Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Đáp án câu hỏi ôn thi cao học Y hải Phòng 20212022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 94 trang )

Mục lục
C1) Trình bày các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em ?....................................... 1
C7) Triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm bệnh viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ở trẻ em ?5
C11) Phân loại hội chứng thận hư ở trẻ em ? .............................................................................. 8
C19) Bệnh hen phế quản ở trẻ em ( triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ) ? ........................ 15
C25) Nguyên nhân gây viêm phổi trẻ em? ................................................................................ 21
C29) Trình bày các nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh ?.............................................. 24
C35) Trình bày các nguyên nhân gây co giật ở trẻ em ? ........................................................... 28
C41) Trình bày các nguyên tắc điều trị ngộ độc cấp ở trẻ em ?................................................ 34
C45) Triệu chứng lâm sàng và các yếu tố tiên lượng bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em? ................. 37
C59) Nguyên nhân còi xương do thiếu Vitamin D ở trẻ em ? .................................................. 51
C63) Triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm suy dinh dưỡng ở trẻ em ? .................................... 55
C67) Lâm sàng của suy giáp trạng bẩm sinh?........................................................................... 60
C71) Sinh lý bệnh thấp tim ở trẻ em ? ...................................................................................... 62
C81) Triệu chứng lâm sàng suy tim ở trẻ em ? ......................................................................... 69
C85) Trình bày lâm sàng , xét nghiệm và chẩn đoán bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em ? ................ 73
C89) Chẩn đoán vàng da tăng bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh ?.................................................... 80
C93) Nguyên nhân gây viêm màng não mủ ở trẻ em ? ............................................................. 84

0


TRẢ LỜI:
C1) Trình bày các nguyên nhân gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em ?
Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là E.coli (75-90%), sau đó là proteus, steptococus D (5-10%). Những vi
khuẩn khác như klebsiella, Psneumonas, Staphylococus… ít gặp hơn. Ngồi ra nấm, virus, mycoplasma cũng
có thể gây bệnh nhưng rất hiếm gặp.
Đa số chỉ có một loại gây bệnh, nhưng cũng có khi cả hai loại hoặc nhiều loại kết hợp.
Sử phân bố, tần suất các loại vi khuẩn gây bệnh còn thau đổi theo từng địa phương và giới tính.
C2) Triệu chứng lâm sàng theo lứa tuổi và theo thể lâm sàng của nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em?
* Triệu chứng lâm sàng theo lứa tuổi:


Phân loại theo
lứa tuổi

Nhiễm trùng

Tiêu hoá

Da

Trẻ sơ sinh

Sốt hoặc hạ thân nhiệt, Kém ăn, chậm lên
đôi khi nhiễm khuẩn cân.
Vàng da
huyết
Nôn chớ, ỉa chảy

Trẻ bú mẹ

Kém ăn, chậm lên
Sốt kéo dài không rõ
cân.
nguyên nhân
Nôn chớ, ỉa chảy

Tiết niệu

Đau thắt lưng
Trẻ lớn


Sốt cao, rét run

Đau bụng

Đái buốt, đái dắt,
đái dầm

Nhìn chung, tuổi càng nhỏ càng có ít dấu hiệu của hội chứng nhiễm trùng, dễ có rối loạn tiêu hố và ít triệu
chứng của đường tiết niệu.
* Triệu chứng theo thể lâm sàng của nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em:
Phân loại theo lâm sàng

Nhiễm trùng

Tiêu hoá

Da

Tiết niệu

Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới

Hay
gặp
viêm bàng
Khơng
sốt
quang,
hoặc
sốt Đau bụng

thường gặp
nhẹ<380C
ở trẻ gái>3
tuổi

Đái buốt, đái
dắt thường
nổi bật

Nhiễm
khuẩn
tiết

Tồn trạng
Sốt nhẹ, da hơi
ít ảnh hưởng
xanh

Nước tiểu
đục như mủ

Viêm thận
Nhẹ
bể
thận

1


niệu

trên

cấp ở trẻ
nhỏ

TB

Khởi phát
Kém ăn
Sốt cao, 39đột ngột
Nôn,
ỉa
40oC đôi khi
chảy, mất
co giật,
nước

Nặng

Chủ yếu là
trẻ sơ sinh,
Sốt cao, da Sút cân
lâm
sàng
xanh tái
Gan lách to
NKH
do
ecoli


Viêm thận bể thận cấp ở Khởi phát Sốt cao, rét
Đau bụng
trẻ lớn
đột ngột
run
Tiềm tàng

Viêm thận
bể
thận
mạn
Phá huỷ

Vàng da

Đau vùng
thắt lưng

Thường thứ phát sau một bệnh tiết niệu, đặc biệt là bệnh có từng đợt bộc
phát cấp tính, xen kẽ với những thời kỳ bệnh tiến triển âm ỉ
Thương
không triệu
Gầy
yếu,
chứng hoặc
kém
ăn,
triệu chứng Mệt mỏi, da chậm lớn
không đặc xanh
Đau bụng

hiệu. Có khi
khơng

chỉ
thiếu
máu, THA

ngun nhân

Nhiễm khuẩn tiết niệu khơng triệu
Chỉ chẩn đoán được khi xét nghiệm nước tiểu một cách hệ thống.
chứng
C3) Trình bày triệu chứng cận lâm sàng của nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em ?
1. Xét nghiệm nước tiểu:
- Có giá trị quyết định trong chẩn đốn, song phụ thuộc vào cách lấy nước tiểu và kỹ thuật xét nghiệm.
- Trước hết phải rửa sạch, sát khuẩn kỹ bộ phận sinh ngoài rồi mới lấy nước tiểu.
- Phương pháp lấy nước tiểu:
+ Túi đựng nước tiểu: Cách này dễ thực hiện, thường dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ bú mẹ.
+ Lấy nước tiểu giữa dòng: được thực hiện ở trẻ lớn, có khả năng tự đái, đây là cách tốt nhất.
+ Lấy bằng ống thơng: có thể đưa vi khuẩn từ bên ngồi vào nếu khơng đảm bảo vơ khuẩn.
+ Chọc dị trên xương mu: Làm trẻ đau nên chỉ định khi trẻ rất nặng, có bế tắc đường tiết niệu vùng dưới
bàng quang.
- Xét nghiệm nước tiểu phải được thực hiện ngay, nếu không phải bảo quản trong tủ lạnh dưới 4oC và không để
quá 4 giờ.
2


a) Tìm bạch cầu niệu:
- Phương pháp tìm bạch cầu niệu bằng giấy thử:
Dùng giấy thử để tìm bạch cầu và nitrit trong nước tiểu (là một sản phẩm được sinh ra từ một số vi khuẩn). Xét

nghiệm nitrit chỉ cho phép gợi ý đến NKTN chứ khơng có giá trị chẩn đốn, do thường có (+) giả.
- Xét nghiệm giấy thử đặc biệt có lợi ở cộng đồng và các phịng khám vì nó cho phép gợi ý chẩn đoán sớm
NKTN.
- Phương pháp soi nước tiểu
Phương pháp xét nghiệm

Tiêu chuẩn chẩn đoán NKTN

Soi cặn sau ly tâm
Cặn Addis
Soi tươi theo Webbs- Stansfeld

> 10 BC/ vi trường
> 10.000 BC/phút
> 30 BC/mm3

b) Tìm vi khuẩn niệu: Tiêu chuẩn chẩn đốn phụ thuộc vào cách lấy nước tiểu xét nghiệm.
Cách lấy nước tiểu

Số lượng khuẩn lạc /ml mước tiểu
Không nhiễm khuẩn

Nghi ngờ

Nhiễm khuẩn

Túi đựng nước tiểu

< 103


103-105

>105

Nước tiểu giữa dòng

< 103

103-105

>105

Sonde bàng quang

< 103

>105

Chọc dò trên xương < 103
mu

>105

=> tiêu chuẩn chẩn đốn nhiễm khuẩn tiết niệu có thể vừa có nhiều bạch cầu, vừa có nhiều vi khuẩn trong nước
tiểu, nhưng cũng có thể chỉ cần 1 trong 2 tiêu chuẩn trên.
2. Xét nghiệm máu:
CTM: Bạch cầu tăng cao, chủ yếu bạch cầu đa nhân trung tính
Tốc độ máu lắng tăng > 30mm ở giờ thứ 1
CRP tăng
Sinh hoá máu: Khi có nghi ngờ viêm thận- bể thận

Cấy máu: có thẻ (+) trong viêm thận bể thận cấp.
3. Siêu âm thận tiết niệu:
Phát hiện dị dạng bẩm sinh, tắc nghẽn đường tiét niệu và đánh giá kích thước thận.
4. Chụp bàng quang, thân, có thuốc cản quang (UIV):
Chỉ định trong : NKTN kéo dài, hay tái phát; nghi ngờ có dị dạng tiết niệu; có biểu hiện suy thân. THA.
C4 ) Chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em ?
1. Chẩn đoán xác định:
Tuyến xã: chủ yếu dựa vào lâm sàng: đái dắt, đái buốt, đái đục
Tuyến huyện: ngoài triệu chứng lâm sàng cần dựa vào xét nghiệm nước tiểu có nhiều bạch cầu
Tuyến tỉnh, trung ương: Cần dựa thêm vào xét nghiệm cấy vi khuẩn niệu
2. Chẩn đoán vị trí:
3


Khơng có bằng chứng nào cho phép có thể phân biệt NKTN trên hay dưới, tuy nhiên sự phân biệt nào là cần
thiết trong điều trị và tiên lượng. Có thể dựa vào bảng phân biệt sau:
STT

Dâú hiệu

NKTN trên

NKTN dưới

o

1

Sốt > 38 C


+++

+

2

Đau bụng

++

+

3

Đái buốt, đái dắt

+

+++

4

Siêu âm thận

Có thể biến đổi

0

5


Tăng bạch cầu đa nhân trung tính
trong máu

6

Tốc độ máu lắng tăng

7

CRP tăng >20mg/l

+

0

8

Ure, creatinine tăng

9

Sự biến đổi toàn trạng

10

Rét run, vã mồ hơi

3. Chẩn đốn ngun nhân:
Cần dựa vào lâm sàng, siêu âm, xquang để phát hiện các trường hợp dị đường tiết niệu, sỏi, trào ngược bàng
quang- niệu quản.

C5 ) Điều trị bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em ?
* Nhiễm khuẩn tiết niệu dưới (viêm bàng quang): Có thể điều trị tại tuyến xã huyện hoặc ngoại trú tại nhà.
Chỉ cần dùng đường uống, và 1 loại kháng sinh có nồng độ cao ở nước tiểu. Có thể chọn 1 trong các loại kháng
sinh sau:
- Amoxicillin 30-50mg/kg/d, chia 2 lần.
- Co-trimoxazol (biseptol) 36-48mg/kg/d, chia 2 lần
- Cefaclor 20-40mg/kg/d, chia 2 lần
- Nibiol 20mg/kg/d, chia 2 lần
- Nitrofurantonin 3-5mg/kg/d, chia 3 lần
Thời gian điều trị 7-10 ngày
* Nhiễm khuẩn tiết niệu trên (Viêm thận- bể thận): Cần được điều trị ở tuyến tỉnh hoặc trung ương
Khi sốt hoặc có dấu hiệu của viêm thận bể thận, cần được điều trị bằng hai kháng sinh đường tiêm phối hợp.
Nhóm betalactam kết hợp nhóm aminoside:
Ampicillin 100mg/kg/d, chia 4 lần
Hoặc Cefa 3 50-100mg/kg/d, chia 3 lần
Hoặc Ceftriaxone 50 mg/kg/d, chia 3 lần

Kết
hợp
cùng

Gentamycin 2-5 mg/kg/d hoặc
Amikan 15 mg/kg/d

Thời gan điều trị tối thiểu 10 ngày
Điều chỉnh kháng sinh sau khi có kháng sinh đị
Sau đợt điều trị kháng sinh phải xét nghiệm lại nước tiểu:
4



+ Nước tiểu vơ khuẩn: có thể uống nitrofurantoin 3-5mg/kg/d chia 3 lần trong 7 ngày (với trẻ >1y), hoặc acid
nalidixic 30-40mg/kg/d trong 7 ngày.
+ Nước tiểu vẫn còn vi khuẩn: cần chụp lại xquang đường tiết niệu để phát hiện các bệnh đường tiết niệu như:
dị dạng đường tiết niệu, sỏi,… nếu có, nên kết hợp ngoại khoa
* Điều trị dự phòng: Chỉ định trong các trường hợp:
Tắc nghẽn đường tiết niệu
Trào ngược bàng quang- niệu quản
Bàng quang kém trưởng thành
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới tái phát nhiều lần
Sử dụng kháng sinh sau:
Cotrimoxazol 10mg/kg/lần/d, có thể kèm với nitrofurantoin 1mg/kg/d chia 2 lần.
Uống kéo dài 3-4 tháng, có thể tới 1 năm,
*Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi:
Chế độ ăn: nhiều chất dinh dỡng, vitamin, uống nhiều nước
Nghỉ ngơi tại giường trong giai đoạn cấp tính
C6 ) Phịng bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em ?
Khơng có phịng bệnh đặc hiệu
Biện pháp phòng bệnh chung là:
1. Giữ vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài, chú ý lau rửa đúng kỹ thuật khi trẻ đi vệ sinh, đặc biệt trẻ nữ.
2. Không nên để trẻ bị tao bón
3. Cho trẻ uống đủ nước khơng nên nhịn tiểu
4. Điều trị kịp thời các bệnh có khả năng dẫn tới nhiễm khuẩn tiết niệu như viêm nhiễm bộ phận sinh dục ngồi,
hẹp, khít bao quy đầu, các dị dạng đường tiết niệu, sỏi, các bệnh nhiễm khuẩn da, toàn thân.
5. Hạn chế can thiệp bằng dụng cụ ở đường tiết niệu như: thông bàng quang, soi bàng quang, chụp bể thận
ngược dòng. Khi cần thiết tiến hành phải đảm bảo triệt để ngun tắc vơ khuẩn.
Phịng ngừa tai biến do thầy thuốc gây nên: khơng dùng kháng sinh nhóm quinolon thế hệ 2 (ciprofloxacin) vì
gây loạn dưỡng sụn ở trẻ em.
Khơng nên tiến hành chụp UIV nếu khơng có chỉ định, tránh tai biến do dị ứng thuốc cản quang gây nên, khi
chụp UIV cần chuẩn bị sẵn hộp chống sốc phòng tai biến.
C7) Triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm bệnh viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ở trẻ em ?

1) Triệu chứng lâm sàng:
Bệnh thường xuất hiện từ 1-3 tuần sau khi trẻ nhiễm khuẩn hô hấp trên hoặc ngoài da. Triệu chứng đầu tiên
thường mệt mỏi, da hơi xanh, phù nhẹ ở mi mắt
Đôi khi bệnh xuất hiện với một số yếu tố cấp tính như sốt cao, nhức đầu, nôn, đau bụng, hoặc đến với triệu
chứng nguy kịch của biến chứng tăng huyết áp (suy tim cấp, phù não hôn mê, co giật).
Thời kỳ toàn phát với tam chứng cổ điển (phù, tăng huyết áp, đái máu):
5


Phù: thường nhẹ (mí mắt, hai chân)
Tăng huyết áp: trong tuần đầu, tăng nhẹ, tuy nhiên, một số trường hợp tăng huyết áp có thể tăng cao,
đột ngột gây ra các biến chứng về tim mạch, thần kinh.
+ Biến chứng tim mạch: suy tim cấp, trẻ khó thở, nhịp tim nhanh, diện tim to, có thể có tiếng
ngựa phi, gan to, một số có phù phổi cấp.
+ Biến chứng thần kinh: phù não cấp, trẻ nhức đầu, nôn, mờ mắt, có thể co giật và hơn mê.
Trẻ đái ít, có khi vô niệu, nước tiểu sẫm màu, đái máu đại thể hoặc vi thể.
Triệu chứng khác: sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, Trẻ lớn có thể đau vùng sườn lưng.
2) Xét nghiệm:
* Nước tiểu:
Hồng cầu niệu nhiều, bạch cầu niệu tăng, có thể có trụ hồng cầu, trụ hạt
Tỷ trong nước tiểu tăng, nước tiểu cô đặc
Protein niệu tăng nhưng ít khi quá 2g/24h
*Máu:
Bổ thể toàn phần, đặc biệt C3 giảm rõ rệt
Ure, cre có thể bình thường hoặc tăng
Mức lọc cầu thận giảm, độ thanh thải creatinin giảm
*Xét nghiệm chẩn đốn nguyện nhân:
Ngốy họng tìm liên cầu
Xét nghiệm kháng thể kháng tiểu cầu (ASLO) thường tăng
C8 ) Chẩn đoán viêm cầu thận cấp ở trẻ em ?

1) Chẩn đoán xác định:
Có thể chẩn đốn sớm ngay ở tuyến cơ sở dựa vào: bệnh xuất hiện sau một viêm họng hoặc một nhiễm khuẩn
da, trẻ phù nhẹ, tăng huyết áp, đái ít, đái máu.
Từ tuyến bệnh viện trở lên, ngồi dựa vào lâm sàng như trên, xét nghiệm nước tiểu có tính chất quyết định chẩn
đốn: có hồng cầu, protein niệu.
2) Chẩn đoán phân biệt:
Viêm thận bể thận: trong trường hợp phù kín đáo hoặc khơng phù
Hội chứng thận hư: thường HCTH trẻ phù to, nhiều, phù toàn thân, ăn nhạt không giảm phù nhưng sẽ giảm
phù nhanh nếu điều trị bằng corticoid, huyết áp thường khơng cao, hiếm có đái máu đại thể, protein niệu tăng
cao (>50mg/kg/24h), protein, albumin máu giảm nặng.
Các nguyên nhân khác gây suy tim hoặc viêm phổi: trong thể cao huyết áp có biến chứng suy tim
Các nguyên nhân gây co giật khác: trong thể não, nếu có co giật.
C9 ) Các thể lâm sàng của viêm cầu thận cấp ở trẻ em ?
STT

Thể

Biểu hiện
6


Nhẹ hoặc tiềm tàng

Khơng phù, huyết áp bình thường, chẩn đốn được nếu làm xn nước
tiểu

Thơng thường

Có đầy đủ các triệu chứng, huyết áp tăng nhẹ, không đái máu đại
thể, không vô niệu


Tăng huyết áp

Huyết áp tăng cao, chi phối bệnh cảnh lâm sàng, có biến chứng thần
kinh hoặc tim mạch

4

Đái máu

Đái máu đại thể

5

Vơ niệu

Nổi bật với tình trạng vô niệu kéo dài dẫn tới suy thận cấp.

1
2
3

C10 ) Điều trị bệnh viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ở trẻ em ?
Cần điều trị sớm để ngừa các biến chứng xấu của bệnh, tuỳ thuộc vào thể lâm sàng
Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi trong điều trị được áp dụng chung cho các thể lâm sàng:
+ Nằm nghỉ trong giai đoạn cấp tính, ăn nhạt trong 3 tuần.
+ Hạn chế nước: số lượng nước uống có thể tính bằng số lượng nước tiểu ngày hôm trước + 200ml300ml.
+ Nếu trẻ sốt cứ tăng 1oC thì tăng 10% nhu cầu nước hàng ngày
1) Thể thơng thường: Có thể điều trị ở xã, điều trị nội trú tại nhà
Thuốc:

+ Kháng sinh: penicillin 1tr UI/d x 7-10d uống hoặc tiêm, nếu dị ứng có thể thay bằng erythromycin
50mg/kg/g x 7-10d
+ Lợi tiểu: lasix 1-2mg/kg/d hoặc hypothyazid 2mg/kg/d
Chăm sóc theo dõi:
Đo huyết áp, cân nặng, nước tiểu hàng ngày cho tới khi hết triệu chứng lâm sàng.
2) Thể có biến chứng tim mạch: Phải điều trị tại viện
Thuốc:
+ Lợi tiểu: Lasix 2mg/kg/d TTM
+ Hạ HA:
Có thể dùng Nifedipin 0,3-0,4 mg/kg/d, chia 2 lần ngậm dưới lưỡi
Hoặc diazoxit 3-5mg/kg TTM, sau 30 phút khơng có kết quả có thể nhắc lại
Hoặc resecpin 0,02-0,04 mg/kg/lần,
Hoặc hydralazin 0,1-0,2 mg/kg/lần, tm mỗi 6h
Có thể phối hợp resecpin với hydralazin
Sau cơn THA cấp, nên cho uống propranolon 1mg/kg/lần x 3 lần/d
Hoặc hydralazin 1mg/kg/lần x 3 lần/d
Hoặc resecpin 0,02mg/kg/lần x 2 lần/d
+ Trợ tim: digoxin 0,04 mg/kg/24h TM ½ tổng liều, sau đó cứ 8h tiêm ¼ tổng liều.
Thở oxy khi bệnh nhân khó thở tím tái.
3) Thể có biến chứng phù não cấp: Phải điều trị tại viện
Thuốc:
7


+ Lợi tiểu: Lasix 2mg/kg/d TTM
+ Hạ HA:
Có thể dùng Nifedipin 0,3-0,4 mg/kg/d, chia 2 lần ngậm dưới lưỡi
Hoặc diazoxit 3-5mg/kg TTM, sau 30 phút khơng có kết quả có thể nhắc lại
Hoặc resecpin 0,02-0,04 mg/kg/lần,
Hoặc hydralazin 0,1-0,2 mg/kg/lần, tm mỗi 6h

Có thể phối hợp resecpin với hydralazin
Sau cơn THA cấp, nên cho uống propranolon 1mg/kg/lần x 3 lần/d
Hoặc hydralazin 1mg/kg/lần x 3 lần/d
Hoặc resecpin 0,02mg/kg/lần x 2 lần/d
+ Chống phù não và co giật:
MgSO4 15% 0,3ml/kg, TB hoặc TMC
Diazepam 0,2-0,3mg/kg TMC
4) Thể vô niệu hoặc suy thận: phải điều trị tại viện
Chế độ ăn: Ngoài áp dụng chế độ ăn chung của điều trị, bệnh nhân cần hạn chế protid 1g/kg/24h và điều chỉnh
chế độ glucid, lipid trong thức ăn để đảm bảo nhu cầu năng lượng.
Thuốc:
+ Lợi tiểu: Chỉ có thể dùng Lasix 10mg/kg TM
Nếu vơ niệu kéo dài trên 4 ngày và tình trạng suy thận ngày càng nặng (ure máu > 200mg%, K+ máu > 7mmol/l).
Bệnh nhân có tình trạng nhiễm toan nặng, ngộ độc nước (phù não, phù phổi), rối loạn tim mạch… thì phải lọc
máu ngoài thận.
C11) Phân loại hội chứng thận hư ở trẻ em ?
1)Theo lâm sàng chia 2 thể:
- HCTHTP đơn thuần: bệnh nhân khơng có triệu chứng tăng HA, HC niệu âm tính hoặc < 10/ vi trường.
- HCTHTP kết hợp: bệnh nhân có triệu chứng tăng HA hoặc HC niệu dương tính > 10/ vi trường.
2) Theo đáp ứng với steroid, chia 3 thể:
- Thể cảm thụ steroid: Sau đợt tấn công Prednison 2 mg/kg/24 giờ,. 4 tuần liền. nếu bệnh thuyên giảm nghĩa
là protein niệu âm tính hoặc vết thì coi là thể cảm thụ hay đáp ứng với steroid
- Thể kháng steroid: Là các trường hợp sau 4 tuần điều trị prednison liều tấn công 2mg/kg/24 giờ mà bệnh
khơng thun giảm (protein niệu vẫn cịn cao>50 mg/kg/24 giờ ). Gần đây một số tác giả còn đề nghị dùng
thêm methylprenisolone liều cao truyền tĩnh mạch 1000 mg/1,73 m2/trong 1 giờ ( tương đương với 30
mg/kg) cách 48 giờ truyền một lần. Nếu sau 3 lần truyền như vậy mà bệnh vẫn khơng thun giảm thì mới
khẳng định là thể kháng steroid.
- Thể phụ thuộc steroid( steroid dependence ) : là những bệnh nhân có 2 lần tái phát liên tiếp trong quá trình
điều trị bằng prednison hoặc tái phát trong vòng 14 ngày sau khi ngừng thuốc.
C12) Trình bày triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng hội chứng thận hư tiên phát thể đơn thuần ở trẻ

em ?
8


HCTH
tiên phát

Lâm sàng
Bệnh cảnh chủ yếu với tổn thương cầu thận tối thiểu
có đặc điểm:
- Phù: là dấu hiệu chủ yếu gặp trong các đợt phát
bệnh đầu tiên hoặc tái phát với các đặc điểm:
+ Xuất hiện tự nhiên hoặc sau một nhiễm khuẩn hô
hấp trên
+ Tiến triển nhanh
+ Phù trắng, mềm, ấn lõm
+ Phù tồn thân, hoặc có thể kèm cổ chướng, tràn

HCTHTP
đơn thuần

Cận lâm sàng
- XN nước tiểu:
1. Protein niêu cao ≥ 50mg/kg/24h, Protein
niệu có tính chọn lọc (Albumin >80%). Tỷ số
thanh thải IgG và transferin <0,1
2. Có thể lưỡng chiết, là các trụ dạng lipid
3. Hầu như khơng có hồng cầu niệu, một số
trường hợp có hồng cầu niệu nhẹ và nhất thời.
- XN máu:

1. Protein toàn phần giảm ≤56 g/l.
2. Điện di protein máu: Albumin giảm nặng
≤25g/l, α,β globulin tăng, γ globulin giảm.
3. Lipid và cholesterol máu tăng
4. Điện giải đồ ion Na, K, Ca thường giảm
5. CTM: Hb giảm nhẹ. BC tăng, Tốc độ máu
lắng cao
6. SHM: ure, cre đa số trong giới hạn bình
thường
7. Điện di miễn dịch: IgM tăng cao, IgG giảm

dịch màng phổi, phù hạ nang
+ Phù hay tái phát, giảm nhanh khi điều trị bằng
corticoid
+ Kèm theo phù số lượng nước tiểu giảm, nhưng ít
khi vơ niệu.
- Khơng có các dấu hiệu của HC viêm cầu thận
cấp: HA đa số bình thường, khơng có đái máu đại
thể
- Các dấu hiệu tồn thân khác: Trong giai đoạn
phù to, trẻ mệt mỏi, kém ăn, da hơi xanh, đôi khi đau
nặng.
bụng, một số trường hợp gan lớn 2-3cm DBS

C13) Chẩn đoán và điều trị hội chứng thận hư tiên phát thể đáp ứng với steroid ở trẻ em?
1) Chẩn đoán hội chứng thận hư tiên phát thể đáp ứng với steroid:
* Chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt:
- Tuyến cơ sở: để chẩn đoán sớm, dựa vào lâm sàng:
Đặc biệt các dấu hiệu của triệu chứng phù:
+ Xuất hiện tự nhiên hoặc sau một nhiễm khuẩn hô hấp trên

+ Tiến triển nhanh
+ Phù trắng, mềm, ấn lõm
+ Phù tồn thân, hoặc có thể kèm cổ chướng, tràn dịch màng phổi, phù hạ nang
+ Phù hay tái phát, giảm nhanh khi điều trị bằng corticoid
+ Kèm theo phù số lượng nước tiểu giảm, nhưng ít khi vơ niệu
Huyết áp thường khơng cao, khơng có đái máu đại thể
Xét nghiệm protein niệu định tính thường dương tính (++)
Cần phân biệt với viêm cầu thận cấp (phù nhẹ, đái máu vi, đại thể, THA)
9


- Tuyến trên: cần dựa vào hai tiêu chuẩn chính: protein niệu cao > 50 mg/l/24h, giảm protein máu, albumin máu
≤25g/l.
- Phải loại trừ được hội chứng thận hư thứ phát sau: lupus ban đỏ, hội chứng scholein Henoch..
+Chẩn đoán thể bệnh: chẩn đoán thể tổn thương dựa vào sinh thiết thân, tuy nhiên phần lớn hội chứng thận hư
ở trẻ em có tổn thương tối thiểu nên sinh thiết thận chỉ định hạn chế trong trường hợp: phát bệnh <1 tuổi hoặc
>10 tuổi với tổn thương thận nặng.
* Chẩn đoán thể bệnh:
Thể cảm thụ steroid (thể đáp ứng steroid):
Sau đợt tấn công prednisolin 2mg/kg/24h, 4 tuần liên tục. Nếu bệnh thuyên giảm nghĩa là protein niệu (-) hoặc
vết thì coi là thể cảm thụ (đáp ứng) steroid.
2) Điều trị HCTHTP thể đáp ứng steroid:
Giai đoạn toàn phát: cần điều trị tại bệnh viện: thể dáp ứng steroid có thể điều trị tại bệnh viện huyện
Giai đoạn thuyên giảm: có thể điều trị ngoại trú ở nhà
* Chế độ ăn uống, chăm sóc:
- Chế độ ăn uống:
+ Trong giai đoạn phù nhiều, đái ít: hạn chế nước, ăn nhạt tuyệt đối, chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng và
vitamin, tăng lượng protein nhưng không nên cho quá nhiều.
+ Khi hết phù: chế độ ăn uống bình thường
- Chăm sóc:

+ Nghỉ ngơi tại giường trong giai đoạn phù nhiều, hết phù có thể sinh hoạt bình thường.
+ Trong giai đoạn thun giảm, tiếp tục đi học
+ Giữ vệ sinh thân thể, răng miệng phịng bội nhiễm
+ Tránh nhiễm lạnh, khơng cho tắm bể bơi
+ Tiêm chủng cần cẩn trọng. Nếu cần thiết có thể tiêm khi bệnh ổn định > 6 tháng
* Sử dụng corticoid và các phương pháp giảm miễn dịch khác:
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng HCTHTP có sự rối loạn về miễn dịch, đây là cở sở để sử dụng corticoid và
thuốc ức chế miễn dịch trong điều trị
Prednisolon vẫn là thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị
- Điều trị đợt phát bệnh đầu tiên:
+ Tấn công: pred 2mg/kg/24h, không vượt quá 80mg/24h. Uống 1 lần vào buổi sáng sau ăn, hoặc chia
2-3 lần tuỳ bệnh nhân. Thời gian 4 tuần liên tục.
+ Duy trì: pred 1mg/kg/lần vào buổi sáng/24h, cứ uống 5d nghỉ 2d
Hoặc pred 1mg/kg/lần vào buổi sáng/24h, uống cách nhật
Thời gian trong 4-6 tuần
+ Củng cố: pred 0,15-0,5 mg/kg/24h dùng 4 ngày/ tuần ( uống 4d nghỉ 3d), kéo dài 6-9m
- Điều trị đợt tái phát:
HCTH gọi là tái phát khi điều trị đã thuyên giảm, xét nghiệm xuất hiện lại protein niệu ≥ 50mg/kg/24h, xét
nghiệm trong 3 ngày liên tiếp:
+ Thể ít tái phát: là tái phát sau 2-3 tháng ngừng điều trị bằng corticoid. Điều trị giống như đợt đầu.
10


+ Thể hay tái phát: là những trường hợp tái phát ≥ 2 lần/6m hoặc ≥4 lần/ 1y kể từ đợt thuyên giảm đầu
tiên.
Điều trị tấn công bằng pred như đợt đầu cho tới khi hết protein niệu, sau đó dung duy trì kéo dài
và giảm liều dần cho tới 1 năm
Nếu bệnh nhân có biểu hiện ngộ đọc steroid thì thay bằng một trong các thuốc sau:
Cyclophosphamid 2,5mg/kg/24h, uống hằng ngày. Liều tấn công 12-15mg/kg, truyền TM 2 ngày 1 liệu
trình. Tổng liều khơng q 150mg/kg cho 1 đợt điều trị.

Chlorambucil 0,2mg/kg/24h, uống hằng ngày, không quá 8mg/kg cho 1 đợt điều trị.
Các nhóm thuốc alkylant có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp pred 1mg/kg/24h. Khi dùng nhóm thuốc nà
cần phải kiểm tra công thức bạch cầu, tiểu cầu, cre máu. Nếu BC <4x109 TC< 50x109 và cre máu tăng thì phải
ngừng thuốc.
Có thể phối hợp với levamisone, là thuốc điều hoà miễn dịch, 2,5mg/kg. 2 lần/tuần, kéo dài 6-9
tháng.
* Điều trị triệu chứng:
- Thuốc lợi tiểu chỉ định khi phù nhiều, nhất là khi bắt đầu dùng pred liều cao. Thường dùng furrosemid 12mg/kg/d, uống
- Kháng sinh: Khi có biểu hiện nhiễm khuẩn, thường dùng penicillin, nếu dị ứng thì thay bằng kháng sinh thích
hợp.
- Truyền albumin: Chỉ định khi Alb máu giảm nặng < 10g/l, có nguy cơ giảm khối lượng tuần hoàn, các trường
hợp phù mà dùng lợi tiểu không giảm (tốt nhất nên dùng chế phẩm alb đã khử muối, với liều 20mg/kg, chú ý
khi truyền có thể gây tăng đột ngột khối lượng tuần hoàn => gây phù phổi cấp)
- Các thuốc khác:
+ Nên dùng phối hợp các thuốc sau đây khi sử dụng pred liều cao và lợi tiểu:
VTM D2 500-1000UI/d
Calciclorua 0,5-1 g/d
Kaliclorua 0,5-1 g/d
Yếu tố vi lượng: sắt sulfat
+ Thuốc hạ áp (nếu có tăng huyết áp): Thường dùng nhóm ức chế men chuyển, vừa hạ áp, vừa hạ protein.
* Theo dõi lâu dài:
Thận hư là một bệnh mạn tính, có nhiều đợt tái phát. Vì vậy phần lớn thời gian là điều trị ngoại trú, do đó bệnh
nhân cần được theo dõi đầy đủ, chặt chẽ trong nhiều năm (ít nhất là 5 năm). Nếu 3-4 năm bệnh không tái phát
thì 90% được xem như khỏi.
Hàng tháng bệnh nhân cần được kiểm tra: có phù khơng? Đo HA, cân nặng, chiều cao. Xét nghiệm protein niệu.
Phát hiện các biểu hiện phụ của thuốc.
Cần giải thích về tính chất mạn của bệnh và diễn biến từng đợt, nhưng đa phần có thể khỏi để gia đình yên tâm,
tin tưởng điều trị.
C14) Chẩn đoán và điều trị hội chứng thận hư tiên phát thể kháng steroid ở trẻ em ?
1) Chẩn đoán hội chứng thận hư tiên phát thể kháng steroid ở trẻ em:

11


* Chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt:
- Tuyến cơ sở: để chẩn đoán sớm, dựa vào lâm sàng:
Đặc biệt các dấu hiệu của triệu chứng phù:
+ Xuất hiện tự nhiên hoặc sau một nhiễm khuẩn hô hấp trên
+ Tiến triển nhanh
+ Phù trắng, mềm, ấn lõm
+ Phù tồn thân, hoặc có thể kèm cổ chướng, tràn dịch màng phổi, phù hạ nang
+ Phù hay tái phát, giảm nhanh khi điều trị bằng corticoid
+ Kèm theo phù số lượng nước tiểu giảm, nhưng ít khi vơ niệu
Huyết áp thường khơng cao, khơng có đái máu đại thể
Xét nghiệm protein niệu định tính thường dương tính (++)
Cần phân biệt với viêm cầu thận cấp (phù nhẹ, đái máu vi, đại thể, THA)
- Tuyến trên: cần dựa vào hai tiêu chuẩn chính: protein niệu cao > 50 mg/l/24h, giảm protein máu, albumin máu
≤25g/l.
- Phải loại trừ được hội chứng thận hư thứ phát sau: lupus ban đỏ, hội chứng scholein Henoch..
+Chẩn đoán thể bệnh: chẩn đoán thể tổn thương dựa vào sinh thiết thân, tuy nhiên phần lớn hội chứng thận hư
ở trẻ em có tổn thương tối thiểu nên sinh thiết thận chỉ định hạn chế trong trường hợp: phát bệnh <1 tuổi hoặc
>10 tuổi với tổn thương thận nặng.
* Chẩn đoán thể bệnh:
Thể kháng steroid:
Là các trường hợp sau 4 tuần điều trị pred liều tấn công mà bệnh không thuyên giảm (protein niệu vẫn
cao >50mg/kg/24). Một số tác giả đề nghị truyền thêm methypred liều cao 30mg/kg, cách 48h truyền 1 lần, sau
3 lần truyền, bệnh vẫn khơng thun giảm thì chẩn đốn là kháng steroid.
2) Điều trị HCTHTP thể kháng steroid:
Giai đoạn toàn phát: cần điều trị tại bệnh viện: thể dáp ứng steroid có thể điều trị tại bệnh viện huyện
Giai đoạn thuyên giảm: có thể điều trị ngoại trú ở nhà
* Chế độ ăn uống, chăm sóc:

- Chế độ ăn uống:
+ Trong giai đoạn phù nhiều, đái ít: hạn chế nước, ăn nhạt tuyệt đối, chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng và
vitamin, tăng lượng protein nhưng không nên cho quá nhiều.
+ Khi hết phù: chế độ ăn uống bình thường
- Chăm sóc:
+ Nghỉ ngơi tại giường trong giai đoạn phù nhiều, hết phù có thể sinh hoạt bình thường.
+ Trong giai đoạn thun giảm, tiếp tục đi học
+ Giữ vệ sinh thân thể, răng miệng phịng bội nhiễm
+ Tránh nhiễm lạnh, khơng cho tắm bể bơi
+ Tiêm chủng cần cẩn trọng. Nếu cần thiết có thể tiêm khi bệnh ổn định > 6 tháng
* Sử dụng corticoid và các phương pháp giảm miễn dịch khác:
12


Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng HCTHTP có sự rối loạn về miễn dịch, đây là cở sở để sử dụng corticoid và
thuốc ức chế miễn dịch trong điều trị
Prednisolon vẫn là thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị
- Thể kháng steroid:
Tuy chưa có phác đồ chung cho thể này, nhưng tới nay có nhiều biện pháp điều trị đã được áp dụng:
+ Dùng ACTH 0,5mg/m2/d trong 7d
+ Phối hợp cort với levamisole 2,5mg/kg, 2 lần/tuần, trong 6-9 tháng
+ Dùng một số thuốc kháng viêm không đặc hiệu như idomethacin, cloroquin.
+ Phối hợp cort với một thuốc giảm miễn dịch khác như: Cyclophosphamid 2,5mg/kg/24h trong 2-3m
hoặc CyA 5-6mg/kg/24h trong 2-3m
+ Phối hợp: vincristin 1,5mg/m2/tuần + cyclophosphamid 3mg/kg/d + prd 2mg/kg/d
+ Dùng mehtypred liều cao truyền TM 1g/1,73m2/1h. Số lần truyền tuỳ theo đáp ứng của bệnh nhân.
+ Phương pháp tách huyết tương: Xuất phát từ bệnh sinh, có quan niệm cho răng trong huyết tương bệnh
nhân có yếu tốc gây rối loạn miễn dịch tế bào.
* Điều trị triệu chứng:
- Thuốc lợi tiểu chỉ định khi phù nhiều, nhất là khi bắt đầu dùng pred liều cao. Thường dùng furrosemid 12mg/kg/d, uống

- Kháng sinh: Khi có biểu hiện nhiễm khuẩn, thường dùng penicillin, nếu dị ứng thì thay bằng kháng sinh thích
hợp.
- Truyền albumin: Chỉ định khi Alb máu giảm nặng < 10g/l, có nguy cơ giảm khối lượng tuần hoàn, các trường
hợp phù mà dùng lợi tiểu không giảm (tốt nhất nên dùng chế phẩm alb đã khử muối, với liều 20mg/kg, chú ý
khi truyền có thể gây tăng đột ngột khối lượng tuần hoàn => gây phù phổi cấp)
- Các thuốc khác:
+ Nên dùng phối hợp các thuốc sau đây khi sử dụng pred liều cao và lợi tiểu:
VTM D2 500-1000UI/d
Calciclorua 0,5-1 g/d
Kaliclorua 0,5-1 g/d
Yếu tố vi lượng: sắt sulfat
+ Thuốc hạ áp (nếu có tăng huyết áp): Thường dùng nhóm ức chế men chuyển, vừa hạ áp, vừa hạ protein.
* Theo dõi lâu dài:
Thận hư là một bệnh mạn tính, có nhiều đợt tái phát. Vì vậy phần lớn thời gian là điều trị ngoại trú, do đó bệnh
nhân cần được theo dõi đầy đủ, chặt chẽ trong nhiều năm (ít nhất là 5 năm). Nếu 3-4 năm bệnh khơng tái phát
thì 90% được xem như khỏi.
Hàng tháng bệnh nhân cần được kiểm tra: có phù khơng? Đo HA, cân nặng, chiều cao. Xét nghiệm protein niệu.
Phát hiện các biểu hiện phụ của thuốc.
Cần giải thích về tính chất mạn của bệnh và diễn biến từng đợt, nhưng đa phần có thể khỏi để gia đình yên tâm,
tin tưởng điều trị.
C15+16 ) Lâm sàng, cận lâm sàng hội chứng thận hư tiên phát kết hợp ở trẻ em ?
13


HCTH
tiên phát

Lâm sàng

Thường gặp ở thể tổn thương tăng sinh gian mạch

hoặc xơ cứng cầu thận 1 phần hoặc toàn bộ.
HCTHTP
Triệu chứng lâm sàng cơ bản giống HCTHTP đơn
khơng đơn
thuần
thuần
Ngồi ra kết hợp thêm hội chứng viêm cầu thận cấp
(HCTHTP
(Có thể tăng huyết áp. Thường ít cảm thụ với
kết hợp)
corticoid. Một số trường hợp có thể gây suy thận cấp
với thiểu niệu- tăng ure, cre.)

Cận lâm sàng

Xét nghiệm về cơ bản giống HCTHTP đơn
thuần.
Nhưng, protein niệu khơng có tính chọn lọc
và thường có hồng cầu niệu vi thể hoặc đại
thể.

C17) Biến chứng của hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em ?
+ Nhiễm khuẩn : nhiễm khuẩn đường tiểu, viêm mô tế bào, viêm phúc mạc tiên phát.
+ Chậm lớn và thiếu dinh dưỡng.
+ Rối loạn nước và điện giải : hạ canxi máu có thể gây co giật, giảm natri và kali máu. Giảm albumin máu có
thể gây giảm khối lượng tuần hoàn dẫn tới truỵ mạch.
+ Suy thận cấp : phần lớn là thể trước thận (do giảm natri máu và khối lượng tuần hồn ) có thể hồi phục bằng
thuốc lợi tiểu và truyền albumin.
+ Tắc mạch (ở mạc treo, phổi hoặc các chi).
+ Biến chứng do điều trị corticoid và thuốc giảm MD khác.

+ Cơn đau bụng giả ngoại khoa mà nguyên nhân chưa rõ, có thể do phù mạc treo, phù tuỵ, tắc mạch sâu ...
C18) Trình bày đặc điểm sinh lý bệnh của hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em ?
1. Cơ chế protein niệu.
+ Bình thường màng lọc cầu thận ngăn cản không cho các protein đi qua nhờ 2 yếu tố chủ yếu :
- Cấu trúc màng đáy cầu thận gồm nhiều lớp, có cấu trúc dạng tổ ong, chỉ cho phép những phân tử nhỏ
có kích thước < 60 nm lọt qua mà thôi.
- Do bề mặt màng lọc cầu thận có điện tích âm, các phân tử protein cũng mang điện âm nên bị đẩy trở
lại.
+ Trong HCTHTP, các phân tử protein đặc biệt là albumin lọt qua được màng lọc cầu thận là do :
- Biến đổi về cấu trúc của màng, mở rộng lỗ lọc.
- Quan trọng hơn là do mất điện tích âm ở màng đáy cầu thận hoặc ở protein.
Nhưng cơ chế nào dẫn đến những thay đổi trên thì vẫn cịn chưa rõ. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có thể do
rối loạn về điều hoà MD trong HCTHTP .
2. Cơ chế giảm protid máu, nhất là albumin máu.
+ Cơ chế giảm protid máu là do protein bị mất qua thận. Ngoài ra có sự tăng giáng hố albumin ở ống thận.
Khả năng mất protein qua ruột cũng được đề cập đến nhưng có lẽ khơng đáng kể.
+ Protein bị mất qua nước tiểu không phải là một hiện tượng riêng rẽ mà có sự liên quan giữa việc tổng hợp
protein, mất protein qua nước tiểu và nồng độ protein huyết thanh.
14


+ Do giảm protid máu nên cơ thể tăng tổng hợp protein ở gan, nhưng việc tổng hợp protein này cũng không
bù lại được lượng protein đã bị mất quá nhiều qua nước tiểu.
+ Trong HCTH, khả năng tổng hợp protein ở gan liên quan tới lượng protein ăn vào hàng ngày. Nếu ăn quá
nhiều protein dẫn đến tăng mức lọc cầu thận, tăng mất protein qua nước tiểu; kết quả là nồng độ protid huyết
thanh lại thấp.
3. Tăng lipid và cholesterol máu.
+ Cơ chế tăng lipid và cholesterol máu là do :
- Tăng tổng hợp lipoprotein ở gan do giảm albumin máu.
- Tăng apolipoprotein B100, làm tăng protein vận chuyển cholesterol.

- Giảm dị hố lipid, vì hoạt tính men lipoproteinlypase và lecithin - cholesterol acyltranferase bị giảm
do mất qua nước tiểu.
+ Những năm gần đây, người ta chú ý nhiều hơn đến sự thay đổi chuyển hoá lipid và cholesterol máu vì nó
có thể làm cho các bệnh nhân thận hư dễ bị xơ vữa động mạch sớm và tổn thương ở cầu thận tiến triển nhanh
hơn.
4. Cơ chế phù trong HCTH.
+ Cơ chế phù trong HCTH rất phức tạp, có liên quan đến nhiều yếu tố và đến nay cũng chưa được hoàn toàn
sáng tỏ. Các yếu tố sau đây có thể tham gia vào cơ chế phù trong HCTH :
- Giảm protid máu ( đã bị mất qua nước tiểu ) dẫn đến giảm áp lực keo huyết tương gây giữ nước ở tổ
chức kẽ. Đây là cơ chế sinh bệnh chính của phù.
- Giảm áp lực keo huyết tương dẫn đến giảm khối lượng tuần hoàn, từ đó kích thích hệ thống Renin angiotensin làm tăng tiết aldosteron và ADH gây giữ muối và giữ nước .
- Giảm mức lọc cầu thận do giảm khối lượng tuần hồn hoặc có thể do tổn thương màng đáy cầu thận,
làm biến đổi hệ số lọc của màng đáy.
- Ngồi ra có thể do tăng tính thấm thành mạch nên nước và natri thoát vào khoảng gian bào.
C19) Bệnh hen phế quản ở trẻ em ( triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ) ?
1) Triệu chứng lâm sàng hen phế quản trẻ em:
Hen có biểu hiện cấp tính hoặc từ từ
* Triệu chứng cơ năng:
- Thể hen điển hình:
Ho: ho khan, sau đó xuất hiện nhiều đờm dãi, ho dai dẳng
Khạc đờm: trắng, dính, có thể có mủ do bội nhiễm
Khó thở: Chủ yếu khó thở thì thở ra
- Thể hen khơng điển hình:
Thể hen khó thở liên tục: khó thở thường xuyên trong vài ngày, khó thở cả lúc nghỉ và gắng sức.
Thể hen không triệu chứng: chỉ ho, khò khè khi tiếp xúc dị nguyên, gắng sức, cười, khóc hoặc nuốt..
Thể hen có triệu chứng đơn độc: chỉ ho đơn độc thành cơn, rõ rệt kèm khó thửo nhẹ, có khi ho dai dẳng,
có khi chỉ thấy tức ngực, khó thở nhẹ.
Thể hen ác tính: Khó thở dữ dội, có thể tử vong.
15



* Triệu chứng thực thể:
Nhìn: lồng ngực dơ ra trước, vai nho lên, xương sườn nằm ngang, khoang liên sườn giãn rộng.
Gõ: Có thể thấy vang hơn bình thường
Nghe: Có ran rít, ran ngáy ở trẻ nhỏ, có thể nghe ran ẩm khi bội nhiễm. Thì thở ra khó hơn và kéo dài hơn.
2) Cận lâm sàng hen phế quản trẻ em:
- Đờm: soi có bạch cầu ái toan, tinh thể
- Nước mũi: Có tính kiềm
- CTM: Bạch cầu ái toan tăng, hematocrit tăng
- IgE có thể tăng
- Thăm dị chức năng hô hấp: đánh giá mức độ hen ở trẻ em trên 7 tuổi
+ PEF <80%, FEV1 <80%
+ Tỷ lệ FEV1/VC giảm (bình thường >70%)
+ Thể tích cặn tăng (R.V)
- Khí máu: SaO2 <90%, pH giảm, PO2 giảm, PCO2 tăng
- Xquang: Hiện tượng khí phế thũng, phổi quá sáng, có thể thấy hình ảnh rối loạn thơng khí, xẹp phổi.
C20) Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ em ?
1) Chẩn đốn xác định:
- Khị khè tái phát hoặc tức ngực, hoặc ho dai dẳng đặc biệt về đêm gần sáng, hoặc sau khi tiếp xúc dị nguyên.
Xuất hiện > 3 lần trong 12 tháng.
- Nghe phổi: có rales rít, ngáy
- Triệu chứng cải thiện rõ khi dùng thuốc giãn phế quản
- Triệu chứng xuất hiện hoặc nặng lên khi có: gắng sức, xúc động mạnh, thay đổi thời tiết, tiếp xúc dị ngun
(lơng vật ni, khói, phấn hoa, bụi, hố chất….), sau nhiễm virus.
- Yếu tố gia đình: trong gia đình có tiền sử hen, viêm mũi dị ứng, mề đay.
- Cơ địa: bệnh nhân có tiền sử dị ứng, chàm, mề đay, viêm mũi dị ứng.
- Phát hiện các dị ngun hơ hấp
- Có các ổ nhiễm khuẩn: viêm mũi, xoang, VA…
2) Cận lâm sàng:
- Test ngoài da với dị ngun (+)

- Thăm dị chức năng hơ hấp có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là đo lưu lượng đỉnh thở ra- PEF
+ PEF tăng > 15% trong 15-30p sau khi hít thc giãn phế quản tác dụng nhanh
+ Thăm dị chức năng hơ hấp PEF < 80%, FEV1 < 80%
+ Tỷ lệ FEV1/VC giảm (bình thường >70%)
3) Chẩn đoán phân biệt:
- Tắc mũi, quánh niêm dịch, mềm sụn thanh quản bẩm sinh, dị vật đường thở
- U trung thất, tuyến ức to
- Viêm tiểu phế quản, phù phổi
4) Chẩn đoán thể lâm sàng:
16


Cơn nhẹ

Khị khè, khơng hoặc khó thở nhẹ, SaO2>95%

Cơn trung bình

Khị khè, khó thở, thở nhanh, RLLN, nói từng câu ngắn, 91 %< SaO2 <95%

Cơn nặng

Khị khè, khó thở, thở nhanh, RLLN, nói từng từ, ngồi thở, khơng ăn uống được,
SaO2<91%

Doạ ngừng thở

Mất tiếng khị khè, tím tái, vật vã, hơn mê

5) Chẩn đốn bậc hen: (C23- chẩn đốn mức độ hen)

Bậc 1
Từng cơn
Bậc 2
Nhẹ, kéo dài
Bậc 3
Vừa, kéo dài
Bậc 4
Nặng, kéo dài

Triệu chứng

Triệu chứng về đêm

Cơn < 1 lần/ tuần
Giữa các cơn khơng có triệu chứng, PEF bình thường

≤ 2 lần/tháng

Cơn ≥ 1 lần/tuần nhưng < 1 lần/ngày

> 2 lần/tháng

Mỗi ngày
Cơn hen ảnh hưởng tới hoạt động thường ngày
Sử dụng thuốc giãn phế quản mỗi ngày
Liên tục, giới hạn hoạt động thể lực

> 1 lần/ tuần

Thường xuyên


6) Chẩn đoán nguyên nhân:
Để chẩn đoán nguyên nhân cần khai thác kỹ tiền sử, bệnh sử và làm xét nghiệm tìm dị nguyên.
Những nguyên nhân chủ yếu:
- Các dị nguyên hô hấp: bụi, khói, lơng xúc vật, chất có mùi mạnh...
- Các dị nguyên thức ăn: trứng, tôm, cua, cá.
- Yếu tố nhiễm khuẩn: viêm phổi, viêm xoang, viêm amidan, VA, nhiễm khuẩn do virus.
Các yếu tố thuận lợi:
- Tuổi: hen hay gặp ở trẻ trên 1 tuổi, 80 - 90% số trẻ em xuất hiện triệu chứng hen trước 5 tuổi.
- Địa dư: khí hậu, thời tiết, độ ẩm, mơi trường.
- Yếu tố gia đình: có người mắc dị ứng, hen.
- Yếu tố thần kinh: gặp trẻ em có thần kinh nhạy cảm.
- Ngoài ra trẻ bị các bệnh tai mũi họng hoặc viêm nhiễm đường hô hấp gây nên những gai kích thích đường
hơ hấp, lao sơ nhiễm, cịi xương, suy dinh dưỡng.
7) Chẩn đốn kiểu hình hen:
Theo GINA (Global initiative for asthma) 2017 có 5 loại:
- Hen dị ứng (Allergic asthma): Dễ nhận biết nhất, thường khởi phát sớm, khi cịn nhỏ. Có tiền sử bản thân và
gia đình mắc các bệnh dị ứng như chàm, viêm mũi dị ứng, dị ứng thức ăn và dị ứng thuốc. Đặc trưng bởi tăng
bạch cầu ái toan tại đường thở. Đáp ứng với điều trị bằng ICS (corticoid dạng hít)
- Hen không dị ứng (Non - allergic asthma): Thường không liên quan đến tình trạng dị ứng. Đặc điểm tế bào
trong đờm chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính, hoặc rất ít tế bào viêm. Kiểu hình này kém đáp ứng với điều
trị bằng ICS.

17


- Hen khởi phát muộn (Late - onset asthma): Thường gặp ở người lớn; Triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên trong
đời. Thường khơng có cơ địa dị ứng. Điều trị : liều cao ICS hoặc không đáp ứng với ICS
- Hen với hạn chế thơng khí cố định (Asthma with fixed airflow limitation): Tình trạng hen kéo dài với rối loạn
thơng khí khơng hồi phục do tái tạo lại đường thở.

- Hen với béo phì (Asthma with obesity): Hen phế quản kèm béo phì có triệu chứng đường hơ hấp thường xuyên
kèm tăng nhẹ bạch cầu ái toan tại đường thở
8) Chẩn đốn biến chứng:
- Suy hơ hấp: khó thở nhiều, tím mơi, đầu chi, nặng tím tồn thân
- Suy tim: phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, nhịp tim nhanh, tim to
- Bội nhiễm (viêm phổi): sốt, nghe phổi có ran ẩm nhỏ hạt, X-quang có nốt mờ to nhỏ hạt không đều cả hai bên
phế trường
C21) Điều trị hen phế quản ở trẻ em?
1) Nguyên tắc điều trị:
Hỗ trợ hơ hấp
Điều trị cắt cơn
Điều trị phịng ngừa
Quản lý bệnh nhân.
2) Điều trị cụ thể:
Hỗ trợ hô hấp: Thở oxy qua cannula mũi hoặc qua mask đảm bảo SpO2 ≥ 92%
Điều trị cắt cơn:
Đồng vận β2 tác dụng nhanh (SABA) (Salbutamol):
+ Khí dung liên tục (>4 lần khí dung/giờ) hiệu quả hơn trong các trường hợp tắc nghẽn nặng.
+ Liều: 0,15 mg/kg/lần (tối thiểu: 2,5 mg/lần; tối đa: 5mg/lần)
+ Cách pha: lượng Salbutamol + Sodium chloride 0,9% = 3 ml
+ Khí dung liên tục: 0,5mg/kg/giờ (5-15mg/giờ)
+ Bình xịt định liều (MDI): 4 xịt/lần khi đang thở oxy, nên phun khí dung với oxy, khơng dùng khí nén.
Ipratropium bromide:
+ Thường sử dụng tại khoa cấp cứu
+ Phun khí dung phối hợp Ipratropium bromide và SABA giúp giãn phế quản nhiều hơn là dùng riêng từng
thứ thuốc.
+ Trẻ em bị hen phải nhập viện sau khi đã xử trí SABA và Ipratropium tại khoa cấp cứu, phối hợp Ipratropium
bromide và SABA KHƠNG mang lại thêm lợi ích.
+ Liều: ≤ 10 kg: 250µg (+ đủ liều Salbutamol)
>10 kg: 500µg (+ đủ liều Salbutamol)

Corticoid toàn thân:
+ Sử dụng cho cơn hen trung bình, nặng, khơng đáp ứng với điều trị đồng vận β2 ban đầu
+ Prednison uống hiệu quả tương đương Methylprednisolon tiêm tĩnh mạch
18


+ Liều: Prednisone uống: 1-2mg/kg ở trẻ dưới 2 tuổi liều dùng không quá 20mg; ở trẻ từ 2-5 tuổi liều dùng
tối đa 30 mg
+ Methylprednisolone tĩnh mạch : 1-2mg/kg/lần mỗi 6-12 giờ trong 2-3 ngày, sau đó chuyển sang dạng uống
nếu cải thiện thời gian từ 3-7 ngày.
Corticoid hít:
+ Kết hợp liều cao Corticoid hít và Salbutamol trong cơn hen cấp giúp giãn phế quản nhiều hơn chỉ dùng
một mình Salbutamol
+ Corticoid hít có hiệu quả ngăn chặn tái phát cơn hen
Magnesium sulfate (MgSO4):
+ Liều duy nhất: 50 mg/kg, tối đa không quá 2g truyền tĩnh mạch trong 20 phút
+ Cách pha: dung dịch Magnesium sulfate 15% pha loãng thêm ít nhất 2 lần thể tích để được dung dịch nồng
độ không quá 5%.
Đồng vận β2 tĩnh mạch
+ Không thấy lợi ích của đồng vận β2 tĩnh mạch so với đồng vận β2 khí dung cũng như của việc kết hợp
đồng vận β2 tĩnh mạch và khí dung liều cao.
+ Liều tấn cơng: 15µg/kg truyền tĩnh mạch trong 20 phút
+ Liều duy trì: 1µg/kg/phút
Các điều trị khơng khuyến cáo:
Methylxanthines:
Theophylin/aminophylin KHÔNG mang lại hiệu quả và tăng nguy cơ tác dụng phụ
Liều tấn công: 5 mg/kg truyền tĩnh mạch trong 20 phút
(Liều tấn công không nên dùng cho trẻ đã điều trị Theophylin trước đó)
Liều duy trì: 1 mg/kg/giờ
Kháng sinh khi có bội nhiễm

Vật lý trị liệu hơ hấp
Thuốc long đờm
Thuốc an thần
3) Điều trị phòng ngừa và quản lý bệnh nhân:
Tránh yếu tố kích thích: khói thuốc lá, thuốc xịt phịng, khơng ni và cho trẻ chơi với chó mèo, dọn dẹp nhà
cửa sạch và thống.
Biết xử trí cơn hen tại nhà và dấu hiệu nặng cần nhập viện.
Hướng dẫn sử dụng ß2 giao cảm bình xịt định liều khi lên cơn hen.
Biết dấu hiệu nặng cần đưa đến bệnh viện: khó thở nặng, khơng đáp ứng 3 liều khí dung ß2 giao cảm hoặc
xấu hơn.
Thuốc phịng ngừa:
+ Chỉ định: Từ hen bậc 2
+ Thuốc chọn lựa là corticoid MDI (Beclomethasone, Budesonide, fluticasone) hoặc Cromoglycate đối với trẻ
nhỏ và hen bậc 2
+ Cách dùng:
19


- Để nhanh chóng kiểm sốt bệnh, tránh tình trạng bệnh nhân bỏ điều trị nên bắt đầu liều cao hơn bậc tương
ứng và thường sử dụng kéo dài trong nhiều tháng.
- Bắt đầu liều cao: corticoid MDI > 400 µg/ngày, sau khi kiểm soát được bệnh trong thời gian trên 3 tháng giảm
liều 200 µg/ngày và đánh giá sau 3-6 tháng, để giảm tác dụng phụ toàn thân nên dùng với buồng đệm ở mọi
tuổi và xúc miệng sau phun.
C22) Nguyên nhân hen phế quản ở trẻ em?
Bệnh nguyên của hen là một phức hợp các rối loạn về nhiều mặt với những mức độ tham gia khác nhau:
Các yếu tố thần kinh: Sự tăng hoạt tính phần phó giao cảm hay sự kém đáp ứng của phần trực giao cảm
của hệ thần kinh thực vật. Ngoài ra, sự kích thích thụ thể nằm ở niêm mạc phế quản của vịng cung phản xạ
trục (axone reflex) có thể gây hen.
Các yếu tố thể dịch: Các chất như histamine, leucotriene được phóng thích từ các phản ứng miễn dịch
dị ứng, gây hen do tác động trực tiếp lên cơ trơn hay thơng qua sự kích thích các thụ thể của hệ phó giao cảm ở

niêm mạc khí đạo.
Các yếu tố nội tiết: Hen thường nặng lên trong thời kỳ trước hành kinh, trong bệnh Basedow.
Các yếu tố tâm lý: Các rối loạn tâm lý, cảm xúc có thể ảnh hưởng xấu đến bệnh hen. Chúng chủ yếu
làm hen khó điều trị hơn là làm hen nặng lên
Các yếu tố miễn dịch học: Gây ra hen dị ứng (ngoại sinh), là yếu tố quan trọng nhất trong bệnh nguyên
hen trẻ em (2/3 hen ở trẻ em là hen dị ứng). Những dị ứng nguyên gây hen quan trọng trong môi trường gồm:
bụi nhà, (chủ yếu là dị ứng nguyên từ loài ve acariens), phấn hoa, lơng súc vật (chó, mèo), nấm mốc, dán v.v...
Virus ái hô hấp: Một số virus ái hơ hấp như RSV hoặc parainfluenza virus cũng có thể gây hen thông
qua sự tăng sản xuất IgE đặc hiệu đối với virus đó hoặc kích thích thụ thể phản xạ trục
C23) Chẩn đoán mức độ hen ở trẻ em ?
Nằm trong C20 chẩn đốn hen
C24) Phịng bệnh hen ở trẻ em?
+ Tránh yếu tố kích thích: khói thuốc lá, thuốc xịt phịng, khơng ni và cho trẻ chơi với chó mèo, dọn dẹp nhà
cửa sạch và thống.
+ Biết xử trí cơn hen tại nhà và dấu hiệu nặng cần nhập viện.
+ Hướng dẫn sử dụng ß2 giao cảm bình xịt định liều khi lên cơn hen.
Biết dấu hiệu nặng cần đưa đến bệnh viện: khó thở nặng, khơng đáp ứng 3 liều khí dung ß2 giao cảm hoặc xấu
hơn.
+ Thuốc phòng ngừa:
Chỉ định: Từ hen bậc 2
Thuốc chọn lựa là corticoid MDI (Beclomethasone, Budesonide, fluticasone) hoặc Cromoglycate đối với
trẻ nhỏ và hen bậc 2
+ Phòng bệnh tái phát:
- Montelukast(Singulair):
20


Trẻ ≤ 5 tuổi: 4mg
Trẻ ≥ 5 tuổi và ≤ 13 (15) tuổi: 5mg
Trẻ ≥ 13 (15) tuổi: 10 mg

- Những trẻ đã được điều trị dự phòng Corticoid, Montelukast hoặc cả hai nên tiếp tục sử dụng theo
liều chỉ định trong và sau cơn hen
- Thuốc điều trị phòng ngừa cho trẻ em được sự chấp thuận của FDA:
Budesonide (Pulmicort): cho trẻ từ 1-8 tuổi
Fluticasone (Flixotide): cho trẻ ≥ 4 tuổi
Salmeterol (đồng vận β2 tác dụng kéo dài) và sản phẩm kết hợp Salmeterol + Fluticasone
(Seretide): cho trẻ ≥ 4 tuổi
Montelukast (Singulair, Montiget): cho trẻ ≥ 1 tuổi
C25) Nguyên nhân gây viêm phổi trẻ em?
1

Viêm phổi do virus:

2

Viêm phổi do phế cầu:

3

Viêm phổi do tụ cầu:

4

Viêm phổi do H.Influenzae:

5

Viêm phổi do nấm:

6


Nguyên nhân khác: lao, dị vật đường thở, viêm phổi do Chlamydia (đặc biệt gặp ở trẻ dưới 6 tháng
tuổi), viêm phổi do Pneumocytis carrini (hay gặp trên bệnh nhân HIV/AIDS), ho gà, hen phế
quản.

C26) Triệu chứng cận lâm sàng và phân loại viêm phổi ở trẻ em ?
1) Triệu chứng cận lâm sàng viêm phổi trẻ em:
Tên cân lâm sàng

Biểu hiện

X-quang tim phổi

Chụp phổi thấy nốt mờ to nhỏ không đồng đều, rải rác hai bên phổi, chủ yếu ở
vùng rốn phổi, cạnh tim. Có thể thấy mờ thuỳ phổi hoặc xẹp phổi.
Bạch cầu tăng, bạch cầu trung tính tăng

Cơng thức máu

Thường tăng

CRP huyết thanh

pH giảm, Pa02 giảm, PaC02 tăng, HCO3—giảm, BE giảm.

Khí máu
Soi cấy dịch tỵ hầu, dịch
phế quản, dịch dạ dày
Cấy máu:


Để tìm nguyên nhân
nếu nghi ngờ nhiễm trùng huyết

Huyết thanh chẩn đoán:

Mycoplasma, Chlamydia trong trường hợp viêm

2) Phân loại viêm phổi trẻ em:
Phân loại theo thể lâm sàng:
Thể
Viêm phổi

Dấu hiệu
Ho, thở nhanh, ran ẩm nhỏ hạt
21


Viêm phổi nặng

Có kèm theo rút lõm lồng ngực
Chú ý: Mọi trường hợp viêm phổi ở trẻ dưới 2 tháng đều được xem là viêm phổi nặng

Viêm phổi rất nặng

có kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu nguy hiểm tồn thân như: tím trung ương;
bỏ bú hoặc bú kém (trẻ < 2 tháng), không uống được; co giật, li bì, khó đánh thức; suy
hơ hấp nặng

Phân loại theo nguyên nhân:
Có thể dựa vào soi cấy dịch tỵ hầu, dịch nội khí quản, dịch dạ dày, cấy máu. Ngồi ra có thể dựa vào lứa tuổi:

trẻ trên 2 tháng thường do phế cầu, H.Influenzae. Trẻ dưới 2 tháng tuổi thường do vi khuẩn Gram (-).
Nguyên nhân

Triệu chứng

Viêm phổi do virus:

sốt, chảy mũi, ho nhiều, suy hô hấp. Nghe phổi thấy ran rít, ran ngáy. X-quang:
hình ảnh nốt mờ và lưới mờ khơng đồng đều, tập trung thành hình tam giác, góc
nhọn từ rốn phổi toả ra ngồi. Cơng thức máu: bạch cầu bình thường hoặc giảm,
bạch cầu lympho tăng.

Viêm phổi do phế cầu:

sau 1-2 ngày sốt nhẹ, ho trẻ đột ngột sốt cao, mệt khó thở, tím tái, thở nhanh,
phổi có ran nổ hoặc ran ẩm rải rác. Trẻ lớn tổn thương thường khu trú một thuỳ
hoặc phân thuỳ, trẻ nhỏ < 3 tuổi tổn thương lan toả rải rác hai bên đặc biệt rốn
phổi.

Viêm phổi do tụ cầu:

thường gặp trẻ dưới 12 tháng. Thường gặp sau nhiễm trùng da, cơ, xương. Bệnh
nặng, đột ngột sốt cao, nhiễm trùng nhiễm độc, vật vã, bỏ bú, da xanh tái, chân
tay lạnh, tím, khó thở, chướng bụng. Phổi có thể tràn khí tràn dịch màng phổi.
X-quang: nhiều bóng khí dịch nhỏ, rải rác cả 2 phế trường hoặc ở bên phải, hoặc
hình ảnh tràn khí, tràn dịch màng phổi.

Viêm phổi do
H.Influenzae:


thường đột ngột sốt cao kèm viêm họng đỏ, viêm mắt đỏ, chảy mủ tai, khàn
tiếng, thở rít, nhanh chóng suy hơ hấp và suy tim.

Viêm phổi do nấm:

ít gặp, thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng nặng, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc
mắc phải (dùng thuốc giảm miễn dịch kéo dài, hoặc HIV/AIDS). Miệng đầy tưa
và viêm phổi kéo dài, khơng đáp ứng điều trị kháng sinh tích cực.

Trong trường hợp này cần
nghĩ tới: lao, dị vật đường
thở, viêm phổi do
Chlamydia (đặc biệt gặp ở
Viêm phổi kéo dài: Đôi khi 1 trẻ được điều trị kéo dài 10-15 ngày bằng kháng
trẻ dưới 6 tháng tuổi),
sinh đúng và đủ liều nhưng vẫn không khỏi.
viêm phổi do Pneumocytis
carrini (hay gặp trên bệnh
nhân HIV/AIDS), ho gà,
hen phế quản.
C27) Điều trị viêm phổi ở trẻ em ?
22


1) Nguyên tắc điều trị:
- Đánh giá đúng mức độ nặng nhẹ của bệnh
- Dùng kháng sinh phù hợp (dựa vào lâm sàng, lứa tuổi)
- Đánh giá tình trạng lâm sàng sau 48 đến 96 giờ điều trị
2) Điều trị cụ thể:
- Viêm phổi nhẹ, không cần nhập viện:

+ Amoxicillin 80-90 mg/kg/24h hoặc Amoxicillin/clavulanate (Augmentin)
+ Cefuroxim (Zinnat), thời gian điều trị ít nhất là 5 ngày.
- Viêm phổi do vi khuẩn khơng điển hình (M. pneumoniae, C. pneumoniae)
+ Erythromycin: 50-80mg/kg/24h chia làm 3-4 lần, uống trong 14 ngày
+ Clarithromycin: 15mg/kg/24h chia 2 lần, uống trong 10 ngày
+ Azithromycin: 10mg/kg/ngày/1lần, uống trong 3-5 ngày
Đối với trẻ lớn có thể sử dụng nhóm Quinolone (levofloxacine, gatifloxacine…)
- Viêm phổi nặng và rất nặng cần nhập viện:
+ Tất cả những trường hợp viêm phổi rất nặng, viêm phổi nặng ở trẻ <5 tuổi
+ Viêm phổi không đáp ứng với kháng sinh bằng đường uống sau 48 giờ điều trị
+ Hỗ trợ hô hấp: khi SpO2 ≤ 92%
+ Kháng sinh:
Cefotaxim 100-150mg/kg/24h hoặc Ceftriaxon 50-100mg/kg/24h tiêm tĩnh mạch; hoặc Cefuroxim
150mg/kg/24h tiêm tĩnh mạch, thời gian từ 1-2 tuần.
Trường hợp viêm phổi nghi do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) (tràn mủ, tràn khí màng phổi), cần
phối hợp thêm Vancomycin hoặc Clindamycin, thời gian từ 3-4 tuần.
- Viêm phổi nghi do nhiễm trùng bệnh viện (viêm phổi xảy ra sau 48h nhập viện mà trước đó phổi bình
thường): phối hợp kháng sinh điều trị cả gram (-) và gram (+) đặc hiệu cho vi trùng bệnh viện.
- Viêm phổi do Pneumocystic carrini (thường gặp ở trẻ suy giảm miễn dịch):
Sulfamethoxazol 75-100mg/kg + Trimethoprim 15-20mg/kg/24h chia 4 lần tiêm tĩnh mạch hoặc uống, thời gian
điều trị 2-3 tuần.
3) Điều trị các rối loạn đi kèm:
Hạ sốt nếu có
Bù dịch nếu có dấu hiệu mất nước
Điều chỉnh rối loạn điện giải và thăng bằng kiềm toan
Điều trị thêm kẽm giúp cải thiện nhanh hơn tình trạng viêm phổi nặng
Điều trị biến chứng: tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi
C28) Viêm phổi thuỳ ở trẻ em: chẩn đoán, điều trị?????
(chưa có trong bài ơn)


23


C29) Trình bày các ngun nhân gây suy hơ hấp ở trẻ sơ sinh ?
1. Tại phổi:
1.1. Bệnh màng trong:
* Suy hô hấp thường xuất hiện sau vài giờ hoặc vài ngày thở bình thường. Bệnh thường gặp ở trẻ đẻ non và tỷ
lệ bệnh tăng theo cân nặng và thời gian xuất hiện bệnh:
Cân nặng lúc đẻ (g)

Bệnh màng trong (% )

1001 – 1250
1251 – 1500
1501 – 2000
2001 – 2500

40
50,5
60,3
< 10

Thời gian xuất hiện sau đẻ

Bệnh màng trong ( %)

0 – 12 giờ
12 – 24 giờ
> 24 giờ
2 – 3 ngày

3 – 4 ngày
5 – 10 ngày

75
69
50
30
24
10

* Bệnh sinh: nhiều tác giả thống nhất có sự kết hợp 2 yếu tố
- Đẻ non: độ thẩm thấu mao mạch phổi tăng, gây thoát mạch 1 số tế bào máu và huyết tương vào phế nang. Sau
khi dịch phế nang được rút đi theo hệ bạch huyết, lòng phế nang còn chứa nhiều hồng cầu và Fibrine
- Do ngạt trước đẻ: tế bào phế nang thiếu oxy, không sản xuất được Surfactant. Do đó sau thời gian thở bình
thường, nhiều phế nang bị xẹp do thiếu Surfactant → suy hô hấp. Trẻ gắng sức để hít vào nhưng khí khơng vào
được vì phế nang bị xẹp.
1.2. Hội chứng hít nước ối:
* Bệnh thường rất nặng, trẻ bị suy hô hấp từ ngay sau đẻ
* Nguyên nhân: do trẻ bị ngạt bào thai, nên trẻ có động tác thở sớm trước đẻ và hít phải nước ối. Khi ra đời trẻ
bị ngạt tím, mũi miệng đầy nước ối, có khi bị nhiễm phân su
1.3. Viêm phổi: rất hay gặp
* Sau đẻ < 3 giờ: do nhiễm trùng bào thai, bệnh rất nặng, thường kèm với nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn toàn
thân
* Nhiễm khuẩn phổi sau 3 giờ: thường do kỹ thuật đỡ đẻ hoặc chăm sóc sau đẻ khơng đảm bảo vơ khuẩn như:
hít nước ối, sonde hút đờm nhiễm bẩn, ống nội khí quản khơng vơ khuẩn, sonde thở oxy bẩn…
Các vi khuẩn: thường là liên cầu, vi khuẩn Gr âm… có sẵn ở âm đạo người mẹ
* Trong khi chăm sóc trẻ sau đẻ: trẻ cũng có thể bị nhiễm khuẩn có sẵn trong hơi thở người lớn hoặc qua ống
dẫn khí của máy thở như liên cầu, tụ cầu…
24



×