Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Nghiên cứu triết học sinh thái và ứng dụng của nó trong phát triển xã hội việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.99 KB, 28 trang )

MẪU 14/KHCN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3839 /QĐ-ĐHQGHN ngày 24 tháng10 năm 2014
của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN
CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Tên đề tài: NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC SINH THÁI VÀ ỨNG DỤNG
CỦA NÓ TRONG PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
Mã số đề tài: QG.17.54
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Phạm Công Nhất

Hà Nội, 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI KH&CN
CẤP ĐẠI HỌC QUỐC GIA

Tên đề tài: NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC SINH THÁI VÀ ỨNG DỤNG
CỦA NÓ TRONG PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
Mã số đề tài: QG.17.54
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Phạm Công Nhất

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC CHỦ TRÌ NHIỆM VỤ SAU KHI


NGHIỆM THU CHÍNH THỨC

Hà Nội, 2019
1


PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG

1.1. Tên đề tài: Nghiên cứu triết học sinh thái và ứng dụng trong phát triển xã hội ở
Việt Nam hiện nay
1.2. Mã số: QG.17.54
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT Chức danh, học vị, họ và tên
1

PGS.TS. Phạm Công Nhất

Đơn vị cơng tác

Vai trị thực hiện đề tài

Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại

Chủ nhiệm đề tài

học Quốc gia Hà Nội
2

TS.Trần Thị Điểu


Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội

Thành viên chính

3

TS. Hà Thị Bắc

Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội

Thành viên chính

4

CN Phan Thị Hiệp

Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội

Thư ký khoa học

5

TS. Trần Thanh Giang


Học viện Báo chí và Tuyên
truyền

Thành viên chính

6

ThS.Phan Thị An

Viện kiến trúc Quốc gia

Thành viên chính

1.4. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng:

từ tháng 2 năm 2017 đến tháng 2 năm 2019

1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng….. năm…..
1.5.3. Thực hiện thực tế:

từ tháng….. năm…… đến tháng….. năm…..

1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
(Về mục tiêu, nội dung, phương pháp, kết quả nghiên cứu và tổ chức thực hiện; Nguyên
nhân; Ý kiến của Cơ quan quản lý)
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 150 triệu đồng.


2


PHẦN II. TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Viết theo cấu trúc một bài báo khoa học tổng quan từ 6-15 trang (báo cáo này sẽ được
đăng trên tạp chí khoa học ĐHQGHN sau khi đề tài được nghiệm thu), nội dung gồm các
phần:
1. Đặt vấn đề
Với tính cách là một trong những chuyên ngành của triết học hiện đại, triết học sinh
thái đã và đang là một trong những chuyên ngành triết học được nhiều quốc gia quan tâm
nghiên cứu bởi nó khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn là một đòi hỏi hết sức cấp
bách về mặt thực tiễn nhất là trong bối cảnh nhân loại đã và đang phải đối mặt với hiện
tượng trái đất nóng lên, sự biến đổi của khí hậu tồn cầu với những tác động tiêu cực trên
nhiều phương diện về môi trường sinh thái cùng với những xáo trộn trong đời sống cùng với
các phương thức sinh hoạt hàng ngày của con người. Đối diện với các hiện tượng bất
thường của thiên nhiên, thời tiết hầu hết các quốc gia trên thế giới hiện nay đặc biệt là các
quốc gia phát triển hẳn đã tìm ra giải pháp tạm thời để hạn chế, khắc phục. Tuy nhiên, để có
những giải pháp lâu dài căn cơ nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường, hướng tới xây
dựng và phát triển một nền sinh thái bền vững đối với từng quốc gia cũng như tồn cầu thì
với các giải pháp dựa trên tư duy kỹ thuật hiện tại thì nhân loại dường như lại chưa thể đáp
ứng được. Trong bối cảnh đó, việc đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên
cứu của triết học sinh thái vào trong sự phát triển của đời sống xã hội của mỗi quốc gia hay
trên phạm vi toàn cầu đã và đang được coi như là một trong những giải pháp tối ưu có thể
khắc phục được những hạn chế của các giải pháp kỹ thuật truyền thống trong việc giải quyết
các nguy cơ về khủng hoảng môi trường cũng như hướng tới việc xây dựng và phát triển
một nền sinh thái bền vững hiện nay.
Việt Nam là một quốc gia hiện đang nằm trong nhóm các quốc gia đang phát triển
thuộc khu vực Đông Nam Á (châu Á). Trong quá trình phát triển hiện nay, mặc dù là một
quốc gia có diện tích khiêm tốn (331.212 km2, xếp hạng thứ 66/193 thế giới – UN, 2007)
nhưng lại có số lượng dân số tương đối đông (94.444.222 người, xếp hạng 14/193 thế giới –

UN, 2016), với mức GDP bình quân đầu người khá thấp (khoảng 2.502 USD dự báo năm
2016, hạng 115/193 thế giới - World Economic Outlook: Vietnam” - IMF, 2016) cho thấy
bên cạnh những mặt thuận lợi thì Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách
thức, trong đó có nguy cơ thách thức về mơi trường, về việc đảm bảo cho nền kinh tế, xã hội
phát triển theo hướng bền vững. Do đó cũng giống như nhiều quốc gia trong khu vực và trên
thế giới thì định hướng phát triển của Việt Nam hiện nay không chỉ đơn thuần là làm sự
tăng trưởng các chỉ số về kinh tế mà còn là đảm bảo sự phát triển hài hòa, ổn định và bền
vững như Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Bảo
đảm sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, phát triển con người, thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển xã hội
3


bền vững”1. Muốn vậy, việc đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu của
triết học sinh thái vào sự phát kinh tế xã hội theo hướng bền vững ở Việt Nam hiện nay là
hết sức cần thiết.
Từ tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài trên cho thấy tại Việt Nam mặc dù những
năm gần đây số lượng các tác giả và các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài triết học
sinh thái ngày càng gia tăng, các kết quả nghiên cứu bước đầu đã đạt được những thành tựu
quan trọng. Tuy nhiên, từ nội dung các kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy, số lượng các
tác giả và cơng trình nghiên cứu cịn chưa mang tính tập trung. Đặc biệt hiện chưa thấy các
tác giả và các cơng trình nghiên cứu chun sâu về triết học sinh thái với tính khách là một
khoa học triết học mà hầu hết các nghiên cứu của các tác giả về triết học sinh thái hiện chủ
yếu chỉ đề cập rải rác hoặc đan xen cùng với các vấn đề nghiên cứu khác. Đây có thể coi là
một trong những hạn chế lớn nhất của thực trạng nghiên cứu triết học sinh thái tại Việt Nam
hiện nay. Tuy nhiên, hạn chế này cũng có thể được coi là cơ hội để chúng tôi lựa chọn vấn
đề: “Nghiên cứu triết học sinh thái và ứng dụng trong phát triển xã hội ở Việt Nam
hiện nay" là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia năm 2017 như là một trong
những hướng nghiên cứu nhằm khỏa lấp mặt còn hạn chế của việc nghiên cứu triết học sinh
thái ở Việt Nam hiện nay.

Liên quan đến vấn đề nghiên cứu chúng tơi nhận thấy có một số nội dung cần được
làm rõ như sau:
* Về lý thuyết:
Một là, phân tích làm rõ về mặt lý luận quan niệm chung về triết học sinh thái, đặc
điểm của triết học sinh thái trong hệ thống các khoa học triết học nói chung.
Hai là, phân tích và định vị được một số nội dung và nguyên lý cơ bản của triết học
sinh thái; một số khuynh hướng phát hiển của triết học sinh thái trong giai đoạn hiện nay
* Về thực tiễn:
Một là, trên cơ sở khảo sát và xây dựng được mơ hình phát triển xã hội Việt Nam
hiện nay theo nguyên lý phát triển của triết học sinh thái
Hai là, đề xuất được một số giải pháp và khuyến nghị về chính sách để thực hiện mơ
hình phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay theo các nguyên lý phát triển của triết học sinh
thái
2. Mục tiêu
10.1. Mục tiêu khái quát:
- Xác định được nội dung và nguyên lý của triết học sinh thái đề xuất mơ hình cho phát
triển xã hội ở Việt Nam;
- Đề xuất một số giải pháp chính sách để thực hiện mơ hình phát triển xã hội ở Việt Nam
1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2016,
tr.104.

4


theo các nguyên lý phát triển của triết học sinh thái.
10.2. Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích làm rõ về mặt lý luận quan niệm chung và đặc điểm của triết học sinh thái
trong hệ thống các khoa học triết học nói chung hiện nay.

- Phân tích một số nội dung và các khuynh hướng phát triển cơ bản của triết học sinh
thái hiện nay
- Đề xuất và mô tả khái qt mơ hình phát triển xã hội Việt Nam (cách thức phát triển và
các nội dung biểu hiện cơ bản) theo nguyên lý phát triển của triết học sinh thái.
- Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị về chính sách để thực hiện mơ hình phát triển
xã hội ở Việt Nam theo các nguyên lý phát triển của triết học sinh thái.
3. Phương pháp nghiên cứu
* Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
-

Các phương pháp chung của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đặc biệt
là các phương pháp:
o Phương pháp khách quan: xem xét đánh giá sự ra đời và phát triển của các
khuynh hướng triết học trong lịch sử trong đó có triết học sinh thái (trên thế
giới và Việt Nam) dựa trên quan điểm tơn trọng sự thật khách quan.
o Phương pháp tồn diện: xem xét đánh giá và liệt kê đầy đủ các quan điểm,

-

-

các kết quả nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu triết học sinh thái
vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam hiện nay
o Phương pháp phát triển: xem xét đánh giá các quan điểm triết học sinh thái
trong lịch sử, trên thế giới và Việt Nam trước đây cũng như hiện nay phải dựa
trên quan điểm vừa có sự lọc bỏ và vừa có kế thừa những nhân tố mới, tiến bộ
và phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam hiện nay.
Các phương pháp chung:
o Phương pháp phân tích: bao gồm phân tích định lượng và phân tích định tính.
o Phương pháp tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, hệ thống hóa một số

vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài.
Các phương pháp liên ngành:
o Phương pháp tiếp cận liên ngành: Sử dụng phương pháp triết học để nghiên
cứu, đánh giá một số kết quả nghiên cứu của một số ngành khoa học có liên
quan đến đề tài như: sinh thái học, đạo đức học sinh thái, văn hóa học sinh
thái, kinh tế học sinh thái, v.v..
o Phương pháp thống kê – so sánh: Sử dụng các số liệu thống kê để phân tích
và so sánh nhằm đưa ra kết luận về thực trạng của nội dung nghiên cứu.

5


o Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Tiến hành một số thảo luận nhóm tập
trung, đối tượng tham gia là các lớp chủ thể liên quan đến đối tượng nghiên
cứu của đề tài.
o Phương pháp chuyên gia: Một số hội thảo, tọa đàm khoa học hoặc sử dụng
các hình thức thảo luận nhóm…sẽ được tổ chức trong q trình thực hiện đề
tài nhằm tìm kiếm sự thống nhất trong cách phân tích, đánh giá cũng như đề
xuất các giải pháp và kiến nghị.
o Phương pháp dự báo: Dự báo xu hướng biến đổi trong nghiên cứu, nội dung,
hình thức thể hiện các kết quả nghiên cứu và sự vận dụng các kết quả nghiên
cứu của triết học sinh thái vào sự phát triển đời sống xã hội trên thế giới và
Việt Nam trong khoảng vài ba thập niên tới của thế kỷ XXI.
* Sử dụng phương tiện kỹ thuật: Máy ảnh, máy quay camera, máy ghi âm trong điều tra,
khảo sát, thu thập tài liệu (nếu có).
4. Tổng kết kết quả nghiên cứu
Biến đổi khí hậu hiện được coi là một trong những “vấn đề tồn cầu” mang tính cấp
bách nhất mà nhân loại đang quan tâm giải quyết. Trong bối cảnh đó đã xuất hiện ngày càng
nhiều các ngành khoa học nghiên cứu về sinh thái gọi chung là các khoa học về sinh thái
trong đó có triết học sinh thái. Triết học sinh thái (Ecological philosophy) là một thuật ngữ

được dùng để diễn đạt về một chuyên ngành triết học chuyên ngành mới xuất hiện trong
những năm gần đây. Mặc dù mới xuất hiện nhưng triết học sinh thái lại tỏ ra có một ảnh
hưởng ngày càng to lớn bởi khơng chỉ tính chất liên ngành trong nghiên cứu mà cịn thể
hiện tính thực tiễn, tính thời đại mang tính cấp bách của nó. Trên thực tế, nội dung nghiên
cứu của triết học sinh thái hiện khá đa dạng. Việc vận dụng các kết quả nghiên cứu của triết
học sinh thái vào trong đời sống đời sống xã hội trong đó có việc ứng dụng các kết quả
nghiên cứu của triết học sinh thái vào xây dựng và phát triển mơ hình kinh tế - xã hội theo
mơ hình sinh thái bền vững đang được coi như là một trong những xu hướng phát triển
mang tính tất yếu ở nhiều quốc gia hiện nay. Việt Nam trong quá trình phát triển cũng đang
chịu sự tác động bởi các yếu tố không thuận lợi do xu hướng biến đổi khí hậu tồn cầu từ đó
địi hỏi cần lựa chọn một chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mang tính bền vững như là
một trong những hướng ưu tiên cho sự phát triển. Tuy rằng, việc lựa mơ hình phát triển này
ở Việt Nam hiện nay để có được sự thành cơng cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
4.1. Khái quát chung về triết học sinh thái
Mặc dù khái niệm triết học sinh thái chỉ xuất hiện vào những năm gần đây nhưng tư
tưởng về triết học sinh thái có từ rất sớm trong triết học cổ ở phương Đông và phương Tây.
Trong triết học phương Đông, xuất phát từ mơ hình vũ trụ về sự thống nhất trong sự tồn tại
của con người và giới tự nhiên mà các nhà triết học Trung Quốc cổ đại đã cho rằng: con
người là một bộ phận trong “tam tài” (Thiên – Địa - Nhân) cho nên con người là một phần
6


của vũ trụ, đồng thời mỗi một con người lại là một vũ trụ thu nhỏ (thân nhân tiểu thiên địa),
cho nên cuộc sống của con người không tách rời với mơi trường xung quanh mình và với vũ
trụ, trời đất. Triết lý về việc con người cần phải nhận thức mình là một phần của tự nhiên,
phải thực hiện lối sống “thuận theo tự nhiên” đã được thể hiện rất rõ trong các học thuyết
triết học của người Trung Quốc cổ xưa như “Thiên Nhân hợp nhất” Âm dương Ngũ hành
hay trong Kinh Dịch. Người Ấn Độ lại cho rằng: mối quan hệ giữa con người và vũ trụ là
mối quan hệ giữa cái Tiểu ngã (Atman) và cái Đại ngã (Bratman), là mối quan hệ giữa cái
bộ phận và cái tồn thể, vừa có sự thống nhất vừa có sự khác biệt nên triết lý về vũ trụ quan

và nhân sinh quan trong nhiều môn phái triết học Ấn Độ đã cố gắng đi tìm lời giải cho sự
thống nhất đó thơng qua các thuyết: vơ thường, ln hồi...
Khác với triết học phương Đông, triết học phương Tây chủ yếu hình thành trên
phương thức tư duy duy lý nên việc quan niệm về mối quan hệ giữa con người và trời đất
tương đối tách bạch và thường được lý giải một cách siêu hình. Tuy nhiên, một số nhà triết
học biện chứng phương Tây đầu tiên như Heraclitus (535 TCN – 475 TCN) lại cho rằng: thế
giới luôn nằm trong một sự thống nhất. Trong thế giới đó, mọi sự vật luôn luôn thay đổi,
vận động, phát triển khơng ngừng. Thế giới như một dịng chảy, cứ trơi đi mãi, “khơng ai có
thể tắm hai lần trên cùng một dịng sơng”1. Nhà triết học Protagoras (490 TCN - 420 TCN)
với luận điểm cho rằng: “Con người là thước đo của mọi vật”(Человек есть мера всех
вещей)2, đặc biệt ông cũng là người đầu tiên nêu lên vai trò và vị trí của con người trong thế
giới hiện thực. Trong thời kỳ phục hưng ở phương Tây, truyền thống tôn vinh con người,
coi sự tồn tại của con người gắn liền với sự tồn tại của giới tự nhiên đã được các nhà triết
học tiếp tục đề cao.
Bước sang thời kỳ cận đại ở phương Tây, bên cạnh trào lưu quan niệm siêu hình về
thế giới (chủ yếu là thế giới quan của khuynh hướng triết học duy vật siêu hình) thì các quan
niệm về tính thống nhất của thế giới đã xuất hiện dưới nhiều hình thức triết học đa dạng, từ
lý thuyết về “cái đơn tử” trong triết học của W.G.Leibniz (1646 - 1716) đến thuyết về “ý
niệm tuyệt” của nhà triết học G.W.F. Hegel (1870 - 1831) dù rằng quan niệm về tính thống
nhất của thế giới, về mối quan hệ tương tác qua lại giữa con người với thế giới tự nhiên đều
được thể hiện trên lập trường duy tâm. Dẫu sao thì “hạt nhân hợp lý” của phép biện chứng
trong triết học duy tâm Đức nửa cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX là một trong những cơ
sở lý luận quan trọng để hình thành nên phép biện chứng duy vật của triết học Mác –
phương pháp luận quan trọng của triết học sinh thái mácxít.
C.Mác (1818-1883) và Ph.Ăngghen (1820 - 1895) là những nhà lý luận tiên phong
cho việc hình thành triết học sinh thái mácxít. Trong rất nhiều tác phẩm của mình cả C.Mác
và Ph.Ăngghen khơng dấu diếm muốn xây dựng một học thuyết triết học có tính chất “hồn
1
2


Hà Thúc Minh (1996), Triết học cổ đại Hy Lạp. Nhà xuất bản Mũi Cà Mau, tr. 20
Изд. Сов. Энциклопедия (1989), Философский энциклопедический cловарь . Москва, стр. 521

7


bị” nhằm hướng tới giải phóng con người. Tuy nhiên, hai ơng cũng cho rằng: muốn giải
phóng được con người thì trước hết cần phải tơn trọng một sự thật là: con người chính là
một bộ phận hữu cơ của giới tự nhiên, là kết quả lâu dài trong sự tiến hoá của tự nhiên. Cố
nhiên, nếu so với phần cịn lại của giới tự nhiên thì con người chính là “cái cơ thể phức tạp
nhất mà giới tự nhiên sản sinh ra được”1. Điều đó cũng có nghĩa là: “con người sống dựa
vào tự nhiên. Như thế có nghĩa tự nhiên là thân thể của con người, để khỏi chết con người
con người phải ở trong quá trình giao dịch thường xuyên với thân thể đó. Sinh hoạt vật chất
và tinh thần của con người liên hệ khăng khít với bản thân tự nhiên, vì con người là một bộ
phận của tự nhiên”2. Tuy nhiên, có một điểm mà cả C.Mác và Ph.Ăngghen luôn luôn nhấn
mạnh là: mặc dù có nguồn gốc từ giới tự nhiên cũng như trong q trình tồn tại và phát
triển, con người khơng tránh khỏi sự lệ thuộc và ràng buộc bới giới tự nhiên, nhưng với tư
cách là một động vật có “tính lồi”, con người cũng ln biết cách tác động vào tự nhiên,
làm cho tự nhiên thay đổi theo mục đích của con người, nghĩa là con người chính là lồi
động vật duy nhất có khả năng làm chủ hồn cảnh, làm chủ tự nhiên và điều đó đã tạo ra cơ
hội giúp cho con người có khả năng tồn tại và thích nghi tốt hơn so với các lồi động vật
khác, bởi trong quá trình chinh phục tự nhiên con người đã biết tạo ra cho mình một “thiên
nhiên thứ hai”, tức là xã hội lồi người. Do đó, “Xã hội là sự thống nhất bản chất đã hoàn
thành của con người với tự nhiên, sự phục sinh chân chính của tự nhiên..." 3. Tuy nhiên, các
nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác cũng lưu ý rằng: “Trong tự nhiên khơng có cái gì xảy ra
một cách đơn độc cả. Hiện tượng này tác động đến hiện tượng kia và ngược lại” 4. Do đó,
Ph.Ăngghen cảnh báo: “Chúng ta khơng nên quá tự hào về những thắng lợi của chúng ta đối
với tự nhiên. Bởi vì mỗi lần chúng ta đạt được thắng lợi là mỗi lần tự nhiên trả thù lại chúng
ta”5. Như vậy, học thuyết triết về giải phóng con người trong triết học Mác khơng chỉ đơn
thuần là lý luận về giải phóng xã hội mà cịn là giải phóng về mặt tự nhiên đối với con

người. Việc giải phóng con người về mặt tự nhiên khơng chỉ đơn thuần là giải thốt sự lệ
thuộc hồn tồn của con người vào giới tự nhiên mà sâu xa hơn là làm thế nào để cho con
người phải biết cách tồn tại, thích nghi và chung sống hồ bình với giới tự nhiên, biết khai
thác tự nhiên và sử dụng tự nhiên một cách hợp lý và bền vững. Có thể coi đây là lý luận hết
sức quan trọng của triết học Mác để hình thành nên nội dung nghiên cứu của triết học sinh
thái sau này.
Bước sang thế kỷ thứ XX, tư tưởng về triết học sinh thái được thể hiện khá đa dạng.
Qua đó, một số bộ môn khoa học rất gần với triết học sinh thái đã được hình thành đồng
thời đã đã được rất nhiều các tác giả tập trung nghiên cứu như: Đạo đức sinh học
1

C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.475
C.Mác (1973), Tư bản, Quyển thứ nhất, tập 1. Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr. 88-89
3
C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 42. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 170
4
C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 20. Sđd, tr.654
5
C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20. Sđd, tr. 652.
2

8


(Bioethics), Đạo đức y học (Medical Ethics). Đặc biệt, một số bộ môn khoa học như: Đạo
đức môi trường (Environmental Ethics) của Ando leopold (Mỹ), Đạo đức sinh thái
(Ecological Ethics) của Arne Naiess1… cùng với các kết quả nghiên cứu đã đạt được từ các
bộ môn khoa học này đã trở thành những tiền đề lý luận rất quan trọng để bộ môn triết học
sinh thái ra đời.
Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về triết học sinh thái. Qua các tác

giả và cơng trình nghiên cứu rải rác, như: Ando leopold (1949), trong: The land ethic; Arne
Naiess (1986), trong: Deep Ecology and Ultimate Premises2; Eugene C. Hargrove (1992),
trong The animal rights, environmental ethics debate: The environmental perspective (Các
quyền động vật, đạo đức môi trường tranh luận: Quan điểm về môi trường)3; Phương Lập
Thiên (2005), trong: “Triết học sinh thái Phật giáo và ý thức sinh thái hiện đại”4; John Nolt
(2015) trong Environmental ethics for the long term: An introduction (Giới thiệu tổng quát
về đạo đức môi trường)5; Hồ Sĩ Quý (2005), trong: “Về đạo đức môi trường”6; Phạm Thị
Ngọc Trầm (2016), trong: “Nghiên cứu triết học-xã hội về môi trường sinh thái Việt
Nam”7… cho thấy quan niệm về triết học sinh thái vẫn cịn có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy
nhiên, điểm chung của hầu hết các quan niệm trên đều cho rằng: có thể cho thấy triết học
sinh thái là một trong những chuyên ngành khoa học về sinh thái, là cách tiếp cận triết học –
xã hội đối với hiện trạng môi trường sinh thái nhân văn, về sự tồn tại và thích ứng bền vững
giữa sự tồn tại của con người trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội.
Khác với phần lớn các chuyên ngành triết học truyền thống, triết học sinh thái là
một chuyên ngành triết học mang tính liên ngành. Nó là một bộ mơn khoa học vừa thể hiện
được các hình thức của tư duy triết học truyền thống song nó cũng bao hàm trong đó các kết
quả nghiên cứu thực chứng của các khoa học thực nghiệm về sinh thái. Tuy nhiên, triết học
sinh thái khác với các khoa học khác về sinh thái ở chỗ nó không tiếp cận trực tiếp, thực
chứng về những vấn đề có liên quan đến mơi trường sinh thái mà đứng trên bình diện tổng
qt nó xem xét, phân tích mơi trường sinh thái (cả môi trường tự nhiên và môi trường xã
hội) – mơi trường mà trong đó con người có thể thể thích nghi, tồn tại và phát triển bền
vững.
Với tính cách là một mơn khoa học, triết học sinh thái có đối tượng, mục đích,
phương pháp và nội dung nghiên cứu riêng của nó
1

Hồ Sĩ Quý (2005), “Về đạo đức mơi trường”. Tạp chí triết học số 9 (172), tr.46-47
C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 20. Sđd, tr.654
3
Eugene C. Hargrove (1992), The animal rights, environmental ethics debate : The environmental perspective. New

York : State university of New York, p.273
4
Phương Lập Thiên (2005),“Triết học sinh thái Phật giáo và ý thức sinh thái hiện đại”, Tạp chí Huyền Trang Phật học
nghiên cứu (Đài Loan), kỳ 2, trang 135 – 172, Nguồn: , ngày 13/5/2015
5
John Nolt (2015), Environmental ethics for the long term: An introduction. London. New York : Routledge, Taylor &
Francis Group, p. 275
6
Hồ Sĩ Quý (2005), “Về đạo đức mơi trường”. Tạp chí triết học số 9 (172), tr.46-47
7
Phạm Thị Ngọc Trầm (2016), “Nghiên cứu triết học-xã hội về mơi trường sinh thái Việt Nam”. Tạp chí Khoa học xã
hội Việt Nam, số 2 (99).
2

9


Về đối tượng nghiên cứu, triết học sinh thái cũng hướng tới các mối quan hệ sinh
thái với tính cách là khách thể nghiên cứu. Xét về thực chất thì mối quan hệ sinh thái là mối
quan hệ giữa giữa con người với tự nhiên. Mối quan hệ này đã được nhiều nhà khoa học ở
những giai đoạn lịch sử khác nhau nghiên cứu. Tuy nhiên, với tính cách là một chuyên
ngành triết học, triết học sinh thái không nghiên cứu tất cả các phương diện khác nhau của
các mối quan hệ sinh thái mà chỉ dừng lại nghiên cứu mặt cấu trúc, chức năng, cơ chế vận
hành và diễn biến của mối quan hệ giữa con người và xã hội với tự nhiên, nghĩa là nghiên
cứu các quy luật, các mối liên hệ và các xu hướng vận động mang tính phổ quát nhất nguồn
gốc, bản chất và nội dung của các mối quan hệ sinh thái.
Về mục đích nghiên cứu, việc ra đời của triết học sinh thái khơng có nghĩa là việc
tồn tại của các mơn khoa học khác về sinh thái khơng cịn ý nghĩa mà trái lại nó tiếp tục bổ
sung vào hệ thống các bộ môn khoa học sinh thái với tư cách như là một khoa học mang
tính phổ quát nhằm thực hiện các chức năng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất

cho các khoa học nghiên cứu về môi trường sinh thái. Kết quả nghiên cứu của triết học sinh
thái khơng phải là để tìm ra các số liệu hoặc dữ liệu mang tính thực chứng mà trái lại đơn
thuần nó chỉ dừng lại ở những nhận xét, đánh giá và lời khuyên mang tính định hướng cho
các khoa học về sinh thái. Có thể coi những nhận xét, đánh giá sau đây của Ph.Ăngghen
trong tác phẩm “Phép biện chứng của tự nhiên’ của ơng là một điển hình cho mục đích
nghiên cứu của triết học sinh thái: “Chúng ta hồn tồn khơng thể thống trị giới tự nhiên
như một kẻ thống trị đi xâm lược một dân tộc khác, như một người sống bên ngoài giới tự
nhiên mà trái lại, bản thân chúng ta với tất cả xương thịt, đầu óc và máu mủ chúng ta, là
thuộc về giới tự nhiên. Chúng ta nằm trong lòng giới tự nhiên và tất cả sự thống trị của
chúng ta đối với giới tự nhiên là ở chỗ, chúng ta khác với tất cả các sinh vật khác là chúng ta
nhận thức được các quy luật của giới tự nhiên và do đó có thể sử dụng được các quy luật đó
một cách chính xác”1.
Về phương pháp nghiên cứu, với tính cách là một bộ môn khoa học chuyên ngành
của triết học triết học sinh thái sử dụng trước hết các phương pháp nghiên cứu phổ biến của
triêt học như phân tích- tổng hợp, diễn dịch – quy nạp, lơgíc – lịch sử. Cố nhiên, phương
pháp nghiên cứu của triết học đúng đắn nhất trong thời đại hiện nay chính là các phương
pháp triết học của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử với các
nguyên tắc xem xét cơ bản đối với đối tượng nghiên cứu như: khách quan, toàn diện, phát
triển, lịch sử-cụ thể và thực tiễn, v.v.. Ngồi ra, với tính cách là một bộ mơn khoa hoc mang
tính liên ngành, triết học sinh thái còn sử dụng một số phương riêng, liên ngành đối với một
số khoa học liên quan như sinh thái học, xã hội học, đạo đức học, v.v..
Về nội dung nghiên cứu, khác với các khoa học sinh thái khác, nội dung nghiên cứu
của triết học sinh thái tập trung vào bốn nhóm vấn đề chính sau đây:
1

C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 20. Sđd, tr.654

10



Một là, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Đây là điểm xuất phát của triết học sinh
thái. Thừa nhận thế giới là thống nhất và thống nhất ở tính vật chất của nó khơng chỉ là quan
điểm duy nhất của triết học Mác mà còn là quan điểm chung của nhiều học thuyết triết học
trước đây. Khoa học hiện đại dù còn nhiều quan điểm khác nhau về tính đa dạng và phức
tạp của thế giới nhưng đều đi đến một nhận thức chung là thế giới có thống nhất vật chất và
do đó dù muốn hay khơng thì chúng ta cũng phải đi đến thừa nhận rằng: chúng ta đang tồn
tại và sinh sống trong một môi trường sinh thái tuy đa dạng, phong phú nhưng thống nhất
bởi tính vật chất của nó. Chính sự thống nhất đó đã làm cho sự tồn tại của chúng ta trở nên
phụ thuộc lẫn nhau, không tách rời nhau.
Hai là, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với con người phụ
thuộc vào trình độ phát triển xã hội. Con người và cả xã hội loài người vốn có nguồn gốc từ
giới tự nhiên. Tuy nhiên, kể từ khi sinh ra con người đã tự coi mình và xã hội của mình trở
thành mặt đối lập với giới tự nhiên. Đây cũng là điểm khác biệt chính giữa con người và
giới lồi động vật. Tuy nhiên, dù phát triển đến mấy thì con người cũng khơng thể phủ nhận
được rằng mình đang là một phần của tự nhiên cho dù đó là phương diện cá nhân hay xã
hội. Có lẽ vì vậy mà C.Mác đã khẳng định giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người” 1.
Do đó, con người hãy đừng đi quá xa trong khả năng có thể để chứng tỏ “năng lực chinh
phục tự nhiên” của mình. Con người hãy biết cách học cách “chung sống hồ bình” với giới
tự nhiên và với giữa những con người với nhau. Cố nhiên, điều đó cịn phụ thuộc vào khả
năng nhận thức của mỗi người và trình độ phát triển chung của xã hội.
Ba là, con người là chủ thể tích cực trong việc điều khiển một cách có ý thức mối
quan hệ giữa xã hội với tự nhiên. Khác với giới loài động vật, ngay từ khi mới sinh ra, sự
tồn tại của con người không phụ thuộc một chiều vào tự nhiên mà trái lại đã chủ động tác
động tích cực vào tự nhiên, tác động với nhau để tạo ra mơi trường sống - một “thiên nhiên
thứ hai” của chính mình. Do đó có thể nói khơng ngoa rằng: con người chính là chủ thể tích
cực trong việc điều kiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên. Ở đâu và
khi nào, tính chủ thể tích cực của con người trong việc điều kiển một cách có ý thức mối
quan hệ giữa xã hội với tự nhiên được phát huy thì nhất định sẽ tạo ra một mơi trường sinh
thái hài hồ và phát triển bền vững và ngược lại tất yếu sẽ dẫn đến sự tàn phá và sự khủng
hoảng môi trường. Tuy nhiên, tính “tích cực” của chủ thể này cịn phụ thuộc vào nhiều yếu

tố như: nhận thức của cá nhân, trình độ phát triển chung của xã hội, bản chất của chế độ
chính trị và những điều kiện cụ thể khác, v.v..
Bốn là, xã hội cần phải phát triển bền vững. Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật
ngữ “phát triển bền vững”. Tuy nhiên, cách hiểu chung nhất theo quan điểm của Liên hợp

1

C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42. Sđd, tr.135

11


quốc về Mơi trường và Phát triển1. Theo đó, phát triển bền vững là phát triển kinh tế-xã hội
lành mạnh, dựa vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện của
môi trường sống của các thế hệ người hiện tại, nhưng không làm ảnh hưởng đến các thế hệ
người tiếp theo trong việc thoả mãn các nhu cầu về tài nguyên và môi trường. Sự phát triển
bền vững của xã hội được đánh giá bằng những chỉ tiêu hay những thước đo nhất định trên
cả ba mặt: kinh tế-xã hội, nhân văn và sinh thái môi trường2. Việc xác định nhận thức
chung, nội dung và giải pháp nhằm xây dựng và phát triển bền vững đối với xã hội cũng
được coi là nội dung quan trọng của triết học sinh thái.
Như vậy, có thể thấy nội dung nghiên cứu của triết học sinh thái vừa rộng, vừa hẹp.
Rộng vì xét đến cùng nội dung nghiên cứu của triết học sinh thái cũng cần bao quát tồn bộ
các nội dung nghiên cứu của triết học nói chung. Đây là điều kiện cần để cho triết học sinh
thái tồn tại và phát triển. Hẹp vì kết quả nghiên cứu của nó phải phản ánh được những quan
điểm triết học cơ bản nhất của mỗi trường phái, khuynh hướng triết học khác nhau về môi
trường, về mối quan hệ giữa con người với môi trường và những quan điểm triết học cơ bản
về việc xây dựng và phát triển môi trường sinh thái bền vững. Đây là điều kiện đủ để phân
biệt triết học sinh thái với các chuyên ngành triết học khác cũng như phân biệt giữa triết học
sinh thái với các khoa học khác về môi trường.
Loài người đã và đang chứng kiến sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển,

thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự
nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.
Trong những năm gần đây, sự thay đổi khí hậu đã và đang diễn ra hết sức gay gắt với hiện
tượng nóng lên tồn cầu. Sự biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái trên trái
đất và tác động trực tiếp đời sống hàng ngày của con người với các hiệu ứng không mong
muốn, như: các hệ sinh thái bị phá hủy, mất đa đạng sinh học, nắng nóng gay gắt, hạn hán,
lũ lụt, băng tan, các dòng song băng teo nhỏ, mực nước biển dâng, dịch bệnh, chiến tranh
xung đột, tác hại đến kinh tế, v.v.. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do
sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức
các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và
đất liền khác. Chưa bao giờ lồi người lại đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách đặc biệt
là những khó khăn và thử thách từ sự thay đổi dẫn đến khủng hoảng môi trường và những
tác động tiêu cực của nó đến cuộc sống của chính con người như hiện nay.
Sự ra đời và phát triển của triết học sinh thái không chỉ là sự chọn lọc và kế thừa
một cách tất yếu các tư tưởng về triết học sinh thái đã có từ trước đó trong lịch sử mà cịn là
kết quả tác động mạnh mẽ bởi các yếu tố của thời đại trong đó bối cảnh lồi người đang
1

Quan điểm này được nêu ra lần đầu tiên tại Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc tại
Rio de Janneiro (Brasil) tháng 6 năm 1992.
2
Phạm Thị Ngọc Trầm (2016), “Nghiên cứu triết học-xã hội về môi trường sinh thái Việt Nam”. Sđd, tr. 21

12


đứng trước các nguy cơ về sự tồn tại và phát triển bền vững do tác động của xu hướng biến
đổi khí hậu tồn cầu. Bối cảnh thực tiễn của nhân loại trên đây đã và đang có một sự tác
động rất lớn đến nhận thức, tư duy của nhân loại, đồng thời nó cũng đặt ra cho bộ mơn triết
học sinh thái trước nhiều khó khăn, thách thức cũng như triển vọng phát triển.

Thách thức lớn nhất hiện nay của triết học sinh thái là việc tạo ra một định hướng
chiến lược phát triển thống nhất trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều các khoa học về
sinh thái cùng với nội dung và phương pháp tiếp cận về sinh thái rất đa dạng và phong phú.
Đây là một mong muốn rất khó có khả năng trở thành hiện thực bởi trên thực tế các quan
điểm về triết học sinh thái hiện nay có nhiều lập trường khác nhau, xuất hiện từ nhiều các
quốc gia khác nhau. Do đó, việc tạo ra được một một định hướng chiến lược phát triển
thống nhất đối với triết học sinh thái trong điều kiện hiện nay sẽ rất khó có tính khả thi. Tuy
nhiên, vấn đề này sẽ được khắc phục một phần nếu các nhà triêt học sinh thái hiện nay tại
các quốc gia có thể họp mặt nhau thống nhất để thành lập ra một tổ chức ban đầu với tư
cách là một hội nghiên cứu triết học chuyên ngành; Thách thức thứ hai là triết học sinh thái
có thể gặp phải trong q trình phát triển của mình đó là sự cạnh tranh, tác động của một số
bộ môn khoa học về sinh thái khác như đạo đức sinh thái, đạo đức môi trường hay kinh tế
học sinh thái…dẫn tới làm thay đổi nội dung và hình thức nghiên cứu; Thách thức thứ ba là
khả năng kết nối liên ngành và tính độc lập trong việc đề xuất các kết quả nghiên cứu của
triết học sinh thái. Đây là thách thức liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu nghiên
cứu của triết học sinh thái. Vượt qua thách thức sẽ tạo ra sự khác biệt về vai trị, vị trí của
triết học sinh thái trong hệ thống trí thức khoa học hiện nay so với các bộ mơn khoa học
sinh thái khác.
Bên cạnh những khó khăn, thách thức thì triết học sinh thái cũng đang đứng trước
các triển vọng phát triển to lớn: Một là, về nội dung, với tính cách là một khoa học mang
tính phổ quát, triết học sinh thái có nội dung nghiên cứu khá rộng, nó có thể nghiên cứu tiếp
cận những vấn đề sinh thái dưới các góc độ thế giới quan, nhân sinh quan đồng thời từ đó
rút ra các nguyên tắc phương pháp luận phổ quát của sự nghiên cứu; Hai là, về hình thức
biểu hiện, cũng giống như một số chuyên ngành triết học hiện đại khác, triết học sinh thái là
một trong những chuyên ngành triết học mang tính chất liên ngành khả năng tiếp cận nghiên
cứu cũng như các hình thức thể hiện kết quả nghiên cứu cũng hết sức đa dạng. Chính tính
chất đa dạng phong phú trong các hình thức thể hiện là yếu tố thuận lợi để triết học sinh thái
có điều kiện phát triển và mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Ba là, về ý nghĩa nghiên cứu, sự
hình thành và phát triển của triết học sinh thái trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa rất lớn cả
về hai phương diện: thứ nhất về phương diện lý luận, nó góp phần bổ sung và hoàn thiện

thêm đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu của triết học, nhất là triết học hiện đại; thứ
hai, về phương diện thực tiễn, kết quả nghiên cứu của triết học sinh thái khơng chỉ góp phần
tham gia giải quyết một trong những vấn đề lớn đang nảy sinh trong đời sống thực tiễn nhân
13


loại ngày nay là vấn đề khủng hoảng sinh thái, trong đó triết học sinh thái với tính cách là
một khoa học về thế giới quan và phương pháp luận có thể góp phần tham gia giáo dục nâng
cao ý thức sinh thái, ý thức bảo vệ môi trường cho mỗi cá nhân hay cộng đồng mà nó tham
gia khảo sát, nghiên cứu. Bốn là, cùng với sự phát triển chung của nhận thức nhân loại về về
môi trường sinh thái và phát triển môi trường sinh thái bền vững, triết học sinh thái sẽ tiếp
tục phát triển và sẽ trở thành một trong những bộ môn triết học chuyên ngành phổ biến và
có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống nhận thức chung của nhân loại trong tương lai.
Tại Việt Nam hiện nay, mặc dù khái niệm triết học sinh thái chưa được sử dụng phổ
biến nhưng những nghiên cứu ban đầu về triết học sinh thái của nhiều tác giả và các cơng
trình nghiên cứu cũng đã xuất hiện từ khá sớm với các kết quả nghiên cứu ban đầu dưới tên
các chuyên ngành triết học khác nhau như: triết học trong khoa học tự nhiên, triết học môi
trường, đạo đức học sinh thái, v.v.. Đặc biệt, những năm gần đây rất nhiều các tác giả cơng
trình nghiên cứu về triết học sinh thái ở Việt Nam đã tạo ra được các kết quả nghiên cứu
mang tính hệ thống chuyên sâu và đã được công bố dưới nhiều hình thức như bài báo, sách
chuyên khảo, luận văn, luận án, v.v..
Xuất phát từ một trong những yếu tố tác động từ điều kiện thực tiễnkhi “Việt Nam
được đánh giá là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí
hậu”1 đã và đang đặt ra cho triết học sinh thái ở Việt Nam có cơ hội tiếp tục phát triển. Tuy
nhiên, cũng giống như nhiều quốc gia trên thế giới, triết học sinh thái ở Việt Nam hiện nay
cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng đầy triển vọng phát triển. Hy
vọng mọi khó khăn, thách thức sẽ qua và những triển vọng phát triển triết học sinh thái ở
Việt Nam trong tương lai sẽ nhanh chóng trở thành hiện thực.
4.2. Vận dụng các kết quả nghiên cứu của triết học sinh thái vào việc xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội theo mơ hình sinh thái bền vững ở Việt Nam hiện nay

Mơ hình sinh thái bền vững là một thuật ngữ mới trong các khoa học về sinh thái
nhằm mô tả một hệ cấu trúc sinh thái nhân tạo trong đó bao gồm các yếu tố tự nhiên, xã hội
và con người tồn tại và tương tác hỗ trợ lẫn nhau trong một mục tiêu phát triển ổn định, lâu
dài (bền vững). Xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội theo mơ hình sinh thái bền vững
cũng là một khái niệm được nhiều quốc gia sử dụng trong những năm gần đây. Khái niệm
này đề cập đến việc xây dựng và phát triển đối với một nền kinh tế - xã hội của một quốc
gia cụ thể dựa theo mơ hình sinh thái bền vững dựa trên ba trụ cột cơ bản gồm: kinh tế xanh,
bảo vệ môi trường bền vững và thể chế xã hội dân chủ.
Theo các nhà kinh tế học, kinh tế xanh (hay nền kinh tế xanh) được định nghĩa là
một nền kinh tế nhằm giảm thiểu những rủi ro về môi trường và sự khan hiếm về sinh thái,
1

Nguyễn Văn Thắng (cùng nhiều tác giả, 2011), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ
thuật, Hà Nội, tr.12

14


và nhằm vào sự phát triển bền vững mà không làm suy giảm môi trường . Khái niệm kinh tế
xanh một mặt có liên quan chặt chẽ với kinh tế học sinh thái, nhưng mặt khác nó cũng có
liên quan về mặt chính trị1. Trong báo cáo kinh tế xanh của Chương trình mơi trường Liên
hợp quốc (UNEP) năm 2011 cũng cho rằng “Để xanh, nền kinh tế phải không những hiệu
quả mà cịn phải cơng bằng nữa. Sự cơng bằng có nghĩa là thừa nhận các mức độ cơng bằng
của toàn cầu và cấp quốc gia, đặc biệt là đảm bảo sự chuyển đổi một cách chính xác sang
nền kinh tế đó là carbon thấp, tài nguyên hiệu quả, và bao gồm cả xã hội”2. Một nền kinh tế
xanh là một nền kinh tế hay mơ hình phát triển kinh tế dựa trên phát triển bền vững và kiến
thức về kinh tế học sinh thái. Mục tiêu căn bản của kinh tế xanh là tạo ra việc làm, bảo đảm
tăng trưởng kinh tế bền vững và ngăn chặn ô nhiễm mơi trường, nóng lên tồn cầu, cạn kiệt
nguồn tài ngun và suy thối mơi trường. Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy từ kinh
tế xanh là việc xuất hiện các phương pháp dán nhãn xanh và nhãn sinh thái đã xuất hiện khi

người tiêu dùng phải đối mặt với các phép đo thân thiện với môi trường và phát triển bền
vững. Nhiều ngành công nghiệp đang bắt đầu áp dụng những tiêu chuẩn này như là một
cách hữu hiệu để thúc đẩy thực tiễn xanh trong một nền kinh tế tồn cầu hóa…Phát triển
kinh tế xanh được coi là một trong những trụ cột căn bản sự phát triển kinh tế - xã hội theo
mơ hình sinh thái, bền vững.
Bảo vệ môi trường bền vững trước hết là bảo vệ môi trường tự nhiên luôn được trong
sạch đảm bảo cho mọi sinh vật có được một cuộc sống sinh tồn bền vững trong mơi trường
đó. Trong các khoa học về sinh thái khái niệm tính bền vững (từ sự bền vững và khả năng )
là tài sản của các hệ thống sinh học để duy trì sự đa dạngvà năng suất vô thời hạn. Nguyên
tắc tổ chức cho sự bền vững là phát triển bền vững , bao gồm bốn lĩnh vực kết nối: sinh thái,
kinh tế, chính trị và văn hoá3. Bằng cách liên tục và năng động tiếp cận nó, kết quả của q
trình này có thể hình thành một hệ thống bền vững4. Tuy nhiên, tính bền vững trước hết
được thể hiện ra trong mơi trường tự nhiên. Do đó, vấn đề bảo vệ mơi trường bền vững
trước hết là phải góp phần xây dựng và bảo tồn tự nhiên một cách bền vững. Môi trường tự
nhiên tự nó vốn là một hệ thống sinh thái hoàn hảo nhưng kể từ khi xuất hiện con người và
có sự can thiệp thái quá của con người đã làm cho môi trường tự nhiên trở nên mất cân
bằng, ô nhiễm đe dọa đến sự tồn vong của mọi sinh vật. Bảo vệ môi trường (trước hết là môi

1

Lynn R. Kahle, Eda Gurel-Atay, Eds (2014). Communicating Sustainability for the Green Economy. New York: M.E.
Sharpe. ISBN 978-0-7656-3680-5.
2
UNEP, 2011, Towards a Green Economy: Pathways to Sustainable Development and Poverty Eradication,
www.unep.org/greeneconomy
3
James, Paul; Magee, Liam; Scerri, Andy; Steger, Manfred B. (2015). Urban Sustainability in Theory and Practice:.
London: Routledge.; Liam Magee; Andy Scerri; Paul James; Jaes A. Thom; Lin Padgham; Sarah Hickmott; Hepu Deng;
Felicity Cahill (2013). "Reframing social sustainability reporting: Towards an engaged approach". Environment,
Development and Sustainability. Springer.

4
Wandemberg, JC (August 2015). Sustainable by Design. Amazon. p. 122.ISBN 1516901789. Retrieved 16
February 2016

15


trường tự nhiên) một cách bền vững là tiền đề hết sức quan trọng của việc xây dựng và phát
triển một nền kinh tế - xã hội theo mơ hình sinh thái bền vững.
Thể chế xã hội dân chủ là một khung khổ xã hội được xây dựng trên chế độ dân chủ một chế độ nhà nước được xây dựng trên hệ tư tưởng chính trị tích cực có mục tiêu chính
thức là tạo lập một hệ thống gồm các cơ chế và môi trường pháp lý đầy đủ thông qua các
biện pháp cải cách và tiệm tiến. Trong một thể chế xã hội dân chủ, mọi hoạt động của nhà
nước và công dân đều được vận hành theo cơ chế dân chủ, trong đó vai trị làm chủ của
người dân được được tôn trọng và đảm bảo bằng hệ thống pháp luật thông qua công cụ chủ
yếu là nhà nước pháp quyền. Thể chế xã hội dân chủ cũng là một trong những mục tiêu
quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế-xã hội theo mơ hình sinh thái bền
vững hiện nay.
Xây dựng và phát triển nền kinh tế-xã hội theo mơ hình sinh thái bền vững là một xu
hướng tất yếu đã trở thành một trong những xu hướng tất yếu của nhiều quốc gia trên thế
giới, trong đó có những quốc gia đang chịu tác nhiều động của xu hướng biến đổi khí hậu
toàn câu như Việt Nam.
Tại Việt Nam, ngay từ Đại hội VIII (1996), Đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt đầu đặt
ra mục tiêu cho chiến lược xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội theo hướng “tăng
trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc
về xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cải thiện đời sống của nhân dân…”1. Quan điểm
phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững của Việt Nam đã được khẳng định tại các
văn kiện Đại hội lần thứ IX, X, XI, đặc biệt trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011-2020, đó là “phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là
yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược”2. Tại Đại hội lần thứ XII, quan điểm xây dựng và
phát triển nền kinh tế - xã hội theo mơ hình sinh thái bền vững một lẫn nữa được Đảng

Cộng sản Việt Nam cụ thể hóa bằng chiến lược “đổi mới mơ hình tăng trưởng”. Theo đó,
“Mơ hình tăng trưởng trong thời gian tới kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều
sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh trên
cơ sở nâng cao năng suất lao động, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế,
phát triển nhanh và bền vững; giải quyết hài hoà giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài; giữa
tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hố, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội, thân thiện
với môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân” 3. Trước đó, Đứng
1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội, năm 1996,
tr. 82.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội, năm 2006,
tr. 98.
3

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2016, tr. 87

16


trước những cơ hội và thách thức để phát triển nền kinh tế Việt Nam theo hướng bền vững,
ngay từ giữa những năm 2000, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đặt ra chiến lược “Phát triển
bền vững quốc gia”. Đến năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược Phát triển
bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 tại Quyết định số 432/QĐ-TTg, ngày 12/04/2012.
Chiến lược đã xác định các quan điểm, mục tiêu, định hướng ưu tiên phát triển trong 10 năm
tới, các nhóm giải pháp và các chỉ tiêu phát triển bền vững để giám sát, đánh giá quá trình
phát triển bền vững của đất nước1. Những phân tích trên đây cho thấy việc Đảng và Nhà

nước Việt Nam lựa chọn mơ hình phát triển bền vững đối với nền kinh tế - xã hội trong giai
đoạn hiện nay là tất yếu và hoàn toàn cấp thiết.
Là một quốc gia đang trong quá trình phát triển, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, sự phát triển của Việt Nam trong những năm qua được ghi nhận như là một trong
những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế-xã hội nhanh trong khu vực và trên thế giới. Sau
hơn 30 năm kể từ sau khi Việt Nam tiến hành sự nghiệp đổi mới, nền kinh tế-xã hội của đất
nước nhìn chung có bước phát triển, đời sống vật chất của nhân dân từng bước được cải
thiện, bộ mặt đời sống tinh thần xã hội ngày càng phát triển theo hướng tiến bộ.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên sự phát triển của nền
kinh tế-xã hội Việt Nam thời gian qua bên cạnh những thành tựu phát triển rất đáng khích lệ
nhưng cũng đã và đang tạo ra rất nhiều thách thức trước yêu cầu phát đưa nền kinh tế-xã hội
phát triển theo mơ hình sinh thái bền vững. Về kinh tế, do những hạn chế về khoa học, công
nghệ cùng với chất lượng đội ngũ lao động chưa được cải thiện nên trình độ của nền sản
xuất của Việt Nam hiện nay cơ bản vẫn cịn lạc hậu, kém bền vững. Có thể thấy rõ điều đó
trong lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp. Việt Nam là một trong những quốc gia có lợi thế về
ngành sản xuất nông nghiệp nhưng về căn bản lại chưa tận dụng được thế mạnh này. Mặc
dù lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tương đối đông (chiếm 41,9% lực lượng
lao động cả nước năm 2016)2, nhưng do trình độ lao động hạn chế, kỹ thuật lạc hậu dẫn đến
năng suất lao động thấp nên những đóng góp trong lĩnh vực nơng nghiệp vào sự tăng trưởng
chung của nền kinh tế không nhiều và thiếu bền vững (Năm 2016, mức tăng của ngành
nông nghiệp chỉ đạt 1,36%, thấp hơn nhiều so với năm 2011; tỷ trọng đóng góp của ngành
nơng nghiệp chỉ chiếm 16,32% trong cơ cấu chung của nền kinh tế) 3. Các ngành sản xuất
công nghiệp và dịch vụ đã tạo ra những đóng góp chính cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy
nhiên, trên thực tế tăng trưởng của kinh tế Việt Nam thời gian qua còn dựa chủ yếu vào khai
thác, xuất khẩu tài nguyên thô. Các ngành kinh tế công nghiệp có tính bền vững cao như

1

Nguyễn Thế Phương: “Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam: Xu hướng và thực tiễn”. Tạp chí Kinh tế và Dự báo.
Bản điện tử, cập nhật ngày 10/12/2015

2
Tổng cục Thống kê: Thông cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016. Bản điện tử, cập nhật ngày 28/12/2016
3

Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2016. Tạp chí Cộng sản điện tử, cập nhất ngày 11/6/2017

17


dịch vụ về tài chính, vận tải, du lịch, cơng nghệ thơng tin… tuy đã có bước phát triển nhưng
chưa thật vững chắc.
Vấn đề bảo vệ môi trường bền vững ở Việt Nam hiện nay đang đối diện với nhiều
nguy cơ, thách thức. Do nhận thức về vấn đề bảo vệ mơi trường cịn hạn chế cùng với hệ
thống luật pháp nhất là luật pháp về mơi trường cịn nhiều bất cập nên những năm qua
chúng ta đã vơ tình ưu tiên cho một phương thức sản xuất và lối sống ít thân thiện với mơi
trường. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng đã làm cho công tác bảo vệ mơi
trường ở Việt Nam hiện nay cịn gặp nhiều khó khăn, một số chỉ số cơ bản về mơi trường
xuống thấp q ngưỡng trung bình so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo
nghiên cứu mới nhất cơng bố đầu năm 2016, tính tổng qt năm vấn đề được đánh giá, Việt
Nam xếp hạng thứ 131 trên thế giới, thấp hơn Trung Quốc ở vị trí số 109, Syria xếp thứ
101, Mỹ xếp thứ 26, đứng đầu bảng xếp hạng là quốc gia Bắc Âu- Phần Lan. Trong đó, với
xử lý nước thải, Việt Nam đạt số điểm 19,8/100, xếp hạng 124/139 quốc gia. Về mật độ che
phủ rừng, Việt Nam đạt điểm 23,97/100, xếp hạng 100/116 quốc gia. Khí hậu và Năng
lượng, Việt Nam đứng gần đáy 105/113 quốc gia1. Môi trường tiếp tục bị xuống cấp trong
khi các thảm họa do thiên tai và những diễn biến về thay đổi khí hậu tồn cầu đang tăng
nhanh, gây nhiều thiệt hại về người và của và đang gây những áp lực cho phát triển bền
vững đất nước.
Những năm qua, mặc dù “thể chế về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiếp tục
được bổ sung, hoàn thiện, hiệu lực và hiệu quả được nâng lên” nhưng để có một thể chế xã
hội thực sự dân chủ để tạo điều kiện cho nền kinh tế - xã hội phát triển một cách bền vững

cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, thách thức. Quan điểm và nhận thức về thể chế dân chủ xã
hội nhìn chung cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Hệ thống cơ chế chính sách và
pháp luật cịn chưa đầy đủ nên dẫn đến việc thực thi quyền làm chủ của nhân dân trên các
lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội cịn gặp nhiều khó khăn. “Quyền làm chủ của nhân dân
ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực cịn bị vi phạm. Có lúc, có nơi, việc thực hiện dân chủ cịn hạn
chế hoặc mang tính hình thức; có tình trạng lợi dụng dân chủ gây chia rẽ, làm mất đoàn kết
nội bộ, gây rối, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội” 2[3, tr.168]. Bên
cạnh đó, cũng cịn nhiều vấn đề xã hội bức xúc tiếp tục diễn ra, như: nạn tái nghèo đói; thiếu
việc làm, nhất là đối với thanh niên; tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự gia tăng; tệ tham
nhũng quan liêu tăng mạnh và tinh vi hơn, v.v.. đã và đang góp phần làm xói mịn lịng tin
xã hội, cản trở cơng cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.
Tất cả những hạn chế, thách thức trên đây cho thấy để đạt được các mục tiêu cơ bản
trong chiến lược xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội theo mơ hình sinh thái bền vững
ở Việt Nam hiện nay như đã phân tích cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
1
2

Số liệu dẫn theo báo Tiền phong. Bản điện tử, cập nhật ngày 9/8/2016
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Sđd, tr. 168

18


Một là, tiếp tục đẩy nhanh “Chiến lược tăng trưởng xanh” ở Việt Nam trên tất cả các
lĩnh vực của nền kinh tế. Muốn vậy, cần tái cấu trúc nền kinh tế và hồn thiện thể chế theo
hướng khuyến khích các ngành kinh tế sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên với giá
trị gia tăng cao, hạn chế tiến tới xóa bỏ những ngành sử dụng lãng phí tài nguyên thiên
nhiên, gây ô nhiễm mô trường. Trước mắt cần hạn chế khai thác và sản phẩm được tạo từ tài
nguyên thô (như dầu lửa, than đá, các loại quặng hiếm…) nếu như kỹ thuật và công nghệ
chưa đáp ứng cho một nền kinh tế xanh. Nghiên cứu ứng dụng và cập nhật rộng rãi công

nghệ hiện đại trong nước và trên thế giới nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên, thân thiện
với môi trường. Tăng cường công tác tun truyền, khuyến khích vai trị của các thành phần
kinh tế và người dân tham gia tích cực vào việc xây dựng nền kinh tế xanh mọi lúc, mọi nơi.
Đi đơi với việc hồn thiện hệ thống chính sách và pháp luật cần tích cực xây dựng bộ máy
quản lí nhà nước phù hợp để quản lí và vận hành nền kinh tế xanh trên tất cả các lĩnh vực.
Hai là, đẩy mạnh chiến lược quản lý và bảo vệ môi trường một cách bền vững ở Việt
Nam hiện nay. Cần nâng cao nhận các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp
cả nước thực hiện đúng, đầy đủ các quan điểm, chủ trương, đường lối và chính sách cảu
Đảng và Nhà nước Việt Nam về quản lý và bảo vệ môi trường đảm bảo cho phát triển bền
vững. Cần thay đổi nhận thức về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ mơi trường
trong phát triển bền vững, khơng vì mục tiêu tăng trưởng mà coi nhẹ các biện pháp bảo vệ
môi trường hoặc đánh đổi sự ô nhiễm môi trường để đạt được mục tiêu tăng trưởng. Quan
tâm đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ bảo vệ môi trường, tăng cường hợp tác quốc
tế để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nắm bắt và áp dụng các công nghệ kỹ thuật, bảo
vệ môi trường tiên tiến phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Đầu tư, đổi mới công nghệ
sản xuất theo hướng hiện đại, thân thiện mơi trường và tiết kiệm tài ngun… Rà sốt, sửa
đổi, bổ sung và hồn thiện chính sách quản lý đầu tư khoa học công nghệ phù hợp đảm bảo
phát triển môi trường bền vững. Kiên quyết loại bỏ các chủ trương chính sách ưu tiên đầu
tư bằng mọi giá qua đó vơ hình chung gây hệ lụy biến Việt Nam trở thành điểm đến của các
công nghệ rác. Trước mắt, cần tập trung kiểm soát việc xả thải của các dự án phát sinh
lượng nước lớn ra môi trường; các loại hình sản xuất ơ nhiễm mơi trường như luyện thép,
khai thác khoáng sản, nhiệt điện, sản xuất giấy, dệt nhuộm…; các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, cơ sở sản xuất có cơng nghệ lạc hậu. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
nâng cao ý thức cho người dân về vai trị và ý thức bảo vệ mơi trường. Về lâu dài, cần hoàn
thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường để đảm bảo cho việc phát triển một nền kinh
tế - xã hội theo mô hình sinh thái bền vững.
Ba là, tiếp tục đổi mới thể chế xã hội theo hướng dân chủ tiến bộ nhằm đáp ứng yêu
cầu cho phát triển nền kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay theo mô hình sinh thái bền
vững. Giải pháp này cần được coi là giải pháp then chốt để đảm bảo thành công trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Muốn vậy, trước hết cần đổi mới phương thức

19


lãnh đạo đối với hệ thống chính trị theo hướng một mặt vừa tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với hệ thống chính trị nhưng mặt khác cũng phải tạo ra cơ chế dân chủ để đảm bảo
cho hệ thống chính trị hoạt động có hiệu quả. Tiếp tục xây dựng và hồn thiện mơ hình nhà
nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo hướng dân chủ, pháp quyền và hiện đại như Nghị
quyết Đại hội XII đã nhấn mạnh: “Trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước phải thực hiện
dân chủ, phải tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền và phải tạo ra chuyển biến tích cực, đạt
kết quả cao hơn. Xây dựng Nhà nước pháp quyền phải tiến hành đồng bộ cả lập pháp, hành
pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tinh
gọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế
bảo vệ Hiến pháp và pháp luật”1. Ngoài ra, cần tiếp tục đổi mới các hoạt động của các tổ
chức đoàn thể trong hệ thống chính trị như Mặt trận Tổ quốc, Đồn Thanh niên, các tổ chức
hội, đoàn theo hướng dân chủ, bám sát thực tiễn, góp phần tạo ra một mơi trường xã hội dân
chủ thực sự để cổ vũ động viên mọi tầng lớp nhân dân lao động tích cực tham gia xây dựng
và phát triển nền kinh tế - xã hội theo mơ hình sinh thái bền vững ở Việt Nam hiện nay.
Bốn là, tiếp tục đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa
theo hướng đề cao vai trò và địa vị pháp lý của các thành phần kinh tế. Đổi mới các hoạt
động quản lý của nhà nước trong nền kinh thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo
hướng tiết dụng, chuyên nghiệp và dân chủ . Về lâu dài nhà nước cần tạo ra một hệ thống cơ
chế, chính sách và pháp luật phù hợp nhằm khai thác và phát huy tối đa hiệu quả sản xuất
kinh doanh của các thành phần kinh tế cùng hướng đến mục tiêu chung xây dựng và phát
triển thành công nền kinh tế - xã hội theo mơ hình sinh thái bền vững.
4.3. Kết luận
Với tính cách là một chuyên ngành triết học, triết học sinh thái là cách tiếp cận triết
học – xã hội đối với hiện trạng môi trường sinh thái nhân văn, về sự tồn tại và thích ứng bền
vững giữa sự tồn tại của con người trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội. Việc ra đời
của triết học sinh thái là kết quả của sự hình thành và phát triển các tư tưởng về triết học
sinh thái trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, trong đó có các tư tưởng của các nhà sáng lập

ra triết học Mác và một số tư tưởng triết học, đạo đức học hiện đại khác. Việc hình thành và
phát triển của triết học sinh thái là một tất yếu trong lịch sử phát triển tư tưởng loài người.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay việc ra đời và phát triển của triết học sinh thái lại càng có
một ý nghĩa hơn bao giờ hết. Mặc dù, sự hình thành và phát triển của triết học sinh thái
trong điều kiện hiện nay cịn gặp nhiều khó khăn và thách thức nhưng triển vọng phát triển
của triết học sinh thái là vô cùng to lớn. Cùng với sự phát triển chung của nhận thức nhân
loại về về môi trường sinh thái và phát triển môi trường sinh thái bền vững, triết học sinh
thái sẽ tiếp tục phát triển và sẽ trở thành một trong những bộ môn triết học chuyên ngành

1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Sđd, tr.175

20


phổ biến và có sức ảnh hưởng lớn đến đời sống nhận thức chung của nhân loại trong tương
lai.
Vận dụng các kết quả nghiên cứu triết học sinh thái vào việc xây dựng và phát triển
nền kinh tế - xã hội theo mơ hình sinh thái bền vững ở Việt Nam hiện nay vừa là xu thế
mang tính khách quan nhưng cũng là yêu cầu cấp bách trong phát triển nền kinh tế nước
nhà. Tuy nhiên, để chiến lược phát triển nền kinh tế - xã hội này đi đến thành công như các
các nghị quyết của Đảng và Nhà nước đề ra đòi ngay từ bây giờ phải đồng bộ tiến hành các
giải pháp quan trọng như kết quả đề tài đã phân tích. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng hàng đầu
hiện nay vẫn là thái độ nhận thức đúng đắn và sự quyết tâm thực hiện của các cấp, các
ngành và bản thân mỗi người dân trong việc biến chiến lược xây dựng và phát triển nền kinh
tế - xã hội của đất nước theo mơ hình sinh thái bền vững từ mục tiêu trở thành hiện thực trên
đất nước một ngày khơng xa.
4.4. Các tài liệu trích dẫn
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Nhà xuất

bản CTQG, Hà Nội, năm 1996, tr. 82.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Nhà xuất bản
CTQG, Hà Nội, năm 2006, tr. 98.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Nhà xuất bản
CTQG, Hà Nội, năm 2016, tr. 87.
4. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Tồn tập, tập 20. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.475
5. C.Mác (1973), Tư bản, Quyển thứ nhất, tập 1. Nxb. Sự thật, Hà Nội, tr. 88-89.
6. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Tồn tập, tập 42. Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 170
7. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42. Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.135
8. C.Mác và Ph.Ăngghen (2004), Tồn tập, tập 20. Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.654
9. Hà Thúc Minh (1996), Triết học cổ đại Hy Lạp. Nhà xuất bản Mũi Cà Mau, tr. 20
10. Hồ Sĩ Quý (2005), “Về đạo đức mơi trường”. Tạp chí triết học số 9 (172), tr.46-47
11. Phạm Thị Ngọc Trầm (2016), “Nghiên cứu triết học-xã hội về mơi trường sinh thái Việt
Nam”. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 (99), tr. 21
12. Nguyễn Thế Phương: “Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam: Xu hướng và thực
tiễn”. Tạp chí Kinh tế và Dự báo. Bản điện tử, cập nhật ngày 10/12/2015.
13. Nguyễn Văn Thắng (cùng nhiều tác giả, 2011), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam.
Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tr.12
14. Phương Lập Thiên (2005),“Triết học sinh thái Phật giáo và ý thức sinh thái hiện đại”,
Tạp chí Huyền Trang Phật học nghiên cứu (Đài Loan), kỳ 2, trang 135 – 172, Nguồn:
, ngày 13/5/2015.
15. Tổng cục Thống kê: Thơng cáo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016. Bản điện
tử, cập nhật ngày 28/12/2016
21


16. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2016. Tạp chí Cộng sản điện tử, cập
nhất ngày 11/6/2017.
17. Báo Tiền phong điện tử, cập nhật ngày 9/8/2016
18. Изд. Сов. Энциклопедия (1989), Философский энциклопедический cловарь . Москва,

стр. 521
19. Eugene C. Hargrove (1992), The animal rights, environmental ethics debate : The
environmental perspective. New York : State university of New York, p.273
20. John Nolt (2015), Environmental ethics for the long term: An introduction. London. New
York : Routledge, Taylor & Francis Group, p. 275
21. Lynn R. Kahle, Eda Gurel-Atay, Eds (2014). Communicating Sustainability for the Green
Economy. New York: M.E. Sharpe. ISBN 978-0-7656-3680-5.
22. UNEP, 2011, Towards a Green Economy: Pathways to Sustainable Development and
Poverty Eradication, www.unep.org/greeneconomy
23. James, Paul; Magee, Liam; Scerri, Andy; Steger, Manfred B. (2015). Urban
Sustainability in Theory and Practice:. London: Routledge.; Liam Magee; Andy Scerri;
Paul James; Jaes A. Thom; Lin Padgham; Sarah Hickmott; Hepu Deng; Felicity Cahill
(2013). "Reframing social sustainability reporting: Towards an engaged
approach". Environment, Development and Sustainability. Springer.
24. Wandemberg,
JC
(August
2015). Sustainable
p. 122.ISBN 1516901789. Retrieved 16 February 2016

by

Design.

Amazon.

5. Đánh giá về các kết quả đã đạt được và kết luận
6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)
6.1. Tóm tắt
Với tính cách là một chun ngành triết học, triết học sinh thái là cách tiếp cận triết học – xã

hội đối với hiện trạng môi trường sinh thái nhân văn, về sự tồn tại và thích ứng bền vững
giữa sự tồn tại của con người trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội. Việc hình thành và
phát triển của triết học sinh thái là một tất yếu trong lịch sử phát triển tư tưởng loài người.
Mặc dù, sự hình thành và phát triển của triết học sinh thái trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng trong điều kiện hiện nay cịn gặp nhiều khó khăn và thách thức nhưng triển
vọng phát triển của triết học sinh thái là vô cùng to lớn. Vận dụng các kết quả nghiên cứu
triết học sinh thái vào việc xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội theo mơ hình sinh thái
bền vững ở Việt Nam hiện nay vừa là xu thế mang tính khách quan nhưng cũng là yêu cầu
cấp bách trong phát triển nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, để chiến lược phát triển nền kinh
tế - xã hội này đi đến thành công như các các nghị quyết của Đảng và Nhà nước đề ra đòi
ngay từ bây giờ phải đồng bộ tiến hành các giải pháp quan trọng như kết quả đề tài đã phân
tích. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng hàng đầu hiện nay vẫn là thái độ nhận thức đúng đắn và
sự quyết tâm thực hiện của các cấp, các ngành và bản thân mỗi người dân trong việc biến
22


chiến lược xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước theo mơ hình sinh thái
bền vững từ mục tiêu trở thành hiện thực trên đất nước một ngày không xa.
6.2. Abstract
As a philosophical discipline, ecological philosophy is a philosophic-social approach to the
present state of the human ecological environment, to the existence and sustainable
adaptation of human existence. in relation to nature and society. The formation and
development of ecological philosophy is indispensable in the history of the development of
human thought. Although, the formation and development of ecological philosophy in the
world in general and Vietnam in particular in the current situation is difficult and
challenging but the development prospect of ecological philosophy is extremely big.
Applying the results of ecological philosophical research into the construction and
development of the socio-economic model in a sustainable ecological model in Vietnam is
both an objective and objective trend. in the development of the economy of the country.
However, in order for this socio-economic development strategy to succeed as the

resolutions of the Party and the State, it is now necessary to synchronize the implementation
of important solutions such as results have analyzed. However, the most important factor
today is still the right attitude and determination of all levels, sectors and the people
themselves to turn the strategy of building and developing the economy. - the society of the
country in a sustainable ecological model from the target became a reality in the country a
day not far.
PHẦN III. SẢN PHẨM, CÔNG BỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Kết quả nghiên cứu
TT
1

Tên sản phẩm
Bài báo chuyên ngành

Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
Đăng ký

Đạt được

Tổng quan về triết học
sinh thái và những ứng

- Vài nét về sự phát triển
của triết học sinh thái hiện

dụng bước đầu vào xây
dựng và phát triển xã hội
Việt Nam

nay

- Phát triển kinh tế - xã hội
theo mơ hình sinh thái bền
vững ở nước ta hiện nay

2

Bài báo chuyên ngành

Đạo đức học sinh thái và
những chuẩn mực chung
về đạo đức sinh thái hiện
nay

Đạo đức sinh thái trong
triết học Phật giáo



Đào tạo

Đào tạo thạc sỹ

Đào tạo nghiên cứu sinh

3.2. Hình thức, cấp độ công bố kết quả
23


Sản phẩm


TT

Tình trạng
Ghi địa chỉ và
(Đã in/ chấp nhận in/ đã nộp cảm ơn sự tài
đơn/ đã được chấp nhận đơn
trợ của
hợp lệ/ đã được cấp giấy xác
ĐHQGHN
nhận SHTT/ xác nhận sử
đúng quy định

Đánh giá
chung
(Đạt,
khơng
đạt)

dụng sản phẩm)
1

Cơng trình cơng bớ trên tạp chí khoa học quốc tế theo hệ thống ISI /Scopus

1.1 0

0

1.2 0

0


2

Sách chuyên khảo được xuất bản hoặc ký hợp đồng xuất bản

2.1 0

0

2.2 0

0

3

Đăng ký sở hữu trí tuệ

3.1
3.1
4

Bài báo quốc tế khơng thuộc hệ thống ISI/Scopus

4.1 0

0

4.2 0

0


5

Bài báo trên các tạp chí khoa học của ĐHQGHN, tạp chí khoa học chuyên
ngành quốc gia hoặc báo cáo khoa học đăng trong kỷ yếu hội nghị quốc tế

5.1 Bài báo 1: Phát triển kinh tế xã hội theo mơ hình sinh thái
bền vững ở nước ta hiện nay

Đã in

Đúng quy định

5.2 Bài báo 2: Đạo đức sinh thái
trong triết học Phật giáo

Đã in

Đúng quy định

6

Báo cáo khoa học kiến nghị, tư vấn chính sách theo đặt hàng của đơn vị sử dụng

6.1 0

0

6.2 0


0

7

Kết quả dự kiến được ứng dụng tại các cơ quan hoạch định chính sách hoặc cơ
sở ứng dụng KH&CN

7.1 Báo cáo tổng hợp đề tài kèm
theo 01 đĩa CD ghi file dữ liệu
đề tài

Đã nộp cho cơ quan quản
lý đề tài

7.2 03 bài báo đăng trên tạp chí

Đã cơng bố

chun ngành

24


×