Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Bạn đã quan tâm đến bảo lãnh ngân hàng? (Phần đầu) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.27 KB, 4 trang )

Bạn đã quan tâm đến bảo lãnh ngân hàng? (Phần đầu) Trần
Phương Minh
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết
bằng văn bản của ngân hàng với
bên có quyền về việc thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho khách
hàng; khi khách hàng không thực
hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết,
khách hàng đã nhận nợ và hoàn trả
cho ngân hàng số tiền đã được trả
thay. Trong kinh doanh ngày nay,
bảo lãnh ngân hàng luôn được xem như tấm Giấy thông hành cho doanh
nghiệp trong các hoạt động mua bán trả chậm. Việc này không những tạo
thuận lợi cho kế hoạch của bạn mà các đối tác kinh doanh cũng sẽ có cơ
sở để tin tưởng doanh nghiệp của bạn hơn.
Với vai trò như vậy, bảo lãnh đã trở thành loại dịch vụ kinh doanh có
nhiều tác động tích cực trong việc thúc đẩy các giao dịch về vốn, các giao
dịch kinh doanh không chỉ ở trong lĩnh vực tín dụng mà cả trong dự thầu,
thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm
Xét về bản chất, bảo lãnh ngân hàng là hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ (giao dịch bảo đảm) mang tính phái sinh. Vấn đề được đặt ra là quan
hệ bảo lãnh có phải là quan hệ hợp đồng hay chỉ là cam kết đơn phương?
Hợp đồng bảo lãnh ngân hàng được ký kết giữa những chủ thể nào?
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
bảo lãnh thì cơ quan tài phán có thể xem xét một cách độc lập với quan hệ
phát sinh nghĩa vụ được bảo lãnh hay không?
Cam kết bảo lãnh
Bảo lãnh là việc người thứ ba (người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền
(người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ
(người được bảo lãnh) nếu đến thời hạn mà người được bảo lãnh không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả


thuận về việc người bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi người được
bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Để được ngân hàng bảo lãnh, bạn cần có đủ các điều kiện sau:

1. Phải có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự
theo quy định của pháp luật.
2. Mục đích đề nghị bảo lãnh là hợp pháp.
3. Có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán với ngân hàng
4. Phải có tài sản đảm bảo hợp pháp cho nghĩa vụ được bảo lãnh. Quy
định về đảm bảo cho bảo lãnh nói rõ: “Ngân hàng và khách hàng
thỏa thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho
bảo lãnh bao gồm ký quỹ, cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh
bằng tài sản của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo
quy định của pháp luật”.
5. Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh trong
thời hạn cam kết.
6. Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh hoặc bên được bảo lãnh là tổ
chức, cá nhân nước ngoài, thì ngoài các điều kiện trên, khách hàng
còn phải thực hiện các quy định về quản lý vay và trả nợ nước
ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, quy định về quản lý ngoại
hối và các quy định có liên quan khác.
7. Đối với trường hợp nhận bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu, khách
hàng phải đảm bảo các quy định của pháp luật về thương phiếu.
Vậy cam kết của người bảo lãnh có thể xem là hành vi giao kết hợp đồng
hay không? Có quan điểm cho rằng, cam kết của người bảo lãnh không
thể xem là hợp đồng, vì đây chỉ là sự cam kết đơn phương.
Bộ luật dân sự Việt cũng như của các nước đều xác định các bên có thể
thoả thuận về việc người bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi người
được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Với nội
dung quy định như vậy, Bộ luật dân sự đã thể hiện rõ là quan hệ bảo lãnh

phát sinh trên cơ sở thoả thuận từ việc đưa ra cam kết của người bảo lãnh.
Việc ghi nhận yếu tố thoả thuận này chứng tỏ quan hệ bảo lãnh không
phát sinh mang tính đơn phương bằng cam kết của riêng bên bảo lãnh.
Trong thực tiễn pháp lý, quan niệm “quan hệ bảo lãnh là quan hệ hợp
đồng” vẫn còn khá phổ biến. Theo Từ điển pháp luật của Mỹ, thì bảo lãnh
là sự thoả thuận, mà theo đó người bảo lãnh chấp thuận sẽ thực hiện nghĩa
vụ nợ của bên nợ chỉ khi bên nợ không trả nợ; là việc bên bảo lãnh bảo
đảm hoặc hứa thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trong trường hợp
bên có nghĩa vụ không thực hiện.
Như vậy, có thể thấy rõ rằng việc xác định yếu tố thoả thuận trong quan
hệ bảo lãnh (dấu hiệu cơ bản của quan hệ hợp đồng) được thể hiện khá rõ
trong tư tưởng pháp lý. Vì vậy, sự thoả thuận giữa bên bảo lãnh với bên
nhận bảo lãnh (bên chấp nhận hành vi bảo lãnh của bên bảo lãnh) là điều
kiện bắt buộc để thiết lập quan hệ bảo lãnh. Đối với cam kết bảo lãnh mà
bên bảo lãnh đưa ra thì không nên xem đó chỉ là cam kết đơn phương, mà
về bản chất pháp lý thì đó là văn bản dự thảo hợp đồng và nếu không
được bên nhận bảo lãnh chấp nhận thì quan hệ bảo lãnh không được thiết
lập.
Việc xác định đúng bản chất pháp lý của bảo lãnh là cơ sở để phân định
cơ cấu chủ thể của nó. Dựa trên các biểu hiện bên ngoài, việc bảo lãnh có
ba bên, bao gồm bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh;
nhưng về mặt pháp lý, quan hệ bảo lãnh chỉ đòi hỏi bắt buộc hai bên là
bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Nhiều chuyên gia pháp luật cho rằng
việc tham gia ký kết của bên được bảo lãnh không phải là điều kiện bắt
buộc để thiết lập quan hệ hợp đồng bảo lãnh, mặc dù cam kết của bên
được bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ với bên bảo lãnh sau khi họ thực
hiện nghĩa vụ thay cho mình là cơ sở để người bảo lãnh đưa ra cam kết
bảo lãnh. Theo quy định thì cam kết bảo lãnh được đưa ra và chấp nhận
giữa hai bên là “người thứ ba” (người bảo lãnh) và “bên có quyền” (người
nhận bảo lãnh). Còn việc thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh được

quy định như sau: khi người bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền
yêu cầu người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm
vi đã bảo lãnh, nếu không có thoả thuận khác. Theo quan điểm pháp luật
của nhiều nước, thì Ngân hàng được phép sử dụng uy tín và khả năng tài
chính của mình để đảm bảo cho người nhận bảo lãnh.
Với các quy định trên đây, bên được bảo lãnh là bên thụ hưởng lợi ích từ
hợp đồng bảo lãnh mà không phải là bên đóng vai trò thiết lập hợp đồng
bảo lãnh là bên bắt buộc ký kết hợp đồng bảo lãnh. Về mặt nguyên tắc,
các bên có thể ký kết hợp đồng bảo lãnh gồm 3 bên, là bên bảo lãnh, bên
nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Tuy nhiên, do bên nhận bảo lãnh và
bên được bảo lãnh không phải là các chủ thể thuộc cấu trúc chủ thể của
hợp đồng bảo lãnh, nên họ không có các quyền và nghĩa vụ tương ứng
như quan hệ giữa người bảo lãnh và người nhận bảo lãnh. Trong trường
hợp bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh thưa kiện lẫn nhau, thì tư
cách của họ không phải là tư cách của các bên ký kết hợp đồng bảo lãnh,
mà là tư cách của chủ thể quan hệ hợp đồng có nghĩa vụ của người được
bảo lãnh được đảm bảo bằng biện pháp bảo lãnh.
Khi ngân hàng thực hiện bảo lãnh thì các quan hệ sau đây phát sinh:
- Thứ nhất, quan hệ giữa ngân hàng với bên có quyền (bên nhận bảo
lãnh).
- Thứ hai, quan hệ dịch vụ bảo lãnh giữa tổ chức tín dụng với khách
hàng (bên có nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh) phát sinh do thoả
thuận giữa các bên trong việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa
vụ thay khách hàng và nghĩa vụ hoàn trả của khách hàng với tổ
chức tín dụng.

Như vậy, căn cứ vào cấu trúc chủ thể ký kết và thực hiện hợp đồng trong
hoạt động bảo lãnh ngân hàng theo quy định của pháp luật, sẽ tồn tại 2
loại quan hệ hợp đồng, là quan hệ hợp đồng bảo lãnh ngân hàng và quan
hệ hợp đồng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng. Việc phân định rõ hai loại quan

hệ tồn tại song song này có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định thẩm
quyền của toà án trong giải quyết tranh chấp.
(Tổng hợp)
(Còn tiếp)

×