Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Tính hai mặt của chính sách bảo hộ kinh tế pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.99 KB, 9 trang )

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright






TÍNH HAI MẶT CỦA CHÍNH SÁCH BẢO HỘ KINH TẾ

Trần Thanh Tùng



Tóm tắt
Từ khi xuất hiện nhà nước, thuế cũng ra đời. Từ khi có quan hệ ngoại thương thì thuế
nhập khẩu là nguồn thu đáng kể của các quốc gia. Ngày nay, theo xu hướng hội nhập
kinh tế toàn cầu và cạnh tranh xuyên lục địa thì việc áp dụng bảo hộ bằng thuế quan cao,
dường như đang là cánh cửa hẹp đối với các chính phủ trong quá trình thực thi quyền
hạn của mình. Vậy có dễ dàng từ bỏ “công cụ mạnh” này hay không? nếu từ bỏ thì chính
phủ phải dựa vào công cụ nào khả dĩ hơn? Bất cứ chính sách nào đều có tính hai mặt, khi
quan sát các công cụ của chính sách bảo hộ kinh tế cho thấy có nhiều điều thú vị và đáng
để suy ngẫm.
Việc áp dụng các công cụ thuế quan ngày nay đã trở nên lỗi thời. Bài viết này nhằm kết
luận rằng cần thiết phải từ bỏ các hàng rào thuế quan và nên sử dụng những công cụ
khác hữu hiệu hơn, tinh vi hơn. Các công cụ cũng chỉ có ý nghĩa khi nó hoàn thành đúng
mục tiêu vốn dĩ của nó.
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2004-2005
Phát triển kinh tế ở
Đông và Đông Nam Á
Tính hai mặt của chính sách


bảo hộ kinh tế



Trần Thanh Tùng
2
Bài viết giới thiệu một cách tổng quan về lý thuyết bảo hộ trong kinh tế, mục tiêu của bảo
hộ và các công cụ của chính sách bảo hộ kinh tế. Qua đó liên hệ với tình hình thực tế áp
dụng các chính sách bảo hộ ở Việt Nam. Bài viết trình bày và kết luận một số quan điểm
về bảo hộ mà tác giả cho rằng mang lại hiệu qủa cao và phù hợp xu hướng phát triển, hội
nhập của nền kinh tế thế giới đầy màu sắc ngày nay.

Lý thuyết về bảo hộ kinh tế:
Khái niệm bảo hộ trong kinh tế được hiểu là các chính sách của Chính phủ nhằm hỗ trợ
và bảo vệ quyền lợi cho một đối tượng nào đó. Có thể là bảo hộ nhà sản xuất khi chính
phủ muốn khuyến khích các ngành sản xuất trong nước hoặc cũng có thể bảo vệ người
tiêu dùng với các quy định về an toàn, sức khỏe… nhưng chung quy lại cũng nhằm mục
đích bảo vệ các ngành sản xuất trong nước.
Một trong những chỉ tiêu để đánh giá mức độ bảo hộ sản xuất nội địa của quốc gia nào
đó, các nhà kinh tế đưa ra khái niệm về tỷ lệ bảo hộ hiệu dụng. Tỷ lệ bảo hộ hiệu dụng
(ERP) là tỷ số giữa chênh lệch giá trị gia tăng tính theo giá trong nước (VA
d
) so với giá
trị gia tăng tính theo giá thế giới (VA
w
) và giá trị gia tăng tính theo giá thế giới (VA
w
)
1




Với công thức đơn giản trên đây, một số nhận xét được rút ra như sau:
1) Thuế nhập khẩu các yếu tố sản xuất
2
làm cho chi phí sản xuất trong nước tăng. Thông
thường thì thuế này được giảm xuống nếu trong nước chưa cung cấp được và tăng lên khi
cần bảo hộ
2) Thuế nhập khẩu sản phẩm đầu ra làm cho giá trị gia tăng trong nước tăng lên mặc dù
giá trị gia tăng thật của nó có thể rất thấp. Do đó lợi nhuận của nhà sản xuất được bảo hộ
tăng lên
3) Chênh lệch giá trị gia tăng (VA
d
) và (VA
w
) thể hiện mức độ bảo hộ của ngành sản
xuất
4) Các công cụ bảo hộ nhằm mục đích gia tăng giá trị gia tăng nội địa. Lưu ý rằng ERP
phụ thuộc vào thuế suất các yếu tố sản xuất và cả thuế sản phẩm đầu ra, do đó phụ thuộc
vào cơ cấu sản xuất các ngành. Từ đây có nhiều điều thú vị khi xem xét mức độ được bảo
hộ của các ngành.
Khi mổ xẻ các yếu tố cấu thành giá trị gia tăng trong nước, các con số về độ lớn của ERP
chưa nói hết bản chất của sự bảo hộ. Thử xem xét một vài số liệu về tỷ lệ bảo hộ hiệu
dụng của các nước châu Á:
Bảo hộ hiệu dụng ngành công nghiệp chế tạo tại Việt Nam là 91% (năm 2002), Thái lan là 72%
(năm 1997), Đài Loan là 57% (1999), Hàn Quốc là 27% (1990), Inđônêxia là 25% 91995),
Malaixia là 13% (1995) và Philipine là 10% (1999) [Nguồn: P. Athukorala, 2002]
Với những con số vừa nêu, có thể nhận ra rằng: các nước có tỷ lệ bảo hộ hiệu dụng càng
cao thường có trình độ sản xuất trong nước và tính cạnh tranh càng kém. Tuy vậy con số


1
Benefit - Cost Analysis, Economics 1315, 19-20/4/2004, Qúy Tâm biên dịch
2

Thực ra ngoài thuế còn do bản thân giá yếu tố đầu vào trong nước cao làm cho chi phí sản xuất trong nước cao

ERP = (VA
d
- VA
w
) / VA
w

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2004-2005
Phát triển kinh tế ở
Đông và Đông Nam Á
Tính hai mặt của chính sách
bảo hộ kinh tế



Trần Thanh Tùng
3
này chưa nói lên tất cả. Theo triết lý thông thường, thì nhà sản xuất mong muốn được bảo
hộ càng cao. Ta thử xem tỷ lệ bảo hộ cao có làm hài lòng nhà sản xuất trong nước hay
không? thực tế cho thấy câu trả lời là không phải lúc nào cũng đúng và điều này chính
xác ở Việt Nam. Đó là một nghịch lý, tính hai mặt của chính sách bảo hộ.

Mục tiêu của bảo hộ:

Bảo hộ là cần thiết nhưng mục tiêu phải thiết thực.
Mặc dù bảo hộ là điều tiết gia tăng lợi nhuận để khuyến khích nhà sản xuất nhưng làm
tăng lợi nhuận không phải là mục tiêu của bảo hộ.
Có lẽ nên xác định mục tiêu bảo hộ một cách rõ ràng là: nâng cao sức mạnh cạnh tranh
cho các nhà sản xuất, các ngành non trẻ bước đầu vào sân chơi thế giới. Nhà nước và
doanh nghiệp cần ý thức rằng sự hỗ trợ là có giới hạn về nguồn lực cũng như về thời gian.
Khi đề ra chính sách bảo hộ cần xem xét các lợi ích tổng thể của nền kinh tế.
Để cạnh tranh, các công ty phải tạo được giá trị gia tăng. Điều này có nghĩa là phải giỏi trong khâu
sản xuất để tạo ra hàng có chất lượng, giao hàng đến nơi có nhu cầu với giá hạ. Điều này không thể
thực hiện được nếu các chính sách nhà nước không mang tính hỗ trợ.

Ở các nước đã từng áp dụng thay thế nhập khẩu, họ (chính phủ) nhanh chóng ép các công ty phải
cung cấp hàng có chất lượng với giá ngang bằng thế giới. Trong khi Việt Nam đã cam kết tham gia
AFTA và hạ thấp bảo hộ, không thấy nhiều dấu hiệu là các công ty này đang chuẩn bị để cạnh
tranh, dù chỉ là cạnh tranh với các công ty của ASEAN. (David O. Dapice, 1999)
Các công ty ở đây muốn nói đến là các doanh nghiệp nhà nước, là đối tượng được hưởng
bảo hộ nhiều nhất. Còn các doanh nghiệp khác tự thân họ phải tìm cách cạnh tranh với
nhà sản xuất nước ngoài, thực tế họ chưa được bảo hộ đúng mức và họ đã đứng vững.
Những điều họ cần cũng hết sức đơn giản và nằm trong tầm tay của nhà nước
1
.

Các công cụ của chính sách bảo hộ kinh tế:
Các công cụ bảo hộ nhằm gia tăng VA
d
để khuyến khích sản xuất trong nước, các công cụ
truyền thống bao gồm: thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp trợ giá, ưu đãi tín dụng. Các công cụ
thuộc xu hướng mới bao gồm đầu tư hạ tầng và môi trường, các rào cản kỹ thuật, chống
phá giá, bảo vệ môi trường… được xem là các công cụ sẽ thịnh hành trong thời gian tới.
Lại thêm lần nữa, ưu thế thuộc về các nước phát triển, sức ép đang đè nặng lên các nước

chậm phát triển.
Hàng rào thuế quan:
Là loại chính sách bảo hộ trực tiếp dễ thực hiện, là công cụ kinh điển của chính sách bảo
hộ mậu dịch. Đây cũng là cơ hội để buôn lậu trốn thuế, làm xói mòn nỗ lực tự vươn lên
của doanh nghiệp trong nước.
Hàng rào phi thuế quan:
Sử dụng hạn ngạch (quota) để phân bổ và cấp phát, theo lý thuyết kinh tế vi mô việc áp
dụng hạn ngạch thường gây ra tổn thất và phân phối thu nhập thiếu công bằng, quyền lợi

1
Những điều mà DN cần không phải là vốn hay đặc quyền mà là chính sách thông thoáng, bình đẳng, nhất quán…
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2004-2005
Phát triển kinh tế ở
Đông và Đông Nam Á
Tính hai mặt của chính sách
bảo hộ kinh tế



Trần Thanh Tùng
4
sẽ thuộc về người nắm giữ quota. Trên thực tế đây là miền đất màu mỡ nảy mầm tiêu cực
và tham nhũng. Khi "mổ xẻ" chuyện quota dệt may của Việt Nam năm 2004 có tình trạng
đầu năm chạy đôn đáo tìm quota, cuối năm thì bị “khê” không dùng hết có một nguyên
nhân như sau:
Theo hầu hết doanh nghiệp (DN), các nhà chuyên môn, là “do chính sách quản lý, điều hành hạn
ngạch bất cập, chậm chạp trong chuyển đổi, thiếu các thông tin mang tính định hướng, không có
những quyết định kịp thời trong những thời điểm cần thiết” (Tuổi trẻ, 2004)
Trợ cấp và trợ giá:

Là loại chính sách bảo hộ trực tiếp và gây biến dạng thị trường, dễ phát sinh tiêu cực
trong việc định giá, cơ chế xin cho và gây nên tình trạng độc quyền, tổn thất xã hội lớn.
Thứ trưởng Thương mại Lê Danh Vĩnh cho biết tình trạng giá xăng, dầu trên thị trường thế giới
duy trì ở mức cao còn có khả năng kéo dài, đặc biệt là mùa đông đang tới. Vì vậy, nếu Nhà nước
tiếp tục duy trì thuế nhập khẩu xăng 0%, thì giá vốn của xăng nhập khẩu cao hơn giá bán hiện hành
trên dưới 500 đồng/lít tuỳ theo chủng loại. Trong trường hợp tiếp tục giữ giá như hiện nay, thì một
ngày kinh doanh xăng dầu lỗ khoảng 4,2 tỷ đồng, 1 tháng lỗ khoảng 128 tỷ đồng và quý cuối của
năm nay sẽ lỗ tới 384 tỷ đồng. (Nguồn: , 2004)
Ưu đãi tín dụng:
Là loại chính sách bảo hộ gián tiếp, thiếu công bằng và phát sinh tiêu cực. Một ví dụ điển
hình về sự can thiệp quá mức của chính phủ trong cho vay dẫn đến sụp đổ của chaebol
khá tên tuổi là Daewoo, Hàn Quốc.
Họ nói rằng, vấn đề đã trở nên tồi tệ thêm bởi thực tế là trong nhiều nước ở châu Á, các ngân hàng
được giám sát rất kém và thường là đối tượng bị gây áp lực để rót tiền vay cho các dự án được ủng
hộ về mặt chính trị hơn là các dự án mang lại giá trị kinh tế. Khi tăng trưởng kinh tế bắt đầu sút
kém thì rất nhiều trong số các dự án đó đã chứng tỏ không thể đứng vững được về mặt kinh tế.
Nhiều dự án đã phá sản. (Christopher Conte, Albert R. Karr, Phác thảo nền kinh tế Mỹ)
Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái:
Theo lý thuyết kinh tế vỹ mô việc duy trì tỷ giá đồng nội tệ thấp mang lại sự cạnh tranh
về giá cho các sản phẩm xuất khẩu. Tuy vậy chính sách tỷ giá còn liên quan đến nhiều
yếu tố khác của kinh tế vỹ mô như lạm phát… Và không phải lúc nào tỷ giá thấp đều có
lợi vì còn tùy thuộc tỷ trọng nhập khẩu của quốc gia, nếu giá trị nhập khẩu nhiều hơn xuất
khẩu thì động nội tệ mất giá là một bất lợi. Trên thực tế việc ứng xử với tỷ giá hối đoái
không hề đơn giản chút nào.
Tổng thống Bush nói: "Chính sách của chính phủ chúng tôi là chính sách đồng USD mạnh"… Một
số nhà kinh tế tin rằng mặc dù chính quyền Bush công khai tuyên bố ủng hộ chính sách đồng USD
mạnh, trên thực tế Mỹ vẫn muốn có đồng USD yếu hơn so với các đồng tiền chủ chốt khác.
(TTXVN, 2004)
Các rào cản kỹ thuật:
Ngày nay các nước phát triển sau khi đã hạn chế và gỡ bỏ công cụ thuế, đã chuyển qua

một số công cụ khác được xem là tinh vi hơn. Đó là áp đặt các tiêu chuẩn về sản xuất, lao
động, môi trường hay chống phá giá… nói chung công cụ này ưu thế thuộc về các nước
mạnh và mang tính áp đảo. Bất lợi cho các nước đang phát triển và chậm phát triển. Thật
thú vị khi quan sát tính chất hai mặt của bảo hộ.
Chính quyền của Tổng thống Bill Clinton (1993-2001) đã đưa thêm một phương diện khác nữa vào
chính sách thương mại của Mỹ. Đó là, các nước cần phải tôn trọng triệt để các tiêu chuẩn tối thiểu
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2004-2005
Phát triển kinh tế ở
Đông và Đông Nam Á
Tính hai mặt của chính sách
bảo hộ kinh tế



Trần Thanh Tùng
5
về lao động và môi trường. Người Mỹ có thái độ như vậy một phần vì họ lo lắng rằng các tiêu
chuẩn về lao động và môi trường tương đối cao của chính nước Mỹ có thể đẩy chi phí của hàng
hóa sản xuất tại Mỹ lên cao, gây ra khó khăn cho các ngành công nghiệp trong nước khi cạnh tranh
với các công ty nước ngoài ít bị điều tiết hơn” (Christopher Conte, Albert R. Karr, Phác thảo nền
kinh tế Mỹ)
Đầu tư mạnh vào hạ tầng
1
và môi trường kinh doanh:
Là loại chính sách bảo hộ gián tiếp, ngày nay được xem là chính sách hữu hiệu nhất và
không vi phạm thông lệ quốc tế. Đây là công cụ hết sức bất lợi cho các nước chậm phát
triển vì môi trường kinh doanh và vốn đầu tư vào hạ tầng của các nước phát triển hoàn
toàn chiếm ưu thế.
Chính sách này tạo nên sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, tự cạnh tranh trong môi

trường tốt hơn do được chính phủ đầu tư hạ tầng, xử lý môi trường, dịch vụ tiện ích đầy
đủ… Trong điều kiện thuận lợi đó các doanh nghiệp chỉ tập trung sản xuất được sản phẩm
tốt nhất tạo giá trị gia tăng cao nhất.
Các hình thức bảo hộ khác:
Ngoài ra chính phủ có thể đầu tư chiều sâu vào công nghệ như chuyển giao kỹ thuật, mua
bằng sáng chế… và trở thành sở hữu của toàn nền kinh tế. Các hãng không cần bỏ tiền mà
vẫn được sử dụng thành qủa của khoa học.
Các chính sách đầu tư vào giáo dục, đào tạo nhân lực, y tế … thực chất vẫn là sự bảo hộ
và được khuyến khích một cách hợp pháp. Thế nên rất đáng để suy ngẫm.

Câu chuyện ngoài lề: “bảo hộ ngược”
Phải nói rằng bảo hộ sản xuất là chính sách cần thiết cho mọi quốc gia trong việc củng cố
sức mạnh của các nhà sản xuất trong nước. Một lần nữa xin nhấn mạnh, việc bảo hộ phải
dựa trên cơ sở phân tích lợi ích tổng thể nền kinh tế quốc gia và bảo đảm mục tiêu của
chính phủ là tăng cường tính cạnh tranh của nhà sản xuất nội địa.
Trước hết Chính phủ cần xác định nên bảo hộ những ngành nào? mục tiêu bảo hộ là ai?
Chính sách bảo hộ của Hàn Quốc vào thập niên 70 của thế kỷ trước trong việc thực hiện
công nghiệp nặng và hóa chất với ưu đãi rất lớn của chính phủ được cho là thành công.
Kết qủa là đã tạo nên những hãng tên tuổi ngày nay như Hyundai, Samsung…. Cần để ý
rằng các tập đoàn này hoàn toàn của người Hàn (nhưng vẫn có tính hai mặt như trường
hợp Daewoo).
Ở ta các nhà sản xuất trong nước thực chất là các liên doanh
2
, các nhà đầu tư nước ngoài
và sản phẩm là những thương hiệu nổi tiếng nhưng của nước ngoài. Vậy thì bảo hộ đã
thực sự đúng đắn theo mục tiêu chưa? Những hãng sản xuất hàng đầu thế giới với các
nhãn hiệu nổi tiếng thế giới có lẽ không cần sự bảo hộ nào vẫn có thể thành công, bởi họ
đã thành công ngay trong môi trường cạnh tranh khốc liệt nhất.
Vì sao có chính sách “bảo hộ ngược” này?
Có lẽ khoản thuế từ các doanh nghiệp ấy chăng?


1

Gồm hạ tầng cứng và mềm. Hạ tầng cứng bao gồm hệ thống giao thông, bến cảng, KCN… , hạ tầng mềm bao gồm pháp luật, môi
trường đầu tư, tiện ích công cộng…

2

Liên doanh tại Việt Nam thường do phía nước ngoài nắm cổ phần chi phối

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2004-2005
Phát triển kinh tế ở
Đông và Đông Nam Á
Tính hai mặt của chính sách
bảo hộ kinh tế



Trần Thanh Tùng
6
Không thể ! Vì sao?
Vì thuế đó thực ra do người tiêu dùng Việt Nam chi trả. Họ đã chi trả những khoản thuế
cao và họ cũng được khuyến nghị hãy hạn chế tiêu dùng nếu có thể.
Vậy các nhà “sản xuất vệ tinh” của Việt Nam thì sao?
Xin thưa. Họ phải cạnh tranh với nhau và cạnh tranh với giá của nước ngoài trong việc
cung cấp những sản phẩm “nội địa hóa” mà các nhà sản xuất nước ngoài không còn
muốn sản xuất.
Còn những bộ phận chính thì họ đưa về từ một đất nước xa xôi nào đó, và ngay cả có sản
xuất trên đất này thì người Việt Nam cũng không biết họ sản xuất như thế nào, xây dựng

công nghệ ra sao.
TheoViện chiến lược chính sách công nghiệp (IPS), hiện nay, Việt Nam có tới 11 liên doanh lắp
ráp ôtô, mà sản lượng năm chỉ đạt xấp xỉ 20.000 xe. Phần lớn trong số đó là xe hạng sang, hầu hết
phụ tùng đều phải nhập khẩu. Số doanh nghiệp lắp ráp ôtô quá nhiều so với nhu cầu của thị trường
nội địa, trong khi đó, chúng ta thiếu hẳn các nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng. (Nguồn: TBKTSG)

Để bảo hộ ngành ô tô xe máy, người ta đưa ra quy định về tỷ lệ nội địa hóa bằng cách
chấm điểm theo từng bộ phận, xem ra thật khoa học
1
. “Quyết định cũng nêu rõ, các nhà
sản xuất ôtô có vốn đầu tư nước ngoài phải đạt tỷ lệ nội địa hóa 20-25% vào năm 2005,
30-35% vào năm 2007 và 40-45% vào năm 2010”. Sau khi xem các quy định này, mọi
người phải thừa nhận: các nhà quản lý công nghiệp thật sự có khả năng quản lý rất tiểu
tiết. Hãy chờ đến năm 2010 Việt Nam sẽ sản xuất được gần một nửa chiếc xe hơi (!).
Cho đến nay hàng chục triệu xe máy đang lưu thông nhưng chưa thấy loại nào nhãn hiệu
của Việt Nam. Được biết ngành này được bảo hộ rất cao, đến nay tỷ lệ nội địa hóa lên
đến 85%. Theo cách tính điểm tỷ lệ nội địa hóa thì đây là một chính sách bảo hộ thành
công? Đúng mục tiêu? Chỉ còn 15% nữa thôi, chẳng bao lâu nữa ngành xe máy Việt Nam
có thể sản xuất được chiếc xe máy đầu tiên!
Còn ngành điện tử cũng có một tin khá thú vị: “VN đã có mong muốn phát triển ngành
công nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng từ 30 năm nay” và đến nay “Ngành điện tử dân
dụng có nguy cơ phá sản”.

Lại một chuyện nữa về “bảo hộ ngược” bằng trợ cấp bù lỗ thông qua giá:
Với chính sách bù lỗ xăng dầu như hiện nay, thì một ngày kinh doanh xăng dầu lỗ khoảng
4,2 tỷ đồng, 1 tháng lỗ khoảng 128 tỷ đồng và quý cuối của năm nay sẽ lỗ tới 384 tỷ đồng
(TLĐD). Tức mỗi năm nhà nước phải bù trên 1500 tỷ đồng (có thể hơn nữa vì phải bù giá
và bù lợi nhuận cho các nhà nhập khẩu được bảo hộ). Với dân số cả nước trên 70% là
nông dân, xăng tiêu thụ chủ yếu do dân cư thành thị, xe máy, xe hơi là những đối tượng
có thu nhập cao (so với chuẩn quốc gia). Sản xuất thì chủ yếu sử dụng dầu, điện. Như vậy

nếu xăng chiếm 1/3 con số trên thì nhà nước mỗi năm phải bỏ ra trên 500 tỷ đồng (tiền
thuế do dân thành thị và 70% nông dân đóng), để bù lỗ cho các đối tượng được xem là
giàu có! Còn điện, còn nước?
Tại một chương trình giảng dạy kinh tế, vị giáo sư sau khi phân tích một cách khoa học
về tổn thất của việc bù lỗ giá xăng dầu đã tỏ ra kinh ngạc về mục tiêu bảo hộ của các nhà

1

Xem dự thảo về quy định này ở phần phụ lục

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2004-2005
Phát triển kinh tế ở
Đông và Đông Nam Á
Tính hai mặt của chính sách
bảo hộ kinh tế



Trần Thanh Tùng
7
qủan lý. Tính hai mặt của lý thuyết và thực tiễn là câu chuyện bình thường. Hơn nữa lâu
nay những điều không bình thường đã được bình thường hóa
1
(!)
Bảo hộ: nguồn gốc của độc quyền
Tình trạng độc quyền đã gây nên tổn thất vô cùng to lớn cho toàn bộ nền kinh tế (dĩ nhiên
trừ các ngành độc quyền). Việc định giá cao các nhu cầu thiết yếu, các yếu tố sản xuất
đầu vào không thể có sự lựa chọn, các tiện ích đơn thuần… đã đẩy chi phí sản xuất của
quốc gia cao hơn hẳn các nước (lẽ ra chính sách bảo hộ là phải tập trung giảm những chi

phí này). Khi mặt bằng chi phí cao thì các ngành sản xuất nội địa không thể cạnh tranh là
điều tất yếu. Một điều nữa có thể rút ra rằng tăng lợi nhuận bằng cách giảm chi phí đầu
vào mới là thượng sách so với tăng giá bán sản phẩm cuối cùng.
Mới đây thôi dân chúng Việt Nam đã thực sự hốt hoảng khi giá thuốc chữa bệnh tại thị
trường trong nước bị đẩy lên cao gấp 300 lần giá thuốc cùng loại ở nước ngoài. Hốt
hoảng là phải thôi, người bệnh thường hay dễ hốt hoảng! Đến nỗi khi trả lời phỏng vấn
truyền hình, một vị trong nghề đã ví von sự độc quyền này như một xác chết thối rữa! Thị
trường đó chỉ có “một người phải mua” và “một người được bán”, không có chuyện ngã
giá. Sau đó tưởng chừng giá thuốc sẽ hạ xuống, kỳ lạ thay giá thuốc tăng lên! Dường như
có thế lực nào đó muốn thử xem sức mạnh của thị trường tới đâu. Thế là các con bệnh giờ
đây quay sang trách vị thầy thuốc nọ đã trót lời!
Trong kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 11 (25/10-4/12/2004), khi giải trình về sự độc quyền
trong ngành viễn thông, Bộ trưởng bưu chính viễn thông kết luận “Việt Nam có mức phí
thuê bao rẻ nhất thế giới”(!?). Có lẽ ai cũng biết rằng: không có hãng viễn thông nào trên
thế giới đặt mục tiêu thu lợi nhuận chỉ bằng phí thuê bao. Có nghĩa là người dân được
khuyến khích lắp đặt điện thoại (một trong những chỉ tiêu xếp loại mức sống, môi trường
đầu tư của một quốc gia) và không nên sử dụng chúng, chỉ trả cước thuê bao mà thôi!
Hàng năm cứ đến cuối năm mọi người xa quê lại dành ra vài ngày (mỗi ngày đủ 24 giờ)
để xếp hàng mua vé tàu về quê (nhưng không chắc mua được). Hình như người Việt Nam
đã được di chuyển bằng giao thông xe lửa từ đầu thế kỷ trước. Được biết năm nay ngành
đường sắt đã có “sáng kiến” “cải cách” bán vé thông qua tích-kê, ghi 3 số cuối giấy chứng
minh nhân dân… nhưng xem ra ai muốn đi còn phải gian nan lắm, hãy “xếp hàng mua vé
tàu từ …0 giờ!”
2
, khi đi bạn nhớ mang theo chiếu (chiếu chứ không phải hộ chiếu!).
Thử xem nên làm gì?
Bất cứ nhà sản xuất nào cũng muốn được bảo hộ. Bất cứ chính phủ nào cũng cần thực
hiện quyền năng của mình. Đặc quyền lớn nhất của nhà nước là quyền thu thuế.
Nhưng thu như thế nào để thu được nhiều nhất, thu như thế nào để người ta vui vẻ đóng
mới là nghệ thuật. Vậy thì triết lý đơn giản là hãy làm vừa lòng họ, những người tiêu

dùng Việt Nam, bởi suy cho cùng thì mọi loại thuế đều do người tiêu dùng chi trả. Xa hơn
nữa là làm sao để người nơi khác muốn được nộp thuế trên đất Việt Nam nữa kia.
Trong xu thế ngày nay, các hàng rào thuế quan đang dần nới lỏng và tiến tới gỡ bỏ. Các
cam kết đã được thỏa thuận. Vậy thì không có cách nào khác phải nhìn nhận việc cắt

1

Cách đây không lâu trên chương trình phát thanh của đài tiếng nói nhân dân TPHCM, có tiết mục về những chuyện không bình
thường đã trở thành bình thường

2

Tựa đề của báo Tuổi trẻ, ngày 20/12/2004

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2004-2005
Phát triển kinh tế ở
Đông và Đông Nam Á
Tính hai mặt của chính sách
bảo hộ kinh tế



Trần Thanh Tùng
8
giảm thuế là một thực tế, đồng nghĩa với giảm nguồn thu đáng kể và đồng nghĩa với thâm
hụt ngân sách. Đó là trong ngắn hạn, nếu có cách nhìn dài hạn thì vấn đề trở nên khác
hẳn. Thay vì tìm mọi cách tăng thu thì nên tìm cách nuôi dưỡng nguồn thu.
Xu hướng chuyển từ thuế gián thu sang thuế trực thu cần được quan tâm vì theo xu hướng
này các nguồn thu hiện nay của chính phủ sẽ bị giảm đáng kể, nếu không có bước chuẩn

bị cho hội nhập. Vì không có cải cách thuế cho giống thế giới thì không thể có môi trường
cạnh tranh được.
Đầu tư mạnh vào hạ tầng, môi trường kinh doanh: có khả thi hay không?
Nhà nước đầu tư vào hạ tầng cứng: hệ thống giao thông, bến bãi, khu công nghiệp, hạ giá
cước phí viễn thông… và hạ tầng phần mềm như hệ thống luật pháp rõ ràng nghiêm
minh, tiện ích công cộng, tạo môi trường kinh doanh năng động, cạnh tranh. Doanh
nghiệp chỉ lo sản xuất với mặt bằng chi phí cực rẻ. Như vậy rõ ràng trong điều kiện tốt
nhất mà doanh nghiệp không vận động được thì không có lý do gì nhà nước phải bảo hộ.
Và như thế bằng cách này, giá trị gia tăng trong nước VA
d
tăng mà giá bán thấp, vì chi
phí sản xuất C
d
mà doanh nghiệp bỏ ra rất thấp. Doanh nghiệp sẽ mau chóng có lợi nhuận
và nhà nước thu được thuế. Do đó nhà nước đã đầu tư vào một dự án rất hiệu qủa, xét
theo quy mô thì gây nên hiệu ứng dây chuyền tạo nên một mặt bằng chi phí sản xuất thấp
ở phương diện quốc gia.
Với triết lý này nhà nước là người chủ đầu tư biết nhìn xa trông rộng. Có điều mọi người
muốn biết rằng nếu làm như thế thì trước mắt nhà nước không thu được thuế, nhà nước
không có tiền để đầu tư vào hạ tầng cứng và mềm… Đúng là như vậy vì làm theo cách
hiện nay thì ai cũng biết rằng thất thoát trong đầu tư từ 30-40% tổng vốn đầu tư, vốn
ODA chỉ giải ngân được 15%
1
(do thủ tục quá rườm rà?) trong khi các công trình dùng
vốn ngân sách đang xếp hàng để thực hiện và người ta đã thực hiện trước khi được duyệt
ngân sách! (có lẽ do thủ tục đơn giản hơn so vốn ODA?). Vậy ra có tiền mà sử dụng
không hợp cách thì sẽ mất dần và không ai có thể yên tâm chọn mặt gửi vàng.
Một số quan điểm về chính sách bảo hộ:
1) Đầu tư mạnh vào hạ tầng cứng và mềm; tạo môi trường kinh doanh thực sự
thông thoáng

2) Đầu tư của nhà nước vào phổ biến công nghệ, mua sáng chế, chuyển giao một
cách công cộng
3) Gỡ bỏ độc quyền, cạnh tranh bình đẳng
4) Đầu tư vào giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng
5) Bảo hộ đúng mục tiêu, đúng đối tượng
6) Mạnh dạn từ bỏ tư duy phải thu thật nhiều thuế bằng mọi cách.

Lời kết:

1

Các nhà tài trợ đều thúc đẩy Việt Nam tăng cường tỷ lệ giải ngân vốn ODA cao hơn nữa
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Niên khóa 2004-2005
Phát triển kinh tế ở
Đông và Đông Nam Á
Tính hai mặt của chính sách
bảo hộ kinh tế



Trần Thanh Tùng
9
Gần hai thập kỷ đổi mới tư duy và cải cách kinh tế, so với trước nền kinh tế Việt Nam đã
có những thành tựu đáng trân trọng. So với yêu cầu lịch sử phát triển kinh tế cần phải có
bước chuyển mình mới.
Tác giả khẳng định rằng chính sách bảo hộ là cần thiết, nhưng thực hiện có hiệu qủa và
phù hợp thông lệ và xu hướng quốc tế là một nghệ thuật. Chỉ có xác định đúng mục tiêu
bảo hộ đồng thời đầu tư mạnh vào hạ tầng (cứng và mềm), đầu tư vào môi trường (tự
nhiên và xã hội)… nói chung là tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất với chi phí rẻ nhất cho

các doanh nghiệp chính là mức bảo hộ hiệu dụng cao nhất. Đó là “công cụ mạnh” nhất
trong các công cụ bảo hộ.

Tài liệu tham khảo:

[1] Benefit - Cost Analysis, Economics 1315, 19-20/4/2004, Qúy Tâm biên dịch
[2] Christopher Conte, Albert R. Karr, Phác thảo nền kinh tế Mỹ. Được lấy từ:

[3] Chính sách nội địa hóa ôtô còn thay đổi. Được lấy từ:

[4] David O. Dapice, Kinh tế Việt Nam và cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Á, 1999
[5] "Mổ xẻ" chuyện quota!, Tuổi trẻ, 2004
[6] Ngành điện tử dân dụng có nguy cơ phá sản. Được lấy từ:

[7] Nội địa hóa ôtô có bất khả thi? . Được lấy từ:

[8] Paul A Samuelson & William D. Nordhalls, Kinh tế học, NXB thống kê, 2002
[9] Tỷ lệ nội địa hoá đối với phần gia công thêm. Được lấy từ:
/>03092754


×