Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ cử nhân cho giáo viên trung học cơ sở tại thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.29 KB, 107 trang )






Quản lý việc đào tạo,
bồi dưỡng trình độ cử
nhân cho giáo viên
trung học cơ sở tại
Thành phố Cần Thơ


Đỗ Thị Kim Hai




MỞ ĐẦU

1.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Phát triển Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm
của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực
lượng nòng cốt đóng vai trò quan trọng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đ
ã xác định một
trong những định hướng chính để phát triển tốt sự nghiệp giáo dục và đào tạo
trong thời kỳ tới là tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới


nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý
giáo dục thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”.
Chiến lược phát triển giáo dụ
c đến năm 2010, mục tiêu là xây dựng đội
ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, hiện đại hoá, đảm
bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt nâng cao bản lĩnh
chính trị, phẩm chất lối sống, lương tâm tay nghề của nhà giáo thông qua việc
quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo d
ục để
nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng những đòi hỏi ngày càng
cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng giáo viên đề ra yêu cầu, về trình độ: Đến năm học 2005-2006, có 90%
giáo viên tiểu học đạt trình độ chuẩn, trong có 50% giáo viên có trình độ cao
đẳng sư phạm; 100% giáo viên trung h
ọc cơ sở đạt trình độ cao đẳng sư
phạm trở lên, trong đó có 30% giáo viên chủ chốt của các môn học có trình
độ đại học; 100% giáo viên trung học phổ thông có trình độ đại học, trong đó
có khoảng 5% có trình độ thạc sĩ”. Đó là định hướng chiến lược cho các địa




phương xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục nói chung và kế hoạch nâng
cao trình độ giáo viên nói riêng.
Để góp phần đắc lực thực hiện những mục tiêu của Chiến lược phát
triển giáo dục giai đoạn 2001-2010, ngành Giáo dục - đào tạo Thành phố Cần
Thơ cũng đã xây dựng đề án “Phát triển giáo dục - đào tạo giai đoạn 2001-
2005 và định hướng 2010”, và “Kế hoạch phát triển giáo d
ục - đào tạo giai

đoạn 2006 - 2010”, đánh giá thực trạng giáo dục - đào tạo trong thời gian qua
như về qui mô, về đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, về cơ sở vật chất… cũng
như đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo, và đề ra một số giải pháp phát
triển giáo dục - đào tạo ở Thành phố Cần Thơ trong thời gian tới.
Trườ
ng Cao đẳng Sư phạm Thành phố Cần Thơ, trực thuộc Sở Giáo
dục-Đào tạo Thành phố Cần Thơ, là nơi trực tiếp đào tạo ra những nhà giáo,
nhà sư phạm cho thành phố Cần Thơ. Từ năm 1976 đến nay trường đào tạo
một lực lượng lớn những con người làm công tác “trồng người” này. Đặc biệt,
trường đã liên kết với m
ột số trường đại học trong nước để đào tạo, bồi dưỡng
chuẩn hoá giáo viên trung học cơ sở có trình độ đại học cho Thành phố Cần
Thơ.
Việc tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên ở các cấp
học, bậc học là trách nhiệm của ngành giáo dục nói chung, của trường sư
phạm nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu về trình độ giáo viên theo Chiến lược
phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2010 và của ngành giáo dục Cần Thơ
trong giai đoạn hiện nay. Để góp phần đánh giá thực trạng và tìm ra một số
biện pháp của công tác này, đề tài “Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ
cử nhân cho giáo viên trung học cơ sở tại Thành phố Cần Thơ” được thực
hiện.




2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Khảo sát thực trạng quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ cử
nhân cho giáo viên trung học cơ sở tại Thành phố Cần Thơ. Từ đó, đề
xuất một số biện pháp để cải tiến hoạt động này.


3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Khách thể nghiên cứu: Cán bộ quản lý ngành, giáo viên trung
học cơ sở tại thành phố Cần Th
ơ.
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quản lý việc đào tạo, bồi
dưỡng trình độ cử nhân cho giáo viên trung học cơ sở tại Thành phố
Cần Thơ .

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Khi xác định đúng những khó khăn và thuận lợi của việc quản lý
đào tạo, bồi dưỡng trình độ cử nhân cho giáo viên trung học cơ sở hiện
nay tại Thành phố Cần Thơ thì sẽ
giúp định hướng được kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng trình độ cử nhân cho giáo viên trung học cơ sở.

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài
- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý việc đào tạo,
bồi dưỡng trình độ cử nhân cho giáo viên trung học cơ sở tại Thành phố
Cần Thơ.
- Đề xuất một số biệ
n pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản
lý việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ cử nhân cho giáo viên trung học cơ
sở tại Thành phố Cần Thơ.







6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý việc đào tạo,
bồi dưỡng trình độ cử nhân cho giáo viên trung học cơ sở tại Thành phố
Cần Thơ.

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp nghiên cứu các văn kiện, văn bản, tài liệu… về những
nội dung có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (Bút vấn)
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Ngoài ra, quá trình soạn thang được thực hiện theo các bước cụ
thể sau:
+ Bước 1: Soạn câu hỏi mở về những nội dung có liên quan
- Câu 1: Anh/chị
nghĩ gì về việc học tập để đạt trình độ cử nhân
của anh/chị?
- Câu 2: Những thuận lợi và khó khăn gì trong việc học thêm
này?
- Câu 3: Muốn làm được điều này (học tập để đạt trình độ cử
nhân) có hiệu quả nhà trường cần phải làm gì ?
+ Bước 2: Tổng hợp các ý kiến sắp xếp theo thứ tự, lôgic về mục đích,
thuận lợi và khó khăn, biệ
n pháp quản lý.
+ Bước 3: Xây dựng thành phiếu đánh giá và phiếu trưng cầu ý kiến về
các nội dung trên. (Xem phụ lục 1,2)





Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC QUẢN
LÝ VIỆC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TRÌNH ĐỘ CỬ NHÂN CHO GIÁO
VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng
giáo dục - đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu,
“phát triển giáo dục - đào t
ạo là một trong những động lực quan trọng thúc
đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện để phát huy nguồn
lực con người - yếu tố cơ bản của sự nghiệp phát triển xã hội, tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững”. Đồng thời đề ra nhiệm vụ: “Tiếp tục nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp d
ạy và học, hệ
thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện chuẩn hoá, hiện đại
hoá, xã hội hoá” [31, tr.170]
Cùng với sự phát triển giáo dục - đào tạo, đội ngũ nhà giáo ngày càng
được quan tâm và khẳng định vai trò trong xã hội và ngày càng đòi hỏi cao về
trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Đội ngũ này đã đáp ứng quan
trọng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp
phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đất nước.
Vấn đề quản lý xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cũng
được Đảng và Nhà nước quan tâm qua các lần đại hội, các chỉ thị của trung
ương Đảng, và được xây dựng thành Chiến lược phát triển giáo dục đến năm
2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo , hay đề án Đổi mới chương trình giáo dục
phổ
thông. Cụ thể như:
- Đại hội đại biểu lần thứ IX xác định rõ nhiệm vụ của Giáo dục - đào
tạo trong thời kỳ tới là “tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi





mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản
lý giáo dục, thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”
- Quyết định số 206/1999/QĐ-TTg ngày 25/10/1999 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2000 và giai đoạn 2001 - 2005”.
- Quyết định số 09/2005/QĐ
-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày
11/01/2005 về việc phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010”.
- Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban chấp hành trung ương
Đảng về việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục”.
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 đã nêu: để đáp ứng
yêu cầu về con ng
ười và nguồn lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất
nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản
và toàn diện về giáo dục. Vì vậy, mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục
2001 - 2010 với mục tiêu là “… Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân
lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ
qu
ản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề góp phần nâng cao
sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập trung học
cơ sở. Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các
cấp học, bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu
cầu vừa tăng qui mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổ
i mới phương
pháp dạy - học; đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội

lực phát triển giáo dục”… [5, tr.102]
Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 cũng đề ra giải pháp phát
triển đội ngũ nhà giáo: “Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng,
hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tă
ng qui mô




vừa nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục… Phấn đấu đến 2005 tất cả giáo
viên trung học cơ sở có trình độ Cao đẳng Sư phạm trở lên, trong đó có những
giáo viên trưởng, phó các bộ môn có trình độ đại học” [5, tr.107].
Trong đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, với mục tiêu cụ
thể đến năm 2010 là: “xây dựng được đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng
bộ về cơ cấu và loại hình, có phẩm chất đạo đức tốt, có lòng yêu nghề và năng
lực sư phạm, đáp ứng yêu cầu dạy học theo chương trình mới và phương pháp
mới ở các cấp, bậc học. Cụ thể về trình độ: đến năm học 2005 - 2006,…
100% giáo viên trung học cơ sở đạt trình độ cao đẳng sư phạm trở lên, trong
đó có 30% giáo viên chủ chốt các môn họ
c có trình độ đại học…” [5, tr.140].
Và chương trình giáo dục phổ thông trong giai đoạn từ nay đến năm
2010 sẽ đổi mới theo định hướng: “… Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên đáp
ứng được chương trình giáo dục phổ thông là nhiệm vụ trọng tâm trong mười
năm tới. Định hướng đào tạo và bồi dưỡng giáo viên là đảm bảo đủ về số
lượng, dần đồng b
ộ về cơ cấu và loại hình, hầu hết giáo viên đạt trình độ
chuẩn và phù hợp với yêu cầu đổi mới về nội dung, đặc biệt là về phương
pháp trong giai đoạn trước mắt cũng như đón đầu những đổi mới tiếp theo của
giáo dục phổ thông”. [5, tr.139]
Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhất là đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung

học c
ơ sở nhằm nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội
là vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy
tính cần thiết phải đổi mới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
Đề cập đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, theo Ông Đinh Quang
Báo, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên là hai giai đoạn kế tiếp nhau để có đội
ngũ giáo viên luôn đáp
ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng của sự phát
triển giáo dục. Giai đoạn đào tạo tạo ra tiềm lực ban đầu, còn bồi dưỡng vừa
để duy trì, không bị mai một đi những gì nhận được trong giai đoạn học tập ở




trường sư phạm; vừa bổ sung những gì còn thiếu mà quá trình đào tạo không
thể trang bị đầy đủ được. Có thể nói đào tạo là tạo ra thế năng của năng lực
giáo viên, bồi dưỡng vừa để ngăn chặn sự hao mòn cái được đào tạo, và quan
trọng hơn là để khuếch đại cái được đào tạo để đủ đáp ứng phát triển năng lực
giáo viên,
đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục các cấp học. Tác giả cũng đã
đưa ra một số giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Có 5 giải pháp về tổ
chức đào tạo giáo viên là: Giáo viên tất cả các cấp học đều phải được đào tạo
có trình độ đại học sư phạm; có chính sách ưu tiên, hấp dẫn hơn đối với nghề
giáo viên để thu hút người giỏi vào các tr
ường sư phạm; các trường sư phạm
phải được đặc biệt quan tâm đầu tư đúng hướng nhiều mặt; trường sư phạm
khi tiến hành đào tạo và nghiên cúu khoa học phải tắm mình trong thực tiễn
phổ thông và phương pháp đào tạo ở trường sư phạm phải đổi mới căn bản.
Tác giả cũng đưa ra 5 giải pháp về tổ chức bồi dưỡ
ng giáo viên: Tổ chức tự

bồi dưỡng là chủ yếu; việc bồi dưỡng giáo viên phải được tổ chức ngay tại
trường mà họ công tác, do đội ngũ cốt cán có trình độ cao hơn làm nòng cốt;
cần có sự nghiên cứu, biên soạn tài liệu, đặc biệt là tạo ra cơ chế kích thích
các trường sư phạm làm việc này; xây dựng trường điểm về công tác bồi
dưỡng giáo viên để nhân điển hình và cán bộ
quản lý giáo dục các cấp, các cơ
sở trường học phải được lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng để họ vừa là tấm gương
cá nhân về tự bồi dưỡng, vừa là người có tâm huyết, có kinh nghiệm tổ chức
hoạt động bồi dưỡng trong đơn vị mình quản lý, đặc biệt là nhấn mạnh vai trò
Hiệu trưởng các nhà trường. [1]
Trong tạp chí Nghiên cứu giáo dục số
tháng 02/1999, với bài: “Vấn đề
đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên” tác giả Cao Đức Tiến cho rằng muốn
có một sự chuyển biến căn bản trong đội ngũ giáo viên thì phải đổi mới hệ
thống sư phạm. Thực chất của việc đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên là
sự cải tiến phương pháp “dạy cách học” và “dạy cách dạ
y” cho các giáo viên




tương lai của mình. Còn người học cũng phải đổi mới phương pháp “học cách
học” và “học cách dạy” để làm chủ lấy sứ mệnh nghề nghiệp của mình. [35,
tr.16]
Ngoài ra, còn có không ít những công trình nghiên cứu về công tác đào
tạo, bồi dưỡng, đào tạo nâng chuẩn trình độ giáo viên, dự báo về giáo viên,…
nhất là giáo viên Trung học cơ sở, như tác giả Ngô Thị Hạnh nghiên cứ
u về
“Dự báo nhu cầu giáo viên trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh tới 2010”,
tác giả Mỵ Giang Sơn nghiên cứu về: “Thực trạng và biện pháp quản lý nhằm

nâng cao hiệu quả đào tạo giáo viên trung học cơ sở ở trường Cao đẳng sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả Huỳnh Hữu Nhị nghiên cứu về:
“Thực trạng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tỉnh Sóc tră
ng hiện nay và định
hướng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này đến nay 2010”. Tác giả Hồ
Cảnh Hạnh nghiên cứu “ Một số giải pháp của Hiệu trưởng trường Cao đẳng
sư phạm nhằm đào tạo trình độ trên chuẩn giáo viên tiểu học tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu”… Và còn nhiều đề tài khác nghiên cứu về vấn đề đào tạo, bồi
dưỡng giáo viên, nhấ
t là giáo viên trung học cơ sở nhưng đến nay vẫn chưa
có nhiều nghiên cứu sâu về quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ cử nhân
cho giáo viên trung học cơ sở, đặc biệt là trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. Vì
vậy, đề tài “Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ cử nhân cho giáo viên
trung học cơ sở tại Thành phố Cần Thơ” chúng tôi chọn với mong muốn đi
sâu tìm hiểu, đánh giá phân tích thực trạng cũng như đề xuất một số biện pháp
cho công tác này, nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục nói
chung cũng như nâng cao trình độ giáo viên, nhất là giáo viên trung học cơ sở
tại thành phố Cần Thơ hiện nay.





1.2. Cơ sở thực tiễn của công tác quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng
trình độ cử nhân cho giáo viên trung học cơ sở tại thành phố Cần Thơ.
1.2.1. Vài nét về Thành phố Cần Thơ:
Thành phố Cần Thơ được thành lập ngày 01/01/2004 trên cơ sở tách từ
tỉnh Cần Thơ theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc
hội khoá XI và Nghị định số 05/NĐ-CP ngày 01/01/2004 của Chính phủ
, là

thành phố trực thuộc Trung ương của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thành phố Cần Thơ có vị trí trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long về
giao thông thủy bộ, hàng không và đang hoàn chỉnh chức năng trung tâm kinh
tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội
của vùng. Về đường bộ, Cần Thơ nằm trên trục quốc lộ 1A chạy suốt chiều
dài
đất nước từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau. Về đường thủy, Cần Thơ là đầu
mối giao thông quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có cảng Cần
Thơ. Về hàng không, Thành phố Cần Thơ là đầu mối giao thông lớn với sân
bay Trà Nóc đang được khôi phục lại để đưa vào hoạt động.
- Diện tích tự nhiên của thành phố Cần Thơ khoảng 138.959,99 ha.
Trong đó: đất nông nghiệp chi
ếm khoảng 116.999,2 ha, đất lâm nghiệp
khoảng 26,71 ha đất chuyên dùng 9.402 ha , đất ở 4.667 ha, đất chưa sử dụng
và sông 7.870 ha
- Dân số khoảng:1.127.765 người. Chia theo khu vực thành thị:
562.079 người, nông thôn: 565.686 người. Chia theo giới tính: nam 553.586
người, nữ 574.179 người. Lao động trong độ tuổi: 699.835 người
- Về mặt hành chính: Toàn thành phố có 08 đơn vị hành chính trực
thuộc, gồm 04 quận: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn; 04 huyện:
Phong Điền, Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Vĩ
nh Thạnh và có 67 phường, xã, thị trấn.
Thành phố Cần Thơ sau khi chia tách tỉnh được trung ương xác định là
“Thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông”, là địa bàn “trung




tâm”, “động lực” của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nghị quyết 21
NQ/TW ngày 20/01/2003 của Bộ Chính trị xác định: “Xây dựng thành phố

Cần Thơ là thành phố loại I trực thuộc trung ương, đóng vai trò trung tâm
kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của vùng…”
Về lĩnh vực kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao và ổn định, tăng trưởng kinh tế ước
đạt 14,59%. GDP tă
ng từ 4.543 tỉ đồng năm 2000 đến 8.552 tỉ đồng vào năm
2005, bình quân tăng 13,5% năm (riêng năm 2005 tốc độ tăng trưởng đạt gần
16%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đáng kể giữa 3 khu vực, tăng tỉ trọng công
nghiệp, xây dựng và thương mại. Đến năm 2005, tỉ trọng các ngành trong
GDP: khu vực I chiếm 17,76%, khu vực II chiếm 38,16%, khu vực III chiếm
44,08%.
Thu nhập dân cư tăng đáng k
ể, năm 2005 đạt 11,6 triệu
đồng/người/năm. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển
nhanh và ổn định. Giá trị sản xuất tăng bình quân 18,2% năm. Các ngành
thương mại, dịch vụ phát triển mạnh theo hướng đa dạng hoá loại hình, chú
trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả và hướng tới những ngành dịch vụ có
giá trị gia tăng lớn, với sự tham gia của nhiều thành phầ
n kinh tế. Sản xuất
nông nghiệp đi vào thế ổn định, đang chuyển dần sang hình thái nông nghiệp
đô thị, chất lượng cao, gắn sản xuất nông nghiệp với phát triển mạnh các
ngành dịch vụ và bảo vệ môi trường sinh thái.
Thu chi ngân sách trên địa bàn hàng năm đều vượt chỉ tiêu, năm sau
cao hơn năm trước. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 2.202,5 tỉ đồng. Chi ngân
sách 1.239,2 tỉ đồng bằng 60% tổng thu ngân sách. Các thành phần kinh tế
ti
ếp tực phát triển. Xây dựng kết cầu hạ tầng và phát triển đô thị có nhiều tiến
bộ.
Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội:





Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục đầu tư, phát triển cả quy mô lẫn
chất lượng. Nhu cầu học tập của người dân ngày càng được nâng cao. Giáo
dục phổ thông có một bước tiến đáng kể ở các cấp học, bậc học; công tác phổ
cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đạt kết quả khả quan. Mối liên kết
đào tạo nguồ
n nhân lực giữ thành phố Cần Thơ trường Đại học Cần Thơ, Đại
học Y dược Cần Thơ, các viện, trường thuộc các ngành Trung ương ngày
càng tốt hơn. Trung tâm Đại học tại chức, trường Cao đẳng sư phạm, Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, hệ thống dạy nghề, hoạt động có hiệu quả. Chủ
trương xã hội hoá giáo dục tiếp tục phát triển đ
úng hướng. Hoạt động khoa
học và công nghệ tiến bộ. Một số đề tài nghiên cứu trong thực tiễn đời sống
mang lại hiệu quả thiết thực. Trung tâm công nghệ phần mềm thành phố hoạt
động bước đầu có hiệu quả. Nguồn lực khoa học, công nghệ đang từng bước
hình thành. Quản lý Nhà nước về khoa học, công nghệ từng bước được cải
tiến.
Các hoạ
t động văn hoá văn nghệ, phát thanh truyền hình, báo chí, xuất
bản tiếp tục phát triển với chất lượng ngày càng tốt hơn. Mức hưởng thụ văn
hoá, đời sống văn hoá ở cơ sở được nâng lên, góp phần tích cực vào việc xây
dựng nền văn hoá mới, con người mới. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe
nhân dân đặc biệt được chú trọng, nhất là đối tượng chính sách và người
nghèo. Cơ
sở vật chất, trang thiết bị của hệ thống y tế được đầu tư, từng bước
tiếp cận với kỹ thuật hiện đại. Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình và
chăm sóc, giáo dục trẻ em tiếp tục đạt được những kết quả, tạo được sự
chuyển biến trong nhận thức và hành vi của cá nhân, gia đình, cộng đồng và

toàn xã hội. Hoạt
đông thể dục thể thao có bước chuyển biến tốt, phong trào
xã hội hoá thể dục thể thao được đẩy mạnh. Cơ sở vật chất phục vụ cho phát
triển thể dục thể thao của thành phố được đầu tư nâng cấp và mở rộng. Các
chính sách xã hội được quan tâm như xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương,




xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, đào tạo nghề… mang lại hiệu quả
cao, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo trong thành phố xuống còn 1% so với chỉ
tiêu 5%.
Về lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng:
Quán triệt sâu sắc Nghị quyết 08-NQ/TW của bộ Chính trị khoá VIII về
tăng cường công tác bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới, Nghị quyết
số 45-NQ/TW ngày 17/02/2005 của Bộ chính trị về “xây dự
ng và phát triển
thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” đề
ra phương hướng phát triển thành phố Cần Thơ đế năm 2020 là phải phấn đấu
xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trở thành Thành phố đồng bằng
cấp quốc gia văn minh, hiện đại xanh, sạch, đẹp, xứng đáng là thành phố cửa
ngõ của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông; là trung tâm công nghi
ệp, trung tâm
thương mại - dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công
nghệ, trung tâm y tế và văn hoá, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải
nội vùng và liên vận quốc tế; là địa bàn trọng điểm giữ vị trí chiến lược về
quốc phòng, an ninh của Đồng bằng sông Cửu và của cả nước. Nhận thức sâu
sắc vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình Đảng b
ộ và nhân dân thành phố Cần
Thơ quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính

trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Cần Thơ lấn thứ XI, nhiệm kỳ
2006-2010 xác định mục tiêu là: Tập trung xây dựng kết cầu hạ tầng, đặc biệt
là xây dựng hệ thống giao thông thông suốt và từng bước hiện đại hoá cả
đường bộ
, đường thủy nội địa, đường biển và hàng không đóng vai trò đầu
mối giao thông nội vùng và liên vận quốc tế là cửa ngõ của vùng hạ lưu sông
Mê Kông, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, phấn đấu đạt các mục tiêu đề ra ở các
lĩnh lực kinh tế, văn hoá; Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển thành phố trong thời kỳ

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. [2]





1.2.2. Tình hình giáo dục - đào tạo Thành phố Cần Thơ
• Tình hình chung:
* Thuận lợi:
Đảng và Nhà nước ta đã xác định vị trí, vai trò và nhiệm vụ của giáo
dục - đào tạo trong sự nghiệp phát triển đất nước là quốc sách hàng đầu, đầu
tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cho phát triển, phát triển giáo dục phải gắn
với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tiến b
ộ khoa học và công nghệ. Nhiệm
vụ của phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;
đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu “Dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Nghị quyết Hội nghị lần 4 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII
nh

ấn mạnh “Vấn đề quan trọng là phải quán triệt sâu sắc và tiến hành việc xã
hội hoá các nguồn đầu tư, mở rộng phong trào xây dựng, phát triển giáo dục
trong nhân dân, coi sự nghiệp giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn xã hội”
[28, tr.1]
Quyết định số 206/1999/QĐ-TTg ngày 25/10/1999 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo khu vực
Đồng bằng sông C
ửu Long đến 2000 và giai đoạn 2001 - 2005; Nghị quyết số
45-NQ/TW ngày 17/02/2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển
Thành phố Cần Thơ, trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Cùng với các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị của trung ương quan tâm
chỉ đạo về công tác giáo dục - đào tạo, thì ở địa phương công tác này cũng
được quan tâm như Nghị quyết của Hội đồ
ng nhân dân Thành phố Cần Thơ
(trước đây là tỉnh Cần Thơ) chọn năm 2001 là năm phát huy nguồn lực trí tuệ,
tập trung cho giáo dục - đào tạo, Chỉ thị 10/CT-UB của Uỷ ban nhân dân




Thành phố Cần Thơ là cơ sở pháp lý cho giáo dục - đào tạo tiếp tục củng cố,
phát triển về qui mô, chất lượng, hiệu quả.
Cùng góp sức vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương là sự đóng góp
nhiệt tình của đội ngũ những người làm công tác giáo dục, họ là những con
người tận tâm, tận tụy với nghề, tất cả vì học sinh thân yêu. Bên cạnh đó là sự
hổ trợ nhiệt tình của người dân địa phương, phụ huynh học sinh đã nhận thức
sâu sắc ý nghĩa to lớn của công tác này, nhiều người đã cống hiến đất đai của
mình để mở đường, xây trường, và dù có không ít những gia đình rất khó
khăn, vất vả nhưng họ vẫn tạo điều kiện cho con em được đến trường, để
được học hành. Kết quả

năm 2004 Thành phố Cần Thơ được Bộ Giáo dục và
Đào tạo công nhận đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở cấp quốc gia.
Ngoài ra, còn có các chính sách của Nhà nước như phụ cấp ưu đãi đối
với giáo viên; chế độ học bổng đối với học sinh sinh viên các trường Đại học,
Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp; chế độ miễn học phí đối với sinh viên sư
phạm,… đã có tác động tốt đến đời sống, tư tưởng, tình cảm là động lực cho
đội ngũ giáo viên, học sinh, sinh viên thi đua dạy tốt - học tốt, là điều kiện tạo
tiền đề cho giáo dục - đào tạo Cần Thơ vươn lên tầm cao mới.
* Khó khăn:
Mặc dù Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương nhưng mặt bằng
dân trí của mộ
t bộ phận nhân dân còn thấp. Chất lượng giáo dục - đào tạo
chưa đồng đều giữa các vùng, hiệu quả giáo dục ở các cấp còn thấp.
Địa bàn nông thôn, mạng lưới trường lớp tuy có được tăng cường
nhưng còn phân tán, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn lạc hậu, nhiều hạn chế,
chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo, nhiều trường học xây dựng lâu
đời nay đã
xuống cấp. Những trường ở nông thôn chưa được trang bị đủ cơ sở vật chất
phục vụ cho việc dạy và học như thư viện chưa đạt chuẩn, thiếu phòng bộ
môn, …




Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được bồi dưỡng nhưng chưa
chuyển kịp với cơ chế mới, chưa tiếp cận được với công nghệ sản xuất, công
nghệ dạy học tiên tiến. Đội ngũ giáo viên chưa đồng bộ về số lượng, chất
lượng và giữa các bộ môn, còn một bộ giáo viên chưa được chuẩn hoá. Cán
bộ, giáo viên có trình độ trên đại còn ít.


Tình hình mạng lưới, quy mô giáo dục:
* Quy mô trường, lớp, học sinh:
Ngành giáo dục - đào tạo Thành phố Cần Thơ hiện có:
- 90 trường mầm non, mẫu giáo; 1.106 nhóm trẻ và mẫu giáo. Tỉ lệ trẻ
vào nhà trẻ đạt 11,66%. Tỉ lệ trẻ vào mẫu giáo đạt 69,20%.
- 170 trường tiểu học; 89.645 học sinh, tỉ lệ trẻ vào lớp 1 đạt 99,96%
- 54 trường trung học cơ sở; 67.349 học sinh
- 23 trường trung học phổ thông; 26.383 họ
c sinh
- 10 trung tâm giáo dục thường xuyên; 02 trung tâm kỹ thuật tổng hợp -
hướng nghiệp; 01 trường dạy trẻ khuyết tật; 01 trường dân tộc nội trú; 01
trường trung học chuyên nghiệp dân lập; 02 trường cao đẳng; 62 trung tâm
học tập cộng đồng; 41 cơ sở dạy ngoại ngữ, tin học.
Bảng 1.1: Quy mô trường, lớp, học sinh
Bậc, ngành học Trường Lớp Học sinh
Nhà trẻ
/
152 3.097
Mẫu giáo 55 955 28.162
Mầm non 35 / /
Tiểu học 170 3.104 89.645
Trung học cơ sở 54 1.675 67.349
Trung học phổ thông 23 588 26.383
Tổng cộng 337 6.474 214.363




(Nguồn: từ báo báo tổng kết năm học 2004-2005 của sở GD-ĐT cần
Thơ)

* Đầu tư phát triển cơ sở vật chất, sách và trang thiết bị trường học:
- Cơ sở vật chất trường học:
Thực hiện Quyết định số 159/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Đề án thực hiện Chương trình kiên cố hoá trường, lớ
p học. Tính
đến thời điểm 31/7/2005, ngành đã triển khai xây dựng 283 phòng, trong đó
167 phòng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, 116 phòng đang xây dựng.
Năm học 2004 - 2005 có 01 trường mầm non, 03 trường tiểu học, 01
trường THPT được đề nghị công nhận đạt chuẩn quốc gia (đã có 17 trường
đạt chuẩn).
- Sách và trang thiết bị trường học cũng được đầu tư, cung ứng đủ sách
cho các trường, bảo đảm nhu cầ
u các lớp thay sách theo chỉ đạo của Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Xây dựng thư viện, phòng thiết bị đạt chuẩn tiếp tục phát
triển. Trang thiết bị tiếp tục được đầu tư, kinh phí thực hiện trang thiết bị:
17.521 triệu đồng, đạt 8,61% tổng kinh phí sự nghiệp; thay sách lớp 3, lớp 8:
8.928 triệu đồng, trong đó kinh phí trung ương: 2.174 triệu đồng.
* Chất lượng giáo dục - đào t
ạo:
Chất lượng giáo dục mầm non ngày càng chuyển biến rõ rệt thông qua
triển khai thực hiện các chương trình, chuyên đề, phương pháp đổi mới về
chăm sóc giáo dục trẻ. Chất lượng giáo dục phổ thông tiếp tục được củng cố
và phát triển với mức độ nhất định. Giáo dục không chính qui hoạt động
tương đối ổn định, thu hút và đáp ứng đáng kể nhu cầu họ
c tập của nhân dân.
Giáo dục chuyên nghiệp tiếp tục mở rộng quy mô, ngành nghề để đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ cho ngành và xã hội.
+ Nhà trẻ, mẫu giáo:





Ngành tập trung thực hiện Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng
và vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua các tổ chức hội thi, thực hiện chuyên
đề Nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với văn học và chữ viết. Kết quả: Số
trẻ được tổ chức ăn tại các nhóm, lớp đạt tỉ lệ 42,87%, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng
giảm nhiều, 70% trường có mô hình phòng chống suy dinh dưỡng. Trẻ
mẫu
giáo 5 tuổi học chương trình thực nghiệm đạt yêu cầu 90,5%, trẻ học chương
trình cải cách và 26 tuần đạt yêu cầu 94,3%. Công tác hoà nhập trẻ khuyết tật
được thực hiện tốt theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kết quả 71 trẻ
khuyết tật được giáo dục hoà nhập. Giáo dục an toàn giao thông được thực
hiện tốt ở trường, lớp mẫu giáo với hình th
ức lồng ghép nội dung vào các bài
thơ, mô hình, trò chơi,… Ưng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm
non thông qua chương trình KidSmart bước đầu thực hiện có hiệu quả.
+ Bậc tiểu học:
Toàn thành phố có 170 trường tiểu học; 89.645 học sinh, tỉ lệ trẻ vào
lớp 1 đạt 99,96%, dạy đủ 9 môn. Số trường có học sinh học môn tự chọn tăng
đáng kể: có 80 trường tổ chức dạy tiếng Anh cho 23.264 h
ọc sinh; 04 trường
tổ chức dạy môn tiếng Pháp cho 1.086 học sinh; 05 trường tổ chức dạy môn
Tin học cho 1.521 học sinh, có 05 học sinh đạt giải Tin học trẻ không chuyên
năm 2005. Việc tổ chức dạy 2 buổi/ngày tiếp tục được nhân rộng, có 103/170
trường tổ chức dạy 2 buổi, với tổng số 908 lớp, 28.961 học sinh, tăng 3.372
học sinh, đạt tỉ lệ 32.34%. Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ h
ọc: 1,52% giảm 0,08%
so với năm học truớc, tỉ lệ học sinh được công nhận đã hoàn thành chương
trình tiểu học: 100%. Có 302 học sinh giỏi, 72 học sinh đạt giải thi Vẽ tranh
và Tin học trẻ không chuyên. Chương trình giáo dục Khơme cũng được thực

hiện tốt, có 1.727 học sinh Khơme ra lớp, có 670 học sinh học song ngữ…
+ Bậc trung học: Được củng cố và nâng cao, công tác giáo dục chính trị
tư tưở
ng, truyền thống, đạo đức được thực hiện tốt tại các trường. Triển khai




thực hiện tốt chương trình giáo dục lao động, thể chất, y tế học đường, giáo
dục pháp luật, môi trường, dân số, phòng chống ma túy, các tệ nạn xã hội,…
Tiếp tục củng cố kết quả thực hiện chương trình sách giáo khoa ở lớp 6, lớp 7;
triển khai sâu rộng việc thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 8 đạt yêu
cầu và có hiệu quả.
Phong trào thi đua dạy tốt - học tố
t tiếp tục được duy trì và phát triển
với nhiều hình thức nhất là phong trào học sinh giỏi. Kết quả:
- Học sinh giỏi cấp thành phố: 601 học sinh trung học cơ sở , 405 học
sinh trung học phổ thông.
- Học sinh giỏi toàn quốc: 51 học sinh, trong đó có 07 học sinh giỏi về
toán trên máy tính bỏ túi.
- Học sinh giỏi đồng bằng sông Cửu Long: 20 học sinh
- Tỉ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở: 98,64%
- Tỉ l
ệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông: 70.71%
* Công tác xoá mù chữ, bổ túc văn hoá:
- Năm học 2004 - 2005 có 256/604 học viên các lớp xoá mù chữ được
công nhận biết chữ; 538 học viên các lớp sau xoá mù chữ; 332/799 học viên
tốt nghiệp bổ túc tiểu học; 376.814/383.779 người trong độ tuổi 15 - 35 biết
chữ, đạt tỉ lệ 98,19%.
- Kết quả các kỳ thi tốt nghiệp: Bổ túc trung học cơ sở: 95,71%; bổ túc

trung học ph
ổ thông: 70,85%.
- Giáo dục chuyên nghiệp: Thành phố Cần Thơ có 02 trường Cao đẳng
sư phạm và Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật, 01 trường Trung học Y tế, 01 trường
Trung học văn hoá nghệ thuật, 01 trường Công nhân kỹ thuật, 01 trường
Trung học dân lập Bách nghệ (thành lập tháng 2/2004). Giáo dục chuyên
nghiệp tiếp tục nâng qui mô đào tạo, qui mô tuyển sinh tăng hàng năm; mở
rộng ngành nghề, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồ
i dưỡng phục vụ trước




mắt và lâu dài yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thành phố và các tỉnh
trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
* Đội ngũ nhà giáo: Toàn ngành có: 12.045 biên chế, trong đó:
- Cán bộ quản lí : 711
- Giáo viên mầm non : 1.527
- Giáo viên Tiểu học : 4.188
- Giáo viên trung học cơ sở : 2.966
- Giáo viên trung học phổ thông : 1.096
- Cán bộ, công nhân viên : 1.557
* Công tác quản lý giáo dục :
Ngành đã kiện toàn bộ máy quản lý giáo dục các cấp; xác định rõ chức
năng nhiệm vụ của từng c
ấp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước về giáo dục; đề cao trách nhiệm thủ trưởng, bảo đảm sự lãnh đạo của
Đảng, coi trọng sự phối hợp của đoàn thể; phát huy dân chủ; tăng cường cải
cách hình chính, thực hiện tốt ba khâu: Tiếp dân, một cửa, đơn giản thủ tục
hành chính.

Các cơ quan quản lý giáo dục, các trường có nhiều hoạt động nhằ
m
tăng cường thực hiện các qui định của Luật giáo dục, điều lệ nhà trường và
các qui chế tổ chức hoạt động.
* Công tác xã hội hoá giáo dục:
Ngành giáo dục - đào tạo Thành phố Cần Thơ triển khai quán triệt, thực
hiện Nghị quyết số 05/2005NQ-CP của Chính phủ về “Đẩy mạnh xã hội hoá
các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao” và đề
án “Quy
hoạch phát triển xã hội hoá giáo dục giai đoạn 2005 - 2010” ban hành kèm
theo quyết định số 20/2005/BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo. Công tác xã hội hoá đã thực hiện tốt, ngành đẩy mạnh công tác tuyên
truyền chủ trương, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước, tạo




sự thống nhất đồng thuận cao của các lực lượng xã hội đối với sự nghiệp giáo
dục, làm cho xã hội ngày càng hiểu rõ hơn những khó khăn mà ngành gặp
phải, cũng như thấy được quyết tâm của ngành, cùng chia sẻ trong củng cố và
phát triển sự nhiệp giáo dục - đào tạo. Các cấp quản lý giáo dục phát huy mối
quan hệ phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã h
ội… để tranh thủ
sự ủng hộ của xã hội, làm cho giáo dục và nhà trường thật sự gắn bó với từng
gia đình, cộng đồng xã hội. Thông qua đó có nhiều gia đình, phụ huynh học
sinh ở các địa bàn trường học có nhiều hình thức hổ trợ cả vật chất lẫn tinh
thần đóng góp cho phong trào dạy tốt - học tốt, các hội thi, hội thao,… Các cơ
quan quản lý giáo d
ục và trường học tích cực tham mưu với địa phương tăng
cường hoạt động của hội đồng giáo dục nhằm tiếp tục huy động nguồn lực

góp phần phát triển giáo dục và đào tạo.
1.2.3. Vài nét về trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Cần Thơ:
Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Cần Thơ được thành lập từ năm
1976 theo quyế
t định số 1784/QĐ ngày 08/9/1976 của Bộ Giáo dục (nay là
Bộ Giáo dục và Đào tạo, với tên gọi là trường Cao đẳng sư phạm Cần Thơ cơ
sở I), trực thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Cần Thơ (Nay là trường
Cao đẳng Cần Thơ, trực thuộc Uỷ ban nhân dân Thành phố Cần Thơ). Qua 30
năm hình thành và phát triển, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên; trường đã
không ngừng phấ
n đấu vươn lên và đạt nhiều thành tích xuất sắc trong công
tác giáo dục - đào tạo. Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Cần Thơ giữ vai
trò chủ yếu trong việc bổ sung đội ngũ giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung
học cơ sở cho ngành giáo dục - đào tạo Cần Thơ. Ngoài ra, trường còn liên
kết với một số trường Đại học đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá và nâng chuẩn
trình độ giáo viên ngành giáo dục - đào tạo Thành phố Cần Thơ và một số
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ:




Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Cần Thơ là một cơ sở giáo dục
của thành phố nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu sự quản lý nhà
nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự quản lý hành chính của Uỷ ban nhân
dân Thành phố Cần Thơ. Điều lệ trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Cần
Thơ thực hiện theo quyết định s
ố: 56/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 10/12/2003
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Cao
đẳng

Chức năng, nhiệm vụ của trường:
- Với nhiệm vụ đào tạo và liên kết đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý,
giáo viên mầm non, tiểu học và trung học cơ sở có trình độ trung học sư
phạm, cao đẳng sư phạm.
- Liên kết với một số trường Đại học trong nước để đào tạo, bồi dưỡng
chuẩn hoá đội ngũ giáo có trình cao đẳng sư phạm lên trình độ đại học.
- Thực hiện một số đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ cải cách giáo
dục nâng cao chất lượng đào tạo, cải tiến phương pháp giảng dạy, gắn công
tác đào tạo - bồi dưỡng - nghiên cứu khoa h
ọc với công tác giáo dục chính trị
tư tưởng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh sinh viên.
+ Việc thực hiện các chức năng đào tạo, bồi dưỡng của trường Cao
đẳng Sư phạm Thành phố Cần Thơ: Có hai hình thức chính: đào tạo chính qui
và không chính qui (chuẩn hoá).
+ Qui mô, ngành nghề đào tạo:
- Qui mô đào tạo hệ chính qui: đào tạo giáo viên mẫu giáo, tiểu học,
trung học cơ sở
. Năm học: 2003-2004: 932
. Năm họ
c 2004-2005: 743
. Năm học 2005-2006: 701




- Qui mô đào tạo hệ không chính qui: bồi dưỡng chuẩn hoá giáo viên
mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên học trung học cơ sở
. Năm học: 2003-2004: 721
. Năm học 2004-2005: 750
. Năm học 2005-2006: 1.401

+ Cơ cấu bộ máy tổ chức và biên chế:
- Bộ máy tổ chức: Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Cần Thơ gồm
có Ban giám hiệu, tổ Tài vụ, có 03 phòng chức năng và 04 khoa chuyyên
môn, bao gồm:
. Phòng Tổ chức - Hành chính - Tổng hợ
p
. Phòng Đào tạo bồi dưỡng - Nghiên cứu khoa học
. Phòng Chính trị - Công tác học sinh sinh viên
. Khoa Xã hội
. Khoa Tự nhiên
. Khoa Giáo dục thể chất - Nhạc - Hoạ
. Khoa Tiểu học Mầm non
- Biên chế: Năm học 2005 - 2006, nhà trường có tổng số : 172 cán bộ,
giáo viên, nhân viên (kể cả cán bộ, giáo viên, nhân viên hợp đồng), trong đó:
nữ: 94. Chia ra:
. Cán bộ hành chính nghiệp vụ và phục vụ đào tạo: 74
. Cán bộ giảng dạy: 98
. Công tác xây dựng đội ng
ũ nhà trường: Trường Cao đẳng Sư phạm
Thành phố Cần Thơ đã có rất nhiều cố gắng để xây dựng đội ngũ nhà trường
đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi
để cán bộ, giáo viên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, hiện
nay 100% cán bộ giảng dạy đều tốt nghiệp đạ
i học, hầu hết giáo viên biết ứng
dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đạt tỉ lệ 98%.




Chia theo trình độ: Tiến sĩ: 03, Thạc sĩ: 20; Đại học: 106; Cao đẳng:

10, trình độ khác: 33.
Bảng 1.2: Thống kê theo trình độ cán bộ, giáo viên, nhân viên
Tổng
số
Tiến

Thạc sĩ Đại
học
Cao
đẳng
Khác
Ban Giám hiệu 03 0 01 02 / /
Cán bộ giảng dạy 98 03 17 78 / /
Cán bộ hành chính phục
vụ Đào tạo
71 0 02 26 10 33
Tổng cộng 172 03 20 106 10 33
(Nguồn từ báo cáo thống kê của trường Cao đẳng sư phạm thành phố Cần
Thơ)
Chia theo tuổi đời: Dưới 30: 39; Từ 31-35: 21; Từ 36-50: 94; Từ 50 trở
lên: 18.
Bảng 1.3 : Thống kê theo tuổi đời cán bộ, giáo viên, nhân viên
Tổng
số
Dưới
30
Từ 31-
35
Từ 36-
50

Từ 51-
60
Ban Giám hiệu 03 0 0 01 02
Cán bộ giảng dạy 98 22 08 59 09
Cán bộ hành chính phục vụ
Đào tạo
71 17 13 34 07
Tổng cộng 172 39 21 94 18
(Nguồn từ báo cáo thống kê của trường Cao đẳng sư phạm thành phố Cần
Thơ)
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị:

×