không ủng hộ quan điểm cho rằng Trung Quốc đã
đạt được lợi thế thương mại từ việc đặt ra các qui định về tỷ giá. Nhật Bản đã
giữ kỷ lục nhiều năm về thặng dư thương mại, như thế cũng không thể nói rằng
việc trong cơ chế tỷ giá đồng Yên có gì đó thiếu minh bạch.
Tính đối ngẫu giữa khoảng trống tiết kiệm và mất cân đối thương mại :
1. Khoảng trống tiết kiệm được đo bằng mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư,
còn mất cân đối thương mại được đo bằng mức chênh lệch giữa giá trị xuất
khẩu và giá trị nhập khẩu. Kinh tế học vĩ mô đã mô tả tính đối ngẫu trong mối
quan hệ giữa 2 đại lượng này. Tỷ lệ tiết kiệm cao sẽ dẫn đến kết quả là cán cân
thương mại thặng dư và ngược lại. Do vậy, nếu xảy ra mất cân đối do nhập
khẩu quá lớn cần xem xét đến vấn đề tiết kiệm.
2. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau ẩn chứa sau vấn đề tỷ lệ tiết kiệm cao của
Trung Quốc. Một vài nguyên nhân xuất phát từ quá trình chuyển đổi của nền
kinh tế, còn lại những nguyên nhân khác là từ tập tính tiêu dùng xã hội, từ nếp
sống và truyền thống văn hoá. Bên cạnh đó, việc luồng vốn đầu tư FDI ồ ạt đổ
vào Trung Quốc cũng có tác động làm tăng tỷ lệ tiết kiệm của Trung Quốc.
3. Chính phủ Trung Quốc đã có những hành động và chính sách, chiến lược để
mở rộng tiêu dùng nội địa, tất nhiên, chính sách nào cũng cần có thời gian để
phát huy tác dụng.
4. Tỷ lệ tiết kiệm cao và nắm giữ một lượng dự trữ lớn tại các nền kinh tế Châu
Á, cũng một phần là kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu
Á. Nhiều quốc gia đã lên tiếng phàn nàn vì sự rút vốn ồ ạt của các quĩ đầu tư
Mỹ, họ cũng nhận thấy những chính sách phản ứng chậm chạp và vai trò điều
phối của IMF thông qua cuộc khủng hoảng này. Tỷ lệ tiết kiệm cao, nắm giữ
dự trữ lớn đã trở thành những công cụ hữu hiệu để các quốc gia cũng như hộ
gia định ở Châu Á ngăn chặn những rủi ro.
5. Tỷ lệ tiết kiệm tại Mỹ đang ở mức cực đoan. Cả Mỹ và Trung Quốc cần có
những điều chỉnh trong tiêu dùng nội địa và tỷ lệ tiết kiệm, tuy vậy, để giải
quyểt vấn đề mất cân đối trong thương mại vẫn còn rất khó khăn. Chúng ta
cũng đừng trông đợi gì nhiều ở các cuộc đàm phán về điều chỉnh cơ cấu hoặc

những thay đổi về tỷ giá hối đoái.
Những phân tích về dự trữ ngoại tệ:
1. Sau những cải cách về cơ chế tỷ giá ngày 21/7/2005, là khoảng thời gian các
động thái kinh tế của Trung Quốc có phần lắng lại, để nghe ngóng xem xét
trước khi cơ chế mới có tác động đến diễn biến của cán cân vãng lai, đến tình
hình thu hút FDI của Trung Quốc, nhiều người còn hồ nghi về kết quả của việc
làm này. Theo cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý, Ngân hàng nhân dân Trung
Quốc sẽ dần dần giảm bớt vai trò của mình trong việc quản lý tỷ giá ngoại tệ,
điều đó có thể dẫn đến việc dự trữ ngoại tệ có thể tăng chậm.
2. Sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á, nổi lên một số quan điểm
mới đề cập đến việc cần phải tăng mức dự trũ ngoại tệ của quốc gia, quan điểm
này vẫn đang thịnh hành và nó được rút ra từ bài học của các nước bị khủng
hoảng, vì dự trữ ngoại tệ chính là lớp đệm chống lại các “cú sốc”.
3. Nếu hai quốc gia có qui mô nợ nước ngoài và mức độ thu hút FDI khác nhau
thì dự trữ ngoại tệ do họ nắm giữ không nhất thiết phải giống nhau. Nợ nước
ngoài sẽ phải trả, còn đầu tư nước ngoài cũng có phần lợi nhuận chuyển ra
thậm chí vẫn có thể vốn đó được rút ra. Bên cạnh đó còn có thể có các khoản
đầu tư nóng, khoản đó có thể bị rút ra bất cứ lúc nào. Tất cả những yếu tố trên,
buộc các quốc gia cần có một lượng dự trữ tương xứng. Như vậy nếu tính theo
tỷ lệ dự trữ trên nợ nước ngoài và vốn FDI thì dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc
không hề cao.
Vai trò của WTO:
Cơ chế của WTO là thiết lập nên những nguyên tắc của cuộc chơi dựa trên cơ
sở lợi ích đa phương, có nhiều cuộc chơi mà ở đó có thể các bên tham gia cuộc
chơi đều giành thắng lợi, bởi vậy tham gia vào đây có thể cả Mỹ và Trung Quốc
đều thắng. Có thể có thành viên nào đó gặp một số mất cân đối, nhưng tham gia
WTO họ có thể giải quyết những mất cân đối đó thông qua các cuộc đàm phán.
Nếu như có cuộc chơi nào đó mà chỉ có người thua, thì cả Mỹ và Trung Quốc đều
bị tổn thương, do vậy mà gặp những tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, tốt hơn hết là
nên dừng cuộc chơi. Do vậy, trong cuộc chơi về tự do thương mại toàn cầu, chống

lại chủ nghĩa bảo hộ, Trung Quốc và Mỹ nên chọn chơi những ván bài mà ở đó cả
hai cùng thắng.
NQH - PTKT&DB - Vụ CSTT

×