Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu LEONHARD EULER doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.86 KB, 3 trang )

LEONHARD EULER (1707 – 1783)
Ta chết đây!"
Leonhard Euler là nhà khoa học lỗi lạc người Thuỵ Sĩ, sinh ngày 15 tháng 4 năm
1707 tại thành phố Basel.
Hồi còn học ở trường Trung học, Euler đã được nhà toán học Johann Bernoulli chú ý
và mỗi tuần giảng thêm cho ông một bài.
Euler được nhận bằng giáo sư lúc mới mười bảy tuổi. Ông đã có những công trình
xuất sắc về toàn học, như "đường tròn Euler" (đường tròn đi qua trung điểm các
cạnh, chân các đường cao và trung điểm các đoạn thẳng nối các đỉnh của tam giác
với trực tâm), định lí Euler về sự liên hệ giữa số đỉnh, cạnh và mặt trong một đa diện
lồi Ông cũng là người sáng tạo ra nhiều kí hiệu toán học vẫn được dùng đến ngày
nay, như số π, sin, cos, tg, cotg, Δx (số gia), Σ (tổng), f(x) (hàm f của x), v.v
Ngoài ra, ông còn có nhiều đóng góp về cơ học, thiên văn học, thuỷ động học, giao
thông đường thuỷ
Là một nhà bác học lớn, nhưng ông không tìm được việc ở thành phố quê hương
Basel. Suốt đời ông phải lưu lạc ở nước Nga và nước Đức. Ông là viện sĩ các Viện Hàn
lâm khoa học Basel (Thuỵ Sĩ), Petersbourg (Nga), London (Anh), Paris (Pháp).
Trí nhớ thần đồng
Euler là người có một trí nhớ lạ kì. Hồi còn nhỏ, Euler có học thuộc cuốn Eneide của
thi sĩ Virgile người Italia. Sau đó, ông không có dịp nào đọc lại nữa, nhưng mãi về
sau này, bất cứ lúc nào ông cũng có thể đọc lại từ dòng đầu tới dòng cuối của bất kì
trang nào trong cuốn sách đó.
Trong một đêm mất ngủ, ông đã tính nhẩm trong óc tới luỹ thừa sáu của một trăm
số đầu và cho tới lúc chết ông vẫn nhớ và vận dụng những kết quả tìm được.
Chính nhờ có trí nhớ và tài tính nhẩm phi thường, không phải chỉ đối với số học mà
cả đại số cao cấp nữa, Euler nắm rất vững vàng những công thức toán học chủ yếu
của thời đó.
Ngoài ra, ông còn thông thạo tiếng Latin, Hi Lạp và Do Thái cổ.
Lúc này, chân trời khoa học rộng mở trước mắt Euler. Năm mười ba tuổi, Euler đã trở
thành sinh viên khoa triết học mới thành lập của trường Đại học Basel. Ở đây, thời
gian rỗi rãi Euler lại đến nghe những bài giảng về toán học, một môn học mà ông


ham thích, do một thành viên của gia đình Bernoulli nổi tiếng là Johann thuyết trình.
Johann Bernoulli tức khắc nhận ra thiên tài đặc biệt của Euler, quyết tâm hướng dẫn
cho Euler học tập bằng cách mời cậu học trò đến nhà mình học thêm. Phương pháp
của Johann không dạy trực tiếp Euler, mà bắt Euler tự học lấy thật cẩn thận những
cuốn sách rất khó về toán học, và cứ mỗi ngày thứ bảy lại đến gặp giáo sư để hỏi về
những chỗ chưa hiểu trong các phần đã đọc được. Thời gian trôi đi đều đặn, mỗi
ngày thứ bảy lại đánh dấu lúc Euler bước lên một bậc thang toán học cao hơn. Euler
rất say mê và sung sướng với cách học như thế, sau này có ghi lại như sau: "Điều đó
giúp tôi mau chóng đạt được mục đích mong muốn. Mỗi lần giáo sư giúp tôi loại bỏ
một vướng mắc, thì lập tức tôi vượt qua được hàng chục chướng ngại khác. Tất nhiên
đó là phương pháp tốt nhất để đạt được những thành tựu khả quan trong toán học".
Một ngày đêm hoàn thành công việc của cả ba tháng
Năm 20 tuổi, Euler đến làm việc tại Viện Hàn lâm khoa học Petersbourg vừa mới
thành lập. Tám năm sau, khi Viện phải tiến hành những tính toán thiên văn để thiết
lập bản đồ. Các viện sĩ cho rằng, công việc này ít ra cũng phải làm trong ba tháng
mới xong. Nhưng Euler đã đứng ra đảm nhận trong thời hạn ba ngày. Những người
có mặt ở đó cất tiếng xì xào:
– Vô lí! Công việc trong ba tháng làm sao lại có thể hoàn thành trong ba ngày được?
Euler khiêm tốn đáp:
– Rất mong Viện cho tôi làm thử. Nếu sau ba ngày không xong tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Nhưng rồi chỉ một ngày một đêm sau, Euler đã tới Viện. Vừa trông thấy ông, chưa
chi ông chủ tịch Viện Hàn lâm đã hỏi ngay:
– Giờ chắc ông đã thấy rõ không thể hoàn thành được việc tính toán thiên văn để
thiết lập bản đồ trong ba ngày chứ?
Leonhard Euler điềm đạm đáp:
– Thưa ông, tôi đã làm xong cả rồi!
Ông chủ tịch Viện Hàn lâm vừa kinh ngạc vừa vui mừng lộ trên nét mặt.
Song, để có được một kì công như thế, Euler đã phải làm việc hết sức tập trung và
cực kì căng thẳng, cho nên ông đã bị hỏng mất mắt phải.

Năm 34 tuổi, Euler trở về làm việc tại Viện Hàn lâm khoa học Berlin theo yêu cầu của
vua Friedrich II. Ở đây, ông đã cống hiến toàn bộ sức lực cho khoa học, ngày đêm
miệt mài nghiên cứu và sáng tạo, tham gia công tác lãnh đạo giới toán học, góp
phần quản lí Viện Hàn lâm. Trong thời gian này, Euler làm việc rất có kết quả và đã
trở thành nhà toán học bậc thầy của cả châu Âu.
Lúc đã gần 60 tuổi, theo sự thoả thuận với Nữ hoàng Nga Katerina II, Euler đến
Petersbourg lần thứ hai. Bốn năm sau, do ngày đêm làm việc quên mình, con mắt
còn lại của Euler tiếp tục bị hỏng. Thêm vào đó, một loạt bất hạnh khác đã xảy đến
với Euler: nhà cháy, mất sạch của cải, người vợ thân yêu của ông qua đời. Song,
những tổn thất về vật chất và tinh thần đó, cùng với sự giảm sút sức khoẻ của tuổi
già vẫn không ảnh hưởng tới sức sáng tạo và năng suất lao động của ông. Không còn
nhìn rõ được, ông đọc cho người khác viết hết công trình này đến công trình khác.
Lúc đã về già, do làm việc quá sức, Euler bị ốm yếu luôn. Một hôm, ông đang ngồi
sưởi nắng ngoài vườn, ông chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Petersbourg bước tới:
– Thưa ngài, chúng tôi muốn yêu cầu ngài một việc. Trước khi ngài bước sang thế
giới bên kia, liệu ngài có thể để lại cho chúng tôi một số công trình của ngài để đăng
trên tạp chí của Viện Hàn lâm trong suốt 20 năm sau được không?
Euler khẽ gật đầu:
– Tôi có thể nhận được việc đó. Và dĩ nhiên là những công trình chưa công bố.
Quả nhiên, Euler giữ đúng lời hứa. Ông mất năm 1783 mà 80 năm sau, tạp chí của
Viện mới in hết những công trình của ông.
Người ta đã tính ra rằng, trong suốt cuộc đời 76 năm của mình, Leonhard Euler đã để
lại tất cả những công trình có thể in thành 69 tập, mỗi tập khoảng 600 trang.
Khi Euler còn sống, có người đã hỏi ông:
– Xin ngài làm ơn cho biết, ngài đã viết nên những công trình bất hủ của mình vào
những lúc nào?
Euler cười đáp:
– Ông hỏi tôi viết ra những công trình ấy vào những lúc nào ư? Rất bình thường thôi!
Khi thì tôi đang ẵm một cháu ngồi trên đùi và những cháu khác quây quần xung
quanh, có khi tôi ôm con mèo trên vai Kể ra cũng tự nhiên thôi!

Có thể nói, Euler là một trong những nhà toán học vĩ đại, có thể làm việc bất cứ lúc
nào trong bất cứ điều kiện nào!
Đánh giá về những công trình của Euler, nhà triết học duy vật nổi tiếng người Pháp
Diderot đã viết đại ý là ông sẵn sàng đánh đổi tất cả những điều ông đã xây dựng
được "để lấy một trang trong những tác phẩm của ngài Euler". Còn D'Alembert trong
một bức thư gửi Lagrange đã gọi Euler là "ce diable d'homme" ("con người quái kiệt
đó") dường như muốn nói rằng những điều mà Euler làm được vượt quá sức của con
người!
Ngừng tính toán
Ngày 18 tháng 9 năm 1783. Trời đã xế chiều. Như thường lệ, Euler ngồi trước một
tấm bảng. Ông đang tính toán về luật rơi xuống của khinh khí cầu. Sau đó ông ăn
cơm cùng với nhà thiên văn Nga A.I.Leksel và gia đình.
Một lát sau, ông cho gọi một đứa cháu nội tới. Trong khi ông vừa uống trà, vừa vui
đùa với cháu thì ông bị ngất, cái tẩu đã rời khỏi tay. Ông chỉ kịp nói: "Ta chết đây!".
Cái chết đến nhanh như chớp và ông đã ra đi, đồng thời cũng là lúc ông ngừng tính
toán
Euler thọ 76 tuổi 5 tháng 2 ngày. Ông được an táng tại nghĩa trang Tân giáo Xmolen
ở Petersbourg. Trên mộ ông có một đài kỉ niệm bằng đá hoa cương Phần Lan màu
xám với hàng chữ giản dị: LEONHARDO EULERO (tên của LEONHARD EULER đã Latin
hoá và được ghi trên lăng mộ của ông).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×