Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA MỘT DOANH NGHIỆP KHÁCH SẠN VÀ VẬN DỤNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA MỘT KHÁCH SẠN 3 SAO TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 16 trang )

lOMoARcPSD|9881195

PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG KINH DOANH
KHÁCH SẠN
ĐỀ BÀI : ANH (CHỊ) HÃY PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA MỘT DOANH NGHIỆP
KHÁCH SẠN VÀ VẬN DỤNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG CỦA MỘT KHÁCH SẠN 3 SAO TẠI ĐỊA
PHƯƠNG NƠI CÁC ANH (CHỊ) ĐANG SINH SỐNG.
Tên sinh viên: Nguyễn Hương Giang
Mã sinh viên: 11191429
Lớp: POHE Quản trị khách sạn 61
Học phần: Nhập môn Quản trị khách sạn

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

Nội dung chính
I.
Lý thuyết về phát triển bền vững kinh doanh khách
sạn............................................................................3
1. Phát triển bền vững kinh doanh khách sạn...........3
1.1. Định nghĩa về phát triển bền vững kinh doanh
khách sạn..................................................................3
1.2. Các nguyên tắc cơ bản đảm bảo phát triển bền
vững kinh doanh khách sạn......................................3
2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững kinh
doanh khách sạn.......................................................4


2.1 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững về kinh
tế..............................................................................4
2.2 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững về môi
trường.......................................................................7
2.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững về xã
hội............................................................................9
II. Vận dụng để đánh giá mức độ phát triển bền vững
của khách sạn 3 sao tại địa phương........................10
1. Đánh giá về vị trí địa lý......................................11
2. Đánh giá về cơ sở vật chất kỹ thuật....................11
3. Đánh giá về khách du lịch và nguồn lao động làm
việc.........................................................................14
4. Đánh giá về quản trị mơi trường.........................14
5. Đánh giá về mức đóng góp của khách sạn tới địa
phương và xã hội....................................................16

2
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

I. LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
KINH DOANH KHÁCH SẠN
1. Phát triển bền vững kinh doanh khách sạn
1.1. Định nghĩa về phát triển bền vững kinh doanh khách sạn
Sự phát triển của hoạt động kinh doanh khách sạn luôn gắn liền với điều kiện môi trường tự
nhiên và xã hội của một điểm đến du lịch. Chính vì vậy, sự phát triển của hoạt động kinh doanh
khách sạn luôn đồi hỏi phải có sự phát triển một cách bền vững chung của toàn xã hội và ngược
lại. Vào năm 1992, tại Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc, Tổ chức Du

lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra khái niệm về phát triển du lịch bền vững: “ Phát triển du lịch
bền vững là phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của
khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các
nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai”.
Phát triển bền vững kinh doanh khách sạn là một phần quan trọng trong phát triển bền vững
du lịch của một điểm đến du lịch. Dựa trên khái niệm phát triển bền vững du lịch, phát triển bền
vững kinh doanh khách sạn có thể được định nghĩa như sau:
“Phát triển bền vững kinh doanh khách sạn là sự phát triển hoạt động kinh doanh của các cơ
sở lưu trú du lịch trên cơ sở khai thác và sử dụng các nguồn lực sẵn có một cách hợp lý để đạt
được đồng thời ba mục tiêu: phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên sao cho
việc quy hoạch, phát triển và quản lý kinh doanh lưu trú du lịch phải đảm bảo khai thác đi đôi
với bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân tạo, không vượt quá khả năng sức
chứa của điểm đến.”
Như vậy, khi muốn phát triển bền vững kinh doanh khách sạn ở tại một quốc gia, vùng lãnh
thổ hay bất kỳ một địa phương nào, ta cần đảm bảo đồng thời các ục tiêu về phát triển kinh tế,
bảo vệ môi trường và phát triển xã hội. Ba mục tiêu trên có quan hệ biện chứng, bổ sung cho
nhau và đều nhằm vào việc đảm bảo sự phát triển lâu dài, bền vững cho sự tồn tại và phát triển
không ngừng của nền kinh tế, của ngành du lịch và của đời sống xã hội ở nơi đó.

1.2. Các nguyên tắc cơ bản đảm bảo phát triển bền vững kinh doanh khách sạn

3
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

Theo nguyên tắc chung của phát triển bền vững du lịch, phát triển bền vững kinh doanh
khách sạn tại vùng du lịch cũng phải tuân thủ trên năm nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc 1: Phát triển kinh doanh khách sạn phải dựa trên việc khai thác và sử dụng các

nguồn tài nguyên du lịch tại điểm đến một cách hợp lý.
Nguyên tắc 2: Phát triển kinh doanh khách sạn phải đi đôi với hạn chế sử dụng quá mức tài
nguyên du lịch và giảm thiểu thải chất thải ra môi trường.
Nguyên tắc 3: Phát triển kinh doanh khách sạn phải gắn liền với bảo tồn tính đa dạng về tự
nhiên, văn hóa và xã hội của mơi trường du lịch.
Nguyên tắc 4: Phát triển kinh doanh khách sạn phải phù hợp với quy hoạch phát triển tổng
thể về kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và quốc gia.
Nguyên tắc 5: Phát triển kinh doanh khách sạn phải chú trọng đến chia sẻ lợi ích với cộng
đồng địa phương.

2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững kinh doanh khách sạn
2.1. Chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững kinh doanh khách sạn về kinh tế
2.1.1. Chỉ tiêu về cơ sở vật chất kỹ thuật
Chỉ tiêu về cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở lưu trú du lịch tại vùng du lịch bao gồm:
Thứ nhất, chỉ tiêu số lượng, chất lượng, quy mô và thứ hạng của các cơ sở lưu trú du lịch
tại vùng du lịch
Các cơ sở lưu trú du lịch bao gồm các khách sạn, lều trại, làng du lịch, biệt thự, nhà nghỉ,
nhà ở có phịng cho th cùng với các cơ sở kinh doanh ăn uống dịch vụ du lịch như nhà hàng,
quán bar,… bên trong các cơ sở lưu trú du lịch. Khách du lịch thường muốn được tận hưởng tối
đa các giá trị của tài nguyên du lịch tại các điểm đến. Hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch cũng
thường được xây dựng tập trung ở những nơi có giàu tài nguyên du lịch hoặc các đơ thị đầu mối
giao thơng. Ngồi các dịch vụ chính như dịch vụ lưu trú và ăn uống, các cơ sở lưu trú du lịch
còn kinh doanh nhiều dịch vụ bổ sung khác như tổ chức hội nghị, chăm sóc sức khỏe, các dịch
vụ về y tế, bưu điện, các dịch vụ vui chơi giải trí…
Sự phát triển của hoạt động kinh doanh khách sạn ở một vùng du lịch phụ thuộc nhiều vào
mức độ hấp dẫn hay giá trị, sự độc đáo của tài nguyên du lịch của vùng đó đó. Mức độ hấp dẫn
thu hút khách du lịch càng cao của tài nguyên du lịch sẽ làm cho khách du lịch bị hút đến vùng
du lịch càng nhiều. Điều này đồng nghĩa với độ tập trung của cầu du lịch tăng cao vào những
thời điểm chính vụ khi các điều kiện tự nhiên và xã hội của vùng du lịch thuận lợi nhất. Các nhà
đầu tư chỉ quyết định đầu tư và các dự án xây dựng cơ sở lưu trú du lịch đặc biệt là các cơ sở

lưu trú với quy mô lớn thứ hạng cao ở những vùng du lịch có tài nguyên du lịch với sự hấp dẫn
4
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

đặc biệt cao. Số lượng, quy mô và thứ hạng của các cơ sở lưu trú du lịch tăng tỉ lệ thuận với xu
hướng phát triển du lịch của vùng du lịch và sự gia tăng của một số lượng khách du lịch đến
vùng.
Vì thế có thể nói, thơng qua mức độ gia tăng của các chỉ tiêu số lượng, chất lượng, quy mô
và thứ hạng của các cơ sở lưu trú du lịch được đầu tư xây dựng ở một vùng du lịch có thể đánh
giá được mức độ phát triển ổn định và bền vững của hoạt động kinh doanh khách sạn ở đó.
Thứ hai, chỉ tiêu cơng suất sử dụng buồng trung bình của các cơ sở lưu trú du lịch tại vùng
du lịch
Các sản phẩm của cơ sở sở lưu trú du lịch là các dịch vụ mang tính vơ hình. Các sản phẩm
này chỉ được tính là đã bán được khi có khách đến th buồng. Số lượng các buồng được thuê
trong mỗi đêm càng lớn có nghĩa là cơ sở lưu trú đã bán ra được nhiều sản phẩm. Chỉ tiêu công
suất sử dụng buồng trung bình là chỉ tiêu đặc trưng, phản ánh một khía cạnh của hiệu quả kinh
tế trong kinh doanh khách sạn. Đối với các cơ sở lưu trú du lịch, sự gia tăng mạnh mẽ của chỉ
tiêu công suất sử dụng buồng trung bình chính là bằng chứng về mức độ khai thác sử dụng cơ
sở vật chất kỹ thuật có hiệu quả và bền vững trong kinh doanh.
Cơng suất sử dụng buồng trung bình của các cơ sở lưu trú du lịch càng cao, càng chứng tỏ
sản phẩm của họ khơng bị “ế”, các chi phí cố định định và chi phí biến đổi khi đã được bù đắp
áp ở mức độ cao. Như vậy, thông qua chỉ tiêu về cơng suất sử dụng buồng trung bình, ta có thể
đánh giá được sự phát triển ổn định và bền vững trong kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch
tại các vùng du lịch.
2.1.2. Chỉ tiêu về khách du lịch
Chỉ tiêu khách du lịch sử dụng dịch vụ lưu trú tại vùng du lịch là chỉ tiêu phản ánh kết quả
kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch và là chỉ tiêu định lượng quan trọng đánh giá mức độ

phát triển của hoạt động kinh doanh khách sạn. Chỉ tiêu số lượng khách du lịch đến vùng du
lịch cho phép đánh giá sự thành công hay thất bại, sự phát triển bền vững hay không bền vững
của các cơ sở lưu trú du lịch ở đó. Để đánh giá được tính bền vững hay khơng của sự phát triển
kinh doanh khách sạn ở một vùng du lịch, chỉ tiêu khách du lịch có sử dụng dịch vụ lưu trú tại
vùng du lịch phải có xu hướng tăng trưởng liên tục qua từng năm và trong thời gian tối thiểu
hàng chục năm. Trong chỉ tiêu khách du lịch, ngoài số lượng tuyệt đối về tổng số khách (ngày
khách hay lượt khách), các chỉ tiêu khác cần phải phải tính đến trong q trình phát triển bền
vững kinh doanh khách sạn gồm:
- Thời gian lưu trú bình quân
- Số lượt khách quay trở lại sử dụng dịch vụ lưu trú du lịch
5
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

-

Mức chi tiêu bình quân về lưu trú của một lượt khách du lịch
Chỉ tiêu về mức độ thỏa mãn của khách du lịch khi sử dụng dịch vụ lưu trú du lịch

2.1.3. Chỉ tiêu doanh thu từ kinh doanh lưu trú
Doanh thu là chỉ tiêu định lượng đánh giá kết quả kinh doanh cuối cùng mang tính tổng hợp
và phản ánh rõ nét về mặt giá trị kinh tế của việc sử dụng hợp lý các nguồn lực đầu vào của các
doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Nhìn vào mức độ tăng tương đối và tuyệt đối của chỉ tiêu
tổng doanh thu về kinh doanh khách sạn và so sánh với tốc độ tăng tương đối và tuyệt đối của
chỉ tiêu tổng chi phí về kinh doanh khách sạn trong một giai đoạn nhất định, ta có thể đánh giá
được sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh khách sạn tại vùng du lịch đang theo chiều hướng ra
làm sao, có đem lại hiệu quả kinh tế thực sự khơng hay có đảm bảo tính bền vững của kinh tế.
2.1.4. Chỉ tiêu về lao động làm việc trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn

Sự phát triển cả về số lượng, chất lượng và phù hợp về cơ cấu của đội ngũ lao động làm
việc trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn là điều kiện tiên quyết đảm bảo cung cấp các sản
phẩm dịch vụ lưu trú du lịch với chất lượng cao. Điều đó góp phần quyết định sự phát triển bền
vững của lĩnh vực kinh doanh khách sạn.
- Sự gia tăng của số lượng lao động làm việc trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn ln địi hỏi dung lượng lao động trực tiếp vơ cùng lớn. Khác với các
lĩnh vực kinh doanh hàng hóa khác, kinh doanh khách sạn càng phát triển, thứ hạng của các cơ
sở lưu trú du lịch càng tăng. Chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch càng đòi hỏi cao bao nhiêu thì số
lượng nhân lực làm việc trực tiếp thường xuyên trong các cơ sở lưu trú du lịch càng đòi hỏi cao
bấy nhiêu. Để tồn tại và phát triển, các cơ sở lưu trú du lịch phải khơng ngừng chứng minh tính
vượt trội và khả năng ưu thế của mình hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh. Tong thực tế, kinh
doanh khách sạn trên thế giới đã chứng minh rằng: các cơ sở lưu trú du lịch có cùng quy mơ,
thứ hạng sẽ dần tiếp cận nhau ở mức tiêu chuẩn trang thiết bị tiện nghi. Điều tạo nên sự khác
biệt và khó bắt chước nhau là ở con người. Khách sạn ln địi hỏi các cơ sở lưu trú du lịch phải
cung cấp các dịch vụ với mức chất lượng ngày càng cao. Do đó, định mức lao động trong kinh
doanh khách sạn ln tăng tỉ lệ thuận theo quy mô thứ hạng của cơ sở du lịch và mức tiêu chuẩn
chất lượng dịch vụ được cung cấp. Tổng số lao động thường xuyên với hợp đồng dài hạn trong
các cơ sở lưu trú du lịch càng tăng khi hoạt động kinh doanh khách sạn phát triển và có số
lượng cơ sở lưu trú du lịch quy mô lớn.
- Sự tăng lên của chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp khách sạn
Chất lượng của đội ngũ nhân viên cùng với trình độ quản lý điều hành của các nhà quản lý
là nhân tố quyết định sự sáng tạo, linh động, đổi mới không ngừng và theo chiều hướng phát
6
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

triển đón đầu cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn. Như vậy, đầu tư tốt vào nguồn lực
con người sẽ giúp cho các cơ sở lưu trú du lịch chứng minh tính bền vững trong sự phát triển

của doanh nghiệp. Công tác đào tạo đội ngũ từ quản lý cấp cao, quản lý cấp trung cho đến đội
ngũ nhân viên phục vụ trực tiếp trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn theo hướng
chuyên nghiệp, đảm bảo đáp ứng 3 yêu cầu tối thiểu phải có của đội ngũ nhân lực du lịch, đó là
thái độ tốt, kỹ năng nghề nghiệp cao và kiến thức chuyên ngành văn hóa xã hội sâu rộng. Cùng
với đó là các yêu cầu về nghệ thuật giao tiếp ứng xử, giao tiếp thông thạo bằng ngôn ngữ với
khách du lịch của nhân viên phục vụ cũng đóng vai trị quyết định chất lượng nguồn nhân lực
và đảm bảo chất lượng dịch vụ hoàn hào. Đây là căn cứ quan trọng đánh giá sự phát triển bền
vững của lĩnh vực kinh doanh khách sạn của một vùng du lịch.

2.2. Chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững kinh doanh khách sạn về môi trường
Kinh doanh khách sạn là một ngành mà sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với mơi
trường tự nhiên và xã hội. Do đó, đối với bất kỳ một dự án phát triển kinh doanh khách sạn nào
ở vùng du lịch, một trong những vấn đề hàng đầu cần được quan tâm là xác định hiện trạng môi
trường và đưa ra những phương án đầu tư nhằm đảm bảo giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi
trường. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững về môi trường của kinh doanh khách sạn
được phản ánh thông qua các chỉ tiêu về mức độ sử dụng quản lý năng lượng và khả năng xử lý
rác thải, khí thải, tiếng ồn,… của các cơ sở lưu trú du lịch trong vùng du lịch
2.2.1. Chỉ tiêu về mức độ tiết kiệm và khả năng quản lý tiêu thụ năng lượng điện hiệu quả
Trong các cơ sở lưu trú du lịch, năng lượng chủ yếu được sử dụng dưới dạng điện năng
hoặc nhiệt năng thông qua nhiên liệu để thắp sáng, làm lạnh, vận hành các thiết bị và đun nước
nóng. Lượng năng lượng tiêu thụ trong các cơ sở lưu trú du lịch thường rất lớn. Năng lượng
được tiêu thụ nhiều nhất trong các hoạt động chính như các khu vực phịng ngủ, nhà hàng, khu
chế biến món ăn và các khu vực dịch vụ bổ sung. Có nhiều thiết bị sử dụng và tiêu hao nhiều
năng lượng như máy điều hòa, thiết bị chiếu sáng, kho lạnh, thiết bị văn phòng, thang máy, máy
giặt… Một số trang thiết bị sử dụng nhiên liệu để hoạt động như lò hơi, bếp than,… Trong các
cơ sở lưu trú du lịch, chi phí điện là một trong những những mối quan tâm hàng đầu của các nhà
quản lý, được thể hiện qua chi phí về năng lượng trong tổng chi phí vận hành của cơ sở lưu trú
du lịch. Ngoài ra, việc tiêu thụ năng lượng tăng lên trong kinh doanh khách sạn gây ảnh hưởng
không nhỏ đến nguồn tài nguyên và tác động xấu tới mơi trường. Do đó mức tiết kiệm và khả
năng quản lý tiêu thụ năng lượng điện hiệu quả của các cơ sở lưu trú du lịch được đo lường

thông qua các chỉ tiêu:

7
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

- Mức giảm chi phí điện trong kinh doanh hàng năm của các cơ sở lưu trú du lịch (hay
mức tiết kiệm chi phí điện mà khơng làm ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng)
- Mức tăng số lượng các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trong vùng du lịch có áp
dụng các biện pháp tiết kiệm tiêu thụ điện.
2.2.2. Chỉ tiêu về mức độ tiết kiệm và khả năng quản lý sử dụng nước của cac cơ sở lưu trú du
lịch
Trong các cơ sở lưu trú du lịch, lượng nước tiêu thụ và lượng nước thải ra là rất lớn, gây tác
động từ môi trường ở hai khía cạnh: khối lượng nước sạch cần được cung cấp và vấn đề nước
thải. Do vậy, việc sử dụng nước khơng hiệu quả sẽ gây lãng phí nguồn tài ngun, góp phần gây
ơ nhiễm và làm suy thối mơi trường. Khu vực tiêu thụ nhiều nước nhất trong các cơ sở lưu trú
là khu buồng ngủ, phòng vệ sinh, bể bơi, khu giặt là, sân vườn, khu nhà hàng và bếp. Tuy nhiên,
lượng nước thải từ các cơ sở lưu trú du lịch phần lớn chứa nhiều chất có hại cho mơi trường,
điển hình là chất tẩy rửa. Nếu khơng xử lý hiệu quả, lượng nước thải trên có thể được thải trực
tiếp ra cống thốt nước cơng cộng. Nước sinh hoạt đóng vai trị quan trọng trong hoạt động của
các cơ sở lưu trú du lịch, đặc biệt đối với những cơ sở lưu trú du lịch nằm ở những nơi khan
hiếm nước ngọt như ngoài biển đảo. Tại một số nơi, nước ngọt phải được vận chuyển từ nơi
khác đến với chi phí rất cao. Trong điều kiện giá nước sinh hoạt, chi phí xử lý nước thải cũng
như chi phí năng lượng cho việc bơm nước và làm nóng nước tăng lên, các cơ sở lưu trú du lịch
phải có biện pháp sử dụng nước hiệu quả thông qua quản lý việc sử dụng nước sao cho tiết kiệm
chi phí. Vì thế các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá mức độ phát triển bền vững về môi trường của
kinh doanh khách sạn cần bao gồm các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng năng lượng nước và
giảm thiểu tác hại đến môi trường trong kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch như:

- Mức độ tiết kiệm sử dụng nước
- Mức giảm lượng nước thải
- Mức tiết kiệm chi phí điện liên quan đến sử dụng nước như bơm hay làm nóng nước
- Mức giảm chi phí xử lý nước thải
2.2.3. Chỉ tiêu về mức độ tái sử dụng và xử lý rác thải của các cơ sở lưu trú du lịch
Rác thải ảnh hưởng rất lớn đến mơi trường vì rác thải bao gồm nhiều loại và rất khó xử lý
theo cách có lợi trong mơi trường Mặt khác nước thải rác bác cịn làm lãng phí các nguồn tài
ngun để làm xa các vật liệu đó đó như vậy cũng góp phần làm suy thối mơi trường Việc
phân loại và xử lý rác thải trong các cơ sở lưu trú du lịch là một việc làm cần thiết nhằm góp
phần bảo vệ môi trường một cách trực tiếp nhất. Các cơ sở lưu trú du lịch liên tục thải ra khối
lượng lớn những chất thải cứng và độc hại. Nếu có biện pháp tích cực xử lý rác thải thì cơ sở
8
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

lưu trú du lịch có thể cắt giảm được chi phí hoạt động, bảo tồn được vẻ đẹp tự nhiên của cảnh
quan môi trường, giảm được mùi hôi thối và các loại sâu bọ phá hoại. Việc quản lý rác thải của
các cơ sở lưu trú du lịch giúp giảm lượng nhân cơng xử lý chất thải, giảm chi phí xử lý chất
thải, tăng thu nhập từ việc bán các chất thải có thể tái chế, phịng chống các loại cơn trùng và
các lồi gặm nhấm phá hoại, cải thiện mối quan hệ cộng đồng và tăng sự hài lòng của khách.
Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn cần phải áp dụng các biện pháp quản lý nhằm
tái sử dụng và xử lý rác thải từ hoạt động kinh doanh của mình để khơng chỉ góp phần sáng tác
động xấu đến mơi trường mà cịn đem lại lợi ích nhiều mặt cho doanh nghiệp và giúp doanh
nghiệp phát triển một cách bền vững.

2.3. Chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững kinh doanh khách sạn về xã hội
2.3.1. Chỉ tiêu về mức độ đóng góp chia sẻ lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội với cộng đồng địa
phương

Trên thế giới, kinh doanh khách sạn vốn được coi là hoạt động xuất khẩu tại chỗ hiệu quả
nhất và là ngành kinh doanh tạo nguồn thu ngoại tệ lớn, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP
cho các quốc gia phát triển du lịch. Đồng thời, đây cũng được coi là ngành tạo động lực thúc
đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của số nhân kinh tế thông qua phản ứng dây chuyền của sự tăng
trưởng kinh tế trong kinh doanh khách sạn với các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc
dân. Bên cạnh những đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững về kinh tế như đem lại lợi
ích kinh tế trước mắt và lâu dài cho các vùng, địa phương, quốc gia và các doanh nghiệp tham
gia trực tiếp và gián tiếp vào quá trình kinh doanh vụ khách du lịch, phát triển kinh doanh khách
sạn tại vùng du lịch còn được coi là một trong những nhân tố quan trọng có tác động mạnh đến
sự phát triển bền vững về xã hội cho các địa phương và các vùng du lịch.
Như đã phân tích, việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương là một nguyên tắc quan
trọng trong phát triển bền vững của kinh doanh khách sạn tại vùng du lịch. Để đánh giá sự phát
triển bền vững về xã hội của lĩnh vực kinh doanh khách sạn, ta cần phải dựa trên những chỉ tiêu
cho phép đánh giá mức độ tham gia đóng góp của lĩnh vực kinh doanh khách sạn vào việc đem
lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng địa phương và đảm bảo sự công bằng trong phát triển
cả trong hiện tại và tương lai. Các chỉ tiêu đó gồm:
- Chỉ tiêu về tuyển dụng người địa phương vào làm việc.
- Mức độ đóng góp chia sẻ lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội với cộng đồng địa phương
- Mức độ đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn tại vùng du lịch

9
Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

II. VẬN DỤNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG CỦA KHÁCH SẠN 3 SAO TẠI
ĐỊA PHƯƠNG
Khách sạn Sunny Hotel 1 Hanoi

1. Đánh giá về vị trí địa lý
Địa chỉ: 31 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình, Hà Nội
Được xây dựng vào năm 2008, nằm trên con đường
Nguyễn Chí Thanh và nhìn ra hồ Ngọc Khánh thơ
mộng, khách sạn Sunny Hotel 1 Hanoi là một khách
sạn 3 sao yên tĩnh và hiện đại ở trung tâm chính trị
sầm uất của Hà Nội, thủ đô của Việt Nam. Khách
sạn nằm tại vị trí giao thơng thuận lợi, nhiều tài ngun du lịch và nằm tại nơi thu hút lượng
khách du lịch lớn trong và ngồi nước tới với thủ đơ. Ngồi ra, khách sạn cung cấp truy cập
nhanh chóng và dễ dàng đến các đại sứ quán, văn phòng thương mại và hành chính cũng như
trung tâm mua sắm và các điểm thu hút khách du lịch.
Một số các địa điểm, vị trí nổi tiếng gần khách sạn 3 sao Sunny Hotel 1 Hanoi:
- 30 phút lái xe từ sân bay quốc tế Nội Bài.
- 15 phút đến Lăng Hồ Chí Minh, khu phố cổ Hà Nội và khu vực trung tâm thành phố.
- Đại sứ quán Mỹ, Úc, Nhật Bản, Nga ... trong bán kính 1km.
- Nhiều nhà hàng và quán bar đặc sản dọc tại khu vực Nguyễn Chí Thanh, Hồ Ngọc Khánh, Kim
Mã,…
- Các địa danh nổi tiếng trong bán kính 5km:
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

1,9 km

Văn Miếu - Quốc Tử Giám

2,5 km

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

2,6 km


Đền Quán Thánh

2,9 km

Ga Hà Nội

3 km

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

Hồ Tây

3,1 km

Nhà thờ Lớn Hà Nội

3,8 km

Chợ Đồng Xuân

4 km

Hồ Hoàn Kiếm

4,2 km

Thành cổ


4,2 km

Nguồn: booking.com

2. Đánh giá về cơ sở vật chất kỹ thuật
Quy mô buồng ngủ: 50
Các loại phòng gồm Deluxe, Executive, Deluxe Suite và Sunny Suite.
-

Phòng Deluxe
Phịng Executive: giống Deluxe Room nhưng có thêm ban cơng và tầm nhìn đẹp hơn

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

-

Phòng Deluxe Suite:

- - Phòng Sunny Suite:

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

Downloaded by Diem Quynh ()



lOMoARcPSD|9881195

Ngồi ra, khách sạn có các trang thiết bị tiện nghi như nhà hàng Sky view và quán bar nằm trên
sân thượng, khu trong giữ trẻ, hệ thống phòng họp, hội thảo, các dịch vụ lễ tân, buồng
phòng, giặt ủi, cho thuê xe đạp, khu đỗ xe riêng miễn phí… đáp ứng đủ tiêu chuẩn của một
khách sạn
3 sao.

3. Đánh giá
về khách
du lịch

nguồn
lao động
làm việc
tại
Sunny
Hotel 1
Hanoi
Khách
du lịch:
Khách du lịch chủ yếu là nhóm du khách du lịch quốc tế đến Hà Nội và khách du lịch nội địa từ
các tỉnh lân cận đến thăm thủ đô. Khách du lịch đến từ nhiều nước trên thế giới như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Ba Lan,… Họ chủ yếu là các khách lẻ đến du lịch, khám phá Hà Nội hoặc
du khách doanh nhân đến Việt Nam công tác.
Trên trang booking.com, du khách
tới khách sạn đã có những phản
hồi tích cực cho thấy mức độ thỏa

mãn của khách du lịch khi sử
dụng dịch vụ lưu trú du lịch rất
cao. Trang này cũng chỉ ra Sunny
Hotel 1 Hanoi có một lượng
khách trung thành ổn định bởi số
lượt khách quay trở lại sử dụng
dịch vụ lưu trú du lịch tại đây cao hơn so với hầu hết các chỗ nghỉ khác.

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

- Nguồn lao động làm việc tại khách sạn:
Với tiêu chuẩn của khách sạn 3 sao, nguồn lao động làm việc tại Sunny Hotel 1 Hanoi có chất
lượng phục vụ tốt, đảm bảo sự phát triển bền vững của khách sạn. Nhân viên phục vụ được đào
tạo theo quy trình phục vụ của khách sạn, phục vụ đúng quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, có tay
nghề kỹ thuật cao. Tồn bộ nhân viên đều có thái độ thân thiện, nhanh nhẹn, nhiệt tình và chu
đáo. Đội ngũ lao động thơng thạo cả tiếng Anh và tiếng Việt. Theo thông kê từ booking.com và
trang chủ Facebook của Sunny Hotel 1 Hanoi, khách du lịch luôn đánh giá thái độ chuyên
nghiệp và thái độ phục vụ của nhân viên cao hơn so với chất lượng dịch vụ tại đây. Điều này đã
góp phần tăng thêm tính bền vững của doanh nghiệp khách sạn.
Ngồi ra, khách sạn ln có những chính sách tái đào tạo và khuyến khích khen thưởng cho các
nhân viên làm việc tích cực, hiệu quả. Trên thực tế, lực lượng lao động là nhân tố hạt nhân trong
ngành du lịch-khách sạn. Do đó, đảm bảo phát triển ổn định cho nguồn lao động cũng góp phần
làm phát triển bền vững khách sạn.

4. Đánh giá về quản trị môi trường của khách sạn
- Ngày nay, phát triển bền vững khách sạn ln hướng tới “màu xanh” có nghĩa là các vấn đề
liên quan đến bảo vệ môi trường. Các khách sạn đều hướng tới mục đích nhằm đạt được tiêu

chuẩn môi trường cao nhất về mặt bảo vệ hệ sinh thái, an tồn vệ sinh, chất lượng khơng khí
và tồn bộ trách nhiệm quản lý môi trường.
- Khách sạn Sunny Hotel 1 Hanoi cũng đã có những biện pháp cụ thể để giảm thiểu tối ưu các
vấn đề rác thải, năng lượng, tiết kiệm điện, nước như cài các bộ đo cho mỗi bộ phận và cho
mỗi trang thiết bị tiêu thụ nhiều nước và năng lượng, đo và giám sát thường xun định kỳ
tiến trình có thể là hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng tùy theo mức độ sử dụng của các bộ
phận, kết hợp với các khách sạn và doanh nghiệp khác để cải thiện các tiêu chuẩn môi trường
tại địa phương, tiết giảm tối đa nguồn điện không sử dụng tại khách sạn,…

Năng lượng

Nước

- Lắp đặt các bộ đo ở mỗi bộ
phận và thiết lập cố định các
bộ đo nhỏ cho các thiết bị
tiêu hao nhiều năng lượng.
- Bổ nhiệm các nhân viên
chịu trách nhiệm thu thập
thông tin về năng lượng
- Xem xét các thay đổi nhỏ
thường nhật có thể tiết
kiệm năng lượng (như tắt

Chất thải

- Nhận biết các khu vực
- Nhận biết các loại rác thải
chính sử dụng nhiều nước
(thủy tinh, giấy, nhựa,

và biện pháp để cắt giảm.
nhôm và các loại kim
loại, dầu ăn, giấy cứng và
- Áp dụng ngay lập tức các
chất thải hữu cơ), bộ
cách tiết kiệm nước thông
phận nào chịu trách
qua thay đổi thói quen
nhiệm cho việc gì, cách
hàng ngày (giảm giặt/xả
xử lý các chất thải hiện
trong giặt ủi).
tại.
- Kiểm tra thường xuyên các
rị rỉ của các bể nước, vịi - Tính trọng lượng mỗi loại

Downloaded by Diem Quynh ()


lOMoARcPSD|9881195

đèn và các thiết bị vận
hành hết công suất như
máy giặt).
- Kiểm tra và bảo dưỡng
thường xuyên tất cả các
trang thiết bị để chắc
chắn chúng hoạt động
hiệu quả.
- Cho thuê xe đạp và các

phương tiện giao thông
thân thiện môi trường và
khuyến khích khách sử
dụng các phương tiện
xanh.
- Đo lường lượng điện năng
tiêu thụ và đánh giá kWh/
khách.

nước, ống nước… các
đấu nối vào bồn.
- Lắp đặt các cảm biến, các
thiết bị tiết kiệm nước ở
bếp, phịng tắm của
khách, toilet khu vực
cơng cộng của khách sạn.
- Giám sát liên tục các kết
quả, báo cáo về tiến trình
và chỉnh sửa nếu cần
thiết.

chất thải, nhận định
phương pháp để giảm, tái
sử dụng hay tái chế cho
mỗi loại.
- Thiết lập một kế hoạch
quản lý thải với mục tiêu
cụ thể để giảm, tái sử
dụng, tái chế với thời
gian hợp lý.

- Giảm thiểu việc đóng gói
và các biện pháp giảm
chất thải khác.
- Đảm bảo việc xử lý nước
thải phải hợp nhất với các
chỉ tiêu liên quan của
quận Ba Đình và tồn
thành phố HN.

- Giám sát liên tục các kết
quả, báo cáo về tiến trình
và chỉnh sửa nếu cần
thiết.
5. Đánh giá về mức độ đóng góp của khách sạn tới địa phương và xã hội
- Sự hình thành và phát triển hệ thống khách sạn chủ yếu ở những nơi có tài ngun thiên nhiên.
Vì vậy, phát triển kinh doanh khách sạn Sunny Hotel 1 Hanoi có tác dụng khai thác mọi tiềm
năng trên địa bàn phường Ngọc Khánh nói riêng và quận Ba Đình nói chung và góp phần
thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển.
Bên cạnh đó, kinh doanh khách sạn phát triển sẽ thu hút lượng lớn các đặc sản và hàng tiểu
thủ công mỹ nghệ tại Hà Nội. Điều đó chứng tỏ kinh doanh khách sạn giữ vị trí quan trọng
thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển. Ngoài ra, khách sạn Sunny Hotel 1 Hanoi
cũng đã góp phần tạo việc làm part- time cho các bạn trẻ có niềm yêu thích với chuyên ngành
về nhà hàng- khách sạn, tạo công ăn việc làm cho các bác trung niên lớn tuổi, người dân địa
phương.
- Kinh doanh khách sạn phát triển dẫn đến sự phát triển về nhu cầu vật tư, trang thiết bị để xây
dựng các khách sạn và nguyên liệu hàng hóa để cung ứng cho khách du lịch tăng lên nhanh
chóng. Những vật liệu đầu vào này do ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và
thương mại cung cấp. Điều đó thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển và góp phần thúc đẩy
nhịp độ tăng GDP.
Downloaded by Diem Quynh ()




×