Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

TỔNG QUAN về CÔNG tác CHĂM sóc và bảo vệ TRẺ EM tại THÀNH PHỐ đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.55 KB, 12 trang )

TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC CHĂM SĨC VÀ BẢO VỆ TRẺ EM TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
OVERVIEW OF CHILD CARE AND PROTECTION IN DA NANG CITY
ThS. Lê Đức Thọ
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng
TÓM TẮT
Bài viết nghiên cứu tổng quan về cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em tại
thành phố Đà Nẵng. Nội dung bài viết nêu lên những thành tựu, cũng như những
khó khăn trong q trình thực hiện cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong thời
gian qua, trong đó tập trung các khía cạnh như cơng tác chăm sóc sức khỏe, cơng
tác giáo dục trẻ em, công tác bảo vệ trẻ em, trách nhiệm trong việc chăm sóc trẻ
em. Từ đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác
chăm sóc và bảo vệ trẻ em tại thành phố Đà Nẵng hiện nay.
Từ khóa: Trẻ em; trẻ em Đà Nẵng; chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
ABSTRACT
Article overview research on child care and protection in Da Nang city. The
content of the article outlines achievements, as well as difficulties in the process of
child care and protection in recent years, in which focus on aspects such as health
care, education for children, child protection, responsibility in child care. Since
then, the article proposes a number of solutions to improve the effectiveness of
child care and protection in Da Nang city today.
Keywords: Children; Da Nang's children; child care and protection.
1. MỞ ĐẦU
Thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố, tính đến tháng
6-2020, Đà Nẵng có trên 231.600 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm 20,4% dân số (Công
Tâm, 2020). Những năm qua, cùng với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội,
Đà Nẵng không ngừng quan tâm đến cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
thơng qua việc ban hành, thực hiện các chương trình, chính sách như các Chương
trình Thành phố “5 khơng, 3 có” và “4 an”,… Bên cạnh đó, thành phố cũng tập
1



trung đầu tư nguồn lực xây dựng hệ thống bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện,
trạm y tế xã phường; triển khai các kỹ thuật chuyên sâu; đầu tư mạng lưới trường,
lớp, cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy và học; xây dựng các cơng trình, thiết chế
văn hóa - thể thao, các điểm vui chơi, giải trí,... Có thể thấy, Đà Nẵng là thành phố
có nhiều điều kiện để trở thành thành phố thân thiện với trẻ em. Trong hai năm
2016 và 2017, trong bảng xếp hạng, Đà Nẵng đứng thứ 3 và 4/63 địa phương về
thực hiện quyền trẻ em (Đình Tăng, 2019). Tuy vậy, cơng tác chăm sóc và bảo vệ
trẻ em trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn nhiều vấn đề bất cập cần khắc phục.
Chính vì vậy, nghiên cứu tổng quan về cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, đề xuất
được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em
tại Đà Nẵng hiện nay là việc làm cần thiết.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Lý luận về cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em
Có nhiều định nghĩa khác nhau về trẻ em tùy theo góc độ tiếp cận mà các
quốc gia, tổ chức đưa ra những định nghĩa khác nhau về trẻ em, nhưng căn cứ để
đưa ra định nghĩa về trẻ em có những điểm chung là căn cứ vào độ tuổi, hầu hết
các quốc gia trên thể giới đều lấy độ tuổi trẻ em là dưới 18, chỉ có khoảng 5 quốc
gia lấy độ tuổi thấp hơn là 16 hoặc 17, đặc biệt có quốc gia lấy độ tuổi là 20 theo
Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em: “Trẻ em có nghĩa là mọi người dưới
18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó có quy định tuổi thành niên
sớm hơn” (Điều 1) (Quốc hội, 2016). Luật trẻ em năm 2016 quy định: “Trẻ em là
người dưới 16 tuổi” (Quốc hội, 2016). Trong phạm vi của bài viết, tác giả sử dụng
khái niệm trẻ em là người dưới 18 tuổi cho phù hợp với thực tiễn địa bàn nghiên
cứu, vì ở làng SOS trẻ em đến 18 tuổi mới được hồi gia hoặc chuyển sang nhà lưu
trú nên chưa có điều kiện hồi gia.
Chăm sóc trẻ em là hoạt động ni dưỡng, giáo dục và theo dõi q trình phát
triển của trẻ nhỏ. Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo
đảm trẻ em được sống an tồn, lành mạnh; phịng ngừa, ngăn chặn và xử lý các
hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hồn cảnh đặc biệt (Quốc hội, 2016).

Nhà nước đã ban hành nhiều quy định pháp luật nhằm bảo vệ trẻ em như: Điều 37
2


Hiếp pháp 2013 có quy định “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ,
chăm sóc, và giáo dục. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm
dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Luật trẻ
em năm 2016 cũng quy định đầy đủ, cụ thể về về quyền, bổn phận của trẻ em,
nguyên tắc, biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, trách nhiệm của cơ quan,
tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận
của trẻ em. Ngồi luật trẻ em thì cịn có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành luật
nhằm đảm bảo việc bảo vệ trẻ em như các Nghị định, thông tư, chỉ thị,... Ngày
Quốc tế Thiếu nhi 1/6 hàng năm cả nước có các hoạt động thiết thực nâng tầm
cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em, vì sự phát triển và bình đẳng cho trẻ em. Đây
là những hoạt động thường niên, liên tục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm
của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về vai trị, tầm quan trọng của cơng
tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đối với sự phát triển của đất nước. Tại Đà Nẵng, Ủy
ban nhân dân thành phố ln xác định, cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong
tình hình mới là một quá trình lâu dài, giải quyết đồng bộ và toàn diện nhiều nội
dung liên quan đến sự phát triển toàn diện của các em.
2.2. Thực trạng cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em tại thành phố Đà
Nẵng
2.2.1. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện các chính sách năng động
trong phát triển kinh tế, thành phố đã không ngừng chăm lo đến các vấn đề an sinh
xã hội, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em, góp phần đem lại một mơi trường xã hội lành mạnh, bảo đảm cho sự
phát triển toàn diện của trẻ em (Võ Thị Diệu Quế, 2014). Các cấp ủy Đảng, chính
quyền từ thành phố đến cơ sở thường xuyên quan tâm chỉ đạo, điều hành công tác
trẻ em, công tác bảo vệ trẻ em đã chuyển hướng tiếp cận dựa trên nhu cầu và đáp

ứng các quyền cơ bản của trẻ em.
- Về văn bản, chính sách chỉ đạo của thành phố Đà Nẵng
Thực hiện chỉ thị về tăng cường cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và chương
trình quốc gia bảo vệ trẻ em, thành phố Đà Nẵng đã ban hành nhiều văn bản chỉ
3


đạo các sở ngành, đoàn thể trên cơ sở nhiệm vụ công tác của đơn vị phải xây dựng
kế hoạch thực hiện lồng ghép với các nội dung bảo vệ chăm sóc trẻ em và ủy ban
nhân dân các quận, huyện lồng ghép vào trong chương trình phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương. Đặc biệt, năm 2012, thành phố đã ban hành chính sách trợ
giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa,
trẻ em bị bỏ rơi, trẻ nhiễm HIV/AIDS, trẻ thuộc diện gia đình có hồn cảnh đặc
biệt khó khăn hoặc thuộc diện hộ nghèo. Nhờ đó, mà số trẻ em có hồn cảnh đặc
biệt khó khăn trên địa bàn được chăm sóc ngày một tốt hơn.
Trong những năm qua, địa phương đã triển khai thực hiện hiệu quả các
chương trình, kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đặc biệt là các
chương trình bảo vệ trẻ em khỏi xâm hại, bạo lực, phịng chống suy dinh dưỡng,
tai nạn thương tích, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em. Hàng năm, thành phố Đà
Nẵng đều bố trí kinh phí và triển khai Chương trình ngăn ngừa và hỗ trợ nhóm trẻ
em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt kế
hoạch chăm sóc vì sự phát triển toàn diện trẻ em trong những năm đầu đời tại gia
đình và cộng đồng trên địa bàn thành phố đà nẵng giai đoạn 2019 – 2025.
- Về công tác tun truyền về cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em
Bên cạnh sự chăm sóc, hỗ trợ về vật chất, vấn đề tuyên truyền nâng cao nhận
thức của cộng đồng xã hội đối với công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em,
nhất là trẻ có hồn cảnh đặc biệt cũng được thành phố quan tâm thực hiện. Đà
Nẵng đã tổ chức in ấn và phát 18.000 tờ rơi, 20 pano, 500 poster tuyên truyền, tổ
chức 46 lớp tập huấn về kỹ năng sống cho trẻ em tại các trường tiểu học, cơ sở
nuôi dưỡng, 12 lớp tập huấn về nghiệp vụ bảo vệ chăm sóc trẻ em, công tác xã hội,

quản lý ca, 64 cuộc tư vấn tại cộng đồng. Qua đó, bước đầu đã tạo nên sự chuyển
biến đáng kể trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em. Hiện, 56/56 xã, phường trên
địa bàn thành phố đều có cán bộ làm cơng tác trẻ em, Ban chỉ đạo Chương trình
Bảo vệ trẻ em từ thành phố đến xã, phường được kiện toàn, gồm đầy đủ các ngành
liên quan.
Trong thời gian qua, các ngành, đoàn thể trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã
tăng cường tổ chức truyền thông tại cộng đồng, trường học cho hơn 40.000 người
4


lớn và trẻ em về Luật trẻ em, kỹ năng phòng chống bạo lực trẻ em, phòng chống
mua bán và xâm hại tình dục trẻ em (Cơng Tâm, 2019). Đồng thời, phối hợp triển
khai các hoạt động, diễn đàn trẻ em nhằm thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em; vận
động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân hỗ trợ thực hiện các chương trình bảo vệ
chăm sóc và giáo dục, giúp các em vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống
thơng qua các các mơ hình “Câu lạc bộ sống độc lập”, “Xã phường làm tốt công
tác xã hội với trẻ em”; xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em và ngăn ngừa trẻ em bỏ
học dựa vào gia đình và cộng đồng...
- Về cơng tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Cơng tác chăm sóc sức khỏe, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em được quan
tâm triển khai. Nhiều chương trình, dự án được triển khai nhằm hỗ trợ
những trẻ em thuộc hộ nghèo, vùng khó khăn, trẻ em có hồn
cảnh đặc biệt giúp các em vươn lên hòa nhập và phát triển đã
mang lại kết quả cao. Cung thiếu nhi Đà Nẵng có 30 năm hình thành, xây
dựng và hoạt động. Đến năm 2015, Cung thiếu nhi được xây mới trên diện tích hơn
33.300m2 nằm trên địa bàn quận Hải Châu. Đây là trung tâm hoạt động giáo dục
ngoài nhà trường trực thuộc Thành Đoàn Đà Nẵng. Với quy mơ 40 phịng học,
cơng viên, nhà văn hóa cùng nhiều hạng mục khác, Trung tâm thực hiện đào tạo,
bồi dưỡng thường xuyên 28 bộ môn. Bên cạnh đó, Cung thiếu nhi cịn tham gia
nghiên cứu phương pháp hoạt động Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh cùng

nhiều hoạt động, công tác xã hội, giao lưu trẻ em quốc tế (Thu Nga, 2019).
Các chương trình phẫu thuật tim bẩm sinh, phẫu thuật mắt, phẫu thuật nụ
cười, phục hồi chức năng cho trẻ em; khám sàng lọc để phát hiện sớm, can thiệp
sớm khuyết tật đối với trẻ em dưới 6 tuổi; phòng ngừa trẻ em bị xâm hại tình dục
qua mơi trường mạng… là những chương trình mang đầy ý nghĩa nhân văn, góp
phần thực hiện chủ trương của Đảng trong việc chăm lo cho trẻ em trên địa bàn
thành phố. Bên cạnh chính sách trợ giúp xã hội, trợ cấp hàng tháng cho gần 200 trẻ
em mồ côi, cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em khuyết tật, cơng tác chăm
sóc và giáo dục, tổ chức các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao nhằm tạo sân chơi
lành mạnh, bổ ích, an tồn cho trẻ em ln được chú trọng. Các ngành đã tổ chức
5


nhiều diễn đàn, đối thoại giữa thiếu nhi thành phố, định hướng cho thiếu nhi tham
gia các trò chơi trực tuyến có ý nghĩa giáo dục, lành mạnh, tránh xa các trị chơi
bạo lực, phản văn hóa,… đồng thời kêu gọi các tổ chức tham gia các chương trình
tài trợ cho thiếu nhi, triển khai chương trình “Đề án sữa học đường” cho gần
43.000 trẻ mầm non, trường chuyên biệt và các cơ sở trợ giúp xã hội.
- Về công tác giáo dục trẻ em
Công tác giáo dục trẻ em đã có những chuyển biến tích cực, trẻ em ngày càng
được tiếp cận giáo dục có chất lượng. Đặc biệt, duy trì kết quả khơng có học sinh
bỏ học vì hồn cảnh khó khăn và tỷ lệ học sinh bỏ học giảm qua các năm học.
Thành phố có các dự án như: “Xây dựng mạng lưới bảo vệ và ngăn ngừa trẻ em có
nguy cơ bỏ học dựa vào gia đình và cộng đồng”, “Tài trợ cho các bà mẹ đơn thân
lứa tuổi học sinh, sinh viên nuôi dạy con tốt và tiếp tục học tập”, “Nữ sinh viên mồ
côi có hồn cảnh đặc biệt khó khăn hồn thành giáo dục Đại học, Cao đẳng và học
nghề”,... giúp đỡ nhiều trẻ em khó khăn được học tập, hịa nhập với cộng đồng. Đà
Nẵng đã đạt mục tiêu bảo đảm trẻ em được đến trường, học sinh phổ thông được
học trong các cơ sở công lập, cứu sống các bà mẹ và trẻ em với tỷ suất tử vong
thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước (Thanh Tình, 2020).

- Về công tác nâng cao đời sống tinh thần cho trẻ em
Cơng tác chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, vui chơi giải trí cho trẻ em với
các trung tâm văn hóa – thể thao, các mơ hình, câu lạc bộ được duy trì hoạt động
trên tồn thành phố Đà Nẵng. Nhiều diễn đàn trẻ em được tổ chức nhằm thúc đẩy
quyền tham gia của trẻ em. Công tác tuyên truyền cũng được đẩy mạnh, đổi mới
với nhiều hình thức, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của toàn xã hội, đặc
biệt là các bậc cha mẹ đối với cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đà
Nẵng cũng thành lập ngân hàng sữa mẹ đầu tiên tại Việt Nam với 98,17% trẻ sơ
sinh được bú mẹ trong vòng một giờ sau khi sinh; ban hành nhiều chính sách,
chương trình an sinh xã hội trợ giúp trẻ em trong gia đình nghèo, trẻ em khuyết tật,
trẻ em khơng nơi nương tựa (Thanh Tình, 2020).
Đà Nẵng cũng đã không ngừng chăm lo đến các vấn đề an sinh xã hội, triển
khai có hiệu quả các chương trình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, góp phần
6


đem lại một môi trường xã hội lành mạnh, bảo đảm cho sự phát triển toàn diện của
trẻ em. Đặc biệt, các cấp, ngành, hội đoàn thể, địa phương, các tổ chức, cá nhân
trên địa bàn thành phố cũng dành sự chăm lo chu đáo đối với trẻ em nghèo, trẻ em
dân tộc, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện cho các em thụ
hưởng đầy đủ các chính sách hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng thơng qua các
chương trình học bổng, học nghề, xây dựng nhà tình thương; trợ cấp thường
xuyên, đột xuất.
Trong những năm qua thành phố Đà Nẵng cũng đã triển khai các mơ hình,
dịch vụ bảo vệ, hỗ trợ trẻ em như: Phường, xã làm tốt công tác xã hội với trẻ em;
Huy động cộng đồng phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái; Giáo dục
hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
2.2.2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em tại Đà
Nẵng vẫn còn những tồn tại, hạn chế:

Thứ nhất, nhận thức của một bộ phận chính quyền địa phương, cán bộ, gia
đình và cộng đồng về việc phịng ngừa, chăm sóc và trợ giúp trẻ em có hồn cảnh
đặc biệt cịn hạn chế. Cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chăm
sóc, trợ giúp trẻ em có hồn cảnh đặc biệt chưa được thường xuyên, sâu rộng.
Thứ hai, các tệ nạn xã hội hiện nay tác động rất nhiều và rất lớn đến trẻ em,
dẫn đến tình trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật có chiều hướng tăng. Vẫn
cịn những tình trạng bạo lực học đường, trẻ bị xao nhãng trong chăm sóc, ni
dạy; vấn đề trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em bị xâm hại; vấn đề bảo đảm an tồn
cho trẻ trong thế giới cơng nghệ số, môi trường mạng cần được quan tâm giải
quyết. Môi trường đô thị cũng khiến Đà Nẵng đứng trước nhiều nguy cơ như trẻ dễ
bị bóc lột, bn bán, xâm hại,… dễ rơi vào hồn cảnh đặc biệt do khó tiếp cận các
dịch vụ.
Thứ ba, vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm và chăm sóc ý tế. Hiện nay, chất
lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em tại tuyến cơ sở chưa đáp ứng nhu cầu;
tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 05 tuổi, nhất là suy dinh dưỡng thể thấp
còi còn ở mức cao. Các dịch vụ trợ giúp xã hội dành cho trẻ em còn hạn chế, chưa
7


có những mơ hình phù hợp cho trẻ em bị tự kỷ, bị chất độc hố học, chậm phát
triển. Cơng tác đào tạo nghề gắn với việc làm cho người khuyết tật nói chung và
trẻ em nói riêng cịn rất hạn chế, sau khi học nghề, các đối tượng rất khó tìm được
việc làm phù hợp.
Thứ tư, đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác xã hội đối với trẻ em còn
thiếu về số lượng, hạn chế về kỹ năng, phương pháp chăm sóc trợ giúp trẻ em;
chưa được đào tạo, tập huấn đầy đủ, chuyên nghiệp về công tác xã hội đối với trẻ
em. Đa số đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em chủ yếu là kiêm nhiệm, thường
xuyên thay đổi nên chưa có sự tập trung, việc triển khai hoạt động chưa đồng đều.
Thứ năm, kinh phí đầu tư cho cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em còn hạn
chế, mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt và mức

trợ cấp nhận nuôi dưỡng trẻ em có hồn cảnh đặc biệt tại cộng đồng cịn thấp, chưa
có sự linh hoạt trong khi mức lương tối thiểu luôn được điều chỉnh cũng như mặt
bằng giá cả thị trường ln có sự biến động.
Thứ sáu, hoạt động cơng tác xã hội trong trường học chưa được quan tâm
đúng mức, mơi trường sống của trẻ em tại gia đình, nhà trường, cộng đồng chưa
thật sự an tồn. Cơng tác quản lý nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục
cịn bất cập; tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em tại nhóm trẻ gia đình vẫn cịn xảy
ra, gây bức xúc dư luận. Tai nạn giao thông cũng như tình hình dịch bệnh, vệ sinh
an tồn thực phẩm đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ em. Việc phát
hiện, tố cáo tội phạm xâm hại trẻ em chưa kịp thời trong khi nhiều nạn nhân và
người thân che giấu vì sợ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ và danh dự của gia đình.
2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc và bảo
vệ trẻ em tại thành phố Đà Nẵng hiện nay
Thành phố Đà Nẵng đặt ra mục tiêu cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em giai
đoạn 2020 – 2025 là “huy động sự tham gia của các cấp, các ngành và toàn xã hội
trong việc bảo đảm cho trẻ em đến 08 tuổi được phát triển tồn diện về thể chất, trí
tuệ, tinh thần; được bình đẳng tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc phát triển
tồn diện theo độ tuổi nhằm thực hiện các quyền của trẻ em, góp phần nâng cao
chất lượng trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và tạo nguồn nhân lực
8


có chất lượng trong tương lai” (Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, 2019). Để
thực hiện được mục tiêu này, Đà Nẵng cần quán triệt các giải pháp sau đây:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối
với cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, đưa
mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch chăm sóc vì phát triển tồn diện trẻ em những
năm đầu đời vào mục tiêu chăm sóc và bảo vệ trẻ em và kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội hàng năm của các ngành, đơn vị và thành phố. Đà Nẵng cần có chính sách
mang tính tổng thể toàn diện về trẻ em, phát triển hệ thống chăm sóc và bảo vệ trẻ

em. Trong đó, ngồi việc tăng cường cơng tác truyền thơng pháp luật về chính sách
trẻ em, cần có trách nhiệm ưu tiên của chính quyền đô thị đối với trẻ em.
Hai là, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động xã hội nhằm
nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội; đặc
biệt, tư vấn, hướng dẫn, giáo dục cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em các kiến
thức, kỹ năng chăm sóc phát triển tồn diện trẻ em đến 08 tuổi. Gia đình, cộng
đồng, nhà trường có trách nhiệm tham gia thực hiện các quyền của trẻ em; tạo cơ
hội, điều kiện thuận lợi cho trẻ em chủ động tham gia các hoạt động chăm sóc và
bảo vệ trẻ em phù hợp với lứa tuổi. Đồng thời, tổ chức các hoạt động thúc đẩy sự
tham gia của trẻ em như diễn đàn, đối thoại, tọa đàm… để trẻ em bày tỏ ý kiên,
nguyện vọng và lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng các chính sách, văn
bản liên quan đến trẻ em, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và tình hình diễn
biến của dịch bệnh covid-19. Xây dựng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ trẻ
em, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến trẻ em và gia đình. Nâng cao nhận
thức, kỹ năng cho người dân trong việc bảo vệ trẻ em và kỹ năng sống cho trẻ em;
lồng ghép đưa nội dung “bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em” vào cuộc vận động
“Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
Ba là, tăng cường phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong chăm sóc và
bảo vệ trẻ em. Tăng cường đổi mới truyền thông, giáo dục, tư vấn cho các bậc cha
mẹ, các thành viên trong gia đình và trẻ em kỹ năng sống hịa hợp, kỹ năng bảo vệ
trẻ em, không sao nhãng, không bạo lực, xâm hại trẻ em dưới bất cứ hình thức nào.
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống cho thành viên trong gia đình,
9


nhất là bảo vệ trẻ em; phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em trong gia đình. Nhà
trường chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh kiến thức, kỹ năng
tự bảo vệ bản thân; phòng, chống xâm hại, bạo lực, ma túy trong học đường, phòng
tránh các nguy cơ bị tai nạn, thương tích, thực hiện an tồn khi tham gia giao
thơng; tiếp tục triển khai Chương trình "Bơi an tồn” cho học sinh tiểu học và

trung học cơ sở trên địa bàn thành phố. Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông về Tổng
đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 cho học sinh và giáo viên trong các trường học.
Bốn là, tăng cường phối hợp liên ngành nhằm chủ động phối kết hợp triển
khai đồng bộ, xây dựng mạng lưới kết nối chuyển tuyến dịch vụ hỗ trợ chăm sóc
phát triển tồn diện trẻ em. Ngành Giáo dục tiếp tục phát triển mơ hình "Trường
học thân thiện, học sinh tích cực"; đẩy mạnh giáo dục kiến thức về quyền trẻ em
cho giáo viên và học sinh. Ngành y tế thành phố tiếp tục triển khai công tác phịng
chống suy dinh dưỡng trẻ em, có giải pháp khống chế, khơng để tình trạng thừa
cân, béo phì gia tăng nhanh ở trẻ em; tăng cường cơng tác chăm sóc sức khỏe trẻ
em ở tuyến cơ sở, quan tâm công tác phịng chống dịch bệnh ở trẻ em. Ngành Văn
hóa - Thể thao, các quận huyện, xã phường rà soát lại việc đầu tư các Trung tâm
văn hóa thể thao xã phường nhằm bảo đảm trẻ em có điểm vui chơi cộng đồng tại
địa phương; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường quản lý đối
với dịch vụ vui chơi, giải trí, các điểm kinh doanh sản phẩm văn hóa, đồ chơi trẻ
em. Tại các quận huyện, xã phường cần phải bố trí người làm cơng tác trẻ em xã
phường đảm bảo tính ổn định, củng cố đội ngũ cộng tác viên Dân số - Y tế để tham
vấn và kết nối xử lý kịp thời các trường hợp về trẻ em; quản lý chặt địa bàn dân cư,
nhất là trẻ em nhập cư. Sở Văn hoá và Thể thao có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức các
hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, tham quan, giao lưu cho trẻ em phù
hợp với tình hình dịch bệnh. Quản lý chặt chẽ các tụ điểm dịch vụ vui chơi giải trí,
trị chơi điện tử, các khu vực vui chơi công cộng nhằm ngăn chặn kịp thời các loại
văn hóa phẩm, trị chơi khơng lành mạnh đối với trẻ em.
Năm là, rà sốt, đánh giá tình hình thực hiện luật pháp, chính sách, chương
trình về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em của Trung ương và thành phố để kiến
nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ để thực hiện có hiệu quả
10


cơng tác chăm sóc và bảo vệ trên địa bàn thành phố. Tăng cường công tác kiểm tra
việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ trẻ em; tăng cường công tác quản lý

nhà nước về trật tự, an tồn xã hội, chủ động nắm tình hình, diễn biến hoạt động
của tội phạm xâm hại trẻ em và có kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn.
Sáu là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và
giáo dục trẻ em. Tăng kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước; huy động tối đa và
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước nhằm thực hiện hiệu quả cơng tác chăm sóc phát triển toàn diện trẻ em những
năm đầu đời. Tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ cho trẻ
em; chỉ đạo Quỹ Bảo trợ trẻ em vận động nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp,
cá nhân trong và ngoài nước để hỗ trợ, giúp đỡ cho trẻ em nghèo, trẻ em dân tộc
thiểu số, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt. Hồn thiện và phát triển hệ thống các cơ sở
cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu bảo vệ của mọi trẻ
em, nhất là nhóm trẻ em bị xâm hại/bạo lực, bóc lột, sao nhãng và nhóm trẻ em có
nguy cơ cao. Chú trọng xây dựng và hoàn thiện mạng lưới cung cấp các dịch vụ về
y tế, giáo dục, bảo vệ trẻ em.
Bảy là, phát triển đội ngũ nhân viên công tác xã hội về chăm sóc và bảo vệ trẻ
em. Đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm cơng tác bảo
vệ, chăm sóc trẻ em, ưu tiên cấp cơ sở để đảm bảo có người được phân cơng, chịu
trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em đến tận xã, phường. Nâng cao năng lực cho
đội ngũ cán bộ liên quan đến công tác trẻ em của các ngành, đoàn thể các cấp, các
cơ sở cung cấp dịch vụ về các kiến thức, kỹ năng liên quan đến chăm sóc phát triển
tồn diện trẻ em những năm đầu đời.
3. KẾT LUẬN
Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai đất nước; chăm sóc, giáo dục và bảo
vệ trẻ em có tính chiến lược lâu dài, là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính
quyền, đồn thể, gia đình, nhà trường và tồn xã hội. Đầu tư cho cơng tác chăm
sóc, bảo vệ, phát triển trẻ em là đầu tư phát triển bền vững. Đà Nẵng đã có những
chủ trương, chính sách thể hiện sự quan tâm sát sao đến cơng tác chăm sóc trẻ em,
nhất là những trẻ chịu nhiều thiệt thòi, trẻ em khuyết tật, diện chính sách. Những
11



kết quả mà Đà Nẵng có được trong cơng tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em sẽ là những
bài học kinh nghiệm cho các địa phương khác trong cả nước có thể tham khảo để
áp dụng ở địa phương mình. Vì vậy, thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu,
ban hành và đẩy mạnh thực hiện các chính sách an sinh xã hội, các chương trình
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là chương trình hành động vì trẻ em
nhằm cụ thể hóa Luật Trẻ em, thực hiện các điều ước quốc tế về quyền trẻ em cũng
như các tiêu chí sáng kiến thành phố thân thiện với trẻ em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Thu Nga (2019), Đà Nẵng: Đầu tư vào công tác trẻ em là đầu tư phát triển
bền vững, . Cập nhật ngày 13/3/2019.
[2]. Quốc hội (2016), Luật Trẻ em, .
[3]. Võ Thị Diệu Quế (2014), Công tác xã hội đối với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt
từ thực tiễn các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định, Luận
văn thạc sỹ Cơng tác xã hội.
[4]. Đình Tăng (2019), Xây dựng Đà Nẵng thành thành phố thân thiện với trẻ em,
. Cập nhật ngày 16/01/2019.
[5]. Công Tâm (2019), Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác trẻ em,
. Cập nhật ngày 13/03/2019.
[6]. Thanh Tình (2020), Tập trung bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,
. Cập nhật ngày 20/3/2020.
[7]. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2019), Quyết định số Số: 1242/QĐUBND về phê duyệt Kế hoạch chăm sóc vì sự phát triển tồn diện trẻ em
trong những năm đầu đời tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng giai đoạn 2019 – 2025, ngày 21/03/2019, Đà Nẵng.

12




×