Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Báo cáo kiến tập Lào - Thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 28 trang )

Mục lục:
PHẦN 1. TỔNG QUAN TOUR KIẾN TẬP..................................................2
1.1 Giới thiệu tổng quan về điểm đến ..............................................................2
1.1.1 Giới thiệu chung về đất nước Lào..........................................................2
1.1.2 Giới thiệu về các điểm tham quan tại Lào..............................................2
1.1.3 Giới thiệu chung về đất nước Thái Lan .................................................9
1.1.4 Giới thiệu về các điểm tham quan tại Thái Lan....................................10
1.2 Giới thiệu về hướng dẫn viên ..................................................................13
1.3 Giới thiệu lịch trình hoạt động từng ngày..................................................14

PHẦN 2. DỊCH VỤ TRONG TOUR KIẾN TẬP........................................16
2.1 Cảm nhận chung về nét đặc trưng văn hóa các địa phương.......................16
2.2 Mơ tả từng đặc điểm tham quan trong chương trình.................................17
2.3 Đánh giá về các cơ sở vật chất, dịch vụ phục vụ du lịch của từng địa phương mà
đoàn đi qua ...................................................................................................24
PHẦN 3. TỔNG KẾT...................................................................................27
3.1 Đánh giá tồn bộ chuyến đi.......................................................................27
3.2 Những góp ý và kiến nghị .......................................................................28
3.3 Kiến thức sinh viên tiếp nhận từ chương trình kiến tập tour thực tế.........29

1


PHẦN 1: TỔNG QUAN TOUR KIẾN TẬP
1.1 Giới thiệu tổng quan về điểm đến
1.1.1 Giới thiệu chung về đất nước Lào

Diện tích: 236.800 km² (xếp hạng 79 trên thế giới theo Liên Hiệp Quốc)

Dân số: ước tính 7.073.354 người (tháng 7/2019)


Thủ đơ: Vientiane (Viêng Chăn)

Ngơn ngữ: Tiếng Lào (chính thức), tiếng Pháp, tiếng Anh, và nhiều tiếng


dân tộc khác
Tiền tệ: Kip (Lak)

Hình 1. Quốc kì Lào
Đất nước Lào, tên chính thức là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, (tiếng Lào:
ສາທາລະນະລລັດ ປະຊາທທປະໄຕ ປະຊາຊຊົນລາວ, Sathalanalat Paxathipatai Paxaxon Lao),
là quốc gia nội lục tại Đông Nam Á và là trung tâm của bán đảo Đơng Dương, phía tây
bắc giáp với Myanmar và Trung Quốc, phía đơng giáp Việt Nam, phía tây nam giáp
Campuchia, phía tây và tây nam giáp Thái Lan.
Lào là đất nước có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời với phong tục tập quán và lễ
hội mang nhiều dấu ấn Phật giáo. Vốn được mệnh danh là miền đất Triệu Voi, Lào
ngày càng hấp dẫn du khách bốn phương đến tham quan, chiêm ngưỡng những kiến
trúc tháp chùa cổ kính và danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
Nằm ở khu vực Đông Nam Á, Lào là một quốc gia duy nhất khơng tiếp giáp với
biển. Tuy nhiên, tạo hóa đã cơng bằng khi để dịng sơng Mê Kơng hiền hịa ươm mầm
sự sống, tơ điểm cho nét đẹp bản sắc văn hóa và con người nơi đây.
1.1.2 Giới thiệu về các điểm đến tại đất nước Lào
a. Khải Hoàn Môn Patuxay
Patuxay nằm cuối đại lộ Lan Xang (Lạng Xạn) hay đại lộ Thanon Luang về phía
Đơng Bắc, Khải hồn mơn là là cơng trình kiến trúc - nghệ thuật - điêu khắc nổi tiếng
tại thủ đô Viêng Chăn (Lào).

2



Hình 2. Khải Hồn Mơn Patuxay
Khải Hồn Mơn được xây dựng vào năm 1957 và hoàn thành vào năm 1968 để
tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân xâm
lược Pháp tại Lào. Vì vậy, nó cịn có tên là Đài Chiến sĩ vơ danh (Anou Savary).
Patuxay có những chi tiết khá giống với Khải Hồn Mơn ở Pari - kinh đơ ánh
sáng của thế giới. Tuy vậy, nó vẫn tiềm ẩn trong mình nét bản sắc của dân tộc Lào.
Được biểu hiện ở những hình tượng trang trí Kinari - nửa người phụ nữ và nửa chim, ở
những bức phù điêu mô tả trường ca Rama và các toà tháp thấm nhuần hơi thở, phong
cách của người dân Lào.
Người dân Lào cho rằng cơng trình đồ sộ này khơng được tiếp tục hồn thiện vì
nó biểu lộ một phần lịch sử nghèo khó, vất vả của đất nước. Do vậy, cơng trình kiến
trúc dang dở này chính là lời nhắn nhủ trực tiếp và hùng hồn nhất đến các bậc hậu bối
sau này đừng quên những hồi ức về quá khứ khó khăn, gian khổ, để từ đó biết phấn
đấu mà dựng xây đất nước ngày càng phồn thịnh trong tương lai.
b. Wat SiMuong (Chùa Mẹ SiMuong)
Chùa Mẹ Si Mương là một ngơi chùa Đạo phật nằm ngay phía Nam giao lộ của
hai đường Sakarin và Rue Samsenthai, được xây dựng vào năm 1563 tại thủ đơ Viêng
Chăn, Lào trên tàn tích của một ngôi đền thờ Hindu thời Đế quốc Khmer. Đây là ngôi
chùa linh thiêng nhất tại thủ đô Viêng Chăn, là linh hồn của thành phố, nơi người dân
Lào thường đến để cầu an, cầu phúc, cầu bình yên.

3


Hình 3. Cổng và khn viên chùa Mẹ Simuong
Truyền thuyết địa phương kể rằng, khi xây dựng Vientiane (Viêng Chăn), Đức
Vua đã lựa chọn địa điểm tại huyện Sỉ Xắc Ta Nạt để cắm cột trụ thiêng khẳng định
chủ quyền của đất nước. Đức Vua đã cho truyền lời kêu gọi thần dân tình nguyện hiến
dâng sinh thể của mình làm " cột mốc" thiêng cho Tổ quốc. Vào một buổi sáng ngày
lành tháng tốt, sau khi lập đàn cúng bái trời đất, khi người ta đào hố để chôn cột trụ thì

trúng mạch nước ngầm, nước phun lên khơng dứt. Và Nàng Sỉ, một phụ nữ trẻ đang
mang thai đã tình nguyện hiến sinh, nhảy xuống để lấp cột nước. Phải 100 ngày sau,
hố sâu tự liền lại và nhô lên một cột trụ thiêng. Người ta lấy gạch (xỉ) bao xung quanh
thành một ngọn đồi nhỏ (ước chừng cao 5m, dài 15m và rộng 11m) và từ đó gọi tên là
Chau Me Sỉ Mương (Chau: làm chủ; Mương: tên huyện; Me: mẹ; Sỉ: tên riêng; Chau
Me Sỉ Mương: Mẹ Sỉ làm chủ huyện, làm chủ đất nước). Cũng từ đó, Nàng Sỉ được
coi như vị thần bảo vệ thành phố.
Chùa Sỉ Mng có diện tích khoảng hơn 2 ha. Cấu trúc của chùa gồm một nhà
chính thờ Phật và khu vực thờ Mẹ Sỉ Muông. Khuôn viên chùa có đặt nhiều tượng
Phật, đáng chú ý nhất là bức tượng phật Thích Ca được đặt dưới tán cây bồ đề. Bên
cạnh đó, cịn có 6 bức tượng đứng và một bức tương nằm tượng trưng cho sự bao bọc
thiêng liêng của Thánh Mẹ.

Hình 4. Các Phật tử đến lễ chùa để cầu
may mắn

4


Người dân nơi đây tin rằng nếu du khách đến thăm Chùa Mẹ Si Mương và cầu
xin điều gì đó, ước muốn điều gì đó, một lời hứa sẽ được tạo ra, rằng nếu ước muốn
được thực hiện, du khách sẽ trở lại và hồn thành lời hứa của mình. Thơng thường, lời
hứa có thể là dâng cúng như dừa, nến hoặc tiền bạc, do đó du khách sẽ thường thấy
nhiều món ăn được phục vụ tại quầy hàng chính.
c. Wat Sainyaphum

Hình 5. Cổng chùa Wat Sainyaphum
Nằm hiên ngang ở thành phố Savannakhet, ngôi chùa cổ nguy nga Wat
Sainyaphum thu hút hàng triệu du khách tới tham quan và viếng chùa hàng năm.


Hình 6-7 . Cảnh quan tại Chùa Wat Sainyaphum
Được hình thành từ năm 1542, tại chùa có một đoàn tăng hơn 200 vị tu luyện và
học tập ở chùa. Đặc biệt, ngôi chùa này được biết đến là trường Phật học Phạn ngữ đào
tạo tăng sĩ đệ nhị cấp.
d. Chùa Phu lam Đensavẳn

5


Hình 8. Bức tượng Đức Phật khổng lồ tại chùa Phu lam Đensavẳn
Du khách sau khi xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, đặt chân vào đất bạn
Lào, chỉ vài cây số thôi, ngay từ chợ Ka rôn đã có thể chiêm ngưỡng tượng Đức Phật
Tổ Như Lai uy nghi, đường bệ tỏa một màu vàng sáng lấp lánh trên nền xanh thẫm núi
rừng thâm u, huyền sử vùng biên.
Đây có thể là tượng Đức Phật lớn nhất vùng Nam Lào. Dưới đài sen nơi Đức
Phật tĩnh tại là ngôi chùa được kết cấu theo lối truyền thống của Lào, màu vàng thắm
quyện với những họa tiết hoa văn tinh xảo. Những bậc tam cấp dẫn lối lên chùa là cặp
lan can hình con rắn 7 đầu, một biểu tượng đầy ý nghĩa cầu mong mang lại sự bình an
cho cuộc sống con người.
e. Wat Phabat Phonsan (Chùa “Dấu chân Phật”)

Hình 9. Chùa Wat Phabat Phonsan
Cách thủ đơ Viêng Chăn 80 km về phía Đơng, Wat Phabat Phonsan nổi tiếng với
“dấu chân của Đức Phật” được mạ vàng. Vào thời cổ đại, một dịng sơng lớn đã nhấn
chìm tảng đá sa thạch nơi mà ngôi chùa được xây dựng lên, theo thời gian dịng nước
đã xốy sâu tạo nên những vết lõm lớn lên bề mặt của tảng đá đó. Khi nước rút, một
chính là dấu vết của Đức Phật khi Người đang lang thang qua mảnh đất Lào. Tuy chưa
tìm ra được bất kì sử sách nào ghi chép lại rằng Đức Phật Guatama (Phật Thích Ca
6



Mâu Ni) thực hiện hành trình bao xa tới phía Đơng Lào, nhưng dấu chân của Người
được tìm thấy trên khắp đất Lào ở bất cứ nơi nào tập trung đơng các Phật tử.

Hình 10-11. Nơi lưu giữ “dấu chân” của Đức Phật
Dấu chân của Đức Phật trước kia được các Phật tử sơn sửa đơn sơ bằng vữa, sau
đó là bê tơng. Qua q trình tơn tạo 108 dấu hiệu tốt lành được cho là tìm thấy trên dấu
chân của Người nên các Phật tử đã tô điểm dấu chân của Đức Phật bằng sơn đỏ và
những miếng vàng. Ngày nay, hầu hết những người hành hương ném tiền giấy vào dấu
chân của Đức Phật để cầu mong sự may mắn và một chiếc lồng lưới thép đã được xây
dựng lên để bảo vệ dấu tích linh thiêng của Đức Phật và ngăn khơng cho những kẻ
gian có ý đồ xấu.
f. That Luong

Hình 12-13. Cảnh quan That Luong
Chùa Thạt Luổng theo tiếng thổ ngữ có nghĩa là Tháp vĩ đại hay Tháp xá lợi linh
thiêng. Đây là một trong những khu di tích quan trọng nhất tại Viêng Chăn (Lào). Ngôi
chùa Phật giáo này được xây dựng năm 1566 dưới triều đại vua Xệt-thả-thi-lạt (1534 –
1572) theo hình một nậm rượu dát vàng.
Đến thăm chùa Thạt Luổng du khách sẽ không khỏi trầm trồ ngạc nhiên. Ngôi
chùa là một khối tháp uy nghi, khổng lồ đại diện cho sự giác ngộ Phật giáo, trong đó
nơi cao nhất đại diện cho thế giới hư vô, nơi thấp nhất đại diện cho thế giới vật chất.
Tọa trên khu đất cao, rộng và bằng phẳng ở phía Đơng Viêng Chăn, Thạt Luổng có lối
kiến trúc độc đáo với tháp lớn và đẹp nhất tại Lào. Chùa là biểu tượng văn hóa tiêu
7


biểu cho óc sáng tạo phong phú của người Lào được xây dựng vào thế kỷ XVI, khi
Vương quốc Lạn Xạng (Triệu Voi) dời đô từ Luông Pha Bang về Viêng Chăn.
Theo truyền thuyết, trong tháp có lưu giữ xá lợi của Đức Phật là một sợi tóc và

rất nhiều châu báu. Thạt Lng gồm tháp chính cao 45 thước, bao quanh là các tháp
phụ, sơn thếp vàng.
g. Chùa Phật Tích Viêng Chăn

Hình 14. Chùa Phật Tích
Chùa Phật Tích tọa lạc trên mảnh đất rộng 2500 m2, từ thời Pháp thuộc – nơi đây
là nghĩa trang, một số người dân Lào và kiều bào đã lập một cái Am để thờ các vong
linh, sau đó trong q trình người Pháp xây dựng và quy hoạch thủ đô Viêng Chăn,
nghĩa trang cũ đã được di dời. Năm 1957, sư Diệu Thiện từ Việt Nam sang và cụ đã
tôn tạo cái Am thành nơi thờ Phật và đặt tên là “Phật Tích linh ứng tự” cũng là để vừa
có nơi tu hành, vừa phục vụ tín ngưỡng cho bà con kiều bào sống ở các khu vực lân
cận.
Trước cổng chùa là cây Bồ Đề, Đại đức Thích Minh Quang kể rằng, theo lời sư
bà trước khi mất kể lại, cây Bồ Đề này là do một nhà sư Thái Lan có hạnh nguyện
mang giống cây thiêng ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ về trồng ở các ngôi chùa linh
thiêng trên đất Viêng Chăn. Thời đó, tuy chưa phải là ngơi chùa, nhưng khi đi qua
mảnh đất này, nhà sư Thái Lan đã dừng chân và quyết định trồng tại nơi này một cây
Bồ Đề để “gieo duyên”. Sau này, như một lẽ tự nhiên mầu nhiệm, cây Bồ Đề án ngự
trước cổng chùa, che bóng mát cho cả ngơi chùa vào buổi chiều từ hướng Tây.
Phía sau cây Bồ Đề là lối vào, điểm nhấn của ngơi chùa là tịa tháp cao 7 tầng uy
nghi, tồn bộ tơn tượng, hồnh phi, câu đối và bài trí các ban thờ đều do các thợ từ
Việt Nam sang thực hiện nên ngôi chùa có nét thân quen và đặc trưng như các ngơi
chùa ở miền Bắc - Việt Nam.
h. Casino Savan Vegas
8


Hình 15-16. Cảnh quan Casino Savan Vegas
Cho dù bạn là khách du lịch hay đi công tác, Savan Vegas Hotel & Casino là sự
lựa chọn tuyệt vời để nghỉ lại khi đến thành phố Savannakhet. Cách sự nhộn nhịp của

thành phố 7.0 Km, khách sạn 5 sao này có vị trí vơ cùng thuận lợi và dễ tiếp cận các
địa điểm lớn của thành phố này. Với vị trí thuận lợi, khách sạn dễ dàng tiếp cận những
điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thành phố.
Được mệnh danh là Casino lớn nhất trên hành lang kinh tế Đông – Tây, Casino
Savan Vegas mang lại những dịch vụ cao cấp, cùng an ninh nghiêm ngặt và đội ngũ
nhân viên chuyên nghiệp.
1.1.3. Giới thiệu chung về đất nước Thái Lan
• Diện tích: 513.120 km² (hạng 51)
• Dân số: 69,17 triệu người (ước tính 2018)
• Thủ đơ: Bangkok
• Ngơn ngữ: Tiếng Thái (chính thức)
• Tiền tệ: Bath

Hình 17. Quốc kì Thái Lan
Thái Lan (tiếng Thái: ปปปปปปปปป, chuyển tự Prathet Thai), tên chính thức:
Vương quốc Thái Lan (tiếng Thái: ปปปปปปปปป
ปปปปป, chuyển tự Racha-anachak
Thai), là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanmar, phía
đơng giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp
Myanmar và biển Andaman.

9


Đất nước Thái Lan được mệnh danh là “xứ sở chùa vàng”, một trong những
vương quốc ít ỏi trên thế giới. Thái Lan cịn được bình chọn là “Thiên đường du lịch
của Châu Á”, nơi đây có lịch sử phát triển lâu đời với lịch sử văn hố vơ cùng đặc sắc.
1.1.4. Giới thiệu các địa điểm tham quan tại Thái Lan
a. Sala Kaew Ku


Hình 18-19-20-21 . Cảnh quan tại Sala Kaew Ku

Sala Kaew Ku là một công viên nổi tiếng với những bức tượng khổng lồ đậm
chất Phật giáo và Hindu giáo, thuộc tỉnh Nong Khai, gần biên giới Thái – Lào.
Công viên do Luang Pu Bunleua Sulilat và các mơn đồ xây dựng vào năm 1978.
Những cơng trình điêu khắc ở đây hầu hết là sáng tạo của Sulilat, nổi bật với bề ngồi
lạ mắt và kích cỡ khổng lồ.
b. Wat Phra Phanom

Hình 22-23. Wat Phra Phanom
10


Wat Phra That Phanom là một ngôi chùa ở quận That Phanom ở phía nam của
tỉnh Nakhon Phanom , đơng bắc Thái Lan. Theo truyền thuyết, ngôi đền chứa xương
ức của Đức Phật và như vậy, đây là một trong những cấu trúc Phật giáo Nguyên thủy
quan trọng nhất trong khu vực.

Hình 24-25-26. Cảnh quan và lối kiến trúc của Wat Phra Phanom
Ngôi chùa ban đầu được xây dựng vào thế kỷ 16 bởi vua Lào Setthathirath của
Lan Xang . Mỗi năm, một lễ hội được tổ chức tại That Phanom để tôn vinh ngôi đền.
Lễ hội kéo dài một tuần thu hút hàng ngàn người hành hương để tôn vinh ngơi đền.
Tháp cao 53 mét, đỉnh tháp có khối vàng trang trí nặng 110kg và được xây dựng
theo kiến trúc Khmer. Tháp hình quả bầu, tượng trưng cho truyền thuyết sinh ra từ quả
bầu của các tộc người cổ, cũng là tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, sự đồn kết.
Ngồi tháp chính, quần thể Phra That Phanom cịn nhiều cơng trình kiến trúc
khác mang nét đặc trưng riêng của đất nước Thái Lan, rất nhiều tượng Phật lớn nhỏ
được tơn trí trang nghiêm khắp các lối đi, những hoa văn tinh xảo được chạm trổ công
phu, bắt mắt. Khơng gian tồn bộ ngơi chùa tạo nên cho du khách một khơng khí linh
thiêng, cảm giác như trở về với đất Phật.

c. Khu tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh và Di tích của người tại bản
Nachok

Hình 27-28. Khu tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nachok
11


Nakhon Phanom nằm cách thủ đô Bangkok của Thái Lan gần 800km về phía
Đơng Bắc. Đây là tỉnh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thời gian sống và hoạt động
những năm 1928-1930. Tháng 7/1928, với hộ chiếu mang tên một Hoa kiều là Nguyễn
Lai, Người đặt chân lên bến cảng tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Khoảng đầu năm
1929, từ Udon, Nguyễn Ái Quốc đến Sakon Nakhon, từ cuối tháng 7 đến cuối tháng
10, Người rời tỉnh Sakon Nakhon đến tỉnh Nakhon Phanom. Làng Bản Mạy, cịn có
tên gọi là Nà Thoọc (Nachok) là nơi hoạt động lâu nhất trong thời gian Người ở
Nakhon Phanom, tại đây Người đã xây dựng phong trào Việt kiều trở thành một trong
những địa điểm quan trọng của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Làng Nachok (Bản Mạy), tỉnh Nakhon Phanom cịn lưu giữ những hiện vật, dấu
tích của Người, những gốc cây do chính tay Người trồng cũng như những ký ức, hình
ảnh đẹp về Người với cuộc sống thanh cao và bình dị.
Người dân địa phương từ lâu đã coi làng Nachok (Bản Mạy) là một địa danh lịch
sử trong quan hệ hữu nghị đoàn kết giữa Thái Lan và Việt Nam.

1.2

Hình 29-30-31. Di tích Bác Hồ tại bản Nachok
Giới thiệu về hướng dẫn viên
Họ và tên: Trần Văn Nhất

Hình 32. Hướng dẫn viên trong chương trình
Chun mơn – nghiệp vụ:

- Thành thạo các quy định, thủ tục xuất nhập cảnh, các thông lệ quốc tế.
12


- Nắm rõ và thông báo đầy đủ cho du khách về lịch trình từ lúc bắt đầu đến khi

kết thúc hành trình.
- Có khả năng giao tiếp tốt, nắm rõ và diễn đạt tốt về thông tin điểm đến. Nội
dung thuyết trình hấp dẫn, đầy đủ, thu hút, kèm theo nhiều câu chuyện pha trò,
thú vị giúp du khách không cảm thấy nhàm chán, tạo thiện cảm đối với khách,
giúp du khách tiếp nhận những thông tin một cách dễ dàng và bao quát.
- Nắm bắt được tâm lí và thị hiếu của khách từ đó HDV đã có sự quan tâm đến
-

khách khá tốt.
Có kiến thức ngoại ngữ tốt về hai nước Lào-Thái, giúp đỡ kịp thời du khách khi
giao tiếp với người dân địa phương và giải thích những thắc mắc về điểm đến.
Tác phong:

-

Chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, ứng xử - giao tiếp thân thiện, văn minh, lịch sự và

-

tơn trọng khách hàng.
Có thái độ coi trọng thời gian, lịch trình, làm việc theo kế hoạch, đảm bảo lịch

-


trình được thực hiện đúng giờ.
Chủ động , linh hoạt đảm bảo sự an toàn và quyền lợi của khách hàng.
Cách xử lí các tình huống phát sinh trong quá trình đi tour: Khá tốt và linh hoạt

khi du khách tham quan điểm đến giúp du khách hạn chế tình trạng bị “chặt chém”
oan, chủ động thương lượng để khách có được mức giá sử dụng dịch vụ một cách hợp
lí nhất (vé tuk tuk, giá thuê trang phục vào chùa,…)…
1.3 Giới thiệu lịch trình hoạt động từng ngày
• Ngày 1 (4/8/2019):

7:00 Xuất phát
12:15 Ăn cơm tại lao bảo nhà hàng bảo cường 1
13:00 Xuất phát từ nhà hàng qua cửa khẩu
13h30 Làm thủ tục nhập cảnh hộ chiếu và giấy thông hành (đánh dấu passport) tại
cửa khẩu quốc tế lao bảo
14h05 Tham quan chùa Phu lam Đensavẳn -làm lễ đeo vòng tay may mắn
14h30 Rời điểm
18h00 Ăn tối tại nhà hàng địa phương
18h30 Đi tới trung tâm TP. Kaishonephomvihan
19:00 Tham quan Casino Savan Vegas (Casino lớn nhất hành lang kinh tế ĐôngTây) đến 19:45 rời điểm
20:10 Đến khách sạn Hongthip (Savannakhet) nhận phịng và nghỉ ngơi
• Ngày 2 (5/8/2019):
6:30 Ăn sáng tại khách sạn Hongthip đến 7:00
7:00 Tham quan chùa Wat Sainyaphum
13


8h Tiếp tục cuộc hành trình đến Viêng Chăn
13h10 Ăn cơm tại nhà hàng Vansana
16h30 Tham quan chùa “Dấu chân Phật” đến 17h10 rời điểm

18h45 Ăn tại 3 house restaurant, Viêng Chăn
20:07 Làm thủ tục nhận phòng tại khách sạn Chaleunxay (Viêng Chăn, Lào)
21h Thăm chợ đêm Viêng Chăn
22h30 Về khách sạn nghỉ ngơi
• Ngày 3 (6/8/2019):
6h45 Ăn sáng tại khách sạn Chaleunxay
7h30 Tham quan Khải Hồn Mơn Patuxay đến 7h45 rời điểm
7h55 Tham quan Thap Luong đến 8h45 rời điểm
8h50 Tham quan siêu thị đồ lưu niệm đến 9h10 rời điểm
9h20 Tham quan chùa Phật Tích đến 9h40 rời điểm
9h50 Tham quan chùa Mẹ SiMuong đến 10h15 rời điểm
10h46 Về Khách sạn Chaleunxay nghỉ ngơi
11h15 Ăn trưa tại khách sạn
11h50 Tiếp tục hành trình
12h30 Làm thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Hữu Nghị 1 để sang thái lan
13h10 tiếp tục hành trình
13h30 Tham quan Sala Kaew Ku đến 14h10 rời điểm
15h40 Tham quan MAHAVITHAYALAYRACHAPAT UDON THA NI
16h00 Mua sắm tại Big C và tự túc ăn tối đến 18h00 rời điểm
18h15 Làm thủ tục nhận phòng tại khách sạn Udon
20h Tham quan chợ đêm
22h Về khách sạn nghỉ ngơi
• Ngày 4 (7-8-2019) :
6h30 Ăn sáng tại khách sạn
7h05 Tiếp tục cuộc hành trình đến Nakhon Phanom
11h00 Tham quan khu tưởng niệm và di tích Bác Hồ tại bản Nachoek đến 12h10
rời điểm
12h30 Ăn trưa tại nhà hàng địa phương
13h15 Tiếp tục hành trình
14h15 Tham quan Phra That Phanom đến 14h45 rời điểm

15h30 Mua sắm tại siêu thị Lotus đến 17h00 rời điểm
17h30 Làm thủ tục và nhận phòng tại khách sạn River City
18h30 Ăn tối tại nhà hàng địa phương
• Ngày 5 (8-8-2019):
6h30 Ăn sáng tại khách sạn
7h30 Di chuyển về cửa khẩu Hữu Nghị II
7h40 Làm thủ tục tại cửu khẩu
8h30 Tiếp tục hành trình
12h00 Đến cửa khẩu Lao Bảo làm thủ tục
12h45 Ăn trưa tại Sepon restaurant
13h30 Tiếp tục hành trình
19h00 Đến Đà Nẵng, tạm biệt đoàn

PHẦN 2: DỊCH VỤ TRONG TOUR KIẾN TẬP
2.1 Cảm nhận chung về nét đặc trưng văn hóa các địa phương:
14


• Lào:
- Văn hóa kiến trúc nhà ở: thấp, lùn, nhỏ, nhà sàn được ưa chuộng tại hầu hết

các khu dân cư điều này được Hướng dẫn viên giải thích rằng đặc trưng nhà ở
tại Lào nhằm tránh rắn, rết và động vật hoang dã, bên cạnh đó những ngơi nhà
tại Lào thấp, lùn vì chiều cao trung bình của người Lào là không cao nên họ
cũng không quá quan trọng về chiều cao của ngơi nhà.
- Văn hóa an táng: không thờ cúng ông bà tổ tiên, theo quan sát thì người Lào
khơng có nghĩa trang vì họ có phong tục chôn trong rừng hoặc hỏa táng.
- Ẩm thực: Chua-Cay-Ngọt, chủ yếu là ăn bốc, xơi là món ăn đặc trưng và quen
thuộc của người Lào, xơi có mặt hầu hết trong các bữa ăn, đặc biệt các món ăn
của Lào hầu như là đồ nướng: gà nướng, cá nướng, rau củ nướng, …họ xem

trọng sự đậm đà và các nguyên liệu dùng trong các món ăn, họ có văn hóa ăn
ớt theo số tuổi.
- Phong cách sống: “muốn nhanh là phải từ từ”, chậm mà chắc. Họ ngủ khá sớm

và nhiều từ 7-8 tối đến 8 sáng hôm sau (giờ hành chính Lào 9h-16h)
- Văn hóa ứng xử: hiền lành, từ tốn, tôn trọng, lịch sự, tế nhị. Rất dễ cảm nhận
được văn hóa này trong các nhà hàng, quán ăn hay nơi công cộng họ rất coi
trọng sự im lặng, họ trao đổi từ tốn, không lớn tiếng tơn trọng mọi người xung
quanh.
- Văn hóa giao thơng: văn minh và ý thức, rất hiếm nghe thấy tiếng còi xe, theo
người Lào còi xe chỉ dùng vào những trường hợp khẩn cấp, tiếng còi được
xem như là 1 tiếng chửi và bất lịch sự. Họ cũng không chửi mắng hay lạng
lách khi tham gia giao thông, đợi người khác nhường đường thì họ mới đi. Sau
giờ hành chính (9h-16h) họ khơng đội mũ bảo hiểm.
- Lào khơng có taxi chủ yếu là xe tuk tuk hoặc xe máy.
• Thái:
- Người Thái Lan có quan niệm, đầu là nơi liêng thiêng nên khi chào nhau họ sẽ

tránh va chạm đầu. Họ có văn hóa chào hỏi chắp tay cao đến cổ, mặt hoặc
trán, điều này thể hiện sự tôn trọng.
- Chùa của người Thái sơn màu vàng nhũ rất đẹp, bên trong đều được trang trí
bởi các pho tượng Phật bằng vàng đúc hoặc bằng nhũ đá xanh, được đúc kết
và tạo khối chắc chắn, đẹp mắt. Ngoài ra, chùa ở đây cịn có nét đặc trưng là
phần mái chùa luôn xây nhọn, thẳng đứng ở phần đỉnh mái, tạo ra một cảnh
tượng tuyệt đẹp.

15


- Người Thái có tính kiềm chế trong tiếp xúc rất tốt và họ rất coi trọng điều này,


vì vậy khi nói chuyện với người Thái rất hiếm thấy họ có hành động tức giận
hay bức xúc.
- Ẩm thực Thái: Món ăn của Thái là sự pha trộn của 5 gia vị cơ bản: ngọt, cay,
chua, đắng và mặn, sử dụng những thảo dược có lợi cho sức khỏe, các gia vị
có thành phần từ thiên nhiên. Người Thái dùng thường dùng thìa và dĩa khi ăn,
họ cầm thìa tay phải và dĩa tay trái rồi dùng dĩa đẩy đồ ăn vào thìa.
- Văn hóa giao thơng của người Thái cũng như người Lào trên đường khơng hề
có tiếng cịi xe, người dân rất ý thức và tôn trọng luật giao thông.
- Được mệnh danh là “xứ sở của những nụ cười” người Thái rất xem trọng nụ
cười trong giao tiếp, một nụ cười hiền dịu, chân thành thể hiện sự khiêm
nhường, thân thiện, lịch sự và tôn trọng người đối diện, đem lại cảm giác thoải
mái, hiệu quả trong giao tiếp.
2.2 Mô tả từng đặc điểm tham quan trong chương trình:
Đặc điểm các điểm đến:
- Phương tiện sử dụng: Xe đường dài chất lượng cao 46 chỗ, xe tuk tuk.
- Giá vé:
 Khải Hồn Mơn Patuxay: miễn phí
 Chùa Mẹ SiMuong: miễn phí
 Chùa Saiyaphum: 15.000 vnđ/1 vé
 Phulam Đensavan: miễn phí
 Wat Phabat Phonsan: miễn phí
 That Luong: 30.000 vnđ/1 vé
 Chùa Phật Tích: miễn phí
 Casino Savan Vegas: 110.000vnđ/1 vé
 Sala Kaew Ku: 50.000vnđ/1 vé
 Wat Phra That Phanom: 15.000vnđ/1 vé
 Di tích Bác Hồ tại bản Nachok: 50.000vnđ/1 vé
 Xe tuk tuk: 20 bath (khoảng 15.000vnđ)/1 người/lượt
- Cơ sở lưu trú:

1. Khách sạn Hongthip (3 sao):

Hình 33-34. Khách sạn Hongthip
 Giá phòng: 350.000vnđ/1 người/1 đêm
16


 Cơ sở vật chât: Twin, 2 giường đơn, 1 phịng tắm, 1 vịi tắm nóng lạnh, điều

hịa, tivi, tủ quần áo, bàn trang điểm.

Hình 35-36. Buffet sáng và phịng Twin tại khách sạn Hongthip
 Dịch vụ kèm theo: Buffet Sáng, giặt ủi, xe tuk tuk.
2. Khách sạn ChaleunXay (3 sao):

Hình 37-38. Khách sạn Chaleunxay
 Giá phịng: 350.000 vnđ/1 người/1 đêm
 Cơ sở vật chất: phòng Twin, 2 giường đơn, 1 tủ quần áo, tivi, điều hòa, quạt
trần, 1 phòng tắm, bồn tắm nóng lạnh và vịi hoa sen, các vật dụng kèm theo
(kem và bàn chải đánh răng, sữa tắm, dầu gội, lược chuyên dụng,…), bộ bàn
ghế trang điểm.

Hình 39. Các vật dụng cá nhân kèm theo của khách sạn Chaleunxay
 Dịch vụ kèm theo: Buffet sáng, giặt ủi, wifi.
17


3. Khách sạn Udon (3 sao):

Hình 40-41. Phịng và buffet sáng tại khách sạn Udon

 Giá phòng: 350.000vnđ/1 người/1 đêm
 Cơ sở vật chât: Twin, 2 giường đơn, 1 bộ bàn ghế, tivi, điều hòa, 1 bộ bàn ghế
trang điểm, 1 phịng tắm, bồn tắm và vịi hoa sen nóng lạnh, tủ quần áo.

Hình 42-43. Cơ sở vật chất tại khách sạn Udon
 Dịch vụ kèm theo: Buffet sáng, giặt ủi, wifi.
4. Khách sạn River City (3 sao):

Hình 44. Khách sạn River City
 Giá phòng: 350.000vnđ/1 người/1 đêm
 Cơ sở vật chất: Twin, 2 giường đơn, 1 bộ bàn ghế trang điểm, 1 phòng tắm
gồm bồn tắm và vòi sen nóng lạnh, điều hịa, tivi, tủ quần áo.
Hình 45-46. Phịng và cơ sở vật chất của khách sạn River City

18


Hình 47-48. Lễ tân và buffet sáng tại khách sạn River City
 Dịch vụ kèm theo: Buffet sáng, giặt ủi, wifi.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:
1. Nhà hàng Bảo Cường 1

Hình 49-50. Nhà hàng Bảo Cường
• Giá cả: 100.000vnđ/người/bữa (theo tour)
• Dịch vụ: ăn uống, phục vụ các món ăn quen thuộc mang phong cách ẩm thực
Việt Nam – Lào (vì giáp ranh cửa khẩu Lao Bảo) như sườn kho tôm, gà xào
sốt chua ngọt, cơm trộn nếp, cá kho rau cải chua,…
2. Nhà hàng địa phương tại tỉnh Savannakhet

19



Hình 51-52. Các món ăn tại nhà hàng địa phương tỉnh Savannakhet
• Giá cả: 100.000vnđ/người/bữa (theo tour)
• Dịch vụ: phục vụ các món ăn đặc sản Lào như gà nướng, xôi nếp, xụm Lào,…
nhà hàng theo phong cách ẩm thực Lào như
ăn bốc, xôi được đặt trong giỏ đan bằng tre,
nước chấm cay pha trộn nhiều hương vị đặc
trưng Lào,…
Tại đây, người ta không phục vụ đũa
mà thực khách sẽ được cung cấp đĩa,
muỗng, dĩa để lấy thức ăn và khi
thưởng thức thì dùng hồn tồn bằng
tay như văn hóa Lào.
3. Nhà hàng địa phương tại tỉnh
Pakading

Hình 54-55. Các món ăn mang đậm phong cách ẩm thực Lào
• Giá cả: 100.000vnđ/người/bữa (theo tour)
• Dịch vụ: ăn uống, phục vụ các món ăn đặc sắc của Lào: cá nướng muối ớt, xơi

Lào, thịt gà luộc cùng chambong, đặc biệt món canh chua Lào được nấu bằng
cá tươi, ớt nguyên trái và các thảo mộc như xả, lá chanh,…ngồi ra cịn phục
vụ các đồ uống giải khát như bia Lào, nước giải khát,…
4. Nhà hàng lẩu nướng 3 hour –Viêng Chăn
20


Hình 56-57. Nhà
hàng 3 house với

món Lẩu nướng
nổi tiếng

• Giá cả: 100.000vnđ/người/bữa (theo tour)
• Dịch vụ: phục vụ món lẩu nướng (“nướng trên lẩu dưới”), theo phong cách

buffet, thực khách có thể tùy ý lựa chọn đồ nướng và các ngun liệu đi kèm
cho nước lẩu, ngồi ra cịn phục vụ bia Lào và các đồ uống giải khát.
5. Nhà hàng địa phương tại tỉnh Nakhon Phanom
• Giá cả: 100.000vnđ/người/bữa(theo tour)
• Dịch vụ: ăn uống, nhà hàng ẩm thực Thái Lan, chuyên món gà nướng, cá
nướng, gỏi đu đủ thái, xơi nếp,…

Hình 58-59. Các món ăn được tẩm ướt và chế biến theo phong cách Thái Lan
6. Nhà hàng địa phương tại tỉnh Mukdahan

Hình 60-61-62. Nhà hàng địa phương tại Mukdahan
• Giá cả: 100.000 vnđ/người/bữa (theo tour)

Dịch vụ: ăn uống, các món ăn Thái Lan
như: mienglucxinpa (chả cá cuốn rau
sống), salad thái, mắm nêm kiểu thái,…,
21


và các món ăn Việt Nam như chả giị, bánh cuốn, miến, bánh xèo,…phong cách
ăn theo kiểu Thái (đĩa,muỗng,dĩa), chỉ dùng đũa khi ăn các món Việt Nam.
7. Nhà hàng Sepon (gần cửa khẩu Lao Bảo)
• Giá:


100.000vnđ/người/bữa(theo

tour)
Dịch vụ: phục vụ đa dạng các món ăn, thức



uống Việt Nam: gà kho, măng xào, cá kho
sốt chua ngọt, sườn sốt chua ngọt,..các loại
nước giải khát, cung cấp thông tin đầy đủ,
wifi, mạng di động miễn phí.
2.3 Đánh giá về các cơ sở kỹ thuật,
dịch vụ phục vụ du lịch của từng địa
phương mà đồn đi qua:
Hệ thống giao thơng: Hệ thống giao thơng được đồng bộ và hồn thiện, các con
đường được xây mới, thuận tiện cho việc di chuyển, ý thức người tham gia giao thông
cao và tôn trọng luật giao thơng.

Hình 64-65-66. Hệ thống giao thơng hồn thiện và đồng bộ
Phương tiện vận chuyển: xe khách thoải mái, thoáng mát, chất lượng tốt, khơng
có trường hợp đánh võng, q tốc độ, di chuyển an tồn và đúng theo hành trình. Xe
tuk tuk có giá cả phải chăng, phong cách di chuyển đặc trưng.

22


Hình 67-68. Xe tuk tuk và xe khách 46 chỗ
 Khách sạn:
1. Khách sạn Hongthip:
-


Cơ sở vật chất: phịng có các vật dụng cơ bản , tuy nhiên chất lượng khơng tốt, điều
hịa, ti vi khơng có remote nên khơng thể sử dụng và điều chỉnh, tủ quần áo có mùi ẩm
mốc và phịng có gián, khơng có các vật dụng kèm theo như bàn chải, kem đánh răng

-

dùng một lần, dầu gội, sữa tắm,…tín hiệu wifi trong phịng kém và hay bị rớt mạng.
Thái độ và phong cách phục vụ: nhân viên lễ tân thiếu chuyên nghiệp khi giải quyết
vấn đề của khách, hạn chế về ngôn ngữ (tiếng anh không trôi chảy) (thiếu phiếu buffet
sáng và xin được bổ sung nhưng nhân viên giải thích qua loa và thiếu sự quan tâm
dành cho khách).
Phong cách phục vụ chưa chuyên nghiệp, hầu hết nhân viên tại đây có hạn chế
rất lớn về ngoại ngữ từ đó mà chất lượng phục vụ cũng bị giảm phần nào (hỏi xin chai
tương ớt và nhân viên vì khơng hiểu nên khơng đáp ứng được yêu cầu của khách) bên
cạnh đó thiếu đi “nụ cười” một yếu tố quan trọng trong ngành dịch vụ khiến cho sự trải

-

nghiệm dịch vụ tại đây là kém, tâm lí khơng hài lịng và khơng muốn quay lại.
- Dịch vụ buffet sáng: đa dạng nhiều món ăn, thức uống.
2. Khách sạn Chaleunxay
Cơ sở vật chất: đầy đủ và chất lượng tốt hơn khách sạn Hongthip, phòng sạch sẽ và
thống đãng, điều hịa, tivi sử dụng tốt có remote thuận tiện điều khiển, đầy đủ
các vật dụng cá nhân dùng 1 lần kèm theo (bàn chải, kem đánh răng, sữa tắm,…), tín
hiệu mạng wifi khá tốt và nhanh chóng.

-

Thái độ nhân viên và phong cách phục vụ: tế nhị, nhẹ nhàng, đặc biệt là nụ cười thân

thiện và lịch sự, mọi nhân viên từ lễ tân, nhà hàng, housekeeper…đều rất tôn trọng và
niềm nở với khách, tuy hạn chế của họ vẫn là ngơn ngữ (ít dùng tiếng Anh) nhưng
nhân viên có thái độ cầu thị, sẵn sàng lắng nghe và mong muốn được phục vụ đúng
23


theo yêu cầu của khách. Điều này, tạo ấn tượng rất tốt đẹp đối với khách hàng, khiến

-

họ cảm thấy được chào đón và tơn trọng, trải nghiệm dịch vụ cũng vì thế mà tốt hơn.
- Dịch vụ buffet sáng: đa dạng nhiều món ăn, thức uống.
3. Khách sạn Udon:
Cơ sở vật chất: các trang thiết bị trong phòng đầy đủ và có chất lượng cao, kèm theo
các vật dụng cá nhân dùng 1 lần, phịng sạch sẽ, thống đãng, rộng rãi, tuy nhiên tín

-

hiệu wifi kém hay có trường hợp rớt mạng.
Dịch vụ buffet sáng: đa dạng nhiều món ăn, thức uống.
Thái độ và phong cách phục vụ: tùy nhân viên, vẫn cịn tình trạng thờ ơ với u cầu

-

của khách (rào cản ngôn ngữ), phong cách phục vụ nhanh chóng, nhiệt tình.
4. Khách sạn River City:
Cơ sở vật chất: đầy đủ, tốt, chất lượng, kèm theo các vật dụng cá nhân dùng một lần,
phịng thống đãng, sạch sẽ và rộng rãi, điểm trừ là tín hiệu wifi kém khi khách sử

-


dụng với số lượng nhiều (cần cải tiến về tín hiệu).
Thái độ và phong cách phục vụ: chuyên nghiệp nhất trong bốn khách sạn, nhân viên
lịch sự, tôn trọng và quan tâm khách hàng, thành thạo ngoại ngữ, phục vụ tốt theo yêu
cầu của khách, thái độ phục vụ nhiệt tình, hăng hái, phong cách nhanh chóng, cẩn
thận, tận tâm. Đem lại cho khách cảm giác hài lòng và được tôn trọng, mong muốn sử
dụng dịch vụ nhiều hơn.
- Dịch vụ buffet sáng: đa dạng nhiều món ăn, thức uống.
 Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:
Người Lào và Thái Lan có tính cách rất hiền hịa, từ tốn và lịch sự, điều này đã
tạo thiện cảm rất lớn đối với du khách khi sử dụng dịch vụ tại đây. Về các nhà hàng
Lào-Thái mà đoàn dừng chân khơng chỉ hài lịng về chất lượng các món ăn đặc trưng
mang văn hóa ẩm thực hai nước bạn mà cịn có ấn tượng rất tốt đẹp về nụ cười và
phong cách phục vụ thân thiện, nhẹ nhàng của họ. Điểm trừ của các nhà hàng này có lẽ
là rào cản ngơn ngữ khá lớn, du khách chỉ có thể u cầu bằng ngơn ngữ cơ thể hoặc
bằng hình ảnh vì đây là các nhà hàng địa phương, người dân ít trao đổi bằng tiếng Anh
hay ngơn ngữ khác.
Thêm nữa, cơ sở vật chất tại các nhà hàng là bình dân, chất lượng khơng q cao,
nhiều nhà hàng thiếu trang bị về thông tin (wifi, mạng di động), từ đó nhu cầu khách
hàng cũng chưa được đáp ứng một cách đầy đủ.

PHẦN 3: TỔNG KẾT
3.1

Đánh giá toàn bộ chuyến đi:
 Thành công:

24



-

Tạo điều kiện và cơ hội để sinh viên tìm hiểu và có những kiến thức mới lạ về văn hóa
– con người của hai quốc gia khác nhau, từ đó có cái nhìn bao qt, quốc tế hơn, đánh

-

giá và so sánh được sự phát triển, văn hóa,…của nước ta với quốc gia khác.
Tạo nên một chuyến hành trình ý nghĩa và bổ ích, một mơi trường để sinh viên cọ xát
thực tế với ngành học, giúp sinh viên có cơ hội quan sát và theo dõi các hoạt động của
một chuyến du lịch, tầm quan trọng của các yếu tố tác động đến chất lượng du lịch
(phương tiện, lưu trú, địa điểm, ăn uống,…) quyết định sự thành cơng của chuyến du

-

lịch đó.
Giúp sinh viên có sự trải nghiệm chân thực và sinh động nhất khi đặt chính mình vào
vị trí của khách hàng. Từ đó hiểu được những mong muốn, nhu cầu, tâm lí của một vị

-

khách trong suốt chuyến đi.
Sinh viên đánh giá và rút ra được những điểm khác biệt trong phong cách phục vụ của
các quốc gia khác nhau, ở những nền văn hóa khác nhau, đem lại suy nghĩ quốc tế, hội

-

nhập hơn trong học tập cũng như kĩ năng phục vụ khách hàng sau này.
Giúp sinh viên hiểu một cách sâu sắc về tầm quan trọng của kĩ năng, chuyên môn,
nghiệp vụ, thái độ,…khi phục vụ khách hàng trong tâm thế là người trực tiếp sử dụng

dịch vụ. Từ đó nhận ra bản thân có những điểm mạnh, điểm yếu gì và khắc phục, trang

-

bị những kiến thức, kĩ năng cần thiết.
Tạo niềm vui, hân hoan, nhiệt huyết, đam mê và tự tin với ngành học mà mình đã
chọn, giúp sinh viên có thời gian vừa học tập, quan sát, vừa thư giãn sau những giờ
học kiến thức trên giảng đường, khiến cho kiến thức được vận dụng và tái hiện thực tế
hơn.
 Thuận lợi:

-

Vì Đà Nẵng gần với cửa khẩu Lào-Thái, cùng với hệ thống giao thông tại Lào-Thái

-

khá đồng bộ và hồn chỉnh nên hành trình thuận lợi và dễ dàng hơn.
Các bạn sinh viên hăng hái, nhiệt tình, lịng ham mê học hỏi những điều mới, cùng với
sự giúp đỡ, theo sát của cô giáo và hướng dẫn viên nên hành trình tuy dài và di chuyển
nhiều nhưng mọi người không hề cảm thấy mệt mỏi và thay vào đó là cảm giác mới lạ,

-

mong trải nghiệm những điều mới.
Văn hóa – con người Lào-Thái có phần hơi giống Việt Nam nên sự tiếp nhận những
kiến thức, kĩ năng, cách thức sinh hoạt có phần dễ dàng hơn, sinh viên không quá bỡ
ngỡ về sự khác biệt giữa các quốc gia mà bên cạnh đó cịn cảm nhận được sự gần gũi,

-


thân thiện, mếm khách của người dân nước bạn Lào – Thái.
 Hạn chế:
Vì hạn chế về thời gian nên một số điểm tham quan bị bỏ qua và khơng thể ghé thăm.
Chưa có cơ hội hịa mình vào cuộc sống của người dân bản địa, để hiểu hơn về
25


×