Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học
GIỚI THIỆU MỘT BỘ TRANG THIẾT BỊ CẢI TIẾN
VÀ TỰ CHẾ SỬ DỤNG TRONG PHẪU THUẬT NỘI SOI MŨI XOANG
Phạm Kiên Hữu*
TÓM TẮT
Công trình nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả sau phẫu thuật của 2 nhóm bệnh nhân: nhóm được
phẩu thuật với bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi mũi xoang hoàn chỉnh, nhóm còn lại được phẫu thuật với
bộ phẫu thuật nội soi mũi xoang tối thiểu. Mục đích khảo sát: đề xuất một bộ dụng cụ phẫu thật tối thiểu
có thể trang bò ở các cơ sở tai mũi họng trong nước.
SUMMARY
A PROPOSITION OF A SET OF INSTRUMENT
FOR ACTUAL ENDOSCOPIC SINSUS SURGERY
Pham Kien Huu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 8 * Supplement of No 1 * 2004: 6 - 9
Two hundred twelve patients were evaluated after endoscopic sinus surgery which were divided into
two groups: one group were operated under so called ideal instrumental condition and the other under
essential surgical instrument. The goal was to recommend an essential set of endoscopic sinus surgical
instruments which can be equipped in every hospital in Vietnam.
MỞ ĐẦU
Từ cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, kỹ thuật mổ
nội soi mũi xoang ra đời và nhanh chóng được công
nhận, trở nên một kỹ thuật được chọn lựa đầu tiên để
điều trò mổ cho các bệnh lỳ mũi xoang ở các nước
tiên tiến. Ở nước ta, kỹ thuật được du nhập vào nước
ta từ đầu thập kỷ 90’ và bắt đầu phát triển rộng ra
khắp tỉnh. Tuy nhiên, việc ứng dụng kỹ thuật nội soi
mũi xoang hiện nay chỉ giới hạn ở các trung tâm y tế,
hoặc các bệnh viện lớn do giá thành bộ trang bò khá
đắt, điều kiện nhập nội còn khó khăn đã khiến việc
triển khai bộ dụng cụ cần thiết để tiến hành mổ nội
soi gặp nhiều khó khăn. Trong hoàn cảnh khó khăn
lúc đầu với điều kiện trang thiết bò còn hạn chế,
chúng tôi đã xây dựng một bộ dụng cụ phẫu thuật
mũi xoang tối thiểu và dùng chúng để thực hiện các
phẫu thuật nội soi. Ngày nay, chúng tôi đã được trang
bò một bộ phẫu thuật mũi xoang hoàn chỉnh và vẫn
đang tiếp tục tiến hành các phẫu thuật điều trò các
bệnh lý mũi xoang. Qua so sánh kết quả giữa 2 lô
bệnh nhân: lô được phẫu thuật bằng bộ trng bò phẫu
thuật nội soi tối thiểu và lô còn lại được phẫu thuật
bằng bộ dụng cụ nội soi hoàn chỉnh, qua các kinh
nghiệm đúc kết trong quá trình thực hiện phẫu thuật
nội soi bằng bộ trang bò cải tiến và tự chế chúng tôi
đề xuất bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi mũi xoang tối
thiểu để qua đây, các cơ sở tai mũi họng đã được
trang bò các kiến thức cơ bản về phẫu thuật nội soi
nhưng điều kiện tài chính còn hạn chế có thể triển
khai được kỹ thuật mổ nội soi mũi xoang.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chọn bệnh nhân
Các bệnh nhân được khám và chỉ đònh phẫu
thuật được chọn vào lô nghiên cứu khi thỏa các
tiêu chuẩn sau:
- Có các triệu chứng cơ năng điển hình của
tình trạng viêm xoang trong đó chúng tôi đặc biệt
lưu ý 3 triệu chứng chính là nhức đầu, nghẹt mũi,
cảm giác vướng họng.
- Diễn tiến kéo dài hơn 3 tháng hoặc có ít nhất
4 lần tái phát mỗi năm.
- Nội soi mũi xoang cho thấy có hình ảnh phù
nề, thoái hóa niêm mạc, dòch tiết nhày đặc, nhày
mủ hay toàn mủ.
* Bộ môn Tai Mũi Họng - ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh
Chuyên đề Tai Mũi Họng - Mắt
6
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
- Trên phim CT có hình ảnh thoái hóa dày
hoặc mời đặc toàn bộ niêm mạc của mê đạo sàng.
Những bệnh nhân đều được thực hiện các
phẫu thuật nội soi theo một kỹ thuật thống nhất
bởi cùng một phẫu thuật viên và cùng được đánh
giá sau mổ theo một tiêu chuẩn thống nhất bởi các
bác só của phòng khám tai mũi họng bệnh viện
Nhân dân Gia Đònh.
Các kết quả thu thập được tổng hợp và xử lý bằng
phần mềm Epi info 6.0 sử dụng phép kiểm T test.
KẾT QUẢ
Bộ nội soi tối thiểu và tự chế
Trang thiết bò cần thiết cho một cuộc mổ
nội soi bao gồm 2 nhóm chính:
Trang thiết bò cho hình ảnh:
Để có thể tiến hành phẫu thuật trong điều kiện
trang thiết bò còn hạn chế, từ một số trang bò sẵn
có, chúng tôi đã cải tiến thành một số nguồn sáng
để có thể thực hiện các phẫu thuật nội soi như sau:
Dùng bóng neon Halogan hiệu SONCA 2,2 volt
áp vào mặt kính ống nội soi.
Dùng ống nội soi răng (dentoscope) có sẵn, cải
tạo đầu day dẫn sáng để có thể dùng với ống nội soi.
Thiết kế nguồn sáng cải tiến CP và sử dụng
chúng cho đến ngày nay.
Giới thiệu bộ dụng cụ dùng trong phẫu
thuật tối thiểu
Bộ dụng cụ cần thiết cho phẫu thuật nội soi
mũi xoang tối thiểu phải có các dụng cụ sau:
1 spatule
1 banh mũi ngắn
1 kẹp khủyu
dao liềm
kìm blakesley
thìa nạo xoang hàm
1 ống hút thẳng
1 ống hút cong (không có thì dùng que ống
thông vòi nhó cỡ lớn để thay thế).
Áp dụng trog phẫu thuật nội soi và đánh
giá kết quả
Các bệnh nhân trong lô nghiên cứu được chia
thành 2 nhóm:
Nhóm 1: gồm 105 bệnh nhân được phẫu thuật
bằng dụng cụ tối thiểu trong đó có 24 ca viêm
xoang mạn tính có polyp, 36 ca viêm xoang mạn
tính không có polyp, 45 ca viêm xoang hồi viêm,
14 ca viêm xoang tái phát phải mổ lại.
Nhóm 2: gồm 107 bệnh nhân được phẫu thuật
với bộ dụng cụ phẫu thuật hoàn chỉnh trong đó có
45 ca viêm xoang mạn tính có polyp, 36 ca viêm
xoang mạn tính không có polyp, 26 ca viêm xoang
hồi viêm, 20 ca viêm xoang tái phát phả mổ lại.
Các phẫu thuật đã thực hiện
Bảng 1: Các phẫu thuật đã được thực hiện
Loại phẫu thuật Lô 1(N=105) Lô 2 (N=107)
Mở khe giữa 107 107
Nạo sàng trước 36 30
Nạo sàng toàn bộ 12 56
Mở xoang bướm 0 10
Mở xoang trán 0 5
Chỉnh hình cuốn
mũi giữa
8 12
Chỉnh hình cuốn
dưới
5 5
Mở khe dưới 7 5
Tổng số 171 230
Để đánh giá kết quả phẫu thuật, chúng tôi tập
trung đánh giá mức độ hết hoặc giảm các triệu
chứng cơ năng cơ bản là nhức đầu, nghẹt mũi và
cảm giác vướng họng sau mổ 4 tháng theo phương
pháp đánh giá của giáo sư Wigand. Qua đó chúng
tôi ghi nhận đươc các kết quả như sau:
Sự thuyên giảm triệu chứng cơ năng sau
mổ 4 tháng
Bảng 2: sự thuyên giãm triệu chứng nhức đầu
Triệu chứng Lô 1(N=105) Lô 2(N=107) P
Hết 82 (79%) 81 (76%) 0,56 (NS)
Giảm đáng kể 12 (11%) 16(15%) 0,45 (NS)
Giảm không đáng
kể
11(10%) 10 (10%) 0,85 (NS)
Chuyên đề Tai Mũi Họng - Mắt
7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004 Nghiên cứu Y học
Triệu chứng nội soi mũi sau mổ 4 tháng:
Bảng 3: triệu chứng nội soi mũi sau mổ 4 tháng
Tình trạng niêm mạc Lô 1(N=105) Lô 2(N=107) P
Phục hồi tốt 48(46%) 55(54%) 0,21 (NS)
Dính nhiều, tắc khe giữa 7 (7%) 3(2%) 0,15 (NS)
Còn phù nề, sơ hóa 50(47%) 47(44%) 0,68 (NS)
So sánh tỉ lệ biến chứng giữa 2 lô
Bảng 4: so sánh tỉ lệ biến chứng giữa 2 lô
Biến chứng Lô 1(N=105) Lô 2(N=107) P
Thò giác 0 0
Chảy dòch não
tủy
0 0
Chảy máu trong
mổ
3 (2%) 4(2%) 0,62 (NS)
Chảy máu sau
rút bấc
2 (2%) 3(2%) 0,62(NS)
(NS: không có ý nghóa thống kê)
Như vậy sự khác biệt giữa kết quả của 2 lô
nghiên cứu không có ý nghóa thống kế.
BÀN LUẬN
Về dụng cụ phẫu thuật nội soi mũi
xoang
Qua so sánh các dụng cụ đã được sử dụng,
chúng tôi thấy tuy những dụng cụ cải tiến và tự
chế kém hẵn về sự thuận tiện trong sử dụng,
nhưng các phẫu thuật chỉ sử dụng các dụng cụ
trong bộ dụng cụ tối thiểu vẫn tiến hành một cách
suôn dẻ với kết quả sau mổ của 2 lô không khác
biệt các về tỉ lệ thành công và biến chứng.
Các dụng cụ thật sự cần thiết để có thể tiến
hành phẫu thuật nội soi thường không nhiều,
phần lớ có thể tận dụng từ bộ phẫu thuật mũi
xoang kinh điển như kìm Pituitaire thay thế cho
kìm Blakeskey, thìa nạo xoang hàm trong bộ phẫu
thuật xoang kinh điển thay cho thìa nạo của bộ
nội soi mũi xoang, spatula và các ống hút trong
bộ phẫu thuật mũi kinh điển có thể thay thế các
dụng cụ có tính năng tương tự trong bộ phẫu
thuật nội soi hiện đại, riêng dao liềm có thể được
thay thế bằng dao rạch mành nhó hay đơn giản
hơn bằng một spatula được mài sắc một đầu.
Về những trang thiết bò cho hình ảnh
Một bộ nội soi hoàn chỉnh bao gồm: nguồn
sáng, day dẫn và ống nội soi; torng đó ống nội soi
là thành phần có cấu tạo tinh tế phức tạp không
thể thay thế được, phải mua. Giá thành của một bộ
nguồn sáng và dây dẫn hiện đại khoảng 50-60 triệu
đồng việt Nam trong khi đó giá thành của một bộ
nguồn sáng cải tiến của chúng tôi chỉ có giá thành
khoảng 3.500.000 đồng Việt Nam nhưng vẫn bảo
đảm chiếu sáng phẫu trường, bảo đảm cho cuộc
mổ, phù hợp với tình hình trang thiết bò nói chung
còn hạn chế ở nước ta. Dưới nay là bảng so cánh sơ
bộ giá thành giữa 2 bộ trang thiết bò: tối thiểu và
đầy đủ hiện đại.
Tên trang
bò
DC tối
thiểu, tự
chế
Giá tiền DC hoàn
chỉnh, nhập
ngoại
Giá tiến
ng nội soi Phải mua 30 triệu
(1 ống)
Phải mua 30 triệu (1
ống)
Đèn SONCA 300 ngàn
Nguồn sáng
Dây dẫn
Nguồn sáng
CP
3,5 triệu
Mua 30 triệu
Dụng cụ
PTNS
Tối thiểu 3triệu Mua 60 triệu
Tổng cộng 33,3-36,5
triệu
120 triệu
Về hiệu quả sử dụng của bộ PTNSMX
tối thiểu và tự chế
Nguồn sáng tự chế của chúng tôi đảm bảo độ
chiếu sáng phẫu trường đủ để tiến hành các phẫu
thuậtnội soi mũi xoang không quá phức tạp như
mở khe giữa, nạo sàng trước, chỉnh hình vách
ngăn, chỉnh hình các cuốn.
Tuy vậy, do nguồn sáng của chúng tôi vẫn
không thể nào sáng bằng nguồn sáng hiện đại,
đặc biệt là nguồn sáng Xenon nên gặp nhiều
hạn chế khi phẫu thuật trong những phẫu
trường sâu như phẫu thuật nạo sàng bướm, mở
phễu trán; chỉ nên thực hiện khi phẫu thuật
viên đã có rất nhiều kinh nghiệm trong
PTNSMX. Mặt khác bộ dụng cụ còn hạn chế ở
khả năng lưu lại các hình ảnh làm tư liệu giảng
dạy và nghiên cứu khoa học về sau.
Chuyên đề Tai Mũi Họng - Mắt
8
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
KẾT LUẬN
Để có thể triển khai PTNSMX trong điều kiện
kinh phí còn hạn chế, chúng tôi đề xuất giải
pháp sau:
Ống nội soi cứng: không thể tự chế được,
phải mua
Nguồn sáng: có thể chế tạo với giá thành chỉ
bằng 1/10 giá thành nguồn sáng nguyên thủy của
bộ nội soi.
Bộ PTNSMX tối thiểu có thể được tập hợp trên
cơ sở tận dụng một số dụng cụ trong bộ nội soi
mũi xoang kinh điển.
Trong điều kiện còn khó khăn về kinh phí và
đièu kiện trang bò, việc trang bò bộ dụng cụ nội soi
mũi xoang tối thiểu và tự chế như trên vẫn có thể
triển khai phẫu thuật nội soi mũi xoang với điều
kiện các phẫu thuật viên phải được đào tạo bài bản
về kỹ thuật mổ nội soi mũi xoang và nắ vững các
mốc giải phẫu dưới nội soi. Sau cùng chúng tôi
muốn đề nghò các phẫu thuật viên mũi xoang nên
bắt đầu thực hiện phẫu thuật nội soi bằng các phẫu
thuật đơn giản như mở khe giữa, chỉnh hình vách
ngăn. Khi đảy có nhiều kinh nghiệm hãy tiến hành
những phẫu thuật mở rộng hơn như nạo xoang
sàng, mở xoang bướm, mở phễu trán...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoffmann DR, May M, Mester RTR. FESS experience
with the 100 patients Am J Rhinol 4: 129, 1990
2. Lawson W. the intranasal ethmoidectomy: an
experience with 1,077procedures. Laryngoscope 101:
367, 1986
3. Stammberger H: Endoscopic endonasal surgery
concepts in treatment of recurring rhinosinusitis; Part
II. Surgical technique, Otolaryngol head Neck Surg 94:
147, 1986
4. Wigand ME. Transnasal ethmoidectomy under
endoscopic control, Rhinology 19:7, 1981.
Chuyên đề Tai Mũi Họng - Mắt
9