Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Đánh giá thực trạng các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện quỳnh lưu tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (696.58 KB, 52 trang )

1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NƠNG LÂM NGƢ
--------------------

CHU VĂN HỒNH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI
LỢN TẠI HUYỆN QUỲNH LƢU TỈNH NGHỆ AN

Người thực hiện: Chu Văn Hoành
Lớp:
46K3- KN & PTNT
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Thuý Vinh

VINH- 05.2009


2

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống có từ lâu đời ở Việt Nam. Trong
thời gian qua cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành trồng trọt. Đặc biệt là sự
tăng trưởng nhanh về sản xuất lương thực, nghề chăn nuôi lợn ở Việt Nam đã
phát triển khá tốt, số lượng tổng đàn và chất lượng đàn lợn đều tăng khá. Số
lượng lợn liên tục tăng qua các năm, từ 21,7 triệu con năm 2001 lên 27,4 triệu
con năm 2005, tăng trưởng bình quân 6,3%/năm [9].
Trong ngành chăn ni thì chăn ni lợn được coi là một ngành quan
trọng nhất đối với sự phát triển của ngành chăn nuôi Việt Nam. Con lợn giúp


người nơng dân, từ nguồn thức ăn sẵn có, tạo thu nhập bằng tiền để trang trải chi
phí trong gia đình. Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống sản xuất ra trên 70%
tổng sản lượng thịt mỗi năm. Vì vậy nó chiếm vị trí rất quan trọng trong ngành
chăn ni của Việt Nam.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của chăn nuôi lợn trong sự phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước nên ngay từ khi đổi mới Đảng và Nhà nước Việt Nam đã
đưa ra và từng bước hồn thiện những chủ trương, chính sách nhằm phát triển
ngành chăn ni nói chung và chăn ni lợn nói riêng trên phạm vi cả nước.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống xã hội ngày
được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng về thực phẩm nói chung và thịt lợn nói riêng
ngày càng cao. Hiện nay, trong nước với trên 83 triệu dân và dự kiến đến năm
2010 sẽ có khoảng 88,4 triệu dân, với kinh tế phát triển ở mức cao (7,5 –
8%/năm) thì nhu cầu tiêu dùng nông sản thực phẩm sẽ tăng nhanh, ở Việt Nam
nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng từ 7,8%/năm [1].
Chăn nuôi trang trại, tập trung tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn,
năng suất, hiệu quả, từng bước kiểm soát được chất lượng sản phẩm, kiểm soát
được tình hình dịch bệnh. Chăn ni trang trại, tập trung khai thác tiềm năng quỹ


3

đất, nhất là các vùng đất trũng, đất hoang hoá, khai thác tiềm năng vốn có của
mọi thành phần kinh tế đầu tư vào chăn nuôi, tạo việc làm tăng thêm thu nhập.
Tuy vậy ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn ni lợn ở các trang trại hiện
nay cịn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch tổng thể và lâu dài ở các địa
phương, nhu cầu và phương pháp tiếp cận vốn, trong đầu tư phát triển kinh tế
trang trại, trình độ sản xuất quản lý, tiêu thụ sản phẩm, kiểm sốt dịch bệnh, bảo
đảm vệ sinh mơi trường, … còn nhiều bất cập.
Quỳnh Lưu là một huyện ven biển của tỉnh Nghệ An được thiên nhiên ưu
đãi, là nơi có nhiều lợi thế đất đai rộng, có nhiều vùng trồng rau lớn như Quỳnh

Văn, Quỳnh Lương, … đó chính là động lực lớn để huyện Quỳnh Lưu đẩy mạnh
phát triển chăn nuôi gia súc ở các trang trại và xem đây như là bước đột phá để
phát triển kinh tế. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư xây dựng các trang trại quy mơ
lớn có thu nhập hàng chục triệu đồng/năm. Tỷ trọng ngành chăn nuôi của huyện
trong năm 2005 đạt khoảng 60% giá trị sản xuất nông nghiệp [3].
Bên cạnh những thành tựu trên thì ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi
lợn ở các trang trại của huyện Quỳnh Lưu đang gặp nhiều khó khăn như về; dịch
bệnh, vốn, tiêu thụ sản phẩm, con giống, … đặc biệt giá cả hiện nay xuống rất
thấp khiến cho các trang trại chăn ni lợn đứng trước tình cảnh khó khăn.
Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng các trang
trại chăn nuôi lợn là cần thiết, nhằm đề ra chiến lược phù hợp định hướng phát
triển chăn nuôi trong những năm tới, nên tôi chọn đề tài: “Đánh giá thực trạng
các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Quỳnh Lƣu - tỉnh Nghệ An”. Đề tài
này được thực hiện mong sẽ phần nào cung cấp thêm những thông tin, tham khảo
cho việc đề ra và thực hiện hiệu quả các chương trình khuyến nơng cũng như các
chương trình phát triển nơng nghiệp nơng thơn khác của huyện.


4

2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Khái quát tình hình kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu.

-

Đánh giá thực trạng các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Quỳnh Lưu - tỉnh
Nghệ An.


-

Bước đầu đề xuất giải pháp làm cơ sở định hướng phát triển chăn nuôi lợn ở
các trang trại tại huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An.


5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở lý luận về trang trại
1.1.1.1. Các khái niệm về trang trại
Ở Việt Nam từ sau khi kinh tế thị trường được khẳng định, kinh tế hộ gia
đình được khuyến khích phát triển, trong nơng thơn nước ta dần dần xuất hiện
một hình thức tổ chức sản xuất mới, đó là các trang trại nông lâm nghiệp.
Về khái niệm trang trại, cho đến nay trong thực tiễn đang tồn tại một số
khái niệm khác nhau của trang trại. Khái niệm trang trại phổ biến được nhiều
người sử dụng hiện nay cho rằng:
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nơng nghiệp và nơng
thơn có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu thuộc quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên các quy
mô đủ lớn với các hình thức quản lý tiến bộ, trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự
chủ và ln gắn với thị trường [8].
Trang trại là cơ sở, là doanh nghiệp kinh doanh nơng nghiệp của một hoặc
một nhóm nhà kinh doanh [7].
Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong
nông, lâm, ngư nghiệp - phổ biến được hình thành và phát triển trên nền tảng
kinh tế nông hộ và cơ bản mang bản chất kinh tế hộ. Quá trình hình thành và phát
triển kinh tế trang trại gắn với sự tích tụ, tập trung các yếu tố sản xuất kinh doanh

(đất đai, lao động, tư liệu sản xuất – vốn, khoa học kỹ thuật và công nghệ) để
nâng cao năng lực sản xuất và sản xuất nhiều sản phẩm hàng hoá với năng suất,
chất lượng và hiệu quả cao nhất. Kinh tế trang trại là loại hình kinh tế phát triển
bậc cao của kinh tế nông hộ.


6

Kinh tế trang trại có các đặc trưng cơ bản sau:
- Là một trong những hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp dựa
trên nền tảng kinh tế hộ.
- Có nền tảng kinh tế hộ và mang bản chất kinh tế hộ, được thể hiện trên ba khía
cạnh: (1) người quản lý chính là chủ hộ hoặc là một thành viên có đủ năng lực và
được sự tín nhiệm của chủ hộ; (2) trang trại có thể sử dụng lao động làm thuê
nhưng lao động của gia đình vẫn là yếu tố trụ cột; (3) có thể tích tụ, tập trung
thêm các yếu tố sản xuất để nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất.
- Con đường hình thành và phát triển cơ bản của trang trại là tái sản xuất mở rộng
không phải chủ yếu bằng phát triển chiều rộng mà chủ yếu phát triển chiều sâu
thâm dụng kỹ thuật bởi yếu tố vốn, khoa học – kỹ thuật – công nghệ, bởi năng
lực quản lý sản xuất kinh doanh được tăng cường.
- Sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường và chấp nhận cạnh tranh để phát triển.
1.1.1.2. Những đặc trưng chủ yếu về kinh tế trang trại
-Những đặc trưng cơ bản của trang trại: theo kết quả hội nghị nghiên
cứu kinh tế trang trại Việt Nam của Ban Kinh tế Trung ương.
+ Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế trong nơng, lâm, ngư nghiệp phổ
biến được hình thành trên cơ sở kinh tế hộ nhưng mang tính sản xuất hàng hóa rõ
rệt.
+ Các trang trại có sự tập trung tích tụ cao hơn rõ rệt so với mức bình quân của
các hộ kinh tế gia đình trong xã hội, ở từng vùng về các điều kiện sản xuất (đất
đai, vốn, lao động); đạt khối lượng và tỉ lệ sản phẩm hàng hóa lớn hơn và thu

được lợi nhuận nhiều hơn.
+ Nhìn chung chủ trang trại là những người có ý chí làm giàu, có điều kiện làm
giàu và biết làm giàu, có vốn, trình độ kỹ thuật và khả năng quản lý, có hiểu biết
nhất định về thị trường, bản thân và gia đình thường trực tiếp tham gia lao động
quản lý, sản xuất của trang trại đồng thời có thuê mướn thêm lao động để sản
xuất, kinh doanh.


7

+ Kinh tế trang trại mang tính chất sản xuất hàng hóa, gắn liền với thị trường,
chính vì vậy có nhu cầu cao hơn hẳn kinh tế hộ mang nặng tính tự cấp, tự túc về
tiếp thị, về sự tác động của khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, về
sự phát triển của công nghiệp, trực tiếp là công nghiệp bảo quản, chế biến nông
lâm thủy sản, chế tạo công cụ nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản
phẩm và đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng về quy cách, chất lượng sản phẩm
để bảo đảm tiêu thụ hàng hóa, cạnh tranh trên thị trường. Quy mơ sử dụng (cũng
là mức độ tích tụ) các điều kiện sản xuất (đất đai, vốn, lao động) là những yếu tố
cơ bản nhất, quyết định tính chất hàng hóa của trang trại. Theo thơng tư liên tịch
số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2000 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tổng cục thống kê xác định đặc trưng
chủ yếu của kinh tế trang trại là:
+ Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nơng, lâm, thuỷ sản hàng hố với
quy mơ lớn.
+ Mức độ tập trung hố và chun mơn hoá các điều kiện và yếu tố sản xuất cao
hơn hẳn (vượt trội) so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất như:
đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông lâm thuỷ sản hàng hố.
+ Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp
dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản
xuất; sử dụng lao động gia đình và th lao động bên ngồi sản xuất hiệu quả

cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ.
1.1.1.3. Các tiêu chí xác định và nhận dạng kinh tế trang trại
- Tiêu chí xác định kinh tế trang trại:
Theo thơng tư liên tịch hướng dẫn tiêu chí để xác định kinh tế trang trại số
69/2000/TTLT/BNN-TCTK ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2000 một hộ sản
xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản được xác định là trang trại phải đạt cả hai tiêu
chí sau:


8

* Giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình qn/năm: đối với các tỉnh phía Bắc
và Dun hải miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên. Đối với các tỉnh phía Nam và
Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
* Quy mô sản xuất phải tương đối lớn và vượt trội so với kinh tế nông hộ tương
ứng với từng ngành sản xuất và vùng kinh tế.
a. Đối với trang trại trồng trọt
(1) Trang trại trồng cây hàng năm: từ 2 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và
Duyên hải miền Trung. Từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây
Nguyên.
(2) Trang trại trồng cây lâu năm: từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và
Duyên hải miền Trung. Từ 5 ha trở lên đối với ở các tỉnh phía Nam và Tây
Nguyên. Trang trại trồng hồ tiêu 0,5 ha trở lên.
(3) Trang trại lâm nghiệp: từ 10 ha trở lên đối với các vùng trong cả nước.
b. Đối với trang trại chăn nuôi
(1) Chăn nuôi đại gia súc (trâu, bị…): chăn ni sinh sản, lấy sữa có thường
xun từ 10 con trở lên. Chăn ni lấy thịt có thường xuyên từ 50 con trở lên.
(2) Chăn nuôi gia súc (lợn, dê…): chăn ni sinh sản có thường xun đối với
hơn 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên. Chăn ni lợn thịt có
thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa); dê thịt từ 200 con trở lên.

(3) Chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng, v.v... có thường xuyên từ 2.000 con
trở lên (khơng tính số đầu con dưới 7 ngày tuổi).
c. Trang trại ni trồng thuỷ sản
- Diện tích mặt nước để ni trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên (riêng đối với nuôi
tôm thịt theo kiểu công nghiệp từ 1 ha trở lên).
d. Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có tính chất
đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, ni ong, giống thủy sản và thuỷ
đặc sản, thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hố (tiêu chí 1).
- Loại hình trang trại:
* Theo tiêu thức về cách áp dụng mơ hình sản xuất:


9

+ Trang trại trồng trọt: là các trang trại trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm,
hoặc trồng cây lâm nghiệp.
+ Trang trại chăn nuôi: là trang trại hoạt động chăn ni đại gia súc: trâu, bị,
v.v...; chăn ni gia súc: lợn, dê,v.v...; chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng,
v.v...
+ Trang trại nuôi trồng thuỷ sản.
+ Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp: là trang trại có từ 2 hoạt động sản
xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản khác nhau trở lên và mỗi hoạt động
đều đạt về quy mơ hoặc mức giá trị hàng hố và dịch vụ như quy định cho trang
trại.
* Theo tiêu thức về tính chất và quy mơ sở hữu gồm có: trang trại gia đình, trang
trại tiểu chủ, trang trại tư nhân. Các trang trại trên còn khác nhau về tính chất và
quy mơ sử dụng lao động. Trang trại gia đình chủ yếu sử dụng lao động gia đình,
trang trại tiểu chủ chủ yếu sử dụng lao động thuê mướn, song số lao động thuê
mướn thấp hơn mức quy định của pháp luật để xác định doanh nghiệp tư nhân.
Trang trại tư nhân thì hồn tồn sử dụng lao động thuê mướn với số lao động

thuê mướn bằng hay lớn hơn mức quy định của pháp luật để xác định doanh
nghiệp tư nhân. Cả ba loại hình trang trại trên cần được khuyến khích phát triển,
tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay cần ưu tiên phát triển kinh tế trang trại gia
đình vì loại hình trang trại này gần gũi với kinh tế nông hộ và phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất nơng nghiệp hiện đại.
1.1.1.4. Vai trò của phát triển kinh tế trang trại ở Viêt Nam
Kinh tế trang trại với lợi thế về quy mô đất và vốn lớn, sản xuất tập trung
chun mơn hố sẽ đi đầu trong việc cơ giới hoá sản xuất, nâng cao năng suất lao
động, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm nông sản đầu ra là đầu vào cho công
nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp. Cơ giới hóa sẽ giải phóng nguồn lực cho
chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ.


10

Trang trại cũng sẽ đi đầu trong việc thâm canh tăng năng suất, ứng dụng
công nghệ mới, sử dụng giống mới, sử dụng nhiều phân bón thuốc hố học một
cách hợp lý, yêu cầu nhiều hơn đối với dịch vụ và đầu vào. Từ đó trang trại sẽ tạo
cầu đối với cơng nghiệp hố học, cơng nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp
và các ngành dịch vụ cho nông nghiệp để các ngành này phát triển.
Kinh tế trang trại góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người
lao động. Trang trại còn là nơi để hộ nông dân học hỏi cách thức tổ chức quản lý
sản xuất, kinh doanh. Chủ trang trại với lợi ích thiết thực lâu dài sẽ có ý thức và
quan tâm đến việc khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.
Như vậy phát triển kinh tế trang trại góp phần bảo vệ mơi trường, thúc đẩy
q trình chuyển dịch lao động, cơ giới hóa nơng nghiệp, kích thích các ngành
công nghiệp chế biến, công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp và các
ngành dịch vụ nông nghiệp phát triển, do đó thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa
hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn Việt Nam.
1.1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế

1.1.2.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của quá
trình sản xuất. Nó được xác định bằng việc so sánh kết quả sản xuất với chi phí
bỏ ra (Nguyễn Hữu Ngoan, 2005), khi bàn về hệ thống kinh tế có 3 quan điểm
sau:
+ Quan điểm 1: Hiệu quả kinh tế = Kết quả sản xuất/chi phí bỏ ra
Cơng thức: H= Q/C
Quan điểm này là có ưu điểm phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực,
xem một đơn vị nguồn lực đem lại bao nhiêu kết quả hay để có một đơn vị kết
quả cần tiêu tốn bao nhiêu nguồn lực. Tuy nhiên quan điểm này không thấy được
quy mô của hiệu quả kinh tế.
+ Quan điểm 2: Hiệu quả kinh tế = Kết quả sản xuất – chi phí bỏ ra
Công thức: H =Q-C


11

Đây là hiệu quả kinh tế trên quan điểm thị trường. Phương pháp này cho
ta thấy được quy mô của hiệu quả kinh tế nhưng không phản ánh được mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế.
+ Quan điểm 3: Hiệu quả kinh tế = phần tăng thêm kết quả thu được/phần
tăng thêm chi phí bỏ ra
Hay: Hiệu quả kinh tế = phần tăng thêm kết quả thu được - phần tăng
thêm chi phí bỏ ra.
Trên quan điểm kinh tế học vi mô, các doanh nghiệp tham gia thị trường
đều đặt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Trong ngắn hạn, nguyên tắc chung lựa
chọn sản lượng tối ưu để đạt mục tiêu tối đa hố lợi nhuận là MR=MC (trong đó:
MR là doanh thu biên, MC là chi phí biên).
1.1.2.2. Phân loại hiệu quả về kinh tế
* Căn cứ vào yếu tố cấu thành, hiệu quả kinh tế phân thành:

- Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu
vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kỹ thuật
hay công nghệ áp dụng vào sản xuất.
- Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu
vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm được trên một đồng chi phí
thêm về đầu vào hay nguồn lực. Như vậy hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật
có tính đến giá cả đầu vào và đầu ra.
- Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà ở đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật
và hiệu quả phân bổ.
Mối quan hệ giữa chúng thể hiện: HQKT = Hiệu quả kỹ thuật* Hiệu quả phân
bổ.
* Căn cứ vào mức độ khái quát, hiệu quả kinh tế chia ra:
- Hiêụ quả kinh tế: là so sánh giữa kết quả với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
đó.


12

- Hiệu quả xã hội: là kết quả các hoạt động kinh tế xét trên khía cạnh cơng ích,
phục vụ lợi ích chung cho tồn xã hội như tạo việc làm, xố đói giảm nghèo,
giảm tệ nạn xã hội,..
- Hiệu quả môi trường: thể hiện ở việc bảo vệ môi trường như giảm ơ nhiễm đất,
nước, khơng khí, tăng độ che phủ đất...
* Căn cứ vào phạm vi hiệu quả kinh tế chia ra:
- Hiệu quả kinh tế quốc dân: xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chỉ
tiêu này giúp đánh giá được một các toàn diện tình hình kinh tế mỗi nước. Hiệu
quả kinh tế ngành: chỉ tiêu này tính riêng cho từng ngành như trồng trọt, chăn
ni, ...
- Hiệu quả kinh tế vùng: Tính cho từng vùng kinh tế hay hay vùng lãnh thổ.
1.1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

Công thức tổng quát: HQKT =Q/C
Q: là kết quả sản xuất.
C: là chi phí bỏ ra.
Từ đó có thể có các chỉ tiêu tổng quát của hiệu quả kinh tế:
+ Chỉ tiêu tương đối
-

HQKT =Q/C  Max

-

HQKT =(Q - C)/C  Max

-

HQKT =Q/C  Min

+ Chỉ tiêu tuyệt đối: HQKT =(Q - C)
- Giá trị sản xuất GO (Gros output): là giá trị tính bằng tiền của các loại
sản phẩm và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (một vụ, một chu kỳ
sản xuất hoặc một năm trên một đơn vị diện tích).
Cơng thức: GO =tổng QiPi
- Chi phí trung gian IC (intermediate cost): Là tồn bộ chi phí thường
xuyên bằng tiền mà chủ bỏ ra để mua và thuê các yếu tố đầu vào và chi phí dịch
vụ trong thời kỳ sản xuất ra tổng sản phẩm đó.


13

- Giá trị gia tăng VA (value added): là giá trị vật chất và dịch vụ tăng

thêm trong một chu kỳ sản xuất.
Công thức:

VA = GO - IC

- Thu nhập hỗn hợp MI (mix income): là phần công lao động của nhóm hộ
và lợi nhuận trong một chu kỳ sản xuất.
Công thức:

MI = VA - (A + T + lao động thuê)

A: là khấu hao tài sản cố định.
T: là thuế nông nghiệp
- Lợi nhuận Pr (Profist): Ll phần lãi rịng trong thu nhập hỗn hợp.
Cơng thức:

Pr = MI - LPi
L: số công lao động đã sử dụng cho một đơn vị sản xuất.
Pi: giá một ngày công lao động ở địa phương.

- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian: là tỷ số giữa giá trị xản
xuất GO và chi phí trung gian (IC). Nó phản ánh giá trị sản xuất được từ một đơn
vị chi phí trung gian
- Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian: là tỷ số giữa giá trị gia
tăng (VA) và chi phí trung gian (IC). Nó phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí biên
trung gian. Khi sản xuất để cạnh tranh trên thị trường thì chỉ tiêu này quyết định
sự thành bại của một sản phẩm.
- Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí: chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả
của việc đầu tư để đảm bảo cuộc sống và tích trữ của hộ.
1.2. Cơ sỡ thực tiễn

1.2.1. Tình hình chăn ni lợn trên thế giới
Nghề chăn nuôi lợn ra đời rất sớm. Cách đây một vạn năm, chăn nuôi lợn
đã xuất hiện và phát triển ở châu Âu và châu Á. Sau đó, khoảng thế kỷ XVI, bắt
đầu phát triển ở châu Mỹ và thế kỷ XVIII phát triển ở châu Úc. Đến nay nuôi lợn
đã trở thành một nghề truyền thống của nhiều quốc gia. Ở nhiều nước, chăn ni
lợn có cơng nghệ cao và có tổng đàn lợn lớn như: Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, …


14

nói chung ở các nước đó đều có chăn ni lợn phát triển lợn theo hình thức cơng
nghiệp và đạt trình độ chun mơn hố cao.
Tuy vậy, đàn lợn trên thế giới phân bố không đồng đều ở các châu lục. Có
tới 70% số đầu lợn được ni ở châu Á và châu Âu, khoảng 30% ở châu lục
khác. Trong đó tỷ lệ đàn lợn được ni nhiều ở các nước có chăn ni lợn tiên
tiến. Nơi nào có nhu cầu thịt lợn cao, nơi đó ni nhiều lợn. Tính đến nay ở các
nước châu Âu có khoảng 52%, châu Á 30,4%, châu Úc 5,8%, châu Phi 3,2%,
châu Mỹ 8,6% [6].
Ở châu Á người nông dân nuôi lợn để nâng cao thu nhập cho nơng hộ và
cũng góp phần giải quyết nhiều vấn đề trong gia đình họ.
Bảng 1.1. Số đầu lợn ở các nước châu Á, 1990 – 2000
Đơn vị tính: 1000 con
Năm
Các nước

Thay đổi hàng

1990

1995


2000

năm (%)

857,611

900,232

911,597

0,63

Bờ- ru- nây

10

4

1,933

-4,66

Căm-pu-chia

1,515

2,038

9,352


2,77

In- đơ- nê- xi- a

7,135

7,720

9,352

3,11

Lào

1,372

1,723

1,326

-0,34

Ma-lay-xi-a

2,678

3,150

1,828


-3,17

Miến Điện

2,278

2,944

3,914

7,18

Phi-líp-pin

7,989

8,941

10,710

3,41

Sin-ga-po

300

190

-3,67


-13,8

Thái Lan

4,761

5,369

8,100

7,01

Việt Nam

12,260

16,306

20,193

6,47

Châu Á

40,298

48,385

57,551


1,81

Thế giới

Nguồn: FAO on-line database />

15

Nhìn chung, sản phẩm của ngành chăn ni lợn được sử dụng rộng rãi
khắp nơi trên thế giới. Giá trị dinh dưỡng cao của thịt lợn là nguồn thực phẩm tốt
cho con người, không những thế nghề chăn nuôi lợn đã đem lại lợi nhuận không
nhỏ cho nền kinh tế của các nước này.
1.2.2. Tình hình chăn ni lợn ở Việt Nam
1.2.2.1. Sự tăng trưởng đầu con
Trong 5 năm qua từ năm 2001-2005, đàn lợn trong cả nước có tốc độ tăng
trưởng nhanh. Tổng đàn lợn từ 21,8 triệu con năm 2001 tăng lên 27,43 triệu con
năm 2005 tăng bình quân đạt 6,3%/năm. Năm 2005 ĐBSH có 7,42 triệu con tăng
trưởng bình quân 10% năm; tương ứng các vùng: TB 1,25 triệu con, giảm
0,8%/năm; ĐB 4,57 triệu con, tăng 5,1%/năm, BTB 3,88 triệu con, tăng
3,9%/năm, NTB 2,24 triệu con, tăng 3,9%/năm; TN 1,59 triệu con, tăng
14,9%/năm; ĐNB 2,62 triệu con, tăng 9,1%/năm; ĐBSCL 3,83 triệu con, tăng
7,1%/năm [1].
Đàn lợn nái năm 2005 đạt 3,88 triệu con, chiếm 14,2% tổng đàn. Trong
tổng đàn nái có khoảng 372 ngàn con nái ngoại, chiếm 9,6%; nái lai khoảng
2.990 ngàn con và nái nội khoảng 520 ngàn con. Các tỉnh có tỷ lệ lợn nái cao là
thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bến Tre, … [1].
Năm 2006 tổng đàn lợn cả nước đạt đến 30,4 triệu con, tăng 6,25% so với
năm 2005, trong đó lợn nái là 3,9 triệu con (chiếm 12,83% tổng đàn), sản lượng
thịt lợn hơi chiếm 70 - 80% tổng sản lượng thịt các loại [2]. Theo tạp chí nơng

thơn mới về một số thành tựu cơ bản năm 2007 thì cả nước có 32,2 triệu con lợn,
tăng 5,59% so với năm 2006. Với kết quả này Việt Nam được xếp là nước đứng
thứ 5 trên thế giới (sau Trung Quốc, Mỹ, Brazil, Đức) và đứng thứ 3 ở Châu á
Thái Bình Dương về tổng đàn lợn.
Tiêu dùng thịt lợn trung bình tính trên đầu người năm 2007 là 18,3 kg,
giảm 0,4 kg, tương đương 0,3% so với năm 2006 (ở Trung Quốc 45,1 kg năm


16

2007). Lượng tiêu dùng thịt lợn mỗi năm (tính từ năm 1998) luôn lớn hơn 73%
trong tổng số lượng thịt được tiêu dùng [19].
Theo con số thống kê gần đây có 63% đàn lợn trong cả nước được ni
theo phương thức truyền thống ở các hộ gia đình, đặc biệt là ở các khu vực Trung
du, miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và một số tỉnh thành. Những khu vực này
cung cấp thịt lợn chủ yếu cho thị trường tiêu dùng trong nước và một phần dành
cho xuất khẩu (chủ yếu nuôi lợn lai F1 giữa lợn đực ngoại và lợn nái Móng Cái).
Măt khác, chăn ni theo phương pháp truyền thống có thể cung cấp thịt
cho người dân ở đó và một số vùng lân cận khác. Việc duy trì và khun khích
hình thức chăn ni này phù hợp với chăn nuôi gia súc đảm bảo cho sự ổn định
và bền vững trong nơng nghiệp. Khi mà những thói quen trong chăn nuôi, những
điều kiện kinh tế khác nhau như: giao thông hay biện pháp khoa học và khoa học
chưa thể thay đổi trong một thời gian ngắn, thì ni lợn theo phương pháp truyền
thống ở vùng này đóng một vai trò quan trọng đối với thị trường trong nước.
Những yếu tố làm hạn chế chăn nuôi gia súc, như là điều kiện khác nhau,
giao thơng, trình độ học vấn, kỹ thuật, quản lý và tổ chức ở các vùng này phải
được xem xét và cân nhắc khi muốn đưa ra những chính sách đầu tư. Phải có giải
pháp để hạn chế những tồn tại trên, giới thiệu và tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn
như khẩu phần ăn, sức khoẻ, con giống tới mỗi hộ gia đình. Thêm vào đó, tất cả
những chính sách về vốn, xây dựng các quỹ là cần thiết cho đầu tư phát triển như

là cải tạo hệ thống giao thông, bán sản phẩm, cần có thị trường giữa sản xuất thịt
với người tiêu dùng thịt, điều này có thể khuyến khích chăn ni lợn phát triển.


17

1.2.2.2. Số lượng và tốc độ tăng đàn theo các vùng
Bảng 1.2. Số lượng lợn và tốc độ tăng trưởng ở các vùng sinh thái
Đơn vị tính:1000 tấn
Năm
Vùng sinh thái
2001

2002

2003

2004

2005

Tăng
giai đoạn
2001-2005
(%)

ĐBSH

5.071,5


5.396,6 6.757,6 6.898,4 7.420,6

10,0

Tây Bắc

4.718,4

4.917,9 4.236,1 4.391,0 4.568,6

-0,8

Đông Bắc

1.026,8

1.050,9 1.098,9 1.176,2 1.252,7

5,1

Bắc Trung Bộ

3.351,9

3.569,9 3.803,3 3.852,3 3.913,1

3,9

2.028,7 2.137,7 2.220,5


2.242,9

3,9

1.329,8 1.488,7 1.590,4

14,9

DH Miền Trung 1.922,0
Tây Nguyên

913,0

951,0

Đông Nam Bộ

1.850,2

2.103,0 2.072,5 2.402,8 2.617,9

9,1

ĐBSCL

2.912,0

3.151,5 3.448,6 3.713,7 3.828,6

7,1


21.766

23.169

6,0

Cả nước

24.884

26.143

27.434

Nguồn: số liệu Tổng cục Thống kê
Qua bảng 1.2 ta thấy đàn lợn 8 vùng sinh thái, trừ vùng Tây Bắc giảm
0,8%, còn tất cả các vùng sinh thái còn lại đều tăng trên 3%. Trong thời gian qua
vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Nguyên là hai vùng có tốc độ phát triển
đàn lợn nhanh nhất với tỷ lệ tương ứng là 10,0% và 14,9%/năm.


18

1.2.2.3. Phân bố đàn lợn theo vùng
Bảng 1.3. Số lượng đàn lợn năm 2005 và phân bố theo vùng sinh thái

Vùng sinh thái

Năm 2005


Đơn vị tính:1000 tấn
Tỷ lệ so với cả nước
(%)

Miền Bắc

17.155

62,53

Đồng bằng sông Hồng

7.420,6

27,05

Tây Bắc

4.568,6

16,65

Đông Bắc

1.252,7

4,566

Bắc Trung Bộ


3.913,1

14,26

Miền Nam

10.279,8

37,47

Duyên hải miền Trung

2.242,9

8,175

Tây Nguyên

1.590,4

5,797

Đông Nam Bộ

2.617,9

9,542

Đồng bằng sông Cửu Long


3.828,6

13,96

27.434,8

100

Cả nước

Nguồn: số liệu Tổng cục Thống kê
Qua bảng 1.3 ta thấy năm 2005 tổng đàn lợn của cả nước là 27,43 triệu
con, phân bố của đàn lợn cho hai miền như sau: miền Bắc chiếm 62,53% và miền
Nam chiếm 37,47% tổng đàn lợn.
Lợn là loại ăn tạp nên dễ thích thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác
nhau do đó có sự chênh lệch lớn giữa 2 miền. Đồng bằng sơng Hồng và Tây Bắc
là các vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển chăn nuôi lợn nên trên
43% tổng đàn lợn của cả nước được nuôi ở hai vùng này. Tây Bắc là vùng núi
cao của miền Bắc có điều kiện phù hợp với sinh thái trâu, bị hơn ni lợn, mặt
khác vùng Tây Bắc có tỷ lệ giảm tuy nhiên đàn lợn ở vùng Tây Bắc chiếm
16,65% tổng đàn lợn và đứng thứ 2 trong 8 vùng sinh thái.


19

1.2.2.4. Sản phẩm chăn nuôi lợn
Bảng 1.4. Số lượng lợn nái và tốc độ tăng trưởng tại các vùng sinh thái
Năm
Vùng sinh thái

ĐBSH
Tây Bắc
Đông Bắc
Bắc Trung Bộ
DH Miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐBSCL
Cả nước

2001

2003

2004

807,4
599,3
157,9
408,7
268,4
102,9
226,7
375,7
2.947,0

1.107,5
536,9
170,5
494,1

325,9
150,9
273,7
467,5
3.527,2

1.138,8
553,4
189,6
497,9
326,6
164,8
315,4
487,7
3.674,2

Đơn vị tính: 1000 con
Tăng trưởng
giai đoạn
2001-2005
2005
(%)
1.186,0
10,1
587,4
-0,5
198,7
5,9
525,7
6,5

333,0
5,5
181,9
15,3
3.397,8
10,6
529,8
9,0
3.882,3
7,1

Nguồn: số liệu Tổng cục Thống kê
Số lượng lợn thịt/nái/năm bình quân cả nước chưa cao, năm 2005 bình
quân đạt 9,3 con/nái (nái ngoại đạt 17,6 con/nái; lợn lai nội ngoại 9,7 con/nái, lợn
nội 6,7 con/nái), thấp nhất là vùng Tây Bắc và Duyên hải miền Trung, tương ứng
là 4,4 con/nái và 7,6 con /nái [1].
Bảng 1.5. Khối lượng thịt lợn sản xuất của lợn nái ở các vùng sinh thái
Năm
Vùng sinh thái
ĐBSH
Tây Bắc
Đông Bắc
Bắc Trung Bộ
DH Miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐBSCL
Cả nước

2000


2003

2004

494
428
158
459
433
434
722
744
505

497,3
423,3
178,8
425,9
376,5
525,0
740,4
803,6
510,0

545,6
459,1
186,8
458,0
402,2

619,0
724,5
850,2
548,2

Đơn vị tính: kg/nái/năm
Tăng trưởng
giai đoạn
2000-2005
2005
(%)
606,5
10,4
498,2
8,5
206,1
7,4
502,1
8,6
442,7
8,4
627,4
9,3
737,9
-0,2
866,6
3,8
589,4
7,5


Nguồn: số liệu Tổng cục Thống kê


20

Khối lượng thịt sản xuất/nái/năm hiện nay còn thấp. Năm 2005, sản lượng
thịt sản xuất trung bình đạt 589kg/nái (nái ngoại đạt 1.423 kg/nái; lợn lai nội
ngoại 563kg/nái, lợn nội 248 kg/nái), trong khi đó các nước có trình độ chăn nuôi
lợn tiên tiến là 1800 - 1900 kg/nái/năm. Trong các vùng sinh thái, đạt cao nhất là
Đông Nam Bộ, Đồng bằng sơng Cửu Long tương ứng sản lượng bình quân là
737,9 kg/nái và 866,5 kg/nái, tiếp theo là vùng Đồng bằng sông Hồng, Tây
Nguyên tương ứng đạt 606,5 kg/nái và 627,4 kg/nái [1].
Bảng 1.6. Sản lượng thịt và tốc độ tăng trưởng tại các vùng sinh thái
Năm
Vùng sinh thái

ĐBSH
Tây Bắc
Đông Bắc
Bắc Trung Bộ
DH Miền Trung
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐBSCL
Cả nước

2001

2002


2003

2004

407,3
256,0
26,3
170,9
110,9
49,1
181,1
311,7
1.513,3

459,8
293,1
28,3
192,8
124,7
51,1
215,9
360,8
1.726,6

547,0
228,5
30,4
208,7
124,2
78,8

199,9
377,8
1.795,4

622,0
252,5
35,5
229,0
132,7
99,0
224,6
416,6
2.012

Đơn vị tính:1000 tấn
Tăng
trưởng
giai đoạn
2005 20012005
(%)
719,3
15,3
292,6
3,4
40,9
11,7
264,0
11,5
147,4
7,4

114,1
23,5
250,7
8,5
459,1
10,2
2.288,3
10,9

Nguồn: số liệu Tổng cục Thống kê
Sản lượng thịt lợn hơi năm 2001 là 1,51 triệu tấn, năm 2005 là 2,29 triệu
tấn tăng 10,12%/năm. Thịt lợn luôn chiếm từ 76 – 77% trong tổng sản lượng thịt
các loại sản xuất trong nước. Riêng năm 2004 và năm 2005, do ảnh hưởng của
dịch cúm gia cầm tỷ lệ thịt lợn tăng lên tương ứng chiếm 80,3- 81,4%. Bình quân
thịt lợn tiêu thụ 27,4kg hơi/người/năm, tương ứng 18,9 kg thịt xẻ/người/năm
2005 [1].


21

1.2.3. Các phương thức và quy mô chăn nuôi lợn
Chăn nuôi lợn của Việt Nam thời gian qua đã đạt được những tiến bộ rất
đáng kể, nhiều phương thức và công nghệ tiên tiến đã được áp dụng trong sản
xuất. Tuy chăn ni trang trại và gia trại đã có nhiều phát triển, nhưng hình thức
chăn ni lợn truyền thống, phân tán nhỏ lẽ trong các nông hộ vẫn là chủ yếu, cụ
thể:
- Chăn nuôi truyền thống, tận dụng: đây là phương thức chăn nuôi đang
tồn tại ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước; chiếm khoảng 75 – 80% về đầu con,
nhưng sản lượng chỉ chiếm khoảng 65 – 70% tổng sản lượng thịt lợn sản xuất cả
nước: quy mô chăn nuôi dao động từ 1 – 10 con; thức ăn đầu tư chủ yếu là tận

dụng sản phẩm nông nghiệp sản xuất và khai thác tại chổ hoặc tận dụng các sản
phẩm trồng trọt và sản phẩm ngành phụ (làm đậu, nấu, rượu, làm mì, …); con
giống chủ yếu là giống địa phương hoặc giống tỷ lệ máu nội cao (F1: nội x
ngoại); năng suất chăn nuôi thấp. Khối lượng xuất chuồng bình qn dưới
50kg/con [1].
- Chăn ni gia trại: phương thức chăn nuôi này phổ biến ở các tỉnh Đồng
bằng sơng Hồng ( Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hà Tây, Hưng Yên, Hà
Nam, …) và phát triển mạnh trong những năm gần đây; chiếm khoảng 10 - 15%
đầu con, quy mô chăn nuôi phổ biến là từ 10 – 30 nái, hoặc từ 10 – 50 con lợn
thịt có mặt thường xun; ngồi các phụ phẩm nơng nghiệp thì có khoảng 40%
thức ăn cơng nghiệp được sử dụng cho lợn; con giống chủ yếu là con lai có từ
50-75% máu lợn ngoại trở lên; cơng tác thú y và chuồng trại chăn nuôi đã được
coi trọng hơn chăn nuôi truyền thống; năng suất chăn nuôi đã có tiến bộ. Khối
lượng xuất chuồng bình qn 70-75kg/con [1].
- Chăn nuôi trang trại: đây là phương thức chăn nuôi được phát triển mạnh
trong 5 năm gần đây, đặc biệt là các tỉnh Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng
và Đồng bằng sơng Cửu Long (ĐNB có 2.268 trang trại, ĐBSH có 1.254 trang
trại, ĐBSCL có 748 trang trại) chiếm khoảng 10% về đầu con, 20-25% về sản
lượng thịt; quy mô từ trên 20 nái hoặc trên 100 lợn thịt có mặt thưịng xun);


22

hồn tồn sử dụng thức ăn cơng nghiệp; con giống chủ yếu là lợn ngoại 2 máu
hoặc 3 máu; các công nghệ chuồng trại như: chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng có
hệ thống làm mát và sưởi ấm cho lợn con, hệ thống máng ăn, máng uống vú tự
động, … đã được áp dụng; năng suất chăn nuôi cao, khối lượng xuất chuồng bình
quân 80-85 kg/con [1].
Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi, đến cuối năm 2006, tổng số
trang trại chăn ni trên tồn quốc là 17.721, trong đó miền bắc có 6.313 trang

trại (chiếm 35,62%); miền nam là 11.408 trang trại (chiếm 64,38%). Do điều
kiện quỹ đất, nguyên liệu thức ăn phong phú, công nghiệp chế biến phát triển và
thị trường tiêu thụ lớn, cho nên Ðông Nam Bộ là vùng có chăn ni trang trại,
tập trung phát triển mạnh nhất của cả nước, với 6.366 trang trại (chiếm 35,92%);
tiếp theo là đồng bằng sơng Hồng có 3.157 trang trại (chiếm 17,82%); đồng bằng
sông Cửu Long là 2.171 trang trại (chiếm 12,25%); tới Bắc Trung Bộ chiếm
9,92%, Tây Nguyên chiếm 8,35%; còn ven biển Nam Trung Bộ chiếm 7,85% so
với tồn quốc. Các vùng Ðơng Bắc, Tây Bắc với đất đai rộng lớn chỉ chiếm
4,76% và 3,13%, chủ yếu là trang trại chăn nuôi đại gia súc và chăn nuôi lợn.
So với phương thức truyền thống, chăn nuôi trang trại mang lợi nhuận ổn
định hơn cho người chăn ni. Song, lợi nhuận đó lại phụ thuộc quy mơ, loại
hình chăn ni và mức độ đầu tư. Theo điều tra, với điều kiện thuận lợi, ni lợn
thịt bình qn thu lãi từ 200 đến 250 nghìn đồng/con/lứa trong vịng bốn tháng.
Nuôi lợn sinh sản cho lãi từ 2 đến 2,5 triệu đồng/nái/năm. Ðồng thời, việc sử
dụng lao động ở các trang trại, chủ yếu là thành viên trong gia đình (chiếm 7080% sức lao động) đã góp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nhàn
rỗi ở nông thôn.


23

Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng phát triển các trang trại của huyện Quỳnh Lưu
- Thực trạng các trang trại chăn nuôi lợn của huyện Quỳnh Lưu
+ Số lượng trang trại chăn nuôi lợn của huyện Quỳnh Lưu
+ Quy mô trang trại chăn ni lợn ở các trang trại
+ Trình độ của các chủ trang trại
+ Thực trạng lao động ở các trang trại
+ Điều kiện chuồng nuôi

+ Giống và công tác giống
+ Tình hình sử dụng thức ăn và cơng tác phịng bệnh
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại chăn nuôi lợn
- Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn của các trang trại
- Bước đầu đề xuất giải pháp làm cơ sở định hướng phát triển chăn nuôi lợn ở các
trang trại tại huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An.
2.2. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu từ 16/02 – 20/04/2009.
2.2.3. Địa điểm nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An.


24

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
- Tình hình chăn ni của huyện trong những năm gần đây có những bước phát
triển rất đáng kể, điều kiện tự nhiên của huyện không cho phép chỉ nuôi mình lợn
với quy mơ lớn. Hầu hết các trang trại NTTS chiếm chủ yếu.
- Hiện tại số trang trại chăn nuôi lợn thịt và lợn sinh sản trên địa bàn huyện
khoảng 15 trang trại.
- Để đánh giá đúng thực trạng các trang trại chăn nuôi lợn ở các trang trại tại địa
phương tơi đã dựa vào tiêu chí xác định trang trại để chọn mẫu và tiến hành đánh
giá, nghiên cứu với 15 trang trại có chăn ni lợn với quy mô  20 con đối với
lợn sinh sản và  100 con đối với lợn thịt trong các trang trại từ thông tin thứ cấp
theo danh sách các trang trại do phịng nơng nghiệp huyện cung cấp. Từ đó tơi
chọn 2 nhóm để so sánh đánh giá.

Nhóm 1: với quy mơ ni từ 20-100 con.
Nhóm 2: với quy mơ nuôi trên 100 con.
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp:
+ Các báo cáo, tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu được thu thập tại thư viện,
UBND huyện, internet, các phòng ban liên quan…
- Số liệu sơ cấp:
+ Các thông tin về thực trạng và hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn ở các trang trại
trên địa bàn huyện được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp chủ
trang trại chăn nuôi lợn.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý số liệu thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh đánh giá.
- Xử lý số liệu có sử dụng một số phần mềm tin học ứng dụng nhiều trong xử lý
thống kê như: Microsoft Word, Mcrosoft Excel…


25

2.4. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
2.4.1. Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lý huyện Quỳnh Lưu.
Quỳnh Lưu là huyện ven biển nằm phía bắc của tỉnh Nghệ An. Phía bắc
giáp tỉnh Thanh Hố, phía nam giáp huyện Diễn Châu, tây nam giáp huyện Yên
Thành, phía tây giáp huyện Nghĩa Đàn, và phía đơng giáp biển Đơng [18].
 Đất đai
Quỳnh Lưu là một huyện phía bắc của tỉnh Nghệ An với tổng diện tích
đất tự nhiên là 60.737,75 ha: trong đó đất nơng nghiệp là 42.776,86 ha, chiếm
70,43% diện tích đất tự nhiên; đất phi nơng nghiệp có 10.517,36 ha, chiếm
17,32%; đất chưa sử dụng 7.443,53 ha, chiếm 12,25% [2]. Điều đó thuận lợi cho
việc mở rộng quy mơ các trang trại chăn ni nói riêng và phát triển nơng, lâm,

ngư ngiệp của huyện nói chung.
 Nguồn nước
Quỳnh Lưu là huyện có điều kiện mơi trường tự nhiên, khí hậu địa hình,
tận dụng lợi thế đất đai rộng, có nhiều đồng cỏ, vùng trồng rau, … mấy năm gần
đây, huyện Quỳnh Lưu đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc và xem đây là
bước đột phá để phát triển kinh tế [3]. Đặc biệt, Quỳnh Lưu có mặt nước nuôi
trồng thuỷ sản mặn, lợ, ngọt lớn nhất tỉnh Nghệ An. Cụ thể Quỳnh Lưu được sở
hữu hơn 34 km bờ biển ( là huyện có đường bờ biển dài nhất tỉnh Nghệ An, bằng
40% chiều dài toàn tỉnh); với 3 cửa sông đổ ra biển là Cửa Quèn, Cửa Cờn, và
Cửa Thơi; cùng với hệ thống sông ngịi, kênh đào trên địa bàn như sơng Mai
Giang, sơng Mơ, sơng Thái, kênh Nhà Lê, … đóng vai trị to lớn trong cấu tạo
địa hình, đồng thời là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thuỷ sản nói
riêng và phát triển nơng lâm, ngư nghiệp nói chung [12].
 Giao thơng
Quỳnh Lưu có đường giao thơng quốc lộ 1A dài gần 40 km, quốc lộ 48,
tỉnh lộ 537A, 537B, … cũng là điều kiện thuận lợi trong việc vận chuyển con


×