Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Tài liệu tham khảo Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (Dành cho đào tạo Điều dưỡng trình độ cao đẳng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.55 KB, 45 trang )

Tài liệu tham khảo

(Dành cho đào tạo Điều dưỡng trình độ cao đẳng)

Lưu hành nội bộ
Năm 2021


MỤC LỤC

Trang
Bài 1.

Đặc điểm tâm sinh lý người cao tuổi ………………………..……….

1

Bài 2.

Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho người cao tuổi ……………

8

Bài 3.

Sử dụng thuốc cho người cao tuổi ………..………………………….

21

Bài 4.


Chăm sóc bệnh nhân lỗng xương ..………………………..……….

27

Bài 5.

Chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp ..………………………..……….

30

Bài 6.

Chăm sóc bệnh nhân suy tim ………...……………………..……….

34

Bài 7.

Chăm sóc bệnh nhân ALZHEIMER ...……………………..……….

40

Tài liệu tham khảo ………………….………………………..……….

43


Bài 1
ĐẶC ĐIỂM TÂM - SINH LÝ NGƢỜI CAO TUỐI
MỤC TIÊU

1. Trình bày được những đặc điểm sinh lý người cao tuổi và q trình lão hố.
2.Trình bày được những đặc điểm sinh lý người cao tuổi và những thay đối của cơ thể trong
q trình lão hố.
3.Trình bày được đặc điểm tâm lý người cao tuổi và những biểu hiện của biến đổi tâm lý
trong q trình lão hố.
4.Trình bày được cách nhận định và chăm sóc người cao tuổi.
NỘI DUNG
1. Đặc điểm sinh lý ngƣời cao tuổi và q trình lão hóa
1.1 Đại cƣơng:
Người cao tuổi cịn gọi là người cao niên hay người già, đó là những người lớn tuổi,
thường có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên. Theo Pháp lệnh người cao tuối Việt Nam (số
23/2000/PL-UBTVQH): ―Người cao tuổi có cơng sinh thành, ni dưỡng, giáo dục con cháu
về nhân cách và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội‖. Trong cộng đồng, người cao
tuổi là người được phụng dưỡng, chăm sóc, động viên tinh thần, tơn trọng nguyện vọng chính
đáng, và họ là những người có tâm sinh lý đặc trưng - thích sum họp gia đình, con cháu, bạn
bè.
Tìm hiểu người cao tuổi và sự lão hoá, người thầy thuốc phải tiếp cận nghiên cứu sự
phát triên của người, vòng đời người. Sự hiêu biêt vê vòng đời người, vê những thách thức
của từng giai đoạn sống và sự tác động của các sự kiện trong đời sống lên sức khoẻ thể chất
và tâm lý, nhằm tăng khả năng của người thầy thuốc để giúp cho người bệnh cao tuổi được
tốt hơn trong chân đốn và điều trị các rơi loạn tâm sinh lý.
Sự phát triển của người bắt đầu từ thơ ấu, đến tuổi vị thành niên, đến tuổi trưởng thành
sớm và trung niên, và cuối cùng là giai đoạn cao tuổi. Quan điêm vê sự phát triên của người
bao gồm các nhân tố sinh lý học và tâm lý xã hội. Thường sự thay đổi của cơ thể và sự biến
đổi tâm lý xã hội đi cùng với nhau. Mặt khác, người ta cũng thấy thường những ―biển động‖
có tính chất stress đánh dấu sự chuyển đổi cẩn thiết từ một giai đoạn này sang một giai đoạn
1


khác của đời sống con người

Theo nghiên cứu của các tác giả, đời sống của con người được chia ra các giai đoạn như
sau:
-

22-29 tuổi: trưởng thành sớm

-

30-39 tuổi: ổn định

-

40-45 tuổi: khủng hoảng giữa cuộc đời

-

45-60 tuổi: trung niên

-

58-68 tuổi: người già còn trẻ ―những năm vàng‖.

-

Trên 75 tuổi: người già cao tuổi

-

Người già được qui định tuổi 65 hoặc già hơn, nhóm ít tuổi: 65-74 tuổi, trung bình:
74-84 tuổi, cao tuổi nhất là trên 85 tuổi


Ngoài ra, các tác giả còn chia ra vòng đời cá thể và vịng đời gia đình:
Vịng đời cá thể:
Cuối tuổi vị thành niên, đầu tuổi người lớn 30 tuổi là tuổi chuyển tiếp.
Tuổi trung niên, tuổi 50 là chuyển tiếp

/

Tuổi 60 trở đi là người cao tuổi Trên 60 tuổi là tuổi già cao tuổi
Vịng đời gia đình:
18-21 ti: giữa các gia đình, người lớn và trẻ em khơng bị ràng buộc
22-27 tuổi: đơi vợ chồng mới (gắn bó các gia đình'qua hơn nhân).
28-39 ti: gia đình có trẻ nhỏ
34-49 ti: gia đình có vị thành niên
50-60 ti: con cái trưởng thành và hoạt động
Trên 60 tuổi: gia đình và tuổi già.
Nghiên cứu vòng đời người, các giai đoạn của vòng đời gia đình và vịng đời cá thể
cho chúng ta thấy và nhận biết được đâu là sự phát triển bình thường và đâu là sự phát triển
bất thường, tiên lượng được những vấn đề tiềm ẩn trong đời sống cá nhân để có thể có những
biện pháp tác động thích hợp. Theo đó, các tác giả đã đưa ra cấu trúc một gia đình truyền
thống hay cịn gọi là gia đình hạt nhân nhằm cho thấy quan hệ của người cao tuổi (người già)
trong cấu trúc gia đình đó, cấu trúc đó gồm chồng, vợ và các con cái cùng chung sống một
nhà, với những quan hệ khăng khít họ hàng (những người ngồi gia đình hạt nhân có quan hệ
2


huyết thống hay hơn nhân).
Như vậy, khi nói đến người cao tuổi (người già), về khía cạnh y sinh học và tâm lý
học, người cao tuổi phải trải qua các giai đoan phát tri ân và biến thoái đến giai đoạn cuối của
vòng đời người, vòng đời cá thể, và trong đó diễn ra những biến động tâm - sinh lý qua các

vịng đời gia đình.
Lão hóa (tiếng Anh: Senescence, xuất phát từ senex nghĩa là ―người già‖, ―tuổi già‖)
là trạng thái hay quá trình tạo nên sự già nua. Khái niệm người già và sự lão hóa, xét trong
giới hạn qui luật tâm - sinh học vê sự phát sinh diễn biến của đời người, có thể coi đây là giai
đoạn hóa già (thối hóa) của cơ thể con người, đặc biệt vê hiện tượng sinh lý, tân lý và xã
hội, về sinh học, có hiện tượng tự phá hũy các gen (chết theo chương trình), hiện tượng mất
gen kết thúc, hiện tượng tổn thương các gốc tự do, tổn thương trong ty lạp thể,... Về khía
cạnh tâm lý, vịng đời cá thể và vịng đời gia đình đã cho thấy sự biến đổi tất yếu như một qui
luật tiến triển của đời sống tâm sinh lý con người trong từng giai đoạn theo cuộc sống cá
nhân, gia đình và xã hội. Trong đó, xét đến sự tác động của yếu tố trãi nghiệm trong thời kỷ
trẻ tuổi, sự đầm ấm của gia đình, sự nâng đỡ hiện tại trong mối quan hệ của vợ chơng, gia
đình, bạn bè, sự đảm bảo về tài chính, kể cả sự hài lịng hay khơng về tình trạng cơng việc,
sinh hoạt của cá nhân. Các thành tố đó liên quan rất chặt chẽ đến người già, và có thể đo
lường được qua kỷ năng ứng xử.
1.2 Đặc điếm sinh lý ngƣời cao tuổi - Những thay đổi của cơ thể trong quá trình lão hố
Khi tuổi cao, sức chống đỡ và sức chịu đựng của cơ thể con người trước các yếu tố và
tác nhân bên ngoài cũng như bên trong kém đi rất nhiều. Điều đó cho thấy, đặc điểm sinh lý
hay những thay đổi của cơ thể trong quá trình lão hoá ở người cao tuồi. Các nghiên cứu cho
thấy, bộ não bị lão hố giảm thể tích ở hầu hết các vùng dễ bị tổn thương: thuỳ trán 10%,
hạch nền 20%, chất liềm đen 35%, hồi hải mã 40%, toàn bộ chất trắng 15% (một phần do
mất myelin).
- Những thay đổi của cơ thể trong q trình lão hố, trước hết đó là sự thay đổi diện
mạo bên ngồi, như da nhăn, tóc bạc, lưng khịm, đi đứng chậm chạp, mọi phản ứng đều
chậm,...
- Ăn uống mất ngon vì tế bào vị giác trên lưỡi ngày một ít đi, miệng khơ vì tuyến nước
bọt giảm bài tiết, thiếu hụt về dinh dưỡng (nồng độ protein huyết thanh thấp, thiếu vitamin
3


BI2, acid folic).

- Mất cơ và giảm đậm độ của xương.
- Tế bào thần kinh bị huỷ diệt dần mà không được thay thế, lượng máu nuôi dưỡng cho
não giảm, suy nghỉ chậm chạp, rối loạn, nhầm lẫn.
- Hệ thống các chất trung gian dẫn truyền thần kinh thay đổi: adrenergic,
Noradrenergic, serotoninergic, dopaminergic bị giảm.
- Thuỷ tinh thể của mắt cứng đục, võng mạc kém nhạy cảm với ánh sáng, thị giác giảm
khi nhìn sự vật ở gần hay trong bóng tối.
-Tai nghe nghễng ngãng, khó bắt được các âm thanh có tần sổ cao, kể cả tiếng nói bình
thường.
- Khứu giác kém, mũi khó phân biệt và tiếp nhận được mùi của thực phẩm, hoá chất.
- Nhịp tim chậm, lưu lượng máu qua tim giảm, cơ tim xơ cứng, dễ bị suy tim, dễ bị
ngất xỉu. Người già dễ bị các bệnh lý tim mạch.
- Hơi thở ngắn, nhanh, dễ bị khó thờ do lượng dường khi trong máu giảm, dễ mệt khi
làm việc chân tay.
- Gan teo, thể tích gan nhỏ, lượng máu qua gan giảm, giảm hoạt động các men oxy
hóa, chức năng thanh lọc độc chất kém hữu hiệu. Do đó, thuốc chuyến hóa qua gan chậm,
tăng thời gian bán hủy các thuốc.
- Thận nhỏ lại, máu đi qua thận giảm, tổc độ lọc cầu thận giảm, khả năng bài tiết kém,
bàng quang co bóp yếu, gây chứng khó tiểu và tiểu tiện khơng tự chủ, tun tiền liệt xơ hố,
gây bí tiểu,... Do đó, dẫn tới tăng nồng độ thuốc thải trừ qua thận (như lithium, solian).
- Lớp mõ dưới da teo, tuyển mồ hôi và tuyến nhờn kém hoạt động, gây da khô, nhăn
nheo, dễ bị tổn thương, ít chịu đựng được, giảm thể tích nước và khơi lượng cơ thể nhỏ, nồng
độ albumin huyết thanh thấp,.. Do đó, sẽ làm tăng thời gian bán hủy, tăng nồng độ các thuốc
tan trong nước, trong rượu, tăng nồng độ trong huyết thanh cùa các thuốc gắn với protein
(như các thuốc hướng thần).
- Hệ thống miễn dịch yếu, sự sản xuất kháng thể bị trì trệ, cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn,
bệnh tật dễ trầm trọng hơn..
- Đời sống tình dục suy giảm.
Từ những cơ sở sinh lý về sự thay đổi của cơ thể người cao tuổi, các nhà nghiên cứu
4



tuổi già cho thấy, ở độ tuổi này cần lưu ý hai điểm:
Thứ nhất, người già dễ bị mắc bệnh do q trình lão hóa, nên sức đề kháng của cơ thể
người già giảm đối với các yếu tố gây bệnh (nhiễm khuẩn, nhiễm độc, các stresss cơ thể và
tâm lý). Ngồi các bệnh lý mạn tính từ các giai đoạn trước đó để lại, người già cịn mắc thêm
các bệnh khác, như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, tai biến mạch máu não,
parkinson, Alzheimer, các bệnh về xương khớp, bệnh phổi, phế quản, hoặc ung thư... Hậu
quả của bệnh tật đã làm thay đổi mạnh mẽ sâu sắc đến tâm lý và nhân cách của người cao
tuổi.
Thứ hai, dược động hoc các thuốc (quả trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, bài tiêt),
đặc biệt là thuốc hướng thần ở người già có sự khác biệt so với người trẻ. Thuốc được hấp
thu qua ống tiêu hóa ở dạ dày chậm, do dịng máu tới tạng giảm; sự phân bố thuốc trong cơ
thể, do tùy thuộc vào thể tích nước và trọng lượng cơ thể giảm, nồng độ albumin huyết thanh
thấp, nên thời gian bán hủy các thuốc tăng, đặc biệt khi thuốc chuyển hóa qua gan; thải trừ
thuốc qua thận giảm do tốc độ lọc câu thận giảm, do đó tăng nồng độ của các thuốc được thải
trừ qua thận. Đặc điểm dược động học các thuốc cho thấy, khi sử dụng các thuôc hướng thân
cho người già, cần chú ý các biến chứng có thể xãy ra, như ngã do buồn ngủ, hạ huyết áp, hội
chứng parkinson do sử dụng thuốc chống loạn thần, lú lẫn do dùng các thuốc kháng
cholinergic (chống trầm cảm ba vòng) và dopaminergic, loạn động muộn do thuốc chống
loạn thần điển hình (gặp 25% trường hợp)
Như vậy, các giả thuyết về q trình lão hố đã minh chứng cho đặc điểm sinh lý và
những thay đổi của cơ thể người cao tuổi, được coi như một qui luật tất yếu về sự phát triển
của người, vòng đời người, vòng đời cá thê.
2. Đặc điểm tâm lý ngƣời cao tuổi
Nghiên cứu đặc điểm tâm lý của người cao tuổi, các tác giả cho thấy tuổi già có những
biểu hiện tâm lý liên quan đến q trình lão hóa.
- Sư chậm chạp về tâm lý vận động: một động tác nhưng mất nhiều thời gian, sự lẫn
lộn về thời gian, rối loạn trí nhớ: khó khăn trong việc tái hiện, có thể nhớ được khi có sự gợi
ý, có khi lú lẫn, do liên quan đến sự suy giảm ý thức và tập trung chú ý.

- Về tư duy: suy nghỉ chậm chạp, liên tưởng chậm, ý tưởng tự ti, tự cho mình là thấp
kém, nặng hơn có thê có hoang tưởng bị tội, bị hại, nghi bệnh,...
5


- Về tri giác: giảm tốc độ xử lý thông tin, có sự suy giảm về tri giác giác quan (thao tác
cấp cao) nên nhận thông tin chậm, đôi khi bị nhiễu.
- Khó tập trung chú ý hoăc chủ ý giảm, cảm xúc dao động liên quan đên sự lão hóa hệ
viền, cấu tạo lưới. Những biển đổi tâm lý nặng có thể có lo âu, trầm cảm. Những biểu hiện
của lo âu rất đa dạng, phức tạp: cảm giác sợ hãi, lo lắng thái quá về sức khoẻ của mình, lo
lắng về tương lai, khó tập trung tư tưởng, dễ cáu, khó tính, căng thẳng vận động, bồn chồn,
đứng ngồi không yên, đau đầu, khô miệng, đánh trống ngực. Những biểu hiện của trầm cảm
ở người già thường thấy là cảm giác buồn phiền, chán nản, bi quan, mất hứng thú với những
ham thích trước đây, mất niềm tin vào tương lai, giảm nghị lực, giảm tập trung, rối loạn giấc
ngủ, ăn khơng ngon miệng, và họ có thê trở nên suy kiệt.
Như vậy, trong q trình lão hóa, cùng với những thay đổi chức năng sinh lý các hệ
thống cơ quan trong cơ thể, các nghiên cứu cũng nhận thây có những biến đổi về tâm lý ở
người cao tuổi. Bởi vậy, có thể nói ngồi các bệnh cơ thể mà người già dễ bị mắc, thì các rối
loạn tâm lý cũng là ―bạn đồng hành‖ của họ. Các rối loạn tâm lý ở người cao tuổi rất phong
phú và đa dạng. Những biểu hiện thường thấy là từ cảm giác khó chịu, lo lắng, đến các rối
loạn thần kinh chức năng, như mệt mỏi, uể oải, đau nhức, rối loạn giấc ngủ, lo âu, ám ảnh,
nặng hơn có thể có các rối loạn loạn thần như hoang tưởng, ảo giác, rối loạn trí nhớ, rối loạn
ý thức, rối loạn các năng lực phán đốn suy luận,... Có thể nói, đây là giai đoạn có nhiều biến
đổi tâm lý đặc biệt ở người cao tuổi; và các rối loạn tâm lý đó có liên quan trước hết đến các
stresss của việc thích nghi với hồn cảnh sống mới, khi phải chuyển từ giai đoạn làm việc
tích cực đến giai đoạn nghỉ hưu. Bởi vì, sau khi nghỉ hưu những người cao tuổi phải trải qua
hàng loạt các biến đổi tâm lý quan trọng do thay đổi nếp sinh hoạt, cũng như sự thu hẹp các
mối quan hệ xã hội. Lúc này, ở họ xuất hiện tình trạng khó thích nghi với giai đoạn nghỉ hưu,
và dễ mắc ―hơi chứng về hưu", với tâm trạng buồn chán, mặc cảm, thiếu tự tin, dễ nổi giận,
cáu găt. Do đó, họ trở nên sống cơ độc và cách ly xã hội.

Ngồi ra, người ta còn nhận thấy một số rối loạn loạn thần giống tâm thần phân liệt,
như các hoang tưởng ―bị cô lập, bị truy hại‖, ―các ảo thanh, ảo khứu, ảo giác xúc giác‖.
Từ những nghiên cứu trên cho chúng ta thấy được đặc điểm tâm -sinh lý, và những
thay đổi của cơ thể, cũng như những biến đổi của tâm lý rất phong phú và đa dạng ở người
cao tuổi gan liền với quá trình lão hớá, quá trình Ịạo nên tuồi già. Trong q trình lão hóa,
6


ngoài phát hiện những thay đổi chức năng sinh lý các hệ thống cơ quan trong cơ thể, người ta
cũng nhận thấy những biến đổi về tâm lý nhiều mức độ khác nhau ở người cao tuổi. Nghĩa là,
ở người già thường xuất hiện những rối loạn tâm thần đặc trưng (như trình bày ở trên), cũng
như các bệnh lý cơ thế thường gặp ở lứa tuổi này. Từ đó, giúp cho người thầy thuốc có cách
nhìn tổng quan trong việc tiếp cận khám và điều trị các rối loạn tâm - sinh lý người cao tuổi,
nhằm đưa lại hiệu quả trong việc chăm sóc sức khoẻ thể chất và tâm thần cho người cao tuổi
trong cộng đồng.

7


Bài 2
CHĂM SÓC SỨC KHỎE
VÀ DINH DƢỠNG CHO NGƢỜI CAO TUỔI
MỤC TIÊU
1. Trình bày được 5 vấn đề cần chăm sóc người cao tuổi.
2. Trình bày được những thay đổi về sinh lý và đáp ứng nhu cầu về nghỉ ngơi, sinh hoạt

cho người cao tuổi.
3. Trình bày được nhu cầu dinh dưỡng của người cao tuổi.
4. Trình bày được những nguyên tắc cơ bản áp dụng trong chế độ ăn và cách ăn của


người cao tuổi.
5. Kể những vấn đề lưu ý khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi .

NỘI DUNG
1. Nhận định
Việc tiếp cận khám xét, chẩn đoán và quản lý điều trị các rối loạn tâm thần và bệnh cơ thể ở
người cao tuổi là cần thiết. Tiếp cận khám bệnh người cao tuổi, cần tuân thủ các nguyên tắc
cơ bản:
-

Lần gặp gỡ ban đầu:
Trong khi tiếp cận bệnh nhân già, lần gặp gỡ ban đầu là rất quan trọng. Bởi vì, lần gặp

đầu tiên giữa thầy thuổc và bệnh nhân già sẽ đặt nền tảng cho mối quan hệ tốt đẹp lâu dài.
Người già cảm thay hài lòng, và xây dựng được lòng tin qua thái độ chăm sóc mang tính
nghề nghiệp của người thầy thuốc. Đặc biệt, khi tiếp xúc với người già chậm chạp, nghe
kém, thiếu kiên nhẫn, trả lời câu hỏi một cách hun thun, địi hỏi người thầy thuốc phải
có nghệ thuật tiếp xúc thì mới thu thập được những thơng tin, số liệu cần thiết cho chẩn
đoán.
-

Đánh giá bệnh nhân già:

Ngay từ khi gặp gỡ, nên có một sự đánh giá chung về khả năng giao tiếp của bệnh nhân
qua việc đánh giá khả năng nghe, hiểu, tình trang tâm thẩn và khả năng nói của họ. Việc
đánh giá bệnh nhân già bao gồm khai thác về tiền sư, khám thực thê. Trong đó đánh giá khả
năng thực hiện các chức năng của bệnh nhân, những nhu cầu đặc biệt và khả năng đối phó
trong mơi trường sống của họ; đồng thời làm các xét nghiệm cần thiết.
8



Về tiền sử: các thông tin phải được khai thác qua bệnh nhân và người nhà của họ. Một
phần chủ yếu của tiền sử là đánh giá các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (ăn uống, tắm, mặc
quần áo, đi vệ sinh, sự đi lại, quản lý tiền, nấu ăn, công việc nhà, sử dụng điện thoại,...) của
người bệnh. Những hoạt động này là cốt yếu cho việc duy trì độc lập trong gia đình và hoạt
động trong sinh hoạt hàng ngày là cơ bản.
Ngoài thu thập tiền sử trên bệnh nhân, cũng cần chú trọng đến tiền sử gia đình, về sự
tồn tại và tính ổn định của những hỗ trợ manh tính xã hội hơn là những bệnh trong gia đình.
Từ đó, giúp cho người thầy thuốc nhận biết được ai là thành viên quan trọng trong gia đình
trong việc chăm sóc, điều trị, hoặc cho bệnh nhân đi khám lại. Đồng thời, đánh giá hệ thống
hỗ trợ cho bệnh nhân của các thành viên trong gia đình, hàng xóm, bạn bè, những người tình
nguyện, các cơ sở dịch vụ xã hội, và những cơ sở chăm sóc sức khỏe tại nhà như thế nào,
xem xem có hiện tượng ngược đãi hoặc sao lãng đối với người già không.
- Việc khám thực thể: người già cần chú trọng vào khả năng thực hiện các chức năng,
như nhìn bệnh nhân làm các động tác bỏ giày, đứng lên khỏi ghế, đi lại trong phòng.
+ Khám những dấu hiệu sống còn (kiểm tra huyết áp khi nằm và khi đứng, đếm mạch
đầy đủ trong một phút để đánh giá sự bất thường về số lần mạch đập và tính chất nhịp đập).
+ Khám thực thể phát hiện những thay đổi về giải phẩu và sinh lý ở người cao tuổi,
như giảm tính đàn hồi, độ khơ của da, mạch máu kém đàn hồi nên có thể tim có tiêng thổi
tâm thu, hoặc nhược cơ, phản xạ gân xương giảm, loãng xương,...
+ Khám và đánh giá tình trạng tâm thần là một khía cạnh cần được chú trọng đối với
người già. Việc phát hiện sớm bệnh sa sút trí tuệ là một mục tiêu được đưa ra trong chăm sóc
ban đầu. Muốn vậy, người thầy thuốc cần tiếp cận hỏi kỹ về trí nhớ, sự định hướng, chức
năng trí tuệ, khả năng phán đoán và suy luận, kể cả biểu lộ cảm xúc của người bệnh,... nhằm
phát hiện sự rối loạn chức phận nhận biết tinh tế.
- Các xét nghiệm và những nghiên cứu đặc biệt khác: Các xét nghiệm cho người
già nên được chọn một cách cẩn thận.
+ Do khối lượng cơ giảm, lượng creatinin trong máu giảm theo tuổi đánh giá chức
năng của thận giảm, nên việc dùng thuốc cho người già phải đúung liều.
+ Do sự kém hoặc không dung nạp Glucose là thường gặp ở người già, và lượng

Glucose có thể tăng sau khi ăn trong huyết thanh, nên cần định lượng Glucose huyết thanh
9


nhàm giúp chẩn đoán đái tháo đường ở người già.
+ Phân tích lượng Feritin trong huyết thanh nhàm để xác định thiếu máu thiếu sắt ờ
người già.
+ Đánh giá về nhận thức là cốt lõi của quá trình làm chẩn đốn. Đối với người bị bệnh
nhẹ, những thiếu sót về nhận thức có thể được che dấu, khó phát hiện rõ trên lâm sàng, nên
sử dụng các trắc nghiệm đánh giá về nhận thức mới tạo khả năna; kiểm tra và có tính quyết
định chẩn đốn. Bảng đánh giá tối thiểu trạng thái tâm thân (MMSE) cho kết quả giúp phân
biệt sự tổn thương nặng nề quá trình nhận thức trong bệnh Alzheimer với các bệnh lý khác
(như bệnh lý mạch máu não, sa sút trí tuệ trong Lewy,...)
2. Chăm sóc ngƣời cao tuổi
2.1 Giữ an tồn cho ngƣời già
- Người cao tuổi không nên kê gối cao khi nằm ngủ. Để hạn chế thiếu máu não đột
ngột, đang nằm nếu muốn ngồi dậy thì khơng nên nhấc đầu một cách đột ngột mà phải xoay
đầu và nghiên người lại, chống tay dậy từ từ. Việc nằm đọc sách lâu cũng có hại cho mắt,
gây mỏi người, mỏi tay, máu dồn xuống thấp và gây bệnh trĩ.
- Khi ngủ dậy, nếu thấy cảm giác khác thường như tê nữa người, bại một bên tay hoặc
chân, cần nằm nghỉ và được khám bệnh, khơng nên cạo gió, khơng cố vận động. Đây có thể
là một tay biến mạch máu não, nhất là khi có tang huyết áp, xơ vữa động mạch.
- Khi lên xuống cầu thang, nếu tức ngực, khó thở khác với bình thường, nên đi khám
bệnh cần chú ý đến chứng thiếu máu cơ tim.
- Để giữ cột sống, khơng nên với tay lấy 1 vật gì q tầm, không bê vật quá nặng. Khi
mang xách, trong lượng cân đối ở cả 2 bên. Không nên cuối lom khom khi quét nhà, quét
sân, kể cả lúc bê 1 vật gì đó…
- Với người có tuổi trong sinh hoạt hằng ngày nên nhớ đến ―3 cái nữa phút‖: Khi tỉnh
dậy không nên vọi vàng bước xuống giường ngay mà nên nằm trên giường ½ phút cho tỉnh
hẳn, ngồi dậy ½ phút trên giường, sau đó bỏ 2 chân xuống giường ½ phút để giúp tim có thời

gian bơm máu lên não, nằm hạn chế té ngã cho thiếu máu não.
- Kế đến là phải lưu ý ―3 cái nữa giờ‖: mỗi buổi sáng thức dậy vận động ½ giờ (tập
dưỡng sinh, đi bộ,…), trưa nằm nghỉ hoặc ngủ ½ giờ giúp thư giãn, tối nện đi bơ ½ giờ giúp
ngủ ngon. Đi bộ là cách vận động tốt nhất, phù hợp với người cao tuổi và có thể phịng bệnh
10


xơ cứng động mạch.
2.2 Chọn lựa vẩn đề ƣu tiên về chăm sóc y tế, tâp thích nghi với những thay đổi của tuồi
già
Hiểu biết những thay đổi cần thiết để ứng phó, thích nghi nên khuyến khích người già :
- Cần có thái độ tích cực trong việc tự săn sóc sức khoẻ.
- Đe phịng bệnh bằng chích ngừa như cúm, viêm phổi, viêm gan...
- Tham dự chương trình sớm phát hiện bệnh như chụp nhũ ảnh, khám tìm ung thư

tiền liệt tuyến, làm Pap smear cho ung thư cổ tử cung...
- Khám sức khoẻ tổng quát hàng năm dù khơng có bệnh.
- Sử dụng thuốc đúng , tái khám đúng hẹn

2.3. Nâng đỡ tinh thần lạc quan vui sống, hòa nhập cộng đồng
- Hãy trở nên cần thiết cho mọi người.
- Giữ phần chủ động cuộc đời mình
- Tiếp tục học hỏi..
- Ln ln giữ bề ngồi cho tươm tất, chải chuốt.
- Đừng để mình bị cơ đơn, lẻ loi.
-

2.4. Lựa chọn thức ăn phù hợp dễ tiêu
- Thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, cân đối: protid, lipid, glucid, chất khoáng, vitamin,… chia


thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Cân băng nước, điện giải.
- Điều hòa ăn uống.

2.5 Duy trì thói quen tốt, chế độ tập luyện thƣ thả, bền bỉ.
- Thiết kế một chương trình tập luyện thích hợp với tuổi, sức khoẻ, hoàn cảnh, điều kiện

của người cao tuổi. Dành cho sự vận động một thời gian ưu tiên và cố định trong ngày, coi sự
vận động như một nhu cầu chứ khơng phải để giải trí.
- Đại, tiểu tiện: Cần tạo thói quen đi đại tiện hàng ngày, hoặc 1 -2 ngày/lần.. Không răn

mạnh khi đại tiện để phòng xuất huyết ở một mạch máu đã bị tổn thương trước đó. Có thể tạo
phản xạ dể đi đại tiện bằng cách tập thể dục, xoa day thành bụng từ phải sang trái, uống một
11


cốc nước, một ly sữa hoặc mọt ly cà phê. Đi đại tiện xong, không đứng dậy ngay một cách
đột ngột mậ nên cúi mình ra trước, từ từ ngồi dậy. Nếu thấy chóng mặt, nên vịn vào một chồ
nào đó, chờ hết chóng mặt hãy đứng lên. Đây là tình trạng thiếu máu não, thường chỉ thống
qua; khám bệnh ngay khi bất thường .
- Người cao tuổi bình thường đi tiểu dễ dàng, khơng buốt, khơng rát, khơng són lại; tia

nước tiểu thẳng, khơng bị ngắt qng. Tình trạng hay tiểu tiện đêm có thể do mât ngủ, hoặc
có một vài bệnh như viêm đường tiết niệu, bệnh tuyến tiền liệt...Khi đi tiểu cũng phải vịn vào
một chỗ nào đó. Nếu chóng mặt thì cúi đầu ra phía trước, chờ hết hãy đi vào. Khi đi tiểu, một
lượng nước sẽ bị thải ra theo nước tiểu, áp suất trong ổ bụng bị hạ thấp do mất sự chèn ép cua
bàng quang. Lượng máu lên não thiếu. Điều này cũng gây chóng măt và dễ bị ngã. Kinh
nghiệm cho thấy, tai biến mạch máu não ở người cao tuổi dễ gặp vê ban đêm, lúc dậy đi tiểu.
Do đó, nếu đang đắp chăn ấm, trước khi ngồi dậy, phải mở dần chăn ra để nhiệt độ cơ thể
thích nghi với nhiệt đơ bên ngồi, đồng thời phải nằm nghiêng một lúc rồi mới từ từ ngồi dây.

Nếu đi tiểu gắt, buốt hay có máu, nên đến khám bác sĩ chuyên khoa, về ban đêm, tốt nhất là
có bơ tiểu để cạnh giường, tiện tầm tay với, không phải đi ra khỏi phòng.
-

2. Nhu cầu dinh dƣỡng của ngƣời cao tuổi
- Người cao tuổi là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng vì cơ thể người

cao tuổi thường đã bị lão hóa. Chức năng của các cơ quan, bộ phận đều bị suy giảm. Ngoài
ra, người cao tuổi thường hay mắc các bệnh mạn tính. Vi vậy, chế độ ăn và cách ăn uống sao
cho phù hợp với.người cao tuổi là hết sức quan trọng.
2.1. Nhu cầu năng lƣợng
- Người cao tuổi hoạt động ít hơn, khối cơ của người cao tuổi cũng giảm đi khoảng 1/3

so với thời trẻ. Với một người 70 tuổi, nhu cầu năng lượng giảm đi khoảng 30% so với tuổi
20. Do đo người cao tuổi phải ăn ít hơn lúc cịn trẻ, nếu thấy ngon miệng ăn quá thừa sẽ mắc
bệnh béo phì. Để đời sống khỏe mạnh và tăng tuổi thọ, người cao tuổi nên thường xuyên
kiểm tra cân nặng cơ thế.
- Gần đây WHO khuyên dùng chỉ số khối cơ thể để đánh giá tình trạng dinh dưỡng

BMI= cân nặng(kg)/chiều cao2(m)
12


-

Bảng đánh giá theo chuân của Tô chức Y tê thê giới (WHO)

Phân loại

WHO BMI (kg/m2)


Cân nặng thâp (gây)

<18.5

Bình thường

18.5-24.9

Thừa cân

25

Tiên béo phì

25 -29.9

Béo phì độ I

30 - 34.9

Béo phì độ II

35 - 39.9

Béo phì độ III

40 .

2.2.Nhu cầu về glucid

- Tùy theo trọng lượng cơ thể chỉ nên dùng 200-300g glucid mỗi ngày. Nhu cầu mỗi

ngày khoảng 4g-6g/1 kg cân nặng, lg glucid cho 9 kcal.
- Sự dung nạp chất bột đường ở độ tuổi này cũng bị giảm nên sẽ dễ bị tăng đường huyết

nếu chế độ ăn giàu bột đường nhất là các loại đường hấp thu nhanh. Cụ thể, nên hạn chế các
loại đường mía, bánh kẹo, nước n g ọ t . . . n ê n sử dụng các loại ngũ cốc và tinh bột như cơm,
bún, mì, nui, khoai... Các loai khoai củ vừa dễ tiêu hóa lại giàu chất xơ chống táo bón. Đối
với gạo thì chỉ cần chọn gạo dẻo, khơng mốc và không chà xát quá trắng là được. Loại gạo
đỏ, hay còn gọi là gạo lức là tốt nhất vì giàu vitamin B1 và nhiều chất xơ, vì các chất ngọt
này được tiêu hóa, hấp thu, dự trữ ở cơ thể và giải phóng ra từ từ đưa vào máu theo nhu cầu
hoạt động của cơ thể nên không làm tăng đường huyết đột ngột.
2.3. Nhu cầu về Lipid
- Cố gắng không quá 80g/ ngảv, lg lipid cho 9kcal
- Ở người cao tuổi hoạt động của men lipase phân giải chất mỡ giảm dần theo tuổi và cơ

thể dể có xu hướng thừa mở trong máu, cholesterol trong máu tăng, dễ gây rối loạn chuyển
hóa mỡ và cũng là tiền đề dẫn đến xơ vữa động mạch.
- Người có tuổi khơng nên ăn nhiều thức ăn động vật, lịng đỏ trứng, phủ tạng vì có

nhiều cholesterol. Thơng thường, người có tuổi có thể ăn 3 quả trứng/tuần. Đối với người có
13


Cholesterol máu cao chỉ được ăn một lòng đỏ trứng/tuần.
2.4. Nhu cầu về Protid
- Nhu cầu protid: 1-1.5 protid/lkg cân nặng, 1g protid cung cấp 4 kcal. Khả năng tiêu

hóa, hấp thu và tổng hợp chất đạm ở người cao tuổi đều kém nên dễ xảy ra tình trạng thiếu
đạm. Quá trình phân hủy đạm tại ruột già (nhất là đạm từ thịt) tạo ra các chất thải thối rữa và

là những độc tố nếu táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng khơng tốt đến sức khỏe. Do đó, người có
tuổi nên hạn chế các loại thịt nhất là thịt mỡ. Thay vào đó thì nên ăn cá vì cá chứa nhiều đạm
dễ tiêu hố lại có thêm một sơ acid béo cần thiết cho cơ thể. Tăng nguồn đạm thực vật như
đậu hủ, tàu hu ki, sữa đậu nành, đậu đũa, đậu hà lan, đậu cove...
2.5. Nhu cầu về nƣớc, vitamin và chất khoáng
- Được đảm bảo ở chế độ ăn bình thường cần tăng thêm canxi, nhu cầu canxi hằng ngày

cần khoảng 850mg/ngày, tăng vitamin C
- Người có tuổi cũng dễ bị thiếu nước do ít cảm thấy khát nước. Do đó, nên ng nước

thường xun dù khơng khát nhất là vào mùa nóng. Hoạt động tiêu hóa và hấp thu ở người
cao tuổi thường kém hiệu quả hơn lúc trẻ nên càng về già thì lại càng dễ bị suy dinh dưỡng.
Đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng thì người cao tuổi cũng dễ bị thiếu sinh tố (như sinh tổ
C). Do đó, người cao tuổi nên ăn trái chín cây để bổ sung vitamin. Các loại trái cây thích hợp
là chuối, đu đủ, cam, bưởi, thanh long... vì mềm, dễ nhai nuốt lại giàu chất xơ chống tao bón.
Các loại trái cây quá ngọt như nhãn, sầu riêng, xồi thì nên ăn vừa phải vì sự dung nạp đường
kém ở độ tuổi này. Người cao tuổi cũng rất dễ bị loãng xương nên việc bổ sung canxi là hết
sức cần thiết. Thực phẩm giàu canxi phù hợp nhất là sữa và nên uống loại sữa ít béo, không
đường, khoảng 1 -2 ly mỗi ngày. Sữa chua cũng rất tốt vì vừa bổ vừa có tác dụng điều hịa
boạt động tiêu hóa nhưng nên chọn loại sữa chua ít đường.
3. Những nguyên tắc cơ bản áp dụng trong chế độ ăn và cách ăn của ngƣời cao tuổi
- Con người ta ăn uống được ngon miệng trước tiên là nhờ đến các giác quan. Nhờ khứu

giác nên ngửi được mùi thơm của thức ăn, thị giác giúp nhìn thấy màu sắc thức ăn thật hấp
dẫn, cầm chén thức ăn nhờ xúc giác mà biết thức ăn ấm nóng hoặc mát lạnh, nhờ vị giác mà
biết được thức ăn chua, cay, mặn, ngọt như thế nào để thường thức cái ngon của thức ăn.
Chính những giác quan đó đã kích thích nước bọt tiết ra để sẵn sàng tiêu hóa thức ăn. Thế
nhưng ở người cao tuổi thì mắt khơng nhìn rõ, mũi ngửi kém, vị giác và xúc giác không nhạy
14



nên ăn uổng thường kém ngon.
- Vì vậy, ngựời cao tuôi không nên ăn quá no để tránh tăng gánh hoat đơng của hệ tiêu

hóa. Nhu động ruột ở người cao tuổi cũng giảm nên dễ táo bón, mà táo bón kéo dài thì các vi
sinh vât gây thối rữa trong ruột.sẽ phát triển lảm đầy hơi, mà đây hơi lâu ngày sẽ đây cơ
hồnh lên cao gây khó thở, ảnh hưởng đên hoạt động của cơ tim. Đầy hơi trong bụng cũng
làm giảm cảm giác thèm ăn. Như vậy, chỉ một bộ máy tiêu hóa kém hoạt động khơng thơi đã
gây ra biết bao phiền tối cho người cao tuổi. Tuy vậy, đối với người có tuổi khỏe mạnh, hệ
thần kinh hoạt động tốt thì mặc dầu có các suy yếu trên nhưng cơ thể vần có khả năng điều
chỉnh và thích nghi được tốt và người cao tuổi vẫn có thể ăn uống, tiêu hóa bình thường.
-

3.1. Giảm mức ăn so với lúc trẻ
- Nhu cầu năng lượng của người 60 tuổi giảm đi 20%, ở người 70 tuổi giảm đi 30% so

với người 20 tuôi cho nên người cao tuôi nên giảm thức ăn so với thời trẻ.
- Trong sinh hoạt hàng ngày, NCT ít vận động hơn, cho nên nhu cầu về năng lượng

cũng giảm theo, vì vậy việc giảm bớt số lượng ăn là việc làm cần thiết, trong đó cơm là
nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu. Nếu khi cịn trẻ, ăn bình thường mỗi bữa 3-4 bát cơm
thì nay cao tuổi ăn bớt xuống 2 bát rồi 1 bát. cần theo dõi cân nặng để điều chỉnh thể trọng
cho hợp lý.
3.2. Ăn thức ăn càng đa dạng càng tốt
- Một chế độ dinh dưỡng tốt là mỗi bữa ăn phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng

cần thiết cho cơ thể.
- Chế độ ăn đầy đủ, đa dạng chủ yếu dựa vào các thức ăn có nguồn gốc thực vật.

3.3. Ăn nhiều cá

- Nếu ăn cá thường xuyên, ít nhất 2 lần trong tuần, giúp người cao tuổi có khả năng

chống lại nhiều nguy cơ gây bệnh từ hen phế quản đến ung thư tiền liêt tuyến.
- Cá giàu chất đạm, ít acid béo khơng tốt, nhiều acid béo tốt có tác dụng chống bệnh tim

mạch và ung thư.

15


3.4. Tránh ăn quá no đặc biệt khi có bệnh hệ tim mạch
Lưới tuần hoàn ở hệ thống gan ở những người trên 65 tuổi giảm 40-45% so với lúc 25
tuổi. Một bữa ăn quá no là môt sư căng thẳng, mơt gánh năng q tải một stress tiêu hóa có
thể dẩn tới những hậu quả tai hại, đặc biệt ở người bệnh tim mạch.
3.5. Giảm đƣờng và muối trong bữa ăn
- Ở người cao tuối, sự dung nạp các chất đường, bột giảm nhiều. Nhu cầu vê năng lượng

cũng giảm. Vì vậy, người cao tuổi nên ăn các thức ăn chứa tinh bột giàu chất xơ như bánh mì
đen, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ chứa ít năng lượng (khoai lang). Ngược lại, người cao tuổi
nên hạn chế và gần như khơng nên ăn các loại đường mía, mật, bánh kẹo, nước ngọt, nước
tăng lực.
- Ở người bình thường, cơ thể tự điều hòa lượng muối ăn trong máu bằng cách giữ lại

hoặc thải ra ngoài băng đường mồ hôi hoặc nước tiểu. Nhưng nếu ăn nhiều muối trong một
thời gian nhất định, sự dư thừa muối sẽ có hại cho tim, thận cũng như làm tăng huyết áp.
- Muối ăn không phải làn nguyên nhân trực tiếp gây bệnh nhưng nó lại là tác nhân làm

xuất hiện bệnh, làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý, làm tăng các biến chứng nặng nề của
bệnh. Lượng muối ăn hàng ngày được thống nhất toàn cầu là dưới 6g/ngày.
3.6. Ăn nhiều rau tƣơi, quả chín, thức ăn giàu chất chống oxy hóa

- Đối với người cao tuổi, táo bón ln là nỗi "bức xúc". Táo bón ở người cao tuổi là do

ít vận động, ăn khơng đủ chất xơ, uống khơng đủ nước, sức co bóp của dạ dày giảm, nhu
động ruột cũng giảm... Vì vậy, người cao tuổi nên chú ý ăn nhiều rau tươi, quả chín để bổ
sung chất xơ nhằm kích thích nhu động ruột, tránh gây táo bón.
- Các thực phẩm nên ăn là cà chua (giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt), bắp cải, súp

lơ (chống ung thư bàng quang)... Ăn rau cũng góp phần tăng cảm giác no khi ta ăn bớt cơm
quan trọng hơn cả, rau quả tươi còn cung cấp các loại vitamin, các yếu tố vi lượng và các chất
chống oxy. Các chất xơ trong rau quả còn cỏ tác dụng giống như cái chối quét chất
cholesterol thừa, đẩy ra theo phân giúp cơ thể phòng ngừa xơ vữa động mạch.

16


3.7. Ăn thêm các loai đậu, mè
- Các thức ăn này có nhiều chất đạm, lại có nhiều chất dầu trong đó có loại acid béo

khơng no là acid linoleic rất quan trọng trong việc phòng chống tăng cholesterol..
- Việc tiêu hoá, hấp thụ các chất đạm đối với người cao tuổi rất kém nên việc bổ sung

chất béo, chất đạm từ thực vật như lạc, đậu và vừng là rất quan trọng Cho nên những NCT
nên ăn nhiều món từ đậu tương như: đậu phụ, sữa đậu nành, vừng, lạc, mè và nhất là đâu
tương có tác dụng phịng chống bệnh ung thư và bênh tim mach là 2 bệnh chính gây tử vong
ở NCT.
3.8. Tránh ăn nhiều thịt
- Thịt bị, thịt lợn có khá nhiều độc tố làm cho cơ thể người cao tuổi mệt mỏi vì bắt gan,

thận làm việc nhiều. Nếu ăn các món có lẫn chất bột và thịt, nhất là món rán, hầm gây khó
tiêu nhất cho bộ máy tiêu hóa của người cao tuổi.

- Ăn nhiều thịt không tốt cho sức khỏe người cao tuổi. Mạng lựới tuần hồn ở hệ thơng

gan người cao tuổi giảm, khả năng tiêu hóa của tế bào gan cũng bị giảm. Ăn nhiều thịt trong
ngày là một sự căng thăng, một gánh nặng quá tải, nhất là đối với người cao tuổi bị bệnh tim
mạch.
3.9. Uống sữa
- Nhiều người trong số họ khơng có thói quen uống sữa, nguồn cung cấp chủ yếu canxi

để phòng ngừa bệnh lỗng xương... Tất cả những thói quen đó, kết hợp với khả năng hấp thụ
các chất của cơ thể kém hơn, dẫn đến trong cơ thể NCT thường bị thiếu các loại vitamin và
các khoáng chất.
- NCT cần phải thường xuyên uống từ 2-3 cốc sữa mỗi ngày để phòng ngừa phát triển

bệnh loãng xương. Tuy nhiên cần chú ý rằng, ở NCT khả năng tiêu hóa sữa kém hơn, do vậy
khuyến cáo uống rải nhiều lần trong ngày, mỗi lần 100 - 120ml.
3.10. Uống đủ nƣớc
- Cơ thể người già cần phải được cung cấp đủ nước, trong một ngày, người già nên uống

17


khoảng 1-1,5 lít nước ở dạng nước trắng, nước hoa quả, nước chè. Uống đủ nước sẽ làm cho
quá trình tiêu hóa thức ăn tốt hơn, phịng ngừa chứng táo bón. Cần chú trọng bổ sung nước,
chất khống và vitamin, vì NCT thường giảm nhạy cảm đối

với cảm giác khát nước nên

cần đề phòng thiếu nước.
- Sáng ngủ dậy bổ sung lượng nước nhất định vừa đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ


thể, vừa là một biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh tật, vì qua một đêm ngủ cơ thể bị mất
đi một lượng nước chủ yếu qua đường hô hấp và qua da cho nên lượng máu bị thiếu nước nên
bị cô đặc, làm lượng máu đến tế bào tổ chức bị giảm. Sáng sớm ngủ dậy uống nước là một
biện pháp bảo vệ sức khỏe rất khoa học.
3.11. Cách ăn của ngƣời cao tuổi
- Tránh ăn quá no
-

Thức ăn mềm, chú ý tới món canh

-

Phải kiểm tra và theo dõi vấn đề ăn uống người cao tuổi

-

Trong bữa ăn cần có:


Món ăn cung cấp năng lượng: tinh bơt



Món ăn chủ lực giàu đạm: cá, đậu, lạc..



Rau quả cung cấp vitamin và chất xơ




Có món canh: cung cấp nước và các chất dinh dưỡng



Có đồ uống



Ví dụ về một ngày sinh hoạt và chế độ ăn của ngƣời cao tuổi:
5h30: Đi bộ hoặc tập dưỡng sinh khoảng 30-60 phút.
6h30: Ăn một tơ phở nhỏ, ít béo, thịt bò băm, rau giá
9h00: Ăn 1 trái chuối.
11h30: Ăn trưa: 1 -2 chén cơm lưng, 1 chén canh chua với 1 khứa cá, 1 đĩa nhỏ
đậu que xào. Tráng miệng 2 múi bưởi.
12h00: Nghỉ trưa khoảng 30 phút.

18


15h00: Ăn 1 hũ sữa chua ít béo, ít đường.
17h30: Ăn chiều: 1-2 chén cơm lưng, 1 chén canh rau, 1 miếng đậu hũ dồn thịt
kho lạt. Tráng miệng: 1/2 trái cam.
18h30: Đi bộ khoảng 30 phút
20h00: Uống 1 ly sữa 200ml ít béo, khơng đường.
Uống nước thường xun trong ngày!
4. Một số điểm cần lƣu ý khi dung thuốc cho bệnh nhân
4.1. Những rối loạn do thuốc gây ra ở ngƣời cao tuổi:
- Tình trạng bệnh lý bắt buộc người bệnh phải dùng nhiều thuốc, tình trạng suy kiệt và


giảm sức đề kháng địi hỏi q trình dùng nhiều thuốc và phải kéo dài. Hậu quả của việc dùng
nhiều thuốc kéo dài lại dẫn đến những rối loạn bệnh lý nghiêm trọng và vịng lẩn quẩn này
chính là khó khăn cho thầy thuốc khi điều trị.
4.2. Những tình trạng bệnh lý ảnh hƣởng đến sử dụng thuốc:
Tình trạng đa bệnh lý dẫn đến rối loạn hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể và

-

chính điều này làm ảnh hưởng đến sử dụng thuốc cho người cao tuổi, những rối loạn hay gặp
là:
+ Rối loạn tiêu hóa (táo bón)
+ Giảm trí nhớ + Mắt kém
+ Run tay
+ Thích lạm dụng thuốc + Lỗng xương
+ Ít khát do giảm phản xạ khát ở người cao tuổi —> lắng đọng thuốc ở thận —> sỏi thận
4.3. Các biện pháp nhằm hạn chế phản ứng bất lợi của thuốc khi sử dụng cho ngƣời cao
tuổi
4.3.1 Về phía bác sỹ kê đơn:
- Phải nắm vững tiền sử dùng thuốc ở bệnh nhân và các bệnh mà bệnh nhân đang điều

trị.
- Phải lưu ý hiệu chỉnh nồng độ thuốc

19


- Nên tránh các thuổc có nguy cơ tương tác thuốc cao khi phải sử dụng nhiều thuốc hoặc

trên bệnh nhân có bệnh mạn tính
- Nên chọn các phác đồ phù họp

- Phải giải thích rõ tình hình bệnh tật và mục đích điều trị
- Phải lưu ý đến giá tiền trong điều trị

4.3.2 Về phía ngƣời sử dụng:
- Khơng tự ý mua thuốc
- Không tự ý thay đổi cách điều trị
- Phải báo cho bác sỹ hay dược sỹ những bất thường xảy ra.có liên quan đến dùng

thuốc.
Tóm lại, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị cho ngƣời cao tuổi, cần tôn
trọng những nguyên tắc sau:
- Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết
- Hạn chế số thuốc trong mỗi đợt điều trị
- Nên khởi đầu bằng những liều thấp và tăng dần
- Phải lưu ý thời hạn bằng một đợt điều trị.
- Đơn thuốc phải rõ ràng

20


Bài 3
SỬ DỤNG THUỐC CHO NGƢỜI CAO TUỔI

MỤC TIÊU
1.Trình bày được đặc điểm sinh lý người cao tuổi khi dùng thuốc
2.Trình bày được nguyên tá7c dùng thuốc và các tác dụng phụ khi dùng thuốc ở
người cao tuổi
NỘI DUNG
1.Đại cƣơng


Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh hơn, phải dùng nhiều thuốc hơn và thường là bệnh
mạn tính. Một bệnh đã phải dùng vài ba thuốc nhân lên với vài ba bệnh. Vì thế người cao tuổi
là đối tượng tiêu thụ thuốc nhiều nhất nên khi sử dụng cần cảnh giác với các tác dụng phụ
không mong muốn (ADR) ở đối tượng này. Tỷ lệ ADR ở lứa tuổi 60-70 có thể gấp đôi tỷ lệ
ở người 30-40 tuổi.
2.Đặc điểm sinh lý người cao tuổi ảnh hưởng tới việc dùng thuốc:
● Do q trình lão hóa, nên sức đề kháng của cơ thể người cao tuổi giảm đối với yếu tố gây
bệnh (nhiễm khuẩn, nhiễm độc, các stress cơ thể và tâm lý…). Ngồi các bệnh lý mạn tính
từ các giai đoạn trước đó để lại, người cao tuổi cịn mắc thêm các bệnh khác, như cao huyết
áp, nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, tai biến mạch máu não, Parkinson, Alzheimer, các bệnh
về xương khớp, bệnh phổi, phế quản, hoặc ung thư… Hậu quả của bệnh tật đã làm thay đổi
mạnh mẽ, sâu sắc tâm lý và nhân cách của người cao tuổi (NCT)
Theo thời gian, người cao tuổi suy giảm chức năng đáng kể ở một số cơ quan trong cơ thể,
do vậy dễ dẫn đến hiện tượng chậm đáp ứng với thuốc rồi lại đáp ứng mạnh (nghĩa là liều
điều trị rất gần với liều độc). Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh phối hợp, dùng thuốc
điều trị bệnh này có thể làm nặng thêm bệnh kia. Hơn nữa, việc điều trị nhiều loại bệnh sẽ dễ
đến tương tác thuốc có hại.
+ Về hấp thu thuốc: Bộ máy tiêu hóa của người cao tuổi có nhiều thay đổi do giảm số lượng
các tế bào hấp thu kèm theo giảm nhu cầu động ruột cũng như giảm lượng máu tuần hoàn đến
ruột dẫn đến việc hấp thu trở nên khó khăn và chậm chạp hơn. Trong khi đó, thuốc lưu lại
trên đường tiêu hóa lâu hơn lại dễ gây nên các biến chứng trên đường tiêu hóa.
21


+ Về phân phối thuốc: Khối lượng các mô ở người cao tuổi giảm, khối lượng nước giảm mà
khối lượng mỡ nói chung lại tăng lên. Do vậy, các thuốc tan trong nước sẽ bị tăng nồng độ,
còn các thuốc tan trong mỡ bị chậm khởi đầu, nhưng lại tăng thời gian tác dụng dễ dẫn đến
tích lũy gây độc.
+ Vận chuyển thuốc trong máu: Khi tuổi cao, loại protein chịu trách nhiệm vận chuyển
thuốc trong máu giảm xuống nên lượng thuốc lưu hành tự do trong cơ thể sẽ tăng lên mà đây

chính là dạng hoạt dộng của thuốc. Chính vì vậy, cùng một liều sử dụng như người trẻ nhưng
với người cao tuổi có thể gây tăng quá mức tác dụng dẫn tới nhiều biến chứng.
+ Về chuyển hóa và thải trừ thuốc: Thuốc được thải trừ qua gan và thận là chủ yếu, nhưng
ở người cao tuổi, khối lượng gan và thận đều giảm; lượng máu đến cũng giảm do vậy ảnh
hưởng tới chuyển hóa thuốc; dễ dẫn đến tích lũy và gây độc.
3.Nguyên tắc dùng thuốc cho người cao tuổi
● Việc phòng bệnh và chữa bệnh có nhiều biện pháp khác nhau. Nếu dùng một phương pháp
nào đó có thể cho kết quả tốt mà khơng cần dùng thuốc thì đó là cách thức tốt nhất. Hạn chế
tối đa việc dùng thuốc cho người cao tuổi, tránh lạm dụng thuốc, nhất là các thuốc được cho
là "thuốc bổ".
● Dùng thuốc càng ít càng tốt: Nếu phải dùng thuốc thì dùng càng ít càng tốt, chọn các loại
thuốc hiệu quả cao. Nên chọn phương thức, đường đưa thuốc vào cơ thể an toàn nhất nhưng
vẫn bảo đảm được sự hấp thu tốt và công hiệu. Song song với việc lựa chọn những thuốc đặc
hiệu trong điều trị thì việc lựa chọn những thuốc có dạng dễ sử dụng là một việc làm cần lưu
tâm.
● Độ tinh tường của mắt người cao tuổi bị giảm sút: Nên cần ưu tiên những thuốc có nhãn
to, rõ để người già dễ đọc, dễ lấy chính xác. Trong các loại thuốc uống thì có lẽ những thuốc
dạng viên là gây khó chịu nhất với người cao tuổi, nhất là những viên thuốc đóng kích cỡ
q to vì chúng khó nuốt. Ưu tiên sử dụng những thuốc dạng viên nhỏ hay dạng nước trong
kê đơn điều trị.
● Liều dùng phải thích hợp với từng loại bệnh: Và luôn luôn xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng giữa
lợi và hại; tương tác giữa các loại thuốc; chức năng gan-thận, khơng để tình trạng chữa được
bệnh này lại làm nặng thêm bệnh khác.
22


Khi người cao tuổi cần sử dụng thuốc trong trong một thời gian dài, phải thực hiện đầy đủ
chế độ theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá, nhận định kết quả điều trị theo từng thời gian,
từng giai đoạn và điều chỉnh liều lượng thuốc, loại thuốc cần thiết. Với các loại thuốc phải
dùng kéo dài, nếu có thể được nên có thời gian nghỉ thuốc xen kẽ để tránh hiện tượng tích lũy

thuốc.
● Khơng nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi: Để phát huy cao nhất tác dụng điều trị của thuốc và
hạn chế thấp nhất tác dụng phụ do thuốc gây ra, người cao tuổi cần lưu ý không nên tự ý sử
dụng thuốc bừa bãi, tốt nhất hãy dùng thuốc theo sự hướng dẫn của dược sĩ. Khi bác sĩ cho
đơn thuốc, phải dùng đúng thuốc theo đơn. Khơng nên nghe lời mách bảo, tìm đọc trong sách
báo quảng cáo hoặc tự ý dùng thêm thuốc khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.
● Gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường: Khi đang dùng thuốc, nếu thấy có những rối loạn,
những phản ứng bất thường, không nên tự ý bỏ, ngưng thuốc hoặc thay thế thuốc khác mà
nên trở lại khám bác sĩ đã chỉ định thuốc để bác sĩ cho hướng xử trí thích hợp.
● Theo dõi và lưu ý một số rối loạn do thuốc gây ra: Một số người cao tuổi có các triệu
chứng khơng điển hình của một bệnh lý nào đó. Nguyên nhân có thể do tuổi già nhưng cũng
có thể do thuốc gây ra. Cần theo dõi sát và lưu ý đặc biệt một số rối loạn do thuốc gây ra như:
lú lẫn, trầm uất, táo bón, tiêu tiểu khơng tự chủ, hạ huyết áp tư thế đứng.
4.Các tác dụng phụ thường gặp khi người cao tuổi uống thuốc:
● Nếu người cao tuổi có nguy cơ bị sút giảm trí nhớ thì khơng nên để các cụ tự dùng thuốc
mà cần có người thân chăm lo, giữ và cho dùng thuốc theo giờ giấc quy định… Đã có trường
hợp các cụ ngộ độc thuốc vì không nhớ đã uống thuốc rồi và cứ uống thêm nhiều lần nữa,
hoặc có cụ uống thuốc loại dạng nhỏ giọt quá liều do đếm sai.
● Theo một số thống kê cho thấy tỉ lệ người cao tuổi dùng thuốc chữa bệnh có tai biến do
thuốc chiếm tỉ lệ khoảng 5%. Với đặc điểm chung của người cao tuổi là thường dễ nhầm lẫn,
hay qn, mắt mờ khó nhìn thấy để phân biệt thuốc, khó uống thuốc và trong một số trường
hợp hoặc là không muốn dùng thuốc kể cả khi bị mắc bệnh vì khó uống thuốc, sợ đau do tiêm
thuốc hoặc là rất thích dùng thuốc để mong muốn tăng cường sức khỏe cho nên rất dễ xảy ra
tình trạng dùng sai y lệnh, rất nguy hiểm đến tính mạng. Ngồi ra, người cao tuổi là đối tượng
mắc rất nhiều bệnh và sử dụng cùng lúc rất nhiều loại thuốc cho nên khi sử dụng còn phải hết
23


×