Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH tế TRANG TRẠI CHĂN NUÔI lợn ở HUYỆN yên THÀNH, TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.26 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRANG TRẠI CHĂN
NUÔI LỢN Ở HUYỆN YÊN THÀNH, TỈNH NGHỆ AN”
Tên sinh viên : TRẦN THỊ MAI
Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Lớp : KTNNA– K55
Giáo viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN
HÀ NỘI - 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực, nghiêm túc, chưa được công
bố và chưa từng được sử dụng trong bất kỳ một tài liệu khoa học nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã được cảm ơn và các thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau, các
thông tin trích dẫn được sử dụng đã ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2014
Sinh viên
Trần Thị Mai
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận
được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài trường.


Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các các thầy giáo, cô giáo
trong khoa Kinh tế và PTNT đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những
kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo ThS. Nguyễn
Thị Tuyết Lan cô giáo, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài.
Qua đây, tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới các bác, các cô, các
chú, các anh, các chị làm việc tại UBND huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An và
các chủ trang trại trên địa bàn huyện Yên Thành, xã Trung Thành, Nam
Thành, Bắc Thành, Tăng Thành, Xuân Thành, Văn Thành, Lý Thành, Long
Thành, Đức Thành, Quang Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An đã tạo
điều kiện thuận lợi trong quá trình điều tra để tôi hoàn thành khóa luận
này.Cuối cùng, cho tôi được gửi lời cảm ơn tới những người thân, gia đình,
bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành
tốt khóa luận tốt nghiệp đại học này.
Do thời gian có hạn, đề tài của tôi không tránh khỏi những hạn chế,
thiếu xót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy
giáo, cô giáo cùng toàn thể bạn đọc.Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2014
Người viết
Trần Thị Mai
iii
TÓM TẮT
Cùng với quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, nghành
chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành đang phát triển mạnh. Đặc biệt là
người dân đang quan tâm chú trọng phát triển mô hình kinh tế trang trại chăn
nuôi lợn. Tuy nhiên, việc đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình kinh tế trang
trại chăn nuôi lợn đang còn gặp nhiều khó khăn. Do đó chúng tôi nghiên cứu
đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi lợn ở huyện Yên
Thành, tỉnh Nghệ An”.

Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá hiệu quả kinh tế của các trang trại
chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên Thành, đồng thời đưa ra các giải pháp
từng bước phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi
lợn. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 30 trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn
huyện Yên Thành và xã Trung Thành, Nam Thành, Bắc Thành, Tăng Thành,
Xuân Thành, Văn Thành, Lý Thành, Long Thành, Đức Thành, Quang Thành.
Trong 30 trang trại chăn nuôi lợn này, chúng tôi phân chia các trang trại theo
quy mô đầu lợn và loại hình trang trại bao gồm trang trại chăn nuôi lợn liên
kết và trang trại chăn nuôi lợn tự chủ.
Trong đề tài chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
của trang trại chăn nuôi, bao gồm các chỉ tiêu GO, IC, VA, MI, … Đồng thời
so sánh hiệu quả kinh tế của hai loại mô hình trang trại là trang trại chăn nuôi
lợn liên kết và trang trại tự chủ.
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên
Thành.
- Hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn điều tra.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, những khó khăn
các trang trại chăn nuôi lợn.
iv
- Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế các
trang trại chăn nuôi lợn của huyện.
Trong quá trình điều tra nghiên cứu đề tài rút ra một số các chỉ tiêu về
hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi lợn ở huyện Yên Thành như sau:
- Về quy mô chăn nuôi: Các trang trại chăn nuôi lợn có quy mô trên 250
con mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, chủ yếu là các trang trại chăn nuôi
theo mô hình liên kết.
- Về hiệu quả kinh tế: Trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình liên kết tạo
ra giá trị sản xuất lớn hơn trang trại tự chủ. Do chi phí trung gian ( IC) của
trang trại chăn nuôi tự chủ quá cao, nguyên nhân là do chi phí lợn giống, chi

phí về điện nước, chiếm phần lớn chi phí trung gian. Ngược lại các trang
trại chăn nuôi theo mô hình liên kết có chi phí trung gian không đáng kể, chi
phí này được các công ty liên kết với chủ trang trại bỏ ra. Vì vậy, bình quân
thu nhập hỗn hợp của trang trại chăn nuôi liên kết lớn hơn trang trại chăn nuôi
lợn tự chủ la 175.968.000 đồng/ năm.
Như vậy, xét về quy mô, các trang trại chăn nuôi lợn ở quy mô lớn từ
100 con trở lên mạng lại hiệu quả cao, đồng thời kết hợp với mô hình kinh tế
trang trại liên kết, sử dụng nguồn vốn của các công ty liên kết đầu tư vào chi
phí trung gian nên mang lại thu nhập hỗn hợp cao hơn so với mô hình chăn
nuôi lợn tự chủ.
Và cuối cùng đề tài đưa ra những kết luận và kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế cho các trang trại chăn nuôi lợn ở huyện Yên
Thành, tỉnh Nghệ An.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
Trần Thị Mai ii
LỜI CẢM ƠN iii
TÓM TẮT iv
Và cuối cùng đề tài đưa ra những kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế cho các trang trại chăn nuôi lợn ở huyện Yên Thành,
tỉnh Nghệ An v
MỤC LỤC vi
DANH MỤC BẢNG xi
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4
2.1.1 Trang trại 4
2.1.1 Trang trại 4
2.1.2 Kinh tế trang trại 6
vi
2.1.2 Kinh tế trang trại 6
2.1.3 Tiêu chí xác định kinh tế trang trại 7
2.1.3 Tiêu chí xác định kinh tế trang trại 7
2.1.4 Vai trò của kinh tế trang trại đối với phát triển kinh tế - xã hội 8
2.1.4 Vai trò của kinh tế trang trại đối với phát triển kinh tế - xã hội 8
2.1.5 Hiệu quả kinh tế của trang trại 10
2.1.5 Hiệu quả kinh tế của trang trại 10
2.1.6 Hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi lợn 11
2.1.6 Hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi lợn 11
2.2 Cơ sở thực tiễn 11
2.2 Cơ sở thực tiễn 11
2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới 11
2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới 11
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam 12

2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam 12
Bảng 2.1 Diện tích đất trang trại chăn nuôi lợn 15
Bảng 2.2 Vốn đầu tư của trang trại chăn nuôi lợn 15
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn của trang trại chăn nuôi lợn 17
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP 17
NGHIÊN CỨU 17
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 18
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 18
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên: 18
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên: 18
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội 20
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội 20
Bảng 3.1: Tỷ trọng các ngành kinh tế qua các năm 2011- 2013 22
Bảng 3.2: Dân số và lao động qua các năm 2011- 2013 22
3.2.Phương pháp nghiên cứu 24
3.2.Phương pháp nghiên cứu 24
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 24
3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 24
3.2.2. Thu thập thông tin, số liệu 24
3.2.2. Thu thập thông tin, số liệu 24
3.2.3 Phân tích và xử lý số liệu: 25
3.2.3 Phân tích và xử lý số liệu: 25
vii
3.3. Hệ thống chỉ tiêu dùng trong đề tài nghiên cứu 26
3.3. Hệ thống chỉ tiêu dùng trong đề tài nghiên cứu 26
3.3.1. Chỉ tiêu liên quan đến đặc điểm trang trại 26
3.3.1. Chỉ tiêu liên quan đến đặc điểm trang trại 26
3.3.2 Chỉ tiêu thể hiện qui mô chăn nuôi 26
3.3.2 Chỉ tiêu thể hiện qui mô chăn nuôi 26
3.3.3 Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả 26

3.3.3 Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả 26
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
4.1 Tình hình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên Thành 27
4.1 Tình hình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn
huyện Yên Thành 27
Bảng 4.1 Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành 28
4.2 Các yếu tố sản xuất chủ yếu của các trang trại trên địa bàn huyện Yên Thành 29
4.2 Các yếu tố sản xuất chủ yếu của các trang trại trên địa bàn huyện
Yên Thành 29
4.2.1.Tình hình về chủ trang trại 29
4.2.1.Tình hình về chủ trang trại 29
Bảng 4.2 Một số thông tin chủ yếu về chủ trang trại chăn nuôi lợn điều tra 30
4.2.2Tình hình lao động của các trang trại điều tra 31
4.2.2Tình hình lao động của các trang trại điều tra 31
Bảng 4.3 Lao động ở các trang trại điều tra 31
4.2.3.Tình hình đất đai của các trang trại 33
4.2.3.Tình hình đất đai của các trang trại 33
Bảng 4.4 Tình hình đất đai của các trang trại điều tra ( Tính bình quân/ trang trại) 33
4.2.4.Tình hình huy động và sử dụng vốn của trang trại điều tra trên địa bàn huyện
Yên Thành 33
4.2.4.Tình hình huy động và sử dụng vốn của trang trại điều tra trên địa
bàn huyện Yên Thành 33
Bảng 4.5 Tình hình sử dụng vốn đầu tư của các trang trại điều tra 34
( Tính bình quân/ trang trại) 34
4.2.5.Quy mô đầu lợn của các trang trại 35
4.2.5.Quy mô đầu lợn của các trang trại 35
Bảng 4.6 Qui mô đầu lợn ở các trang trại điều tra 35
4.3 Hiệu quả kinh tế các trang trại chăn nuôi lợn 36
4.3 Hiệu quả kinh tế các trang trại chăn nuôi lợn 36
4.3.1 Kết quả và chi phí trong trang trại chăn nuôi lợn 36

viii
4.3.1 Kết quả và chi phí trong trang trại chăn nuôi lợn 36
Bảng 4.7 Kết quả và chi phí của trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình liên kết và trang
trại chăn nuôi lợn theo mô hình tự chủ 38
4.3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên Thành
39
4.3.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn
huyện Yên Thành 39
Bảng 4. 8 Hiệu quả kinh tế các trang trại điều tra 40
4.4 Hiệu quả kinh tế theo quy mô của các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Yên Thành
40
4.4 Hiệu quả kinh tế theo quy mô của các trang trại chăn nuôi lợn tại
huyện Yên Thành 40
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế theo quy mô trang trại 42
4.5. Hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Yên
Thành 43
4.5. Hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường của trang trại chăn nuôi lợn
tại huyện Yên Thành 43
Bảng 4.10 Xử lý nước thải của trang trại 45
4.6. Những khó khăn đối với các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Yên Thành 46
4.6. Những khó khăn đối với các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Yên
Thành 46
Bảng 4.11 Những khó khăn của các trang trại chăn nuôi lợn 46
4.7. Đánh giá chung về tình hình chăn nuôi lợn ở các trang trại của huyện Yên Thành. 47
4.7. Đánh giá chung về tình hình chăn nuôi lợn ở các trang trại của huyện
Yên Thành 47
4.7.1 Những kết quả đạt được 47
4.7.1 Những kết quả đạt được 47
4.7.2 Những mặt hạn chế thiếu sót 49
4.7.2 Những mặt hạn chế thiếu sót 49

4.8. Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho các trang trại
chăn nuôi lợn ở huyện Yên Thành 50
4.8. Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho
các trang trại chăn nuôi lợn ở huyện Yên Thành 50
4.8.1. Căn cứ để nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi lợn 50
4.8.1. Căn cứ để nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi lợn 50
4.8.2. Định hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Yên
Thành 51
ix
4.8.2. Định hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi lợn tại
huyện Yên Thành 51
4.8.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Yên
Thành 51
4.8.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi lợn tại
huyện Yên Thành 51
Phần V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 56
5.1. Kết luận 56
5.1. Kết luận 56
5.2. Kiến nghị 57
5.2. Kiến nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
x
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích đất trang trại chăn nuôi lợn 15
Bảng 2.2 Vốn đầu tư của trang trại chăn nuôi lợn 15
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn của trang trại chăn nuôi lợn 17
Bảng 3.1: Tỷ trọng các ngành kinh tế qua các năm 2011- 2013 22
Bảng 3.2: Dân số và lao động qua các năm 2011- 2013 22
Bảng 4.1 Tình hình phát triển trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thành
28

Bảng 4.2 Một số thông tin chủ yếu về chủ trang trại chăn nuôi lợn điều tra 30
Bảng 4.3 Lao động ở các trang trại điều tra 31
Bảng 4.4 Tình hình đất đai của các trang trại điều tra ( Tính bình quân/ trang trại)
33
Bảng 4.5 Tình hình sử dụng vốn đầu tư của các trang trại điều tra 34
( Tính bình quân/ trang trại) 34
Bảng 4.6 Qui mô đầu lợn ở các trang trại điều tra 35
Bảng 4.7 Kết quả và chi phí của trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình liên kết và
trang trại chăn nuôi lợn theo mô hình tự chủ 38
Bảng 4. 8 Hiệu quả kinh tế các trang trại điều tra 40
Bảng 4.9 Hiệu quả kinh tế theo quy mô trang trại 42
Bảng 4.10 Xử lý nước thải của trang trại 45
Bảng 4.11 Những khó khăn của các trang trại chăn nuôi lợn 46
xi
Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền nông nghiệp Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời với 2
ngành sản xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi, cả 2 ngành sản xuất chính
này luôn gắn bó mật thiết với nhau, cùng thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình
phát triển. Để đưa nền nông nghiệp trên tầm cao mới, cần phải kết hợp phát
triển đồng thời cả 2 ngành một cách cân đối và có kế hoạch. Đi cùng với sự
phát triển của trồng trọt, chăn nuôi cũng đã khẳng định vị thế của mình
trong cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung. Trong đó, chăn nuôi
lợn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nghành chăn nuôi và có vị trí quan trọng
đối với nền kinh tế quốc dân, mô hình kinh tế trang trại được ứng dụng ở hầu
hết các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản…
Trong những năm gần đây với các chính sách của Đảng và Chính Phủ về
phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi đã đi vào thực tiễn cuộc sống,
góp phần thúc đẩy quá trình phát triển nghành chăn nuôi theo hướng hàng

hóa. Có thể nói việc thực hiện chỉ thị 100 của ban bí thư TW Đảng, Nghị
quyết 10 của bộ chính trị về phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ nông dân
đã đặt nền móng cho sự ra đời của kinh tế trang trại. Với những thành tựu
công cuộc đổi mới, sản xuất nông nghiệp có bước phát triển vượt bậc, nhiều
hộ nông dân bước đầu có tích lũy đã tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát
triển.
Huyện Yên Thành là một huyện thuần nông, thuộc đồng bằng Bắc
Trung Bộ, cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp. Trong những năm gần
đây, sản xuất nông nghiệp của Huyện đã và đang có những chuyển dịch tích
cực. Sản lượng nông sản, hàng hóa tăng qua các năm .Trong đó mô hình kinh
tế trang trại đang trở thành một hướng đi ưu tiên trong định hướng phát triển
1
kinh tế xã hội của Huyện.Thực tế cho thấy trong những năm qua kinh tế trang
trại tại huyện Yên Thành đã có bước phát triển khá toàn diện với nhiều mô
hình kinh tế có hiệu quả mô hình sản xuất tại hộ gia đình trong đó có mô hình
trang trại chăn nuôi lợn. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn trong
quá trình phát triển kinh tế trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói
riêng cần được nghiên cứu và hoàn thiện.
Qua việc đánh giá này chúng ta có thể rút ra được những bài học sử
dụng trang trại có hiệu quả cũng như tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả
kinh tế trang trại trên địa bàn huyện.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài:“ Đánh giá hiệu quả kinh
tế trang trại chăn nuôi lợn ở Huyện Yên Thành Tỉnh Nghệ An ”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
trang trại chăn nuôi lợn ở huyện Yên Thành – Nghệ An. Từ đó đề xuất các
phương án và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình này.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng của kinh tế trang trại chăn nuôi lợn ở huyện Yên

Thành.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi lợn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho trang trại
chăn nuôi lợn.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Các trang trại chăn nuôi lợn và các
đơn vị liên quan ở huyện Yên Thành
2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian:
Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên Thành và trọng
điểm là các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Trung Thành, Nam
Thành, Bắc Thành, Tăng Thành, Xuân Thành, Văn Thành, Lý Thành, Long
Thành, Đức Thành, Quang Thành, huyện Yên Thành. Việc chọn địa bàn
nghiên cứu như vậy đảm bảo cho cách nhìn tương đối tổng thể về việc chọn
mẫu điều tra.
 Phạm vi thời gian:
Đề tài thu thập số liệu thống kê: Từ năm 2011 đến nay
• Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2014 - 6/2014.
• Thời gian thu thập các số liệu thứ cấp: Từ 14/3 – 24/3/2014
3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Trang trại
2.1.1.1 Các khái niệm
Trang trại là một loại hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa của hộ, do
một người chủ hộ có khả năng đón nhận những cơ hội thuận lợi, từ đó huy
động thêm vốn và lao động, trang bị tư liệu sản xuất, lựa chọn công nghệ sản
xuất thích hợp, tiến hành tổ chức sản xuất và dịch vụ theo yêu cầu của thị

trường, nhằm thu được lợi nhuận cao.
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất mang tính đặc thù riêng trong
nông nghiệp .Theo Các Mác khi bàn về trang trại đã viết: chủ trang trại bán ra
thị trường hầu hết các sản phẩm làm ra, ông cũng cho rằng sản xuất ở trang
trại mang lại hiểu quả cao hơn.
Trang trại là đơn vị cơ sở sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình nông
dân, được hình thành và phát triển từ khi phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa dần thay thế phương thức sản xuất phong kiến. Ngày nay, trang trại là
loại hình tổ chức sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp của hầu hết các
quốc gia trên thế giới.
TS.Bùi Bằng Đoàn (2009) cho rằng: Trang trại là đơn vị kinh tế sản
xuất nông nghiệp bao gồm cả nông lâm thủy sản của một người chủ trang trại.
Họ vừa là người vừa làm chủ về ruộng đất, làm chủ về tư liệu sản xuất, vừa là
người tổ chức sản xuất kinh doanh, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả
sản xuất kinh doanh của mình, với mục đích chính là sản xuất hàng hóa và
một sản phẩm được sử dụng cho tiêu dùng gia đình.
Với mức phát triển cao, trang trại là doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất
hang hóa dựa trên cơ sở hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, có khả năng ứng
dụng các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất, vừa sử dụng lao động gia đình , vừa
4
sử dụng lao động làm thuê , tự chủ về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm , thực
hiện hạch toán kinh doanh .
Như vậy, trang trại là đơn vị kinh tế cơ sở trong nông nghiệp, là hình
thức tổ chức sản xuất phát triển cao của kinh tế hộ nông dân, có mục đích chủ
yếu là sản xuất hàng hóa, trên cơ sở sản xuất tập trung, quy mô lớn.
Tổng hợp từ các ý kiến trên, chúng ta hiểu về trang trại như sau :
- Trang trại là một hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp và là đơn vị
kinh tế cơ sở trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Sản xuất ra sản phẩm hàng hóa theo cơ chế thị trường.
- Được nhà nước công nhận và bảo hộ.

- Có sự tích tụ và tập trung cao hơn về các yếu tố sản xuất.
2.1.1.2 Phân loại trang trại
Dựa vào mục đích quy mô sản xuất và tính chất có thể phân trang trại
thành 3 loại hình sau:
- Trang trại gia đình : đây là loại hình trang trại chủ yếu dựa vào hộ gia
đình, với quy mô sản xuất vừa và nhỏ, mà trang trại gia đình chủ yếu sử dụng
lao động gia đình, trang trại gia đình có quy mô nhỏ ít vốn. Trình độ tổ chức
sản xuất thấp nên tỷ suất hàng hóa chưa cao, và đây là loại hình phát triển ở
mức thấp và phổ biến ở các nước đang phát triển hiện nay, loại hình này có số
lượng lớn nên có vị trí quan trọng trong nông nghiệp nông thôn.
- Trang trại tư nhân: đây là loại hình trang trại phát triển ở mức độ cao,
xét về tất cả các mặt, như quy mô, trình độ tổ chức quản lý và ứng dụng tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất, mặt khác trang trại tư nhân chủ yếu là sản xuất hàng
hóa, nên nó là loại hình doanh nghiệp đặc thù trong nông nghiệp mà trang trại
tư nhân chủ yêu là thuê mướn lao động, chủ của trang trại chủ yếu là quản lý.
- Trang trại tiểu chủ : đây là loại hình trang trại đã phát triển cao hơn
,loại hình trang trại này chủ yếu sử dụng lao động là thuê, có quy mô sản xuất
lớn hơn và có tỷ suất hàng hóa cao hơn, mặt khác trang trại tiểu chủ có trình
độ tổ chức sản xuất cao và có điều kiện và khả năng ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật, nên hiệu quả sản xuất cao hơn trang trại gia đình .
5
2.1.2 Kinh tế trang trại
Kinh tế trang trại là loại hình tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp
nông thôn và được phát triển ở hình thức cao của kinh tế hộ gia đình.
Theo Nghị Quyết số 03/NQ-CP ngày 02/02/2000 kinh tế trang trại là
hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu
dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất
trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản
xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản.
Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, trực tiếp tổ chức sản

xuất ra nông sản hàng hóa dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động và
trang bị tư liệu sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của nền kinh tế
thị trường, được Nhà nước bảo hộ (Theo Bùi Bằng Đoàn, 2009)
Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai,
vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền
vững, tạo việc làm, tăng thu nhập , khuyến khích làm giàu đi đôi với xóa đói
giảm nghèo, phân bổ lại lao động , dân cư, xây dựng nông thôn mới.
- Các đặc điểm của kinh tế trang trại:
Kinh tế trang trại mục đích chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hóa. Mỗi
mô hình trang trại tổ chức sản xuất một nông sản khác nhau: Trang trại chăn
nuôi lợn, trang trại chăn nuôi gà, trang trại trồng rau…. Các mô hình trang trại
có thể sản xuất kết hợp, hai ba loại nông sản khác nhau.
Chủ trang trại là người có quyền sở hữu tư liệu sản xuất, quyền sử dụng
đất đai, tự chủ quyết định về sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm, chịu trách nhiệm về
kết quả sản xuất kinh doanh.
Quy mô sản xuất của trang trại phải đủ lớn ở một mức độ nhất định, để
đáp ứng được những yêu cầu phát triển của hàng hóa.
Năng lực tổ chức, quản lý trình độ kiến thức và kinh nghiệm sản xuất
kinh doanh của chủ trang trại cao hơn hộ nông dân.
6
Phần lớn các trang tại chủ yếu là sử dụng lao động làm thuê kết hợp với sử
dụng lao động gia đình mà mức độ sủ dụng lao động làm thuê tùy thuộc vào
quy mô và mức độ phát triển của trang trại.
Các trang trại tạo ra khối lượng hàng hóa lớn và tập trung nên yêu cầu và khả
năng hợp tác, liên kết sản xuất trong lĩnh vực chế biến, tiêu thụ sản phẩm là
rất lớn.
Để đáp ứng yêu cầu sản xuất, phần lớn các trang trại đều phải sử dụng lao
động làm thuê, kết hợp với sử dụng lao động gia đình. Mức độ sử dụng lao
động làm thuê tùy thuộc vào quy mô và mức độ phát triển của trang trại.
Mặt khác các trang trại đều coi trọng việc hoạch toán kết quả sản xuất kinh

doanh .Tuy nhiên, mức độ tổ chức hoạch toán ghi chép lại tùy thuộc vào trình
độ quản lý của chủ trang trại, cũng như mức độ phát triển quy mô của trang
trại.
2.1.3 Tiêu chí xác định kinh tế trang trại
Theo Thông tư 69/ TTLB/ BNN - TCTK cho rằng một trang trại phải
hội tụ 4 đặc điểm cơ bản sau:
+ Có quy mô sản xuất tương đối lớn so với mức trung bình của kinh tế
hộ tại địa phương, tương ứng với từng ngành sản xuất cụ thể như trồng trọt,
chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.
- Đối với trang trại trồng các loại cây hàng năm chủ yếu ở miền Bắc và
miền Trung phải có diện tích 2 ha trở lên, còn các tỉnh Nam Bộ phải có diện
tích 3 ha trở lên.
- Đối với các trang trại trồng các loại cây lâu năm và cây ăn quả ở các
tỉnh miền Bắc và miền Trung du phải có diện tích 3 ha trở lên, ở các tỉnh Nam
Bộ phải có diện tích 5 ha trở lên.
- Đối với các trang trại chăn nuôi như trâu, bò thịt phải có từ 50 con trở
lên, bò sữa 10 con trở lên, lợn 100 con trở lên( không kể lợn dưới 2 tháng
tuổi), lợn nái 30 con trở lên, gia cầm có từ 2000 con trở lên( không tính con
7
dưới 7 ngày tuổi).
- Đối với các trang trại lâm nghiệp phải có từ 10 ha đất rừng trở lên.
- Đối với trang trại nuôi trồng thuỷ sản phải có từ 2 ha diện tích mặt
nước trở nên.
- Đối với các loại sản phẩm nông lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có tính
chất đặc thù như: Trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, nuôi ong, giống thuỷ sản
và thuỷ sản đặc sản, tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ
bình quân 1 năm đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải miền trung từ 40
triệu đồng trở lên, còn đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu
đồng trở lên.
+ Có sử dụng lao động làm thuê thường xuyên từ 2 lao động/ năm nếu là

lao động thời vụ thì quy đổi thành lao động thường xuyên.
+ Chủ trang trại phải là người có kiến thức, kinh nghiệm về nông, lâm,
ngư nghiệp và trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh.
+ Lấy sản xuất hàng hoá làm hướng chính và có thu nhập vượt trội so
với mức trung bình của kinh tế hộ tại địa phương.
Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối vì loại
hình trang trại rất đa dạng, lại phụ thuộc vào điều kiện đất đai, tính chất sản
xuất và kinh doanh của từng vùng, từng trang trại.
2.1.4 Vai trò của kinh tế trang trại đối với phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển kinh tế trang trại không chỉ đem đến cuộc sống ấm no, đầy
đủ về vật chất và tinh thần cho người dân mà còn có ý nghĩa lớn lao, đối với
phát triển kinh tế xã hội.
a.Về kinh tế:
Trang trại góp phần sử dụng đầy đủ, hiệu quả các nguồn lực trong nông
nghiệp, nông thôn. Các nguồn lực trong nông nghiệp như đất đai, vốn, lao
động, công nghệ, thiết bị…sẽ được sử dụng hiệu quả hơn nếu biết kết hợp
giữa sản xuất truyền thống với công nghệ tiên tiến. Mặt khác trang trại tạo
8
điều kiện có thể đưa thêm giống mới, phương pháp canh tác tiên tiến hơn vào
sản xuất nông nghiệp, tạo thêm việc làm, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
các nguồn lực khác nhau trong nông nghiệp.
Trang trại thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Trang trại sử dụng ruộng đất của những hộ chuyển sang làm nghành nghề
dịch vụ, hay rời nông thôn đi làm ở các nơi khác. Trang trại sản xuất với quy
mô rộng lớn hơn nông hộ sẽ có điều kiện chuyển từ sản xuất độc canh sang đa
canh, khối lượng hàng hóa lớn.
Trang trại góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập. Trang trại sử dụng
lao động làm thuê, tạo thêm việc làm cho các lao động khác ở nông thôn.
Trang trại thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp hàng hóa. Với quy mô đủ
lớn trang trại hoàn toàn có khả năng làm ra nhiều nông sản hàng hóa cung cấp

cho tiêu dùng xã hội, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, tạo nên những
vùng chuyên canh, thâm canh , tập trung hóa cao trong sản xuất nông nghiệp.
Trang trại sẽ là điển hình cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn.
b.Về xã hội:
Phát triển kinh tế trang trại sẽ tăng việc làm trong nông thôn, thu hút
một lực lượng lao động dư thừa trong nông thôn vào làm việc. Đồng thời với
việc làm tăng thu nhập là góp phần giải quyết vấn đề xã hội trong nông thôn,
giảm dòng người thiếu việc làm từ nông thôn ra thành phố. Khi lao động có
thêm việc làm sẽ góp phần giảm thiểu tệ nạn xã hội.
c.Về môi trường:
Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực và lâu dài của
mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo
vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm không gian sinh thái trang
trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng.
Các trang trại ở trung du, miền núi đã góp phần quan trọng vào việc
trồng rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc và sử dụng hiệu quả
9
tài nguyên đất đai – những việc làm này đã góp phần tích cực cải tạo và bảo
vệ môi trường sinh thái trên các vùng đất nước.
d.Về phía hộ nông dân:
Nâng cao mức sống cho người dân, tạo công ăn việc làm thường xuyên
cho người dân. Mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định.
2.1.5 Hiệu quả kinh tế của trang trại
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan nhưng nó không phải
là mục đích cuối cùng mà là mục tiêu của sản xuất. Mà mục đích của sản xuất
là thỏa mãn tốt các nhu cầu vật chất tinh thần sáng tạo, tạo ra những kết quả
hữu ích ngày càng cao của xã hội. Nhưng đạt được mục tiêu về hiệu quả kinh
tế là với khối lượng nguồn lực nhất định tạo ra một khối lượng sản phẩm hữu
ích lớn nhất.
Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại: Chỉ tiêu giá trị, chi

phí trung gian, giá trị tăng thêm, thu nhập hỗn hợp….
Chỉ tiêu giá trị : Trong trang trại , chỉ tiêu kết quả sản xuất bằng giá trị
được thể hiện qua chỉ tiêu giá trị sản xuất ( GO).
Gía trị sản xuất (GO) là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ
mà trang trại thu được trong một kỳ nhất định, thường là một năm. Gía trị sản
xuất của trang trại bao gồm giá trị của số sản phẩm xuất bán hay chuyển ra
ngoài dưới các hình thức khác nhau.
 Chi phí trung gian (IC): là chi phí cho một đơn vị sản xuất, trong
một khoảng thời gian. Chi phí trung gian bao gồm những chi phí vật chất và
dịch vụ cho sản xuất mà chưa kể công lao động và chưa trừ khấu hao.
 Gía trị tăng thêm (VA): là giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất
bỏ ra.
 Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập nằm trong giá trị sản
xuất sau khi đã trừ đi chi phí trung gian, khấu hao tài sản cố định.
 Gía trị sản xuất / 1 đồng chi phí trung gian /(GO/IC): Khi bỏ ra
một đồng chi phí thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
10
 Gía trị tăng thêm / 1 đồng chi phí (VA/IC): Cho biết khi trang trại
bỏ ra một đồng chi phí thì tạo ra bao nhiêu giá trị tăng thêm.
2.1.6 Hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi lợn
Hiệu quả của kinh tế trang trại chăn nuôi lợn là kết quả kinh tế của
trang trại đạt được trong chu kì sản xuất kinh doanh, là số lượng sản phẩm,
giá trị sản phẩm hàng hóa và thu nhập của trang trại chăn nuôi lợn thu được
sau khi sử dụng nguồn lực như vốn, đất đai, lao động….Kết quả sản xuất kinh
doanh của trang trại được thể hiện bằng tổng giá trị sản xuất, giá trị tăng
thêm, thu nhập hỗn hợp .
Vì vậy khi đánh giá hiệu quả kinh tế là so sánh các phương án sử dụng
nguồn lực của các trang trại trong quá trình chăn nuôi .Khi đánh giá hiệu quả
kinh tế trang trại chăn nuôi lợn phải đánh giá tổng hợp các thành phần sản
xuất trong tổng thể trang trại. Bao gồm đánh giá các hiệu quả về sử dụng đất

đai, hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn…. hay đánh giá tổng
hợp nguồn lực hiện có của doanh nghiệp.
Như vậy đánh giá hiệu quả kinh tế là so sánh kết quả sản xuất khác
nhau của các trang trại chăn nuôi lợn trong cùng điều kiện sản xuất kinh
doanh.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới
Trang trại có vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp hóa của
các nước .Kinh tế trang trại gắn liền quá trình công nghiệp hóa của các nước
từ thấp đến cao, chính công nghiệp hóa đặt ra yêu cầu khách quan để phát
triển trang trại, cơ chế thị trường tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế trang trại phát
triển. Trong quá trình công nghiệp hóa, kinh tế trang trại giữ vị trí xung kích
cung cấp nông sản hàng hóa cho xuất khẩu. Kinh tế trang trại có thể phát triển
ở tất cả các khu vực khác nhau.
11
Trang trại chủ yếu là trang trại gia đình đã và vẫn là lực lượng chính
sản xuất ra các loại nông sản hàng hóa. Kinh tế trang trại có thể cà có điều
kiện phát triển ở các quy mô sản xuất khác nhau, cả quy mô sản xuất lớn như
các nước Châu Âu, Mỹ, quy mô sản xuất nhỏ các nước Châu Á.
Phát triển kinh tế trang trại trên thế giới là quá trình tăng lên về số
lượng và quy mô trang trại, tuy nhiên cho đến hiện nay một số nước công
nghiệp phát triển đang có xu hướng giảm dần về số lượng các trang trại,
nhưng quy mô trang trại không ngừng tăng lên .Đây là một xu hướng tất yếu
của kinh tế trang trại. Hiện nay đi đôi với việc khuyến khích phát triển số
lượng các trại cần quan tâm tới mở rộng quy mô trang trại.
2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
2.2.2.1 Quá trình hình thành kinh tế trang trại
Về lịch sử, kinh tế trang trại đã được phát triển ở các nước từ xa xưa và
được thể hiện dưới các tên gọi khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn phát triển
lịch sử của đất nước.

Kinh tế hộ nông dân phát triển kéo theo sự phát triển của kinh tế trang
trại. Nhiều chủ trang trại đã giàu lên trên chính mảnh đất của mình và từ đó đã
trở thành phong trào phát triển kinh tế trang trại ở nông thôn Việt Nam. Việc
phát triển mạnh mẽ hình thức kinh tế trang trại đã có tác dụng tích cực đối với
việc xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho nhiều hộ gia đình ở nông
thôn.
Ngày 2/2/2000 Chính Phủ có Nghị Quyết số 03/2000/NQ- CP về kinh
tế trang trại. Các nghị định, nghị quyết của Chính Phủ và thông tư của các Bộ
liên quan đều đề cập đến những nội dung tạo tiền đề cho kinh tế trang trại ra
đời và phát triển. Trong nội dung này chủ yếu bao gồm:
Nhà nước thừa nhận sự tồn tại và phát triển của các thành phần kinh tế
trong nông nghiệp đảm bảo quyền bình đẳng đối với tất cả các thành phần
12
kinh tế này. Đây là nội dung hết sức quan trọng, tạo ra tiền đề khuyến khích
kinh tế phát triển.
Nhà nước nghiên cứu , hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở những
vùng khó khăn, phát triển cơ sở chế biến nông sản , thực hiện các chính sách
tín dụng ưu đãi và thông thoáng để tạo điều kiện cho nông dân vay vốn phát
triển sản xuất .
Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất để
thu hút lao động, giải quyết việc làm tại chỗ. Cho phép chủ trang trại được
thuê lao động và thực hiện trả công lao động theo thỏa thuận. Nhà nước sẽ hỗ
trợ việc đào tạo nghề dưới nhiều hình thức để cung cấp lao động có chất
lượng cho phát triển nông nghiệp nói chung và phát triển trang trại nói riêng .
Nhà nước giao quyền sử dụng đất đai ổn định, lâu dài cho người sản
xuất, mở rộng hình thức cho thuê, chuyển đổi, chuyển nhượng đất đai để
tăng quy mô diện tích sản xuất . Chính sách đất đai được thể hiện qua Luật
đất đai và Luật đất đai sửa đổi sau này là yếu tố quan trọng để phát triển kinh
tế trang trại.
Chính sách khoa học, công nghệ. Nhà nước hỗ trợ việc sản xuất và

cung cấp giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt và phát triển các dịch vụ,
bao gồm cả dịch vụ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho nông
dân .
Nhà nước có chính sách ưu đãi về các loại thuế đối với các trang trại.
Tổ chức cung cấp thông tin về thi trường và làm tốt công tác chế biến nông
sản, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
Nhà nước đã có hướng dẫn, quy định các tiêu chí xác định kinh tế trang
trại cho từng vùng, từng lĩnh vực kinh doanh để có những chính sách quản lý
và khuyến khích kinh tế trang trại phát triển.
Như vậy các chính sách trên đã tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát
triển, Phát triển kinh tế trang trại đã tạo ra những vùng sản xuất nông sản
13
hàng hóa tập trung , tạo điều kiện cho việc phát triển công nghiệp chế biến ,
cung cấp một lượng lớn nông sản hàng hóa cho xuất khẩu .
2.2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợn ở Việt Nam
Theo báo cáo của cục chăn nuôi (2010) , trang trại chăn nuôi lợn cả
nước là 7.475 trang trại( trong đó 2.990 trang trại chăn nuôi lợn nái và 4.485
trang trại chăn nuôi lợn thịt ) , chiếm 42,2% tổng số trang trại chăn nuôi .
Trong đó miền Bắc có 3.069 trang trại , chiếm 41,1% , miền Nam có 4.406
trang trại ,chiếm 58,9% . Vùng có nhiều trang trại chăn nuôi lợn là Đông Nam
Bộ 2.604 trang trại , chiếm 34.8% , tiếp đến là Đồng Bằng Sông Hồng 1.927
trang trại, chiếm 25,8%, Đồng Bằng Sông Cửu Long 1.29 trang trại , chiếm
13,8%, Đông Bắc 534 trang trại , chiếm 7,1%, Bắc Trung Bộ 495 trang trại ,
chiếm 6,6% , Tây Nguyên 422 trang trại , chiếm 5,7% . Các vùng ít phát triển
là Tây Bắc chỉ có 113 trang trại, chiếm 1,5% so với trang trại chăn nuôi trên
cả nước .
So với các loại trang trại khác, trang trại chăn nuôi lợn có diện tích đất
đai bé hơn, hầu hết dưới mức hạn điền. Nhìn chung diện tích trang trại chăn
nuôi lợn phổ biến ở mức dưới 0,5 ha . Số trang trại này tập trung chủ yếu ở
vùng Đồng Bằng Sông Hồng, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ. Số

trang trại có diện tích trên 1 ha chỉ chiếm từ 10- 20%.
Những trang trại này tập trung chủ yếu ở các vùng Tây Nguyên và
Đông Bắc .Do những đặc điểm tự nhiên về sinh thái và kinh tế xã hội của các
vùng này, nên quy mô đất đai có những đặc thù riêng khác với trang trại ở
vùng Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ.
14

×