Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.29 KB, 13 trang )

Các mơ hình nơng nghiệp thơng minh thích ứng
với biến đổi khí hậu (CSA) tại Việt Nam
Đỗ Thị Mỹ Lương(1), Mai Thị Huyền(1),
Nguyễn An Thịnh(2), Ngô Xuân Nam(3)
(1) Viện Khoa học Mơi trường và Biến đổi khí hậu,
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
(2) Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
(3) Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ NN&PTNT
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của biến
đổi khí hậu (BĐKH) và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Theo kết quả
đánh giá chỉ số rủi ro khí hậu tồn cầu (global climate risk index) năm 2021
về những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các hiện tượng thời
tiết cực đoạn giai đoạn 2000-2019, Việt Nam xếp thứ 38 về Chỉ số rủi ro
khí hậu tồn cầu năm 2019 nhưng xếp thứ 13 về Chỉ số rủi ro khí hậu dài
hạn (CRI) khi xét cả giai đoạn 2000-2019 (Eckstein và nnk., 2021). Những
biểu hiện của BĐKH đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến các ngành,
lĩnh vực của nền kinh tế và đời sống của người dân. Trong đó, ngành nơng
nghiệp (trồng trọt, chăn ni, ni trồng thủy sản và nông - lâm kết hợp...)
chịu rất nhiều tổn thất, thiệt hại do BĐKH. Cụ thể, BĐKH làm giảm năng
suất và sản lượng cây trồng khi các hiện tượng mưa đá, hạn hạn, lũ lụt,...
diễn ra với tần suất và cường độ ngày càng lớn. Sự sinh trưởng, phát
triển của gia súc, gia cầm cũng bị ảnh hưởng lớn từ hiện tượng rét đậm, rét
hại hoặc nắng nóng kéo dài. Tại các khu vực nuôi trồng thủy sản phụ thuộc
chính vào nguồn nước, nước biển dâng và xâm nhập mặn gây ra rất nhiều
khó khăn.
Các thách thức từ BĐKH địi hỏi ngành nơng nghiệp Việt Nam phải
có những hành động cụ thể, phù hợp với điều kiện tự nhiên và hoạt động
sinh kế của từng vùng, từng địa phương, đảm bảo an ninh lương thực và
phát triển nông nghiệp bền vững. Hiểu được việc này, Chính phủ Việt Nam
đã phê duyệt và cho thực hiện một số chính sách liên quan, đặc biệt là


Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Thích ứng với Biến đổi Khí hậu và
470


Nước Biển Dâng, Chiến lược Tăng trưởng Xanh trong giai đoạn 20112020, tầm nhìn 2050. Trên thực tế, có nhiều đề tài, dự án về phát triển và
thúc đẩy ứng dụng các phương thức sản xuất nông nghiệp bền vững, thân
thiện mơi trường và ứng phó BĐKH. Đặc biệt, các mơ hình nơng nghiệp
thơng minh thích ứng với BĐKH (CSA) được phát triển nhằm thích ứng
với BĐKH thơng qua việc cải thiện năng suất một cách bền vững, tăng
cường khả năng chống chịu, giảm phát thải khí nhà kính (KNK).
3. CÁC MƠ HÌNH NƠNG NGHIỆP THƠNG MINH THÍCH ỨNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (CSA) TẠI VIỆT NAM
3.1. Mơ hình nơng nghiệp thơng minh thích ứng với biến đổi khí hậu
(CSA) tại Việt Nam
Ngày nay, trước những diễn biến phức tạp của các yếu tố khí hậu
như: tình trạng hạn hán và thiếu nước gia tăng, nước biển dâng và xâm nhập
mặn diễn ra thường xun hơn, khí hậu nóng lên, cường độ mưa và lũ lụt
nghiêm trọng hơn,... đồng thời dựa theo kịch bản biến đổi khí hậu và nước
biển dâng đã được xây dựng và dự báo về những ảnh hưởng của nó gây ra
cũng như thách thức ngày càng gia tăng thì các vấn đề ứng phó với biến
đổi khí hậu càng được chú trọng hơn, đặc biệt đối với các khu vực dễ bị tổn
thương.
Đối với ngành nơng nghiệp, một trong những động lực chính trong
phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn
do ảnh hưởng của Covid-19 trong năm 2020, sản xuất nông, lâm, thủy sản
vẫn đảm bảo cung cấp hàng hóa cho thị trường nội địa, duy trì hoạt động
xuất khẩu. Hiện tại, ngành nơng nghiệp đóng góp 7,9% tổng kim ngạch
xuất khẩu và 13,5% tổng GDP quốc gia năm 2020 (Tổng cục Thống kê
Việt Nam, 2020; Bộ Công Thương, 2021) và giúp Việt Nam trở thành nước
xuất khẩu hàng đầu thế giới về một số mặt hàng nông sản bao gồm 09 mặt

hàng chủ lực sau: gạo, cà phê, hạt điều, hồ tiêu, chè, rau quả, sắn, cao su,
thủy sản. Đồng thời, Việt Nam cũng trở thành quốc gia có vai trị quan
trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực thế giới do tính chính trị của
mặt hàng này.
Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp cũng đi kèm với thiệt hại về môi
trường, như phá rừng, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng
471


sinh học, suy thối đất và ơ nhiễm nước (Ngân hàng Phát triển Châu Á,
2013). Mặt khác, ngành nông nghiệp là nguồn phát thải khí nhà kính lớn
thứ hai sau ngành năng lượng ở Việt Nam. Do đó, những hậu quả này là
thách thức nghiêm trọng đối với Việt Nam trên con đường đạt được Mục
tiêu phát triển bền vững (SDGs) vào năm 2030.

Hình 1. Điểm nóng mơi trường nơng nghiệp Việt Nam
(Nguồn: Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2013)

Ba trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt
Nam liên quan đến nông nghiệp - vấn đề nghèo đói - biến đổi khí hậu bao
gồm: (1) Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi; (2) Xóa đói, bảo đảm
an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông
nghiệp bền vững; (3) Ứng phó kịp thời, hiệu quả với biến đổi khí hậu và
thiên tai (Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, 2015). Việc
áp dụng các mô hình CSA được coi là một trong những chiến lược hay giải
pháp nhằm hướng đến sự phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh
biến đổi khí hậu.
Theo thơng tin thống kê của trang thông tin cơ sở dữ liệu thực hành
nơng nghiệp thơng minh ứng phó với BĐKH (CSA), hiện nay Việt Nam có
tổng số 935 mơ hình CSA. Trong đó số lượng mơ hình CSA theo từng lĩnh

vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, nông - lâm - thủy sản kết hợp
lần lượt là: 736; 120; 12; 18; 49. Các mơ hình này phân bố theo 07 vùng sinh
thái của Việt Nam cụ thể như sau: Vùng trung du và miền núi phía Bắc có
170 mơ hình; Vùng đồng bằng sơng Hồng có 160 mơ hình; Vùng Bắc Trung
Bộ có 94 mơ hình; và dun hải Nam Trung Bộ có 58 mơ hình; Vùng Tây
Ngun có 154 mơ hình; Vùng Đơng Nam Bộ có 70 mơ hình; Vùng đồng
bằng sơng Cửu Long có 229 mơ hình.

472


Một trong những CSA phổ biến nhất là mơ hình liên quan đến quản
lý nước và tưới tiêu thông minh được áp dụng trong hầu hết các hệ thống
sản xuất cây trồng như cà phê, chè, cam, điều, ngô, lúa và tiêu. Các mơ
hình này bao gồm việc áp dụng các kỹ thuật tưới tiết kiệm như tưới nhỏ
giọt hoặc tưới phun mưa, biện pháp giữ ẩm bằng che phủ đất trong trồng
sắn, tưới khô ẩm xen kẽ (AWD); Canh tác lúa cải tiến (SRI)); kỹ thuật tiết
kiệm đầu vào (1P5G, 3G3T) trong canh tác lúa, kết hợp vườn cây - ao cá
trong trồng cam, và sử dụng hố chứa chất mùn cho trồng cao su (CIAT;
World Bank, 2017).
Dự án Cải thiện nơng nghiệp có tưới (The Vietnam Irrigated
Agricultural Improvement Project-VIAIP) (WB7) được tài trợ bởi Hiệp hội
Phát triển Quốc tế (International Development Association - IDA - WB) và
vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam (GOVN). Dự án do Bộ Nơng Nghiệp
và PTNT chủ trì thực hiện tại 7 tỉnh gồm Hà Giang, Phú Thọ, Hịa Bình,
Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Nam trong thời gian từ năm 2014
- 2020 với tổng mức đầu tư là 210 triệu USD. Mục tiêu của dự án là cải
thiện sản xuất nơng nghiệp có tưới tại một số tỉnh miền Trung và miền núi
phía Bắc nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất nơng nghiệp và bền
vững thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở cải thiện hệ thống tưới tiêu và

thể chế, chính sách quản lý thủy lợi, theo định hướng Chương trình mục
tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và Đề án Tái cơ cấu ngành nơng
nghiệp.
Ngồi ra, đối với lĩnh vực trồng trọt, cịn có các mơ hình khác có thể
kể tới như: Áp dụng các giống cây trồng có khả năng chống chịu với điều
kiện hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh; Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM); Trồng xen
canh các loại cây trồng; Quản lý đất dốc bền vững; Chuyển đổi mục đích
sử dụng đất;… cũng giúp nơng dân đa dạng hóa thu nhập, nâng cao hiệu
quả sản xuất và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trong chăn ni, ni trồng thủy sản các thực hành CSA phổ biến
gồm: tích hợp cơng nghệ khí sinh học (biogas) trong chăn ni lợn nhằm
quản lý phân chuồng hiệu quả; cải thiện quản lý thức ăn gia súc như sử
dụng nguồn thức ăn chất lượng cao, sẵn có tại địa phương; Ni thủy sản
xen canh; Nuôi trồng nhuyễn thể vỏ cứng;…

473


Ngoài ra, để giải quyết vấn đề xâm nhập mặn tại những vùng ven biển,
nơng dân có thể áp dụng một số biện pháp như ni tơm hoặc mơ hình kết
hợp tôm-lúa, tôm-cá rô phi trong ruộng lúa hoặc tôm- rừng trong hệ thống
rừng ngập mặn nhằm tăng hiệu quả sản xuất;… (CIAT; World Bank, 2017).
Bảng 1. Một số mô hình CSA tiềm năng tại Việt Nam
Lĩnh vực
Trồng trọt

Mơ hình CSA tiềm năng
1. Thâm canh bền vững:
- Quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Integrated pest management)
- Quản lý cây trồng tổng hợp ICM (quản lý cây trồng tổng hợp - Integrated

Crop Management)
- Ứng dụng 3 giảm 3 tăng (3G3T) cho lúa
- Ứng dụng 1 phải 5 giảm (1P5G) cho lúa
- Ứng dụng hệ thống thâm canh lúa (SRI - System of rice intensification )
- Bón phân nén dúi sâu (DPF - Deep fertilizer placement) cho lúa
- Tưới ướt khô xen kẽ (alternative wet-drying irrigation) cho lúa
- Gieo cấy lúa hàng rộng hàng hẹp (tận dụng hiệu ứng hàng biên trong sản
xuất lúa)
2. Cánh đồng mẫu lớn
- Sản xuất lúa theo cánh đồng mẫu lớn (CĐML)
- Cánh đồng mẫu lớn luân canh 2 vụ lúa và 1 vụ rau màu vụ đơng
3. Sản xuất sản phẩm an tồn, chất lượng
- Sản xuất theo VietGAP
- Sản xuất hữu cơ
4. Xử lý/quay vòng phế phụ phẩm và sinh khối
- Xử lý nhanh rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh để làm phân hữu cơ bón lúa vụ
tiếp theo
- Sản xuất và sử dụng biochar từ rơm, rạ để bón cho lúa
- Sử dụng rơm, rạ làm giá thể để nuôi trồng nấm
- Sử dụng phế phụ phẩm và rác thải nông nghiệp làm phân hữu cơ cho cây
trồng
5. Sử dụng giống chống chịu điều kiện khó khăn, chống chịu bệnh
- Sử dụng giống lúa chịu mặn cho các vùng đất lúa nhiễm mặn
- Sử dụng các giống lúa chịu hạn cho các ruộng khó khăn về nước tưới
- Sử dụng các giống lúa chịu ngập
- Sử dụng các giống lúa, ngô chống đổ
- Sử dụng các giống ngắn ngày
- Sử dụng các giống cây trồng địa phương
6. Quản lý đất dốc bền vững
- Trồng xen các cây họ đậu với cây lương thực ngắn ngày (chủ yếu là ngô

và sắn) trên đất dốc
- Nông nghiệp bảo tồn (che phủ bề mặt đất đồng thời ứng dụng kỹ thuật làm
đất tối thiểu) cho ngô trên đất dốc
- Làm tiểu bậc thang để trồng cây (ngô, sắn, chè, cà phê, dứa) trên đất dốc
- Canh tác sắn và ngô bền vững trên đất dốc sử dụng kỹ thuật trồng xen
băng cỏ chăn nuôi hoặc cây phân xanh theo đường đồng mức
- Làm băng chắn theo đường đồng mức sử dụng thân cành cây sắn, ngô vụ

474


Lĩnh vực

Chăn ni

Thủy sản

Mơ hình CSA tiềm năng
trước
- Tạo đường ngăn bằng đá hoặc cây xanh
7. Luân canh, xen canh với lúa nước
- Xen lúa - cá trên chân ruộng lúa nước (nuôi cá trong ruộng cùng với lúa)
- Luân canh lúa- cá (nuôi cá trong ruộng sau khi lúa đã được thu hoạch)
- Luân canh tôm- lúa
- Xen canh lúa - vịt hoặc lúa - vịt - cá
- Luân canh lúa-vịt
8. Xen canh (khác lúa)
- Mơ hình đậu đỗ xen mía
- Trồng cây ngắn ngày xen trong cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm
- Trồng xen cây ăn quả dài ngày và cây công nghiệp dài ngày

- Mơ hình trồng cỏ chăn ni xen trong vườn cây ăn quả dài ngày
9. Gối vụ, tăng vụ, thay đổi lịch mùa vụ
- Trồng cây vụ đông bằng phương pháp làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ
(thường sau 2 vụ lúa ở các tỉnh ĐBSH)
- Trồng ngô đông trên đất hai lúa theo phương pháp ngô bầu
- Thâm canh 4 vụ trên đất 2 lúa
- Thay đổi lịch mùa vụ: Gieo trồng sớm lên hay muộn đi để tránh các rủi ro
về thời tiết
- Cây vụ 2 trên đất dốc ở Tây Bắc trên đất một vụ ngô
- Xen canh, tăng vụ trên đất bãi ven sông ở Vĩnh Phúc
- Gối vụ cây họ đậu sau 1 vụ ngô trên đất dốc ở Tây Bắc
10. Công nghệ tưới
- Tưới phun sương hoặc phun mưa
- Tưới phun mưa cải tiến cho cà phê
- Tưới nhỏ giọt
- Tưới rãnh có khống chế
- Tưới tràn có khống chế
- Thu hồi nước từ ruộng lúa để tưới cho rau màu vào các thời kỳ khơ hạn
(xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà, tình Hà Tĩnh)
- Trồng rau màu trên đất cát ven biển ở Hà Tĩnh ứng dụng tưới tiết kiệm
11. Chuyển đổi sử dụng đất
- Chuyển đổi sử dụng đất lúa khó khăn (khô hạn, nghèo dinh dưỡng) sang
trồng cây thức ăn gia súc, đậu đỗ, ngô, rau ...
- Chuyển đổi sử dụng đất lúa nước sang các cây rau màu và các cây trồng
cạn khác có giá trị kinh tế cao hơn
- Chuyển đổi đất trồng lúa nhiễm mặn kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi dê
sinh sản
- Chuyển đổi đất lúa, ngô, sắn nương sang các cây trồng khác
- Chăn nuôi lợn qui mô nông hộ kết hợp xử lý chất thải thành khí đốt theo
mơ hình bể biogas cải tiến

- Chăn ni lợn, gà sử dụng tấm đệm lót sinh học
- Chăn ni trâu bị sử dụng chế độ dinh dưỡng cân đối để giảm phát thải
KNK
- Chăn ni bị sữa áp dụng VietGAP
- Sử dụng giống địa phương (gà, lợn, trâu, bị) kết hợp ni giun quế.
- Ni thủy sản xen canh

475


Lĩnh vực
Nơng Lâm Thủy sản
kết hợp

Mơ hình CSA tiềm năng
- Nuôi trồng nhuyễn thể vỏ cứng
- Trồng xen cỏ chăn nuôi trong rừng trồng để làm thức ăn gia súc
- Trồng xen cây thuốc, cây nông nghiệp trong rừng trồng, rừng khoanh nuôi
- Cây ăn quả và cây lâm nghiệp (mơ hình SALT4)
- Thâm canh bền vững vườn tạp (vườn nhà hoặc vườn đồi)
- Vườn - ao - chuồng (VAC)
- Vườn - ao - chuồng - rừng (VACR)
- Rừng - nương - vườn
- Sử dụng các loại cây che bóng, cây chắn gió cát, cây làm trụ đa dụng
- Thủy sản và rừng ngập mặn
- Lúa, cá và rừng tràm
- Thủy sản và cây trồng theo mơ hình liếp - mương
- Chăn nuôi dưới tán rừng trồng hoặc rừng khoanh ni

(Nguồn: )

Tính đến nay, hầu hết các cơng nghệ CSA đều có tỷ lệ áp dụng ở mức
thấp hoặc trung bình (<30% hoặc từ 30-60% số nơng dân trong hệ thống sản
xuất). Một số mơ hình CSA trong canh tác lúa có tỷ lệ áp dụng cao (> 60%)
bao gồm canh tác tôm-lúa ở đồng bằng sông Cửu Long (phổ biến đối với hộ
nông dân quy mô nhỏ) và sử dụng các giống chịu biến đổi khí hậu ở Đồng
bằng sơng Hồng và vùng núi phía Bắc. Các đối tượng áp dụng các mơ hình
CSA này chủ yếu là nơng dân sản xuất quy mô vừa và nhỏ. Trong khi đó, hộ
nơng dân quy mơ lớn sử dụng cơng nghệ CSA thường phổ biến hơn trong
chăn nuôi lợn (ở Miền Trung, miền núi phía Bắc và đồng bằng sơng Hồng),
sản xuất cà phê (Tây Nguyên), cao su (Tây Bắc, miền Trung và Đông Nam
Bộ), lúa (sông Hồng hoặc đồng bằng sông Cửu Long) và tiêu (Tây Nguyên)
(CIAT; World Bank, 2017).
2.2. Những rào cản và giải pháp khắc phục trong áp dụng các mơ hình
nơng nghiệp thơng minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA)
2.2.1. Những rào cản trong áp dụng các mơ hình nơng nghiệp thơng
minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA)
Theo nghiên cứu của Phạm Thị Sến và cộng sự (2017), các rào cản
chính trong việc áp dụng các mơ hình nơng nghiệp thơng minh thích ứng
với biến đổi khí hậu (CSA) bao gồm (1) Chi phí và các rủi ro; (2) Sự phức
tạp và khó ứng dụng của kỹ thuật; (3) Sở hữu đất đai; (4) Văn hóa, tập
quán và (5) Hạn chế về tiếp cận thông tin, thị trường và các dịch vụ khuyến
nông.
476


- Chi phí và các rủi ro: Thực hành CSA có thể u cầu tăng đầu tư,
nhất là về cơng lao động, trong thời gian đầu ứng dụng;
- Sự phức tạp và khó ứng dụng của kỹ thuật: Nhiều kỹ thuật phức tạp,
u cầu nơng dân phải có trình độ và kinh nghiệm nhất định để có thể hiểu
và ứng dụng được hiệu quả;

- Sở hữu đất đai: Việc không có quyền sử dụng đất lâu dài có thế ảnh
hưởng tới quyết định của nông dân liên quan tới ứng dụng kỹ thuật, đặc
biệt là những kỹ thuật liên quan quản lý đất và nguồn nước, đòi hỏi phải
đầu tư nhiều và liên tục.
- Văn hóa, tập quán: Một số cộng đồng có các qui ước, tập tục có thể
cản trở mở rộng ứng dụng kỹ thuật;
- Hạn chế về tiếp cận thông tin, thị trường và các dịch vụ khuyến
nơng: Nơng dân khơng có khả năng tiếp cận thơng tin và tìm kiếm sự giúp
đỡ để có thể hiểu và ứng dụng kỹ thuật được hiệu quả.
Ngoài những rào cản trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy vấn đề về cơ
chế chính sách cũng rất đáng quan tâm. Các cơ chế liên quan đến áp dụng
dụng các mơ hình nơng nghiệp thơng minh thích ứng với biến đổi khí hậu
chưa rõ ràng, thiếu các quy hoạch vùng chuyên canh, sản xuất theo quy mô
lớn và cơ chế hỗ trợ áp dụng mơ hình nơng nghiệp thơng minh cịn gây khó
cho người nơng dân muốn tiếp cận. Đồng thời, q trình hợp tác quốc tế
cũng như sự tham gia của các khối kinh tế tư nhân vào sản xuất nông nghiệp
thông qua các quan hệ đối tác công - tư (PPP) diễn ra còn chậm, chưa đạt
hiệu quả cao.
2.2.2. Đề xuất một số giải pháp khắc phục
Từ những rào cản được đề cập ở trên, để mở rộng ứng dụng kỹ thuật
CSA cần có những điều kiện như sau:
- Các cơ chế, chính sách cụ thể, tập trung khuyến khích mở rộng mơ
hình CSA
- Nơng dân hiểu rõ về kỹ thuật

477


- Kỹ thuật đủ dễ với trình độ của nơng dân để họ có thể hiểu và ứng
dụng

- Nơng dân có đủ tiền để mua đủ vật tư, thiết bị, nguyên liệu, nhiên
liệu cần thiết
- Nông dân biết nơi bán và có thể tiếp cận thị trường để mua các vật
tư, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu cần thiết
- Nông dân bán được sản phẩm, có thu nhập và lợi nhuận tăng.
Một số giải pháp được đưa ra như sau:
- Lựa chọn, hồn thiện và chuyển giao các gói kỹ thuật phù hợp cho
nơng dân
- Tạo mơi trường chính sách và huy động vốn hỗ trợ nông dân ứng
dụng thực hành CSA
- Hỗ trợ nông dân tiếp cận nguồn tài chính, tiếp cận thơng tin và tiếp
cận thị trường
- Thúc đẩy các hoạt động tập thể ở cấp cộng đồng
- Cải thiện việc tiếp cận thông tin và liên kết thị trường
2.3. Cơ sở dữ liệu về các mơ hình nơng nghiệp thơng minh thích ứng
với biến đổi khí hậu (CSA)
Hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ là công cụ hỗ trợ các thực hành CSA. Một
số dữ liệu về CSA như khái niệm cơ bản, qua các điểm đầu vào đến CSA,
kế hoạch CSA, tài chính CSA, thư viện tài nguyên, ấn phẩm, các nghiên
cứu điển hình,… đã được thống kê và cung cấp trên một số trang web trên
thế giới như: Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO)
( Hướng dẫn CSA
(de); Chương trình Nghiên cứu CGIAR về Biến đổi Khí hậu
Nơng nghiệp và An ninh Lương thực (CCAFS) ();
Ngân hàng Thế giới ( Liên
minh toàn cầu về nơng nghiệp thơng minh với khí hậu (GACSA)
( Đặc biệt, trang web của CGIAR cung cấp
dữ liệu về Hồ sơ quốc gia về Nơng nghiệp Thơng minh với Khí hậu (CSA),
478



trong đó bao gồm Việt Nam. Hồ sơ này cung cấp cái nhìn tổng quan về
những thách thức nơng nghiệp đối với từng quốc gia và cách CSA có thể
giúp họ thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Hồ sơ CSA bao gồm
thơng tin cần thiết để có cái nhìn tổng quan nhanh về bối cảnh, các can
thiệp CSA được quan tâm cao, các cơ hội và hạn chế để thực hiện CSA.
Đường cơ sở bao gồm phân tích các yếu tố nơng nghiệp, kinh tế, thể chế,
chính sách và tài chính bối cảnh liên quan đến CSA, cũng như các cơ hội
và rào cản đối với việc áp dụng các công nghệ và thực hành CSA hiện có
và triển vọng.
Ngồi ra, hiện nay, ở Việt Nam đã có một số website thơng tin về các
thực hành nơng nghiệp thơng minh ứng phó với BĐKH (CSA) gồm:
,
,
. Trong đó, trang cơ sở dữ liệu thực hành nơng
nghiệp thơng minh ứng phó với BĐKH (CSA) () là
trang web chính thức tổng hợp tất cả các dữ liệu về các thực hành CSA theo
7 vùng kinh tế sinh thái nông nghiệp của cả nước (Trung du miền núi phía
Bắc, đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên,
Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ) đã được các chuyên gia thẩm định. Dữ liệu
này là cơ sở cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận, xem xét ra quyết định
đầu tư phát triển, nhân rộng các thực hành CSA phù hợp với điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội và mục đích kinh doanh của mình.
Mặc dù các trang web này đã cung cấp những thông tin căn bản về
CSA tại Việt Nam, tuy nhiên, một số hạn chế mà các trang thơng tin này
cịn gặp phải như: mới chỉ cung cấp các dữ liệu về các mô hình phổ biến;
chưa cập nhật đầy đủ số lượng các mơ hình CSA hiện có; nhiều tab thơng
tin thiếu hoặc khơng có dữ liệu;… Mặt khác, đối với riêng các tỉnh thành
của Việt Nam, hiện chưa có tỉnh thành nào có trang web cơ sở dữ liệu về
CSA.

3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN VÀ NHÂN RỘNG CÁC MƠ HÌNH
NƠNG NGHIỆP THƠNG MINH THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU (CSA)
Kể từ khi Việt Nam tham gia hàng loạt Hiệp định Thương mại tự do
(FTA) đã mở ra nhiều cơ hội và thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp

479


quốc gia, góp phần khẳng định được chất lượng và nâng cao giá trị trên thị
trường quốc tế. Vì vậy, chuỗi giá trị ngành nông nghiệp của Việt Nam cũng
đang được chú trọng để tận dụng tối đa cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu
và giá trị gia tăng vào các thị trường đã ký kết FTA. Đặc biệt, ngành nơng
nghiệp đã lựa chọn một số nhóm ngành đang có lợi thế xuất khẩu nhờ các
FTA như rau quả, thủy sản, nhóm sản phẩm cây cơng nghiệp,… để tập
trung khai thác. Bên cạnh đó, ngành cũng đang tích cực tái cơ cấu sản xuất
nông nghiệp trong giai đoạn 2021 - 2025 theo hướng phát triển nông nghiệp
bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông
sản; bảo vệ môi trường, sinh thái; nâng cao thu nhập cho người dân ở khu
vực nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực và an ninh quốc phòng; Đẩy
mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp
hữu cơ, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nơng sản, thích ứng với
biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
Như vậy, với những cơ hội cũng như định hướng phát triển của ngành
nông nghiệp, việc áp dụng và triển khai nhân rộng các mơ hình CSA là một
trong những nhiệm vụ hàng đầu trong sản xuất nông lâm thủy sản. Nhân
rộng CSA đòi hỏi phải tập hợp các thực hành đang triển khai và có triển
vọng trong tương lai cũng như có các cơ chế tài chính và mơi trường thể
chế phù hợp nhằm khuyến khích phát triển CSA. Mặt khác, các CSA mang
tính đặc thù cao cho từng địa phương, đối tượng sản xuất, vùng sinh thái

nông nghiệp cụ thể, nên việc phát triển và nhân rộng các mơ hình CSA sẽ
chủ yếu phụ thuộc vào nguồn lực của địa phương, hoặc nguồn hỗ trợ quốc
tế và sự tham gia đầu tư của khối tư nhân.
Đối với cấp địa phương, việc xây dựng/phát triển các mô hình/dự án
CSA được thực hiện thơng qua 5 bước chính sau:
- Bước 1: Nhận diện và đánh giá các hiện tượng thời tiết cực
đoan/BĐKH phổ biến tại địa phương (thôn, xã, huyện);
- Bước 2: Đánh giá các hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu của
địa phương;
- Bước 3: Đánh giá các nguồn sản xuất nông nghiệp bị tác động (ảnh
hưởng) lớn bởi các điều kiện thời tiết bất thuận (BĐKH);

480


- Bước 4: Đánh giá vai trò của các nguồn lực sẵn có và năng lực hiện
tại của địa phương trong thích ứng/giảm nhẹ BĐKH;
- Bước 5: Lựa chọn các hoạt sản xuất nơng nghiệp chính và dễ bị tổn
thương nhất để tìm giải pháp thích ứng/CSA phù hợp; (6) Bước 6. Xây
dựng các mơ hình CSA.
Việc phân loại ưu tiên các mơ hình/thực hành CSA được dựa trên các
nhóm tiêu chí chính bao gồm việc đáp ứng 03 trụ cột của CSA (Năng suất;
Thích ứng; Giảm thiểu) và mức độ phù hợp của CSA.
Đối với cấp quốc gia, khung lựa chọn phân loại ưu tiên cấp quốc gia
được thực hiện theo 4 giai đoạn (pha) gồm: (1) Pha 1: Tổng hợp, đánh giá
thực hành CSA hiện có; (2) Pha 1: Tổng hợp, đánh giá thực hành CSA hiện
có; (3) Pha 3: Phân tích chi phí-lợi nhuận các thực hành CSA; (4) Pha 4:
Quyết định danh mục thực hành CSA ưu tiên (Bộ NN&PTNT, 2018).
KẾT LUẬN
Các mơ hình nơng nghiệp thơng minh thích ứng với biến đổi khí hậu

(CSA) thực chất là giải pháp nhằm góp phần đạt được các mục tiêu
tăng năng suất, tăng cường khả năng thích ứng, giảm thiểu KNK, đảm
bảo an ninh lương thực và mục tiêu phát triển bền vững. Hiện nay đối với
tất cả các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đều đã và đang triển khai các mơ
hình thí điểm cũng như nhân rộng các mơ hình CSA điển hình mang lại
hiệu quả ở nhiều địa phương trên cả nước. Tuy nhiên, vấn đề áp dụng các
mơ hình CSA ở nước ta hiện nay chủ yếu vẫn ở mức thấp và trung bình, đặc
biệt đối với các hộ nông dân cho thấy một số thách thức và rào cản đối với
việc áp dụng. Các rào cản thường liên quan đến hạn chế về nguồn cung cấp
đầu vào, chi phí áp dụng cao với hạn chế trong tiếp cận tín dụng và thị trường,
chi phí lao động cao, hạn chế về kiến thức và kỹ thuật,.... Giải quyết những
rào cản này là một yêu cầu quan trọng trong việc phát triển CSA trên quy mơ
rộng. Đặc biệt, phát triển và nhân rộng CSA địi hỏi phải nhận diện tổng quát
được các vấn đề, những tác động, kết quả đánh giá hiện trạng, nguồn lực sẵn
có, năng lực hiện tại, mức độ ưu tiên phù hợp,… của mơ hình CSA được
lựa chọn.

481


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Công Thương (2021). Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2020. NXB Công
Thương. Hà Nội. 252 trang.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2018). Tài liệu hướng dẫn về nông
nghiệp thông minh với biến đổi khí hậu. Dự án tăng cường năng lực thực
hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu. NXB Nơng nghiệp. Hà Nội.
99 trang.
Ngân hàng Phát triển Châu Á (2013). Việt Nam: Đánh giá mơi trường và biến đổi
khí hậu. Thành phố Mandaluyong, Philippin: Ngân hàng Phát triển Châu
Á.

Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030
vì sự phát triển bền vững.
Quyết định số 2409/QĐ-BNN-HTQT ngày 18/10/2013 của Bộ NN&PTNT về việc
phê duyệt Dự án đầu tư (Báo cáo Nghiên cứu khả thi) dự án “Cải thiện nơng
nghiệp có tưới” do WB tài trợ.
Phạm Thị Sến (chủ biên) (2017). CSA Thực hành nơng nghiệp thơng minh với
khí hậu. Chương trình Nghiên cứu CGIAR về Biến đổi Khí hậu, Nơng
nghiệp và An ninh Lương thực (CCAFS). Wageningen, Hà Lan.
Tổng cục Thống kê Việt Nam (2020). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý IV
và năm 2020 ().
Eckstein, D. Künzel, V. Schäfer, L. (2021). Global climate risk index 2021, Who
Suffer Most from Extreme Weather Events”? Weather-related Loss
Events in 2019 and 2000-2019. Germanwatch eV Publisher. 50 pages.
CIAT; World Bank (2017). Climate-Smart Agriculture in Viet Nam. CSA
Country Profiles for Asia Series. International Center for Tropical
Agriculture (CIAT); The World Bank. Washington, D.C. 28 pages.

482



×