Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tài liệu Thiên thạch có thể va vào Sao Hỏa tháng sau ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.8 KB, 1 trang )

Thiên thạch có thể va vào Sao Hỏa tháng sau
Tác giả: Xuandan
25/12/2007
Khả năng một thiên thạch va chạm thẳng vào Sao Hỏa tháng tới là 1 phần
75 - các chuyên gia của NASA nói trong bài phát biểu vào hôm thứ sáu.
NEOP (Near Earth Object Program – tạm dịch chương trình về các vật thể
gần Trái Đất) của Cơ quan hàng không Mĩ cho biết quỹ đạo chính xác của
thiên thạch này rất khó đoán trước, nhưng được biết nó sẽ đâm vào Sao
Hỏa vào ngày 30 tháng 1, tạo ra một hố đường kính cỡ 1 km.
Nếu thiên thạch (tên là 2007 WD5) này không đâm vào Sao Hỏa như dự tính, nó có thể qua đi qua lại Trái
Đất hàng năm hoặc hàng thập kỉ sau đó, tuy nhiên không có hiểm họa gì cho hành tinh của chúng ta – các
nhà khoa học nói.
Quỹ đạo chính xác của thiên thạch được phát hiện vào tháng 11 bởi trạm quan sát bầu trời Catalina tài trợ
bởi NASA, gần Tucson, Arizona. Sau đó nó trở nên vô cùng khó khăn để quan sát do nó ngày càng lùi xa
dần Trái đất.
Thiên thạch này có kích thước cỡ 50 mét chiều ngang, đã cách Trái Đất 7.5 km vào tháng 11.
Các nhà khoa học NEOP ở Phòng thí nghiệm nghiên cứu sự đẩy do phản lực Jet Propulsion ở La Canada
Flintridge, California nói với Thời báo Los Angeles rằng họ bị ấn tượng bởi khả năng của một thiên thạch va
vào Sao Hỏa, miêu tả nó như một hiện tượng "dữ dội bất thường".
"Chúng tôi đã quá quen với các tỉ lệ như 1 phần triệu" – nhà thiên văn học Steve Chesley nói. "Những cơ
hội như là một phần trăm làm chúng tôi đứng bật dậy khỏi ghế".
Tất cả những cuộc va chạm vào Sao Hỏa có thể so sánh với mưa thiên thạch Tunguska rơi vào Siberia,
Nga năm 1908, thứ đã đốn đổ 80 triệu cây trên diện tích trên 2150 km vuông.
Dựa vào nơi thiên thạch va chạm, tàu vũ trụ NASA, gồm cả Mars Reconnaissance Orbiter và 2 tàu tự hành
Opportunity cà Spirit sẽ có vị trí nhìn thuận lợi, giúp cho các nhà khoa học có một may mắn lớn – Chesley
nói.
"Như thường lệ, chúng tôi sẽ theo sát thiên thạch này (nếu nó đe dọa Trái Đất). – Chesley nói.
Theo Spacedaily

×