Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu phân lập và tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường type 2 của các hoạt chất sinh học từ một số loại thực vật thu hái tại miền trung TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tình
trạng tăng đường huyết mãn tính, do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt
động của insulin hoặc kết hợp cả hai. Hậu quả của sự tăng glucose huyết là
những biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Trên tồn cầu, tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ năm 2016 là 8,5% dân số trưởng
thành (422 triệu người) và con số được dự đoán sẽ tăng lên tới 9,9% vào năm
2045. Các trường hợp tử vong liên quan đến bệnh ĐTĐ phổ biến hơn ở các
nước có thu nhập thấp và trung bình, nơi có hơn 80% trường hợp tử vong xảy
ra. Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng bệnh ĐTĐ sẽ là một trong bảy nguyên
nhân hàng đầu gây ra tử vong vào năm 2030.
Các lồi thực vật ln là nguồn ngun liệu cây thuốc quý giá, rất nhiều
loại thuốc hiện có sẵn trên thị trường có nguồn gốc trực tiếp hoặc gián tiếp từ
chúng. Có ít nhất 1200 lồi thực vật được sử dụng trong y học cổ truyền vì có
tác dụng chống đái tháo đường, tuy nhiên chỉ có khoảng 450 cây đã được
nghiên cứu để khám phá tác dụng của chúng được công bố. Cây chè dây
(Ampelosis cantoniensis (H. & A.) PL.), họ Nho (Vitacae). đã được nghiên
cứu nhiều về thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa, tuy nhiên cho
đến nay chưa có cơng trình khoa học nào về nghiên cứu hoạt tính chống
ĐTĐ. Bênh cạnh đó, cây lá đắng (Vernonia amygdalina Del.), họ cúc
(Asteraceae) đã có cơng trình nghiên cứu trên thế giới về khả năng chống
ĐTĐ, tuy nhiên các nghiên cứu chưa nhiều và chưa mang tính tồn diện. Vì
vậy, việc tìm kiếm các loại thuốc trị đái tháo đường mới từ thực vật tự nhiên
vẫn ln hấp dẫn vì chúng có chứa những hợp chất có khả năng thay thế và
an tồn trong điều trị ĐTĐ.
Trên nền tảng đó, để góp phần nghiên cứu tác dụng trị ĐTĐ của một số
loài thực vật ở miền Trung, Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên



2
cứu phân lập và tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường type 2 của các hoạt
chất sinh học từ một số loài thực vật thu hái tại miền Trung”.
2. Mục tiêu của luận án
- Sàng lọc một số thực vật có tác dụng hạ đường huyết trên mơ hình chuột
ĐTĐ type 2 và xác định được thực vật có tác dụng hạ đường huyết tốt.
- Phân lâp được các hợp chất, xác định cấu trúc hóa học và làm rõ về cơ
chế hoạt động hạ đường huyết của chúng.
- Kết hợp các thực vật đã nghiên cứu có hiệu quả trong điều trị ĐTĐ để
tạo thành cao hỗn hợp có hiệu quả hơn trong đều trị ĐTĐ, từ đó nghiên cứu
cơ chế hạ đường huyết và xác định độc tính cấp của cao hỗn hợp.
3. Nội dung luận án
- Thu thập một số mẫu thực vật ở miền Trung được tham khảo là có tác
dụng trong điều trị ĐTĐ. Tách chiết các mẫu thực vật bằng cồn 70°, sàng lọc
tác dụng hạ đường huyết của các cao chiết trên mơ hình chuột ĐTĐ type 2.
- Chiết phân đoạn lá chè dây và lá đắng bằng các dung mơi có độ phân
cực khác nhau và thử nghiệm khả năng hạ đường huyết của các cao phân
đoạn đó trên chuột ĐTĐ type 2.
- Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập từ các phân đoạn có
hoạt tính hạ đường huyết tốt nhất.
-- Nghiên cứu về cơ chế hạ đường huyết của các hợp chất phân lập qua
việc đánh giá hiệu quả ức chế enzyme α-glucosidase và α-amylase cùng với
thử nghiệm ảnh hưởng của chúng đến quá trình sinh các cytokine tiền viêm
TNF-α, IL-6 và IL-8 (các các cytokine tiền viêm là một trong nhưng nguyên
nhân chính gây nên tình trạng kháng insulin), cytokine kháng viêm (IL-10) và
tác dụng khôi phục biểu hiện hai protein pIRS-1 và pY20 của tế bào bào (đây
là hai protein rất cần thiết cho con đường truyền tín hiệu insulin).
- Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của cao hỗn hợp, tác dụng của cao
hỗn hợp lên nồng độ cholesterol, triglyceride, hoạt tính ức chế enzym α-



3
glucosidase và α-amylase, hàm lượng glycogen ở gan chuột ĐTĐ type 2
cũng như xác định độc tính cấp của hỗn hợp cao này.
4. Những đóng góp mới của luận án
Sau khi phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và thế giới
thì nhận thấy các kết quả nghiên cứu của luận án đã có những đóng góp mới
cho khoa học và thực tiễn như sau:
1. Trong nghiên cứu này có 5 loại thực vật (chè dây, hạt đu đủ, lá đu đủ, lá
và thân cỏ ngọt và lá đắng) lần đầu tiên nghiên cứu về hoạt tính hạ đường
huyết ở Việt Nam, riêng với mẫu chè dây là chưa có cơng trình nào trên thế
giới nghiên cứu về hoạt tính hạ đường huyết trên đối tượng này cũng như
chưa được nhắc đến trong dân gian về công dụng này.
2. Từ phân đoạn CEtOAc của cao chiết chè dây đã phân lập được 5 hợp
chất tinh sạch, trong đó quercetin tuy không phải là chất mới nhưng lần đầu
tiên được phân lập ở cây chè dây.
3. Lần đầu tiên nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme α-amylase và αglucosidase của các hợp chất phân lập từ cây chè dây.
4. Hợp chất phloretin (được tách từ chè dây) lần đầu tiên được nghiên cứu
về tác dụng giảm tính kháng insulin ở tế bào 3T3-L1 gây ra bởi TNF-α cũng
như tác dụng khôi phục biểu hiện hai protein pIRS-1 và pY20 của tế bào.
5. Từ phân đoạn CBuOH của cao chiết lá đắng đã phân lập và xác định
được 1 chất mới trong của lá đắng là vernonioside VN (LĐB). Chất này,
vernonioside VN (LĐB), là chất mới lần đầu tiên được phân lập từ lá đắng và
cũng là lần đầu tiên phân lập từ thiên nhiên.
6. Vernonioside VN lần đầu tiên được nghiên cứu về khả năng ức chế quá
trình sinh tổng hợp các cytokine tiền viêm TNF-α, IL-6, IL-8 và không ức chế
cytokine kháng viêm IL-10.
7. Cao chè dây (với liều uống 500mg/kg) ngồi tác dụng hạ đường huyết
cịn có tác dụng phục hồi tuỵ và gan chuột ĐTĐ type 2 bị tổn thương.
8. Lần đầu tiên phát triển cao hỗn hợp khơng những có hiêu quả tốt trong

hạ đường huyết ở chuột ĐTĐ type 2 (giảm 64.40% so với thời điểm 0 h) mà
cịn có tác dụng giảm nồng độ cholesterol và triglycide, ngăn chặn sự suy


4
giảm glycogen trong mô gan cũng như ức chế hoạt động của enzym αglucosidase và α-amylase.
5. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 138 trang. Phần mở đầu 04 trang, kết luận và kiến nghị 04
trang, các cơng trình đã công bố 01 trang, tài liệu tham khảo 18 trang và phụ
lục. Nội dung chính của luận án chia làm 03 chương: Chương 1: Tổng quan
gồm 40 trang; Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu gồm 21 trang
và Chương 3: Kết quả và thảo luận 50 trang.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
Phần tổng quan tài liệu tập hợp các nghiên cứu mới nhất trong nước và
quốc tế về các vấn đề liên quan đến bệnh ĐTĐ (khái niệm và tác động), bệnh
sinh ĐTĐ type 2, thảo dược trong điều trị ĐTĐ.
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu và đối tượng nghiên cứu
- Nguyên liệu: gồm 20 loại thực vật khác nhau bao gồm: chè dây, lá vằng,
lá nếp, quả chuối hột, bùm bụp, hạt đu đủ, lá đu đủ, quả sung, quả ké đầu
ngựa, thân và lá nở ngày đất, râu bắp, lá đắng, lá sa kê, thân và lá giảo cổ lam,
thân và lá dây thìa canh, lá sen, thân và lá lược vàng, vỏ quế, lá húng quế, thân
và lá cỏ ngọt. Các mẫu thực vật được thu hái chủ yếu vào tháng 7-9 vào năm
2016-2017, một số mẫu được mua tại các địa phương.
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Chuột nhắt trắng đực dòng Swiss, trọng lượng từ 18-22 g, đuợc
cung cấp bởi cơ sở chăn nuôi Suối Dầu - Viện Vắc xin và Sinh phẩm
y tế Nha Trang.
+ Tế bào đại thực bào Raw 264.7 và tế bào mỡ 3T3-L1 được cung
cấp bởi phịng thí nghiệm trọng điểm cơng nghệ enzyme Đại học

Quốc gia Hà Nội.
2.2. Hóa chất
Streptozotocin (Sigma), kit ELISA định lượng Insulin (Thermo), Pioglite
(Ấn Độ), D-glucose (Trung Quốc), enzym α-glucosidase (Sigma), α-amylase


5
(Sigma), silicagel (0,04-0,063 mm-Merck). Bản mỏng tráng sẵn pha thường
DC-Alufolien 60 F254 (Merck), silicagel pha đảo RP-18 (30-50 m- YMC,
Fujisilisa, Chemical Ltd), bản mỏng pha đảo R-18 (Merck), dung môi các loại
(Merk và Trung Quốc), LPS (lipopolysacharide-Sigma), Kit ELISA IL-6,
TNF-α, IL-10, Kháng thể 𝛽-Actin, p-IRS1, and pY20 primary antibodies,
Anthrone.
2.3. Thiết bị nghiên cứu
Máy đo đường huyết One Touch (JOHNSON&JOHNSON-Mỹ), que thử
đường huyết One Touch (Trung Quốc), hệ thống phân tích Elisa (Thermo
Scientific-Mỹ), cột sắc ký các cỡ khác nhau (Trung Quốc, Đức), kính hiển vi
(Olympus-Nhật), máy cơ quay chân khơng Buchi (Đức), máy cắt tiêu bản
(Thermo Scientific-Mỹ), các thiết bị xác định cấu trúc và các thiết bị thông
thường khác.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp chiết xuất: xử lý mẫu, chiết mẫu bằng cồn 700, chiết thu
phân đoạn bằng các dung mơi có độ phân cực tăng dần: n-hexane,
ethylacetate, n-buthanol.
2.4.2. Phương pháp gây chuột nhắt ĐTĐ type 2: nuôi chuột béo bằng chế
độ ăn giàu chất béo (35% chất béo, 34% carbohydrat, 20% protein và 11%
các thành phần khác- HFD-high fat diet), xác định chỉ số hóa sinh
(cholesterol, triglyceride), gây chuột nhắt ĐTĐ type 2 thực nghiệm bằng cách
tiêm STZ với liều 120 mg/kg, định lượng đường huyết, nghiệm pháp dung
nạp glucose, định lượng insulin máu chuột bằng kỹ thuật ELISA.

2.4.3. Sàng lọc tác dụng hạ đường huyết của 20 mẫu thực vật trên chuột
nhắt ĐTĐ type 2: bằng cách cho chuột ĐTĐ type 2 uống các cao chiết với
liều 500 mg/kg trọng lượng chuột hoặc mẫu đối chứng (uống nước cất);
chuột uống trong 21 ngày và theo dõi đường huyết.
2.4.4. Kỹ thuật làm tiêu bản đúc cắt gan và tụy chuột
2.4.5. Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của cao chiết phân đoạn mẫu
lá chè dây, lá đắng trên chuột nhắt ĐTĐ type 2


6
2.4.6. Khảo sát khả năng ức chế in-vitro enzyme α-glucosidase và αamylase của các hợp chất phân lập từ cây chè dây và lá đắng
2.4.7. Đánh giá tác động lên biểu hiện của các cytokines gây viêm và cải
thiện tính kháng insulin dựa trên dòng tế bào bào Raw 264.7 và 3T3-L1:
quy trình ni hoạt hóa tế bào, đánh giá độc tố của các hợp chất tinh sạch tới
khả năng sống của Raw 264.7 và 3T3-L1, dánh giá khả năng sản xuất
cytokine bằng ELISA kit, phương pháp đánh giá khả năng ức chế kháng
insulin trên tế bào, đánh giá biểu hiện protein của IRS1 và Y20, .
2.4.8. Chuẩn bị cao hỗn hợp các thảo dược có khả năng hạ đường huyết:
phối hợp các cây thảo dược để tăng hiệu quả trong điều trị ĐTĐ, xác định
hàm lượng glycogen.
2.4.9. Phương pháp phân lập các chất: sắc ký lớp mỏng; sắc ký cột
2.4.10. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học: Phương pháp phổ khối
lượng, phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân.
2.4.11. Xử lý số liệu: Các thí nghiệm đều được lặp lại với số lần thích hợp.
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS (Version 22) với các phép thử thống kê
phù hợp.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả tách chiết mẫu
Kết quả tách chiết 20 mẫu thực vật cho thấy các mẫu thực vật khác nhau
cho phần trăm tách chiết khác nhau. Lá chè dây và dây thìa canh cho phần

trăm tách chiết khá cao tương ứng là 26,00% và 22,62%. Lược vàng và hạt
đu đủ có phần trăm tách chiết tương đối thấp lần lượt là và 11,25% và 9,25%.
3.2. Mơ hình chuột nhắt ĐTĐ type 2 thực nghiệm
Chuột được chia thành 2 nhóm là nhóm ăn thường (ND) và nhóm ăn thức
ăn giàu chất béo (có 35% chất béo), hay cịn gọi là nhóm ni béo (HFD).
Sau 8 tuần ăn thức ăn giàu béo (A), các nhóm chuột được đo các chỉ số mỡ
máu, rồi được tiến hành tiêm STZ để gây ĐTĐ và sau 10 ngày tiêm STZ,


7
chúng được đo nồng độ insulin và so sánh với nhóm ND để khẳng định chuột
ĐTĐ type 2.

Hình 3.1: Mơ hình gây chuột nhắt ĐTĐ type 2 thực nghiệm
Ghi chú: *p < 0,05, (giá trị p của t-test giữa lô thí nghiệm và lơ đới chứng
cùng thời điểm). A. Trọng lượng chuột của hai nhóm ND và HFD; B. Sự
khác biệt về các chỉ sớ mỡ máu chuột ở nhóm ND và HFD; C. Nồng độ
glucose máu trên chuột béo sau tiêm STZ so sánh với nhóm chứng;
D. Nồng độ insulin huyết tương của các lô chuột khác nhau.
Kết quả của hình 3.1. cho thấy sự thay đổi trọng lượng cơ thể của chuột
sau 8 tuần cho ăn (A), nhóm chuột được nuôi bằng chế độ ăn nhiều chất béo
(HFD) có trọng lượng trung bình là 60,42 ± 1,03 g, tăng gấp ba lần so với ban
đầu (20,69 ± 0,36 g) và gần gấp đơi so với nhóm ăn thức ăn tiêu chuẩn (ND)
cùng thời điểm (38,95 ± 0,68 g). Chỉ số chất béo được đo bằng nồng độ
cholesterol và chất béo trung tính (B) của chuột HFD tăng đáng kể về mặt
thống kê khi so sánh với lô chuột ND (p<0,01). Chỉ số cholesterol của nhóm
HFD tăng (78,26%). Tương tự, chỉ số triglyceride của HFD tăng mạnh với
lượng 160,16%.
Sau 10 ngày tiêm STZ, nồng độ glucose trong máu của nhóm được cho
ăn HFD tại các thời điểm khác nhau sau khi tiêm rất cao; những khác biệt này



8
có ý nghĩa thống kê khi so sánh với chuột ND + STZ (nhóm đối chứng)
cùng thời điểm tương ứng (C). Do đó, nhóm HFD + STZ sau 10 ngày có biểu
hiện rõ ràng của bệnh tiểu đường khi so sánh với các nhóm chuột khơng mắc
bệnh tiểu đường cịn lại (đệm ND + đệm; ND + STZ và HFD + đệm) có ý
nghĩa thống kê (giá trị p <0,01 ).
Chúng tơi nhận thấy rằng chuột HFD + STZ có nồng độ insulin ở mức
bình thường (18,84 ± 2,11 µIU/ml) so với các lô chuột đối chứng ND + đệm;
ND + STZ và HFD + đệm (21,10 ± 1,78; 27,32 ± 3,80 và 27,53 ± 4,25
µIU/ml ), sự khác biệt hồn tồn khơng có ý nghĩa thống kê (D). Theo
Sawant và cộng sự các con chuột có nồng độ đường huyết ≥ 300 mg/dl và
nồng độ insulin nằm trong khoảng 12,4 - 49,65 µIU/ml được xem là chuột
ĐTĐ type 2.
3.3. Tác dụng hạ đường huyết của 20 cao chiết thực vật trên chuột
ĐTĐ type 2

Hình 3.2: Đường huyết của chuột ĐTĐ type 2 sau 21 ngày điều trị
bằng cao chiết thực vật
Ghi chú:* p < 0,05; ** p < 0,01, (p so với lô đối chứng cùng thời điểm).
A. sàng lọc đợt I; B. sàng lọc đợt II; C. sàng lọc đợt III; D. sàng lọc đợt IV.
Kết quả hình 3.2 cho thấy, ở sàng lọc đợt I (A), chuột uống cao chiết mẫu
chè dây và quả chuối hột sau 21 ngày đường huyết giảm lần lượt là 56,60%
và 45,84% so với thời điểm 0 giờ (p < 0,01). Đối với cao chiết quả bùm bụp


9
cho thấy tác dụng hạ đường huyết so với nhóm đối chứng tuy nhiên chưa cao,
chuột sau 21 ngày điều trị có nồng độ đường huyết cịn khá cao (16,49

mmol/l) (p < 0,05). Các mẫu thực vật còn lại là lá nếp và chè vằng khơng có
tác dụng hạ đường huyết khi so sánh với mẫu đối chứng. Ở sàng lọc đợt II
(B), trong số 5 mẫu cao chiết thực vật, chỉ có mẫu cao lá đu đủ, hạt đu đủ vào
cao quả sung thể hiện hoạt tính hạ đường huyết, trong đó cao lá đu đủ và hạt
đu đủ thể hiện hoạt tính tốt nhất: chuột uống cao lá đu đủ đường huyết tại thời
điểm ngày thứ 21 giảm 47,62%, chuột uống cao hạt đu đủ giảm 53,18% so
với thời điểm 0 giờ. Sàng lọc đợt III (C), với 5 mẫu nghiên cứu tiếp theo,
chúng tôi đã phát hiện ra khả năng hạ đường huyết đáng kể của cao chiết lá
dây thìa canh và cao thân và lá cỏ ngọt (p < 0,01), chuột uống dây thìa canh
đường huyết giảm 61,08%, chuột uống cỏ ngọt đường huyết giảm 54,93%.
Đối với sàng lọc đợt IV, trong số 5 mẫu cao chiết đem sàng lọc chỉ có mẫu
cao chiết giảo cổ lam và lá đắng cho thấy khả năng hạ đường huyết đáng kể ở
chuột ĐTĐ type 2. Chuột sau khi uống giảo cổ lam đường huyết giảm
58,86% và lá đắng giảm 56,21% (p ≤ 0,01).
Như vậy, trong quá trình sàng lọc 20 mẫu thực vật chúng tơi nhận thấy
rằng có 8 mẫu thực vật cho kết quả hạ đường huyết tốt trên mơ hình chuột
ĐTĐ type 2: Lá chè dây, quả chuối hột, hạt đu đủ, lá đu đủ, lá dây thìa canh,
lá và thân cỏ ngọt, giảo cổ lam và lá đắng. Qua tham khảo tài liệu nghiên cứu
trong và ngoài nước, mẫu lá chè dây và lá đắng là hai trong số 8 mẫu thực vật
có hoạt tính hạ đường huyết và chưa được nghiên cứu ở Việt Nam; đặc biệt,
cho chè dây chưa có bất kì nghiên cứu nào trên thế giới về hoạt tính hạ đường
huyết của nó. Vì vậy chúng tơi quyết định chọn hai loại thực vật đó cho các
nghiên cứu sâu hơn về hoạt tính chống ĐTĐ.
3.4.1. Ảnh hưởng của dịch chiết chè dây và lá đắng lên kết quả mô bệnh
học của tụy và gan
3.4.1.1. Ảnh hưởng lên cấu trúc mô tụy
Để kiểm tra ảnh hưởng của các dịch chiết này đến tình trạng cấu trúc mơ
tụy của chuột, chúng tơi tiến hành đánh giá đại thể tiêu bản mô bệnh học của



10
chuột ĐTĐ type 2 ở các lơ thí nghiệm sau khi cho uống 500mg/kg chè dây và
lá đắng, kết quả được trình bày ở hình 3.3.

Hình 3.3: Ảnh vi thể tiêu bản đúc cắt tụy của chuột (vật kính 400)
Ghi chú: A. Tụy chuột bình thường; B. Tụy chuột bị ĐTĐ type 2 cho uống
nước cất; C. Tụy của chuột bị ĐTĐ sau khi cho uống cao chiết lá chè dây; D.
Tụy của chuột bị ĐTĐ sau khi uống cao chiết lá đắng.
Ở chuột bình thường (A), mật độ tiểu đảo tụy bình thường, hình thái bình
thường. Các tế bào tiểu đảo tụy có hình thái và kích thước bình thường, phân
bố đồng đều không thấy dấu hiệu tổn thương. Chuột ĐTĐ type 2 uống nước
cất (B), tụy bị tổn thương, mật độ tiểu đảo tụy giảm, tiểu đảo tụy biến dạng,
thái hố và giảm về kích thước. So sánh với chuột ĐTĐ cho uống cao chiết
chè dây và lá đắng, chúng tơi quan sát thấy mật độ và kích thước tiểu đảo tụy
giảm hơn so với bình thường nhưng tiểu đảo tụy có sự phục hồi, khơng bị
biến dạng teo lại (C, D).
3.4.1.2. Ảnh hưởng lên cấu trúc mô gan

Hình 3.4: Ảnh vi thể tiêu bản đúc cắt gan của chuột (vật kính 400).
Ghi chú: A. Gan chuột bình thường; B. Gan chuột ĐTĐ type 2 uống nước


11
cất; C. Gan chuột ĐTĐ type 2 uống cao chiết lá chè dây; D. Gan chuột ĐTĐ
type 2 uống cao chiết lá đắn
Từ kết quả được trình bày ở hình 3.4 cho thấy, tế bào gan chuột bình
thường (A) có hình khối đa diện bao bọc bởi màng tế bào, ở giữa là nhân.
Trong nhân thường có 1-2 hạch nhân to tròn, bắt màu xanh. Tế bào chất, bắt
màu eosin tương đối đều nhau nên toàn bộ các tế bào gan đều có màu hồng
nhạt. Các tế bào gan thuộc mỗi bè Remak xếp sít nhau. Chuột bị bệnh ĐTĐ

type 2 cho uống nước muối sinh lý (B), các tế bào gan có biểu hiện thái hóa,
tạo thành các đám hỗn độn với nhiều hình dạng khác nhau, các tế bào biến
dạng méo mó rời rác, một số tế bào có nhân và tế bào chất bắt màu đậm hơn,
dây tế bào gan bị biến dạng trầm trọng. Như vậy việc tiêm thuốc STZ sau một
thời gian đã làm tổn thương tế bào gan trầm trọng. Chuột bị bệnh ĐTĐ type 2
được điều trị bằng cao chiết chè dây và lá đắng (C, D), hình dạng và kích
thước của tế bào và nhân tế bào không bị biến dạng, các tế bào gan vẫn thấy
nhân nằm ở trung tâm tế bào, nhân tế bào bắt màu bình thường, dây tế bào
gan ít bị biến dạng. Các tế bào gan của chuột ĐTĐ type 2 uống cao chiết ít bị
tổn thương hơn so với tế bào gan ở lô chuột ĐTĐ type 2 đối chứng và khôi
phục gần giống với tiêu bản gan chuột bình thường.
3.4.2. Nghiên cứu cao chiết phân đoạn lá chè dây
3.4.2.1. Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của các cao chiết phân
đoạn chè dây
Từ kết quả nhiên cứu cho thấy, từ ngày thứ 7, CEtOAc thể hiện
hoạt tính hạ đường huyết (p < 0,05) và hoạt tính hạ đường huyết là tốt
nhất tại ở ngày thứ 21 (p < 0,01). CBuOH có tác dụng hạ đường huyết
bắt đầu ở ngày thứ 14 và cao nhất vào ngày thứ 21. Riêng đối với CHe
khơng có tác dụng hạ đường huyết, chuột uống cao chiết sau 21 ngày
nồng độ đường huyết không hề thay đổi.


12

3.4.2.2. Phân lập, xác định cấu trúc của các hợp chất từ cao phân đoạn chè
dây có hoạt tính hạ đường huyết tốt nhất
* Phân lập chất
Từ phân đoạn CEtOAc đã phân lập được 5 hợp chất tinh sạch ký hiệu từ
CDE1 đến CDE5
* Dữ liệu phổ của các hợp chất phân lập

a. Myricetin (CDE1)
Hợp chất CDE1: chất được phân lập dưới dạng tinh thể hình kim màu
vàng nhạt, C15H10O8. ESI-MS m/z 319 [M+H]+, m/z 317 [M-H]-. 1H-NMR
(CD3OD, 500 MHz, δ: ppm): 6,20 (1H; d; 2,0 Hz; H-6); 6,40 (1H; d; 2,0 Hz;
H-8); 7,36 (1H; s; H-2’); 7,36 (1H; s; H-6’). 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz,
δ: ppm): 148,0 (C-2); 137,3 (C-3); 177,2 (C-4); 162,4 (C-5); 99,2 (C-6); 165,5
(C-7); 94,3 (C-8); 158,2 (C-9); 104,5 (C-10); 123,1 (C-1’); 108,5 (C-2’);
146,7 (C-3’); 136,9 (C-4’); 146,7 (C-5’) và 108,5 (C-6’).
b. Dihydromyricetin (CDE2)
Hợp chất CDE2: chất được phân lập dưới dạng bột vơ định hình màu
trắng, C15H12O8. ESI-MS m/z 342,8 [M+Na]+, m/z 318,8 [M-H]-. 1H-NMR
(acetone-d6, 500 MHz, δ: ppm): 4,88 (1H; d; 11,0 Hz; H-2); 4,52 (1H; d; 11,0
Hz; H-3); 5,91 (1H; d; 2,5 Hz; H-6); 5,95 (1H; d; 2,5 Hz; H-8); 6,59 (1H; s;
H-2’); 6,59 (1H; s; H-6’). 13C-NMR (acetone-d6, 125 MHz, δ: ppm): 84,6
(C-2); 72,9 (C-3); 198,0 (C-4); 163,9 (C-5); 95,9 (C-6); 168,1 (C-7); 96,9 (C8); 164,8 (C-9); 101,3 (C-10); 128,7 (C-1’); 107,9 (C-2’); 146,3 (C-3’); 134,3
(C-4’); 146,3 (C-5’) và 107,9 (C-6’).
c. Phloretin (CDE3)
Hợp chất CDE3: chất được phân lập dưới dạng bột vô định hình màu
trắng, C15H14O. ESI-MS m/z 274,9 [M+H]+, m/z 272,8 [M-H]-. 1H-NMR


13
(CD3OD, 500 MHz, δ: ppm): 7,07 (1H; d; 8,5 Hz; H-2); 6,72 (1H; d; 8,5 Hz;
H-3); 6,72 (1H; d; 8,5 Hz; H-5); 7,07 (1H; d; 8,5 Hz; H-6); 2,88 (2H; dd; 8,0;
7,5 Hz; H-7); 3,33 (2H; dd; 8,0; 7,5 Hz; H-8); 5,84 (1H; s; H-3’); 5,84 (1H; s;
H-5’). 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz, δ: ppm): 134,0 (C-1); 130,3 (C-2);
116,1 (C-3); 156,4 (C-4); 116,1 (C-5); 130,3 (C-6); 31,4 (C-7); 47,2 (C-8);
206,4 (C-9); 105,3 (C-1’); 166,1 (C-2’); 95,7 (C-3’); 165,8 (C-4’); 95,7 (C-5’)
và 166,1 (C-6’).
d. Myricitrin (CDE4)

Hợp chất CDE4: Chất được phân lập dưới dạng hình kim màu vàng nhạt,
C21H20O12. ESI-MS m/z 464,9 [M+H]+, m/z 462,9 [M-H]-. Phổ 1H-NMR
(CD3OD, 500 MHz, δ: ppm): 6,22 (1H; d; 2,0 Hz; H-6); 6,38 (1H; d; 2,0 Hz;
H-8); 6,97 (1H; s; H-2’); 6,97 (1H; s; H-6’); 5,34 (1H; d; 1,5 Hz; H-1”); 4,24
(1H; dd; 1,5; 2,0 Hz; H-2”); 3,81 (1H; dd; 3,5; 9,5 Hz; H-3”); 3,6 (1H; m; H4”); 3,53 (1H; m; H-5”); 0,99 (3H; d; 6,0 Hz; H-6”). 13C-NMR (CD3OD,
125 MHz, δ: ppm): 158,07 (C-2); 134,9 (C-3); 178,3 (C-4); 161,8 (C-5); 98,4
(C-6); 164,5 (C-7); 93,3 (C-8); 157,1 (C-9); 104,5 (C-10); 120,6 (C-1’); 108,2
(C-2’); 145,5 (C-3’); 136,5 (C-4’); 145,5 (C-5’); 108,2 (C-6’); 102,2 (C-1”);
70,5 (C-2”); 70,6 (C-3”); 72,0 (C-4”); 70,7 (C-5”) và 16,3 (C-6”).
e. Quercetin (CDE5)
Hợp chất CDE5: Chất được phân lập dưới dạng bột màu vàng nhạt,
C15H10O7. ESI-MS m/z 302,9 [M+H]+, m/z 300,8 [M-H]-. 1H-NMR
(CD3OD, 500 MHz, δ: ppm): 6,20 (1H; d; 2,0 Hz; H-6); 6,41 (1H; d; 2,0 Hz;
H-8); 7,75 (1H; d; 2,0 Hz; H-2’); 6,91 (1H; d; 8,5 Hz; H-5’); 7,65 (1H; dd;
2,5; 8,5 Hz; H-6’). 13C-NMR (CD3OD, 125 MHz, δ: ppm): 148,1 (C-2);
137,2 (C-3); 177,3 (C-4); 162,5 (C-5); 99,3 (C-6); 165,6 (C-7); 94,4 (C-8);
158,2 (C-9); 104,5 (C-10); 124,2 (C-1’); 116,0 (C-2’); 146,2 (C-3’); 148,8 (C4’); 116,3 (C-5’) và 121,7 (C-6’).


14
3.4.3. Nghiên cứu các cao chiết phân đoạn lá đắng
3.4.3.1. Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của các cao chiết phân đoạn lá đắng
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, cao CEtOAC và CBuOH có tác dụng hạ
đường huyết khá rõ sau 7 ngày chuột được điều trị (p < 0,05). Tác dụng hạ
đường huyết của CEtOAC và CBuOH tốt nhất vào ngày 14 và 21 (p < 0,01).
3.4.3.2. Phân lập, xác định cấu trúc của các hợp chất từ cao phân đoạn lá đắng
có hoạt tính hạ đường huyết tốt nhất
* Phân lập chất
Từ phân đoạn CEtOAc đã phân lập được một chất tinh sạch ký hiêu LĐE.
Từ phân đoạn CBuOH tiến hành phân lập được một chất tinh sạch ký

hiệu LĐB.
* Dữ liệu phổ của các hợp chất phân lập
a. Cynaroside (LĐE)
Hợp chất LĐE: Chất được phân lập dưới dạng hình kim màu vàng nhạt,
C21H20O11. ESI-MS m/z 448,9 [M+H]+, m/z 446,9 [M-H]-. 1H-NMR
(DMSO-d6, 500 MHz, δ: ppm): 6,73 (1H; s; H-3); 6,44 (1H; d; 2,0 Hz; H-6);
6,78 (1H; d; 2,0 Hz; H-8); 7,41 (1H; d; 2,0 Hz; H-2’); 6,91 (1H; d; 8,5 Hz; H5’); 7,45 (1H; dd; 2,0; 8,5 Hz; H-6’); 5,08 (1H; d; 7,5 Hz; H-1”); 3,26 (1H;
m; H-2”); 3,29 (1H; m; H-3”); 3,18 (1H; t; 5,0 Hz; H-4”); 3,43 (1H; dd; 1,5;
5,5 Hz; H-5”); 3,46 (1H; d; 3,0 Hz; Ha-6”); 3,71 (1H; d; 5,5 Hz; Hb-6”).
13C-NMR (DMSO-d6, 125 MHz, δ: ppm): 164,4 (C-2); 103,1 (C-3); 181,8
(C-4); 161,1 (C-5); 99,5 (C-6); 162,9 (C-7); 94,7 (C-8); 156,9 (C-9); 105,3
(C-10); 121,3 (C-1’); 113,5 (C-2’); 145,7 (C-3’); 149,9 (C-4’); 115,9 (C-5’);
119,1 (C-6’); 99,9 (C-1”); 73,1 (C-2”); 76,4 (C-3”); 69,5 (C-4”); 77,1 (C-5”)
và 60,6 (C-6”).
b. Vernonioside VN (LĐB)
Hợp chất LĐB: chất được phân lập dưới dạng bột màu trắng, C35H54O12.
ESI-HR-MS m/z 667.3693 [M+H]+ (Calcd for C35H55O12: 667.36935).


15
1H-NMR (DMSO-d6, 500 MHz, δ: ppm): 1,17 (1H; m; Ha-1); 1,81 (1H; m;
Hb-1); 1,44 (1H; m; Ha-2); 1,86 (1H; m; Hb-2); 4,16 (1H; br d; 7,0 Hz; H-3);
1,22 (1H; m; Ha-4); 1,78 (1H; m; Hb-4); 1,35 (1H; m; H-5); 1,79 (1H; m;
Ha-6); 1,91 (1H; m; Hb-6); 5,36 (1H; br s; H-7); 5,48 (1H; d; 7,0 Hz; H-11);
1,94 (1H; m; Ha-12); 2,09 (1H; m; Hb-12); 2,40 (1H; m; H-14); 1,66 (1H; m;
Ha-15); 1,92 (1H; m; Hb-15); 3,55 (1H; m; H-16); 1,87 (1H; m; H-17); 0,47
(3H; s; H-18); 0,82 (3H; s; H-19); 2,04 (1H; m; H-20); 5,36 (1H; br s; H-21);
4,63 (1H; br d; 6,0 Hz; H-22); 4,46 (1H; d; 6,0 Hz; H-23); 1,95 (1H; m; H25); 0,88 (3H; d; 6,5 Hz; H-26); 0,87 (3H; d; 6,5 Hz; H-27); 1,34 (3H; s; H29); 4,23 (1H; d; 7,5 Hz; H-1’); 2,89 (1H; m; H-2’); 3,06 (1H; m; H-3’); 3,02
(1H; m; H-4’); 3,04 (1H; m; H-5’); 3,40 (1H; m; Ha-6’); 3,63 (1H; m; Hb-6’).
13C-NMR (DMSO-d6, 125 MHz, δ: ppm): 33,7 (C-1); 29,2 (C-2); 74,8 (C3); 34,1 (C-4); 38,5 (C-5); 29,4 (C-6); 120,5 (C-7); 135,3 (C-8); 143,3 (C-9);

35,5 (C-10); 118,1 (C-11); 40,6 (C-12); 42,7 (C-13); 48,0 (C-14); 34,1 (C15); 76,3 (C-16); 54,7 (C-17); 13,9 (C-8); 19,2 (C-19); 47,2 (C-20); 98,0 (C21); 79,3 (C-22); 90,1 (C-23); 80,3 (C-24); 31,7 (C-25); 16,8 (C-26); 18,1 (C27); 109,1 (C-28); 23,1 (C-29); 100,9 (C-1’); 73,5 (C-2’); 76,8 (C-3’); 70,1
(C-4’); 76,7 (C-5’) và 61,1 (C-6’).

Hình 3.5: Cấu trúc của vernonioside VN


16
3.4.4. Khả năng ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase của các hợp chất
Trong 7 chất phân lập được từ chè dây và lá đắng chỉ có 5 hợp chất thể
hiện hoạt tính ức chế enzyme α-amylase và glucosidase từ năm hợp chất
được phân lập từ cây chè dâ và lá đắng
Kết quả về giá trị IC50 đối với enzyme α-amylase cho thấy myricitrin có
giá trị IC nhỏ nhất (IC50 = 9,640,68 µM ), tiếp đến là cynaroside, myricetin
và quercetin với giá trị IC50 lần lượt là: 83,303,28; 86,314,91 và 136,586,77
µM. Phloretin có giá trị IC50 = 199,117,60 µM, cho thấy khả năng ức chế hoạt
động của enzyme α-amylase của phloretin là yếu nhất. Tương tự, kết quả về về
khả năng ức chế enzyme α-glucosidase theo thứ tự lần lượt là myricitrin
(8.923,65 µM ); myricetin (9.200.04 µM); quercetin (10.641,62 µM );
phloretin (18.740.07 µM) và cynaroside (21,52 2,33 µM).
3.4.5. Hoạt động chống viêm và cải thiện tính kháng insulin của các hợp
chất phân lập từ chè dây và lá đắng
3.4.5.1. Ảnh hưởng độc tố của các hợp chất tinh sạch đối với tế bào Raw
264.7 hoặc 3T3-L1
Các hợp chất myricetin; dihydromyrricetin; phloretin; myricitrin;
quercetin; cynaroside và vernonioside VN khơng có khả năng gây độc với tế
bào Raw 264.7 và 3T3-L1 ở các nồng độ 5-40 µg/mL.
3.4.5.2. Khả năng kháng viêm của các hợp chất tinh sạch
Kết quả nghiên cứu được trình bày ở hình 3.6 cho thấy, tế bào đã được ủ
với LPS sẽ làm tăng đáng kể hàm lượng cytokine (IL-6, IL-8, TNF-α và IL10) khi so với tế bào không được xử lý bởi LPS. Trong số 7 hợp chất phân lập
được từ cây chè dây và lá đắng chỉ có hợp chất phloretin (chè dây) và

vernonioside VN (lá đắng) có khả năng ức chế hiệu quả đến quá trình sinh
các cytokine tiền viêm TNF-α, IL-6, IL-8 và không ức chế cytokine kháng
viêm IL-10. Mức độ biểu hiện của TNF-α trong các tế bào sau khi được điều
trị bằng hợp chất phloretin và vernonioside VN từ 317,23±5,39 pg/mL và


17
311,16 ±10,94 pg/mL ở nồng độ 5 μg/mL giảm xuống còn 211,53±11,63
pg/mL và 219,85±7,14 pg/mL ở nồng độ 40 μg/mL. Sau khi điều trị phloretin
và vernonioside VN, quá trình bài tiết IL-6 giảm xuống còn 211,53±11,64
pg/mL và 219,8±7,14 pg/mL ở nồng độ 40 μg/mL và cũng cho thấy tác dụng
ức chế sinh IL-8 ở nồng độ 40 μg/mL (166,58±10.17 pg/mL và
170,18±16,84 pg/mL). Ngược lại, phloretin và vernonioside VN không làm
suy giảm sự bài tiết của cytokine kháng viêm IL-10. Tác dụng chống viêm
của phloretin đã được nghiên cứu trên thế giới, trong khi đó vernonioside VN
là lần đầu tiên được báo cáo về hoạt tính chống viêm.

Hình 3.6: Ảnh hưởng của phloretin và vernonioside VN lên quá trình
sản xuất TNF-α (A), IL-6 (B), IL-8 (C) và IL-10 (D) trong tế bào
Raw 264.7 được kích thích bằng LPS
3.4.5.3. Hiệu quả của phloretin trong giảm tính kháng insulin ở tế bào 3T3-L1
gây ra bởi TNF-α
Trong số hợp chất thử nghiệm, chỉ có phloretin có khả năng giảm tính
kháng insulin trong tế bào mô mỡ 3T3-L1 thông qua khả năng hấp thụ lượng
đường và kết quả được trình bày ở hình 3.7.


18

Hình 3.7: Hoạt động giảm tính kháng insulin của hợp chất phloretin

trong tế bào 3T3-L1 được xử lý với TNF-α
Tế bào mô mỡ kháng insulin được xử lý bằng phloretin (40 µg/mL) có
khả năng hấp thụ lượng đường tăng (85,22± 2,84%) so với khi tế bào bị
kháng insulin không được xử lý bằng phloretin (39,45±2,04 %) Hợp chất
phloretin lần đầu tiên được nghiên cứu về tác dụng giảm tính kháng insulin ở
tế bào 3T3-L1 gây ra bởi TNF-α.
3.4.5.4. Tác động của phloretin đối với biểu hiện p-IRS1 và Y20 trong
con đường tín hiệu hoạt động insulin
TNF-α đã liên quan đến sự tiến triển của kháng insulin. Nó phá vỡ sự
phosphoryl hóa một số protein liên quan đến con đường truyền tín hiệu
insulin, bao gồm cả IRS-1 và Y20 (phosphorylated tyrosine).

Hình 3.8: Ảnh hưởng của phloretin lên mức độ biểu hiện
của hai protein IRS1 và pY20


19

Từ kết quả hình 3.8 cho thấy, cả hai protein (IRS-1 và Y20) được biểu hiện
rõ ràng (sau khi ủ với phloretin (200 µg/mL) và rosiglitazone-RM (120 𝜇M))
hoặc khơng biểu hiện (không ủ với phloretin) ở tế bào kháng insulin (IR), điều
này chỉ ra rằng có sự gián đoạn trong con đường truyền tín hiệu insulin. Tác
dụng hạ đường huyết của phloretin thông qua khôi phục biểu hiện hai protein
IRS-1 và Y20 của tế bào chưa từng được được báo cáo trước đây.
3.5. Chuẩn bị cao hỗn hợp nguồn gốc từ thực vật có khả năng hạ
đường huyết
3.5.1. Phối hợp các cây thảo dược để tăng hiệu quả trong điều trị ĐTĐ
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành kết hợp các thực vật đã nghiên
cứu có hiệu quả trong điều trị ĐTĐ để tạo thành cao hỗ hợp có hiệu quả nhất
trong đều trị ĐTĐ, khi phối hợp các thực vật với nhau, mỗi cao hỗn hợp cho

khuyết một thành phần, được phối trộn theo tỷ lệ 1:1:1:1:1:1:1:1 nhận thấy
cao hỗn hợp khuyết mẫu lá đu đủ, hạt đu đủ, quả chuối hột và lá đắng là
không làm ảnh hưởng đến hoạt tính hạ đường huyết trên chuột, ngược lại sản
phẩm khuyết mẫu chè dây và cỏ ngọt thì hoạt tính hạ đường huyết suy giảm.
Kết quả này một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của chè dây trong điều
trị bệnh ĐTĐ. Mẫu lá đu đủ, hạt đu đủ và quả chuối hột được loại ra khỏi cao
hỗn hợp. Cuối cùng, chúng tôi đã chọn ra 5 loài thực vật làm thành phần cao
hỗn hợp, bao gồm: chè dây, lá đắng, cỏ ngọt, giảo cổ lam, dây thìa canh.
3.5.2. Tác dụng hạ đường huyết của cao hỗn hợp
Kết quả hình 3.9 cho thấy, Sau 14 và 21 ngày điều trị đường huyết của cả
hai nhóm điều trị bằng cao hỗn hợp ở liều 500 mg/kg và 1000 mg/kg (A)
giảm có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng tại cùng thời điểm khảo sát
(ANOVA p < 0,01). Sau 21 ngày điều trị bằng cao hỗn hợp đường huyết
giảm lần lượt là 64,40% và 58,84% so với trước khi điều trị bằng cao hỗn hợp


20
500 mg/kg và 1000 mg/kg. Ngoài ra, kết quả cho thấy đường huyết của hai
nhóm sau khi uống cao hỗn hợp và thuốc pioglite 20mg/kg khơng có sự khác
biệt có ý nghĩa thống sau 21 ngày điều trị.

Hình 3.9: Tác dụng hạ đường huyết của cao
Ghi chú:* p < 0,05; ** p < 0,01, (p so với lô đối chứng cùng thời điểm).
A. Nồng độ đường huyết của chuột ĐTĐ type 2 sau khi uống các cao hỗn
hợp; B. Chỉ số mỡ máu của chuột ĐTD type 2 sau khi uống cao hỗn hợp; C.
Hàm lượng glycogen gan ở chuột bệnh ĐTĐ type 2 sau khi uống cao hỗn
hợp; D. Sự ức chế enzyme α-glucosidase và α-amylase của cao hỗn hợp.
Ngoài ra, chuột ĐTĐ type 2 chỉ uống nước cất do ăn thức ăn chứa nhiều
chất béo trong thời gian khá dài nên các chỉ tiêu mỡ máu cholesterol (4,37 
0,23 mmol/l) và triglyceride (2,93  0,13 mmol/l) đều rất cao (B) Trong khi

đó, chuột được điều trị bằng cao hỗn hợp nồng độ cholesterol và triglyceride
giảm đáng kể so với chuột không được điều trị lần lượt là 1,87  0,16 và 1,4 
0,11 mmol/l. Bênh cạnh đó, kết quả cho thấy hàm lượng glycogen gan chuột
ĐTĐ type 2 (C) không điều trị giảm đáng kể khi so sánh với chuột bình
thường (giảm 46,10%), trong khi chuột uống cao hỗn hợp và pioglite hàm
lượng glycogen tăng lên đáng kể lần lượt là 75,62% và 77,27% so với nhóm


21
chuột khơng điều trị (p < 0,01) và khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
so với hàm lượng glycogen ở chuột bình thường.
Cao hỗn hợp có tác dụng ức chế hoạt động của cả enzyme
α-glucosidase và α-amylase phụ thuộc vào nồng độ cao chiết. Cao hỗn
hợp cho thấy khả năng ức chế 84,69  0,51% và 80,09  2,1% hoạt tính của
enzyme α-glucosidase và α-amylase ở nồng độ 100 μg/ml với IC50 lần lượt là
40,55  2,85 μg/ml và 102,29  3,41 μg/ml. Cao hỗn hợp cho thấy khả
năng ức chế enzyme α-glucosidase và α-amylase mạnh hơn so với từng cao
riêng lẻ được nghiên cứu trước đây.
3.6. Nghiên cứu độc tính cấp của cao hỗn hợp
Với mức liều cao nhất có thể cho chuột uống là cao 38,4 mg/kg, khơng có
biểu hiện của độc tính cấp của cao hỗn hợp theo đường uống trên chuột nhắt
trắng. Với dược liệu có liều chết LD50 gấp trên 10 lần điều trị được xem là có
khoảng an tồn điều trị tốt, chẳng hạn như trường hợp ở đây là cao hỗn hợp.
Không xác định được liều gây chết 50% động vật thí nghiệm (LD50), bởi vì ở
liều rất cao 38,4 mg/kg vẫn khơng có con vật nào chết. Điều này chỉ ra rằng
cao hỗn hợp là an toàn trong thử nghiệm độc tính cấp tính trên chuột.


22
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu khả năng hạ đường huyết của cao chiết các mẫu
thực vật lên chuột gây ĐTĐ type 2, với kết quả đạt được của đề tài chúng tôi
đưa ra một số kết luận như sau sau:
1. Kết quả về sàng lọc một số thực vật có tác dụng hạ đường huyết: Đã
xác định được 8/20 mẫu thực vật có tác dụng hạ đường huyết trên mơ hình
chuột ĐTĐ type 2 đó là chè dây, quả chuối hột, hạt đu đủ, lá đu đủ, lá dây thìa
canh, lá và thân cỏ ngọt, giảo cổ lam và lá đắng; Chè dây, hạt đu đủ, lá đu đủ,
lá và thân cỏ ngọt và lá đắng là lần đầu tiên nghiên cứu về hoạt tính hạ đường
huyết ở Việt Nam; Chè dây là chưa có cơng trình nào trên thế giới nghiên cứu
về hoạt tính hạ đường huyết trên đối tượng này.
2. Kết quả nghiên cứu đối với lá chè dây: Lần đầu tiên tiến hành nghiên
cứu tác dụng của cao chiết chè dây (500 mg/kg) lên phục hồi tuỵ và gan chuột
ĐTĐ type 2 bị tổn thương; Đã xác định được 2 cao chiết phân đoạn có khả
năng hạ đường huyết tốt nhất trên chuột ĐTĐ type 2 là: phân đoạn CEtOAc
và CbuOH; Đã phân lập và xác định được 05 chất trong phân đoạn CEtOAc
của chè dây là myricetin (CDE1); dihydromyricetin (CDE2); phloretin
(CDE3); myricitrin (CDE4) và quercetin (CDE5); Trong đó quercetin tuy
khơng phải là chất mới nhưng lần đầu tiên được phân lập từ chè dây; Cơng bố
đầu tiên về hoạt tính ức chế enzym α-amylase và α-glucosidase của của các
chất tinh sạch từ cây chè dây. Kết quả về giá trị IC50 đối với enzyme αamylase của các hợp chất myricitrin, myricetin, quercetin và phloretin tương
ứng là 9,64  0,68, 86,31  4,91, 136,58  6,77 và 199,11  7,60 μM. Tương
tự, kết quả về về khả năng ức chế enzyme α-glucosidase theo thứ tự lần lượt
cho myricitrin (8,92  3,65 µM) , myricetin (9,200,04 µM), quercetin (10,64
 1,62 µM ), phloretin (18,74  0,07 µM); Các hợp chất myricitrin, myricetin,
quercetin, dihydromyricetin và phloretin khơng gây độc trên dịng tế bào độc


23
Raw 264.7 và 3T3-L1 ở các nồng độ 5-40 µg/mL; Phloretin có khả năng ức

chế hiệu quả đến q trình sinh các cytokine tiền viêm TNF-α, IL-6, IL-8 và
không ức chế cytokine kháng viêm IL-10. Hợp chất phloretin lần đầu tiên
được nghiên cứu về tác dụng giảm tính kháng insulin ở tế bào 3T3-L1 gây ra
bởi TNF-α và tác dụng khôi phục biểu hiện hai protein pIRS-1 và pY20 của
tế bào.
3. Đối với lá đắng: Lá đắng (500 mg/kg) ngoài tác dụng hạ đường huyết cịn
có tác dụng phục hồi tuỵ và gan chuột ĐTĐ type 2 bị tổn thương; Đã xác
định được 2 cao chiết phân đoạn có khả năng hạ đường huyết tốt nhất trên
chuột ĐTĐ type 2 là: CEtOAc, CbuOH; Đã phân lập và xác định được 1 chất
trong phân đoạn CEtOAc của lá đắng là cynaroside (LĐE). Từ phân đoạn
CBuOH đã phân lập và xác định được 1 chất trong của lá đắng là
vernonioside VN (LĐB). Trong đó vernonioside VN (LĐB) là chất mới lần
đầu tiên được phân lập từ lá đắng và cũng là hợp chất lần đầu tiên phân lập từ
thiên nhiên; Hoạt tính ức chế enzyme α-amylase và α-glucosidase của hợp
chất cynaroside được phân lập từ cây lá đắng với IC50 lần lượt là 83,303,28
và 21,522,33 µM; Các hợp chất cynaroside và vernonioside VN khơng gây
độc trên dịng tế bào độc Raw 264.7 và 3T3-L1 ở các nồng độ 5-40 µg/mL;
vernonioside VN có khả năng ức chế hiệu quả đến quá trình sinh các cytokine
tiền viêm TNF-α, IL-6, IL-8 và không ức chế cytokine kháng viêm IL-10.
4. Kết quả nghiên cứu hiệu quả cao hỗn hợp (bao gồm: chè dây, lá đắng,
cỏ ngọt, dây thìa canh và giảo cổ lam) trong điều trị ĐTĐ: Cao hỗn hợp
khơng những có hiêu quả tốt trong hạ đường huyết ở chuột ĐTĐ type 2
(giảm 64.40%) mà cịn có tác dụng giảm nồng độ cholesterol và triglycide
cũng như ngăn chặn sự suy giảm glycogen trong mô gan; Cao hỗn hợp khơng
có độc tính cấp ở liều 38,4 mg/kg.


24
KIẾN NGHỊ
Từ các kết quả nghiên cứu thu được, có thể thấy chè dây, lá đắng và cao

hỗn hợp là một dược liệu có tiềm năng trong điều trị ĐTĐ. Với nguồn
nguyên liệu dồi dào trong nước, để có thể sử dụng chè dây, lá đắng và cao
hỗn hợp một cách hiệu quả trong điều trị ĐTĐ, đề tài xin đưa ra đề xuất:
- Nghiên cứu làm rõ cơ chế tác dụng gây hạ đường huyết khác của cao
hỗn hợp và các hoạt chất phân lập được.
- Nghiên cứu bào chế cao hỗn hợp, xác định các chỉ tiêu vi sinh vật, hàm
lượng kim loại nặng và hàm lượng các chất độc hại có thể có trong cao hỗn
hợp.
- Nghiên cứu độc tính bán trường diễn của cao hỗn hợp, cũng như các
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng qua các giai đoạn trên các bệnh nhân ĐTĐ
type 2 để phát triển thành thuốc đặc trị.



×