Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

lịch sử cao su và chất dẻo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.23 KB, 12 trang )

Lịch Sử Cao su và Nhựa GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
1. LỊCH SỬ CAO SU
1.1. Sơ lược
Cao su đã được biết đến rất lâu bởi các dân tộc bản địa của châu Mỹ
trước sự xuất hiện của thám hiểm Châu Âu. Ở châu Âu, lần đầu tiên người ta
biết về cao su vào năm 1496, do những người tham gia và cuộc thám hiểm lần
thứ hai của Cô-lông trở về Tây Ban Nha kể lại. Họ kể lại rằng: ” Trên đảo Ha-i-
ti, chúng tôi thấy những quả bóng kỳ lạ. Chúng không phải được làm bằng rẻ
rách và da như ở bên ta, mà bằng nhựa cây. nhựa của cây Hê-vê-a. Theo ngôn
ngữ của dân cư trên đảo, nhựa của cây Hê-vê-a gọi là “cao su” nghĩa là “nước
mắt của cây”. Người Pê-ru không những dùng cao su làm những quả bóng mà
còn làm những đồ vật khác nữa. Câu chuyện về những chiếc áo khoác, những
chiếc bít tất dài và những chiếc chai kỳ lạ được người châu Âu nghe rất thú vị,
nhưng cao su vẫn chưa được cung cấp. Vấn đề là ở chỗ, những ý định đem thứ
nhựa hê-vê-a lỏng về chây Âu bị thất bại: trên đường về, nó đặc quoánh lại, biến
thành một chất nhựa không hòa tan và chẳng có lợi như hồi đó người ta tưởng.
Vào thế kỷ XVIII, cao su lại có một ứng dụng hoàn toàn bất ngờ nữa. Thì
ra sau khi được gia công thích hợp cao su có thể tẩy sạch tất cả những nét chữ
viết lên trang giấy bằng bút chì và ngay cả bằng bút mực. ”Cái tẩy Ấn Độ” đã
nhanh chóng được sử dụng và được nhiều người mua. Nhưng cao su không hòa
tan trong một dung môi nào cả. Hàng năm và hàng chục năm trời qua, càng ngày
càng có nhiều nhà bác học và kỹ sư bắt tay vào việc tìm các dung môi. Đến năm
1761, lần đầu tiên người ta hòa tan được nó trong dầu hạt dẻ, và sau đó ít lâu –
trong dầu thông và trong ete. Nhưng vui mừng với kết quả này thì quá sớm, bởi
vì những ý định dựa vào các dung môi này để chế tạo một thứ vải tráng cao su
đều hoàn toàn thất bại.
Vào năm 1891, một kỹ sư người Anh Cac Mac-kin-tô-sơ đã tìm ra rằng,
cao su có thể hòa tan trong “dung môi dầu”, điều chế được khi chưng nhựa than
đá. Chất lỏng này không những hòa tan cao su mà còn tạo với cao su một dung
dịch dán vải tuyệt diệu và làm cho chúng hoàn toàn không thắm nước. Sau khi
hoàn thành vội vàng những thí nghiệm đó, ông đã tổ chức sản xuất thử vãi


không thấm nước và chế tạo thành áo đi mưa. Nhưng hóa ra là những chiếc áo
và đôi ủng làm bằng thứ vải đó chỉ tốt trong ngày mát và mưa. Còn trong những
ngày ấm, đặc biệt là trong những ngày nắng, chiếc áo và những đôi ủng tráng
cao su lại dính bẹt lại và có mùi khó chịu. Sự phá sản của xí nghiệp đầu tiên
trong lịch sử công nghiệp cao su là do Mac-kin-tô-sơ tổ chức, đòi hỏi phải tìm
được biện pháp làm cho cao su bền chắc chống được nóng và lạnh. Các tổ chức
nghiên cứu khoa học và các liên minh của các nhà kinh doanh lần lượt phát động
những cuộc chạy đua có giải thưởng. Vì vậy, nhiều người đã bắt tay vào công
việc này trong đó có cả anh chàng buôn sắt vụn thành phố Niu-giooc, Sac-lơ
SVTH: Vỏ Thị Tiếp Lớp 10SHH

-1-
Lịch Sử Cao su và Nhựa GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
Gut-đi-ơ – người đưa ra quy trình lưu hóa cao su. Phát kiến của ông đã mở
đường cho sự phát triển của ngành công nghiệp cao su.
1.2. Công nghệ cao su
Năm 1945, bác sĩ thú y người Anh Tom-xon khi theo dõi cậu con trai đạp
xe đạp đã nảy ra ý tưởng “ bọc ống cao su vào bánh xe để giảm độ xóc của nó” ,
và chẳng mấy chốc trên chiếc xe của ông đã xuất hiện những chiếc lốp làm
bằng ống cao su, chiếc xe đạp “ mang giày” này chạy rất nhanh và không còn
xóc nữa. Từ đây cấu tạo của xe đạp dần dần được cải tiến và vào năm 1888, trên
thị trường xuất hiện những chiếc xe đạp đầu tiên có săm lốp hơi hoàn thiện được
mọi người thừa nhận. Năm 1895, xuất hiện những xăm lốp hơi bằng cao su đầu
tiên cho những ô tô có động cơ chạy bằng et-xăng nhưng tốn một lượng cao su
lưu hóa lớn. Do đó việc khai thác cao su bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn. Phát
minh của Tôm- xơn đã giúp cho cao su đi trên một con đường mới. Nhưng
chẳng bao lâu người ta nhận thấy ,sức bền cơ học của cao su còn chưa đủ. Do
đó, một nhiệm vụ mới và cấp bách đề ra cho công nghệ cao su là: nâng sức
chống mòn của cao su.
Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu pha vào cao su những

chất gọi là chất độn như phấn, cao lanh, a-mi-ăng, và một số chất khác đã
nghiền thành bột thì lượng cao su lưu hóa có thể tăng lên rất nhiều, giá thành
của nó lại hạ xuống. Thường thì việc chế tạo cao su cần thiết cho công nghiệp là
khá phức tạp. Ngoài cao su và chất độn ra, cần phải thêm vào thành phần cao su
những chất tăng tốc nghĩa là những chất làm tăng nhanh quá trình lưu hóa, chất
chống oxi hóa làm chậm sự hóa già của cao su, chất màu và một số chất khác
làm tăng phẩm chất của cao su. Và chất độn đó là bồ hóng mà từ mười năm
trước, người ta đã dùng để nhộm cao su thành màu đen. Năm 1914, tại một
trong những công xưởng của nước Anh, người ta đã quyết định đưa vào thành
phần của cao su bồ hóng nhiều hơn thường lệ và thu được kết quả vượt qua cả
sự mong đợi. Thế là đã giải quyết xong một nhiệm vụ tưởng chừng như không
chút hi vọng và đã vượt qua một trong những trở ngại trên con đường bước vào
“ thế kỉ ô tô”. Ngoài ra việc nâng cao sức chuyền của máy vận chuyển và của
thang máy, và của thang máy, lốp cho máy loại máy và cơ cấu khác.
1.3. Cao su lấy từ rượu và dầu mỏ:
Ở thế kỉ trước, nguồn cung cấp cao su duy nhất là nước Brê-xin .Năm
1872 , chính phủ Anh khẩn khoản đề nghị chính phủ Bre-zin bán hạt cao su hê-
vê-a cho họ. Để giữ địa vị thống trị của mình, chính phủ Brê-zin tăng cường bảo
vệ rừng cao su và đặt ra những hình phạt rất nghiêm khắc đối với việc xuất khảo
hạt cao su ra khỏi đất nước. Do đó, chính phủ Anh quyết định hành động theo
cách khác. Năm 1875, nhà thực vật học kiêm gián điệp Vich- hem đã mang về
được Anh quốc 70000 hạt cây cao su và chúng được mang đi trồng trên đảo
Xây- lan. Sau đó, các đồn điền cao su bắt đầu được lập ra trên các đảo In- đo-
SVTH: Vỏ Thị Tiếp Lớp 10SHH

-2-
Lịch Sử Cao su và Nhựa GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
nê- xia, ở Việt Nam, Miến Điện và Công – gô. Những nước không có đồn điền
cao su rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn, trong đó có Liên Xô, họ phải bỏ ra
một số lượng vàng rất lớn để mua cao su. Lúc đó, các nhà bác học Liên Xô tìm

trong số những thực vật nội địa những cây có chất cao su, có thể thay thế cho
cao su. Năm 1927 đã tìm được một số cây chứa cao su đầu tiên nhưng chúng
đều không có giá trị công nghiệp. Đồng thời, họ cũng kiên trì tìm tòi phương
pháp điều chế cao su nhân tạo. Ngày 18 tháng 12 năm 1931 , tại một công
xưởng thí nghiệm thành phố Lê- nin-grat, theo phương pháp Lê- bê-đep đã thu
được mẻ cao su tổng hợp đầu tiên từ rượu ê- ty-lic. Hiện nay, cao su tổng hợp đã
được sản xuất với một số lượng khổng lồ ở nhiều nước, hơn nữa không chỉ riêng
từ rượu mà còn từ khí thiên nhiên và khí dầu mỏ theo những phương pháp cũng
được áp dụng đầu tiên ở Liên Xô. Nếu trước kia cây hê- vê- a và những chất cao
su khác chỉ cho một loại cao su thì ngày nay trong các công xưởng người ta đã
điều chế ra hàng chục loại cao su mà chúng có những tính chất hơn hẳn.
1.4. Lịch sử về sự lưu hóa cao su:
Vào một ngày mùa đông năm 1839 tại New York (Mỹ), Charles
Goodyear (thương gia Mỹ) thoa lưu huỳnh vào cao su sống với mục đích đơn
giảm là “làm cho nó khô”, tức là làm mất tính dính của cao su.
Do sự bất cẩn, Goodyear làm rơi một mẫu cao su đã thoa lưu huỳnh vào lò
sưởi, nó nóng lên một lúc và sắp bốc cháy. Ông vội ném mạnh ra ngoài trời, nó
nằm lạnh giá trên đá.
Ngày hôm sau, tìm lại mẫu cao su này đã qua những xử lý xấu là cực nóng
và cực lạnh, ông thấy nó vẫn mềm dẻo và đàn hồi.
Như vậy sự tác dụng của nhiệt vào hỗn hợp cao su và lưu huỳnh đã quyết
định chất lượng rất quý báu của cao su, tính đàn hồi và độ bền dai của nó đồng
thời cũng triệt tiêu tính dính của cao su.
Để đặt một tên chỉ về sự biến đổi mà cao su đã chịu, Brockedon đề nghị
gọi là “vulcanisation”, danh từ “Vulcan” có nghĩa là thần lửa và núi lửa, bởi lưu
huỳnh được lấy từ núi lửa và lửa tham gia cung cấp nhiệt cần thiết cho sự hóa
hợp. Kể từ đó phản ứng này gọi là “Vulcanisation” (Pháp), “Vulcanization”
(Anh – Mỹ) và Việt Nam gọi là “sự lưu hóa”.
1.5. Vài nét về Charles Goodyear:
SVTH: Vỏ Thị Tiếp Lớp 10SHH


-3-
Lịch Sử Cao su và Nhựa GVHD: TS. Trần Mạnh Lục

Hình 1. Charles Goodyear (1800-1860)
Charles Goodyear (29/12/1800 – 1/7/1860) là nhà phát minh người Mỹ,
người đã nghiên cứu thành công quá trình lưu hóa cao su vào năm 1839.
Charles Goodyear được sinh ra tại New Haven, một hải cảng ở bang
Conecticut, Mỹ vào ngày 29 tháng 12 năm 1800, con trai của Amasa Goodyear,
một nhà phát minh (đặc biệt là công cụ nông nghiệp) và đi tiên phong trong sản
xuất phần cứng ở Mỹ. Khi Charles là một cậu bé, ông làm
việc tại nhà máy sản xuất nút của cha mình và học tại nhà cho đến năm 1816,
ông học nghề ở công ty phần cứng của các thương nhân ở Philadelphia. Năm
1821, ông trở về Connecticut và nhập vào một quan hệ đối tác với cha của mình
tại Naugatuck, tiếp tục cho đến năm 1830, khi nó được chấm dứt bởi hoạt động
kinh doanh bị đảo ngược. Năm 1837, ông đã gặp và làm việc với Nathaniel
Hayward (1808-1865), một nhân viên của một nhà máy sản xuất cao su ở
Roxbury và đã thực hiện các thí nghiệm với lưu huỳnh trộn với cao su. Năm
1839, bằng cách thả trên một bếp lò nóng một số Ấn Độ- cao su trộn với lưu
huỳnh, ông đã vô tình phát hiện ra quá trình lưu hóa cao su. Vào năm 1844, ông
đã hoàn thiện quá trình của mình, đã được cấp bằng sáng chế đầu tiên, và trong
những năm tiếp theo hơn sáu mươi bằng sáng chế đã được cấp cho ông, bao
gồm cả bao cao su, dụng cụ thiết bị tử cung, ống tiêm thụt rửa, và "mạng che
mặt tử cung" (màng). Năm 1852, ông đã đi đến Anh, nơi các sản phẩm làm theo
bằng sáng chế của ông đã được trưng bày tại triển lãm quốc tế 1851, nhưng ông
đã không thể thiết lập các nhà máy ở đó. Tại Pháp, một công ty sản xuất cao su
lưu hoá bởi quá trình của ông không thành công, và trong tháng mười hai năm
1855, ông đã bị bắt và bị cầm tù vì nợ ở Pari. Ông qua đời tại thành phố New
York vào ngày 01 tháng 7 năm 1860.
2. LỊCH SỬ VỀ NHỰA

SVTH: Vỏ Thị Tiếp Lớp 10SHH

-4-
Lịch Sử Cao su và Nhựa GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
Chắc chắn, lịch sử của ngành công nghiệp cao su có mang về nhựa. Điều
này là bởi vì ebonit, hoặc cao su cứng, được phát hiện vào năm 1851, là vật liệu
nhiệt dẻo đầu tiên được chuẩn bị và vật liệu đầu tiên liên quan đến biến đổi hóa
học riêng biệt của một loại vật liệu tự nhiên. Nhưng ebonit chưa được khai thác
thương mại đối với một số năm sau khi phát hiện ra nó, vì lý do đó, tầm quan
trọng lịch sử của nó đã trở nên hơi mờ.
Chất dẻo, hay còn gọi là nhựa, là các hợp chất cao phân tử, được dùng
làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày như là: áo
mưa, ống dẫn điện cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống
hiện đại của con người. Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi
chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác
dụng. Chất dẻo còn được sử dụng rộng rãi để thay thế cho các sản phẩm làm
bằng: vải, gỗ, da, kim loại, thủy tinh. Vì chúng bền, nhẹ, khó vỡ, nhiều màu sắc
đẹp.
2.1. Sơ lược:
Nhựa nhân tạo đầu tiên được giới thiệu vào năm 1862 tại Triển lãm quốc tế
lớn ở London bởi một người đàn ông tên là Alexander Parkes. Tại thời điểm đó
gọi là Parkesine, nó là một vật liệu hữu cơ từ cellulose có thể được đúc sau khi
được nung nóng, và nó có thể giữ lại hình dạng của nó khi nó được làm
lạnh. Trong thời gian cuối thế kỉ 19, một người Mỹ tên John Wesley Hyatt sử
dụng nhựa để sản xuất quả bóng bi-a, và nhựa này được biết đến như là nhựa
nhiệt dẻo đầu tiên.
SVTH: Vỏ Thị Tiếp Lớp 10SHH

-5-
Lịch Sử Cao su và Nhựa GVHD: TS. Trần Mạnh Lục

Các nhựa cải thiện khác đã được thực hiện vào đầu của thế kỷ 20.
Năm 1907- Leo Hendrik Baekeland đã chế tạo ra một loại nhựa lỏng tổng hợp
nhân tạo đầu tiên- và đặt tên là Bakelite, một loại nhựa nhiệt rắn có khả
năng giữ được hình dáng của mình theo bất kỳ điều kiện nào. Bakelite
được sử dụng trong sản xuất các loại vũ khí quân sự và máy móc cũng như
cách điện.
Những năm 1920, giấy bóng kính đã trở thành một loại vật liệu rất phổ biến
trên thế giới.
Sau đó, Ni-lông được phát hiện vào năm 1930 bởi một nhà hóa học Harvard trẻ
được gọi là Wallace Hume Carothers. Lúc đầu nó được gọi là “Polyamide
66” và được dùng để thay thế lông động vật trong bàn chải đánh răng và
sau nữa là vớ tơ. Năm 1939- vớ Ni-lông được tung ra thị trường và đưa vào
sử dụng phổ biến trong quân đội- như dù (để nhảy) và lều trong Chiến
tranh Thế giới lần 2.
Đến năm 1940, polyme khác đã được giới thiệu với thế giới, silicon có nguồn
gốc từ nhựa và axit boric được trộn lẫn vào nhau và hình thành nên một
hợp chất khác thường. Nó có độ đàn hồi tốt hơn cao su 25%, có thể căng
giãn nhiều lần tạo nhiều hình dạng khác nhau và nhiều loại polymer khác
như :acrylic, PVC, cao su tổng hợp, polyethylene, Teflon, SaranTM…
Trong những năm 50, Polyethylene trọng lượng cao (HDPE) được phát triển và
ngày nay được dùng trong những chai sữa bằng nhựa. Polypropylene (PP)
cũng được tìm thấy trong cùng thời gian này. Trong thập kỷ sau, nhựa bắt
đầu được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm, từ bao bì cho hàng dệt mới, và
nó cũng đã mở đường cho việc phát minh ra các sản phẩm sáng tạo như tivi
và máy tính.
Trong năm 2007, tổng mức tiêu thụ nhựa đã đạt gần 100 triệu tấn, và điều này
đã gây ra sự suy giảm đáng kể các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu
mỏ và khí tự nhiên. Ngày nay, nhựa đã trở thành một phần không thể thiếu
trong cuộc sống hằng ngày. Từ truyền thông, giải trí, sức khỏe, đến bảo tồn
năng lượng trong vận tải và sử dụng năng lượng mặt trời, nguồn nước và

sức gió, nhựa đang đóng vai trò chính trong cuộc sống hằng ngày của
chúng ta và phúc lợi xã hội trong tương lai.
2.2. Một số loại đầu tiên:
2.2.1. Parkesine:
Đây là nhựa nhân tạo đầu tiên, được tạo ra bởi Alexander Parkes, người
đã chứng minh công khai năm 1862 tại Triển lãm quốc tế lớn tại London. Đó là
một vật liệu hữu cơ có nguồn gốc từ cellulose, có thể được đúc khi nóng nhưng
SVTH: Vỏ Thị Tiếp Lớp 10SHH

-6-
Lịch Sử Cao su và Nhựa GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
vẫn giữ được hình dạng của nó khi lạnh. Parkes tuyên bố rằng vật liệu mới này
có thể làm bất cứ điều gì cao su có khả năng, nhưng ở một mức giá thấp hơn.
Nhưng Parkesine sớm bị mất độ bóng của nó.
2.2.2. Celluloid :
Có nguồn gốc từ cellulose và long não alcoholized. John Wesley Hyatt
phát minh nhựa như là một thay thế cho ngà voi trong các quả bóng bi-a vào
năm 1868. Ông lần đầu tiên đã cố gắng sử dụng thuốc dán từ một chất tự nhiên,
sau khi làm đổ chai của nó và phát hiện ra rằng các vật liệu khô thành một màng
dẻo và bền. Tuy nhiên, loại vật liệu là không đủ nặng để được sử dụng như một
quả bóng bi-a, cho đến khi bổ sung long não, một dẫn xuất của cây nguyệt quế,
nhựa mới có thể được đúc với nhiệt và áp suất thành một hình dạng bền .Bên
cạnh quả bóng bi-a, nhựa đã trở nên nổi tiếng, là phim đầu tiên chụp ảnh linh
hoạt được sử dụng cho thuật nhiếp ảnh và hình ảnh động. Đến năm 1900, phim
điện ảnh là một thị trường bùng nổ cho nhựa.
2.2.3. Bakelit:
Sau khi cellulose nitrate, formaldehyde là sản phẩm tiếp theo để thúc đẩy
công nghệ của nhựa. Khoảng năm 1897, những nỗ lực để sản xuất bảng viết
phấn trắng dẫn đến nhựa casein (đạm sữa trộn lẫn với formaldehyde). Năm
1899, Arthur Smith đã nhận bằng sáng chế đầu tiên cho chế biến một loại nhựa

formaldehyde . Tuy nhiên, vào năm 1907, Leo Hendrik Baekeland cải thiện kỹ
thuật phản ứng phenol-formaldehyde và phát minh ra nhựa tổng hợp đầu
tiên, Bakelite . Baekeland đã phát triển một thiết bị mà ông gọi là Bakelizer -
cho phép ông thay đổi nhiệt và áp suất chính xác để kiểm soát phản ứng của hóa
chất dễ bay hơi. Sử dụng thiết bị này giống như nồi, Baekeland đã phát triển một
chất lỏng mới (nhựa bakelite) nhanh chóng cứng lại. Sau khi làm cứng, nhựa sẽ
tạo thành một bản sao chính xác của bất kỳ vật nào có chứa nó. Vật liệu mới này
sẽ không bị đốt, đun sôi, tan chảy, hoặc hòa tan trong bất kỳ axit có sẵn hoặc
dung môi. Điều này có nghĩa là một khi nó đã được hình thành, nó sẽ không bao
giờ thay đổi. Một đặc điểm làm cho nó nổi bật hơn so với chất nhựa trước đây,
các chất nhựa có thể được nấu chảy vô số lần, Bakelite nhựa nhiệt rắn là nhựa
đầu tiên mà sẽ giữ lại hình dạng và hình thức của nó trong bất kỳ trường hợp
nào.
2.3. Lịch sử quả bóng bi-a
Trong thời kỳ đầu tiên bóng được làm từ gỗ, và đất sét (đất nung - đất sét -
vẫn được sử dụng tốt cho đến thế kỷ 20). Ngà voi được yêu thích sử dụng trong
một giai đoạn, nhưng đến giữa thế kỷ 19, voi bị tàn sát để lấy ngà với một nhịp
độ báo động, chỉ để cung cấp ngà voi cho billiard. Không nhiều hơn 8 bóng có
SVTH: Vỏ Thị Tiếp Lớp 10SHH

-7-
Lịch Sử Cao su và Nhựa GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
thể được tạo ra từ 1 con voi. Trong 1 buổi thuyết trình ngoài thông lệ về những
biến đổi ngoại cảnh tự nhiên, ngành công nghiệp billiard nhận ra rằng nguồn
cung cấp từ voi (nguồn cung cấp đầu tiên là ngà voi) đang gặp nguy hiểm, cũng
như nguy hiểm để có được ngà. Họ (ngành công nghiệp billiard) đã thách thức
các nhà sáng chế về việc chọn lựa 1 nguồn nguyên liệu có thể lựa chọn và sản
xuất được với mức thưởng là 10.000$USD được đưa ra từ Phelan và Collender
của thành phố New York.
Vào năm 1869, John Wesley Hyatt phát minh 1 nguyên liệu tổng hợp gọi là

Cellulose Nitrate (xen lu lô-nitrat) để sản xuất quả bóng billiard. Mặc dù sự thật
không rõ ràng rằng số tiền thưởng có được trao cho Hyatt hay không, nhưng
không có bằng chứng Hyatt nhận được giải thưởng. Vào năm 1870 quả bóng
billiard đã được đóng nhãn thương mại nhựa Xen-lu-lô, chất dẻo công nghiệp
đầu tiên. Nhưng không may, bản chất nhựa xen-lu-lô tự nhiên làm cho nó trở
nên dễ thay đổi khi sản xuất, thỉnh thoảng bị nổ tung, và cuối cùng làm chất dẻo
tự nhiên này không được thực tiễn lắm. Sau đó, để tránh vấn đề về sự bất ổn của
nhựa xen-lu-lo, ngành công nghiệp đã thử nghiệm nhiều nguyên liệu tổng hợp
khác cho bóng billiard như Bakelite, Crystalate hoặc những hợp chất nhựa khác.
Những yêu cầu cao về độ chính xác của quả bóng billiard ngày nay đã được đáp
ứng bằng những khuôn đúc bóng billiard từ những nguyên liệu nhựa có những
đặc tính cứng chống lại sự phá vỡ hay sứt mẻ cho quả bóng billiard. Hiện tại
Saluc, dưới những cái tên của các hãng như Aramith và Brunswick Centennial,
sản xuất những quả bóng từ nhựa phênôn (Phenol). Những loại nhựa và chất dẻo
khác như Poli este (Polyester) (dưới những tên thương mại khác nhau) và nhựa
Acrylic cũng được sử dụng, bằng cách cạnh tranh giữa những công ty như
Elephant Balls Ltd, Frenzy sport và Vigma.
Từ đây có thể thấy rằng không phải bóng billiard được sản xuất từ 1 loại
nguyên liệu chính xác, mà tuỳ vào các hãng sẽ tự chế ra loại nhựa phù hợp để
cạnh tranh. Tất nhiên có những hãng dùng chất liệu giống nhau.
2.4. Vài nét về John Wesley Hyatt

SVTH: Vỏ Thị Tiếp Lớp 10SHH

-8-
Lịch Sử Cao su và Nhựa GVHD: TS. Trần Mạnh Lục

Hình 2. John Wesley Hyatt (1837-1920)
John Wesley Hyatt được sinh ra ở Starkey, New York, vào ngày 28 / 11 /
1837. Ở tuổi 16, ông làm việc cho một máy in ở Illinois, người sản xuất bảng trò

chơi và các miếng trò chơi. Sau khi được cấp bằng sáng chế vào năm 1861,
Hyatt có thể bắt đầu công ty riêng của mình ở Albany, New York, làm cờ và
quân cờ domino. Năm 1869, ông được cấp bằng sáng chế tại Hoa Kỳ là
"Celluloid". Năm 1870 Hyatt thành lập Công ty Sản xuất Celluloid để sản xuất
và thị trường Celluloid, nó đã được sử dụng để làm tất cả mọi thứ từ gọng kính
răng giả, lược và các nút phím đàn piano, và tất nhiên các quả bóng bi-a, những
thứ đã được thực hiện một lần từ ngà voi.
Ngoài nhựa, Hyatt cuối cùng đã nhận được hơn 200 bằng sáng chế cho một
loạt các sáng chế. Ông cũng phát minh ra bộ lọc Hyatt, một thiết bị lọc nước
tách hạt rắn từ nước thông qua một chất lọc xốp hoặc cát hoặc than, nó tương tự
như hệ thống lọc ngày nay. Năm 1914, Hyatt nhận Huy chương “Perkin” từ
Hiệp hội Công nghiệp hóa chất cho công việc của mình với nhựa. Ông mất ngày
10 tháng năm 1920.

SVTH: Vỏ Thị Tiếp Lớp 10SHH

-9-
Lịch Sử Cao su và Nhựa GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử hóa học của Hoàng Ngọc Cang
2. www.giupconhoc.com/lch- su - cao - su -p3/
3. />4. />5. />6. />7. />8. www.plastiquarian.com/index.php?id=54
9. www.robinsonlibrary.com/technology/ / hyatt .htm
10. />11. />12. Hóa học vui của V. I. Lê- Va- Sôp.
SVTH: Vỏ Thị Tiếp Lớp 10SHH

-10-
Lịch Sử Cao su và Nhựa GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
MỤC LỤC
1.1. Sơ lược 1

1.3. Cao su lấy từ rượu và dầu mỏ: 2
Các nhựa cải thiện khác đã được thực hiện vào đầu của thế kỷ 20. 6
Năm 1907- Leo Hendrik Baekeland đã chế tạo ra một loại nhựa lỏng tổng
hợp nhân tạo đầu tiên- và đặt tên là Bakelite, một loại nhựa nhiệt rắn có
khả năng giữ được hình dáng của mình theo bất kỳ điều kiện
nào. Bakelite được sử dụng trong sản xuất các loại vũ khí quân sự và máy
móc cũng như cách điện 6
Những năm 1920, giấy bóng kính đã trở thành một loại vật liệu rất phổ
biến trên thế giới. 6
Sau đó, Ni-lông được phát hiện vào năm 1930 bởi một nhà hóa học
Harvard trẻ được gọi là Wallace Hume Carothers. Lúc đầu nó được gọi là
“Polyamide 66” và được dùng để thay thế lông động vật trong bàn chải
đánh răng và sau nữa là vớ tơ. Năm 1939- vớ Ni-lông được tung ra thị
trường và đưa vào sử dụng phổ biến trong quân đội- như dù (để nhảy) và
lều trong Chiến tranh Thế giới lần 2. 6
Đến năm 1940, polyme khác đã được giới thiệu với thế giới, silicon có
nguồn gốc từ nhựa và axit boric được trộn lẫn vào nhau và hình thành
nên một hợp chất khác thường. Nó có độ đàn hồi tốt hơn cao su 25%, có
thể căng giãn nhiều lần tạo nhiều hình dạng khác nhau và nhiều loại
polymer khác như :acrylic, PVC, cao su tổng hợp, polyethylene, Teflon,
SaranTM… 6
Trong những năm 50, Polyethylene trọng lượng cao (HDPE) được phát
triển và ngày nay được dùng trong những chai sữa bằng nhựa.
Polypropylene (PP) cũng được tìm thấy trong cùng thời gian này. Trong
thập kỷ sau, nhựa bắt đầu được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm, từ
bao bì cho hàng dệt mới, và nó cũng đã mở đường cho việc phát minh ra
các sản phẩm sáng tạo như tivi và máy tính. 6
Trong năm 2007, tổng mức tiêu thụ nhựa đã đạt gần 100 triệu tấn, và
điều này đã gây ra sự suy giảm đáng kể các nguồn tài nguyên thiên nhiên
SVTH: Vỏ Thị Tiếp Lớp 10SHH


-11-
Lịch Sử Cao su và Nhựa GVHD: TS. Trần Mạnh Lục
như dầu mỏ và khí tự nhiên. Ngày nay, nhựa đã trở thành một phần
không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Từ truyền thông, giải trí, sức
khỏe, đến bảo tồn năng lượng trong vận tải và sử dụng năng lượng mặt
trời, nguồn nước và sức gió, nhựa đang đóng vai trò chính trong cuộc
sống hằng ngày của chúng ta và phúc lợi xã hội trong tương lai 6
2.2. Một số loại đầu tiên: 6
2.3. Lịch sử quả bóng bi-a 7
2.4. Vài nét về John Wesley Hyatt 8
SVTH: Vỏ Thị Tiếp Lớp 10SHH

-12-

×