Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

11 19 BT PHẢ hệ GIẢI CHI TIẾT trang 17 26

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 10 trang )

[MỘT SỐ BÀI ĐỂ THẦY CÔ THAM KHẢO]
Chú ý: Chất lượng file tham khảo để chế độ dung lượng thấp nên rất mờ
BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

Đinh Văn Tiên [098.5554.686]

Trang 17


Câu 1. Trình bày cấu tạo của rễ cây thích nghi với việc hấp thụ ion khoáng.



Bộ rễ: do nhiều loại rễ tạo thành; phát triển mạnh về số lượng, kích thước và diện tích (sinh trưởng nhanh
về chiều sâu, phân nhánh chiếm chiều rộng).
Lơng hút: được hình thành từ tế bào biểu bì rễ, có hàng trăm lơng hút trên mỗi mm2 à tạo bề mặt tiếp xúc
với đất hàng chục, thậm chí hàng trăm m2; có cấu tạo bằng thành tế bào mỏng, khơng thấm cutin, chỉ có
một không bào trung tâm lớn, áp suất thẩm thấu cao do hoạt động hô hấp rễ mạnh à nước và ion khoáng
được hấp thụ dễ dàng nhờ sự chênh lệch nồng độ giữa lông hút và dung dịch đất.

Câu 2. Trình bày hai con đường đi của nước và ion khống từ ngồi vào mạch gỗ của rễ.



Con đường gian bào: nước đi theo không gian giữa các tế bào và khơng gian giữa các bó sợi xenlulơzơ
bên trong thành tế bào đến nội bì tới đai Caspari trở lại con đường tế bào chất.
Con đường tế bào chất: xuyên qua tế bào chất các tế bào.

Câu 3. Đai caspari (nội bì) có vai trị gì trong qua trình hấp thụ nước của thực vật?



Vòng đai Caspari nằm ở tế bào nội bì có vai trị điều chỉnh lượng nước và kiểm tra các chất khống hịa
tan trong nước.

Câu 4. Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây.




Cơ chế hấp thụ nước: Nước được hấp thu vào rễ theo cơ chế thụ động (theo cơ chế thẩm thấu): nước
xâm nhập từ mơi trường đất, nơi có nồng độ chất tan thấp (mơi trường nhược trương) vào tế bào rễ, nơi
có nồng độ chất tan cao (dịch bào ưu trương, áp suất thẩm thấu cao).
Cơ chế hấp thụ ion khoáng: các ion khoáng xâm nhập từ đất vào tế bào rễ một cách chọn lọc theo hai cơ
chế:
o Cơ chế thụ động: các ion khống xâm nhập từ đất (hoặc mơi trường dinh dưỡng) vào rễ theo
gradien nồng độ: từ môi trường ngồi (nơi có nồng độ của ion cao) vào rễ (nơi có nồng độ ion
thấp).
+
o Cơ chế chủ động: Đối với một số ion mà cây có nhu cầu cao (ví dụ như ion K ) thì có thể xâm nhập
ngược chiều gradien nồng độ. Sự di chuyển ngược chiều nồng độ như vậy đòi hỏi phải tiêu tốn
năng lượng sinh học ATP được tạo ra trong hô hấp (phải dùng các bơm ion K/Na…).

Câu 5. Nêu đặc điểm của rễ cây sống tại sa mạc? Tại sao?
Ở sa mạc, thời tiết khơ hạn, ít mưa, lượng nước trong đất ít và lắng ở những tầng đất sâu cách mặt đất từ 12m đến rất sâu từ 8-12m.
Vì thế các loại cây bụi ở sa mạc khi cần tìm nguồn nước để cung cấp cho các hoạt động sống của cây, rễ sinh
trưởng dài ra để tìm đến nguồn nước ở sâu trong đất nên có những cây bụi ở sa mạc có rễ dài trên 10m.

Câu 6. Vì sao cây trên cạn ngập úng lâu ngày sẽ chết?
Vì khi bị ngập úng  rễ cây thiếu oxi  ảnh hưởng đến hơ hấp của rễ  tích lũy các chất độc hại đối với tế
bào và làm cho lơng hút chết, khơng hình thành lơng hút mới  cây không hút nước  cây chết.


Câu 7. Năm 2016, Đồng bằng sông Cửu Long hứng chịu đợt hạn hán và xâm nhập mặn nặng nề nhất trong
vòng 100 năm, gây thiệt hại hơn 160.000ha lúa, tương đương 800.000 tấn lúa bị mất trắng. Dựa vào kiến thức
về sự hấp thụ nước và muối khống ở rễ hay giải thích tại sao cây lúa không sống được ở vùng đất mặn?
Rễ cây hấp thụ nước theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu). Nước di chuyển từ môi trường nhược trương
trong đất vào tế bào lơng hút (nơi có dịch bào ưu trương). Đất nhiễm mặn có nồng độ muối hòa tan cao (từ 0,3
đến hơn 1%) nên trở thành ưu trương so với dịch bào, khiến cây không thể hấp thụ nước trong đất mà còn mất
nước vào đất. Cây khơng hấp thụ được nước nhưng q trình thoát hơi nước ở lá vẫn diễn ra khiến cây mất nước
mà chết.

Đinh Văn Tiên [098.5554.686]

Trang 18


BÀI 18: TUẦN HOÀN MÁU

Đinh Văn Tiên [098.5554.686]

Trang 19


Câu 1. Hãy giải thích vì sao tim bơm máu vào động mạch thành từng đợt nhưng máu vẫn chảy trong mạch
thành từng dịng liên tục.


Do động mạch có tính đàn hồi nên khi tim đẩy máu vào động mạch – động mạch dãn. Khi tim dãn, động
mạch co. Khi tim co đẩy máu vào động mạch, tạo cho động mạch một thế năng. Khi tim dãn nhờ có tính
đàn hồi, động mạch co lại, thế năng chuyển thành động năng đảy máu chảy tiếp. Như vậy, nhờ có tính
đàn hồi, máu chảy thành dòng liên tục trọng động mạch.


Câu 2. Tốc độ máu và tiết diện mạch có quan hệ với nhau như thế nào?


Tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của hệ mạch. Tổng tiết diện càng lớn thì tốc độ máu càng nhỏ và
ngược lại tổng tiết diện càng nhỏ thì tốc độ máu càng lớn. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện tăng
dần nên tốc độ maus giảm dần. Mao mạch có tổng diện tích lớn nhất nên máu chảy với tốc độ chậm nhất.
Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện giảm dần nên tốc độ máu tăng dần.

Câu 3. Tại sao nhịp tim của trẻ em thường cao hơn nhịp tim của người trưởng thành?


Trẻ em có kích thước cơ thể nhỏ, tỉ lệ S/V lớn  tốc độ mất nhiệt nhanh hơn người trưởng thành. Vì vậy
cường độ trao đổi chất trong cơ thể tăng lên để tạo ra lượng nhiệt bù vào lượng nhiệt đã mất. Cường độ
trao đổi chất tăng  tăng lượng CO2 và giảm lượng O2 trong máu. Những thay đổi này kích thích lên thụ
thể ở mạch máu  truyền xung thần kinh về trung khu điều hòa tim mạch  gây tăng nhịp tim

Câu 4. Tại sao những người bị xuất huyết não có thể dẫn đến bại liệt hoặc tử vong thường là những người bị
cao huyết áp?
 Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch. Huyết áp cực đại lúc tim co và huyết áp cực tiểu lúc
tim giãn. Ở người, lúc huyết áp cực đại lớn quá 150 mmHg và kéo dài, đó là chứng cao huyết áp. Nếu
huyết áp cực đại xuống dưới 80 mmHg thì thuộc chứng huyết áp thấp.
 Với người bị chứng huyết áp cao có sự chênh lệch nhỏ giữa huyết áp cực đại và huyết áp cực tiểu, chứng
tỏ động mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi giảm, mạch dễ bị vỡ, đặc biệt ở não, gây xuất huyết não, dễ dẫn
đến tử vong hoặc bại liệt.

Câu 5. Thế nào là xơ vữa động mạch? Hậu quả của xơ vữa động mạch.



Xơ vữa động mạch là do lipit lắng đọng nhiều và các mảng bám cholesteron ở thành động mạch.

Hậu quả:
+ Giảm khả năng đàn hồi của thành động mạch.
+ Giảm tốc độ chảy của máu.
+ Gây tăng huyết áp động mạch.

Câu 6. Tại sao khi tiêm thuốc vào tĩnh mạch chứ không phải là động mạch?






Khi tiêm thuốc vào tĩnh mạch chứ khơng phải là động mạch vì những lý do sau:
Tĩnh mạch nằm cạn hơn động mạch nên rất dễ tìm thấy, thành của tĩnh mạch cũng mềm hơn.
Thuốc vào tĩnh mạch sẽ được đưa về tim và từ đó được bơm đều đến các cơ quan trong cơ thể, còn nếu
thuốc được vào động mạch , thuốc chỉ theo máu động mạch đến một nơi nào đó nhất định của cơ thể
thơi (tùy vào vị trí của động mạch)
Áp lực dòng máu chảy trong lòng động mạch rất lớn, nếu đâm kim vào sẽ rất khó bơm thuốc vào, và nếu
có bơm được thì khả năng cầm máu tại vết kim là rất khó vì áp lực máu chảy mạnh.

Câu 7. Những người bị suy tim, xơ vữa động mạnh thường mắc thêm bệnh về huyết áp. Hãy giải thích.




Huyết áp phụ thuộc vào nhịp tim và lực co tim, sức cản của mạch máu, khối lượng máu và độ quánh của
máu nên khi những yếu tố này biến đổi thì huyết áp cũng biến đổi theo:
Bị suy tim, tim đập chậm và yếu thì huyết áp giảm.
Xơ vữa động mạch làm lòng động mạch hẹp lại thì huyết áp tăng.


Đinh Văn Tiên [098.5554.686]

Trang 20


BÀI 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

Đinh Văn Tiên [098.5554.686]

Trang 21


Câu 1. Vì sao nói: Hơ hấp sáng gắn liền với nhóm thực vật C3.


Thực vật C3 thường sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong điều kiện ánh sáng cao,
nhiệt độ cao cây tiết kiệm nước bằng cách giảm độ mở khí khổng làm cho sự trao đổi khí
qua khí khổng gặp khó khăn: Giảm hàm lượng CO2 từ ngoài vào trong bào quan và O2 từ
gian bào ra ngồi khơng khí. Trong khi đó, thực vật C4 và CAM khi hàm lượng CO2 cạn kiệt
thì chất nhận CO2 đầu tiên không phải là Ribulôzơ – 1,5 - điP mà là một chất khác và chất
này đã cung cấp CO2 cho chu trình Calvin.
Câu 2. Tại sao trong bảo quản nông sản, thực phẩm phải khống chế hoạt động hô hấp?
Để giữ đến mức tối đa lượng và chất của nông sản thực phẩm bảo quản phải khống chế hoạt động hơ
hấp vì:


Hơ hấp làm tiêu hao chất hữu cơ do đó làm giảm số lượng và chất lượng đối tượng bảo
quản.
 Hô hấp làm tăng nhiệt độ mơi trường do đó làm tăng cường độ hơ hấp.
 Hô hấp làm tăng độ ẩm môi trường làm đối tượng bảo quản dễ bị hư hỏng do vi sinh vật.

 Hơ hấp làm thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản sẽ chuyển sang hô hấp kị
khí làm phân hủy đối tượng bảo quản.
Câu 3. Tại sao ta không để rau quả trên ngăn đá tủ lạnh?
Vì nhiệt độ dưới 00C sẽ làm nước trong rau quả đông lại thành đá, phá vỡ hết các tế bào của rau
quả.
Câu 4. Tại sao các loại nông sản thường được bảo quản lạnh?
-

Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ do đó làm giảm chất lượng và số lượng nơng sản. Đồng thời hơ
hấp có tỏa nhiệt sẽ làm nhiệt độ môi trường tăng  tăng thêm cường độ hơ hấp.
Hơ hấp giải phóng nước, làm tăng độ ẩm khơng khí khiến nơng sản dễ hư hại do vi sinh vật.
Hô hấp cũng làm thay đổi thành phần khí (giảm O2) trong mơi trường bảo quản khiến nơng sản dễ
chuyển sang hơ hấp kị khí, bị phân hủy.
Vậy giảm nhiệt độ khi bảo quản sẽ giảm hô hấp ở nơng sản, từ đó giữ được tối đa chất và lượng
của nơng sản.

Câu 5. Nhiều người có thói quen trồng cây cảnh trong nhà, buổi tối đưa cảnh ngoài hiên vào
nhà và tắt đèn, đóng cửa đi ngủ. Thói quen này có tốt khơng?

- Thói quen này vơ cùng tai hại, có thể nguy hiểm điến tính mạng.

Ban đêm là thời điểm cây xanh hô hấp  tiêu thụ oxi và thải ra khí CO2 + trong điều kiện kín 
hàm lượng khí oxi giảm, khí CO2 tăng  con người thiếu khí oxi hơ hấp  có thể dẫn đến hôn
mê hoặc tệ hại hơn là nguy hiểm đến tính mạng.

Đinh Văn Tiên [098.5554.686]

Trang 22



BÀI 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

Đinh Văn Tiên [098.5554.686]

Trang 23


Câu 1. Lá có hình thái phù hợp với chức năng như thế nào?


Diện tích bề mặt lớn để hấp thụ các tia sáng.
 Phiến lá mỏng thuận lợi cho khi khuếch tán vào và ra dễ dàng.
 Trong lớp biếu bì của mặt lá có khí khổng để cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến
lục lạp.
 Hệ gân lá tủa đến từng tế bào nhu mô của lá, chứa các mạch gỗ là con đường cung cấp
nước cùng các ion khoáng cho quang hợp và mạch libe là con đường dẫn sản phẩm quang
hợp ra khỏi lá.
 Trong lá có nhiều tế bào chứa lục lạp với hệ sắc tố quang hợp bên trong là bào quan
quang hợp.
Câu 2. Những cây lá màu đỏ có quang hợp khơng? Tại sao?


Có. Vì những cây có màu đỏ vẫn có nhóm sắc tố màu lục, nhưng bị che khuất bởi màu đỏ
của nhóm sắc tố ở dịch bào là antơxianin và carơtenoit. Vì vậy những cây này vẫn tiến
hành quang hợp bình thường, tuy nhiên cường độ quang hợp thường không cao.
Câu 3. Sau khi học sau xong bài quang hợp ở thực vật, Nam đố Tuấn






Nam: Đối với thực vật lá chính là cơ quan đảm nhận chức năng quang hợp ở thực
vậtđúng hay sai?
Tuấn: Đúng, quá đúng.
Nam: Vậy tại sao cây xương rồng ở sa mạc lá của chúng biến thành gai mà chúng vẫn
quang hợp được?
Tuấn: Ừ… thì…..

Nếu em là Tuấn em sẽ trả lời các câu hỏi của Tuấn như thế nào?

Đinh Văn Tiên [098.5554.686]

Trang 24


BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC

Đinh Văn Tiên [098.5554.686]

Trang 25


Câu 1. Trình bày vai trị của q trình thốt hơi nước đối với thực vật.


Vai trị 1:
o Thốt hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trị: giúp vận chuyển nước, các ion
khống và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây trên mặt đất.
o Tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây.
o Tạo độ cứng cho thực vật thân thảo.

 Vai trị 2:
o Nhờ có thốt hơi nước, khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho q trình
quang hợp.
 Vai trị 3:
o Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho các q
trình sinh lí diễn ra bình thường.
0
o Nhiệt độ của lá cây đang thốt hơi nước mạnh có thể thấp hơn nhiệt độ của lá đang héo đến 7 C.
Câu 2. Macximốp – Nhà sinh lí thực vật người Nga viết: “Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây”. Vì sao?
 "Tai họa" ở đây là muốn nói trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của mình, thực vật phải mất đi
một lượng nước quá lớn và như vậy nó phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi. Đó là
một điều khơng dễ dàng gì trong điều kiện mơi trường ln ln thay đổi.
 Cịn "tất yếu" là muốn nói thực vật cần phải thốt một lượng nước lớn như thế, vì có thốt nước mới lấy
được nước. Sự thốt nước ở lá đã tạo ra một sức hút nước, một sự chênh lệch về thế nước theo chiều
hướng giảm dần từ rễ đến lá và nước có thể chuyển từ rễ lên lá một cách dể dàng. Người ta gọi đó là
động cơ trên của con đường vận chuyển nước. Mặt khác khi thoát một lượng nước lớn như vậy, nhiệt độ
của bề mặt lá được điều hoà, chỉ cao hơn nhiệt độ trong bóng râm một chút.
0
 Ngay ở sa mạc nhiệt độ của lá nơi nắng chói chang cũng chỉ cao hơn trong bóng râm 6 - 7 C. Một lý do
quan trọng hơn nữa là khi thoát hơi nước thì khí khổng mở và đồng thời với hơi nước thốt ra, dịng
CO2 sẽ đi từ khơng khí vào lá, đảm bảo cho quá trình quang hợp thực hiện một cách bình thường.
Câu 3. Biểu bì lá cây sống ở những vùng nóng, khơ hạn có đặc điểm gì giúp nó thích nghi với điều kiện sống?
 Biểu bì mặt trên của lá được phủ lớp cutin dày, không có hay có rất ít khí khổng, nhờ đặc điểm này giúp
cây giảm sự mất nước, giảm q trình thốt hơi nước qua bề mặt trên của lá, đảm bảo đủ nước để duy
trì sự sống.

Câu 4. Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che ở vật liệu xây dựng?
Vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, cịn lá cây thốt hơi nước làm hạ nhiệt độ môi
trường xung quanh lá. Nhờ vậy, khơng khí dưới bóng cây vào những ngày hè nóng bức mát hơn so với khơng khí
dưới mái nhà che bằng vật liệu xây dựng.


Câu 5. Tại sao không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa?

Buổi trưa, nhiệt độ và ánh sáng cao, cây hô hấp mạnh, cần nhiều oxy. Nếu tưới nước, đất sẽ bị nén chặt 
cây không lấy được O2  năng lượng giảm và sinh ra sản phẩm độc làm cây hút nước không được, trong khi lá cây
thoát nước mạnh.
Khi tưới nước, cây hút nước làm cho các tế bào khí khổng no nước  khí khổng mở  cây thốt hơi nước.
Nhiệt độ khơng khí cao khiến cây mất nước mạnh  lá cây bị héo, cây có thể chết.
Những giọt nước đọng lại trên lá như một thấu kính hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời  đốt nóng cây 
cây héo.
Câu 6. Giải thích vì sao các nơng dân khi trồng chuối, mía thường cắt bỏ bớt lá đi?

- Vì khi mới trồng rễ của chúng rất ít, hút nước rất kém.
- Lá là cơ quan thoát hơi nước chủ yếu của cây  làm mất nước
cắt bỏ bớt lá giúp giảm thiểu sự mất nước qua con đường thoát hơi nước.

Đinh Văn Tiên [098.5554.686]

Trang 26



×