Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Sự ảnh hưởng của hoạt động tín dụng nông thôn đến phát triển kinh tế xã hội ở xóm 6 thôn đội cung xã viên thành huyện yên thành tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.71 KB, 62 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta đã
đạt được những thành tựu quan trọng. Theo đánh giá của Tổng cục thống kê (2008),
tăng trưởng nông - lâm - ngư nghiệp đạt 3,79%, trong đó giá trị sản xuất nông
nghiệp 1.939 tỷ đồng, tăng 7,81% so với năm 2007. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp
chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ. Một trong những yếu tố tác động đến kết quả trên đây là chính sách tín
dụng cho nông nghiệp, nông thôn và hộ nông dân ngày càng hồn thiện. Chính sách
tín dụng cung cấp vốn trực tiếp cho hộ nông dân phát triển kinh tế là chính sách
quan trọng giúp hộ có vốn sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ, thiếu vốn là nguyên nhân
hàng đầu cản trở mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho
người dân. Vì vậy, vốn tín dụng có vai trị mạnh mẽ trong bổ sung sự thiếu hụt đó,
nhằm phát triển nâng cao bộ mặt kinh tế nơng thơn.
Trên góc độ tổng thể, hoạt động của hệ thống tín dụng đã đem lại những thay
đổi lớn cho kinh tế nông thôn, nhất là sự phát triển kinh tế hộ.
Tuy nhiên, dưới góc độ vi mơ hiệu quả của hoạt động tín dụng cấp cơ sở, nơi
gắn trực tiếp với người dân vẫn còn là những vấn đề bỏ ngỏ. Chính vì vậy, cần có
những nghiên cứu đi sâu phân tích về khía cạnh này. Bởi nó phản ánh một cách khá
chi tiết bộ mặt của sự tác động tín dụng đến đời sống của người dân.
Xóm 6 - thôn Đội Cung - xã Viên Thành huyện Yên Thành Nghệ An là một
xóm khá đặc biệt, được hình thành từ những năm 1975 bởi những chị em thanh niên
xung phong. Trước đây, đời sống của người dân rất khó khăn và sau hơn 30 năm
nơi đây đã thay đổi rất nhiều.
Để có được sự chuyển biến như vậy, trước hết là sự nổ lực vươn lên của bản
thân các hộ trong Làng và sự quan tâm rất lớn của Đảng và Chính quyền các cấp và
các tổ chức xã hội, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ vay vốn thiết thực cho nông dân
sản xuất. Sự nghèo đói đã khiến họ trăn trở suy nghĩ tìm cách thay đổi số phận, với
đồng tiền ít ỏi tiết kiệm và những sản phẩm làm ra hàng ngày không thể đáp ứng đủ


nhu cầu phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Chính vì lẽ đó, họ đã tìm tới các tổ chức cho


2
vay vốn, bởi nó có tính chất cứu cánh, hỗ trợ một cách thiết thực cho sự phát triển
của kinh tế hộ gia đình.
Khơng chỉ thiếu vốn mà ngay cả kiến thức sản xuất nơng nghiệp hàng hố họ
cịn rất hạn chế. Tuy những năm qua công tác khuyến nông ngày càng phát triển và
hướng dẫn tận tình cho người dân nên phần nào kiến thức của họ đã thay đổi. Cũng
chính vì vậy mà nhu cầu vay vốn tín dụng ngày càng lớn và cấp thiết. Hiện nay các
dịch vụ này được mở rộng dưới nhiều hình thức cho vay tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để người dân phản ánh được nhu cầu thật
sự của mình về vốn tín dụng, vay ở đâu và đặc biệt làm sao để sử dụng vốn có hiệu
quả, phát triển được sản xuất, nâng cao được đời sống của họ. Bên cạnh đó là những
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người dân. Từ những câu
hỏi đó đã dẫn dắt chúng tôi đến với đề tài nghiên cứu “Sự ảnh hưởng của hoạt
động tín dụng nơng nghiệp, nông thôn đến phát triển kinh tế - xã hội ở xóm 6 thơn Đội Cung - xã Viên Thành - huyện Yên Thành - tỉnh Nghệ An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động của hệ thống tín dụng nơng thơn ở làng
Lịi - n Thành.
- Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn tín
dụng nơng thơn của các hộ nông dân.
- Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến tiếp cận các nguồn tín dụng
nơng thơn của nơng dân làng Lịi.
- Đánh giá vai trị của tín dụng nơng thơn trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế,
xã hội ở địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn tín
dụng nơng thơn cuả hộ nơng dân, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nội dung nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những người dân xóm 6 - thơn Đội Cung
đã và đang tham gia các hoạt động tín dụng trong nơng nghiệp, nông thôn.


3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về không gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu tại xóm 6 và tại các tổ chức tín dụng nơi người
dân Làng tiếp cận vốn tín dụng.
* Về thời gian:
Từ ngày 16/2/2009 đến 20/4/2009.
* Về lĩnh vực nghiên cứu:
Vốn tín dụng trong nơng nghiệp, nơng thơn.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động của hệ thống tín dụng nơng thơn bao gồm: Các tổ
chức tín dụng; nhu cầu và mục đích sử dụng tín dụng của người dân; thực trạng tiếp
cận tín dụng nơng thơn; một số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng.
- Đánh giá vai trị của hoạt động tín dụng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội tại các hộ điều tra, giúp các hộ đầu tư ở rộng ngành nghề; nâng cao năng lực
sản xuất cho nơng hộ; góp phần giải quyết việc làm cho những lao động dư thừa ở
nông thôn ...


4
Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tín dụng nơng nghiệp và nơng thơn ở một số nƣớc trên thế giới
Có rất nhiều ví dụ về những quốc gia thành cơng trong hoạt động tín dụng ở
khu vực nơng thơn. Kinh nghiệm của họ rất đáng để học tập và qua đó ta có thể rút

ra được những bài học quan trọng. Hai quốc gia được lựa chọn để nghiên cứu trong
đề tài này là: Trung Quốc và Nhật Bản.
1.1.1. Tín dụng nông nghiệp, nông thôn ở Nhật Bản
Nhật bản được coi là một trong những nước thành công trong hoạt động tín
dụng nơng nghiệp và nơng thơn. Ngay sau chiến tranh thế giới thư hai, chính phủ
Nhật Bản đã khuyến khích mạnh phát triển nông nghiệp bằng việc thành lập Ngân
hàng cầm đồ, thế nợ bất động sản (Ngân hàng Hypothe) và những Ngân hàng nông
- công nghiệp địa phương. Sau đó các tổ chức này được thay thế bằng các tổ chức
tài chính nơng nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (AFFFC), cung cấp tiền cho nông
nghiệp với số lượng lớn, lãi suất thấp và dài hạn để đầu tư cho việc hình thành vốn
cố định trong hộ nơng dân và các trang trại nông nghiệp chủ yếu thông qua các
HTX nơng nghiệp.
Từ đầu những năm 1960, chính phủ Nhật Bản đã có chương trình cho vay
vốn nơng nghiệp (GPALs) để tăng đầu tư cho nơng nghiệp. Nguồn vốn của chương
trình này là từ Chính phủ và tư nhân thơng qua các HTX nơng nghiệp. Năm 1984 có
19 loại quỹ Chính phủ cho GPALs và 21 loại quỹ tư nhân với lượng tiền 693 tỷ n.
Chương trình cho vay nơng nghiệp của Chính phủ Nhật Bản hiện nay được cho là
khá hoàn hảo với lãi suất thấp và thời gian vay là dài hạn. Sư xuất hiện của chương
trình này, sự thống trị của những người cho vay khơng có tổ chức với lãi suất cao đã
bị hạn chế [2].
HTX nông nghiệp ở Nhật Bản đóng vai trị quan trọng trong phát triển nơng
nghịêp của đất nước và tài chính của các trang trại nông nghiệp. Đây là một tổ chức
trực tiếp quan hệ với nông dân và các trang trại. Hàng năm HTX nông nghiệp cung
cấp tới 70% số tiền cho vay nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. [2].


5
Như vậy, ở Nhật Bản tồn bộ tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn được đáp
ứng bởi HTX nông nghịêp và AFFFC và GPALs.
1.1.2. Quỹ hợp tác xã nông thôn ở Trung Quốc

Các quỹ hợp tác nông thôn (RCF) kiểu mới ở Trung Quốc ra đời để đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế nông thôn trong giai đoạn cải tổ nông nghiệp mạnh mẽ
vào giữa thập niên 1980. RCF có tơn chỉ phục vụ “tam nơng”: nơng thơn, nơng
nghiệp và nơng hộ. Ba ngun nhân chính dẫn đến việc hình thành các RCF kiểu
mới. Thứ nhất, sau khi Trung Quốc bãi bỏ thể chế tập thể, chuyển từ chế độ công xã
nhân dân sang hệ thông trách nhiệm nông hộ, các nguồn quỹ của RCF kiểu cũ
nhanh chóng bị thất thốt (ước tính khoảng 20 tỉ nhân dân tệ) do vậy có nhu cầu cải
tiến phương pháp quản lý quỹ. Thứ hai, cũng với cải tổ, để phát triển và điều chỉnh
các phương thức sản xuất nông nghiệp và đáp ứng việc phát triển các doanh nghiệp
hương trấn, nhu cầu vốn ở nông thôn tăng lên đáng kể trong khi các ngân hàng quốc
doanh không đủ cung cấp. Thứ ba, từ lâu hệ thống tài chính nơng thơn của Trung
Quốc vẫn theo chế độ kế hoach tập trung và độc quyền, không phục vụ được nhu
cầu phát triển kinh tế hàng hố nơng nghiệp đặc thù như chu kỳ sản xuất dài ngày
và mức lợi nhuận thấp. Kể từ khi áp dụng thí điểm vào năm 1984 và đặc biệt là kể
từ năm 1991, RCF đã phát triển nhanh về danh mục đầu tư và quy mô kinh doanh,
trở thành một thành tố quan trọng của thị trường vốn nơng thơn ở Trung Quốc.
1.2. Nghiên cứu có liên quan
Trên thế giới và cả Việt Nam đã có nhiều tác giả nghiên cứu về thị trường
vốn tín dụng nơng thơn và sử dụng vốn tín dụng của hộ nơng dân, đặc biệt là ở các
nước đang phát triển như:
Năm 1980: Adam đã có nhiều nghiên cứu về hình thức vay vốn và cho vay
xuất hiện trong thị trường tài chính nông thôn ở những nước đang phát triển.
Năm 1983, với nghiên cứu về huy động tiết kiệm của nông hộ qua thị trường
tài chính nơng thơn ở các nước đang phát triển.
Năm 1985, cùng với giáo sư Rober C. Vogel sau những nghiên cứu về thị
trường tài chính - tín dụng ở cac nước Châu phi, Châu Mĩ La Tinh và Châu á, Ông


6
đã đưa ra những ý kiến mới và những bài học về phát triển thị trường tài chính nơng

thơn ở các nước có thu nhập thấp.
Năm 1992, Adams cùng với D .A. Fitchett đã có nghiên cứu về các hình thức
tín dụng khơng chính thống ở những nước có thu nhập thấp, khẳng ddingj vai trị
đực điểm của các hình thức tín dụng khơng chính thống.
Nghiên cứu thực trạng thị trường tín dụng ở miền tây Orissa Ấn Độ của tác
giả Kailas Sarap năm 1983.
Năm 1981, Govind Koirala nghiên cứu về ảnh hưởng của tín dụng nơng
nghiệp trong các trang trại nông nghiệp của huyện Rupodchi ở Neepan…
Tại Việt nam cũng có nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngồi
nước về thị trường tín dụng nơng nghiệp nông thôn và việc cho hộ nông dân vay
vốn sản xuất kinh doanh. Tiêu biểu như: “Thị trường vốn tín dụng nơng thơn và sử
dụng vốn tín dụng của hộ nông dân huyện Gia Lâm - Hà Nội” của tác giả Kim Thị
Dung (1999). “Tín dụng Ngân hàng với quá trình phát triển kinh tế nơng hộ ở Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Lê Quốc Tuấn (2002). “Giái pháp đẩy
mạnh hoạt động cho vay vốn của TCTD tới các hộ nơng dân vùng miền núi phía
bắc” của tác giả Nguyễn Vũ Bình (2005)…Cùng nhiều đề tài của sinh viên Thực
trạng cho hộ nông dân vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Gia Lâm - Hà Nội” của Vũ Tài Dũng (2004). “Đánh giá thực trạng phát triển
tín dụng ở huyện Mỹ Hào - Hưng Yên” của Đào Thị Mẫu Đơn (2004).


7
Chƣơng 2

VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Khái niệm và cơ sở ra đời tín dụng
Xuất phát từ chữ La tinh Credittum, thuật ngữ “tín dụng” có nghĩa là tin
tưởng, tín nhiệm, trong tiếng Anh được gọi là Credit. Theo ngôn ngữ dân gian Việt
Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay mượn.

Tín dụng đã xuất hiện từ khi xã hội có phân cơng lao động và trao đổi hàng
hố đã hình thành những sự kiện nợ nần lẫn nhau, phát sinh những quan hệ vay
mượn để thanh tốn.
Như vậy, hiểu theo nghĩa hẹp, tín dụng là một quan hệ kinh tế hình thành
trong quá trình chuyển hố giá trị giữa hình thái hiện vật và hình thái tiền tệ từ tổ
chức này hay người này sang tổ chức hay người khác theo nguyên tắc hoàn trả vốn
và lãi trong một thời gian nhất định. Nói cách khác, tín dụng là sự chuyển quyền sử
dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời
gian nhất định từ người sở hữu sang ngừơi sử dụng và khi đến hạn người sử dụng
phải trả cho người sở hữu một lượng giá trị lớn hơn. Khoản giá trị dôi ra này được
gọi là lợi tức tín dụng.
Theo nghĩa rộng, quan hệ tín dụng gồm hai mặt: Huy động vốn và tiến hành
cho vay [5].
Theo luật các tổ chức tín dụng thì: Hạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng
sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng và cấp tín dụng là
việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với ngun
tắc có hồn trả bằng các nghịêp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh
ngân hàng và các nghiệp vụ khác.
Theo cuốn “Tìm hiểu thể lệ tín dụng mới”, Hồ Ngọc Cẩn cho rằng trong thực
tế tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng nhưng ở bất cứ dạng nào thì cũng
thể hiện trên hai mặt sau:


8
Thứ nhất, người sở hữu một số tiền hoặc hàng hoá chuyển giao cho người
khác sử dụng trong một thời gian nhất định.
Thứ hai, đến hạn do hai bên thoả thuận người sử dụng hoàn trả cho người
sở hữu một giá trị lớn hơn. Phần tăng thêm gọi là lời, nếu nói theo danh từ kinh tế
là lãi suất.
Theo Nguyễn Ngọc Hùng: Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng

một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu
sang người sử dụng với một thời gian nhất định và khi đến hạn người sử dụng phải
thanh toán cho người sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn. Phần lớn hơn đó gọi là
lợi tức [1].
Trong thực tế, tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng nhưng ở bất cứ
dạng nào tín dụng cũng ln ln là một quan hệ kinh tế của nền sản xuất hàng hố,
nó tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của những quan hệ hàng
hoá tiền tệ.
Mục đích và tính chất của tín dụng do mục đích và tính chất của nền sản xuất
hàng hố trong xã hội quyết định. Sự vận động luôn luôn chịu sự chi phối của quy
luật kinh tế của phương thức sản xuất trong xã hội đó.
Nhìn chung, các doanh nghiệp tín dụng đều cho chúng ta thấy rằng sự thoả
thuận giữa người cho vay và người đi vay thể hiện lượng vốn vay, điều kiện cho
vay, thời hạn lãi, lãi suất…Mức tín nhiệm của người đi vay và người cho vay quyết
định đến nội dụng thoả thuận giữa hai bên
2.1.1.1 Sự phát triển của tín dụng
a) Tín dụng nặng lãi:
Thời cổ đại, tín dụng xuất hiện dưới hình thức cho vay nặng lãi, hình thức
này ra đời trong điều kiện sản xuất thấp kém, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên,
lại thêm gánh nặng sưu thuế và tệ nạn xã hội khác, những người sản xuất nhỏ đơi
khi phải đối phó với những rủi ro xẩy ra trong cuộc sống bắt buộc dẫn đến phải đi
vay để giải quyết những khó khăn cấp bách trong đời sống như: mua lương thực,
thuốc men, đóng tơ, thuế…cịn các tầng lớp khác đi vay để giải quyết những thiếu
hụt tạm thời với các nhu cầu cao.


9
Tín dụng nặng lãi trong giai đoạn này có những đặc điểm sau:
- Người đi vay phải trả lãi suất rất cao và nếu khơng trả được nợ thì bị tịch thu
những phương tiện sản xuất hoặc bị trói buộc lệ thuộc vào địa chủ hay các lãnh chúa

phong kiến.Trong thời kỳ cổ đại La Mã, lãi suất phải trả khoảng 40% - 100%/năm.
Dưới chế độ phong kiến Đức, lãi suất từ 21% - 43%/năm và trong nhiều trường hợp
lãi suất lên đến 100%/năm. Sở dĩ lãi suất cao là do cầu tín dụng lớn hơn so với cung
tín dụng và nhu cầu đi vay thường là cấp bách không thể trì hỗn được [5].
- Tín dụng nặng lãi nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của người đi
vay khơng có tác dụng phục vụ sản suất.
- Hình thức vận động của vốn trong quan hệ tín dụng nặng lãi biểu hiện rất
đa dạng chẳng hạn:
Cho vay bằng hiện vật, thu nợ bằng hiện vật.
Cho vay bằng hiện vật, thu nợ bằng tiền.
Cho vay bằng tiền thu nợ bằng hiện vật.
Cho vay bằng hiện vật, thu nợ bằng ngày cơng lao động.
Tín dụng nặng lãi đã góp phần vào xóa bỏ được nền kinh tế tự nhiên, phát
triển quan hệ trao đổi hàng hóa và quan hệ tiền tệ, đồng thời tập trung được số lớn
tiền tệ vào một số người và bần cùng hóa trong phạm vi rộng lớn những người sản
xuất nhỏ góp phần làm xuất hiện phương thức sản xuất TBCN.
Khi phương thức sản xuất TBCN hình thành và phát triển, nền sản xuất hàng
hóa lớn được mở rộng tín dụng nặng lãi khơng bị thủ tiêu hồn tồn mà nó cịn tồn
tại ở những nước cịn sản xuất hàng hóa nhỏ và trong lĩnh vực đi vay khơng vì mục
đích sản xuất [5].
b) Sự tồn tại và phát triển của hệ thống tín dụng trong nền kinh tế thị trường
hiện đại
Trong nền kinh tế thị trường, đồng tiền mới ở đúng vị trí đích thực của nó,
phản ánh đúng quan hệ cung cầu và quy luật giá trị. Để đáp ứng nhu cầu về vốn của
mình các chủ thể trong nền kinh tế phải tự tìm cho mình nguồn cung cấp vốn trên
thị trường. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhu cầu của các tổ chủ thể cũng được đáp
ứng đầy đủ.


10

Sự tương tác giữa cung và cầu về vốn đã dẫn tới tình trạng thiếu vốn hoặc
thừa vốn. Nơi thừa vốn thì tìm cách sử dụng vốn dư thừa sao cho có lợi nhất, cịn
nơi thiếu vốn thì tìm cách sao cho bù đắp được sự thiếu hụt của mình với chi phí
thấp nhất [5].
Từ q trình phân tích và lí giải trên đây cho phép chúng ta đi đến khẳng
định sự cần thiết tồn tại và phát triển của tín dụng trong nền kinh tế thị trường hiện
đại là một tất yếu khách quan. Đặc biệt đối với quốc gia chậm phát triển thì thị
trường vốn tín dụng giữ vị trí gần như thống lĩnh trong việc đáp ứng cung cầu vốn
cho nền kinh tế.
2.1.2. Bản chất của tín dụng
Tín dụng là một quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay, giữa họ
có mối liên hệ với nhau thông qua vận động giá trị vốn tín dụng được thể hiện dưới
hình thái tiền tệ hoặc hàng hóa.
Bản chất tín dụng được thể hiện:
Một là: phân phối vốn tín dụng dưới hình thức cho vay.
Người sử dụng một số tiền hoặc hàng hóa chuyển giao cho người khác sử
dụng trong một thời gian nhất định. Lúc này vốn được chuyển từ người cho vay
sang cho người đi vay.
Hai là: Sử dụng vốn tín dụng
Sau khi nhận được vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng để thỏa
mãn một hay một số mục đích nhất định.
Ba là: Sự hồn trả của vốn tín dụng
Đây là giai đoạn kết thúc vịng tuần hồn của tín dụng. Đến thời hạn do hai
bên thỏa thuận, người vay trả lại cho người cho vay một giá trị lớn hơn vốn vay ban
đầu, phần tăng thêm này được gọi là lãi [5].
Các Mác đã viết về bản chất của tín dụng như sau: “Tiền chẳng qua chỉ rời
khỏi tay người sở hữu trong một thời gian và chẳng qua chỉ tạm thời chuyển từ tay
người sở hữu sang tay nhà tư bản hoạt động, cho nên tiền không phải được bỏ ra để
thanh tốn, cũng khơng phải từ đem bán đi mà cho vay, tiền chỉ đem nhượng lại với
một điều kiện là nó sẽ quay trở về điểm xuất phát sau một kỳ hạn nhất định”. Đồng



11
thời, Các Mác cũng đã vạch rõ yêu cầu của việc tiền quay trở về điểm xuất phát là
cần phải “vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị của nó và đồng thời lại lớn thêm trong
q trình vận động” [2].
Tóm lại, bản chất của tín dụng được thể hiện là hình thức vận động của vốn
tiền tệ trong xã hội theo ngun tắc có hồn trả nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh
phát triển, tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống cho dân chúng.
2.1.3. Các hình thức tín dụng trong kinh tế thị trường
Các hình thức tín dụng được phân tích dưới nhiều tiêu thức khác nhau nhưng
chủ yếu là nhìn nhận dưới góc độ: thời gian cho vay, đối tượng cho vay, mục đích
và hình thức biểu hiện của vốn, chủ thể các quan hệ tín dụng.
* Theo thời gian cho vay, tín dụng được phân thành 3 loại:
- Tín dụng ngắn hạn : là tín dụng có thời gian sử dụng từ 1 năm trở xuống.
- Tín dụng trung hạn : là tín dụng có thời gian sử dụng từ 1 đến 5 năm.
- Tín dụng dài hạn : là tín dụng có thời gian sử dụng trên 5 năm.
* Theo đặc điểm của vốn, tín dụng được phân ra tín dụng vốn lưu động cho
vay để hình thành tài sản lưu động và tín dụng vốn cố định cho vay để hình thành
tài sản cố định.
* Theo chủ thể trong quan hệ tín dụng bao gồm:
(i)

Tín dụng thương mại.

(ii) Tín dụng ngân hàng.
(iii) Tín dụng nhà nước.
(iv) Tín dụng thuê mua.
(v) Tín dụng tư nhân - cá nhân.
(vi) Một số hình thức mang tính chất tín dụng như bán trả góp, dịch vụ cầm

đồ hay bán non nông phẩm [2].
* Theo phương diện tổ chức tín dụng được chia thành:
- Tín dụng chính thức:
Tín dụng chính thức là hình thức huy động vốn và cho vay vốn thơng qua các
tổ chức tài chính tín dụng chính thức có đăng ký và hoạt động cơng khai theo luật,
hoặc chịu sự quản lý và giám sát của các chính quyền Nhà nước các cấp. Hình thức


12
này bao gồm hệ thống Ngân hàng, Kho bạc nhà nước, hệ thống quỹ tín dụng nhân
dân, cơng ty tài chính, một số tổ chức tiết kiệm - vay vốn do các đồn thể xã hội.
các tổ chức phi chính phủ trong nước và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các
Chương trình dự án của các ngành được thực hiện bằng nguồn vốn của chính phủ và
các tổ chức tài chính tiền tệ như: Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển
Châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (INF), Quỹ quốc tế và phát triển của Liên hiệp
quốc (IFAD).
- Tín dụng bán chính thức:
Là tín dụng do các tổ chức tín dụng hoạt động khơng đặt dưới sự kiểm tra và
giám sát của ngân hàng Nhà nước, khơng được cấp giấy phép hoạt động tín dụng
theo luật các tổ chức tín dụng, bao gồm các tổ chức quản chung như Hội nơng dân,
Hội phụ nữ, Chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ cho nơng nghiệp, nơng
thơn, tổ chức phi chính phủ và một số tổ chức khác…
- Tín dụng phi chính thức:
Đó là các nguồn tín dụng chun cho vay ở nơng thơn, các tư thương dưới
hình thức bán chịu, các hình thức chơi hụi, họ, phường, anh em, họ hàng…
2.1.4. Tín dụng nơng thơn
Do tính chất của sản xuất nơng nghiệp và kinh tế nơng thơn, hoạt động tín
dụng nơng nghiệp nơng thơn ở hầu hết các quốc gia trên thế giới ngày càng phát
triển đa dạng và phong phú.
Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa nào nhất qn về tín dụng nơng thơn,

do vậy mỗi tổ chức đều có các khái niệm khác nhau. Nhưng tựu chung lại đều là đề
cập đến hoạt động cung cấp vốn và huy động vốn tiết kiệm trên địa bàn nơng thơn.
Tín dụng nơng thơn là việc cung cấp các dịch vụ tài chính như cho vay, gửi tiền các
dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm tới các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp và
các doanh nghiệp quy mô nhỏ ở khu vực nông thơn nhằm góp phần phát triển nơng
thơn - Xố đói giảm nghèo
Theo tác giả Phạm Thị Dung “Tín dụng nơng thôn là các hoạt động dịch vụ
nhằm hỗ trợ vốn cho nông dân phát triển kinh tế nông thôn dựa trên cơ sở huy động
các nguồn vốn xã hội” [3 ].


13
Thị trường tín dụng cũng như bất kỳ một thị trường nào khác trong nền kinh
tế thị trường. Vốn là một loại hàng hóa có giá trị và giá trị sử dụng, được mua bán
trên thị trường vốn. Nhưng khác với hàng hóa thơng thường, giá cả hàng hóa phản
ánh và xoay quanh giá trị của hàng hóa, cịn giá cả của vốn tín dụng - lãi suất - thì
phản ánh giá trị sử dụng của vốn trong khoảng thời gian nhất định. Nhu cầu vốn tín
dụng biến động theo sự phát triển của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển thì nhu
cầu vốn tín dụng tăng lên và ngược lại, khi nền kinh tế trì trệ thì nhu cầu tín dụng
giảm xuống, giá cả của vốn tín dụng trong nền kinh tế cũng theo quy luật cung cầu
tác động và được quyết định khi thỏa thuận được với nhau.
2.1.5. Vai trị của tín dụng trong nơng nghiệp, nơng thơn
“Tín dụng là một trong những nhân tố then chốt của cơng cuộc hiện đại hóa
nơng thơn, cải thiện cho tiểu nông và ngư dân. Tuy nhiên, bài học rút ra từ ba thập
kỷ qua là tín dụng khơng thể hoạt động đơn độc”, Ông JovitaM.Corprus - giám đốc
điều hành hội đồng chính sách tín dụng nơng nghiệp Philippines nói.
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vai trị và ảnh hưởng của vốn tín dụng đến
hoạt động kinh tế - xã hội của hộ nông dân, của các trang trại, của nông nghiệp và
nông thôn ở các nước trên thế giới và ở nước ta như các chuyên gia của IFAD,
Govind Karale ở Nê Pan, Alon Piagne và cộng sự ở Malawi …[2]. Các tác giả trên

đều khẳng định vai trị to lớn của vốn tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn và
nông dân trên các phương diện sau:
 Vốn tín dụng giúp giảm chi phí trao đổi và giao dịch, mở rộng thị trường
hàng hoá dịch vụ và phân công lao động. Tạo ra cơ hội cho việc sử dụng hiệu quả
các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu đầu tư thâm canh như
(mua các yếu tố đầu vào: phân bón, giống, thuốc bảo vệ thực vật…) làm tăng sản
lượng nông nghiệp tăng năng suất cây trồng, vật ni từ đó tăng thu nhập cho nông
thôn đặc biệt là người nghèo khơng có tích luỹ để tái đầu tư.
 Vốn tín dụng được coi là công cụ chủ chốt nhằm phá vỡ vòng luẩn quẩn :
thu nhập thấp - tiết kiệm ít - sản lượng thấp, đặc biệt là vùng nông thơn nơi mà phần
lớn những người nơng dân có thu nhập thấp. Góp phần giải quyết việc làm cho
những lao động dư thừa ở nông thôn, nhằm tăng thu nhập cho kinh tế hộ, đồng thời


14
hạn chế lao động nông thôn di cư ra thành phố tìm việc làm giảm sự quá tải và tệ
nạn xã hội ở thành phố.
 Vốn tín dụng thúc đẩy việc lựa chọn kỹ thuật mới của người nông dân, từ
đó bổ sung một cách có thiết thực những đầu vào cần thiết đối với sự hình thành
cuộc cách mạng xanh, tạo điều kiện cho người nông dân tiếp thu khoa học kỹ thuật
mới góp phần thực hiện CNH - HĐH nơng nghiệp.
 Vốn tín dụng tạo điều kiện tiên quyết để các hộ đầu tư mở rộng ngành
nghề, đa dạng hố nơng nghiệp chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH.
 Vốn tín dụng góp phần tạo ra trang thiết bị máy móc, tài sản cố định,
nâng cao năng lực sản xuất cho các trang trại, nông hộ. Tạo tiền đề nâng cao năng
suất lao động, hiệu quả kinh tế, đời sống vật chất. tinh thần cho hộ nơng dân.
Vốn tín dụng có vai trị quan trọng với hộ nông dân, đặc biệt là hộ nghèo. ở
các nước đang phát triển, muốn phát triển kinh tế xã hội nông thôn trước hết phải
bắt đầu từ những người nghèo, phải có chính sách giảm nghèo đói. Tín dụng góp
phần nâng cao đời sống của người dân, thực hiện các chính sách xã hội khác của

nhà nước. Thơng qua các ưu đãi về vốn, lãi suất điều kiện và thời hạn vay đối với
người nghèo và các đối tượng chính sách, tín dụng đã đóng vai trị quan trọng trong
thực hiện các chính sách việc làm, dân số giáo dục, các chương trình xố đói giảm
nghèo đảm bảo cơng bằng xã hội.
2.1.6. Hệ thống tín dụng đang tồn tại ở Việt Nam
Hệ thống tín dụng : Là một tổng thể các tổ chức kinh doanh có mối liên hệ
với nhau trong lĩnh vực tín dụng với các hoạt động thường xuyên là nhận tiền gữi và
sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh tốn.
Cung ứng vốn tín dụng như thế nào cho phát triển nông nghiệp, nông thôn là
vấn đề quan tâm của hầu hết Chính phủ các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước
kém và đang phát triển. Kinh nghiệm của nhiều nước đang phát triển như Việt Nam
cho thấy Chính phủ ln giữ vai trị chủ đạo trong việc điều tiết thị trường tài chính
tín dụng nói chung trong đố có thị trường tài chính tín dụng nông thôn như đã từng
thấy trong các nước công nghiệp, ngay cả khi sự có mặt và tổ chức thiết chế của nó
là ít hơn rất nhiều hiện nay. Chính phủ đã cho thành lập các tổ chức tài chính tín
dụng ở nơng thơn và thơng qua các chính sách tài chính như chính sách lãi suất,


15
chính sách trợ giá, chính sách điều tiết lượng vốn cho vay của các Ngân hàng
thương mại đối với nông nghiệp, nơng thơn, chính sách hỗ trợ lỹ thuật, hỗ trợ vốn
cho nông nghiệp, nông thôn nhằm tăng cường cung ứng nguồn tài chính cho phát
triển nơng nghiệp nơng thơn.
Do tính chất phức tạp của sản xuất nơng nghiệp và kinh tế nơng thơn nên
hoạt động tài chính tín dụng nông nghiệp, nông thôn phát triển đa dạng và phong
phú. Điều này thể hiện ở hệ thống các tổ chức cung cấp tài chính cho nơng nghiệp
nơng thơn, các hình thức tín dụng , các phương pháp cho vay và trả nợ…Nếu xét
trên phương diện pháp lý, thi nguồn cung cấp tín dụng cho khu vực nơng thơn bao
gồm ba bộ phận:
Khu vực tín dụng chính thức bao gồm: Ngân hàng Thương mại. Ngân hàng

nông nghiệp và phát triển nông thơn, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng
nhân dân, Ngân hàng cổ phần nơng nghiệp…
Khu vực tín dụng bán chính thức bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các tổ
chức quần chúng, các hội đoàn thể như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến
binh, Hội người làm vườn, các chương trình của chính phủ, các tổ chức phi phi
Chính phủ…
Khu vực tín dụng chính thức gồm các quan hệ tín dụng họ hàng, bạn bè,
người cho vay nặng lãi, Hội tương trợ…
Trong đó khu vực tín dụng chính thức ngày càng phát triển được đa dạng
hóa, đa thành phần, đa sở hữu, được mở rộng về quy mơ và chiếm vị trí chủ yếu
trong việc cung cấp vốn tín dụng cho nơng nghiệp, nơng thơn và hộ nơng dân. Tuy
nhiên, tín dụng bán chính thức và phi chính thức trong nơng thơn cũng vẫn tồn tại
khá phổ biến như một tất yếu khách quan và đã đáp ứng một phần quan trọng nhu
cầu vốn cho sản xuất và tiêu dùng của hộ nông dân, mặc dù lượng vốn ở hai khu
vực này chỉ là những món vay nhỏ.
2.1.7. Các tồn tại đối với việc phát triển các dịch vụ tín dụng nơng thơn
ở Việt Nam
Ở Việt Nam chính phủ vừa là người điều tiết khu vực tài chính (thơng qua
Ngân hàng Trung ương) vừa tham gia tích cực vào lĩnh vực này (thơng qua các


16
Ngân hàng Thương mại Nhà nước mà hiện đóng vai trị chi phối trong khu vực tài
chính). Việc khơng tách bạch các vai trò này một cách rõ ràng đã tạo ra mơi
trường chính sách nhiều khi chưa phù hợp với sự phát triển bền vững của các
trung tâm tài chính.
- Việc tiếp tục cung vấp tín dụng bao cấp thông qua Ngân hàng CSXH đã
làm ảnh hưởng tới các chương trình tiết kiệm và tín dụng của các tổ chức NGO
quốc tế. Mức lãi suất quá thấp để Ngân hàng CSXH có thể bền vững về tài chính và
vì vậy Ngân hàng này chưa có sự linh hoạt để trang trải các chi phí và tạo ra lợi

nhuận. Mặt khác, các chi phí cung cấp tín dụng nhỏ rất cao và chính sách lãi suất
thấp khơng giúp các Ngân hàng bù đắp lại các khoản chi phí này.
- Nhiều nghiên cứu và đánh giá cho thấy khu vực nông thơn Việt Nam có
tiềm năng rất lớn về tiết kiệm, tuy nhiên các định chế tài chính chính thức và bán
chính thức đều chưa quan tâm đến các khoản tiết kiệm nhỏ. Mặc dù có một mạng
lưới rộng lớn Ngân hàng NNPTNT chưa có chiến lược huy động các khoản tiết
kiệm nhỏ. Tiết kiệm chưa được kết hợp với tín dụng. Đối với Ngân hàng CSXH lãi
suất cho vay ưu đãi thấp hơn lãi suất huy động và do đó Ngân hàng không thể huy
động tiết kiệm của dân chúng.
- Cả Ngân hàng CSXH và NHN0&PTNT phần lớn chỉ cho vay để đầu tư sản
xuất và do vậy vay tiêu dùng trong nhiều trường hợp phải dựa vào khu vực tư nhân.
Đây chính là lí do tại sao nhiều hộ nghèo chấp nhận vay nặng lãi, đặc biệt họ
thường vay để chi tiêu trong thời gian giáp hạt và phải chịu lãi suất cao hoặc bán lúa
non. Hơn nữa việc hạn chế mục đích sử dụng khoản vay cho hoạt động kinh tế theo
quy định đòi hỏi cơ chế giám sát - làm tăng thêm chi phí hoạt động của Ngân hàng.
- Mặc dù có nỗ lực rất lớn trong việc cung cấp tín dụng cho hộ nơng dân
nhưng khu vực tài chính chính thức khơng thể đáp ứng hết nhu cầu về vốn của họ,
tạo một thị trường rộng cho khu vực tài chính phi chính thức ở nơng thơn. Nhóm
cho vay tư nhân dường như vẫn chiếm lĩnh thị trường ở nông thôn với lãi suất cho
vay lớn hơn nhiều so với lãi suất của các tổ chức chính thức.
- Sự cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính nơng thơn chưa
được khyến khích, do đó chưa tạo ra sân chơi bình đẳng để nâng cao chất lượng các


17
dịch vụ được cung ứng. Thực tế cho thấy các tổ chức tài chính nơng thơn mới (VD
như Ngân hàng TMCP) vẫn trong tình trạng thiếu vốn. Vốn sở hữu của họ rất nhỏ
so với NHN0&PTNT và vốn hoạt động của họ vẫn được hình thành bởi nguồn vay
từ ngân hàng NHN0&PTNT. Bên cạnh đó Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có
những quy định đối xử khác nhau với các tổ chức tài chính nơng thơn. Chính điều

này có thể nên sự thiếu bình đẳng và làm giảm sự cạnh tranh trong việc cung cấp
dịch vụ mở rộng tiếp cận đến nơng dân của các tổ chức tài chính chính thức.
2.2. Vật liệu nghiên cứu
- Phiếu điều tra nơng hộ
- Các báo cáo của NHCSXH, chi nhánh Ngân hàng Công Tiến thuộc xã
Công Thành.
- Báo cáo của Hội phụ nữ, Hội nông dân xã Viên Thành.
- Các báo cáo, số liệu thống kê của xóm Trưởng, Hội trưởng tổ vay vốn của Làng.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Tiêu chí chọn điểm nghiên cứu
- Chọn điểm nghiên cứu:
Xóm 6 được chọn điểm nghiên cứu vì có những đặc trưng khác với các nơi
khác, trước đây tập trung hầu hết những hộ rất khó khăn. Nhưng sau những năm đổi
mới, nhờ có các chính sách hỗ trợ từ trên xuống, đặc biệt là chính sách tín dụng cho
người dân vay vốn đã làm thay đổi bộ mặt của thơn xóm. Và ở đây cũng là nơi đã
và đang có nhu cầu vay vốn tương đối lớn.
- Chọn mẫu điều tra:
Mẫu điều tra được bốc thăm ngẫu nhiên với 30 hộ đã và đang vay vốn ở xóm
6. Trong đó có chủ định số hộ nghèo, hộ trung bình, hộ khá theo số liệu thống kê
của xóm trưởng. vì ở mỗi hộ đó có nhu cầu và mục đích vốn tín dụng khác nhau.
2.3.2. Nguồn số liệu
- Số liệu thứ cấp:
Thu thập những số liệu đã cơng bố có liên quan đến cơ sở lý luận và thực
tiễn của đề tài. Nguồn tài liệu này chủ yếu đựơc thu thập từ sách, báo, tạp chí, báo
cáo của các ban ngành và tổ chức tín dụng trên địa bàn có liêm quan đến đề tài.


18
- Số liệu sơ cấp:
Chúng tôi tiến hành thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc điều tra hộ nông

dân bằng bảng hỏi.
2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu
- Phỏng vấn chủ chốt:
Phỏng vấn chủ chốt những người nắm số liệu cụ thể mà đề tài cần quan tâm
như: Hội trưởng hội nông dân, Hội trưởng hội phụ nữ xã, xóm trưởng xóm 6, Tổ
trưởng tổ vay vốn của xóm, nhân viên Ngân hàng chịu trách nhiệm phụ trách việc
vay vốn của xã, xóm.
- Thảo luận nhóm hộ vay vốn:
Qua thảo luận nhóm gồm 4 - 6 người đã và đang vay vốn trong xóm để thu
thập thơng tin tổng quát hơn.
- Điều tra hộ:
Phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân bằng bảng hỏi.
- Quan sát:
2.3.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Phương pháp định tính:
- Phương pháp định lượng:
Sử dụng máy tính cầm tay và phần mềm Excel để tính tốn các số liệu đã
thu thập.


19
Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội
Viên Thành là xã nằm về phía nam huyện Yên Thành, cách trung tâm huyện
13 km. Phía đơng giáp xã Vĩnh Thành, phía nam giáp huyện Diễn Châu, phía tây
giáp xã Bảo Thành và phía bắc giáp xã Long Thành. Là xã có đường giao thơng
thuận lợi, có quốc lộ 7 đi qua, mạng lưới giao thơng liên xóm đã được nhựa hố,

giao thơng thuỷ lợi kiên cố. Đây có thể coi là điều kiện để xã giao lưu và phát triển
kinh tế.
Cơ cấu kinh tế của xã trong 2 năm gần đây được thể hiện qua bảng
Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế xã viên Thành (Đơn vị %)
Ngành

2007

2008

10.3

13.7

Nông lâm - ngư nghiệp

56.2

49.7

Dịch vụ thương mại

33.5

36.5

Công nghiệp - xây dựng cơ bản

(Nguồn: Ban thống kê xã Viên Thành - 2008)
Qua bảng 3.1 cho ta thấy: cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn là chủ đạo, các

ngành công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ thương mại năm 2008 so với năm
2007 tăng lên và giảm tỉ trọng ngành nông lâm - ngư nghiệp.
Xóm 6 là một trong 11 xóm của xã, nằm đối diện với UBND xã. Ở đây chủ yếu hoạt
động trong ngành nghề nông nghiệp.
Ngành trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính. Trong đó cây lương thực chiếm
tới trên 80% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt và cây lúa là cây trồng chính. Với
hai vụ lúa đông xuân và 1vụ hè thu (vụ đông xuân đạt 350kg/ sào, vụ hè thu đạt
250kg/sào), về trồng màu cơ cấu trồng lạc và ngơ đơng (bình qn lạc 60 cân/sào và
ngô 120 cân/sào). Ngành chăn nuôi ở đây không được chú trọng mà chỉ phục vụ sản


20
xuất, tự cung tự cấp, tận dụng sản phẩm dư thừa. Hiện tại Làng có 92 con trâu bê
nghé, 250 con lợn và 327 con gia cầm. Các dịch vụ buôn bán cũng như các ngành
nghề khác chưa phát triển.
3.1.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu
Là địa bàn có đặc điểm thời tiết khí hậu mang tính đặc trưng của vùng. Mùa
hè gió tây nam khơ nóng hoạt động mạnh, mùa đơng có gió đơng bắc lạnh và kèm
theo mưa phùn, lụt bão hạn hán thường xuyên xảy ra.
+ Nhiệt độ:
Bình quân năm 23.60C, nhiệt độ cao nhất là 39.1oC, nhiệt độ thấp nhất 9.30C.
Tổng tích ơn trong năm là 8 5000C, số giờ nắng trung bình hàng năm là 1673 giờ.
+ Lượng mưa:
Bình quân năm 1590 mm, tháng 10 là tháng mưa nhiều nhất với lượng mưa
1320mm, lượng mưa bình quân tháng là 700 - 900 mm, tháng mưa ít nhất khoảng 20
- 30 mm.
+ Độ ẩm bình quân là 84 - 85%, tháng 2 và 3 có độ ẩm cao nhất khoảng 90 94%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 7 khoảng 70 - 75%.
3.1.3 Đặc điểm về đất đai
Qua bảng 3.2 ta thấy tổng diện tích đất của làng rất hạn hẹp, bình qn một
nhân khẩu có 500m2 đất ở và đất sản xuất. Trung bình một hộ có khoảng 200m2 đất ở

cịn lại là đất vườn.
lại là đất vườn dành cho sản xuất kinh doanh. Cụ thể đất nông nghiệp là 31,25 ha,
chiếm 7,5% đất nơng nghiệp tồn xã, đất thổ cư là 2,82 ha, chiếm 11,28% đất thổ cư
của toàn xã. Riêng đất dành cho lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng
khơng có.


21
Bảng 3.2 Tình hình sử dụng đất đai của làng Lịi
Chỉ tiêu

ĐVT

Tồn xã

Làng lịi

Đất tự nhiên

ha

874.31

32,07

Đất nơng nghiệp

ha

415


31,25

Đất lâm nghiệp

ha

177.7

0

Đất chuyên dùng

ha

154.6

0

Đất thổ cư

ha

25

2.82

Đất chưa sử dụng

ha


103.6

0

(Nguồn: Ban thống kê xã Viên Thành - 2008)
Với diện tích đất như vậy là một hạn chế đế người dân chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, nâng cao thu nhập. Vì vậy, để nhằm mục đích tăng thu nhập và giải quyết việc
làm thì người dân có một xu hướng cần vay nhiều vốn hơn để phát triển ngành nghề
phụ, đi xuất khẩu lao động ở nước ngồi và tìm kiếm việc làm ở thành phố.
3.1.4 . Tình hình dân số và lao động
Tình hình dân số và lao động của làng được thể hiện thơng qua bảng 3.3:
Bảng 3.3. Tình hình dân số và lao động
Chỉ tiêu

ĐVT

2008

Tỷ lệ

Tổng số hộ

Hộ

141

100%

Hộ nông nghiệp


Hộ

107

75.9%

Hộ dịch vụ buốn bán nhỏ

Hộ

24

17.02%

Hộ cán bộ công nhân viên chức

Hộ

10

7.09%

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Từ bảng 3.3: tổng dân số của làng là 622 người với 141 hộ. Trong đó hộ nơng
nghiệp là 107 hộ chiếm 75.9%, hộ công nhân viên chức 10 hộ chiếm 7.09% và hộ
dịch vụ buôn bán nhỏ là 24 hộ chiếm 17.02%.


22

Tồn làng có 353 người trong độ tuổi lao động chiếm 56.75%, số lao động đi
xuất khẩu là 72 người, sinh viên có 22 người, cán bộ hưu trí 7 người, thương bệnh
binh có 20 người, số người ốm đau bệnh tật 14 người.
3.1.5. Kết quả sản xuất của Làng
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND xã cũng như các
ban ngành địa phương, bộ mặt kinh tế - xã hội của Làng đã có những bước thay đổi,
đời sống của người dân không ngừng được nâng cao. Tuy sự thay đổi đó chưa thực
sự rõ rệt nhưng tốc độ phát triển kinh tế với nhịp độ ổn định. Kết quả sản xuất của
Làng được thể hiện qua bảng 3.4
Bảng 3.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của Làng
2007
Chỉ tiêu

2008

Số lượng

Cơ cấu

Số lượng

Cơ cấu

(Tr. đ)

(%)

(Tr. đ)

(%)


Tổng giá trị SXNN

1 230

100

1307.3

100

1.Trồng trọt

719.02

58.46

825.93

63.17

2.Chăn nuôi

379.11

30.82

316.32

31.85


3.Dịch vụ nông nghiệp

131.87

10.72

165.05

12.63

(Nguồn: Ban thống kê xã - 2008)
Qua biểu 3.4 ta thấy tổng GTSX của làng năm 2008 tăng 4.71% so với năm
2007, đạt 1307.3 triệu đồng. Trong GTSX nơng nghiệp thì GTSX ngành trồng trọt
chiếm tỷ lệ cao nhất 58.46% năm 2007 và 63.17% năm 2008, tiếp theo đó là giá trị
ngành chăn ni rồi đến ngành dịch vụ.
Xét một cách tồn diện, kết quả sản xuất kinh doanh của Làng đang có xu
hướng phát triển khá tốt. Để có được những kết quả trên đây khơng thể khơng kể đến
đóng góp to lớn của thị trường tín dụng nơng nghiệp nơng thôn hiện đang tồn tại trên
địa bàn huyện đã cung cấp vốn cho hộ nông dân phát triển sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, qua phân tích tình hình kinh tế của các ngành cho ta thấy vấn đề
trọng tâm hiện nay là nông dân thiếu vốn để phát triển sản xuất mở mang các ngành


23
nghề tạo cơng ăn để tăng thu nhập. Do đó mọi người dân đều mong muốn tăng
cường nguồn vốn tín dụng để không những phục vụ sản xuất kinh doanh mà cịn sử
dụng vào nhiều mục đích khác nữa.
3.2. Kết quả nghiên cứu
3.2.1. Khái qt dịch vụ tín dụng nơng thơn ở địa bàn nghiên cứu

Thị trường tín dụng của làng Lịi cũng mang đặc điểm của thị trường tín
dụng nơng thơn Việt Nam. Nó có cấu trúc lưỡng thể trong đó thị trường tài chính
chính thức và phi chính thức song song cùng tồn tại. Khu vực chính thức bao gồm
NHN0 & PTNT, NHCS XH, các quỹ đoàn thể (quỹ hội nông dân, hội phụ nữ, hội
cựu chiến binh...) và các dự án. Trong đó, NHN0 & PTNT là tổ chức dẫn đầu của
khu vực cho vay chính thức. Khu vực cho vay phi chính thức được cấu thành bởi
các nguồn từ họ hàng, bạn bè, hàng xóm, phường hội.
- Nguồn vay từ NHN0 & PTNT
Việc vay vốn của các hộ dân từ NHN0 & PTNT chịu sự quản lý và nguồn vay
từ chi nhánh Ngân hàng Công Tiến (đóng ở xã Cơng Thành). Mỗi tuần có cán bộ
ngân hàng về làm việc với tổ chức vay vốn ở xã. Hội phụ nữ xã được phân công
trực tiếp phụ trách vay vốn của xóm 6. Hội trưởng hội phụ nữ xóm đứng ra thu tiền
lãi đối với những hộ vay trong tổ và được hưởng 3% (30 ngàn đồng/ 1 triệu). Nhân
viên ngân hàng thu tiền lãi đối với những hộ trực tiếp vay ở ngân hàng.

NHNN&PTNT

Hội phụ nữ xã

Tổ tiết kiệm và vay vốn
Sơ đồ 3.1: Mơ hình quản lý cho vay thông qua
HLH PN của NHN0 &PTNT


24
- Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Yên Thành
Ngân hàng Chính sách xã hội là kênh chuyển các nguồn vốn ngân sách thành
tín dụng ưu đãi và tiếp quản tài sản từ nguồn vốn của ngân hàng người nghèo. NH
hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận và khả năng thanh toán được Nhà nước đảm
bảo. Điểm giao dịch của NHCSXH huyện với người dân do các đoàn thể của

UBND xã quản lý. Riêng đối với xóm 6 do hội nông dân trực tiếp phụ trách. Hàng
tháng ban thường vụ làm việc vào ngày 22 để thu tiền lãi. Đối tượng của NHCSXH
cho vay là hộ nghèo, học sinh, sinh viên và các hộ khó khăn có nhu cầu đi xuất khẩu
lao động.

NHCS xã hội

Hội nông dân xã

Tổ tiết kiệm và vay vốn
Sơ đồ 3.2: Mơ hình quản lý cho vay thơng qua HND xã
của NHCSXH
- Ngồi 2 hình thức tín dụng chính trên thì ở đây cịn được tiếp cận với các
nguồn tín dụng bán chính thức và khơng chính thức. Nguồn tín dụng bán chính thức
do các hội đoàn thể ở UBND xã và Làng đứng ra chịu trách nhiệm huy động vốn và
cho vay.
3.2.2. Các tổ chức tín dụng chính thức
Qua khảo sát cho thấy các tổ chức tín dụng chính thức hiện đang hoạt động
trên địa bàn và cung cấp vốn cho người dân bao gồm: NHN0&PTNT, NHCSXH.
a). NH nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Thành
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn có trụ sở chính đạt tại Thị
Trấn huyện. Đây là Ngân hàng lớn nhất trên địa bàn nông thơn huyện, có chức năng
là một Ngân hàng Thương mại, chuyên doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông


25
thôn. Ngân hàng này sẽ chuyển tiền cho chi nhánh Ngân hàng Công Tiến và Ngân
hàng này sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp cho vay và thu tiền lãi khi người dân vay vốn.
Đội ngũ cán bộ, công nhân viên Ngân hàng Cơng Tiến hiện có 8 thành viên
phân bổ vào các phòng ban. Ngân hàng đã đáp ứng phần lớn nhu cầu vốn trong dân,

tạo điều kiện cho nông nghiệp nơng thơn phát triển.
b) Ngân hàng Chính sách xã hội
Ngân hàng Chính sách xã hội là Ngân hàng của Nhà nước sát nhập từ 2 tổ
chức: Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm và Ngân hàng phục vụ người nghèo. Nguồn
vốn chủ yếu từ Chính phủ và vay của NHN0&PTNT. NHCSXH cho hộ nghèo và
cận nghèo vay vốn với lãi suất thấp để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, góp phần
xố đói giảm nghèo và tạo việc làm cho hộ nơng dân.
3.2.3. Các tổ chức tín dụng bán chính thức
Các tổ chức hội, đồn thể bao gồm: Hội nơng dân, Hội phụ nữ, Hội cựu
chiến binh, đồn thanh niên xã…Các tổ chức này đóng vai trị là một tổ chức đứng
ra bảo lãnh, tín chấp vay vốn từ các TCTD chính thức cho hội viên phát triển kinh
tế. Một số tổ chức cịn có sự huy động vốn gốp của hội viên…dùng cho hội viên
vay với lãi suất rất thấp. Các tổ chức này rất phổ biến và không thể thiếu được trên
địa bàn nông thôn.
3.2.4. Các tổ chức tín dụng khơng chính thức
Trong nền kinh tế hiện nay, bên cạnh tín dụng chính thức và bán chính thức,
các tổ chức tín dụng khơng chính thức hoạt động khơng chịu sự chi phối nào của
pháp luật. tín dụng khơng chính thức bao gồm: tín dụng tư nhân, tín dụng phường
họ, tín dụng anh em, bạn bè, hàng xóm, đây là các hình thức tín dụng hiện đang tồn
tại trên ở làng Lòi. Mức cho vay và lãi suất ở các hình thức này khác nhau. Có thể
lãi suất bằng 0, nhưng cũng có thể lãi suất cao hơn nhiều.


×