Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Kiểm soát nội bộ quy trình đấu thầu mua vật tư, hóa chất tại trung tâm y tế huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

HỒ THỊ NGỌC ÁNH

KIỂM SỐT NỘI BỘ QUY TRÌNH ĐẤU THẦU
MUA VẬT TƢ, HÓA CHẤT TẠI TRUNG TÂM Y TẾ
HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chun ngành: Kế tốn
Mã số: 8340301

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Trần Phƣớc


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đề tài “Kiểm sốt nội bộ quy trình đấu thầu mua vật
tƣ, hóa chất tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định” là cơng
trình nghiên cứu của riêng tơi với sự hƣớng dẫn của Thầy PGS.TS. Trần
Phƣớc. Các số liệu trong luận văn là trung thực, những kết quả trong luận văn
chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ một công trình nào khác.
Bình Định, ngày 05 tháng 6 năm 2020
Học viên
Hồ Thị Ngọc Ánh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học, tác giả xin bày tỏ lòng biết
ơn chân thành đến Ban giám hiệu, khoa Sau đại học, quý Thầy cô trƣờng Đại
học Quy Nhơn đã tạo điều kiện giúp tác giả thực hiện luận văn;
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thầy PGS.TS.
Trần Phƣớc ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, dìu dắt chỉ dẫn những kiến thức quý


báu giúp tác giả hoàn thành luận văn;
Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo đã truyền đạt những kiến
thức quý giá, thiết thực cho tác giả trong suốt thời gian học tập;
Tác giả xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc; Phòng Tổ chức –
Hành chính – Kế hoạch tổng hợp; Khoa Dƣợc và toàn bộ cán bộ viên chức
Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định đã tạo mọi điều kiện, cũng
nhƣ hỗ trợ tác giả thu thập số liệu phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài;
Xin cảm ơn gia đình và các bạn học viên trong lớp đã động viên,
khuyến khích, giúp đỡ tác giả hồn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn./.
Bình Định, ngày 05 tháng 6 năm 2020
Học viên
Hồ Thị Ngọc Ánh


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: “Kiểm sốt nội bộ quy trình đấu thầu mua vật tƣ, hóa chất tại
Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định”
Tác giả: Hồ Thị Ngọc Ánh
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Phƣớc
Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu lý luận về hệ thống Kiểm sốt nội bộ, đặc điểm tình
hình kiểm sốt nội bộ của quy trình đấu thầu mua vật tƣ, hóa chất tại đơn vị Y
tế, khảo sát thực trạng Hệ thống kiểm sốt nội bộ quy trình đấu thầu mua vật
tƣ, hóa chất tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, nhận xét
ƣu điểm - khuyết điểm và tìm ra ngun nhân tồn tại, từ đó đƣa ra các giải
pháp tổng thể và chi tiết để hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ quy trình
đấu thầu mua vật tƣ, hóa chất tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh
Bình Định.
Nội dung nghiên cứu:

Căn cứ vào cơ sở lý luận tổng quan về kiểm soát nội bộ, hệ thống kiểm
sốt nội bộ quy trình đấu thầu tại Trung tâm Y tế để nghiên cứu thực trạng và
phản ánh ƣu điểm, hạn chế của hệ thống kiểm sốt nội bộ quy trình đấu thầu
mua vật tƣ, hóa chất tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định
nhằm đánh giá hiệu quả việc tổ chức hệ thống kiểm sốt nội bộ quy trình đấu
thầu, từ đó đƣa ra các giải pháp để phân tích, thiết kế hệ thống kiểm sốt nội
bộ quy trình đấu thầu mua vật tƣ, hóa chất tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh
Thạnh, tỉnh Bình Định ngày một hồn thiện hơn.
Những đóng góp của luận văn:
Tổng hợp và mơ tả thực trạng các cơng việc và chu trình kiểm sốt cơ
bản tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định;


Đánh giá những mặt đạt đƣợc về tổ chức hệ thống kiểm sốt nội bộ quy
trình đấu thầu mua vật tƣ, hóa chất tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh
Bình Định;
Đề xuất giải pháp hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ quy trình đấu
thầu mua vật tƣ, hóa chất tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình
Định.
Kiến nghị nhằm hỗ trợ Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình
Định hồn thiện hệ thống kiểm sốt nội bộ quy trình đấu thầu.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT LUẬN VĂN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, LƢU ĐỒ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................ 1
2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây ....................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................... 8
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................... 8
7. Kết cấu của đề tài ..................................................................................... 9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ QUY TRÌNH
ĐẤU THẦU ................................................................................................... 10
1.1. Tổng quan về hệ thống kiểm sốt nội bộ trong khu vực cơng................. 10
1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển lý thuyết kiểm soát nội bộ trong khu
vực công ..................................................................................................... 10
1.1.2. Khái niệm và mục tiêu của kiểm soát nội bộ.................................... 15
1.1.3. Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ theo INTOSAI .. 18
1.2 Đấu thầu mua vật tƣ, hóa chất .................................................................. 25
1.2.1 Khái niệm đấu thầu ............................................................................ 25
1.2.2 Vai trò của đấu thầu ........................................................................... 27
1.2.3 Hình thức và quy trình đấu thầu mua vật tƣ, hóa chất....................... 33
1.3 Đặc điểm và nội dung kiểm sốt nội bộ quy trình đấu thầu mua vật tƣ,
hóa chất tại các cơ sở y tế ............................................................................... 44


1.3.1 Đặc điểm............................................................................................ 44
1.3.2 Nội dung kiểm soát nội bộ quy trình đấu thầu mua vật tƣ, hóa chất
tại các cơ sở y tế ......................................................................................... 45
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 48

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KIỂM SỐT NỘI BỘ QUY TRÌNH ĐẤU

THẦU MUA VẬT TƢ, HÓA CHẤT TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN
VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH .............................................................. 49
2.1 Khái quát về Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định ........... 49
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ..................................................... 49
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm y tế ......................................... 55
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Hội đồng thuốc và điều trị ................................. 57
2.2 Thực trạng quy trình đấu thầu mua vật tƣ, hóa chất tại Trung tâm Y tế
huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định ................................................................ 58
2.2.1 Lập kế hoạch đấu thầu mua vật tƣ, hóa chất ..................................... 58
2.2.2 Tổ chức thực hiện công tác đấu thầu mua vật tƣ, hóa chất ............... 59
2.2.3 Đánh giá phƣơng thức đấu thầu mua vật tƣ, hóa chất ....................... 60
2.3 Thực trạng kiểm sốt nội bộ quy trình đấu thầu mua vật tƣ, hóa chất
tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.................................. 63
2.3.1 Mơi trƣờng kiểm sốt ........................................................................ 68
2.3.2 Đánh giá rủi ro ................................................................................... 70
2.3.3 Hoạt động kiểm sốt .......................................................................... 72
2.3.4 Thơng tin và truyền thơng ................................................................. 73
2.3.5 Giám sát ............................................................................................. 75
2.4 Đánh giá những thành công – tồn tại và ngun nhân kiểm sốt nội bộ
quy trình đấu thầu mua vật tƣ, hóa chất tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh
Thạnh, tỉnh Bình Định .................................................................................... 77
2.4.1 Những thành công ............................................................................. 78
2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân........................................................... 79
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................... 82


CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HỒN THIỆN KIỂM SỐT NỘI BỘ QUY
TRÌNH ĐẤU THẦU MUA VẬT TƢ, HĨA CHẤT TẠI TRUNG TÂM Y
TẾ HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH ......................................... 83
3.1 Định hƣớng hồn thiện kiểm sốt nội bộ quy trình đấu thầu tại Trung

tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định ................................................. 83
3.2 Giải pháp hồn thiện kiểm sốt nội bộ quy trình đấu thầu mua vật tƣ,
hóa chất tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định ................... 86
3.2.1 Hồn thiện Mơi trƣờng kiểm sốt...................................................... 86
3.2.2 Hoàn thiện Đánh giá rủi ro ................................................................ 87
3.2.3 Hoàn thiện Hoạt động kiểm sốt ....................................................... 90
3.2.4 Hồn thiện Thơng tin và truyền thơng ............................................... 89
3.2.5 Hồn thiện Giám sát .......................................................................... 89
3.3 Giải pháp cụ thể và kiến nghị thực hiện kiểm sốt nội bộ quy trình đấu
thầu tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định .......................... 90
3.3.1 Các giải pháp nhằm hoàn thiện xây dựng kế hoạch đấu thầu............ 90
3.3.2 Giải pháp hồn thiện tiêu chí chấm thầu ........................................... 91
3.3.3 Kiến nghị thực hiện ........................................................................... 92
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................. 100
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 100
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 104
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

NGUYÊN NGHĨA

AICPA

: Hiệp hội kế tốn viên cơng chứng Hoa Kỳ

ASOSAI


: Cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á

BHYT

: Bảo hiểm y tế

CAP

: Uỷ ban thủ tục kiểm toán

COSO

: Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận báo cáo tài
chính

EP

: Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ

EC

: Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình

EPC

: Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị cơng nghệ và thi
cơng xây dựng cơng trình

GAO


: Tổng kế toán nhà nƣớc Hoa Kỳ

HSDT

: Hồ sơ dự thầu

HSĐX

: Hồ sơ đề xuất

HSMT

: Hồ sơ mời thầu

HSYC

: Hồ sơ yêu cầu

IBP

: Tổ chức Hợp tác ngân sách quốc tế

INTOSAI

: Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao

KSNB

: Kiểm soát nội bộ


NSNN

: Ngân sách nhà nƣớc


OBI

: Chỉ số Công khai ngân sách

SAI

: Cơ quan kiểm toán tối cao

TTYT

: Trung tâm Y tế

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Bảng tóm tắt quy trình lựa chọn nhà thầu ....................................... 37
Bảng 2.1: Cơ cấu độ tuổi làm việc ................................................................. 64
Bảng 2.2: Trình độ nghiệp vụ chuyên môn .................................................... 65
Bảng 2.3: Thời gian công tác.......................................................................... 66
Bảng 2.4: Giới tính ......................................................................................... 67
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về Mơi trƣờng kiểm sốt ............ 68

Bảng 2.6: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về Đánh giá rủi ro ....................... 70
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về Hoạt động Kiểm soát ............. 72
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về Thông tin và truyền thông ..... 73
Bảng 2.9: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về Giám sát ................................. 75


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, LƢU ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB ........................................ 18
Sơ đồ 2.1 Chu trình mua vật tƣ, hóa chất ....................................................... 60
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu độ tuổi làm việc ............................................................. 65
Biểu đồ 2.2: Trình độ nghiệp vụ chun mơn ................................................ 66
Biểu đồ 2.3: Thời gian công tác ..................................................................... 67
Biểu đồ 2.4: Giới tính ..................................................................................... 68
Lƣu đồ 3.1 Xây dựng kế hoạch đấu thầu ........................................................ 91


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, vật tƣ - hóa chất
đóng vai trị quan trọng bên cạnh thuốc trong cơng tác chẩn đốn và điều trị
bệnh. Chi phí vật tƣ, hóa chất chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí phục vụ cơng
tác khám chữa bệnh. Hiện nay số tiền vật tƣ, hóa chất chiếm 20 - 25% số tiền
viện phí mà bệnh nhân phải bỏ ra. Mặc dù đƣợc kiểm soát bởi các ngành chức
năng nhƣng giá vật tƣ, hóa chất vẫn tăng đều đặn, nguyên nhân thì nhiều
nhƣng có thể liệt kê ra một số nguyên nhân chính nhƣ sau:
Thứ nhất, thị trường vật tư, hóa chất tại Việt Nam rất đa dạng và phong
phú kể cả về chất lƣợng và số lƣợng. Mặc dù, số lƣợng và chủng loại vật tƣ,
hóa chất sản xuất trong nƣớc ngày càng tăng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu điều

trị, song một khối lƣợng vật tƣ, hóa chất khá lớn phải nhập từ nƣớc ngồi. Giá
vật tƣ, hóa chất có sự chênh lệch nhau giữa các vùng, miền trong cùng một
tỉnh.
Thứ hai, nguồn cung cấp vật tư, hóa chất, hiện tại Việt Nam có hơn
100 đơn vị nghiên cứu, chế tạo và sản xuất trang thiết bị y tế với hơn 800 sản
phẩm đƣợc sản xuất trong nƣớc đã đƣợc Bộ Y tế cấp phép lƣu hành. Tuy
nhiên, 10 doanh nghiệp đầu ngành là doanh nghiệp FDI, chiếm gần 64% thị
phần trên thị trƣờng (Trung tâm điều hành Phonak, Omron, Olympus, Terumo
và B.Braun,...). Các công ty sản xuất trang thiết bị y tế nội địa nhƣ Vinamed,
Mediplast chỉ có thể sản xuất các thiết bị y tế cơ bản nhƣ giƣờng, tủ đầu
giƣờng, bông, băng, gạc, kim tiêm, các dụng cụ kềm, kéo, chỉ y khoa… Các
thiết bị cao cấp nhƣ máy siêu âm, đo điện tim, chụp X-quang, máy chụp MRI,
máy chụp nhũ ảnh, lị hấp vơ trùng… hầu nhƣ là hàng ngoại nhập, với 90%
thiết bị đƣợc nhập từ Mỹ, Nhật, Đức.
Thứ ba, việc thực hiện đấu thầu cũng gặp nhiều khó khăn do các Trung


2
tâm Y tế hay Bệnh viện chƣa am hiểu luật, thời gian hoàn tất một đợt đấu thầu
lại kéo dài làm gia tăng chi phí. Các quy định về đấu thầu cịn chƣa thật cụ
thể, thống nhất nên khó khăn trong công tác đấu thầu.
Thứ tƣ, nhiều dự án tại Việt Nam luôn chậm tiến độ, đội vốn đầu tư; một
phần nguyên nhân là do công tác đấu thầu kém hiệu quả, gây lãng phí ngân
sách quốc gia làm đội vốn đầu tƣ so với tổng mức đầu tƣ đƣợc duyệt ban đầu.
Xuất phát từ bốn nguyên nhân trên, vấn đề kiểm sốt đấu thầu để cung
ứng vật tƣ, hóa chất kịp thời, đầy đủ đồng thời đảm bảo sử dụng hợp lý là
nhiệm vụ trọng tâm của mỗi bệnh viện. Nhiệm vụ đó địi hỏi tổ chức và kiểm
sốt hoạt động đấu thầu tại bệnh viện phải ngày càng hồn thiện, cần có sự
nghiên cứu đầy đủ các yếu tố để lựa chọn những phƣơng thức hợp lý trong
cung ứng vật tƣ, hóa chất.

Là một ngƣời đang trực tiếp tham gia trong chuỗi kiểm soát này và
cũng từ những phân tích các ngun nhân trên tơi lựa chọn đề tài “Kiểm sốt
nội bộ quy trình đấu thầu mua vật tư, hóa chất tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh
Thạnh, tỉnh Bình Định” làm đề tài luận văn tốt nghiệp nhằm góp phần vào các
hoạt động chăm sóc sức khoẻ, các dịch vụ y tế ở cả khu vực công lập và dân
lập đã song hành cùng với các hoạt động bảo hiểm y tế mang lại cho bệnh
nhân những lợi ích ngày càng to lớn ở Việt Nam nói chung và Trung tâm Y tế
huyện Vĩnh Thạnh nói riêng.
2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc đây
- Đề tài “Quản lý Nhà nước về công tác đấu thầu mua thuốc ở các cơ

sở y tế trong tỉnh An Giang – Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn
Thị Bê năm 2013 – Trƣờng Chính trị Tơn Đức Thắng. Đề tài khảo sát thực trạng
công tác đấu thầu mua thuốc, xem xét những vấn đề chƣa phù hợp, đề ra
những giải pháp tháo gỡ, góp phần cùng Sở Y tế chấn chỉnh công tác đấu thầu
mua thuốc tại các cơ sở y tế trong tỉnh.


3
- Đề tài "Quản lý Nhà nước về hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa
trong khu vực cơng ở Việt Nam" của tác giả Phạm Trung Kiên năm 2014 - Đại
học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài đã phân tích đƣợc cơ sở lý luận
và thực tiễn về quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động đấu thầu mua sắm hàng
hóa trong khu vực công, đánh giá khách quan thực trạng quản lý đấu thầu
mua sắm hàng hóa trong khu vực cơng ở Việt Nam, đánh giá những mặt
đƣợc, chƣa đƣợc trong công tác quản lý đấu thầu. Quản lý Nhà nƣớc nói
chung là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối
tƣợng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
để đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật. Trong luận văn
cũng khẳng định rõ sự cần thiết phải quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động đấu

thầu trong khu vực công. Luật đấu thầu năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung
cùng với văn bản hƣớng dẫn thi hành luật tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng đƣa
hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa sử dụng vốn Nhà nƣớc dần đi vào nề
nếp, góp phần tạo tính minh bạch, cạnh tranh cho các hoạt động đấu thầu.
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động đấu thầu mua sắm hàng
hóa trong khu vực cơng ở Việt Nam. Luận văn đã phân tích cơ sở lý luận
khoa học và quy trình, nội dung quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động đấu thầu
mua sắm hàng hóa ở khu vực cơng.
- Hồng Thị Minh Hiền trong Luận án tiến sĩ "Hoạt động cung ứng
thuốc tại Bệnh viện Hữu Nghị - Thực trạng và một số giải pháp", đã mô tả
thực trạng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Hữu Nghị từ năm 2004 - 2010. Phân
tích những ƣu, nhƣợc, bất cập chính yếu trong hoạt động đấu thầu thuốc tại
Bệnh viện Hữu Nghị. Nghiên cứu đã đề xuất mô hình hoạt động cho khoa
Dƣợc bệnh viện và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động đấu
thầu thuốc tại Bệnh viện Hữu Nghị.
Qua việc phân tích về thực trạng hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh


4
viện Hữu Nghị tác giả cho biết: phƣơng thức cung ứng thuốc tại bệnh viện
Hữu Nghị theo hình thức đấu thầu rộng rãi tiến hành một lần trong năm. Do
đấu thầu rộng rãi nên số lƣợng các công ty tham dự ngày càng tăng. Việc mua
sắm theo hình thức đấu thầu rộng rãi mang lại nhiều lợi ích: Chuẩn hố quy
trình mua sắm, cơng khai minh bạch, bệnh viện có nhiều sự lựa chọn, giá
thuốc ổn định trong cả năm. Tuy nhiên, cũng cịn nhiều bất cập nhƣ q trình
mua sắm nhiều thủ tục, kéo dài, tốn nhiều thời gian, nhân lực, chi phí. Từ năm
2008, bệnh viện Hữu Nghị đã ứng dụng cơng nghệ thơng tin nối mạng tồn
viện, kê đơn điện tử mang lại lợi ích cho ngƣời bệnh, tăng cƣờng quản lí
thuốc và bệnh tật tại bệnh viện. Trong phạm vi của đề tài, nghiên cứu phƣơng
thức mua sắm thuốc chỉ đề cập đến nội dung đảm bảo thuốc cho nhu cầu điều

trị của ngƣời bệnh qua đấu thầu. Hình thức tổ chức đảm bảo cung ứng thuốc
tổ chức đảm bảo cung ứng thuốc là cách thức đƣợc sử dụng để thực hiện việc
mua thuốc từ đơn vị cung ứng (đơn vị trúng thầu) đến với cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh để đáp ứng nhu cầu điều trị của ngƣời bệnh. Tùy theo điều kiện
kinh tế xã hội và mơ hình quản lý của mỗi nƣớc mà có những hình thức tổ
chức đảm bảo cung ứng thuốc đến với ngƣời bệnh khác nhau. Qua đó có thể
thấy Nhà nƣớc đã ban hành những quy định để đảm bảo thuốc đƣợc mua sắm
hiệu quả, ngƣời bệnh đƣợc cung cấp những sản phẩm có chất lƣợng tốt với
chi phí thấp nhất có thể.
- Đề tài "Nghiên cứu thực trạng đấu thầu mua thuốc bảo hiểm y tế cho
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập ở Việt Nam" Luận án tiến sĩ của tác
giả Phạm Lƣơng Sơn - Đại học Dƣợc Hà Nội. Đề tài đã phân tích thực trạng
về việc đấu thầu mua thuốc BHYT của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công
lập tại các địa phƣơng trong năm 2010, đánh giá các phƣơng thức đấu thầu
mua thuốc BHYT, đề xuất một số giải pháp nhằm từng bƣớc hoàn thiện
phƣơng thức đấu thầu mua thuốc BHYT ở Việt Nam. Đề tài đã phân tích rõ


5
các hình thức đấu thầu mua thuốc bao gồm:
+ Đấu thầu tập trung: Với mơ hình này, Sở Y tế có vai trị là chủ đầu tƣ
tổ chức đấu thầu tập trung những loại thuốc có nhu cầu sử dụng thƣờng
xuyên, ổn định và có số lƣợng lớn cho tất cả các cơ sở y tế công lập thuộc địa
phƣơng quản lý. Danh mục thuốc đƣa vào đấu thầu đƣợc tổng hợp theo nhu
cầu tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, giá thuốc trúng thầu đƣợc áp dụng
chung cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn. Việc mua
thuốc đƣợc thực hiện trực tiếp giữa từng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với mỗi
đơn vị trúng thầu hoặc một đơn vị trúng thầu nhận ủy quyền của các đơn vị
trúng thầu khác để cung ứng tồn bộ.
+ Đấu thầu đại diện: Theo mơ hình này, Sở Y tế chỉ định một hoặc một

vài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức đấu thầu đại diện (thƣờng là bệnh
viện đa khoa tỉnh và một số bệnh viện đa khoa huyện). Các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh khác sử dụng kết quả trúng thầu để mua thuốc cung ứng cho ngƣời
bệnh BHYT. Áp dụng mơ hình này, giá thuốc cũng đƣợc áp dụng thống nhất
trên địa bàn tỉnh nhƣng danh mục thuốc tại bệnh viện không tổ chức đấu thầu
phụ thuộc vào danh mục trúng thầu. Các đơn vị trúng thầu cung ứng thuốc
cho từng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp hoặc gián tiếp qua ủy quyền
với một đơn vị trúng thầu.
+ Đấu thầu và mua sắm đơn lẻ: Với mơ hình này mỗi cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh công lập sẽ tự tổ chức đấu thầu mua thuốc. Danh mục thuốc đƣa
vào đấu thầu đƣợc xây dựng theo nhu cầu sử dụng thuốc của mỗi đơn vị. Giá
thuốc đƣa vào đấu thầu đƣợc xây dựng theo nhu cầu sử dụng thuốc của mỗi
đơn vị. Giá thuốc trúng thầu có thể khơng thống nhất giữa các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh trên cùng địa bàn. Hình thức này thƣờng đƣợc áp dụng tại
các cơ sở tuyến Trung ƣơng. Tác giả cũng chỉ ra rằng, khi so sánh giá thuốc
trúng thầu của cùng một loại thuốc, nhƣng do nhiều hãng sản xuất tại các cơ


6
sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau trong cùng một địa bàn năm 2010:
+ Giá thuốc không thống nhất ngay trên cùng một địa bàn, thuốc cùng
một thành phần, hàm lƣợng nhƣng giá rất khác nhau. Tình trạng này phổ biến
ở các tỉnh áp dụng hình thức đấu thầu đơn lẻ và đấu thầu đại diện. Tại Hà Nội
và TP. Hồ Chí Minh, cùng một thuốc Cefuroxim 500mg/lọ của nhà sản xuất
khác nhau, so sánh giá thấp nhất của thuốc sản xuất trong nƣớc với thuốc
ngoại nhập chênh lệch từ 33% đến 83%.
+ Thuốc cùng một hãng sản xuất nhƣng giá thuốc chênh lệch giữa các
bệnh viện, mức độ chênh lệch lên đến 28%.
+ Trên địa bàn Hà Nội nơi khám bệnh, chữa bệnh cung ứng thuốc qua
đấu thầu trực tiếp, giá cùng một loại thuốc không thống nhất, kể cả giữa 2 lần

đấu thầu ngay tại một bệnh viện.
Kết quả nghiên cứu của Luận án đã chỉ ra rằng: Mua sắm thuốc thông
qua đấu thầu là phƣơng thức cơ bản để các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung
ứng thuốc cho ngƣời bệnh BHYT. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 3 hình
thức đấu thầu đều đƣợc áp dụng, trong đó hình thức đấu thầu mua sắm thuốc
tập trung là phƣơng thức mua sắm thuốc chủ yếu.
- Luận văn thạc sĩ với tên đề tài "So sánh kết quả lựa chọn nhà thầu
thuốc của bệnh viện Trung ƣơng quân đội 108 năm 2014 và 2015” của tác giả
Hoàng Anh Tuấn - Đại học Dƣợc Hà Nội. Đề tài đã nghiên cứu cơ bản về luật
đấu thầu, các phƣơng thức đấu thầu mua thuốc, so sánh đƣợc kết quả và danh
mục trúng thầu tại Bệnh viện Trung ƣơng quân đội 108 giữa năm 2014 và
2015, từ đó rút ra đƣợc kinh nghiệm về đấu thầu thuốc của bệnh viện.
- Đề tài “Quản lý Nhà nước về đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam”
của tác giả Đỗ Kiến Vọng năm 2019, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Khoa
học xã hội. Luận án đã hệ thống hóa và hình thành khung lý luận cơ bản về
các khái niệm: Chi tiêu công, mua sắm công, đấu thầu, đấu thầu mua sắm


7
công và quản lý nhà nƣớc về đấu thầu mua sắm công, nội dung quản lý nhà
nƣớc về đấu thầu mua sắm công. Luận án đã đề xuất một mô hình quản lý nhà
nƣớc mới về đấu thầu mua sắm cơng, theo đó mơ hình mới sẽ góp phần nâng
cao tính hiệu lực, hiệu quả của bộ máy trong việc thực hiện chức năng quản lý
nhà nƣớc về đấu thầu mua sắm công ở Việt Nam trong thời gian tới.
Nhận xét, các đề tài trên tập trung vào vấn đề quản lý đấu thầu về vật tƣ
y tế hay tài chính cho vật tƣ y tế, chƣa có nhiều nghiên cứu về kiểm sốt giá,
hay quy trình đấu thầu,… Do vậy, luận văn này góp phần làm sáng tỏ thêm
hoạt động mua, bán, đấu thầu và cung cấp vật tƣ, hóa chất trong ngành y tế.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung

Đề tài nghiên cứu thực trạng hệ thống kiểm sốt nội bộ trong cơng tác
đấu thầu mua vật tƣ, hóa chất tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh
Bình Định giai đoạn 2016 - 2018 từ đó đƣa ra một số giải pháp hồn thiện hệ
thống kiểm sốt nội bộ quy trình đấu thầu mua vật tƣ, hóa chất tại Trung tâm
Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa một số cơ sở lý thuyết về kiểm soát nội bộ và quy trình
kiểm sốt đấu thầu nền tảng cho việc phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quy trình đấu thầu mua vật tƣ, hóa chất
tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hồn thiện kiểm sốt nội bộ quy
trình đấu thầu mua vật tƣ, hóa chất tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh
Bình Định trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Kiểm soát nội bộ và kiểm soát quy trình đấu thầu
mua vật tƣ, hóa chất tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.


8
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trung tâm Y tế huyện Vĩnh
Thạnh, tỉnh Bình Định.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Các số liệu thống kê đƣợc phân tích
từ năm 2016 đến năm 2018. Dữ liệu khảo sát từ bảng khảo sát thực tế từ viên
chức tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định với số lƣợng
khảo sát phát ra 82 phiếu, thu về là 72 phiếu hợp lệ.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng chủ yếu phƣơng pháp nghiên cứu định tính, cụ thể các
công việc:
- Phƣơng pháp quan sát thực tế tại địa bàn: Thu thập thông tin liên quan
tại Trung tâm y tế về kiểm sốt nội bộ. Phân tích các yếu tố cấu thành hệ

thống kiểm soát nội bộ, thực trạng về kiểm soát nội bộ một số đơn vị trong
lĩnh vực công.
- Phƣơng pháp điều tra: Lập bảng câu hỏi, xử lý kết quả điều tra thông
qua thống kê mô tả từ các bảng câu hỏi để đánh gia thực trạng kiểm sốt nội
bộ quy trình kiểm sốt nội bộ tại Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh
Bình Định.
- Sử dụng phƣơng pháp suy diễn và quy nạp để đề ra các nhận xét giải
pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Về ý nghĩa khoa học: Hệ thống hoá những lý luận về INTOSAI và
văn bản pháp luật về đấu thầu, làm rõ thêm lý thuyết về quy trình đấu thầu
mua vật tƣ, hóa chất; phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến quy trình đấu
thầu mua vật tƣ, hóa chất tại bệnh viện.
- Về ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp đề ra với mục đích cải tiến qui trình
nghiệp vụ, nâng cao chất lƣợng cơng tác đấu thầu theo hƣớng đảm bảo tính cơng
khai, minh bạch, rõ ràng, đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm đúng mục đích.


9
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ quy trình đấu thầu
- Chƣơng 2: Thực trạng kiểm sốt nội bộ quy trình đấu thầu mua vật tƣ,
hóa chất tại trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định
- Chƣơng 3: Giải pháp hồn thiện kiểm sốt nội bộ quy trình đấu thầu
mua vật tƣ, hóa chất tại trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình
Định


10

ọc CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

QUY TRÌNH ĐẤU THẦU
1.1. Tổng quan về hệ thống kiểm sốt nội bộ trong khu vực cơng
1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển lý thuyết kiểm soát nội bộ trong khu vực cơng
Khái niệm kiểm sốt nội bộ bắt đầu xuất hiện vào đầu thế kỉ XX trong các
tài liệu về kiểm toán với một ý nghĩa rất đơn giản: Các biện pháp nhằm bảo vệ
tiền không bị nhân viên biển thủ…Nhiều năm sau đó, kiểm sốt nội bộ trở
thành một khái niệm đƣợc các kiểm toán viên rất quan tâm trong q trình
kiểm tốn báo cáo tài chính. Năm 1992, báo cáo COSO ra đời đã tạo lập một
cơ sở lý thuyết cơ bản về kiểm soát nội bộ. Chính sự xuất hiện của báo cáo này
đã đƣa ra một định nghĩa, một cách hiểu chung đƣợc chấp nhận rộng rãi về
kiểm soát nội bộ và hỗ trợ các nhà quản lý kiểm soát tốt hơn tổ chức của họ…
Trong lĩnh vực cơng, kiểm sốt nội bộ rất đƣợc xem trọng, nó là
một đối tƣợng đƣợc quan tâm đặc biệt của kiểm toán viên nhà nƣớc. Kiểm
toán nhà nƣớc ngày nay đã đƣợc biết đến và công nhận trên toàn thế giới, sự
phát triển này kéo theo việc thừa nhận về tầm quan trọng của Cơ quan kiểm
tốn tối cao (SAI), đó là vai trị kiểm tốn các tài khoản và hoạt động của
chính phủ, thúc đẩy việc lành mạnh hóa trong quản lý tài chính và nâng cao
chất lƣợng giải trình của chính phủ ở từng quốc gia. Một số quốc gia nhƣ Mỹ,
Canada đã có những cơng bố chính thức về kiểm sốt nội bộ áp dụng cho các
cơ quan sự nghiệp. Chuẩn mực về kiểm toán của Tổng kế toán nhà nƣớc Hoa
Kỳ (GAO) 1999 có đề cập đến vấn đề kiểm sốt nội bộ đặc thù trong tổ chức
sự nghiệp. GAO đƣa ra năm yếu tố về kiểm soát nội bộ bao gồm các quy định
về mơi trƣờng kiểm sốt, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm sốt, thơng tin
và truyền thơng, giám sát. “Về kiểm toán nhà nƣớc, hệ thống chuẩn mực kiểm
toán nhà nƣớc do Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI)
ban hành bao gồm quy tắc đạo đức nghề nghiệp và chuẩn mực kiểm toán”.



11
Với vai trò là hiệp hội nghề nghiệp của các SAI, tổ chức Quốc tế các cơ
quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) đã góp phần rất lớn trong việc giúp các
thành viên hồn thành nhiệm vụ của mình. INTOSAI là một tổ chức tự chủ,
độc lập và phi chính trị đƣợc thành lập nhƣ một thể chế vĩnh viễn, trụ sở
chính đặt tại Viên, Áo. INTOSAI là diễn đàn để kiểm tốn viên nhà nƣớc trên
tồn thế giới có thể trao đổi những vấn đề cùng quan tâm và cập nhật những
tiến bộ mới nhất của các chuẩn mực kiểm toán và các quy định về nghề
nghiệp khác, cũng nhƣ những thông lệ tốt nhất. Trong các kỳ đại hội,
INTOSAI đặt trọng tâm vào những vấn đề chủ yếu đang đặt ra đối với các
SAI, giúp các thành viên đƣa ra các giải pháp sáng tạo để khắc phục những
trở ngại chung. Theo đuổi mục tiêu đó, khẩu hiệu của INTOSAI là “Trao đổi
kinh nghiệm làm lợi cho tất cả”.
INTOSAI ra đời vào năm 1953 và đã phát triển từ 34 quốc gia ban đầu
cho đến nay đã có 191 SAI thành viên chính thức và 4 thành viên dự bị. Đại
hội INTOSAI đƣợc tổ chức thƣờng kỳ 3 năm một lần. Tuyên bố Lima về
hƣớng dẫn nhận thức trong kiểm toán, đƣợc chấp nhận tại đại hội quốc tế lần
thứ 9 vào năm 1977, đƣợc biết đến nhƣ là luật lệ cơ bản của kiểm tốn nhà
nƣớc. Nó cung cấp một khuôn khổ về lý thuyết và khái niệm cho các công
việc của INTOSAI. Trong tuyên bố này, INTOSAI đã đặc biệt nhấn mạnh đến
tính độc lập của các SAI với những tổ chức nhà nƣớc khác và việc tạo lập một
mơi trƣờng dân chủ. Kiểm tốn nhà nƣớc Việt Nam là thành viên chính thức
của tổ chức INTOSAI từ tháng 7/1996, Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam đã
tham gia ngày càng tích cực vào q trình hội nhập quốc tế, có mối quan hệ
hợp tác rộng rãi và đã ký kết văn kiện hợp tác với hàng chục cơ quan kiểm
toán tối cao và các tổ chức quốc tế có uy tín khắp các châu lục. Năm 1997,
Việt Nam tham gia tổ chức cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á (ASOSAI).
ASOSAI thành lập năm 1979, hiện có hơn 45 thành viên. Từ tháng 10/2009,



12
Việt Nam là thành viên Ban điều hành tổ chức này nhiệm kỳ 2009 – 2012.
Tại đại hội Washington (Hoa Kỳ) năm 1992, quy chế của INTOSAI đã
đƣợc sửa đổi và đƣợc chấp nhận là hiến chƣơng của tổ chức, trong đó mơ tả
về cơ cấu, các thành viên, nhiệm vụ và nguyên tắc của INTOSAI. Cũng tại
đại hội này, hai tài liệu cũng đƣợc thơng qua, đó là chuẩn mực kiểm toán và
những hƣớng dẫn về chuẩn mực kiểm sốt nội bộ. Tài liệu này đã tích hợp
các lý luận chung về kiểm soát nội bộ của báo cáo COSO và những điểm đặc
thù của khu vực công. Năm 2001, INTOSAI đƣợc cập nhật và công bố vào
năm 2004. Năm 2013, INTOSAI tiếp tục cập nhật và công bố và áp dụng vào
năm 2014. Trên bình diện quốc tế, với vai trị tổ chức tiên phong, trong kiểm
tốn khu vực công, INTOSAI đã ban hành những hƣớng dẫn quốc tế về quản
lý tài chính, cùng nhiều lĩnh vực khác, phát triển những phƣơng pháp luận có
liên quan, tổ chức huấn luyện và thúc đẩy việc trao đổi thông tin giữa các
thành viên. INTOSAI sử dụng 5 ngơn ngữ chính thức: Ả Rập, Anh, Pháp,
Đức và Tây Ban Nha.
a. Khái niệm kiểm sốt nội bộ trong khu vực cơng
Hƣớng dẫn chuẩn mực của KSNB của INTOSAI 1992 đƣa ra định nghĩa
về KSNB nhƣ sau: Theo Báo cáo INTOSAI (1992) KSNB là cơ cấu của một tổ
chức, bao gồm nhận thức, phƣơng pháp, quy trình và các biện pháp của ngƣời
lãnh đạo nhằm bảo đảm sự hợp lý để đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức:
- Thúc đẩy các hoạt động hữu hiệu, hiệu quả và có kỷ cƣơng cũng nhƣ
chất lƣợng của sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ của tổ chức.
- Bảo vệ các nguồn lực khơng bị thất thốt, lạm dụng, lãng phí, tham ơ
và vi phạm pháp luật.
- Khuyến khích tuân thủ pháp luật, quy định của Nhà nƣớc và nội bộ.
- Xây dựng và duy trì các dữ liệu tài chính, hoạt động và lập báo cáo
đúng đắn và kịp thời.



13
Ngoài ra, tài liệu hƣớng dẫn của INTOSAI 1992 đƣợc cập nhật thêm
vào năm 2013, đƣa ra những quy tắc và quy định cho các mục tiêu về KSNB
nhƣ sau:
- Thực hiện các hoạt động một cách có kỷ cƣơng, có đạo đức, có tính
kinh tế, hiệu quả và thích hợp.
- Thực hiện đúng trách nhiệm.
- Tuân thủ theo luật pháp hiện hành và các nguyên tắc, quy định.
- Bảo vệ các nguồn lực chống thất thoát, sử dụng sai mục đích và tổn thất.
- Thực hiện kiểm sốt những hành vi sai phạm trong thực thi công vụ,
chống tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy, giảm thiểu những sai phạm nghiêm
trọng và gây thất thoát tài sản của Nhà nƣớc.
So với định nghĩa của báo cáo COSO 2013, khía cạnh giá trị đạo đức
trong hoạt động đƣợc thêm vào INTOSAI. Mục tiêu của KSNB đƣợc nhấn mạnh
thêm, đó chính là tầm quan trọng của hành vi đạo đức cũng nhƣ sự ngăn chặn và
phát hiện sự gian lận, không trung thực và tham nhũng trong khu vực công.
Ngân sách của Nhà nƣớc đƣợc phân bố rộng rãi, chính vì vậy cần có
các kiểm sốt nhằm đảm bảo ngân sách đƣợc sử dụng đúng mục đích, các tài
sản khơng bị thất thốt hay lãng phí. Vì vậy, việc bảo vệ nguồn lực cần đƣợc
nhấn mạnh thêm tầm quan trọng trong KSNB đối với khu vực cơng.
b. Mục tiêu kiểm sốt nội bộ trong khu vực cơng
Luật Kiểm tốn Nhà nƣớc đã xác định hoạt động kiểm toán nhà nƣớc
là: Việc kiểm tra, đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài
chính; việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản
lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nƣớc. Do đó hoạt động kiểm tốn
nhà nƣớc là một hình thức hậu kiểm phục vụ cho việc kiểm tra, giám sát của
Nhà nƣớc, từ việc kiểm tra, những sai phạm hoặc yếu kém sẽ đƣợc phát hiện
góp phần ngày càng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả của Nhà nƣớc, trong đó



×