Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

NHỮNG vấn đề lý LUẬN cơ bản về kế TOÁN NGUYÊN vật LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.4 KB, 38 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hường

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Những vấn đề chung về kế toán nguyên vật liệu
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu
Một doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình sản xuất đều phải có 3
yếu tố cơ bản là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động.
Nguyên vật liệu là một bộ phận của đối tượng lao động, là cơ sở để tạo
nên thực thể sản phẩm mới, là tài sản lưu động và là tài sản dự trữ sản xuất.
-

Khái niệm nguyên vật liệu : Nguyên vật liệu là những tài sản

thuộc nhóm hàng tồn kho của doanh nghiệp.Nguyên vật liệu là một trong
những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh , tham gia thường
xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm , ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng của sản phẩm được sản xuất.
-

Đặc điểm NVL là : Chỉ tham gia một chu kỳ sản xuất nhất định

và trong chu kỳ sản xuất đó vật liệu sẽ bị tiêu hao tồn bộ hoặc bị biến đổi
hình thái vật chất ban đầu để cấu thành thực thể của sản phẩm. VD: xăng,
dầu, nhớt, … bị tiêu hao toàn bộ;
-

Về mặt giá trị: khi tham gia vào quá trình sản xuất thì giá trị của


vật liệu sẽ được chuyển tồn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
1.1.2 Vai trò của NVL
Nguyên vật liệu là nhân tố quyết định đến sự thành bại của quá trình
sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Nguyên vật liệu không chỉ ảnh
hưởng đến số lượng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nguyên vật
liệu có đảm bảo chất lượng, đúng quy cách, chủng loại, cung cấp kịp thời đầy
đủ thì sản phẩm tạo ra mới phù hợp nhu cầu thị trường, tạo ra sức cạnh tranh
cao. Bên cạnh chất lượng sản phẩm được bảo đảm thì phải nói tới giá cả, giá
thành phải hợp lý thì doanh nghiệp mới có chỗ đứng để tồn tại và phát triển
trong cơ chế thị trường hiện nay. Điều đó cho thấy việc tiết kiệm chi phí
ngun vật liệu có ý nghĩa rất quan trọng trong kế hoạch hạ giá thành. Do chi
SVTH:

Lớp: ĐHKT 7D LTNA
1


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hường

phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm nên việc tập trung quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu ở tất cả các khâu từ
thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng nhằm tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất,
giảm tiêu hao nguyên vật liệu sẽ thu được lợi nhuận cao hơn và trong chừng
mực nào đó cịn là cơ sở tăng thêm của cải vật chất cho xã hội, đáp ứng và
thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho xã hội.
1.1.3 Phân loại NVL
1.1.3.1 Căn cứ vào mục đích và cơng dụng của nguyên vật liệu
Nếu căn cứ vào công dụng chủ yếu của NVL thì vật liệu chia làm các

loại
- Nguyên vật liệu chính: Là những loại nguyên vật liệu khi tham gia
vào q trình sản xuất nó cấu thành nên thực thể vật chất của sản phẩm xây
lắp, sản phẩm công nghiệp, dịch vụ. Vì vậy khái niệm nguyên vật liệu chính
gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể, nguyên vật liệu chính cũng
bao gồm cả bán thành phẩm mua ngồi với mục đích tiếp tục q trình sản
xuất, chế tạo sản phẩm.
- Nguyên vật liệu phụ: là những loại nguyên liệu khi tham gia vào quá
trình sản xuất khơng cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà là những
nguyên liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất được sử dụng kết hợp với
nguyên liệu chính để thay đổi màu sắc, hình dáng mùi vị hoặc dùng để bảo
quản, phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động, hay phục vụ cho nhu cầu
công nghệ, kỹ thuật, cho quá trình lao động.
-Nhiên liệu: Là loại vật liệu dùng để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình
sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm có thể diễn
ra bình thường.
- Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay
thế cho máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải.. . .
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị
được sử dụng cho công việc XDCB, bao gồm các vật liệu và thiết bị cần lắp,
SVTH:

Lớp: ĐHKT 7D LTNA
2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hường


không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu mà doanh nghiệp mua vào nhằm
mục đích đầu tư cho XDCB.
- Phế liệu: Là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay
thanh lý tài sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài.
- Vật liệu khác: Bao gồm các loại vật liệu cịn lại ngồi các thứ chưa kể
trên như bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng.
1.1.3.2 Căn cứ vào nguồn cung cấp vật liệu
Nếu căn cứ vào nguồn cung cấp vật liệu thì vật liệu được phân thành:
- NVL mua ngoài là NVL do DN mua ngồi mà có, thơng thường mua
của các nhà cung cấp
-VL tự chế biến là VL do DN sản xuất ra và sử dụngnhư là NL để sản
xuất ra sản phẩm
-VL th ngồi gia cơng là VL mà DN khơng tự sản xuất, cũng khơng
phải mua ngồi mà th các cơ sở gia cơng.
-NVL nhận góp vốn liên doanh là NVL do các bên liên doanh góp vốn
theo thỏa thuận trên hợp đồng liên doanh
-NVL được cấp là NVL do đơn vị cấp trên cấp theo qui định, …
Căn cứ vào tính năng hoạt động có thể phân loại NVL chi tiết, tỉ mỉ,
xây dựng ký hiệu riêng cho từng loại (sổ danh điểm VL)
1.2 Đánh giá nguyên vật liệu
1.2.1 Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho.
a) Giá thực tế của nguyên vật liệu mua ngoài
Giá thực tế NVL mua ngoài =Giá mua ghi trên HĐ + thuế NK(nếu có)
+chi phí thu mua thực tế –giảm giá hàng mua được hưởng
Trong đó chi phí thu mua thực tế bao gồm : chi phí vận chuyển, bốc dở,
chi phí nhân viên thu mua, chi phí bộ phận thu mua, chi phí bộ phận thu mua
độc lập, chi phí thuê kho, thuê bãi, phạt lưu kho, lưu bãi

SVTH:


Lớp: ĐHKT 7D LTNA
3


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hường

Trường hợp vật liệu về dùng vào sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ
thuộc đối tượng chịu thuế VAT, Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp
khấu trừ thuế thì giá mua ghi trên hố đơn là giá mua chưa có thuế VAT.
b) Giá thực tế của nguyên vật liệu tự chế biến, tự sản xuất: Là giá thực
tế của nguyên vật liệu,xuất chế biến và chi phí chế biến gồm cả thuế (GTGT )
hoặc không thuế(GTGT).
c) Giá thực tế của nguyên vật liệu th ngồi gia cơng chế biến : Gồm
giá thực tế của nguyên vật liệu xuất chế biến và các chi phí liên quan (tiền
th gia cơng chế biến,chi phí vận chuyển bốc dở).
d) Giá thực tế của nguyên vật liệu nhận đóng góp từ các đơn vị tổ chức
cá nhân tham gia liên doanh : Là giá thoả thuận do các bên tham gia xác định
cộng các chi phí(nếu có).
đ) Giá thực tế của nguyên vật liệu được tặng thưởng,được tính theo giá
thị trường tương đương do hội đồng giao nhận cộng chi phí liên quan đến việc
tiếp nhận.
e) Giá phế liệu : Là giá ước tính có thể sử dụng được hay giá trị thu
hồi tối thiểu( giá có thể bán trên thị trường).
1.2.2 Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho.
Tuỳ từng đặc điểm hoạt động của từng doanh nghiệp, vào yêu cầu quản
lý và trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế tốn có thể sử dụng một trong các
phương pháp sau theo nguyên tắc nhất qn trong hạch tốn, nếu có thay đổi
phải giải thích rõ ràng.

Để tính giá thực tế xuất kho của vật liệu, có thể áp dụng một trong các
phương pháp sau:
a, Phương phá đơn gía bình qn.
Theo phương pháp này, trị giá thực tế của vật liệu xuất dùng được xác
định theo:
+Khối lượng vật liệu xuất dùng thực tế.

SVTH:

Lớp: ĐHKT 7D LTNA
4


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hường

+Đơn giá trung bình (đơn giá bình quân) của vật liệu luân chuyển và
được tính theo cơng thức sau:
Giá thực tế NVL xuất dùng = số lượng vật liệu xuất dùng * đơn giá
bình qn
Trong đó: Đơn giá bình qn có thể tính theo một trong 3 bước sau:
C1: Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ.
Giá đơn vị bình

Giá thực tế nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập

=

trong kỳ quân cả kỳ dự trữ.


Lượng thực tế nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và

nhập trong kỳ
Cách tính này tuy đơn giản dễ làm nhưng độ chính xác khơng cao,
khơng phản ánh kịp thời ngun vật liệu xuất dùng vì cơng việc tính toán chỉ
xác định khi kết thúc kỳ hạch toán. Do đó ảnh hưởng đến cơng tác quyết tốn
nói chung.
C2: Giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước.
Giá đơn vị bình

=

Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho cuối

kỳ trước quân cuối kỳ trước

Lượng thực tế nguyên vật liệu tồn

kho cuối kỳ trước
Cách tính này mặc dầu khá đơn giản, và phản ánh kịp thời tình hình
biến động vật liệu trong kỳ. Tuy nhiên khơng chính xác vì khơng tính đến sự
biến động của giá cả vật liệu kỳ này.
C3: Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập.
Giá đơn vị bình quân
mỗi lần nhập sau mỗi lần nhập

=

Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho sau

Lượng thực tế nguyên vật liệu tồn kho

sau mỗi lần nhập
Cách tính giá trị bình quân sau mỗi lần nhập lại khắc phục được nhược
điểm của 2 phương pháp trên, vừa chính xác, vừa cập nhật. Song phương
pháp này lại tốn nhiều cơng sức,tính tốn nhiều lần
b, Phương pháp nhập trước-xuất trước( FIFO).

SVTH:

Lớp: ĐHKT 7D LTNA
5


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hường

Theo phương pháp này, giả thiết rằng số nguyên vật liệu nào nhập
trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước, mới đến số nhập sau theo giá thực
tế của từng số hàng xuất. Nói cách khác cơ sở của phương pháp này làgiá trị
thực tế của nguyên vật liệu mua trước sẽ được làm giá để tính nguyên vật
liệu xuất trước và do vậy giá trị nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ sẽ là giá thực
tế của nguyên vật liệu mua vào sau cùng.
Phương pháp này đảm bảo việc tính giá thực tế của nguyên vật liệu
xuất dùng kịp thời, chính xác, cơng việc khơng dồn nhiều vào cuối tháng
nhưng địi hỏi phải tổ chức kế toán chi tiết, chặt chẽ, theo dõi đầy đủ số lượng
đơn giá của từng lần nhập .
c, Phương pháp nhập sau-xuất trước(LIFO).
Theo phương pháp này nguyên vật liệu mua vào sau cùng sẽ được xuất

trước tiên,giá trị vốn của nguyên vật liệu mua vào sau cùng được tính cho giá
trị của nguyên vật liệu xuất dùng.
Ngược với phương pháp nhật trước -xuất trước, phương pháp này làm
cho chi phí nguyên vật liệu phù hợp với tiền hàng, sát với chi phí bỏ ra của
lần mua gần nhất. Do đó phương pháp này vận dụng thích hợp trong trường
hợp giá cả luôn tăng đột biến và trường hợp lạm phát, lúc đó đảm bảo được
nguyên tắc thận trọng .
d, Phương pháp trực tiếp ( phương pháp giá thực tế đích danh).
Theo phương pháp này nguyên vật liệu được xác định giá trị theo đơm
chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng (trừ
trường hợp điều chỉnh) khi xuất nguyên vật liệu nào sẽ tính theo giá thực tế
của nguyên vật liệu đó. Do vậy phương pháp này cịn có tên gọi là phương
pháp đặc điểm riêng hay phương pháp giá thực tế đích danh và thường sử
dụng với các loại vật liệu có giá trị cao và có tính tách biệt.
1.3 Phương pháp và cơ sở lập sổ kế toán chi tiết
Phiếu nhập kho: dùng trong trường hợp nhập kho vật tư, sản phẩm hàng
hố mua ngồi, th ngồi gia công chế biến.
SVTH:

Lớp: ĐHKT 7D LTNA
6


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hường

Khi lập phiếu nhập kho phải ghi rõ số phiếu nhập và ngày tháng năm
lập phiếu, họ tên người nhập vật tư, sản phẩm, hàng hoá, số hoá đơn, lệnh
nhập kho và tên người nhập kho.

Phiếu nhập kho
Số
TT

Tên, nhãn hiệu,
quy cách, phẩm Mã
chất vật tư
số

ĐVT

A

B

D

C

Số lượng
Theo
Thực
chứng
nhập
từ
1
2

Đơn
giá


Thành
tiền

3

4

Cộng
Cột A, B, C, D: Ghi thứ tự tên nhãn hiệu, mã số đơn vị tính của vật tư,
sản phẩm hàng hoá.
Cột 1: Ghi số lượng theo hoá đơn hoặc lần nhập.
Cột 2: Ghi số lượng nhập vào kho.
Cột 3, 4: Do kế tốn ghi đơn giá.
Dịng cơng ghi tổng số tiền của các loại vật tư, sản phẩm hàng hoá nhập
cùng một phiếu.
Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng hoặc bộ phận sản xuất lập thành
hai liên, nhập kho song thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người
nhận ký vào phiếu, thủ kho giữ liên hai để ghi vào thẻ kho sau đó chuyển sang
phịng kế tốn để ghi sổ kế tốn và một liên lưu ở nơi lập phiếu.
Phiếu xuất kho: Được lập cho một loại hay nhiều loại vật tư, sản phẩm,
hàng hoá cùng một kho dùng cho một đối tượng hạch tốn chi phí hoặc cùng
mục đích sử dụng.
Phiếu xuất kho ghi rõ ngày, tháng, năm, tên, địa chỉ của đơn vị, lý do sử
dụng và kho vật liệu vật tư sản phẩm.

SVTH:

Lớp: ĐHKT 7D LTNA
7



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hường

Phiếu xuất kho
Tên, nhãn hiệu
STT quy cách phẩm Mã số ĐVT
chất vật tư
A
B
C
D

Số lượng
Thực
Yêu cầu
xuất
1
2

Đơn
giá
3

Thành
tiền
4


Phiếu xuất kho do các bộ phân xin lĩnh hoăc do phòng cung ứng lập
thành 3 liên. Sau khi lập phiếu xong phụ trách các bộ phận sử dụng, phụ trách
cung ứng ký giao cho người cầm phiếu xuống kho để lĩnh. Sau khi xuất kho
thủ kho ghi vào cột số 2 số lượng thực xuất của từng loại vật tư, ghi ngày,
tháng, năm xuất kho và cùng người nhận ký tên vào phiếu xuất.
Thẻ kho: theo dõi số lượng nhập, xuất kho từng loại vật tư, sản phẩm
hàng hoá ở từng kho làm căn cứ xác định tồn kho dự trữ vật tư và xác định
trách nhiệm vật chất của thủ kho.
Phịng kế tốn lập thể và ghi các chỉ tiêu: Tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn
vị, mã số vật tư sau đó giao cho thủ kho để ghi chép ngày tháng.
Hàng tháng thủ kho căn cứ vào phiếu nhập, xuất kho ghi vào các cột
tương ứng trong thẻ kho. Mỗi chứng từ ghi một dòng , cuối ngày tính số tồn
kho.
Theo định kỳ nhân viên kế tốn vật tư xuống kho và nhận chứng từ và
kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho sau đó ký xác nhận vào thẻ kho.
Sau mỗi lần kiểm kê phải tiến hành điều chỉnh số liệu trên thẻ kho cho
phù hợp với số liệu thực tế kiểm kê theo số liệu quy định
- Kế toán tổng hợp nhập, xuất vật liệu, công cụ, dụng cụ:
TKSD : TK152, TK153.

SVTH:

Lớp: ĐHKT 7D LTNA
8


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hường


Dùng để theo dõi giá trị hiện có tình hình tăng giảm của ngun vật
liệu, công cụ, dụng cụ theo tỷ giá thực tế, có thể mở chi tiết theo từng loại,
nhóm…
Bên Nợ: phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng giá trị thực
tế của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ trong kỳ.
Bên Có: Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm giảm giá trị thực
tế của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ ttrong kỳ.
Dư Nợ: Phản ánh giá trị thực tế của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ
tồn kho.
Để quản lý tình hình sử dụng vật liệu, cơng cụ, dụng cụ kế tốn cơng
ty giao cho từng bộ phận, phịng ban về tài sản có như vạy việc quản lý về
công cụ, dụng cụ như sử dụng tiết kiệm về nguyên vật liệu mới có kết quả
1.4. Tìm hiểu việc ghi chép của thủ kho vào thẻ kho, đối chiếu số
liệu giữa thu kho với kế toán.
Đơn vị:
Tên kho

Mẫu số: 06 - VT
Ban hành theo QĐ số: 1141 HC/QĐ
- CĐKT ngày 01 - 11 - 1995 của BTC
Thẻ kho

Ngày lập thẻ
Tờ số:
Tên nhãn hiệu quy cách vật tư:
Đơn vị tính:
Mã số:
STT
A


Chứng
từ
S

N

B

C

SVTH:

Diễn giải
D

Ngày
nhập
xuất
E

Lớp: ĐHKT 7D LTNA
9

Số lượng
Nhậ
p
1

Xuất


Tồn

2

3

Ký xác
nhận
của
kinh tế
4


Chun đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hường

Phịng kế tốn lập thẻ và ghi các chỉ tiêu, tên nhãn hiệu, quy cách, đơn
vị tính, mã số hiệu vật tư, sản phẩm, hàng hố sau đó giao cho thủ kho với kế
tốn.
1.5 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
1.5.1 Phương pháp ghi thẻ song song
Theo phương pháp này thì ở kho chỉ ghi chép về mặt số lượng, cịn ở
phịng kế tốnghi cả số lượng và giá trị từng thứ vật liệu.Trình tự ghi chép
được thực hiện như sau:
a)Tại kho : Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất nguyên vật
liệu,thủ kho ghi số lượng thực nhập, thực xuất vào thẻ kho. Mỗi chứng từ ghi
một dòng vào thẻ kho, cuối ngày tính ra số tồn kho, thủ kho thường xuyên đối
chiếu số tồn kho trên sổ sách và tồn kho hiện vật thực tế. Sau khi đãghi chép ở
thẻ kho, thủ kho sắp xếp chứng từ nhập, xuất và lập phiếu giao nhận chứng từ

sau đó gửi về phịng kế tốn.
b)Tại phịng kế tốn : Kế tốn căn cứ và các chứng từ nhập, xuất của
thủ kho gửi đến và sau khi đã kiểm tra chứng từ đó thì kế toán ghi vào thẻ kho
hoặc sổ chi tiết cho từng danh điểm nguyên vật liệu tương ứng của từng kho
về số lượng và giá trị.Cuối tháng dựa vào số liệu trên thẻ kho hoặc sổ chi tiết
để lập ra bảng tổng hợp Nhập-xuất- tồn kho.Trên cơ sở số liệu tổng hợp đã
ghi trên bảng tổng hợp Nhập –xuất- tồn kho kế toán sẽ đối chiếu với số liệu
trên thẻ kho của thủ kho. Mọi sai sót khi đối chiếu phải được kiểm tra, xác
minh và điều chỉnh kịp thời sổ kế tốn theo kho. Ngồi ra để quản lý chặt chẽ
thẻ kho nhân viên kế tốn vật tư cịn mở sổ đăng ký thẻ kho, khi giao thẻ kho
cho thủ kho, kế toán phải ghi vào sổ.
Phương pháp này có ưu điểm là ghi chép đơn giản, dễ làm, dễ đối
chiếu.Tuy nhiên trong điều kiện sản xuát lớn, áp dụng phương pháp này mất
nhiều công sức do phải ghi chép trùng lặp. Hình thức này chỉ phù hợp với
những doanh nghiệp có qui mơ nhỏ, lượng nhập, xuất ngun vật liệu trong
kỳ không nhiều, chủng loại vật tư không phức tạp.
SVTH:

Lớp: ĐHKT 7D LTNA
10


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hường

Trình tự ghi chép được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ hạch toán chi tiết ngun vật liệu theo phương pháp thẻ song
song


ThỴ kho
Chứng từ nhập

Chứng từ xuất

Sổ kế toán
chi tiết

Bảng kê tổng hỵp N-X-T

Ghi chú:

: Ghi hàng ngày
: Đối chiếu
: Ghi cuối ngày

1.5.2 Phương pháp ghi sổ đối chiếu luân chuyển
a) Tại kho : Để hạch toán chi tiế nguyên vật liệu, thủ kho vẫn mở thẻ
kho để theo dõi về mặt số lượng của từng danh điểm vật liệu như trường hợp
hạch toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song.
b)Tại phịng kế tốn : Kế tốn dùng sổ đối chiếu luân chuyển để hạch
toán số lượng, số tiền theo từng thứ nguyên vật liệu và theo từng kho trong
doanh nghiệp. Khi nhận được các chứng từ nhập, xuất của thẻ kho thì kế tốn
căn cứ vào các phiếu nhập để lập Bảng kê nhập, căn cứ vào các phiếu xuất để
lập cácBảng kê xuất theo từng thứ nguyên vật liệu và theo từng kho.trên cơ sở
số lượng, giá trị vật liệu nhập và xuất đã tổng hợp được thì kế toán sẽ ghi vào
sổ đối chiếu luân chuyển. Mỗi thứ vật liệu ghi một dịng và tính ra tồn kho
cuối tháng. Cuối tháng kế toán dùng số liệu ghi trên sổ đối chiếu luân chuyển
để đối chiếu với số liệu ghi trên thẻ kho của thủ kho.
SVTH:


Lớp: ĐHKT 7D LTNA
11


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hường

Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển có ưu điểm là giảm được số
lượng ghi sổ của kế toán do ghi một làn vào cuối tháng. Nhưng phương pháp
này có nhược điểm làcịn ghi trùng lặp chỉ tiêu số liệu giữa kho và kế tốn.
Cơng việc dồn vào cuối tháng do đó số liệu cung cấp khơng được kịp thời.
Trình tự hạch tốn chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối
chiếu luân chuyển được thể hiện qua sơ đồ sau:
Phiếu nhập
kho

Bảng kê nhập
kho

Ghi chú :

Thẻ kho

Sổ đối chiếu luân
chuyển

Phiếu xuất
kho


Bảng kê xuất
kho

: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu

1.5.3 Phương pháp ghi số dư
Phương pháp này thực hiện theo nguyên tắc : ở kho theo dõi số lượng
từng thứ ngun vật liệu, cịn ở phịng kế tốn chỉ theo dõi chỉ tiêu giá trị từng
thứ nguyên vật liệu.
a) Tại kho :Thủ kho vãn sử dụng thẻ kho để ghi chép tình hình nhập,
xuất hàng ngày và tính ra số tồn kho.Sau khi ghi chép trên thẻ kho, thủ kho
phân loại chứng từ nhập, xuất và theo nhóm vật liệu. Sau đó thì lập phiếu giao
nhận chứng từ theo từng nhóm ngun vật liệu cho kế tốn, ghi riêng chứng
từ nhập, chứng từ xuất. Cuối tháng căn cứ vào số tồn kho nguyên vật liệu để
ghi vào sổ số dư. Sổ số dư dùng cho cả năm sau khi ghi xong sổ, thủ kho
chuyển cho kế toán để kiểm tra và tính thành tiền.
b)Tại phịng kế tốn : Định kỳ nhân viên kế toán phải xuống kho để
hướng dẫn kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho và thu nhận chứng từ.
Khi nhận được chứng từ, kế toán kiểm tra và tính giá chứng từ (giá hạch
SVTH:

Lớp: ĐHKT 7D LTNA
12


Chuyên đề tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Hường

toán).Tổng cộng số tiền và ghi vào cột số tiền ghi trên phiếu giao nhận chứng
từ. Đồng thời ghi số tiền vừa tính được của từng nhóm nguyên vật liệu (nhập
riêng, xuất riêng) vào bảng luỹ kế Nhập-Xuất-Tồn kho nguyên vật liệu. Bảng
này được mở cho từng kho, mỗi kho một tờ được ghi trên cơ sởcác phiếu giao
nhận chứng từ nhập xuất nguyên vật liệu.Tiếp đó cộng số tiền nhập, xuất
trong tháng của tờng nhóm nuyên vật liệu .Số dư này dùng để đối chiếu với số
dư trên sổ số dư.
Áp dụng phương pháp này có những ưu điểm là giảm nhẹ được khối
lượng ghi chép hàng ngày của kế toán, kế toán chỉ theo dõi chỉ tiêu giá trị
theo nhóm nguyên vật liệu. Cơngviệc của kế tốn được dàn đều trong tháng,
tạo điều kiện cung cấp kịp thời cho lãnh đạo doanh nghiệp. Đồng thời thực
hiện được việc kiểm tra đối chiếu cơng nợ thường xun của kế tốn đối với
kho và đảm bảo được tính chính xác của số liệu.
Bên cạnh những ưu điểm trên thì phương pháp này cịn có những
nhược điểm :Vì số liệu của kế tốn tập hợp theo nhóm và chỉ tiêu giá trị . Do
đó khi gặp sai sót trong số liệu thì việc tìm kiếm, đối chiếu, kiểm tra số liệu
gặp rất nhiều khó khăn.Vì vậy phương pháp này chỉ thích hợp với các doanh
nghiệp sử dụng nhiều thứ, nhiều loại vật liệu và hàng ngày ngun vật liệu có
nhiều biến động. Ngồi ra nó cịn địi hỏi ở trình độ kế tốn ngun vật liệu
phải tương đối khá.

SVTH:

Lớp: ĐHKT 7D LTNA
13


Chun đề tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thị Hường

Trình tự hạch tốn theo phương pháp này được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư
PhiÕu
nhËp
kho

PhiÕu giao nhËn chøng tõ
nhËp

ThỴ kho

Sỉ sè d

PhiÕu giao nhËn
chøng tõ xuÊt

PhiÕu xuÊt kho

Bảng luỹ kế nhp

Bảng tổng hợp
nhập- xuất- tồn

Bảng luỹ kế xuất

: Ghi hng ngày


Ghi chu:

: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu

1.6. Kế tốn dự phịng giảm giá hàng tồn kho
1.6.1. Khái niệm
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho là dự phòng phần giá trị dự kiến bị
tổn thất ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh do giảm giá vật tư tồn
kho có thể xảy ra trong năm kế hoạch.
Dự phịng giảm giá hàng tồn kho được tính trước vào chi phí sản xuất
kinh doanh năm báo cáo, giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp
khoản thiệt hại, tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch nhằm bảo toàn vốn
kinh doanh, đồng thời phản ánh đúng giá trị thực tế thuần tuý tồn kho của
doanh nghiệp khi lập Báo cáo tài chính vào cuối niên độ kế tốn.
Lập dự phịng giảm giá vật tư tồn kho được thực hiện vào cuối niên độ
kế toán, trước khi lập Báo cáo tài chính và được tính vào cho từng thứ vật tư
tồn kho nếu có bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá thường xuyên có thể
xảy ra trong niên độ kế toán của vật liệu
SVTH:

Lớp: ĐHKT 7D LTNA
14


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hường

Việc xác định số lập và xử lý dự phòng, giảm giá vật liệu tồn kho phải

căn cứ vào quy định của cơ chế tài chính hiện hành.
Kế tốn dự phịng giảm giá vật liệu tồn kho sử dụng Tài khoản (TK)
TK159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.TK này dùng để phản ánh tình hình
trích lập và hồn nhập dự phịng giảm giá hàng tồn kho vào cuối niên độ kế
toán.Nội dung và kết cấu TK 159 như sau:
+ Bên nợ:Phản ánh số hồn nhập dự phịng giảm giá hàng tồn kho đã
lập năm trước.
+ Bên có: Phản ánh số đã lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho vào chi
phí kinh doanh.
+ Dư có: Số đã lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho.
1.6.2 Phương pháp hạch toán
a).Cuối niên độ kế tốn (31/12/N), căn cứ vào tình hình giảm giá vật
tư ,số lượng tồn kho thực tế của từng loại kế tốn tính tốn các khoản hàng
tồn kho cần phải lập dự phòng và xác định số dự phòng phải lập.
Nợ TK632(Giá vốn hàng bán)
Có TK159
b).Cuối niên độ kế tốn Năm N+1 cũng tính tốn số phải lập dự phịng
cho năm sau ( NămN+2). Nếu số đã lập dự phòng Năm N+1 nhỏ hơn số phải
lập dự phịng Năm N+2 thì ta phải trích thêm số chênh lệch .
Nợ TK632( Giá vốn hàng bán)
Có TK159
Nếu số lập dự phịng Năm N+2 nhỏ hơn số đã lập cho năm N+1 thì
được phép giảm số lập dự phịng.
Nợ TK159
Có TK632(Giá vốn hàng bán)

SVTH:

Lớp: ĐHKT 7D LTNA
15



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hường

1.7 Một số nội dung cơ bản của chuẩn mực kế toán số 02” Hàng tồn
kho”
(Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31
tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Q UY ĐỊ N H CH UN G
01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên
tắc và phương pháp kế toán hàng tồn kho, gồm: Xác định giá trị và kế toán
hàng tồn kho vào chi phí; Ghi giảm giá trị hàng tồn kho cho phù hợp với giá
trị thuần có thể thực hiện được và phương pháp tính giá trị hàng tồn kho làm
cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán hàng tồn kho theo nguyên tắc
giá gốc trừ khi có chuẩn mực kế tốn khác quy định cho phép áp dụng
phương pháp kế toán khác cho hàng tồn kho.
03. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Hàng tồn kho: Là những tài sản:
(a) Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;
(b) Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
(c) Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình
sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Hàng tồn kho bao gồm:
- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên
đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia cơng chế biến;
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn

thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế
biến và đã mua đang đi trên đường;
- Chi phí dịch vụ dở dang.

SVTH:

Lớp: ĐHKT 7D LTNA
16


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hường

Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của hàng tồn
kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hồn
thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Giá hiện hành: Là khoản tiền phải trả để mua một loại hàng tồn kho
tương tự tại ngày lập bảng cân đối kế toán.

SVTH:

Lớp: ĐHKT 7D LTNA
17


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hường


CHƯƠNG II .THỰC TRẠNG KẾ TỐN NGUN VẬT LIỆU
TẠI CƠNG TY
2.1 Khái qt chung về cơng ty
2.1.1 Q trình hình thành và phát triển
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Xây Dựng – Dịch Vụ và Thương Mại
Hà Vinh
Trụ sở chính: Số 05, Đường Nguyễn Phong Sắc, Phường Hưng Dũng,
Thành Phố Vinh, Tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Điện thoại: (038)352 688

Fax: (038) 352 8688

Email:
Website:
Mã số thuế: 2901271658
Số TK: 1001098845 - Tại Ngân hàng Cổ phần Thương Mại Sài Gịn –
Hà Nội
Loại hình doanh nghiệp : Công ty Cổ phần
Giám Đốc : Phạm Văn Đồng
Vốn điều lệ: 1.000.000.000 đồng - Bằng chữ : Một tỷ đồng.
Số cổ phần được quyền chào bán : 0
Danh sách cổ đơng sáng lập :
Lê Thị An

Phan Văn Bình

Địa chỉ: Khối 3 Phường

Phạm Văn Đồng


Địa chỉ: Khối 3 Phường

Hồng Sơn, T.p Vinh,

Địa chỉ: Tân Hoành,

Hồng Sơn, T.p Vinh, Nghệ

Nghệ An

Nghĩa Phúc, Tân Kỳ,

An

Dân tộc: Kinh

Nghệ An

Dân tộc: Kinh

Quốc tịch: Việt Nam

Dân tộc: Kinh

Quốc tịch: Việt Nam

Số CMND: 182219629

Quốc tịch: Việt Nam


Số CMND: 184034374

Số cổ phần : 500

Số CMND: 182467268

Số cổ phần : 200

Gía trị cổ phần:

Số cổ phần : 300

Gía trị cổ phần:

500.000.000

Gía trị cổ phần:

200.000.000

SVTH:

Lớp: ĐHKT 7D LTNA
18


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hường


300.000.000
Tỷ lệ % : 30
Tỷ lệ % : 20
Tỷ lệ % : 50

Công ty Cổ phần Xây Dựng – Dịch Vụ và Thương Mại Hà Vinh được
thành lập theo giấy đăng ký kinh doanh số 2901271658 do sở kế hoạch và đầu
tư tỉnh Nghệ An cấp ngày 08 tháng 09 năm 2010. Hơn 3 năm thành lập và
phát triển cũng là bằng ngần nấy thời gian cơng ty phải đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức trước sự canh tranh khốc liệt trên thương trường. Với sự xuất
phát điểm không mấy thuận lợi, vốn điều lệ ban đầu thấp, trong khi đó ngành
kinh doanh tư vấn thiết kế,tho công lắp đặt Nội ngoại thất luôn luôn tồn tại rất
nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trong và ngồi nước. Nhưng với lịng quyết tâm
và ý chí sáng tạo của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên, công ty
đã không ngừng phát triển để hồn thiện mình.
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh
Tư vấn, thiết kế, sản xuất, thi công nội thất các công trình: Nhà
ở, nhà hàng, khách sạn, karaoke, bar, cafe, shop, showroom, văn phòng, bệnh
viện, trường học, ...
Chuyên cung cấp và thi công trần, vách thạch cao, sàn gỗ công
nghiệp nhập khẩu, Vách trang trí bằng gỗ cơng nghiệp, vách tiêu âm, thảm
trải sàn, giấy dán tường, ... và các vât liệu trang trí nội thất khác.
Thiết kế, thi cơng, sản xuất đồ gỗ cao cấp: Tủ bếp, bar, bàn ghế,
sofa, giường, tủ quần áo, kệ ti vi, cửa đi, quầy lễ tân, ...
Thiết kế, thi công sân vườn, tiểu cảnh nội ngoại thất, phù điêu,
tranh đá và các bảng hiệu, pano, apphich, ...
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy tại công ty
2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty


SVTH:

Lớp: ĐHKT 7D LTNA
19


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hường
Hội đồng quản trị

đốc trị
Hội Gíam
đồng quản

Phịng tổ
chức hành
chính

Phịng kinh
doanh

Phịng kế
tốn

Phịng kỹ
thuật

Sơ đồ 1 : Bộ máy quản lý của Công ty Hà Vinh
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

 Hội đồng quản trị : Có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định
2.1.3.2

mọi vấn đề mục đích, quyền lợi của cơng ty. Có nhiệm vụ quyết định chiến
lược phát triển, phương án đầu tư, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách thức giám đốc
và các cán bộ quản lý quan trọngk khác.
 Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của
cơng ty, chịu trách nhiệm trước tồn thể công ty về việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ của mình, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động sản xuất
kinh doanh của cơng ty. Vì vậy, giám đốc là người phải am hiểu về luật, nhân
sự, thuế, hành vi tổ chức, phong cách, tài chính, kế tốn…, có kiến thức và kỹ
năng về thị trường, về khách hàng, biết cách đánh giá và nhạy cảm về mức độ
cạnh tranh để xác định đúng đắn tư tưởng và nội dung cho chiến lược phát
triển kinh doanh của công ty.
 Phịng tổ chức hành chính :
+ Có nhiệm vụ quản lý nhân cơng, tìm tịi đào tạo nhân lực

SVTH:

Lớp: ĐHKT 7D LTNA
20


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hường

+ Xây dựng biên chế hàng năm, có kế hoạch tuyển dụng bồi dưỡng cán
bộ, điều động làm việc, thôi việc theo yêu cầu kinh doanh và theo quy định
của Nhà nước.

+ Theo dõi, chấm công, đề xuấ khen thưởng cho cán bộ công nhân viên
có thành tích. Phát động phong trào thi đua, đơn đốc việc thực hiện, thi đua có
hiệu quả.


Phịng kinh doanh :

+ Nghiên cứu, tìm ra phương hướng kinh doanh, định hướng các
phương án kinh doanh.
+ Tìm kiếm khách hàng và tham mưu cho giám đốc, đàm phán ký kết
các hợp đồng kinh tế.
+ Hợp tác kinh doanh với các tổ chức kinh tế, theo dõi việc thực hiện
hợp đồng ký kết. Liên kết chặt chẽ với các phòng ban của cơng ty nhất là
phịng kế tốn để có phương hướng kinh doanh hiệu quả hơn.


Phịng kế tốn :

+ Gíup giám đốc quản lý tài chính, quản lý vốn, tham mưu cho giám
đốc về vấn đề tài chính trong cơng tác quản lý điều hành.
+ Theo dõi xử lý về vân đề tài chính như : Cơng nợ , thu, chi…
+ Có nghiệp vụ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và lưu trữ
những chứng từ có lien quan đến hoạt động kinh doanh tại công ty.
+ Tiến hành hạch tốn trích nộp ngân sách và sử dụng quỹ tại công ty
theo đúng quy định.
+ Cuối kỳ tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính và trích lập các quỹ.
+ Phối hợp với các phòng ban kiểm tra tài chính.


Phịng Thiết kế :


+ Thiết kế những mẫu mã sản phẩm để làm phong phú thêm mặt hàng
kinh doanh của cơng ty, góp phần quan trọng trong quan hệ làm ăn của công
ty với các bạn hàng trong và ngoài nước.

SVTH:

Lớp: ĐHKT 7D LTNA
21


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hường

+ Triển khai toàn bộ tài liệu kỹ thuật (bản vẽ, hardware, pano, apphich,
…) xử lý các vấn đề lien quan đến ký thuật sản xuất : kết cấu, nguyên vật liệu,

+ Lưu trữ các tài liệu kỹ thuật như fullsize, rập, mẫu liên quan : giám
sát kỹ thuật bộ phận mẫu, cập nhật các thông tin phản hồi từ bộ phận sản
xuất, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuât cho sản xuât.
+ Báo cáo trực tiếp cho giám đốc…..
2.1.2. Nội dung tổ chức công tác kế tốn tại cơng ty
2.1.2.1 Nội dung bộ máy kế tốn
Là một cơng ty có quy mơ vừa, tổ chức hoạt động tập trung trên cùng
một địa bàn, do vậy cơng ty đã tổ chức hình thức kế tốn tập trung. Với hình
thức này sẽ đảm bảo sự tập trung thống nhất của kế toán trưởng đồng thời
lãnh đạo công ty cũng nắm bắt và chỉ đạo kịp thời cơng tác kế tốn tài chính.
Mặt khác loại hình kế tốn tập trung sẽ tiết kiệm được chi phí hạch tốn và
việc phân cơng cơng việc, nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ kế tốn

được dễ dàng, việc ứng dụng thông tin trên máy cũng khá thuận lợi.

SVTH:

Lớp: ĐHKT 7D LTNA
22


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hường

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức phịng kế tốn
Kế tốn trưởng

Kế tốn tổng hợp

Kế tốn trưởng
Kế toán
tiền lương

Kế toán
thanh
toán

Kế toán
ngân
hàng

Thủ quỹ


2.1.3 Nhiệm vụ của các bộ phận kế toán


Kế toán trưởng :
Tổ chức quản lý cơng tác kế tốn của cơng ty. Chịu trách nhiệm

trước Hội đồng quản trị và giám đốc về công tác kế tốn.
Lập kế hoạch tài chính, huy động các nguồn vốn, giám sát việc sử
dụng vốn hợp lý.
Phân tích các thơng tin, số liệu kế tốn, đề xuất các giải pháp phục
vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế tốn.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Hàng tháng tổng kết số liệu - Lập báo cáo tài chính trình lên Giám Đốc
ký duyệt, báo cáo thuế và nộp thuế cho cơ quan nhà nước.

Kế toán tổng hợp :
Xử lý số liệu của các kế toán chi tiết.
Theo dõi kiểm tra nhập - xuất - tồn vật tư, hàng hóa, tổng hợp các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty.

Kế tốn tiền lương :
Theo dõi tình hình sử dụng lao động, tiền lương và phân bổ tiền lương,
các khoản trích theo lương và báo cáo lên kế tốn tổng hợp.
 Kế toán thanh toán :
SVTH:

Lớp: ĐHKT 7D LTNA
23



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hường

Thu chi thanh toan, quyết toán các hợp đồng kinh tế.
Theo dõi chi tiết các khoản thanh tốn đối với nhân viên trong cơng ty
và từng đối tượng khách hàng.

Kế toán ngân hàng :
+ Theo dõi các khoản thu, chi, vay của Ngân hàng.
+ Đối chiếu công nợ hàng tháng với ngân hàng.

Thủ quỹ :
+ Quản lý tiền mặt và chịu thu, chi theo phiếu thu, phiếu chi.
+ Ghi chép sổ quỹ, theo dõi báo cáo quỹ hàng ngày, hàng tháng.
2.1.4 Chính sách kế tốn áp dụng tại Cơng ty
2.1.4.1 Hình thức kế tốn áp dụng tại Công ty
Hiện nay Công ty Cổ phần XD – DV & TM Hà Vinh áp dụng hình thức
kế toán Nhật ký chung.

SVTH:

Lớp: ĐHKT 7D LTNA
24


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thị Hường


a) Sơ đồ trình tự ghi sổ của cơng ty
Chứng từ kế tốn

Sổ nhật ký
đặc biệt

Sổ nhật ký chung

Sổ thẻ kế toán chi
tiết

Sổ cái

Bảng tổng hợp
chi tiết

Bảng cân đối phát
sinh

Báo cáo tài chính

Sơ đồ 3 : Sơ đồ trình tự ghi sổ kế tốn theo hình thức “Nhật ký chung”
Ghi chú :
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối kỳ
: Quan hệ kiểm tra đối chiếu
b) Trình tự ghi sổ
-


Tồn bộ cơng tác của Cơng ty Hà Vinh được thực hiện trên máy vi

tính với phần mềm kế toán Excel.
Hằng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán ghi vào Sổ Nhật
ký chung và các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết liên quan. Sau đó căn cứ vào số
liệu đã ghi trên Sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái théo các tài khoản kế
toán.

SVTH:

Lớp: ĐHKT 7D LTNA
25


×